Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

6 Pages<12345>»
Bảo Trân
xv05
#41 Posted : Thursday, July 30, 2009 9:45:36 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:

Theo lời anh hướng dẫn viên Đỗ Quang Minh.....

Chị BT ơi, khg biết em có nhớ rõ không, nhưng hình như ông hướng dẫn viên này tên là Đỗ Thông Minh chớ khg phải ĐQM á chị (?)
Bảo Trân
#42 Posted : Thursday, July 30, 2009 10:28:53 AM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05

quote:

Theo lời anh hướng dẫn viên Đỗ Quang Minh.....

Chị BT ơi, khg biết em có nhớ rõ không, nhưng hình như ông hướng dẫn viên này tên là Đỗ Thông Minh chớ khg phải ĐQM á chị (?)



Đúng rồi XV, anh Đỗ Thông Minh. Cám ơn XV nghen.
xv05
#43 Posted : Thursday, July 30, 2009 11:53:47 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi Bảo Trân

[ Nhưng hỡi ôi, cái con số này nó cứ từ từ thay đổi, không giảm, chỉ tăng và còn vượt quá $2,000.
Nhìn cái giá biểu trên tờ quảng cáo về chuyến du lịch đi xem hoa anh đào tôi muốn… xỉu.
Chị BT, em có tò mò quá không chớ em thấy đi Nhật bao ăn ở và máy bay giá đó cũng khá là "mềm" chớ chị.
Bảo Trân
#44 Posted : Thursday, July 30, 2009 4:06:37 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05

quote:
Gởi bởi Bảo Trân

[ Nhưng hỡi ôi, cái con số này nó cứ từ từ thay đổi, không giảm, chỉ tăng và còn vượt quá $2,000.
Nhìn cái giá biểu trên tờ quảng cáo về chuyến du lịch đi xem hoa anh đào tôi muốn… xỉu.
Chị BT, em có tò mò quá không chớ em thấy đi Nhật bao ăn ở và máy bay giá đó cũng khá là "mềm" chớ chị.



Hổng dám "mềm" đâu, vượt quá $2000 mà, chưa kể thuế phi trường, BT nói là... muốn xỉu, XV hổng nghe sao? XV vô link AV coi đi.
Bảo Trân
#45 Posted : Thursday, August 13, 2009 4:26:04 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
4/6/09

Ngày hôm sau chúng tôi thu dọn quần áo để lên đường xuôi Nam. Trước khi rời khách sạn, chúng tôi được hướng dẫn đi thăm tòa đô sảnh, nằm cách khách sạn có mấy bước đường. Nghe nói, tòa đô sảnh này là tòa nhà cao nhất Tokyo với 48 tầng lầu. Tòa nhà này chiếm ngự một diện tích lớn, có hai cánh, gồm một tòa nhà lầu cao và một tòa nhà thấp hơn ở hai bên con đường Nishi Shinjuku. Hai tòa nhà này được nối liền với nhau ở từng thứ 35 bằng hai cây cầu có mái che kín bít. Tòa đô sảnh này có khoảng mười ngàn nhân viên làm việc. Tòa đô sảnh được mở cửa từ 9:30 sáng cho du khách vào thăm miễn phí. Du khách sẽ được hướng dẫn lên đến tầng lầu thứ 45 để nhìn ngắm toàn cảnh thành phố Tokyo. Cũng tại nơi này, khách có thể ngồi nghỉ ngơi, mua nước uống, mua quà lưu niệm trong mấy quán hàng nhỏ ở cùng tầng lầu. Lúc trở về, trong khi chờ đợi mọi người xuống hết, anh Minh đã chỉ cho chúng tôi xem những poster hình Olympic được chăng, dán khắp mọi nơi ở tầng lầu một, anh nói: - “Tokyo có mặt trong danh sách những thành phố có triển vọng được tuyển chọn để làm nơi tổ chức Thế Vận Hội năm 2016”. Thảo nào lúc xếp hàng đi vào, tôi cũng thấy có nhiều poster thật to với dấu hiệu Olympic đã được đóng trên những bờ tường ở mặt tiền tòa đô sảnh.

Xe rời Tokyo, đi về hướng Phú Sĩ Sơn. Trên đường đi, chúng tôi sẽ được viếng một ngôi chùa ở phía nam Đông Kinh, ghé thăm tượng Phật “homeless” Kamakura, ở tỉnh Kanawaga. Kamakura Great Buddha là một pho tượng Thích Ca Mâu Ni ngồi, được ghép lại từ những phần đúc bằng đồng dầy, nặng. Pho tượng Phật Kamakura cao 13.35 mét, nặng 121 tấn, và là pho tượng Phật lớn thứ hai ở Nhật Bản. Pho tượng này trước kia cũng được an vị ở trong một ngôi chùa lớn, nhưng vào năm 1498, một cơn sóng thần đã ập đến cuốn trôi ngôi chùa, chỉ để lại pho tượng. Từ đó đến nay, thì pho tượng Phật Kamakura này vẫn an nhiên ngồi giữa trời mưa gió. Tôi và Hươu vào chánh điện lộ thiên lễ Phật, rồi đi vòng quanh chùa chụp hình. Đến hàng quà lưu niệm, thấy mấy anh chị trong đoàn đang rủ nhau mua hình tượng Phật Kamakura khắc trên cánh quạt về chưng, tôi cũng bắt chước mua vài cái về làm quà. Vì hiếu kỳ, nên Hươu và tôi cũng theo bước chân phái đoàn nhà ta mua vé để được chui vào trong lòng tượng Phật, ghé mắt vào hai cái lỗ nhỏ (mắt của tượng Đức Phật), nhìn khách thập phương tấp nập ở ngoài sân.



Chiêm ngưỡng Phật “Homeless” xong, chúng tôi ghé lại ăn trưa ở một quán ăn gần chùa rồi lên đường đi về phía Lake Kawaguchi. Cũng trên tuyến đường này, chúng tôi đã ghé qua một miền thôn dã, Oshino Hakkai hay Nhẫn Dả Bát Hải, một khung cảnh thần tiên an lành, với những hồ nước nhỏ, nước lúc nào cũng trong suốt nhìn thấu đáy. Mang tiếng là đi thăm cảnh, ngắm hồ nước trong, xem cá mà quí vị phụ nữ trong nhóm chúng tôi lại tiêu pha hết thì giờ ở quán hàng nằm giữa những hồ nước này để mua sắm đồ lưu niệm.

Đêm nay, chúng tôi sẽ nghỉ ngơi ở khách sạn Tominoko Onsen Hotel và sẽ được thưởng thức tắm nước suối nóng như lời quảng cáo. Tominoko là một khách sạn nhỏ, có độ năm tầng, nằm trên con đường Asakawa Kawaguchiko-machi, cạnh sát hồ Kawaguchi, dưới chân núi Phú Sĩ. Từ cửa sổ phòng ngủ, tôi có thể nhìn bao quát toàn cảnh hồ và hình bóng núi Phú Sĩ yên bình trên mặt nước. Vì đây là một thành phố nhỏ, nên chúng tôi sẽ dùng cơm tối ở tại khách sạn. Chị Nga của AV Travel đã đề nghị là mọi người mặc Kimono xuống phòng ăn đêm nay để chụp hình cho vui. Nhưng mà theo truyền thống Nhật thì không được mặc thêm gì (ngoài quần áo lót) ở bên trong Kimono làm mấy bà hơi ngần ngại, vì Kimono ở khách sạn cung cấp chỉ đơn giản là hai vạt áo choàng lên nhau, không khuy, không nút, được giữ chặt bằng một giải giây lưng quấn đủ hai vòng. Ai mà táy máy kéo giải áo là…phiền to. Thầy Giang và anh Minh còn căn dặn kỹ lưỡng là mặc áo phải nhớ theo đúng thể thức, choàng vạt áo bên tay trái qua bên tay phải, nếu không thì sẽ làm người dân Nhật “hoảng kinh hồn vía”, vì theo tục lệ Nhật Bản thì khi vạt áo Kimono được choàng từ bên tay phải sang tay trái, chỉ để dành cho những người đã giã từ dương thế, nên khi thấy mình choàng vạt áo theo lối này thì dân Nhật sẽ nhìn mình như những xác chết biết đi.

Thế là một đoàn Nhật Kiều từ Mỹ về đủng đỉnh sánh vai nhau bước xuống phòng ăn. Cả đoàn tôi chiếm trọn sáu cái bàn dài ngay giữa căn phòng với những bộ đồng phục xem rất là vui mắt. Bữa cơm buffet có nhiều món ăn nên tha hồ cho bà con chọn lựa. Chúng tôi vừa ăn vừa nói cười rộn rã, khác hẳn với những thực khách ở các bàn bên cạnh chỉ thì thầm, nho nhỏ với nhau. Ăn gần xong bữa thì “hai trẻ” Tố - Nhơn bưng trà dẫn nhau đi đến chào bàn, và tất cả quan viên hai họ đều vui vẻ nâng ly chúc tụng.

Để cho không khí “tiệc cưới” được tưng bừng hơn, quan viên hai họ đã kéo bàn kéo ghế lại thành hàng dài ngồi đứng mấy lớp để cùng nhau chụp hình lưu niệm. Cả phòng ăn sôi động lên với những tiếng cười đùa, làm thực khách trong phòng ăn ngạc nhiên quay lại trố mắt nhìn. Thấy bọn chúng tôi cười đùa ầm ĩ quá, sợ làm phiền những thực khách khác đang cần sự im lặng để thưởng thức món ăn, ông quản lý khách sạn đã nhã nhặn mời chúng tôi quá bộ lên phòng khách ở lầu năm, nơi có bộ bàn sa lông và những cái ghế spa cho khách ngồi thư giãn, để chúng tôi tha hồ mà đùa giỡn. Nghe nói cũng có lý nên cả đoàn tour của chúng tôi người tay trà, người tay nước, hân hoan dẫn nhau lên lầu.

Lên đến lầu năm, chúng tôi kéo mấy cái ghế sa lông ra giữa phòng khách rồi xúm nhau lại chụp hình, đứng, ngồi, chụp đôi, chụp ba, chụp hình riêng các ông, chụp hình riêng các bà, rồi lại chụp cả nhóm, đủ bộ, đủ kiểu. Chụp mãi chỉ có từng đó kiểu cũng thấy chán, nên mấy ông đề nghị để mấy ông diễn cảnh vua ngọa triều giữa một đám phi tần mỹ nữ. Thế là các bà xúm xít ngồi lại với nhau, tươi cười nhìn từng ông một ra nằm chống cằm, uống trà diễn tuồng. Những người khách trọ cùng khách sạn đi ngang nhìn cảnh chúng tôi cười đùa vui vẻ, và nhất là thấy cái khung cảnh dàn dựng lạ mắt, một ông nằm dài trước mặt bao nhiêu người đẹp để chụp hình, nên họ cũng cầm máy hình, phone tay chụp hình bọn tôi làm kỷ niệm. Chụp hết từng đó vua ngọa triều rồi, cười giỡn thỏa thuê rồi, chúng tôi cất máy hình qua một bên, chia nhau hai hàng ghế sa lông ngồi nghỉ mệt, rồi bàn tính đến chuyện của đêm nay, đêm Onsen đầu tiên trên đất Nhật.

Chị Nga nhắc lại:

- Trăm phần trăm đó nghe. Ai muốn đi xem thử thì xem cho biết, vì phòng tắm ở ngay phía bên cánh phải, cũng tại tầng lầu này.

Anh Minh cũng cảnh cáo:

- Quý vị nào chưa quen với lối tắm nước nóng này phải cẩn thận, nhớ thò chân vào trước thăm dò, chừng quen với độ nóng rồi mới từ từ ngâm cả người xuống. Cũng không nên ngâm lâu hơn 10 phút mỗi lần, nếu không muốn trở thành tôm luộc. Khi bước lên phải đứng dậy từ từ, nếu không thì có thể bị té xỉu vì áp huyết xuống thấp. Nếu muốn ngâm lần nữa thì tắm lại nước lạnh rồi hẵng trở lại hồ nước nóng. Nếu khách sạn có mấy hồ nước có nhiệt độ cao thấp khác nhau, quý vị nên thử hồ nước nóng trước khi ngâm mình vào hồ nước “sôi”.

Tôi, Grace, chị Tuyết, chị Yến, chị Toàn, Vân, và Tuyền lò mò vô phòng tắm thăm dò. Trước khi đi vào phòng tắm chúng tôi phải bước qua phòng thay quần áo. Căn phòng này ở ngoài cùng, nhỏ, cũng như những phòng để quần áo của mấy chỗ đi tập thể thao, có những hộc tủ bằng gỗ chia thành nhiều ngăn nhỏ đóng sát một bên tường. Trong những ngăn nhỏ này là những cái giỏ mây cũng nhỏ, chỉ đựng vừa bộ áo Kimono và một đôi dép. Tường bên kia là bàn trang điểm, có vài cái máy sấy tóc, lược chải đầu và mấy bình kem xoa tay, xoa mặt, xoa người. Dù đã được báo trước nhưng chúng tôi không sao ngăn được ánh mắt ngạc nhiên với cảnh tượng trước mắt khi vừa vén bức màn vải ngăn cách cánh cửa với căn phòng để quần áo. Trong lúc chúng tôi còn đang e dè bước từ từ vào phòng thì mấy bà, mấy cô Nhật mới vào tự nhiên đứng trước mặt chúng tôi thoát y rồi bỏ cái áo Kimono vô giỏ đựng đồ, xong tồng ngồng đi ra phòng tắm. Còn lại mấy bà, mấy cô đã tắm xong rồi chưa thèm mặc lại quần áo cũng thản nhiên đứng sấy tóc, chải đầu.

Tôi cũng làm gan hướng dẫn mấy bà trong đoàn và con bạn tôi tiến thêm vài bước, kéo cửa phòng tắm ghé mắt nhìn. Căn phòng ngoài này cũng nho nhỏ, xinh xinh, có một cái hồ tắm hình chữ nhật ở trong góc phải, bên cánh trái là một cánh cửa kính đóng kín, có lẽ là cánh cửa đi ra patio. Trong một góc phòng khác là những bàn kỳ cọ, có vòi nước nóng lạnh, có những bình xà bông to tướng, có cả những cái ghế ngồi thấp và những chậu nhựa con con. Trong hồ chỉ có vài bà Nhật đang nằm ngâm mình trong nước. Còn những người vừa mới đến hay đã ngâm nước nóng xong đang xoa xà bông, xả nước, kỳ cọ, tắm lại. Chả ai thèm để ý đến đám khách trọ đang ngơ ngáo đứng trước cửa phòng.

Nhìn mãn nhãn rồi bọn tôi rút ra ngoài hành lang bàn tính, hẹn hò. Chắc khoảng chừng chín, mười giờ thì khách trọ bắt đầu đi ngủ, phòng tắm sẽ không có nhiều người, tới lúc đó, Nhật Kiều từ Mỹ về sẽ bắt đầu… “hành động”. Vậy thì hẹn nhau đi tắm Onsen vào khoảng chín giờ rưỡi. Thỏa thuận với nhau xong chúng tôi tan hàng. Trước khi vào phòng mình, Grace còn khều tay tôi hỏi:

- Tao mặc đồ lót có được không?

Tôi tắc lưỡi:

- Chắc là được, mặc đồ sạch là xong ngay.

Chín giờ rưỡi tối, tôi náo nức đem bộ đồ “chiến” màu xanh lam mới mua ở Victoria Secret ra mặc. Choàng áo Kimono lên người tôi đem khăn tắm đi lên phòng Onsen. Hươu và anh Tân đã dẫn nhau đi từ mười lăm phút trước. Thì ra mấy ông cũng háo hức đi tắm Onsen không kém gì chúng tôi.

Khi tôi vào đến phòng tắm, thì Vân, Tuyền, chị Tuyết, chị Yến, chị Toàn, chị Nga, chị Liên, đã bắt đầu ngâm nước nóng. Chỉ có Vân, Tuyền, với chị Yến là còn e ngại, một mảnh, hai mảnh trên người, chứ mấy chị kia đã nhập gia tùy tục mất rồi. Tôi cũng hăng hái kỳ cọ nhanh chóng rồi giữ hai mảnh vải bước nhanh xuống hồ. Đúng như là chúng tôi dự đoán, khách địa phương giờ này chẳng có mấy người. Khi tôi nhẩy vào hồ thì có hai bà Nhật đang sửa soạn bước chân lên, để lại cái hồ nước to đùng cho cả bọn chúng tôi tha hồ vùng vẫy. Trước khi ngồi xuống bàn kỳ cọ hai bà còn đưa mắt nhìn nhau như ngầm bảo:

- Chẳng biết cái bọn khách trọ này từ đâu tới, ngâm nước ôn tuyền mà còn mặc đủ quần áo trên người.

Con nhỏ bạn Grace của tôi cũng xuất hiện sau đó vài ba phút. Sau khi tắm táp xong rồi con nhỏ cũng nhanh nhẹn lẩn xuống hồ, nhưng nó còn gan hơn tôi một chút, nó chỉ giữ trên người một mảnh vải tam giác nhỏ xíu mà thôi. Ngồi trong hồ được vài ba phút thì tôi cũng cảm thấy là cái mảnh vải bên trên nó vướng víu quá đi mất thôi, nên tôi cũng nhẹ nhàng đưa tay tháo bỏ, vứt vào trong một cái chậu nhựa nhỏ bên cạnh cái bàn tắm tẩy trần rồi thoải mái ngâm mình trong hồ nước ôn tuyền.

Nước trong hồ thật ấm, cái ấm lạ lùng khác hẳn với làn nước ấm của hồ bơi hay của mấy cái spa, nhưng không đến nỗi “nóng” như anh Minh đã cảnh cáo. Tôi ngửi được có một cái mùi gì nồng nàn như khí đá xông lên từ trong làn nước ấm. Chị Nga bảo đó là mùi lưu huỳnh, vì nước ôn tuyền được dẫn về từ lòng đất. Ngâm nước nóng khoảng mười lăm phút thì tôi và mấy chị em trong đoàn phải lên xả nước lạnh không thì bọn tôi cũng có thể trở thành những con tôm hùm luộc. Xả nước lạnh xong rồi, định ra về nhưng không biết sao chúng tôi lại che cái khăn nhỏ trên người, tò mò đi ra thám hiểm cái patio đằng sau phòng tắm. À, thì ra ngoài này còn có một cái hồ ngâm có một phần lộ thiên. Cái hồ này nhỏ hơn cái hồ ngâm ở phía trong nhà, lối xây cất cũng kiểu cọ hơn, chỗ cong, chỗ thắt, còn có cả những bờ đá và hòn giả sơn với cây cối xanh tươi chung quanh. Một phần hồ được che khuất bởi hai bờ tường và một mái che kín gió, chắc là để dành cho những khách hàng không thích bị ông trời ngắm nghía. Ham vui, nên bọn tôi bàn nhau ở lại ngâm nước thêm năm mười phút nữa hẵng về.
Bảo Trân
#46 Posted : Wednesday, August 19, 2009 2:21:24 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
4/7/09

Bốn giờ sáng hôm sau tôi dậy sớm, choàng Kimono lên phòng Onsen ngâm nước. Đã quen thuộc với lối tắm này rồi nên lần này tôi sẽ làm một người Nhật thuần túy. Tôi “tỉnh bơ” bỏ áo vào giỏ mây rồi cầm cái khăn tắm đủng đỉnh đi vào phòng trong. Tưởng là không có người, nhưng không ngờ tôi cũng gặp chị Thủy ở đây. Chị nói sáng nào chị cũng thức dậy từ ba giờ sáng để tụng kinh và ngồi thiền, nên vào đây tắm Onsen sớm cho thư giãn. Hai chị em ngồi nói chuyện với nhau được năm ba phút thì chị bước ra vì chị bảo chị đã vào đây lâu lắm. Chừng khoảng mười phút sau thì tôi cũng trở về phòng sửa soạn thay quần áo để còn xuống ngắm ánh hừng đông trên ngọn Phú Sĩ với tất cả mọi người.

Năm giờ rưỡi sáng, tôi và Hươu đeo máy ảnh xuống lầu bước ra ngoài cửa khách sạn. Đã có vài người trong đoàn chúng tôi đang tản bộ bên kia bờ hồ chờ nhìn ánh mặt trời lên ở phía chân trời. Tôi kéo cao cổ áo và thắt chặt khăn quàng rồi theo Hươu băng ngang đường nhập bọn. Trời mùa Xuân nên thời tiết rất là mát mẻ, không khí thật trong lành. Chúng tôi đi vòng vòng quanh bờ hồ Kawaguchi chụp hình rồi đứng tựa lan can nhìn mặt trời chậm rãi lên chiếu sáng dần ngọn núi Phú Sĩ. Đến gần bẩy giờ thì chúng tôi phải trở lại khách sạn trả chìa khóa phòng, ăn sáng, để còn tiếp nối cuộc hành trình viếng thăm một thắng cảnh khác. Ngồi trong nhà ăn, nhìn núi Phú Sĩ trắng hồng qua khung cửa kính chúng tôi đã tiếc hùi hụi là không thể ở lại một vài giờ nữa để ghi lại hình ảnh thần tiên này khi vầng dương sáng rọi trên đỉnh núi.


Nơi đầu tiên chúng tôi đến sáng hôm nay là Jewelry Forest, nơi có chưng bày nhiều loại đá quí để cho mấy bà thích mua sắm có cơ hội tiêu tiền. Nhưng những món trang sức ở đây không có gì đặc biệt, mà giá lại quá cao. Có đặc biệt chăng là những tảng đá quí được kết hợp thành những hòn giả sơn ở bên ngoài vườn hoa, và một tảng đá ngọc tím bầy ở ngay phía ngoài ngưỡng cửa mà chúng tôi nghe nói là tuy đã được đem lên khỏi mỏ nhưng hàng ngày đá vẫn mọc thêm lên như khi còn ở trong lòng đất!? Chris cũng chỉ cho chúng tôi coi một tảng đá màu trắng, lớn cỡ bằng mặt bàn, gần lối đi lên cầu thang. Chris bảo đây là “hàn băng thạch”, ngồi lên lúc nào cũng mát lạnh, cho dù có phơi nắng cả ngày ở ngoài vườn. Nghe nói thế nên chúng tôi thay phiên nhau lên ngồi thử cho biết.

Chúng tôi làm một vòng thăm viếng thật nhanh ở Jewelry Forest rồi thẳng tiến đến Mt. Fuji Visitor Center. Ở nơi đây chúng tôi được xem một đoạn phim ngắn nói về lịch sử của ngọn núi cao chót vót biểu tượng của xứ Phù Tang này. Theo “quảng cáo” thì chúng tôi sẽ được đưa lên trạm thứ năm của núi Phú Sĩ để ngắm nhìn cả một vùng thung lũng bao la nhưng Chris bảo vì thời tiết không cho phép nên chúng tôi chỉ ghé thăm Mt. Fuji Visitor Center rồi đi. Tôi nhìn Chris nghi ngờ, theo tôi thì cái yếu tố “thời gian” không cho phép có lẽ chính đáng hơn là “thời tiết” không cho phép, vì nhìn theo bản đồ thì con đường từ đây đến trạm thứ năm của núi Phú Sĩ cũng có vẻ xa. Chị Nga của AV lại rủ rê:

- Thôi thì tháng 8 mấy anh chị trở lại đây thăm Nhật Bản mùa thu và để có dịp leo lên đến tận đỉnh Phú Sĩ.

Rời Mt. Fuji Visitor Center, chúng tôi ghé ngang chùa Diệu Pháp ở công viên Hòa Bình. Quả thật là “ghé ngang” vì chúng tôi chỉ có được hơn một tiếng đồng hồ dạo chơi ở đó. Công viên Hòa Bình là một vườn hoa đào lớn, với những gốc hồng đào thật đẹp ở Shizuoka. Nghe nói những ngày trời quang đãng thì du khách có thể nhìn thấy núi Phú Sĩ trên nền trời xanh trong, nhưng hôm nay trời có vẻ âm u nên chúng tôi đã không tìm được hình bóng núi Phú Sĩ. Đường lên chùa khá dài, mà thời giờ thì lại bị giới hạn nên vừa xuống xe là chúng tôi đã hối hả bước đi. Trước hết chúng tôi phải đi qua hết con đường dốc ngợp sắc hoa đào, tới cái giếng nước nhỏ bên tay phải trước sân chùa để làm thủ tục tẩy trần. Vừa gác gáo múc nước lên thành giếng gọn gàng rồi là chúng tôi rảo cẳng tiến bước, vì chúng tôi còn phải đi qua một khoảng sân rộng lớn có đặt rất nhiều tượng thú bằng đá, xong mới đến được những bậc thang đá đầu tiên bước lên vùng bảo tháp.


Tòa bảo tháp trắng toát với đỉnh tháp màu hoàng kim, cao vòi vọi, uy nghi nằm chính giữa khu vườn. Bốn mặt bảo tháp có bốn trang thờ to, bên trong có đặt những tượng Phật Thích Ca từ ngày đản sanh, lúc xuất gia, khi thành đạo, cho đến ngày nhập diệc Niết Bàn. Tôi và Hươu đi vòng quanh bốn mặt bảo tháp đảnh lễ với đấng Như Lai xong, ra lan can chùa chụp được vài tấm hình rồi là phải nhanh nhanh đi xuống vì sắp tới giờ ra lại ngoài xe để đi Hakone. Chúng tôi cũng không có thì giờ để tìm xem cái con đường có 33 tượng Phật Bà cứu độ (mà thầy Giang đã giới thiệu) ở phía sau chùa là ở nơi đâu. Trên đường đi ra cổng tôi rán nán lại vài giây để chụp hình tượng Phật Bà Quan Âm bằng vàng và bạch kim đã được thỉnh sang từ Ấn Độ.

Rời chùa Diệu Pháp, chúng tôi lên đường đi Hakone. Hakone Park là một vùng đất núi nằm ở phía tây Tokyo. Ở nơi đây có vùng thung lũng Owakudani, được tạo dựng từ sau cuộc biến động của ngọn núi lửa Kamiyama khoảng 3000 năm về trước. Du khách tìm đến Owakudani Valley để thăm viếng một thắng cảnh nổi tiếng với những hồ nước nóng, những khe núi hở có hơi lưu huỳnh xông lên liên tục, và với những quả trứng “ngọc đen” được luộc trong những hồ nước nóng đầy hơi lưu huỳnh này.

Từ bãi đậu xe của thắng cảnh Owakudani, du khách chỉ cần băng qua một khoảng sân xi măng nhỏ bé là có thể bắt đầu đi theo một con đường mòn dẫn lên đầu nguồn ôn tuyền để nhìn xuống vùng thung lũng có những cái hồ nước sủi bọt, hơi khói đang bốc lên nghi ngút. Còn ai thích lên cao hơn ngắm cảnh thì cũng có thể mua vé xe cáp để được đưa lên tận trên đỉnh núi Komagaoka. Đoàn chúng tôi chia làm hai nhóm, một nhóm dẫn nhau lên đầu nguồn xem lưu huỳnh phun khói, xem nhân viên của Hakone Park thả những lồng đựng trứng xuống hồ nước nóng, và nhìn màu vỏ trứng thay đổi sang một màu đen tuyền vì được luộc trong nước khoáng lưu huỳnh. Còn một nhóm vì không thích leo trèo, và không chịu được mùi nồng nặc của hơi lưu huỳnh nên dẫn nhau vào quán hàng bán đồ lưu niệm để mua... thức ăn. Ở trong quán hàng này cũng bầy la liệt những cái trứng đen được luộc sẵn. Nghe đồn là ăn một cái trứng “ngọc đen” này sẽ được tăng tuổi thọ lên đến bẩy năm nên cả bọn chúng tôi, người nào đi ra cũng xách theo vài ba trái trứng “da đen” ăn thử.


Sau khi từ giã Hakone, chúng tôi trực chỉ đến tiệm ăn nằm ngay bên cạnh hồ Ashi. Theo như chương trình thì sau khi ăn trưa, chúng tôi sẽ có những giây phút thư giãn trên tàu đi vòng vòng hồ cây lau Ashi ngắm cảnh. Hồ Ashi là một hồ nước nhỏ nằm bên chân núi Phú Sĩ, được thành hình cùng thời với vùng thung lũng Owakudani trong biến động của ngọn núi lửa Kamiyama. Sự chuyển động của đất đai trong thời gian ngọn núi này bùng nổ đã làm sụp lở một vùng đất núi, nâng giòng sông Haya lên cao rồi cắt đứt con đường lưu thông của nó, dồn nước giòng sông này chảy vào khu vực đất trũng trên mõm núi Hakone, thế là hồ Ashi đã được khai sinh. Có lẽ hồ Ashi đẹp nhất là vào đầu xuân, khi ngọn núi Phú Sĩ còn ngợp đầy tuyết trắng và cây cối hai bên hồ đang tưng bừng khoe những cánh lá tươi màu mơn mởn. Vào những ngày trời quang đãng du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng cảnh hồ Ashi mênh mông sóng nước, thắm đượm sắc màu hoa lá, hòa quyện với hình dáng sinh động của ngọn núi Phú Sĩ sừng sững ở cái phông đằng sau trên nền trời xanh trong, tạo thành một bức tranh tuyệt tác. Nhưng ngày hôm nay trời kéo mây mù, nên hai, ba giờ chiều rồi mà tôi cố ngắm mãi cũng chẳng nhìn thấy bóng hình của núi Phú Sĩ ở đâu. Hiện nay hồ Ashi cũng là một thắng cảnh thích ứng với những du khách chỉ muốn thực hiện ước mơ … “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ…”

4/8/09

Hôm sau, chúng tôi qua phà đi Ise. Đường từ Hamamatsu đến bến phà Atsumi cũng khá xa, nên hơn mười giờ rưỡi sáng chúng tôi mới lên phà. Chuyến phà đi nhanh chóng, lướt sóng êm, nên chỉ chừng 45 phút là chúng tôi đã sang tới bến phà thành phố Toba. Nơi đầu tiên của cuộc thăm viếng ngày hôm nay là hòn đá vợ chồng (Meoto-iwa). Mấy năm trước nhìn thấy hình của hai hòn đá này giữa biển cả mênh mông và đọc lời chú thích trên mạng tôi cứ ngỡ là phải ngồi trên thuyền để đi ra ngoài khơi ngắm đá, và tôi cũng thắc mắc không hiểu làm sao người ta có thể đi trẩy hội ở trên chiếc cầu giây thừng nhỏ nhoi này. Chừng ra tới nơi, khoảng giữa trưa, gặp lúc nước triều xuống thấp, tôi mới nhận thấy là hai hòn đá này ở rất gần bờ, và cái cầu giây thừng nối kết hai hòn đá này chỉ là một sợi giây dài được bện chặt với nhau bằng những sợi giây thừng rơm tượng trưng cho tình vợ chồng bền vững. Chiếc cầu giây này được thay mới đôi ba lần trong một năm vào những mùa lễ hội. Và trong những ngày lễ hội này dân chúng từ mọi nơi tấp nập đến cầu đảo ở ngôi đền Thần Đạo nhỏ phiá ngoài, ngay ở bên cạnh bờ biển, rồi sẽ đi vào trong vùng đất đá vợ chồng xem trai tráng trong làng leo lên “hòn chồng” để giăng giây cầu mới chứ không phải là đi trẩy hội trên cầu.


Rời vùng biển Futami, chúng tôi đi thăm viếng Y Thế Thần Cung (Ise Jingu), một ngôi đền Thần Cung cổ nhất của Nhật Bản, nơi mà mỗi đầu năm thủ tướng Nhật (không cần biết là thuộc tôn giáo nào) vẫn phải về để hành lễ theo nghi thức Thần Đạo. Thần Cung Ise là một tập hợp những đền thờ được xây dựng giữa một khu rừng rộng lớn ở gần sông Isuzu, một khu rừng có rất nhiều cây cổ thụ ngàn năm có những cái thân to tướng mà phải đến ba bốn người đàn ông giăng tay ra, nối với nhau mới ôm vòng nổi. Thần Cung Ise gồm có hai khu đền chính: Naiku và Geku. Geku là nơi thờ thần ngũ cốc, và Naiku là khu điện thờ nữ thần mặt trời Amaterasu Omikami, vị nữ thần được cho là thủy tổ của hoàng gia Nhật.

Theo phong tục, thì Thần Cung được xây dựng lại mỗi hai mươi năm, mỗi lần xây kéo dài tám năm với rất nhiều nghi lễ đi kèm. Kích thước của ngôi đền mới kiến trúc được giữ nguyên vẹn y như kích thước của ngôi đền cũ, nhưng được xây dựng bằng toàn vật liệu mới. Những thanh gỗ gỡ ra từ ngôi đền cũ sẽ được bán lại cho dân chúng đem về xây cất nhà cửa của mình để mong được thánh thần ban cho nhiều phước lộc, may mắn. Khi chúng tôi đến đây, thì vùng đất bên cạnh cây cầu bắc ngang sông Isuzu đang được thiết kế để sửa soạn cho sự kiến thiết cây cầu mới dẫn vào khu đền.

Cũng như các đền thờ Thần Đạo khác, chính điện đền Jingu được che phủ kín mít, chúng tôi chỉ được đứng bên ngoài điện thờ, vỗ tay, cúi đầu chào theo nghi thức Thần Đạo, bỏ tiền vào thùng phước sương rồi đi về. Dân chúng và du khách đến viếng thăm cũng không được phép chụp hình trước điện thờ mà chỉ được chụp hình từ những dưới bậc thang đá dẫn lên đến trước cổng đền.

Thăm viếng Thần Cung xong rồi, chúng tôi đi ăn trưa ở một tiệm ăn ngay con đường phía bên trái của đền Jingu. Sau bữa ăn trưa bà con trong đoàn của tôi còn đi dạo quanh khu phố một vòng, mua đậu đen, đậu nành rang dòn lên xe ăn tráng miệng. Thầy Giang cũng hướng dẫn các anh chị thích mua trà xanh Nhật Bản đến gian hàng bán trà, bán ấm tách to nhất trong con phố. Gian hàng này có bán đầy đủ các hạng trà từ loại thường thường bằng cọng trà phơi khô cho đến loại thượng hạng với những lá trà xanh non mềm mại. Tôi và Hươu lúc đầu chỉ tính đi theo hộ tống đoàn để uống thử trà, ăn thử đậu cho vui thôi nhưng rồi nghe quảng cáo mãi cũng bùi tai nên cũng bắt chước bà con mua vài bịch trà xanh đem về làm quà.

Buổi chiều, chúng tôi được đưa đi thăm viếng đảo hạt trai Mikimoto, nơi mà mấy bà trong đoàn của tôi đang mong đến. Chris tính toán giờ giấc chắc cũng khá xít xao, nên lúc nào anh cũng giục giã chúng tôi bằng hai chữ Việt Nam duy nhất mà anh có thể phát âm khá đúng là - “nhanh lên, nhanh lên”- để cho kịp buổi biểu diễn “mò trai” vào lúc bốn giờ chiều. Theo chương trình thì chúng tôi sẽ vào xem cuộc biểu diễn “mò trai” của mấy cô thợ lặn Nhật Bản trước khi vào thăm viếng phòng triển lãm ngọc trai. Sau đó thì các bà, các cô sẽ có dư giả thì giờ để đi mua sắm ở hai gian hàng nữ trang trong tòa nhà kế bên cạnh phòng triển lãm.

Cuộc biểu diễn “mò trai” cũng không có gì là đặc biệt, cũng tương tự như những cuộc biểu diễn mò trai ở Sea World, San Diego. Cũng những người đàn bà Nhật mặc bộ quần áo toàn trắng lặn xuống nước, mò mấy con sò đem bỏ vào thùng gỗ. Đây chỉ là cuộc biểu diễn cho du khách coi cho vui thôi, chứ với kỹ nghệ nuôi trai hiện giờ thì mấy cái hãng sản xuất ngọc trai đã không còn phải xử dụng đến người đi mò trai sò nữa.


Sau khi xem xong phần biểu diễn, chúng tôi tuần tự theo nhau vào phòng triển lãm để ngắm những con sò được treo lủng lẳng trên những tấm màng lưới, trong những cái giỏ sắt lớn, xem những cái vỏ sò được xử dụng trong việc cấy ngọc trai, ngắm những loại hạt ngọc trai với hình dạng tròn méo, to nhỏ, màu sắc khác biệt nhau, và nghe nhân viên của hãng Mikimoto trình bầy về phương thức nuôi ngọc trai của hãng.

Một nhân viên của hãng Mikimoto đón chào chúng tôi ở ngay quầy hướng dẫn. Ông sẽ cho chúng tôi xem một đoạn video ngắn nói về đời sống của các “em bé” ngọc trai thuộc diện “con lai” (cha Mỹ, mẹ Nhật), được thành hình qua phương pháp thụ thai nhân tạo (cấy), và sẽ được đem ra khỏi lòng mẹ bằng phương thức cesarean (mổ bụng).

Cứ theo như cuốn video này thì công việc nuôi cấy hột trai đòi hỏi một quá trình rất công phu, tinh tế và khéo léo. Hãng Mikimoto đã chọn lựa những con sò con mạnh khỏe, khoảng 6 tháng tuổi, để dùng trong công việc nuôi cấy này. Những con sò này sẽ được nuôi nấng thận trọng trong những giỏ sắt lớn ở một vùng biển riêng biệt vào khoảng hai, ba năm. Khi những con sò này đến tuổi trưởng thành, chúng sẽ được kéo lên, rửa sạch sẽ, rồi được “tắm” trong những chậu nước thuốc mê để chúng không đến nỗi đau đớn khi bị cắt thịt để cấy hạt nhân vào trong lòng.

Hãng Mikimoto đã nhập cảng vỏ những con trai (mussels) từ vùng sông Mississippi ở Mỹ để làm hạt nhân vì những nguyên tố trong vỏ trai này tương tự như những nguyên tố của loại sò Akoya, một loại sò thường được dùng để nuôi ngọc trai, nên chúng sẽ không gây nhiều dị ứng cho những con sò cưu mang chúng. Những vỏ trai này đem về được rửa ráy sạch sẽ, cắt thành từng cục vuông nho nhỏ trước, rồi được mài thành những hạt nhân tròn. Chuyên viên cấy hạt nhân sẽ nhẹ nhàng tách thịt sò “mẹ” ra, ở những nơi mà họ nghĩ là sẽ không nguy hại đến đời sống của con sò. Một miếng thịt sò mỏng vuông vức (cắt ra từ vùng thịt phía ngoài riềm thân những con sò khác) sẽ được đưa vào trước làm lớp nệm lót, rồi viên “tinh trùng” (hạt nhân) ngọc trai sẽ được đưa vào nằm ngay trên miếng nệm lót đó. Những chuyên viên cấy “tinh trùng” này sẽ tùy theo kích thước lớn nhỏ của con sò, mà quyết định cho “bà mẹ sò” sinh đôi hay sinh ba, bằng cách cấy thêm hạt nhân vào những chỗ khác nhau trên thân sò.

Sau khi cuộc giải phẫu hoàn tất, những “sản phụ sò” này sẽ được cấp tốc đặt vào những cái nôi sắt, và được chuyên viên chăm nuôi nhanh chóng chuyển ngay đến
vùng “biển hồi sức” nơi mà những sản phụ sò sẽ được chăm nom kỹ lưỡng trong thời kỳ “hậu giải phẫu”, để xem “bà mẹ sò” nào có thể vượt qua sự thử thách đớn đau này. Mười ngày sau, chuyên viên nuôi sò sẽ kéo những cái nôi này lên để xem xét tình trạng sức khỏe của những “bà mẹ sò”. Không phải là con sò nào cũng có thể chịu đựng được cuộc giải phẩu “banh vỏ, xẻ thịt” này, đã có rất nhiều con sò đã bỏ mình vì dị ứng. Chuyên viên chăm nuôi sẽ lựa lại những con sò sống sót, bỏ vào nôi và chuyển tới trại nuôi sò trong vùng biển đã được chỉ định. Nơi đây, những cái nôi này sẽ được treo dựng đứng vào những chiếc bè nuôi ngọc trai to, dài đang bập bềnh trên sóng nước.

Qua thời gian, những viên ngọc trai sẽ được thành hình và lớn dần từ những lớp xà cừ được tiết ra từ thân thể con sò để bao quanh viên hạt nhân xa lạ đã xâm nhập vào trong thân thể chúng. Trong thời gian chờ đợi những hạt nhân trở thành viên ngọc quí chuyên viên chăm nuôi đã phải theo dõi những “bà mẹ sò” này rất là kỹ lưỡng để bảo vệ sức khỏe của chúng và cũng để bảo đảm phẩm chất của những viên ngọc trai sau này. Những giòng nước biển đỏ ngầu nhiễm trùng, hay nhiệt độ nước biển thay đổi bất thường, đã là một vài hiểm họa đáng kể cho những “bà mẹ sò” đang trong thời kỳ thai nghén này. Bởi thế nên chuyên viên chăm nuôi đã phải thường xuyên thăm dò, kiểm tra chất lượng của nước biển để có thể kịp thời di chuyển những chiếc nôi đầy sò này đi sang một vùng biển khác an toàn hơn. Cách một vài tháng, chuyên viên chăm nuôi phải kéo những cái nôi sò lên để gỡ bỏ rong rêu, ký sinh trùng và những rác rến bao quanh những chiếc nôi này, rồi lại thả trở về lòng biển.

Sau hai hoặc ba năm, tùy theo thời gian được định cho mỗi lứa sò, những chiếc nôi sò sẽ được kéo lên để đưa về hãng. Chuyên viên “giải phẫu” sẽ nhẹ tay tách những “em bé” ngọc trai này ra khỏi lòng mẹ chúng. Chúng sẽ được hòa nhập với những “anh chị em” đã ra đời cách đó không lâu để sẵn sàng được các chuyên gia khác nâng niu, chăm sóc và trở thành những món nữ trang xinh đẹp quí giá cho những người yêu thích ngọc trai.

Hạt trai được chia theo từng thứ hạng, tùy theo hình dạng lớn nhỏ, tròn méo, phẩm chất và sắc màu phản chiếu. Không phải tất cả những viên ngọc trai sản xuất từ hãng Mikimoto đều được hân hạnh mang cái tên “Ngọc Mikimoto”. Chỉ có khoảng 5% của số ngọc trai thu thập mỗi năm có đủ điều kiện để được vào vòng tuyển chọn và có những cái giá thành làm choáng váng mắt người. Phần ngọc trai còn lại sẽ được phân phối ra thị trường với cái tên đơn giản…ngọc trai nuôi.

Sau đó thì chúng tôi đi qua tòa nhà bầy bán nữ trang. Đây là giây phút thần tiên nhất cho các bà, các cô hăng say mua sắm. Có hai gian hàng khác biệt trong cùng một tòa nhà. Gian hàng đầu tiên cũng bán ngọc trai, nhưng không phải là ngọc trai Mikimoto, do dó giá cả cũng nới hơn. Gian hàng thứ hai đẹp đẽ hơn, và chưng bầy toàn những vòng, chuỗi, bông tai, brooch cài ngực, tie tac…bắt mắt.

Tôi thì chỉ gói ghém cho vừa một chuyến du xuân, nên cũng không dám hăng hái mua sắm mấy cái món quà đắt tiền này, tôi chỉ đi vòng vòng theo chân bà con thăm thú cho biết sự tình. Nhưng nhìn qua giá tiền cái chuỗi ngọc trai nào tôi cũng thấy choáng váng. Trời đất ạ, cái chuỗi ngọc trai nào mà tôi nhìn thấy có vẻ “được được” thì trị giá sơ sơ cũng gần hai ngàn bạc, còn “hấp dẫn” hơn chút nữa là đi đứt một tháng lương của tôi. Đang đi theo nhìn mấy bà trong đoàn xăm xoi, lựa, thử, bỗng tôi nghe có tiếng xôn xao ở phía gian hàng chính giữa, gần phía cuối góc phòng. Tò mò, tôi cũng đi tới xem thử chuyện gì. Tôi thấy anh Minh và mấy ông trong đoàn tour của tôi đang đứng vòng trong vòng ngoài, chăm chú nhìn vào một cái tủ kính vuông vức, có khóa hẳn hòi. Tôi cũng chen vào ghé mắt nhìn xem. Thật tình tôi không dám tin ở mắt mình, vì nằm trong cái lồng kính có khóa đó là một viên ngọc trai to gần 20 mm, mầu hồng, ánh sắc sáng ngời, mà cái giá thành của nó cũng chỉ vào khoảng... 360 ngàn Mỹ kim.

Rời đảo ngọc trai, chúng tôi lên đường về khách sạn. Đêm nay chúng tôi sẽ có một bữa ăn tối ấm cúng theo truyền thống Nhật ở trong một căn phòng riêng biệt được trang hoàng với những hình ảnh cổ truyền của Nhật. Và đêm nay, một số người trong đoàn chúng tôi, nếu không sợ đau lưng, sẽ được thưởng thức lối ngủ của Nhật, trong những Ryokan Chamber.
Vừa mở cánh cửa Ryokan ra tôi cảm thấy… ngỡ ngàng, vì nó khác hẳn với cái hình ảnh Ryokan mà tôi hằng mơ tưởng. Số là hôm vừa ghi tên đi tour về, nhìn cái chữ Ryokan thấy hay hay, nên tôi hăm hở lên mạng, để tìm hiểu xem cái phòng ngủ theo Japanese Style là như thế nào. Tôi đã nhìn thấy “Ryokan” qua những căn nhà trệt của Nhật nằm trong một khu vườn đầy hoa lá, với những hòn non bộ xinh xắn với suối nước chảy vòng quanh… Tôi cứ nghĩ là những cái Ryokan này sẽ được xây dựng trong một khu đất riêng biệt, như những cái nhà sàn của những khách sạn ở Cha Am, Thailand. Tôi quên mất là nước Nhật đất chật, người đông thì làm gì có những căn phòng Ryokan xây riêng trong những khu vườn ngợp sắc hoa đào.

Cái Ryokan của tôi mơ ước được thưởng thức từ hôm nào tới giờ chỉ là một căn phòng bình thường như những căn phòng khác của khách sạn, chỉ khác biệt là không có bộ giường nệm êm ái. Sàn nhà được chia làm hai phần cao thấp. Phần ở giữa phòng là gian phòng ngủ chính, cao hơn cái sàn gỗ ở phía ngoài khoảng độ 5, 6 inches, được lát chiếu viền màu xanh lá cây sạch sẽ. Giữa gian phòng có đặt một bộ bàn ghế gỗ nho nhỏ với bốn chiếc ghế sát mặt sàn. Còn chăn nệm thì nằm gọn gàng trong lòng một cái tủ đứng ngay phía ngoài khung cửa phòng ngủ. Tôi không thấy có dấu hiệu nào cho biết là sẽ có người của khách sạn đến sửa soạn giường ngủ cho mình, thì có nghĩa là chúng tôi sẽ phải cùng nhau…dựng xây tổ ấm. Hươu đã quen với khách sạn…ngàn sao, và giường nệm là những nhánh rễ cây trong rừng… không êm ái nên cũng chẳng phàn nàn gì, chỉ lẹ làng dọn bộ bàn ghế qua một bên rồi kéo chăn, kéo nệm ra để…tôi phụ Hươu trải giường. Trong khi Hươu soải tay, soải chân nằm ngáy o o vì quá mệt, tôi chui vào phòng tắm…tẩy trần, thay bộ áo Kimono, chờ Hươu dậy sửa soạn đi ăn tối.

Buổi tối, chúng tôi mặc áo Kimono xuống phòng ăn đã được chỉ định. Căn phòng ăn riêng biệt của chúng tôi đêm nay là một gian phòng rộng rãi, một bên tường được trang hoàng với một tấm tranh vẽ thật lớn cao từ dưới bậc thềm lên đến tận trần nhà. Hai dãy ghế bàn thấp lè tè đã được sắp sẵn giữa gian phòng, với những phần ăn tối đã được bày biện tỉ mỉ, gọn gàng trong những cái tô nhựa, chén, điã sành xinh xắn. Bọn tôi nhẹ nhàng ngồi xuống chỗ của mình, (mỗi người một bàn, một ghế) xếp bằng tròn trước mấy cái bàn ăn nho nhỏ, mỏng manh này, rồi khe khẽ xoay qua, xoay lại để nói chuyện với nhau. Cách ngồi này thật là khó khăn cho Hươu của tôi, vì chỉ cần anh quên mà duỗi thẳng chân ra, quệt tới, quệt lui, là trọn bộ cả bàn và thức ăn sẽ…”cuốn theo chiều đá”, bay tơi tả.

Những món ăn đêm nay cũng chẳng có gì đặc biệt, nhưng tôi đã có nói rồi, đi máy bay và đi du lịch không phải để…ăn, nên bọn chúng tôi vui vẻ trò chuyện, đùa giỡn, chụp hình thỏa thích với nhau. Bộ áo Kimono của chúng tôi mặc hôm nay đẹp hơn bộ áo Kimono mặc hôm đầu tiên ở khách sạn dưới chân núi Phú Sĩ rất nhiều. Bộ áo được may bằng vải mềm, êm ái, lại còn thêm một cái áo choàng ngắn ở ngoài, nên các bà không cần mặc thêm quần áo gì bên trong (ngoài quần áo lót) cũng thấy kín đáo. Khung cảnh đẹp, quần áo đẹp, và cả bao nhiêu người cũng đẹp nữa. Màu xanh lam của bộ Kimono tiệp với những màu sắc tươi đẹp của tấm tranh trong phòng ăn, nên khi chúng tôi tụ tập nhau lại để chụp hình trước bức tranh này nhìn cứ y như là…người trong tranh vẽ.

Đây là đêm thứ nhì, và cũng là đêm cuối chúng tôi được tắm Onsen. Phòng tắm ở lầu 6 của khách sạn, phòng ngủ của tôi ở lầu 7, có nghĩa là tôi phải đi xuống một tầng lầu. Thành thật mà nói, tôi cũng thấy “nghi ngờ” cái thứ nước ôn tuyền này lắm. Tôi không hiểu làm sao người ta có thể dẫn nước ôn tuyền lên lầu cao như thế này, nhưng mà thôi kệ, cứ xem như mình đang đi tắm “hot tub” thư giãn ở bên Mỹ là được rồi.

Vì quen thuộc với lối tắm Onsen này, nên bọn tôi chẳng cần phải đi xem trước nữa, chỉ cần biết xem cái phòng tắm này nó nằm ở cánh trái hay cánh phải của thang máy để khỏi mất thì giờ. Vì ở hai từng lầu khác biệt nên bọn tôi bảo nhau, khoảng gần chín giờ thì đi tắm, ai tới trước xuống hồ trước, ai tới sau xuống sau, chả ai phải chờ đợi ai cả.

Nhưng đến khi tôi xuống dưới phòng tắm đã thấy chị Tuyết, chị Yến, chị Toàn ngồi ở ngay cái ghế đợi trước cửa ra vào, bên cạnh cái phòng arcade cho con nít chơi games. Chẳng phải là mấy chị đợi… tôi, mà tại vì ở trong phòng tắm…đông quá, mấy chị cứ ngần ngừ mãi chẳng muốn vào, nên ngồi đây chờ xem người có ngớt đi không. Tôi bảo đông thì tắm theo đông, chứ cứ ngồi chờ thì đến sáng mai cũng không tắm được, nếu không nhúng được cả người trong nước thì mình sẽ nhúng…đôi chân.

Tôi kéo mấy chị vào trong phòng thay quần áo. Quả là đông thiệt, người đứng, người ngồi lung tung khắp nơi. Cái phòng chứa đồ này có hai dãy tủ cao bốn từng, mỗi từng có khoảng 10 tới 15 ô đựng quần áo, tôi không biết cái dãy tủ ở góc phòng bên kia ra sao, nhưng những cái rổ trong dãy tủ trước mặt tôi đã sắp đầy. Bọn tôi nhanh chóng tìm mấy cái rổ đựng quần áo còn trống bỏ áo vào rồi đi ra ngoài phòng tắm, tẩy trần.

Căn phòng tắm phía ngoài mù sương với hơi nước nóng. Nhìn qua, tôi thấy có một hồ ngâm to tướng, vuông vức, ở giữa phòng, có khoảng hơn chục người đang ngâm mình trong đó. Ở ngoài này khung cảnh cũng rất là ngoạn mục. Người thì ngồi lim dim như đang cầu kinh ở dưới hồ nước nóng, người thì vừa nằm trong nước ấm vừa đưa tay làm vài động tác thể thao, vài người khác thì vừa ngâm mình vừa trò chuyện cùng nhau. Hai dãy bàn kỳ cọ ở hai bên tường cũng đông đặc người là người, người đang chà xà bông bọt lên trắng xóa, người thì tẩn mẩn kỳ cọ mấy cái gót chân son, còn mấy người khác thì đứng trước những khung tắm đứng có vòi sen hứng nước chảy xuống từ trên đầu. Bọn tôi nhanh chóng làm thủ tục tẩy trần rồi bước ngay vào hồ.

Tôi lội chầm chậm về gần cái mạch nước đang thả nước xối xả từ hòn giả sơn xuống dưới mặt hồ, rồi đưa hai chân vào trong giòng nước ấm để nhờ sức nước mạnh mẽ đấm bóp hộ hai cái ống quyển tôi đã muốn rã rời vì phải đi bộ bao nhiêu ngày nay. Tôi còn đang tơ lơ mơ thưởng thức cái thú đấm bóp bằng nước ôn tuyền thì nghe có tiếng người gọi. Tôi mở mắt ra, con bạn Grace của tôi đứng ở trên bờ hồ bảo:

- Ngoài sân có cái hồ cũng bự lắm, ra ngoài đó tắm, vui hơn.

Thì ra, con bạn tôi đã hăng hái quá, nên đã xuống phòng tắm trước tôi rồi. Tôi quay sang rủ mấy chị cùng đi ra ngoài patio tắm với bọn tôi luôn. Thế là cả bọn tôi thong thả cầm khăn đi ra sân ngoài. Vừa đi, Grace vừa cười khúc khích nói nhỏ với tôi:

- Hồi nãy tao cứ tưởng như lần ở khách sạn trước, bổn cũ soạn lại, mặc cái quần xì xuống nước, bị bà Nhật ngồi trong hồ chỉ trỏ, bắt đi lên bờ… lột quần ra.

Tôi cũng cười bảo nó:

- Mày đã qua một khóa “thực tập” rồi, ngại ngùng gì mà không “thoải mái”.

Cái hồ ngâm lộ thiên ở ngoài sân này quả thật cũng lớn gần bằng cái hồ nước ở bên trong, được xây kiểu cách cong cong uốn lượn theo hình quả thận biến thể, và được trang điểm với những bồn cây xanh đầy lá, với những tảng đá lồi lõm ở chung quanh. Khi tôi ra đến nơi, đã gặp Tuyền, Vân, chị Liên cũng đang tắm lội trong hồ. Mấy nàng tiên ở Mỹ về ngồi tụ lại trong một góc hồ thoải mái ngâm nước. Phía xa xa ở mấy góc hồ khác là dân bản xứ cũng ngồi lặng im ngâm nước. Ngồi khoác nước tắm táp hoài cũng chán, nên Vân lên tiếng:

- Phải chi mình có cái floating table, có được vài ly rượu chát, cộng thêm một bộ bài tứ sắc thì…hết xẩy.

Tuyền thắc mắc:

- Mấy chị này, em đọc trong sách của anh Minh thấy nói đi tắm Onsen là có thức ăn, mà sao đi hai cái Onsen rồi không thấy ai cho mình ăn gì hết vậy?

Chị Tuyết, cổ đỏ như tôm hấp, đang ngồi tựa đầu vào tảng đá nhỏ trên bờ hồ, lim dim, thoải mái, nghe Tuyền nói bèn chen vào, mà mắt vẫn nhắm nghiền không mở:

- Cái đó là ở những Onsen có trả tiền cô nương ơi, mình tắm free mà còn đòi hỏi.

Theo đúng như lối tắm ôn tuyền, thì chúng tôi chỉ có thể ngồi chừng mươi, mười lăm phút rồi phải lên xối nước lạnh rồi mới vào lại hồ tắm tiếp. Nhưng khi vào trong phòng kỳ cọ chúng tôi phải mất mấy phút đợi chờ mới có chỗ tắm lại, nên sau khi xả nước lại rồi chúng tôi bảo nhau đi về phòng ngủ cho lại sức.

Sáu giờ sáng, trong khi Hươu còn ngủ, tôi rón rén thay áo đi tắm tiếp. Cái phòng tắm Onsen này không mở cửa 24 giờ như cái Onsen trước nên đông không thể tả, dường như bà con chỉ đợi tới giờ mở cửa để chui xuống phòng tắm thôi. Trong lúc chờ đợi tới phiên mình “tẩy trần”, tôi quay vào phòng thay quần áo nằm dài trên chiếc ghế đấm bóp tự động chừng khoảng 15 phút cho gân cốt thư giãn rồi mới bước ra phòng tắm.

Tôi nhìn quanh quất chẳng thấy bóng ai quen, chỉ có một mình tôi là tiên Mỹ xuống trần, còn lại toàn là tiên bà của xứ Phù Tang. Chắc mấy bà bạn cùng đoàn của tôi chán cái cảnh đợi chờ như đêm hôm trước nên không ai thèm đi tắm sáng cả. Ngồi một mình ở trong hồ không có “bạn hiền” cũng chán, nên tôi cũng bước lên xối nước lạnh rồi còn về phòng sửa soạn đi ăn sáng.

Vừa bước lên bờ tôi chợt để ý đến một cái hồ nước nhỏ nằm ở tận cuối góc phòng mà đêm hôm qua vì vừa bước xuống hồ đã chạy vội ra ngoài sân nên tôi đã không nhìn thấy. Tôi ngỡ đây là một cái hồ nước với độ ấm khác hơn nhiệt độ của cái hồ tôi vừa ngâm người nên lò mò đi tới thò chân xuống thử. Vừa bỏ chân xuống tôi đã vội vã rút lên vì nước trong hồ lạnh như nước đá. Đúng ra thì không đến nỗi là nước đá, nhưng vì tôi mới từ hồ nước nóng đi lên nên cảm thấy nó lạnh quá chừng. Vậy mà cũng có vài bà Nhật đang tỉnh bơ ngồi trong hồ tắm táp.

Tôi chợt nhớ đến lối tắm “âm, dương” nóng, lạnh của người Nhật để cho thân thể được khỏe mạnh mà ông cậu tôi đã nói tới từ lâu. Cái lối tắm này thì tôi cũng đã có thử qua. Số là mấy năm trước ông cậu của tôi ở New York sang Cali chơi, thấy tôi cứ bị dị ứng chảy nước mắt sống, nhức đầu sổ mũi hoài nên ông cũng chỉ cho tôi cách tắm âm dương như vầy để chữa bịnh. Cách tắm này nghe ra cũng rất đơn giản, trước nhất là phải tắm nước nóng, thật nóng, khoảng 3 phút, rồi đổi sang tắm nước lạnh 3 phút, rồi quay lại tắm nước nóng, rồi xối lại nước lạnh. Có thì giờ thì tắm nhiều lần hơn, nhưng ít nhất là phải thay đổi nước nóng lạnh hai lần như thế. Ông cậu tôi nói nhờ theo lối tắm âm dương này mà ông cảm thấy khỏe mạnh hơn, cả bao nhiêu năm ông không hề phải xử dụng tới thuốc men hay là đi bác sĩ. Tôi cũng làm theo cách ông cậu tôi chỉ bảo mấy lần nhưng lần nào kết quả cũng trái ngược, lần nào tôi cũng bị cảm lạnh mất mấy ngày. Bây giờ thấy mấy bà Nhật nhúng người xuống hồ nước lạnh mà tôi không khỏi rùng mình.

Tôi trở về phòng mình vừa lúc Hươu cũng sửa soạn xong, đang chuẩn bị xếp giường chiếu lại. Tôi cũng thay quần áo, dọn dẹp lại vali đem xuống xe bus, vì chiều nay chúng tôi sẽ lên đường đi đến Kyoto.
Bảo Trân
#47 Posted : Sunday, September 6, 2009 3:51:50 AM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
Mời cả nhà xem nốt bài Du Lịch Phù Tang ở đây.


http://www.vuonmai.net/Van/DW-DuLichPhuTang.html
Khánh Linh
#48 Posted : Thursday, March 11, 2010 3:15:53 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Chị Bảo Trân ơi,

Chị học trường Gia Long vậy chị có biết người có tên NTTT, trong lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng đóng vai Trưng Nhị không? Có thể là lớp nhỏ hơn chị đó, nhưng không nhỏ lắm đâu. Smile

KLinh nhớ là khoảng năm 1972 hay 73 người này đóng vai Trưng Nhị. Ngoài ra có một người chị tên NTTĐ học trên 2 lớp và ra trường năm 73.
Bảo Trân
#49 Posted : Sunday, March 14, 2010 11:45:49 AM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
quote:
Gởi bởi Khánh Linh

Chị Bảo Trân ơi,

Chị học trường Gia Long vậy chị có biết người có tên NTTT, trong lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng đóng vai Trưng Nhị không? Có thể là lớp nhỏ hơn chị đó, nhưng không nhỏ lắm đâu. Smile

KLinh nhớ là khoảng năm 1972 hay 73 người này đóng vai Trưng Nhị. Ngoài ra có một người chị tên NTTĐ học trên 2 lớp và ra trường năm 73.



Chị KL ơi,
72/73 thì lớn hơn BT rồi, vì BT là GL74.
BT không để ý đến những người đẹp này đâu, bởi lúc đó đang tuổi ăn chơi mà, đâu có màng chi đại sự.
Bảo Trân
#50 Posted : Sunday, March 14, 2010 11:48:23 AM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
Ngày Vui Qua Mau...

Chiều hôm tôi đưa Gà tồ ra phi trường về Thái Lan trời mưa tầm tã, chắc là ông trời biết tôi sẽ sụt sùi nên khóc trước hộ tôi đây! Khi chúng tôi đến quầy vé để check in thì mới biết hệ thống điện tử của hãng máy bay Eva Air bị trục trặc, nên nhân viên của hãng phải phát hành vé bằng tay. Tôi lại có thêm chút thì giờ đứng bên cạnh con xếp hàng chờ tới lượt mình lấy vé, rồi mẹ con tôi dẫn nhau lên khu hàng ăn ở trên lầu ngồi chờ giờ Gà lên máy bay.

Tôi ngồi ôm tay Gà tồ, thủ thỉ căn dặn những điều mà Gà tồ đã thuộc nằm lòng. Thằng con tôi, thường thì vẫn gắt như mắm, khó chịu vì tính mẹ lẩm cà lẩm cẩm, nhưng lúc này (chắc biết sắp sửa rời xa mẹ) nên chỉ nhẹ nhàng lập đi lập lại mỗi mấy chữ: - Biết rồi, nhớ rồi, hiểu rồi!

Một tiếng đồng hồ im lặng trôi qua. Gà tồ nhìn lên hàng chữ “Boarding” bên cạnh tên hãng hàng không Eva Air ở trên tấm bảng thông cáo chạy bằng điện nói:
- Tới giờ Ki đi rồi mẹ.

Nước mắt tôi lại tuôn trào, tôi ôm con thật chặt không muốn rời. Chuột nhắt trêu tôi:
- Hay là ra ngoài quầy mua vé cho mẹ đi theo Gà nhé.

Chiếc thang máy chạy vùn vụt đưa tôi và con xuống lầu. Đến trước cửa cổng vào, Gà tồ dừng lại hôn trên trán tôi chào từ giã. Tôi muốn ghì con lại, ôm con thêm một vài phút nữa nhưng không dám vì sợ con sẽ trễ chuyến bay. Tôi đứng ở ngoài vòng rào, cố kiễng chân nhìn theo cho đến khi bóng Gà tồ khuất dần sau cánh cửa cách ngăn.

&&&

Hôm tôi đón Gà về Cali trời cũng mưa tầm tã. Hôm đó, hơn bốn giờ chiều rồi mà mưa vẫn sầm sập đổ, hình như ảnh hưởng của trận bão El Nino vẫn còn âm hưởng đâu đây. Cả tuần nay trời mưa như trút nước, mưa ngập lụt cả những con đường thành phố, mưa như để bù đắp cho những tháng ngày hạn hán trong năm.

Tôi đứng ngồi không yên, đi tới đi lui trong căn phòng nhỏ. Không phải là chỉ từ bốn giờ chiều tôi mới lăng xăng như thế này, cả một ngày hôm nay tôi có làm việc được đâu. Cô nàng Dorcas, người bạn đồng nghiệp ngồi ở cái cubicle trước mặt tôi nhắc nhở:
- Tôi nghĩ là you nên đi về sớm cho khỏi lụp chụp. Thứ nhất là mùa lễ lạc, thứ nhì là trời mưa to như vầy, những con đường vào phi trường sẽ bị kẹt cứng. You đâu có muốn con you ra tới phòng đợi mà không thấy bóng dáng mẹ đâu, phải không?

Cô nàng này nói đúng ý của tôi quá đi mất. Tôi đang định đi vào gặp sếp xin về sớm để đi đón con đây mà. Tôi hồ hởi đáp:
- Tôi cũng đã nghĩ như thế.

Tôi đi vào phòng sếp, Gloria đang ngồi chăm chú với mấy cái hồ sơ ngửng lên nhìn tôi:
- Có chuyện gì không Ly?

Tôi ngập ngừng:
- Máy bay con tôi đến sớm nửa giờ. Tôi muốn về sớm để đi đón con. Ngày mai tôi làm bù được không?

Gloria dễ dãi gật đầu:
- Sure, trời mưa to thế này, chắc là kẹt xe ghê lắm, you cũng nên đi sớm.

Tôi chỉ cần nghe có thế, nói cám ơn Gloria rồi nhanh chóng về chỗ ngồi xếp dọn hồ sơ, tắt máy, sửa soạn đi về.

Bảo làm sao mà tôi không cuống quít, lăng xăng cho được, vì một năm tôi mới gặp được con một lần, kể từ ngày Gà tồ quyết định tung cánh bay đi tìm chân trời mới. Và Gà tồ đã tạm dừng chân nơi xứ chùa Vàng để... dạy cho người Thái nói tiếng Anh. Từ ngày đó đến nay, mẹ con tôi thay phiên nhau, một năm tôi sang Thái Lan gặp con, một năm Gà tồ về Mỹ thăm bố mẹ.

Đáng lý ra tháng 10 năm nay là tới phiên tôi và Thảo đi gặp Gà tồ, nhưng những trận cuồng phong Fengshen, Parma, Ketsana... đã liên tiếp ngăn cản bước chân tôi. Tôi không muốn lên máy bay mà tinh thần bị khủng hoảng, nên tôi điều đình với Gà tồ:
- Mẹ mua vé cho Gà về thăm mẹ nhá.

Gà tồ đồng ý ngay. Thế là tôi hủy vé máy bay, đóng tiền phạt và gởi tiền mua vé cho con về.

Phi trường mùa lễ nên người đông gấp đôi ngày thường. Tôi phải chờ gần hai tiếng đồng hồ mới thấy Gà xuất hiện. Tôi vít lấy cổ con hôn lấy hôn để trên má làm Gà tồ mắc cở nhìn quanh sợ người chung quanh cười.

Những ngày kế tiếp của tôi vui như những ngày hội. Chuột nhắt đã từ trường học trở về nhà với hai tuần nghỉ lễ. Thảo cũng không đi làm. Tôi lấy hai tuần vacation chỉ để ở nhà chơi với các con. Tôi và Thảo cũng muốn rủ Gà tồ đi Brian Head chơi trượt tuyết, đi Las Vegas đánh bài, đi Pechanga ăn buffet, đi Sol Vang thử kẹo, nhưng nói đến tên chỗ nào thì Gà tồ cũng lắc đầu quầy quậy. Gà nói, Gà chỉ muốn ở nhà, làm thức ăn cho bố mẹ với em ăn, và chơi game với bố, với em.

Thế là trong hai tuần lễ, tôi chỉ quanh quẩn ở nhà đi chợ, nấu ăn. Thôi thì tha hồ cho tôi bày biện, nấu nướng. Ngày thì tôi nấu phở, ngày thì tôi đổ bánh xèo, ngày thì tôi làm cơm tấm bì thịt nướng, ngày thì tôi làm chả cá Thăng Long, ngày khác lại nấu bún thang v.v... Gà tồ thay những sáng điểm tâm bằng lúa mạch với hạt lanh của tôi bằng những sáng điểm tâm với bagel kẹp cá hồi hun khói, với những bữa điểm tâm Mỹ có pancake, bacon, sausage và omelette, rồi những bữa cơm tối với thịt bò chiên, thịt bò nướng, gà đút lò, sà lách trộn, khoai tây, bánh mì bơ tỏi... Đôi khi để thay đổi món cho đỡ ngán, gia đình tôi lại rủ nhau đi Warehouse Pizza ăn Pizza, hay đi In and Out ăn hamburger kiểu “animal style”.

Những buổi tối, trong khi hai anh em Gà tồ và Chuột nhắt ngồi chơi game, hò hét với nhau ở ngoài phòng family, tôi và Thảo mỗi người ôm một cái máy computer ở phòng bên cạnh. Mỗi người có một việc để làm, tuy không nói gì với nhau, nhưng chỉ cần nghĩ đến sự hiện diện đông đủ của bốn người chúng tôi dưới cùng một mái ấm gia đình là tôi đã cảm thấy mình hạnh phúc.

Nhưng rồi hai tuần lễ hạnh phúc cũng nhanh chóng trôi qua. Hôm nay tôi lại phải tiễn Gà ra phi trường trở về xứ chùa Vàng, nơi Gà đang làm việc. Và chỉ trong vài ngày nữa thôi, Chuột nhắt cũng thu dọn sách vở, quần áo trở lại trường.

&&&

Tôi trở về nhà, châm thêm đèn và đốt thêm hương trên bàn thờ Phật Bà, cầu nguyện cho Gà tồ bình an “về tới chốn”, rồi quay vào chúi mũi trước màn hình computer. Tôi nhìn chữ “Departed” trên màn hình “Flight Status” của hãng máy bay Eva Air mà nước mắt lại tuôn rơi. Con tôi đã cách xa tôi hơn một tiếng đồng hồ! Có lẽ giờ này máy bay của Gà tồ đang bay ngang không phận San Francisco. Tôi mở bản đồ thế giới để theo dõi đường máy bay bay. Tôi cứ thế ngồi ước lượng đường bay cho đến tối. Thảo nhìn tôi lắc đầu:
- Đừng nói em sẽ ngồi đây cho đến sáng nghen.

Tôi để computer “on” cả đêm, chỉ tắt cái nút của “monitor” để sáng mai khỏi phải mất thì giờ mở computer lên chờ “warm up” rồi lên lầu đi ngủ.

Tôi vùi đầu vào gối khóc thầm, rồi thiếp đi lúc nào không biết. Khi tôi tỉnh dậy thì đã gần 8 giờ sáng. Tôi nhẩy vội xuống lầu, bấm nút monitor, vào trang “Flight Status”. Tôi vui mừng khi nhìn thấy hàng chữ “Arrived”. Chuyến bay về Taipei đã đến đúng giờ, 11 giờ 36 phút, nhưng Gà tồ chỉ có khoảng 45 phút để chuyển sang máy bay khác về Bangkok. Và chuyến máy bay về Thái Lan cũng đã cất cánh đúng giờ. Như thế thì Gà sẽ không có thì giờ để email cho tôi. Dù biết vậy nhưng tôi vẫn mở Yahoo mail tìm thư và vẫn buồn khi thấy trang thư của tôi không có một hàng chữ nào in đậm, mới.

Tôi để màn hình “Flight Status” của Eva Air mở rộng trên máy. Chuyến bay về Bangkok chỉ có 4 tiếng đồng hồ thôi, nhưng tôi còn phải chờ đợi gần 3 tiếng đồng hồ nữa trước khi nghe được tiếng nói của con.

Bỏ cái máy điện thoại không giây vào trong túi áo khoác, tôi lững thững đi ra vườn trước ngắm hoa cho đỡ sốt ruột. Đang ngồi tỉa mấy cái lá mai vàng tôi chợt nghe có tiếng lao xao trước cửa. Tôi đứng dậy nhìn ra. Hai cái xe SUV Explorer và Cherokee đang chễm chệ chiếm cứ hai cái chỗ đậu xe trước cửa nhà tôi. Rồi những đứa con nít nhỏ lăng xăng chạy băng ngang con đường vắng để vào căn nhà đối diện, căn nhà của Sylvia, người hàng xóm mới dọn về đây hơn năm trước.

Hình như, chỉ có căn nhà này là căn nhà “ồn ào” nhất trong xóm. Không ồn ào sao được khi căn nhà chỉ bốn phòng này đã có đến những ba gia đình và những sáu cái xe hơi. Sau ngày dọn vào nhà mới, Sylvia đã chạy sang nhận... “láng giềng gần” với những người hàng xóm ở trước cửa, hai bên nhà, và để hàng xóm “thông cảm” với những tiếng cười đùa, tiếng nhạc rộn rịp cuối tuần. Sylvia tâm sự với tôi:
- Thời buổi khó khăn, cả ba gia đình chúng tôi góp nhau mới đủ tiền mua căn nhà đó. Nhà có bốn phòng thì hai vợ chồng tôi ở một phòng, một phòng dành cho hai vợ chồng thằng út. Còn hai vợ chồng đứa con gái kế và hai đứa cháu ngoại ở hai phòng kia. Chừng nào thằng út có khả năng thì tụi nó sẽ ra riêng. Chứ giờ mướn cái apartment một phòng nho nhỏ mà cũng cỡ ngàn bạc rồi. Ở chật chật vậy cũng vui.

Mà căn nhà của Sylvia vui thật, lúc nào cũng đầy ắp người và tiếng nói, tiếng cười, chưa kể còn náo nhiệt hơn vào những ngày cuối tuần, những ngày lễ, khi có thêm gia đình của ba đứa con lớn từ El Monte, Moreno Valley, Riverside, tìm về, thăm viếng.

Hôm nay cũng thế, chiều cuối năm, chắc cả đại gia đình của Sylvia đang tấp nập bên nhau để sửa soạn đón mừng năm mới. Họ sẽ có thêm một ngày vui quây quần bên nhau. Đôi khi, tôi cũng đã ghen tị với cái hạnh phúc đơn giản này của gia đình Sylvia, một cái hạnh phúc bình thường, nhỏ nhoi mà tôi đã không có được. Nhưng chẳng lẽ, tôi lại vì cái hạnh phúc đơn giản này mà ngăn cản bước chân bay nhẩy của các con tôi?

&&&

Tôi trở vào nhà nhìn màn hình “Flight Status”. Chuyến máy bay chở Gà tồ đã về đến xứ chùa Vàng. Dù đang chờ đợi, nhưng tôi không khỏi giật thót người khi nghe tiếng chuông điện thoại reo vang. Tôi luống cuống cầm điện thoại bấm vào nút “speaker”. Tiếng Gà tồ mỏi mệt bên kia đường giây:
- Mẹ, Ki đến rồi, Ki mới vừa bước ra khỏi cửa máy bay.

Tôi run giọng hỏi:
- Con mệt không?

- Mệt chút xíu, vì chuyến về Taipei dài quá, gió nhồi nữa. Thôi Ki đi vào check custom đây.

Máy tắt. Nước mắt tôi lại tuôn trào. Thế là tôi lại cách xa con tôi hơn nửa quả địa cầu. Tôi sẽ phải chờ đến gần một năm nữa mới gặp lại con tôi. Những ngày vui của tôi đã thật sự qua mau...

Bảo Trân
12/31/09
Khánh Linh
#51 Posted : Tuesday, March 16, 2010 12:37:49 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Chị BT có bút pháp giản dị, trung thực và chất chứa những tình cảm làm rung động lòng người.ApproveRose


NTTT là bạn ở gần nhà KLinh, vì vậy mới biết chuyện về trường GL, thí dụ giáo sư chọn những người đẹp ở các lớp khác nhau để làm chung văn nghệ, hay diễn kịch, v..v... KLinh đã thấy hình của chị BT, Smile và nghĩ là có thể chị cũng đóng vai Trưng Trắc/Trưng Nhị năm nào đó cho nên mới hỏi chị có biết T. không.
Bảo Trân
#52 Posted : Saturday, March 20, 2010 12:20:34 AM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
quote:
Gởi bởi Khánh Linh

Chị BT có bút pháp giản dị, trung thực và chất chứa những tình cảm làm rung động lòng người.ApproveRose


NTTT là bạn ở gần nhà KLinh, vì vậy mới biết chuyện về trường GL, thí dụ giáo sư chọn những người đẹp ở các lớp khác nhau để làm chung văn nghệ, hay diễn kịch, v..v... KLinh đã thấy hình của chị BT, Smile và nghĩ là có thể chị cũng đóng vai Trưng Trắc/Trưng Nhị năm nào đó cho nên mới hỏi chị có biết T. không.



Cám ơn chị KL đã quá khen. Trời đất, BT mà đóng được vai nữ tì cầm lọng là cũng... hên rồi.
Bảo Trân
#53 Posted : Saturday, March 20, 2010 4:21:53 AM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
Đưa Con Ra Phi Trường

Tối hôm qua đưa con ra phi trường
Cố níu kéo thời gian mà không được!
Nhìn những bước con xa, lòng quặn thắt
Nước mắt rơi theo từng bước chân về

Con bước lên tàu, lòng mẹ tái tê
Buồn không nói. Biết nói gì thêm được!
Mẹ chỉ biết lặng lẽ lau nước mắt
Nghẹn trong lời, một tiếng gọi - con ơi! -

Chim đủ cánh lông, bay khắp phương trời
Mẹ ở lại nhìn tổ buồn bỏ ngỏ
Thầm cầu nguyện: - đường chim bay nhẹ gió -
Cho chim non đừng đảo cánh rong chơi

Mong một ngày mai, mỏi cánh đường dài
Con trở lại như những ngày tuổi nhỏ
Con dấu yêu, nơi phương trời xa đó
Đừng quên là mẹ vẫn ngóng, chờ, trông!

BT
Bảo Trân
#54 Posted : Saturday, April 24, 2010 5:29:38 AM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
Bài Thơ Kỷ Niệm

Cố nén mãi, cũng khôn cầm nước mắt
Dấu mặt vào tay, uất nghẹn trong lòng
“Giã biệt Sài Gòn”. Bật tung tiếng khóc!
Khi con tàu lướt gió, vượt không trung

Ngày ly xứ vừa tròn hai mươi tuổi
Trắng tay không - hành lý bước vào đời
Ngơ ngác quê người, rưng rưng tiếc nuối
Những êm đềm, mộng tưởng đã xa xôi

Giờ chấp nhận nơi này - quê hương mới
Qua bao năm, đất lạ vẫn ngậm ngùi
Mỗi Tháng Tư, sinh nhật về tiếp nối
Thêm một ngày - nước mắt lặng thầm rơi

Sài Gòn - Tháng Tư, chập chùng kỷ niệm
Chẳng thể xóa nhòa, chẳng thể phai phôi!
Gửi nỗi niềm vào những giòng thơ nhỏ
Sài Gòn - Tháng Tư, nhớ mãi, trọn đời…

BT
4/22/10
Bảo Trân
#55 Posted : Thursday, May 20, 2010 4:07:38 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)

Mời cả nhà đọc một bài viết mới trong VM.

http://www.vuonmai.net/V...-XayDungLaiQueHuong.html
PC
#56 Posted : Sunday, December 5, 2010 4:53:28 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Vậy là năm nay chị bay qua Thái Lan hay là Gà tồ bay về Mỹ hở chị BT? Đọc bài viết của chị mà muốn rớt nước mắt, chỉ khi có con rồi thì lũ trẻ mới biết nỗi lòng của cha mẹ ra sao.

À, chị BT, nghe nói vào mùa Giáng Sinh ở vùng LA có một con đường mọi nhà đều chưng dọn đèn ở ngòai rất đẹp, thu hút rất nhiều du khách tới ngắm, chị có biết đó là con đường nào không?
Bảo Trân
#57 Posted : Sunday, December 5, 2010 3:41:20 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

Vậy là năm nay chị bay qua Thái Lan hay là Gà tồ bay về Mỹ hở chị BT? Đọc bài viết của chị mà muốn rớt nước mắt, chỉ khi có con rồi thì lũ trẻ mới biết nỗi lòng của cha mẹ ra sao.

À, chị BT, nghe nói vào mùa Giáng Sinh ở vùng LA có một con đường mọi nhà đều chưng dọn đèn ở ngòai rất đẹp, thu hút rất nhiều du khách tới ngắm, chị có biết đó là con đường nào không?



Năm nay BT không qua TL bởi vì BT đi chơi Florida,East Coast/Canada/New Orleans hết ngày nghỉ rồi. Còn Gà thì tính về tháng 5 dự lễ ra trường của Chuột nên cũng không về được tháng 12. Phải chờ thêm vài tháng thôi. Nhìn nhau qua web cam vậy. Mà mình khóc chứ bọn nhỏ đâu có khóc.

Ở gần BT, thành phố Chino có nhiều khu dân cư mọi nhà đều chưng đèn. Đi coi đèn cũng mệt lắm, đông vô cùng. Còn ở LA thì BT không nhớ thành phố nào. Lâu lắm rồi, chắc cũng 25 năm trước, BT có dẫn mấy đứa nhỏ đi coi đèn ở Sherman Oaks hay Westwood gì đó, gần Van Nuys. Con đường BT ở cũng có nhiều nhà chưng đèn lắm, chỉ có nhà BT và vài nhà thôi lọt ở giữa hổng có đèn.
Bảo Trân
#58 Posted : Thursday, December 9, 2010 1:16:54 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
Tìm Một Cái Tên

Tôi có một thói quen là hay đem theo vài ba quyển sách trên đường đi du lịch để đọc khi rảnh rỗi, cho quên bớt thì giờ trong lúc ngồi chờ đợi chuyến bay chuyển tiếp, hoặc cho đỡ sốt ruột trên chuyến bay dài đằng đẵng bao nhiêu tiếng đồng hồ. Lần này cũng thế, trong chuyến đi Du Lịch Miền Đông, tôi thả theo cái túi xách tay mấy quyển truyện dài, ngắn nho nhỏ.

Như thường lệ, sau khi ngồi ngay ngắn trên máy bay, thắt dây an toàn xong là tôi bắt đầu cầu bình an, xin Phật Bà cho tôi đi tới nơi, về tới chốn. Khi đèn chớp báo hiệu tháo được dây an toàn ra thì buổi cầu kinh của tôi cũng vừa xong. Tôi yên tâm ngả ghế ra sau nằm tựa đầu thoải mái trong lúc máy bay đang nhẹ nhàng lướt gió.

Giờ này mới hơn mười giờ đêm, còn quá sớm để tôi có thể ru mình vào giấc ngủ. Trong lúc Thảo ngồi dán mắt vào màn ảnh tivi theo dõi cuốn phim Grown Ups thì tôi thong thả đem sách ra đọc. Tôi chọn đọc Tuyển Tập Văn Hữu mùa Hè trước vì quyển sách này mỏng nhất, vừa tầm cho một thời gian ngắn trước khi tôi có thể chợp mắt nghỉ ngơi vài ba tiếng đồng hồ, rồi sẽ sửa soạn bước xuống máy bay ở phi trường Newark vào lúc trời hừng sáng.

Thay vì mở trang mục lục để dò xem có cái tên tác giả nào mới lạ, có cái tựa đề truyện nào hấp dẫn (như tôi vẫn thường làm) để bắt đầu cho buổi đọc sách thì tôi lại nhẩn nha bắt đầu từ trang thứ nhất. Cái truyện đầu tiên tôi đọc là của một tác giả tôi không quen thuộc mấy, viết về cuộc du lịch ngắn ngủi của ông đến một miền đất phương Nam, có những ngày hội ngộ với bạn bè cũ ở trường xưa, có những ngày du dương với người thân quen trên biển cả, cũng vui như chuyến du lịch của tôi về miền Florida nắng quái hồi tháng Năm vừa qua. Đọc xong bài của ông này rồi tôi nhanh chóng quay lại trang mục lục để tìm cái truyện ngắn mà ông đã khen ngợi là “một trong những truyện hay nhất viết về tháng Tư trong năm”, truyện của một cây viết nữ khá nổi danh.

Truyện viết về một nàng dâu của nước Mỹ đến từ Việt Nam. Từ những ngày đầu xa xứ còn bỡ ngỡ trên vùng đất mới, nàng dâu Việt Nam đã theo chồng về quê chào hỏi họ hàng nhà chồng. Nhưng ở nơi dừng chân đầu tiên nàng đã bẽ bàng đón nhận cái nhìn đầy trách móc và oán giận của người cô chồng, bởi vì bà có một đứa con yêu còn rất trẻ đã lên đường làm nghĩa vụ tranh đấu cho tự do, và đã bỏ mình trên đất nước của nàng một cách rất đột ngột. Cô dâu Việt Nam đã trở về nhà với “trái tim nặng trĩu ngàn cân và hai môi ngậm kín”. (Lời Cám Ơn Riêng - Trần Mộng Tú)

Nhưng sau đó thì câu chuyện có vẻ thư giãn hơn, khi người viết đã cho biết dần dà rồi người cô chồng đã tìm được những phút giây an bình và đã không còn những ý nghĩ khắt khe như những ngày đầu gặp gỡ cô dâu mới. Bà thôi trút oán hận trên đầu cô cháu dâu, người đến từ miền đất nước đã gây nên cuộc chia ly sinh tử của mẹ con bà. Bà “tha” cho cô cháu dâu vì bà đã hiểu: bà, người con yêu đã hy sinh vì chính nghĩa, và cô cháu dâu, chỉ là những nạn nhân của một cuộc chiến tranh.

Trong đoạn cuối cùng của câu chuyện, tác giả cho biết cô đã tìm đến viếng thăm người đã mất, khi Bức Tường Đá Đen khắc tên của hơn 58 ngàn người đã hy sinh hay đang mất tích trên đất nước cô được hoàn thành. Và tác giả đã nhắn nhủ… “nếu có dịp thăm viếng Bức Tường Đá Đen ở Hoa Thịnh Đốn, hãy tìm đến thăm Michael Keys, người em họ bạc số của chồng cô, và gửi cho anh một lời cám ơn riêng.”

Câu chuyện chỉ có thế nhưng bài viết đã gây cho tôi một sự xúc động nghẹn ngào, một nỗi buồn man mát. Tôi có thể hình dung được nét mặt ngỡ ngàng của người mẹ khi nghe đứa con yêu báo tin là phải lên đường đi chiến đấu ở một miền đất xa xôi mà chính bà cũng chưa hề biết tới. Nỗi lo lắng vì con đi xa còn trong lòng, niềm thương nhớ con chưa kịp nguôi ngoai, thì bà đã bàng hoàng nhận hung tin con mình trở về trong cảnh... “thân phủ màu cờ”. Tôi cũng có thể liên tưởng đến nỗi đau đớn và sự uất hận của bà khi ôm khung hình con và lá quốc kỳ trên tay. Tôi thấu hiểu được tâm trạng xốn xang của bà khi phải đối diện với một người đến từ miền đất nước đã đưa bà vào những tháng ngày đau thương tức tưởi, nên tôi cảm thông với thái độ lạnh nhạt của bà khi bà đem hết uất ức tiềm ẩn từ bấy lâu nay trút trả vào cô cháu dâu vô tội mà bà xem là “người đại diện” cho miền đất tai ương.

Tôi xếp quyển truyện lại, mở tờ chương trình du lịch ra, xem trong chương trình du lịch của tôi có đề cập đến cuộc viếng thăm Bức Tường Đá Đen hay không. Theo chương trình thì ngày đến Hoa Thịnh Đốn, chúng tôi sẽ có một buổi viếng thăm những đền đài kỷ niệm. Thể nào thì Bức Tường Đá Đen cũng nằm trong số những đền đài kỷ niệm ấy. Tôi đã không khỏi háo hức chờ đợi đến ngày nhìn tận mắt bức tường lịch sử này, để có cơ hội gửi Michael Keys một lời cám ơn riêng.

&&&

Và tôi đã đến đây, đứng trước bức tường lịch sử mang tên Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Chiến Tranh Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial), có khắc tên của những người đã hy sinh hay mất tích trên đất nước Việt Nam. Lòng tôi bỗng dưng trĩu nặng khi nhìn thấy hai bờ tường thành vĩ đại. Những háo hức từ lúc còn ngồi trên máy bay biến mất, không còn là sự tò mò, nỗi mong muốn tìm hiểu xem bức tường thành lịch sử ra sao, mà trong tôi chỉ còn là một nỗi ngậm ngùi.

Tôi choáng ngợp trước tấm bia vĩ đại. Không vĩ đại sao được khi nó chứa đựng hơn 58 ngàn linh hồn trên ấy. Không vĩ đại sao được vì nó đã được dựng xây trên ý nghĩa hòa hợp giữa quá khứ và hiện tại để cố hàn gắn lại vết thương lòng. Không vĩ đại sao được khi đa số những người có tên trên bức tường này không có một chút liên hệ gì đến con người và đất nước họ đã bỏ quên sinh mạng mình nơi đó. Tôi nghĩ, vợ con, cha mẹ, anh em, người thân yêu, bạn bè v.v… của những người có tên trên bức tường này cũng có một tấm lòng vĩ đại (như người cô chồng của nàng dâu Việt Nam trong truyện Lời Cám Ơn Riêng) khi họ đã dần quên nỗi căm thù đất nước Việt Nam và những người đến từ nơi ấy.

Du khách, bạn bè và thân quyến của những người có tên trên Bức Tường Đá Đen đến viếng thăm khuôn viên này thật đông đảo. Tôi bùi ngùi nhìn những đóa hoa cẩm chướng đỏ, những vòng hoa hình trái tim nho nhỏ được đặt rải rác chung quanh chân bức tường thành. Tôi mủi lòng khi nhìn thấy một cô gái nhỏ, đang công kênh trên vai một người đàn ông đứng tuổi, một tay vịn vào bờ tường, một tay cô cố giơ cao máy ảnh để chụp cho được một góc ở tận trên cao của bức tường thành đầu tiên bên cánh phải. Đôi mắt tôi cay cay khi nhìn thấy có nhiều người đứng tần ngần, hay ngồi phủ phục trước Bức Tường Đá Đen, tay miệt mài vuốt ve trên một cái tên.

Tôi đứng trước một rừng tên của bức tường thành vĩ đại mà không biết phải bắt đầu từ đâu để tìm cái tên Michael Keys. Tôi nhận thấy những cái tên được khắc trên bờ tường này không theo một thứ tự ABC nào cả. Thế thì việc kiếm tìm của tôi chắc sẽ khó có kết quả lắm đây, vì tôi không có nhiều thì giờ ở tại nơi này. Theo chương trình thì chúng tôi chỉ có độ một tiếng rưỡi đồng hồ để đi thăm viếng và chụp hình lưu niệm ở tất cả các đền đài kỷ niệm. Nhưng tôi vẫn muốn được... “đặt tay lên vầng trán lạnh của Michael để nói một lời cám ơn riêng”. Tôi bắt đầu dò tìm từ bờ tường bên trái, bức tường thấp nhất, cho đến bức tường vừa vượt qua đầu tôi một sải tay. Tôi di chuyển dần xuống những bờ tường kế tiếp, rồi sang đến bờ tường bên phải, cố gắng tìm những cái tên Michael trong tầm nhìn của tôi nhưng cũng không tìm thấy được tên anh.

Thảo, chồng tôi, vừa chụp xong những tấm hình với mấy người bạn mới trong đoàn tour ở khuôn viên bức tượng ba người lính, biết tôi đang cố ý dò kiếm tên Michael nên đã chạy đến giúp tôi. Nhưng cái việc hai chúng tôi mò mẫm tìm từng cái tên Micheal trên mấy chục bức tường thành chi chít Họ, Tên này để tìm được cái tên Michael Keys thì quả là việc mò kim đáy biển. Tôi gõ nhẹ mấy ngón tay vào một bờ tường thì thầm: “Michael ơi, nếu tôi và anh có duyên với nhau, thì hãy chỉ cho tôi xem tên anh khắc ở chỗ nào của bức tường thành.” Nhưng có lẽ, tôi và Michael đã không có duyên gặp gỡ…

Trước khi bỏ cuộc kiếm tìm, tôi đã cúi đầu, nghiêng mình trước bức tường kỷ niệm để gửi lời cám ơn chung đến những người có tên trên đó. Trên đường đi trở ra địa điểm tập họp, tôi bỗng để ý đến cái giá màu đồng, nhỏ, thấp, nằm ngay ở đầu con đường ciment dẫn vào khuôn viên Bức Tường Đá Đen mà lúc nãy vì hấp tấp chạy theo mọi người trong đoàn để vào chiêm ngưỡng bức tường thành nên tôi đã không nhìn thấy. Cái giá, không, cái hộc bàn nhỏ thì đúng hơn, vì bề mặt của cái giá mang hình dáng của những cái hộc bàn hình chữ nhật (như những cái hộc bàn của lớp học, có hở một mặt phía trước để bỏ sách vở vào), đã phai, sờn vì mưa nắng. Những hộc bàn nhỏ này được đóng chắc chắn trên một cái trụ đồng màu. Giữa lòng hộc bàn có gắn một quyển sách dầy cộm và to hơn quyển niên giám điện thoại. Khoảng hở phía đầu hộc bàn chỉ vừa đủ chỗ cho hai bàn tay người thò vào để lật mở những trang sách ở bên trong. Mặt hộc bàn làm bằng kính dầy, trong suốt để người ta có thể nhìn rõ ràng những hàng chữ trên quyển sách. Tôi vội vàng đến gần, mở quyển sách ra và vui mừng để biết đây là quyển sách chỉ dẫn, có in tên tất cả những người trên bức tường lịch sử theo thứ tự Họ, Tên, từ A tới Z. Bên cạnh những cái tên này còn có ghi cấp bực, đơn vị, ngày sanh tháng đẻ, ngày hy sinh, hay là ngày mất tích, nguyên quán và sau cùng là vị trí của họ trên bức tường thành kỷ niệm.

Tôi đã tìm thấy tên Michael trên quyển sổ chỉ dẫn, và chụp vội vài tấm hình trang giấy có in tên anh qua khung kính. Tôi chỉ tiếc là thời gian còn lại đã không cho phép tôi chạy trở về trước Bức Tường Đá Đen để tìm xem tên anh nằm ở khoảng nào. Tôi chỉ có thể làm theo lời nhắn nhủ của tác giả TMT, đặt tay trên trang giấy có in hàng chữ Michael Keys để nói một lời cám ơn riêng.

&&&

Tình cờ sao trước khi tôi hoàn tất bài viết này, tôi đã nhận được một cái link về Bức Tường Đá Đen từ một người bạn trong diễn đàn TR của tôi. Cái link chỉ rất rõ ràng về cách tìm kiếm những cái tên đã được khắc trên bờ tường kỷ niệm. Đây là một trang mạng tuyệt vời. (http://www.virtualwall.org/iStates.htm) Những người trong tổ chức The Virtual Wall đã sưu tập hình ảnh, tiểu sử, của những người có tên trên Bức Tường Đá Đen và đã đưa vào trang mạng này một cách rất công phu.

Tôi làm theo lời chỉ dẫn của cái link, vào danh sách liệt kê theo Họ, Tên để tìm tên của Michael. Khi tôi click vào tên anh, thì cái link dẫn tôi sang một trang mạng khác, có liệt kê đầy đủ những dữ kiện về anh, và cả hình ảnh những huy chương anh đã nhận lãnh. Tôi cũng đã nhìn thấy bờ tường có khắc tên anh, bờ tường thứ 4, một bờ tường khá cao bên tay trái và tên của anh ở tít trên cao, khoảng giữa hàng thứ 3. (Panel 04W Line 003) Như thế thì hôm ở Hoa Thịnh Đốn cho dù tôi có tìm được tên Michael ở bức tường này, tôi cũng không thể với tới để được đặt tay lên hàng chữ mang tên anh.

Nhưng tôi cũng không đến nỗi ân hận vì ít ra tôi đã làm được một điều là gửi lời cám ơn riêng đến anh, và tôi cũng đã nghiêng mình trước Bức Tường Lịch Sử để gửi một lời cám ơn chân thành chung đến tất cả những người đã từng phục vụ và hy sinh cho đất nước Việt Nam tôi.

Bảo Trân
11/30/10
PC
#59 Posted : Friday, December 10, 2010 12:25:37 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi Bảo Trân
Ở gần BT, thành phố Chino có nhiều khu dân cư mọi nhà đều chưng đèn. Đi coi đèn cũng mệt lắm, đông vô cùng. Còn ở LA thì BT không nhớ thành phố nào. Lâu lắm rồi, chắc cũng 25 năm trước, BT có dẫn mấy đứa nhỏ đi coi đèn ở Sherman Oaks hay Westwood gì đó, gần Van Nuys. Con đường BT ở cũng có nhiều nhà chưng đèn lắm, chỉ có nhà BT và vài nhà thôi lọt ở giữa hổng có đèn.



Cám ơn chị.
Bảo Trân
#60 Posted : Monday, March 28, 2011 3:56:42 AM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
Mới ngày nào, một buổi chiều cuối năm, ngoài trời mưa rơi tầm tã, nhưng trong căn phòng nhỏ ấm cúng ở quán Mình Ơi của Diệu Hương, chúng tôi đã ngồi nghe anh hát Vì Tôi Là Linh Mục, Chiều Qua Tuy Hòa, và nhìn anh ôm đàn kiên nhẫn chờ các “ca sĩ nghiệp dư" của Thụ Nhân lấy hơi, lên giọng, để được đệm đàn cho các bạn/các em hát. Ngày đó anh đã vang tiếng cười mà bảo với chúng tôi là anh còn khỏe lắm, thế mà bây giờ chúng tôi đã phải nói tiếng…

Vĩnh Biệt Anh Quang

Được tin anh giũ sạch trần sa,
Biết trước, nhưng sao mắt vẫn nhòa.
Ngạo nghễ quê hương còn đứng đó,
Âm thầm cát bụi đã bay xa.
Lòng son một mảnh luôn sừng sững,
Nhạc cũ muôn đời mãi thiết tha.
Lặng lẽ anh qua miền vĩnh cửu,
Đất người mòn mỏi khúc du ca.
Trần Văn Lương
Cali, 3/27/2011


Biết trước, nhưng mà lệ vẫn sa
Đón nhận hung tin, mắt nhạt nhòa
Nỗi Buồn Nhược Tiểu, còn đâu đó
Hy Vọng Vươn Lên, vẫn chẳng xa
Quê Hương Ngạo Nghễ, lòng sừng sững
Dốc Nhỏ Tình Tôi, dạ thiết tha
Vỗ Cánh Chim Bay, về vĩnh cửu
Gươm Thiêng Hào Kiệt, vẳng lời ca
BT
CA 3/28/11


* Những chữ tô màu đỏ là sáng tác của Nguyễn Đức Quang.

Nỗi Buồn Nhược Tiểu
Hy Vọng Đã Vươn Lên
Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ
Tình Tôi Con Dốc Nhỏ
Vỗ Cánh Chim Bay
Gươm Thiêng Hào Kiệt





Users browsing this topic
Guest (35)
6 Pages<12345>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.