Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages12>
Aung San Suu Kyi
Hạt Cát
#1 Posted : Thursday, November 11, 2004 4:00:00 PM(UTC)
Hạt Cát

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 80
Points: 18

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Tác giả hc
Gởi: Wed Jun 23, 2004 5:52 am
Tiêu đề: Re: 5 Bà Nữ Chúa thống lãnh 5 quốc gia Á Châu

ML@LM viết:
Còn một bà đường công danh lên làm Nữ Chúa còn hơi lận đận nhưng được nhiều người ủng hộ là bà Aung San Suu Kyi xứ Miến Điện ML@phunuviet.org

[img] http://www.iisg.nl/image_sound/images/butt-bur.gif[/img]

Bà Aung San Suu Kyi được công nhận là công dân danh dự của thủ đô Paris
Jun 23, 2004

Hôm thứ Bảy nhân sinh nhật lần thứ 59 của nhà lãnh đạo đối lập Miến Điện là bà Aung San Suu Kyi, thủ đô Paris công nhận bà là công dân danh dự của thủ đô ánh sáng. Danh hiệu công dân danh dự mà Đảng Xanh của Pháp đề nghị trao tặng cho bà Aung San Suu Kyi đã được Hội Đồng Thành Phố Paris thông qua hôm 8 tháng 6 vừa qua.

Mặc dù được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như của dân chúng trong nước, nhưng trong tình trạng bị quản thúc tại gia như hiện nay, người lãnh giải Nobel Hòa Bình năm 1991 vẫn phải đón sinh nhật một mình tại nhà ở thủ đô Rangoon. Với hàng rào quản thúc của phe quân sự cầm quyền Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi không thể chia sẻ vui buồn với bất cứ ai. Các con của bà đang sống tại Anh Quốc vẫn chưa được chính quyền Rangoon cấp visa nhập cảnh. Trong khi đó hơn 400 cảm tình viên từ khắp nước Miến Điện đã tụ tập về trụ sở của Liên Đoàn Toàn Quốc Vì Dân Chủ cùng với các nhà sư cầu nguyện cho bà sớm được tự do hoàn toàn. Những người ủng hộ bà đã thả chim bồ câu và bong bóng bay lên trời. Họ hô to "Hãy trả tự do cho Aung Sau Suu Kyi". Cùng lúc, 300 thành viên của Liên Đoàn tới Chùa Shwedago, một ngôi chùa linh thiêng đối với dân Miến Điện, để cầu an cho nhà lãnh đạo đối lập. Ngoài vô số lời chúc mừng sinh nhật bà Aung San Su Kyi được gửi từ khắp nơi trên thế giới đến trụ sở của đảng đối lập Miến Điện, thì hai nước Hoa Kỳ và Đan Mạch lại một lần nữa lên tiếng đòi Rangoon trả tự do ngay cho bà.

(Calitoday)

PC Gởi: Sun Aug 22, 2004 7:00 am

Cuộc tranh đấu bi hùng của bà Aung San Suu Kyi

Trần Viết Đại Hưng

http://www.nguoi-viet.co...mviewer.asp?a=8858&z=12



tvmt
#2 Posted : Saturday, May 7, 2005 2:07:07 AM(UTC)
tvmt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 28
Points: 0

AUNG SAN SUU KYI

VỊ NỮ ANH HÙNG CỨU QUỐC CỦA DÂN TỘC MIẾN ĐIỆN
Nam Phong

Ngày 10 tháng 7, 1995 một số hãng thông tấn ngoại quốc loan tin là chính quyền độc tài quân phiệt Miến Điện đã phóng thích không điều kiện bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đảng đối lập "Liên Minh Quốc Gia Đấu Tranh Cho Dân Chủ" và cũng là người được giải thưởng Hòa Bình Nobel năm 1991. Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với báo chí tại thủ đô Ngưỡng Quảng (Rangoon) sau 6 năm bị quản thúc tại gia, bà Suu Kyi cho biết bà vẫn tin là dân chủ sẽ thắng, và chính quyền quân đội sẽ chấp nhận đối thoại với phe đối lập để tránh cho đất nước cảnh phá sản vô phương cứu chữạ

Bà Aung San Suu Kyi là con út của tướng Aung San, người đã từng suốt đời tranh đấu cho nền độc lập của Miến Điện và được nhân dân tôn sùng là vị anh hùng dân tộc của họ sau khi ông ta bị ám sát. Muốn tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của vị lãnh tụ đối lập sáng giá nhất hiện nay trên chính trường Miến Điện, thiết tưởng cũng nên biết qua về cuộc đời bôn ba đấu tranh nhằm giải phóng đất nước của thân phụ bà ta là tướng Aung San.

Mùa thu 1935, khi phong trào quốc gia yêu nước chống thực dân Anh đang sôi sục trong giới sinh viên Miến Điện, thì tại đại học Rangoon, U NU được bầu làm chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên và AUNG SAN được bầu làm Tổng Thư Ký. Hai người nầy sẽ đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh dành độc lập cho Miến Điện trong thập niên 1940.

Sau khi đắc cử, U NU và AUNG SAN bèn cho ra tờ báo "Tiếng nói của Tổng Hội Sinh Viên". Ra được vài số thì báo nầy lên tiếng chỉ trích một thành viên người Miến trong Hội Đồng Quản Trị của đại học Rangoon, cho rằng ông nầy thiếu đạo đức. Hội Đồng Quản Trị bèn phản ứng lại bằng cách đuổi U NU và AUNG SAN ra khỏi đại ho.c. Mặc dầu đây chỉ là một vấn đề thuần túy nội bộ của đại học, nhưng sinh viên đã không chịu bỏ qua và đồng loạt đứng lên hô hào bãi khóa, biểu tình, biến vụ nầy thành một vụ đấu tranh chính trị, khiến Hội Đồng Quản Trị phải nhượng bộ và chấp nhận cho U NU và AUNG SAN vào học trở la.i. Vài tháng sau đó thì một mình U NU đứng ra thành lập "Câu Lạc Bộ Rồng Đỏ" chuyên phát hành các loại sách thiên tả, nhưng lại dựa vào quan niệm giải thoát con người khỏi bể khổ của Phật giáo.

o0o

Trong khi đó thì Nhật Bản bắt đầu chú ý đến vị trí chiến lược của Miến Điện về phương diện dầu hỏa và cũng vì từ đất Miến, phe Đồng Minh có thể mở một con đường tiếp tế vũ khí cho chính phủ Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh. Nhật bèn tìm cách móc nối với những phần tử cách mạng chống chính quyền bảo hộ của người Anh, nhất là trong giới sinh viên.

Tháng 8, 1940 họ móc nối được với Aung San và một người bạn của ông này, rồi họ bí mật tổ chức đưa lén hai người nầy ra khỏi Miến Điện, trên một chiếc tàu của Na Uy chạy về Áo Môn, cạnh Macao và Hongkong. Từ đó hai người nầy được đưa về Đông Kinh (Tokyo) để huấn luyện quân sự để sau nầy sẽ trở về lại Miến Điện cầm quân chống lại quân đội của Đồng Minh. Lực lượng quân sự nầy được đặt dưới quyền điều khiển của đại tá Suzuki Keiji. Sau thời gian thụ huấn ở Đông Kinh xong, Aung San trở về lại Miến Điện và bắt đầu móc nối giới trẻ vào hàng ngũ cách mạng chống lại nền đô hộ của người Anh. Aung San tuyển mộ được thêm 28 người nữa và đưa họ qua đảo Hải Nam để cho quân đội Nhật huấn luyê.n. Ba mươi người nầy về sau trở thành sĩ quan nòng cốt của đoàn quân giải phóng Miến Điê.n. Tiểu đoàn giải phóng Miến được thành lập đầu tiên tại Thái Lan gồm có khoảng 500 người Miến từng cư ngụ trên đất Thái. Khi quân đội Nhật bắt đầu xâm chiếm vùng Tenasserim ở cực Nam Miến Điện, dọc bờ bể Andaman vào tháng 1, 1942 thì tiểu đoàn giải phóng Miến có nhiệm vụ truy kích hậu quân rút lui của Anh quốc. Một trong ba mươi người đồng đội của Aung San tên là Shu Maung được bí mật biệt phái vào thủ đô Rangoon để tổ chức và thi hành những công tác phá hoạị

Bí danh của Shu Maung là "Ne Win" có nghĩa là "sáng như mặt trời". Và chính y cầm đầu cuộc đảo chánh chính phủ U Nu vào năm 1962 để lên nắm quyền cho đến khi y bị tướng Khin Nyunt âm thầm đảo chánh vào đầu thập niên 1990 và quản thúc tại tư gia như ông ta đã từng ra lệnh quản thúc bà Aung San Suu Kyi, con gái út của tướng Aung San, vị chỉ huy của ông ta cách đây hơn nửa thế kỷ.

o0o

Sau khi Nhật chiếm trọn Miến Điện thì họ mời U Ba Maw ra thành lập chính phủ thân Nhâ.t. Tướng Aung San trở thành bộ trưởng Quốc Phòng kiêm Tư lệnh quân đội quốc gia Miến Điê.n. Và U Nu là tổng trưởng Bộ Ngoại Giao. Nhưng trên thực tế, chính phủ U Ba Maw chỉ là một chính phủ bù nhìn, vô quyền. Ông nầy thấy mình bị Nhật gạt nên đã lên tiếng phản đối và bị Nhật cho tay sai ám sát. Đại tá Suzuki bị cấp chỉ huy cho là quá thân thiện với phe cách mạng nên đã bị thất sủng. Lúc còn sống, U Ba Maw rất ghét tướng Aung San, mặc dầu biết tướng Aung San đang âm mưu chống Nhật, nhưng ông ta không tố cáo với Nhâ.t. Chính những sĩ quan thuộc sắc dân Karen trong quân đội Miến đã ngấm ngầm đứng làm trung gian giữa Aung San và sĩ quan tình báo của Anh quốc còn hoạt động bí mật trong nội địa Miến Điện; và sự móc nối nầy đã được huân tước Mounbatten, tư lệnh quân đội Đồng Minh vùng Đông Nam Á chấp nhâ.n. Cuộc khởi loạn của quân đội quốc gia Miến dưới sự điều khiển của tướng Aung San để chống lại Nhật bắt đầu từ cuối tháng 3, 1945. Qua tháng 5, 1945 thì quân đội Nhật bị đánh bật ra khỏi thủ đô Ngưỡng Quảng (Rangoon) và đầu hàng quân đội Đồng Minh vào ngày 15 tháng 8, 1945.

Huân tước Mounbatten và toàn bộ tham mưu của ông ta từ nay, đều coi tướng Aung San là người đại diện có uy tín nhất của phe quốc gia tranh đấu cho nền độc lập Miến Điện và cũng là người Miến duy nhất được cảm tình của các sắc dân thiểu số Shan, Chin, Kachin, Rakhine, Karen, Mon và Kayah.

Qua tháng 4, 1947 dân chúng Miến đi bầu Quốc Hội Lập Hiến, đến ngày 9 tháng 6 thì quốc hội họp và bầu U Nu làm chủ ti.ch. Sau đó, một chính phủ lâm thời được thành lập và tướng Aung San được chỉ định làm thủ tướng.

Và hơn hai tháng sau, sáng ngày 19 tháng 6, 1947 khi tướng Aung San đang họp hội đồng nội các thì một số người võ trang giả dạng cảnh sát đã đột nhập vào phòng họp và xả súng tiểu liên bắn chết tướng Aung San và sáu vị bộ trưởng trong chính phủ lâm thời trong đó có người anh ruột của tướng Aung San là Ba Win. Lúc đó tướng Aung San mới có 32 tuổi và con gái út của ông ta tức bà Aung San Suu Kyi mới lên 1 tuổị

Người cầm đầu vụ ám sát nầy là một chính khách người Miến tên là U Saw. Người nầy tưởng rằng một khi tướng Aung San bị ám sát rồi thì chính quyền bảo hộ Anh quốc sẽ chỉ định hắn ta thay thế Aung San làm thủ tướng. Nhưng tình báo của Anh quốc rất bén nhạy và tìm ra ngay thủ phạm là U Saw. Hắn và toàn bộ thủ hạ có nhúng tay vào vụ ám sát tướng Aung San đều bị bắt và đem ra xét xử và bị hành quyết vào tháng 5, 1948. Chính quyền bảo hộ Anh quốc đã chỉ định ngay Chủ Tịch Quốc Hội Lập Hiến U Nu làm thủ tướng. Ngày 24 tháng 9, 1947 hiến pháp của Liên Bang Miến Điện gồm có lưỡng viện được chuẩn y và ngày 17 tháng 10, 1947, hai vị thủ tướng U Nu và Clement Attlee đồng ký tên vào văn kiện bản hiệp ước công nhận nền độc lập của Liên Bang Miến Điê.n.

Nhờ tài vận động khôn khéo về ngoại giao của tướng Aung San, Anh quốc đã chấp nhận trao trả độc lập lại cho Miến Điện trong sự tương nhượng hòa hài, không đổ một giọt máu. Nhân dân Miến Điện cho rằng tuy người Anh đã ra đi nhưng nước Anh vẫn mãi mãi ở trong lòng của ho..

Trong suốt thời gian U Nu làm thủ tướng, từ 1947 đến 1958, rồi từ 1960 đến 1962, ông ta luôn luôn dựa vào Phật giáo để cai trị Miến Điện như dưới triều đại các vua chúa xa xưa của nước nầy, nên đã làm mất lòng các sắc dân thiểu số theo Hồi giáo và Thiên Chúa giáo, nên họ đã nhất tề võ trang đứng lên chống lại chính quyền trung ương Miến. Trong cảnh loạn lạc đó, chính phủ dân sự của U Nu đã tỏ ra hoàn toàn bất lực, và ngày 2 tháng 3, 1962, quân đội Miến do tướng Ne Win (tên thật là Shu Maung) cầm đầu, đã đứng ra làm đảo chánh, bắt giam thủ tướng U Nu và một số lớn các chính khách dân sự. Những nhân viên dân sự cầm đầu bộ máy hành chánh đều bị các sĩ quan quân đội thay thế. Ngày 4 tháng 7, 1962 tướng Ne Win ra lệnh thành lập một chính đảng của quân đội, đảng "Chương Trình Xã Hội Miến Điện" và cấm hẳn sự hoạt động của các chính đảng khác. Kể từ ngày ấy trở đi, Miến Điện trở thành một nước độc đảng giống như ở Việt Nam dưới ách lũ Cộng Sản Bắc Việt tham tàn. Cương lĩnh của đảng "Chương Trình Xã Hôi Miến Điện" do U Chit Hlaing soạn thảo; y là một tín đồ Phật giáo nhưng đầu óc lại thiên tả cho nên bản cương lĩnh của y thảo ra tuy dựa trên một số giáo điều Phật giáo nhưng lại sặc mùi Mác Xít.

o0o

Năm 1988 là năm đen tối nhất đối với người dân trong lịch sử Miến Điện vì 26 năm cầm quyền của nhóm quân phiệt bất lực, ngoan cố dưới sự lãnh đạo độc tài của Ne Win, lại thêm thực hiện một chương trình dựng nước na ná như của đảng Cộng Sản, thì bảo sao kinh tế lại không phá sản!

Có trở nên giàu sụ trên xương máu người dân chỉ có gia đình và thân bằng quyến thuộc, tộc họ xa gần của Ne Win và bè lũ tay sai của y mà thôi. Tham nhũng, thối nát, mua quan bán tước là chuyện đương nhiên trong những chế độ độc tài phát xít hay độc tài cộng sản. Và nếu dân chúng có lên tiếng ta thán, chỉ trích chế độ thì đã có bộ máy công an cảnh sát chực sẵn để bắt bớ, tù đày và có thể đi đến thủ tiêu. Miến Điện là một vựa lúa xuất cảng gạo trong vùng Đông Nam Á, thế mà nay dưới chế độ độc tài quân phiệt, dân lại thiếu gạo ăn mà nhà nước lại không có ngoại tệ để nhập cảng gạo vào trong nước hầu cứu đói dân. Và một khi dân đói thì không còn sợ nhà cầm quyền nữa, và việc xuống đường biểu tình bất bạo động để đòi tự do dân chủ là cách tỏ thái độ tương đối hòa hoãn nhất đối với chính quyền độc tài, nhất là khi chính quyền đó lại vẫn ngoan cố nhất định không chịu chấp nhận trò chơi dân chủ mà dân chúng đòi hỏi.

Thế rồi chuyện gì phải xảy ra đã xảy ra, và dân chúng đã tự động đứng lên biểu tình đòi tự do dân chủ, cơm no áo ấm ở ngay tại thủ đô Ngưỡng Quảng (Rangoon) và đồng loạt ở các đô thị lớn của Miến Điê.n. Lẽ dĩ nhiên là Ne Win ra lệnh đàn áp, bắn chết bỏ, và số người đi biểu tình bị quân đội giết chết từ đầu năm cho đến cuối tháng 8, 1988 được ước lượng vào khoảng một ngàn người. Lửa căm thù, oán hận trong lòng nhân dân Miến đối với chính quyền quân phiệt ngày càng hừng hực bốc lên cao và ngày 8 tháng 9, 1988, hơn một triệu người (theo đa số các bản tin của các hãng thông tấn ngoại quốc loan đi khắp thế giới) đã xuống đường tại thủ đô Ngưỡng Quảng (Rangoon) để biểu tình chống chính quyền và đòi tự do dân chủ. Cuộc đàn áp của quân đội vô cùng man rợ và số người bị giết lên đến 5000 người, kể cả đàn bà, con nít và một số nhà sư trẻ.

o0o

Mùa hè 1988, bà Aung San Suu Kyi đang cùng gia đình ở Luân Đôn, thủ đô Anh quốc, thì bà nhận được tin từ Ngưỡng Quảng (Rangoon) điện sang là thân mẫu của bà vừa bị đột quỵ về tim (stroke) và bị bán thân bất toa.i. Bà lật đật đáp máy bay về Miến Điện để lo săn sóc mẹ già. Ở tại thủ đô Miến, bà đã tận mắt trông thấy đồng bào lũ lượt xuống đường biểu tình chống chính quyền quân phiệt và đòi tự do dân chủ; đồng thời bà cũng vô cùng xúc động thấy cảnh máu đổ thịt rơi gây ra do sự đàn áp hết sức dã man của lũ bộ đội chính quyền. Khi bà chứng kiến được cảnh lôi xác chết của 41 sinh viên đi biểu tình rồi bị quân đội hốt lên xe thùng, đóng kín cửa lại khiến họ bị ngộp thở mà chết, thì bà đã lấy một quyết định thay đổi hẳn cuộc sống an nhàn sung túc của bà: đó là nhập cuộc cùng toàn dân để tham gia cuộc đấu tranh đòi cho kỳ được tự do dân chủ cho quê hương. Những gì bà đã tận mắt nhìn thấy quả thật đúng là "giọt nước làm tràn ly nước". Và sau đó, bà Aung San Suu Kyi - qua sự cố vấn của cựu thủ tướng U Nu và cựu tướng lãnh Tin Oo - đã thành lập đảng "Liên Minh Quốc Gia Đấu Tranh Cho Dân Chủ" để đối thoại với chính quyền quân phiệt, và đòi chính quyền phải chấp nhận tổ chức bầu cử Quốc Hội Lập Hiến để tiến tới việc thành lập một chính quyền dân cử hợp hiến, hợp pháp trong tương lai.

Vì bà được sự hưởng ứng nồng nhiệt của đồng bào ở bất cứ nơi nào bà đến nói chuyện, nên chính quyền quân phiệt - vì sợ ảnh hưởng của bà lan rộng trong quần chúng - nên đã ra lệnh câu lưu và quản thúc bà tại gia, viện cớ là bà thân Cộng, có hành động chống đối nhằm lật đổ chính quyền.

Đồng thời cựu tướng lãnh Tin Oo, tổng thư ký của Liên Minh và một số lớn cán bộ nòng cốt của đảng cũng bị bắt nhốt vào ngày 19 tháng 7, 1989, ngày tướng Aung San bị ám sát và chính là ngày mà bà và các đồng chí định tổ chức lễ giỗ lần thứ 41 của vị anh hùng dân tộc Miến.

Từ ngày Ne Win dẹp cuộc biểu tình vĩ đại đòi tự do dân chủ của dân chúng Miến cho đến nay cũng gần được một năm. Phía dân chúng thì lòng căm thù tập đoàn thống trị tuy vẫn còn sôi sục nhưng chưa có cơ hội để bộc phát trở lại, các đảng đối lập thì tạm thời rút vào bí mật để tránh sự theo dõi của các cơ quan mật vụ của chính quyền; còn Ne Win - sau khi cho thành lập "Hội Đồng Vãn Hồi Luật Pháp và Tái Lập Trật Tự" và giao lại cho lũ thủ túc thân tín - thì tuyên bố rút lui khỏi chính trường, nhưng kỳ thật vẫn còn điều hành công việc nước trong bóng tối, qua trung gian của Hội Đồng.

Qua mùa Thu năm 1989, Hội Đồng tướng lãnh Miến Điện đã ban hành một quyết định về chính trị hết sức quan trọng: chính quyền sẽ tổ chức bầu cử Quốc Hội Lập Hiến vào ngày 27 tháng 5, 1990.

Có 3 lý do đưa đến quyết định nầy:

Lý do thứ nhất: Miến Điện cũng như các nước theo chủ nghĩa xã hội khác trên thế giới như Nga Xô, Trung Cộng, Bắc Hàn, Việt Nam, Cuba đều kiệt quệ về kinh tế và đang ở sát bờ vực thẳm. Nếu không có sự viện trợ của các nước trong khối Thế Giới Tự Do thì chế độ của các nước nầy không sớm thì muộn cũng phải sụp đổ vì dân nghèo đói quá tất nhiên phải nổi loạn để tìm sự sống. Riêng về Miến Điện, trong tháng 9, 1988, sau khi quân đội nổ súng vào đám dân biểu tình phản đối chế độ tại thủ đô Ngưỡng Quảng (Rangoon) cũng như tại một số đô thị lớn khác như Mandalay, Taunggi và giết chết khoảng 5000 người biểu tình, thì Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng một số quốc gia khác trên Thế Giới Tự Do đã ngưng ngay viện trợ cho Miến Điện; hành động nầy khiến cho nền kinh tế của Miến Điện đã kiệt quệ lại càng kiệt quệ thêm và chịu đựng hết muốn nổi. Vì vậy mà nhà cầm quyền quân phiệt Miến đành phải nhượng bộ các yêu sách của các cường quốc Tây Phương để được viện trợ trở lại, là phải có tự do, dân chủ và có bầu cử với sự tham dự của các chính đảng đối lập với chính quyền. Nếu chính quyền gian lận trong cuộc bầu cử thì viện trợ cũng sẽ không đến với họ.

Lý do thứ hai: Chính quyền quân phiệt Miến Điện vẫn tin tưởng là họ có đầy đủ phương tiện về nhân sự cũng như về tài chánh để yểm trợ cho đảng "Quốc Gia Thống Nhất" của họ; đồng thời họ cũng dư biết là phe đối lập thiếu đủ mọi phương tiện, nhất là về tài chánh, để vận động tuyển cử, thì đảng của chính quyền thế nào cũng thắng cử là điều chắc chắn.

Lý do thứ ba: Tất cả các lãnh tụ và cán bộ cao cấp của các đảng đối lập đều bị tống giam hay bị quản thúc thì phe đối lập như rắn không đầu, coi như đã bị vô hiệu hóa từ lâu và như vậy đảng cầm quyền tất nhiên phải cầm chắc sự đắc thắng trong taỵ

Dựa trên 3 lý do đó, chính quyền quân phiệt đã chấp nhận cho tổ chức bầu cử Quốc Hội Lập Hiến. Họ còn đưa ra một đòn rất thâm độc là chấp nhận cho gần 200 đảng ra tranh cử để chia phiếu của phe đối lập và như vậy phe chính quyền tiện bề hốt trọn số ghế trong quốc hô.i.

Vì chính quyền quân phiệt dự trù thực hiện những đòn phép gian manh đối với phe đối lập, nên họ không muốn cho phóng viên báo chí thuộc khối Thế Giới Tự Do đến Miến Điện nhiều để theo dõi cuộc bầu cử, cho nên họ chỉ cấp chiếu khán cho không đầy một trăm ký giả và chuyên viên truyền hình ngoại quốc vào theo dõi cuộc bầu cử một tuần trước ngày bầu cử mà thôi. Có lẽ họ sợ các phóng viên báo chí ngoai quốc ở lâu thì sẽ phát giác ra nhiều sự bê bối của họ trong việc tổ chức cuôc tuyển cử. Tuy nhiên vừa mới đặt chân vào đất Miến đã thấy ngay sự chèn ép của chính quyền quân phiệt đối với các đảng đối lập vì họ bị hạn chế rất nhiều trong việc xuất hiện để nói chuyện trước quần chúng. Trái lại đối với phe của chính quyền thì tha hồ, chả có hạn chế gì hết. Biểu ngữ, bích chương của phe đối lập cũng không được dán bừa bãi và thường hay bị chính quyền cho người đi xé. Có một biểu ngữ của phe chính quyền treo đối diện tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Ngưỡng Quảng (Rangoon): "Đả đảo tay sai của Thực Dân". Trước ngày bầu cử độ ba tuần, chính quyền đã điều động thêm quân đội về thủ đô Ngưỡng Quảng (Rangoon) để gây áp lực với quần chúng, đồng thời báo chí - độc quyền của chính phủ - hằng ngày chạy tít lớn những bài báo đả kích các chính đảng đối lập và xỉ vả họ không tiếc lời. Giới nghiêm vẫn còn hiệu lực từ 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng cốt để hạn chế sự xê dịch của phe đối lập; trái lại đối với phe thân chính thì tha hồ vì di chuyển đã được nhân viên chính phủ theo hộ tống. "Hội Đồng Vãn Hồi Luật Pháp Và Tái Lập Trật Tự", cơ quan lãnh đạo tối cao của Miến Điện gồm toàn sĩ quan cao cấp của quân đội tưởng là cho bầu quốc hội kỳ này là họ có thể làm cho Thế Giới Tự Do tưởng rằng Miến Điện đã bước một bước dài trên con đường dân chủ. Nhưng các quan sát viên của Thế Giới Tự Do đã thấy được những biện pháp gây khó khăn trong cuộc vận động tuyển cử đối với phe đối lập, nên họ cho rằng chính quyền quân đội chỉ tổ chức bầu cử quốc hội để đánh lừa dư luận quốc tế mà thôi. Và đây là cơ hội bằng vàng để cho chế độ độc tài quân phiệt hợp thức hóa chế độ qua lá phiếu của người dân dưới con mắt mà họ tưởng là "ngây thơ" của giới quan sát viên quốc tế.

Bà Aung San Suu Kyi và cựu tướng Tin Oo - tuy bị cầm tù - nhưng vẫn nạp đơn ứng cử, và cả hai đều bị Hội Đồng Tổ Chức Bầu Cử bác đơn. Mặc dầu bà Aung San Suu Kyi không được phép ứng cử, nhưng đảng "Liên Minh Quốc Gia Đấu Tranh Cho Dân Chủ" của bà vẫn đưa người ra tranh cử. Về phía chính quyền quân phiệt thì họ âm thầm khuyến khích các đảng ra tranh cử càng nhiều càng tốt để chia bớt phiếu của các đảng đối lập lớn. Trong suốt thời gian vận động bầu cử, chính quyền đã tận dụng mọi cơ quan truyền thanh, truyền hình và báo chí của nhà nước để chỉ trích, vu khống, bôi nhọ bà Aung San Suu Kyi và đảng của bà ta. Hằng ngày hệ thống truyền thông của chính quyền không lúc nào ngưng nhắc đến tên của bà và đảng "Liên Minh Quốc Gia Đấu Tranh Cho Dân Chủ " dể làm đề tài chỉ trích và đôi khi để diễu cợt nữa là khác. Trò chơi này rất là nguy hiểm và chính quyền quân phiệt đã chơi dao hai lưỡi; thật ra họ chả am hiểu tý nào về tâm lý quần chúng cả. Ở trong những nước độc tài, phe đối lập nào dám đứng lên đòi tự do, dân chủ và đa nguyên đều được dân chúng nhiệt liệt ủng hộ, nhất là sau khi cuộc biểu tình bị đàn áp đẫm máu và bà Aung San Suu Kyi bị chính quyền câu lưu thì uy tín của bà càng ngày càng lên cao trong lòng quần chúng Miến Điện.

o0o

Ngày 27 tháng 5, 1990 dân chúng Miến Điện đổ xô đi bầu cử đại diện vào Quốc Hội Lập Hiến vì họ quyết dùng lá phiếu để bầu cho phe đối lập, một cách để biểu dương sự chống đối của họ đối với chính quyền độc tài quân phiê.t. Mặc dầu bà Aung San Suu Kyi và một số lớn lãnh tụ của đảng Liên Minh bị chính quyền giam giữ, dân chúng vẫn nhất tề bỏ phiếu cho đảng này, bất cần nhìn đến tên của từng cá nhân một, vì họ chỉ nhìn vào huy hiệu của đảng Liên Minh mà bỏ phiếu. Có thể nói cuộc bầu cử đã trở thành một cuộc trưng cầu dân ý: Ai tín nhiệm chính quyền độc tài quân phiệt thì bỏ phiếu cho "đảng gia nô" Quốc Gia Thống Nhất của Ne Win, còn ai bất tín nhiệm chế độ độc tài quân phiệt thì bỏ phiếu cho đảng viên "Liên Minh Quốc Gia Đấu Tranh Cho Dân Chủ " của bà Aung San Suu Kyị

Có tất cả 2392 ứng cử viên của 234 đảng vừa lớn vừa nhỏ, để tranh 485 ghế dân biểu trong Quốc Hội Lập Hiến. Rốt cục đảng viên đảng "Liên Minh" của bà Aung San Suu Kyi đoạt 392 ghế dân biểu, và đảng "Quốc Gia Thống Nhất" của tướng Ne Win chỉ được vỏn vẹn có 10 ghế "biểu dân". Chủ tịch U Tha Gyaw và phát ngôn viên U Chit Hlaing của đảng "Quốc Gia Thống Nhất" - đảng gia nô - cũng đều thất cử một cách thiểu não. Mặt trời của Ne Win giờ đây chỉ còn sáng như lúc chiều tà của một chiều bão tuyết.

Tiếng "sét dân chủ" này không những đã làm rung động toàn thể nước Miến Điện dân chủ mà còn làm cho cả thế giới sững sờ vì quá ngạc nhiên trước sự thảm bại không ngờ được của chính quyền quân phiệt Miến Điê.n. Ngay tại những nơi chung cư của quân đội mà đảng Liên Minh vẫn thắng phiếu cũng đủ chứng tỏ rằng người quân nhân Miến Điện thật tình yêu nước vẫn bỏ phiếu cho đảng đối lâ.p. Qua cuộc bầu cử này coi như nhân dân Miến đã trả được mối thù bất cộng đái thiên đối với chính quyền quân phiê.t. Về phần chính quyền Miến Điện - nếu sau này họ còn tổ chức bầu cử nữa - thì thế nào họ cũng cho tráo thùng phiếu - viện cớ là có cộng sản hay quân phiến loạn tấn công, để "bảo đảm" cho đảng của chính quyền thắng phiếu phe đối lập; đó là cách gian lận bầu cử chắc chắn nhất thường được áp dụng tại một vài quốc gia nhược tiểu trong vùng Đông Nam Á.

Sau khi đảng "Quốc Gia Thống Nhất" của chính quyền bị thảm bại trong cuộc bầu cử 17 tháng 5, 1990 chính quyền quân phiệt nhất định không cho tân quốc hội họp, viện dẫn đủ loại lý do. Cuối cùng tướng Khin Nyunt, tổng thư ký của Hội Đồng Vãn Hồi Luật Pháp và Tái Lập Trật Tự đã tuyên bố trong một cuộc họp báo ngày 11 tháng 9, 1990 là vì có nhiều đơn khiếu nại về gian lận bầu cử chưa được xét nên quốc hội chưa nhóm họp đươ.c. Tuy nhiên theo viên tướng này thì Hội Đồng - trong khi chờ đợi - vẫn tiếp tục trông coi việc nước trước khi trao quyền lại cho một chính phủ được thành lập dựa trên bản hiến pháp do tất cả quý vị dân biểu của các chính đảng trong quốc hội soạn thảo. Nhưng không bao giờ Quốc Hội được "Hội Đồng Vãn Hồi Luật Pháp và Tái Lập Trật Tự" triệu tập để soạn thảo hiến pháp. Một số lớn dân biểu đứng ra yêu cầu chính quyền phải giữ đúng lời hứa là chỉ quản thúc bà Aung San Suu Kyi một năm thôi, nhưng ngày 20 tháng 7, 1990 đã qua mà bà ta vẫn còn bị câu lưu. Để trả lời các vị dân biểu, chính quyền đã không phóng thích bà Aung San Suu Kyi mà vào hạ tuần tháng 10, 1990 họ lại còn bắt thêm hàng trăm dân biểu của đảng Liên Minh và của một số đảng đối lập khác nữa. Đến ngày 20 tháng 12, 1990 thì "Hội Đồng" ra lệnh giải tán đảng "Liên Minh Quốc Gia Đấu Tranh Cho Dân Chủ" vì bất hợp pháp.

Từ đó về sau, dân chúng Miến Điện sống trong kinh hoàng, sợ hãị

"Hội Đồng Vãn Hồi Luật Pháp Và Tái Lập Trật Tự" ban hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm. Cảnh bắt bớ, tra tấn, tù đày, thủ tiêu những ai dám chống đối chính quyền đã xảy ra hằng ngày. Công pháp quốc tế cũng bị phe chính quyền chà đạp vì binh sĩ Miến ngang nhiên xông vào các tòa đại sứ Anh, Mỹ, Đức để bắt những nhân viên người Miến làm việc trong sứ quán mà họ nghi là có hành động chống lại chính quyền của quân đô.i. Trong một bản phúc trình về tình hình chính trị ở Miến Điện, Amnesty International đã khẳng định là tại Miến Điện đang có tình trạng dân chủ bị chà đạp, và dân chúng sống dưới chế độ "khủng bố trắng". Chỉ sau 2 năm khi xảy ra cuộc biểu tình vĩ đại đòi tự do, dân chủ vào tháng 9, 1988 và tiếp theo là cảnh đàn áp dã man của quân đội, thì chính quyền quân phiệt đã buộc hơn năm trăm ngàn người trong thủ đô Ngưỡng Quảng (Rangoon) phải rời nhà đến sinh sống tại những miền giáp ranh với các vùng dân thiểu số mà còn bắt họ phải trả tiền đất "cắm dùi" nữa! Trong khi dân tình đang ta thán vì thiếu gạo ăn và bị buộc phải dời nhà đến các vùng hoang địa dọc biên giới miền Đông, thì phe quân phiệt lại gây thêm thù oán với Phật giáo bằng cách giết chóc và bắt giam một số nhà sư trẻ mà họ cho là ủng hộ đảng Liên Minh Quốc Gia của bà Aung San Suu Kyi, ở tại Mandalay, đô thị lớn thứ nhì sau thủ đô Ngưỡng Quảng. Sau vụ nầy, tướng Ne Win tức Shu Maung, chủ tịch "Hội Đồng Vãn Hồi Luật Pháp và Tái Lâp Trật Tự" đã hăm dọa trắng trợn Phật giáo trên đài phát thanh là "quân đội có quyền nhúng tay vào các vấn đề liên quan đến tôn giáo". Bên Phật giáo đã phản ứng lại một cách quyết liệt: hàng trăm chùa chiền và gần năm chục ngàn sư đã phát động chiến dịch tẩy chay, không hộ niệm hay làm lễ cầu an hay cầu siêu cho các gia đình của quân đội nữa. Chính quyền quân phiệt đã trả đủa lại bằng cách mua chuộc các vị sư già trụ trì ở các chùa lớn bằng quà cáp và sau đó với sự chấp thuận của các vị đại lão hòa thượng, "Hội Đồng Vãn Hồi Luật Pháp và Tái Lập Trật Tự" ra lệnh giải tán vì bất hợp pháp "Hiệp Hội Các Sư Trẻ" được thành lập tại đô thị Mandalaỵ

Những hành động chà đạp nhân quyền của phe quân phiệt cầm quyền ở Miến Điện đã làm cho các nước trong thế giới Tự Do ghê tởm và đồng loạt tẩy chay bất hợp tác về kinh tế và cúp mọi viện trợ nhân đạo cũng như tài chánh. Thêm vào đó, lại phải đương đầu thường xuyên với những cuộc nổi loạn võ trang của các sắc dân thiểu số Karen, Shan, Kachin ở dọc theo biên giới phía Đông, nên chi tiêu cho nhu cầu đòi hỏi của quân đội tăng lên quá 50% ngân sách quốc gia, gây ra nạn lạm phát trầm tro.ng. Vì thiếu hụt ngoại tệ, chính quyền quân phiệt không còn nghĩ gì đến vấn đề liêm sĩ quốc gia nữa, nên đã bán đứt 60% đất của tòa đại sứ Miến Điện ở Đông Kinh (Tokyo), thủ đô Nhật Bản cho công ty địa ốc và xây cất Nhật MCG để lấy 236 triệu mỹ kim vào đầu năm 1990. Đó là chưa kể việc bán các khu rừng gỗ Trắc rất quý cho thương gia Thái Lan khai thác mà không có buộc họ phải trồng lại rừng, giống hệt như ngụy quyền Cộng Sản Bắc Việt đang làm ở Việt Nam. Nhưng rừng đâu có thể cung cấp gỗ mãi cho đám quân nhân Miến, nên chúng đã nghĩ ngay đến việc buôn ma túỵ

o0o

Từ trước tới nay Miến Điện là nước sản xuất ra thuốc phiện nhiều nhất trong vùng Đông Nam Á. Nhất là sau vụ đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình vĩ đại của dân chúng đòi tự do, dân chủ ở thủ đô Ngưỡng Quảng (Rangoon) thì mọi viện trợ của Mỹ cho Miến Điện đều bị cắt hết, kể cả việc bài trừ ma túy ở vùng Đông Bắc Miến, thuộc tiểu bang của sắc dân Shan. Trước kia, 80% các nương thẩu làm ra thuốc phiện đều thuộc quyền kiểm soát của đảng Cộng Sản Miến Điê.n. Nhưng từ tháng 3 đến tháng 4, 1989 thì đảng Cộng Sản Miến tan rã vì tranh chấp nội bộ, nên cuộc võ trang chống lại chính quyền quân phiệt Miến cũng tạm thời chấm dứt.

Chính quyền Miến Điện bèn nhân cơ hội đó, phái một số tướng lãnh trước kia từng chỉ huy quân sự trong vùng tiểu bang Shan đến gặp cấp chỉ huy của từng nhóm Cộng Sản Miến ly khai và đề nghị ký kết thỏa ước ngưng chiến với họ; đồng thời cho họ hưởng một số quyền lợi về kinh tế, nhất là về lãnh vực buôn bán ma túy, mà trong đó một số tướng lãnh trong "Hội Đồng" lãnh đạo cũng có tham gia. Họ được giao cho việc vận chuyển ma túy từ những nơi sản xuất ở vùng Đông Bắc đến trạm nhận hàng dọc theo biên giới ở miền trung Đông và Trung Nam Miến Điê.n. Ma túy luôn luôn được chuyển vận trên các xe vận tải của quân đội, phần lớn thuộc sư đoàn 99 Bộ binh Biên phòng. Kể từ khi quân đội Miến đứng ra hợp tác với các nhóm Cộng Sản Miến ly khai để sản xuất ma túy thì công việc làm ăn của các tay buôn lậu dọc theo biên giới miền Đông Miến Điện rất là phát đạt, do đó số lượng ma túy của Miến Điện đưa lậu vào Hoa Kỳ ngày càng tăng, trong khi đó thì chính quyền Mỹ vẫn chưa tìm ra được một giải pháp nào để đối phó cho hữu hiệụ

o0o

Trong khi các nước trên thế giới đang đặc biệt theo dõi cuộc tranh chấp sôi nổi giữa Anh quốc và Trung Cộng về vấn đề Hồng Kông trong cuối thập niên 80, thì nhân cơ hội đó, Trung Cộng đã âm thầm thực hiện một kế hoạch mà họ dự tính từ lâu nhưng chưa có cơ hội thuận tiện để đem ra thi hành: đó là việc thành lập trục Bắc Kinh - Ngưỡng Quảng (Rangoon), để rồi từ đó Trung Cộng dần dần vươn lên địa vị siêu cường, còn phe quân phiệt Miến Điện thì hy vọng kéo dài thêm một thời gian nữa nền thống trị của họ đối với nhân dân Miến.

Sự tan rã bất ngờ của đảng Cộng Sản Miến Điện vào năm 1989 vì tranh chấp nội bộ mặc dầu đảng nầy đã từng phát động chiến dịch nổi loạn của Cộng Sản kỳ cựu nhất chống lại chính quyền Miến; rồi gặp vụ biểu tình đòi tự do dân chủ của sinh viên và quần chúng tại Thiên An Môn ở Bắc Kinh đã thúc đẩy gấp việc bắt tay nhau giữa hai chế độ độc tài đảng trị của Trung Hoa và Miến Điện đã từng được móc nối với nhau vào đầu năm 1988.

Trung Cộng đã cung cấp cho phe tướng lãnh quân đội Miến Điện phương tiện mà họ cần thiết để nắm giữ chính quyền, mặc dầu họ rất sợ ảnh hưởng của ngoại bang và luôn luôn có tinh thần bài ngoại rất cao độ. Viện trợ đầu tiên đến với phe tướng lãnh Miến Điện là một loạt hợp đồng cung cấp vũ khí trị giá 1400 triệu mỹ kim ký kết vào tháng 10, 1989 giữa chính quyền Trung Cộng và phái đoàn quân sự Miến Điện - do tướng Khin Nyunt cầm đầu - đến thăm viếng Trung Quốc lần đầu tiên. Thế rồi đoàn tàu chở vũ khí của Trung Cộng đến hải cảng Ngưỡng Quảng (Rangoon) vào tháng 8, 1990; và đoàn công voa đi đường bộ theo lộ trình Wang Ting - Pang Hsai chạy thẳng đến Lashio.

Trong thời gian giữa 1990 cho đến cuối năm 1992, Hội Đồng Vãn Hồi Luật Pháp và Tái Lập Trật Tự của phe quân phiệt Miến Điện đã nhận được của Trung Cộng 16 chiến đấu cơ F-6 (một loại chiến đấu cơ MIG-21 của Liên Xô được Trung Cộng bắt chước và sản xuất lại), khoảng một trăm chiến xa T-69 II và T-63 (loại xe do Trung Cộng đánh cắp mẫu của xe lội nước PT-76 của Liên Xô), 160 xe thiết giáp vận chuyển quân đội, hàng trăm xe vận tải thường, 25 đại bác phòng không, 6 tàu tuần dương có vận tốc cao kiểu Heinan, một đài radar, hàng ngàn tấn vũ khí nhẹ và đạn dược.

Thế rồi làn sóng viện trợ của Trung Cộng tiếp tục không ngừng. Vào đầu tháng giêng 1993, Miến Điện lại nhận thêm được một số lớn vũ khí và đồ phụ tùng trị giá 3 triệu mỹ kim và hơn 300 xe vận tải đưa từ Mang Shi ở Vân Nam qua Muse ở Miến Điện, những xe vận tải nầy đều chở đầy đạn đại bác. Và tiếp theo đoàn xe nầy là một đoàn công voa gồm có 30 xe vận tải chở toàn hỏa tiễn 130 lỵ

Về phía Miến Điện - việc thương lượng ban đầu thì giao cho những đại diện cao cấp trong hàng ngũ quân đội, - nhưng sau đó thì mọi cuộc thương thuyết đều giao cho đại diện của tướng Aye Kyaw, tư lệnh quân khu Đông Bắc Miến Điện, đóng bản doanh tại Lashio. Sĩ quan phụ trách mọi cuộc thương thuyết với Trung Cộng là đại tá Yae Myint, phụ tá của tướng Aye Kyaw. Chính đại tá Yae Myint đã gặp phái đoàn của Trung Cộng do Hạ Bình - con rể của Đặng Tiểu Bình - cầm đầu, tại Thành Đô (Tứ Xuyên), vào tháng giêng 1993; Hạ Bình là giám đốc của công ty Poly Technologies, phụ trách việc xuất cảng vũ khí thay mặt cho quân độị

Song song với việc nhập cảng vũ khí, các tướng lãnh Miến Điện đã phái rất nhiều sĩ quan và Hạ sĩ quan trong quân đội qua Thành Đô để được huấn luyện về cách xử dụng tất cả các loại vũ khí do Trung Cộng cung cấp. Nhưng viện trợ vĩ đại của Trung Cộng không phải chỉ căn cứ trong lãnh vực vũ khí mà thôi đâu, họ còn phóng mắt nhìn xa về tương lai bằng cách đề nghị với nhà cầm quyền Miến Điện một chương trình vĩ đại canh tân hệ thống xa lộ và thiết lộ của nước nầy nữa; đặc biệt là tại các vùng Bắc và Đông Bắc Miến Điện, lân cận với biên giới giữa hai nước. Vào tháng 5, 1991 U Ohn Gyaw, bộ trưởng Ngoại Giao Miến đã ký một thỏa ước với bộ trưởng Ngoại Giao Trung Cộng là Qi Huai Yuan để xây hai chiếc cầu qua các sông chạy dọc theo biên giới của hai nước. Hai chiếc cầu nầy là hai cây cầu chiến lược rất cần thiết cho việc điều động quân đội từ Trung Quốc vào lãnh thổ Miến Điện, để tiến xuống Ấn Độ Dương. Chiếc cầu bắc qua sông Shweli nối liền thị trấn Ruili của Trung Cộng với thị trấn Muse của Miến Điện đã được khánh thành kể từ tháng 10, 1992; và một số kỹ sư Trung Cộng cũng đã bắt tay vào việc tân trang xa lộ nối liền thị trấn Lashio của Miến Điện đến thủ phủ Vân Nam của Trung Cô.ng. Một chiếc cầu chiến lược khác đã được bắt qua sông Salween, trên xa lộ Kengtoung - Taunggyi.

Vào tháng 11, 1992 Hội Đồng quân nhân Miến Điện và Trung Cộng lại còn ký kết thêm một thỏa ước mới, tăng cường sự viện trợ bằng cách mở thêm 3 xa lộ mới trong tiểu bang Kachin nối liền thị trấn Ta Haw Hka của Vân Nam (Trung Cộng) với thị trấn Sima thuộc thủ phủ Myitkyina - sát ngay biên giới của tiểu bang Kachin. Chương trình nầy được thực hiện giống như kế hoạch vạch ra từ năm 1985 của thứ trưởng bộ Giao Thông Trung Cộng, Pan Qi nhắm mở mang miền Tây Trung Cộng để tiến xuống biển Andaman, trong Ấn Độ Dương, băng qua lãnh thổ Miến Điện.

Ý kiến nầy đã được nhà cầm quyền Trung Cộng đem ra khai thác lại trong tờ báo Anh ngữ của họ "Journal of Contemporary International Relations"; tờ báo nầy đã nhấn mạnh vai trò quan trọng về Chiến Lược lẫn Kinh Tế của một xa lộ dẫn đến Ấn Độ Dương mà không cần phải qua ngã Hồng Kông.

Từ bao nhiêu năm nay, mặc dầu Trung Cộng cố gắng viện trợ cho đảng Cộng Sản Miến và các sắc dân thiểu số để họ nổi loạn chống lại chính quyền Trung Ương Miến, nhưng chả đi đến đâu, nay bồng nhiên Hội Đồng Vãn Hồi Luật Pháp và Tái Lập Trật Tự của phe quân phiệt Miến Điện đã giúp họ thành công một cách bất ngờ....
Phượng Các
#3 Posted : Monday, June 20, 2005 9:09:03 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Mừng Sinh Nhật Suu Kyi

Lê Thị Sớm Mai


Hôm Chủ Nhật 19 tháng Sáu, cả thế giới gửi lời chúc mừng sinh nhật thứ 60 tới Aung San Suu Kyi. Đang bị tù tại Miến Điện…
Có lẽ người đầu tiên là một cựu tù nhân: cựu Tổng thống Cộng Hòa Tiệp, kịch tác gia Vaclav Havel. Từ Thứ Tư 15 ông đã có một bài viết cảm động và dõng dạc - "Đóa hồng cho một người chưa có tự do" - trên tờ Washington Post của Thủ đô Hoa Kỳ, như một lời nhắc nhở dư luận và chính giới Hoa Kỳ về vị anh thư đất Miến.
Người nổi tiếng nhất là Tổng thống George Bush. Hôm Thứ Sáu, ông gửi điệp văn chúc mừng sinh nhật Phu nhân (Daw) Aung San Suu Kyi và nói rằng Hoa Kỳ trông đợi ngày Miến Điện sẽ được dân chủ và tự do.
Người chịu khó nhất là Dân biểu Dân chủ Tom Lantos của Tiểu bang California.
Người duy nhất sống sót từ lò hỏa thiêu Đức quốc xã rồi trở thành dân biểu Hoa Kỳ đã thay mặt các đồng viện đến tận Sứ quán Miến Điện tại Washington. Ông đem theo một hộp lớn bên trong có cả ngàn thiệp mừng sinh nhật. Sứ quán không mở cửa và cũng chẳng ai ra tiếp đón, Dân biểu Lantos để lại món quà ngoài rào sắt và bên ngoài mọi người thấy các viên chức ngoại giao Miến Điện ở bên trong mới là những người bị cầm tù. Tom Lantos gửi tới Suu Kyi lời nhắn: cả Quốc Hội và nhân dân Mỹ chúc bà một sinh nhật vui vẻ, cùng nhiều nghị lực và can đảm để tiếp tục.
Cả thế giới cũng vậy.
Hầu như nơi nào có Đại sứ quán Miến Điện, nơi đó có dân chúng đến biểu tình để hỗ trợ Suu Kyi và yêu cầu chính quyền quân phiệt Miến phải trả tự do cho bà. Dân Phi Luật Tân biểu tình đông đảo tại Manila để chúc mừng và hỗ trợ Suu Kyi với rất nhiều bong bóng, biểu ngữ và quà mừng. Tờ Bangkok Post dành nguyên một mục đặc biệt và giới thiệu các sinh hoạt của Thái Lan để chúc mừng Suu Kyi. Ủy ban Nobel yêu cầu phải lập tức trả tự do cho Giải Nobel Hòa bình 1991. Từ Mã Lai Á, nguyên Thủ tướng Mohamad Mahathir, xưa nay nổi tiếng là dè dặt với ý niệm dân chủ và có lập trường hữu nghị với chế độ quân phiệt tại Ngưỡng Quang, hôm Thứ Sáu cũng yêu cầu các tướng lãnh Miến Điện nên thả bà Suu Kyie… và từ chức.
Sau năm năm bỏ qua lời yêu cầu của công luận mà tiến vào Miến Điện, tuần qua tổ chức Lao động Quốc tế ILO của Liên hiệp quốc cũng thông báo là sẽ đảo ngược quyết định. Tờ Independent tại Luân Đôn có một bài bình luận dài của Peter Popham với lời kết: "Chưa khi nào sự đớn hèn đạo lý của Liên hiệp Âu châu lại rõ rệt như thế… Sự thất bại của Âu châu phải ám ảnh lương tâm của tất cả chúng ta." Ca sĩ người Ái Nhĩ Lan là Damien Rice đã sáng tác một ca khúc đặc biệt mừng sinh nhật của Suu Kyi - "Đàn không đánh" - Để nhắc tới cây dương cầm bị đập nát của một người yêu đàn nay đang bị quản thúc tại gia…
Điểm qua một vòng thế giới, người viết có cảm nghĩ bồi hồi: Bị cầm tù trong nhà, Aung San Suu Kyi không là người cô độc. Bà được cả thế giới ngưỡng mộ, chúc mừng và nhắc nhở sau gần hai chục năm tranh đấu bền bỉ cho nền tự do dân chủ của xứ sở.
Là ái nữ của một vị anh hùng dân tộc, Aung San Suu Kyi được giáo dục tại Ấn Độ rồi Anh và có thể sống bình thản tại Anh cùng một người chồng học giả. Bà quay trở về quê hương và dẫn đầu phong trào dân chủ Miến Điện. Khi Liên đoàn Dân chủ của bà thắng cử năm 1990, với số phiếu áp đảo là 82%, chế độ độc tài xứ này phủ nhận kết quả bầu cử và bắt giữ những người lãnh đạo. Kể từ đấy, cuộc đời của Suu Kyi là một chuỗi ngục tù. Khi người chồng bị bệnh nan y tại Anh, bà cũng không qua vuốt mắt từ biệt được, chế độ quân phiệt đặt điều kiện: một đi không trở lại. Bà quyết định ở lại.
Và ở lại trong tù.
Con người sắt đá mà mảnh mai ấy đã trở thành biểu tượng tự do cho nhiều nơi.
Trong số Xuân Ất Dậu, Việt Báo đã có loạt bài giới thiệu ba khuôn mặt anh thư sẽ làm nên thời sự trên thế giới vì thiết tha đến dân chủ tự do: Condoleezza Rice, Nữ Ngoại trưởng Hoa Kỳ; Yulyia Tymoshenko, nay là Thủ tướng Ukraina sau thắng lợi của Cách mạng Màu Cam do bà cùng đương kim Tổng thống Viktor Yushchenko khởi xướng. Người thứ ba là Daw Aung San Suu Kyi.
Cùng với độc giả Việt Báo, và bằng cái tâm vượt qua mọi chướng ngại, xin chào mừng gửi sinh nhật 60 của Aung San Suu Kyi với lời chúc "chân cứng đá mềm" và tự do sẽ thắng.
Nhắc đến độc tài Miến Điện, làm sao không nhớ đến thực trạng Việt Nam?
Ngoại trưởng Condoleezza Rice có gửi một phúc trình lên Tổng thống về chuyến đi sắp tới của Thủ tướng Phan Văn Khải của Hà Nội, với những đoạn nhắc nhở về nạn đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. Bản thân mình, bà sẽ không gặp ông Khải! Đáng yêu chừng nào…
Nhắc đến tên Rice và cây dương cầm, cũng nên chiếu cố đến một trò trẻ của tờ Người Lao Động tại Hà Nội.
Trong số ra ngày 12, tờ báo châm biếm ngay từ đề tựa - "Nghệ sĩ" Rice - khi tường thuật buổi trình diễn tối Thứ Bảy 11 tại Kennedy Center ở New York. Tối đó, không quảng cáo cho truyền thông, bà Rice lặng lẽ chơi dương cầm và còn đệm đàn cho người khác hát trong buổi hòa nhạc gây quỹ cho Hội huyết áp cao. Sinh hoạt "đời thường" của một đương kim Ngoại trưởng là điều đáng yêu. Nhưng về đến Hà Nội, tờ báo không lỡ dịp trổ tài láu vặt của đảng: "bà Rice khoe tài mọn từ lúc còn học mẫu giáo". Tài mọn mà vào trình tấu trong Kennedy Center! Tờ Người Lao Động xứng danh là "người lao động nhà quê". Và ấu trĩ.
Condoleezza Rice là danh thủ dương cầm thuộc hàng quốc tế, nhưng rời sự nghiệp âm nhạc bước qua địa hạt bang giao quốc tế và trở thành một khuôn mặt sáng giá trên chính trường Mỹ. Mặc dù vậy, bà vẫn tham dự nhiều cuộc trình tấu với các nghệ sĩ nổi tiếng khác, chẳng vì cần nổi tiếng.
Nhiều người cho rằng trò trẻ con đó của tờ Người Lao Động chỉ là võ Hà Nội, muốn bỏ nhỏ bà Rice để phá bĩnh chuyến đi Mỹ của Phan Văn Khải. Trong không khí ấy, có bói bảy ngày cũng không ra một bản tin nào từ Hà Nội về sinh nhật của bà Aung San Suu Kyi.
Viết thì dễ, nhưng lách làm sao?
Phượng Các
#4 Posted : Friday, July 1, 2005 11:03:34 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Aung San Suu Kyi, tấm gương bất khuất
Thursday, June 30, 2005



Bà Aung San Suu Kyi


Trích Vietnam Review


Lưu Dân


Trong ngôi nhà vắng vẻ đến gần như hoang phế bên bờ hồ ngay trong thủ đô Rangoon của Miến Ðiện, người tù nhân chính trị nổi tiếng nhất thế giới đã âm thầm đón sinh nhật lần thứ 60 hồi cuối tuần qua, một mình, hoàn toàn bị cách ly khỏi gia đình và bạn bè. Aung San Suu Kyi, nữ lãnh tụ của phong trào dân chủ Miến Ðiện từng được trao tặng giải Nobel Hòa bình đã bị quản thúc tại gia gần 10 năm qua, không có lý do gì để ăn mừng ngày sinh của mình nhưng ý chí đấu tranh của bà vẫn tạo ra niềm hy vọng cho hàng triệu người khác.

Bên ngoài ngôi nhà hai tầng đơn sơ do cha mẹ để lại mà trớ trêu thay nay đã biến thành nhà tù của chính mình, cả thế giới đang hướng về Aung San Suu Kyi như một niềm hy vọng của nền dân chủ Miến Ðiện, một trong những nước Á châu hiếm hoi còn lại đang bị cai trị bởi chế độ độc tài quân phiệt Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng đòi hỏi trả tự do cho bà. Khối Liên Âu cũng đe dọa phong tỏa viện trợ cho Miến Ðiện nếu bà tiếp tục bị giam giữ. Các chính phủ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ðứcđều công khai hoặc âm thầm vận động để buộc các tướng lãnh cầm quyền phải cải cách chính trị.

Dù là một người đàn bà vóc dáng nhỏ nhắn và sức khỏe suy yếu nhưng Aung San Suu Kyi có vũ khí lợi hại hơn quyền lực của những người giam giữ bà: một ý chí bất khuất và một lòng yêu nước vô biên.

***

Từ gần 10 năm qua, những người bạn hàng ngày của Aung San Suu Kyi là một quản gia thân tín lo việc bếp núc và hàng chục công an mật vụ thay phiên nhau canh gác ngày đêm chung quanh căn nhà của bà bên bờ hồ trên Ðại lộ Ðại học ở thủ đô Rangoon. Khách viếng duy nhất được phép vào thăm là hai bác sĩ và mối liên lạc của bà ra thế giới bên ngoài bị hạn chế trong phạm vi những tờ báo do nhà nước cung cấp và một chiếc máy thu thanh. Tình trạng cô lập và tình cảnh cô đơn của Suu Kyi càng khắc nghiệt hơn vì chế độ quân phiệt ở Miến Ðiện đang nắm chặt quyền hành bằng vũ lực dù Liên Minh Dân Chủ Toàn Quốc do bà lãnh đạo đã chiến thắng một cách vẻ vang trong cuộc tổng tuyển cử 1990. Bây giờ, bà đang bị quản thúc tại gia 24/24, phong trào bị đàn áp khốc liệt, nhiều người phải lẩn trốn hoặc lưu vong và một số khác đã bị thủ tiêu hoặc tù đày.

Nhưng lý tưởng được khởi động bởi người đàn bà nhỏ nhắn nhưng thông minh và kiên quyết này chưa bị lãng quên Nói đúng hơn, nó vẫn còn ngun ngút cháy trong lòng hàng triệu người từng xuống đường chống lại chế độ quân phiệt cách đây hơn 15 năm. Tuy nhiên, bây giờ khung cảnh đã thay đổi và họ không dùng gạch đá để chống lại súng ống mà bằng các phương thức khác, bất bạo động nhưng hiệu quả hơn.

Daw Aung San Suu Kyi ra đời ngày 19.06.1945 ở thủ đô Rangoon của Miến Ðiện (bây giờ gọi là Myanmar) Bà là con gái của Tướng Aung San, người lãnh đạo cuộc kháng chiến dành độc lập cho đất nước và trở thành Thủ tướng đầu tiên của Miến Ðiện cho đến khi bị ám sát ngày 17.07.1947. Dù mồ côi cha rất sớm nhưng Suu Kyi được mẹ, bà Daw Khin Kyi, tiếp tục nuôi dạy ở Rangoon đến năm 15 tuổi.

Năm 1960, bà Daw Khin Kyi được bổ nhiệm chức vụ Ðại sứ ở Ấn Ðộ và Nepal. Suu Kyi theo mẹ đến Delhi và ghi danh vào ban Chính trị học tại Ðại học Delhi. Từ 1964 đến 1967, bà tiếp tục theo đuổi học vấn tại hai trường Ðại học danh tiếng là St Hugh's College và Oxford, nơi bà tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế và Chính trị học. Trong những năm kế tiếp, Suu Kyi làm việc ở ngoại quốc, trong đó có thời gian công tác tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York. Năm 1972, bà gặp gỡ và kết hôn với Tiến sĩ Michael Aris, một học giả Anh chuyên nghiên cứu về vấn đề Tây Tạng. Năm 1973, Suu Kyi hạ sinh đứa con trai đầu lòng Alexander ở London và năm 1977, cậu thứ nam Kim chào đời ở Oxford.

Sau nhiều năm sống ở Oxford, Aung San Suu Kyi lần đầu tiên trở về quê hương để chăm sóc cho người mẹ đau yếu Trong thời gian ở Miến Ðiện, bà gia nhập phong trào dân chủ Liên Minh Dân Chủ Toàn Quốc và trở thành thủ lãnh của tổ chức này. Với lý luận sắc bén và quyết tâm cao độ chống lại sự cai trị độc tài quân phiệt, Suu Kyi trở thành chiếc gai trong mắt của nhóm tướng lãnh cầm quyền. Hơn nữa, ký ức về cuộc kháng chiến khôi phục nền độc lập hào hùng của Miến Ðiện dưới sự lãnh đạo của thân phụ bà đã khiến dân chúng có thái độ ủng hộ tự nhiên dành cho Suu Kyi.

Suu Kyi đi vận động khắp nơi trong nước, phát biểu tại vô số cuộc tập họp hàng vạn người để kết hợp họ thành một lực lượng thống nhất, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và hô hào lý tưởng tự do, bình đẳng trong một cơ chế chính trị dân chủ Bà được ái mộ và kính trọng như một cứu tinh giữa thời kỳ đen tối và bi đát nhất của đất nước. Bất chấp lệnh cấm tụ tập quá 4 người được ban hành bởi nhóm tướng lãnh cầm quyền, hàng vạn dân chúng đã xuống đường để nghe Suu Kyi nói chuyện. Họ tìm đọc các bài diễn văn của bà và cương lĩnh của Liên Minh Dân Chủ Toàn Quốc như những toa thuốc nhiệm mầu có tác dụng cải tử hoàn sinh cho cơn bệnh hấp hối của đất nước.

Nhưng uy tín của Suu Kyi càng gia tăng, sự đàn áp của chế độ quân phiệt càng ác liệt Năm 1990, tưởng vẫn còn nắm thế chủ động và lạc quan tin tưởng vào cơ cấu quyền lực của họ, Hội Ðồng Tái Lập Trật Tự Và Luật Pháp Nhà Nước (SLORC - tức nhóm tướng lãnh cầm quyền) tuyên bố tổng tuyển cử đa đảng. Lực lượng đối lập Liên Minh Dân Chủ Toàn Quốc do Suu Kyi lãnh đạo đã thắng cuộc vẻ vang, chiếm đa số ghế tại quốc hội. Nhưng Hội Ðồng Tái Lập Trật Tự Và Luật Pháp Nhà Nước đã lật lọng, không công nhận kết quả bầu cử ấy và thực hiện một chiến dịch ruồng bố, giam giữ và thủ tiêu hàng loạt các đại diện dân cử vừa được tín nhiệm.

Suu Kyi cũng chịu chung số phận. Suốt 6 năm sau đó, bà bị quản thúc tại gia ở Rangoon. Trong thời gian này, Suu Kyi được nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế tuyên dương, trong đó có các Giải thưởng Nhân quyền Rafto và Giải Sakharov. Nhưng vinh dự lớn nhất của bà là giải Nobel Hòa bình được công bố trao tặng ngày 14.10.1991 về “cuộc tranh đấu kiên cường cho hòa bình bằng phương pháp bất bạo động”. Vì tình trạng bị quản thúc, Suu Kyi không thể trực tiếp nhận giải nhưng chồng và hai người con của bà đã đọc thay lời phát biểu của bà trước Ủy ban Nobel trong buổi phát giải. Suu Kyi đã tặng hết số tiền thưởng 1.3 triệu Mỹ kim để thành lập Quỹ Giáo dục và Y tế cho dân Miến Ðiện.

Dưới áp lực nặng nề của thế giới, Hội Ðồng Tái Lập Trật Tự Và Luật Pháp Nhà Nước đã phải cho phép Tiến sĩ Aris, chồng của Suu Kyi, và hai đứa con trai vào Miến Ðiện thăm bà năm 1992 Ðó là lần đầu tiên bà gặp lại chồng con sau 3 năm xa cách. Suu Kyi được phóng thích khỏi sự quản chế năm 1995 và được ướm lời “sẽ được cho phép ra đi tự do” nhưng bà đã từ chối để tiếp tục ở lại đấu tranh gay go trong nhiều năm trời cùng những chiến hữu còn lại và cho những chiến hữu đã mất.

Tháng 3.1999, Aris qua đời vì bệnh ung thư tiền liệt ở London Chế độ quân phiệt Miến Ðiện đã bác bỏ lời yêu cầu của ông được đến thăm vợ lần cuối nhưng nói họ sẵn sàng cho phép Suu Kyi ra đi. Nhưng bà đã từ chối, vì sợ rằng sẽ không có cơ hội trở về. Từ ấy đến nay, Suu Kyi vẫn chưa gặp lại hai người con, giờ đã 32 và 28 tuổi.

Lễ sinh nhật thứ 60 vừa qua của Suu Kyi được đánh dấu bằng hàng loạt các cuộc biểu tình tại 16 tòa đại sứ Miến Ðiện trên khắp thế giới để đòi hỏi chế độ quân phiệt phải trả tự do cho bà Lý tưởng đấu tranh của bà được tiếp nối bởi nhiều tổ chức cộng đồng quốc tế. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan kêu gọi đích danh Tướng Than Shwe, người cầm đầu Hội Ðồng Tái Lập Trật Tự Và Luật Pháp Nhà Nước, phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Suu Kyi. Thủ tướng Anh Tony Blair cam kết sẽ sử dụng ảnh hưởng của chức vụ Chủ tịch khối Liên Âu của Anh vào cuối năm nay để siết chặt biện pháp phong tỏa Miến Ðiện nếu chế độ quân phiệt ở Rangoon không đáp ứng lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc. Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng lên án mạnh mẽ tình trạng xâm phạm nhân quyền ở Miến Ðiện, đặc biệt là đối với hơn 1,350 tù nhân chính trị đang bị giam giữ. Dân biểu Liên bang Mỹ Tom Lantos đã tự tay giao đến phòng đại diện ngoại giao Miến Ðiện ở Washington hơn 6000 tấm thiệp chúc mừng sinh nhật của dân Mỹ gửi đến cho Suu Kyi và ở Edinburg, Kim Aris, con trai út của bà, đã thay mặt mẹ nhận Huân chương Tự do của Thành phố trao tặng cho bà.

Người đàn bà nhỏ nhắn và yếu đuối đó dù bị giam hãm và cô lập nhưng vẫn tạo ra những cơn bão thời cuộc lớn lao như vậy, với vũ khí duy nhất: Lòng yêu nước nồng nàn và ý chí bất khuất trước quyền lực.

Phượng Các
#5 Posted : Friday, May 26, 2006 2:09:09 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Ông Annan gửi thông điệp cho Miến Điện


Bản án quản thúc tại gia đối với bà Aung San Suu Kyi sẽ kết thúc vào hôm thứ Bảy
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, Kofi Annan, đã kêu gọi chính quyền quân sự Miến Điện trả tự do cho lãnh đạo đối lập, Aung San Suu Kyi.
"Tôi muốn Tướng Than Shwe hãy làm điều đúng," ông Annan nói với các phóng viên ở Bangkok.

Bản án quản thúc tại gia đối với bà Aung San Suu Kyi sẽ kết thúc vào hôm thứ Bảy. Lần trước, khi nó mãn hạn, chính quyền đã gia hạn thêm mức án.

Nhưng có hy vọng lần này bà Aung San Suu Kyi được thả sau khi một phái viên Liên Hiệp Quốc được phép gặp bà tuần rồi.

Ông Annan nói bà Aung San Suu Kyi cần được tham gia vào cái gọi là "lộ trình đến dân chủ" mà chính quyền quân sự đã nhắc tới.

"Để tiến trình dân chủ và hòa giải thành công, nó phải mang tính bao gộp và bà có vai trò của mình," ông nói.

Hy vọng

Tuần rồi, ông Ibrahim Gambari, phó tổng thư ký phụ trách Miến Điện nói rằng dường như chính phủ quân nhân tại Miến Điện muốn lật sang một trang lịch sử mới.

Chuyến viếng thăm tuần của ông Ibrahim Gambari là chuyến viếng thăm đầu tiên của một viên chức cao cấp của Liên hiệp quốc đến Miến Điện từ hai năm qua, và hơn thế nữa, yêu cầu của ông muốn gặp bà Aung San Suu Kyi đã được thỏa mãn.

Được hỏi rằng Bà Aung San Suu Kyi có thể nào được thả nay mai hay không vì bà đã bị quản thúc tại gia đến 10 năm trong số 16 năm qua, ông Gambari đã chỉ ra một bản tuyên bố của giám đốc cảnh sát Miến Điện nói rằng việc phóng thích bà Aung San Suu Kyi không nhất thiết sẽ làm chao đảo đất nước.

Ông Gambari nói "Nếu xét tới sự nhạy cảm mà trường hợp của bà Aung San Suu Kyi gây ra cộng thêm sự kiện theo đó không ai được phép viếng thăm bà từ nhiều năm qua, tôi nghĩ rằng đây là một lý do thêm nữa để tin rằng chính phủ quân nhân Miến Điện muốn mở ra một chương mới".

"Và tôi nghĩ rằng họ đã thừa nhận trong chương mới này, họ sẽ được nhiều thuận lợi, kể cả những vấn đề như là giúp họ đối phó với tệ HIV/AIDS và các vấn đề xã hội, kinh tế và nhân đạo khác".

Khi đươc hỏi rằng liệu ông có đề nghị một chương trình viện trợ nào cho Miến Điện hay không để đổi lại thành quả trên lãnh vực nhân quyền và dân chủ, ông Gambari nói rằng bản thân ông không có đem theo đề nghị gì.

Tuy nhiên ông nói thêm rằng các viên chức trong phái đoàn của ông có chỉ ra rằng có thể cộng đồng quốc tế có quan tâm.

Hoa Kỳ đã cố đưa Miến Điện vào nghị trình của Hội Đồng Bảo An LHQ, một động thái nếu thành công, có nghĩa rằng Miến Điện sẽ phải nhận lãnh các biện pháp trừng phạt.

Các nước Á châu cũng đã kêu gôi Miến Điện phải đổi mới. Và trước áp lực càng ngày càng tăng, thì chính phủ Miến Điện có thể sẽ cứu xét để đổi mới mà cho tới nay Miến Điện vẫn chống lại.

BBC
viethoaiphuong
#6 Posted : Monday, November 15, 2010 7:04:05 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Người phụ nữ chân yếu tay mềm đã làm cho cả guồng máy độc tài tại Miến Điện phải sợ hãi:

Thế giới chào mừng bà Suu Kyi được tự do
Khoa Diễm, phóng viên RFA
2010-11-14

Vào lúc 17 giờ chiều ngày thứ Bảy 13 tháng 11, đất nước Miến Điện vui mừng đón người con yêu dấu của họ trở lại với nhân dân Miến, trở lại với sinh hoạt mà mọi người đều quen thuộc nhưng đối với một phụ nữ mảnh mai, hiền dịu mang tên Aung Shan Suu Kyi giống như vừa thức giấc sau một thời gian dài, thật dài không được phép tiếp xúc với cuộc sống.
AFP



Bà Aung Shan Suu Kyi đang chao mừng dân chúng. AFP
Quyền lực vô hình của bà Aung Shan Suu Kyi
Lúc 5 giờ 30 chiều, Bà Aung Shan Suu Kyi từ tốn bước ra khỏi cửa để chào đám đông đang chờ đợi sự xuất hiện của bà. Giọng nói nhỏ như con người bà vừa thốt lên đã bị sự xúc động của đám đông đè lấp. Bà Suu Kyi phải nhiều lần yêu cầu đám đông mới im lặng cho bà nói những câu nói đầu tiên với nhân dân của bà sau 7 năm bị cách ly khỏi đời sống với người dân Miến:
"Xin giữ im lặng, Nếu quý vị giữ im lặng thì sẽ nghe đựơc lời tôi nói với các bạn. Đây là lúc để chúng ta lên tiếng, nhưng không phải bây giờ. Đừng giữ im lặng khi cơ hội đến và hãy nói cho mọi người biết tiếng nói của bạn."
Khôi nguyên Hòa bình 1991 là khuôn mặt đấu tranh không mệt mỏi cho nền dân chủ Miến Điện suốt nhiều chục năm qua. Bà Aung Shan Suu Kyi là biểu tượng bất khuất, không khoan nhượng, tranh đấu đến kỳ cùng cho nền dân chủ Miến đã được gần như toàn thế giới chia sẻ. Nhân dân Miến Điện hãnh diện khi nhắc đến tên bà bởi vì đối với họ, bà là người có sức mạnh của một đạo quân thiện chiến đã và đang làm nhà cầm quyền quân sự Miến ngày đêm lo lắng và run sợ.
Bà đã chứng tỏ cho chính quyền đang nắm giữ đất nước thấy rằng khả năng ôn hòa, bất bạo động của bà là vô tận và những bản án chà đạp pháp luật áp đặt lên con người nhỏ bé này không thể bịt được tiếng nói tha thiết với tự do dân chủ cho nhân dân Miến Điện.
Bà Aung Shan Suu Kyi đã ba lần bị quản thức tại gia kể từ sau năm 1988. Bản án mới nhất vào tháng 8 năm 2009 chính quyền tiếp tục cầm tù bà tại nhà thêm 18 tháng vì lo sợ sự có mặt của bà trong cuộc bầu phiếu tháng 11 sẽ gây trở ngại lớn cho chế độ.
Bà Aung Shan Suu Kyi trên đường đến trụ sở Đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân chủ. AFP
Tướng Than Shwe biết rất rõ quyền lực vô hình của người phụ nữ bất khuất này và ông ta bất kể pháp luật, bất kể sự can thiệp quốc tế và bất kể những nguyện vọng chính đáng của dân tộc, ông và ekip những quân nhân thân cận bằng mọi cách giam giữ cho bằng được người phụ nữ này vì ông ta biết rằng nếu bà Aung Shan Suu Kyi tiếp xúc được với quần chúng thì câu đầu tiên của bà nói với họ vẫn là sự thách đố chính quyền quân sự bằng sự kêu gọi vận động tự do dân chủ cho đất nước Miến Điện.
Ngày thứ Bảy, 13 tháng 11 khi vừa bứơc ra khỏi căn nhà của mình sau 7 năm bị cô lập câu đầu tiên mà bà nói với hàng trăm người tụ tập trước cửa là kêu gọi mọi người cùng hợp lực vì tương lai đất nước. Để người dân biết là bà vẫn tiếp tục con đường chông gai tranh đấu cho dân tộc bà tuyên bố sẽ có một cuộc thuyết trình đầu tiên trước công chúng vào trưa ngày chủ nhật 14/11 tại trụ sở của đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân chủ.
Không chỉ dân Miến Điện mà cả thế giới chia sẻ niềm vui
Chính quyền quân sự Miến dù muốn hay không vẫn buộc phải trả tự do cho bà sau khi cuộc bầu cử mang lại chiến thắng tuyệt đối cho họ và phe cánh. Tiếp tục giam giữ bà là tiếp tục chống lại sự tiến bộ của thế giới. Hệ thống cầm quyền Rangoon tỏ ra không sợ hãi thế lực bên ngoài khi họ nhiều lần đóng cửa không tiếp các đặc sứ Liên hiệp quốc, tuy nhiên đối với người phụ nữ ngoan cường này thì thế lực quân sự dù mạnh bạo đến mấy vẫn không thể áp dụng vào con người này được. Sau lưng bà là quần chúng Miến, họ yếu đuối nhưng bền bỉ ủng hộ bà trên con đường gian nan tranh đấu cho tương lai dân tộc Miến
Ngay sau khi vừa được trả tự do, một làn sóng chúc mừng từ nhiều nguyên thủ quốc gia đã gửi tới bà như những lời khẳng định sẵn sàng ủng hộ khi bà cần. Những từ ngữ tốt đẹp nhất gửi tới chúc mừng bà như muốn bù lại khoảng thời gian quý giá mà người phụ nữ này đánh mất.
Bà bị cầm tù 15 năm trong thời gian 21 năm tranh đấu bằng nhiều cách nhưng chưa một tòa án nào tại Miến xác nhận được bà phạm tội gì.
Tội của bà, nếu có, là làm cho chính quyền mất ăn mất ngủ. Bà là tác nhân làm cho họ chùn tay khi muốn lún sâu vào tội lỗi đối với dân tộc. Bà cũng có lỗi lớn với họ khi không chấp nhận chính quyền được phép bắt giam người trái phép, không được phép chà đạp nền dân chủ bằng những biện pháp tối tăm nhằm áp đặt lên những con người mang ước vọng dân chủ. Cuối cùng bà đã phạm một lỗi lớn đối với họ là đã cản trở sự làm giàu bất chính trên xương máu của dân tộc bà.
Bà Aung Shan Suu Kyi ở trước nhà chào đám đông đang chờ đợi chúc mừng bà
Người dân Miến Điện chào đón bà như một anh thư vừa trở về từ địa ngục. Họ biết rõ rằng bà không hề bỏ cuộc và sự tranh đấu của bà chỉ mới bắt đầu.
Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt với ban Miến Điện của đài Á Châu Tự Do sau khi ra hết lệnh quản chế bà chia sẻ kinh nghiệm của mình trong những tháng ngày sắp tới, bà nói rằng để có đựơc một nền dân chủ đích thực Míên điện cần nhiều người tham dự vào các cuộc tranh đấu hơn nữa. Không những người dân Miến trong và ngoài nước chúng ta cần sự hỗ trợ trên khắp thế giới mới hy vọng thay đổi được tình hình hiện nay.
Bà cũng kêu gọi người dân Miến hãy tận dụng các kỹ thuật thông tin hiện đại để đấu tranh dân chủ, bà cho biết Đài Á Châu Tự Do được bà nghe hàng ngày và do đó bà kết nối được với thế giới bên ngoài để biết những gì đang xảy ra trong khi bà bị giam giữ.
Bà Aung Shan Suu Kyi không những là biểu tượng được người dân Miến hãnh diện mà bà còn là niềm cảm hứng cho các dân tộc khác đã và đang bị giới lãnh đạo đất nước họ chà đạp quyền tự do dân chủ của người dân. Những người tranh đấu nhìn bà như một tấm gương phản chiếu lại hoạt động của họ trên đoạn đường dài đầy gian lao thử thách.
Chúc mừng bà có nhiều lời lẽ của các nguyên thủ quốc gia nhưng có lẽ lời của Tổng thống Barak Obama là được chú ý nhiều nhất khi ông tuyên bố bà Aung Shan Suu Kyi là biểu tượng anh hùng của ông và nói rằng người phụ nữ 65 tuổi này là một nguồn cảm hứng cho những người tranh đấu cho nhân quyền tại Miến cũng như trên toàn thế giới.


Liên quan:
Cao Ủy Nhân Quyền LHQ hoan nghênh việc bà Suu Kyi được trả tự do
Bà Aung San Suu Kyi xuất hiện bên ngoài tư thất sau khi được trả tự do
Lãnh đạo thế giới tán dương việc bà Suu Kyi được trả tự do
Ngoại trưởng Hoa Kỳ chúc mừng bà Aung San Suu Kyi

viethoaiphuong
#7 Posted : Friday, November 19, 2010 10:30:48 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)



LHQ kêu gọi Miến Điện trả tự do tất cả tù chính trị



Người dân Miến Điện chào đón bà Aung San Suu Kyi khi bà đến thăm một trung tâm chăm sóc người bị nhiễm HIV/AIDS do một thành viên Liên đoàn Quốc gia Vì dân chủ sáng lập, ngày 17/11/2010.


ReutersThanh Hà

Theo phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc: hôm qua (18/11) ông Ban Ki Moon đã có một cuộc điện đàm với đối lập Miến Điện bà Aung San Suu Kyi. Cả hai cùng kêu gọi chính quyền quân sự trả tự do cho tất cả các tù chính trị tại quốc gia châu Á này. Theo hai người, đây là điều kiện tất yếu để Miến Điện tiến tới «con đường hòa giải dân tộc và dân chủ hóa đất nước».
Vẫn theo nguồn tin trên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã nhấn mạnh là định chế đa quốc gia này « tiếp tục hỗ trợ công cuộc đấu tranh vì nhân quyền của bà Aung San Suu Kyi cũng như của những thành phần khác để đem lại thống nhất hòa bình và dân chủ cho Miến Điện ».
Cũng ngày hôm qua một ủy ban của Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết lên án cuộc bầu cử tại Miến Điện hôm 7/11 vừa qua. Nghị quyết nói trên được thông qua với 96 phiếu thuận, 28 phiếu chống và 60 thành viên không biểu quyết.
Bốn mươi sáu thành viên Liên Hiệp Quốc, đứng đầu là Liên hiệp châu Âu, Hoa Kỳ, Úc, Canada … đã trình lên ủy ban Nhân quyền một bản nghị quyết trong đó các bên bày tỏ mối « quan ngại sâu đậm » về tình trạng nhân quyền tại Miến Điện, về cuộc bầu cử « không công bằng và tự do » hôm đầu tháng, và về tình cảnh của các tù nhân chính trị Miến Điện.
Đại diện Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc hôm qua đã cực lực chỉ trích thái độ của cộng đồng quốc tế trên hồ sơ Miến Điện và tiếc là phương Tây đã không nhìn nhận những nỗ lực của Miến Điện qua việc trả tự do cho gương mặt đối lập hàng đầu, Aung San Suu Kyi.
Về phần mình, giải Nobel Hòa bình 1991 sau gần một tuần lễ được trả tự do, trong một cuộc trả lời dành riêng cho đài phát thanh quốc tế RFI, với thông tín viên Marie Normand, bà xác định là sẵn sàng làm việc với giới tướng lãnh quân sự để cải thiện tình hình đất nước và nhất là bà mong muốn thuyết phục giới trẻ tiếp tục công cuộc đấu tranh.
« Dấu ấn đậm nét nhất đối với tôi là đã có rất nhiều người cùng chia sẻ niềm vui đánh dấu ngày tôi trở về. Mọi người đều hân hoan và trong đám đông có rất nhiều các bạn trẻ. Đó là một sự thay đổi lớn và tôi mong muốn giới trẻ đóng một vai trò quan trọng hơn trong đảng để họ có thể tự tin hơn và nhất là để tiếp sức cho những thành phần nay đã lớn tuổi (…) Nói đến sự chia rẽ trong hàng ngũ đối lập, đôi khi tôi nghĩ đấy chỉ là sự chia rẽ bề ngoài (…). Tôi cho rằng tất cả đều muốn đem lại dân chủ cho đất nước. Đấy là ý tưởng chung của tất cả (…) Tôi nghĩ là tất cả chúng ta phải cùng hợp lực để mang lại cái mà tôi gọi là tinh thần Miến Điện (…) Nếu như đảng thân chính quyền quân sự muốn cùng hợp tác để dân chủ hóa đất nước thì chúng tôi sẵn sàng. Nhất là chúng tôi cũng sẵn sàng để làm việc cùng với các tướng lĩnh».
viethoaiphuong
#8 Posted : Tuesday, June 28, 2011 1:13:47 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VOA - Thứ Ba, 28 tháng 6 2011

Bà Suu Kyi ca ngợi cuộc nổi dậy 'Mùa Xuân Ả Rập'



Hình: Reuters
Lãnh tụ dân chủ Miến Ðiện Aung San Suu Kyi

Nhà hoạt động dân chủ Aung San Suu Kyi đã so sánh các cuộc biểu tình Mùa xuân Ả Rập với những diễn biến ở đất nước của bà trong một bài diễn thuyết được phát sóng trên kênh tin tức của Anh ngày hôm nay.

Đài BBC nói rằng bài diễn thuyết này là một trong loạt hai bài đã được quay bí mật ở Miến Điện và chuyển lậu qua Anh, nơi họ đã trình chiếu tại một phòng thu ở London. Bài thứ hai sẽ được phát sóng vào ngày 5 tháng 7.

Trong bài diễn thuyết ngày hôm nay, với tựa đề Tự do, bà Aung San Suu Kyi so sánh sự hy sinh của một người bán hoa quả vốn đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy vào tháng 12 ở Tunisia với các chết của một sinh viên Miến Điện trong mộc cuộc biểu tình hồi năm 1988.

Khôi nguyên giải Nobel đã gọi những cuộc nổi dậy ở Trung Đông là “nguồn cảm hứng” cho người dân nước bà và nói rằng người Miến Điện ghen tị với người dân ở Tunisia và Ai Cập vì sự chuyển tiếp “nhanh chóng và hòa bình” ở nước họ.

Bài diễn thuyết thứ hai có tên là "Sự bất đồng chính kiến".
viethoaiphuong
#9 Posted : Monday, April 2, 2012 12:10:53 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Thứ hai 02 Tháng Tư 2012

Sứ mạng nhiều bất trắc của dân biểu đắc cử Aung San Suu Kyi


Bà Aung San Suu Kyi đến thăm một phòng bỏ phiếu ở Kahwmu, nơi bà ra ứng cử đại biểu Quốc hội, 01/04/2012.
REUTERS/Damir Sagolj

Tú Anh
Miến Điện vừa chứng kiến một sự kiện chính trị lịch sử. Lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đắc cử dân biểu qua cuộc bầu cử bổ khuyết hôm Chủ nhật, một năm sau khi chính quyền « dân sự » ra đời. Sau 15 năm bị tù đày và quản thúc, vai trò chính trị của khôi nguyên Hòa bình 1991 tại Quốc hội không phải là dễ dàng.
Theo AFP, thì dù chính quyền Miến Điện chưa công bố kết quả chính thức, nhưng tại Rangoon không một ai nghi ngờ kết quả bầu cử hôm qua 01/04/2012. Lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đã thành công, vượt qua thử thách phòng phiếu : Đắc cử dân biểu Quốc hội.

Nhưng cuộc chuyển đổi từ tù nhân của chế độ quân phiệt thành dân biểu của lập pháp không hẳn là sẽ mở ra con đường thênh thang cho nhà lãnh đạo đối lập được dân chúng mến yêu, chế độ nể mặt và thế giới ngưỡng mộ.

Trên đôi vai của người phụ nữ mảnh mai này là sự mong chờ lớn lao của một dân tộc. Từ chống đối chế độ một cách triệt để, như qua chủ trương ủng hộ lệnh trừng phạt của quốc tế, bà sẽ phải đóng một vai trò mới là lãnh đạo một phong trào phản kháng xây dựng, mà cấp bách nhất là mang lại ấm no cho dân nghèo.

Tại nghị trường, bà phải đối phó với nhiều vấn đề then chốt cần quyết tâm chính trị, nhưng cũng vừa hàm chứa khó khăn kỹ thuật như trợ giúp nông dân, giảm thuế và khuyến khích đầu tư.

Theo giới phân tích trong khu vực, thì bài toán khó cho cả đôi bên, chính quyền và đối lập, là khả năng thỏa hiệp chính trị. Chế độ thì cần sự hợp tác của đối lập để « bảo đảm tính chính đáng » cho tiến trình chuyển tiếp, trong lúc đối lập cần sự hợp tác của chính quyền để thúc đẩy dân chủ hóa sâu rộng hơn.

Giáo sư Renaud Egreteau, đại học Hồng Kông hoài nghi là bà Aung San Suu Kyi ý thức được một cách chính xác vai trò của bà một khi bước vào Quốc hội. Cả đối lập và phe chính phủ cần phải đạt được đồng thuận thì cải cách mới tiến triển được.

Từ khi bà Aung san Suu Kyi tuyên bố ra tranh cử thì đã có nhiều phỏng đoán về tương lai chính trị của bà.

Hồi đầu năm, một cố vấn của tổng thống Thein Sein là ông Nay Zin Latt tiết lộ với AFP là, nhà lãnh đạo đối lập có thể tham gia nội các.

Nhưng hai ngày trước bầu cử, khôi nguyên Hòa bình 1991 tuyên bố dứt khoát là « không bỏ Quốc hội, sau nhiều năm tranh đấu để được bầu ».

Nhưng khi được đặt câu hỏi về khả năng bà sẽ làm « cố vấn đặc biệt », lãnh đạo đối lập không phủ nhận mà cũng không xác nhận : « Tôi không cần vai trò đặc biệt, nhưng nếu hữu ích thì tại sao không ? ».

Dù sao đi nữa thì quan hệ giữa lãnh đạo đối lập và phe quân đội nay đã đổi khác.

Trong thập niên 2010, giữa những thời gian bị quản thúc hay tù giam, bà luôn chọn thái độ phản kháng trực diện với chính quyền quân phiệt. Lúc đó, đã có nhiều thành viên đối lập chỉ trích và cho là lập trường cứng rắn của bà gây ra bế tắc chính trị.

Giờ đây, viên tướng già Than Shwe, người xem bà là kẻ thù số một đã về hưu, nhường chỗ cho ban lãnh đạo mới thông thoáng hơn.

Theo nhận định của cựu đại sứ Úc tại Rangoon, Trevor Wilson, thì lãnh đạo đối lập Miến Điện không thể chọn tư thế của « một nhà cách mạng » mà phải « biết người biết ta ».

Theo nhà ngoại giao Tây phương này, khôi nguyên Hòa bình 1991 sẽ không bị rơi vào bẫy của phe quân đội dù phe này kiểm soát Quốc hội. Tuy nhiên, bà cần có sự hậu thuẫn của các đồng viện tại nghị trường.

Dù sao đi nữa thì đối lập không còn bị « khóa miệng » như dưới thời Than Shwe.

Về điểm này, hai khả năng có thể xảy ra song song : Một mặt, đại biểu của phe quân đội không thể chống lại những đề nghị của đối lập, nếu các dự luật này được sự ủng hộ của dân chúng. Thứ đến, bà Aung San Suu Kyi sẽ nhân thời cơ phát triển lực lượng thành một phong trào đối lập đúng nghĩa và trẻ trung, chuẩn bị cho tương lai lâu dài.

Chuyên gia Thitinan Ponggsudhirak, đại học Chulalongkorn, tại Bangkok tin rằng, tương lai của Miến Điện nằm trong tay giới trẻ : « Không một chế độ dân chủ nào được xây dựng chung quanh một cá nhân ». Tương lai Miến Điện nằm trong tay « những cán bộ trẻ của Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ, của các tổ chức và định chế khác, kể cả đảng cầm quyền hiện nay ».
viethoaiphuong
#10 Posted : Monday, April 2, 2012 12:27:53 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Hình: ASSOCIATED PRESS
Bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đấu tranh cho dân chủ của Miến Điện


Aung San Suu Kyi, từ tù nhân chính trị trở thành Nghị sĩ

Vào cuối năm 2010, bà Aung San Suu Kyi, gương mặt tiêu biểu của phe đối lập, sau khi được trả tự do, có vẻ như đã bị gạt ra bên lề xã hội. Giờ đây, các cuộc cải cách tại Miến Điện đã biến bà thành một tác nhân chính trị chính.

Kể từ khi bước vào chiến dịch vận động tranh cử, giải Nobel Hòa Bình, năm nay đã 66 tuổi, thu hút nhiều đám đông cuồng nhiệt với cái nhìn khát khao niềm hy vọng vô bến bờ.

Một nhà sư tại Kawhmu, nơi bà Aung San Suu Kyi ra tranh cử, đã nói: «Chúng tôi nghĩ rằng bà hơn bất kỳ ai khác, để có thể thay đổi mọi thứ ».

Không ai có thể hình dung đến một kịch bản như thế vào tháng 11 năm 2010, khi mà hình dáng mảnh khảnh và kiêu kỳ của bà, biểu tượng cho hơn 20 năm kháng cự lại tập đoàn quân sự, xuất hiện vào lúc hoàng hôn, phía sau các chấn song cửa ngôi nhà cũ kỹ của bà ở Rangoon.

15 năm bị quản thúc tại gia, trong đó có 7 năm liên tiếp, đôi khi cũng đủ để so sánh bà với Nelson Mandela, người đã lên nắm quyền sau 27 năm bị giam cầm tại các trại tù ở Nam Phi.

Thế nhưng, nhờ vào việc tập đoàn quân sự tự giải thể vào tháng 3 năm 2011 và nhờ vào việc nhiều cựu tướng lãnh ủng hộ cải cách lên cầm quyền mà đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà lại được phép hoạt động trở lại và ra tranh cử 44 trên tổng số 45 đơn vị vào ngày 01/04/2012.

Theo nhận xét của một số chuyên gia, thì hầu như chắc chắn là bà sẽ trúng cử, trừ phi có gian lận lớn. Tuy nhiên, theo họ khả năng này rất ít. Nếu như các nhà lãnh đạo phương Tây xem đây như là một « Mùa Xuân Miến Điện », thì đối với nhiều chuyên gia, chính bà Aung San Suu Kyi sẽ người quyết định thời điểm hợp lý để dỡ bỏ lệnh trừng phạt.

Vào năm 1990, đảng Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ của bà đã đạt được 392 trên tổng số 485 ghế tại Quốc hội. Nhưng các tướng lãnh đã từ chối không chấp nhận thất bại. Từ đó, người phụ nữ mà nhân dân Miến Điện mệnh danh là « Quý Bà » cũng bị tước đoạt tự do.

Tháng 9 năm 2007, bà đã ra khỏi căn nhà cũ nát để chào đón các nhà sư xuống đường biểu tình, phản đối đàn áp trong nước mắt. Tháng 11 năm 2010, bà tái xuất hiện, khuôn mặt rạng ngời và tự do, nhưng bà không thể hành động.

Cho đến khi bà được tổng thống Thein Sein mời đến thủ đô Naypyidaw để tọa đàm, kể từ đó mọi thứ bắt đầu thay đổi. Nhận xét về chuyến đi thủ đô của bà, giám đốc điều hành tờ Tiếng nói dân chủ Miến Điện, một tờ báo lưu vong có trụ sở tại Thái Lan cho rằng « Điều này có lợi cho hình ảnh của chế độ. Aung San Suu Kyi có thể thuyết phục được cộng đồng quốc tế (…) rằng chế độ đang thực hiện cải cách ».

Sinh ngày 19 tháng 06 năm 1945, bà Aung San Suu Kyi từng là học sinh của một trong những trường danh giá nhất tại Rangoon trước khi sang học tại Ấn Độ, nơi mẹ bà làm đại sứ. Sau đó, bà lên đường tiếp tục học tại trường đại học danh tiếng Oxford của Anh. Tại đây, bà đã gặp gỡ và kết hôn với một giáo sư người Anh là Michael Aris và họ có hai người con.

Tháng Tư năm 1998, bà buộc phải trở về Miến Điện để chăm sóc mẹ và từ đó không bao giờ rời xa đất nước. Hồi hương vào đúng thời điểm cả nước nổi dậy, bà đã đọc bài diễn văn đầu tiên vào tháng 8 cùng năm trước công chúng, làm rúng động trái tim của người Miến Điện bởi một sức mạnh và phẩm cách mà không ai có thể phủ nhận được.

Thế rồi đàn áp xảy ra làm thiệt mạng gần 3000 người. Nhưng một gương mặt tiêu biểu xuất hiện.

Được phương Tây ủng hộ, bà đã quyết định ở lại Miến Điện vào năm 1999. Trong khi đó, chồng bà qua đời vì căn bệnh ung thư tại Anh quốc trong nỗi canh cánh lo sợ sẽ không bao giờ được gặp lại bà.

Ông Trevor Wilson, cựu đại sứ Úc tại Miến Điện nhận định: "Nếu trúng cử, bà sẽ phải thay đổi mọi thứ ở bên trong. Bà có khả năng thúc đẩy tiến trình cải cách mở rộng hơn nữa như chưa từng có ở Miến Điện”.


Một năm cải cách Miến Điện

2011:

Ngày 30/03/2011 : Cựu thủ tướng Thein Sein, một người xuất thân từ hàng ngũ quân đội chính thức được đề cử vào chức vụ tổng thống. Tập đoàn quân sự Miến Điện tự giải tán. Tướng Than Shwe liên tục cầm quyền từ năm 1992 về hưu. Cộng đồng quốc tế tố cáo Miến Điện tiến hành cải tổ về mặt hình thức.

Ngày 06/07/2011 : Lần đầu tiên kể từ khi được trả tự do vào tháng 11/2010 nhà đối lập Aung San Suu Kyi rời khỏi Rangoon đến viếng thăm Bagan, một thành phố ở miền trung. Một tháng sau, bà đến Bago ở phía bắc Rangoon với mục đích chính trị.

Ngày 19/08/2011 : Cuộc gặp lịch sử giữa giải Nobel Hòa bình 1991, Aung San Suu Kyi với tổng thống Thein Sein tại Naypyidaw.

Ngày 18/09/2011 : Aung San Suu Kyi đánh giá « tích cực » tiến trình cải tổ tại Miến Điện nhưng thận trọng về khả năng chính quyền tiếp tục trên con đường cải tổ.

Ngày 30/09/2011 : Tổng thống Thein Sein bất ngờ quyết định đình chỉ dự án xây đập thủy điện tại bang Kachin. Đây là một dự án do Trung Quốc tài trợ và gây nhiều tranh cãi.

Ngày 12/10/2011 : Naypyidaw trả tự do cho 200 tù chính trị trong đó có nghệ sĩ danh tiếng Zarganar.

Ngày 17/11/2011 : Hiệp hội các nước Đông Nam Á đồng ý trao chức chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2014 cho Miến Điện.

Ngày 19/11/2011 : Chính quyền tiến hành đối thoại với các nhóm vũ trang thuộc các sắc tộc thiểu số. Từ đó đến nay một số thỏa thuận ngưng bắn đã được ký kết. Cho dù các thỏa thuận đó còn mong manh.

Ngày 30/11/2011 : Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton công du Miến Điện. Sự kiến chưa từng có từ hơn 50 năm qua.

2012:

Ngày 05/01/2012 : Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo được phép tham gia bầu cử bổ sung ngày 01/04/2012. Trước đó vào tháng 5/2010 tổ chức chính trị này đã bị giải thế.

Ngày 13/01/2012 : Thêm một đợt trả tự do cho các tù nhân chính trị, trong đó có những gương mặt nổi bật của phong trào nổi dậy năm 1988 và cựu thủ tướng Khin Nyunt. Ông Khin Nyunt từng là nạn nhân của đợt thanh lọc năm 2004.

Ngày 16/01/2012 : Chủ tịch Quốc hội Shwe Mann tuyên bố « Miến Điện không có sự lựa chọn nào khác ngoài con đường dân chủ ».

Ngày 23/01/2012 : Liên Hiệp Châu Âu bắt đầu giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt Miến Điện.

Ngày 11/02/2012 : Aung San Suu Kyi khởi động chương trình vận động tranh cử tại Kawhmu, đơn vị bầu cử gần Rangoon. Tiếp theo đó là vòng vận động kéo dài trong cả tháng để ủng hộ các ứng viên của Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ.

Ngày 21/03/2012 : Miến Điện mời quan sát viên quốc tế theo dõi bầu cử bổ sung.

Ngày 25/03/2012 : Vì lý do sức khỏe Aung San Suu Kyi bắt buộc phải hủy vài chặng cuối của cuộc vận động tranh cử.

Ngày 01/04/2012 : Bầu cử bổ sung mở đường cho nhà đối lập Aung San Suu Kyi vào Nghị viện


Đức Tâm - RFI

viethoaiphuong
#11 Posted : Friday, June 15, 2012 11:05:02 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Hơn hai mươi năm sau, Aung San Suu Kyi nhận giải Nobel được trao tặng cho bà


OSLO (Reuters) : Lãnh tụ đối lập Miến Điện - Aung San Suu Kyi, vào thứ Bảy đã nhận giải thưởng Nobel Hòa bình được trao tặng cho bà vào năm 1991, trong lúc bà đang còn bị quản thúc tại gia trên quê hương của bà. /Photo prise le 16 juin 2012/REUTERS/Daniel Sannum Lauten/Pool




Aung San Suu Kyi : Từ tù nhân can đảm trở thành dân biểu Quốc hội


Aung San Suu Kyi bên cạnh thủ tướng Jens Stoltenberg và quốc vương Na Uy Haraldduring (phải) tại Oslo 15/06/ 2012 (AFP)

Thanh Phương - RFI - Thứ bảy 16 Tháng Sáu 2012
Có người đã so sánh bà Aung San Suu Kyi với Nelson Mandela, lên cầm quyền ở Nam Phi sau 27 năm ngục tù. Trong 24 năm đấu tranh dân chủ, bà đã bị giam cầm hoặc quản thúc tại gia tổng cộng 15 năm. Nhưng dù bị tù đày hay là công dân tự do, Giải Nobel Hòa bình 1991 vẫn không thay đổi : không hề sợ hãi trước bạo quyền, không nuôi hận thù với kẻ thù cũ.

Thời thế tạo anh hùng. Vào năm 1988, lúc đó đang sống với chồng con ở Anh quốc, bà Aung San Suu Kyi đã trở về Miến Điện để thăm mẹ đang lâm bệnh nặng. Nhưng người con gái của vị anh hùng dân tộc Miến Điện Aung San đã hy sinh hạnh phúc gia đình, ở lại sát cánh với đồng bào, khi cuộc nổi dậy của quần chúng bị dìm trong biển máu.

Tháng 9/1988, Aung San Suu Kyi và một số người khác đứng ra thành lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ. Chỉ vài tháng sau, bà đã bị quản thúc tại gia lần đầu tiên năm 1990. Mặc dù lãnh đạo bị giam cầm, Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ đã giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử Quốc hội năm đó. Nhưng tập đoàn quân phiệt cầm quyền đã không công nhận kết quả này.

Ngay từ năm 1991, thế giới đã tuyên dương cuộc đấu tranh cho dân chủ của bà Aung San Suu Kyi qua việc trao tặng Giải Nobel Hòa bình, mà các con trai và chồng của bà phải đến Oslo nhận thay, vì bà đang bị quản thúc tại gia. Khi chồng qua đời vì bệnh ung thư năm 1999 ở Anh quốc, Aung San Suu Kyi đã quyết định vẫn ở Miến Điện, vì sợ rằng một khi rời khỏi nước, bà sẽ không được quay trở về.

Đúng 21 năm sau, lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi, mà vài ngày nữa sẽ mừng sinh nhật 67 tuổi, mới đến được thủ đô Na Uy để đọc bài diễn văn nhận giải Nobel, nhờ tình hình Miến Điện nay đã thay đổi rất nhiều. Chính quyền « dân sự », thay thế tập đoàn quân phiệt bị giải tán, đã tiến hành nhiều cải cách theo hướng dân chủ hóa. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ trở thành đảng đối lập hàng đầu ở Quốc hội và bà Aung San Suu Kyi đắc cử dân biểu, được tự do đi lại.

Thật ra, như nhận định của đại sứ Úc tại Rangun, ông Trevor Wilson, vai trò mới của bà Aung San Suu Kyi trên sân khấu chính trị Miến Điện vẫn chưa được định hình rõ ràng. Nhưng trong cuộc tranh cử vừa qua, mỗi khi nhà đối lập Miến Điện đến đâu, bà đều được đông đảo dân chúng đón tiếp cuồng nhiệt, cho thấy họ đặt rất nhiều hy vọng vào bà.

Uy tín của bà Aung San Suu Kyi ở nước ngoài cũng vẫn không suy giảm, thể hiện qua chuyến xuất ngoại đầu tiên từ năm 1988 tại Thái Lan cách đây khoảng hơn 2 tuần lễ, cũng như qua chuyến công du châu Âu lần này. Khi đến thăm Quốc hội Thụy Sĩ hôm qua, bà đã được các dân biểu đứng dậy vỗ tay chào mừng, thể hiện sự kính nễ đặc biệt đối với vị khách này.

Cách đây 21 năm, tại Oslo, con trai trưởng của Aung San Suu Kyi, Alexander, trong một bài diễn văn gây xúc động cho toàn thể cử tọa, đã nói : « Tôi biết rằng, nếu hôm nay được tự do, mẹ tôi sẽ xin quý vị cầu nguyện cho những kẻ áp bức và những kẻ bị áp bức từ bỏ vũ khí để đoàn kết xây dựng một quốc gia dựa trên lòng nhân ái, trong tinh thần hòa bình ».

Quả thật là bà Aung San Suu Kyi dù trong những ngày tháng đen tối nhất, vẫn tin tưởng là một ngày nào đó, dân chủ sẽ đến với Miến Điện, cho nên bà đã không hề sợ hãi. Đúng là một tấm gương cho các nhà đấu tranh cho dân chủ và dân quyền toàn thế giới. Với chủ trương đấu tranh bất bạo động giống như Gandhi, Aung San Suu Kyi cũng đã biết tỏ ra khoan dung với những người đã từng đày ải bà, gác bỏ hận thù để cùng với các cựu tướng lãnh đưa Miến Điện đi theo con đường hòa giải dân tộc, yếu tố cần thiết để xây dựng dân chủ và phát triển kinh tế Miến Điện.

Nhưng rất sáng suốt, Aung San Suu Kyi cũng thường khuyên mọi người là đừng nên lạc quan quá mức về tương lai của Miến Điện. Trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Na Uy tại Oslo hôm qua, Giải Nobel Hòa bình 1991 đã nhấn mạnh : « Chúng tôi hãy còn xa mới đến được mục tiêu. Con đường này sẽ không đơn giản, dễ dàng, mà sẽ rất cam go và đầy trở ngại ».

Dầu sao, đối với ông Geir Lundestad, thư ký điều hành Ủy ban Nobel, việc bà Aung San Suu Kyi đến được Oslo là cả một « bài học lạc quan ». Ông tuyên bố : « Điều đó cho thấy là về lâu dài, không ai có thể cầm quyền trái với ý nguyện của nhân dân ».


viethoaiphuong
#12 Posted : Monday, June 18, 2012 3:47:45 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Ân xá Quốc tế vinh danh bà Suu Kyi



Bà Suu Kyi nhận Giải Đại sứ của Lương tâm


VOA - 18.06.2012
Ireland hôm thứ Hai hoan nghênh lãnh tụ dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi khi bà thăm nước này trong một thời gian ngắn và nhận Giải Đại sứ của Lương tâm, giải thưởng nhân quyền cao nhất của Tổ chức Ân xá Quốc tế.

Giải thưởng hàng năm của Ân xá Quốc tế được trao cho những người chứng tỏ “khả năng lãnh đạo đặc biệt” trong việc cổ vũ cho nhân quyền và lương tâm con người.

Bà Aung San Suu Kyi từ Na Uy đến Dublin cùng với Bono, ca sĩ nhạc rock đồng thời là nhà hoạt động nhân đạo.

Những nhà hảo tâm, những nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng của Ireland, các nghệ sĩ, thi sĩ, ca sĩ và những người hoạt động trong ngành giải trí tụ tập tại quảng trường Canal ở Dublin tham dự buổi hòa nhạc vinh danh bà.

Từ Ireland, bà sẽ tiếp tục đi thăm London để đoàn tụ với hai người con trai đã trưởng thành và sẽ đọc diễn văn tại trường đại học Oxford hôm thứ Tư và tại Quốc hội Anh hôm thứ Năm.
viethoaiphuong
#13 Posted : Tuesday, June 19, 2012 5:03:12 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Bà Aung San Suu Kyi bắt đầu tại Anh quốc với cuộc viếng thăm ghi dấu kỷ niệm



AFP - Nhà lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi đã bắt đầu tuần lễ ở Anh kể từ thứ Ba, đặc biệt cũng là để mừng sinh nhật thứ 67 của bà tại Oxford, nơi bà học đại học và gặp người chồng và cũng là cha của hai đứa con bà .
"Happy birthday to you", hàng ngàn người cùng hát vang hội trường đại học kinh tế London, khi bà tới phát biểu vào sáng thứ Ba.
Bà cho biết là rất cảm động với sự chào đón nồng nhiệt ở tất cả mọi nơi bà đến trong những ngày công du châu Âu lần đầu tiên, sau 24 năm bị quản chế tại Miến Điện.
"Chính là các bạn đã cho tôi sức mạnh để tiếp tục", bà nói, trước khi thêm vào với một nụ cười: "Tôi cho là tôi cũng rất bướng bỉnh"


Bà Suu Kyi tham dự cuộc thảo luận tại trường đại học Khoa học Kinh tế Chính trị London

"Nếu chúng tôi không làm được việc sửa đổi Hiến pháp để hòa hợp với nguyện vọng của người dân của đất nước chúng tôi, thì khó có thể mang lại sự hiệp nhất và hòa bình mà chúng tôi muốn tìm kiếm," bà nói trong một cuộc tranh luận về " Nhà nước pháp quyền", điều đó có nghĩa là "cần phải thương lượng tiếp tục với quân đội" Miến Điện.

Cựu sinh viên của Oxford


Trong chuyến thăm đầu tiên tới châu Âu kể từ năm 1988, bà đã chọn thứ Ba này để trở lại Oxford, nơi bà học đại học từ năm 1964 - 1967 và sau đó sống với Michael Aris, kết hôn vào năm 1972.
Chiều thứ Ba, một cuộc họp riêng được tổ chức cho sinh nhật của bà. "Tôi hy vọng sẽ không bị nhuốm buồn", bà nói với BBC. "Tôi muốn gặp lại bạn bè cũ và thăm lại những nơi tôi đã từng hạnh phúc."
Quay trở lại Miến Điện vào tháng Tư năm 1988 để chăm sóc mẹ của bà bị lâm bệnh nặng, sau đó bà bị quản chế suốt hai thập niên. Cũng kể từ đó bà Aung San Suu Kyi phải xa hai con, ở lại Vương quốc Anh với cha của họ, một chuyên gia về Tây Tạng.
Vì sợ rằng chính quyền quân sự không cho phép quay trở lại Miến Điện, bà đã chọn ở lại Rangoon, trong khi đó chồng bà qua đời vì bệnh ung thư tuyến tiền liệt vào năm 1999.
Con trai út Kim, 35 tuổi, hiện đang sống ở Oxford, nên có lẽ sẽ có mặt trong lễ mừng sinh nhật của bà.
Nhưng không được biết về Alexander, 39 tuổi, hiện sống ở Hoa Kỳ và chưa từng gặp lại kể từ khi bà được trả tự do. Anh là người đã đọc bài phát biểu tại Oslo trong lễ trao giải Nobel hòa bình cho mẹ của mình vào năm 1991, mà bà vắng mặt.
Bà Aung San Suu Kyi đã được chào đón tại Oxford và được nhận bằng tiến sĩ danh dự từ Chủ tịch Đại học và Thống đốc cũ của Hồng Kông, Chris Patten.


Quốc hội thứ Năm

Thứ Năm, bà sẽ đọc phát biểu tại Quốc hội London, một đặc ân hiếm hoi. Cùng ngày bà sẽ gặp Thủ tướng David Cameron và Thái tử Charles. Bà sẽ gặp phó Thủ tướng Nick Clegg vào tuần tới, trước khi rời khỏi Anh đi Pháp.
Tối thứ Hai, bà đã được ca ngợi như là một ngôi sao nhạc rock tại một buổi hòa nhạc để vinh danh bà ở Dublin, trong đó ca sĩ Bono đã trao cho bà giải thưởng của Tổ chức Ân xá quốc tế để ghi nhận cuộc đấu tranh cho nhân quyền.
Nhà lãnh đạo đối lập Miến Điện, được trả tự do năm 2010 và trở thành đại biểu Quốc hội từ tháng Tư, trong cuộc bầu cử bổ khuyết, đã được mời đến thăm Vương quốc Anh bởi chính ông Cameron, vị lãnh đạo chính phủ phương Tây đầu tiên đến thăm Miến Điện kể từ khi cuộc đảo chính quân sự năm 1962.
Bà bắt đầu từ ngày 13 tháng 6 tại Thụy Sĩ trong chuyến công du lịch lịch sử châu Âu, sau đó bà tới Na Uy và Ireland. Vương quốc Anh là chặng dừng chân thứ tư của cuộc hành trình và sẽ kết thúc tại Pháp, từ ngày 26 - 29 tháng 6

HTMT dịch tin tức báo điện tử Pháp - 19.6.2012

Phượng Các
#14 Posted : Saturday, June 23, 2012 10:40:23 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nhân chuyện bà Aung San Suu Kyi tới Anh
Nguyễn Giang

BBCVietnamese.com


Cập nhật: 13:34 GMT - thứ sáu, 22 tháng 6, 2012
Thứ Ba vừa qua, tôi được mời dự cuộc gặp mặt với bà Aung San Suu Kyi vào thăm trụ sở của BBC tại London.

Tòa nhà New Broadcasting House từ lúc khai trương mươi tuần trước cũng đã đón nhiều đoàn khách hoặc các nhân vật nổi tiếng tới thăm.


Các nhà báo BBC Miến Điện đón bà Aung San Suu Kyi

Các bài liên quanBà Suu Kyi phát biểu trước Quốc hội AnhBà Suu Kyi nhấn mạnh nhà nước pháp quyềnXem01:23Bà Suu Kyi xúc động khi thăm BBC
Chủ đề liên quanAsean, Miến Điện
Nhưng ngày bà Suu Kyi đến có không khí khác hẳn.
Ngoài chủ tịch hội đồng quản trị Chris Patten, tổng giám đốc Mark Thompson và giám đốc Global News, ông Peter Horrocks còn có các trưởng biên tập khu vực, một số nhà báo tiếng Anh kỳ cựu, nhóm quay phim BBC TV, và ban Miến Điện được mời đến lễ đón bà trong khoảng 30 phút, địa điểm là khu tiếp khách trên tầng 5.

Lý do ban giám đốc nêu ra là Bộ Ngoại giao Anh yêu cầu hạn chế số người vì lý do an ninh.

Nhưng ngay từ sáng, những nhân viên, nhà báo khác của BBC, với con số hàng trăm người, đã bàn tán, chờ đón người phụ nữ nổi tiếng từ Miến Điện.

Họ xuống dưới khu sân rộng trước tòa nhà, tụ tập bên ngoài thang máy ở tầng 5 để ‘xem Aung San Suu Kyi’.

Cả trong và ngoài khu vực dành cho lễ đón, tôi thấy ai ai cũng hồ hởi nói chuyện cứ như là đi hội.

Ban Miến Điện thì tíu tít sửa sang trang phục dân tộc, chia người chụp ảnh, chọn hoa. Tiếng ồn tưởng như người ta đang đi chợ hoặc sắp chen nhau vào xe điện ngầm.

Nhưng khi bà từ thang máy bước vào khu đón tiếp, được các ông Patten, Thompson và Horrocks dẫn lối thì đột nhiên cả tầng 5 của tòa nhà BBC bỗng im bặt.

Hàng trăm con mắt dồn vào người phụ nữ châu Á gầy gò, mắt sáng, tóc đeo một chùm hoa trắng, nhẹ bước rẽ đám đông tiến vào.

Tôi chú ý đến cử chỉ, nụ cười và cách thức bà Suu Kyi đối đáp trước diễn từ long trọng của các quan chức hàng đầu thuộc về phía BBC.

Sự sang trọng của lương tâm


Dù con nhà nòi, có bố là tướng, mẹ là nhà ngoại giao, bản thân học ở Anh, lấy chồng người Scotland bà Aung San Suu Kyi nhìn gần vẫn hoàn toàn là một phụ nữ Á Đông nhẹ nhàng, mảnh khảnh, nét hiền từ, gò má hơi cao.

Bà cũng luôn giữ thái độ ‘cho Tây nói trước’, tức là lịch sự nhường và luôn cười, theo thói quen người châu Á chúng ta hay làm khi đối thoại với người Âu Mỹ vốn mạnh bạo về cách giao tiếp,

Khi ông Horrocks trao chiếc microphone làm quà từ BBC, bà tỏ ra ngạc nhiên một thú vị và hỏi (đùa): “Tôi có dùng nó được ngay không?”

Đó là câu tiếng Anh đầu tiên tôi nghe thấy bà nói từ lúc bước vào vì trước đó, chỉ có các quan chức BBC thay nhau đón chào, giới thiệu bà.

Ai cũng cười và ông tổng giám đốc như lo bà không hiểu là cần dùng chiếc microphone nào nên mau mắn chỉ lối để bà bước ra đằng sau chiếc bục đặt sẵn với hệ thống bá âm để phát biểu.

Bà Aung San Suu Kyi bắt đầu nói, chủ yếu là cảm ơn BBC đã duy trì luồng thông tin, bằng cả chương trình tiếng Anh và tiếng Miến Điện, đem lại hy vọng cho đất nước của bà những ngày đen tối.

Như mỗi khi nghe người nước ngoài nói tiếng Anh, tôi chú ý đến giọng của bà.

Bà nói tiếng Anh vẫn có âm sắc Miến Điện, hay châu Á, không phải là cách nói quý tộc của những ‘con nhà’ được bố mẹ giàu có hoặc làm quan chức từ Trung Quốc, Trung Đông, Nam Á gửi sang Anh du học từ nhỏ.

Giọng nói của bà rõ ràng, cách lập luận nhẹ, khúc chiết, không nặng về chính trị mà toàn nói về cách trải nghiệm riêng với làn sóng BBC khi bị giam tại gia, khi gặp đồng bào Miến Điện ở các tỉnh, các làng xa xôi.

Nhưng bà cũng rất ý nhị kiểu Ăng Lê khi ‘tự hỏi’ bằng một nụ cười có vẻ ngạc nhiên rằng không hiểu vì sao, từ lúc bà được tự do thì một loạt chương trình yêu thích của bà trên làn sóng BBC đã không còn nữa.

Tôi để ý thấy các lãnh đạo BBC đều yên lặng dù ai cũng hiểu bà có ý trách đài đã cắt bỏ nhiều chương trình trong cuộc cải tổ số hóa và chuyển hướng chiến lược.

Sau đó, bà Aung San Suu Kyi được mời vào một phòng riêng gặp các nhà báo BBC Miến Điện, vốn tri âm tri kỷ với bà trong bao năm.

Sau cuộc gặp, ông Peter Horrocks gửi email cho nhân viên rằng lễ đón Aung San Suu Kyi là điểm nhấn cho toàn bộ BBC từ khi chuyển vào trụ sở mới.

Tôi thoáng nghĩ, có điều gì thật đặc biệt: trụ sở xây mất hơn một tỷ bảng với hàng nghìn nhân viên phải chờ bà Aung San Suu Kyi, một người không tiền của vào 'xông nhà'.


Lưỡng viện Quốc hội Anh nghe bà Suu Kyi đọc diễn văn

Sự sang trọng như thế đến từ lương tâm và tinh thần công ích nhiều hơn là sự đồ sộ của công trình.

Sau khi rời BBC, bà Suu Kyi tiếp tục thăm Anh và chuyến đến Điện Westminster của bà để đọc diễn văn trước Quốc hội được truyền hình trực tiếp.

Tôi cũng lao vào lo các việc khác nên không để tâm nhiều nữa đến phần tiếp trong chuyến đi Anh của bà.

Nhưng lời bình của một đồng nghiệp ban Ả Rập hôm qua làm tôi giật mình.

Biết tôi hay bàn chuyện Asean, anh nói: “Cả một thế kỷ nay, Anh Quốc chưa đón ai với nhiều vinh dự như bà Suu Kyi”.

Quả thật, trước bà chỉ có chuyến thăm Anh của Thánh Gandhi từ Ấn Độ thu hút cả nước.

Nhưng khi Gandhi sang Anh năm 1931, phe hữu vẫn tuyên truyền rằng ông tìm cách phá hoại ngành dệt may của Anh (sau yêu sách đòi London thương mại bình đẳng, không để thợ dệt Ấn phá sản vì bán hàng Anh vào ồ ạt), khiến nhiều báo đả kích ông.

Nay, một phụ nữ Đông Nam Á đã được mọi giới ở Anh ngưỡng mộ, và được chính quyền đón trọng thể chưa từng có.

Trước bà, chỉ có Nữ hoàng Anh là phụ nữ duy nhất đọc diễn văn trước hai viện của Quốc hội.

Thái độ của người Anh với một phụ nữ từ Asean làm tôi suy nghĩ.

Một thời gian trước, các vị như Mahathir Mohammad, Lý Quang Diệu vẫn đề cao giá trị châu Á như thể Á châu có gì đó ưu việt về quản trị xã hội hơn Âu Mỹ.

Nhưng cái họ đề cao lại nặng về cấm đoán, phạt tiền, bêu riếu, đè nén tự do cá nhân nhân danh quyền lợi tập thể hơn là tính nhân văn, tao nhã – những giá trị châu Á khác – mà bà Aung San Suu Kyi đang thể hiện.

Ở một góc độ khác, các lãnh đạo Trung Quốc, Việt Nam cũng vẫn nhấn mạnh đến tính đặc thù lịch sử, dân tộc để cho rằng các giá trị văn hóa bác bỏ mô hình dân chủ Phương Tây.

Bà Aung San Suu Kyi đã chứng minh ngược lại, và làm điều đó bằng đúng những gì người châu Á chúng ta vẫn tự hào về văn minh lâu đời của mình là tính nhân bản, mềm mại mà sâu sắc, tình nhiều hơn lý.

Sức mạnh từ đâu?

Trong các bài viết của bà mà tôi được đọc, Aung San Suu Kyi dùng nhiều khái niệm của Phật giáo, của trí tuệ dân gian Miến Điện.


Bà Aung San Suu Kyi nói đến thăm BBC như 'trở về nhà'

Nhưng bà cũng trích dẫn các triết gia, các nhà hoạt động nhân quyền châu Âu và chuyến đi sang Thuỵ Sĩ, Na Uy, Ireland và Anh của bà là dịp giới thức giả và quyền quý ở châu lục này xem lại mình.

Các bạn trong ban BBC Miến Điện cho tôi hay cả ‘phái đoàn’ của Aung San Suu Kyi sang châu Âu chỉ có đúng bốn người phụ tá bà, trong đó một người đã là bác sĩ chuyên lo sức khỏe cho bà, một người nữa là dân biểu trẻ của NLD đi công du để mở rộng quan hệ.

Toàn bộ lịch trình làm việc, từ gặp Tổ chức Lao động Quốc tế ở Geneva, diễn văn trước Ủy ban Nobel ở Oslo, thăm giới nghiệp đoàn Ireland, tới BBC, trả lời phỏng vấn truyền hình của Newsnight, vào Phủ thủ tướng, thăm Hoàng gia Anh đều do một mình bà tự lo, tự soạn, tự trình bày.

Mà đến đâu bà cũng nói không cần cầm giấy, tự nhiên, và rất có duyên.

Nếu mà nói về ‘ngoại giao con nhà nghèo’ lại đạt hiệu quả đẳng cấp quốc tế cao nhất thì tôi chưa biết có ai hơn bà Aung San Suu Kyi.

Tôi tin rằng thấm nhuần Phật giáo và rất sắc về chính trị, bà Suu Kyi đã lấy cái ‘không có’ của mình và của phong trào dân chủ Miến Điện, và cái nghèo chưa bị đầu tư của xã hội đó thành một vũ khí ngoại giao lợi hại.

Tôi cũng được dự nhiều cuộc tiếp tân thì thường thấy quan chức châu Á sang Anh hay mời gọi đầu tư như một cách ‘bán hàng’, muốn giới tư bản vào khai thác xứ sở của mình càng nhiều càng hay.

Bà Aung San Suu Kyi là người châu Á đầu tiên thẳng thắn nói nếu các đại công ty như BP của Anh vào Miến Điện đầu tư thì rất hoan nghênh, nhưng họ cần nghĩ đến người dân, và đừng dùng đồng tiền gây ra tham nhũng và tiếp tay cho giới giàu tiền và giàu quyền.

Mặt khác, tôi tin rằng người châu Âu, vốn đang trong giai đoạn tinh thần bị xuống mạnh vì chao đảo của đồng euro, của sự đổ vỡ hàng loạt giá trị, cũng thầm mong được nghe thấy gì đó có ý nghĩa sâu sắc từ bà Suu Kyi.

Hôm qua, lúc đi thang máy, tôi tình cờ thấy một cô gái Anh khoe trên mobile phone với bạn hình chụp được bà Aung San Suu Kyi vào thăm đài hôm đầu tuần.

Như thế, bà Aung San Suu Kyi quả đã là một ngôi sao của châu Á trong tâm trí người dân bình thường nhất ở Anh.

Tôi thấy tự hào lây cho người Miến Điện và cũng có thêm một chút hy vọng cho Asean.
viethoaiphuong
#15 Posted : Tuesday, September 18, 2012 11:02:56 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Ngoại trưởng Clinton chào đón bà Aung San Suu Kyi tại Washington



Lãnh tụ dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi gặp Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Bộ Ngoại giao ở Washington, ngày 18/9/2012


VOA - 18.09.2012
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton chào đón bà Aung San Suu Kyi đến Washington, bắt đầu chuyến thăm đầu tiên của lãnh tụ dân chủ đối lập Miến Ðiện đến Hoa Kỳ kể từ khi bà được trả tự do, thôi bị quản thúc tại gia vào năm 2010.

Trong phát biểu ngắn với các phóng viên báo chí khi bắt đầu cuộc gặp gỡ hôm nay, thứ Ba, Ngoại trưởng Clinton nói rằng chuyến thăm của bà Aung San Suu Kyi đến Hoa Kỳ tạo ra một không khí nhiệt tình và phấn khởi lớn.

Lãnh tụ đối lập Miến Ðiện đã đến Hoa Kỳ hôm qua, thứ Hai, bắt đầu chuyến thăm 17 ngày.

Theo dự tính, bà sẽ phát biểu về chuyển tiếp chính trị ở Miến Ðiện và những thách thức mà nước này đang đối diện.

Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình sẽ đến thăm Ðài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA, trong ngày hôm nay, thứ Ba.

Chuyến thăm Hoa Kỳ của bà Suu Kyi trùng với dịp Tổng thống Miến Ðiện Thein Sein cũng đến Hoa Kỳ để phát biểu tại Ðại hội đồng Liên hiệp quốc.

Trong năm qua, bà Aung San Suu Kyi đã chuyển đổi từ nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của Miến Điện thành một thành viên của quốc hội nước này.

Tại Washington, bà Aung San Suu Kyi sẽ nhận Huy chương Vàng Quốc hội, vinh dự cao quý nhất của quốc hội Mỹ dành cho những nhân vật dân sự.
viethoaiphuong
#16 Posted : Tuesday, September 18, 2012 9:45:56 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

VOA phỏng vấn lãnh tụ đối lập Miến điện Aung San Suu Kyi



Bà Aung San Suu Kyi nói chuyện với Giám đốc đài VOA David Ensor


VOA - 18.09.2012
Lãnh tụ đối lập Miến điện Aung San Suu Kyi nói rằng cải cách chính trị và kinh tế ở đất nước bà không phải là không thể đảo ngược, nhưng bà cảm thấy được khích lệ về những bởi tiến bộ đã đạt được cho đến nay. Khôi nguyên Giải Nobel Hòa bình đã đến thăm trụ sở chính của đài VOA tại Washington, và nói chuyện với phóng viên Scott Stearns.

Tốc độ của đà thay đổi chính trị ở Miến Điện trong hai năm qua quả đáng ngạc nhiên: từ việc chấm dứt việc quản thúc tại gia bà Aung San Suu Kyi, tới việc bà được bầu vào Quốc hội, cho tới việc tháo gỡ hầu hết các biện pháp cấm vận, và việc phóng thích hơn 500 tù nhân chính trị trong tuần này.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo thân dân chủ nói rằng tiến trình chuyển biến của Miến Điện không phải là không thể đảo ngược, cho đến khi quân đội hoàn toàn cam kết ủng hộ thay đổi.

Bà Suu Kyi phát biểu:

"Theo hiến pháp hiện hành, quân đội vẫn có thể nắm quyền kiểm soát tất cả các bộ phận của chính phủ nếu họ xét việc này là cần thiết. Vì vậy, cho tới khi quân đội khẳng định rõ và một cách nhất quán sẽ hỗ trợ tiến trình dân chủ, chúng ta không thể nói tiến trình đó không thể bị đảo ngược. Nhưng tôi cũng không nghĩ rằng chúng ta phải lo sợ quá đáng về nguy cơ một sự đảo ngược sẽ xảy ra.".

Quân đội đã cai trị Miến Điện trong nhiều thập niên, và đã ra sức đàn áp tất cả mọi phe đối lập. Do đó, Hoa Kỳ và nhiều nước khác đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với chính phủ Miến điện.

Cuộc bầu cử năm 2010 đã bầu lên một số nhà lãnh đạo chính trị mới, những người tuy là dân sự, song có quan hệ mật thiết với quân đội. Tuy nhiên, chính phủ mới đã từng bước thực hiện cải cách chính trị và kinh tế, dẫn tới quyết định của Washington giảm bớt các biện pháp trừng phạt.


Các nhân viên đài VOA ngưỡng mộ bà Suu Kyi đã nồng nhiệt chào đón khi bà đến thăm đài
​​
Trong một cuộc phỏng vấn tại trụ sở Đài VOA ở Washington hôm thứ Ba, bà Aung San Suu Kyi nói bà ủng hộ quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại mà Hoa Kỳ áp đặt lên Miến Điện bởi vì theo lời bà, đã đến lúc để người dân Miến Điện đứng trên hai chân của chính họ. Bà nói:

"Đã có nhiều nhận định rằng các biện pháp trừng phạt Miến Điện đã tác động tới Miến điện về phương diện kinh tế, nhưng tôi không đồng ý với quan điểm đó. Nếu bạn nghiên cứu các phúc trình của Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF chẳng hạn, thì tổ chức này đã nêu lên khá rõ ràng rằng tác động kinh tế đối với Miến Điện không đến nỗi nào. Tuy nhiên theo tôi, tác động chính trị của các biện pháp cấm vận rất lớn, và điều đó đã giúp chúng tôi trong cuộc đấu tranh cho dân chủ."

Trong cương vị là lãnh đạo của phe đối lập, Liên Minh Đấu tranh vì Dân Chủ Miến điện, bà Aung San Suu Kyi đã trải qua gần hai thập niên trong tình trạng bị giam giữ. Trong suốt những năm đó, bà nói bà tin rằng bà đang trên con đường mà chính mình đã chọn, và hoàn toàn chuẩn bị sẵn sàng để tiếp tục tiến lên trên con đường đó.

Thế bà muốn nói gì với những người tại các nước khác đang trong tình huống tương tự, đang hướng về bà để tìm nguồn cảm hứng?

"Trước hết, tôi sẽ nói đừng từ bỏ hy vọng. Đồng thời tôi sẽ nói rằng không có hy vọng nếu không có nỗ lực. Chúng ta phải cật lực làm việc. Chúng ta phải cố gắng. Chỉ ngồi đó mà hy vọng là không đủ. Ta phải làm việc để những niềm hy vọng của mình trở thành hiện thực."

Trong chuyến đi thăm đầu tiên của bà tới Hoa Kỳ trong hơn 20 năm qua, bà Aung San Suu Kyi sẽ được trao Huân chương Vàng của Quốc hội Hoa Kỳ. Bà còn là khách mời danh dự tại một buổi dạ tiệc do Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chủ trì.



Bà Suu Kyi hối thúc quân đội Miến Điện ủng hộ cải cách



Phóng viên đài VOA Scott Stearns phỏng vấn bà Aung San Suu Kyi

Lãnh tụ dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi nói con đường dẫn tới một tương lai dân chủ cho nước bà sẽ không thể đảo ngược cho tới khi quân đội lên tiếng hoàn toàn ủng hộ tiến trình này.

Đề cập đến 15 năm bị quân đội ra lệnh quản thúc bà tại gia, bà Aung San Suu Kyi nói “Tôi bước trên con đường mà tôi đã chọn.”

Bà Suu Kyi nói bà đã “chuẩn bị đầy đủ” để có thể chịu đựng những gian khổ mà bà đã chịu đựng trong thời gian này.


Bà Suu Kyi ủng hộ Hoa Kỳ giảm chế tài đối với Miến Điện


Lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi

Lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi nói trong nước bà, có nhiều người nóng lòng trông đợi việc tháo bỏ các biện pháp chế tài của Hoa Kỳ.

Trong một bài diễn văn đọc hôm thứ Ba tại Washington, bà nói các quan hệ giữa Hoa Kỳ với Miến Điện nên được căn cứ trên trách nhiệm. Bà nhận định:

“Tôi không nghĩ là chúng ta cần bám víu vào những biện pháp chế tài không cần thiết, bởi vì tôi muốn người dân nước tôi phải chịu tránh nhiệm về số phận của chính mình và không nên phụ thuộc quá nhiều vào những hỗ trợ từ nước ngoài.”

Tổng thống Barack Obama đang xem xét khả năng giảm bớt một số biện pháp chế tài gắt gao đã áp đặt lên Miến Điện vì thành tích nhân quyền tệ hại của chính phủ tiền nhiệm.

Trong bài diễn văn hôm thứ Ba, bà nói nước bà cần được viện trợ về y tế và giáo dục.
viethoaiphuong
#17 Posted : Wednesday, September 19, 2012 11:12:09 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Bà Aung San Suu Kyi nhận Huân Chương Vàng Quốc hội Hoa Kỳ



Lãnh tụ dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi nhận Huân Chương Vàng Quốc hội Hoa Kỳ tại Điện Capitol ở Thủ đô Washington, 19/9/2012


VOA - 19.09.2012
​​Lãnh tụ dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi đã nhận Huân Chương Vàng Quốc hội Hoa Kỳ trong một buổi lễ tại Điện Capitol hôm thứ Tư.

Bà đích thân nhận huân chương được trao cho bà vào năm 2008 trong khi bà bị chế độ quân nhân trước đây giam giữ tại gia.

Bà Aung San Suu Kyi cám ơn nước Mỹ trong những năm qua đã ủng hộ phong trào dân chủ tại Miến Điện dưới chế độ quân nhân. Bà dè dặt về những lạc quan cho rằng nước bà đang trên đường tiến đến tự do và dân chủ.

Ngoại trưởng Hillary Clinton, cựu Đệ nhất Phu nhân Laura Bush và các nhà lập pháp hàng đầu của Hoa Kỳ ca ngợi lòng can đảm và kiên trì của bà trong gần 14 năm bị giam giữ.

Trưởng khối Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi nhận định là sự có mặt của bà Aung San Suu Kyi tại Hoa Kỳ sau nhiều năm bị giam giữ tại Miến Điện là điều đáng chú ý và là dấu hiệu cải thiện tại Miến Điện.

Trưởng khối Cộng hòa tại Thượng viện, nghị sĩ Mitch McConnel nói bà Aung San Suu Kyi đã làm nhiều việc cho lý tưởng cải cách dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới.

Tìm hiểu về Huân Chương Vàng của Quốc hội Hoa Kỳ

Lãnh tụ dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi nhận được Huân Chương Vàng của Quốc hội Hoa Kỳ, một giải thưởng dân sự cao quý nhất của Mỹ.

Bà được trao huân chương này năm 2008, trong khi bị giam giữ tại gia, vì tài lãnh đạo và sự dấn thân của bà cho nhân quyền.

Quốc hội Mỹ trao giải cho những cá nhân hay tổ chức đã có những thành tựu ảnh hưởng đến lịch sử và văn hóa Hoa Kỳ.

Người đầu tiên nhận lãnh Huân Chương Vàng là ông George Washington, tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, năm 1776. Những người được giải khác gồm Mẹ Teresa của Ấn Độ, Đức Giáo Hoàng John Paul II, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và Mục sư Martin Luther King.

Ba Huân Chương Vàng của Quốc hội cũng được trao tặng để vinh danh những người bỏ mình trong vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, được trưng bày thường trực tại địa điểm tưởng niệm tại New York, Virginia và Pennsylvania.
viethoaiphuong
#18 Posted : Thursday, September 20, 2012 11:23:21 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tổng thống Obama gặp bà Aung San Suu Kyi



Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gặp bà Aung San Suu Kyi tại Phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 19/8/2012

Kent Klein - VOA - 20.09.2012
​​Tổng thống Barack Obama và lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi đã gặp nhau lần đầu tiên. Hai khôi nguyên giải Nobel Hòa bình hôm qua đã nói chuyện với nhau tại Tòa Bạch Ốc, vào lúc Washinton bãi bỏ các biện pháp chế tài đối với tổng thống và chủ tịch quốc hội Miến Điện. Thông tín viên đài VOA Kent Klein ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Cuộc họp kín nằm trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên của lãnh tụ dân chủ Miến Điện kể từ khi chính quyền quân nhân phóng thích bà năm 2010 sau 15 năm đặt bà trong tình trạng bị quản thúc tại gia.

Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc được công bố sau cuộc họp nói rằng Tổng thống Obama đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với lòng can đảm, quyết tâm cũng như hy sinh cá nhân của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc tranh đấu đòi dân chủ và nhân quyền.

Tổng thống Obama cũng hoan nghênh tiến bộ mà lãnh tụ dân chủ và Tổng thống Miến Điện đã thực hiện bằng cách hợp tác làm việc để tiến hành cải cách.

Trong khi đó, hôm qua, Hoa Kỳ đã bãi bỏ các biện pháp chế tài đối với Tổng thống Thein Sein và Chủ tịch quốc hội Miến Điện Thura Shwe Mann. Không đưa ra bình luận, Bộ Tài chính Mỹ đã gạt bỏ cả hai giới chức này ra khỏi danh sách các cá nhân và công ty bị cáo buộc có liên hệ với khủng bố, ma túy hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác.

Bà Aung San Suu Kyi gần đây đã kêu gọi bãi bỏ các biện pháp chế tài của Mỹ đối với Miến Điện. Trong một cuộc phỏng vấn với đài VOA hôm thứ Ba, bà cho biết các biện pháp chế tài đã giúp gây áp lực đối với phe quân nhân phải tiến hành cải cách, nhưng nói rằng giờ là lúc người dân Miến Điện phải tự lực cánh sinh.

Miến Điện đã thực hiện các cải cách chính trị và kinh tế trong hai năm qua, và Hoa Kỳ mới đây đã bình thường hóa bang giao với Miến Điện. Hồi tháng Bảy, các giới chức đã cho phép các công ty Mỹ bắt đầu đầu tư tại quốc gia Đông Nam Á này.

Trước đó hôm qua, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney đã ca ngợi bà Aung San Suu Kyi vì cuộc đấu tranh vì dân chủ và cải cách.

Ông Carney nói: “…Một cuộc tranh đấu đưa tới kết quả hôm này là chuyến thăm Mỹ của bà, và đem lại những cải cách đáng kể mà Tổng thống Thein Sein đã thực hiện ở Miến Điện’.

Các cuộc họp tại Phòng Bầu dục với tổng thống Hoa Kỳ thường được dành cho các Tổng thống và Thủ tướng nước ngoài tới thăm Mỹ. Cuộc hội kiến này diễn ra lặng lẽ, và không có máy quay hay phóng viên hiện diện để đưa tin.


​​Chuyến thăm Hoa Kỳ của bà Aung San Suu Kyi sẽ trùng với chuyến đi tới New York vào tuần tới của Tổng thống Thein Sein để tham dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Một số chuyên gia tin rằng chính quyền Obama đang cố gắng không để cho chuyến thăm của nhà hoạt động vì dân chủ làm lu mờ chuyến đi của Tổng thống Miến Điện.

Phát ngôn viên Jay Carney hôm qua ca ngợi nhà lãnh đạo Miến Điện vì vai trò của ông trong quá trình thực thi cải cách.

Ông Carney nói tiếp: “Chúng tôi tiếp tục làm việc với Tổng thống Thein Sein cũng như chính phủ Miến Điện và những người khác nữa để giúp thực thi mục tiêu cải cách và tiến trình dân chủ ở đó.”


​​Cho tới tháng này, Miến Điện đã thả hơn 100 tù nhân chính trị, và đã phóng thích hàng nghìn tù nhân khác trong vòng vài năm qua. Tuy nhiên, các nhà hoạt động và các nhóm nhân quyền nói rằng còn hàng trăm người vẫn còn bị giam giữ.

Chuyến thăm đầu tiên tới Tòa Bạch Ốc của bà Aung San Suu Kyi diễn ra sau khi bà được trao Huy chương Vàng Quốc hội, danh dự cao quý nhất của Quốc hội Mỹ, tại một buổi lễ ở trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ.

Trong 17 ngày ở thăm Hoa Kỳ, bà Aung San Suu Kyi cũng sẽ đến thăm các tiểu bang California, New York, Kentucky và Indiana cùng một số nơi khác. Thành phố Fort Wayne thuộc Indiana là một trong những nơi có cộng đồng người Mỹ gốc Miến Điện lớn nhất Hoa Kỳ.
viethoaiphuong
#19 Posted : Sunday, September 23, 2012 7:27:14 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Chủ nhật 23 Tháng Chín 2012
Miến Điện : Aung San Suu Kyi khẳng định uy tín trên trường quốc tế


Bà Aung San Suu Kyi nói chuyện tại Đại học Columbia, New York, Hoa Kỳ, 22/09/2012
REUTERS

Tú Anh
Hơn bao giờ hết, bà Aung San Suu Kyi xứng danh là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng dân chủ tại Miến Điện. Tại Hoa Kỳ, đi đến đâu, giải Nobel Hòa bình 1991 đều được đón tiếp với vinh dự dành cho một nhà lãnh đạo tầm cỡ quốc tế. Nhưng, liệu nhược điểm thiếu kinh nghiệm chuyên môn có phải là trở lực trên đường xây dựng dân chủ hay không ?

Trước cử tọa ngồi chật đại giảng đường đại học Queens College ở New York vào thứ Bảy 22/09/2012, lãnh đạo đối lập Miến Điện tuyên bố, bà « đến đây để cám ơn và cầu mong tất cả hãy tiếp tục ủng hộ Miến Điện hoàn tất hành trình dân chủ hóa, để mai đây, Miến Điện tìm lại được (hình ảnh) của một đất nước của niềm hy vọng… và sẽ đến phiên mình trợ giúp những quốc gia khác…. ».

Lời tuyên bố này của bà Aung San Suu Kyi có giá trị như một kim chỉ nam, vạch rõ hướng đi về tương lai của quốc gia Đông Nam Á có nhiều tiềm năng kinh tế, nhưng vẫn còn ở trong tình trạng chậm tiến do 40 năm chế độ độc tài quân phiệt.

Tuy được công luận và giới lãnh đạo quốc tế tôn kính và cảm phục, nhưng tại Miến Điện, một số nhà phân tích thân chính phủ và trong giới đối lập lại tỏ ra hoài nghi tài năng của bà Aung San Suu Kyi đảm nhận trọng trách lãnh đạo quốc gia.

Tuy tốt nghiệp đại học Oxford lừng danh, nhưng trong 22 năm qua, bà Aung San Suu Kyi bị ở tù và quản chế hết 15 năm. Hầu hết những nhân vật cột trụ của Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ cũng bị giam cầm và nay không ít người đã đến tuổi 80.

Một nhà ngoại giao Tây phương lo ngại là đối lập Miến Điện không có một cơ cấu chính trị và nhân sự vững chắc : Bên trên là hình ảnh một nhà lãnh đạo có sức thu hút và bên dưới là đông đảo quần chúng. Ngoài ra thì đảng không có chương trình hành động.

Doanh nhân có thế lực Myat Thin Aung phê bình các dân biểu đối lập là thiếu kinh nghiệm thương trường, trái với thành phần đa số có nhiều dân biểu rất giỏi kinh doanh.

Trong các cuộc tranh luận tại nghị trường về luật đầu tư, nhiều dân biểu đối lập đã không che dấu được sự yếu kém của họ về chuyên môn.

Tuy nhiên doanh nhân này công nhận, ông hài lòng được sống trong không khí tự do hơn so với trước đây và mang ơn cuộc đấu tranh của đối lập.

Không phải chỉ có những người thân chính quyền mới tỏ ra hoài nghi khả năng điều hành quốc gia của Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ. Ngay trong nội bộ đảng, dù rất tôn kính Aung San Suu Kyi, cũng đã lộ ra một số lo âu.

Nhà báo Zaw Thet Htwe là một trong số những người muốn cải cách nhân sự khẩn cấp trong nội bộ đối lập.Người cựu tù chính trị nhận định rằng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ phải nhanh chóng tạo cơ hội cho thế hệ trẻ tham gia chính trị chuẩn bị cho bầu cử 2015. Ông lưu ý là bà Aung San Suu Kyi, năm nay 67 tuổi, khó có cơ may trở thành tổng thống. Một chướng ngại khác là Hiến pháp Miến Điện không cho phụ nữ có chồng nước ngoài, có con là người nước ngoài trở thành nguyên thủ quốc gia.

Thật ra, giới quan sát đều có cùng quan điểm là ít ra là trong ba năm tới đây, bà Aung San Suu Kyi vẫn tiếp tục giữ một vai trò trọng yếu trên chính trường Miến Điện, trước khi hoàn toàn nhường chỗ cho thế hệ mới, xây dựng một quê hương « hy vọng » ở tương lai.

Lãnh đạo đối lập lưu ý là đất nước của bà đã thay đổi khá nhiều, mặc dù chưa phải là một chế độ dân chủ thực sự : « Cách nay hai năm, tôi còn bị quản thúc, trong nước chỉ có hai tờ báo chính thức. Giờ đây, tôi là dân biểu, tôi được xuất ngoại, được trở về và nhật báo, tạp chí xuất bản nhiều và tự do hơn ».

Về phần tổng thống Thein Sein, nhân dự hội chợ Trung Quốc-ASEAN tại Quảng Tây, ngay trên lãnh thổ Trung Quốc, ông đã khẳng định con đường dân chủ hóa của Miến Điện.

===========

Thứ bảy 22 Tháng Chín 2012

Aung San Suu Kyi nhận giải Công dân toàn cầu


Bà Aung San Suu Kyi trong lễ trao giải "Công dân toàn cầu" (REUTERS)

Tú Anh
Hôm qua 21/09/2012 là ngày bà Aung San Suu Kyi thăm trụ sở Liên Hiệp Quốc và nhận giải thưởng cao quý vinh danh công lao của những anh hùng, tranh đấu cho tự do dân chủ của quê hương mình. Trong buổi dạ tiệc tại New York, bà Aung San Suu Kyi đã nhận giải Global Citizen Award, Công dân Toàn cầu 2012.
Giải thưởng Công dân Toàn cầu năm 2012 do Trung tâm Đại tây dương, Atlantic Council, một tổ chức tư vấn phát huy vai trò lãnh đạo và dấn thân của Hoa Kỳ vào các hồ sơ quốc tế, đề xuất và trao tặng.

Lãnh đạo đối lập Miến Điện tuyên bố là bà dành giải thưởng « Công Dân Toàn Cầu » để tri ân những anh hùng vô danh đã âm thầm tranh đấu cho nền dân chủ tại Miến Điện. Người đã trải qua 15 năm lao lý nhận định « Những nhà tranh đấu vô danh họ cao đẹp hơn, vĩ đại hơn những nhân vật được nổi tiếng và đã nhận được nhiều vinh dự như bà ».

Theo lời ông Chuck Hagel, cựu thượng nghị sĩ và hiện là chủ tịch của tổ chức Atlantic Council : giải thưởng này không đơn thuần vinh danh một cá nhân mà còn đê cao một tấm gương, gợi hứng cho những nhà tranh đấu khác đi theo con đường của họ".

Người được vinh dự cầm giải thưởng trao cho lãnh đạo đối lập Miến Điện cũng là một phụ nữ danh tiếng : bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Trong phần giới thiệu Bà Lagarde khẳng định bà chưa bao giờ thấy nao núng trước sức mạnh của quyền lực của tiền bạc hay quy mô khủng hoảng. Thế nhưng bà cảm thấy nao núng trước Aung San Suu Kyi, một phụ nữ giản dị, từ ái, uy vũ bất năng khuất.
viethoaiphuong
#20 Posted : Tuesday, September 25, 2012 1:26:02 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Gạt bỏ tình riêng


BBC / Cập nhật: 09:33 GMT - thứ hai, 24 tháng 9, 2012


Bà Suu Kyi là biểu tượng dân chủ được thế giới kính trọng

Trong hơn hai thập niên, phần lớn thời gian của Aung San Suu Kyi, nhà đối kháng Miến Điện và chủ nhân giải Nobel hòa bình, là bị giam lỏng tại nhà riêng ở Rangoon – cách xa chồng và các con ở nước Anh hàng ngàn dặm.
Bà hiếm khi nào nói về nỗi đau của sự chia cách này.

“Tôi nghĩ bà thật sự mạnh mẽ. Ngay cả khi buồn phiền về chuyện gì thì bà luôn ý thức rằng bà phải đương đầu với nó. Bà sẽ không phí hoài thời gian để ngồi than khóc,” Kim Aris, con trai Aung San Suu Kyi, nói về mẹ.
Ngày qua ngày trong gần 20 năm, Aung San Suu Kyi luôn đối diện một lựa chọn: hoặc tiếp tục sống trong cảnh giam cầm ở Rangoon hoặc đoàn tụ với chồng con ở Oxford. Bà biết rằng nếu rời khỏi đất nước thì bà không còn có thể quay lại để lãnh đạo người dân của mình.

Lựa chọn khó khăn

“Đương nhiên tôi tiếc là mình đã không thể dành thời gian cho gia đình,” bà từng thừa nhận.
“Ai cũng muốn ở bên cạnh gia đình. Đó là lý do tại sao mọi người cần gia đình. Lẽ tất nhiên tôi cũng ân hận về điều đó. Đó là sự nuối tiếc của riêng tôi.”
“Tôi đã muốn ở cùng với gia đình. Tôi muốn nhìn thấy các con mình khôn lớn. Nhưng tôi không hối tiếc việc tôi chọn ở lại cùng với đồng bào của tôi trên mảnh đất này,”
bà nói.

Aung San Suu Kyi là con gái của Tướng Aung San, vị anh hùng giải phóng dân tộc của Miến Điện – người đã bị ám sát khi bà chỉ mới hai tuổi.
Bà luôn tin rằng số mệnh của bà là phụng sự người dân Miến Điện. Bà thậm chí đã nói điều này với chú rể Michael Aris vào đêm trước lễ thành hôn.
“Tôi muốn đoan chắc ngay từ đầu rằng anh ấy cần biết Tổ quốc có ý nghĩa như thế nào đối với tôi và nếu như điều kiện cần tôi trở về sống ở Miến Điện thì anh ấy sẽ không bao giờ ngăn trở tôi,” bà kể lại.
Sau một thời gian làm việc ở hải ngoại, Suu Kyi và Michael trở về Oxford, Anh quốc, để ổn định với đời sống nghiên cứu và nuôi dạy hai con trai là Alexander và Kim. Mọi việc cứ thế cho đến khi mẹ của Suu Kyi trở bệnh nặng ở Rangoon vào năm 1988.
Về lại quê nhà để săn sóc mẹ, Suu Kyi đã trở thành lãnh đạo của phong trào đấu tranh dân chủ. Bà đã lập nên đảng chính trị Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD).
Phe quân sự tiếm quyền đã giam cầm bà ngay tại nhà và cuộc sống gia đình của bà cũng chấm dứt từ đó.
“Lúc đó dĩ nhiên tôi biết rằng mối quan hệ của tôi với gia đình sẽ thay đổi rất nhiều bởi vì chúng tôi không thể nào giữ liên lạc với nhau nữa,” bà thuật lại.
Nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện lúc đó nghĩ rằng họ có thể sử dụng chiến thuật này để buộc Suu Kyi rời khỏi đất nước.
“Giáng sinh đầu tiên sau khi tôi bị quản chế, Michael được phép đến thăm tôi nhưng họ không cho phép các con đi cùng,” bà nói.


Bà Suu Kyi đã không được ở bên cạnh chồng khi ông qua đời

Nhưng Aung San Suu Kyi đã chọn ở lại Miến Điện để dấn thân vào cuộc đấu tranh đòi cải cách chính trị mặc dù nỗi buồn riêng của bà không bao giờ vơi.
“Có những điều mà ta chỉ có thể làm cùng với gia đình mà không làm với người khác. Điều đó rất đặc biệt. Gia đình là rất đặc biệt. Cho nên khi một gia đình phân ly thì không có gì tốt đẹp cả. Không bao giờ tốt đẹp,” bà cho biết.

Nối lại tình mẫu tử

Bà chỉ gặp lại người con trai út của mình sau 12 năm xa cách.
Khi Kim cuối cùng cũng được chính quyền Miến Điện cho phép vào thăm mẹ, tình mẫu tử đã được nối lại qua tình yêu âm nhạc.
“Nó đem theo các đĩa nhạc mà nó thích. Nó lấy ra các đĩa nhạc đó và hỏi tôi: ‘Mẹ có biết ai đây không?”
“Cái nào tôi cũng đoán sai, nhưng sau đó tôi cũng bắt đầu biết được ai là ai. Nó đã cho tôi nghe rất nhiều bài của Bob Marley do đó tôi cũng bắt đầu thích Bob Marley".

Áp lực càng đè nặng trong lòng Suu Kyi khi chồng bà – lúc đó vẫn đang ở nước Anh – được chẩn đoán ung thư vào năm 1997.
Chính quyền quân sự khi đó nói rằng bà có thể ra đi để đoàn tụ với chồng – nhưng bà tin rằng bà sẽ không bao giờ được phép quay lại. Cả Suu Kyi và Michael đều không hề tính đến chuyện bà sẽ rời Miến Điện.
“Chưa có lúc nào mà tôi nghĩ rằng tôi sẽ ra đi. Tôi biết rằng tôi sẽ không đi và anh ấy cũng biết điều đó,” bà nói.
Michael qua đời vào năm 1999.
Mười năm sau, khi Miến Điện đang chật vật với nền kinh tế của mình, các lãnh đạo quân sự của nước này bắt đầu nhận thấy rằng họ cần sự giúp đỡ từ phương Tây. Tuy nhiên điều này có nghĩa là họ phải thực hiện cải cách và cuối cùng là phải chấm dứt quản thúc Aung San Suu Kyi vào năm 2010.
Giờ đây, bản thân Suu Kyi và nhiều đảng viên NLD đã được bầu vào Quốc hội do các tướng lĩnh lãnh đạo mặc dù tiến đến dân chủ hoàn toàn vẫn là một viễn cảnh xa vời ở đất nước này.
Mặc dù quá khứ đau thương về những mất mát cá nhân vẫ́n đè nặng trong lòng, Suu Kyi vẫn lạc quan về tương lai.
“Chúng ta biết rằng điều kỳ diệu đang diễn ra. Tất cả chúng ta đều ý thức được rằng đây là một thời khắc rất đặc biệt đối với Miến Điện. Đây là một khoảnh khắc tuyệt vời cho đất nước chúng tôi."
Users browsing this topic
Guest
2 Pages12>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.