Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

17 Pages«<678910>»
Tạp ghi Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#141 Posted : Friday, August 26, 2011 4:30:58 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

[bTừ Phượng Tím Cali đến “Chân Trời Tím” của Văn Quang.



LGT: Cali có phượng tím đẹp não nùng. Hoa đã tàn nhưng một cây phượng hàng xóm còn lẻ loi một chùm nho nhỏ. Vô tình nghe “Chân Trời Tím” và xin chia sẻ. Năm đó, Hoàng Lan Chi viết “Xin gửi cho em chút nắng vàng” để tặng nhà văn Văn Quang, tác giả tiểu thuyết“Chân Trời Tím”. Lan Chi viết vì trước đó, qua mail, ông than thở tuổi già ra nhìn bờ ao…Sau đó Văn Quang viết mail kể về phim “Chân Trời Tím”. Cũng may chỉ sau đó ít lâu, HLC thu âm được ông nói nhiều hơn. Ông bày tỏ ông yêu mến “Chân Trời Tím” của Nhật Trường hơn “Nửa Hồn Thương Đau” của Phạm Đình Chương. Sau đó, HLC hẹn thu âm ông về một chuyện khác nhưng khi gọi về thì không được và mail bặt tăm. Mãi sau mới biết tác giả “Lẩm cẩm thiên hạ sự” bất ngờ bị cấm viết, tịch thu computer. Từ đó đến nay, HLC chưa liên lạc lại với ông. Xin mời xem hai bài của HLC-Văn Quang và sau đó là audio Văn Quang kể về phim, về kỷ niệm Sài Gòn xưa, với Ngọc Lan và “Chân Trời Tím” của Nhật Trường


Xin gửi cho em chút nắng vàng

Gửi tặng người "Chân Trời Tím"

Hoàng Lan Chi


Thưa anh,

Sài Gòn đã qua rồi những ngày nhộn nhịp Noel. Nhưng có lẽ đường phố sẽ vẫn tưng bừng vì tết ta năm nay về sớm. Thế là về Sài Gòn mà Anh không được lê la hè phố mà phải vào bệnh viện. Tuổi già thì không bịnh này cũng bịnh kia. Phải có bịnh để...mình còn chết chứ anh. Vậy anh phải ráng vui vẻ sống chung hòa bình với Bịnh nghe anh.

Đọc thơ anh, em buồn lắm. Anh nói anh buồn, anh không muốn nhắc vì ai cũng là bạn. Quả là chuyện đó có đau lòng. Anh biết không, vì em ghét CS nên khi xem thư anh NTL trả lời anh HHT, em bực và có viết vài suy nghĩ. Rồi chỉ gửi cho vài bạn nhưng không gửi cho anh. Khi nhận được bài anh T do một người bạn gửi, em xem và thấy buồn buồn.

Em luôn cố găng nhắc nhở bạn hữu nếu có chuyện gì đó thì nên qua mail trước. Bao giờ không được thì mới ra chốn công cộng.

Em cảm ơn anh đã đọc kỹ và đọc hết tạp ghi của em để biết Lan Chi vui buồn ra sao. Anh biết không Bác Sĩ Lê Văn Lân gọi cho em rồi tếu:

Lan Chi trong héo ngòai tươi
Người trông mỹ miều mà lại vú em

Em cười:
-Anh nói vậy, người khác kiện nhé. Bộ vú em là không mỹ miều hả?
Rồi em trêu:
-Anh làm chương trình phát thanh với TT mà sao anh không trò chuyện với TT mà cứ gọi em?

Chả là anh Lân có chương trình hàng tuần với cô TT nhưng hôm trước em có phỏng vấn anh Lân một lần trong chương trình của riêng em. Tính em thì hay vui đùa nên sau đó chơi với nhau rất vui. Em chỉ anh Lân về computer mà...em hét nhặng xị nên anh Lân chọc:
-Anh với chị tưởng tượng cô này mắt xếch ngược, miệng rộng đến mang tai!
Khi nghe em trêu, anh Lân bảo TT còn nhỏ, coi anh như Cha Chú, anh thấy nói chuyện với “bà chằng” Lan Chi vui hơn.

Anh biết không những phút relax là em gọi phone cho bạn bè hay ngược lại. Bên này cảnh vật buồn lắm anh à. Tuyết rơi thì có đẹp nhưng trời xám ảm đạm, nhà này cách nhà kia xa, không ai biết ai, hàng xóm chả có nghĩa gì.

Em rớt nước mắt khi đọc giòng mail của anh. "Ra bờ ao nhìn tuổi già của mình dưới bóng nước." Nói anh nghe, hôm nọ xem hình Bích Xuân chụp với anh rồi với Phạm Thiên Thư, em bảo:
-Trông Bích Xuân còn "ngon’ lắm, mấy ông kia trông già quá. Nhưng Xuân đừng nói lại ô Văn Quang nhé vì chị sẽ không vòi vĩnh được quà nữa đâu.
Anh biết không thuở trẻ, em yêu mầu hồng, vàng mơ, trắng. Nhưng khi chép thơ thì mực tím. Về già thì em thích áo mầu tím nhưng tím hồng cơ và vẫn thích bút tím. Vì thế mới vòi vĩnh anh gửi HSL cho em bút mực tím khi HSL về Việt Nam gặp anh.

Anh này, cái phim Chân Trời Tím thì tên phim cũng là tên truyện của anh à? Bài Nửa Hồn Thương Đau do Phạm Đình Chương viết cho phim Chân Trời Tím của anh mà lại nổi tiếng và sống mãi đến bây giờ cũng thích anh nhỉ. Vậy anh kể cho em nghe Chân Trời Tím đi? Anh viết từ lúc nào và có nguyên nhân gì không? Khi họ đề nghị đưa lên phim thì họ trả bao nhiêu, tương đương bao nhiêu lượng vàng hả anh? Nhân vật chính, hãng phim có cho anh có ý cò không? Anh kể hết mọi vui buồn quanh Chân Trời Tím cho em nghe nhé.

Thôi anh nghỉ đi, đừng soi bóng nước nữa. Một đời rồi cũng trôi qua. Tình nào rồi cũng phôi pha. Ai tránh khỏi Tử Sinh, ai tránh được Bệnh Lão đâu anh. Bây giờ em lấy viết tím, anh gửi cho em, để nắn nót nè:

Rừng gió hôm nay không có nắng
Hãy gửi cho em chút nắng vàng
Của Chân Trời Tím mùa xưa ấy
Sưởi ấm lòng em lúc đông sang

Viết tại Rừng Gió Virginia

Hoàng Lan Chi


Mail từ Văn Quang[/B]

Thân gửi Hoàng Lan Chi,

Đọc đến 4 câu thơ cuối cùng trong bài "Gửi tặng người chân trời tím" của Lan Chi, không thể không xúc động và muốn trả lời ngay. Nhưng như Lan Chi đã biết, những ngày cuối năm nay anh rất bận vi công việc của độc giả mấy tờ báo giao cho phải làm để trợ giúp anh em TPB ở quê nhà và người nghèo khổ "trên không chăn, dưới không rễ. Mọi việc rất phức tạp nên cứ bù đầu.

Em muốn hỏi về Chân Trời Tím, bây giờ anh quên nhiều chi tiết rồi. Chỉ có thể kể với em sơ lược rằng cuôn phim Chân Troi Tim phóng tác theo tiểu thuyết của anh, trước hết la nhóm "Phim Giao Chỉ" của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc đề xướng thực hiện. Công viêc đã bắt đầu, diễn viên đã chọn gần xong thì người chủ thực sư là người bỏ tiền ra làm , thất bại nên không còn đủ ngân khoản làm nữa. Sau đó mới do anh Quốc Phong tập hợp 7 hang phim lớn ở Saigon lại đặt tên la Liên Ảnh hợp tác thu phim này. Anh và anh Mai Thảo được mời viết kịch bản, Lê Hoàng Hoa làm đạo diễn. Những diễn viên chính như Hùng Cương, Kim Vui... và vai phụ quan trọng như Mộng Tuyền...đều do 7 ông chủ hãng phim chọn lựa dựa trên yếu tố "ăn khách" và tài năng diễn xuất mà họ đã thấy trên sân khấu. Anh thấy họ có quyền chọn những yếu tố này vì đó là điều kiên sống còn của một cuôn phim. Anh không phản đối và dù có muốn phản đối cũng chưa chắc đã được.

Số tiền bản quyền hồi đó họ trả 300 ngàn , anh không còn nhớ rõ là trị giá bao nhieu lượng vàng mà thật anh cũng không mua vàng bao giờ nên không biết rõ. Sau này khi chiếu Chân Trời Tím ở Lào và ở Pháp, hãng phim cũng trả cho anh một số tiền nữa cũng gần bằng tiền bản quyền. Anh nghĩ hồi đó, tiền bản quyền như thế là lớn rồi. Bây giờ chẳng còn nhớ anh đã sử dụng làm gì.

Hãng phim phải nhờ đến nhiều phương tiện của quân đội như các tiểu đoàn, máy bay, vũ khí, các tiền đồn... nên họ xin Bô Tổng Tham Mưu yểm trợ. Tất nhiên hãng phim đề cao quân đội thì được quân đội yểm trợ và Bộ Tổng Tham Mưu cử anh là đại diện và là cố vấn để phối hợp các đơn vị như biệt kích, không quân, hải quân, trường Hạ sĩ quan... Có nhiều chuyện xoay quanh vấn đề này.

Anh chỉ kết luận gọn gàng là dù cuốn phim chỉ nói được một phần nào so với cuốn truyện dài hơn 500 trang, nhưng anh cũng vui vi có cơ hội được đem đến cho khán giả hình ảnh THẬT nhất của đời sống quân ngũ. Hồi đó người ta gọi là "tiếng hát của tình yêu và quân ngũ".

Chút nắng vàng này tất nhiên là chưa đủ phải không cô bé. Nhưng anh tạm thời ngưng ở đây nhé. Bây giờ ở VN là 19 Tết rồi, năm nay anh ăn Tết ở Saigon vì 3 năm ở rừng núi Lộc Ninh cũng thấy "động lòng 4 phương" roi. Saigon chộn rộn, chật chội, đông đúc đến nghẹt thở. Song dù sao cũng thay đổi không khí cho bớt già, soi tuổi mình dưới bóng nước bên bờ ao mãi chỉ thấy mình... chán mình thêm mà thôi.
Văn Quang

Mời nghe Văn Quang kể, Ngọc Lan hát “Chân Trời Tím” của Nhật Trường:

http://thuvientoancau.or...ChanTroiTim-NgocLan.mp3

hoanglanchi
#142 Posted : Thursday, September 1, 2011 10:50:40 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Ngố

Một anh bạn nói tôi viết cho báo anh, kể chuyện xưa và kèm hình ảnh.

"Kể chuyện đời mình lại còn kèm hình ảnh, có mà điên" ! Tôi nói với anh như vậy. Vì nếu kể con mình đẹp, vừa đậu bác sĩ thì … quá dễ! Còn nếu kể khi đang trong vòng kềm tỏa của cha mẹ mà đã lén đi hoang, hay đang sống với chồng mà lén ngọai tình thì… phụ nữ Việt Nam chưa có thói quen đó, nhất là phụ nữ già như tôi! Nhưng nếu kể được thì coi bộ hấp dẫn đa. Tác giả càng “public” chừng nào thì tự truyện đời tôi kiểu đó càng ăn khách dữ dội!

Tôi vắt chân lên đầu suy nghĩ. Kể chuyện đến Mỹ thì đã có “Viết về nước Mỹ” do Việt Báo tổ chức từ mấy năm nay, hay kể chuyện lũ mán rừng vào thành phố cũng không ai lạ lùng gì nữa.

Thôi trả nợ quỷ thần cho anh, tôi sẽ kể chuyện ngố của mình vậy!

Tại sao tôi ngố? I do not know. Trời sinh mà. Tôi ngố tàn cơn gió biển, ngố chưa từng có trên cõi đời ô trọc này.

Ngố thứ nhất là hồi đó cứ ngỡ yêu ai là phải lấy người đó. Đâu cần, yêu cứ yêu còn lấy thì hạ hồi phần giải. Thực ra, nghe như vậy cũng buồn cười vì người ta tranh đấu để được lấy người mình yêu. Thậm chí còn rên rỉ:

Con quỳ lạy chúa trên trời
Sao cho con lấy được người con yêu!

Và ngày xưa ở trời Nam có hai kẻ yêu nhau không lấy được nhau đã rủ nhau ra suối Lồ Ồ tự tử. Xưa hơn nữa thì có Roméo và Juliette ở trời Tây. Vậy thì tại sao tôi không muốn lấy người thương? Có gì đâu, tình yêu chưa đủ mạnh mà chỉ mới thương thương thôi. Vì chỉ thương thương nên có thể thích nói chuyện với chàng, thích đi lòng vòng với chàng nhưng biểu làm vợ chàng thì hơi ơn ớn! Ơn ớn vì gia đình di cư vào Nam và bắt đầu từ số không nên nếm mùi khốn khó và rất sợ nghèo. Lấy chàng coi bộ cạp đất quá vì hai cái mảnh bằng khoa học, không cạp đất thì lấy đâu ra tiền đây cơ chứ?

“L’etee’” 42. Hồi đó phim nổi tiếng lắm. Chiếu rần rần. Chàng rủ tôi xem phim. Rủ quá xá kèm cả năn nỉ nhưng con bé ngố sợ muốn chết. No, no và no! Cuối cùng chàng xuống nước “Ân huệ, anh sắp đi xa mà”. Là chàng định du học. Tôi ngẫm nghĩ hết ba ngày ba đêm rồi gật đầu. Thực ra tôi có một nhược điểm. Là ai năn nỉ tôi khó chịu lắm. Có lần tôi còn dán giấy lên tường trong thư viện nhỏ nơi tôi là thủ thư “Cấm năn nỉ!!!” Có gì đâu, sinh viên cứ năn nỉ mượn sách dù họ không được phép, tôi phải nghe năn nỉ hòai, vừa nhức đầu vừa nhức tim! Nghe chàng năn nỉ hoài thật bực mình và xốn xang trong dạ nên… “ừ” cho rồi. Hôm ấy, hè 42 đẹp ra sao, chàng thanh niên mới lớn mê người phụ nữ đó như thế nào tôi chỉ biết lơ mơ vì chàng lén “mi” tôi. À phải kể cho rõ là trước đó có những cái như mờ như tỏ, như “oui” như “non”, như “yes” như “no”…nghĩa là tình cảm có và lửng lơ con cá vàng!

Đêm đến về nhà lên giuờng tôi nghĩ “Hôn có con khỉ gì mà mọi người thích? Mình chẳng thấy có gì hay ho”! E hèm năm đó hăm mốt tuổi vừa xong cử nhân chứ không phải mười ba đệ ngũ nhé. Mà người tình của ông Nguyên Sa đã biết yêu từ thuở mười ba kia. Kinh thế!

Xin click vào đây xem tiếp:



http://wp.me/p1DQbJ-mq
hoanglanchi
#143 Posted : Saturday, September 3, 2011 8:23:23 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

GT "Âm nhạc của một thời" của Lê Hữu



Lê Hữu, “người tìm ngọc trong đá” của Hoàng Lan Chi vừa xuất bản cuốn sách đầu tay : “Âm Nhạc của một thời”.

Sách trình bầy trang nhã và đẹp. Lê Hữu viết về các Nhạc Sĩ Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Nguyễn Hiền, Y Vân, Tuấn Khanh, Nguyễn Văn Đông, Phạm Duy, Nhật Trường.

Đây là một cuốn sách nói về các nhạc sĩ với những tác phẩm của họ một cách khái quát và nhạc phẩm đã làm nên tên tuổi họ hay cái “air” của họ theo cảm nhận của Lê Hữu. Sự nhận xét hay cảm nhận được trình bầy nhẹ nhàng, tinh tế và cẩn thận, cẩn thận đến mức có vẻ “trau chuốt”.

Âm nhạc Việt Nam có một nét khá đặc thù, đó là bên cạnh âm thanh của dòng nhạc, thính giả Việt Nam còn “nghe” lời nhạc. Có lẽ vì ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú đa dạng và trữ tình nên cái “nghe lời nhạc” đôi khi có phần lấn lướt âm thanh. Trong chiều hướng đó, Lê Hữu tìm những nét đẹp trong ngôn ngữ nhạc và gửi đến độc giả. Khó ai có thể phủ nhận giá trị của món quà ấy vì với tâm hồn yêu nhạc, yêu thơ, yêu văn và cả “yêu người”, Lê Hữu đã trao cho độc giả tất cả những gì “tinh tuý nhất” “yêu kiều nhất” của ngôn ngữ trong các nhạc phẩm.

Xin hãy xem bài giới thiệu của Phạm Xuân Đài và trích đoạn 5 bài từ “Âm Nhạc của một thời”.

Đây là món quà tao nhã mà quý vị nên có để tận hưởng thêm vẻ mỹ miều của âm nhạc và nên tặng cho bạn hữu để cùng chia sẻ tiếng tơ đồng của đất trời, quà tặng của Thượng Đế cho con người. Quý vị có thể xem các trích đoạn bên dưới để “thẩm định” toàn cuốn sách.

Xem tại đây vì sao Lan Chi gọi Lê Hữu là “người tìm ngọc trong đá”:

Lê Hữu, Người Tìm Ngọc Trong Đá

Tất cả các độc giả mua sách và có ý kiến sau khi xem, Hoàng Lan Chi xin phép đăng ý kiến của quý độc giả tại trang nhà Hoàng Lan Chi. Xin liên lạc hoanglanchi@gmail.com khi gửi ý kiến.

Âm Nhạc Của Một Thời-Lê Hữu- (375 trang, giá $20.00)
Sách có bán tại nhà sách Tự Lực: 14318 Brookhurst St - Garden Grove, CA 92843
* Liên lạc: Lê Hữu- PO Box 88806-Tukwila, WA 98138-USA; Tel: (206) 251-9608 ; E-mail: lehuu123@hotmail.com


Trích đoạn một số bài viết trong sách “Âm nhạc của một thời”



Trích đoạn bài “Người Lính Trong Nhạc Nguyễn Văn Đông”:
. . .
Hôm ấy, tôi còn nhớ, một chiều hè năm 1969, chúng tôi ngồi ở một quán nước quen dọc bờ biển Nha Trang. Bên cạnh tôi là H., người bạn học cũ. Ðã lâu lắm chúng tôi mới gặp lại nhau kể từ ngày rời xa mái trường cũ ở một thị trấn miền cao nguyên đất đỏ. H. cho biết anh sắp sửa nhập ngũ, thì giờ rảnh rỗi như thế này sẽ chẳng còn được bao lâu nữa. Anh có người yêu ở thành phố biển này. Tôi thì vẫn lang thang trên sân trường đại học, tấm giấy chứng chỉ hoãn dịch trong tay vẫn còn hiệu lực.

Trên mặt bàn là những chai bia đã cạn và câu chuyện cũng đến lúc cạn đề tài. Chúng tôi ngồi im lặng, cùng phóng tầm mắt nhìn ra vùng biển bao la trước mặt, chờ mặt trời lặn để ngắm cảnh hoàng hôn trên bãi biển trong lúc tiếng nhạc bập bùng vọng ra từ một góc quầy.

Người đi giúp núi sông
hàng hàng lớp lớp chưa về
hàng hàng nối tiếp câu thề
giành lấy quê hương
“Bài gì vậy?” H. quay sang tôi, hỏi.
“‘Hàng hàng lớp lớp’,” tôi trả lời.
“Tên gì lạ vậy?”
“Gọi tắt là vậy,” tôi cười, “tên đầy đủ là ‘Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp’.”

H. lặng thinh, có vẻ chăm chú lắng nghe. Lời ca tiếng nhạc khi réo rắt, khi trầm bổng...

Còn đây đêm cuối cùng
nhìn em muốn nói chuyện người Kinh Kha
ngại khơi nước mắt nhạt nhòa môi em
“Giọng Hà Thanh phải không?” H. lại hỏi. “Còn giọng nam?”
“Hùng Cường.”
“Thiệt sao?” giọng hỏi thoáng chút ngờ vực.

Tôi hiểu, anh bạn tôi đâu biết rằng, ngoài những bài “tủ” như “Vọng ngày xanh” (Khánh Băng), “Ông lái đò” (Hiếu Nghĩa), “Sơn nữ ca” (Trần Hoàn)..., ca sĩ Hùng Cường–một nghệ sĩ cải lương khá nổi tiếng thời ấy–với chất giọng ténor khoẻ khoắn, còn hát rất “tới” một ít bài tân nhạc khác nữa, đặc biệt là những bài của Nguyễn Văn Ðông.
Bài hát chúng tôi đang nghe là của Nguyễn Văn Ðông.

Anh bạn tôi đã nương theo câu hát ấy mà đi vào cuộc chiến. Anh đã nhập vào “hàng hàng lớp lớp” những đoàn người “nối tiếp câu thề giành lấy quê hương”.

Mùa hè năm sau, tôi cũng “lên đường nhập ngũ tòng quân”, nghĩa là chỉ sau anh bạn H. một năm. Bạn bè tôi kẻ trước người sau lục tục vào lính. Chiến cuộc ngày càng leo thang, ngày càng trở nên khốc liệt…
H., anh bạn cùng ngồi với tôi buổi chiều ấy, cùng nghe với tôi bài nhạc ấy, cùng ngắm nhìn với tôi cảnh hoàng hôn trên bãi biển ấy, đã không còn nữa. Anh đã nằm sâu dưới lòng đất. H. đã hy sinh trong chiến trận ít năm sau đó, như biết bao người lính khác, như hơn một nửa bạn bè tôi đã nằm xuống trên khắp các mặt trận trong cuộc chiến nghiệt ngã ấy. Chiến tranh như con quái vật khổng lồ đã nuốt chửng bao nhiêu bè bạn tôi, anh em tôi.

Ðã nhiều năm, nhiều năm trôi qua, hình ảnh một chiều nào biển xanh cát trắng và những câu hát của Nguyễn Văn Ðông giữa biển trời mênh mông vẫn còn đậm nét trong ký ức tôi, mặc cho những lớp sóng của thời gian như từng đợt sóng biển cứ “hàng hàng lớp lớp” xô nhau, xô nhau tràn mãi vào bờ, rồi lại rút xuống trong con nước thủy triều của buổi hoàng hôn.

______________________________________

Trích đoạn bài “Y Vân Và Ảo Ảnh Cuộc Đời”:
. . .
Nét nhạc Y Vân có dấu ấn riêng và ảnh hưởng ít nhiều đến sáng tác của các nhạc sĩ sau ông. Nhiều người vẫn lầm tưởng “Ai nói yêu em đêm nay”, một bài Slow của Trần Thiện Thanh, hoặc “Kim”, một bài Twist của Y Vũ, là của Y Vân. Trong những bài “Những tâm hồn hoang lạnh” của Y Vũ, “Tôi đưa em sang sông” của Y Vũ & Nhật Ngân… người ta nghe phảng phất nét nhạc (và cả lời ca) của Y Vân, qua những dấu thăng (dièse) hoặc dấu giảm (bémol) ở nốt nhạc cuối trong câu, tạo cảm giác lơ lửng, mênh mang.

Có thể nói được rằng Y Vân là nhạc sĩ của mọi thể loại, mọi thể điệu và mọi đề tài của nhạc Việt những thập niên 50’s, 60’s, 70’s. Nghe nhạc Y Vân, người ta nghe thấy có hạnh phúc và khổ đau, có nụ cười và nước mắt, có hội ngộ và chia phôi, có hình ảnh người mẹ, người cha, người vợ hiền, người lính chiến, có tình yêu đôi lứa, có tình tự dân tộc…, tựa như ông muốn ôm hết cuộc sống vào lòng vậy. Nói cách khác, cuộc sống hiện ra muôn màu muôn vẻ trong nhạc Y Vân. Như câu nói của Robert Schumann, nhà soạn nhạc và phê bình âm nhạc nổi tiếng của Đức, “Họa sĩ biến thơ thành tranh; nhạc sĩ biến tranh thành âm nhạc”, Y Vân, ông đã vẽ ra những “bức tranh đời” nhiều màu sắc và sinh động bằng nét cọ thần kỳ là những nét nhạc, những nốt âm thanh tràn đầy cảm xúc.

Dòng suối nhạc của Y Vân biến đổi không ngừng, khi thì êm đềm hiền hòa, khi thì cuồn cuộn xối xả, như dòng chảy của cuộc sống đổi thay từng ngày, từng giờ. Sức sáng tác của Y Vân thật sung mãn và nguồn nhạc hứng trong con người nghệ sĩ ấy vẫn luôn dạt dào, như cuộc sống vẫn lao nhanh về phía trước. Bằng cây đàn muôn điệu và bằng những cung bậc kỳ diệu, ông đã tạo nên ở quanh ông một thế giới âm thanh thật phong phú và biến hóa đa dạng, đôi lúc khá bất ngờ và ngoạn mục như chàng nghệ sĩ đu bay giữa không trung tràn đầy tiếng nhạc.

Âm nhạc của Y Vân đến được với mọi người, mọi tầng lớp, mọi đối tượng. Dường như ai cũng tìm được ở nhạc Y Vân một bài nào mình yêu thích, ai cũng từng hát một đôi bài hoặc một đôi câu của Y Vân. Nói khác hơn, âm nhạc của Y Vân, bằng mọi ngả đường và bằng những cách riêng của ông, đã tới được và chạm được trái tim người yêu nhạc.
Y Vân, ông đã từng làm bao người cùng khóc cùng cười với ông. Ông đã ngợi ca tình yêu, ông đã mang những lứa đôi lại gần nhau hơn và yêu nhau hơn, vì chỉ sợ mất nhau, chỉ sợ không giữ được nhau. Ông đã ngợi ca cuộc sống, ông đã làm cho người người thương yêu cuộc đời hơn, dẫu cho đời sống có lúc không được như ý muốn và không phải là lúc nào cũng đẹp. Ông đã ngợi ca tình người, ông đã làm cho người người thương quý nhau hơn và tử tế với nhau hơn, như tình nghĩa vợ chồng, như tình thân bè bạn, như tình yêu chan chứa của những đứa con dành cho đấng sinh thành… Phía sau những dòng kẻ nhạc của ông người ta nhìn thấy được trái tim đầy tình nhân bản.


Y Vân, ông đã cố làm cho cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn, hay ít ra trông có vẻ tươi đẹp hơn. Dường như ông vẫn muốn tin rằng, dẫu có thế nào đi nữa thì mọi chuyện sau cùng vẫn đi đến một kết thúc tốt đẹp. Điều có có xảy đến hay không, không ai biết chắc. Nói rằng ông có tài “tiên tri” để thấy trước là ông chỉ góp mặt góp tiếng với thế gian này có 60 năm thôi, tôi không tin lắm, thế nhưng tôi tin rằng ông đã thấy trước là–như ông đã viết ra trong bài “Đồi thông”–suốt một đời “hoài công tìm kiếm trên bước đi thăng trầm…”, ông chẳng tìm thấy được gì ở cuối đường, ngoài nỗi… trống không.


Và tôi cũng tin rằng không phải là ngẫu nhiên ông viết nên những câu hát…
Người đi tiếc chi cho thêm buồn
tìm thư thái trong tâm hồn
thì đừng xây mơ trên cát vàng
(“Hoàng hôn trên bãi biển”)
Như những lâu đài bằng giấy, như những dấu chân trên cát sóng biển sẽ xóa nhòa, liệu còn có nghĩa gì, khi mà những phù hoa phù phiếm, những phấn son cuộc đời rồi… “cũng theo hư không mà đi”.
Liệu còn có nghĩa gì, khi mà ông đã phải chia tay với cuộc sống ông vẫn muốn làm cho tươi đẹp hơn, và khi mà những “muôn màu muôn vẻ” của cuộc sống ấy, chung cuộc chỉ như những màu sắc lung linh, óng ánh của những bong bóng xà phòng, thật mỏng manh và tan biến trong thoáng chốc như là… ảo ảnh cuộc đời.

_______________________________________________________

Trích đoạn bài “Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Một Mùa Nào Lãng Mạn”:
. . .
Khi cho chạy lại cuốn video tape ca nhạc ấy, tôi thấy Đoàn Chuẩn vẫn còn ngồi đó, vẫn còn điếu thuốc trên tay ông. Hầu như lúc nào trên tay ông cũng là điếu thuốc (tựa như Văn Cao, lúc nào cũng ly rượu trên tay). Ông đốt thuốc liên tục, thả khói mơ màng. Khói thuốc mơ màng và ánh mắt ông cũng mơ màng. Ông nghĩ ngợi gì, hay chẳng nghĩ ngợi gì. Trông ông giống như người đợi chờ mà không đợi chờ điều gì cả, hay như người ngồi đợi hoài những giấc mơ “không đến bao giờ”. Ông sống lặng lẽ như một cái bóng, và cử động cũng chậm chạp, nhẹ nhàng như một cái bóng, không nói không năng, khuôn mặt không thấy có nụ cười, không biểu lộ nét vui hay buồn.


Tôi thấy Đoàn Chuẩn vẫn còn ngồi đó, vẫn còn ánh mắt mơ màng, vẫn còn đăm đăm nhìn ra khoảng sân trước nhà. Ông nhìn ngắm hay tìm kiếm gì vậy? Đêm đêm nhìn cây trút lá / lòng thấy rộn ràng / ngỡ bóng ai về... Những phút sướng vui rộn ràng ấy chắc cũng chẳng kéo dài được bao lâu, chắc cũng chỉ là những phút giây hạnh phúc ngắn ngủi... Nhưng ông cũng đã bằng lòng, và cũng đã tận hưởng những giây phút ấy. Hơn thế nữa, tôi cho là ông cũng đã san sẻ với chúng ta, những người nghe nhạc của ông, chút hạnh phúc như gió thoảng qua ấy. Hạnh phúc như gió thoảng, có phải đấy là những phút giây chìm đắm trong thế giới lãng đãng của âm thanh, những phút giây thả hồn theo tiếng nhạc bềnh bồng và giọng hát dịu dàng cất lên giữa khoảng không gian thật yên tĩnh, thật lắng đọng, trong tiết trời se se lạnh của một ngày chớm thu.

Với bao tà áo xanh, đây mùa thu...
Tôi chắc là không có lúc nào người nghe nhạc cảm thấy thèm một hơi thuốc, một ngụm café nóng hơn là lúc ấy.

Nghe nhạc ĐC-TL đôi lúc có được những khoảnh khắc hạnh phúc như thế, cũng tựa như những phút giây “lòng thấy rộn ràng” của người đã viết nên những tình khúc ấy. Còn mong gì hơn thế nữa! Cám ơn ĐC-TL, cám ơn những khoảnh khắc hạnh phúc ấy.

Mùa thu đã qua từ bao giờ. Thu tàn, nhưng đông vẫn chưa sang... Những cánh hoa hướng dương đã “tàn tạ trong đêm tối”. Những chiếc “lá thu còn lại đôi ba cánh” rồi cũng sẽ lìa cành.
Nhủ lòng thôi hết những mùa thu...
Câu hát ấy nghe như tiếng thở dài thật nhẹ, như bước chân ai thật khẽ vừa lặng lẽ rời bỏ chốn này, như tiếng động thật nhẹ nhàng của chiếc lá cuối cùng vừa rụng xuống trong một ngày tàn thu.

Hình ảnh sau cùng về Đoàn Chuẩn tôi còn giữ được, và giữ được mãi về sau này, là những ngón tay kẹp điếu thuốc của ông và những cử chỉ thật nhẹ nhàng, thật thong thả, gạt tàn thuốc vào chiếc gạt tàn trên mặt bàn. Trong lúc bà vợ ông nói và nói, để trả lời các câu hỏi, ông ngồi lặng thinh, dõi mắt theo làn khói thuốc (như thể những chuyện ấy chẳng có chút gì liên quan tới ông). Đôi mắt vẫn như chìm đắm trong một thế giới nào khác.

Thật khó mà biết được một người ngồi lặng im với dáng điệu và cử chỉ như thế, với nét mặt không biểu lộ cảm xúc nào như thế, đang nghĩ gì trong đầu. Thế nhưng không hiểu sao, ánh mắt mơ màng ấy và ngón tay trỏ gõ gõ trên chiếc gạt tàn ấy theo một nhịp thật chậm rãi, thật đều đặn ấy vẫn cho tôi cảm tưởng rằng ông đang chăm chú lắng nghe những nốt nhạc.

Những nốt nhạc thật xa xăm mà cũng thật gần gũi, những nốt nhạc từng có một thời cùng với ông, và người bạn đường nghệ sĩ của ông, đi suốt chặng đường dài tuổi trẻ. Những nốt nhạc bềnh bồng dắt đưa ông về thăm lại những cây cỏ xanh tươi trên con đường trí nhớ, cho ông tìm gặp lại những mùa thu xa vắng, những tà áo mầu xanh thắm bay lượn chập chờn, và cũng rót xuống cho ông, chàng nghệ sĩ đa tình một thuở, những yêu thương đằm thắm nhất của một mùa nào lãng mạn.

Xin bấm vào đây xem tiếp:

http://hoanglanchi.com/?p=1394

hoanglanchi
#144 Posted : Wednesday, September 7, 2011 4:56:58 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Viết- kết quả từ “viết”

Hoàng Lan Chi


Ngày lễ. Giờ này thì chả biết lễ. Cứ thích thì làm việc, không thì nghỉ. Tuy vậy, đôi khi muốn nghỉ nhưng có cớ ngày lễ thấy cũng vui vui.

Gớm bà sư tỉ hớn hở gửi hình bà gặp bạn cũ từ hơn nửa thế kỷ. Tôi thì chả có bạn thân thuở tiểu/trung học vì đổi lớp hay trường. Lò dò vào Trung Học năm đầu tiên thì gặp cô bạn ngồi cạnh… học dở, không thích chơi tiếp. Năm sau cũng vậy. Năm sau nữa, gặp nhỏ học giỏi thì nó kín đáo vô cùng. Hoá ra, sau 75 mới biết cha nó đi tập kết nên nó không kết thân với ai.

Trong bốn bà sư tỉ, bà áo hồng là “duyên” từ “Trường Xưa Thầy Cũ”. Chuyện là thế này, trong bài Trường Xưa tôi viết năm tôi học đệ lục, khi xem văn nghệ cuối năm toàn trường, có màn múa “Tiếng Hát Dân Chàm”, tôi hết sức phục vì chị ở giữa đã ngả người cong tận đất. Bài chuyền đi, vị sự tỉ này đọc được khoái quá bèn mail làm quen cô em.







Gia Long B4 gặp nhau sau 50 năm, một ở Pháp, một đến từ Việt Nam và hai ở Mỹ. Sư tỉ áo hồng ngày xưa múa dẻo đến nỗi sư muội HLC còn nhớ đến bây giờ. Và từ bài viết Trường Xưa của HLC, tỷ muội gặp nhau.
Gia Long, sau 50 năm, vẫn tình đồng môn như một thuở xa xưa…


Sau loạt bài về Đại Hội Gia Long Thế Giới thì một số nữ sinh Gia Long mail làm quen và những danh xưng “tỷ muội” được dùng để gọi nhau, thật dễ thương. Tôi kể cho một chị bạn nghe, chị đả kích “ Đang chống Tàu mà tỷ muội!”. Thiệt cái tình, tôi đầu hàng! Tỷ /muội cũng như “bào huynh/bào đệ” đã được dùng khá thông dụng ở Việt Nam từ lâu. Tôi chưa bao giờ thấy phân ưu dùng anh/em trai thay cho bào huynh/bào đệ với lý do …chống Tầu cả. Mặt khác, ngày đó võ đường và học đường là hai nơi hay sử dụng huynh/đệ, tỷ muội. Khi gọi nhau tỷ muội, thấy dễ thương vì nói lên cái tình đồng môn.

Một điều buồn cười, khi nói chuyện và thấy người ra trường sau mình, tôi xưng “tỷ tỷ” ngon ơ. Chừng hỏi tiếp mới biết Muội này cương quyết thi Gia Long nên lều chõng hai năm. Nghĩa là hơn tuổi tôi dù học sau. Đành sửa lại gọi nhau bằng tên. Tuy thế có muội thì “Tỷ Lan Chi ơi, tuy tôi với tỷ cùng tuổi nhưng tỷ vào trường trước thì theo tôn ti, tỷ vẫn là tỷ của tôi mà”.

Với bài “Dường như là mùa thu”, tôi nhắc đến một vị giáo sư. Bài này sau đó được một ông “thụ nhân” chuyển vào diễn đàn của họ. (“Thụ Nhân” là diễn đàn của Khoa Chính Trị Kinh Doanh- Viện Đại Học Đà Lạt). Bài tôi gây sóng mà tôi không biết vì không ở diễn đàn này. Sau đó, một ông “thụ nhân” fw các mails trong diễn đàn cho tôi xem. Tôi bèn viết trả lời. Bài trả lời này sau đó được phổ biến rộng rãi ở net. Khắp nơi lên án Cố GS Phó Bá Long. Xem ở đây: http://wp.me/p1DZcL-1F

Bức hình Cố GS Phó Bá Long “triều kiến” Nguyễn Tấn Dũng, (một thân hữu cung cấp cho tôi) có vẻ “lần đầu tiên” được phổ biến trên hệ thống toàn cầu internet. Diễn tiến tiếp theo là một ông “thụ nhân” viết mail riêng cho tôi bênh vực cố GS. Thế là tôi lại phải trả lời. Xem vụ này tại đây: : http://wp.me/p1DZcL-3a)


Từ bao giờ, những thành phần “mờ ảo” đã khiến cộng đồng chia làm hai. Nhóm nhỏ KH của tôi, tôi và hai người bạn kia cũng giận nhau chỉ vì hai vị này …bênh báo Người Việt, trong khi tôi đả kích! Nhóm nhỏ Tổng Nha Kế Hoạch thì chưa. Còn lại, không có gì “ầm ỹ” trong quan hệ của tôi và bạn bè vì như một sư tỷ viết về tôi như sau cho một người bạn “Gia Long Quỳnh Giao, Hoàng Lan Chi, tao tìm thấy nơi nó 50% Bắc và 50% Nam của nó và đặc biệt nơi nó là: nó nặng tình đối với GL và quê hương VN. Đây là 2 điểm mà tao "chịu" nó. HLC là đứa học giỏi, thẳng thắn với ngòi viết và lời thật thì "dễ đụng chạm", tao chịu cái tư tưởng rõ ràng của HLC, dám nói và không cần tiếp xúc với người không cùng tư tưởng.” Sư tỉ này nói vậy vì một lần tôi viết “Em đã già. Cuộc đời còn lại bắt đầu đếm ngược được rồi. Vì thế em không mở rộng quan hệ với những người không cùng chính kiến. Cãi cọ mất công lắm. Họ không cải tạo được em và em không hoài hơi cải tạo người đang toan tính bán linh hồn cho quỷ đỏ.” Ý tôi tâm sự với sư tỉ là tuy “thầy bói” khuyên tôi nên “bớt đi đừng phang người không cùng suy nghĩ” nhưng tôi bảo “Tôi không phang nếu tôi không ngứa mắt. Nhưng nếu bảo chơi với họ thì never” Một cậu em cũng tò mò hỏi tôi “bạn” với PNN ra sao. Tôi “ Sơ sơ vì chị có cảm tưởng chị cứng rắn hơn trong lằn ranh quốc cộng. Vì thế chị không nói chuyện chính trị với hắn. Mất công cãi nhau”.

Tôi thường viết ngắn dù là tạp ghi hay thời sự. Câu văn đủ chủ từ, động từ, túc từ là chấm. Ý tứ trải cũng ngắn. Tuy vậy thỉnh thoảng, tôi lại mất công viết dài khi “tranh luận” với “đám trẻ”. Một phần, tôi cho rằng tiếng Việt họ không giỏi, viết ngắn, họ không hiểu. Phần khác, khi viết dài, tôi bắt đầu quan sát đối phương. Và tôi thú vị khi “nhìn thấy” một số “cách hiểu/đọc” của vài “người trẻ”. Sự khám phá này làm tôi ...nản. Nhìn vào trong nước, có vẻ như là ngôn ngữ mà “người trẻ” sử dụng phong phú hơn so với “người trẻ hải ngoại”, nhưng cách lý luận thì …theo tôi là y chang VC! Không tranh luận vào nội dung mà tấn công cá nhân. Trong khi đó vài người trẻ khác, lại rất giỏi.

Mới đây ở một diễn đàn kia, tôi khá ngạc nhiên khi gặp một nick. Tôi đang phân vân, không biết nick này là ai. Nếu bảo rằng nhiều người sử dụng chung thì có vẻ không đúng. Nick này không viết dài, những đối đáp ngắn và nhanh. Cái “đọc/hiểu/nhìn sâu xa” một vấn đề, có vẻ “khá” với nick này.

Hạ hồi phân giải! Chỉ là chuyện “vui vui” trong một diễn đàn nhỏ.

Tháng Tám vừa qua, Thu có vẻ đến rồi lại đi. Tôi đã hoàn thành khá đủ cho web cá nhân. Không “post” được hết vì cũng còn nhiều bài cũ bị thất lạc. Web, đem cho tôi niềm vui nhỏ. Trong vòng một tháng, số views là hơn 9,000. Cao nhất là 537 views ngày 17 tháng Tám. Hơi bất ngờ! Trước kia, khi cần chỉ cho ai, tôi phải đi tìm trong các mails/hoặc vào Đặc Trưng/hay TVVN, tìm link. Mở dấu ngoặc, Đặc Trưng có trữ bài. Còn TVVN , thật chán vì hay có “màn” mất bài. Họ thông báo rằng web họ bị hacker. Tôi rất bực bội về điều này. Lý do, post bài có đầy đủ hình ảnh, rất mất thời gian. Bài tôi thường là làm cho các web phong phú thêm vì là bài đàng hoàng, không phải “chat/chit”. Nhiều bài phỏng vấn có tính cách tài liệu lịch sử nữa! (Vd loạt bài về Nhạc trẻ, nhạc phim…). Hoặc “vinh danh” các tài năng trẻ của hải ngoại. Vậy mà cứ vài năm lại thông báo bị hacker và mất hết! Không bực sao được! Tôi khá tiếc cho blog Sóng Thần ( bán nguyệt san ở VA) mà tôi thực hiện ở TVVN. ( đã bị mất!)

Vì thế, có web riêng rất tiện lợi mỗi khi cần giới thiệu cho bạn mới quen. Khi làm web, tôi đơn thuần coi đó là nơi trữ bài nhưng thời gian qua, tôi không ngờ số “views” vào blog lại “khá” như vậy!







Tổng số views : 9,606 (Từ July 23- Sep, 5)


Tháng Tám, có hai bài viết làm Tuyết Nga, cô bạn từ Florida, phải gọi dù đang bận túi bụi. Trước kia, Nga cũng thỉnh thoảng điện thoại khi thích một bài nào đó. Tháng này, Nga thích chí với bài “Mẹ chồng con dâu”. Nga bảo“Nga chết vì cười vì thấy Lan Chi giả bộ là mẹ chồng và mắng rất thâm thuý. Cái thâm thuý của người Bắc”. Bài thứ hai, “Ngố”! Khi Tuyết Nga gọi, tôi bảo ngay “ Gớm mợ lại gọi tôi vì mợ mới xem Ngố phải không!” Nga phá ra cười “Ừ, bài của Lan Chi, Nga thường save vào một folder để xem sau vì Nga biết nếu xem là phải xem cho hết trong khi tiệm đang túi bụi! Hồi nãy Nga chót dại xem Ngố rồi lại phải theo link xem tiếp. Trời ơi, Lan Chi viết như không ấy. Rất dễ dàng và câu văn rất ngắn gọn. Nga mà viết thì chắc cứ dài dòng như Nga nói!” ( Bài Ngố ở đây: Ngố!)

Cô bạn này là “bạn dzàng” vì .. tôi thích nghe phụ nữ “tán” tôi hơn là đàn ông! Nga là thủ quỹ cho Hội Văn Bút Hải Ngoại.





Lan Chi –Tuyết Nga ( Florida 2010)


Cũng Tháng Tám, từ bài viết “Gia Long”, tôi “lụm” được một cậu em. Trò chuyện, hoá ra cậu là học trò của ba tôi ở Petrus Ký. Điều thú vị hơn cả là khi tôi nhận mail từ cậu em này “Bắt đền chị. Công việc của em bị đình trệ vì em mải đọc chị! Em xem chị hết trong hai ngày!”

Sắp vào mùa tựu trường. Trời mát. Blog của tôi đa phần văn học nghệ thuật cũng “mát”. Nhưng mỗi khi “Phàn Lê Huê” của nhóm Tứ Nhân Bang (Hồng Phúc- Đoàn Trọng Hiếu-Huỳnh Quốc Bình-Hoàng Lan Chi, 4 người trọng vụ án Đài VNHN giao du với cán cộng của Tòa Đại Sứ VC năm 2009) đọc hay nghe thấy cái gì dính líu đến …không chào cờ là Phàn lại “nổi sung”. Rồi thì bài “Thời Sự” lại chào đời, và số “kẻ thù” gia tăng! Một tỷ tỷ Gia Long vừa kể “Muội biết không, tên kia vào ái hữu quậy vì ái hữu sắp tổ chức đại hội..”, tôi ngắt lời “Quậy cái gì? Nó quậy không chịu chào cờ hả”! Sư tỷ phá ra cười “ Không có..”. Sau đó bà sư tỷ đi rêu rao “HLC hả. Mới kể quậy là nó hỏi quậy không chịu chào cờ VNCH hả!”. Nghe chị nói lại, tôi bật cười. Thì thời buổi hỗn mang, chiêu đầu tiên là “vờ vịt” không chào cờ, chiêu thứ nhì là “vô số sơ suất” để mập mờ đủ kiểu!

Viết, kết quả từ Viết, luôn là phần thưởng cho dù số thân hữu có thể tăng/giảm. Thân hữu “mờ ảo”, cứ việc biến ra khỏi cuộc đời tôi!
hoanglanchi
#145 Posted : Tuesday, September 13, 2011 2:41:42 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Sài Gòn của hai không không ba. Sài Gòn hay có bão rớt. Bão rớt thì vui. Vì sẽ có chút lạnh phả, và hương cà phê sẽ nồng nàn hơn.



Đêm nay trăng 16. Trung Thu đã qua. Trời Cali ban đêm dịu dàng. Thiếu hương trời. Virginia nhiều rừng cây và hương trời bàng bạc không gian.



Trong nỗi nhớ hương trời của vùng tuyết trắng, lang thang về chốn cũ, để rồi



…bỗng tìm thấy

…Một ngày bão rớt

Và kỷ niệm xưa bỗng tràn về

Như Dòng Thời Gian

Tưởng như đang dừng lại!



Hoàng Lan Chi







Bão Rớt



Tin thời tiết, bão số 3. Tôi không lo lắng. Vì Saigon rất ít khi bão. Chỉ toàn đuôi. Bão rớt.

Cái gì rớt cũng buồn, buồn hơn kiến cắn.Chỉ bão rớt là không. Trời chỉ hơi xám, hơi lạnh. Gío vẫn vi vu, lá me vẫn xanh ngăn ngắt. Mùa này cây đẹp lắm. Mưa gột rửa bụi trần. Lá xum xuê, xanh mơn mởn..

Một cơn bão nhỏ. Vừa đi qua hồn tôi.

Buổi tối quán cà phê đã quen thuộc sau hai lần hò hẹn. Tôi chọn phòng nhỏ trong góc. Không ai thấy ta nhưng ta thấy đuợc khá nhiều. Giá như có vị thần nào đó cho cái kính ấy nhỉ. Ta soi thấu. Chỉ cần mười người.Lúc bấy giờ hẳn..sẽ vui bát ngát mà buồn cũng chất ngất không chừng?

Chỉ mới nói với chàng qua phone một lần. Rất tư nhiên và ríu rít. Có vừa đâu. Lại con trai bắc. “Tài năng chỉ mới nghiêng mình thôi, còn anh là quỳ trước nhan sắc!” Chàng nói vậy. Tôi phá ra cuời. Lâng lâng. Tôi có cảm tuởng, ta tìm lại một bóng dáng xưa..

Quả là đúng. Như linh cảm. Chàng, dáng phong trần, lãng tử. Khuôn mặt ấy, hẳn là đẹp trai lắm khi còn trẻ. Dáng dấp phong độ, không béo phì như đa số đàn ông ở tuổi chàng. Cái bắt tay tự nhiên.

Rồi chuyện trò cứ như súôi chảy. Tôi tới lui như sóc. Quán hát đêm ấy và những người..

Này hai đệ tử nhỏ..

Này chàng hoạ sỹ của một tờ báo. Tôi đã rủ rê khi nghe chú nhỏ hát Gọi em là đoá hoa sầu ở quán kia...

Này nguời phụ nữ Huế đằm thắm dịu dàng hát nhạc Phạm Duy nức nở. Đêm nay nàng sẽ hát Tóc thề. Của tôi.

Này cô hiệu phó trẻ của trường trung học. Đó là bạn cũ, à không fan cũ của một web site kia..

Đi đâu rồi cũng quay về chốn cũ. Là phòng nhỏ. Với chàng.

Hôm nọ em có nhận ra anh là ai không?
Không!Vì em rất dở trong vấn đề nhớ tên, nguời và đường đi..
Em có hình dung ra anh không?
Không! Nhưng em biết anh đâu có vừa!

Và tôi nghiêng đầu cuời “Bây giờ thì em có thể nói là ngày xưa anh chắc cũng thuộc loại Con nhà giàu, học giỏi, đẹp giai, đái giầm!!”

Chàng phá ra cười. Tôi thấy vui đã mấy ngày rồi. Sau những giây phút buồn vì tồ, bị lừa gạt vì quá tin nguời, tôi lại đứng dậy. Như thường lệ. Muội nhỏ của tôi vẫn chế diễu, tỷ là gà tồ! Ai nịnh là rút ruột ra hết! Thì tính tồ trời sinh. Đến chết vẫn gà tồ.

Chàng lên hát “Còn một chút gì để nhớ “ tặng tôi. Giọng hát như chàng. Lãng tử. Như hơi thở. Không cầu kỳ. Không trau chuốt. Tôi thích vậy. Hát tài tử thì cứ để tự nhiên. Vụng về cũng có nét dễ thương riêng. Phải thế không.

Tôi ôm bó hoa lên sân khấu. Chàng choàng tay qua vai. Đệ tử bấm máy. Sau này về nhà tôi ngắm nghía. Con bé kiêu kỳ là tôi cười tủm tỉm “Có vẻ xứng đôi nhỉ?” Tôi vỗn dĩ thích đàn ông cao lớn, hơi beau giai một tí. Đứng bên cạnh, có cảm giác nhỏ bé, được che chở, đuợc an toàn. Tôi rất buồn nếu đàn ông thấp hơn tôi!

“Lẽ ra A phải sửa lại là May mà có G, đời còn dễ thương chứ?” Tôi nghiêng đầu thủ thỉ. Chàng bẹo má “Ừ, đúng vậy”.

Tôi thấy vui. Tôi trêu chàng –Như ngày xưa tôi trêu bạn trai- trong sân truờng đại học..

Chàng đã khơi dậy trong tôi, những kỷ niệm đã ngủ quên từ bao năm tháng. Chàng làm tôi nhớ đến hình bóng dễ thưong của thuở sinh viên, của những ngày đầu tiên đi dậy..Con trai Bắc của Saigon ngày ấy, với tôi, sao mà dễ thương thế.

Từ khi sang trang, những con nguời ấy đã ra đi, đã thay đổi. Chắc là tôi, con gái Saigon xưa cũng thay đổi nhiều lắm? Nào ai nhìn đuợc chính mình. Đoá hoa trong vuờn sẽ phải khác với trong chậu.Chứ nhỉ.

Nhưng chàng đã làm những bóng cũ của thuở xưa sống dậy trong tôi. Từ dáng dấp, giọng nói, cách pha trò, cách châm biếm và cả cái nham nhở nữa!

Hôm sau buổi trưa chàng gọi.

-Em đi gặp bố già có gì vui không.
-Vui. Bố già trông khoẻ lắm
-Thế so sánh với A thì sao
-Thì M đã nói rồi, A trông có vẻ con nhà giàu, học giỏi, đẹp giai, đái giầm lắm mà!!

Lại những tiếng cuời ròn rã.

-Hình ra sao M?
-Đẹp.
-Đem cho A tối nay đi
-Không, chờ mai mốt có cả Q, M sẽ đưa
-Thì thôi vậy.

Hôm sau chàng lại gọi buổi trưa.

“Chào buổi sáng nhan sắc!” Tôi ngỡ Bố già nên nhỏ nhẻ : “Dạ nhan sắc cũng xin nghiêng mình chào tài năng”. Chàng cuời. Mới nói phone hai lần, tôi nào đã nhớ giọng chàng. Lại hỏi “ Thế chú đã quen với múi giờ mới chưa?”. Chàng phá ra cười “ Chú nào? A đây cơ mà? Đâu phải bố già?”. Tôi cắn môi (nhất định nếu có chàng lúc đó, tôi phải đấm mấy cái cho bõ ghét) “Đục A bây giờ? Sao A nói câu nhan sắc làm M tưởng lộn là bố? “

Lại trao đổi loanh quanh. Tôi buông máy. Môt niềm vui nhè nhẹ. Một nỗi buồn thoang thoảng..

Đã có những người đàn ông. Tập cho tôi thói quen. Cứ tám giờ sáng và năm giờ chiều là gọi. Không bận thì nói nhiều. Bận thì vỏn vẹn “ A phone để biết M còn tồn tại trên cõi đời này không?”

Có người cứ mười giờ đêm là gọi cho tôi. Hôm nay M có gì vui không?Ừ nếu buồn thì đưa đây A giữ hộ!

Mà cuộc đời thì như bèo dạt mây trôi. Khi thói quen mất đi, tôi hụt hẫng mấy ngày. Biết là vậy nhưng thói quen là của người dưng tạo ra. Tôi nào ý kiến.

Chàng có tập cho ta thói quen nghe phone chàng buổi trưa không. Nếu có thì cũng hay. Con vạc ăn đêm. Ngủ muộn. Dậy trễ. Và “thiên tài tam thừa gọi cho nhan sắc giữa trưa”. Tôi đã trêu chàng như vậy. “Rằng M là con nguời khoa học. Thôi thì Thiên thiên tài của A hãy gọn lại là Thiên tài tam thừa đi nhé?”.

Saigon bão rớt. Mưa bập bùng. Gió lạnh buổi sáng. Tôi bỗng ao uớc có chàng – cùng che dù đi lang thang.Như một thuở nào. Đường Thi Sách lá me bay. Mưa thánh thót. Ai đó che dù cùng tôi lang thang khắp phố Saigon.

Tôi gọi cho chàng. Chưa kịp nói gì đã nghe ‘”M đó hả G ?’ Tôi nũng nịu, tuởng như là muời sáu “ Ghét A! sao A chộp M vậy? phải để M nói nhan sắc xin đuợc diện kiến thiên tài chứ?”

Mất sóng. Ba phút sau chàng gọi lại.

-A đang nói về M
-Xạo ke!
-Thật mà. Với nhà văn X và Y
-Dóc? M không quen họ.
-Thì A khoe họ, A mới vẽ M mà.

Tôi mỉm cuời. Ừ, tôi đã yêu cầu chàng vẽ phác tôi.

Này A, có tập thơ in chung ở hải ngoại. M không thích lắm nhưng họ năn nỉ cùng đứng cho vui. M đã có một sketch của anh bạn cũ. Anh ấy vẽ M theo trí tuởng của ngày cũ. Coi như đã có Ngày xưa Hoàng thị! sẽ minh hoạ cho bài thơ Tóc thề. Còn bây giờ A vẽ đi, sẽ có Hoàng thị ngày nay. Minh hoạ cho đoản văn.



Trời đang mưa. Cơn bão số 3 đã qua. Bão số 4 tiếp nối. Với Saigon lại vẫn là bão rớt.

Với tôi, cũng một bão rớt vừa thoảng qua..

Sài Gòn 2003

Hoàng Lan Chi


hoanglanchi
#146 Posted : Sunday, September 18, 2011 6:13:13 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Có vẻ giống bão rớt ở Sài Gòn

Ngày xưa ơ Sài Gòn tôi thích “bão rớt” lắm. Vì là bão rớt nên chả gây tác động gì nặng nề. Ngược lại sẽ làm Sài Gòn có chút se lạnh, chút mưa, chút gió, cứ mỗi thứ một tí khiến Sài Gòn đáng yêu và có duyên tệ.

Hè phố sẽ sạch hơn, lá me xanh hơn, con gái Sài Gòn xinh hơn với áo len mỏng và cái khăn quàng điệu đà. Và tuyệt nhất là chút mưa như mưa bụi lất phất để rồi khi lang thang đường phố chán chê, ghé vào một quán cà phê nghe dòng nhạc cũ, thưởng thức hơi cà phê nồng nàn, còn gì “dễ thương” hơn. Ở xứ người dường như chưa bao giờ tôi lang thang đi bộ như vậy cả. Mùa Thu Virginia đẹp mĩ miều là thế nhưng chưa tìm được đúng người để cùng lang thang trong rừng phong lá úa.

Hôm nay trời Cali có vẻ giống Sài Gòn một ngày “bão rớt” xa xưa. Cũng xam xám bầu trời, cũng chút se lạnh. Chỉ có điều đường phố Cali sẽ không có gái Sài Gòn tung tăng dạo phố.

Mấy hôm trước tôi lang thang về chốn cũ. Đó là “kiểu nói” của tôi nghĩa là đi tìm bài viết cũ ở “hard dish cũ”. Ngày xưa tôi viết tùm lum theo hứng. Có nhiều cái như “tôi nhìn tôi trên vách”. Độc thoại. Và vì thế dòng tư tưởng nhảy loạn xạ, từ cảnh này sang cảnh kia, từ người ấy sang kẻ nọ. Như là viết cho mình. Để mai sau đọc lại, có chút gì để nhớ để thương.

“Bão rớt”, tạp ghi thuộc loại trên, tôi viết vào hai không không ba. Khi gửi đến thân hữu là vì sẵn tìm ra để cho vào web site thì gửi luôn thể. Thế nhưng, những “feedback” từ “Bão rớt” làm tôi khá bất ngờ. Với cá nhân tôi, tôi cho đó là một đoản văn “viết cho mình” để nhớ để thương nên sẽ không đầu đuôi, chả là tuỳ bút, cũng chẳng hơi hướng truyện ngắn có mở đầu, có kết luận. Đoản văn lãng đãng lơ lửng. Nó có một điểm rất thực, bức vẽ theo kiểu “sketch” với giòng ghi bằng tiếng Pháp “ D’un seul trai. À Quỳnh Giao” và chữ ký người vẽ ở dưới.

Đối thoại của hai nhân vật trong đoản văn chỉ là ngôn ngữ bình thường của hai kẻ mới quen nhau nhưng “có vẻ” thích nhau. Một “chuyện tình lô ve xì to ri” nếu có chỉ như mây mùa thu. Nàng, không kể gì hơn, chỉ ví Chàng, như một cơn bão rớt, vừa thổi qua đời Nàng.

Thế nhưng, chút thoảng nhẹ ấy có lẽ mang hơi hướng của Sài Gòn yêu dấu mà đã làm bao trái tim xao xuyến. Anh bạn cũ, “người nợ tôi từ muôn kiếp trước” viết “ Bố trẻ thich cái tựa “Bão rớt". Và thích cái tranh 'minh họa'. Bài hay, thú vị. Cô nương nên tiếp tục viết về những cơn "bão rớt vừa thoảng qua".. “Bố trẻ” không làm tôi ngạc nhiên vì nếu không bận, bao giờ “bố trẻ” vẫn cho ý kiến nho nhỏ quanh bài viết của tôi.

Cậu em, “fan” mới toảnh toành toanh của tôi thì “Có phải anh Kh không?” Tôi gõ “ Kh nào? Có phải em lại ‘link’ với một bài nào của chị phải không” “Anh Kh, người mà chị viết thích ngồi nhậu một mình”. Tuyệt! Em tôi quá hay. Tuy là fan mới toanh nhưng nếu cho chấm, tôi xếp em, thuộc ngoại hạng. Vì sao ư, vì em đọc và nhớ. Nhớ hết thảy những gì tôi viết để mỗi khi bàn luận về một sự kiện nào đó, em có thể lấy ngay một câu trong một “tình tự” của tôi để “point final” về sự kiện ấy. Như vừa qua, khi đọc, em nhớ đến ngay nhân vật Kh trong một đoản văn khác. Tôi xác nhận “ Đúng vậy. Hoạ sĩ Kh”.

Một cậu em khác thì “ Trời … chị tui nhớ người yêu … hahaha … trái tim của chị lúc nào cũng còn trẻ … và chị sẽ trẻ mãi trong những dư âm này mặc cho ngày tháng trôi … “suya” nhất là chị đấy !!!”. Tôi trả lời “Không phải người yêu, em à , em à, em à! ” để rồi cậu em thả một câu khá dí dỏm “ Thì là người yêu “rớt” đó mà … hahaha …”

Một vị khác, người thích ca hát nhạc ở tiểu bang mưa hoài ngàn năm thì “ Hi, chị Lan Chi!
Cảm ơn nhà văn Lan Chi, đã gởi cho đọc những, áng văn hay của LC. Lbd đã đọc thoáng qua 1 lần, nhưng phải đọc lại nhiều lần nữa mới thẩm thấu....
Ước mong chị Lan Chi luôn mãi đóng góp, bổ ích cho đời bằng những khả năng thiên phú của chị.
Kính mến,
Lbd”
Tôi vắn tắt “ Cảm ơn. Anh thích mẩu văn này sao? Không thich nhưng bài như Gia Long à?”.

Và Lbd trả lời “Lbd thích đọc văn của chị LC qua nhiều loạt bài, không nhất thiết là....Bão Rớt!
Thú thật, Lbd rất lười đọc, kể cả những nhà văn tên tuổi, có lẽ 1 phần tại mắt kém, ngoại trừ của ...Lan Chi.
Kính mến chúc LC an vui! Lbd”

Tôi bật cười. Vì tôi ngỡ quân nhân như LBd phải thích những bài như bài viêt về Gia Long với lá cờ Việt Nam Cộng Hòa trong Đại Hội Gia Long Thế Giới kia.

Rồi đến một ông anh cũng ở tiểu bang xanh hoài ngàn năm “ Hi Lan Chi, thank you. Tuyệt lắm!”

Và một … “kẻ thù”! Tôi nói “kẻ thù” vì trước đó anh ta viết mail chỉ trích tôi và ông BDL trong một vụ thời sự . “Kẻ thù” gửi mail như sau “ Cơn bão nào lại" thổi"một chuyện tình "dể thương", chất ngất một vùng trời kỹ niệm đến tôi vậy. Thật tình cờ để được nhìn lại bóng dáng nhạt nhòa cũa mình, tưởng chừng đã trôi vào thời gian vô tận. Xin cảm ơn cơn bão ....rớt và nhân vật "tôi".
Chúc một ngày vui.”

Tôi khá ngạc nhiên vì tôi nhớ địa chỉ mail của “kẻ thù” này chứ. Tôi gõ “Ủa hoá ra anh ở trong một list à? Có thể mấy năm trước anh làm quen tôi, rồi tôi automatic, add anh vào . Nếu không thích thì báo, tôi remove tên anh ra. Để tôi sẽ check lại, xem có phải anh ở trong 1 list của tôi không …Tôi có gân 10 lists. Tôi đoán anh là LC mà.”

Tôi nói vậy vì trước khi là “kẻ thù” trong vụ “thời sự B” thì anh ta là người “ái mộ” tôi trong vụ đài Việt Nam Hải Ngoại. Vì thế có thể khi anh ta gửi mail làm quen, tôi add anh ta vào một list và khi anh ta ‘chửi” tôi ở vụ thời sự B, tôi đã quên chưa “remove” mail anh ta ra chăng? Có thế, anh ta mới đọc được bài “Bão rớt” của tôi!

“Kẻ thù” trả lời: “ Theo tôi, chị không cần phải check lại. Đời bổng thấy niềm vui khi được đọc lại những câu chuyện tình thời tuổi trẻ. Chị cứ viết thật nhiều để mang lại niềm tin yêu cho đời, vốn dĩ đã mờ sương. Chị cũng không cần đoán tôi là ai cả, tôi là "nạn nhân" của........ cơn bão rớt.”

Tôi bật cười. Chỉ “một bão rớt” mà em Thành thì “ chị không yêu ông đó, thì bởi vì ổng là người yêu…rớt mà! ” rồi bây giờ kẻ thù “ Tôi là nạn nhân của …cơn bão rớt”.

Thì cũng chả sao. Từ lãng đãng “bão rớt” mà “kẻ thù” bỗng nhiên hết thù tôi để biến thành “fan” của tôi thì cũng là một điều hay!

Tôi đã viết “ Viết-kết quả từ viết” để nói về những người thích đọc mấy cái tạp ghi “vớ vẩn” của tôi ( tôi vẫn gọi đó là những vụn vặt quanh đời sống Lan Chi) và hôm nay, trời Cali có vẻ giống “bão rớt” của Sài Gòn xưa, tôi:

..để lắng đọng bao ưu phiền thời cuộc/nhân gian
Nhớ về “bão rớt” ngày xưa
Và “hệ luỵ” của “bão rớt” bây giờ!

Hoàng Lan Chi

Bão rớt ở đây : http://wp.me/p1DQbJ-mY

hoanglanchi
#147 Posted : Thursday, September 29, 2011 12:46:52 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Khi người đóng “Vai kép”, không còn vai!


Hoàng Lan Chi

Khi tôi víêt “Vai kép”, một người bạn (dễ thương!) gọi tôi. Anh nói, anh không thích Lan Chi viết bài này, Lan Chi là “người hùng” mà, Lan Chi phải dấu đi, những cái đó cho riêng mình! ( Người hùng? Anh ám chỉ cái gì và tôi cũng quên không hỏi. Hay anh ám chỉ những bài viết thời sự của tôi, để từ đó vài thân hữu gọi tôi là Phàn Lê Huê?)

Tôi không đồng ý với anh. Ngày xưa, khi chưa có internet, chưa có “blog” thì sẽ cân nhắc, cái gì chỉ cho người thân, cái gì cho nhóm nhỏ và cái gì “bán than ở chợ trời”. Ngày nay, vẫn cân nhắc nhưng có chút đổi thay. Blog, tôi nghĩ vào đó không chỉ là hoa thơm cỏ lạ nắng hồng mà còn là gai góc, là vũng tối mênh mông. Những cái đó là của chủ vườn, nhằm mục đích lớn nhất là “giữ lại ngày qua”. Ngày qua dù đẹp xấu cũng là ngày qua. Tất nhiên có những đìêu không thể nói được, chỉ là sống để dạ chết đem theo. “Vai kép” không thuộc loại đó. Nhưng tôi trân quý tình cảm của anh. Phải coi tôi là ‘thân thiết” ở mức độ nào đó, anh mới góp ý như thế. Anh muốn tôi giữ những “Ngõ vắng” tối tăm cho riêng mình và quá lắm, chia sẻ với bạn bè qua điện thoại. Viết đến đây tôi nhớ một bài thơ của Hoàng Anh Tuấn mà tôi chép từ thuở sinh viên trong tập thơ giấy hồng mực tím. Những nét chữ của một thời đi học, cách xa nhau cả thước và tròn vo mũm mĩm:



“Em dấu đi những nỗi lòng vỡ rạn”, tôi đã đang và sẽ dấu, chỉ viết về những “vui vui” nhưng “vai kép” là nỗi niềm của đa số “những người của hôm nay”. Nỗi niềm ấy phải được chia sẻ để người sau không đi vào vết xe đổ của người trước.

Tôi không phải là nhà thống kê để biết con số “vai kép” của Việt Nam bắt đầu nhiều từ bao giờ. Tôi nghĩ, có lẽ vào khoảng sau 1975. Con số có thể lớn so với những người đi trước vì có lẽ những người ở vào tuổi tôi đã có những “hôn nhân vội vàng” vì thời cuộc. Và sau đó cũng vì hoàn cảnh thời cuộc mà họ không thể/không muốn lập lại cuộc đời. Và bi kịch xảy đến mà tôi gọi đó “một sự tự đánh cắp cuộc đời của mình”.

Đành rằng mỗi người có một cuộc đời và tự mình chịu trách nhiệm. Nhưng xét cho đến cùng gốc rễ của vấn đề sẽ thấy số mạng ẩn tàng trong đó rất nhiều.

Ví như có người được giáo dục gia đình tử tế nhưng vẫn hư hỏng và ngược lại.
Ví như có người có điều kiện học hành đến nơi đến chốn nhưng không học và ngược lại
Ví như có người được cha mẹ cho chọn vợ chồng thoải mái nhưng không hạnh phúc và ngược lại.

Khoanh nhỏ vào mình, tôi đã thấy mình tự đánh cắp rất nhiều thứ của mình.

Thuở bé, di cư vào Nam, Bố phải hy sinh đi dạy xa nhà bao năm trời để vợ con được ở Sài Gòn, để con được học hành. Vì thế, tôi luôn nhớ trong đầu “Học, học và học”. Chỉ có học, con đường duy nhất để tồn tại và tiến triển. Tôi có thể thích vẽ nhưng nghe bố nói, tôi bỏ vẽ. Tôi có thích văn nhưng nghe bố nói, tôi bỏ văn. Tôi chăm và lo học. Thế nhưng số mạng, có một điều tôi còn hối tiếc đến bây giờ, đó là tôi rất thích nghề Y nhưng đã thi rớt (vì xui chứ không phải vì học dở).

Từ ám ảnh của việc “Phải học”, cộng thêm nếp gia đình, tôi và cả chị cả tôi, không hề có bạn trai thuở trung học. Đó là cũng là một điều thiệt thòi cho chúng tôi vì thuở trung học là một thời kỳ hoa mộng. Giá Bố Mẹ cho phép có chút đỉnh và theo dõi nhắc nhở để con cái đừng sao nhãng việc học, thì có lẽ hay hơn. Lên đại học, cũng ám ảnh bởi việc phải học để có nghề, chị em chúng tôi cũng không dám “lộn xộn”. Vả lại Bố Mẹ cũng cấm. Sau này tôi không cấm các con khi chúng là sinh viên vì tôi hiểu sau 18t, tương đối khá vững, nên để chúng thoải mái trong vấn đề bạn trai gái miễn là không bê trễ việc học. Thường thì những mối tình đẹp là tình thuở sinh viên vì khi đó đã khá trưởng thành không còn quá ngây thơ như tuổi mười ba, mười lăm. Mối tình đó nếu kéo dài bền vững cho đến khi ra trường và kết hợp thì phần lớn những chuyện tình kiểu này rất bền. Bền vì đôi bên hiểu nhau quá nhiều, gắn bó với nhau quá nhiều kỷ niệm và vì thế dễ tha thứ cho nhau khi đụng chạm.

Cũng vì gia đình, vì “bộ mặt” mà đôi khi chúng tôi không dám lựa chọn người theo ý thích của mình. Chị tôi còn nhắc lại lời cha nói về một người bạn của chị “ ..Thằng đó hả, bố không thích vì nó con nhà buôn!” Hoặc mẹ tôi nói với tôi “ Cái thằng đó tướng lấc cấc mà còn theo đạo nữa”! Vào thời đó, cha mẹ tôi còn kỳ thị “Dân buôn bán” và “người theo đạo Thiên Chúa”! Tất nhiên chúng tôi thời đó rất ít dám cãi lời cha mẹ vì viễn cảnh lấy chồng mà chồng không được gia đình ưa, là một điều đau khổ. Đa số chúng tôi muốn kết hôn với một người và người ấy cũng được cha mẹ “ưng”. Làm sao chúng tôi con gái thời đó lại muốn hàng tuần về thăm cha mẹ mà cha mẹ ghẻ lạnh với chồng mình?

Như thế có phải chăng vì giữ “thể diện” cho gia đình, muốn vừa lòng cha mẹ, mà chúng tôi đã tự đánh cắp cuộc đời mình? Không thể sống theo những gì mình thích, phải chọn lựa không chỉ cho mình mà còn cho gia đình, dòng họ?

Từ chọn lựa không đúng đắn, hệ quả là gì, đương nhiên ai cũng biết. Thời xưa, các cụ ngậm tăm và sống nín một đời. Thời chúng tôi, lại cũng cái “thể diện” mà ngậm tăm. Nhưng sau 75, cái ràng buộc ấy không quá kinh khủng. Chúng tôi cũng bị dằn vặt. Rất nhiều. Để cuối cùng đành chọn. Thế nhưng, đây là cái tự đánh cắp cuộc đời mình mà tôi nghĩ rằng hậu quả thật vô cùng bi đát, nhất là cho người nữ: chọn để thoát và đồng thời đóng cửa vĩnh viễn cuộc đời mình!

Ở tuổi gần 40, khi con còn quá nhỏ, tôi nghĩ rằng không có một người phụ nữ Việt Nam nào lại có thể đành đoạn bước đi bước nữa. Khi con lớn, thì cơ hội đã qua, không thể đến lần hai. Nếu không có Việt Cộng thì cuộc đời chúng tôi cũng ảm đạm nhưng không quá thê lương như hiện tại. Cuộc sống hải ngoại vốn không chặt chẽ về giềng mối gia đình nên hình ảnh người phụ nữ đã ở vậy nuôi con và về già một thân thui thủi, thật thê thảm.

Một đời, từ khi sinh ra, không được hưởng gì, chỉ lo học cho có nghề nuôi thân. Trưởng thành, lập gia đình vội vã vì thời cuộc rồi tan vỡ, và không lập lại vì thương con còn nhỏ. Để cuối cùng, khi những con chim con đủ lông cánh, chúng bay ra vùng trời bát ngát, chỉ còn chim mẹ già nua, cô độc! Mà nào ai ép buộc. Chính chim mẹ ngày xưa tự đánh cắp cuộc đời mình mà thôi.

Khi đọc “vai kép” tôi đã mail cho QB, nói rằng em không thể sống như thế. Bây giờ em nghĩ đến con còn nhỏ và không lập gia đình. Thế nhưng mai sau con lớn, nó sẽ không gần em nữa, nó có bạn riêng, niềm vui riêng và lúc đó em sẽ trơ trọi vô cùng. Em cần một mái ấm có chim cha chim mẹ chim con thì không thể nữa. Lũ trẻ con, không trách chúng được vì trời sinh là thế. Chúng nghĩ rằng bổn phận cha mẹ là phải thế. Chúng không cần biết gì hơn. Chúng chỉ biết cuộc sống của chúng hiện tại. Cho nên có thể nếu bây giờ em lập gia đình khác, con trai em sẽ khổ, chắc chắn thế nhưng thà là cho nó hơi khổ một chút còn hơn em hy sinh cho nó, để sau này khi trưởng thành, nó tung tăng hưởng hạnh phúc cá nhân và em thì lúc đó thì khổ vô cùng. Hãy coi đó là số mệnh của nó. Nó chịu thiệt một chút và em không bị thiệt quá nhiều. Hãy nghe lời chị, lập gia đình khác, vẫn còn kịp để có con khác. Một mái gia đình với con chung bao giờ cũng vui hơn. Đứa con khác đó cho dù sau này nó trưởng thành và có gia đình riêng, thì lúc đó em vẫn có mẹ nó bên cạnh và em sẽ không cảm thấy tủi như khi em hy sinh cho con để rồi về già, em vẫn là một mình.

QB hứa sẽ nghe lời tôi. Thì tuỳ QB thôi. Dù sao QB là đàn ông thì có thể hy sinh nuôi cho con ngoài hai mươi và lúc đó QB lấy vợ khác cũng vẫn được. Chỉ những người phụ nữ, khi con khôn lớn, thì hy vọng tìm một mái ấm khác, có vẻ khó khôn cùng.

“Vai kép”, đã vô vàn khó nhọc và khi vai kép tròn thì phần thưởng cho người đóng “vai kép” là không còn vai nào nữa cả!

Vai kép ở đây: http://wp.me/p1DQbJ-nc


Phượng Các
#148 Posted : Friday, September 30, 2011 12:52:33 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Cuộc sống hải ngoại vốn không chặt chẽ về giềng mối gia đình nên hình ảnh người phụ nữ đã ở vậy nuôi con và về già một thân thui thủi, thật thê thảm

Thấy người Tây phương cỡ bao nhiêu tuổi cũng kết hôn được.
hoanglanchi
#149 Posted : Friday, September 30, 2011 4:53:03 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Em à, kết hôn thì được nhưng vấn đề có được kết hôn không? Big Smile
Đùa thôi, khi mình già, mình khó lập gia đình nhất là phái nữ em ạ. Khó vì, nói theo giới trẻ là đầu óc mình đầy chai sạn cả rồi.
Em vui nhé
hoanglanchi
#150 Posted : Sunday, October 2, 2011 1:42:11 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)



[h=1]Em Giao Của Tôi[/h][h=1](Viết thay tâm sự của một chàng sinh viên khờ!)[/h]Một

Tôi biết Giao năm thứ hai đại học.
Giao học Hoá còn tôi Lý. Nhưng chúng tôi chung nhau vài chứng chỉ. Tuy vậy đó không phải là cái cầu làm tôi quen Giao. Quen vì …tôi là bạn thân của chú Giao. Giao có ông chú bằng tuổi và cũng học Khoa Học. Hắn là bạn thân của tôi. Một lần vô tình tôi thấy một “cô bé”, (tôi phải cho cô bé trong ngoặc kép vì thực tế không vậy! Em Giao của tôi tròn trĩnh, cao lớn, có khuôn mặt hơi lai Pháp ở đôi mắt nâu và sâu, khuôn mặt dài) lại cạnh Thanh –bạn tôi ríu rít “Chú Thanh, Giao thế này Giao thế kia”.

Tôi nhìn cô bé và thấy thú vị. Nguời thì to mà giọng nói trẻ con, nhõng nhẽo. Lại cứ xưng tên Giao, Giao..nghe ngồ ngộ! Con gái tên Giao nghe ngộ thât. Nếu thêm cái búa vào thì…rõ là kinh! Cái đuôi tóc lúc lắc theo giọng nói và cử chỉ nhí nhảnh. Than ôi, tôi có ngờ đâu cuộc đời tôi sau này khốn khổ vì cái đuôi tóc lúc lắc đó và cả cái giọng con gái bắc nũng nịu ấy.
Tôi hỏi Thanh “ Cháu cậu đấy à” Thanh “ừ “ Còn cô bé chỉ nhìn tôi.
-Cháu thế nào?
Thanh cười hóm hỉnh:
-Chẳng biết. Họ hàng xa, bắn súng cà nông không tới!

Sau này quen Giao thân hơn, tôi hỏi về quan hệ bắn súng cà nông không tới ấy. Giao nói lòng vòng một hơi, tôi thấy nhức đầâu quá nên quên luôn cho xong việc. Mà có gì quan trọng đâu? Chỉ biết là em Giao – là cháu bạn thân mình-coi như mình có lợi thế.
Tôi giỡn đòi xưng chú, Giao bĩu môi. Mà Giao cũng chẳng coi Thanh tí ký lô nào. Đúng là con gái bắc kỳ. Trông bên ngoài thì tưởng ngoan hiền lắm, bên trong thì eo ơi đanh đá phải biết. Nói nào ngay em Giao của tôi cũng ngoan hiền, chỉ lâu lâu hếch mặêt một chút. Thanh biết thân phậân, chẳng dám xưng chú ớiơi Giao, chỉ gọi tên Giao và xưng tôi.

Tôi không nói nhưng Thanh biết tôi đang cảm cô cháu gái hắn. Thanh khá tốt. Hắn tạo điều kiện cho lửa gần rơm khá nhiều. Lạy chúa thế mà rơm không cháy. Ôi cái phận bọt bèo của tôi!
Một lần Thanh hẹn Giao qua nhà. Giao gần nhà ông chú “ cà nông không tới”. Giao dễ thương đuợc cả nhà Thanh mến. Có lẽ vì cô bé khéo giao tế. Gặp ai cũng niềm nở chào hỏi, vui vẻ. Mấy nguời già thì mê cô bé hết biết. Vì cô bé chịu khó nghe họ nói chuyện và tỏ vẻ nguỡng mộ những quá khứ vàng son của các cụ, thích thú nghe kể về các thú vui điền viên như hoa, cờ, thi, họa..
Một lần tôi hỏi:
-Sao Giao chinh phục cảm tình ba Thanh hay vậy? ông cụ khen Giao tưng bừng hoa lá. Bí quyết gì đó, chỉ anh đi?
Giao cười lém lỉnh:
-Ông của Giao, Giao thương ông thì ông thương lại. Bị quyệt chi mô (cô bé giả giọng Huệ!)
-Xạo ke cô ơi! (xạo ke là tôi “ăn cắp” của em Giao )
Giao hất mặt:
-Muốn biết thiệt hả? Làm thơ đi, Giao nói cho biết.
Thơ? Có khó gì? Đi thuổng là có ngay liền tút suỵt! Tôi lấy tờ pelure hồng(vì Giao thích mầu hồng nhất) viết ngoáy:
Trời mưa bong bóng đầy sân
Chiếc vỡ để lại chiếc lành tặng Giao

Giao nguẩy mặt:
-Không thèm!
- Tại sao, thơ rõ ràng mà?
-Viết ngoáy xấu như ma lem (ma lem là gì? tôi không hiểu đuợc ngôn ngữ của mấy cô Bắc kỳ. Khi Giao gì cơ, sao cơ tôi thấy hay hơn là…ma lem!)
-Trời sinh chữ xấu làm sao anh sửa đuợc? Cũng như trời sinh Giao..
Cô bé nghênh mặt:
-Sinh Giao làm sao?
-Sinh Giao…ư ư Giao đứng một mình cũng xinh!
-Dóc tổ!
Hết ma lem lại dóc tổ. Chán mớ đời cho cô em bắc kỳ!

Trở lại chuyện Thanh dàn cảnh. Cũng xin mở ngoặc nữa, ba Giao khó mát trời mây, Thanh cũng ngán. Nói chung ngán hết cả hai ông bà cho dù Thanh là vai vế em. Thanh còn ngán nói chi tôi, cái thằng cà lơ thất thểu lông bông lang bang? Do đó tôi không dám đến nhà Giao. Tôi năn nỉ và Thanh nói dối ba Thanh kêu Giao qua vì có nụ hồng BB mới nở.
Ba Thanh thích trồng hoa. Nhè em Giao của tôi cũng thích hoa. Lại chơi sang nữa chứ, thích hoa hồng! Hồng là chúa các loài hoa mà. Hồng BB là hồng mầu cam, giống son môi của cô nàng gợi cảm Brigit Bardot. Nên nghe hoa nở là em Giao của tôi lót tót qua ngay.
Thấy tôi, Giao hơi nhíu mày. Chút xíu thôi đó cũng làm tôi thót tim. Nhờ ơn Phật, có hoa nở thật. Bằng không cô bắc kỳ dấu chua ngoa kia lại chả ngấm nguýt ra trò. Thanh giả lả:
-Hoa đẹp không Giao?
-Đẹp. Nhưng ông đâu?
Thanh lúng túng. Bất ngờ nên cu cậu chưa kịp đối phó!
-Sao chú nói ông kêu Giao qua? Bây giờ ông đâu?

Rồi cô bé mập mạp tròn trĩnh như búp bê thản nhiên đi vào nhà trong:
-Ông ơi! Cháu Giao nè ông!
Mẹ Thanh chạy ra:
-Giao à cháu? ông đi đánh cờ từ sáng mà?
Giao quay lại nhìn tôi và Thanh. Ôi hai kẻ tội đồ đành ngậm ngùi cúi nhìn mấy con kiến lang thang trên bờ dậu.
Giao nguýt dài:
-Bắt gặp chú Thanh nhé!
Tuy vậy lát sau Giao quên ngay. Đã bảo em Giao của tôi cực kỳ dễ thương mà. Đôi khi hơi tồ tồ. Cái “tồ tồ” chết nguời! Có ai mê con gái “ tồ tồ “ như tôi không nhỉ?

Hai
Một thằng bạn nguời Nam của tôi hỏi “tồ” là gì? Tôi vốn dốt văn nên chẳng biết giải thích sao. Vừa may hôm ấy tôi chỉ cho thằng bạn thấy đuợc cái tồ của em Giao.
Chả là thế này. Hôm ấy chủ nhât giờ ông Sơn môn Hoá Lý. Thầy đúng là gian ác, bắt học ngày chủ nhật mà còn liên tiếp ba giờ. Thanh chở Giao đi. Giữa giờ hắn bỏ nhỏ “ lát cậu chở Giao về dùm tớ nhé? Tớ mắc hẹn với nguời của tớ rồi”. Tôi suớng rên mé đìu hiu. Em Giao chẳng có lý do gì để từ chối cả.

Cuối giờ Thanh tỉnh bơ:
-Giao về với Nguyên nhé!
Giao chớp mắt một cái, miệng hơi méo một cái rồi lại gật đầu một cái (! Không biết sao con gái bắc kỳ điệu thế nhỉ. Có nhiêu đó thôi mà đến ba độâng tác. Mà tôi cũng không biết vì sao tôi lẩn thẩn nhìn chăm chú để có thể nhớ chính xác các động tác làm duyên của cô bé. Chắc con tim tôi đang ngất ngây nên khi nguời ta hỉ mũi cũng phải dòm???)
-Tại sao chứ? Giao o xịt chú ra!
- Đừng o xịt. Có việc mà. Nguyên đưa Giao về. Bảo đảm không mất một cọng lông!
Giao nguýt dài cả cây số. Kệ. Miễn sao Giao chịu cho tôi đưa về. Tôi biết mà. Cô bé này dễ dụ lắm. Cườùi đấy, khóc đấy, giận đấy, thuơng đấy..

Quả tình tôi dụ đuợc cô bé ghé nhà thằng bạn tôi với lý do tôi phải lấy tập ôn thi cho ngày mai. Đứng truớc sân nhà Quang, Giao nhìn chăm chú lên giàn hoa leo nhỏ xíu trên tường cao. Khi Quang đi ra, tôi giới thiệu. Quang cười. Tôi hả dạ. Cái cười của hắn cho tôi biết: OK, bé của mày đuợc ớn. A ha, lúc đó tôi và Giao đang là bạn thôi nhưng ai cấm tôi khoe với bạn trai, Giao là nguời của tôi nhỉ. Coi như mình “xí” truớc đi. Thời buổi chiến tranh, không “xí” trước, cứ tà tà làm thơ thì mất bồ như chơi.
-Anh Quang, cái hoa kia xinh nhỉ?
-Ừ
-Mà sao nó leo trên tường đuợc?
Quang chưa trả lời, tôi xía vô:
-Ngày nào Quang cũng phải leo lên dán đấy!
Giao tròn mắt:
-Thật hả?

Trời đất! Cả tôi và Quang…ngớ nguời ra khi nghe “cô bé” năm thứ hai đại học, dân SPCN chính hiệu con nai vàng ngơ ngác “thật hả”. Rồi cả hai chúng tôi phá ra cười. Giao chớp mắt một tí. Sau đó cô bé đỏ ửng:
-Anh này. Trêu nguời ta goài!
Haha, thế là tôi chứng minh được hết sức rõ rệt cho Quang biết thế nào là “tồ”.

Sau đó Giao giận. Giao bảo tôi làm Giao quê quá. Tôi cười ha hả “ Anh không tuởng tượng đuợc Giao học SPCN mà lại ngây thơ tin rằng mỗi ngày phải leo lên dán cây” Giao sụ mặt “Tại tâm hồn Giao đi vắng chớ bộ”
Đấy tôi yêu cái ngốc nghếch ấy của Giao. Nó ngây thơ ngồ ngộ làm sao. Đàn bà con gái phải ngốc mới dễ thương. Ôi sau này tôi cứ đi tìm mẫu con gái ngốc như em Giao mà toàn gặp các bà thông thái hơn cả Einstein!

Ngoài hoa, Giao thích thơ. Giao có tậâp thơ chép toàn bằng mực tím. Chữ viết của Giao giống y Giao, cách xa cả thuớc và tròn vo. Ai nói con gái gầy, thanh như liễu rủ mới đẹp nhỉ? Tôi thấy cứ tròn trĩnh, bụ bẫm hai má phính như búp bê giống em Giao là number one! Nhìn thấy là múôn cắn cái cho đã ghét!
Vì thuơng Giao mà tôi cũng biến thành thi sĩ nửa mùa. Tôi phải “siu tầm” thơ Nguyên Sa cho Giao. Tôi phải tìm lá bồ đề cho Giao ép tập. Khi yêu nguời ta biến thành nô lệ ráo trọi.

Ba

Em Giao cuả tôi tuy tồ, tồ nhưng cô bé nhất định không chịu mình tồ cứ gân cổ lên cãi rằng thì là mà “tại lúc đó tâm hồn Giao đi vắng” – đi vắng gì mà đi vắng hoài nè trời nhưng học giỏi và siêng kinh khủng.
Em Giao mua tập bìa cứng dày 200 trang để ghi bài. Đầu tập bao giờ cũng vẽ hình rồi chú thích mấy câu thơ vớ vẩn gì đó. Tôi không biết vẽ nên em Giao toàn nhờ Đức. Tôi ghen với Đức lắm mà không biết làm sao vì Đức vẽ đẹp còn tôi cầm cọ lên là chỉ múôn quăng cho rồi. Thơ thì tôi đi thuổng chứ vẽ mần răng thuổng? Nên mỗi lần muợn tập em Giao học bài (vì Giao đi học đầy đủ còn tôi và Thanh chúa cúp cua đi dạy tư hay đi chơi lông bông), mở ra nhìn mấy cái hình xinh xinh Đức vẽ cho em Giao, tôi lộn tiết ghê lắm chỉ múôn xé thôi.
Mà tôi xé một lần rồi đó chứ. Đó là khi Đức vẽ hai con gà con cạnh nhau. Tôi nghi ngờ con gà trống là Đức ám chỉ hắn còn con gà mái là em Giao của tôi nên tôi sùng xé toẹt. Xé xong thì đổ mồ hôi hột. Giơi ạ, ăn nói làm sao với em Giao đây? Em không cho muợn tập nữa thì sao?

Thế là gậy ông đậâp lưng ông. Tôi đi kiếm Đức năn nỉ hắn vẽ lại vào tờ khác và tôi dán vô rồi giả vờ với em Giao “ Cháu anh thấy hình xinh nên xé. Anh phải nhờ Đức vẽ lại cho Giao đấy”
Haha, cô bé tồ của tôi bị lừa ngon ơ. Chắc do Đức vẽ lại nên Giao tưởng cháu tôi xé thật. Nhưng còn tên Đức trời đánh? Hắn nhìn tôi bằng đôi mắt đầy ý nghĩa! Tôi phải ngậm bồ hòn làm ngọt chờ ngày trả thù.

Vì tập vở ghi đầy đủ lại bài thực tập làm rất kỹ nên em Giao của tôi đắt hàng ghê lắm. Anh nào cũng muốn thực tập chung với em Giao cả. Có gì đâu, khỏi phải làm bài thực tập trên giấy nộp. Em Giao làm tất. Làm đẹp và kỹ mê ly. Tôi thì chẳng thực tâp món nào với em Giao cả vì học hơi trái nhau.

Nên trong danh sách kẻ thù của tôi thêm tên Duyên nữa. Hắn thực tập sinh hoá chung với em Giao. Giời ạ, cứ xem bài làm trên giấy vẽ trắng tinh, em Giao dùng bút chì đen chuốt nhọn, viết chữ nắn nót tên các sinh viên trong nhóm mà tôi điên cả nguời. Hai chữ Giao Duyên cạnh nhau khiến tôi cứ xốn xang cả dạ. Đã thế Đức không dám xưng Anh với em Giao còn tên Duyên này cực kỳ hỗn xược, hắn cứ tỉnh bơ Anh với Giao có sùng không kia chứ? mà coi bộ em Giao cũng thích nghe Duyên kể chuyện lắm! Mỗi lần đi ngang phòng Sinh Hoá giờ em Giao thực tập tôi đều thấy Duyên đang ba hoa cái gì đó và em Giao thì mở to mắt xoe tròn. Có lần tôi mon men hỏi:
-Duyên nè, cậu kể chuyện gì cho Giao nghe vậy?
Duyên cuời cuời:
-Có gì đâu. Giao thích nhạc Ngô Thuỵ Miên. Tớ kể đi quân truờng Miên ở dơ kinh khủng. Ăn cơm xong không rửa cà mên. Cứ ăn xong lớp cơm trên lớp cơm cũ ngày hôm qua là không ăn nữa! Giao cuời nắc nẻ nghe vui tai lắm!

Nghe Duyên kể tôi ức lắm. Sao tôi không quen Ngô Thuỵ Miên để kể chuyện Miên ở dơ (!) cho Giao cuời nắc nẻ?
Tuy vậy Đức và Duyên là hai con chí mén! Con chí cồ của tôi là..Thầy Hoà!
Ông này dậy thực tập chúng tôi. Còn trẻ, nói năng nhỏ nhẹ dễ thương. Tôi không biết Thầy Hoà quen em Giao do đâu nhưng thấy em Giao có vẻ thân với Thầy Hoà lắm. Ban đầu thấy Giao còn gọi Hoà là Thầy về sau gọi anh tỉnh bơ.

Hôm đó chúng tôi thực tập hữu cơ do Thầy Hoà phụ trách, em Giao lơn tơn đi lên. Tuởng em Giao đi tìm chú (vì tôi hay thực tập chung với Thanh ) nhưng không. Em đi tìm Hoà. Em cũng xuống chỗ chúng tôi thực tập, lấy cục đá nhỏ (hôm đó chúng tôi thực tập bài gì đó mà có đá nhỏ trong sô ) rồi đi lên bàn giảng viên, lén bỏ vô cổ áo Thầy Hoà. Thầy giật mình vì lạnh, quay lại phía sau thì thấy em Giao đang cười toe toét! “Chời đấc” ơi, tôi thấy hai nguời thân mật như vây, ruột gan tôi lộn tùng phèo hết ráo. Tôi làm thực tập sai lung tung khiến Thanh kêu trời!
Nhưng tôi căm thù con chí mén Đức và con chí cồ Hoà là vì hai con chí này đã phỗng xe trên của tôi! Phỗng xe là lấy xe đưa em Giao về đó quý vị!

Lần thứ nhất Thanh cũng passer cô cháu cho tôi (vì sáng sớm Giao qua nhà và Thanh chở Giao ) thì Giao mím môi ( khi mím môi thấy em Giao cũng dữ ớn! ) giở giọng chanh chua:
-Không cần. Chú đi đâu thì đi. Giao về với Đức!
Tôi nhìn quanh. Giời ạ, Đức đã đậu xe sẵn ở phía kia. Hôm ấy chủ nhật nên sinh viên chạy xe vô trường đuợc. Thế là Giao về với Đức. Tôi tức ói máu. Thanh nhìn tôi nửa khóc nửa cuời vì hắn cố tình làm vậy để tôi đưa em Giao về mà?
Lần thứ hai, Thanh cũng vờ vịt:
-Giao về với Nguyên nhé!
Giao mở to mắt:
-Chú lại bận à? Không sao đâu. Giao cũng định nói chú về một mình đi vì Giao về với Anh Hoà!
Điên nguời chưa? Anh Hoà. Gớm, gọi Thầy bằng Anh nhỉ? Tôi rình xem em Giao nói đúng không?

Giời ạ, ngay chóc. Em đi đến truớc phòng Hữu cơ. Hồi đó sinh viên phải gửi xe bên ngoài còn các giảng nghiệm viên thì cứ để trong sân trường. Thấy Thầy Hoà đã chờ sẵn em Giao ở đó rồi. Tôi lầm bầm “Con gái gì vô duyên. Đi nhờ xe của thầy”

Các bạn nghĩ phải không? Con gái vô duyên quá đi chứ. Đi nhờ xe bạn thôi chứ ai đi nhờ xe Thầy bao giờ???????????!!!!!!!! Đấy, ngoài cái Tô huyền Tồ, em Giao còn cái Vờ ơ Vô Dờ Uyên Duyên!
Xin click để xem tiếp tại đây:

http://wp.me/p1DQbJ-7l


hoanglanchi
#151 Posted : Friday, October 7, 2011 1:40:28 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
LGT: cách đây nhiều năm, Hoàng Lan Chi lang thang và gặp những bài tạp ghi rất vui của một vị lấy tên là “Chủ quán già mồm”.

Xin giới thiệu Chủ quán già mồm đến quý bạn

Hoàng Lan Chi





Gọi Người Yêu Dấu



Hôm bửa tui ghé qua nhà thằng bạn tui lấy mấy cuốn sách

thì con vợ nó mới hỏi tui là :



- Bửa hổm tui có gửi biếu chị nhà mấy con cá ! Chỉ đã

nấu món gì cho anh ăn chưa vậy ?



Nghe mụ vợ của thằng bạn hỏi xong tui lập tức "run cái

database" để nhớ lại xem khoảng một tuần nay mình có

được ăn những món gì có liên quan tới cá không thì

hình như là không : chỉ toàn là hột gà chiên với xì dầu

maggie thôi . Bởi vậy tui mới trả lời là :



- Chắc "con mẻ" lén nấu ăn một mình rồi ! Con vợ nhà

tui hể có món ngon vật lạ là "con mẻ" để dành ăn

một mình cho nhiều, có bao giờ mà dọn ra cho chồng con

ăn đâu !



Chuyện nếu chỉ có vậy thì cũng đâu có gì để nói !

Đằng này sau đó con vợ của thằng bạn tui gọi phone cho

vợ tui mắng vốn là tại sao vợ tui lại "cho phép" tui phát

ngôn bừa bãi như vậy, dám gọi vợ là "con mẹ này, con mẻ

nọ", còn đâu là tình yêu thơ mộng, còn đâu là lãng

mạn !



Thế là sóng gió cấp 12 nỗi lên còn hơn earthquake 6.6 bên

Cali vừa rồi . Mụ vợ nhà tui mới mắng nhiếc tui là :



- Tui biết ông là loại ăn nói phàm phu tục tử . Mở

miệng ra là như "dùi đục chấm mắm nêm" ! Nhưng mà

trước mặt thiên hạ mình cũng phải giữ mồm giữ

miệng, đừng để người ta cười ! Hồi mới lấy nhau

ông còn gọi tui là "em" mà, sao bây giờ chuyển tông sang

"con mẻ", tại sao vậy ?



Thiệt hổng lẻ đi nói thiệt cho bả nghe thì tối nay dám

phải xách mền ra ngoài xe ngủ lắm nên tui chỉ ngậm miệng

ăn tiền vì nói ra thế nào cũng lòi sơ hở . Nhưng tui thì

tui thú thiệt cho quý vị nghe : hồi mới quen "con mẻ", cái

thưở mà "Nhớ xưa khi lạ nhau Chung một đường kẻ trước

người sau Nàng làm như vô tình Gái đoan trang dễ đâu làm

quen" thì quả tình tui có kêu "con mẻ" bằng EM thiệt ! Thậm

chí còn gọi là BÉ nữa ! Và tui còn nói nhiều câu cải

lương mùi tận mạn nữa kìa . Tới lúc cầm được bàn tay

bé nhỏ của "con mẻ" mà hỏi :

- Gả cho anh nghen ? (Câu này tui bắt chước phim bộ Hồng

Kông đó nghen)

và "con mẻ" gật đầu thì tui vẫn còn gọi "con mẻ" bằng

EM ngọt sớt . Cái thưở yêu nhau nồng thắm người ta còn

gọi nhau bằng những chữ vô cùng ướt át và mùi mẫn nữa

kìa . Ông Nguyên Sa gọi người yêu tên Nga của mình là "như

con mèo ngái ngủ trong tay anh". Ông Phạm Thiên Thư có người

yêu mang tên mộc mạc Hoàng Thị Ngọ cũng biết ăn cắt bớt

chữ Ngọ để chỉ còn Ngày Xưa Hoàng Thị nghe cho nó thơ

mộng . Ông Đức Huy còn gọi bà vợ Thảo My của ông là

"người tình trăm năm" . Vậy mà tui nỡ lòng nào "gọi

người yêu dấu" (bao lần Nhẹ nhàng như gió thì thầm...)

của tui là "con mẹ này, con mẻ nọ" thì thật là tội lỗi

ngút trời, đáng bị đem đi lăn hình hay đét vào đít vài

chục roi cho chừa .



Nhưng bạn ơi, tui tự nghĩ mình là người cục cằn và ...

hổng có văn hoa (văn hoa chứ không phải văn hóa nhen -

không có văn hoa là con người chất phác, còn không có

văn hóa lại là chuyện khác) - nghĩ trong đầu cái gì là

tui nói ra cái đó : cái chữ "con mẻ" cũng đâu có gì là

xúc phạm đến ... phụ nữ lắm đâu ! Đâu ai dám bảo

đảm nếu tui kêu con vợ tui bằng "mình ơi", "cưng ơi",

hay "người yêu bé bỏng của anh ơi" thì tui sẽ yêu con vợ

tui nhiều hơn nếu tui kêu "mủ" (ngôi thư ba của "mụ" thêm

dấu hỏi - cũng giống như "cẩu = cậu ấy", "chỉ = chị ấy")

bằng "con mẻ" đâu ? Kêu hay gọi nhau bằng cái gì thì có

nhằm nhò gì, miễn là trong lòng mình thương yêu thật

tình là được rồi . Nếu không phải thương yêu "con mẻ"

thì nói thiệt với quý vị làm gì mà tui chịu nổi sau bao

nhiêu năm trời bị "đè nén" (vừa bị đè và vừa bị

nén) . Ông bà mình có dạy "Yêu cho roi cho vọt cho mắng cho

chửi", thành ra cách xưng hô nghe càng "ngầu" chừng nào,

thì lại càng yêu thương thắm thiết chừng đó !



Quý vị chắc đã từng nghe bọn Mỹ gọi nhau là "darling",

"sweetheart" rất là nồng nàn, vậy mà chúng nó ly dị với

nhau xoành xoạch như cơm bửa ! Tui đã từng thấy những

cặp vợ chồng gọi nhau là "thằng cha nội ho lao" (bị ông

chồng hút thuốc dữ quá), "con mẹ đứt chếnh" (bị bà vợ

mê đánh bài tứ sắc), "ông cố nội hũ chìm" (bị ông

chồng uống rượu như uống nước), "con mẹ ngồi lê đôi

mách" (tự bà vợ nhiều chuyện) ... vậy mà họ ăn ở với

nhau con đàn cháu đống . Tui mới nghiệm ra một chân lý là

vợ chồng hình như phải gây gỗ, chửi lộn, đánh lộn,

lấy chổi rượt nhau cùng xóm, hay phải chun xuống gầm

giường mà trốn thì mới có ... hạnh phúc, mới ăn đời

ở kiếp với nhau được .



Thiếu mấy cái đó tình yêu sẽ hết thi vị !





Xin xem tiếp bài khác ở link dưới đây:

Nhị thập ngũ hiếu


http://wp.me/p1DQbJ-nu
hoanglanchi
#152 Posted : Tuesday, October 25, 2011 11:39:46 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Về 1 công ty nhận nhiều hợp đồng từ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ


“Trò Chuyện Với Lan Chi” là một chuyên mục tại Bút Tre Arizona. Ngoài việc phỏng vấn các khuôn mặt của cộng đồng hải ngoại về mọi lãnh vực, HLC đặc biệt mong muốn giới thiệu những khuôn mặt trẻ thành công của thế hệ 1,5 hay 2. Xin gửi tin tức về những gương thành công cho hoanglanchi@gmail.com



LGT: LURACO, một cơng ty kỹ thuật cao vừa lọt vào 40 công ty được nhận hợp đồng nhiều nhất của Bộ Quốc Phòng Mỹ vùng Tarrant County. Như sự khó khăn bước đầu của bất cứ công ty mới thành lập nào khác, tài sản chính của Luraco là tri thức và niềm khao khát cho sự thành công từ những ý nghĩ trẻ trung và táo bạo. Công việc chính của công ty là đệ trình các kỹ thuật và giải pháp khoa học mới mẻ, hữu hiệu và an toàn cho những sản phẩm mà quân đội đang cần. Đây là công việc mang tính nghiên cứu, sáng chế, dù đòi hỏi những chuyên môn cao nhưng lại đối diện với rất nhiều sự cạnh tranh. Sự cạnh tranh đó đến từ nhiều công ty chuyên nghiên cứu cải đổi các ứng dụng quốc phòng nằm trong chương trình SBIR (Small Business Innovation Research). SBIR là một chương trình của chính phủ nhằm gia tăng sự tham dự của các hãng nhỏ hoặc vừa trong các việc nghiên cứu, phát triển qua các kỹ thuật hay sáng kiến của mình vào những sản phẩm quốc phòng hoặc đem các kỹ thuật đó áp dụng trở lại cho các thương phẩm phục vụ đời sống.

Xin mời theo dõi buổi trò chuyện giữa Hoàng Lan Chi (HLC) với Tom L, Giám Đốc Luraco.



HLC: Xin chào Tom Le. Trước tiên xin chúc mừng công ty Luraco. Sau nữa xin được hỏi một số tin tức về Luraco để chia sẻ với cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơi về sự thành công của người Việt trẻ.
Xin cho biết hợp đồng mới nhất của Luraco cho Bộ Quốc Phòng Mỹ là gì?




Tom L: Hợp đồng mới nhất của LURACO với BQP Mỹ là chế tạo phần cứng (hardware) và phần mềm (software) một bộ phận để kết nối và điều khiển các sensors của động cơ phản lực F35 của Không Quân Hoa Kỳ.

HLC: Đi ngược về dĩ vãng, xin hỏi từ đâu Tom Lê biết Bộ Quốc Phòng có nhu cầu về sản phẩm đó? Và để thực hiện, Tom Le viết “propopasal” ra sao, với sự cộng tác của ai, thời gian viết..?
Tom L: Khi mình là công ty kỹ thuật thì mình ghi danh với Bộ Quốc Phòng (BQP). Sau khi được kiểm chứng và đáp ứng được yêu cầu của BQP thì theo định kỳ BQP sẽ gửi ra những đề tài (topic) cần những công ty kỹ thuật giải quyết. Sau khi nhận được list của những đề tài đó thì các kỹ sư và khoa học gia của LURACO lọc lại những đề tài nào thuộc về thế mạnh của mình, xem xét lại kỹ càng hơn và chỉ chọn 1 hoặc 2 đề tài để viết Research Proposal mà thôi. BQP cho biết ngày nào phải đệ trình (submit) Research Proposal. Đến giờ chót mà mình không đệ trình lên thì xem như mình đã mất cơ hội. BQP sẽ thẩm định Research Proposal của mình cùng với những Research Proposal của những công ty khác và chọn ra một hoặc hai công ty để cấp kinh phí chế tạo.



Công ty Luraco



Sản phẩm cho Bộ Quốc Phòng Mỹ

HLC: Nguyên nhân nào Bộ Quốc Phòng đã chọn “ proposal” của Luraco?
Tom L: Để được nhận funding của BQP thì trước hết công trình nghiên cứu phải thật xuất sắc và sáng tạo hơn hẳn tất cả các cơng trình nghiên cứu khác. Để được một công trình nghiên cứu xuất sắc thì LURACO phải có một đội ngũ kỹ sư và khoa học gia giỏi. Xin nói thêm lãnh vực này cũng mang tính cạnh tranh rất cao, cạnh tranh ở đây là sự cạnh tranh về trí tuệ chứ không phải là tiền bạc. Công trình nghiên cứu của mình phải đủ sức thuyết phục BQP về kỹ thuật cũng như khả nàng chế tạo. Tôi rất tự hào về đội ngũ kỹ sư và khoa học gia của công ty LURACO

HLC: Được biết, Luraco còn có những sản phẩm “thương mại”? Anh vui lòng chia sẻ?
Tom L: Về kỹ nghệ thẩm mỹ (Beauty) chúng tôi là công ty đầu tiên sáng chế ra ghế Mini Pedicure Spa cho trẻ em. Sản phẩm này đã tạo phương tiện cho nhiều tiệm nail cải tiến sự phục vụ khách hàng và tăng thêm thu nhập. Jet nam châm (Magna-Jet) của LURACO là một sản phẩm tân tiến và đang bán rất “chạy” trên thị trường spa hiện nay. Máy khử mùi hoá chất (ChemStop) và máy hút bụi nail (Partigon) của LURACO là sản phẩm cần thiết cho các thợ Nail để tự bảo vệ sức khỏe cho mình. Công ty đang cho ra thị trường Ghế Massage iRobotics với nhiều ưu diểm vựot trội so với các công ty sản xuất ghế Massage khác.


HLC: Được biết Luraco đã bước chân vào lãnh vực sản xuất sản phẩm thương mại phát xuất từ việc chờ đợi quá lâu tiến trình duyệt xét của Bộ Quốc Phòng? Xin anh kể chi tiết?
Tom L: Sau khi đệ trình công trình nghiên cứu của mình lên BQP, thời gian chờ đợi kết quả thông thường từ 3 đến 6 tháng. Như Cô được biết người Việt chúng ta chiếm hơn 70% thị trường Nails của Hoa Kỳ. Theo thống kê thì năm 2006 ngành Nails đã nộp thuế cho chính phủ hơn 20 tỷ mỹ kim. Chúng tôi được đọc nhiều bài báo cũng như nhiều công trình nghiên cứu nói về sự tác hại của những hoá chất dùng trong ngành Nails mà những người thợ Nails phải tiếp xúc hằng ngày. Cũng từ những báo động này mà đi đầu là tiểu bang California sắp ra một dự luật mới được gọi là AB 2689 bắt buộc các hãng sản xuất hoá chất dùng trong ngành Nails phải dịch ra tiếng Việt bản Dữ Kiện An Toàn Sản Phẩm (MSDS). Mục đính của dự luật này là để người Việt chúng ta biết thấu đáo hơn những tác hại của các hóa chất và tìm cách đề phòng cũng như tự bảo vệ sức khoẻ cho mình.

Từ những vấn đề nêu trên, trong khi chờ đợi kết quả xét duyệt của công trình nghiên cứu đầu tiên, chúng tôi muốn làm một điều gì đó giúp ích cho cộng đồng VN, đặc biệt là những đồng hương đang làm ngành Nails. Có hai vấn đề cần quan tâm trong một tiệm nails là mùi hoá chất và bụi. LURACO đã cho ra đời máy lọc hơi độc và mùi hôi hiệu CHEMSTOP và mày hút bụi hiệu PARTIGON. Hai sản phẩm này đã đuợc đài truyền hình NBC danh tiếng của MỸ đưa tin và đánh giá rất cao.


HLC: xin chia sẻ về công ty Luraco? Thành lập năm nào, lúc đó bao nhiêu nhân viên và tình hình mới nhất hiện nay?
Tom L: Công ty LURACO được thành lập vào đầu năm 2006, lúc đó chỉ mới có 9 người. Hai năm liên tiếp, 2010 và 2011, công ty LURACO vinh dự được nhận giải thưởng là một trong 50 công ty Châu Á phát triển nhanh nhất trên toàn quốc Hoa Kỳ do Phòng thương mại Châu Á Hoa Kỳ trao tặng. Năm 2010, LURACO còn được đón nhận danh hiệu Top Dallas 100 do Khoa Thương Mại trường đại học SMU trao tặng. Đây là những phần thưởng đánh giá sự vững mạnh và phát triển không ngừng của LURACO sau 5 năm thành lập.


HLC: Kế hoạch tương lai của Tom Lê?
Tom L: LURACO luơn tìm tòi và nghiên cứu những gì mới mẻ mà người tiêu thụ đang cần. Chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu để lấy thêm nhiều dự án từ quốc phòng về cho công ty. Chúng tôi đng dần dần bước vào thị trường dân dụng Hoa Kỳ (Home Uses) chẳng hạn như Ghế Massage dùng trong nhà, hệ thống điều khiển bơm nước trong bồn tắm Jacuzzi (Variable Motor Speed Control)… thị trường nay rất lớn, với tiềm năng kỹ thuật và sáng tạo sẵn có, tôi tin rằng LURACO cũng sẽ thành công trong lãnh vực này.

HLC: được biết ngoài business, Tom còn thích hát và từng tham dự một số sinh hoạt văn nghệ. Xin chia sẻ?



Tom Lê và Ngọc Huyền

Tom L: Ca hát là một năng khiếu trời cho. Tôi may mắn được trời cho một tí. Hồi còn ở VN , tôi được học 4 năm Sư Phạm Âm Nhạc ở Nhạc Viện Huế. Sang Mỹ mặc dù không sinh sống bằng nghề ca hát nhưng ca hát giúp tôi rất nhiều, chẳng hạn như giảm bớt căng thẳng của công việc thương mại, có nhiều bạn bè hơn… Từ khi thành lập cơng ty, vì bận rộn do đó vấn để ca hát của tôi giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên tôi vẫn thường hát giúp cho các shows gây quỹ từ thiện, các đại hội cộng đồng hay hội đoàn,… đây là những công việc ý nghĩa mà tôi rất thích.
hoanglanchi
#153 Posted : Sunday, October 30, 2011 1:52:57 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Lâm Dung- Tháng Mười Hoa Cúc

Bây giờ là tháng Mười.

Nắng của mùa Thu rất hanh vàng. Chút óng ả ban trưa và chút hiu hắt chiều tà. Sao tháng Mười duyên dáng thế, dịu dàng thế và mượt mà thế.

Nhạc Thu của tháng Mười mênh mang trải trong không gian để lòng người lắng đọng vào những ngày tháng cuối của một năm.



Lâm Dung
Tôi nhận quà nhỏ, rất nhỏ và bất ngờ từ “em”, một cậu em. Cũng là duyên từ thơ. Em viết cho tôi nói rằng không dưng em nhớ về ngày cũ, tôi thì ghẹo chả phải không dưng đâu mà chỉ vì em yêu tháng Mười đấy thôi. Em lại hỏi tôi thế tháng Mười là gì của chị, tôi lặng lẽ gửi sang bài thơ của một ngày gần mười năm về trước. Bất cứ cái gì của tôi, dù là thơ hay văn, em đều thích. Có một “big fan” như em cũng đủ để tôi cứ thế lãng mạn, mơ mộng trong chuỗi ngày còn lại ở trần gian! Vì yêu hết thẩy từ tôi mà em ngây ngất cho dù tôi tự khăng khăng rằng tôi tự chấm điểm cho mình, cũng chỉ trung bình 5/10 mà thôi. Em thổ lộ là em thích “những con số” đưa vào thơ dễ dàng quá. À ra vậy! Rồi con chữ “muôn trùng” gợi cho em nhớ về một thi hào thuở trước để rồi em “âu yếm” tặng cho tôi cái tên Vũ Hoàng Chi! Tôi đã bật cười trong đêm vắng, một mình khi đối diện màn hình và dòng chữ từ em, ngọt ngào như nhánh lúa đòng đòng của tháng Mười một thuở rất xa, khi tôi còn bé vô cùng và ngây ngất trước ruộng lúa quê hương:

….Nầy ngọn nến hồng cho tình cũ
Từ thuở sinh viên ghế giảng đường
Nầy ngọn nến vàng cho tình mới
Mơ ước một ngày Hậu với Vương !

Ừ nhỉ đêm nay hai mươi đó
Thời gian vó ngựa cứ mờ bay
Ngọn nến đêm nay em không thổi
Anh ở muôn trùng nào có hay !

(Hoàng Lan Chi)

Cũng vì yêu con chữ của tôi mà em tinh tế để nhận ra rằng tháng Mười ngày ấy là của tôi. Để rồi vài ngày sau, bất ngờ nhận quà từ em, tôi nửa vui nửa không. Tôi nói với em rằng, ngày xưa cha mẹ tôi dạy con gái như sau “ một trái ổi xum xuê cành lá thì được, một chục ổi thì không, đừng để mang nợ ai” và tôi thoòng thêm “chị chỉ nhận quà từ người tình của chị thôi”. Em “lý sự” với tôi rằng thì là mà và cuối cùng thì em thắng thế! Ai bảo đàn ông khoa học không mồm mép nhỉ?

Chưa tròn tuần lễ, hôm nay tôi nghe “Tháng Mười Hoa Cúc” nhạc Hoàng Quốc Bảo và tiếng hát Lê Dung. Tôi tự coi đó là quà cho tôi, cho tháng Mười của tôi!

Vần thơ dễ thương, dễ thương như hoa cúc vàng đầu ngõ nhưng không đượm vẻ “hiệu đoàn”. Tôi bật cười khi nhớ đến con chữ “hiệu đoàn”. Năm xưa, Hà Huyền Chi bảo rằng thơ Hoàng Lan Chi là “thơ hiệu đoàn”. Tôi chả ức. Nhà thơ ‘”cái dún của vũ trụ” luôn cao ngạo như thế và hiển nhiên những vần thơ ấy của Hoàng Lan Chi thì ... “hiệu đoàn” thật. Từ đó, tôi “chôm” luôn từ ngữ ấy của Hà Huyền Chi khi nói về những vần thơ rất học trò!

Nhạc Thu nhiều vô kể và Tháng Mừơi Hoa Cúc cũng là một tình Thu như thế. Nhưng “Tháng Mừơi Hoa Cúc” với tôi có một vị trí duyên dáng hơn. Có lẽ vì là sáng tác mới, mới được nghe. Và hơn hết là nhạc ấy lại được chuyển qua tiếng hát Lâm Dung! Lời và chữ rất tròn, rõ nhưng không thật rõ để đưa đến chỗ “chân quê’ mà vẫn là chút sang trọng điệu đà của con gái tỉnh thành. Những chữ đặc trưng ngôn ngữ Việt được Lâm Dung vuốt, nhả, luyến láy thật “tình” thật “mướt”, không chút gượng ép, kỹ thuật. Dòng nhạc nhẹ nhàng, không quá thảm não và cũng chẳng sôi động. Cứ nhẹ nhàng như là hoa cúc, chả rũ mình như quỳnh về sáng, chả lộng lẫy như hướng dương ban mai. Chỉ là cúc, cúc vàng, vàng từ khi sương còn bao phủ, vàng cho đến lúc ánh tà buông, vàng từ hôm nay cho đến ngày mai, vàng từ mùa trước cho đến mùa sau và như thế “từ nghìn xưa cho đến nghìn sau”…Nhẹ nhàng và thảnh thơi thong dong, tiếng hát Lâm Dung cứ thế tràn ngập căn phòng nhỏ khi Tháng Mười sắp qua, khi trời Thu đang xanh ngắt và nắng, nắng mười giờ rất nhẹ nhàng như hoa cúc tháng Mười.

Tôi đã nghe, nghe đi nghe lại không chán.

Em nghe cùng tôi nhé.
Chị nghe cùng em nhé
Anh nghe cùng em nhé

http://thuvientoancau.org/Hoang...usic/ThangMuoiHoaCuc.mp3

Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#154 Posted : Tuesday, November 1, 2011 8:48:26 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Hướng đạo sinh gốc Việt Nam với người lính Hoa Kỳ đang chiến đấu miền xa

LGT: Kevin Phan, 13 tuổi, hướng đạo sinh tại Arizona. Dự án để là thành viên cấp Đại Bàng là một dự án chứng tỏ khả năng lãnh đạo, khả năng huy động nhân lực với ít nhất 100 giờ tình nguyện. Kevin đã chọn dự án gì, xin mời theo dõi buổi trò chuyện của Hoàng Lan Chi với Kevin Phan.

“Cha con kể rằng khi ông còn bé ở Việt Nam, ông rất thích lễ giáng sinh vì những người lính Mỹ đồn trú quanh đó, đã giả dạng ông Già Noel chạy xe Jeep và phát kẹo cho trẻ em. Câu chuyện nhỏ này làm cho con nảy ra ý định thu góp kẹo gởi cho chiến sĩ tiền tuyến, biết đâu họ cũng sẽ có cơ hội cho kẹo trẻ em, làm vui cho mọi người, và để chứng tỏ họ là những người lính thân thiện và yêu hòa bình. Và đó cũng là cơ hội mà trẻ em có quá nhiều kẹo ngọt ở đây có thể chia ngọt xẻ bùi cho những trẻ em khác, nơi mà chiến tranh đang tàn phá. Ngoài kẹo, con còn thu góp DVD phim và CD nhạc và thư viết cho người linh chiến vì qua tổ chức Operation Gratitute, họ cho biết những thứ này giúp đang rất cần thiết để giúp các chiến sĩ tiền tuyến giảm bớt căng thẳng trong khi làm nhiệm vụ. ( Trích Kevin Phan)

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------





HLC: Xin chào Kevin, cô được biết cháu có dự án rất đáng khen ngợi và đó là lý do hôm nay cô tìm đến cháu để giới thiệu với cộng đồng người Việt. Trước hết cho cô một vài chi tiết cá nhân?

Kevin: Trước hết, con xin cảm ơn cô Lan Chi đã giành cho con thì giờ quý báu cho cuộc phỏng vấn hôm nay và cũng xin cảm ơn Nguyệt San Bút Tre đã giúp đỡ cho con về việc quảng bá tới cộng đồng Việt Nam cho dự án Hướng Đạo cấp Đại Bàng của con. Con xin giới thiệu con tên là Kevin Phan, tên Việt Nam của con là Huy. Năm nay con được 13 tuổi, và con cư ngụ tại Gilbert, AZ. Gia đình con, ngoài ba mẹ, con còn có một em trai 11 tuổi cũng là hướng đạo sinh, một em gái 5 tuổi, và bà ngoại. Con hiện tại đang học lớp 8 tại trường Gilbert Classical Academy. Cha mẹ con làm việc trong ngành nha khoa. Con không nói tiếng Việt lưu loát, nhưng con nghe và hiểu tiếng Việt cũng tạm được. Ở trường, con thích ngôn ngữ học, khoa hoc, lịch sử cổ đại, đặc biệt là lịch sử Hy Lạp. Ngoài việc học ở trường và ngoài sinh hoạt hướng đạo, con còn luân phiên có những sinh hoạt ngoại khóa khác như là sinh hoạt tôn giáo, âm nhạc, túc cầu, võ thuật cho nên cuộc sống của con khá bận rộn.

(Kevin: First, I would like to thank Mrs. Lan Chi for granting me this valuable interview today, and I also appreciate But Tre Magazine for donating me advertisement pages to inform our Vietnamese community of my Eagle Scout Project. My Vietnamese name is Huy. I am 13 years old and I live in Gilbert, Arizona with my parents, a younger 11 year old brother in scouts, a 5 year old sister, and my grandma. I am 8th grader in Gilbert Classical Academy. My parents work in dental field for a living. I don't speak Vietnamese fluently, but I listen and understand Vietnamese moderately. At school, I love learning languages, sciences, and about ancient history, especially Greek history. Besides school and scout, my other extracurriculum activities are church activity, music, soccer, karate. My life is quite busy.)


HLC: Kevin đi hướng đạo từ năm bao nhiêu tuổi? Tự bản thân cháu thích đi hay đây là định hướng của gia đình? Thời gian đi hướng đạo như thế nào, ví dụ thời gian, sinh hoạt ở đâu và ai là người đưa cháu đi?

Kevin: Con gia nhập thiếu đoàn hướng đạo từ năm 8 tuổi, đến năm 10 tuổi thì con hoàn tất thiếu đoàn hướng đạo sau khi nhận được huy hiệu Mũi tên của Ánh sáng. Khi 11 tuổi, con chuyển cấp lên hướng đạo thực thụ và sinh hoạt cho đến nay. Gia nhập hướng đạo là một vấn đề được xem trọng trong giáo hội của con, và giáo hội khuyến khích vấn đề đó tới phụ huynh và con em. Con sinh hoạt hướng đạo hàng tuần tại nhà thờ. Mỗi tháng thì con đi cắm trại một lần và chúng con sinh hoạt nhiều hoạt động khác nhau như đi xe đạp đường núi, cắm trại trong bão tuyết, chèo thuyền, leo núi, đi bộ đường xa, khám phá hang động, bắn súng, câu cá, cưỡi ngựa v.v... Mỗi năm con còn phải tham dự một tuần trại. Sinh hoạt hướng đạo hàng tuần thì con tự đi bằng xe đạp nhưng nếu cần đi xa hơn thì ba con chở con đi.

(I joined the Cub Scouts when I was 8 years old and continued doing it until receiving Arrow of Light Award at 10 years old. At age 11, I was old enough to participate in the Boy Scouts, which I have participated in ever since. Joining the Boy Scout program is something my church is very passionate about, and they strongly encourage it to all boys. I go to scout once every week at my church building, and we go on campouts once every month, doing all kinds of activities such as mountain biking, snow camping, canoeing, hiking, backpacking, cave adventure, shooting, fishing, and horse riding. Each year, I have a one whole week campout too. Usually, I ride my bike to my weekly scout activities, but my dad will drive me to my other Scouting activities.)

HLC: Cho ít cảm tưởng về những ngày đầu khi mới sinh hoạt hướng đạo?

Kevin: Con không nhớ rõ lắm cảm tưởng của con khi mới vào hướng đạo. Vào thiếu đoàn hướng đạo thì con nhớ con cảm thấy vui vì có nhiều sinh hoạt thật vui như đua xe tự tạo, đua máy bay tự tạo, đua thuyền tự tạo. Vào hướng đạo thực thụ thì con cảm thấy lo lắng vì con biết con phải sinh hoạt cần mẫn hơn và khó khăn hơn vì con đã là một trong số những hướng đạo sinh cấp cao hơn. Con nhớ là con thật háo hức khi lần đầu đi trại với hướng đạo lúc mới bước sang 11 tuổi, lần đó phải leo trèo 5 dặm lên và 5 dặm xuống qua một ngọn núi trong hoang mạc. Lần đó con rất thích thú nhưng cũng rất mệt vì quá nóng.

(Kevin: I can't really remember what my thoughts were at the time. Joining Cub Scouts is real entertained because there are many fun activities such as Pinewood Derby car racing, airplane racing, and boat racing. Joining Boy Scout, I was kind of nervous knowing that I would have to work harder now that I was among the "big boys." I remembered I was so excited for my first campout with Boy Scout, which was a 5 miles hike up and 5 miles down a mountain in the desert. I had a lot of fun on that one, but I was so tired because it was hot at the time.)




HLC: Kể những ích lợi mà Kevin thu được từ sinh hoạt hướng đạo?

Kevin: Vào hướng đạo, con học được nhiều kỹ năng mà có thể giúp con nhiều trong đời sống sau này. Con cũng học được những điều mà con chẳng bao giờ muốn làm lần nữa (ví dụ: giết gà, làm gà, nấu gà và ăn gà). Con nghĩ một lợi ích của hướng đạo đối với con là mang con ra khỏi môi trường thoải mái ở nhà nơi mà con luôn có cha mẹ thương yêu, chăm sóc và lo lắng từng bữa cơm hằng ngày, để rồi con có thể học được tính tự lập và tự biết chăm sóc mình và chăm sóc bạn bè trong những điều kiện sống khó khăn. Tất nhiên là con không phải hoàn toàn riêng mình mỗi lần như vậy, mà con còn có những hướng đạo sinh khác và những người lãnh đạo bên con để hướng dẫn con. Con nghĩ rằng hướng đạo giúp con trở thành một người tốt hơn. Nói chung, qua hướng đạo, con đã học được kỹ năng lãnh đạo, nếp sống lành mạnh, tinh thần tương trợ và lòng yêu thiên nhiên.

(Kevin: With Boy Scouting, I learn a lot of skills that I can have benefit later on in my life; I also learn things that I never want to do again ( such as kill a chicken then clean, cook, and eat it). I think the benefits of the Boy Scouts is to get you out of your comfort zone at home where you have mom and dad loving you, taking care of you, and cooking daily meals for you, so that you can learn to be independent and to take care of yourself and your friends in tougher situations. Of course, I will not be completely by myself, I will have others boys with me and my boyscout leaders to help me to complete my tasks. I think scouting helps me to become a better person. In general, scouting teaches me leadership skills, healthy life, caring attitude, and loving the nature.)

HLC: Trong suốt bao năm sinh hoạt, có những kỷ niệm vui buồn nào? Và đìêu gì đáng nhớ nhất?

Kevin: Nhiều lần thương tích là những kỷ niệm vừa vui vừa buồn. Con không muốn các bậc phụ huynh đọc bài phỏng vấn này phải chùn bước và sẽ không cho con em mình vào hướng đạo vì nghĩ rằng tai nạn có thể xảy ra. Nhưng riêng cá nhân con thì con hãnh diện về những vết sẹo con có vì nó biểu hiện con từng đối mặt những môi trường khó khăn và đã vượt qua được. Điều đó không có nghĩa là hướng đạo sinh cần nắm bắt cơ hội để chứng tỏ mình là người gan lỳ bằng cách nhảy từ những ghềnh đá cao 50 feet xuống hồ nước vì điều đó là dại dột. Nhưng mỗi lần thương tích trong sinh họat ngoài trời, con coi đó là một niềm vui. Kỷ niệm đáng nhớ nhất là khi con mới vào hướng đạo, trong lần đầu thi Pinewood Derby, tức thi đua xe đồ chơi tự tạo, con đã giành được giải thưởng. Chỉ có bốn giải trong kỳ tranh tài này là giải nhất, nhì, ba và giải khuyến khích. Con đạt được giải khuyến khích vì lý do là lần đầu dự cuộc thi con chưa có kinh nghiệm gì trong việc thiết kế xe gỗ. Giải khuyến khích đó có tên là ... "chậm nhất của những kẻ chậm" hay là "giải con rùa", có nghĩa là con giữ hạng chót, vậy mà vẫn được lãnh giải thưởng bằng hiện vật đó chứ!

(Kevin: Injuries are both fun and sad memories. I don't want to discourage any parents who are reading this interview thinking they might want to send their son to join boyscout, but then changing their mind because knowing that there is a possibility of accidents. Personally, I am proud that I can have some sort of scar to show I can live in a rough environment and tough it out. It does not mean that a boyscout should go look for opportunities in scouting to show other people he is "brave" by jumping off 50 foot cliffs into a lake (that I did). That is being stupid. When I get hurt on an outing, I treat it as all part of the fun. The most memorable moment was when I just joined the Cub Scout and my first time having a Pinewood Dirby race, I got an award. There were only 4 awards in this race: first place, second place, third place and the encouraged award. I earned the enscouraged award because I was inexperienced for the first time racing. The enscouraged award also so named as …"the slowest of the slow" or "the turtle" award. It means I was in last place, but I still earned an award.)


HLC: Với những ích lợi do hướng đạo đem đến cho Kevin, Kevin có nghĩ rằng tất cả các trẻ em cần phải được theo hướng đạo không? Nếu phải chọn tham gia hướng đạo với việc học võ, cô giả dụ là phải chọn một trong hai, thì lời khuyên của Kevin cho các bạn trẻ khác là gì?

Kevin: Câu hỏi lý thú, bởi vì con tham gia cả hai, cho nên con khuyên các bạn trẻ nên chọn cả hai nếu có cơ hội. Hướng đạo và võ thuật đều dạy tinh kỷ luật, lòng tự trọng và rèn luyện thân thể. Tuy nhiên, về lợi ích lâu dài thì con thích hướng đạo hơn vì hướng đạo có nhiều hoạt động hơn mà con có thể học hỏi nhiều lãnh vực và thấy vui hơn. Sự lựa chọn hướng đạo hay võ thuật thì tùy vào ý thích của trẻ em, đúng ra là tùy vào cha mẹ nữa. Võ thuật cũng hay và phù hợp với bản tính của con trai, đó là thích sử dụng vũ khí và thích đấm đá. Nhưng khi trưởng thành rồi có mấy khi con người có dịp dùng võ thuật để bảo vệ gia đình. Đem so sánh điều đó với kỹ năng học được trong hướng đạo để hướng dẫn gia đình về cuộc sống vui ngoài trời, quả là có sự khác biệt lớn.

(Kevin: That is a very good question, because I take both. If I could, I would say go ahead and do both. They teach a lot of the same lessons in self-discipline, self-esteem, and physical activity. In the long run, however, I think I would pick Boy Scout. They have more activities you can learn and have fun with. But it is really up to whatever the kids out there want. Actually, it is usually what their parents want, not the kids. Martial arts is great because you get to do what most boys naturally like do, which is using weapons and learning to fight. But when a boy grows up and becomes a dad, what are the chances that he will need to use a martial art to defend his family? Compare that to how much he'll use the knowledge he learned in Boy Scous to educate his family about living outdoors. There is a big difference.)

HLC: Rất thú vị với câu trả lời của Kevin. Đúng là cá nhân cô từng chọn cả hai cho con mình. Và cô hiểu hướng đạo giúp ích rất nhiều cho đời sống con người. Hướng đạo hiện nay có nhiều cấp và cách thức để thi đậu?

Kevin: Trong hướng đạo, mỗi cấp bậc có nhũng yêu cầu cần phải hoàn tất mới được xét lên cấp. Cấp đầu tiên là Scouting Badge. Để đạt dược danh hiệu này, chỉ cần tham gia sinh hoạt hàng tuần. Cấp kế tiếp là Tenderfoot, để đạt được Tenderfoot, bạn phải chứng minh những gì bạn đã học được ở cấp Scouting Badge, chứng minh kỹ năng và hiểu biết về cấp cứu các loại thương tích, biết luật an toàn trại, và chứng tỏ bạn khoẻ mạnh. Lên những cấp cao hơn càng sẽ có nhiều yêu cầu khác nhau và khó khăn hơn mà bạn phải hoàn thành để được xét lên cấp. Sau Tenderfoot là cấp Second Class, rồi đến First Class, rồi cấp Star, cấp Life và nếu bạn muốn, cấp Đại Bàng, là cấp cuối cùng. Khi đạt được cấp Star, con tự nghĩ con đã là hướng đạo sinh cao cấp rồi. Để đạt được cao hơn cấp Star, bạn cần đạt những huân chương về những hoạt động khác nhau và phải tham gia nhiều dự án phục vụ cộng đồng. Huân chương là bằng công nhận bạn đã hoàn tất nhưng yêu cầu về một thể loại hoạt đông. Có cả trăm loại huân chương khác nhau, như huân chương Cấp cứu, Y học, Xe đạp đường núi, Thiên Văn, Đời Sống Gia Đình, Điện, Âm Nhạc, Thể Thao dưới nước, Công Dân...Giả sử con muốn đạt huân chương về Đọc Sách, con phải chọn vài loại sách khác nhau, ghi nhận về nguồn gốc, tác giả, nội dung và thảo luận với cố vấn của hướng đạo đặc trách về huân chương Đọc Sách. Rồi con phải làm việc tình nguyện tai thư viện, phải đọc sách cho người tàn tật hay người bệnh tại bệnh viện hay nhà già, và đọc sách cho một nhóm trẻ em nào đó. Những hoạt động này là tiêu chuẩn để được đề bạt lên cấp bậc cao hơn. Để trở thành thành viên của Hướng Đạo Đại Bàng, ngoài việc phải tham gia những hoạt động bình thường, bạn phải soạn thảo một dự án riêng Hướng Đạo Đại Bàng thật công phu về mặt giấy tờ và bạn phải thực hiện thành công dự án này bằng khả năng lãnh đạo của bạn và bằng khả năng huy động nhân lực quanh bạn với ít nhất 100 giờ tình nguyện.

(Kevin: Each level has certain requirements you need to complete to move on to the next rank. The first rank you can earn as a Boy Scout is the Scouting Badge. To get this badge, you basically need to enter Boy Scouts and participate in the troop weekly. The next level is your Tenderfoot. To earn this, you must demonstrate what you have learned from the time you earned your Scouting badge. You must show you know first aid for different injuries and conditions, show you are physically fit, and know safety rules for Scout camping trips. As you move on through your ranks you are asked to demonstrate a lot of the things required into getting your other ranks. It gets progressively harder and harder to earn your rank advancements as you go on. After Tenderfoot, you can get your Second Class, First Class, Star, Life, and, if you want your Eagle, which is what I'm doing. When you reach the rank of Star, I like to think of myself as a senior Scout. To earn your Star and above, you are required to earn certain merit badges and do service projects. Merit badge is the certification of your completion all requirements for a kind of activity or learning subject such as First Aid, Medicine, Mountain Biking, Astronomy, Family Life, Electricity, Music, Water Sport, Citizenship…hundred of them. For example, I like to read and I choose to work on Reading merit badge, the requirement is reading several books and discuss it with the merit badge counselor, record the reading log, volunteer in library, do reading to sick, blind or homebound person in a hospital, read a story to younger children group… These requirements are unique to the senior scouting advancements. To earn your Eagle you must earn at least 21 Merit Badges, have at least 21 overnight camping, then you must also fill out a lot of paperwork and do your Eagle Project, in which you must show leadership and have a total of at least 100 hours of service.)


HLC: Cô được biết hiện giờ Kevin đang ở “Hồng Bàng” và phải đệ trình một dự án. Dự án (Project) này phải chứng minh cho thấy Skill về “lãnh đạo” ( leadership) cũng như tinh thần phục vụ cộng đồng. Cho hỏi vì sao Kevin chọn dự án là "Candy Collecting for U.S. Troops.” Đây là suy nghĩ của cá nhân Kevin hay có sự cố vấn của gia đình?

Kevin: Cha con kể rằng khi ông còn bé ở Việt Nam, ông rất thích lễ giáng sinh, vì những người lính Mỹ đồn trú quanh đó, thường giả dạng ông Già Noel. Những ông già Noel này, ngồi trên xe jeep chạy khắp phố phường và phát kẹo cho trẻ em vì thế trẻ em rất thích và người dân cũng rât vui . Các ông già Noel đều rất thân thiện với tất cả mọi người. Cha con nói những ông giả Noel này là nhũng người lính Mỹ đóng ở trong căn cứ gần thành phố, và họ làm việc này để đem niềm vui cho mọi người dân Viêt Nam cư ngụ quanh đó. Câu chuyện nhỏ này làm cho con nảy ra ý định thu góp kẹo gởi cho chiến sĩ tiền tuyến, biết đâu họ cũng sẽ có cơ hội cho kẹo trẻ em, làm vui cho mọi người, và để chứng tỏ họ là những người lính thân thiện và yêu hòa bình. Và đó cũng là cơ hội mà trẻ em có quá nhiều kẹo ngọt ở đây có thể chia ngọt xẻ bùi cho những trẻ em khác nơi mà chiến tranh đang tàn phá. Ngoài kẹo, con còn thu góp DVD phim và CD nhạc và thư viết cho người lính chiến vì qua tổ chức Operation Gratitute, họ cho biết những thứ này giúp đang rất cần thiết để giúp các chiến sĩ tiền tuyến giảm bớt căng thẳng trong khi làm nhiệm vụ.

(Kevin: My dad told me when he was in Vietnam, he loved Christmas because at the city where he lived, during Christmas seasons, there were some "Santa Clauses" driving on Jeeps and throwing candy onto the street for kids. Kids loved the "Santa Claus" and he was also very friendly with everybody. My dad said that the Santa Clauses were the US soldiers in the military base nearby. They did this service to bring joy to Vietnamese people around. This simple story inspired me and made me have a desire to collect candy to send to our current deployed soldiers in foreign countries. I hope they also have chances to give these candies to kids and bring joy to everybody; it is also their chance to show that they are soldiers who are friendly and love peace, and it is also a chance for us to share our sweet candy to the kids in the war-torn country. Beside candy, I will collect DVDs and music CDs and campaign writing letters to them. I'm working with the Operation Gratitude organization and they said that our soldiers are in need of these items to help them relieve stress)
HLC: Tuyệt vời. Quả tình cô đã không nghĩ được như vậy. Cô đã hơi thắc mắc là những người lính …đâu có thiếu kẹo. Hoá ra, con sẽ viết thư để những người lính này tặng kẹo cho trẻ em vùng họ đóng. Vô cùng cảm ơn cha con và con với suy nghĩ những người lính của Hoa Kỳ sẽ chứng tỏ họ là những người thân thiện và yêu hoà bình. Con có thể nói rõ hơn về dự án này? Cụ thể là Kevin phải làm gì?

Kevin: Con xin tóm tắt vì dự án dài dòng lắm. Con phải nhóm họp với lãnh đạo, đệ trình ý định, viết dự án xuống. Trong đó nêu rõ mục đích, vạch kế hoạch từng bước như ngày khởi công, làm gì, ai giúp đỡ và giúp bao nhiêu giờ, dự kiến kết quả. Con phải xin thư giới thiệu từ thầy cô, lãnh đạo tôn giáo, cha mẹ hoặc bà con, và từ một lãnh đạo của hướng đạo. Con phải tổ chức nhóm họp với các hướng đạo sinh để chỉ định công việc như phân công ai thiết kế quảng cáo, ai chịu trách nhiệm liên lạc và thông báo với từng nhà hay từng cộng đồng, ai làm tài xế, ai lo việc chụp hình. Con phải phân công mỗi nhóm hướng đạo sinh đi quyên góp kẹo, DVD và thư tiền tuyến từ mỗi khu dân cư vào thời gian ấn định. Con phải tổ chức các hướng đạo sinh tham gia ngày đóng thùng. Con phải hoạch định kế hoạch giao kẹo dến Operation Gratitute, hay có thể xin gởi kẹo đi miễn phí hay gởi giá thấp qua USPS, UPS... Con phải ghi nhận là ai đã đóng góp trong dự án này và số giờ đóng góp với chữ ký. Sau đó là viết báo cáo, đệ trình báo cáo, phải qua được cuộc phỏng vấn cuối cùng với ban phỏng vấn cho dự án Đại Bàng để được công nhận là Hướng đạo Đại Bàng. Có khoảng 4% tổng số hướng đạo sinh của toàn nước Mỹ đạt được danh hiệu này.

(Kevin: I just would like to make it short. I hold a meeting with the leaders and tell them about the project I choose in which I indicate the purpose, the plan such as the starting day, what to do, who will provide help and predict the outcome. I must get letters of recommendation from school teachers, from my religious leader, from parents or a relative, and from the scout leader. I have to hold the meeting with my troop to assign their tasks such as designing flyers, communication to neighborhood or community, driving, photography. I assign each group of scouts to each neighborhood for collecting candy, DVDs, and letters to soldiers. I hold the activity day for packaging the donation. I plan the delivery donation to Operation Gratitude or I can ask for donations for shipping using USPS, UPS… I have to record all the names and volunteered time of all volunteers with their signature. Last but not least , I have to write a long report, then submit the report and get personal review by Eagle Board to recognize me as Eagle Scout. Statistically, about 4% of all scoust in America earn Eagle in the last 80 years)

HLC: Quả là tốn rất nhiều thì giờ để hoàn tất một dự án cho cấp Đại Bàng. Tuy nhiên, từ dự án này, cô nghĩ đúng là một hình thức tập luyện về khả năng “lãnh đạo”. Trở lại dự án, coi như hô hào mọi người thu góp kẹo, DVD phim, CD nhạc và viết thư cho người lính chiến. Kevin có biết là hồi xưa ở Việt Nam thuở cô còn nhỏ, cũng có chương trình “ Em gái hậu phương” không? Mọi nữ sinh của các trường được kêu gọi viết thư và thêu khăn tay gửi cho các anh lính chiến ngoài tiền tuyến. Có nữ sinh còn để tên và địa chỉ thật nên sau này có vài câu chuyện khá thơ mộng xảy ra như anh tiền tuyến em hậu phương đã yêu nhau rồi lấy nhau. Thế bây giờ Kevin có ý định gửi mail hay đưa face book để đưa ra lời kêu gọi hay là chỉ khoanh vùng là đích thân Kevin đi từng nhà trong vòng 2 dặm vuông?

Kevin: Vẫn có nguyên tắc và quy định trong dự án này. Nữ sinh dưới 18t không nên cho địa chỉ và nên dùng tên thôi. Trên 18, tự do cho tên tuổi địa chỉ hoặc email. Con không có ý định gởi thư trực tiếp từng nhà hay bỏ lên facebook cho việc quảng bá dự án này. Con chỉ hướng vào cộng đồng Việt Nam và cộng đồng quanh nơi con ở. Cộng đồng Việt Nam sống rãi khắp Phoenix nên nhờ báo Bút Tre giúp đỡ quảng bá thì rất hay. Đối với cộng đồng trong vòng 2 dặm vuông cận nơi con ở, con sẽ huy động đội ngũ hướng đạo sinh của con, khoảng chừng 45 người, đi phân phát quảng cáo từng nhà. Xong con sẽ huy đông lực lượng lần nữa để thâu góp tặng phẩm từng nhà. Mục đích của dự án Đại Bàng là biểu hiện khả năng lãnh đạo, cho nên con không thể tự con làm mọi thứ, nhưng con phải sử dụng nguồn nhân lực của con. Và tất cả những ai có thể giúp được chính là nguồn nhân lực của con vậy. Con xin mời cộng đồng Việt Nam ta tham gia đóng góp tặng phẩm (kẹo, DVD, thư) cho dự án này để chứng tỏ chúng ta đều nghĩ tới những người lính chiến. Con không thể đi quyên góp từng nhà Viêt Nam vì địa bàn địa lý quá rộng, nhưng nếu ai đóng góp, xin đem hay gởi tặng phẩm về FINE DENTISTRY , c/o Kevin Eagle Project tại đia chỉ 980 N. Alma School Road, Chandler AZ 85224 trước ngày 12 tháng 11, 2011. Xin vui lòng cho biết tên người đóng góp và tổng thời gian đóng góp (số giờ: số phút) (viết vào phía sau phong bì nếu bạn gởi thư cho người lính, vì con không mở thư gởi cho người lính được, nhưng con cần số liệu thời gian để báo cáo, ví dụ số giờ bỏ ra để đi xin kẹo trong đêm Haloween, hay số phút bỏ ra để viết xong thư cho người lính. Nếu có thắc mắc xin email con KevinEagleScout@yahoo.com
(Kevin: There are still rules and regulations in this operation. Students under 18 should not put their address and use firstname only. Above 18, you have the freedom to choose to put your full name, email or address in your mail. I am too young to think of love story between the front line services person or heros and the participants in this campaign. I don't have intentions to send direct mail or face book posting for this campaign. My focus in this project is for our Vietnamese community and neighborhood. Vietnamese community is spread out all over the Phoenix Metropolitant, therefore with the donation of But Tre Magazine for the advertisement page is great. For the neighbors around in two square miles in Gilbert, I will direct my troops of around 45 people to go out the Saturday before Haloween night to pass flyers for my project and to meet people in person to ask for donations. Then I will direct my people to collect items a few days later. The purpose of my Eagle Scout Project is Leadership, so I can not do all things by myself, but I direct my human resources. And whoever can help is my resource. I invite our Vietnamese community to participate in one or all parts of the project (candy,DVD,mail) to show that we care for our troops. I cannot go to collect items in Vietnamese community due to the large spread of the area, but if you donate, please drop off or mail to FINE DENTISTRY , c/o Kevin Eagle Project, at 980 N. Alma School Road, Chandler, AZ 85224 before November 12, 2011, please include a note of your name and time you contribute to this project (hour: minute) writen on the back of the envelope. I can not open your mail, but I need time you contributed such as time to collect candy on Haloween night, or the time it took you to write a letter to the soldier. If there is any question please email me at KevinEagleScout@yahoo.com)


HLC: Rất hay. Cô sẽ gửi bài ra kêu gọi để mọi người khắp nơi sẽ gửi tặng phẩm cho Kevin. Xem như là vào Hallowen này, Kevin kết hợp là mọi người để dành kẹo và gửi thêm DVD, CD cho Kevin? Thế trong gia đình, ba mẹ, em trai và em gái Kevin đã …viết thư cho người lính chưa? Nếu có, có thể cho cô xem được không? Còn bức thư của chính Kevin nữa?

Kevin: Con kêu gọi gia đình và bà con thân thuộc không phải viết một mà có thể 2, 3 lá thư cũng được. Con đã định ra một buổi tối quây quần trong gia đình vào giữa tháng mười chỉ khoảng 30 phút để mỗi người trong gia đình có dịp viết thư cho người lính, em gái con chưa biết chữ thì con sẽ giúp vẽ hình. Con cũng hoạch định ngày để các em nhỏ trong nhà thờ họp mặt để viết thư cho người lính. Con kêu gọi mỗi gia đình Việt Nam cũng tạo một ngày gia đình xum vầy và bỏ chút thì giờ viết thư cho người lính. Rất dễ dàng, bắt đầu với "chào người anh hùng", xong giới thiệu về mình, hoặc kể về gia đình, học đường, công việc, thành phố minh đang ở, văn nghệ, thể thao, súc vật, kể một chuyên cười... Nói lời cảm ơn và chúc lành cho người lính. Nên tránh về chính trị hay tôn giáo và tránh bàn bạc về những gì có thể làm người đọc căng thẳng hơn. Không viết được nhiều thì vẽ hình bông hoa nhà cửa hay hình tếu để làm người lính đọc thấy vui là được.

(Kevin: I ask each member of my family member to write 2 to 3 letters. I plan a 30 minutes family home evening in mid- October so we can write them. My sister does not know how to write yet, so I will help her to draw. I also plan to set up a writing station for the kids in my church in the weekly activity day so they can write too. I invite each Vietnamese family also save a family evening night to write together as a fun family activity. It is easy, we can start by "Dear my hero", then write about you, about your family, school, work, city where you live, entertainment, sport, pets or tell a humorous story … then express you appreciation and say good wishes or a prayer to them. We should avoid writing about political or religious issues or other sensitive matters. If we can not write much then we can consider drawing things that make them happy)
HLC: Cô lại phải khen “tuyệt vời” nữa rồi. Cá nhân cô sẽ làm một buổi như Kevin nói. Nghĩa là cô sẽ gọi cho bạn bè khắp nơi của cô, cô sẽ thu âm họ và sẽ gửi CD thu âm đó cho Kevin. Tất nhiên là cô phải chọn thân hữu nói được tiếng Anh. Hoặc cô sẽ kêu gọi những đứa cháu của cô tham gia viết thư, gửi về cho Kevin. Trở lại câu chuyện, Kevin chọn dự án phục vụ cho người lính xa nhà. Một đề tài, một dự án rất “nhân bản”. Kevin nghĩ gì về hình tượng người lính? Và chúng ta, những người dân đang sống yên ổn trong khi nhiều người phải xa nhà để thực hiện nghĩa vụ quốc tế bảo vệ an ninh hoà bình cho Hoa Kỳ nói riêng, thế giới nói chung, thì chúng ta có nghĩa vụ gì đối với những người lính ấy?

Kevin: Con nghĩ người lính của một quốc gia là biểu tượng của tinh thần phục vụ và tinh thần trách nhiệm cho quốc gia đó. Người lính Hoa Kỳ đồn trú ở nước ngoài không những bảo vệ công dân Hoa Kỳ mà còn bảo vệ hòa bình và ổn định thế giới; cho nên ngoài biểu hiện tinh thần phục vụ và trách nhiệm, họ còn biểu hiện lòng chân thành và lòng hy sinh đến cả thế giới. Họ xứng đáng có được sự kính phục và sự chăm sóc từ mỗi chúng ta. Trách nhiệm của chúng ta là giúp đỡ họ mọi mặt tinh thần cũng như vật chất. Và có nhiều cách chúng ta có thể làm, chẳng hạn như Dự án Đại bàng của con là một công viêc nhỏ để ủng hộ họ. Con hy vọng sự đóng góp từ cộng đồng chúng ta sẽ mang lại ý nghĩa. Kẹo mang lại sự ngọt ngào, phim nhạc mang lại niềm vui, thư hậu phương mang lại sự ấm cúng cho họ.

(Kevin: I think the soldier of a country is the symbol of service and responsibility to that country. American soldiers who are deployed to other lands to not only protect safety of American citizen but also to protect the peace and stability status of the world. Therefore beside showing their sservice and their responsibilities, they also showed their true love and sacrify to the world. They deserve the respect and the cares from all of us. Our responsibility: support them what they need in our ability, both materially and spiritually. And many things that we can do about that. My Eagle project is an example of small things that can help support them. I hope donation from our community will be significant in that sense: Candy, sweeten their day - Movies/music, enlighten their moment - mail from home, warming their heart.)

HLC: Cô được biết cha Kevin vượt biên và định cư tại Mỹ. Có bao giờ Kevin được nghe cha mẹ kể về cuộc di cư của người Việt không?

Kevin: Cha mẹ con ít đề cập chi tiết về cuộc hành trình đến Mỹ, nhưng con biết là cha mẹ con đều là thuyền nhân rời khỏi Việt Nam như nhiều người Việt khác và đã ra đi và sống rải rác trên khắp thế giới.

(Kevin: My parents have rarely talked about their trip to America, but I know that they left Vietnam by boat and resettled in America like many other Vietnamese. )

HLC: Trước đây, cô có biết một em bé cũng gia đình Việt Nam như Kevin, mới 11 tuổi nhưng đã đoạt giải hùng biện ở Virginia. Em bé này cũng đã bày tỏ ước nguyện phục vụ cho cộng đồng người Việt và cho tự do dân chủ cho Việt Nam. Thế còn Kevin thì sao? Kevin có mơ uớc gì về tương lai? Sau khi học và có nghề để có thể tự sống, Kevin có nghĩ đến hai chữ Việt Nam không? Và nếu nghĩ đến hai chữ Việt Nam thì đường hướng hoạt động của Kevin là gì?

Kevin: Là một hướng đạo sinh, con luôn muốn phục vụ. Hướng đạo Đại bàng đòi hỏi thành viên phải đạt 3 huân chương phục vụ quan trọng là Công dân của Cộng đồng, Công dân của của Quốc gia và Công dân của Thế giới. Theo con, người lính Mỹ đã mở tấm lòng của họ đến toàn thế giới thì người Việt mình cũng làm được như vậy. Là một hướng đạo sinh, con sẵn sàng phục vụ mọi nơi bất kể Việt Nam hay ngoài Việt Nam. Như cha mẹ con đã từng nhận nuôi em gái con là người...
hoanglanchi
#155 Posted : Sunday, November 6, 2011 7:11:46 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Tôi và chị- Khi "phe ta đánh phe mình"


Trời đã lạnh thật rồi. Những ngày “ỡm ờ” chắc không còn nữa. Từ nay sẽ là lạnh, là bầu trời xám và hay mưa? Tôi vẫn nhớ Virginia, mùa này rât đẹp, phong cảnh như tranh vẽ khiến người đi đường luôn thả hồn mơ mộng. Những cây phong lá đỏ lá vàng và con đường quanh co lên đồi xuống dốc.

Cali nhiều sương mù và có vẻ hay mưa, mưa thường xuyên lớn hơn Virginia. Ngày ở Virginia, tôi không hay cần dù bao giờ. Mưa nhỏ và có khi là mưa bụi. Có lẽ vì thế mà thành phố nơi ấy được mệnh dành là xứ tình nhân! Với phong cảnh thơ mộng lãng mạn, dòng sông Potomac uốn quanh thủ đô và mưa bụi nhỏ, quả là lý tưởng cho tình nhân. Còn ở đây, thường xuyên tôi phải lau xe trước khi đi học vì sương đêm phủ đẫm. Và mưa! Đã không cây cao mà còn mưa lớn. À không, có lẽ vùng tôi ở không cây cao nhiều, phong cảnh hầu như bằng phẳng. Đi xa hơn, lên vùng cao hơn, có lẽ cũng có nhiều cây cao. Hèn gì ở Cali, nhà “cao cao” đắt tiền hơn nhiều thì phải. Trong khi đó, Virginia thì nhiều nhà “cao cao” lắm vì đồi và rừng nhiều.

Tôi không thích mưa nhất là mưa lớn. Mưa, làm não lòng người. Đã buồn chán còn mưa nữa thì chịu sao thấu. Thời sự hải ngoại thì lúc nào cũng sôi động. Tôi có nhiều nhóm bạn. Một nhóm già chỉ còn nói chuyện tào lao, văn nghệ. Nhóm kia cũng già nhưng còn “nhiệt huyết”. Nhóm nọ già đan xen trẻ thì “nhiệt huyết” theo kiểu “chối từ dĩ vãng”. Tôi nói chuyện với các bạn hữu thuộc ba nhóm trên đều được cả nhưng đương nhiên với nhóm “già nhưng còn nhiệt huyết” thì nhiều hơn hết thẩy.

Thế nào là “già nhưng còn nhiệt huyết”? Đó là những người đã ngoài 50, 60 hay 70 và vẫn yêu thương quê hương, nỗ lực tranh đấu cho quê hương. Con đường tranh đấu như một lần tôi viết, không chỉ là “kìa bao hùng binh tiến lên”, mà là bà mẹ già chắt chiu gửi từng mươi đồng này cho Đài Phát Thanh chống cộng, mươi đồng kia cho cộng đồng tổ chức biểu tình; mà còn là người phụ nữ doanh thương đóng góp từng chuyến xe biểu tình; mà còn là người cựu quân nhân ngày làm việc, tối cặm cụi chuyển bài v.v. “Những người bạn” trong nhóm “Thời Sự” của tôi thuộc loại đó.

Một chị bạn nói rằng “Sao thấy chán quá, cộng đồng nhiều người thờ ơ và cũng lại kiểu phe ta đánh phe mình”. Tôi không chịu. Tôi lý sự với chị rằng, con đường tranh đấu đâu phải là con đường hoa gấm đi dễ dàng? Nếu dễ dàng như vậy thì ai cũng đến đích cả rồi! Nếu dễ dàng như thế thì “thiên nga” đã nhiều hơn vịt rồi. Nguyễn Công Trứ từng viết “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai”. Do đó, cứ chấp nhận cộng đồng đang dậy sóng, sóng tới đâu, ta cưỡi tới đó, không có gì phải chán nản cả. Tôi cũng không đồng ý cái gọi là “phe ta đánh phe mình”. Ơ hay, mười mấy hai mươi năm xưa, phe Ta là một khối. Người người chung lưng đấu cật, cùng một mục tiêu là hướng về quê nhà với mọi nỗ lực chung dồn cho ngày phục quốc. Kể từ 2004 thì phải, nghị quyết 36 của Việt Cộng và với những đồng tiền xương máu của dân chúng, Việt Cộng dùng để lũng đoạn cộng đồng hải ngoại. Đáng tiếc là số người còn giữ lòng trung trinh với tổ quốc thì hiếm, số người thay đổi thì nhiều. Biện minh cho hành động “con buôn”, họ trưng bảng hiệu “từ thiện”. Biện minh cho hành động về quê hưởng thụ, họ trưng bảng hiệu “xây mồ mả cha ông”. Tệ hơn, chân họ nhúng chàm thì họ không muốn người còn lại đứng trên bờ mà họ lôi kéo những người thân quanh họ cùng nhúng chàm như họ để họ có đồng minh! Ngoài ra, họ, đám người hải ngoại chống cộng năm xưa, nay bắt tay Việt Cộng còn hùa nhau tung hô vạn tuế những kẻ có khả năng viết lách, những kẻ này dùng nguỵ ngôn xảo ngữ để “mà mắt” những người đang “dùng dằng nửa ở nửa về!”. Nhưng cũng may hồn thiêng sông núi còn đó, thiên nga tuy ít nhưng mầu lông của thiên nga vẫn át được sắc xám của vịt bầu; “trời cao còn kẻ cao hơn”, nên số cây bút vững vàng với mầu cờ cũ, chính nghĩa xưa vẫn át được những ngòi bút cong queo.

Vì thế cái gọi là “phe ta chống phe mình” mà nhiều người đang than thở, theo tôi chỉ là “ngộ nhận”. Không, phe ta vẫn là phe ta. Cái gọi là “phe mình” chỉ là cái vỏ mà thôi. Cái vỏ họ còn ở Hoa Kỳ nhưng cái hồn họ thì đang chao đảo, đang lơ lửng, thâm chí đã bay về phủ phục cộng nô mất rồi. Không là thừa khi nhắc lại đây những nguyên nhân: tính háo danh và lợi chiếm số đông; bị cấy sinh tử phù thì chiếm số ít hơn. Này có thể kể, ở Hoa Kỳ buôn bán không “oai và lớn” như ở Việt Nam. Về quê cũ vừa có chức Tổng Giám Đốc Công Ty vừa có thư ký thơm như múi mít phục vụ, chả oai hơn là một ông chủ “bậc trung” ở Mỹ hay sao? Này từ ngày sang Mỹ, công danh sự nghiệp chỉ còn là con số Không hay con số Ba, nay mơ tưởng về quê xưa để được Việt Cộng cho lại cái chức Bộ Trưởng cũ, cái chức Tổng Giám Đốc ngày xưa chả oai hay sao! Vì thế họ đã có những hành động “này nọ”. Với những hành động “này nọ” đó, đương nhiên những con “thiên nga” còn lại phải báo động. “Thiên nga” phải bay vần vũ, “thiên nga” phải đi từng khóm nhà khu phố của các tiểu bang để nhắc nhở cộng đồng về những “hành vi mờ ảo” của đám người chống cộng năm xưa! Vì thế nếu chị tôi nghĩ rằng đó là “phe ta đánh phe mình” thì tôi cần phải “tẩy độc” chị rằng, không, phe ta vẫn là phe ta và phe mình thì đã biến chất đấy thôi.

Chị tôi cũng buồn lòng khi tóc cứ phai dần mầu óng mà ngày về còn diệu vợi, rằng thế sự vẫn đa đoan. Chị muốn gác bỏ ưu tư thời cuộc để tìm vui bên con cháu. Tôi thách đố chị tìm quên được như thế. Tại sao tôi thách đố vậy? Bởi những người “vô tư” thì muôn đời vẫn “vô tư”, và những người “ưu tư” vẫn muôn đời “ưu tư”. Xã hội nào, phương trời nào cũng thế, dù Âu hay Á, dù Đông hay Tây. Nếu Hoa Kỳ chỉ có một Abraham Lincoln thì Việt Nam cũng chỉ một Trần Hưng Đạo. Những con chim đại bàng bao giờ cũng dẫn đầu và những con chim én luôn chỉ đem mùa xuân. Giòng máu cách mạng chảy từ cha ông đến đời con cháu, dòng máu ấy không phân chia đều cho hết thẩy, mà có thể đậm đặc hơn ở nhánh này và phai loãng hơn ở nhánh khác. Sự đậm đặc ở nhánh này tạo nên những con người “ưu tư” và sự phai loãng ở nhánh nọ hình thành những con người “vô tư”! Như chị, người phụ nữ tưởng chừng chỉ biết có công việc kinh doanh nhưng ai biết đó lại là một con người ăm ắp tình quê hương. Đó phải chăng là giòng máu cách mạng từ người cha, một đảng viên Quốc Dân Đảng, luân lưu đến chị và đọng lại khá nhiều. Hay như ông ngoại tôi, dòng máu ấy chẩy và cũng chẳng hề phân bố đều. Các em tôi không “đau đáu” như tôi. Các em chị, không “đau đáu” như chị. Họ, em chị và em tôi, những người “vô tư”, chỉ nhìn cuộc đời giản dị như một mái gia đình, một bầy con kháu khỉnh. Họ không nhìn xa hơn để hiểu rằng mái gia đình sẽ không còn là ấm nếu họ không đóng góp cho bờ rào bao quanh, con cái họ sẽ thế nào nếu đám lưu manh lên lãnh đạo. Vì thế chị, như tôi, sẽ không bao giờ có thể làm ngơ được. Dù có tay bồng cháu ngoại, tay dắt cháu nội thì chỉ cần nghe thấy một điều gì, thấy một cảnh gì là lòng lại sục sôi căm giận.

Thôi thì cứ để dòng đời xuôi, cứ để sóng dữ vùng, “phe ta” cứ cưỡi sóng mà đi, và khi cần thì cứ phải cho cái gọi là “phe mình” những lời cảnh cáo. Thanh lọc hàng ngũ cũng chính là một nhiệm vụ trên “con đường tranh đấu”!

Hoàng Lan Chi

hoanglanchi
#156 Posted : Thursday, November 24, 2011 6:06:04 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)



Calvin Nguyen với bằng Master năm 18 tuổi

LGT: Calvin tại Utah, với bằng Master ở tuổi 18. Xin theo dõi buổi trò chuyện giữa Hoàng Lan Chi với Calvin Nguyễn

HLC: Xin chúc mừng Calvin đã vẻ vang đoạt được bằng Leadership Master – Special line về Communication của trường Northeastern University. Con đường đi hẳn là rất gian khổ vì Calvin không phải là người sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ. Trái lại, Calvin đến đây năm 2003, tuổi lên 10. Trong vòng 8 năm, từ lớp 4 đến bằng Master, quả là một thành tích không nhỏ.
Calvin: Cám ơn cô Hoàng Lan Chi, 3 năm đầu khi sang Hoa Kỳ là khoảng thời gian khó khăm nhất đối với Calvin. Tuy đã có học tiếng Anh ở Việt Nam, nhưng khi mới qua đây, cháu không thể nói chuyện với ai hết. Cháu đã cố gắng học tiếng Anh cho giỏi tại vì cháu biết mình sẽ vào đại học. Sau giai đoạn đầu khi mà ngôn ngữ đã không còn trở ngại¬, Calvin đã cố gắng hết sức để có thành quả ngày hôm nay.

HLC: Calvin bắt đầu học chữ với ai và năm bao nhiêu tuổi? Được biết Calvin theo học Mẫu Giáo ở Dòng Tin Lành tại trường Dòng Chợ Quán, Quận 5. Xin kể về giai đoạn này?
Calvin: Cháu bắt đầu học tại trường Dòng Chợ Quán tại Quận 5, Sài Gòn lúc cháu 4 tuổi. Tại đạy cháu đã bắt đầu học chương trình lớp 1 của Việt Nam. Khi cháu được 5 tuổi, Ba cháu đã quyết định đưa cháu vô một trường tư nhân tại Việt Nam và sau đó mời thêm thầy cô tới nhà vào buổi tuối để học thêm. Sau 5 năm vừa học ở trường vừa học ở nhà cháu đã học xong chương trình môn Toán và Văn lớp 12.

HLC: Sau đó Calvin vào học lớp 1 ở trường Tiểu Học Ngô Thời Nhiệm, Quận 3. Đây là một trường như thế nào? Chương trình học ra sao?
Calvin: Đây là một trường tư nhân dạy 2 ngôn ngữ Anh – Việt, Và học từ sáng đến chiều mỗi ngày. Với đội ngũ Giáo Viên rất là chuyên môn và tận tình. Ngoài vấn đề học hành còn phải học những kỷ luật của nhà trường với châm ngôn: “Tiên Học Lễ Hậu Học Văn”

HLC: Cha Calvin nói rằng Calvin không hề đi học thêm ở ngoài. Như vậy, chỉ học ở trường mà Calvin đã đoạt được thành tích cao hay sao? Cho hỏi bí quyết học của Calvin , nghĩa là học thế nào cho dễ nhớ, làm gì để hiểu bài nhanh và làm bài tập giỏi?
Calvin: Cháu từ nhỏ đã thích học những gì mình thích. Ngay từ nhỏ đã không để ý tới vẽ tranh (Art), âm nhạc (Music), khoa học (Science), cho nên tất cả thời gian dồn vô hết để học những gì mình thích, thời gian qua rất nhanh và mình hiểu nhiều hơn.

HLC: Đã được học Anh văn ở trường Ngô Thời Nhiệm tại Việt Nam, vậy khi đến Hoa Kỳ, Calvin thấy thế nào? Có hiểu được giáo sư nói không và Calvin đã làm những gì để vượt qua những gian khó bước đầu?
Calvin: Ở Việt Nam dạy tiếng Anh rất là khác. Tuy là có học nhưng mà không thể áp dụng đuợc. Hai cuốn tự điển Anh- Viết và Việt Anh đã giúp cho Calvin rất nhiều. Đọc sách và xem Tivi gíup rất nhiều trong việc học Anh văn. Calvin cảm thấy chỉ cần chịu khó và quyết tâm vài năm, ai cũng có thể học tiếng Anh giỏi được. Khi vừa mới qua Mỹ, Calvin không hiểu Thầy Cô nói gì cả, nhưng vẫn cố gắng nghe.

HLC: Rất nhiều du học sinh trung học qua Hoa Kỳ, đã phát khóc vì trở ngại ngôn ngữ cho dù ở Việt Nam họ học trường quốc tế tức là được học Anh văn từ nhỏ. Calvin có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình về vấn đề này?
Calvin: Khi cháu mới qua Mỹ, các bạn học cười và chê cháu, tại vì cháu không nói tiếng Anh bằng họ, cháu rất buồn. Tiếng Việt Nam là một ngôn ngữ trong những cái mà cháu tự hào. Cháu đã trải qua những điều mà du học sinh chúng ta vượt qua, cho nên cháu rất cảm thông với họ. Calvin xin được chia sẻ với tất cả sinh viên, học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ: “Hãy tin vào bản thân, đừng để người khác ảnh hưởng mình. Cố gắng lên, các anh chị là tương lai của người Việt”

HLC: Có phải vì sự trêu chọc của một số học sinh gốc Việt mà gia đình đổi qua thành phố khác để bảo đảm việc học cho Calvin?
Calvin: Hồi đó Calvin còn nhỏ nên sức chịu đựng rất thấp. Cháu đã bịt tai để không nghe, nhưng họ chẳng những không giúp mà còn có một số học sinh nhỏ người Việt sinh ra ở Mỹ đã kêu các bạn người Mỹ của họ cùng cười chê.
Lúc đó Ba Mẹ đã cổ vũ Calvin rằng: “Hãy cố gắng làm được những điều mà họ cười chê và đừng để người khác ảnh hưởng mình”

HLC: Sau 1 năm chỉ chuyên tâm học ESL, bí quyết nào đã khiến Calvin đoạt xuất sắc ở lớp 6? Môn Anh Văn lúc đó của Calvin ra sao vì ai cũng biết trình độ toán, các môn khoa học của học sinh từ Việt Nam mới qua bao giờ cũng trội hơn học sinh Mỹ khá nhiều?
Calvin: Sau khi vượt qua chướng ngại về ngôn ngữ, thì những môn học trong trường không còn là gì cả. Do vậy Calvin vượt qua rất dễ dàng và nhanh chóng.

HLC: Xin chia sẻ tiếp về việc học ở các lớp 7, 8 và 9? Môn Văn Chương Anh, Calvin được bao nhiêu điểm? Ngoài các môn học, Calvin có tham gia sinh hoạt văn nghệ hay thể thao gì không ?
Calvin: Tất cả các môn học trong Junior High School rất dễ dàng học, vì vậy Calvin học vượt trội về môn toán rất là nhanh, cho nên đã hoàn tất môn Toán 12 vào lớp 9.
Ngoài việc học ra, Calvin tham gia chơi cờ Vua (chess), đá banh (soccer) và đặc biệt được Ba dạy và tập chơi bóng bàn (tennis table) tại nhà.

HLC: Qua cấp 3, Calvin theo học trường nào?
Calvin: Calvin chỉ học tại trường Hunter High School – lớp 10 chỉ có 3 tháng. Sáu đó chuyển thẳng vào College. Mỗi tuần trở lại trường học 2 ngày để học vài lớp mà college không có credit được. Cuối khóa trở về trường làm bài Test để được cấp bằng tốt nghiệp trung học.

HLC: Để vào được college, cần có điều kiện gì và Calvin đã làm những gì để có thể được học college ở tuổi 15?Ai đã giúp đỡ Calvin trong vấn đề này?
Calvin: Trước khi trường Salt Lake Community College nhận cháu học, họ đã cử cô Paula Soderborg kiểm tra khả năng của Calvin. Hồi đó tiếng Anh của cháu cũng tạm được, cháu đã kể cho cô Paula biết rằng cháu đã học xong chương trình lớp 12 ở VN rồi, nhưng vì tiếng Anh không giỏi cho nên phải bắt đầu học ở lớp 5. Cảm động trước sự quyết tâm và hoàn cảnh, cô Paula đã giúp viết lá thư đề cử Calvin vào College.

HLC: Kỷ niệm gì đáng nhớ trong thời gian học College?
Calvin: Tất cả bạn học và Giáo Sư đại học của Calvin rất tốt. Cháu còn nhớ có một cô sinh viên nữ người Mỹ đã hỏi cháu có muốn đi đánh tennis với cô ấy không, nhưng hồi đó chỉ mới 16 tuổi còn nhỏ quá, nên cháu không biết trả lời. Vả lại Calvin chỉ lo học mà thôi không nghĩ đến những chuyện khác.

HLC: Calvin hoàn tất chương trình college trong bao lâu và sau đó ghi danh học ngành gì và ở đại học nào?
Calvin: Hoàn tất chương trình đại college trong vòng 1 năm. Và nộp đơn vào trường Weber State University. Và cũng chỉ 1 năm là hoàn tất, khi 17 tuổi Calvin đã tốt nghiệp Cử nhân văn chương- Bachelor of Arts tại trường Weber State University, thành phố Ogden, bang Utah vào tháng 9/2010.
Vừa nhận bằng xong là nộp đơn học Master vào 2 trường: Northeastern University, Boston, MA và Drexel University, Philadelphia, PA. Cả hai trường đều nhận và Calvin học cùng một lúc.
Calvin hoàn tất Master of Science in Leadership và Specialize là Organizational Communication trong vòng 1 năm. Hiện tại đang tiếp tục năm cuối Master của trường Drexel University về ngành Professional Studies, specialize là Creativity Studies. Và sẽ hoàn tất vào tháng 8/2012.

HLC: Được biết Calvin được thưởng nhiều bằng khen. Có thể chia sẻ?
Calvin: Từ mẫu giáo cho đến bây giờ, Calvin nhận rất nhiều bằng khen sau mỗi học kỳ và vào cuối khóa học. Nhưng điều đáng nhớ nhất là khi đoạt được chiếc CUP thủ khoa cuối khóa lớp 6 của trường D.T Orchard Elementary, đợi mãi đến phút cuối cùng phát thưởng mới nghe tên mình và rất cảm động khi cô Hiệu Trưởng phát biểu: “Calvin là người Asian đầu tiên đã đoạt được vinh dự này với một hoàn cảnh hết sức khó khăn, vì vừa đến Mỹ chỉ được 2 năm” Lúc đó Calvin rất nghẹn ngào cầm chiếc Cup trong tay mà không biết nói được một lời nào trước toàn trường. Và từ đó niềm vui khi mình nhận được những kết quả cao hơn, càng khuyến khích cho Calvin đặt những mục đích cao hơn.

HLC: Bước đường kế tiếp của Calvin? Sẽ tiếp tục ngành học gì?
Calvin: Cháu bây giờ đang chuẩn bị nộp đơn vào trường Harvard Business School. Nếu được nhận, cháu sẽ bắt đầu học MBA vài mùa Thu 2012. Calvin chỉ nộp đơn 1 trường mà thôi, cho nên nếu bị từ chối, Calvin sẽ bắt đầu với sự nghiệp của chính mình.
Calvin rấtt thích business, cho nên một ngày nào đó hy vọng sẽ có công ty riêng của mình. Nước Mỹ đã giúp cho cháu làm được những gì mình muốn. Nếu có cơ hội, Calvin sẽ vào chính phủ Mỹ làm việc và cống hiến cho xã hội.
Calvin không có kế hoạch học Tiến sĩ, tại vì bằng đó chỉ dành riêng cho những ai muốn cống hiến cho ngành Giáo dục, còn Calvin thì thích business.

HLC: Ngoài học, Calvin có những giải trí gì? Calvin “cân bằng” đời sống ra sao giữa học và giải trí?
Calvin: Ngoài thời gian học hành, Calvin thích nghe nhạc, đánh cờ vua và chơi tennis. Rất nhiều người nghĩ Calvin học một ngày 10 tiếng đồng hồ. Nhưng sự thật không phải vậy, Calvin cũng giống như các học sinh khác, nghỉ ngơi, tập thể dục và dành thời gian cho gia đình và ăn uống.

HLC: Trước khi tạm biệt xin một câu hỏi cuối, mơ uớc tương lai của Calvin?
Calvin: Khi còn ở Việt Nam, Calvin đã nghĩ đến mợt ngày nào đó mình sẽ vào học ngành kinh tế và quản trị ở trường Harvard Business School. Được vào học bằng MBA tại trường Harvard là một trong những ước mơ của Calvin. Vì nơi đây sẽ giúp Calvin đạt được lý tưởng và sự nghiệp của mình. Calvin rất mong muốn đạt được nhiều thành quả trong tương lai để người Việt Nam chúng ta có thể tự hào với dân tộc Việt.

Và cuối cùng rất cảm ơn cô Hoàng Lan Chi, và tòa soạn Bút Tre Magazine đã cho cháu cơ hội được tỏ bày nguyện vọng của mình. Và cảm ơn tất cả mọi tất cả độc giả chia sẻ niềm hân hoan này với Calvin và gia đình.




hoanglanchi
#157 Posted : Saturday, December 24, 2011 7:30:14 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Ngợi Ca Tháng Chạp

Hoàng Lan Chi

Bây giờ là tháng mấy? Không nhớ nữa. Thời gian bây giờ với tôi thật lãng đãng vô cùng. Lãng đãng đến độ có hôm chủ nhật tôi xách xe đi học. Đến trường thì ngẩn ngơ vì chỉ có hàng phượng tím cuối hè đang rũ mình sầu muộn. Lãng đãng đến độ nửa khuya thức giấc, nhìn ánh trăng vàng úa nhợt nhạt của khung kính lại vùng dậy tưởng là ban mai đang le lói.

Thuở sinh viên tôi yêu Tháng Chạp và Tháng Mười. Chạp vì thời khắc cuối năm bao giờ cũng đầy ắp và cái tên gọi, Chạp. Yêu vì một bài thơ dễ thương còn đọng mãi tận bây giờ:

Tháng chạp về rồi bé biết không
Một chút mầu xanh một chút hồng
Một chút vàng mơ và tím nhạt
Chưa giao thừa đã tết trong anh..

Tháng chạp về rồi bé biết không
Anh nằm trên cỏ nghe mùa xuân
Nghe sông đổ nước xuôi ra biển
Nghe biển phụ tình quên nước sông


Tháng chạp về rồi bé biết không
Gió đưa làm rơi lá sầu đông
Trong mơ cứ ngỡ mình vừa thoáng
Thấy bóng ai về trong nắng hanh
(thơ MM)

Chỉ người Bắc mới gọi tháng 11 là Một và 12 là Chạp. Người Bắc, tôi mỉm cười khi nhớ đến người bạn Nam “Chỉ người Bắc chị mới như vậy sao, người Nam tụi tui cũng ngon lắm chớ bộ!”. Thì ai cũng “ngon” cả nhưng có lẽ vì tôi là Bắc nên hay nói về Bắc. Người Nam hiền hoà chân chất nào khách sáo bóng bẩy như người Bắc. Tôi kể cho người bạn Nam nghe, chúng tôi bị nghe ca dao tục ngữ hàng ngày trong gia đình nên tự nhiên nhớ được rất nhiều. Nhớ thuở bé, chưa đi học và khi nghe mẹ mắng “Tránh ra, cứ lù lù như cái mả Đạm Tiên thế kia” đã ngây thơ hỏi “ mả Đạm Tiên là cái gì?”. Kể ra thì cũng phục các bà mẹ Bắc, luôn dạy con cái bằng đủ tục ngữ thành ngữ thơ văn. Ngồi ăn cơm là đã nghe mẹ tụng “ Này ăn trông nồi ngồi trông hướng đấy nhé” hay định làm gì là nghe tụng “Giấy rách phải giữ lấy lề nghe chưa”. Kể cả sau này khi tôi đã là mẹ của hai con nhỏ mà một lần về nhà buổi tối nên ngại thay và vẫn mặc đồ ở nhà với cái “quần lửng” ngang đầu gối, mẹ tôi đã nhìn tôi từ đầu đến chân “Y phục xứng kỳ đức!”.

Tháng Chạp ở miền Bắc xa xôi chắc dễ thương vì khí trời se sắt và rộn ràng của năm cũ. Tháng Chạp ở Sài Gòn mưa nắng của tôi cũng dễ thương vì chút lạnh cuối năm và lá vàng bay bay đường phố. Tháng Chạp ở thủ phủ tị nạn thì buồn hơn kiến cắn. Gió, gió Santa nổi tiếng mà. Một cậu em hỏi tôi sợ gió Cali chưa thì lúc đó tôi chưa biết. Bây giờ đã biết. Gió Cali không rít như Rừng Gió Virginia của tôi nhưng tôi cố đi tìm cái “gió lồng lộng” mà dường như không phải. Chỉ có điều lá vàng rơi ngập đường phố và gợi cho tôi nhớ đến vần thơ xưa:

Lá tre vàng dồn thổi mùa thu đi

Ở đây lá vàng không dồn thổi mùa thu đi mà là đuổi đông đi.
Thu!
Đông!
Nếu không từng ở Virginia thì hẳn là tôi sẽ ngắm mùa của Cali “tròn trịa” hơn. Cái nhìn của tôi bây giờ với mùa của Cali luôn như ánh trăng khuyết. Thu ư, lá đường phố có rụng nhưng lá trên cành vẫn xanh. Không có thu vàng tí nào cả. Và cũng sẽ chẳng có đông trắng. Nhưng lại mưa. Mưa cả ngày với bầu trời xám xịt, mưa không tí tách mà hơi dầm.

Vậy thì “ngợi ca tháng Chạp” ở cái gì bây giờ khi nơi này không có một chút xanh lơ , một chút hồng phấn, một chút vàng mơ, một chút tím nhạt, và cũng chẳng có dịp để mà “nằm trên cỏ nghe mùa xuân” và cũng chẳng thấy “gió làm rơi lá sầu đông”?

Không, tôi vẫn “ngợi ca tháng Chạp” được vì …từ tháng này tôi không tìm mà đã gặp. Một người của “thế hệ gạch nối” và một người của “ trường cũ thầy xưa”.

Người của “thế hệ gạch nối” đến với tôi thật tình cờ. Từ những lủng củng trong nội bộ của một tổ chức nọ, tôi tìm đến bản dự thảo hiến chương cho tổ chức này mà Em là tác giả. Nêu thắc mắc với em để rồi hiểu được em và khi “trò chuyện” với em, tôi xúc động. Xúc động trước tâm tình và mơ ước của em. Tôi như nhìn thấy lại mình của một thuở xa xưa, cũng có những cái gọi là:

Tôi cũng đã từng mơ diễm sử
Nét vàng chói lọi của sơn khê
( không nhớ rõ lắm và cũng không nhớ tên tác giả)

(xem bài phỏng vấn Andy Nguyễn Xuân Hùng tại đây: Hoàng Lan Chi -Tâm tình với thế hệ gạch nối
http://wp.me/p1DZcL-T6

Người của “Trường xưa thầy cũ” đến với tôi lại là tiếp nối của “người thế hệ gạch nối”. Nói cho rõ hơn, tiểu muội Gia Long đọc bài tôi phỏng vấn “ thế hệ gạch nối”, muội thấy thích muốn nói chuyện với “ thế hệ gạch nối”. Tôi tò mò hỏi thì cuối cùng nhận được bài viết “ Bước tiến phải có” của em. Hai tâm tình, hai nội dung tưởng tưởng là khác nhưng lại rất gần. Tôi vui, vui lắm khi biết ngoài vài tiểu muội khác, nay thêm một tiểu muội đúng nghĩa “con cháu Hai Bà”. ( xin xem bài viết của Gia Long Phương Thuý (DC) tại đây: Hoàng Ngọc An giới thiệu “Bước tiến phải có” của cựu Gia Long Phương Thuý (DC) và “Khoảng cách giữa quá khứ và tương lai” của Andy Nguyễn Xuân Hùng (Dallas)
http://wp.me/p1DZcL-Vn


Không, tôi vẫn “ngợi ca tháng Chạp” được vì Tháng Chạp này, từ miễn viễn tây, thành phố Houston, một buổi lễ tưởng niệm những đảng viên Quốc Dân Đảng đã bị giam cầm và bỏ mình ở một nơi rất xa. Năm 1931, Pháp tuyên án chung thân khổ sai biệt xứ và lưu đầy 525 chiến sĩ, trong đó có 325 Việt Quốc từ Côn Sơn sang French Guyana, vùng đất nằm giữa hai nước Venezuela và Brazil, cũng là một thuộc địa của Pháp, cách xa Viêt Nam hơn nửa vòng trái đất…..Các đảng viên còn lại, bây giờ đã không quản khó khăn để đi tìm nắm xương tàn của đồng chí năm xưa và buổi tưởng niệm được ghi nhận. Tôi vẫn dành nhiều tình cảm cho Việt Nam Quốc Dân Đảng từ thuở xa xưa khi học về những trang sử cận đại của thời chống Pháp. Tôi vẫn ghi nhớ câu nói của Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học “ không thành công cũng thành nhân”.

( Xin xem tại đây: Cung Nhật Thành – Việt Nam Quốc Dân Đảng tám mươi năm uất hận, cảm khái và ngậm ngùi ) http://wp.me/p1DZcL-Mi


Không, tôi vẫn “ngợi ca tháng Chạp” được vì vẫn không ngừng có những “người tình mới”. Người tình là người yêu mình phải không? Yêu, đâu chỉ là tình yêu trai gái! Yêu là yêu văn, yêu tâm hồn, yêu con người, yêu vì chung lý tưởng…

Xem “em tôi” ( một người tình mới đấy) viết này:

“Có phải đọc bài "Những cội thông già" chị sợ em "đi lạc" phải không? Em nằm trong nhóm "già nhưng còn nhiệt huyết" của chị 100%, không nhượng bộ và thỏa hiệp dưới bất cứ hình thức nào. Từ từ em sẽ chứng minh với chị, trước mắt, em chỉ yêu cầu chị, hễ thấy em lơ mơ chỗ nào thì chị sửa lưng ngay cho, em cứng đầu nhưng luôn hướng về lẽ phải. Em chống cộng từ bản chất của nền văn hóa nô dịch Mac-Le-Mao, nghĩa là phải phục hồi và phát huy được văn hóa truyền thống của ông cha mình. Chuyện khó khăn em không nản, em nghĩ mình cứ rán hết sức mình, đi được đến đâu hay đến đó, đi đến chỗ mình không thể đi được nữa mới thôi. Dìu em chị nhé!”

Và khi em nghịch ngợm này:

“Hôm qua em đọc bài "Portland tưởng như là ngày cũ". Thấy chị dễ thương, lanh, thông minh và lãng mạn ghê đi, chẳng thấy "tồ" chút nào hết. “Tồ” mà biết "ba trợn" rằng "có chè thì xôi sẽ đậm đà hơn"?

Nghe chị nhắc "Anh Chi yêu dấu" em chợt nhớ đến tên tác giả. Chị và Đinh Tiến Luyện liên quan thế nào? Hồi nhỏ em mê đọc Duyên Anh, Đinh Tiến Luyện, Từ Kế Tường”

Tôi bật cười khi đọc “ba trợn vì biết có chè thì xôi sẽ đậm đà hơn”. Tôi vẫn là ‘tồ” và “ngố” nhưng những ngôn ngữ “ngớ ngẩn” của tôi đôi khi lại bị “những người tình” nhìn thấy cái gì đó …không ngớ ngẩn tí nào.

Không tôi vẫn “ngợi ca tháng Chạp” được vì có những đêm tháng Chạp gió Santa cuồn cuộn sóng, ánh trăng lạnh lẽo một mầu ảm đạm, tôi chỉ cần gọi cho anh để rồi nghe tiếng anh reo vui “Anh đây, anh đây” là tôi có người …rủ rỉ đủ mọi vấn đề trừ …thời sự!

Hoàng Lan Chi ( 2011)


hoanglanchi
#158 Posted : Sunday, January 1, 2012 4:12:01 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Viết Ngăn Tháng 12/2011


Thứ Năm 29/12/2011

Người thích “trải nghiệm”!

Hôm nay Cali ấm. Nhiệt độ ban ngày cao nhất là 73 độ. Đúng ra thời tiết của Cali lý tưởng cho người Việt Nam nếu điện và nước ở đây không đắt quá. Nghe nói vùng sa mạc, phải mua đắt nên hai thứ thiết yếu của đời sống ở Cali lại bị đắt. Hai điều này có lẽ chả ảnh hưởng nhiều đến giới “tư bản” vừa vừa. Còn giới tư bản như dân Holywood thì khỏi nói. Hèn chi họ chọn Los Angles làm kinh đô! ( giỡn chơi thôi đó nghe!).

Tôi chưa nếm mùi động đất. Tối nọ đang ngủ giật mình dậy vì hơi lắc nhẹ. A, động đất à. Lắng tai nghe tiếp. Chả có gì nữa. Gặp chú Lợi, tôi cười hì hì “QG muốn động đất mạnh hơn tí nữa để QG nếm mùi coi”. Ông “chú bắn súng cà nông không tới” trợn mắt ngó tôi như ngó quái vật! Bực mình chưa? Ơ hay thì tôi muốn “trải nghiệm” một lần thôi mà. Cũng như hai năm Virginia bị bão tuyết và cái gì đó thì tôi ở xa. Uổng! Tôi muốn “trải nghiệm” cho biết cơ mà. Chữ “trải nghiệm” là của Vc đấy và mới học lóm qua net! Trải qua kinh nghiệm và là “trải nghiệm”? Vậy thì “trải qua đêm tối” là “trải tối”? Chữ với nghĩa! Rõ chán! (cười cười)

Phim Đại Hàn

Chị S cho mượn phim. Tôi thích đủ thứ vì mỗi cái có net riêng. Phim Tầu xưa thì mình thông minh ra vì những mưu mẹo của người thời đó. Phim Đại Hàn thì tài tử như tiên đồng ngọc nữ và nề nếp đạo đức Á Đông luôn được đề cao. Duy có điều họ “bạo lực” quá. Cha mẹ xách chổi chà đập con thì OK (vì tôi cũng vậy mà!) nhưng ông boss giơ chân đá hay cốc đầu nhân viên thì ghê quá hỉ! Đoạn kết mấy phim Đại Hàn thường thường là zô zuyên lãng xẹt phải không!

Thuyết nhân quả

Hôm nay xui xẻo. Đến 2 người cự tôi về luật nhân quả. Một ông thì “Làm gì có kiếp sau. Kiếp sau có khi mình là hoa”. Một cậu thì “Tại sao Việt Cộng nó ác vậy mà nó được hưởng nhiều vậy!”. Cái này phải đi tìm chân tu để hỏi thôi. Tìm ở đâu nhỉ, khó ghê vì tôi có tin thầy chùa hay cha cố nào đâu cà ? Nghe tôi nói “Chị có đi chùa cũng chỉ lễ Phật rồi biến vì chưa có một thầy chùa nào quyến rũ được chị cả. Chị thấy họ còn sân si quá”. Cậu em ré lên cười “Chị không quyến rũ người ta thì thôi chứ, ai mà quyến rũ được chị!” Ơ, mình nói nghĩa A thì thằng nhỏ giả vờ nghĩa B để ghẹo bà chị chơi! (lắc lắc đầu)

Anh Hùng

Hừ, cô bạn gửi mail về Hà Thúc Nhơn, còn thoòng câu khen, nào là đẹp giai, nào anh hùng, nào tội quá…Tôi không xem vì không có thì giờ nhưng hôm sau một người khác, reply all và phê phán như sau “Loại người anh hùng cá nhân, vô đạo đức, vô kỷ luật như Hà Thúc Nhơn cùng với báo chí chống chính quyền một cách ngu xuẩn là những kẻ đã góp sức làm tan nát chính thể tự do VNCH”. Vì thế tôi mới tò mò đọc. Đọc xong thì giận hết sức vì tác giả mô tả một Hà Thúc Nhơn mà tôi cho là “ngang ngược vô kỷ luật” làm xấu quân đội VNCH. Ấm ức tôi gửi mail cho các thân hữu để coi ai biết thì kể. Nhung râu, ông “dù” ở Virginia gõ ngắn gọn “Muốn biết Hà Thúc Nhơn thì gọi cho Râu”. Thì gọi! Râu kể tóm tắt là tác giả bài viết kể nửa đúng nửa sai. (Tôi ghét kiểu viết bài này lắm. Việt Cộng hay việt gian là chúa đảng trong lãnh vực này. Cứ mập mờ đánh lận con đen khi nó lồng một chi tiết sai trong 9 chi tiết đúng. Lũ lưu manh quá đi)! Theo Râu, Hà Thúc Nhơn không tham nhũng nhưng những cách anh ta làm cũng là sai. Ví dụ mổ mắt cho tên kia để giúp nó trốn quân địch. Sau nữa, Nhơn mất ngủ triền miên và tâm trí không bình thường nên hơi “khật khùng”. Vì cái hơi “khật khùng” đó mà mọi người né và anh ta được nước “làm tới”. Anh ta giết ông Hiển đêm trước và chỉ vài hôm sau nổi lọan luôn và đã bị giết chết bởi ô Lý Bá Phẩm.

Tôi không chú tâm nữa nhưng hơi chán cho “phe ta”. Kỳ ghê, không lẽ tôi lên “mặt chảnh” nói rằng phe ta cần phải theo học lớp “Làm thế nào để …foward một bài viết”?! Hì hì, nhớ thuở sinh viên, khi đọc bài viết “Làm thế nào để giết một tổng thống”, tôi thích lắm.
Làm thế nào để chinh phục người chưa yêu mình!
Làm thế nào để giết người trong mộng!
Làm thế nào để đá bồ nhanh và gọn!

Mấy cái “ How to” coi bộ hấp dẫn nhỉ? (cười xỏ lá).


Thuyết Phục

Tôi ghét báo “Người Việt” vì tôi đọc net thấy mấy vụ lận. Từ “Tử Vi Nhân Quang” đến “Cờ vàng trong chậu rửa chân” rồi hình ĐNY họp với tụi cán. Vậy mà có hai ông bạn của tôi rất yêu báo NV và đặc biệt rất yêu ĐNY. Giời, giá cuộc đời mình có ‘đồng chí” yêu mình như thế nhỉ? Ngó trái, ngó phải, ngó trước, ngó sau tòan thấy đồng chí “xúi trẻ con ăn cứt gà” không à? Chán chưa?

Hai ông này vì chơi với tôi nên ra sức tẩy độc tôi. Một ông thì có khi tôi nổi sung và anh em to tiếng mí nhau, giận nhau một thời gian vì ...Đỗ Ngọc Yến (hic!). Ông kia thì “mềm mại hơn”. Ông cứ nói, tôi cười cười. Quá đáng lắm thì tôi chỉ bảo “Anh nói siu mà cô nương nghe không lọt lỗ tai tí nào cả”!

Ơ thì họ lý luận rằng ĐNY không sống giàu sang gì cả, rất đạm bạc vậy thì ông ta theo VC để được cái gì? Được cái gì à, tôi sẽ giả nhời sau, sau khi tôi đi gặp ĐNY ở… địa ngục! À, tôi nhớ đến ông GS Tóan, Nguyễn Đình Ngọc của Khoa Học. Ông ta sống cũng rất kỳ bí, không có gì cả. Cứ lủi thủi lủi thủi và lủi thủi! Tôi đóan Tổng Nha Cảnh Sát biết nhưng làm ngơ để đó. Sau 75, giời ạ ông ta lộ ra là Tướng hay Tá gì đó của Việt Cộng nhé. thế nhưng dường như ông ta cũng sống y như trước thì phải. Mấy thằng cha Việt Cộng khác còn xênh xang nhà cửa, xe cộ chứ ông ta thì không. Vẫn lủi thủi lủi thủi và lủi thủi!

Nào còn ai muốn thuyết phục “bổn cô nương” đây về báo NV, xin mời “ra chiêu”? ( cười cười)

=====================================

2-Thứ Sáu ngày 30/12/2011

“Đừng xem những gì ông ấy viết…”

Một người thuộc “thế hệ gạch nối” gửi cho tôi xem một bài viết của ông boss cũ. Tôi tủm tỉm cười. Ngày đó, khi mới vào làm thì tôi cũng mê những bài xã luận đó lắm cơ. Đầy ắp lý tưởng và tình người thì hỏi sao không mê cơ chứ. Tôi viết bài “Thư gửi con gái” trong đó tôi trao tâm tình mình và mong con tôi cũng sống lý tưởng như boss vậy. Nhưng thực tế thì luôn phũ phàng! Không chỉ phũ phàng trong tình yêu trái gái, đời sống lứa đôi mà phũ phàng cả trong quan hệ giữa người và người. Chán nhỉ? (gãi đầu gãi tai).

Khi mới vào làm, tôi bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những bài “hay ơi là hay”, một cô nhân viên cũ “cảnh cáo” là tôi phải lưu trữ tất cả mail làm việc vào một địa chỉ cá nhân. Tôi nghe lời. Cô này cũng cho tôi biết khi mới vào làm việc, cô cũng “mê” như tôi vậy và cô ta chờ …tôi vỡ mộng. Đúng y boong, tôi tỉnh ngộ dần!

Bây giờ “người thế hệ gạch nối” đang mê! Tôi cũng tủm tỉm cười y chang cô cháu nọ và tôi chờ ngày “ thế hệ gạch nối” tỉnh ngộ!

À ha ngày xưa thì còn “đắc nhân tâm” đầy mình và không nói. Giờ thì tuổi già sồng sộc đuổi sau lưng nên …không những nói mà còn nói to nữa cơ. .

Tôi nói to với ông bạn kia rằng “Ủa, kỳ nghe. Tại sao cứ xúi trẻ con ăn cứt gà vậy? Sao ông không làm mà xúi tui làm?”. Đương nhiên ông ta phải cáu vì “âm miu” bại lộ và nhất là còn bị tôi nói to nữa, nói cho khắp bàn dân thiên hạ biết. Biết rằng người ta cứ nghĩ tôi là trẻ con để “phĩnh phờ” tôi, đẩy tôi ra trước lãnh đạn! Hơi đểu nhỉ! (bĩu môi)

Bây giờ thì nói to “ Đừng nghe những gì người khác nói mà hãy nhìn kỹ những gì người khác làm”. Câu nói ấy áp dụng cho hầu hết đấy, không chỉ cộng sản đâu. Ngẫm lại xem, có đúng vậy không nào? Đôi khi cả tôi nữa đấy. “Đừng nghe những gì Lan Chi nói mà hãy nhìn kỹ những gì Lan Chi làm”! Ai chứng minh một thực tế cho câu này, tôi xin biếu …ba đồng nhá! Tại sao là ba đồng ư? Thì cứ chứng minh dùm đi mà rồi tôi sẽ giải thích cho! (cười toe)

“Tuổi trẻ” cứng đầu.

Tuổi trẻ có những cái đáng yêu nhưng cũng có những cái đáng ghét. Đáng yêu ở bầu máu nóng và nhiệt huyết tràn trề. Đáng ghét ở cái cứng đầu cứng cổ!

Mấy hôm nay một ông chủ báo nọ cứ gọi điện thọai đến tôi để cự nự “tuổi trẻ” cứng đầu. Vấn đề thế này, hai Tổ Chức Cộng Đồng và một lô tổ chức trong vùng nọ chọn chủ đề Xuân là “Hà Nội phố Xuân!”. Trời đất ơi, tôi …dựng ngược tóc gáy và chân mày khi đọc! Ơ hay, thuở còn bé ở Sài Gòn chúng tôi cũng thích nghe những gì hòai niệm về Hà Nội nhưng bây giờ (tâm lý rất kỳ cục) cứ nghe thấy hai chữ “Hà Nội” là… thấy ghét rồi. Tội nghiệp cho Hà Nội, bây giờ bị gắn liền với bọn Vi Xi! “Nhà cầm quyền Hà Nội”! “Bọn Hà Nội”!
Vậy mà mấy vị “trẻ trẻ” chọn tên “Hà Nội Phố Xuân” chơi mới ác chứ. “Tặc Dzăng” nổi giận, tôi gọi điện thọai tra vấn. Ông Chủ Tịch ngạc nhiên “Ơ hay Hà Nội là tên thành phố tượng trưng cho miền Bắc. Mấy năm trước là Nhớ Sài Gòn, Huế xưa thì bây giờ nhớ Hà Nội xưa, Hà Nội của 36 phố phường! Tụi em đâu có khùng mà nói Hà Nội bây giờ! ”. Rồi ông chủ tịch đưa mail của tôi vào cho Ban Tổ Chức coi. Họ bèn họp qua mails và để làm rõ nghĩa bèn đổi “Hà Nội phố xuân” thành “Hà Nội nhớ xuân xưa” . Thiệt cái tình. Mấy người này chỉ là trẻ hơn chúng tôi chút chút chứ có phải trẻ ghê trẻ gớm đâu nà! Hôm nào tôi phải dành thì giờ viết về cái gọi là “Tuổi trẻ cứng đầu” mới được! (cười chọc quê)

Tình Thân

Cuối năm có vài niềm vui nho nhỏ. Buổi sáng gửi (Viết ngắn ngày thứ Năm) thì nhận mail Dương Nguyệt Ánh. Ánh bảo là đã lâu không nhận được tạp ghi hàng tháng của tôi ! Ánh viết “ Em buon buon, dang “tuong tu” loi van trong sang nhe nhang, ngap day hinh anh cua HLC day.”

Thấy chưa, phụ nữ như Ánh mà cũng thích xem hình cơ mà. Tôi phải “bày tỏ biện” ( lại một chiêu mới học từ net. Lúc này nhiều “biện” quá. Một ông nọ viết “mạt sát biện”. Tôi thấy hay hay. Bèn biến tấu “bày tỏ biện” chơi!) rằng có vài phụ nữ thích xem hình kèm vào bài như tôi vậy.

Dương Nguyệt Ánh không biết có đọc được những bài về thời sự của tôi không vì cô không ở trong list Quan Tâm (list những người nhận bài về Thời Sự của tôi). Cô chỉ ở trong list Văn Học Nghệ Thuật thôi. Ánh thích đọc mấy cái nhẹ nhàng của tôi. Tôi gõ trả lời cô “ ..Lỗi tại phe ta cưng ơi. Chị phải hỗ trợ chiến hữu uýnh việt gian nên không còn giờ viết tạp ghi lãng mạn nữa.”

Tối thì nhận Miên Thụy “Chị ! em thích đọc những mẫu chuyện thật ngắn như thế này đó, nhưng nó thật chị à, không làm giả bối cảnh. Có những chuyện đọc dài lại bị ngắt khoảng giữa chừng rất bực mình. Chừng đọc tiếp lại thì quên phần đầu hết ráo, nên cũng không theo dõi được cốt truyện bao nhiêu. Cảm ơn chị Lan Chi với những chuyện ngắn mỗi ngày mà thường chị gửi cho em chị nhé”

Miên Thụy là người rất hay viết cảm tưởng nho nhỏ cho tôi sau mỗi bài mà Thụy thích. Tôi nói với Thụy rằng tôi cũng thích đọc những cái ngắn và thật. Vì thích vậy nên tôi viết vậy.
Nhưng có một người bạn thì có vẻ không thích cái viết thật. Anh chọc tôi “Trời ơi, chơi với Lan Chi nguy hiểm quá. Nếu tỏ tình với em chắc bị em cho lên báo”. Ơ, cái ông này zô zuyên ghê, người ta cho lên báo những cái không quan trọng chứ chuyện tình ai mà cho! Sau nữa, có nhiều cái tôi chỉ ghi “cô bạn, anh bạn” thì chỉ “đương sự” biết chứ người đọc làm sao mà biết hết được !
Chưng hình Dương Nguyệt Ánh và Miên Thụy chơi (!) (nháy mắt)








3-Thứ Bảy 31/12/2011


“Người Dễ thương”!

Hoàng Lan Chi

Ngày xưa ở quê nhà, những ngày tháng cuối năm thật rộn rịp tưng bừng. Từ khi ở xứ người, mỗi khi năm hết tết đến là buồn như kiến cắn.
Buồn chẳng phải vì thêm tuổi. Buồn vì cả đất trời như nhuốm mầu cô độc mênh mang. Tết là đòan tụ mà “nhờ ơn VC”, gia đình tôi tan tác từ thuở nào.
Sáng, đem máy đến Thư Viện Tòan Cầu cho Tâm Vô Lệ format và install lại Win7. Về nhà lụi hụi install vài sofware cần thiết rồi đi nghỉ. 3 giờ chiều tiếp tục install. Chán nhất là cái unikey. Version 3.63 thì good với win XP nhưng trục trặc với win 7. Tôi cài thử version 4.0 nhưng trục trặc. Mở cell phone mới biết bị tắt. Cái cell này mua năm 2009, sau khi trả cell cũ cho đài Việt Nam Hải Ngọai. Cell này hay tắt khi lỡ dập mạnh nên thường bị miss call. Mở voice mail. “Hello, đi đâu rồi. Bây giờ là ngày 31/12, 12 giờ rưỡi. Anh đang đứng trước cửa nhà nè. Không biết còn ở đây không hay đi đâu rồi…”

Tôi mỉm cười. Đó là những gì “dễ thương nhất” cho cái “năm cùng tháng tận này”. Tôi không nghĩ là anh lại nhớ đến tôi vào ngày tháng cuối này và càng không nghĩ là anh lại đến tôi và không báo trước như vậy. Một người bạn dễ thương!

“Quà dễ thương”

Phan Nhật Nam ghé tặng cuốn Xuân của báo Sống rồi mượn cây viết ghi “Bản riêng gởi công nương Lan Chi”! Tôi ghé coi tựa. “Thanh minh trong tiết tháng Ba” rồi nhìn hình vẽ minh họa, tôi bĩu môi “Cái này viết chung chung, hôm nào Nam viết hẳn một bài riêng về công nương rồi hãy đề tặng công nương!”

Nam cũng là một người bạn dễ thương. Nam và Trương Sĩ Lương (báo Thế Giới Mới Texas ) là hai người hay gọi tôi là “công nương” thay cho “cô nương”! Không biết ngày xưa Nam ra sao, bây giờ thì thấy hiền, ân cần với bạn hữu.

“Kỷ niệm dễ thương”

Cô bạn cũ mail “ Hôm nọ vội nên em quên nói với chị: sau khi em tả có một cô học Thầy cách đây ít năm, cô ấy là giảng viên trường KHTN, đã đi nước ngòai, muốn liên lạc với Thầy để hỏi thêm về photoshop, ông ấy cho số, cứ đứng tần ngần suy nghĩ rồi mỉm cười bảo đã nhớ ra chị QG rồi, biết nhà ở đường NCT nữa đấy.”

Tôi bật cười gõ trả lời “Chị muốn liên lạc là vì cái khác chứ không phải hỏi Photoshop!”.
Coi nào, đã tám năm thì phải. D. dạy cho một trung tâm của Đại Học Khoa Học và tôi học Photoshop với D. Tánh D. có vẻ khó, nghiêm nghị. Lâu quá rồi tôi cũng không nhớ vì sao mà hồi đó D. đề nghị …chở tôi về nhà sau giờ học.Trước kia tôi vẫn có Honda nhưng sau này khi dọn đến ở lầu ba chung cư kia, phải đóng (50,000/tháng) trong khi chẳng đi đâu nên tôi bán xe. Khi cần đi xe ôm hay taxi. Ai dè đẻ ra vụ đi học Photoshop tuần ba buổi. Lúc đi, tôi gọi xe ôm và lúc về D. chở về! Hồi đó tôi thú vị với chuyện này lắm. Già đầu đi học và được Thầy chở về nữa chứ.
Cảm cái tình đó, hôm nay tôi muốn liên lạc để ….gửi quà cho Thầy! Hồi đó tôi gọi D. là “anh” hơi nào gọi Thầy. Thứ nhất vì có lẽ D. ngang hay nhỏ hơn tôi một tuổi gì đó, thứ hai nếu xét về đồng môn khoa học (cho dù khác khoa) thì tôi là “sư tỉ”, thứ ba là học nghề chứ không phải “học chữ”!

Nhớ những năm 82-90, cả Sài Gòn lên cơn sốt đi học nghề để …đi nước ngòai thì tôi cũng đi học nhiều thứ. Một trong những môn tôi thích và học giỏi có nhiều kỷ niệm dễ thương là môn computer. Tôi học Cobol với Ông Văn Thông và Hồ Thêm. Đây là hai tên tuổi lớn thời đó về “vi tính”. Sách của Ông Văn Thông bán rất chạy ở Sài Gòn những năm sau đó. Tôi còn nhớ một kỷ niệm là một giảng viên computer tên gì tôi cũng quên mất rồi, ra đề thi làm sao đó khiến chúng tôi không làm được. Tôi phản đối không làm “thầy Thông” lại năn nỉ cô học trò già đầu “Couteau ơi làm ơn làm bài đi mà!”. Chả là hồi đó, tôi tự ra đề cho mình làm rồi gửi cho Thông và bắt Thông chấm! Thầy trò chơi với nhau khá thân và Thông gọi tôi là “Couteau” do nguồn gốc tên tôi là Quỳnh Giao (Giao khi đọc thì trùng âm với dao, con dao tiếng Pháp là Couteau). Trong lớp có ba con nhỏ kia với tôi là bốn, hợp với Thông thành một nhóm nhỏ rất vui. Chẳng qua vì học trò chúng tôi thích Thông do Thông dậy hay, tận tâm và xuề xòa. Tôi còn một kỷ niệm nho nhỏ khi Thông đưa tôi đi thăm mộ bà nội tôi ở Gò Vấp. Nước mưa từ hôm trước đọng cao ngang đầu gối suốt từ đường ngòai vào tận ngôi mộ của bà. Thấy tôi ngần ngừ Thông đùa “Chắc tôi phải cõng Coutau vào quá!”.

Cuối năm, những kỷ niệm của “thời đi học khi đã già” điểm xuyết vào cho khởi đầu là cái dễ thương của người bạn, khiến lòng tôi cũng cảm thấy ấm đôi chút.




hoanglanchi
#159 Posted : Friday, January 6, 2012 5:53:18 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Buồn vui nghề nghiệp với Diane Hyde


Trò Chuyện Với Lan Chi

Buồn vui nghề nghiệp với Diane Hyde

LGT: kỳ này chuyên mục Trò Chuyện Với Lan Chi xin giới thiệu bài phỏng vấn một giáo sư ESL tại Orange County về nghề nghiệp.
Bản dịch: Nguyễn Ngọc Anh




1) Bà là một giáo sư dạy ESL có tiếng là hay, tận tâm ở Garden Grove Center. Xin cho hỏi Bà vào nghề được bao lâu và từ năm nào?
You are an ESL teacher, who is dedicated in Garden Grove Center. When did you start teaching and how long have you done this?

-Tôi rất vinh dự khi được biết đến như là một người thầy tận tâm. Dù sao, tất cả các đồng nghiệp của tôi ở Lincoln Center đều như thế. Tôi khởi sự nghiệp dạy học khi tôi 25 tuổi và đã làm nghề nầy từ đó đến nay.

-I’m honored to hear that I’m known as a dedicated teacher. However, all of the teachers here at Lincoln Adult Education Center are very dedicated professionals. I started teaching when I was about twenty-five years old and have been doing it ever since.

2) Bà học ngành sư phạm ở trường nào và nhiệm sở đầu tiên?
Where did you receive your bachelor/master degree for teaching? And Which school was your first to teach?

Tôi theo học ban cử nhân ở Đại Học Bách Khoa tại Pomona, California. Tôi tốt nghiệp cử nhân Nghệ Thuật với môn chính là ‘Nghiên Cứu Tự Do’ và môn phụ về ngành Tiếp Thị. Về chứng chỉ giảng dạy, tôi đã học ở đại học Long Beach, California và được cấp Bằng Sư Phạm Tương Đương Đa Chủ Đề với Chứng Chỉ Phụ Tá Đồ Thị Lập Trình Viên. Tôi cũng đã đậu cuộc thi Giảng Huấn Quốc Gia về Đa Chủ Đề.

Khi bắt đầu vào nghề, mục tiêu của tôi là dạy cấp tiểu học. Do đó công việc đầu tiên của tôi là dạy một lớp hỗn hợp gồm lớp 4 và lớp 5 ở Rancho Cucamonga, cách Garden Grove khoảng 1 tiếng lái xe. Cũng giống như bây giờ, lúc đó (Khu Học Chính) Orange County không mướn nhiều giáo chức. Tôi thấy mình rất may mắn đã tìm được công việc vào lúc đó. Một số đông các bạn giáo chức của tôi đã phải chịu cảnh dạy “trám chỗ” rất lâu mới được thu nhận làm giáo viên chính thức.

For my undergraduate degree I attended California State Polytechnical University Pomona in Pomona, California. I graduated with a Bachelors of Arts. I majored in Liberal Studies and minored in Marketing. For my teaching credential I attended California State University Long Beach and earned a Multiple Subject Clear Credential with a CLAD (Certified LabVIEW Associate Developer) certificate. I also took the National Teaching Exam in multiple subjects and passed.

When I started teaching, my goal was to teach elementary school. So my first job was in a 4/5 grade combination class over an hour away from Garden Grove in Rancho Cucamonga. Like now, there were very few available teaching jobs in Orange County. I considered myself very lucky to have landed the job that I did. Many of my teaching friends had to substitute teach for awhile before securing a full time teaching job.

3) Từ đó đến nay Bà đã dạy ở những đâu?

Since then, how many schools have you taught?

Tôi đã dạy ở 2 trường tiểu học, 1 trường trung học đệ nhất cấp (lớp 6 đến lớp 8) và hai chương trình dành cho người lớn tuổi. Tôi đã làm việc với 3 khu học chính: Rancho Cucamonga School District, the NewportMesa Unified School District và the Garden Grove Unified School District.

I have taught in two different elementary schools, one middle school and two different adult education programs. I have taught for the Rancho Cucamonga School District, the NewportMesa Unified School District and the Garden Grove Unified School District.


4) Vì sao bà chọn nghề giáo và đặc biệt dạy ESL?

Why do you choose this career, especially ESL?

Điều nầy có vẻ buồn cười với một số người, nhưng tôi không chọn nghề dạy học, mà nghề (dạy học) chọn tôi. Thực ra, sau khi tốt nghiệp đại học tôi đã vào thương trường và làm việc cho một hãng dầu và hơi đốt và làm nhân viên bán hàng cho một hãng điện thoại. Sau một vài năm tôi thấy chán và không hài lòng với công việc của mình. Trong khi tình nguyện dạy một lớp Chủ Nhật (thánh kinh) cho nhà thờ, tôi chợt nhận ra rằng “tiếng gọi” thực sự của tôi là nghề dạy học. Tôi trở lại trường để lấy chứng chỉ (cho ngành dạy học) và bắt đầu dạy trường tiểu học. Vào năm thứ hai của nghề dạy học tôi mới nhận ra rằng dạy ESL mới là tiếng gọi thực sự cho tôi. Lúc đó, vị hiệu phó cũng đang làm việc cho chương trình giáo dục dành cho người lớn. Vì biết tôi đã có Chứng Chỉ Phụ Tá Đồ Thị Lập Trình Viên (CLAD) và đã đỗ kỳ thi Chuyên Viên Phát Triển Ngôn Ngữ, ông hỏi tôi có muốn dạy thêm lớp đêm về ESL không. Vì cần kiếm thêm tiền để trả nợ học phí nên tôi đã nhận lời và bắt đầu dạy hai đêm mỗi tuần. Công việc nầy khó nhưng cũng mang lại thật nhiều niềm vui. Khi sinh các cháu thì tôi nghỉ dạy để dành thời giờ lo cho chúng. Khi các cháu bắt đầu vào vườn trẻ, tôi tôi trở lại làm việc bán thời gian cho Trung Tâm Giáo Dục Người Lớn (Lincoln) và vẫn tiếp tục dạy ở đó đến nay đã 8 năm.

This may sound funny to some, but I didn’t choose teaching, it chose me. I actually went into the business world after college and worked for an oil and gas company and as a salesperson for the phone company. After a few years, I found myself bored and unsatisfied with work. While volunteering at my church teaching a Sunday school class, I realized my true calling in life was teaching. I went back to school to earn my credential and started teaching elementary school. It was in my second year of teaching that ESL came a calling. My vice principal at the time also worked for the adult education program as well. He asked me if I would be interested in teaching ESL at night since I had a CLAD certificate and had passed the Language Development Specialist Test. I needed to make more money to pay off my education debt, so I took on the challenge and started teaching beginning low at night two days a week. It was difficult but at the same time so much fun. When I had my children I quit teaching for awhile to stay home and take care of them. As soon as they started preschool, I went back to work part time at Lincoln Adult Education Center and I’ve been here for over 8 years.


5) Trước khi học nghề, bà đã cân nhắc những gì? Ví dụ những thuận lợi và bất thuận lợi cho một phụ nữ khi hành nghề này?

What is your thinking process when choosing this career? For example, what are the advantages and disadvantages for a woman who chooses this career?

Như tôi đã nói, tôi không nghĩ ngợi nhiều về vấn đề nầy, mà công việc đến với tôi một cách tình cờ. Tôi đã thử làm các công việc khác và đã không thấy vui. Tôi nhận ra rằng dạy học là một công việc tôi có thể đam mê, có thể tận dụng được khả năng và rất thích thú để làm.

Like I said, I didn’t really think about it all that much, it just kind of fell in my lap. I had tried other things and was unhappy. I realized that teaching was something I could be passionate about, that I was good at and enjoyed.
.
6) Trong bằng ấy năm dạy học, những kỷ niệm nào sâu sắc nhất?
What are the most precious memories while teaching that you can share with us?

Ồ, tôi có rất nhiều kỷ niệm. Giúp một đứa trẻ tập đọc lần đầu tiên, hướng dẫn những người mới nhập cư luồn lách qua mê hồn trận của tiếng Anh của người Mỹ, hay nhận được một bức thư từ một học trò cũ cho tôi biết họ rất trân trọng sự giúp đỡ của tôi là những kỷ niệm vô giá mà tôi gìn giữ một cách thân thiết.

Oh I have had so many. Teaching a child to read for the first time, helping immigrants navigate our crazy American English language, or getting a letter from a prior student telling me how much they appreciated my help are priceless memories I all hold dear.

7) Sau khi hành nghề, Bà đã khám phá ra những điều gì ở thực tế mà trước kia, Bà đã không hình dung được?
After doing this for a long time, did you discover any difference in reality compared with what you had thought before starting teaching?

Lúc còn nhỏ, tôi nghĩ rằng giáo chức không được trả lương đúng mức, và điều nầy khiến tôi không muốn chọn nghề thầy giáo. Tuy nhiên, (giờ đây) theo ý tôi thì tiền lương giáo chức khá hậu hỷ, và tôi nghĩ rằng mình đã được đền bù một cách công bằng.

Growing up, I believed that teachers weren’t pay that well and it discouraged me from thinking about being a teacher. However, teaching salaries are very good in my opinion and I think I am more than fairly compensated.

8) Bà có bí quyết gì để việc dạy học luôn là nìêm vui vì mỗi ngày, mỗi năm, cũng chỉ chừng đó chữ nghĩa được giảng dạy cho học sinh?
What are your secrets to keep the teaching fun everyday, for every year while you have to teach the same thing over and over again?

Vâng, tôi pha trộn các đề tài hằng năm bằng không tôi sẽ phát điên vì nhàm chán. Dù làm vậy thật mất công nhưng cũng xứng đáng. Tôi thích làm thử những điều mới, và tôi cũng nhận được nhiều ý kiến từ học viên. Cũng vậy, mỗi lớp đều mang sắc thái riêng tùy theo cá tính của các học viên tham dự trong năm. Tôi cố gắng để không tỏ ra quá nghiêm túc và tôi cũng khuyến khích học viên của tôi nên làm như thế. Sự học sẽ thú vị hơn khi mình thấy vui.

Well, I mix it up every year or I’d go crazy from boredom. It makes for a lot more work, but it’s worth it. I like to try new things, and I even get a lot of ideas from my students. Also, every class takes on its own personality depending on who is in the class in any given year. Interacting with the students is the fun part. I try not to take myself too seriously and I try to get the students to do the same thing. Learning is so much more enjoyable when it’s fun too.

9) Bà có những bí quyết gì để giúp học sinh học giỏi nhớ lâu?

What are your methods to help students excel and retain good memories?

Có nhiều cách học khác nhau và nhiều học viên lớp ESL có những nhu cầu khác nhau. Một số phải nhìn thấy, trong khi một số khác phải nghe mới học được v.v.., có học viên cần thực tập cách nói chuyện trong khi một số khác phải thực tập về cấu trúc văn phạm và triển khai ngữ vựng. Điều tôi cố gắng làm là tạo một sự cân bằng trong các lãnh vực nói chuyện, đọc, cách lắng nghe và văn phạm trong lớp hầu có thể đáp ứng nhu cầu của càng nhiều học viên càng tốt.

People learn in different ways and many ESL students have different needs. Some are visual learners, some auditory learners, etc.., and some need to work on speaking and still others need to work on grammar structure or vocabulary development. What I try to do is make sure I have a balance of speaking, reading, listening and grammar in class so I’m reaching as many students and their needs as I can.

10) trong tất cả các phương pháp giảng dạy của Bà, phương pháp nào được học sinh thích thú nhất vì đem kết cho họ kết quả nhanh chóng?

I assume that you have applied different methods in teaching, which method is the most interesting for students and brings you the great results?

Vâng, như tôi đã nói trước đây, mỗi niên học mang đến những học viên mới với nhu cầu và khuyết điểm khác nhau. Tôi cố gắng xử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đạt tới các phương thức học hỏi có hiệu qủa nhất cho học viên..
Tôi nghĩ những học viên nào dành nhiều thời để tham dự vào các lớp học nhất là những người sẽ thành công. Sự học hỏi không phải là trò chơi (với) học viên là khán giả. Trái lại, đó là quan hệ đối tác giữa thầy-trò, và học viên cần phải thi hành phần vụ của mình. Trong quá khứ đã có một số học viên nói với tôi rằng phương pháp dạy của tôi không hiệu quả. Tôi giải thích một cách đơn giản cho họ biết là họ bị kẹt trong cái lối suy nghĩ, cho rằng chỉ cần có mặt trong lớp là đủ. Tôi hứa với họ, nếu họ làm những điều tôi yêu cầu và phát huy tối đa tính hiếu học thì họ sẽ ngạc nhiên và thỏa mãn với kết quả mà họ sẽ thu hoạch. Đối với những người chấp nhận sự thử thách đó, một số lớn rất ngạc nhiên về sự thành công của họ.

Well, like I said before, every new school year brings a new crop of students with different needs and wants. I try to use as many different methods as I can to reach a broad scope of learning modalities to get the greatest results.
I think students who participate to the fullest are the ones who will succeed. Learning is not a spectator sport, it’s a partnership between the teacher and the student and the students need to do the work. I have had students in the past tell me that they think my teaching methods are not sound. I simply explain to them they are stuck in the expectation that all they have to do is show up. I promise them if they do everything I ask in class and participate to the fullest they will be surprised and satisfied with the results. For those who take on the challenge, many are quiet surprised at their own success.

11) Bà là một kịch sĩ có duyên. Trong lớp, khi giảng bài, Bà luôn minh hoạ các nhân vật hay cả thái độ của học trò bằng chính bà. Điều đó tự bà có, tự bà nghĩ ra hay người nào đó đã chỉ bày lại cho bà. Tôi lấy ví du, thay vì dặn học sinh không được đọc chính tả từng chữ, bà đã bắt chước y hệt thái độ của họ, khiến cả lớp phải bật cười.

You are very talented and charming. While in class, you use students’ behaviors to illustrate the point that you want them to remember. Does this come from you, inside you or do you learn it from someone else? For example, instead of asking students not to get dictation for every word, you imitate their behaviors and that made the whole class laugh.

Tôi thích câu hỏi nầy…nó làm cho tôi vui thầm. Tôi thích điều bạn cho rằng tôi có tài và duyên dáng. Thực ra, tôi chỉ là người thích làm trò với quá nhiều năng lực và một ước vọng muốn giúp người khác vui với một công việc tương đối khó, đó là học tiếng Anh của người Mỹ, ỚN THẬT! Tôi nghĩ đây là khả năng thiên phú mà tôi có được. Những ý tưởng hoặc những câu nói đùa tự nhiên nảy sinh trong đầu tôi và vì lý do nào đó, tôi thấy rất thoải mái trước năm mươi học viên lớn tuổi của mình. Tôi cũng không thích phải đối đầu với học viên lớn tuổi, nhưng điều đó không có nghĩa tôi là người dễ bị lấn át. Tôi chỉ thích giải quyết những khó khăn với tiếng cười và một chút ngượng ngập thôi.

I love this question…it made me chuckle. I love it that you think I’m talented and charming. I think I’m just a big goof ball with too much energy and a desire to make people enjoy what can be a rather daunting task; learning American English, YUCK! It is definitely an innate talent that comes from within. The ideas or jokes just pop into my head and for some reason I am very relaxed in front of a class of fifty adults. Also, I do not like to be too confrontational with my adult students. That doesn’t mean I’m a push over either. I’d just rather solve the problems with laughter and a little embarrassment.

12) Tôi còn nhớ, bà đã đề ra nguyên tắc, phải để cell phone ở chế độ silence khi vào lớp học nhưng khi bà vô tình vi phạm, bà đã trả 25 cents, trong khi đó khi 1 một học sinh vi phạm, cô ta ôm cell chạy vội ra ngoài, bà đã cừoi to “Kathy run run!”. Điều đó đã khiến tôi rất cảm phục vì nếu tôi là bà, tôi sẽ rất bực mình khi nguyên tắc đề ra đã không được học sinh tôn trọng. Còn bà, lại biến thành một màn hề vui. Bà có được hành động này là do đâu?
I still remember that, you rule is: when in class, every one should have the cell phone in silence mode. When you made mistake, you paid 25 cents while another student made the same mistake, she ran out of class with her cell phone. You just smiled and said, “Kathy run run!”. I was very impressed with your behavior because if it was me, I was really mad if students did not respect my rule. You, instead, turned it into a great comedy scene. How can you do that?

Cuộc đời quá ngắn ngủi để nổi sùng mỗi lần điện thoại reo. Ai cũng có lúc mắc phải lỗi lầm. Thêm vào đó, tôi hiểu học viên của mình. Kathy không thích bị xấu hổ và cách tôi cư xử với cô ấy còn tệ hơn hơn là giận cô ấy nữa. Điện thoại của cô sẽ không reo trong lớp nữa, hay ít nhất là trong một thời gian. Và nhân nói vê chuyện nầy, tôi đã đóng một dolla tiền phạt! Tôi đặt kỳ vọng nơi bản thân mình rất cao và tôi thích lãnh đạo bằng cách làm gương.

Life is too short to go crazy every time a cell phone rings. Everyone makes mistakes. Plus, I know my students. Kathy hates to be embarrassed and what I did to her was far worse than getting upset with her. Her phone will probably never ring in class again or at least for awhile. And by the way, I paid a dollar! My expectations of myself are much higher and I like to lead by example.

13) Phần thưởng lớn nhất cho một giáo sư dạy ESL là gì?
To you, what is the great award for being an ESL techer?

Phần thưởng là mối giao tình và cơ hội để tôi gặp và dạy những người đáng mến. Công việc tôi đang làm là một đặc ân, và hằng ngày tôi cám ơn Thượng Đế đã cho tôi cơ hội gần gũi những người mà tôi thích.

The reward is in the relationships and the interesting people I get to meet and teach. My job is a privilege and I thank God daily for this opportunity to spend time with people I really enjoy.

14) Khi vào lớp, Bà nói rất nhiều, nói to và hoạt động không ngừng. Cho hỏi môt câu hỏi cá nhân, do đâu bà có được sức khoẻ để làm điều đó, và chiều về nhà, bà có thấy “thấm mệt” không?
While in class, you talk loud, and talk a lot and move around with a lot of energy. May I ask a personal question? How can you maintain such a good health to do that? Do you feel exhausted when you return home?

Vâng, tôi thấy mệt sau mỗi lớp học. Nhưng đó là cái mệt tốt vì tôi cảm thấy đã làm hết sức mình. Cà phê giúp tôi rất nhiều vào buổi sáng, và tính xông xáo tự nhiên cũng giúp tôi rất nhiều. Mấy đứa con tôi cũng năng động như thế, do đó tôi nghĩ nó là tính di truyền.

Yes, I am tired by the end of class. But it’s the good kind of tired where I feel like I’ve put forth my best effort. Coffee helps in the morning and being naturally hyper helps a great deal too. My children both have my energy level as well, so I think it’s in my genes.

15) Trong bằng ấy năm dậy ESL, bà nghĩ gì về những người nước ngoài đến Mỹ định cư nói chung và người Việt nói riêng? Tinh thần học hỏi của họ ra sao?
Teaching ESL for so long, you have a chance to communicate with immigrants from different countries. What do you think about them in general? How about Vietnamese students? How are their learning abilities?

Tôi thấy rất khích lệ bởi những điều tốt đẹp mà tôi tìm thấy nơi những người đến định cư trên xứ sở nầy. Là người Mỹ, tôi biết rằng mình thật có phước khi được sống trong một đất nước như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, và tôi biết học viên của tôi cũng có cùng suy nghĩ như thế. Tôi nghĩ những người Mỹ được sinh ra trên đất nước nầy đã không biết được họ may mắn như thế nào. Học viên của tôi chính là sự nhắc nhở hằng ngày để tôi nhớ rằng tôi thật sự có phước.

Học viên Việt Nam rất chăm chỉ trong việc học hành. Họ có quyết tâm, nghị lực và sự tận tụy mà người ta ít khi tìm thấy (ở những nhóm dân khác). Tôi khám phá ra một điều là người Việt biết khá nhiều về Anh ngữ, về văn phạm, cấu trúc và ngữ vựng. Dường như trở ngại lớn nhất của họ là khi họ phải nói (tiếng Anh).

I am so encouraged by the goodness I see in the people that are immigrating to this great nation. As an American, I know I am blessed to live in a country like the USA and I know my students share this same belief. I think Americans who are born here lose sight of how lucky we really are. My students are a daily reminder to me of how truly blessed I am.

Vietnamese students have an outstanding work ethic when it comes to education. They have determination, drive and dedication one does not find too often. I have discovered that most Vietnamese know a lot about English; the grammar, the structure, and vocabulary. It’s apparent to me that their biggest struggle is with actually speaking it.


16) Xin câu hỏi riêng tư, nghề giáo đã giúp những gì cho bà trong việc dạy dỗ con cái?
I would like to ask another personal question. Does teaching help you with raising your own kids? And if so, what actually helps?

Thật ra tôi nghĩ ngược lại. Tôi tin rằng làm người mẹ đã giúp tôi trở thành một cô giáo tốt hơn. Trẻ con dạy cho bạn sự kiên nhẫn; chúng giúp bạn thấy được sự thiếu sót của mình và khiến cho bạn muốn trở thành thành người tốt hơn.

Actually I think the reverse is true. I believe being a mother has helped me become a better teacher. Children teach you patience; they make you aware of your own short comings and make you want to be a better person.

17) Cũng một câu hỏi riêng tư, Bà sinh ra hay lớn lên ở Hoa Kỳ. Nguồn gốc của bà? Cha mẹ bà di cư đến Mỹ năm nào và hoàn cảnh của bà có thuận lợi hay nhiều khó khăn khi bà còn nhỏ? và khi bà chọn nghề dạy học, cha mẹ bà có suy nghĩ gì?
Another personal question, Are you a born American or you were grown up in the US? Where are your origins? When did your family move to USA? While young, have you encountered with a lot of difficulties or things just went right for you? Did your parents have any saying in your career choice?

Tôi được sinh ra trên nước Mỹ, và là thế thệ thứ hai về phía cha tôi. Ông bà nội tôi đến từ nước Ý và đã phải tự học tiếng Anh. Ông bà ngoại tôi và tổ tiên của họ sống ở Mỹ đã nhiều năm. Bà ngoại tôi thường nói đùa là tổ tiên của bà đến đây trên chuyến tàu Mayflower.
Điều khó khăn nhất trong tuổi đang lớn của tôi là đi học. Tôi nghĩ vì tôi hay bị xao lãng và dễ bị kích động nên việc học bị khó khăn hơn. Tôi cũng là đứa bé nghịch ngợm và rất bướng bỉnh. Tôi nhận ra các cá tính nầy trong mấy đứa con của tôi, và do đó tôi được chuẩn bị tốt hơn trong vai trò cô giáo. Tôi đã từng và vẫn đang là người rất tệ về chính tả. Xin cám ơn Thượng Đế đã tạo ra máy vi tính và bộ phận kiểm tra chính tả. Tôi biết bạn đang tự hỏi, làm thế nào mà một cô giáo lại có thể quá dỡ về chính tả cho được? Đó là sự thật, và tôi nghĩ thú nhận điều nầy với các học viên của tôi sẽ thật sự giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn về những yếu kém của mình. Bạn có thể thành công dù bạn không phải là người hoàn hảo. Kiên trì là chìa khoá dẫn đến thành công.
Ước vọng của bố mẹ tôi là tôi phải lên đại học. Cả hai ông bà đều không thể lên đại học được vì thiếu tiền và sự hổ trợ của gia đình. Ông bà nội muốn bố tôi bỏ học để kiếm việc làm, nhưng ông không chịu. Cả bố mẹ tôi đều tốt nghiệp trung học. Tôi không nghĩ rằng bố tôi muốn tôi làm cô giáo vì cũng giống tôi, ông cho rằng tiền lương cô giáo không đủ sống. Ông muốn tôi có cơ sở làm ăn cho riêng mình, hay ít nhất cũng làm việc trong thương trường. Tuy nhiên, giờ đây thì bố mẹ tôi rất hãnh diện về sự thành công trong ngành dạy học của tôi, và thích khoe với bạn bè rằng con gái mình là cô giáo.

I was born in the United States and I’m a second generation American on my father’s side. My paternal grandparents came from Italy and they had to learn English on their own. My maternal grandparents and their ancestors have lived here for many years. My grandmother use to joke that they came over on the Mayflower.

The most difficult thing for me growing up was school. I think I was very distracted and hyper as a child and that made learning more difficult. I was also a little naughty and very stubborn. I recognize these traits in my own kids and I am better equipped to help them being a teacher. I was/am a terrible speller too. Thank God for spell check and computers. I know you’re asking yourself, how can a teacher be a terrible speller? It’s true, and I think admitting this to my students actually makes them feel better about their own inadequacies. You can succeed even if you aren’t perfect. Perseverance is the key to success.

My father and mother just wanted me to go to college. Neither of them were able to go because of their lack of money and support. My father’s parents wanted him to quit high school to get a full time job. He didn’t and both of my parents graduated from high school. I don’t think my father wanted me to become a teacher because like me, he didn’t think I would be able to support myself on a teacher’s salary. He wanted me to own my own business or at least work in the business world. However, both of my parents are very proud of my teaching success now and love telling their friends that their daughter is a teacher.

18) Các con của bà, có ai có ý định sẽ nối nghiệp mẹ? Nếu có, bà nghĩ gì và nếu không thì bà nghĩ gì?
Does any of your kids follow your career? What do you think if they do and if they don’t.

Tôi rất muốn thấy các con tôi trở thành thầy giáo. Cả hai hai đứa đều có nhân cách rất tốt, rất thông minh và có nhiều nghị lực như tôi. Tôi đang mơ về chuyện sẽ giúp chúng trong các lớp học. Chúng thích trò chơi “trường học” và và giả làm thầy giáo, nhưng tôi phải chờ xem. Chúng hãy còn quá nhỏ để quyết định, nhưng bạn có thể đánh cuộc rằng tôi đang tìm cách ảnh hưởng chúng. Nếu các con tôi có đi theo nghề khác thì tôi vẫn hỗ trợ chúng như thường. Chúng có rất nhiều sự chọn lựa và tôi muốn chúng chọn nghề nào mang lại niềm vui và thỏa mãn nhất cho chúng.

I would love for my children to become teachers. They both have great personalities, are very intelligent and have just as much energy as me. I’m already dreaming of helping them in their classrooms. They like to play “school” and pretend they are teachers, but I’ll have to wait and see. They are still too young to make that decision, but you can bet I’m already trying to influence them. If they decide to pursue other avenues, I’ll be just as supportive. They have so many options and I want them to find what brings them the most joy and satisfaction.

19) Mơ uớc tương lai ?

What do you wish for the future?

Tôi có niềm tin rằng dù điều gì xảy đến trong đời sống và tương lai của tôi, Chúa sẽ không ban cho tôi điều gì quá khó mà ngài không chuẩn bị tôi đầy đủ để đối phó. Nhưng nếu tôi phải có một điều ước, tôi chỉ mong có sức khỏe, hạnh phúc và phúc lợi cho cá nhân tôi, gia đình tôi và hiển nhiên các học viên ESL tuyệt vời của tôi.

I am of the faith that believes no matter what happens to my life and my future, God will not give me anything to difficult that he hasn’t already equipped me to handle. But if I must make a wish, I simply wish for health, happiness and well being for myself, my family and of course my fantastic ESL students.

Thank you so much Mrs Dianne.



Ý kiến từ học viên:

Mong Van ( Vietnam)

We immigrated to the United States from other countries Viet nam ,China ,Korean ,Mexico ....
Of course ,we have to learn ESL [ English as the second language ] first in order to communicate. And here at Lincoln Education center I 've met Mrs .Diane Hyde –my English teacher Imagine us speaking English in our native accent .It 's really difficult to hear and understand. However ,with her endless patience Mrs Dianne can perfectly understand us. Her way of teaching is easily comprehensible and it shows how much effort she constantly puts into helping us improve our English. I 'll always remember what she told us when we asked why did she choose to be a teacher. She answered "It chose me actually and it is -indeed - the most wonderful thing that ever happened to me”
Thank God .This was a perfect choice. I am extremely thankful to have such a dedicated teacher .

Chúng tôi di cư đến Hoa Kỳ từ các quốc gia như Việt Nam, Trung Hoa, Đại Hàn và Mễ Tây Cơ.
Dĩ nhiên, trước hết chúng tôi phải học khóa ESL (Tiếng Anh là ngôn ngữ phụ) để giao tiếp với mọi người. Và ở Trung Tâm Giáo Dục Lincoln nầy tôi đã gặp bà Diane Hyde – cô giáo dạy tiếng Anh. Hảy tưởng tượng lúc chúng tôi nói chuyện tiếng Anh với giọng Việt Nam. Thật khó cho bạn nghe và hiểu. Tuy nhiên, với sự nhẫn nại vô bờ bến, bà Dianne vẫn có thể hiểu chúng tôi một cách dễ dàng. Cách dạy của bà thật dễ hiểu và điều đó chứng tỏ bà đã luôn bỏ ra nhiều công sức để giúp chúng tôi nâng cao trình độ Anh ngữ. Tôi sẽ luôn nhớ đến câu bà trả lời khi được hỏi vì sao bà đã chọn nghề dạy học. Bà nói: “Thật ra nghề (dạy học) đã chọn tôi - và qủa thật – đây là điều tuyệt diệu nhất đã xảy đến cho tôi.” Xin cám ơn Thượng Đế. Đấy thật một sự chọn lựa toàn hảo. Tôi vô cùng biết ơn (Thượng Đế) đã ban cho một vị thầy tận tụy như thế.


Jin Young Jo ( Korean)

I would like to special thank you to my ESL teacher, Mrs Diane Hyde.
She has a passion for teaching students. She is an early bird and always opens the class door earlier than other classroom teachers when she is waiting for her students.
She never wastes time, even a single minute. I like her diligence. She has a sense of thrift as well as being clever, wise and refined.
I am very satisfied in her class. Her English class gives me a day’s endorphins.

Tôi muốn gởi lời cám ơn đặc biệt đến cô giáo lớp ESL của tôi, bà Mrs Diane Hyde.
Bà là người yêu thích công việc dạy dỗ học viên. Bà là người đến trước giờ học để đợi học viên của mình và luôn luôn mở cửa lớp cho chúng tôi sớm hơn những thầy, cô khác. Bà không bao giờ lãng phí thời giờ dù chỉ một phút. Tôi thích tính siêng năng của bà. Bà có ý thức cần kiệm cũng như các đức tính thông minh, khôn ngoan và tinh tế. Tôi rất hài lòng được học lớp của bà. Lớp Anh ngữ của bà là liều thuốc an thần trong ngày của tôi.

Yolanda Nunez ( Brazil)
I am Yolanda Nunez, a student in ESL class at Lincoln Education Center. I am the reprentative of Spanish speaking student in room K1.
We recognize the great work that Mrs Diane Hyde is doing as a teacher. She cares for us and is dedicated and concerned about the students’ advancement. She is always on time. She explains the assignments clearly and in detail.
As a person we like her personality. She is friendly and warm.

Tôi tên Yolanda Nunez, một học viên trong lớp ESL ở Trung Tâm Giáo Dục Lincoln. Tôi là đại diện của những học viên nói tiếng Spanish (Mễ Tây Cơ) trong lớp K1. Chúng tôi ghi nhận công việc vĩ đại mà bà Mrs Diane Hyde đã làm trong vai trò của một người thầy. Bà chăm sóc chúng tôi rất tận tâm và lo lắng về sự tiến bộ của học viên. Bà luôn luôn đến đúng giờ. Bà giải thích tường tận những bài thực tập (mà chúng tôi phải hoàn thành). Chúng tôi thích cá tính của bà. Bà là người thân thiện và nhiệt tình.






hoanglanchi
#160 Posted : Wednesday, January 11, 2012 12:50:54 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Lan Chi yesterday

Dung nhan mùa hạ của đàn ông

Dễ thương!

Một ông tu thiền ( tôi có tật xấu là hay gọi những vị tu là “Thầy Chùa” hay “Ông Cha”. Hai chữ này không hay vì có vẻ ám chỉ điều xấu nhưng lắm khi tôi dùng đại cho xong chuyện.) thuyết pháp với Phật tử về hai chữ “dễ thương”. Theo ông, dễ thương là rất khó…chứ đẹp thì (cũng theo ông) là … “dễ ợt”!

Cách đây khoảng hai tuần tôi xem youtube của chị Bé Bảy về chương trình nhạc “Vũ Đức Nghiêm - Nửa thế kỷ viết ca khúc” và viết ngắn sau khi xem xong. Lúc này hay “viết ngắn” vì linh tinh lang tang nhiều chuyện nên không viết khá dài được, kể cả cà kê theo kiểu “LanChi Yesterday”! Viết ngắn nên đành tóm tắt những nét chính. Tôi quy về hai chữ “dễ thương” cho tất cả. Từ Ban Tổ Chức đến MC, đến nhạc sĩ …

Paul Vân nhận và cảm ơn “người viết dễ thương” (dường như thế) rồi yêu cầu tôi gửi cho Phan Anh Dũng ( BAN TỔ CHỨC và MC). Phan Anh Dũng chúc mùa xuân hay cái gì đó cũng dính líu hai chữ “dễ thương” gán cho tôi. Và rồi nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm gửi mail “Lan Chi thật dễ thương, gọi cho anh nhé”.

Hừm, thế đúng với câu các cụ dạy rồi nhỉ “ dễ thương cho đi và dễ thương sẽ trở lại”
Cái này viết mờ mờ: nhưng rất khó mà dễ thương với Việt gian!

Dung nhan mùa hạ của đàn ông

Cái này trời sinh nhé, tôi thích người đẹp dù là đàn ông hay đàn bà! Có lẽ vì tôi thích ngắm cái đẹp, khởi đầu từ việc tôi yêu hoa. Ít có hoa nào xấu lắm phải không nào. Nói tới hoa tôi nhớ ngày xưa khoảng năm 1971, lúc đó mốt bông tai hoa vải và hoa vải cột tóc đang thịnh hành. Thế là tôi cột tóc với một chùm hoa, đeo hai bông tai kẹp là hai hoa hồng xinh xinh và cả bông hoa nhỏ trên mũi giày. Ông anh rể ghẹo “ Cô là vườn hoa biết đi!”.

Trở lại nhé, vì yêu cái đẹp nên tôi yêu phụ nữ đẹp đã đành mà tôi cũng không thích …đàn ông xấu quá. Còn đẹp trai của đàn ông thì tôi không thích vẻ đẹp “đàn bà” của họ (như kiểu La Thoại Tân) nhưng cũng không thích kiểu đẹp “đểu đểu” tí nào. Xem nào hồi đó tôi cũng thích vẻ đẹp của Nguyễn Chánh Tín. Eo ơi, những năm sau này gặp NCT, thất vọng não nề vì béo quá, mất hết vẻ thanh tú của ngày xưa. Có lẽ tôi thích đàn ông đẹp kiểu đàn ông, có chút khí phách nhưng là “quân tử” “con nhà lành”. Cặp tài tử ngày xưa tôi thích là Robert Hossein và Michele Mercier của Pháp.




Sinh ra với một dung nhan “coi được” thì kể như là may mắn. Khá đẹp là may mắn hơn. Xinh, dễ thương là may mắn hơn nữa. Các cụ ngày xưa an ủi người xấu bằng câu “Trai tài gái sắc” hay “cái nết đánh chết cái đẹp” thì cũng chỉ là lô an ủi thôi. Tôi nghiệm ra rằng con gái xinh đẹp thường…đi lọt nhiều cửa ải. Mấy cô cứ nũng nịu là mấy cậu lăn ra làm mọi hết trơn. Mấy cháu cứ õng ẹo là mấy chú, mấy bác cũng lăn ra làm mọi. Chớ hề thấy ông nào, bác nào, chú nào …xung phong làm mọi liền cho mấy cô xâu xấu! Ngược lại, đàn ông đẹp giai, ca hát giỏi, đóng phim tài tình cũng làm tim mấy bà mấy cô rụng rời hết cả. Ngày xưa tôi có thích đàn ông đẹp là ý nói chung chung chứ bản thân tôi không hề mê ai cả qua nhan sắc họ ( nghĩa là …mình coi cái tài của người đàn ông thôi đấy nhé!) nhưng về già thì kỳ ghê tôi “mê” vài nam tài tử! Đẹp giai nhé, đóng phim gián điệp cứ tỉnh như ruồi, lạnh như băng.

Thời buổi net bây giờ cũng có cái hay là quen biết nhiều và rộng mà ngôn ngữ thời tôi gọi là “tá lả âm binh” (!) nhưng cũng có vài trở ngại là khi gặp nhau có thể có vài …ngỡ ngàng. Sự ngỡ ngàng có lẽ về phía nam nhiều hơn nữ. Điều đó có nghĩa là một số ông hơi “khựng” khi gặp người trong mộng. Có lẽ vì tránh cho “fan’ bị vỡ mộng khi gặp nên tôi hay đưa hình ảnh mình “tá lả âm binh” lên net. Hình ngày xưa có, hình bây giờ có và đa số là hình chụp phong cảnh để không bị coi là “retouche bởi photoshop”.

Còn về phía mấy ông thì sao? Dường như số tôi hơi xui thì phải. Có nghĩa là tôi ít gặp “fan” của mình bên ngoài đủ đẹp để không làm tôi “khừng khựng”. Đa số mấy ông …béo quá. Nhìn mấy bụng ... “xì thẩu”, tôi hơi ngan ngán! Năm 2004 gặp anh bạn văn chương lai láng ở net nhưng bên ngoài có cái gì đó kỳ kỳ khiến tôi không thể nào gộp hình ảnh người thực với người đang viết ở net vào làm một! Cái thứ hai, phải xin lỗi quý ông là đa số đàn ông Việt Nam ở tuổi ngoài năm mươi, sao mà da dẻ không được đẹp gì cả. Thế mà tôi ngỡ khí hậu lạnh và tốt sẽ làm da mọi người đẹp dù nam hay nữ chứ. Đằng này tái mét, sần sùi hay sạm sạm gì đó. Kỳ nhỉ? sần sùi thì còn giải thích được là thuở mới lớn bị mụn nên để lại vết tích. Viết đên đây lại nhớ cu Bi của tôi. Tôi tức thằng cu không thể tả. Nó đẹp vô cùng, cái gì cũng đẹp, mắt to, mũi cao, môi mọng, khuôn mặt trái xoan lai dài, tóc rậm ( không thưa thớt như tóc mẹ). Nó giống đứa em trai út của tôi. Hai cậu cháu như hai giọt nước. Thế mà khoảng 13 tuổi, nó để mụn và mẹ đã dặn nhưng không nghe, cứ nặn. Cuối cùng cả khuôn mặt bị tàn phá. Vết tích sẹo lồi lõm trên khuôn mặt nó nhìn mà phát chán!

Trở lại dung nhan mùa hạ của đàn ông Việt Nam nhé. Ai nói mấy ông không điệu là lầm đấy. Mấy ông tôi quen ông nào cũng chơi trò đưa cái hình phong cảnh mà còn chụp từ một nghìn chín trăm hồi đó! Chả là tôi cần hình tác giả đưa vào bài viết thì mấy ông cứ đưa hình thuở beau giai cơ. Tôi nói chuyện qua phone và cứ nghĩ anh đó là như vậy như vậy qua mấy năm giời và cứ in trong trí mình là như thế. Cho đến khi vô tình tôi xem được một hình ông ấy bây giờ, tôi mail phản đối “ Giời ạ, cô nương thấy hình của anh bây giờ rồi. Coi …già hỉ? may đó chứ gặp bên ngoài cn sẽ không nhận vì trong trí cn chỉ nhớ cái hình anh đưa hồi đó thôi. Ai biểu đưa hình trẻ làm gì để cn cứ ngỡ anh trẻ như thế!”. ( Nói thầm, chắc anh bạn tôi đọc mail xong, muốn bóp cổ tôi lắm đây!). Anh ta phản đối gửi hình khác “Ai nói bt già? Coi nè, hình này đâu có già?” “Ờ hén”!

Một ông khác thì sau khi tôi cười ngất ngưởng “Anh ơi sao trông anh già quá vậy? Nói chuyện với anh em không nghĩ anh già vậy đâu!” thì ông bỏ hình đó xuống. Đấy đàn ông cũng rất chú trọng nhan sắc của mình.

Ông khác thì sau khi gặp gỡ lần đầu, ổng rón rén hỏi tôi “Trông anh thế nào, có tệ lắm không!”. Tôi trấn an “ Đâu có, trông anh cũng được mà!”. Thực ra ông này không xấu nhưng “tàn tích chế độ đôi mươi” để lại y như cu Bi của tôi mà thôi. Ai biểu hồi đó không nghe lời mẹ dặn!

Chợt nhớ đến “nhà thơ cái rún của vũ trụ” Hà Huyền Chi. Mèn ơi, thơ thì hay nhưng dung nhan bây giờ nhìn chán không thể tưởng. Béo phị! Ông bạn Hà Huyền Chi, nhà thơ HPH thì lại coi được, dù già nhưng có vẻ còn phong độ và mặt không bị tàn phá bởi mụn.

Nói lan man chứ thật ra khi ở cạnh nhau lâu hay chơi lâu thì đúng là cái dung nhan mùa hạ không còn quan trọng nữa. Ví như một ông kia, tôi ghẹo ông như thế này “Giời ạ, lúc nào ông ca tụng cô nương hết mình. Tôi thích đọc mấy cái ‘comment’ của ông lắm. Giá như hồi xưa tôi gặp ông và ông đẹp hơn một tí thì có lẽ tôi lấy ông rồi!”.



Users browsing this topic
Guest (55)
17 Pages«<678910>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.