Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

7 Pages123>»
COVID-19 (2019-nCov) viêm phổi cấp tính mới
viethoaiphuong
#1 Posted : Tuesday, January 21, 2020 3:34:32 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Trung Quốc: Virus viêm phổi cấp tính mới có thể lây từ người sang người

Thanh Phương - RFI - 21/01/2020
Hôm nay, 21/01/2020, Trung Quốc vừa thông báo tổng cộng đã có 3 người chết do virus corona mới gây bệnh viêm phổi cấp tính và xác nhận là virus này có thể lây từ người sang người.


Theo cơ quan y tế Trung Quốc, 3 trường hợp tử vong mới là tại thành phố Vũ Hán ( miền trung của Trung Quốc ), nơi tập trung phần lớn ca bệnh. Trên toàn Trung Quốc, hiện đã có gần 300 người bị nhiễm virus corona mới gây bệnh viêm phổi cấp tính tương tự như SARS. Riêng tại Vũ Hán, số người bị lây nhiễm là 258, theo thông báo của thị trưởng thành phố này.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde gởi về bài tường trình:

“ Sự lây lan giữa người với người của “2019-nCov” ( tên của con virus corona quái ác này ) chính là nguyên nhân của ít nhất một ca tử vong được xác nhận ở Vũ Hán, cũng như tại hai ổ dịch ở tỉnh Quảng Đông.

Đó là khẳng định của ông Chung Nam Sơn ( Zhong Nanshan ), giám đốc một viện bào chế của nhà nước và là người phát hiện virus SARS ( Hội chứng hô hấp cấp tính nặng ) vào tháng 02/2003.

Ông đã xác nhận như vậy vào lúc khoảng 15 nhân viên y tế ở Vũ Hán có những triệu chứng của căn bệnh này :sốt cao và khó thở. Điều này rất đáng quan ngại, bởi vì trong những bệnh viện tiếp nhận các bệnh nhân, người ta đã thi hành những biện pháp ngăn ngừa rất chặt chẽ.

Một điều đáng quan ngại khác, đó là sắp đến kỳ nghỉ Tết tại Trung Quốc và theo các chuyên gia, đây quả là một quả bom nổ chậm. Thật vậy, số người đi lại càng đông thì nguy cơ lây từ người sang người càng lớn. Vào thứ sáu này, ở khắp nơi, hàng trăm triệu người Trung Quốc sẽ về nhà ăn Tết với gia đình.

Theo đài truyền hình trung ương Trung Quốc, chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố sẽ dồn mọi nỗ lực để ngăn chận dịch bệnh lan rộng. Theo một số chuyên gia, khả năng lây lan và thích ứng của virus là gần giống như virus SARS vào lúc khởi đầu dịch viêm phổi cấp tính vào năm 2003, xuất phát từ Hồng Kông và sau đó lan ra toàn cầu.”

Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) hôm qua thông báo sẽ họp khẩn cấp tại Genève ngày mai để bàn cách đối phó với con virus bí ẩn này. Một ủy ban chuyên trách của WHO sẽ quyết định có thể tuyên bố “ tình trạng khẩn cấp y tế công cộng ở cấp độ quốc tế ” hay không. WHO chỉ sử dụng cụm từ nói trên khi nào có những dịch bệnh cực kỳ nghiêm trọng, như dịch Ebola ở Tây Phi từ năm 2014 đến 2016 và ở Cộng hòa Dân chủ Congo từ năm 2018.



tin tức mới nhất / AFP - 21/01/2020 : số tử vong đã là 6 người.


virus Sras (2002-2003) : trong số 8.096 người bị nhiễm, virus Sras đã làm 774 người bị tử vong - 349 người tại Hoa Lục và 299 người tại Hong Kong, theo OMS.

viethoaiphuong
#2 Posted : Wednesday, January 22, 2020 3:15:43 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
tin tức cập nhật

tính đến sáng nay, 22/01/2020 : đã có 9 người bị tử vong và 440 người bị nhiễm virus
Hoa Kỳ, 1 người ở Seattle bị nhiễm virus này, khi từ Vũ Hán về lại Mỹ
Pháp : 1 người có triệu chứng nhiễm virus này, nhưng kết quả xét nghiệm - âm tính.



tin mới nhất lúc 19h (giờ Pháp) : 17 người tử vong, 440 người bị nhiễm virus !



theo báo cáo cuối cùng hôm thứ Tư của giới chức TQ : 17 người chết, 540 người bị nhiễm virus.

ngoài Vũ Hán, các nơi khác được báo động có người bị nhiễm virus là tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Ma Cao, Hong Kong và Thaïlande (4), aux Etats-Unis (1), en Corée du Sud (1), au Japon (1) et à Taïwan (1).

viethoaiphuong
#3 Posted : Thursday, January 23, 2020 1:52:02 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Coronavirus và những điều cần biết

VOA - 23/01/2020
Một chủng coronavirus mới từ Trung Quốc, có họ hàng với virus SARS, khiến hàng trăm người mắc bệnh kể từ đợt bùng phát hồi tháng 12 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Khoa học gia Leo Poon, người đầu tiên giải mã virus này, cho rằng có phần chắc loại coronavirus mới phát xuất từ động vật rồi lan truyền sang con người.

Không rõ chủng virus được phát hiện từ Vũ Hán lần này sẽ còn nguy hiểm đến mức nào, nhưng tỷ lệ tử vong hiện thấp hơn Hội chứng Hô hấp Trung Đông MERS và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS. Tuy nhiên, giới chuyên môn khuyến cáo, chuyện này sẽ thay đổi khi dịch bệnh phát triển.

Vậy coronavirus là gì?

Coronavirus là một nhóm lớn các loại virus phổ biến ở động vật. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, chúng là thứ mà các nhà khoa học gọi là zoonotic, có nghĩa là chúng có thể được truyền từ động vật sang người, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.

Những triệu chứng

Loại virus này có thể làm cho người ta trở bệnh, thường là các bệnh đường hô hấp từ nhẹ đến trung bình, tương tự như cảm lạnh thông thường. Các triệu chứng bao gồm sổ mũi, ho, đau họng, có thể là đau đầu, sốt, kéo dài trong một vài ngày.

Đối với những người có hệ miễn dịch yếu, người già và trẻ nhỏ, virus có thể gây ra bệnh đường hô hấp nghiêm trọng hơn như viêm phổi hoặc viêm phế quản.

Nó lây lan như thế nào?

Virus có thể lây lan từ sự tiếp xúc của con người với động vật, nhưng người ta chưa xác định được đợt dịch hiện nay ở Vũ Hán xuất phát từ loài động vật nào.

Trong trường hợp virus truyền từ người sang người, điều này xảy ra khi ai đó tiếp xúc với dịch tiết của người bị nhiễm bệnh.

Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của virus, ho, hắt hơi hoặc bắt tay có thể gây phơi nhiễm. Virus cũng có thể lây truyền bằng cách chạm vào thứ mà người nhiễm bệnh đã đặt tay vào và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của bạn. Người chăm sóc bệnh nhân đôi khi có thể bị phơi nhiễm sau khi xử lý chất thải của bệnh nhân, theo CDC.

Coronavirus ở Vũ Hán được xác nhận có khả năng lây từ người sang người, nhưng các chuyên gia hiện đang cố gắng tìm ra những đối tượng làm lây lan bệnh này dễ nhất hoặc dễ tổn thương nhất, và liệu việc lây truyền xảy ra chủ yếu ở bệnh viện hay trong cộng đồng.

Cách điều trị

Không có phác đồ điều trị cụ thể, nhưng các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành. Hầu hết trường hợp, các triệu chứng sẽ tự hết. Các chuyên gia khuyên bạn nên chữa trị sớm. Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn cảm lạnh thông thường, hãy đi khám bác sĩ.

Các bác sĩ có thể làm giảm các triệu chứng bằng cách kê toa thuốc giảm đau hoặc hạ sốt. CDC cho biết đặt máy tạo độ ẩm trong phòng hoặc tắm nước nóng có thể giúp giảm đau họng hoặc ho.

Uống nhiều nước, nghỉ ngơi và ngủ càng nhiều càng tốt.

Làm thế nào phòng ngừa?

Không có vaccine để bảo vệ chống lại họ virus này, ít nhất là trong thời điểm hiện tại. Các thử nghiệm cho vaccine MERS đang được tiến hành. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đang nghiên cứu một loại vaccine chống lại chủng virus mới này, nhưng sẽ mất nhiều tháng cho đến khi các thử nghiệm lâm sàng được tiến hành và hơn một năm để vaccine được sử dụng rộng rãi.

Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm virus bằng cách tránh tiếp xúc với người bệnh. Cố gắng tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bạn. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước và trong ít nhất 20 giây.

Nếu bạn bị bệnh và có lý do để tin rằng đó có thể là coronavirus từ Vũ Hán, ví dụ như vừa đi đến khu vực hoặc tiếp xúc với người đã từng ở trong vùng dịch, bạn đi khám tại các cơ sở y tế và tìm cách điều trị sớm.

Che miệng và mũi khi bạn ho hoặc hắt hơi, và khử trùng các vật và bề mặt bạn chạm vào.

Nếu đi du lịch đến Trung Quốc, hãy chú ý đến các triệu chứng và tránh các chợ động vật sống, đó là nơi đợt dịch mới nhất bùng phát ở Vũ Hán.
viethoaiphuong
#4 Posted : Thursday, January 23, 2020 3:17:36 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Virus viêm phổi : Hai thành phố ở Trung Quốc bị cô lập

Thụy Mi - RFI - 23/01/2020
Kể từ sáng nay 23/01/2020, người dân Vũ Hán bị cấm ra khỏi thành phố, các chuyến tàu và chuyến bay từ đây đều bị ngưng. Chủng coronavirus mới xuất phát từ thành phố này đã làm 17 người chết tại Trung Quốc, tổng số người bị nhiễm lên trên 570, hầu hết ở Vũ Hán.

Không ít người tìm cách ra khỏi Vũ Hán trước giờ đóng cửa, nhưng xe cộ bị chận lại ở các xa lộ. Trên những chuyến bay cuối cùng từ Vũ Hán, tất cả các hành khách đều mang khẩu trang.

Cũng hôm nay, một thành phố khác là Hoàng Cương (Huanggang), nằm kế cận Vũ Hán, cấm cư dân ra khỏi thành phố trừ trường hợp đặc biệt, giao thông công cộng bị ngưng, các địa điểm vui chơi giải trí bị đóng cửa từ cuối giờ chiều.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hoan nghênh biện pháp cô lập sẽ giúp giảm phần nào nguy cơ lây lan. Các chuyên gia của tổ chức này vẫn chưa thống nhất được về việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn thế giới. Cuộc họp khẩn tiếp tục diễn ra hôm nay.

Phóng sự của Thông tín viên Stéphane Lagarde về tình hình tại Vũ Hán :

« Tất nhiên là tôi sợ. Bạn bị sốt, và sau đó bạn không thở được ». Người sinh viên này cũng như mọi người dân ở Vũ Hán đều biết rõ các triệu chứng của bệnh viêm phổi lạ : sốt cao và khó thở, xuất hiện từ một tháng qua tại khu phố Hán Khẩu. Và giờ đây lại có thêm một virus nữa, đó là nỗi sợ hãi, làm dân chúng đứng ngồi không yên từ mấy ngày qua.

Những quán cà phê, khách sạn, cửa hàng tại thành phố Vũ Hán trở nên vắng vẻ, nhưng không chỉ là do kỳ nghỉ Tết âm lịch. Tại sân trượt băng hình con rồng ở một trung tâm thương mại, một bé gái trượt một mình trên sân băng.

Cô Cheerwin, 23 tuổi, làm ở bộ phận tiếp tân nói : « Mọi việc trở nên trầm trọng hơn tại Hán Khẩu. Từ vài ngày qua, phụ huynh không đưa con cái tới đây nữa, họ sợ bị nhiễm virus. Hiện giờ thì tôi không cảm thấy sợ. Tôi tự nhủ nếu trẻ em tới chơi trượt băng, tức là các bé ấy khỏe mạnh, nên chẳng có gì phải sợ ».

Được bao bọc bằng những rào cản màu đỏ và giám sát thường xuyên, khu chợ hải sản ở Hán Khẩu hoàn toàn bị cách ly từ khi bệnh dịch xuất hiện, kể từ tuần này các chợ nông sản khác của Vũ Hán bị đóng cửa. Và từ hôm nay thì toàn bộ thành phố Vũ Hán với 11 triệu dân đã bị cách ly với thế giới.

viethoaiphuong
#5 Posted : Friday, January 24, 2020 4:06:46 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Dịch bệnh Trung Quốc do « con gì cũng ăn » ?

Thụy My - RFI - 24/01/2020
Loại coronavirus mới đã làm 17 người chết và 634 người lây nhiễm (tính đến ngày 22/01/2020) bị nghi ngờ xuất phát từ chợ hải sản Hoa Nam (Huanan) ở Vũ Hán (Wuhan), thành phố 11 triệu dân ở miền trung Trung Quốc. Nơi đây tập trung nhiều loại động vật hoang dã, như loài chồn hương đã làm lan truyền dịch SARS năm 2002-2003.

Tuy mang tên là chợ hải sản, nhưng chợ này còn bán nhiều loại động vật khác – theo như một brochure quảng cáo và điều tra của báo chí Hoa lục. Ngôi chợ đã bị đóng cửa vào tháng trước, sau khi phát hiện trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên nơi một nhà buôn trong chợ.

Hôm thứ Tư 22/1, Gao Fu, giám đốc Trung tâm Kiểm tra và Phòng ngừa Dịch tế quốc gia nhìn nhận, việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp thường diễn ra tại chợ này.

Phải chăng chuyện cũ lặp lại ? Dịch SARS đã giết hại 650 người tại Trung Quốc vào đầu những năm 2000, là từ loài chồn hương vốn thường được bày bán ở các chợ Quảng Châu. Bị cấm tiêu thụ trên lý thuyết, chồn hương vẫn nằm trong danh sách 112 mặt hàng được một thương nhân ở chợ Vũ Hán chào bán.

« Sản phẩm được đông lạnh và giao tận nhà sau khi giết mổ ». Tờ quảng cáo giới thiệu đủ loại động vật sống, từ chuột, chồn, cá sấu, chó sói, kỳ nhông khổng lồ cho đến những con công, rắn, nhím, thịt lạc đà. Cửa hàng mang tên « Thú rừng và thú nuôi bán sỉ » từ thứ Năm 23/01/2020 không còn liên lạc được cả qua điện thoại lẫn internet.


Một nhật báo Bắc Kinh, tờ Beijing News dẫn ra một số thương gia khác trong chợ, chuyên bán động vật hoang dã cho đến khi chợ này bị đóng cửa.

« Con gì cũng ăn »

Người Trung Quốc thường khoe sẵn sàng ăn « tất cả những gì có bốn chân trừ cái bàn, những gì bơi được trừ tàu thuyền, những gì bay được trừ máy bay ». Những loài động vật hiếm cũng được săn lùng vì tin rằng có dược tính.

Tuy nhiên thói quen « con gì cũng xơi tuốt » tiềm ẩn những nguy cơ cho sức khỏe con người – Christian Walzer, hiệp hội sinh thái Mỹ Wildlife Conservation Society cảnh báo. Theo ông, 70% bệnh lây nhiễm là từ động vật hoang dã, và các ngôi chợ là môi trường lý tưởng của virus để truyền bệnh sang người.

Theo một nghiên cứu về di truyền học được công bố hôm thứ Ba 21/1, chủng coronavirus mới có thể sinh ra từ loài dơi. Tạp chí của Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc tiết lộ loại virus này rất gần với một chủng virus hiện diện nơi những con dơi.

Loài dơi là nơi tồn trữ virus, nhưng không có nghĩa là chúng truyền bệnh trực tiếp sang người. Ngược lại, một bài viết trên Journal of Medical Virology hôm thứ Tư 22/1 khẳng định loài rắn có thể là vật trung gian truyền bệnh sang con người.



AFP - 24/01/2020 - hiện giới chức Trung cộng cho biết đã có 26 người bị chết, gần 900 người bị nhiễm virus, hơn 40 triệu cư dân của Vũ Hán và 12 thành phố, thi trần vùng quanh Vũ Hán bị cách ly.

viethoaiphuong
#6 Posted : Friday, January 24, 2020 11:54:19 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Virus corona : Hơn 40 triệu người Trung Quốc bị cách ly


Thụy My - RFI - 24/01/2020
Đến ngày 24/01/2020, loại virus corona mới từ Vũ Hán đã làm cho 26 người chết và 830 người bị lây nhiễm. Chính quyền Trung Quốc ra lệnh « nội bất xuất, ngoại bất nhập » tại 13 thành phố, cô lập tổng cộng 41 triệu người, cao hơn cả dân số Ba Lan hay Canada.

Sau Tử Cấm Thành, sân vận động « tổ chim » ở Bắc Kinh và Disneyland ở Thượng Hải, đến lượt nhiều đoạn Vạn Lý Trường Thành cũng bị đóng cửa với khách tham quan.

Trong số các bệnh nhân bị lây nhiễm, có 177 ca bệnh nặng, và 34 người được cho là « khỏi bệnh » được cho xuất viện, hơn 1.000 trường hợp khác đang được xem xét. Chính quyền cam kết trong vòng 10 ngày sẽ xây xong một bệnh viện mới có diện tích 25.000 mét vuông với 1.000 giường dành riêng cho việc chữa trị các bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde mô tả tình trạng ảm đạm tại thủ đô Trung Quốc những ngày cận Tết :

« Tòa đô chính Bắc Kinh chuẩn bị một lễ hội Tết thật hoành tráng, nhưng con virus corona đã làm tiêu tan giấc mộng. Trên những đại lộ lạnh vắng của thủ đô Trung Quốc tối ngày 23/01, những hàng cây quấn đầy những dây đèn lung linh nhiều màu sắc trở nên cô đơn.

Gần sân vận động Công Nhân, cũng như tất cả những nơi khác, đường phố vắng bóng người dân Bắc Kinh. Nhiều người đã về quê trong dịp « xuân tiết » (chunjié) để ăn Tết cùng với gia đình, nhưng còn việc đi lễ ở các đền chùa vào cuối tuần này thì nên quên đi là hơn.

Giống như tại thành phố Vũ Hán ở miền trung, Chiết Giang ở miền đông hay Macao tận phía nam, người dân Bắc Kinh không còn hứng thú gì đối với những cuộc vui tập thể. Cơ quan văn hóa và du lịch loan báo hủy bỏ tất cả những lễ hội ở thủ đô.

Những cuộc hội hè trong dịp Tết âm lịch thường diễn ra sau bữa tiệc gia đình : người ta cùng thưởng thức các món mứt Tết, thắp hương và phóng tay mua các mặt hàng bày bán quanh đền chùa. Một điều trở thành bất khả khi mọi cuộc tụ tập được coi là ổ phát tán virus. Tương tự đối với các cơ sở khác, các viện bảo tàng…

Tử Cấm Thành không còn tung ra những cuộc múa lân, múa rồng mừng xuân Canh Tý nữa. Công trình nổi tiếng nhất Trung Quốc đóng cửa từ hôm nay cho đến khi có lệnh mới ».

Tại Hồng Kông trong vòng 24 giờ qua, có 18 người phải nhập viện và 27 bệnh nhân bị cách ly. Thông tín viên Florence de Changy cho biết :

« Trường hợp nhiễm coronavirus đầu tiên ở Hồng Kông là một người Trung Quốc 39 tuổi, từ Vũ Hán đến cùng với gia đình bằng xe lửa. Người này đã bị cách ly tại một trung tâm chuyên về bệnh truyền nhiễm. Nhưng trong thời gian chính quyền lo cô lập bệnh nhân thì thân nhân của ông ta đã đi máy bay đến Philippines.

Ca thứ hai được xác nhận là một người Hồng Kông 56 tuổi, từ Vũ Hán về qua Thâm Quyến cách đây ba ngày. Tất cả những ai có tiếp xúc với hai bệnh nhân trên đây vì đi cùng xe lửa, máy bay, taxi hay ở cùng khách sạn đều được kêu gọi ra trình diện cơ quan y tế.

Nhiều dân biểu đối lập tố cáo thái độ thờ ơ của chính quyền, mà họ cho rằng do không muốn làm phật lòng Bắc Kinh bằng những biện pháp khắt khe hơn. Còn tại Macao, vốn đã có hai trường hợp nhiễm virus, trưởng đặc khu muốn đóng cửa toàn bộ các casino ».
viethoaiphuong
#7 Posted : Saturday, January 25, 2020 3:48:04 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

tin tức cập nhật - AFP - 25/01/2020

theo báo cáo mới nhất : 41 người chết và 1.370 người bị nhiễm virus

vòng đai xung quanh Vũ Hán và 17 thành phố, thị trấn khác bị phong toả = 56 triệu dân bị cách ly.


viethoaiphuong
#8 Posted : Sunday, January 26, 2020 2:25:51 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Dịch viêm phổi cấp: Vũ Hán – thành phố ''ma''

Trọng Thành - RFI - 26/01/2020
Hôm nay, mùng 2 Tết âm lịch năm Canh Tý (26/01/2020), là ngày thứ tư thành phố Vũ Hán, 11 triệu dân, bị phong tỏa, để ngăn ngừa virus corona lan rộng, theo quyết định chưa từng có của chính quyền Trung Quốc. Thành phố đông dân hàng thứ bảy Trung Quốc biến thành một không gian hoang vắng, một thành phố ''ma'', theo mô tả của nhiều nhân chứng có mặt tại chỗ.

Trả lời RFI qua điện thoại, Farouk, một sinh viên Nigeria cho biết anh hoàn toàn không có cách gì để di chuyển trong thành phố, không còn ai đi lại ngoài đường. Cảnh tượng tương phản hoàn với một thành phố vô cùng sôi động trước đây. Valentin Izam, một kiều dân Pháp thuật lại là, từ ba bốn ngày nay, anh cùng nhiều người Pháp buộc phải chờ đợi tại một khách sạn, nơi mọi thứ đều thiếu thốn, từ khẩu trang cho đến các phương tiện tẩy trùng.

Hoàn toàn không có nơi nào bán các mặt hàng như vậy. Theo Valentin Izam, nguồn thực phẩm được khách sạn cung cấp hàng ngày cũng hết sức hạn chế, cơ bản chỉ gồm cơm và mì. Cá, thịt không có, do sợ virus lây lan.

Hình ảnh gây ấn tượng nhất với người thanh niên này là cảnh các xe cấp cứu với những tài xế trong trang phục kín mít như ''các phi hành gia'', càng làm tăng thêm không khí lo sợ, siêu thực, vốn đè nặng lên thành phố bị phong tỏa. Valentin Izam đang chờ đợi trợ giúp từ bộ Ngoại Giao Pháp để được rời Vũ Hán đến thành phố Trường Sa (Changsha), cách ly trong vòng hai tuần lễ, trước khi trở về Pháp. Toàn bộ các tuyến đường nối liền Vũ Hán và vùng ngoại vi với bên ngoài, bằng xe cộ, kể cả các tuyến đường nhỏ hoàn toàn bị cắt đứt.

Bệnh viện quá tải

Tại thành phố Vũ Hán, một bệnh viện dã chiến thứ hai đang được cấp tốc xây dựng, để đón khoảng 1.300 bệnh nhân nhiễm virus corona, thêm vào một bệnh viện đầu tiên với khoảng 1.000 giường. Hôm thứ Sáu, chính quyền Trung Quốc thông báo bệnh viện này sẽ được xây dựng trong vòng 10 ngày.

Trên thực tế, dịch viêm phổi cấp đang gây một không khí hoảng sợ bao trùm. Tại tâm điểm của dịch bệnh viêm phổi, bệnh viện của Hội Chữ Thập Đỏ, một số bệnh nhân xin ẩn danh cho AFP biết tâm trạng thất vọng và bất lực của họ. Hàng dòng người đông vô kể, xếp hàng chờ đến lượt khám xem có bị nhiễm virus hay không. Có người xếp hàng cả ngày nhưng buộc phải trở về nhà, vì bệnh viện hết chỗ.

Chính quyền thành phố thừa nhận các bệnh viện hiện có tại Vũ Hán, với khoảng 4.000 giường bệnh, đã ''quá tải''. Theo một nhân chứng, ''có nhiều người chết tại bệnh viện đến mức một số thi thể bị bỏ mặc cả ngày trong sự thờ ơ''.

Theo nhiều cư dân Vũ Hán, số lượng người nhiễm virus gần 2.000 mà chính quyền công bố là thấp hơn nhiều so với thực tế, bởi nhiều người bệnh không thể đến được bệnh viện do thiếu phương tiện. Kể từ nửa đêm nay, giao thông xe cộ không thiết yếu bị cấm chỉ tại Vũ Hán. Đây là một trong số các biện pháp của chính quyền đưa ra nhằm ngăn chặn dịch.




Reuters - 26/01/2020 - Trung cộng thừa nhận có 2051 người bị nhiễm bệnh và 56 người chết, thông báo lúc 19h00 (11h00 GMT) chủ nhật




Cho tới nay, Thái Lan đã ghi nhận 8 ca nhiễm bệnh. Đài Loan, Australia, Singapore và Malaysia có 4 ca nhiễm. Mỹ, Pháp, Nhật Bản có 3 ca. Việt Nam và Hàn Quốc hai ca, và Canada cùng Nepal có một ca.

Hiện chưa có trường hợp tử vong nào ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

viethoaiphuong
#9 Posted : Monday, January 27, 2020 7:16:04 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Virus corona: Không mạnh bằng SARS, nhưng dễ lây hơn

Thanh Phương - RFI - 27/01/2020
Virus corona mới xuất hiện tại Trung Quốc, không mạnh bằng virus bệnh SARS , nhưng lây lan dễ hơn, theo lời các quan chức cao cấp của ngành y tế Trung Quốc được hãng tin AFP trích dẫn hôm 26/01/2020.

Giống như virus SARS, virus bí ẩn gây bệnh viêm phổi cấp tính cũng thuộc chủng corona, có thể lây từ người sang người và cũng khiến người bệnh bị khó thở. Dịch SARS vào những năm 2002-2003 đã khiến tổng cộng 774 người thiệt mạng trên toàn thế giới (trong đó có 349 người ở Hoa lục và 299 người ở Hồng Kông). Nhưng theo lời một quan chức Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh của Trung Quốc, virus corona mới không mạnh bằng virus SARS, tức là tỷ lệ tử vong do virus xuất phát từ Vũ Hán thấp hơn nhiều so với virus SARS (10%).

Một chuyên gia về các bệnh lây nhiễm tại đại học Vũ Hán cho rằng không nên xem thường, nhưng cũng không nên quá hoảng loạn : các triệu chứng của đa số các bệnh nhân bị nhiễm virus corona mới là những triệu chứng nhẹ và có thể được chữa khỏi dễ dàng. Mặt khác, phần lớn bệnh nhân tử vong là những người trước đó đã bị những chứng bệnh như tiểu đường, sơ gan, huyết áp cao hoặc các bệnh động mạch vành, và đó là những người trên 65 tuổi.

Nhưng theo lãnh đạo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, khả năng lây nhiễm của virus corona mới lại cao hơn virus SARS. Thời gian ủ bệnh của virus mới có thể lên tới 14 ngày và người bệnh có thể lây sang người khác ngay cả khi chưa biểu hiện các triệu chứng : sốt cao, khó thở… Nói cách khác, virus có thể đã có trong cơ thể một người không bị sốt. Mà ngay cả những người bị sốt nếu họ uống thuốc hạ sốt trên máy bay thì khi đến sân bay cũng không thể bị phát hiện.

Thành ra, nhiều chuyên gia cho rằng sử dụng các máy đo thân nhiệt của hành khách tại các sân bay không hẳn là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chận dịch bệnh, mà biện pháp này thật ra chỉ nhằm trấn an người dân mà thôi. Khác với những nước khác, Pháp chưa sử dụng máy đo thân nhiệt ở sân bay đối với các hành khách đến từ Trung Quốc.

Hiện giờ, chưa có thuốc trị virus corona mới, mà các bác sĩ chỉ có thể chữa trị các triệu chứng của bệnh viêm phổi cấp tính. Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, chúng ta phòng ngừa lây nhiễm bằng những động tác giữ vệ sinh cơ bản nhất, nhất là rửa tay thường xuyên.



Virus corona : Paris sẽ hồi hương công dân Pháp tại Vũ Hán

Thanh Phương - RFI - 27/01/2020
Sau một cuộc họp với thủ tướng Edouard Philippe hôm 26/001/2020, bộ trưởng Y Tế Agnès Buzyn thông báo là chính phủ Pháp sẽ hồi hương bằng đường hàng không các công dân Pháp hiện đang ở Vũ Hán, nơi xuất phát virus corona gây bệnh viêm phổi cấp tính.

Bộ trưởng Buzyn cho biết việc hồi hương sẽ được thực hiện “với sự đồng ý của nhà chức trách Trung Quốc” và dưới sự giám sát của “một êkíp y tế chuyên trách”. Những công dân Pháp được hồi hương sẽ phải sống cách ly trong vòng 14 ngày, tức là thời gian ủ bệnh, để tránh nguy cơ lây nhiễm sang người khác.

Theo thẩm định của bộ trưởng Y Tế, số người được hồi hương có thể là từ hàng chục đến vài trăm người. Hiện giờ cơ quan lãnh sự tại chỗ đang thống kê số người muốn trở về, một số người có thể ngại về Pháp do sẽ bị cách ly như trên.

Tại Pháp, 3 ca nhiễm virus corona đã được xác nhận từ hôm 24/01, hai người ở Paris và 1 ở Bordeaux, cả ba đều từ Trung Quốc trở về và đã từng ở Vũ Hán. Đây cũng là 3 ca bệnh đầu tiên ở châu Âu.

Trong tình hình này, thị trưởng Paris Anne Hidalgo thông báo các lễ hội mừng Tết Nguyên Đán tại Paris hôm 26/01 đều bị hủy, vì theo bà, các hội đoàn người Hoa “không còn lòng dạ nào để vui chơi”. Trên nguyên tắc, cuộc diễu hành mừng Tết được dự kiến chiều 26/01 tại quảng trường Cộng Hòa. Hiện chưa biết là cuộc diễu hành lớn tại quận 13, nơi sinh sống của nhiều người Pháp gốc châu Á, vào ngày Chủ Nhật 02/02 có sẽ bị hủy luôn hay không.

Trước đà lây lan của virus corona từ Trung Quốc, Công đoàn các công ty tour du lịch của Pháp (SETO), ngày 26/01, đã khuyến cáo nên các công ty thành viên nên đình chỉ các chuyến du lịch theo đoàn đến Trung Quốc cho tới ngày 21/02.




Wuhan (Chine) (AFP) - 27/01/2020

số người bị tử vong đã lên 81, tức là thêm 25 người bị chết trong vòng 24 giờ đồng hồ, trong lúc số người bị nhiễm bệnh là 2.886 (có 61 người ở 15 nước khác trên thế giới)

viethoaiphuong
#10 Posted : Tuesday, January 28, 2020 2:45:45 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Virus corona : 106 người chết, Trung Quốc trấn an « kiểm soát được tình hình »


Thu Hằng = RFI - 28/01/2020
Đã có thêm ít nhất 26 người chết vì virus corona mới tại Trung Quốc chỉ trong vòng một ngày. Tính đến ngày 28/01/2020, tổng cộng có 106 người chết, hơn 4.500 người bị nhiễm virus corona tại Trung Quốc, theo số liệu chính thức. Trong số những ca tử vong mới, Trung Quốc ghi nhận trường hợp đầu tiên tại Bắc Kinh, buộc chính quyền đưa ra nhiều biện pháp phòng ngừa.

Thông tín viên Liu Zhifan tường trình từ Bắc Kinh :

« Nạn nhân đầu tiên của virus corona mới ở Bắc Kinh là một người đàn ông 50 tuổi, từng đến Vũ Hán trong tháng này, trong khi Vũ Hán là ổ dịch của loại virus mới.

Cho đến nay, tại thủ đô có đến 20 triệu dân, đã có 80 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới. Và để hạn chế virus lây lan, chính quyền đã quyết định kéo dài thời gian nghỉ đến ngày 02/02, các trường học tạm thời sẽ đóng cửa vô thời hạn. Việc đeo khẩu trang sẽ bị bắt buộc trong các trường học ở thành phố, từ trường mẫu giáo đến đại học. Và các trạm kiểm tra thân nhiệt sẽ được lắp đặt trước khi học sinh, sinh viên đi học trở lại.

Chính quyền cũng khuyến cáo người dân hoãn đi du lịch nước ngoài. Các trạm tầu điện ngầm ở Bắc Kinh, một trong những mạng lưới lớn nhất thế giới, tiến hành kiểm tra thân nhiệt hành khách.

Thách thức hiện nay của Trung Quốc là quản lý làn sóng đông đảo người dân muốn trở lại các thành phố sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán với gia đình ».

Bắc Kinh trấn an Liên Hiệp Quốc là « kiểm soát » tình hình

Theo giới chuyên gia, số trường hợp có nguy cơ nhiễm virus corona mới cao hơn nhiều so với thực tế, có thể là hơn 40.000 người trên toàn thế giới. Dịch virus corona mới có thể kéo dài nhiều tháng trong trường hợp khả quan nhất. Cụ thể, trả lời AFP, giáo sư David Fisman, trường đại học Toronto, nhận định : « Kịch bản được cho là khả quan nhất là dịch virus corona tiếp tục vào mùa xuân, mùa hè và sau đó sẽ lắng xuống ».

Trong khi đó, trong buổi họp ngày 27/01 tại trụ sở ở New York, ông Trương Quân (Zhang Jun), đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, khẳng định với tổng thư ký Antonio Guterres rằng Trung Quốc « hoàn toàn có khả năng và niềm tin để chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch » viêm phổi cấp tính. Theo AFP, ngoài việc công nhận rằng Trung Quốc đang trải qua « một giai đoạn khó khăn », ông Trương Quân nêu những biện pháp được Bắc Kinh triển khai nhằm khống chế dịch, đồng thời khẳng định « Trung Quốc làm việc với cộng đồng quốc tế trong tinh thần cởi mở, minh bạch và phối hợp khoa học ».

Theo thông cáo của phái đoàn Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Quốc, tổng thư ký Antonio Guterres trả lời rằng Liên Hiệp Quốc « hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của Trung Quốc trong việc kiểm soát dịnh bệnh và sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết cho Trung Quốc ». Bộ phận truyền thông của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc không bình luận thêm khi được AFP đặt câu hỏi.

viethoaiphuong
#11 Posted : Wednesday, January 29, 2020 11:08:14 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

AFP - 29/01/2020 : tại Hoa Lục đã có 132 người chết, 5974 người bị nhiễm bệnh (thêm 1400 người nhiễm bệnh trong vòng 24 giờ) như vậy số người nhiễm bệnh đã vươt qua Sras năm 2002-2003, với 5.327 bị nhiễm bệnh. Sras làm 774 người chết trên thế giới, trong đó có 349 người tại Hoa Lục. Theo ghi nhận của OMS virus Sras với tổng cộng 8096 người bị nhiễm bệnh trên toàn thế giới. Thái Lan ghi nhận 14 người bị nhiễm Corona virus, đứng thứ nhì sau Trung cộng.



Virus Corona: Ngoại kiều bắt đầu di tản khỏi Trung Quốc

Tú Anh - RFI - 29/01/2020
Trong bối cảnh quy mô dịch viêm phổi siêu vi Trung Quốc tăng nhanh, Mỹ, Nhật đã đưa hàng trăm kiều dân rời Vũ Hán về nước. Hàng chục quốc gia châu Á, châu Âu, Bắc Phi đang chuẩn bị các chuyến bay đặc biệt di tản công dân của họ.
Cho dù Tổ Chức Y Tế Thế Giới tuyên bố là không cần thiết, Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai nước đầu tiên di tản kiều dân từ Vũ Hán, ổ dịch viêm phổi mới, về nước. Khoảng 200 kiều dân Nhật đã về đến phi trường Tokyo trên một chuyến nay đặc biệt vào sáng thứ Tư 29/01/2019. Trong số này, có hai người được phát hiện đã nhiễm siêu vi. Cùng ngày, một chuyến bay đặc biệt của Mỹ chở 200 người gồm nhân viên lãnh sự quán ở Vũ Hán và công dân Mỹ cất cánh từ phi trường Vũ Hán.
Cộng đồng người Pháp, khoảng 1000 người ở Vũ Hán, phải chờ thêm 24 giờ nữa mới được di tản. Paris cho biết tất cả sẽ bị cách ly 14 ngày một khi về đến Pháp.
Một chuyến thứ hai, do Ủy Ban Châu Âu đảm trách, sẽ cất cánh trong nay mai sang Vũ Hán, đem 350 kiều dân Pháp và các nước châu Âu khác hồi hương.
Theo AFP, có hơn một chục nước chọn giải pháp thận trọng này tính đến ngày hôm nay : Úc, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ , Sri Lanka, Algeri, Maroc…
Hơn 400 công dân Úc ghi tên xin hồi hương. Canberra dự tính biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt : đưa hết ra đảo Christmas để theo dõi diễn biến sức khỏe trong nhiều tuần.

viethoaiphuong
#12 Posted : Thursday, January 30, 2020 9:26:49 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Virus corona mới : Những điều biết và chưa biết

Thụy My - RFI - 30/01/2020
Tỉ lệ tử vong, mức độ lây từ người sang người, thời điểm người bệnh có thể lây cho người khác, thời gian ủ bệnh : AFP ghi nhận nhiều điều còn chưa được biết rõ khiến chưa thể xác định được tác động toàn cầu của bệnh dịch do virus corona mới từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Tỉ lệ tử vong là bao nhiêu ?

Hiện nay có 170 người đã chết trên tổng số 7.700 trường hợp nhiễm bệnh. Chưa có bệnh nhân nào tử vong bên ngoài Hoa lục, trong khi khoảng 60 người đã được xác nhận mắc bệnh tại 15 nước, từ châu Á cho đến châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông.

Ở giai đoạn này, chúng ta chưa thể biết được tỉ lệ tử vong cụ thể do virus 2019-nCoV gây ra, vì không biết được số người bị lây nhiễm thực sự.

Hôm thứ Ba 28/01/2020, bộ trưởng y tế Pháp Agnès Buzyn cho rằng tỉ lệ tử vong « dưới 5% ». Tỉ lệ này mỗi ngày lại giảm bớt vì có nhiều ca nhiễm bệnh mới hơn là ca tử vong. Trước đó, chỉ có hai nạn dịch gây chết nhiều người do virus dòng corona gây ra : dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch SARS năm 2002-2003 đã làm 774 người chết trên thế giới trong số 8.096 ca mắc bệnh (tỉ lệ tử vong 9,5%). Còn dịch MERS thì vẫn chưa kết thúc, với 858 bệnh nhân chết trên 2.494 trường hợp bị lây nhiễm (tỉ lệ tử vong 34,5%).

Cũng theo bà Buzyn, virus corona mới « làm chết người ít hơn SARS và MERS, nhưng lây nhiễm nhiều hơn ».

Mức độ lây nhiễm như thế nào ?

Nhiều chuyên gia khác nhau đã cố gắng ước lượng số người bị một bệnh nhân lây cho. Được gọi là « tỉ lệ tái sinh căn bản » (R0), thông số này rất quan trọng để ngăn chận dịch bệnh. Có nhiều tỉ lệ được đưa ra từ 1,4 đến 3,8, mà theo giải thích của giáo sư David Fisman, đại học Toronto thì như vậy khá thấp.

Tuy nhiên các nhà khoa học Trung Quốc lại ước lượng cao hơn, theo đó một người bệnh có thể lây cho hơn 5 người khác. J.Stephen Morrison, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) ở Washington nhận định : « Nếu tỉ lệ này được xác định, có thể giải thích một phần vì sao số trường hợp lây nhiễm gia tăng nhanh chóng tại Trung Quốc ».

Vào lúc nào một bệnh nhân có thể lây cho người khác ?

Câu hỏi quan trọng này hiện vẫn chưa có câu trả lời.

Hôm Chủ nhật 26/1, chính quyền Trung Quốc nói rằng việc lây nhiễm có thể diễn ra ngay trước khi các triệu chứng xuất hiện (đây là trường hợp của dịch cúm, nhưng SARS thì không). Dù sao đi nữa, giả thiết này dựa trên việc quan sát vài trường hợp, và chưa được khẳng định.

Giáo sư Mark Woolhouse, trường đại học Edimbourg (Scotland) nhấn mạnh với AFP : « Cần khẩn cấp tiến hành nghiên cứu về vấn đề này. Hy vọng chính của chúng ta là kiểm soát được dịch bệnh và nhanh chóng nhận diện những người bị bệnh để cách ly, tránh lây lan. Nếu việc lây nhiễm virus diễn ra trước khi xuất hiện các triệu chứng được xác nhận rộng rãi, thì hiệu quả của biện pháp cách ly sẽ không còn bao nhiêu ».

Mức độ lây từ người sang người như thế nào ?

Hầu hết những trường hợp lây trực tiếp từ người sang người được nhận thấy ở Hoa lục. Ba trường hợp khác là ở Việt Nam, Đức, Nhật Bản.

Theo ông J.Stephen Morrison, nguy cơ lây như vậy « rất thấp tại các nước phát triển ». Tuy nhiên nếu có những trường hợp « lây sang một số nước châu Phi hay các lục địa mà phương tiện an toàn vệ sinh hạn chế, thì các ổ dịch lớn có thể bùng nổ bên ngoài Trung Quốc. Đó có thể là khúc dạo đầu cho một nạn dịch toàn cầu ». Ông cũng nói thêm, hiện thời một kịch bản như thế chỉ mới trên lý thuyết.

Thời gian ủ bệnh là bao lâu ?

Những yếu tố mới nhất cho thấy thời gian từ lúc bị nhiễm virus cho đến lúc xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, gọi là thời kỳ ủ bệnh, chừng như ngắn hơn người ta tưởng.

WHO hôm thứ Hai 27/1 cho rằng thời kỳ ủ bệnh là từ 2 đến 10 ngày. Nhưng đối với một số trường hợp thì nhanh hơn : trong số 34 bệnh nhân Trung Quốc được các chuyên gia Hà Lan nghiên cứu, thì thời gian ủ bệnh trung bình là 5,8 ngày.

Khi một thanh niên 27 tuổi bị lây nhiễm từ người cha từ Vũ Hán đến Việt Nam, các triệu chứng chỉ ba ngày sau đã xuất hiện, theo một lá thư đăng trên tạp chí y học Mỹ NEJM hôm thứ Ba 28/1. Pháp chọn mức cao nhất là 14 ngày để ấn định thời gian cách ly đối với các công dân hồi hương từ Vũ Hán.

Những triệu chứng như thế nào ?

Căn bệnh về đường hô hấp do virus corona mới gây ra có một số triệu chứng giống như SARS, theo như 41 trường hợp đầu tiên được theo dõi tại Trung Quốc. Tất cả các bệnh nhân này đều bị viêm phổi, hầu như đều bị sốt, ba phần tư bị ho, và hơn phân nửa bị khó thở.

Tuy nhiên theo phân tích của giáo sư Bin Cao, tác giả chính của các nghiên cứu đăng trên The Lancet, thì « có những khác biệt quan trọng so với SARS. Chẳng hạn không có các triệu chứng như sổ mũi, đau họng, hắt hơi ».

Tuổi trung bình của số 41 bệnh nhân trên là 49, và gần một phần ba đã bị các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim…Một phần ba trong số những người này cảm thấy rất khó thở, và sáu người đã chết.

Hiện nay chưa có vaccin cũng như thuốc chữa đối với virus corona, các bác sĩ chỉ khắc phục những triệu chứng, trong đó có việc làm hạ sốt.

viethoaiphuong
#13 Posted : Thursday, January 30, 2020 10:25:47 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thế giới chạy đua sản xuất ‘vũ khí’ chống coronavirus

VOA - 30/01/2020
Các nhà khoa học Australia ngày 29/1 trở thành những người đầu tiên bên ngoài Trung Quốc sao chép được coronavirus. Việc này sẽ giúp giới khoa học phát triển loại xét nghiệm để xác định ai bị nhiễm, thậm chí trước khi có triệu chứng, và cũng giúp tăng tốc tiến trình tiến tới chế tạo một vaccine ngừa bệnh.

Nhóm khoa học gia thuộc Viện Peter Doherty về Nhiễm trùng và Miễn dịch giờ đây sẽ chia sẻ virus mới nuôi cấy này với Tổ chức Y tế Thế giới ở Châu Âu để WHO chia sẻ với các phòng thí nghiệm trên toàn cầu tham gia trong cuộc đua quốc tế nhằm phát triển vaccine ngăn ngừa coronavirus. Nhóm nghiên cứu này đã nuôi cấy virus từ mẫu bệnh phẩm của một bệnh nhân bị nhiễm corornavirus hôm 24/1.

Trong khi đó,giáo sư Yuen Kwok-yung thuộc Đại học Hong Kong hôm 29/1 tuyên bố nhóm của ông đang chế vaccinechống coronavirus. Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm này cho hay nhóm nghiên cứu của ông đã phát triển một loại vaccine cho virus Vũ Hán nhưng cần thời gian để thử nghiệm trên động vật. Dù không nói rõ phải mất bao lâu nữa, nhưng giáo sư Yuen cho hay thí nghiệm trên động vật phải nhiều tháng ròng và sau đó phải mất ít nhất 1 năm nữa để thử nghiệm lâm sàng trên con người trước khi đưa vào sử dụng.

Loại vaccine này được bào chế dựa trên vaccine chống cúm xịt qua đường mũi, vốn cũng là sản phẩm của nhóm giáo sư Yuen.

Nếu thử nghiệm thành công, vaccine mới sẽ là câu trả lời cho đợt bùng phát dịch vốn đã khiến hơn 6000 người trên toàn cầu bị nhiễm và giết chết 132 người tại Trung Quốc.

CEO của tập đoàn dược phẩm khổng lồ Norvatis tin rằng phải mất ít nhất 12 tháng thế giới mới có thể tìm ra được loại vaccine chống lại chủng coronavirus mới này.

“Tôi nghĩ thực tế phải mất ít nhất 12 tháng chúng ta mới có thể tìm ra được vaccine chống loại virus mới này, chúng ta cần áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch để ổn định tình hình, ” ông Vas Narasimhan, CEO của Norvatis nói.

Các nhà khoa học tại Trung Quốc và Mỹ cũng đang có những nỗ lực riêng rẽ chạy đua với thời gian nhằm sản xuất ra vaccine chống coronavirus.

Nga cho hay đã nhận được mẫu gen của coronavirus từ Trung Quốc và đang hợp tác để cùng phát triển vaccine nhằm đối phó với đợt bùng phát dịch vốn đang ngày càng phát triển về quy mô, cũng như mức độ nguy hiểm.

Tính tới thời điểm hiện tại, tỷ lệ lây nhiễm của coronavirus đã vượt qua dịch SARS năm 2003.

viethoaiphuong
#14 Posted : Friday, January 31, 2020 11:14:31 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Wuhan (Chine) (AFP) - 31/01/2020 : OMS, vào thứ Năm, đã đặt tình trạng báo động về dịch viêm phổi corona virus, sau khi được báo cáo chỉ tại Hoa Lục : số người chết đã lên 213 (tăng lên 43 người chỉ trong vòng 24 giờ), số người bj nhiễm bệnh = 9.692 (thêm gần 2.000 người trong vòng 24 giờ). Và số người đang được theo dõi vì có triệu chứng nhiễm bênh khoảng 102.000 người. Trên thế giới, số người bị phát hiện nhiễm bênh cũng lên con số 120 và lan tràn ở nhiều nước, khắp các châu lục. Tại Vũ Hán, hôm qua, 30/01/2020 : một người đàn ông bị chết trên hè phố, sau nhiều giờ mới được nhân viên cứu hộ đến đem đi. Hình ảnh này lập tức đã trở thành biểu tượng dịch corona virus.





Virus corona: Ngoại kiều nhiều nước ồ ạt rút khỏi Trung Quốc

Trọng Thành - RFI - 31/01/2020
Trong lúc số người nhiễm virus corona mới và số người tử vong do virus tiếp tục tăng vọt tại Trung Quốc, ngày 31/01/2020, nhiều quốc gia đưa kiều dân trở về nước bằng đường hàng không. Nhiều nước khuyến cáo công dân chỉ nên đi Trung Quốc, trong trường hợp bất khả kháng. Một số nước thậm chí đình chỉ toàn bộ các tuyến bay đến và đi từ Trung Quốc.

Nhật Bản và Hoa Kỳ là hai quốc gia đầu tiên đưa công dân rời tâm dịch Vũ Hán (Wuhan), từ ngày thứ Tư 29/01. Cũng hôm nay, Nhật Bản đưa thêm 149 công dân về nước, nâng số tổng số người Nhật rời khỏi Trung Quốc lên 565. Sáng nay, 368 công dân Hàn Quốc đã từ Vũ Hán trở về nước bằng đường hàng không. 18 người trong số họ có dấu hiệu nhiễm virus. Trong những ngày tới, sẽ có thêm 300 công dân Hàn Quốc rời Vũ Hán.

Về phía châu Âu, chính quyền Bồ Đào Nha cho biết chuyến bay đưa khoảng 350 công dân châu Âu từ Vũ Hán về nước, đã cất cánh sáng hôm qua, đến Trung Quốc trong ngày hôm nay. Hôm nay, Luân Đôn sẽ đưa khoảng 200 người hồi hương, trong đó khoảng 50 người là công dân Anh.

AFP hôm 30/01 cho hay, một số người Anh nói với BBC là việc vợ, chồng hay con cái của họ mang quốc tịch Trung Quốc không được chính quyền địa phương cho phép đi cùng buộc họ phải cân nhắc trở về nước một mình hay ở lại Trung Quốc với gia đình.

Đêm hôm nay, một phi cơ quân sự đưa khoảng 200 công dân Pháp rời Vũ Hán. Toàn bộ các công dân Pháp di tản, trở về Pháp hôm nay, sẽ được sống cách ly tại một trại nghỉ ở gần thành phố Marseilles, trong vòng 14 ngày, thời gian để xác minh xem họ có nhiễm virus corona hay không.

Một số quốc gia cắt đứt giao thông hàng không

Lo ngại virus corona, hàng loạt hãng hàng không lớn quốc tế thông báo đình chỉ hoàn toàn hoặc một phần các chuyến bay đến Hoa lục. Ý là quốc gia châu Âu đầu tiên ngưng nối tuyến với Trung Quốc. Tối thứ Năm 30/01, thủ tướng Ý thông báo đình chỉ toàn bộ các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc, để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm. Trong số các hãng đình chỉ hoàn toàn các chuyến bay có hãng hàng không Pháp Air France (thông báo hôm 30/01), hãng hàng không Anh Britsh Airways (hôm thứ Tư 29/01).

Cùng ngày, Israel cũng thông báo không tiếp nhận máy bay đến từ Trung Quốc. Hôm nay đến lượt quốc gia Đông Nam Á Singapore tuyên bố không cho phép máy bay từ Trung Quốc hạ cánh tại đảo quốc.

Chính quyền hai nước Mỹ, Nhật hôm 30/01 khuyến cáo công dân nước này không đến bất cứ khu vực nào tại Trung Quốc, để tránh dịch, nếu không thực sự cần thiết.

Tiếp theo Bắc Triều Tiên, Mông Cổ và một số quốc gia Trung Á, đến lượt chính quyền Nga thông báo sẽ đóng cửa toàn bộ đường biên giới dài hơn 4.000 cây số với Trung Quốc, để bảo đảm an toàn cho dân chúng.



Virus corona : WHO tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu


Thùy Dương - Trọng Thành - RFI - 31/01/2020
Trước quy mô dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra, tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) hôm 30/01/2020 tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra hiện giờ không còn là việc riêng của Trung Quốc mà là vấn đề toàn thế giới phải đối phó.

Tại Hoa lục, số người chết tăng nhanh kỷ lục : thêm 42 người chết chỉ trong 24 giờ. AFP cho biết, theo số liệu chính thức của chính quyền Trung Quốc, 213 người thiệt mạng, 10.000 người bị lây nhiễm, khoảng 102.000 người có triệu chứng nhiễm virus và đang được theo dõi. Số người nhiễm siêu vi trên thế giới cũng tăng mỗi ngày.

Quyết định của WHO được tất cả các nước lo ngại dịch bệnh lây lan sang lãnh thổ của họ mong chờ. Nhưng đây lại không phải điều Bắc Kinh mong muốn. Trung Quốc không muốn mọi người nhớ lại sự yếu kém của họ khi xử lý dịch bệnh SARS hồi năm 2002-2003. Chính vì thế, cho dù tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về virus corona, nhưng tổ chức Y Tế Thế Giới không quên khéo léo lấy lòng Trung Quốc, bằng cách hoan nghênh những hành động của Bắc Kinh thời gian qua trong việc xử lý dịch bệnh.

Từ Genève, thông tín viên RFI Jérémie Lanche giải thích :

« Nếu Trung Quốc không phản ứng như họ đã làm, rất có thể trên thế giới đã có thêm nhiều người nhiễm bệnh hơn nữa. Tổng giám đốc tổ chức Y Tế Thế Giới, Tedros Ghebreyesus, tin chắc như vậy. Ông Ghebreyesus khẳng định : Tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên quy mô toàn cầu không có nghĩa là không tin tưởng vào Trung Quốc mà ngược lại là đằng khác.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới phát biểu : « Lý do chính khiến tôi tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế không phải xuất phát từ những điều đang xảy ra tại Trung Quốc, mà là do những gì đang diễn ra ở nhiều nước khác. Nỗi lo sợ lớn nhất của chúng tôi là virus lây lan ở những nước có hệ thống y tế bấp bênh hơn nhiều ».

Cũng theo giám đốc tổ chức WHO : « Lý do chính khiến tôi tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế không phải xuất phát từ những điều đang xảy ra tại Trung Quốc, mà là do những gì đang diễn ra ở nhiều nước khác. Nỗi lo sợ lớn nhất của chúng tôi là virus lây lan ở những nước có hệ thống y tế lỏng lẻo hơn Trung Quốc nhiều ».

Theo tổ chức Y Tế Thế Giới, hành động của Bắc Kinh cần được hoan nghênh, nhưng tình trạng ở các nước khác đang đặt ra nhiều vấn đề. Ông Didier Houssin, người Pháp, lãnh đạo Ủy ban đặc trách về tình huống khẩn cấp của tổ chức WHO, tỏ ra hoài nghi về việc các nước đưa công dân rời khỏi thành phố Vũ Hán. Quan chức này phát biểu :

« Một số nước có thể tiến hành việc đưa công dân rời khỏi Vũ Hán vì họ có khả năng, phương tiện. Điều này cũng chứng tỏ họ tin tưởng là có đủ khả năng tránh để dịch bệnh lây lan tại nước họ. Nhưng rõ ràng là không phải nước nào cũng làm được điều này ».

Cho dù tổ chức Y Tế thế Giới có đánh giá những điểm tích cực hay tiêu cực thì hầu như vẫn theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Thế nhưng, trước những lời công kích, giám đốc tổ chức WHO nhấn mạnh : Giờ không phải lúc để sợ hãi và lên án, mà cần hành động và đoàn kết ».

Việt Nam xem xét tuyên bố ''tình trạng khẩn cấp''

Ngày 30/01/2020, sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới công bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu do virus corona mới, chính phủ Việt Nam ngay lập tức thông báo sẵn sàng tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong nước. Tuy nhiên, phó thủ tướng Vũ Đức Đam, phụ trách bộ Y Tế, cũng cho biết việc công bố ''tình trạng khẩn cấp'' do dịch bệnh là điều chưa có tiền lệ tại Việt Nam. Theo báo chí trong nước, hôm nay, 31/01, bộ Y Tế và bộ Tư Pháp thảo luận về ''các cơ sở pháp lý'', để công bố tình trạng khẩn cấp về dịch.

viethoaiphuong
#15 Posted : Saturday, February 1, 2020 12:57:13 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

AFP - 01/02/2020 : tại Hoa Lục, đã có thêm 46 người chị chết trong vòng 24 giờ vừa qua, nâng số người bj chết tổng cộng là 259, số người bị nhiễm bệnh là 11.791 (thêm 2.100 người chỉ trong ngày thứ Sáu) và đã có 120 người bị nhiễm bệnh ở 23 nước trên thế giới.




Trung Quốc : Một đế quốc tử chiến với một con virus

Thụy My - RFI - điểm báo Pháp - 01/02/2020
Dịch bệnh do virus corona tại Trung Quốc và Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu là hai hồ sơ lớn trên các tuần báo kỳ này.The Economist chọn màu nền đen cho trang bìa, với hình Trái Đất được bịt mặt bằng một chiếc khẩu trang màu đỏ có năm ngôi sao vàng, màu cờ Trung Quốc.

Không có giao thừa cho Vũ Hán

Courrier International dịch bài phóng sự của trang jiemian.com ở Thượng Hải, kể về một đêm giao thừa náo loạn tại Vũ Hán. Bà Luo Jiamin, sau khi chăm sóc người chồng bị gãy xương tại bệnh viện, bị sốt kéo dài và cảm thấy rất mệt. Khám ở bệnh viện lần đầu không khỏi, mấy ngày sau khi quay lại, bà choáng váng khi thấy có đến… 500 người đã xếp hàng trước mình. Luo Jiamin trở về, chỉ muốn buông xuôi trong đêm cuối cùng của năm.

Còn tại bệnh viện trung ương Vũ Hán, các bác sĩ, y tá khoa hồi sức, nơi sự sống và cái chết chỉ cách nhau một lằn ranh mong manh, không có thì giờ nghỉ ngơi. Các bác sĩ, y tá phải mặc đến ba lớp trang phục bảo vệ : trước hết là một bộ combinaison (áo liền quần), nón, găng, túi bọc giày ; tiếp đến là bộ đồ khác kín mít màu trắng, rồi lại phải trùm lên khẩu trang, kính mắt và kính che toàn bộ khuôn mặt. Mất khoảng nửa tiếng đồng hồ để mặc, và sau đó đi đứng khó khăn, không thể uống nước hay đi vệ sinh.

Trưởng khoa Peng Zhiyong cho biết từ khi khởi đầu nạn dịch, do chi phí chữa trị quá cao, nhiều gia đình đã từ chối chữa tiếp cho thân nhân bị nhiễm virus. Dùng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể) để hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp tốn đến mấy chục ngàn nhân dân tệ (vài ngàn euro). Có gia đình chạy vạy vay mượn bạn bè người thân, chi đến đồng xu cuối cùng, nhưng cũng có gia đình phải xin « rút ống ». Sau khi nhà nước hôm 19/1 loan báo loan báo việc trợ giá chi phí điều trị, bác sĩ Peng vẫn còn ngậm ngùi cho những người xấu số.

Giám sát mọi thứ nhưng không phát hiện được dịch bệnh

Trong bài « Giám sát tất cả, trừ sức khỏe », tờ Minh Báo ở Hồng Kông nhận định đây là thất bại của hệ thống giám sát Trung Quốc trước con virus corona. Với tất cả các công cụ sẵn có, lẽ ra chính quyền phải phát hiện được khi dịch vừa khởi phát. Tuy nhiên hệ thống này được thiết lập để đàn áp chứ không phải dành cho những dịch vụ hữu ích đối với dân chúng.

Tuy vụ này bề ngoài không có vẻ gì là chính trị, nhưng đã làm tăng sự hoài nghi của các nước láng giềng, chính quyền Trung Quốc đã thua một ván trên trường quốc tế. Người ta có thể đặt câu hỏi tại sao một cuộc khủng hoảng dịch tễ với tầm vóc như vậy lại có thể xảy ra, vào lúc Bắc Kinh sở hữu hệ thống giám sát ngày càng hoàn hảo. Chính quyền không ngần ngại tung tiền vào công nghệ thông tin, và đã trở thành một siêu cường về khoa học và công nghệ. Nhưng an ninh quốc gia được đặt lên trên hết, tự do cá nhân không là gì cả. Lẽ ra chính quyền có thể nhanh chóng theo dõi trên cả nước.

Theo bảng xếp hạng của trang nghiên cứu công nghệ Comparitech, trong số 10 thành phố có nhiều camera an ninh nhất, Trung Quốc chiếm hết 8. Không chỉ có Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu mà cả Trùng Khánh và Vũ Hán – thành phố xuất phát dịch viêm phổi lạ. Cần nhớ rằng hệ thống giám sát bao gồm cả nhận diện, tín nhiệm xã hội, thu thập và xử lý một khối dữ liệu khổng lồ (big data) mà người dân đã cung cấp.

Chính quyền và virus đi nghỉ Tết 20 ngày ?

Nhiều tờ báo Hoa lục khẳng định trường hợp nhiễm virus corona mới đầu tiên được phát hiện tại bệnh viện Vũ Hán ngay từ ngày 08/12/2019. Đến cuối tháng 12/2019, ủy ban vệ sinh dịch tễ của thành phố Vũ Hán ghi nhận 27 ca viêm phổi lạ, tuy « không có bằng chứng truyền từ người sang người ». Hôm 31/12/2019 chợ Hoa Nam, giờ đây được coi là điểm xuất phát của virus corona, vẫn hoạt động bình thường, trong khi đã có nhiều nhân viên ngã bệnh và sau đó được chẩn đoán là bị nhiễm virus. Đến hôm sau chợ này mới được lệnh đóng cửa.

Minh Báo đặt câu hỏi, phải chăng chính quyền và con virus đều đi nghỉ Tết trong khoảng 20 ngày sau đó ? Làm thế nào mà phải đợi đến tận ngày 20/01/2020 mới biết được nhờ giáo sư Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) - bác sĩ chuyên về bệnh phổi đã cô lập được virus SARS - trả lời CCTV, là đã có lây từ người sang người, nhân viên y tế đã bị lây nhiễm, và không nên đến Vũ Hán ?

Rõ ràng trong vụ này, hệ thống giám sát đã bất lực trong việc đánh động các cơ quan hữu quan, và bảo đảm mạng sống cho cư dân của nước mình. Vì sao ? Theo tác giả bài báo, vốn là giáo sư trường đại học Lĩnh Nam (Lingnan) ở Hồng Kông, thì có hai lý do. Trước hết, chính quyền giấu nạn dịch vì sợ phải chịu trách nhiệm, hoặc sợ hình ảnh bị xấu đi. Thứ hai, hệ thống giám sát chỉ nhằm bảo vệ chế độ, chứ không quan tâm đến phòng ngừa dịch bệnh. Đến khi nạn dịch xảy ra thì các quan chức hoàn toàn hoảng loạn !

Để mất thời gian vàng vì chờ lệnh Tập Cận Bình

Trong bài « Tập Cận Bình trước thách thức của virus corona », L’Obs phê phán, Bắc Kinh chờ đến ba tuần lễ mới báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về cuộc khủng hoảng dịch tễ ở Vũ Hán, và phải chờ đến khi nhà lãnh đạo độc tài họ Tập ra lệnh thì bộ máy của chế độ mới bắt tay vào việc chống dịch lây lan.

Chính báo chí Hồng Kông, được tự do hơn các báo nhà nước ở Hoa lục đã lên tiếng báo động. Thành phố Vũ Hán vẫn cố tình che giấu nguy cơ, dường như để không làm ảnh hưởng đến hai hội nghị quan trọng từ ngày 12 đến 17/1. Hội nghị kết thúc « thắng lợi », không hề nhắc đến nạn dịch đang lây lan.

Chỉ hai ngày sau, giáo sư Chung Nam Sơn xác nhận virus không chỉ lây nhiễm mà còn đạt đỉnh « siêu lây », tức một người bệnh có thể lây cho nhiều người khác. Một bệnh nhân được phẫu thuật thần kinh cũng đã lây ngay cho một bác sĩ và 13 y tá ! Thế nhưng do muốn chứng tỏ bằng mọi giá là mọi việc vẫn ổn, hôm 18/1 thành phố còn cho mở buổi tiệc khổng lồ với 40.000 gia đình tham gia, để quyết tâm đánh bại kỷ lục thế giới. Sự vô trách nhiệm khủng khiếp này dẫn đến hậu quả là sau đó 60 triệu người Hồ Bắc bị cô lập.

Chuyện gì đã xảy ra : đang cố giấu suốt hơn ba tuần lễ, rồi đột ngột lao vào một cuộc chiến tổng lực vô tiền khoáng hậu ? Trả lời : đó là Tập Cận Bình. Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước hôm 20/1 đã ra lệnh « kiên quyết chống việc virus corona lan tràn », đe dọa trừng phạt những ai giấu thông tin. Nhưng những tuyên bố cứng rắn này được đưa ra quá trễ, thời gian vàng đã mất, người ta lo ngại thiệt hại sẽ gấp 10 lần dịch SARS.

Siêu cường đại chiến siêu vi

Dành 8 trang báo cho chủ đề « Một đế quốc tử chiến với một con virus », Le Point nhận xét đối mặt với virus corona mới, có thể làm chết nhiều người hơn SARS, Trung Quốc chiến đấu với các phương tiện đại quy mô và những biện pháp khắc nghiệt.

Tờ báo kể ra một loạt biện pháp làm kỳ nghỉ Tết mang màu sắc của ngày tận thế : hủy bỏ các lễ hội, cấm du lịch theo đoàn, cấm buôn bán thú rừng, quân lính được gởi đến Vũ Hán bằng các phi cơ vận tải, xây dựng bệnh viện trong 10 ngày, điều đội ngũ y tế từ các nơi khác hỗ trợ. Công an trùm kín trong bộ đồ bảo vệ ngăn chận các ngõ vào, đại đô thị trở thành thành phố chết, các làng mạc dựng rào cản ; máy bay, xe lửa, métro không người, kiểm tra thân nhiệt tại các giao lộ, mọi người dân ra đường đều mang khẩu trang…

Phóng đại nguy cơ chăng ? Đối với các nhà dịch tễ học, thì thậm chí còn chưa đủ. Giáo sư Lương Trác Vĩ (Gabriel Leung) ở Hồng Kông còn khuyến cáo đóng cửa trường học và cho làm việc từ xa. Thực tế Bắc Kinh đã kéo dài kỳ nghỉ Tết đến 3/2 còn Hồng Kông đến 17/2. Chuyên gia này phản bác ý kiến cho rằng tỉ lệ tử vong của 2019 n-CoV thấp hơn SARS. Theo giáo sư Lương, tỉ lệ khi dịch bắt đầu khởi phát luôn thấp, như hồi dịch SARS Tổ chức Y tế Thế giới ước tính chỉ 3%, nhưng rốt cuộc lên đến 17% ở Hồng Kông.

Pháp hy vọng chế tạo được vaccin chống 2019-nCoV

Liệu có cách nào ngừa được con virus này ? Bài viết độc quyền trên trang Khoa học của L’Express cho biết « Virus corona : Pháp đang chạy đua chế tạo vaccin ». Viện Pasteur đang triển khai một kỹ thuật đầy hứa hẹn để chống lại 2019-nCoV.

Ngoài Ebola, chưa có con virus lại gây ồn ào đến thế kể từ đầu những năm 2000 cho đến nay. Các virus corona là thủ phạm gây ra các dịch bệnh quy mô lớn như SARS (Sras-CoV năm 2003, làm 774 người chết) và MERS (Mers-CoV năm 2012, làm 823 người chết). Sau khi Trung Quốc giải mã con virus mới, các chuyên gia có thể bắt tay vào chế tạo liệu pháp miễn dịch.

Tại Pháp, ê-kíp của tiến sĩ Frédéric Tangy đã từng nghiên cứu SARS và MERS, cho biết đã có kỹ thuật giúp chế vaccin nhanh hơn nhiều so với quá khứ. Họ dùng virus bệnh sởi đã được làm yếu đi, thêm các gien của loại virus cần nghiên cứu vào bộ gien đơn bội của virus sởi. Khó nhất là làm sao tìm ra được mảng ADN nào giúp cơ thể tạo ra kháng thể để gắn vào.



viethoaiphuong
#16 Posted : Sunday, February 2, 2020 12:14:46 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

AFP - 2/02/2020 : tại Hoa Lục tổng cộng người bị chết đã lên con số 304 (thêm 45 người trong 24 giờ) và hơn 14.000 người bị nhiễm bệnh. Tại Philippine đã có 1 người bị chết vì coronavirus.




photo - AFP : người Hong Kong xếp hàng mua khẩu trang hôm 01/02/2020




Virus corona: Bắc Kinh kêu gọi Châu Âu hỗ trợ chống dịch

Tú Anh - RFI - 02/02/2020
Trong bối cảnh cứ mỗi ngày có thêm gần 50 người chết và hàng ngàn bệnh nhân mới được kiểm kê, chính quyền Trung Quốc kêu cứu. Theo thông báo của chính phủ Trung Quốc, thủ tướng Lý Khắc Cường kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu tạo thuận lợi cung cấp khẩn cấp trang thiết bị, dụng cụ y khoa.

Bản tin Tân Hoa Xã ngày 01/02/2020 cho biết, trong cuộc điện đàm với chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von Der Leyen, thủ tướng Trung Quốc đã giải thích tình hình dịch bệnh hiện nay ở Hoa lục nhất là ở Vũ Hán nơi mà ông gọi là « tuyến đầu » của cuộc chiến chống virus viêm phổi chủng mới.

Thủ tướng Trung Quốc cam kết sẽ tăng cường chia sẻ thông tin và hợp tác với Liên Hiệp Châu Âu chống khủng hoảng virus corona.

Trước quy mô lây lan nhanh chóng, giới y tế Trung Quốc có lẽ gặp nhiều khó khăn và thiếu phương tiện. (Xem giải thích của của bác sĩ Philippe Klein trên RFI/01/02/2020).

Ông Lý Khắc Cường kêu gọi Bruxelles và các thành viên Liên Hiệp Châu Âu hỗ trợ cho Trung Quốc, nhanh chóng cung cấp trang thiết bị khẩn cấp.

Tân Hoa xã cho biết chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von Der Leyen đã nhận lời trợ giúp y tế cho Bắc Kinh.




Cho tới ngày 02/02/2020, dịch viêm phổi cấp tính chủng mới tại Trung Quốc tiếp tục lây lan, làm 304 người chết và 14.000 người bị lây nhiễm. Chính quyền Ôn Châu, cách trung tâm dịch Vũ Hán gần 700 km áp đặt biện pháp cách ly toàn thể 9 triệu dân. Mỗi nhà chỉ có một người được quyền đi mua thức ăn, hai ngày một lần.


viethoaiphuong
#17 Posted : Sunday, February 2, 2020 8:37:15 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

AFP - 03/02/2020 : tại Hoa Lục tính đến cuối ngày chủ nhật 02/02 số người bị chết đã lên 362 (thêm 57 người trong vòng 24 giờ) và số người bị nhiễm bệnh đã là 17.205 (thêm 2.829 người)
Ít nhất 171 trường hợp khác đã được ghi nhận tại hơn hai chục quốc gia và khu vực khác, từ Hoa Kỳ cho đến Nhật Bản.




Virus corona : Cuộc chạy đua với thời gian để bào chế vac-xin

Đức Tâm - RFI - 03/02/2020
Chỉ một tháng sau khi Trung Quốc báo động về virus corona mới (2019-nCoV), các phòng thí nghiệm, nghiên cứu, cơ quan y tế của nhiều nước trên thế giới đã lao vào cuộc chạy đua với thời gian để bào chế vac-xin.

Ngày 31/01/2020, cơ quan nghiên cứu dịch tễ nổi tiếng thế giới, Viện Pasteur Pháp, thẩm định sẽ bào chế được vac-xin trong 20 tháng nữa, trong khi đó, Trung Quốc hay Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID) cho biết sẽ có được vac-xin ứng viên để thử nghiệm trên người trong 3 tháng tới. Thậm chí, ngày 30/01, công ty dược phẩm Mỹ Inovio, hợp tác với tập đoàn Trung Quốc Beijing Advaccine Biotechnology, thông báo đã tiến hành thử nghiệm tiền lâm sàng.

Tuy nhiên, bên cạnh những tuyên bố mang tính tuyên truyền, việc bào chế ra được một vac-xin hữu hiệu và sau đó tiến hành sản xuất hàng loạt, khá phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian, nhiều tháng trời.

Sau đây là một vài câu hỏi mà website ici.radio-canada.ca đặt ra với giới chuyên gia :

1- Phải chăng đã có vac-xin hiện đang được sản xuất hàng loạt ?

Không. Nhưng các công việc đã được bắt đầu để đạt được mục tiêu này. Theo giải thích của bác sĩ Raymond Tellier, chuyên gia vi sinh thuộc Trung tâm Y Tế đại học McGill, Canada, thoạt tiên, khi tìm cách sản xuất một loại vac-xin kháng một loại virus cụ thể, người ta không nhất thiết phải biết trước cách thức hoặc phương pháp bào chế để có thể đạt được kết quả tốt. Hiện nay, các chuyên gia đang nghiên cứu nhiều hướng, đặc biệt là dựa vào những kinh nghiệm mà họ đã có được trong đợt dịch viêm phổi cấp tính SRAS năm 2003.

2- Ai sản xuất vac-xin ?

Chính phủ (thông qua các định chế công) tài trợ cho các phòng thí nghiệm công và tư tiến hành nghiên cứu. Các công ty dược phẩm cũng đầu tư vào việc bào chế vac-xin. Một phòng thí nghiệm của đại học Saskatchevawn (phía tây Canada), trước đây đã bào chế thành công các loại vac-xin kháng được các virus corona liên quan đến gia súc được chăn nuôi. Hiện nay, phòng thí nghiệm này đang cố bào chế một loại vac-xin mới và đã được phép của Cơ quan Y tế Công Canada để tiến hành các thử nghiệm.

3- Có sự phối hợp trên thế giới trong việc bào chế vac-xin hay không ?

Theo bác sĩ Tellier, không hề có một tổ chức quốc tế nào có thẩm quyền để phối hợp các hoạt động bào chế vac-xin của các nước, các tập đoàn dược phẩm…

4- Cần bao nhiều thời gian để bào chế được một vac-xin ?

Tối thiểu nhiều tháng, thậm chí một năm hoặc hơn. Sau khi tiến hành thử nghiệm trên súc vật và người, phải đợi có giấy phép và lúc đó mới có thể sản xuất hàng loạt. Bác sĩ Tellier nhấn mạnh : Đương nhiên, nếu phải đối mặt với đại dịch, người ta có thể rút ngắn các giai đoạn. Nhưng như vậy, thì nguy cơ hiệu ứng phụ của vac-xin sẽ cao.

5- Việc sản xuất vac-xin thường phải trải qua những giai đoạn nào ?

Chuyên gia Pierre Talbot, thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia (INRS), giải thích : Trước tiên, người ta thử nghiệm vac-xin ứng viên trên súc vật. Sau đó là các thử nghiệm lâm sàng trên người. Nếu một vac-xin được đánh giá là an toàn, tạo ra khả năng miễn dịch và bảo vệ, theo đúng như tiêu chuẩn đã đề ra thì sản phẩm này sẽ được phép sản xuất hàng loạt để tiêm phòng chủng cho người dân. Cụ thể, giai đoạn 1 nhằm đánh giá mức độ độc hại. Giai đoạn hai đánh giá hiệu quả. Trong giai đoạn cuối, vac-xin được thử nghiệm trên diện rộng, có nghĩa là tiêm thử cho hàng trăm thậm chí hàng ngàn bệnh nhân.

Giai đoạn cuối này cho phép các chuyên gia hiểu được hơn hiệu quả và những lợi thế của thuốc, cũng như các phản ứng tiêu cực mà thuốc có thể gây ra.

6- Liệu virus corona có thể biến mất trước khi người ta làm ra được vac-xin ?

Chuyên gia Talbot khẳng định : Hoàn toàn có thể. Virus SRAS đã biến mất sau 8 tháng. Do virus corona mới rất giống virus SRAS, thậm chí còn kém tai ác hơn, tôi nghĩ là trong vài tuần hoặc lâu nhất là trong vài tháng nữa, dịch bệnh virus corona mới có thể được ngăn chặn do các biện pháp được triển khai tại Trung Quốc và tại các nước có người bị lây nhiễm.]




Virus corona : Vũ Hán, địa ngục trần gian ở Trung Quốc

Thanh Hà - RFI - 03/02/2020
Virus corona đang hoành hành tại Trung Quốc khiến cả thế giới lo sợ. Sống với virus corona, Vũ Hán không khác gì "địa ngục". Le Figaro dành đến ba bài báo để nói về chủ đề này.

Trong bài thứ nhất tờ báo tóm lược tình hình : "Thế giới dựng thành lũy đối mặt với virus corona" dù chỉ có 1% các ca bệnh. Giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới tuần qua đã nhấn mạnh rằng tình hình không đến nỗi phải giới hạn mọi giao thương với Trung Quốc. Điều đó không cấm cản các nước từ Mỹ, Nhật Bản đến Anh, Pháp, Đức và cả Maroc hay Indonesia hối hả hồi hương kiều dân khỏi ổ dịch Vũ Hán, các hãng hàng không lớn bé trên thế giới ngừng phục vụ các chuyến bay sang Hoa lục. Đó là bằng chứng rõ rệt cho thấy Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã đánh mất uy tín.

Vũ Hán : Người bị đầy xuống địa ngục

Những người trong cuộc ở ngay ổ dịch Vũ Hán đang sống ra sao ? Bà Shi Muying, một phụ nữ 37 tuổi, sống tại Luân Đôn về nước thăm mẹ bị ung thư giai đoạn cuối kể lại với phóng viên báo Le Figaro : Bà về đến Vũ Hán 12 ngày trước khi thành phố bị phong tỏa và đã từng bước "rơi xuống địa ngục".

Chuyến về thăm quê lần này của bà vốn đã mang màu tang tóc nhưng với dịch viêm phổi virus corona, bà và gia đình còn khổ hơn. Từ khi đáp xuống phi trường, ngày ngày người phụ nữ Vũ Hán này cùng cha vào bệnh viện thăm người mẹ chỉ còn đợi ngày ra đi. Đó cũng là thời gian hai bố con bà Shi Muying bắt đầu bị sốt, rồi ho. Họ đạp xe đi khắp thành phố tìm một hiệu thuốc.

Cuối cùng, hôm 26/01 họ đành phải đi bệnh viện khám xem chỉ cảm cúm qua loa hay đã nhiễm virus corona. Vào gặp được bác sĩ, họ mới biết rằng, phải tự đi tìm lấy dụng cụ xét nghiệm, nhưng trong một thành phố đã bị phong tỏa, những ca bị ho, sốt bị "cách ly", hai cha con bà "bó tay". Nhân chứng này nói rõ : bị cách ly có nghĩa là họ bị trả về nhà và không được phép ra khỏi cửa. Ba ngày sau, phụ nữ này trở lại bệnh viện tái khám và đã phải đợi "từ bốn đến năm tiếng đồng hồ trong một gian phòng nhỏ, đông kín người".

Khám xong ra về, bà quá tuyệt vọng nên cất tiếng kêu cứu trên mạng xã hội Vi Bác. Nhờ vậy, đến hôm 30 tháng Giêng, hai bố con được nhập viện. Phụ nữ 37 tuổi này không nuôi ảo vọng và biết rằng dù ở bệnh viện hay không thì cũng chẳng được chăm sóc. Cùng phòng với Shi Muying có hai người phụ nữ khác, lớn tuổi hơn, họ ăn nói ồn ào. Thân phụ của bà được giữ ở một tầng khác trong cùng một nhà thương. Hai bố con nói chuyện với nhau bằng điện thoại.

Ngồi trên giường bệnh, nhìn ra dòng sông Dương Tử, người phụ nữ sống ở Luân Đôn trở về Vũ Hán này biết chắc, cách đấy vài cây số, mẹ bà đang trút những hơi thở cuối cùng, không một người thân bên cạnh. Điều khiến bà lo lắng là liệu có được xuất viện để nhận xác mẹ về mai táng hay không. Bà cũng không chắc là người cha già sẽ vượt qua được thử thách này.

Khủng hoảng y tế : Giải pháp nào cho thích hợp ?

Cách xa Vũ Hán ngàn trùng, tại Paris, ông Emmanuel Hirsh, giám đốc tổ chức của vùng Ile de France (Paris và vùng phụ cận) chuyên nghiên cứu về những khía cạnh đạo đức trong đời sống hàng ngày, nêu lên câu hỏi : Trước một cuộc khủng hoảng về y tế, làm thế nào để tránh bị chỉ trích hoặc là không phản ứng kịp thời để cho dịch bệnh lây lan, hoặc là đưa ra những biện pháp quá mạnh tay hành xử như một chế độ độc tài ?

Tác giả bài viết nêu lên trường hợp cụ thể của Trung Quốc : nhân danh chống dịch bệnh, chính quyền đã tăng cường các biện pháp kiểm tra, bế quan tỏa cảng nhiều thành phố gây trở ngại cho quyền tự do đi lại. Các nền dân chủ làm sao có thể ban hành được những biện pháp này ? Đây là bài báo thứ ba Le Figaro dành để nói về virus corona.

La Croix đề cập đến một khía cạnh gần gũi và dễ hiểu hơn : "Ngành nghiên cứu của thế giới dốc lực chống virus corona". Một tháng đã trôi qua kể từ khi Trung Quốc công bố những ca bệnh đầu tiên, chúng ta biết thêm được những gì về siêu vi corona ? Còn những gì cần tìm hiểu thêm về loài siêu vi mới lạ này ?

Viện Y Tế Quốc Gia và Nghiên Cứu Y Khoa của Pháp - INSERM cuối tuần trước cho biết đã xác định được thời hạn ủ bệnh là từ 5 đến 8 ngày. Tỷ lệ tử vong do virus corona trung bình là từ 2 đến 3%. (Thấp hơn so với 10% do virus gây viêm phổi cấp tính SARS gây nên. Còn virus MERS xuất phát từ vùng Trung Cận Đông có tỷ lệ tử vong là 25%). Ngoài ra, INSERM cũng xác định được rằng cứ 1 người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cho từ 1,4 đến 2,5 người chung quanh. Để so sánh, một người bị ban đỏ có thể lây cho từ 15 đến 20 người.

Bên cạnh đó, virus corona cũng còn nhiều ẩn số giới khoa học chưa giải mã được hết. Thí dụ tại sao một số trường hợp, bệnh tình đã nguy ngập hơn hẳn sau 7 ngày được phát hiện ? Tại sao trẻ nhỏ dưới 15 tuổi ít bị lây nhiễm ?



Virus corona: Người Vũ Hán bị "truy lùng" như tội phạm tại Trung Quốc

Thùy Dương - RFI - 03/02/2020
Tại nhiều nơi ở Trung Quốc, người dân thành phố Vũ Hán, tâm ổ dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra, đang bị truy lùng như thể họ là tội phạm.

Để khuyến khích người dân cung cấp thông tin về người Vũ Hán, chính quyền nhiều địa phương ban hành biện pháp thưởng tiền, các cuộc tra hỏi nhắm vào người Vũ Hán được siết chặt.

Tuần trước, Ủy ban Vệ sinh - Y tế Trung Quốc kêu gọi các địa phương không lơ là việc xác minh người dân trong khu vực đã từng đi đến đâu. Khắp nơi, chính quyền địa phương phải chịu sức ép về việc trục xuất những người đến từ tỉnh Hồ Bắc.

Ở Bắc Kinh, một số quận đã tự rào chắn, buộc du khách hoặc những người quay lại thành phố sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán cung cấp thông tin về hành trình đi lại của họ thời gian qua.

Một nhân viên an ninh nói với AFP là những ai đến từ Hồ Bắc phải thông báo cho nhà chức trách khu vực, vì có thể những người này làm lây nhiễm bệnh. Những người được xác minh là người Hồ Bắc hoặc Vũ Hán sẽ bị theo dõi chặt chẽ, không thể tự ý ra, vào một khu phố, thậm chí còn không được đi mua thức ăn. Bí thứ đảng ủy một khu phố ở Bắc Kinh cho biết nếu cần, khu phố sẽ cử người đi mua thực phẩm giúp.

Nhà chức trách một khu vực ở Thạch Gia Trang, phía tây nam Bắc Kinh, treo thưởng 2.000 nhân dân tệ cho bất kỳ ai cung cấp thông tin về những người đã ở Vũ Hán trong 2 tuần qua. Tại một số vùng, người dân trở về từ tỉnh Hồ Bắc, Vũ Hán bị dân làng tẩy chay. Cư dân từ Hồ Bắc cũng nhận được các cuộc gọi điện thoại hàng ngày và phải ghi lại nhiệt độ của họ trong khoảng hai tuần.

Hồng Kông : Nhân viên y tế đình công đòi đóng cửa biên giới với Hoa lục

Ngày 03/02/2020, hàng ngàn nhân viên các bệnh viện công tại Hồng Kông đã đình công đòi chính quyền đóng toàn bộ biên giới với Hoa lục để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus corona.

Phong trào đình công của nhân viên y tế đặc khu diễn ra trong bối cảnh chính phủ Hồng Kông, vốn trung thành với Bắc Kinh, không đồng ý đóng cửa toàn bộ biên giới với Hoa lục, trong khi Hồng Kông đã ghi nhận 11 ca nhiễm virus, đa phần tới từ Hoa lục.

Theo AFP, chính quyền đặc khu đánh giá biện pháp đóng cửa biên giới mang tính kỳ thị, phân biệt đối xử, có hại cho kinh tế Hồng Kông và trái với khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới - WHO. Chính quyền cho biết sau khi cho đóng một số cửa khẩu hồi tuần trước, số người đến từ Hoa lục đã giảm 50%.

viethoaiphuong
#18 Posted : Tuesday, February 4, 2020 1:22:32 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

AFP - 04/02/2020 : tại Hoa Lục trong ngày 03/02 đã có thêm 64 người bị chết, nâng tổng số người chết lên 425 và thêm 3.235 người bị nhiễm bệnh >> tổng số người nhiễm bệnh = 20.438.
Hong Kong ghi nhận đã có 1 người bị chết vì coronavirus.




VOA - 03/02/2020 : Các quan chức y tế bang California hôm 2/2 xác nhận có 11 ca nhiễm loại virus corona mới, đang lây lan nhanh ở Hoa Kỳ, trong đó có 1 trường hợp ở quận hạt Santa Clara và 2 trường hợp khác ở quận hạt San Benito, theo Reuters.



(AFP) - 03/02/2020 - Virus corona : Tổ chức Y Tế thế giới tuyên chiến với tin giả. Trong cuộc hợp hôm 03/02/2020, tổng giám đốc WHO thông báo hợp tác với Google để những ai tìm kiếm thông tin về virus corona sẽ nhìn thấy thông tin của Tổ Chức Y Tế Thế Giới ngay đầu tiên. Các mạng xã hội Twitter, Facebook, Tencent và Tiktok cũng có các biện pháp để hạn chế tin giả lan truyền. Tổng giám đốc WHO cho biết, hiện nay thế giới đang tràn ngập thông tin không đúng, không chính xác về dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra. / RFI



Virus corona: Trung Quốc thừa nhận ''bất cập'' trong xử lý khủng hoảng

Thu Hằng - RFI - 04/02/2020
Thêm 64 người chết vì virus corona theo thông báo của chính phủ Trung Quốc ngày 04/02/2020, nâng tổng số ca tử vong tính từ đầu mùa dịch là 425 người và tổng cộng có hơn 20.400 trường hợp nhiễm virus corona mới. Trước tình trạng số người chết tăng kỷ lục mỗi ngày, chính quyền Trung Quốc thừa nhận « những thiếu sót trong phản ứng đối với khủng hoảng dịch tễ ».

Ngoài ra, theo Tân Hoa Xã, được AFP trích lại, Ban thường trực của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc còn yêu cầu lực lượng phản ứng nhanh trong tình huống khẩn cấp phải được cải thiện sau « những bất cập và khó khăn nảy sinh trong thời gian xử lý nạn dịch ».

Cũng trong cuộc họp ngày 03/02 của Ban thường trực của Bộ Chính Trị, đích thân chủ tịch, kiêm tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình, đã yêu cầu các quan chức phải khẩn trương phối hợp để khống chế nạn dịch. Một cuộc họp do đích thân người đứng đầu Trung Quốc tham gia chỉ đạo, được hãng tin Mỹ Bloomberg (ngày 04/02) đánh giá là một sự kiện hiếm hoi, đồng thời phản ánh tính chất nghiêm trọng của nạn dịch, có nguy cơ tác động đến ổn định trong nước.

Ngoài Vũ Hán và Ôn Châu bị cách ly hoàn toàn, chính quyền thành phố Thái Châu (tỉnh Giang Tô) và ba quận ở thành phố Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang) chỉ cho phép mỗi gia đình chỉ được một người ra khỏi nhà để đi chợ hai ngày một lần. Tổng cộng có khoảng 9 triệu người phải thực hiện biện pháp mới được công bố ngày 04/02. Dù nằm cách ổ dịch vài trăm cây số, nhưng chính quyền vẫn áp dụng các biện pháp hạn chế di chuyển để ngăn ngừa dịch lan rộng.

Dịch bệnh thời công nghệ

Và cũng nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, công nghệ được áp dụng rộng rãi tại Trung Quốc, như dùng thiết bị bay không người lái để đo thân nhiệt và nhắc nhở những người bất cẩn, hoặc đồng hồ theo dõi người mắc virus corona mới.

Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh giải thích :

« Trung Quốc thời virus corona mới không như Trung Quốc thời SARS năm 2003, toàn bộ công nghệ mới được nền kinh tế lớn thứ hai phát triển đã được đưa vào sử dụng trong cuộc chiến chống nạn dịch.

Ở tỉnh Giang Tây (Jiangxi), một khu phố đã dùng thiết bị bay không người lái để đo thân nhiệt người dân. Người dân chỉ việc ngó ra cửa sổ. Cũng như ở các sân bay, thiết bị này đo thân nhiệt của họ qua một camera cảm ứng nhiệt.

Người máy cũng được đưa vào chuỗi lao động. Theo truyền thông Nhà nước, một nhà sản xuất đã cấp cho một bệnh viện ở Vũ Hán nhiều robot phục vụ để mang cơm đến cho người bệnh.

Còn ở Hồng Kông, các vòng tay điện tử được kết nối với điện thoại di động sẽ được cấp cho những người bị nghi ngờ nhiễm virus corona mới. Ông Victor Lam, người đứng đầu Phòng Truyền thông của đặc khu hành chính, giải thích : Mục tiêu của chiếc vòng này là nhằm bảo đảm những người đang trong giai đoạn cách ly không ra khỏi nhà. Nếu chiếc vòng đó bị hỏng, một tín hiệu sẽ được gửi đến ngay cho cảnh sát để kiểm tra.

Theo dõi và truy lùng những người không tuân thủ quy định, những thiết bị bay không người lái, chẳng có vẻ gì là đĩa bay ngoài hành tinh, đuổi theo những người quên mang khẩu trang, trong khi những chiếc khác thì phun thuốc khử trùng hoặc giải tán các đám đông.

Những thiết bị công nghệ đã khiến một số người sử dụng mạng xã hội suy nghĩ rằng tại sao trước quy mô nạn dịch như vậy, lại không đo luôn nhiệt độ toàn Trung Quốc từ một nhiệt kế gắn trên vệ tinh »

Trung Quốc xây bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn trong 10 ngày

Công nghệ và sức mạnh của lực lượng nhân công đông đảo đã giúp Trung Quốc hoàn thiện bệnh viện dã chiến đầu tiên với khoảng 1.000 giường bệnh trong thời gian kỷ lục. Hỏa Thần Sơn, nằm ở ngoại ô Vũ Hán, đã chính thức mở cửa ngày 03/02/2020 sau 10 ngày xây dựng.

Thông tín viên Liu Zhifan tường thuật từ Bắc Kinh :

« Người dân Trung Quốc, đặc biệt là bệnh nhân ở thành phố Vũ Hán, nóng lòng chờ bệnh viện Hỏa Thần Sơn được hoàn thiện. Họ có thể theo dõi trực tiếp tiến triển của công trường. Đây thực sự là một kỳ tích của Nhà nước Trung Hoa với bệnh viện có khả năng tiếp nhận 1.000 giường bệnh và được xây trong thời gian kỷ lục, chỉ mất 10 ngày. Khoảng 7.000 công nhân được huy động là việc cả ngày lẫn đêm.

Dù vậy bệnh viện tiền chế này không mang lại điều kỳ diệu cho người bệnh vì chắc chắn còn phải chờ vài tháng để có vắc-xin. Bệnh viện Hỏa Thần Sơn sẽ chỉ tiếp nhận những người được chuẩn đoán nhiễm virus corona mới và được các bệnh viện khác trong thành phố gửi đến. Những bệnh nhân đầu tiên đã đến bệnh viện vào 9 giờ 30 sáng 04/02 và được đội ngũ nhân viên, trang bị phòng hộ kín từ đầu đến chân, tiếp nhận.

Dù sao, bệnh viện dã chiến mới sẽ giúp giảm tải cho các bệnh viện ở Vũ Hán, đang hoạt động hết công suất từ đầu dịch bệnh. Và để giảm bớt gánh nặng cho đội ngũ cán bộ y tế, gần như kiệt sức, bệnh viện Hỏa Thần Sơn sẽ do 1.400 quân nhân đảm nhiệm, trước đó một hôm, đội ngũ này vẫn còn đang chuẩn bị những bước cuối cùng.

Tổng cộng có hai bệnh viện dã chiến được hoàn thiện trong vòng ít nhất 10 ngày và được làm theo mô hình bệnh viện dã chiến từng được xây khẩn cấp ở Bắc Kinh vào năm 2003 để điều trị bệnh nhân dịch SARS ».



Virus corona: Hà Nội cách ly 950 người Việt Nam về từ Trung Quốc

RFI - 04/02/2020
Theo báo chí trong nước, 950 người trở về nước sẽ được tiếp đón tại hai doanh trại quân đội tại Sơn Tây và Xuân Mai, và sống cách ly trong vòng ít nhất 14 ngày. Chính quyền Việt Nam không thông báo cụ thể khi nào 950 công dân nói trên sẽ về nước, nhưng cho biết họ sẽ trở về qua hai sân bay Nội Bài (Hà Nội) và Vân Đồn (Quảng Ninh). Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới của thành phố Hà Nội, đại tá Nguyễn Viết Thắng, chủ nhiệm Quân y Bộ Tư Lệnh Thủ đô cho biết sẽ phối hợp với sở Y Tế Hà Nội để theo dõi những người được cách ly.



viethoaiphuong
#19 Posted : Wednesday, February 5, 2020 12:58:26 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

SHANGHAI/PEKIN (Reuters) - 05/02/2020 : tại Hoa Lục đã có 490 người chết, 24.324 người bị nhiễm bệnh (thêm 3.887 người trong 24 giờ)
Thượng Hải trong tình trạng báo động.
Và, thêm ba thành phố lớn khác ở Chiết Giang - Thái Châu, Ôn Châu và Ninh Ba - đã áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại đối với khoảng 18 triệu người.



Các chuyên gia Trung Quốc nghi virus corona khởi phát từ dơi

VOA - 05/02/2020
Một nghiên cứu được công bố hôm 03/02 trên tạp chí Nature cho biết các chuyên gia của Viện Virus học Vũ Hán, chuyên nghiên cứu về virus, cho biết loại virus mới này giống 96% về mặt di truyền với một loại virus tìm thấy ở loài dơi trong tỉnh Vân Nam, miền Nam Trung Quốc.
Nghiên cứu chỉ ra gene của virus corona mới giống 80% với virus SARS đã giết chết hơn 800 người trong năm 2002 và 2003.



Virus corona: Hồi ký Vũ Hán của ba phóng viên AFP

Thu Hằng - RFI - 05/02/2020
Ngày 23/01/2020, Leo Ramirez, Hector Retamal và Sebastien Ricci lên chuyến máy bay cuối cùng (hoặc gần như cuối cùng) đến thành phố Vũ Hán. Phi hành đoàn và số hành khách ít ỏi trong máy bay nhìn họ với ánh mắt ái ngại : Tại sao đi vào ổ dịch, trong khi nhiều người muốn thoát khỏi đó ?

Họ đến Vũ Hán lúc 10 giờ, giờ địa phương, khi thành phố vừa được lệnh bị cách ly hoàn toàn. Ra thì khó, nhưng vẫn có cách để vào. Trong suốt 8 ngày, bộ ba của AFP là cơ quan báo chí nước ngoài duy nhất hoạt động ở thành phố hơn 11 triệu dân hoàn toàn bị cách ly.

Leo Ramirez, 32 tuổi, là điều phối viên mảng video ở Trung Quốc, không hề thiếu kinh nghiệm sau 10 năm bươn trải làm báo ở Venezuela, quê hương của anh, cũng như ở Nam Mỹ. Hector Retamal, 44 tuổi, nhiếp ảnh gia gốc Chilê, từng sống ở Haiti và từng chứng kiến dịch tả, là tác giả của nhiều bức ảnh gây ấn tượng về hòn đảo này trong những năm vừa qua. Người thứ ba, Sébastien Ricci, nhà báo Pháp 38 tuổi, sống ở Bắc Kinh từ gần 10 năm nay và từng hoạt động ở Iran, vùng của người Kurdistan, Afghanistan và Bắc Triều Tiên.


Bộ ba phóng viên của hãng thông tấn Pháp AFP đến Vũ Hán, ngày 23/01/2020. Ảnh chụp từ màn hình.

« Đây là chuyến đưa tin lớn nhất mà tôi từng làm kể từ khi tôi bắt đầu làm việc cho AFP, cách đây 10 năm », nhà báo video Leo Ramirez cho biết. Ở ngay giữa lòng trung tâm dịch virus corona, « kể lại câu chuyện này mà không được để bị nhiễm, biết rằng bạn phải tự bảo vệ, nhưng lại không biết phải làm gì, làm như thế nào ».

« Mỗi lúc, tôi đều tự hỏi liệu mình có đau họng không. Nhưng khi tôi muốn ho, tôi lại nuốt nước bọt (miếng) » vì sợ bị giữ lại. Tôi tự nhủ « miễn là mình không hắt hơi, mình không ho, rồi găng tay không bị rách… và liệu người này đã hắt hơi bắn lên áo khoác của mình chưa ? », Leo Ramirez kể lại qua điện thoại, chỉ vài giờ sau khi hạ cánh xuống miền nam nước Pháp, trên chuyến bay đầu tiên tiên hồi hương khoảng 200 kiều dân Pháp.

Sébastien Ricci, nhà báo Pháp, kể lại : « Những hành khách hiếm hoi đi cùng chuyến bay sửng sốt nhìn tôi. Chỉ có khoảng 30 người trong máy bay. Điều này làm tôi nhớ lại chuyến công tác đầu tiên ở Bắc Triều Tiên. Những nữ tiếp viên đeo khẩu trang, tất cả mọi người quan sát nhau đầy vẻ nghi ngờ. Những người Trung Quốc trong chuyến bay về đoàn tụ gia đình ». Trước ngày Tết nguyên đán, « ngày lễ quan trọng nhất ở Trung Quốc », họ chỉ thấy một thành phố ma.

Trong vòng một tuần, ngày nào ba nhà báo của AFP cũng rời khỏi khách sạn, đi bộ trên những con phố vắng lặng với hy vọng kể lại đời thường của những người dân Trung Quốc bị cắt khỏi thế giới. Họ có cách riêng « để kể câu chuyện như vô hình, câu chuyện về con virus ».

Đáng ngạc nhiên là « người dân đến nói chuyện với chúng tôi », Sébastien nhớ lại. « Chúng tôi thấy những bệnh viện chật cứng người, nhiều người phải đợi tận hai ngày để được khám, người dân căng thẳng và cảnh sát, thường thì có lẽ đã cấm chúng tôi quanh quẩn gần các bệnh viện, lúc đó thì lại quá bận ở những nơi khác ». Hector Retamal nhớ lại : « Người dân muốn dẫn tôi đi để chỉ cho tôi thấy chuyện gì xảy ra ở bên trong ».


Người dân Vũ Hán xếp hàng chật hành lang bệnh viện Chữ Thập Đỏ để được xét nghiệm, ngày 25/01/2020. Hector RETAMAL / AFP

Ngày cuối cùng, Leo Ramirez, ra khỏi khách sạn cùng với Hector Retamal, làm chuyến cuối cùng quanh thành phố, bỗng nhiên gọi gấp cho Sébastien, ở lại khách sạn để viết bài. Leo nói như ra lệnh : « Lấy xe đạp và đi đến đây, ngay bây giờ » nhưng không thêm lời giải thích nào.

Trên vỉa hè, không xa một bệnh viện lắm, một người đàn ông nằm bất động mà không ai dám lại gần. « Chúng tôi không bao giờ có thể kiểm chứng xem liệu có phải ông ấy chết vì virus corona hay không. Nhưng ở một đất nước như Trung Quốc, một người bị bỏ rơi suốt hai giờ trên vỉa hè, chỉ cách lối vào bệnh viện có khoảng 50 mét, thì thật sự phải là điều gì đó nghiêm trọng », Sébastien kể lại. Sau đó, « nhiều cảnh sát mặc trang phục bảo hộ » đến gần người đàn ông nằm bất động, vẫn đeo khẩu trang trên mặt. Cuối cùng, họ mang người đàn ông đó đi.


Một người đàn ông nằm bất động suốt hơn hai tiếng trên vỉa hè mới có đội ngũ y tế đến chở đi. Ảnh chụp ngày 30/01/2020. Hector RETAMAL / AFP

Sau khi chứng kiến cảnh tượng đau lòng đó, sau đó là nhìn thấy một xe cứu thương chở một người phụ nữ cao tuổi trên băng ca, Leo, Sébastien và Hector phải qua bước giờ đã trở thành thông lệ : đo nhiệt độ bắt buộc để vào khách sạn. Mỗi lần như thế « tôi đều sợ kết quả. Khi thấy nhiệt kết không vượt quá 36,5 độ C, bạn thở phào. Một lần nhiệt kế hiện lên 37,5 độ C, một lần, hai lần, ba lần, cả khách sạn đổ đến xem. Tôi rất sợ… Họ đi tìm một nhiệt kế khác, nhiệt kết thủy ngân cổ hơn. Đúng là cái nhiệt kế kia có trục trặc », Leo Ramirez nhớ lại.

Vào giữa tuần mà lẽ ra phải đông vui hội hè đó, Leo Ramirez, Sébastien Ricci và Hector Retamal cũng có được một cuộc gặp đáng nhớ đêm giao thừa. Pen Lixing và Wang Yangong, một cặp vợ chồng không gặp được con vì lệnh cách ly ở thành phố, đã mời ba nhà báo AFP đến nhà. Khi nhóm tới, họ đã chuẩn bị bàn ăn với các món ăn mời những vị khách đến từ phương xa. Sébastien kể lại : « Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên, họ thì vui khi tiếp chúng tôi » mà không sợ bị lây virus. « Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận rủi ro khiến họ nhiễm virus. Chúng tôi ở lại một tiếng, chúng tôi vẫn đeo khẩu trang và sau đó, họ mời chúng tôi uống trà. Chúng tôi không muốn làm họ phật lòng đâu, chúng tôi không muốn tháo khẩu trang để tránh nguy hiểm cho họ ». Sébastien cảm thấy « một cử chỉ ấm áp của con người », trong khi mọi người nghi ngờ lẫn nhau.

Sau đó, ba nhà báo của AFP đã lên máy bay A 340 đưa họ về Pháp. Trong sân bay vắng lặng, họ được cấp một vé máy bay, không có số chuyến bay và cũng chẳng có điểm đến. « Hẹn đến miền đất lạ » là điều mà Sébastien Ricci nghĩ trong đầu. Những hành khách thì đùa nhau về chuyến đi như « đi trại hè ». Với Leo Ramirez, « bản năng nhà báo bảo bạn ở lại, nhưng lý trí thì bảo phải đi ».


Bên trong máy bay đầu tiên hồi hương công dân Pháp từ Vũ Hán, ngày 31/01/2020. Hector RETAMAL / AFP

Cùng với toàn bộ hành khách trên chuyến bay, cả ba nhà áo hiện bị cách ly từ ngày 31/01 trong vòng 14 ngày ở Carry-le-Rouet, bên bờ Địa Trung Hải. Khi « hồi ký » của họ được đăng trên Facebook của AFP, một số người chỉ trích họ vô trách nhiệm, lao mình vào chỗ nguy hiểm. Nhưng một số khác thì lại cảm ơn để có được những thông tin hiếm hoi về bên trong Vũ Hán.



Hàng ngàn khách trên 2 du thuyền châu Á bị cách ly vì virus corona

VOA - 05/02/2020
Hôm 5/2, hàng ngàn hành khách và thuyền viên trên hai tàu du lịch ở vùng biển châu Á, trong đó có một tàu đến Việt Nam, đã được kiểm dịch khi con số thiệt mạng vì chủng mới của virus corona lên gần 500, theo Reuters.

Khoảng 3.700 người đang phải đối mặt với ít nhất hai tuần bị cách ly trên một tàu du lịch neo đậu ngoài khơi Nhật Bản sau khi các quan chức y tế xác nhận hôm 5/2 rằng 10 người trên tàu đã cho kết quả dương tính với virus này.

Tại Hong Kong, hơn 1.800 hành khách và thuyền viên đã bị giam lỏng trong du thuyền cập cảng tại thành phố này khi diễn ra quá trình kiểm tra virus, sau khi ba người trên tàu đã có kết quả xét nghiệm dương tính.

Hành khách trên du thuyền Diamond Princess xuất phát từ Nhật Bản, cho biết tình trạng của họ trên mạng xã hội, đăng tải hình ảnh các quan chức đeo khẩu trang và áo bảo hộ kiểm tra sức khỏe, cung cấp thức ăn, phục vụ phòng, trong khi bên ngoài boong tàu thì vắng vẻ, đìu hiu.

“Đây không phải là một tình huống tốt”, ông David Abel, hành khách người Anh, cho biết nói trong một video quay trong cabin tàu và đăng lên trang Facebook cá nhân.

Ông cho biết tất cả các hành khách bị buộc phải ở lại trong cabin của họ vào sáng ngày 5/2, và thức ăn được nhân viên giao đến tận phòng.

Tại Hong Kong, nhà chức trách cho biết họ không rõ du khách trên tàu World Dream sẽ bị giam lỏng trong bao lâu. Con tàu này, do tập đoàn Dream Cruise khai thác, đã phải cập cảng Hong Kong sau khi cảng Cao Hùng của Đài Loan từ chối đón khách hôm 4/2.

Truyền thông Việt Nam trích lời Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh cho biết chuyến cuối cùng gần đây nhất, du thuyền World Dream có đến Hạ Long vào ngày 14/1/2020 và dời đi vào ngày 15/1/2020.

Sau đó khoảng 1 tuần, tàu này lại trở lại Việt Nam nhưng đi Nha Trang, Đà Nẵng, và không đến Quảng Ninh.

viethoaiphuong
#20 Posted : Thursday, February 6, 2020 12:28:10 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

AFP - 06/02/2020 : 563 người chết (thêm 73 người trong 24 giờ) và 28.018 người bị nhiễm bệnh (thêm 3.694 người trong 24 giờ)



Hồ Bắc có thêm 70 người chết vì virus corona

VOA - Reuters - 06/02/2020

Tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, tâm điểm đợt bùng phát virus corona, ngày 5/2 báo cáo thêm 70 ca tử vong và thêm 2.987 trường hợp bị nhiễm virus, giới hữu trách cho biết cùng ngày.

Như vậy, tổng số người chết tại Hồ Bắc vì virus corona, tính tới cuối ngày 5/2, giờ địa phương, là 549, tổng số ca bị nhiễm là 19.665.

Hồ Bắc đã bị cô lập gần hai tuần nay, các sân bay và trạm xe lửa đều đóng cửa, đường sá bị phong tỏa. Virus corona đầu tiên được xác nhận ở thủ phủ Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc và người ta tin rằng xuất phát từ một chợ hải sản trong thành phố.

Số tử vong ngày 5/2 cao hơn 65 ca thiệt mạng báo cáo ngày hôm trước dù số ca nhiễm mới có giảm chút ít (ngày 5/2 có 2.987 ca nhiễm mới, ngày 4/2 có 3.156 người bị nhiễm.)

Cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe của tỉnh đang bị áp lực nặng nề vì dịch bệnh do virus corona gây ra.

Khoảng 14.314 người vẫn đang còn điều trị, tính tới ngày 5/2. Trong số này có 2.328 người đang trong tình trạng nguy kịch.





Tại sao vụ bùng phát virus corona chưa phải là đại dịch?

VOA - 06/02/2020

Giữa lúc virus corona 2019-nCoV lây lan trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/2 nói vụ bùng phát là “tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu” và là “một dịch bệnh với nhiều ổ bệnh” nhưng chưa phải là một đại dịch.

Virus lan truyền ở đâu?

Tính đến ngày 5/2, có 549 ca tử vong và trên hai mươi ngàn ca bệnh được xác nhận trên hai mươi nước. Hầu hết các vụ lây nhiễm xảy ra tại Trung Quốc, chủ yếu ở tỉnh Hồ Bắc. Cho đến nay, không có ca nào được xác định tại Châu Phi hay Châu Mỹ Latinh. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc nói khoảng 80% những người chết vì virus trên 60 tuổi và 75% những người này có bệnh từ trước.

Tại sao WHO nói corona chưa là đại dịch?

Các giới chức WHO nói virus hiện được xem là một dịch bệnh tại nhiều nơi, và họ hy vọng là virus có thể được kìm hãm. Bác sĩ Sylvia Briand, Giám đốc Cục Quản lý Lây nhiễm độc hại của WHO, trong cuộc họp báo ngày 4/2, nói có khoảng 78% ca xảy ra tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Bà nói những ca bên ngoài Hồ Bắc là “những ca lan ra ngoài” với những người bị lây nhiễm tại Hồ Bắc mang bệnh đi đến nơi khác. “Chúng tôi tin là có thể chấm dứt việc lây nhiễm, do đó chúng ta không đang trong tình trạng đại dịch,” bà Briand nói.

Tình trạng Y tế Khẩn cấp Toàn cầu có nghĩa gì?

Ngày 30/1, WHO tuyên bố vụ bùng phát virus corona là Tình trạng Y tế Công cộng Khẩn cấp Quốc tế Quan tâm (PHEIC). Quyết định này được đưa ra chủ yếu là vì có những dấu hiệu lây lan từ người sang người bên ngoài Trung Quốc, và do những gì có thể xảy ra nếu virus lây lan trong một nước có hệ thống y tế yếu kém. Quyết định là sự công nhận nguy cơ “trầm trọng, bất thường hay không ngờ.” Đây là lần thứ năm WHO công bố Y tế Khẩn cấp Toàn cầu. Những trường hợp khẩn cấp trước đây bao gồm Ebola, Zica và H1N1.

Khi nào đại dịch được công bố?

Gọi virus là một đại dịch khi việc bùng phát toàn cầu rộng rãi hơn là dịch bệnh.

WHO định nghĩa đại dịch là “việc lây lan toàn thế giới của một căn bệnh mới.” Mô tả này dành cho một chứng bệnh truyền nhiễm có thể làm gia tăng mạnh mẽ tỷ lệ lây nhiễm và tử vong trong một khu vực địa lý rộng lớn. Đại dịch được công bố gần đây nhất là đại dịch cúm H1N1 năm 2009.

Đại dịch sẽ được công bố như thế nào?

Tổng giám đốc WHO Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus nói việc lây lan bên ngoài Trung Quốc cho tới nay dường như “nhỏ và chậm”. Tuy nhiên Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Quốc gia Bệnh Truyền nhiễm và Dị ứng của Mỹ, tin là chúng ta có thể tiến tới đại dịch. Bác sĩ Fauci với với tờ New York Times là “dịch bệnh rất lây lan, và hầu như chắc chắn sẽ là đại dịch.”

Công bố đại dịch có ý nghĩa gì đối với việc đi lại?

Hiện đã có 19 nước chính thức thông báo với Liên hiệp quốc về các biện pháp hay hạn chế được đưa ra liên hệ đến dịch bệnh bùng phát và tuyên bố đại dịch có thể làm tăng thêm lo âu. Hoa Kỳ cũng đã ngưng việc nhập cảnh những người nước ngoài đã thăm Trung Quốc 14 ngày trước khi đến Mỹ. Trong quá khứ, một vài nước cũng áp đặt hạn chế đi lại trong vụ bùng phát Hội chứng hô hấp cấp tính trầm trọng SARS vào năm 2003 và đại dịch cúm H1N1 năm 2009.

Động thái kế tiếp của WHO là gì?

Ngày 6/2 WHO sẽ gặp các đại diện ngành du hành và du lịch để thu thập những khuyến cáo nhằm bảo vệ phi hành đoàn để có thể tái tục các chuyến bay đến Trung Quốc. WHO chống lại việc cấm du hành. Tổng giám đốc WHO Ghebreyesus nói “Không có lý do để ban hành các biện pháp can thiệp không cần thiết đối với du hành và thương mại quốc tế.”

(BTV Eunjung Cho)

Users browsing this topic
Guest (3)
7 Pages123>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.