Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages12>
SUY TRẦM KINH TẾ: NỖI LO LẮNG QUEN THUỘC
viethoaiphuong
#1 Posted : Sunday, July 26, 2009 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
SUY TRẦM KINH TẾ: NỖI LO LẮNG QUEN THUỘC

Hương Sàgòn - 2008/11/23

" Kinh tế và đất nước Hoa Kỳ đi về đâu? Với gần 300 năm lập quốc vững vàngvới nền Dân chủ, Tự Do, Nhân quyền, thiển nghĩ không ai có thể biến đất nước này thành Xã hội hay Cộng sản chủ nghĩa. Một ông TT như thế sẽ bị QH giậtxuống, bất tín nhiệm ngay. Như ai cũng thấy con đường trước mặt là rất khó khăn; 2009 có thể còn khó khăn hơn 2007 và 2008. Cử tri Hoa Kỳ thích thay đổi (change we need), thích hảo ngọt và nay họ đã mãn nguyện. Chúa nhật vừa rồi, ở hầu hết các nhà thờ
Công giáo và Tin Lành tại Mỹ, người ta hát bài: *O beautiful for spacious skies, For amber waves of grain... * vào sau lễ để cầu xin Thượng Đế thương đất nước này, phá mọi sự dữ! "
(GS Xuân Vũ Trần Đình Ngọc)

Thăng trầm kinh tế là hiện tượng cố hữu trong nền kinh tế thị trường tự do (free market economy). Lúc thịnh vượng, mọi người lạc quan phấn khởi. Ngược lai, khi kinh tế suy đồi, người ta trở nên bi quan và lo lắng. Đoạn văn trên đây trích từ bài "Nền Kinh Tế Hoa Kỳ Đi Về Đâu?" của GS Xuân Vũ Trần Đình Ngọc đã nói lên nỗi lo lắng quen thuộc của người dân Hoa Kỳ trước nạn suy trầm kinh tế (economic recession) hiện nay. Điều nầy rất dể hiểu vì mọi xuống dốc kinh tế đều mang đến ảnh hưởng tệ hại cho quần chúng trên mọi mặt, từ thị trường tài chánh (financial market), thị trường hàng hoá (product market), đến thị trường lao động (labor market). Hiện tình kinh tế Hoa kỳ có thể được tóm tắc qua những diễn biến sau đây.

(1) Sư Thất Bại Của Các Ngân Hàng Kinh Doanh và Tín Dụng

Cuộc khủng hoảng địa ốc (do những tài trợ bừa bãii và thái quá của các ngân hàng) đã đưa đến hiện trạng khủng hoảng tài chánh: Hằng chục ngân hàng thương mại và tín dụng lớn như IndyMac Bank, Fannie Mae, và Freddie Mac đã bị lỗ lã nặng nề và có cơ nguy đi đến tình trạng khánh tận. Ngoài ra, có hàng trăm ngân hàng nhỏ trên toàn quốc bị khánh tận và đóng cửa. Do đó, trước những bất mãn và sợ hải của dân chúng, chánh phủ Hoa Kỳ đã phải ra tay can thiệp (như take over các ngân hàng tín dụng lớn như Fannie Mae và Freddie Mac) nhằm trấn an quần chúng trước sự đe dọa của nạn suy trầm kinh tế.

Cuộc xuống dốc kinh tế nầy đã đưa đến tình trạng khan hiếm tiền tệ -- ngân hàng không có đủ tiền cho vay vì không thâu đuợc nợ – có phương hại đến guồng máy sản xuất và tiêu thụ của quốc gia .

* Các nhà sản xuất (các công ty lớn nhỏ) không vay được tiền để tạo vốn đầu tư và sản xuất. Do đó, sản lượng quốc gia (national product) bắt đầu xuống dốc.

* Người tiêu thụ không vay được tiền để mua nhà hoặc tài trợ các nhu cầu tiêu thụ khác (mua xe, chửa bệnh v.v.). Điều nầy dẫn đến tình trang ứ động trên các thị trường, từ thị trường tiêu thụ cho đến thị trường lao động.

Những suy thoái kinh tế nêu trên tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến mức nhân dụng (employment) trên toàn quốc. Các công ty bị lỗ lã và thiếu vốn đầu tư sản xuất phải sa thải nhân công, đưa đến tình trạng thất nghiệp (unemployment). Và nạn thất nghiệp dĩ nhiên sẽ mang đến tình trang khiếm khuyết lợi tức. Khiếm khuyết lợi tức sẽ dẫn đến tình trạng ế ẩm trên thị trường . Vòng suy thoái lẩn quẩn nầy, nếu thị trường không được điều chỉnh kịp thời, sẽ đưa đến một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Đây là mối lo ngại của đa số quần chúng Hoa Kỳ hiện nay.

(2) Tình Trạng Thất Nghiệp Hiện Nay

Trong trang thái kinh tế quân bình (economic equilibrium) , số thất nghiệp tự nhiên (natural rate of unemployment) là vào khỏang từ 4% đến 5% (Số thất nghiệp này được gọi là "thất nghiệp tự nguyện" (voluntary unemployment), gồm các cá nhân tự ý không muốn đi làm, thí dụ một số phụ nữ quyết định ở nhà làm nội trợ hoặc một số người nào đó muốn bị thất nghiệp để hưởng trợ cấp xã hội thay vì đi làm).

Hiên nay tỷ lệ thất nghiệp đã lên trên 6%, vượt qúa "tỉ lệ tự nhiên". Đây là chỉ dấu của suy trẩm kinh tế. Trong chiều hướng hiện tại , con số nầy có thễ tiến đến 7% hoặc 8% trong một ngày gần đây. Các công ty đã bắt đầu sa thải nhân công, điển hình là CityGroup tuyên bố sắp sa thải thêm 40,000 nhân viên. Ngoài ra nhiều công ty công nghệ và dịch nụ nhỏ trên toàn quốc đang cắt giảm nhân dụng hoặc đóng cửa vì phá sản.

(3) Thị Trưòng Chứng Khoán Tuột Dốc

Hiện nay, chỉ số (indexes) của the Dow Jones Industrial Average, NASDAG và S&P 500 đã giảm xuống khoảng 40% so với các chỉ số ấy vào giờ nầy năm ngoái. Điều nầy có nghĩa là nếu ta có $100,000 trong trương mục 401K vào muà Thu 2007, bây giờ chỉ còn $60,000. Đây là một mất mát không nhỏ.

Ba mấu chốt kinh tế kể trên cho thấy rằng chúng ta đang đứng bên bờ của một cuộc suy trầm kinh tế đáng lo ngại nếu lực lượng cung cầu trên thị trường không tự điều chỉnh kịp thời.

(Trong bài viết ngắn nầy, người viết tạm không đề cập đến ngoại thương và kimh tế toàn cầu , hy vọng chúng tôi sẽ có dịp bàn tới trong tưong lai nếu thời gian cho phép).

Vậy, NỀN KINH TẾ HOA KỲ SẼ ĐI VỀ ĐÂU ?

Nếu lịch sử là một hướng dẫn viên đáng tin cậy, thì NỀN KINH TẾ HOA KỲ SẼ VƯỢT QUA CƠN THỬ THÁCH NẦY VÀ SỄ TIẾP TỤC PHỒN THỊNH TRONG TRƯỜNG KỲ, nếu cơ cấu kinh tế thị trưòng tự do đuợc bảo vệ triệt để.

Dĩ nhiên, trong những ngày sắp tới, tình trạng kinh tế sẽ trở nên tồi tệ hơn, trước khi được phục hồi và tiếp tục tăng tiến.

Như đã khẳng định trong nhập đề, "thăng trầm kinh tế là hiện tượng cố hữu trong nền kinh tế thị trường tự do". Thật vậy, trong hơn một thế kỷ vừa qua, từ 1900 đến 2001, đã có 21 cuộc suy trầm kinh tế (xin xem biểu đồ dưới đây). Nhìn vào biểu đồ này, chúng ta thấy rằng trung bình cứ khỏang 4 năm là có xảy ra một cuộc suy trầm kinh tế. Cuộc suy trầm nặng nhất là cuộc đại khủng hoảng kinh tế (the great depression) 1930-1933, kéo dài đến 43 tháng. Và sau đó, 2 cuộc suy trầm kéo dài nhất (1973 và 1981) là khoảng 15 tháng (một năm 3 tháng) . Cuộc suy trầm vừa qua, bắt đầu vào năm 2001, kéo dài không đến 10 tháng. Ta có thể chia 100 năm qua làm hai thời kỳ tiền và hậu thế chiến thứ II. Trong thời kỳ tiền chiến, trung bình một suy trầm kinh tế kéo dài khỏang 19 tháng. Trong thời hậu thế chiến II, thời gian kéo dài trung bình của các cuộc suy trầm nầy giảm xuống phân nữa, chỉ còn khỏang 10 tháng . Đây là một chỉ dấu tốt của diễn tiến kinh tế Hoa Kỳ : Kinh nghiệm đã giúp cho giới sản xuất và tiêu thụ ngày càng nhanh chóng trong việc đối phó với các nạn suy trầm kinh tế.

Nguyên nhân của các cuộc suy trầm trong nền kinh tế thị trưòng tự do có thể được tóm tắc bằng hai chử "THAM "(greed) và SỢ (fear) , 2 cá tính cố hữu "bất toàn" của con người. Sự tham lam đưa đến mức thặng dư (excess) cung hoặc cầu , và sự qúa đáng nầy đưa đến tình trạng bất quân bình của thị trường. Và cái bất quân bình nầy dẫn tới sự sợ hãi (như nỗi lo sợ và hoang mang hiện nay). Chính sự lo sợ nầy lại đưa đến những hành động vô lý (như tranh nhau rút tiền ra khỏi ngân hàng hoặc bán hết cổ phiếu với gía rẻ mạt), và sau cùng dẫn đến một suy trầm kinh tế.

May thay, cả hai giới sản xuất và tiêu thụ ở một nước tự do dân chủ như Hoa Kỳ, theo thời gian, đã đạt được kinh nghiệm, trình độ kiến thức cần thiết cũng như đủ khả năng đê đối phó với những khó khăn kinh tế và mạnh tiến trên con đường phát triển quốc gia mà không cần sự can thiệp (thường không hữu hiệu) của nhà nước . Sự nhúng tay của chánh quyền chỉ có hiệu quả trong đoản kỳ. Trong tường kỳ, sự điều hoà kinh tế thị trường đuợc sắp xếp bởi bàn tay vô hình (invisible hand) muôn thuở của lực lượng cung/cầu trên thị trường.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người ta thường qui trách và đòi hỏi chính quyền can thiệp (interfere) và điều khiển (control) với hy vọng nền kinh tế sớm trở lại mức quân bình. Điều nầy rõ ràng đã đi ngược lại cơ chế thị trường TỰ DO, trong đó chính phủ (một cơ quan HÀNH PHÁP) được lập ra để thay mặt toàn dân giữ gìn trật tự và luật pháp quốc gia (law and order) , đồng thời bảo vệ sự toàn vẹn lảnh thổ và chống ngoại xâm (defense). Chính phủ trong một thể chế tự do dân chủ không phải được thiết lập nhằm kiểm soát nền kinh tế quốc gia như nhà nước cộng sản với nền kinh tế chi huy. Và do đó mọi biện pháp kinh tế của chính phủ Hoa Kỳ , trong thực chất, đều có tính cách chánh trị và tâm lý nhằm xoa diệu mổi lo sợ cũng như nhằm duy trì sự ủng hộ của quần chúng .


Lấy một thí dụ điển hình về trường hợp "The Big Three" (GM, Ford và Chrysler) đang đi đến tình trạng khánh tận và vận động yêu cầu chánh phủ giúp đở. Có quan niệm cho rằng chính phủ nên can thiệp -- dùng 25 tỷ Mỹ kim để "bail out" 3 công ty nầy -- nhằm tránh những hậu quả tai hại khi ba công ty lớn này phá sản, đặc biệt là hằng trăm ngàn nhân công sẽ bị thất nghiệp. Trong đoản kỳ, biện pháp nầy có thể tạm thời giúp 3 công ty đó tiếp tục hoạt động trong một vài năm. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để các công ty nầy được tiếp tục hoạt động và có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nếu họ không có cách nào để sản xuất hữu hiệu hơn (more efficiently) và nâng cao phẩm chất (quality) của hàng hoá (xe hơi) mà họ sản xuất để có một chổ đúng vững chắc trên thị trường, thì trước sau gì họ cũng phải đi đến tình trạng khánh tận. Và chính phủ không thể dùng tiền của dân (tax payers) để tiếp tục tài trợ cho sự lỗ lã do cách quản trị và sản xuất kém hữu hiệu của các công ty nầy.

Nếu ba công ty đó không thể thay đổi phương cách quản trị và sản xuất, thì trước sau gì họ cũng bị phá sản vì lỗ lã dù chính phủ có gúp đở hay không. Chính phủ có thể tài trợ, nhưng không có khả năng trực tiếp điều động lực lượng cung và cầu trên thị trường. Nói một cách nôm na, chính phủ không thể bắt buộc qúy vị và tôi mua xe GM , Chrysler hoặc Ford và chính phủ cũng không thể bắt buộc các công ty nầy bán giá rẻ hơn cái giá mà họ đang bị lỗ hằng tỷ Mỹ kim mỗi tam cá nguyệt, để tái lập cán cân quân bình trên thị trường xe hơi. Thí dụ đơn sơ kể trên cho thấy rằng mọi can thiệp của chính phủ đều vô hiệu trong trường kỳ. (Chính vì điểm nầy mà quốc hội Hoa Kỳ dù muốn tài trợ cho 3 hảng xe lớn nầy cũng phải đòi hỏi họ phải đưa ta một chương trình khả thi trong việc dùng số tiền chính phủ tài trợ để chấn chỉnh guồng máy sản xuất và quản trị cuả họ, trước khi bỏ phiếu thuận cho chương trình tài trợ)

Đến đây, một câu hỏi cần được đặt ra là: Làm sao hai lực lượng cung cầu có thể tự điều chỉnh để đưa nền kinh tế thị trường trở lại thế quân bình? Câu trả lời rất đơn sơ, nhưng rất thật: Cái gì đi xuống có lúc phải đi lên . Thật vậy, lấy một thí dụ đơn giản trên thi trường đia ốc. Trong năm vừa qua, số lượng nhà bán ra (số cung) vượt hẳn số người mua nhà (số cầu). Hậu qủa là giá nhà xuống qúa thấp. Ở những thành phố như Orlando, FL và Phoenix, AZ ,giá nhà có trường hợp sụt giảm hơn 50% . Hiện nay, những người cần mua nhà cũng chưa dám mua vì SỢ (FEAR) nhà tiếp tục xuống giá. Tuy nhiên đến một lúc nào đó, giá nhà xuống qúa thấp, người mua nhà để ở hoặc đầu tư bắt đầu mua. Khi các bảng bán nhà biến dần, người ta bắt đầu tranh nhau mua vói hy vọng ( hoặc sợ) giá nhà tiếp tục gia tăng , đến một lúc nào đó số cung sẽ gặp số cầu và thị trường địa ốc sẽ trở lại thế quân bình.

Định luật thiên nhiên: Sau cơn mưa trời lại sáng. Điều nầy vẫn đúng với hoạt động kinh tế thị trường tự do. Hai lực lượng cung cầu sẽ tự điều chỉnh và nền kinh tế sẽ phục hồi và tiếp tục tăng tiến sau mỗi cuộc suy trầm . Lịch sữ kinh tế Hoa kỳ suốt thế kỷ vừa qua đã hùng hồn chứng minh sư hữu hiệu của "bàn tay vô hình" của thị trường tự do .

Đây là cái đẹp của TỰ DO và là cái thú vị trong cuộc sống thăng trầm của những công dân luôn có niềm tin vào TỰ DO. Dĩ nhiên là "không bao giờ nói: không bao giờ". Lịch sử có thể chuyển hướng và "ngày tận thế" cũng có thể là một điều khả hữu. Tuy nhiên đây là một vấn đề ngoài tầm kiểm soát của con người . Hơn nữa, bi quan, yếm thế hoặc sợ hãi không là một thái độ bổ ích cho chính mình và cho xã hội.

Đời là một cuộc hành trình thú vị và, thiết nghĩ, chúng ta nên hân hoan thưởng thức.

Chúc qúy vị và gia đình luôn an khang.!

Kính
Hương Sàgòn
2008/11/23
viethoaiphuong
#2 Posted : Sunday, September 27, 2009 6:42:36 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
KHỦNG HỎANG KINH TẾ THẾ GIỚI VẪN TIẾP TỤC



Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 22.09.2009

UNICODE : http://VietTUDAN.net







Cuộc Khủng hỏang Tài chánh/ Kinh tế Thế giới bắt đầu từ những Tín Dụng Địa Oác (Mortgage Credit). Những Subprime Mortgage Credits bị ung thối rồi lan sang các Tin dụng khác làm cho giới Ngân Hàng/ Tài chánh co rúm lại, mất giá. Thị trường Subprime Mortgage Credits không phải chỉ tác dụng riêng cho giới Ngân Hàng/ Tài chánh Hoa-kỳ, mà cho các Ngân Hàng lớn khắp Thế giới. Đây không phải chỉ lỗi riêng của Hoa kỳ, mà còn là việc tham dự Tín dụng của các Ngân Hàng/ Tài chánh lớn Thế giới vào Thị trường Hoa kỳ để chia phần lợi nhuận. Cùng chia phần lợi nhuận để sau đó các Ngân Hàng/ Tài chánh lớn của các nước khác cùng bị hậu quả của sự ung thối Subprime Mortgage Credits, thì bây giờ không thể óan trách riêng Hoa kỳ.



Chính quyền Hoa kỳ, ngay cuối thời TT.BUSH đã chỉ chú tâm vào việc cứu vãn giới Ngân Hàng và các Tổ chức Bảo Hiểm/ Tài chánh bằng những Chương trình BAILOUTS. Chính quyền TT.OBAMA tiếp tục những Chương trình BAILOUTS cho giới Ngân Hàng và những Tổ chức Bảo Hiểm/ Tài chánh.



Nhưng lãnh vực Ngân Hàng/ Tài chánh bắt đầu lan sang lãnh vực KINH THẾ thực làm đình trệ sản xuất và do đó nạn THẤT NGHIỆP bán phần (chomage au temps partiel) rồi tòan phần (chomage à plein temps) tăng lên. Ngành nghiệp KINH TẾ bị khủng hỏang trầm trọng là Kỹ nghệ Xe Hơi. Kỹ nghệ Thiết bị, Kỹ nghệ những Sản phẩm xa hoa.



Không những chỉ Chính quyền Hoa kỳ, mà các Chính quyền của các nước đã Kỹ nghệ hóa đưa ra những Chương trình Kích cầu (STIMULUS plans) để nâng cao phía CẦU của Dân chúng đang bị co rúm lại và từ đó làm cho các Kỹ nghệ có thể sản xuất mà tăng phía CUNG.



Cuộc Khủng hỏang bắt đầu từ năm 2007, qua suốt 2008, rồi hiện nay là tháng 9/2009. Người ta luôn luôn đặt câu hỏi cuộc Khủng Hỏang Tài chánh/ Kinh tế Thế giới bao giờ CHẤM DỨT ? Và đâu là DẤU CHỈ cho biết cuộc Khủng hỏang chấm dứt ?





Trả lời của Chủ tịch FED, Oâng BERNANKE



Đọc Tờ THE WALL STREET JOURNAL ngày 16.09.2009, trang 3, tôi thấy bài của hai Ký giả Sara MURRAY và Ann ZIMMERMAN viết chiếm trọn 5 cột với đầu đề “BERNANKE DECLARES END TO RESESSION IN THE U.S.” (BERNANKE TUYÊN BỐ CHẤM DỨT KHỦNG HỎANG TẠI HOA KỲ). Tôi mừng cho nước Mỹ, mừng cho những đồng hương của tôi sẽ bắt đầu sống sung sướng sung túc như trước đây.



BERNANKE, Chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Hoa kỳ FED căn cứ vào đâu để tuyên bố việc chấm dứt Khủng Hỏang ? Có phải trong tuần vừa rồi Ông thấy Chỉ số Giá Chứng Khóan tăng phải không ? Có phải Khủng Hỏang TC/KT được đo lường chỉ bằng Chỉ số Giá Chứng khóan ?



Những thành phần tham dự vào Thị trường Chứng khóan là những Tỉ phú, Triệu phú, là những Ngân Hàng, những Tổ chức Bảo Hiểm, Tài chánh. Khi Chỉ số Thị trường Chứng khóan xuống, họ mất, nhưng tài sản của họ vẫn còn mức độ căn bản làm họ tiếp tục sống vương giả. Những nhân viên làm việc cho các Triệu phú, Tỉ phú, các Ngân Hàng, các Tổ chức Bảo Hiểm/ Tài chánh, dù bị thất nghiệp, nhưng trước đó họ đã thu vào những khả năng Tiền bạc để bảo đảm tình trạng thất nghiệp lúc này.



Khi Oâng Bernanke, Chủ tịch FED (Ngân Hàng Trung Ương Hoa kỳ) tuyên bố Khủng hỏang chấm dứt dựa theo Chỉ số lên của Thị trường Chứng khóan, thì đây chỉ là việc tuyên bố phiến diện của cuộc Khủng hỏang hiện nay. Nếu những Chương trình BAILOUTS khổng lồ cứu vãn giới Tài chánh (Giới có Tiền bạc kho đụn), thì những Chương trình STIMULUS cho Kinh tế với những chi tiêu khổng lồ xả láng mà hiệu quả còn mù mờ chưa cho phép nói là Khủng hỏang đã chấm dứt. Thậm chí chúng ta có thể nói Khủng hỏang Kinh tế còn đang tăng nếu nhìn Chỉ số THẤT NGHIỆP như mức đo căn bản của Khủng hỏang Kinh tế.





Khủng hỏang Kinh tế tiếp tục và lên cao



Mấy tuần rồi, tôi vẫn lẩm bẩm đọc rằng:”Tòa Bạch Ốc dự tính tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ sẽ tăng trên mức 10% trong năm nay”. Con số thất nghiệp này có thể tăng tới 11.5% dân số tại Hoa kỳ. Khi Chỉ số thất nghiệp (đa số dân nghèo) tăng, BERNANDE không kể đến để thẩm định về Kinh tế, mà chỉ thẩm định theo Chỉ số Chứng khóan (Ngân Hàng và những Triệu phú). Khi có Khủng Hỏang, Ngân Hàng và những Triệu phú không phải đau khổ, nhưng chính những người nghèo thất nghiệp mới đau khổ. Đối với tôi, Chỉ số THẤT NGHIỆP của người nghèo mới cho chúng ta nói KHỦNG HỎANG đã chấm dứt hay không.



Trên Tờ THE WALL STREET JOURNAL hôm nay, 17.09.2009, trang 2, Ký giả Charles FORELLE, dưới đầu đề “OECD SAYS JOBS CRISIS HAS REPLACED CREDIT CRISIS“ (OECD NÓI CUỘC KHỦNG HỎANG VIỆC LÀM THAY THẾ CUỘC KHỦNG HỎANG TÍN DỤNG), viết về tình trạng tăng THẤT NGHIỆP tại 30 nước trong OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) có thể lên tới 10% trong năm tới 2010.



Cứu Kinh tế cho Ngân Hàng, Triệu phú ở Thị trường Chứng khóan hay cứu Dân nghèo THẤT NGHIỆP ? Chỉ số THẤT NGHIỆP mới đúng để nói về KHỦNG HỎANG.



Khi các Chính quyền cứu vớt các Ngân Hàng, các Tổ chứ Bảo Hiểm/Tài chánh là nhằm hai mục đích: (i) Để họ không chết; (ii) Để họ có vốn tăng lên mà cho Lãnh vực Kinh tế thực vay. Khi các Ngân Hàng Trung Ương hạ lãi suất chỉ đạo xuống gần số không, đó là hạ giá vốn để các Xí nghiệp có thể vay được vốn với giá hạ trong lúc túng quẫn. Mục đích tối hậu của những Chương trình BAILOUTS cứu vớt giới Ngân Hàng/ Tài chánh là để giới này cùng với các Xí nghiệp tạo công ăn việc làm cho Dân chúng. Cũng vậy mục đích hạ lãi suất chỉ đạo cũng nhằm tạo công ăn việc làm qua các Xí nghiệp. Mục đích tạo công ăn việc làm là hòan tòan chính đáng và là công bằng xã hội bởi lẽ những số tiền khổng lồ cho những Chương trình BAILOUTS và những Chương trình STIMULUS là do sự dóng thuế của tòan Dân, chứ không phải đến từ giới Triệu phú, Tỉ phú hoặc Ngân Hàng.



Nhưng tại sao những số tiền khổng lồ BAILOUTS và STIMULUS đi vào đâu mà không tạo hiệu quả làm giảm thất nghiệp theo mục đích của các Chính quyền?



Nếu những Chương trình BAILOUTS chỉ giúp các Tỉ phú, Triệu phú, các Ngân Hàng, các Tổ chức Bảo Hiểm/ Tài chánh đổ số tiền giúp đỡ ấy vào việc chơi ở Thị trường Chứng khóan để làm cho Chỉ số Chứng khóan tăng lên, đó là việc những người giầu này làm tăng sự giầu có của họ do thuế Dân đóng vào, chứ không phải là tạo công ăn việc làm cho chính người Dân nghèo đóng thuế.



Đối với những Xí nghiệp sản xuất, Ngân Hàng Trung ương hạ lãi suất, rồi Dân đóng thuế cho những Chi tiêu khổng lồ trong những Chương trình STIMULUS, cố ý tăng Sản xuất của những Xí nghiệp và do đó tạo công ăn việc làm. Nhưng tại sao THẤT NGHIỆP càng tăng? Có hai cách cắt nghĩa:



=> Các Xí nghiệp đang trong thời kỳ thế thủ với cuộc khủng hỏang hiện nay. Họ xử dụng vốn rẻ để củng cố sự vững chắc cho Xí nghiệp họ hơn là tăng sản xuất để có thể đi vào phiêu lưu trong thời gian bấp bênh tới chưa lường được.



=> Việc sản xuất tùy thuộc hai yếu tố Q = f (K, L). Q là lượng sản xuất, K là xử dụng Vốn, L là xử dụng Nhân lực. K tượng trưng cho những phương tiện sản xuất Kỹ thuật, Máy móc. Các Xí nghiệp nếu có tăng lượng sản xuất Q, thì họ thiên về việc xử dụng Vốn cho những phương tiện Kỹ thuật, Máy móc hơn là thu nhập thêm Nhân công vốn dĩ mang nhiều phức tạp. Trong thời gian qua, các Xí nghiệp phải chịu tình trạng Kỹ thuật, Máy móc ngưng chạy (thất nghiệp máy móc), nên lúc này họ cho Máy móc chạy lại đúng mức độ để sản xuất hơn là thu nhận thêm Nhân công.





Khủng hỏang Kinh tế phải đo bằng mức độ THẤT NGHIỆP, nhất nữa những Chi tiêu khổng lồ của các Chương trình BAILOUTS và STIMULUS là do thuế của Dân đóng vào, trong đó có cả những người THẤT NGHIỆP. Khi THẤT NGHIỆP vẫn tăng, thì đó có nghĩa là các Chương trình BAILOUTS và STIMULUS chưa đạt được mục đích.



Không thể chỉ lấy nguyên Chỉ số Chứng khóan để nói rằng Khủng hỏang chấm dứt. Phải theo Chỉ số THẤT NGHIỆP mà nói rằng Khủng hỏang đã chấm dứt hay chưa.





Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 22.09.2009

viethoaiphuong
#3 Posted : Sunday, September 27, 2009 6:45:38 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Kính Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên,

Hôm nay có chút giờ rảnh, Hương SG đọc bài tường trình của Tiến Sĩ về tình hình kinh kế củ thế giới nói cũng như kinh tế Hoa kỳ.

Cám ơn Tiến Sĩ đã dùng khả năng chuyên môn để giải thích cho diễn đàn những khúc mắt của sinh hoạt kinh tế mà ai ai trong chúng ta cũng có it nhiều lo âu cho cho cuộc sống trước mắt. Đây là một đóng góp quan trọng cho cộng đồng.

Tuy nhiên, Hương SG xin kính cẩn không đồng ý với một số nhận định kinh tế của Tiến sĩ dưới đây:

(1) Trước hết Tiến Sĩ (TS) khẳng định rằng "Khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn tiếp tục".

Điều nầy rõ ràng là khá bi quan và ngược lại lời tuyên bố của TS Bernanke, chũ tịch hệ thống ngân hàng liên bang Hoa kỳ, cho rằng "cuộc suy trầm kinh tế ở Hoa kỳ đã kết thúc".

Lý do mà TS dựa vào để phản bác lời tuyên bố của TS Bernanke là :

"Khi ông Bernanke, Chủ tịch FED (Ngân Hàng Trung Ương Hoa kỳ) tuyên bố Khủng hỏang chấm dứt dựa theo Chỉ số lên của Thị trường Chứng khóan, thì đây chỉ là việc tuyên bố phiến diện của cuộc Khủng hỏang hiện nay." (TS Nguyễn Phúc Liên)

Hương SG e rằng một nhận định củ TS không đưọc chính xác. Mặc dù thị trường chứng khoáng Hoa kỳ đã phục hồi kể từ tháng Ba, 2009 (từ 03/09 đến nay S&B 500 index đã tăng trên 50%), lời tuyên bố của TS Bernanke không dựa vào các chỉ số trên thị trường chứng khoáng, mà là dựa trên các diễn tiến trên các thị trường hàng hoá và thị trường đia ốc cũng như sư tăng trưởng của tổng sản lược quốc gia (Gross national product). Thật vậy:

"In June, seven of the 10 indicators in the Conference Board Leading Economic Index pointed upward, including manufacturing hours worked and unemployment claims. Macroeconomic Advisers, the St. Louis–based consulting firm, says the economy is expanding at a 2.5 percent annual rate in the current quarter. Economic activity "will increase slightly over the remainder of 2009," Federal Reserve chairman Ben Bernanke told Congress." (Newsweek, July 2009)

(2) Kế đến TS cho rằng "cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp tục và lên cao"

Đây cũng là một nhận định khá bi quan và cũng kém phần chính xác.

TS cho rằng :

"chỉ số THẤT NGHIỆP mới đúng để nói về KHỦNG HỎANG'.

Đây là một cái nhìn phiến diện về "economic recession" (suy trầm kinh tế). Thật vậy, theo định nghĩa kinh tế:

"In economics, a recession is a general slowdown in economic activity over a long period of time, or a business cycle contraction.[1][2] During recessions, many macroeconomic indicators vary in a similar way. Production as measured by Gross Domestic Product (GDP), employment, investment spending, capacity utilization, household incomes and business profits all fall during recessions." (From Wikipedia, the free encyclopedia).

Thất nghiệp (unemployment) là một hậu quả của recession và thường đi sau (lag behind ) sự phục hồi (recovery) của các hoạt động kinh tế khác như tiêu thụ hàng hoá, mua nhà, đặt hàng ... . Do đó tỷ số thất nghiệp cao không hẳn là chỉ dấu của sự kéo dài của suy trầm kinh tế. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng số thất nghiệ tại Hoa kỳ hiện nay là 9.5 %. Con số nầy không phải là bất thường lắm trong lich sư kinh tế cũa Hoa kỳ cũng như của các quốc gia phát triển như ta thấy trong bản thống kê sau đây:

ftp://ftp.bls.gov/pub/sp...abor/lfcompendiumt08.txt

Nhìn vào bản thống kê trên, ta thấy rằng trong cuộc suy trầm kinh tế 1982 của Hoa kỳ, số thất nghiệp lên đến 9.9% (for males), trong năm 1993, dù nền kinh tế đã phục hồi, số thất nghiệp vẫn còn cao ở mức 9.9 %, sau đó hạ dần trong những năm kế tiếp (chỉ còn 5.2% vào năm 1989).

Trong khi đó ở Canada, số thất nghiệp lên đến 11.1% trong 1982, 11.2% trong 1983 và 11.1% trong năm 1984. Cũng tương tợ, tỉ số thất nghiệp ở Pháp cao hơn 8% suốt 4 năm từ 1984 tới 1988. Những con số thống kê vừa kể cho thấy rằng tỉ số thất nghiệp lags behind economic recoveries.

Do đó dùng con số thất nghiệp để đo lường "khũng hoảng kinh tế" là không chính xác.

(3) Phưong trình sản xuất (production function) mà TS viết dưới đây: Q = f(K,L) cũng không chính xác. Theo sách giáo khoa kinh tế hiện nay, phương trình sản xuất nên viết như sau:

Q = A(t) f(X(t))

Q= ouput
A(t) = chỉ số tiến bộ kỷ thuật (technical progress)
X = môt vector của nhiều yếu tố sản xuất (factors of production = inputs như K = tư bản và máy móc, L = lao động, E = energy, nhiên liêu và M = materials = vật liệu)
t = thời gian.

Điều thiếu sót nghiên trọng trong phươg trình sản xuất của TS là technical progress (A(t)). Tiến bộ kỷ thuật giữ một vai trò rất quan trọng trong các nền kinh tế tân tiến hiện đại mà chúng ta không thể thiếu sót khi nhận đinh về sinh hoạt cũng như tiến trình kinh tế.

Vài hàng góp ý, nếu có đều chi sơ sót Hương xin TS và các bậc tiền bối chỉ giáo cho.

Kính chúc TS và gia đình luôn an khang

Kính

Hương Saigon
26.09.2009
viethoaiphuong
#4 Posted : Wednesday, October 14, 2009 3:43:44 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Cuộc suy trầm kinh tế Hoa Kỳ đã chấm dứt

Kính thưa qúi vị,


Theo nguồn tin Business First of Columbus, Cuộc suy trầm kinh tế Hoa Kỳ đã chấm dứt. Hương Saigon xin tom tắc như sau:


Hiệp hội Kinh tê’ gia (thương mại) Quô’c Gia --Hoa Kỳ-- (The National Association of Business Economists) tuyên bô’ rằng cuộc suy trầm kinh tê’ bă‘t đầu từ 22 tha”ng trươ’c đã châ’m dư’t.



Tuyên bô’ nầy dựa vào cuộc thăm dò (survey) ca’c nhà tie^n đoa’n chuyên nghiệp (professional forcasters). Ca’c chuyên gia nầy đồng thời cũng lưu y’ độc /thi’nh giả rằng cuộc phục hồI kinh tê’ să'p tơ’i sẽ diễn biê’n chậm chạp vì sự gia tăng của mo'n nợ liên bang (federal debt), và tỉ sô’ thâ’t nghiệp (unemployment rate) dự ti’nh sẽ còn cao suô’t năm tơ’i.



NgoàI ra, Hiệp Hội Kinh Tê’ gia no’I trên cũng ươ’c ti’nh rằng tổng sản lượng quô’c nội -- Hoa kỳ-- (Gross Domestic Product) sẽ tăng khoảng 3% trong lục ca’ nguyệt thứ hai của năm 2009.



Ghi chu’ của Hương SG: Mặc dù cuộc suy trầm kinh tê’ đã châ’m dư’t, nhưng nạn thâ’t nghiệp vẫn còn tiê’p tục bởI vì thâ’t nghiệp là hậu quả của sự suy thoa’I kinh tê’ . Do đo’ tỉ sô’ thâ’t nghiệp biê’n đổi (lên hoặc xuô’ng) theo SAU những biê’n đổI của hoạt đông kind tê’ (được do lường bằng tổng sản lượng quô’c gia). Do đo’, kinh tê’ gia không dùng tỉ sô’ thâ’t nghiệp làm chỉ dâ’u (indicator) cho ca’c cuộc thăng trầm kinh tê’ (economic expansion or recession).


Kính

Hương SG

PS. Qúi vị có thể vào web site dưới đây đe6? đọc nguyên văn Anh ngữ của bảng tường trình nầy.


http://columbus.bizjourn.../2009/10/12/daily13.html


viethoaiphuong
#5 Posted : Saturday, October 17, 2009 6:09:33 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Thăng Trầm Kinh Tế

Hương Saigon

Lời nói đầu: Kính thưa qúi vị, thăng trầm kinh tế là hiện tượng cố hữu trong nền kinh tế thị trường tự do, trong đó mức cung và cầu hàng hoá và dịch dụ (supply and demand for products and services) là hai yếu tố quan trọng tạo ra những diễn biến của nền kinh tế. Khi số cầu bằng số cung, nền kinh tế ở trong tình trạng quân bình (equilibrium), ổn đinh. Ngược lại khi số cung và số cầu chênh lệch, nền kinh tế sẽ trở thành bất quân bình (disequilibrium), đưa đến suy thoái kinh tế (RECESSION).

Khi nền kinh tế Hoa kỳ lâm vào tình trạng suy thoái bắt đầu từ tháng 12, 2007, người ta bi quan và lo sợ một cuộc đặi khủng hoảng kinh tế (Great Depression) sẽ xảy ra cho nước Mỹ và toàn cầu. Sự bi quan nầy phần lớn là do các cơ quan truyền thông la hoảng, bi đát hoá nhằm thu hút thính/ độc giả. Đồng thời các chính trị gia đối lập cũng lợi dụng cơ hội để chỉ trích chính phủ nhằm lôi cuốn dân chúng dồn phiếu cho các ứng cử viên của đảng mình. Trước sự bi quan thái qúa và không cần thiết, Hương Saigon có viết một bài ngắn sơ lược với tựa đề là "Suy Trầm Kinh Tế: Nỗi Lo Lắng Quen Thuộc" , hy vọng trấn an đươc một vài đồng hương (xin xem bản đính kèm -- attached file: suytramkinhte-final.doc) .

Đến nay thì cuộc suy trầm kinh tế được đa số các kinh tế gia có uy tín coi như đã chấm dứt. Tuy nhiên, một số nhà báo vẫn còn bi đát hoá hiện tình kinh tế nhằm thu hút đọc giả, cũng như các chính trị gia và một số "thức giả", vì lý do nào đó, vẫn muốn tiếp tục truyền bá viễn ảnh đen tối cho Hoa Kỳ, nói riêng, và cho toàn thế giới, nói chung. Điều nầy đã làm cho một số dân chúng Hoa kỳ cũng như đồng hương người Việt tỵ nạn cs ở hãi ngoại hoang mang. Do đó, Hương SG mạo muội viết bài nầy hy vọng qúi đồng hương được phần nào an tâm. Hương SG cố gắng tránh đi vào chi tiết chuyên môn (technical details) cũng như dùng từ ngữ Việt cộng. Tuy nhiên,, nếu bài viết không được trong sáng, kính xin qúi đồng hương tha thứ và chỉ giáo --- Kính , Hương Saigon.



Cuộc Thăng Trần Kinh Tế Đã Kết Thúc Chưa?


Để trả lời câu hỏi trên ta nên hiểu thế nào là "thăng trầm kinh tế". Nói một cách đơn giản, các nền kinh tế thị trường tự do biến chuyển theo đinh kỳ, có lúc thăng, có lúc trầm, tùy theo thái độ và hành động của người tiêu thụ (consumers) cũng như của các nhà sản xuất (producers). Nếu hàng hoá được sản xuất nhiều quá và bán "không chạy" thì tình trạng ứ động hàng hoá xãy ra. Điều nầy khiến các nhà sản xuất cắt giảm sản xuất và sa thải bớt nhân công, tạo ra nạn thất nghiệp. Nạn thất nghiệp đưa đến sự sút giảm lợi tức của giới công nhân. Sút giảm lợi tức của giới công nhân đưa đến tình trạng sút giảm số cầu trên thị trường ... Những diễn biến dây chuyền nầy đưa đến suy thoái của nền kinh tế mà ta gọi là RECESSION (Hương Saigòn tạm gọi là "suy trầm kinh tế" trong ý nghĩa của các "chu kỳ thăng trầm kinh tế" (business cycles).




ghi chú:


Economy = nền kinh tế được biểu hiện bằng tổng sản lượng quốc gia (GNP)
Peak = đỉnh (của sự bành trướng kinh tế = economic expansion)
Trough = đáy , điểm thấp nhất của nền kinh tế trong chu kỳ
Contraction = giai đoạn thu hẹp kinh tế mà ta thường gọi là recession hay
suy trầm kinh tế
Expansion = giai đọan tăng triển kinh tế
Recovery = giai đọn phục hồi kinh tế
Prosperity = giai đoan kinh tế thinh vượng



Nguyên nhân của các cuộc suy trầm kinh tế, nếu phân tích kỷ, thì khá phức tạp. Tuy nhiên, ta có thể đơn giản hoá để dể hiểu: các suy thoái kinh tế được tạo ra bởi tình trạng bất quân bình của 2 lực lượng cung cầu trên thị trường, --- không chỉ riêng thị trường hàng hoá và dịch vụ mà còn các thị trường khác như thị trường tài chánh, lao động, đia ốc, nguyên liệu và nhiên liệu ...

Suy trầm kinh tế là gì ?

Theo định nghĩa chính thức của National Bureau Economic Research (Hoa Kỳ):


“A recession is a significant decline in economic activity spread across the economy, lasting more than a few months, normally visible in real GDP, real income, employment, industrial production, and wholesale-retail sales. A recession begins just after the economy reaches a peak of activity and ends as the economy reaches its trough. Between trough and peak, the economy is in an expansion. Expansion is the normal state of the economy; most recessions are brief and they have been rare in recent decades.” (National Bureau of Economic Research)


Tạm dịch:

"Suy trầm kinh tế" là một giai đoạn xuống dốc đáng kể của các hoạt động kinh tế, lang rộng khắp nền kinh tế, kéo dài nhiều tháng, thường được thể hiện qua GDP (gross domestic products -- tổng sản lượng quốc nội), lợi tức thật sự (real income), nhân dụng (employment), sản xuất kỷ nghệ (industrial production), số lượng bán sỉ và lẻ (wholesale -retail sales). Một cuộc suy trầm kinh tế bắt đầu sau khi nền kinh tế đạt đến mức tối đa (maximun- peak ="đỉnh"), và chấm dứt khi nền kinh tế xuống tận điểm tối thiểu = minimun, trough ="đáy"). Trong giai đoạn giữa "đáy" và "đỉnh" (trough to peak), nền kinh tế nằm trong tình trạng tiến triển hay bành trướng (expansion). Tiến triển kinh tế là tình trạng bình thường của nền kinh tế, hầu hết các suy trầm kinh tế thì ngắn và ít khi xảy ra trong các thập niên gần đây" (NBER)

A picture is worth a thousand words. Bản đồ biểu trên đây diễn tả chu kỳ thăng trầm kinh tế. Nhìn vào đồ biểu, ta thấy rằng nền kinh tế bắt đầu xuống dốc sau khi đạt đến điểm tối đa (peak). Khỏang thời gian từ "peak" tới "trough" được gọi là giai đoạn thu hẹp (contraction) hay suy trầm kinh tế (economic recession). Cuộc suy trầm kinh tế chấm dứt khi nền kinh tế xuống tận đáy (trough). Sau đó, là giai đoạn bành trướng (expansion).

Cũng nên để ý rằng gia đoạn bành trướng được chia làm hai thời kỳ: thời kỳ phục hồi (recovery) và thời kỳ thịnh vượng (prosperity). Khi nền kinh tế đạt đến điểm tối đa thứ hai, một cuộc suy trầm khác bắt đầu diễn ra .. vả cứ thế chu kỳ thăng trầm kinh tế tiếp tục.

Bản đồ biểu trên cho thấy rõ là khi một cuộc recession chấm dứt, không có nghĩa là mọi hoạt động kinh tế sẽ trở lại bình thường lập tức, mà phải trải qua một thời kỳ phục hồi. Trong giai đọan phục hồi, nền kinh tế vẫn còn thấp,: Số tiêu thụ trên thị trường vẫn còn kém, tình trạng khánh tận nhà cữa vẫn còn tiếp tục, hảng xưởng vẫn còn lỗ lã, thất nghiệp vẫn còn cao. Tuy nhiên, trong giai đọan phục hồi, các hoạt động kinh tế vừa kể từ từ cải thiện, và sau một thời gian, nền kinh tế phục hồi được mức tối đa mà ta đạt được trước thời kỳ suy thoái. Sau đó nền kinh tế tiếp tục đi vào giai đoạn phồn thịnh mới (prosperity) với tổng sản lượng quốc gia vượt qua mức tối đa (peak) đạt được trước khi đi vào cuộc suy trầm vừa qua.

Trong tuần trước Tiến sĩ Bernanke, chủ tịch ngân hàng liên bang Hoa kỳ, tuyên bố rằng cuộc suy trầm kinh tế đã chấm dứt (nghĩa là nền kinh tế đã đến mức tối thiểu -- trough). Liền sau đó, một số ký giã và "chuyên gia" chỉ trích lời tuyên bố của TS Bernanke, cho rằng "cuộc khũng hoảng kinh tế vẫn còn tiếp tục". Thậm chí, có một vài kinh tế gia cho rằng TS Bernanke tuyên bố như thế để cổ võ tâm lý quần chúng, và cho rằng "thất nghiệp là chỉ dấu của khủng hoảng kinh tế". Sự chỉ trích của thiểu số nầy rõ ràng đi ngược lại căn bản của kinh tế học: thất nghiệp là HẬU QUẢ chứ không phải là nguyên nhân của suy trầm kinh tế. Và do đó, mặc dù cuộc suy thoái đã chấm dứt, nạn thất nghiệp vẫn còn kéo dài cho đến khi nền kinh tế đi vào giai đọn phồn thịnh (prosperity).

Phân tích trên cho thấy rằng lời tuyên bố của TS Bernanke đã dựa vào căn bản kinh tế, chứ không thuần dựa vào yếu tố tâm lý. Vì cuộc suy trầm kinh tế mới vừa chấm dứt và nền kinh tế Hoa kỳ bắt đầu đi vào giai đọn phục hồi, dĩ nhiên là nạn thất nghiệp cũng như nhà cửa khánh tận vẫn còn tiếp diễn cho đến khi cuộc phục hồi hoàn tất và sẳn sàng bước vào giai đoạn thịnh vượng (prosperity). Lấy một thí dụ ví von, nền kinh tế trong giai đoạn suy trầm có thể ví như một bệnh nhân bị bệnh ung thư ruột (colon cancer) ở thời kỳ thứ nhất (first stage). Sau khi giải phẩu cắt đi khúc ruột bị ung thư, và thí nghiệm cho biết rằng ung thư đã không lang tới "adjacent lymph nodes", vị bác sĩ tuyên bố rằng cancer đã bị cắt bõ và bệnh nhân không còn cancer nữa. Điều nầy không có nghĩa là bệnh nhân được trở lại ăn uống đi đứng bình thường. Ngược lại, sau khi giải phẩu, bệnh nhân được đưa vào phòng hồi sinh (recovery room) , sau đó không được ăn uống vài ngày, rồi bắt đầu được ăn thức ăn nhẹ, tập đi đứng, và ở lại nhà thương khoảng một tuần dưới sự trông nôm của bác sĩ. Sau đó bệnh nhân được cho về nhà an dưởng một thời gian trước khi được hoàn toàn bình phục. Trong khi bệnh nhân còn đang nằm nhà thương có người đến thăm, và người nầy không hiểu gì về bệnh lý, sau khi thấy bệnh nhân còn nằm trên giường bệnh, chưa ăn uống cũng như không đi lại được, người khách nầy ra ngoài la hoảng rằng bệnh nhân vẫn "còn tiếp tục bị bệnh nặng vì không ăn uống đi đứng bình thường đưọc, do đó có nguy cơ đi đến tử vong."

Kính thưa qúi vị,

Thế giới đầy những rủi ro, không ai có thể tiên đoán dược ngày mai sẽ ra sao. Tuy nhiên không phải vì thế mà ta sống trong tâm trạng bi quan, nghĩ rằng vủ trụ sẽ sup đổ trong nay mai, và lúc nào cũng thắp thỏm lo sợ. Hơn thế nữa, chúng ta cũng không cần nghe thấy những luận điệu bi quan từ những "thức giả" thiếu trách nhiệm, luôn truyền thông viễn ảnh đen tối cho nhân loại.

Kính bút
Hương Saigon
(17/10/2009)
viethoaiphuong
#6 Posted : Friday, November 5, 2010 2:14:06 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Mỹ in, Bơm 600 Tỉ Đô, Thế Giới Chấn Động; Đôla cơ nguy sụt 20% giá... Toàn cầu báo nguy

WASHINGTON (VB) -- Trong khi nhiều chuyên gia tài chánh toàn cầu nóí rằng Mỹ đã chính thức khởi động cuộc chiến tiền tệ hôm Thứ Năm bằng cách bơm thêm luồng thanh khoản 600 tỉ đô la, thì Bill Gross, người quản lý Pimco, quỹ hỗ tương lớn nhất thế giới, nói rằng như thế, đồng Mỹ Kim gặp cơ nguy mất 20% trong vài năm tới.
Ông Gross nói đồng Mỹ Kim sụt giá 20% là khả thể thấy được, vì cách in thêm tiền đó sẽ làm giảm các khoản nợ mà chính phủ Mỹ đang gánh chịu.
Báo Financial Times hôm Thứ Năm nói rằng quyết định của Fed (Quỹ Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ) bơm thêm 600 tỉ đô la vào nền kinh tế đã gây chấn động thế giới tài chánh, và làm các ngân hàng trung ương ở các thị trường đang lên phải sửa soạn ra biện pháp tự vệ, trong khi nhiều thống đốc ngân hàng quốc tế công khai chỉ trích Hoa Kỳ.
Quyết định của Mỹ cho in thêm tiền gây lo ngại đô la sẽ sụt giá, và sẽ có một đợt vốn mới bơm vào các thị trường đang lên.
Trung Quốc, Brazil, và Đức hôm Thứ Năm đã chỉ trích hành vi của Mỹ một ngày trước đó, và một loạt các ngân hàng trung ương đông Á nói rằng họ đang sửa soạn đưa ra các biện pháp đối phó để bảo vệ kinh tế của họ, chống lại đợt tiền vốn Mỹ mới bơm vào dòng kinh tế mỹ.
Guido Mantega, bộ trưởng tài chánh Brazil người đầu tiên cảnh báo về “thế chiến tiền tệ,” nói, “Mọi người ai cũng muốn kinh tế Mỹ hồi phục, nhưng làm như thế (in thêm 600 tỉ đô) chỉ là y hệt ngồi trên phi cơ trực thăng ném tiền xuống.”
Mantega nói thêm, “Quý vị (chính phủ Mỹ) phải kết hợp với chính sách tài khóa. Quý vị phải kích thích tiêu thụ.”
Một cố vấn ngân hàng trung ương TQ đã gọi hành vi Mỹ in thêm tiền là cơ nguy rủi ro lớn nhất cho kinh tế toàn cầu, và nói rằng TQ sẽ dùng chính sách tiền tệ và kiểm soát vốn để khỏi bị chấn động kinh tế. Xia Bin viết trên tờ báo của ngân hàng trung ương TQ, rằng nếu thế giới không kềm chế trong việc Mỹ in thêm đôla, thì một khủng hoảng khác phải là tất yếu.

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=166214
viethoaiphuong
#7 Posted : Saturday, January 29, 2011 7:04:07 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

date 30 janvier 2011 04:37

Bạn có biết ?


Năm tiểu bang có tỷ suất thất nghiệp cao nhất hiện nay ở Hoa Kỳ là:

Puerto Rico with a rate of 15.7%
Nevada with a rate of 14.5%
California with a rate of 12.5%
Florida with a rate of 12.0%
Michigan with a rate of 11.7%

Năm tiểu bang có tỷ suất thất ghiệp thấp nhất hiện nay ở Hoa kỳ là:

North Dakota with a rate of 3.8%
Nebraska with a rate of 4.4%
South Dakota with a rate of 4.6%
New Hampshire with a rate of 5.5%
Vermont with a rate of 5.8%

Huong Saigon

viethoaiphuong
#8 Posted : Wednesday, May 11, 2011 10:00:41 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thiếu Hụt Ngân Sách và Quốc Trái: Thực Trạng và Hậu Qủa


Hương Sài-gòn


Khi nghe tin về tình trạng thiếu hụt ngân sách quốc gia (THNSQG -- national deficit) hoặc quốc trái (nợ của quốc gia, QT -- national debt) đa số chúng ta đều cảm thấy rất quan tâm cho nền kinh tế và nhất là cho sự an toàn về tài chánh của chính gia đình mình.

Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là nhiều người không biết rõ THNSQG hoặc QT là gì và được đo lường như thế nào, cũng như nó có ảnh hưởng ra sao đối với nền kinh tế quốc gia, đời sống và sự an sinh của người dân trong nước. Ngoài ra, người ta cũng thường lầm lẫn giữa THNSQG và QT.

Thế nào là thiếu hụt ngân sách quốc gia (THNSQG)? Thế nào là quốc trái ( QT)? Ảnh hưởng của 2 hiện tượng này đối với nền kinh tế quốc gia và đời sống của người dân ra sao ?


1. Thiếu Hụt Ngân Sách QG (national budget deficit) Và Quốc Trái (national debt).


Tình trạng THNSQG xảy ra khi số chi trong ngân sách vượt quá số thu -- trong tài khoá (fiscal year). Sự thiếu hụt này khiến chính phủ phải vay mượn bằng cách phát hành công khố phiếu (treasury bills) hoặc trái phiếu (saving bonds) và bán cho công chúng hoặc các nhà đầu tư trong và ngoài nước trên thị trường tự do (open market). Thí dụ, trong tài khoá 1992-1993, số thiếu hụt ngân sách của chính phủ Hoa Kỳ là 290 tỷ (billion) Mỹ kim, và trong tài khoá 1995-1996, số thiếu hụt là 164 tỷ Mỹ kim.

Trong khi đó , công trái quốc gia là tổng số tiền (tích lũy theo thời gian) mà chính phủ vay (qua việc phát hành và bán công khố phiếu) để đài thọ các chi phí công do khiếm khuyết ngân sách, trừ đi tổng số tiền chính phủ đã hoàn trả. Thí dụ, cuối năm 1996 công trái quốc gia HK là 5.323 ức (trillion) Mỹ kim. (Source: Treasury Direct).

2. Quốc Trái (Nợ Công) Của Các Nước Trên Thế Giới


Vì Hoa Kỳ là một siêu cường quốc hàng đầu trên thế giới, báo chí địa phương cũng như toàn cầu luôn đặt trọng tâm vào Hoa Kỳ. Cho nên người ta thường nghĩ rằng chỉ có Hoa Kỳ là “thiếu nợ” nhiều nhất. Trên thực tế, hầu hết tất cả các nước trên thế giới đều mắc nợ. Theo The World Fact Book, tỉ số Nợ/GDP của Hoa Kỳ là 58.9% (nghĩa là công trái của Hoa kỳ bằng 58.9% GDP của Hoa Kỳ), đứng hạng 37 trên thế giới về "vay nợ", trong khi đó Japan đứng đầu với tỉ số là 225.8% (nghĩa là số nợ của Japan lên đến 225.8% GDP của Japan).



Rank country (% of GDP) Years


1 Japan 225.80 2010 est.
2 Saint Kitts and Nevis 185.00 2009 est.
3 Lebanon 150.70 2010 est.
4 Zimbabwe 149.00 2010 est.
5 Greece 144.00 2010 est.
6 Iceland 123.80 2010 est.
7 Jamaica 123.20 2010 est.
8 Italy 118.10 2010 est.
9 Singapore 102.40 2010 est.
10 Belgium 98.60 2010 est.
11 Ireland 94.20 2010 est.
12 Sudan 94.20 2010 est.
13 Sri Lanka 86.70 2010 est.
14 France 83.50 2010 est.
15 Portugal 83.20 2010 est.
16 Egypt 80.50 2010 est.
17 Belize 80.00 2010 est.
18 Hungary 79.60 2010 est.
19 Germany 78.80 2010 est.
20 Nicaragua 78.80 2010 est.
21 Dominica 78.00 2009 est.
22 Israel 77.30 2010 est.
23 United Kingdom 76.50 2010 est.
24 Austria 70.40 2010 est.
25 Malta 69.10 2010 est.
26 Netherlands 64.60 2010 est.
27 Spain 63.40 2010 est.
28 Cote d'Ivoire 63.30 2010 est.
29 Jordan 61.40 2010 est.
30 Cyprus 61.10 2010 est.
31 Brazil 60.80 2010 est.
32 Mauritius 60.50 2010 est.
33 Ghana 59.90 2010 est.
34 Albania 59.30 2010 est.
35 World 59.30 2010 est.
36 Bahrain 59.20 2010 est.
37 United States 58.90 2010 est.
38 Seychelles 58.80 2010 est.
39 Morocco 58.20 2010 est.
40 Bhutan 57.80 2009 est.

Source: The World Fact Book


Bản liệt kê trên cho thấy rằng, ngược lại với những gì được đăng tải, bàn luận trên báo chí và các phương tiện truyền thông khác, Hoa Kỳ “thiếu nợ” tương đối ít hơn các nước phát triển (developed countries) khác trên thế giới như Japan (#1 : 225.8%), Italy (#8, 118.1%), France (#14, 83.5%), Germany (# 19, 78.8%), Anh (U. K., #23 , 76.5%). Chỉ số trung bình của thế giới (World) là 59.3% (rank: 35).

Tóm lại chỉ số công trái của Hoa Kỳ tương đối với tổng sản lượng quốc nội (GDP) vẫn còn thấp hơn mức trung bình của thế giới (trong năm 2010). Những con số kể trên cho thấy rằng các chính trị gia cũng như báo chí đã và đang thổi phồng tình trạng “thiếu nợ” của Hoa Kỳ.


3. Hiện trạng của Công Trái Hoa Kỳ


Nếu coi tổng số trị giá của công khố phiếu là tổng số nợ của Hoa kỳ thì hiện nay tổng số nợ nầy được chia ra như sau:

• Hoa Kỳ thiếu công chúng Hoa Kỳ (U. S. public) 32% tổng số nợ.

• Hoa Kỳ thiếu Ngân hàng Liên Bang Hoa Kỳ (Federal Reserve Bank) 44% tổng số nợ.

• Hoa Kỳ thiếu ngoại quốc (foreign countries) 23% tổng số nợ.


Như vậy, theo thống kê 2007, Hoa Kỳ thiếu nợ chính mình 77% và thiếu ngoại quốc 23 % của tổng số nợ.




4. Trung Cộng và Quốc Trái Hoa Kỳ

Trong những ngày qua, một số chính trị gia, báo chí và các cơ quan truyền thông khác cho rằng Trung Cộng là chủ nợ to của Hoa Kỳ, và vì thế Hoa Kỳ đang đứng bên bờ của vực thẩm của khánh tận (bankruptcy). Những con số được trình bày dưới đây cho thấy đó là một sự thổi phồng quá đáng nhằm gây lo lắng cho quần chúng với mục đích chính trị hoặc tâm lý.

Biểu đồ dưới đây trình bày tổng số quốc trái của Hoa Kỳ (dưạ theo thống kê 2009) chia làm nhiều phần gồm cả tổng số trái phiếu Hoa Kỳ mà 2 nước Trung Hoa Lục Địa (Mainland China) và Nhật Bản (Japan) đã mua.

Theo biểu đồ nầy, rõ ràng, không như người ta nghĩ (ảnh hưởng bởi sự bi thảm hoá của các chính trị gia và báo chí). Hoa kỳ trong năm 2009 thiếu Trung Cộng chỉ có 6.8% , và Nhật Bản, 5.69% tổng số quốc trái. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Trung Cộng và Nhật Bản là 2 nước đầu tư nhiều nhất vào công khố phiếu Hoa Kỳ (tổng trị giá trái phiếu HK mà ngoại quốc mua = tổng số nợ mà HK phải trả khi đáo hạn).



Số nợ mà Hoa Kỳ thiếu ngoại quốc thật sự là tiền đầu tư của ngoại quốc vào công khố phiếu Hoa Kỳ (U.S. treasury bills) và các trái phiếu khác (như U.S. saving bonds và notes), chứ không phải Hoa kỳ trực tiếp mượn tiền của ngoại quốc như cá nhân vay nợ của ngân hàng. Nên lưu ý rằng các công khố phiếu và trái phiếu đều có hạn kỳ hoàn trả (ngắn hoặc dài hạn tùy theo loại (thí dụ 5-year hoặc 10-year treasury bills). Vì các công khố phiếu hoặc trái phiếu được mua trong những thời điểm khác nhau và được trao đổi trên thị trường tài chánh như cổ phiếu của các công ty. Điều nầy cho thấy là các “chủ nợ” (creditors, đúng ra, nhà đầu tư) không thể “đòi nợ” ngay lập tức vào bất cứ lúc nào mà phải đợi đến khi đáo hạn (hoặc bán lại trên thị trường). Như thế Hoa kỳ không phải thanh toán tất cả số nợ trong một lúc trong bất cứ thời điểm nào.

Trở lại biểu đồ trên, ta thấy rằng Trung Cộng (Mainland China) chỉ chiếm 6.63 % tổng số nợ của Hoa Kỳ. Con số nầy cho thấy rõ ràng là Trung Cộng không phải là chủ nợ to lớn của Hoa Kỳ. Như thế việc đầu tư của Trung Cộng vào trái phiếu của Hoa Kỳ không quan trọng như người ta thường nghĩ (hoặc cố tình thổi phồng). Sau đây là số đầu tư của các "creditors" vào trái phiếu Hoa Kỳ. Đứng đầu là Trung Cộng với $867.7 billion (khoảng 5.8% GDP của Hoa kỳ).


• Trung Cộng: $867.70 billion
• Nhật Bản : $786.70 billion
• Anh Quốc: $350.0 billion
• Brazil: $161.4 billion
• Hong Kong: $145.70 billion
• Russia: $126.80 billion
• Trung Hoa Quốc Gia (Taiwan): $126.20 billion

source: The World Fact Book


Tóm lại, các con số thống kê trên đây cho thấy rằng (1) Tương đối với GDP, Hoa Kỳ không phải là "con nợ" lớn nhất trên thế giới, (2) Trung Cộng không phải là "chủ nợ" khổng lồ của Hoa Kỳ (3) Hoa kỳ không thể bị khánh tận vì vay nợ của ngoại quốc, và (4) 77% số nợ của HK là nợ chính mình, và dĩ nhiên không ai bị vỡ nợ vì vay tiền của chính mình.


(Còn tiếp, khi có giờ rảnh HSG sẽ viết về ảnh hưởng của National Debt)
viethoaiphuong
#9 Posted : Monday, May 23, 2011 10:09:34 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - cập nhật Thứ Sáu, 06 tháng 5 2011


Kinh tế Mỹ có thêm nhiều việc làm hơn dự tính


Tổng thống Barack Obama nói nền kinh tế Mỹ đang phục hồi, sau khi trong nước có thêm nhiều việc làm hơn dự tính trong tháng Tư. Phúc trình về việc làm mới nhất cho thấy việc làm trong lãnh vực tư đang tăng tiến.
Kent Klein | White House Thứ Sáu, 06 tháng 5 2011


Hình: AP
Tổng thống Obama (phải) nói chuyện với các nhân viên khi ông đi thăm công ty Allison Transmission ở Indianapolis

Phúc trình về việc làm của chính phủ được công bố hôm thứ Sáu cho thấy có thêm 244.000 việc làm tại Mỹ trong tháng qua, tốt hơn các kinh tế gia tiên đoán.

Đến nói chuyện với công nhân nhà máy tại Indianapolis hôm thứ Sáu, bang Indiana Tổng thống Obama cho biết lãnh vực tư của Mỹ có thêm việc làm mỗi tháng trong hơn một năm nay.

Tổng thống Obama nói: “Điều này có nghĩa là trong 14 tháng qua, trong hơn một năm một chút, chúng ta có thêm hơn 2 triệu việc làm trong lãnh vực tư.”

Tỉ lệ thất nghiệp cao hơn, từ 8.8% trong tháng Ba lên đến 9.0% trong tháng Tư, phần lớn vì những người bỏ không tìm việc quay trở lại tìm việc.

Tổng thống Mỹ nói nền kinh tế đang đi đúng hướng, dù rằng có những làn gió thổi ngược, như giá xăng dầu tăng cao.

Tổng thống Obama nói: “Chúng ta có giá xăng dầu cao, ăn dần vào lương của các bạn, và đó là làn gió ngược chúng ta phải đối phó. Chúng ta thấy động đất tại Nhật Bản đã có ảnh hưởng đến việc sản xuất tại đây.”

Tổng thống Obama nói luôn luôn có lên có xuống khi đất nước đang ra khỏi suy thoái, nhưng ông vẫn thấy khích lệ về tương lai của nền kinh tế Mỹ.

Ông nói: “Tuy nhiên, chúng ta đang có tiến bộ, chứng tỏ là nền kinh tế Mỹ kiên cường như thế nào và công nhân Mỹ kiên cường như thế nào, và chúng ta có thể chịu đựng tổn hại và chúng ta có thể tiếp tục tiến về phía trước. Đó chính là điều chúng ta đang làm.”

Không kể việc cắt giảm việc làm của chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang, nền kinh tế Mỹ tạo ra 268.000 việc làm mới trong tháng Tư, cao nhất kể từ tháng Hai năm 2006.

Đây là 3 tháng liên tiếp hơn 200.000 việc làm được tạo nên. Và việc có thêm việc làm trong tháng Hai và tháng Ba được duyệt lại theo chiều hướng đi lên.

Tuy nhiên vẫn còn 13,7 triệu người Mỹ thất nghiệp trong tháng qua, hầu như gấp đôi con số trong năm 2007, trước khi suy thoái bắt đầu.

Dù sao xét một cách thổng quát, con số việc làm cho thấy doanh nhân tin tưởng vào nền kinh tế và muốn thuê thêm công nhân, dù rằng có tăng trưởng chậm vào đầu năm nay và chi phí năng lượng tăng cao.
viethoaiphuong
#10 Posted : Friday, May 27, 2011 9:04:56 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Cập nhật Thứ Sáu, 27 tháng 5 2011

Chương trình giúp đỡ những kẻ không nhà và những người xóm giềng

Vì tình trạng kinh tế bết bát và tỷ lệ thất nghiệp cao, hàng triệu gia đình Mỹ đã không có khả năng trả các món nợ đã vay để mua nhà. Do đó chủ nợ đã tịch biên và lấy lại nhà. Thế nhưng bán lại những căn nhà đó để thu hồi khoản nợ cũng rất khó trong một thị trường nhà đất chậm chạp, vì thế nhiều nhà cửa bị tịch thu đã bị bỏ trống, gây thiệt hại cho giá trị các nhà lân cận. Các cơ quan xã hội và các tổ chức từ thiện đang dùng tiền của chính phủ để giúp những người bị mất nhà tìm một nơi ở tạm, và giúp các khu phố tránh được vết nhơ của những căn nhà bỏ hoang.
Mike Osborne | Murfreesboro, Tennessee Thứ Sáu, 27 tháng 5 2011


Hình: photos.com
Nhiều căn nhà với biển đề bán trong tình hình giá nhà đất ở Mỹ sụt giảm

Đây là bữa tối ăn món mì Ý trong gia đình Blomgren, và mọi người vừa ngồi vào bàn.

Hai vợ chồng Brad và Sonya Blomgren, cùng 4 đứa con, 3 con chó và một con mèo đã sống trong căn nhà khiêm tốn này từ khi bị mất nhà vì bị tịch biên hồi tháng 8 năm ngoái.

Các khó khăn đến với gia đình cách đây 2 năm khi nền kinh tế bắt đầu trì trệ và Brad mất việc làm của anh trong ngành xây dựng. Sau đó sức khỏe anh bị suy yếu, và một loạt các phẫu thuật đã khiến anh không làm gì được nhiều tháng. Tai họa chót giáng xuống khi một nhân viên tín cẩn ăn cắp chiếc xe tải và toàn bộ dụng cụ thợ nề của anh.

Sau bữa ăn tối, đám trẻ lên lầu làm bài vở, hai vợ chồng Brad và Sonya ngồi xuống nói chuyện về vụ mất nhà. Một trong những điều khiến anh Brad hối tiếc nhất là anh không có nhà khi cảnh sát đến tống đạt giấy đuổi nhà. Cô con gái chưa trưởng thành của anh đã ra mở cửa.

Brad kể tiếp: “Thế là lúc tôi về thì thấy cháu đang ngồi trên sàn nhà, nước mắt ràn rụa. Dĩ nhiên, cháu không kể lại cho các em nhỏ của mình. Cháu kể cho tôi nghe họ đã đến ra sao, đưa giấy đuổi nhà và bảo chúng tôi phải dọn ra. Tôi thật đau lòng vì vô tình cháu là người ở nhà lúc đó.”

Gia đình trước đó đã từ chối không muốn nhìn vào thực tế, với hy vọng ngân hàng sẽ xét lại vào phút chót vì thế mà thông báo đuổi nhà khiến họ sững sờ, không có kế hoạch sẽ phải làm gì sau đó.

Brad nói: “Chúng tôi chất mọi thứ lên chiếc xe U-Haul mà không biết đi đâu. Đây đúng là một trong những lúc mà ta phó mặc mọi thứ cho Thượng Đế. Làm gì, và đi đâu bây giờ?”

Một nhóm hỗ trợ cộng đồng có tên là The Journey Home đã đến ứng cứu gia đình, và đưa họ vào căn nhà có 3 phòng ngủ này.

Murfreesboro là một thành phố với 100.000 dân, lâu nay có một khối đáng kể những người không nhà, nhưng Giám đốc Journey Home, ông Steve Foster nhìn thấy bộ mặt của khối dân này đang thay đổi.

Ông nói: “Từ 1.600 cho đến 2.400 người đã nếm trải tình cảnh không nhà trong thời gian 12 tháng vừa qua. Chúng tôi đã thấy một sự thay đổi đáng kể trong thành phần dân số này, đó là số những gia đình có con nhỏ đã gia tăng đáng kể.”

Gia đình Blomgren trả một lệ phí nhỏ hàng tháng cho The Journey Home thay cho tiền thuê nhà, nhưng lệ phí này thấp hơn giá thị trường rất nhiều. Ông Foster giải thích rằng phân nửa số tiền họ trả được giữ trong một tài khoản tiết kiệm, để trả lại cho gia đình sau này dùng làm tiền đặt để mua một căn nhà của chính mình.

Ông Foster nói: “Khi thu nhập và công ăn việc làm của họ khá hơn, mọi sự ổn định hơn, thì chúng tôi sẽ làm những việc như để họ đứng tên các hóa đơn điện nước. Vì thế, khi họ rời khỏi nhà mượn của chúng tôi để dọn qua nhà mới, thì đã có cơ sở.”

Xây dựng lại một cơ sở ổn định là điều chủ yếu, không phải chỉ riêng cho gia đình Blomgren. Căn nhà mà họ đang sống là một căn nhà đã bị bỏ trống khoảng 1 năm. T

tổ chức The Journey Home đã mua nó qua một khoản trợ cấp liên bang gọi là Chương trình Ổn định Khu phố còn gọi tắt là NSP. Những người nhận trợ cấp có thể dùng ngân khoản của NSP để phá bỏ những căn nhà bỏ trống nếu họ muốn, nhưng đa số đã chọn hoặc sửa sang hoặc bán lại cho các gia đình có thu nhập thấp, hay dùng để cho những người không nhà như tổ chức từ thiện ở Murfreesboro này đang làm.

Ông Sullivan nói: “Sống cạnh một căn nhà bị tịch biên có thể có ảnh hưởng lây lan trong khu phố, khiến giá trị nhà xung quanh bị tụt xuống.”

Đó là lời ông Brian Sullivan, người phát ngôn của Bộ Phát triển Gia cư và Đô thị, là cơ quan quản lý chương trình vừa kể.

Ông nói tiếp: “Mục đích là ổn định hóa các khu phố đã trải qua những vấn đề gay go nhất trong cuộc khủng hoảng tịch biên nhà. Vòng tài trợ đầu tiên, gần 4 tỷ đôla, đã được sử dụng hết. Nó đã được dành cho các cộng đồng, và họ đang sử dụng các ngân khoản đó ngay bây giờ.

Gia đình Blomgren biết được rằng họ rất may mắn tìm được nơi trú thân, mà còn có chỗ cho họ nuôi những con thú cưng của mình. Anh Brad nói nhân viên trong tổ chức The Journey Home rất thông cảm với những nỗi lo lắng lớn nhỏ của họ.

Brad nói: “Họ thật tử tế. Họ luôn đối xử với chúng tôi một cách thân tình. Họ luôn đối xử chúng tôi một cách quý trọng. Họ không bao giờ coi thường chúng tôi. Họ không hề phán xét chúng tôi.”

Ông Scott Foster nói căn nhà mà cơ quan để cho gia đình Blomgren ở không phải chỉ là một căn nhà - nó còn là một cơ hội thứ nhì.

Ông giải thích: “Quý vị biết đấy, khi chúng tôi đưa một gia đình đến một nơi tốt đẹp để sinh sống chính là những ngày vui nhất mà chúng tôi có. Điều đó giúp họ hiểu rằng mọi sự tốt đẹp sẽ đến nếu họ tiếp tục cần cù lao động.”

Chính quyền của Tổng thống Obama có thêm 3 tỷ đôla dành cho chương trình Ổn định hóa Khu phố trong những tháng sắp tới, nhưng không có phần chắc là sẽ có thêm nữa. Trong bầu không khí chính trị phải cắt giảm chi tiêu hiện nay, những người hỗ trợ cho chương trình gia cư nói họ không trông đợi Quốc hội sẽ chuẩn chi thêm ngân sách.
viethoaiphuong
#11 Posted : Friday, June 3, 2011 1:12:13 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Cập nhật Thứ Sáu, 03 tháng 6 2011

Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng nhẹ



Hình: AP
Hội chợ Việc làm tại Đại Học Tiểu Bang Cleveland

Nền kinh tế Mỹ chỉ tăng tổng cộng 54.000 việc làm trong tháng Năm, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ.

Phúc trình được Lao động Hoa Kỳ công bố ngày hôm nay cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đã tăng 0,1% lên 9,1%.

Các kinh tế gia cho hay ít nhất cần tạo ra 200.000 việc làm mỗi tháng để đưa tỷ lệ thất nghiệp trở lại mức trước khủng hoảng.

Dự báo về tình hình việc làm ảm đạm trong tháng Năm được đưa ra sau khi một số báo cáo gần đây cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế đã chững lại.

Ví dụ, ngày hôm qua, một báo cáo cho thấy số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vẫn ở mức cao.
viethoaiphuong
#12 Posted : Saturday, June 4, 2011 7:09:10 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Cập nhật Thứ Bảy, 04 tháng 6 2011

TT Obama ca ngợi sự hồi phục của kỹ nghệ sản xuất ô tô Mỹ



Hình: AP
Tổng thống Barack Obama đi thăm nhà máy Toledo Supplier Park của Chrysler Group ở Toledo, Ohio, ngày 3 tháng 6, 2011

Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đang ăn mừng sự hồi phục của 3 công ty sản xuất xe hơi lớn nhất nước Mỹ, thường được gọi là “Big Three,” gồm các công ty Ford, GM và Chrysler.

Trong một bài diễn văn hôm nay được thâu âm tại nhà máy Chrysler ở Toledo, bang Ohio, Tổng thống Obama nói rằng các công ty Chrysler và GM đã tạo thêm công ăn việc làm, kể từ khi chính phủ do ông lãnh đạo sử dụng tiền của người đóng thuế Mỹ để cứu nguy tài chính cho các công ty này.

Nhà lãnh đạo Mỹ nói Chrysler đã hoàn trả toàn bộ ngân khoản được vay, 6 năm trước kỳ hạn.
Tổng Thống Obama còn nói rằng chính phủ của ông tuần này đã đạt được một thỏa thuận để bán lại phần sở hữu của mình trong công ty Chrysler, điều đó có nghĩa là một lần nữa, quyền sở hữu công này sẽ hoàn toàn thuộc về tư nhân.

Hãng Ford cũng đã hồi phục từ sau cuộc suy thoái, và đang tạo thêm công ăn việc làm. Sự chuyển đổi này xảy ra mà không cần đến tiền cứu nguy tài chính của chính phủ Mỹ.

Trong một bài diễn văn đáp lời, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa Lamar Alexander, đại diện bang Tennessee, chỉ trích các nỗ lực của Tổng Thống Obama trong nỗ lực duy trì công ăn việc làm tại Hoa Kỳ.
viethoaiphuong
#13 Posted : Monday, June 6, 2011 8:31:08 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Hoa Kỳ: Quốc hội và chính phủ lại họp về nợ quốc gia




Hình: AP
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Timothy Geithner

VOA - Cập nhật Thứ Tư, 01 tháng 6 2011
Tòa Bạch Ốc Hoa Kỳ nói rằng Tổng thống Obama đã có một cuộc họp “hữu ích” với các đảng viên Cộng hòa để tìm cách làm giảm món nợ của quốc gia.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney nói cuộc họp hôm thứ Tư giữa các dân biểu Cộng hòa và tổng thống là dịp để hai bên lắng nghe ý kiến của nhau.

Ông nói cuộc họp không phải để mặc cả các chi tiết, mà là cơ hội để gặp gỡ trong tư thế không đối đầu nhau.

Nhưng Tổng thống Obama đã nói rõ là mức trần của nợ quốc gia rất cần phải nâng lên đến độ những ai chỉ nói giữ nguyên mức đó cũng đủ mang lại những hậu quả tai hại cho kinh tế Hoa Kỳ và kinh tế toàn cầu.

Hôm thứ Ba, phe Cộng hòa tại Hạ Viện đã bác bỏ dự luật muốn nâng mức nợ tối đa 14.000 tỉ hiện nay lên thành 16.000 tỉ mà không buộc phải cắt giảm chi tiêu.

Chủ tịch Hạ Viện, Dân biểu Cộng hòa nói với báo giới sau khi họp tại Tòa Bạch Ốc nếu nâng mức trần thì mức cắt giảm công chi phải cao hơn mức 2.000 tỉ được phép tăng; bằng không, ông nói, nhiều người sẽ mất việc.

Tham gia cuộc họp hôm thứ Tư có Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner. Ông này sẽ ra Quốc hội vào thứ Năm để gặp các nhà làm luật.



viethoaiphuong
#14 Posted : Sunday, June 12, 2011 6:21:24 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Cập nhật Chủ nhật, 12 tháng 6 2011

Tranh luận về khó khăn kinh tế Mỹ

Mức thất nghiệp lên cao tại Hoa Kỳ lại khơi dậy cuộc tranh luận về mức độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp để tìm xem phải làm gì để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm, điều vô cùng cần thiết hiện nay.
Michael Bowman | Washington

Trong suốt lịch sử, những vụ hồi phục kinh tế của Hoa Kỳ theo thời gian đã lấy lại được đà tiến. Nhưng kể từ một năm rưỡi nay sau khi thoát khỏi vụ suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất sau thế chiến thứ hai, kinh tế Hoa Kỳ có tăng trưởng nhưng chỉ nhích lên chút đỉnh, và ngay cả mức tăng trưởng yếu ớt đó cũng có thể suy sụp.

Tin cho hay tình trạng thất nghiệp toàn quốc tăng lên mức trên 9% trong tháng qua đã làm các kinh tế gia lo sợ thêm rằng sự vận hành yếu ớt của nền kinh tế có thể cứ dai dẳng như vậy trong nhiều năm sắp tới.

Theo ông Robert Reich, từng là bộ trưởng Lao động dưới thời Tổng thống Clinton, tình hình kinh tế èo uột của nước Mỹ rất dễ hiểu.

Ông nói: "Tâm điểm của vấn đề là phía mức cầu. 70% nền kinh tế Mỹ dựa vào tiêu thụ. Mà giới tiêu thụ đã gặp một biến cố nghiêm trọng. Giá nhà đất sụt khủng khiếp. Mức điều chỉnh lương bổng để chạy theo lạm phát đang giảm đi. Công việc làm mất dần. Trong tình huống như thế này, giới tiêu thụ không chi tiền nữa. Và nếu như họ không chi tiền thì không thể tạo thêm công ăn việc làm được."

Ông Reich đã lên tiếng trong chương trình This Week của đài truyền hình ABC. Ông hô hào chính phủ liên bang nên đưa ra thêm những biện pháp kích thích để thúc đẩy hoạt động kinh tế.

Thượng nghị sỹ Cộng Hòa Richard Shelby, đại diện bang Alabama bất đồng sâu đậm với ý kiến trên. Ông lý luận: "Căn bản là kích thích không có hiệu quả. Theo tôi, điều nên làm là tạo những điều kiện cho kinh tế tăng trưởng: cải tổ thuế khóa, tạo điều kiện khuyến khích giới sản xuất. Thị trường nuôi dưỡng mức tăng trưởng kinh tế. Chúng ta đã nuôi dưỡng chính phủ, nhưng chúng ta chưa nuôi dưỡng được mức tăng trưởng kinh tế."

Nhưng cựu bộ trưởng Lao động Reich xác quyết rằng khi khu vực kinh tế tư yếu kém, chính phủ cần can thiệp. Ông phát biểu: "Khi giới tiêu thụ và giới đầu tư tư nhân ngưng chi tiền hay bỏ vốn làm ăn, thì rồi chính phủ phải điền thế vào khoảng trống đó. Chúng ta vẫn làm như thế từ 75 năm nay."

Dưới chính quyền của tổng thống Obama, một kế hoạch kích thích kinh tế 800 tỉ đô la đã được chấp thuận, chương trình giảm thuế lợi tức đã được triển hạn và số tiền khấu trừ từ chi phiếu lương của công nhân viên để tài trợ cho Quĩ An Sinh Xã Hội tạm thời được giảm bớt. Thêm vào đó Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ vẫn giữ mức lãi suất thấp kỷ lục và tìm cách bơm tiền vào nền kinh tế èo uột.

Thựơng nghị sỹ Shelby nói rằng có thật nhiều điều mà một chính phủ liên bang nợ nần chồng chất có thể làm hoặc nên làm, và rằng một kế hoạch mới kích thích kinh tế, nếu được đề nghị, sẽ không được quốc hội chấp thuận.

Ông nói: "Điều mà chúng ta cần làm là tạo được điều kiện chắc chắn, để cho người ta đủ tin tưởng mà đầu tư, hầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện nay người ta không có mấy tin tưởng vào nền kinh tế."

Tổng thống Obama đã khuyến nghị dân chúng hãy kiên nhẫn, lý luận rằng nền kinh tế cần có thời gian để hồi phục sau cuộc suy thoái trầm trọng và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Những nhân vật bên đảng Cộng Hòa đang ngấp nghé chiếc ghế tổng thống trong cuộc bầu cử năm tới đã nhanh chân lẹ miệng tuyên bố rằng điều thực sự cần hiện nay là quyền lãnh đạo mới về kinh tế.
viethoaiphuong
#15 Posted : Monday, June 13, 2011 7:27:27 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Tư, 08 tháng 6 2011

Tổng thống Obama: Sản xuất quan trọng đối với phát triển kinh tế Mỹ



Hình: AP
Tổng thống Obama phát biểu trong chuyến thăm trường đại học cộng đồng bang Virginia, 8/6/2011

Tổng thống Barack Obama nói Hoa Kỳ có thể thắng được trong tương lai bằng cách xây dựng lại lãnh vực sản xuất.

Tổng thống Obama tuyên bố vào hôm thứ Tư sau khi đi thăm một trung tâm đào tạo về ôtô tại trường đại học cộng đồng bang Virginia bên ngoài Washington.

Ông Obama nói sự phục hồi chậm của nền kinh tế khiến cho rất nhiều người Mỹ thất nghiệp và ông kêu gọi các nhà lập pháp và công nghiệp hỗ trợ những chương trình tăng tiến huấn luyện trong ngành sản xuất.

Ông cũng nói những doanh nghiệp tư nhân, những nhóm công nghiệp và trường học cần tăng cường những nỗ lực kết nối những công nhân có nhiều kỹ năng với những công việc hiện đang chờ có người đến làm.

Bình luận của Tổng thống Obama được đưa ra sau khi có một loạt những phúc trình kinh tế và tỉ lệ thất nghiệp cao gây nghi ngờ về sự phục hồi của kinh tế Mỹ.

Một cuộc thăm dò mới đây của báo Washington Post và đài truyền hình ABC cho thấy người Mỹ không tán đồng cách thức Tổng thống Obama điều hành nền kinh tế với tỉ lệ 59% so với 40% tán đồng. Một cuộc thăm dò được trường đại học Quinnipiac công bố hôm thứ Tư cho thấy 48% dân chúng Mỹ tin là ông Obama không xứng đáng để được tái đắc cử so với 46% nói ông xứng đáng được bầu thêm nhiệm kỳ thứ hai nữa.
viethoaiphuong
#16 Posted : Tuesday, June 14, 2011 7:08:59 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Ba, 14 tháng 6 2011

Một số thành phần ở Mỹ thấy kinh tế khá hơn trong những ngày tới



Các chủ ngân hàng và các Tổng giám đốc các công ty Mỹ không mất niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế dù rằng trong vài tuần lễ qua có những phúc trình về nền kinh tế yếu kém.

Một bản phúc trình hôm thứ Ba của Hiệp hội các Ngân hàng Mỹ ABA, một tổ chức mậu dịch công nghiệp, tiên đoán sản lượng tổng thể của nền kinh tế hay còn gọi là Tổng Sản lượng Nội địa GDP sẽ tăng trưởng với tỉ lệ 3% cho đến hết năm 2012.

Trong khi đó, một cuộc thăm dò các Tổng giám đốc do tổ chức doanh nghiệp Business Roundtable thực hiện cho thấy 87% các tổng giám đốc điều hành dự kiến mức bán sẽ tăng trong vòng 6 tháng tới trong khi hơn một nửa có kế hoạch thuê thêm nhân công.

Dù có sự lạc quan, cả hai tổ chức nói nền kinh tế Mỹ vẫn còn phải đối đầu với những thách đố đáng kể, gồm có một giai đoạn giá xăng dầu tăng cao mới đây và những người tiêu thụ dè dặt, không tin là nền kinh tế đang phục hồi.
viethoaiphuong
#17 Posted : Thursday, June 16, 2011 8:22:36 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - THỨ NĂM 16 THÁNG SÁU 2011

Vi tín dụng và hiệu quả xóa đói giảm nghèo ?



Giải Nobel hòa bình Muhammad Yunus, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng dành cho người nghèo Grameen Bank
REUTERS

Thanh Hà
Vào lúc tại Pháp số người bị mất việc không ngừng gia tăng do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì các hoạt động kinh tế được cấp vốn dưới hình thức vi tín dụng đã tạo ra 48.000 chỗ làm riêng trong năm 2008. Sau gần 40 năm thực hiện tại Ấn Độ và Bangladesh, qua kinh nghiệm của nhiều nước nghèo từ Perou đến Pakistan, Việt Nam, vi tín dụng phải chăng là một phép màu kinh tế hay là con dao hai lưỡi ?

Pháp vừa đã tổ chức « Tuần lễ vi tín dụng » lần thứ bảy đánh dấu hơn 20 năm, hoạt động tài chính này góp phần đẩy lui nạn nghèo khó một trong số 8 quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu của thế giới. Vào lúc tại Pháp số người bị mất việc không ngừng gia tăng do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì các hoạt động kinh tế được cấp vốn dưới hình thức này đã tạo ra 48.000 chỗ làm riêng trong năm 2008.

Năm 1989 Hiệp hội Adie đấu tranh vì quyền tham gia vào các hoạt động kinh tế đã cấp những khoản vi tín dụng đầu tiên cho một số tư nhân muốn làm ăn buôn bán, nhưng không vay được vốn của ngân hàng. Từ đó đến nay tổ chức này đã cấp vốn cho 97.000 dự án, và chỉ riêng năm ngoái đã có hơn 12.000 hồ sơ được giải quyết. Theo chủ tịch hiệp hội Adie, trên tổng số 622.000 doanh nghiệp được chào đời trong năm 2010 tại Pháp thì đã có đến 145.000 cơ sở được thành lập nhờ vốn vi tín dụng và có đến 1/4 trong số này bắt tay vào công việc với chưa đầy 2.000 euro tiền vốn lúc ban đầu.

Sau hơn 20 năm thực hiện tại Pháp, gần 40 năm tại Ấn Độ và Bangladesh, qua kinh nghiệm của nhiều nước nghèo -từ Perou đến Pakistan- và ngay cả tại Việt Nam, câu hỏi đặt ra là vi tín dụng phải chăng là một phép màu kinh tế hay là con dao hai lưỡi ? RFI đặt câu hỏi này với bà Mai Ninh, đại diện tại Việt Nam của hội Việt Nam Tương trợ và Đoàn kết hội AVNES, trụ sở tại Pháp. Một trong những hoạt động của hội là nhằm cấp vi tín dụng cho các hộ gia đình nghèo tại Đồng Tháp và Bến Tre.

Yunus, cha đẻ của vi tín dụng

Vạn sự khởi đầu cách nay gần 40 năm khi giáo sư kinh tế người Bangladesh Mohammed Yunus với tư cách cá nhân đã cho 42 phụ nữ tại một ngôi làng rất nghèo vay 27 đô la để tự lực cánh sinh. Tại một quốc gia vừa giành được độc lập và lại phải trực diện với nạn đói thì 27 đô la ngày ấy đã nuôi sống cả một ngôi làng do những người đàn bà này đã được cấp vốn để kinh doanh.

Mô hình vi tín dụng ra đời từ đó và đã trở nên phổ biến hơn khi giáo sư Yunus sáng lập ra ngân hàng Grameen Bank vào năm 1976. Hiện tại có đến hơn 150 triệu người sử dụng hình thức tài chính này trên toàn thế giới, kể cả ở những quốc gia phát triển nhất như Hoa Kỳ hay tại Pháp.

Như tên gọi của nó, vi tín dụng là những khoản tiền thường ít ỏi mà một cơ quan tài chính hay một hiệp hội tư nhân cấp cho một hộ gia đình có thu nhập thấp để họ kinh doanh, sản xuất. Thời gian vay mượn thường rất ngắn chứ không kéo dài 5, 7 năm như các khoản tín dụng do các ngân hàng cung cấp. Một khác biệt quan trọng khác là các tổ chức cho vay thường không đòi hỏi quá nhiều bảo đảm tài chính của các thân chủ mà tuyệt đại đa số này là những con nợ đã bị các ngân hàng « chê ».

Tại Ấn Độ nơi mà có từ 47 đến 52 % các hộ gia đình nghèo ở thành phố đều là các « doanh nhân » mô hình vi tín dụng của nhà kinh tế học Bangladesh đã thành công vượt bực và nhất là đã góp phần đẩy lui nạn nghèo khó tại nước đông dân thứ nhì trên thế giới.

Hiện nay, có tới 80 triệu dân Ấn Độ tham gia mô hình vi tín dụng, với tổng dư nợ lên đến 6,7 tỷ đô la. Vấn đề đặt ra là tỷ lệ các con nợ mất khả năng thanh toán ngày càng gia tăng khiến một mặt mô hình vi tín dụng tại Ấn Độ bị đe dọa sụp đổ, mặt khác thì các hộ gia đình không còn khả năng thanh toán ngày càng bị đẩy vào đường cùng, nợ lại sinh thêm nợ và số người tự vẫn để thoát khỏi cảnh bị siết nợ.

Con dao hai lưỡi ?

Tại sao hoạt động tài chính mang đậm nét xã hội này lại bị đe dọa ? Câu trả lời có thể được tìm thấy qua những yếu tố như sau :

- Mô hình đã được nhà kinh tế học và giải thưởng Nobel, Mohammed Yunus khởi xướng nhằm giúp đỡ một cá nhân đem khoản tiền dù là ít ỏi vay mượn được đi kinh doanh, có nghĩa là dùng đồng tiền đó để sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi …. Và từng bước thoát khỏi cảnh phải ngửa tay xin tiền của các nhà từ thiện. Trong trường hợp con nợ lại dùng đồng tiền vay mượn được để mua sắm những vật dụng cần thiết nhất (quần áo, lương thực …) hay để trang trải nợ nần đáo hạn … thì coi như khoản tín dụng vay được không sinh lời và rất chóng, người ta lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

- Bên cạnh đó thì với thời gian, nhiều tổ chức tài chính cũng đã lợi dụng nhu cầu cấp bách của những người nghèo –và đa số ít học – để làm nhanh chóng làm giàu. Chẳng lãi suất cho vay thường cao hơn so với thị trường (như trong trường hợp của nhiều tổ chức tài chính Ấn Độ chẳng hạn) , một số các tổ hợp tài chính vi tín dụng còn có những chiến dịch quảng cáo tinh vi để chiêu dụ các con nợ mà không trình bày cặn kẽ những rủi ro mà họ sẽ vấp phải.

- Đó là chưa kể một số các doanh nghiệp tài chính chuyên cho người nghèo vay mượn còn dùng đồng tiền này để đầu tư vào thị trường chứng khoán ...

AVNES tại Việt Nam

Riêng đối với Việt Nam, hội Việt Nam Tương trợ và Đoàn kết AVNES - trụ sở tại Pháp hiện đã và đang có nhiều chương trình cấp vi tín dụng giúp đỡ dân cư tại Đồng Tháp và Bến Tre thoát khỏi cảnh nghèo khó. Những người vay vi tín dụng chủ yếu để mở mang các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi.

Bà Mai Ninh, đại diện của hội tại Việt Nam cho biết một cách cụ thể về những điều kiện ưu đãi dành cho những hộ gia đình nghèo và cận nghèo ở khu vực này để giúp họ có phương tiện làm ăn, về những khó khăn mà họ gặp phải cũng như theo bà thì cho vay không thôi chưa đủ : để các khoản vi tín dụng có hiệu quả hơn, các tổ chức cho vay hay các hội đoàn từ thiện còn cần phải làm công việc hướng dẫn cho các thân chủ để hoạt động của họ có hiệu quả hơn.

Mai Ninh-đại diện hội AVNES

16/06/2011
viethoaiphuong
#18 Posted : Thursday, June 23, 2011 7:14:07 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Năm, 23 tháng 6 2011

Số người xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ gia tăng


Một thước đo chính của thị trường việc làm của Hoa Kỳ đã xấu đi trong tuần này.

Phúc trình do Bộ Lao động công bố ngày hôm nay cho thấy số người Mỹ đăng ký trợ cấp thất nghiệp đã tăng thêm 9.000 người, nâng tổng số người xin trợ cấp thất nghiệp trên cả nước lên 429.000 người.

Phúc trình này là nằm trong một loạt các báo cáo mới nhất cho thấy tình trạng việc làm ở Mỹ vẫn tiếp tục yếu kém.

Người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Ben Bernanke nói rằng tình hình việc làm đang cải thiệt với tốc độ chậm chạp “đáng thất vọng.”

Ngày mai, các chuyên gia của chính phủ sẽ công bố các thông tin cập nhật về tình hình tăng trưởng kinh tế trong 3 tháng đầu năm nay.

Các kinh tế gia được các hãng thông tấn phỏng vấn dự báo rằng số liệu này sẽ cho thấy nền kinh tế có tăng trưởng chút đỉnh so với các báo cáo trước đó, với mức tăng trưởng đạt 1,9% trong quí đầu năm.
viethoaiphuong
#19 Posted : Friday, June 24, 2011 8:53:49 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Sáu, 24 tháng 6 2011

Ngành sản xuất của Hoa Kỳ trở lại trong tháng Năm


Mức đo chính về tình hình sản xuất ở Hoa Kỳ, đã tăng trở lại trong tháng Năm.

Phúc trình được Bộ Thương mại công bố ngày hôm nay cho biết đơn đặt hàng đối với các mặt hàng xa xỉ có độ bền từ 3 năm hay hơn nữa đã tăng 1,9%.

Đây là sự tăng mạnh so với việc giảm sút đơn đặt hàng cho ‘các mặt hàng bền’, như tủ lạnh hay máy bay, hồi tháng trước.

Một phúc trình khác cũng cho thấy tình hình kinh tế Hoa Kỳ nói chung đã tăng nhanh hơn đôi chút so với sự kỳ vọng trong vài tháng đầu năm 2011.

Một báo cáo của chính phủ nói rằng tổng sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ tăng 1,9% tính theo tốc độ thường niên trong quý đầu tiên, tăng 0,10% so với ước tính trước đó.

Trong khi chỉ số GDP tốt hơn so với dự đoán ban đầu, nó thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng trong quý cuối cùng của năm ngoái.

GDP là thước đo cơ bản nhất về sự lành mạnh của nền kinh tế, và là con số tính gộp lại tất cả các dịch vụ và hàng hóa được sản xuất tại một nước.
viethoaiphuong
#20 Posted : Tuesday, June 28, 2011 2:41:23 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Hai, 27 tháng 6 2011

Mỹ: Thị trường nhà đất xuống, khách nước ngoài đến mua bất động sản ở Las Vegas


Thị trường nhà đất tại Hoa Kỳ không khá từ nhiều năm nay, và Las Vegas, thành phố lớn của bang Nevada là một trong những nơi mà giá nhà xuống dốc trầm trọng nhất. Trong phần đầu của loạt bài gồm 2 phần về thị trường địa ốc ở nước Mỹ, mời quí vị theo dõi tình hình tại Las Vegas, trung tâm giải trí với các sòng bài thu hút khách từ mọi nơi trên toàn quốc cũng như từ các nước khác. Lan Phương trong Câu Chuyện Nước Mỹ tuần này, sẽ gửi đến quí vị những chi tiết sau đây.
Lan Phương - VOA



Hình: Wikipedia Commons
Las Vegas về đêm

Las Vegas, thế giới huy hoàng của ngành đổ bác và giải trí ở Hoa Kỳ với các sòng bài đồ sộ và những màn trình diễn văn nghệ và gánh xiếc nổi tiếng, nay lại có một biệt danh:

"Las Vegas còn được mệnh danh là thủ đô của những căn nhà bị tịch biên tại nước Mỹ, vì vậy chúng tôi ở đây là một trong những thị trường xuống dốc nhất, lên tới mức kỷ lục vào năm 2008 và 2009."

Đó là lời cô Tina Chan, một chuyên viên môi giới địa ốc ở Las Vegas. Cô Tina Chan cho biết giá nhà tại Las Vegas tuột dốc thê thảm trong vòng 5 năm qua; giá trung bình của một căn nhà ở đấy hiện nay là 126 ngàn đô la. Nhưng vào năm 2006, giá đó là 312 ngàn đô la, xuống 60%. Khi được hỏi về tình hình kinh tế của Las Vegas, cô Tina Chan cho biết:

"Mức thất nghiệp ở đây vẫn còn cao, họ đã ngưng xây thêm nhà mới khi kinh tế bắt đầu đi xuống. Nhưng tôi cho là vài năm nữa tình hình sẽ khá hơn, tuy chẳng bao giờ có thể lên đến mức cao như trước đây. Ngành du lịch, các sòng bài và giải trí vẫn tạm được và đang hồi phục, trước đây ngành giải trí có thải bớt nhân viên, còn ngành bán lẻ và các tiệm ăn thì vẫn tạm được bởi vì không có nhiều cạnh tranh, những cơ sở kinh doanh nào không khá thì đã đóng cửa, vì vậy những cơ sở nào vận hành tốt vẫn tiếp tục hoạt động."

Cô Tina Chan cho biết 75% những căn nhà đang trên danh sách bán tại Las Vegas hiện nay là những tài sản bị ngân hàng tịch biên vì chủ nhà không trả nổi nợ, do đó giá những căn nhà đó rất thấp. Tuy vậy, mua những căn nhà loại này khách phải chờ đợi rất lâu, ít nhất từ vài ba tháng cho tới một năm, để ngân hàng thông qua mọi thủ tục. Nhưng đối với những căn nhà bị tịch biên với giá thấp như vậy, người ta có thể mua rồi bán lại để kiếm lời thật nhanh, hoặc để cho thuê. Theo chuyên viên địa ốc Tina Chan, giá thuê thường cao hơn là tiền nợ hàng tháng phải trả cho ngân hàng nên chủ nhà có được tí tiền lời mỗi tháng, mà nếu có sẵn tiền mặt mua nhà cho thuê thì hàng tháng chủ nhà sẽ lấy lại ngay được một phần số vốn bỏ ra mua nhà.
Tuy nhiên, trừ phi có sẵn tiền mặt, người muốn mua nhà hiện nay lại gặp những khó khăn khi đi vay ngân hàng:

"Nếu bạn muốn mua một căn nhà hiện nay rất khó. Bạn phải có thành tích tốt về vay mượn và trả nợ thật sòng phẳng, phải chứng minh đủ điều kiện tài chính để trả nợ, hoặc phải có tài sản để bảo đảm cho số tiền mà bạn muốn ngân hàng cho vay để mua nhà."

Vậy ai là những người thường đến Las Vegas mua nhà trong những năm gần đây? Dĩ nhiên là những người có tiền để đầu tư, trong số này có nhiều khách nước ngoài. Cô Tina Chan cho biết tiếp:

"Họ đến từ nhiều nước, phần lớn từ Canada hay Ấn Độ, họ là những người mua bằng tiền mặt, nhất là năm 2010, hầu hết người mua nhà đều trả tiền mặt."

Khi được hỏi là người ta có nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm cho tình hình nhà đất ở Las Vegas hay không, chuyên viên địa ốc Tina Chan trả lời:

"Tôi cho rằng thị trường hiện đã bình ổn, không còn dao động như trước nữa. Nhưng có lẽ còn phải mất mấy năm nữa vì mức thất nghiệp vẫn còn cao, họ đã ngưng xây nhà mới khi kinh tế đi xuống, nên hiện không có nhiều nhà mới được xây, và vì vậy cũng không có nhiều việc làm."

Tờ Los Angeles Times số ra ngày 31 tháng Năm năm nay trưng dẫn một số trường hợp chủ nhà mắc kẹt vì số nợ mà họ vay ngân hàng để mua nhà hiện cao gấp đôi, hay hơn, trị giá căn nhà. Nếu chẳng may mất việc, căn nhà bị tịch biên, và họ bị mất hết tín nhiệm với ngân hàng, sẽ không thể vay mượn để làm ăn hay mua nhà nữa trong suốt ít nhất 7 năm. Nhưng nếu còn khả năng giật gấu vá vai trả nợ, họ cũng khó có thể dọn đi nơi khác để tìm việc vì không thể bán được nhà với cái giá khi họ mua, nên không thể trả hết nợ ngân hàng được. Mắc kẹt trong tình trạng này, nhiều người đành để vợ con lại trong căn nhà đó và đi kiếm việc ở một nơi xa nếu không muốn bị mất tín nhiệm với ngân hàng chủ nợ.

Trước đây khi thị trường nhà đất bình ổn hay phát đạt, di động tính của người Mỹ để theo đuổi công ăn việc làm rất dễ. Nếu có việc tốt ở xa, họ bán nhà và dọn đến sở làm mới rồi mua nhà gần đấy. Nhưng trong tình cảnh hiện nay, mọi chuyện trở nên rất khó xử, và vì nhà cửa khó mua, khó bán, di động tính của người Mỹ cũng giảm đi. Bài báo cũng nói rằng một số các kinh tế gia đồng ý là thị trường địa ốc tại nhiều nơi thuộc "vòng đai nhà cửa bị tịch biên ở miền tây Hoa Kỳ" gồm các bang California, Nevada và Arizona, sẽ chỉ hoàn toàn hồi phục sớm nhất là năm 2030.

Quí vị vừa nghe tường thuật về tình hình nhà đất tại thành phố Las Vegas, một trong những nơi thị trường xuống dốc thê thảm nhất nước Mỹ. Trong kỳ tới, chúng tôi sẽ tường trình về tình hình tại khu vực đông dân ở thủ đô Washington và vùng phụ cận, nơi mà thị trường địa ốc được coi là khá nhất nước Mỹ hiện nay, và ý kiến của một luật sư chuyên về địa ốc lưu ý những điều cần biết khi mua nhà để đầu tư.
Users browsing this topic
Guest (4)
2 Pages12>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.