Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

89 Pages«<7980818283>»
Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui
Huệ
#1601 Posted : Thursday, April 7, 2011 8:28:46 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Hi Lavang. Bên này trời cũng bắt đầu có nắng trong, nhưng vẫn còn lạnh. Hai mẹ con hưởng một ngày đẹp và vui nhé. Rose
Huệ
#1602 Posted : Thursday, April 7, 2011 1:49:05 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Cũng như bao bé gái khác, Sonam từ nhỏ đã được dạy dỗ rằng tương lai của một người con gái là hôn nhân và một đời làm vợ nhiều vất vả. Sống nặng với truyền thống tôn giáo, các cô gái không hề mơ tưởng đến chuyện giải trí hay vui chơi. Năm thì mười họa cũng có những lần xem tuồng cổ, nhưng luôn luôn là đi với cha mẹ và được canh chừng nghiêm khắc. Các cô gái nhỏ không bao giờ được ra khỏi nhà một mình. Khi đến tuổi dậy thì, nếu nhà có khách, các cô phải ở trong phòng, làm việc nữ công của mình. Có tò mò đến mấy các cô cũng không được phép lân la, nội cái chuyện nhìn mặt khách cũng đã bị rầy la như có lỗi gì ghê gớm lắm vậy.

Hôn nhân luôn luôn là do mai mối. Người làm mai sẽ được gởi đến gặp ông nội của cô gái để xin phép cưới hỏi, không cần hỏi han chi đến cha mẹ của cô. Sau đó hai bên gia đình đi tìm một vị tăng để nhờ so tuổi cho đôi trẻ, xem tốt xấu, hạp hay không hạp. Hôn nhân thường được dàn xếp trong vòng quen biết là chính, thường là để tăng cường lực lượng hay hưởng nhờ uy tín. Trẻ con đến tám hay mười tuổi là nhân duyên đã được người lớn quyết định xong rồi. Có khi còn sớm hơn, nếu hai bà mẹ hứa làm xui với nhau khi mỗi bà mang một bụng. Thế rồi khi cô bé gái qua tuổi dậy thì, cỡ mười lăm, mười sáu, thì đàng trai xin làm lễ cưới, thường với lý do là cần có người chăm sóc gia đình. Người ta thường không tìm vợ chợ đông, mà cứ dòm ngó bà mẹ nào chịu thương chịu khó thì tìm đến mà xin cưới con gái bé của bà mẹ này cho con trai của nhà mình. Nhà gái thường ráng làm xui với nhà có giai cấp cao hơn, nếu không được giai cấp thì cậu trai phải giỏi giang, tương lai ngó bộ ngon lành.

Sonam có nhiều người đến mai mối, nhưng khi so tuổi, các thầy đều nói không hạp. Đến khi cô mười ba tuổi, số cô lại hạp với Taktser Rinpoche, cậu trai mười bốn tuổi, do một người mai mối sắp xếp. Bà nội của Sonam biết gia đình cậu trai và có gặp mấy chị em gái của cậu vài lần và có cảm tình, nên bà nội ưng ý lắm. Người mai mối đem quà tặng của nhà trai đến cho cô dâu tương lai, nào khăn lụa, nơ buộc tóc, vải vóc để may quần áo và gấm để cô may dây thắt đáy lưng ong. Quà cho gia đình cô là những vại bia lúa mạch.

Mặc cho Sonam van nài, không chịu, ông bà nội nhất định gả cô cho nhà cậu Taktser. Thế là suốt ba năm liền, nhà gái lo may quần áo và khâu giầy cho Sonam. Theo phong tục, họ phải may 32 bộ quần áo và khâu 35 đôi giầy, chưa kể nữ trang và các thứ phụ tùng lỉnh kỉnh, tất cả đều làm bằng tay. Cũng may, bà mẹ của Sonam rất khéo tay, đường kim mũi chỉ rất sắc sảo. Mỗi lần làm xong một món, bà xếp lại, cẩn thận cất vào một cái rương, không cho ai khác đụng đến (sợ bà nào có bầu mà đụng đến là xui lắm).

Chưa tới ba năm, Sonam mới mười bốn tuổi, thì ông cha chồng tương lai đến năn nỉ cho rước dâu vì gai đình rất neo đơn mà vợ chồng họ đều "già yếu" cả rồi. May sao, cha mẹ của Sonam không chịu cho rước dâu sớm như thế, nhất định là phải đợi đến khi Sonam được mười sáu.

Đường tới đám cưới coi vậy mà cũng còn xa heng.
Lavang
#1603 Posted : Thursday, April 7, 2011 9:04:54 PM(UTC)
Lavang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 79
Points: 0

Ủa, chị Huệ đang kể chuyện gì vậy?

quote:
Gởi bởi Huệ


Cũng như bao bé gái khác, Sonam từ nhỏ đã được dạy dỗ rằng tương lai của một người con gái là hôn nhân và một đời làm vợ nhiều vất vả. Sống nặng với truyền thống tôn giáo, các cô gái không hề mơ tưởng đến chuyện giải trí hay vui chơi. Năm thì mười họa cũng có những lần xem tuồng cổ, nhưng luôn luôn là đi với cha mẹ và được canh chừng nghiêm khắc. Các cô gái nhỏ không bao giờ được ra khỏi nhà một mình. Khi đến tuổi dậy thì, nếu nhà có khách, các cô phải ở trong phòng, làm việc nữ công của mình. Có tò mò đến mấy các cô cũng không được phép lân la, nội cái chuyện nhìn mặt khách cũng đã bị rầy la như có lỗi gì ghê gớm lắm vậy.

Hôn nhân luôn luôn là do mai mối. Người làm mai sẽ được gởi đến gặp ông nội của cô gái để xin phép cưới hỏi, không cần hỏi han chi đến cha mẹ của cô. Sau đó hai bên gia đình đi tìm một vị tăng để nhờ so tuổi cho đôi trẻ, xem tốt xấu, hạp hay không hạp. Hôn nhân thường được dàn xếp trong vòng quen biết là chính, thường là để tăng cường lực lượng hay hưởng nhờ uy tín. Trẻ con đến tám hay mười tuổi là nhân duyên đã được người lớn quyết định xong rồi. Có khi còn sớm hơn, nếu hai bà mẹ hứa làm xui với nhau khi mỗi bà mang một bụng. Thế rồi khi cô bé gái qua tuổi dậy thì, cỡ mười lăm, mười sáu, thì đàng trai xin làm lễ cưới, thường với lý do là cần có người chăm sóc gia đình. Người ta thường không tìm vợ chợ đông, mà cứ dòm ngó bà mẹ nào chịu thương chịu khó thì tìm đến mà xin cưới con gái bé của bà mẹ này cho con trai của nhà mình. Nhà gái thường ráng làm xui với nhà có giai cấp cao hơn, nếu không được giai cấp thì cậu trai phải giỏi giang, tương lai ngó bộ ngon lành.

Sonam có nhiều người đến mai mối, nhưng khi so tuổi, các thầy đều nói không hạp. Đến khi cô mười ba tuổi, số cô lại hạp với Taktser Rinpoche, cậu trai mười bốn tuổi, do một người mai mối sắp xếp. Bà nội của Sonam biết gia đình cậu trai và có gặp mấy chị em gái của cậu vài lần và có cảm tình, nên bà nội ưng ý lắm. Người mai mối đem quà tặng của nhà trai đến cho cô dâu tương lai, nào khăn lụa, nơ buộc tóc, vải vóc để may quần áo và gấm để cô may dây thắt đáy lưng ong. Quà cho gia đình cô là những vại bia lúa mạch.

Mặc cho Sonam van nài, không chịu, ông bà nội nhất định gả cô cho nhà cậu Taktser. Thế là suốt ba năm liền, nhà gái lo may quần áo và khâu giầy cho Sonam. Theo phong tục, họ phải may 32 bộ quần áo và khâu 35 đôi giầy, chưa kể nữ trang và các thứ phụ tùng lỉnh kỉnh, tất cả đều làm bằng tay. Cũng may, bà mẹ của Sonam rất khéo tay, đường kim mũi chỉ rất sắc sảo. Mỗi lần làm xong một món, bà xếp lại, cẩn thận cất vào một cái rương, không cho ai khác đụng đến (sợ bà nào có bầu mà đụng đến là xui lắm).

Chưa tới ba năm, Sonam mới mười bốn tuổi, thì ông cha chồng tương lai đến năn nỉ cho rước dâu vì gai đình rất neo đơn mà vợ chồng họ đều "già yếu" cả rồi. May sao, cha mẹ của Sonam không chịu cho rước dâu sớm như thế, nhất định là phải đợi đến khi Sonam được mười sáu.

Đường tới đám cưới coi vậy mà cũng còn xa heng.


Vũ Thị Thiên Thư
#1604 Posted : Thursday, April 7, 2011 10:31:10 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)

Chị Huệ
Đám cưới...mới năm vừa qua TT cũng đã qua chuyện Lễ lộc...
Huệ
#1605 Posted : Friday, April 8, 2011 12:52:12 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Chúc mừng gia đình Thiên Thư. Khi nào Thiên Thư sẵn sàng kể thì chị Huệ sẽ sẵn sàng nghe nha. heartheart

Lavang ơi, chị Huệ đang kể chuyện đám cưới của thân mẫu và thân phụ Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng. Lavang có muốn đi theo xem cô dâu chú rể đội rế trên đầu thì nhanh lên nha.

Khi Sonam gần mười sáu tuổi thì hai bên gia đình cho đôi trẻ làm lễ hỏi, trước lễ cưới hai tháng. Tục lệ của họ có khác tục lệ của người Việt mình nhiều, nhưng vẫn có những chỗ tương đồng. Trong khi bà con họ hàng của cô dâu dùng hai tháng này để ráo riết chuẩn bị cho buổi đưa dâu thì nhà trai cũng bận rộn không kém để dọn đường mà đón cô dâu mới. Trước ngày hôn lễ, ngày lành tháng tốt do thầy chọn tùy theo tuổi của đôi trẻ, nhà trai đưa sang bộ áo cưới tặng cho cô dâu, rồi giầy, rồi các vật trang sức, luôn cả một con ngựa đẹp để cô dâu có phương tiện mà...sang sông. Con ngựa này sẽ được phủ khăn gấm trong ngày hôn lễ của cô dâu chú rể. Ngày đó cô dâu cũng phải kiêng cử đủ thứ, nhất là không được đụng vào những người góa bụa, hiếm muộn, hay đang có thai. Một điểm tương đồng nữa là khi hai họ gặp mặt trong buổi đón dâu, họ cũng có tục lệ hát hò và đối đáp, nhiều khi đối đáp tới mức chan chát, như hơn thua nhau cho tới kỳ cùng. Điểm nữa là ngày hôn lễ là ngày vui của nhà trai và ngày xa cách, khấp như thiếu nữ vu quy nhât mà...nhà gái tỏ ra buồn bã, đứt ruột, chỉ có cha và anh trai mới được đi theo đoàn đón dâu chứ bà mẹ vợ thì không được đi theo đâu.

Tới giờ hoàng đạo thì cô dâu nói lời từ giã gia đình. Sonam vào bàn thờ lạy ba lạy, rồi vào bếp lạy ba lạy. Xong cô ra sân đi quanh cột phướn ba vòng trước khi leo lên lưng con ngựa phủ khăn gấm. Cô đội một chiếc khăn che mặt và che hai bàn tay tự chắn trước mặt, không được nhìn quanh, chỉ ngồi trên kiệu nhỏ xíu đặt trên lưng ngựa và lên đường. Bà mẹ cô thu hết quần áo của cô dâu mặc hồi trước đem đốt hết trong lò, vừa gọi tên con gái vừa khóc để tỏ lòng lưu luyến, theo tục lệ. Những người phụ nữ đi họ nhà gái thì đi theo cô dâu cho trọn nửa đoạn đường.

Tất cả mọi người trong đoàn đưa dâu đều đi ngựa, vừa đi vừa hát những khúc hát cổ truyền. Cô dâu cũng đem theo quần áo mới may, giày và mũ nữa, để làm quà cho chú rể, mẹ chồng và cha chồng. Những người họ gần (bên chồng) thì được quà là những tấm khăn choàng.

Đi độ ba tiếng đồng hồ, được nửa đoạn đường sang nhà trai, thì những người phụ nữ trong đoàn đưa dâu từ giã, quay về, chỉ chừa lại hai người già để theo phụ giúp cô dâu. Gần đến nhà chú rể thì tất cả những người đang đợi cỡi ngựa phi nhanh đến để đón mừng và bày tỏ sự vui mừng bằng cách hí hởn giựt nón mũ của nhau.

Khi còn một đoạn đường ngắn nữa để tới nhà chú rể thì cô dâu và đoàn đưa dâu xuống ngựa. Các vị tăng đã đợi sẵn, bắt đầu tụng những câu kinh. Sonam vãn còn lấy hai lưng bàn tay che mặt, không cho ai nhìn mà cũng không nhìn ai. Lúc này chú rể mới xuất hiện, đem ra một tấm áo mới và một chiếc khăn cưới tặng Sonam.

(mỏi tay rồi)
Vũ Thị Thiên Thư
#1606 Posted : Sunday, April 10, 2011 10:18:47 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Chị Huệ
Đám cưới rất hay, nhưng tại sao cô dâu lại lấy tay che mặt để không nhìn thấy ai hết hén
Người Trung Hoa thì cô dâu đội khăn đỏ che khuất mặt mũi hết , cho nên chuyện tráo hôn vẫn sảy ra...
Huệ
#1607 Posted : Monday, April 11, 2011 1:34:28 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Đó là tục lệ của người Tây Tạng, có lẽ để phần cho chú rể là người đầu tiên của nhà trai được thấy mặt cô dâu khi cô về bên chồng. Cô dâu đội một chiếc khăn vành bằng gấm ngang trán, bề ngang độ một tấc, có may gắn những hạt cườm xâu thành dây như một tấm riềm che một phần khuôn mặt của cô dâu. Khi chú rể xuất hiện để đem áo mới và khăn cưới để tặng cô dâu, đôi trẻ vẫn chưa được nhìn mặt nhau đâu nghe, chú rể đưa quà tặng cho đại diện nhà gái. Hai họ gặp nhau trong buổi đón dâu, cùng ăn uống với nhau và đối đáp như kiểu hát quan họ của người Việt mình, nhưng với lời lẽ châm chọc, chỉ trích, khích bác nhau (theo phong tục). Ngày hôm đó rương quần áo mới của cô dâu phải trình ra cho nhà trai xem xét coi bà mẹ của cô dâu khéo tay đến mức nào, xong rôi...ai về nhà nấy. Thật vậy, xong tiệc tối thì nhà gái phải ra về đã đành, mà cô dâu cũng không được ở lại. Theo phong tục, cô cùng hai người đàn bà của họ gái tạm nghỉ đêm ở nhà một người...hàng xóm của chú rể.

Mười giờ sáng hôm sau cô dâu mới trở lại nhà chồng.
Vũ Thị Thiên Thư
#1608 Posted : Tuesday, April 12, 2011 1:36:34 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Chị Huệ
Quần áo của người Tây Tạng cũng nhiều màu sắc...
Họ tự dệt và nhuộm lấy từ cây cỏ ?? TT có đọc ở đâu rồi , để tìm lại xem...
Huệ
#1609 Posted : Tuesday, April 12, 2011 12:05:55 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Tôi chọn đọc quyển sách viết qua lời kể của thân mẫu Đức Đạt Lai Đạt Ma là vì nhiều lẽ. Thứ nhất, ngài là hình ảnh của Phật Giáo Tây Tạng, hai là tôi vốn kính phục vị cao tăng khiêm cung lúc nào cũng chỉ nhận mình là một con người, ba là ao ước muốn học hỏi từ tinh thần lạc quan, khoan hòa của ngài, bốn là muốn xem cái niềm tin Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn này đã đầu thai từ tiền kiếp của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba có trở thành niềm tin của tôi không, năm là...sáu là...

Xem cái đám cưới này xong tôi tự hỏi tại sao một xứ tuốt trên nóc trời như Tây Tạng mà lại có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam ở tận ven biển Thái Bình. Không lẽ những điểm tương đồng đó phát xuất từ bình nguyên Tây Tạng, theo nước sông Cửu Long xuôi giòng chảy đến quê tôi?

Nhưng khoan hẵng đi sâu vào những chuyện này. Thiên Thư chắc đang đi tìm quần áo đẹp để cùng mùa xuân khoe sắc. Vậy mình nói chuyện màu sắc của Tây Tạng chút nghe. Hồi xưa thì người Tây Tạng nhuộm vải vóc và len bằng màu lấy từ cỏ cây và các chất khoáng có trong thiên nhiên. Chẳng hạn như màu vàng cà sa là nhuộm bằng nghệ, màu vàng cam là nhuộm bằng saffron (hello Song Anh). Đất Tây Tạng có loại đá khoáng mềm có thể dùng để nhuộm vải từ màu vàng tươi, vàng đất, cho đến đỏ nâu, nâu đỏ (cà sa), rồi đến các độ đậm lạt của màu tím huyễn hoặc. Sau này, khi hóa phẩm đã được phổ biến khắp nơi, người Tây Tạng cũng dùng hóa chất để nhuộm vải.

Người Tây Tạng, giống như tất cả các sắc dân miền núi, thích các món phụ tùng mà người miền xuôi gọi là đồ trang sức, và thích quá chừng là thích. Phụ nữ Tây Tạng đeo nhẫn là đeo luôn mười ngón tay mười chiếc nhẫn. Tai đeo bông tai. Đầu đeo bông đầu. Trán đeo bông trán. Tóc đeo bông tóc. Hông đeo bông hông. Cườm tay đeo vòng. Cổ đeo chuỗi hạt màu tươi. Có lẽ thiên nhiên của núi rừng cũng đã đậm đà màu sắc, nên con người sống nơi đó cũng muốn khoác hết sắc màu lên mình.

Muốn xem màu sắc của Tây Tạng, mời các bạn xem hình ảnh và vài cái youtube, luôn thể ngắm sông hồ, núi non, cánh đồng, những bông hoa dại nhỏ bé bên giòng nước, và nhất là xem trang phục rực rỡ của người Tây Tạng, nam cũng như nữ. Những bài hát, khúc nhạc và điệu múa của Tây Tạng thật cũng tuyệt vời.

Xin mời Thiên Thư và tất cả các bạn, vào cửa tự do:











Nghe bài hát này là thấy được Tây Tạng, nghe hoài không chán (và bạn hãy chú ý, ngựa cũng được choàng áo gấm):

http://www.youtube.com/w...4TWVYC8&feature=related


Tình Ca Mùa Đông:

http://www.youtube.com/w...tv4HKpE&feature=related


Ngày Mai Anh Đi Rừng Nhớ Tên Anh Gọi Về:

http://www.youtube.com/w...I049Mxo&feature=related


Liên Khúc Xuân Ca:

http://www.youtube.com/w...7aWNwXY&feature=related
Tonka
#1610 Posted : Tuesday, April 12, 2011 12:55:19 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Ngày mai em sẽ đi nghe đại nhạc hội. Cám ơn chị Huệ đã bảo trợ cho chương trình Kisses
Vũ Thị Thiên Thư
#1611 Posted : Wednesday, April 13, 2011 12:03:45 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Chị Huệ
Âm nhạc không biên giới
cảm nhận rất tuyệt vời

[ Hồi còn thơ, TT có học một điệu vũ từ một người bạn, lấy ý từ người dân sơn cước miền cao ,
y trang màu rực rỡ giống như vậy, nhưng lúc đó chưa được đọc nhiều tài liệu nên không dám đoan chắc, bài nhạc nhớ phần xướng âm
" la la sol la , la đố đố la la la
Mi mi rề mi..." ]

Cảm ơn chị Huệ cho những tài liệu quí vô cùng..

RoseRoseRose
Huệ
#1612 Posted : Wednesday, April 13, 2011 12:42:09 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0





Tháng Tư, nhớ về Hoàng Tử Bé với muôn ngàn vì sao lấp lánh trên cao.

Huệ
#1613 Posted : Sunday, April 17, 2011 11:37:38 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Mười giờ sáng hôm sau cô dâu mới trở lại nhà chồng để tiếp tục cử hành hôn lễ cùng chú rể.

Nhưng theo phong tục, chú rể đã đi trốn kỹ ở một nơi nào rồi. Hết người này đến người kia đổ xô ra đi tìm mà chẳng ai thấy bóng dáng chú rể ở đâu. Cô dâu đợi thì vẫn cứ phải đợi. Cuối cùng người ta cũng tìm ra được nơi chú rể trốn. Thế là lại đến thủ tục năn nỉ chú rể ra khỏi chỗ trốn, nại cớ là cô dâu đã mệt lắm rồi vì cô dâu đã đến từ một nơi rất xa. Bấy giờ chú rể mới chịu rời chỗ trốn. Người ta bèn tặng cho chú rể một chiếc khăn quàng ngày lễ. Và đây là lúc ba vạt áo của chiếc áo cưới cô dâu được thắt lại để tượng trưng rằng cô dâu nay đã là một người có chồng. Lúc này cô dâu và chú rể mới nhìn rõ mặt nhau lần đầu tiên.

Ngày hôm sau nữa cô dâu mới ra mắt mẹ chồng (theo phong tục). Mẹ chồng tặng nữ trang cho con dâu, ngắm nghía con dâu và nói vài lời trìu mến.

Vậy là xong đám cưới ha? Oh, no! Nhà trai lại tặng nhà gái một con cừu và bánh mì để làm quà. Xong rồi nhà gái...dẫn cô dâu ra về. Cô dâu sẽ về nhà cha mẹ ở với cha mẹ từ mười ngày đến một tháng, tùy theo tuổi tác, ngày sinh. Sau đó cha cô dâu sẽ đem cô trở lại nhà chồng. Lần này mới là...thiệt.

Khi cô dâu đặt chân tới ngưỡng cửa nhà chồng lần này, tục lệ quy định là có một người đàn ông và một người đàn bà bên chồng sẽ đón cô dâu. Người ta làm lễ cầu chúc cô dâu con cháu đầy đàn bằng cách tặng cô một liễn sữa. Cô bưng liễn sữa, xoay liễn sữa ba vòng theo chiều kim đồng hồ, bước vào nhà, rồi lần lượt đổ sữa vào các anh chồng, cha chồng, ông nội chồng, hễ thân nhân bên chồng là phái nam là cô đổ sữa vào. Sau đó những người đàn bà bên chồng đưa cô dâu vào tận phòng tân hôn.

Cô dâu và chú rể vẫn chưa hợp hôn. Những ngày đầu tiên về nhà chồng, cô dâu ở chung phòng với những người phụ nữ bên chồng. Năm ngày sau cô dâu bắt đầu làm việc nội trợ ban ngày, tối đến thì share phòng với các chị em chồng. Ba tuần sau đôi trẻ mới chung phòng.

Cuộc đời làm vợ của Sonam bắt đầu. Nhưng thật ra không hẳn là làm vợ, làm dâu thì đúng hơn.
Tonka
#1614 Posted : Sunday, April 17, 2011 12:16:57 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi Huệ
Nhà trai lại tặng nhà gái một con cừu và bánh mì để làm quà.


Người Việt mình thì có phong tục "lại quả" há. Bên mình cũng đón dâu, thường là cho cặp nào mà gia đình hạnh phúc sẽ được mời ra đón để lấy hên.
Huệ
#1615 Posted : Monday, April 18, 2011 11:53:55 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Bởi vậy mà người ta nói đầu sông Cửu Long và cuối sông Cửu Long có nhiều chỗ giống nhau đó Tonka. Người Tây Tạng lưu vong sống rải rác khắp nơi trên thế giới, Mỹ, Anh, Úc, Thụy Sĩ, Tân Tây Lan...Họ đi đám cưới tới nhà hàng cũng hơi giống kiểu người Việt mình.
xv05
#1616 Posted : Monday, April 18, 2011 1:30:07 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi Huệ


Tháng Tư, nhớ về Hoàng Tử Bé với muôn ngàn vì sao lấp lánh trên cao.

Có phải những vì sao trên cao kia vẫn lấp lánh dịu dàng vì Hoàng Tử Bé đang cười trên một trong những vì sao ấy.....
RoseRoseRose
Huệ
#1617 Posted : Monday, April 18, 2011 1:45:26 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Những vì sao trên cao kia vẫn lấp lánh dịu dàng vì Hoàng Tử Bé đang cười trên một trong những vì sao ấy.....
RoseRoseRose
Liêu thái thái
#1618 Posted : Monday, April 18, 2011 5:10:42 PM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
Blush những vì sao trên cao kia vẫn lấp lánh dịu dàng vì Hoàng Tử Bé đang cười trên một trong những vì sao ấy.....
heartheartheart

ừhmmm, hổm giờ théc méc sao lại tháng tư... méo meo meo mèo Kisses
xv à, chị mơ zai chứ nào phải vô tình, may mà có Huệ Wink

Chuyện Tây tạng hấp dẫn wá, liêu ngóng ngóng như chờ phơi dơ tông Big Smile
xv05
#1619 Posted : Monday, April 18, 2011 8:08:47 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Chị Liêu ui,
may mà có (chị) Huệ, đời còn dễ thương...... Tongue
RoseKissesheartfloatingbeerchug


Vũ Thị Thiên Thư
#1620 Posted : Monday, April 18, 2011 10:01:57 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)

Chị Huệ
Lễ cưới ở Vùng đồng bằng Cửu Long khi xưa không thể thiếu đôi đèn Long Phụng , nhờ một đôi vợ chồng trong họ hàng tuổi cao, phúc đức, con cháu đầy nhà thắp đèn cho đôi trẻ lạy ông bà tổ tiên...
Users browsing this topic
Guest (208)
89 Pages«<7980818283>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.