Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages<12
Aung San Suu Kyi
viethoaiphuong
#21 Posted : Wednesday, October 3, 2012 5:39:49 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Aung San Suu Kyi: “Miến Điện phải tìm con đường dân chủ riêng cho mình”



Bà Aung San Suu Kyi nhận giải thưởng Vaclav Havel tại Quỹ nhân quyền (Human Rights Foundation) tại San Francisco, California hôm 28/09/2012.
REUTERS/Robert Galbraith

Thanh Phương
Hôm qua, 02/10/2012, trước khi kết thúc chuyến công du tại Hoa Kỳ, lãnh đạo đối lập Miến Điện đã tỏ ý mong muốn đất nước của bà sẽ tìm ra một con đường riêng dẫn đến dân chủ. Bà ca ngợi những quốc gia đã từng trải qua giai đoạn chuyển tiếp dân chủ, như Nam Phi.

Bà Aung San Suu Kyi đã tuyên bố như trên trước hàng ngàn người tại Los Angeles, chặng cuối của chuyến đi Hoa Kỳ, trước khi trở về nước hôm nay. Lãnh đạo đối lập Miến Điện cho rằng : “ Mỗi quốc gia phát triển mô hình dân chủ riêng, mà đó không thể là cái áp đặt từ bên ngoài. Tôi vẫn luôn chống lại cái mà người ta gọi là “ dân chủ có kỷ luật”, do chế độ quân sự Miến Điện đề ra trước đây”.

Khi được hỏi là Miến Điện có thể noi gương nước nào, bà Aung San Suu Kyi nói rằng có thể học hỏi kinh nghiệm nhiều nước, không chỉ từ những nước châu Á như Hàn Quốc hay Đài Loan. Lãnh đạo đối lập Miến Điện đề cập đến những nước Cộng sản cũ ở Đông Âu và các nước châu Mỹ Latin trước đây sống dưới chế độ độc tài quân sự.

Bà Aung San Suu Kyi nói thêm rằng: “ Điểm mạnh của chúng tôi là, do chúng tôi đi trễ hơn rất nhiều so với các nước đang chuyển tiếp dân chủ, nên chúng tôi có thể biết được những sai lầm nào nên tránh.”

Bà Aung San Suu Kyi đã viếng thăm Hoa Kỳ từ ngày 17/09 và cũng giống như chuyến đi châu Âu vào tháng sáu, lãnh đạo đối lập Miến Điện đã được đón tiếp rất long trọng và nồng nhiệt. Đặc biệt, bà đã được tổng thống Obama tiếp ngày 19/09 tại Nhà trắng.
viethoaiphuong
#22 Posted : Tuesday, January 29, 2013 12:53:48 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Bà Suu Kyi gặp nữ tổng thống đầu tiên của Nam Triều Tiên


Người Miến Điện sống ở Nam Triều Tiên đón chào bà Aung San Suu Kyi khi bà đến Seoul, 28/1/13


VOA - 28.01.2013
Theo lịch đã định, vào ngày thứ Ba tại Seoul, Lãnh tụ đối lập Miến Ðiện Aung San Suu Kyi sẽ gặp bà Park Geun-hye, người sẽ nhậm chức Tổng thống Nam Triều Tiên vào tháng tới để trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước này.

Cuộc hội kiến giữa hai phụ nữ nổi tiếng nhất tại Châu Á đã thu hút sự chú ý tới sự trùng hợp bi thảm trong câu chuyện của gia đình họ: thân phụ bà Suu Kyi, Tướng Aung San, bị ám sát năm 1947; trong khi thân phụ của bà Park, Tổng thống Park Chung-hee, bị ám sát năm 1979 bởi người đứng đầu ngành tình báo của ông.

Cả hai phụ nữ này đều thừa hưởng danh tiếng của những người cha quá cố.

Ngay cả khi vận động tranh cử, bà Suu Kyi, 67 tuổi, cũng được nhiều người ủng hộ coi như hình ảnh của thân phụ bà, một vị anh hùng huyền thoại tranh đấu cho độc lập Miến Điện.

Bà Park, 60 tuổi được sự ủng hộ mạnh mẽ nơi các cử tri Nam Triều Tiên lớn tuổi, mang nhiều kỷ niệm về sự tăng trưởng kinh tế mau chóng dưới chính thể của thân phụ bà.

Tuy nhiên, quá trình của bà Suu Kyi là một người bất đồng chánh kiến, trong khi bà Park xây dựng sự nghiệp chính trị của bà với tư cách một nhà lập pháp thuộc đảng đương quyền, thừa hưởng nhiều từ sự nghiệp của thân phụ, một nhà độc tài đã nắm quyền bằng một cuộc đảo chánh năm1961 và cai trị Nam Triều Tiên với bàn tay sắt cho tới khi ông bị giết 18 năm sau đó.

Dân chủ đã bám rễ vững chắc tại Nam Triều Tiên kể từ khi thân phụ bà Park qua đời và sự chuyển quyền ôn hòa đã diễn ra hơn một thập niên sau đó.

Còn tại Myanmar thì một chính phủ cải cách được thành lập, nhưng bóng dáng của quân đội vẫn còn ở phiá sau, có thể gọi là một nền dân chủ mong manh.

Cuộc hội kiến giữa bà Suu Kyi và bà Park sẽ là vụ tiếp xúc mới nhất trong nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao giữa hai quốc gia, trong đó có các chuyến thăm qua lại hồi năm ngoái của Tổng thống Lee Myung-bak và Tổng thống Thein Sein, hai ông lãnh đạo các phái đoàn nhắm mục đích củng cố quan hệ hợp tác kinh tế.

Hồi tháng Năm, ông Thein Sein cũng hứa với ông Lee rằng nước ông sẽ ngưng mua võ khí của Bắc Triều Tiên, một sự thay đổi chính sách được chính phủ Seoul hoan nghênh.

Nguồn: ABC News, Bangkok Post

=====================

Bà Suu Kyi, Park Geun-hye gặp nhau tại Seoul


Lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi và tổng thống đắc cử Hàn Quốc Park Geun-hye gặp nhau tại Seoul, ngày 29/1/2013.


VOA - 29.01.2013
Lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi và người đắc cử Tổng thống Nam Triều Tiên, bà Park Geun-hye, đã cam kết hai nước sẽ hợp tác chặt chẽ hơn khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ngày hôm nay ở Seoul.

Cuộc gặp gỡ giữa hai nữ chính trị gia nổi bật nhất châu Á diễn ra vào buổi đầu tiên trong chuyến thăm 5 ngày của bà Aung San Suu Kyi tới Nam Triều Tiên. Ðây là chuyến thăm đầu tiên của bà Suu Kyi tới quốc gia này.

Bà Park, vào tháng tới sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Nam Triều Tiên, nói với nhà lãnh đạo dân chủ Miến Điện rằng bà hy vọng sẽ cùng hợp tác vì lợi ích của cả hai nước.

Bà Aung San Suu Kyi cho biết bà hy vọng Miến Điện sẽ sớm có thể ở một vị thế tốt hơn để giúp thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng không chỉ ở đất nước bà mà còn khắp nơi trên thế giới.

Trước đó, khôi nguyên giải Nobel đã thảo luận về hợp tác giáo dục và phát triển kinh tế với Tổng thống sắp mãn nhiệm Lee Myung-bak.

Cuối tuần này, bà Suu Kyi sẽ có bài phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh phát triển và nhận một giải thưởng về nhân quyền mà trước đây bà không thể nhận được vì bị quản chế tại gia.
Phượng Các
#23 Posted : Sunday, February 17, 2013 3:46:47 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Diễn từ nhận giải Nobel Hòa bình của bà Aung San Suu Kyi (6/2012)
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 4/18/2013(UTC)
viethoaiphuong
#24 Posted : Thursday, April 18, 2013 3:12:17 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RFI - Thứ bảy 13 Tháng Tư 2013
Lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi thăm Nhật Bản


Ngoài việc yêu cầu Tokyo yểm trợ cho tiến trình dân chủ hóa, bà Aung San Suu Kyi còn kêu gọi Nhật đầu tư tại Miến Điện ( Reuters)

Thanh Phương
Hôm nay, 13/04/2013, lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi đã bắt đầu chuyến viếng thăm đầu tiên của bà tại Nhật Bản nhằm kêu gọi chính quyền Tokyo yểm trợ cho tiến trình dân chủ hóa tại Miến Điện.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã mời lãnh đạo Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ viếng thăm Tokyo, với hy vọng sẽ củng cố quan hệ với giải Nobel Hòa bình, một nhân vật có ảnh hưởng lớn, không chỉ ở Miến Điện, mà còn trên thế giới.

Kể từ tháng 3/2011, tức là kể từ khi Miến Điện bắt đầu chuyển tiếp đến dân chủ, Tokyo đã gia tăng nỗ lực giúp nước này thực hiện những cải tổ quan trọng và thúc đẩy phát triển kinh tế. Các công ty Nhật Bản đang chuẩn bị trở lại vào Miến Điện, nơi mà theo họ có một lực lượng nhân công có trình độ và rẻ tiền.

Trong cuộc họp với thủ tướng Shinzo Abe và các lãnh đạo khác của Nhật, bà Aung San Suu Kyi sẽ kêu gọi Nhật Bản đầu tư vào Miến Điện. Trong thời gian thăm Nhật Bản, lãnh đạo đối lập Miến Điện cũng sẽ thuyết trình và tham gia các sinh hoạt văn hóa truyền thống.

Bà Aung San Suu Kyi đã từng đến Tokyo vào những năm 1985-1986, với tư cách nhà nghiên cứu. Khi trở về nước sau đó, bà đã bị chính quyền quân sự bắt giữ.


=================

'Yên bình ở Myanmar tùy thuộc vào an ninh'
Wednesday, April 17, 2013 8:09:06 PM


TOKYO (AP) - Bạo động giữa các nhóm sắc tộc và tôn giáo đang đe dọa tiến trình cải cách hãy còn non yếu ở Myanmar phải được ngăn chặn bằng cách đảm bảo có “pháp quyền” để các nhóm với khuynh hướng đối chọi nhau cảm thấy an toàn đủ để thương thảo, theo nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi cho hay hôm Thứ Tư.


Bà Aung San Suu Kyi đang có chuyến thăm Nhật Bản.
(Hình: KENICHIRO SEKI/AFP/Getty Images)

Bà Aung San Suu Kyi, người từng đoạt giải Nobel Hòa Bình, hiện đang viếng thăm Nhật, cho hay bà chống lại mọi hình thức bạo động “do bất cứ ai nhắm vào bất cứ kẻ nào” và các cuộc đụng độ giữa tín đồ Phật Giáo cùng Hồi Giáo đang đe dọa tiến trình đi tới dân chủ và phát triển của Myanmar.

“Từ trước đến nay chưa có bao giờ chúng tôi có được yên bình thật sự trên đất nước mình,” bà Suu Kyi tuyên bố với báo chí tại Tokyo. “Chúng tôi tin tưởng rằng sẽ đạt được thành quả kinh tế, nhưng nếu không có hòa bình và đoàn kết chúng tôi sẽ không thể có được thành quả kinh tế bền vững.”

Các nhóm tranh đấu cho nhân quyền và một đặc sứ Liên Hiệp Quốc đã chỉ trích chính phủ Myanmar là đã không ngăn chặn được các cuộc tấn công nhắm vào thành phần thiểu số Hồi Giáo tại quốc gia với đa số dân theo Phật Giáo này. Các cuộc bạo động về tôn giáo ở vùng Rakhine đã làm hàng trăm người thiệt mạng và khiến khoảng hơn 100,000 người Hồi Giáo gốc Rohingya phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Về lãnh vực viện trợ, bà Suu Kyi nói rằng tuy viện trợ từ Nhật và các quốc gia khác rất cần thiết cho Myanmar, bà đề nghị các quốc gia này nên chú trọng đến những gì thật sự cần thíêt vì viện trợ nhiều cũng chưa hẳn là tốt.

“Tôi hy vọng rằng viện trợ cho đất nước sẽ được thực hiện với sự chú trọng vào quyền lợi của người dân, thay vì chính quyền,” bà cho hay(V.Giang)/NV
viethoaiphuong
#25 Posted : Thursday, June 6, 2013 12:43:36 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Miến Điện: Suu Kyi tuyên bố muốn tranh cử tổng thống


Lãnh tụ đối lập Miến Điện, Aung San Suu Kyi, tuyên bố hôm thứ Năm,
bà muốn là ứng viên tranh cử chức Tổng thống trong cuộc bầu cử 2015
( AFP - Photo Par Soe Than Win )

HTMT dịch bản tin AFP – 06.6.2013 / Yahoo FR
Lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi hôm qua cho biết bà muốn tranh cử tổng thống, trong cuộc bầu cử 2015, được xem có thể là cuộc bầu cử tự do đầu tiên tại Miến Điện trong hơn 50 năm qua.

"Tôi muốn trở thành một ứng cử viên cho chức tổng thống và tôi đã khá rõ ràng về việc này", bà nói trong một bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á được tổ chức tại Naypyidaw.

Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình đã trở thành nghị sĩ vào tháng Tư năm 2012, trong một cuộc bầu Quốc Hội bổ xung, sau 15 năm bị tước quyền tự do trong chính quyền cũ. Bà đã nhiều lần được nhắc về nhiệm kỳ tổng thống là không thể tránh khỏi.

"Nếu tôi giả vờ rằng tôi không muốn trở thành tổng thống, tôi sẽ không trung thực", bà nói trước gần một nghìn đại biểu đến từ hơn 50 quốc gia để tham dự "Davos Á châu".

Bà cũng cảnh báo, tuy nhiên, Hiến pháp hiện hành cấm một người Miến Điện đã lập gia đình với người nước ngoài muốn vào một chức vụ tối cao. Tuy nhiên, chồng của bà, Michael Aris, nay đã qua đời, là một công dân Anh, cũng giống như hai người con của ông bà.

"Đối với tôi, để có đủ điều kiện tranh cử tổng thống, Hiến pháp phải được sửa đổi, bà khẳng định”.


viethoaiphuong
#26 Posted : Wednesday, November 14, 2018 5:58:57 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tại cuộc họp thượng đỉnh của ASEAN ở Singapore ngày 12/11/2018.


Tổ chức Ân xá Quốc tế tước giải thưởng của bà Suu Kyi

VOA - 14/11/2018
Tổ chức Ân xá Quốc tế vừa rút lại giải thưởng nhân quyền uy tín nhất đã được trao cho bà Aung San Suu Kyi, cáo buộc lãnh đạo Myanmar lạm dụng nhân quyền qua việc không lên tiếng về bạo lực đàn áp người thiểu số Hồi giáo Rohingya, theo Reuters.

Sau khi được vinh danh là người đi đầu trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, bà Suu Kyi đã bị tước đi một loạt các vinh danh quốc tế vì cuộc di cư của người Rohingya, bắt đầu vào tháng 8 năm 2017.

Hơn 700.000 người thuộc sắc tộc Rohingya bị xem là không có quốc tịch đã chạy trốn qua biên giới phía tây của Myanmar để vào Bangladesh sau khi quân đội Myanmar phát động một cuộc đàn áp nhằm đối phó với các cuộc tấn công nổi dậy của người Rohingya vào lực lượng an ninh.

Các nhà điều tra viên Liên Hiệp Quốc cáo buộc quân đội đã thực hiện một chiến dịch giết người, hiếp dâm và đốt phá với “ý định diệt chủng”.

Chính quyền của bà Suu Kyi bác bỏ những cáo buộc này, gọi đó là “một chiều” và nói rằng hành động quân sự đã được thực hiện trong một chiến dịch chống nổi dậy hợp pháp.

Nhóm nhân quyền quốc tế đã xướng tên bà Suu Kyi cho giải thưởng Đại sứ Lương tâm năm 2009 khi bà vẫn còn bị quản thúc tại gia vì phản kháng lại sự áp bức của chính quyền quân sự ở Myanmar.

Trong 8 năm kể từ khi được thả, bà Suu Kyi đã dẫn dắt đảng của mình giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015 và thành lập chính phủ vào năm sau, nhưng bà phải chia sẻ quyền lực với các tướng lĩnh và không được giám sát các lực lượng an ninh.

Trong một tuyên bố hôm 13/11, tổ chức Ân xá Quốc tế nói rằng bà đã không lên tiếng và đã “bao che cho lực lượng an ninh khỏi bị quy trách nhiệm” về bạo lực đối với người Rohingya, gọi đây là “sự phản bội đáng xấu hổ về những giá trị mà bà từng tranh đấu”.

Tổng thư ký của tổ chức vận động trên toàn cầu, Kumi Naidoo, đã viết thư cho bà Suu Kyi hôm Chủ nhật, nói rằng tổ chức đã rút lại giải thưởng vì “cực kỳ thất vọng vì bà không còn là một biểu tượng đại diện cho niềm hy vọng, lòng dũng cảm, và sự bảo vệ bất tử cho nhân quyền”.

Vào tháng Ba, Bảo tàng Tưởng niệm Diệt chủng Do Thái của Mỹ đã hủy bỏ giải thưởng cao nhất đã dành cho bà Suu Kyi. Nhiều vinh danh khác của bà cũng bị thu hồi, bao gồm giải thưởng tự do của các thành phố Dublin và Oxford, Anh, vì cuộc khủng hoảng Rohingya.

Vào tháng Chín, quốc hội Canada đã bỏ phiếu tước quốc tịch danh dự dành cho bà Suu Kyi.

Những người chỉ trích cũng kêu gọi rút lại Giải Nobel hòa bình đã trao cho bà Suu Kyi năm 1991, nhưng những người giám sát giải thưởng nói họ sẽ không làm như vậy.

Tổ chức Ân xá Quốc tế nói bà Suu Kyi đã không lên án các vụ lạm dụng quân sự trong các cuộc xung đột giữa quân đội và du kích thiểu số ở miền bắc Myanmar và chính phủ của bà đã áp đặt những hạn chế trong việc tiếp cận đối với các nhóm nhân đạo.

Tổ chức này nói chính phủ của bà cũng đã không ngăn chặn các cuộc tấn công vào tự do ngôn luận.

viethoaiphuong
#27 Posted : Tuesday, December 10, 2019 8:42:43 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Ra điều trần về vụ diệt chủng người Rohingya, Aung San Suu Kyi đánh cược uy tín của mình?

Trọng Thành - RFI - ngày 10-12-2019


Lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi tại Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ) ở La Haye, Hà Lan, ngày 10/12/2019.
REUTERS/Yves Herman

Ngày 10/12/2019, thế giới chứng kiến một sự kiện hy hữu. Giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi, vốn được ngưỡng mộ như biểu tượng cho tranh đấu bất bạo động, ra trước một tòa án quốc tế để trả lời về các cáo buộc ''diệt chủng''.

Aung San Suu Kyi sẽ bảo vệ giới quân sự trước các cáo buộc quốc tế, hay sử dụng cơ hội này để hóa giải hồ sơ Rohingya, xoay chuyển theo hướng có lợi cho tiến trình dân chủ hóa và xây dựng quốc gia - dân tộc Miến Điện?

Theo nhiều nhà quan sát, việc lãnh đạo chính phủ Miến Điện Aung San Suu Kyi, khi đích thân đến trước Tòa Công Lý Quốc Tế (CIJ), ở La Haye, để trả lời về vụ kiện của Gambia, đại diện cho 57 quốc gia thành viên Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo, cáo buộc chính quyền Miến Điện diệt chủng người thiểu số Rohingya, đã tự đặt chính bà vào một tình thế hết sức chông chênh, xét trên nhiều phương diện.

Ngây thơ, bất cẩn hay đứng về phía độc tài ?

Trả lời AFP, nữ giáo sư luật quốc tế Cecily Rose, Đại học Leiden, khẳng định đây là một hành động ''đầy bất cẩn'' và mạo hiểm, Aung San Suu Kyi vốn ''không có bất cứ đào tạo về pháp lý nào'', và bà ''sẽ dễ dàng mất phương hướng trước Tòa''. Một chuyên gia luật khác, ông David Mathieson, nêu nhận định : Aung San Suu Kyi rất có khả năng sẽ tiếp tục thách thức toàn thế giới, bảo vệ tập đoàn quân sự bằng mọi giá, và điều này sẽ chỉ đưa cuộc khủng hoảng Rohingya dấn sâu hơn vào ngõ cụt. Thực tế cho thấy, cho đến nay, rất nhiều người tại phương Tây cũng như trong thế giới Hồi Giáo ngày càng trở nên thất vọng với con người từng được coi là ngôi sao của cuộc chiến bất bạo động vì dân chủ.

Aung San Suu Kyi có phải là một chính trị gia ngây thơ, hay một người chấp nhận làm công cụ cho giới quân sự vẫn còn rất hùng mạnh tại Miến Điện? Cho đến nay, trong công luận quốc tế có một ấn tượng phổ biến là giải Nobel Hòa bình khăng khăng bảo vệ giới tướng lãnh, mà bà vốn thường có các quan hệ nước đôi, phủ nhận toàn bộ các cáo buộc bạo lực nhắm vào ''Tamadaw'' (tức quân đội Miến Điện), theo một điều tra của Liên Hiệp Quốc hồi 2018.

Bầu cử 2020 : Đông đảo dân Miến thù nghịch với người Rohingya

Le Monde có bài phân tích của nhà báo Bruno Philip, nhấn mạnh đến một lý do sâu xa hơn, ''trên thực tế, Aung San Suu Kyi quan tâm trước hết đến hình ảnh của bà ở trong nước'', nơi bà vẫn được đông đảo dân chúng người Miến, tộc người đa số tại Miến Điện, ngưỡng mộ. Mà đông đảo người Miến lại có thái độ thù địch với cộng đồng thiểu số người Rohingya.

Theo một quan điểm phổ biến tại Miến Điện, ''người Rohingya'' thực chất là dân Bengali, nguồn gốc Bangladesh và mới chỉ di cư đông đảo sang Miến Điện kể từ thời thực dân Anh. Những hành động đàn áp tàn khốc nhắm vào cộng đồng dân cư này, khiến gần một triệu người phải chạy ra nước ngoài, hàng chục nghìn người bị tàn sát, không phải là mối bận tâm của nhiều người Miến Điện.

Đích ngắm trước hết của chính trị gia Aung San Suu Kyi và đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ cầm quyền hiện nay là giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc Hội mùa thu 2020, trong bối cảnh phe quân đội và các thế lực Phật Giáo cực đoan, bài ngoại, chống Hồi Giáo, có ảnh hưởng lớn trong dân chúng.

Nhìn từ góc độ này, quyết định đầy mạo hiểm của Aung San Suu Kyi đến Tòa án quốc tế có thể xem như là một chiến thuật hiệu quả nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cử tri, như nhận định của nhà báo Aung Zaw, tổng biên tập báo mạng Irrawaddy, từng là cơ quan phát ngôn của đối lập lưu vong thời chế độ độc tài quân sự. Theo tổng biên tập Irrawaddy, với chuyến đi La Haye này, Aung San Suu Kyi đã nhận thêm được ''sự ủng hộ vô điều kiện'' của đông đảo người dân Miến Điện.

''Người bảo đảm'' cho tiến trình Miến Điện chuyển hóa

Cùng một hướng nhìn nhận nói trên, nhưng đi sâu hơn, trả lời La Croix, nhà nghiên cứu lịch sử chính trị David Camroux (Học viện Chính Trị Paris, thành viên hội đồng khoa học Quỹ Á - Âu ở Singapore) nhấn mạnh : Việc Aung San Suu Kyi đi La Haye là ''lô-gíc''. Nhờ có bà, mà Miến Điện không còn là một chế độ bị cộng đồng quốc tế xa lánh, bà là gương mặt chấp nhận được của chế độ chính trị đặc biệt tại Miến Điện, nửa dân sự, nửa độc tài quân sự, nơi quân đội vẫn tồn tại gần như là một Nhà nước trong một Nhà nước, với việc nắm giữ ba bộ chủ chốt (Quốc Phòng, An Ninh và Biên Phòng). Chính trong cương vị này mà chính trị gia 74 tuổi nói trên có thể là ''người bảo đảm'' cho tiến trình quá độ đầy khó khăn của Miến Điện sang một xã hội mở.

Nhà chính trị học dự báo với nhiều lạc quan : Aung San Suu Kyi sẽ yêu cầu cộng đồng quốc tế kiên nhẫn, sẽ thông báo với thế giới về tình trạng vô cùng phức tạp hiện nay tại đất nước Miến Điện đa sắc tộc và tiến trình xây dựng một quốc gia - dân tộc đang diễn ra. Và bên cạnh đó, lãnh đạo chính phủ Miến Điện sẽ bảo đảm để người Rohingya có thể trở về nước, tuy sẽ rất thận trọng không sử dụng tên gọi này, để không chọc giận sắc tộc đa số người Miến.

Users browsing this topic
Guest
2 Pages<12
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.