Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

17 Pages«<56789>»
Tạp ghi Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#121 Posted : Tuesday, June 28, 2011 2:43:55 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Phượng đã tàn và đêm không ngủ

Trời Ca đã vào hạ. Nóng và phượng tím, mầu nhạt nhoà theo năm tháng, đang tàn tạ trên hè phố. Ban đêm, dù chín giờ nhưng vẫn sáng và hơi se lạnh. Giờ này đi lang thang thì rất thú. Tôi thích đi bộ lang thang qua đường phố. Tháng trước một người bạn từ xa ghé. Mỗi lần anh đến tôi bắt đi bộ. Anh bạn ngán vì dù sao anh đã ở tuổi “thất thập’. Đi theo Hoàng “cô nương”, người thua anh gần chục tuổi, anh bì sao được. Chả cứ gì anh, một người bạn khác, nhỏ tuổi hơn tôi nhưng phải thán phục “ Lan Chi dẻo dai ghê. Đi bộ từ sáng đến giờ mà không sao” . Ối trời, sức khoẻ đâu phải từ trời cao rơi xuống, đúng không nào. Ngày nào cũng “huỳnh huỵch” tập therapy với trái bóng lớn, tuần nào cũng hai buổi “duỡng sinh Hằng Trường”, chiều nào cũng đi bộ nửa giờ, sáng nào cũng xay sinh tố đủ loại trái cây, như thế mà không ..dẻo dai thì tự tử cho rồi! Nói nào ngay, biết thân phận nên lo giữ gìn tập luyện để khoẻ. Nhưng ngày nào …không khoẻ là do Trời kêu chứ không phải do mình làm biếng!

Nhắc đến “Hoàng Cô nương”, tôi buồn cười. Có trời mới nhớ từ đâu và lúc nào tôi hay xưng “cô nương” để rồi bây giờ, đa số bạn trai/bạn gái gì cũng đều gọi “cô nương” hết ráo! Chị Bé Bảy viết mail cũng “Cô nương ơi”! Riêng hai ông Phan Nhật Nam và Trương Sĩ Lương còn cho lên thành “Công nương”! Có người hỏi tôi “Sống một mình vậy buồn không!”. Buồn cái gì mà buồn khi phải học, viết bài tào lao, cãi nhau tào lao, phone tào lao có khi suốt đêm! Một sư tỷ mà tôi mới quen, hai chị em hạp nhau ở cái …yêu nước (không tào lao nhé) nên 12giờ của tôi tức 3 giờ của chị, chị gọi cho tôi rồi hai chị em nấu cháo điện thoại đến 3 giờ sáng của tôi ( 6giờ sáng của chị). Cái này còn hơn tình nhân thủ thỉ, thực tế lại là hai bà già tóc muối tiêu bàn chuyện thời sự!


Khi người ta nghĩ Hoàng Lan Chi mới 15 tuổi!

Tôi không định dính vào thời sự nhưng không nói không được. Tuần qua, chị Ngô Minh Hằng gửi bài “Nói hay không nói”. Chị không nói đích danh ai cả nhưng tôi đoán đó là kẻ đã làm tôi bực mình và đặt cho cái tên “cú già”. Cú là một con vật xấu xí trong cổ tích Việt Nam và ai cũng ghét. Tôi ghét và tôi ví von thế này: tôi đang vẽ lại lằn ranh quốc cộng thì lão chạy ra, lấy chân di di cho mờ. Thế là “Hoàng cô nương” nổi sung, vác chổi chà đập. Đó là vụ vài vị giám đốc cũ của Đài Phát Thanh Việt Nam Hải Ngoại ở Hoa Thịnh Đốn giao du với cán cộng cấp cao của Tòa Đại Sứ VC năm 2009. Chứng cớ rõ ràng rành rành với e-mail của tên Đệ tam tham tá gửi cho “họ”, với audio chính “họ” thú nhận, thế mà chả hiểu lão cú nghĩ gì mà đi bênh vực. Có người cho rằng, chẳng qua lão tự ái. Tự ái vì khi lão từ chức chủ bút thì Hồng Phúc (chủ nhiệm tờ báo, và cũng là người tố cáo vụ giao du này) thay vì năn nỉ đã Ok salem cái rụp! Không những thế, lão viết “ Tuy không giữ chủ bút nhưng thỉnh thoảng vẫn gửi bài”, thì Hồng Phúc chơi tỉnh rụi “Cảm ơn anh, kể từ số báo sau, sẽ không có bài anh để khỏi làm bẩn tên anh!”. Thế là lão cú nổi điên, lão lôi bài ra “edit”, ( cái bài lão đưa Hồng Phúc để đăng báo, nay lão edit bằng cách sửa đoạn cuối, biến thành bênh vực đài Việt Nam Hải Ngoại!) và tung net.

Thế là từ đó, chân nhúng chàm, lão nhúng luôn. Lão viết vài bài, bài nào cũng bị khắp nơi phản đối. Phản đối nhanh cấp kỳ là “Hoàng Cô Nương” ! Chả là lúc đó đang nghỉ ở nhà! Năm nay, mang máng đoán lão chính là người phát ngôn “ Lá cờ vàng đã chết từ 75 mà cứ tranh cãi mãi. Lại còn đem phủ những đống thịt thối”, tôi bụp cho một bài! Sau đó khắp nơi ồn ào phản đối. Sáng nay tôi nhận mail từ một nick lạ hoắc. Nick này vờ vịt nói rằng đọc ở net , thấy nói rằng, lão cú định nhờ Tổ Chức Cộng Đồng và Liên Hội Cựu Chiến Sĩ họp báo cho lão thanh minh thanh nga. Nick này cũng viết nick ta không biết địa chỉ cộng đồng cũng như Liên Hội nên nhờ tôi giúp. Giê su ma lạy chúa tôi, bà Hoàng Lan Chi đã 65 tuổi, có phải 15 đâu cưa chứ mà tính gạt bà Lan Chi như thế. Tôi vừa làm blog vừa chuyển mail cho nhóm bạn nhỏ kèm câu chửi “ TS nó chứ, nó tưởng tui mới 15 hả! Nó tưởng tui hớn hở khi nhận mail nó rồi Fw đi hả!”. Vừa phải thôi, lũ cú con!

Làm blog nhanh như gió!

Mới tháng trước tôi rầu rĩ và nói rằng tôi sẽ viết bài “ Tháng 5, tháng chán nhất của Hoàng Lan Chi” vì tôi tức vụ web site của mình. Cứ kéo dài rồi tùm lum thứ. Tháng sáu, tôi bỏ ra một tuần tự mò wordpress. Và bây giờ thì …làm blog như gió. Từ ghi danh, làm “header”, tạo menu, thêm “widget” chỉ khoảng nửa giờ. Nếu có bị lâu chỉ là do chọn đi chọn lại “theme” mà thôi.

Trước tiên tôi làm blog cho người cùng quê: Duyên Lãng Hà Tiến Nhất. Tôi mến văn tài của ông. Những bài viết thời sự hay, văn rõ ràng, khúc chiết. Lạ một điều là Duyên Lãng đã già nhưng câu văn rất ngắn gọn, không lê thê không biết đường về như đa số các văn sĩ cao niên khác. Sau nữa, một số nhận định về thời sự của ông giống tôi. Cách đây khá lâu, Duyên Lãng bị ai đó tấn công. Tôi không thích luận điệu của người đó, và Trương Duy Linh “ra tay”! Một người bạn biết Trương Duy Linh cũng là Hoàng Lan Chi bèn gửi mail chuyển lời cám ơn từ Duyên Lãng. Quen từ đó. Duyên Lãng là một huyện ở tỉnh Thái Bình và Hà Tiến Nhất lấy làm bút hiệu. Tôi cũng quê Thái Bình, huyện Tiên Hải ( dường như thế!). Làm xong, gửi bản hướng dẫn “post” bài nhưng ông này đang kêu khó quá và chưa thèm “post” bài thêm!

http://duyenlang.wordpress.com


Sau Duyên Lãng tôi làm blog cho chị Bé Bảy. Bà chị này có nhiều youtube cho chương trình Phỏng Vấn và Tìm Hiểu ở Hoa Thịnh Đốn nhưng tôi chưa chỉ chị cách “post” bài vì chị đang bận.

http://bbliem.wordpress.com


Rồi đến tạp chí Sóng Thần của Phạm Bá Vinh, tôi thực hiện khoảng một giờ và của ông “toà” Lê Duy San khoảng hơn một giờ ( vì tôi đi tìm theme, cuối cùng lại quay về với theme Twenty Ten vì rõ ràng giản dị). Với Sóng Thần tôi chọn “them” hơi nhiều mầu một chút, báo chí cần bắt mắt.

http://tapchisongthan.wordpress.com

http://leduysan.wordpress.com

Bây giờ thì có thể quảng cáo “ Mại dzô, ai muốn làm blog với wordpress, gõ cửa Hoàng Lan Chi!


hoanglanchi
#122 Posted : Sunday, July 3, 2011 8:50:17 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)



Từ “Nick” …

Kể từ khi internet phát triển, một số từ ngữ được bổ sung. Một trong các từ ngữ đó là “nick”. Nick ở đây là nickname, tức biệt hiệu mà người đó dùng.

Một người có thể hỏi người khác “Ở palk talk , nick của anh là gì?” “ Khi viết bài ở net, chị lấy nick gì vậy?” “Tôi dùng nhiều nicks khác nhau, vậy ở lãnh vực chính trị, anh vẫn dùng nick A hả hay có thêm nick B?”
Đơn giản “nick” có nghĩa là thế. Trong khi “trò chuyện” với nhau ở một “forum” nào đó, một nick lạ , ví dụ nick BangLang mới xuất hiện, những người cũ của forum thường viết như sau “Thưa BangLang” hay “Thưa Anh/Chị BangLang”. Sau một thời gian trò chuyện ở forum đó, nếu nick BangLang kể rõ về mình thì sẽ được những netters hay tham gia forum này, gọi là “Anh Banglang” hay “Chị BangLang”. Tuy nhiên, cũng có những netters ít sinh hoạt nên có thể không đọc hết các “posts’ của BangLang và họ vẫn gọi “Thưa Anh/Chị BangLang”. Trong trường hợp này, nick BangLang không có gì phiền hà.

Tuy vậy, có thể ở một bối cảnh khác, nick lại có một nghĩa khác một chút. Tôi được biết, có người nói rằng, ở các diễn đàn khác ví dụ các groups yahoo, khi nói nick là ám chỉ đó là ma quỷ. Vì thế mà đã xảy ra trường hợp một người A “nổi điên” lên vì cho rằng người B gọi mình là nick, có nghĩa là , B coi A là ma quỷ!

..đến “Ẩn danh và giấu mặt

Net là nơi hỗn độn nhất. Có một số “nicks” được mọi người hiểu đó là biệt hiệu của một người Thật (Thật là mặt thật, địa chỉ thật, số phone thật, được ít nhất một người Thật khác chứng nhận). Ví dụ cụ thể, qua những bài viết của các nicks Huỳnh Quốc Bình, Hồng Phúc, Đoàn Trọng Hiếu …, các “netters” có thể biết đây là người Thật. (Và cũng có khi còn biết mặt mũi ra sao, giọng nói thế nào v.v.). Một số lớn nicks không ai biết tung tích nghĩa là chỉ biết đó là một người nam/hay nữ và độ tuổi, do chính nick đó viết. Đương nhiên, nếu nick này sinh hoạt ở các forum hay các groups yahoo mà thuần tuý văn học nghệ thuật thì cũng không có gì ầm ỹ. Chỉ ầm ỹ khi nick này hoặc là người quốc gia hoặc việt gian, được nhận biết qua nội dung các bài viết. Nếu là người quốc gia, nick này sẽ bị những nick ma quỷ việt gian khác tấn công. Bằng ngược lại, nick này sẽ bị những nick quốc gia khác “dập”. Ngoài ra còn những nicks không tiết lộ cái gì về mình và ai gọi họ là Anh hay Chị, họ cũng không quan tâm.

Việc “ẩn danh hay giấu mặt” ( ẩn danh phải hiểu là dấu danh tính thật, hoặc nick đó cho tên thật của nick, nhưng không ai làm chứng đó là một nick thật, vì thế danh tính thật trong trường hợp này cũng bị coi là biệt hiệu) không có gì xấu và cũng không phải là một tội phạm. Có nhiều người phải “ẩn danh giấu mặt” vì những lý do cá nhân. Có thể tạm kể vài lý do, người đó không muốn cho gia đình biết, người đó đang làm việc trong chính quyền hay một sở mà chức vụ không cho phép họ công khai tham gia các groups với tính cách là một “ người Thật”. Tác giả bài này đã từng “bị” ở trường hợp trên. Đó là vào năm 2006, khi tôi cho biết sẽ đi biểu tình, ông “boss” cũ yêu cầu “Chị cứ đi nhưng xin chị không phát biểu gì cả. Lý do, chị phụ trách truyền thông của công ty. Mọi lời nói của chị, mọi người có thể hiểu lầm là chị đại diện cho công ty!”. Vì thế, khi viết bài về một vụ kia của cộng đồng hải ngoại, đương nhiên tôi phải lấy một bút hiệu mới toanh!

Tuy nhiên nếu đã “ẩn danh giấu mặt” thì không nên lân la làm quen người này người kia và khi mail, người ta hỏi lại mình là ai để họ dễ cư xử, thì lại từ chối. Hình thức này xét về phương diện “giao tiếp giữa người-người” có vẻ như mờ ám, không lương thiện. Trên đời, không ai muốn giao du với một “người ảo”. Người quốc gia, nếu không cẩn trọng, sẽ bị “kẻ ảo” đó lợi dụng khai thác ngầm, mỗi ngày một chút mà không biết. Trên thực tế, có vẻ các “cụ ông” là thành phần dễ bị “nick ảo” dụ dỗ nhất. Phân tích lý do không phải là chủ đề chính của bài này nên chúng tôi không bàn tiếp.

…rồi sử dụng nick để giả danh người khác phái

Việc dùng chung nick hiện nay rất phổ biến trong nhiều lãnh vực. Từ các diễn đàn (giải trí hay bàn luận thời sự) đến các yahoo groups. Tất nhiên có nhiều lý do và ai là nạn nhân của việc dùng chung nick này, người đó ráng chịu. Tôi lấy vị dụ, anh A chị B dùng chung nick AB (giả vờ là nam) vì họ là vợ chồng. Đồng thời họ cũng có nick riêng. Cô C không biết và đã tỉ tê với chị B là AB đang “khen” mình. Tất nhiên, hai vợ chồng này cười ngầm với nhau vì họ “gạt” cô C! Tôi cũng từng bị chuyện này, theo kiểu trò chuyện với mail mang tên bà vợ nhưng thực tế là đang trò chuyện với ông chồng! Thơi gian đầu làm quen net ( khoảng 2000-2002) tôi bị lầm như thế vài trường hợp nhưng sau này tôi chú ý hơn và giác quan thứ sáu đã mách bảo cho biết, người đang mail với tôi là nam hay nữ. Ngược lại, thuở mới làm quen net, tôi cũng từng phải giả bộ con gái vì ..hồi đó net hoàn toàn là giới trẻ, không có người già! Tôi còn nhớ, khoảng năm 2000, vừa thất nghiệp nghỉ ở nhà rất buồn và học trò chỉ vào net chơi. Khi vào đây tôi viết bài chung chung và ký một bút hiệu con gái. Bài viết được nhiều netters thích, có cả netter trai lẫn netter gái. Vui nhất là có một netter nam ở Pháp, liên lạc qua mail và sau đó anh ta xin địa chỉ để gửi tặng chocolat. Tôi thích chocolat thì ít mà khoái vì có nhiều “fan” ở net thì nhiều hơn. Thế là tôi mượn địa chỉ cô bạn để nhận chocolat! Lâu quá tôi cũng quên không nhớ nick này hồi đó tên gì!

Chuyện của tôi hồi đó không hại gì cho ai nhưng ở một forum kia, việc nam giả nữ đã gây hệ luỵ. Thật tình mà nói Anh B là người đàng hoàng, anh chỉ lấy nick con gái để forum do vợ chồng anh tạo dưng được đông đảo mà thôi. Không ngờ một nick Thật khác, mê nick con gái này như điếu đổ! Nghe nói sau này khi biết sự thực nick Thật này rất bị “shock”.

…và khi nhiều người dùng chung một nick

Có lẽ phổ biến nhất hiện nay ở các diễn đàn hay yahoo group là nhiều người dùng chung một nick. Vì thế nếu check IP, thì có khi là Pháp, khi thì Úc khi thì Mỹ. Sự kiện này thường thấy ở việt gian nhiều hơn. Đó là đám công an mạng. Chúng có cả một ê kip hỗ trợ cho nhau. Vì thế khi cần, bọn chúng có tài liệu hay viết bài rất nhanh. Trong khi đó, người quốc gia nếu có tham gia các groups cũng chỉ là do lòng yêu nước mà ra. Nhưng họ hoạt động riêng lẻ và chỉ dùng quỹ thời gian ít ỏi còn lại để thamgia viết bài. Tất nhiên đôi lúc người quốc gia cũng cùng nhau viết chung nhưng chuyện này không phổ biến.

Chuyện internet thật muôn hình vạn trạng. Cân đong đo đếm lại, Lợi vẫn nhiều hơn Hại. Ai biết sử dụng đúng thì internet quả là một người bạn, quý chưa từng thấy!
Sương Lam
#123 Posted : Sunday, July 3, 2011 1:49:08 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Hello HLC,

Đọc mấy bài tâm tình của HLC vui thật!
Mấy tuần trước, SL có đọc bài "Sàigòn ngày ấy" của LC trong báo Saigon Nhỏ ở Portland khiến SL nhớ Saigòn ngày cũ quá trời, nhất là đoạn nhắc về trường Gia Long của chúng mình. Approve
SL chưa đọc chuyện "Bảy ngày ngà ngoc" của HLC do Phí Ngọc Hùng giới thiệu trong mục Tác Giả và Tác Phẩm của Saigon Nhỏ. Hôm nào rảnh HLC post lại trên PNV nhé.
Chúc HLC vui nhiều. LC vẫn còn ở Mỹa hay đã đi Úc rồi?

Sương Lam
hoanglanchi
#124 Posted : Monday, July 4, 2011 11:08:06 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Chị ơi
Vui hả chị. Bài Sài Gòn ngày ấy đăng net từ 2003 thì phải và bị tha đi tùm lum. Nhiều báo in cũng đăng lại tùm lum. Phí Ngọc Hùng giới thiệu " 7 ngày ngà ngọc" ra sao nhỉ! Nghe cái tên tưởng là "nhảm nhí", thực tế chả nhảm gì cả và rất "lẽng mẹn" của ngà ngọc! Tại mấy người tưởng như " ngà ngọc" gì đó của ông nhà văn nào đó, em cũng quên rồi.
Lúc này lu bu nên toàn viết "LanChiYesterday" tức là những vụn vặt quanh Lan Chi thôi. Nào là Lan Chi béo quá, nào là Lan Chi tức quá, nào là Lan Chi vui quá, buồn quá!
Em chưa đi Úc chị ạ và có khi đổi ý không đi nữa. Chị vui nhé
em
hoanglanchi
#125 Posted : Monday, July 25, 2011 12:26:26 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)



Tôi với đề tài “thời sự”

Nhớ lại năm 2000, đang chờ hồ sơ con bảo lãnh, tôi lên net dạo chơi do học trò chỉ. Ngày đó vào net bằng điện thoại và điện thoại ở Việt Nam thì đắt. Gọi bao nhiêu tính bấy nhiêu. Mạng đầu tiên là vietnamnet gì đó và là intranet, tức la net trong phạm vi Việt Nam thôi ( đó là đệ tử giải thích như vậy). Hơn một năm, thì tham gia Đặc Trưng, rồi Việt Báo, Thư Viện Toàn Cầu, Trinh Nữ, Phụ Nữ Việt…

Đặc Trưng là nơi tôi vẫn gắn bó (nghĩa là gửi bài đều đặn) đến giờ. Đặc Trưng cũng là nơi duy nhất, thỉnh thoảng tôi tham gia “tranh luận” mỗi khi tôi “bực mình” với một nick nào đó. Ngoài ra, thỉnh thoảng tôi gửi bài viết về thời sự cho anh Nhung Râu để anh “phóng” lên các diễn đàn. Cá nhân tôi không tham gia. Lý do, không đủ thì giờ.

Năm 2008 nếu tôi nhớ không lầm, bực mình một sự kiện liên quan đến Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị xoay quanh vụ “HO”, tôi đã ra tay “giúp” Tổng Hội. Năm đó, có lần chúng tôi ba người ở 3 tiểu bang, liên kết nhau. Đứng tên bài viết là một người miền Nam. Hai người còn lại là Bắc, gồm một anh nữa và tôi. Bài viết có tác động khá mạnh, văn giọng Nam và …ý tứ câu cú mang hơi Bắc! Tôi còn nhớ, tôi đã mỉa mai “Những điều tử tế và không tử tế quanh cái đại hội những người tử tế!”.

Qua 2009, chứng kiến từ đầu trong “nội bộ”, tôi viết bài về vụ án “Đài Việt Nam Hải Ngoại giao du với Đệ Tam Tham Tá Tòa Đại Sứ VC”. Trong vụ này, Chủ Tịch Tổ Chức Cộng Đồng DC-VA-MD và cả một nhà văn, cựu Chủ Tịch Văn Bút Hải Ngoại đã bị tôi viết khá nhiều bài “tấn công” tơi bời hoa lá. Tôi mỉa mai “Mua danh 3 vạn, bán danh 3 bài” khi ám chỉ nhà văn cựu Chủ Tịch Văn Bút Hải Ngoại đã “xả thân liều mình Lê Lai cứu chúa” bằng ba bài viết và coi như ‘tiêu tùng” vì ba bài này. Sau gần một năm, vụ án này đã xong xuôi: ê kíp Ban Giám Đốc cũ của Đài ra đi. Và cũng từ đó, hình thành nhóm “Tứ Nhân Bang” gồm 4 thành viên đều là những cộng tác viên của Đài Việt Nam Hải Ngoại và đã “chống lưng” trong vụ án giao du với VC của Đài! Hồng Phúc, coi như Anh Cả của “Tứ Nhân Bang” đã gọi tôi là “Phàn Lê Huê”! Ý anh ám chỉ, tôi luôn luôn “nổ súng” trước tiên! Thật ra mà nói, tôi viết khá nhanh, sắp xếp mọi thứ khoa học, vì thế bài tôi viết, luôn có “link” âm thanh kèm theo chứng minh. Lý do khác, lúc đó tôi đang ở nhà, có nhiều thì giờ hơn các “chiến hữu” khác.

Vụ tiếp theo mà tôi viết bài là vụ Cựu Tù nhân chính trị Đỗ Văn Phúc bị Nancy Bùi kiện. Trước đó tôi thu âm bà Nancy Bùi gần một giờ và đã có đủ bằng cớ về việc bà về Việt Nam buôn bán từ 1994 gi đó. Bà này nhiều lần cho “anh chị em” sinh đôi ra viết bài nhưng tôi “đập” hết! Còn một vụ nữa ở Hoa Thịnh Đốn, đó là vụ ảo thuật xé cờ Việt Nam Cộng Hòa trong đại hội của Hải Quân. Một vụ khác nữa là vụ “July 4th” cũng ở DC. Nhóm tổ chức ngày này khoảng ba năm nay, đã nói bậy và tệ hơn là “chụp mũ phá hoại” cho người bạn của mình. Tôi bỏ ra hai ngày để xem cái youtube của buổi họp cộng đồng, cắt từng phần nhỏ, cho link, và cuối cùng viết bài. Trong bài là quan điểm của tôi, là mô tả sự kiện kèm link youtube dẫn chứng, thế là nhóm bên kia … “tắt đài”.

Vài người bạn nói rằng “Văn Hoàng Lan Chi rất lãng mạn, nhẹ nhàng. Không thể tưởng tượng được TDL chính là Hoàng Lan Chi”! Tôi cười khì. Thì khi viết bài thời sự, giọng văn phải khác chứ. Một ông thì “Chị viết bài coi bộ cũng dữ dằn lắm, sao lại sợ ma?”, tôi lại cười khì “Viết bài uýnh việt gian khác, sợ ma là chuyện khác.”

Phải nói thêm nữa rằng, tôi vốn ưa thích văn học nghệ thuật hơn chính trị và một nét trong lãnh vực này tôi chú trọng là phỏng vấn để tìm hiểu. Đi vào chi tiết, tôi thích phỏng vấn “tài năng trẻ” của cộng đồng người Việt hải ngoại, và phỏng vấn “ một thời để nhớ” của những “tuổi lá vàng”. Tôi thích làm một sợi chỉ xuyên từ “vẻ vang quá khứ” đến “thành công hiện tại”.

Chính trị, hay nói khiêm nhường hơn, lãnh vực thời sự, chẳng qua là vì tôi cũng có những hoài bão thuở còn là học trò, rồi ước mơ vỡ vụn khi lịch sử sang trang, rồi chứng kiến Việt Cộng tàn phá quê hương từ 1975 đến 2000, mà trong tôi “sùng sục” mối hờn căm. Nói đến bất cứ chuyện gì, cứ đi một lúc, thế nào cũng có thể quy về “ trách nhiệm chính là lũ VC!”. Vì sùng sục mối căm hờn đó mà thỉnh thoảng tôi tham gia với bạn hữu viết từ 2000. Nhưng chính thức bút hiệu HLC viết nhiều hơn, thì phải kể là từ sau vụ án “giao du với Đệ tam Tham Tá đặc trách liên lạc với người nước ngoài, Nguyễn Sĩ Tuệ của Tòa Đại Sứ VC” của 2 vợ chồng cựu Giám Đốc Đài này (DVH-LLN). Sau này tôi công khai cho biết những bài vê thời sự của HLC sẽ có bút hiệu TDL và sau này là vài bút hiệu khác. Chẳng qua, tôi chỉ muốn giữ bút hiệu HLC cho những đề tài văn học. Sự quan tâm hay nói cho rõ hơn, số lượng bài viết cho thời sự sau này có nhiều hơn, chỉ vì “bạn bè, người quen”, từ khi nào không rõ, có thói quen, coi tôi là người có trách nhiệm Viết! Tin July 4th, LC nè, đìêu tra đi. Tin cờ vàng bị ảo thuật xé, LC nè, tìm hiểu đi. Tin đại hội Thụ Nhân Đà Lạt âm mưu không chào cờ VNCH, LC nè, viết đi. Tin một nhà văn mỉa mai cờ vàng phủ “những đống thịt thối”, LC nè, viết đi…Họ, nếu trong phạm vi nhỏ, tôi có “ la lối”, tại sao là tôi mà không là người khác viết, thì bạn hữu cười “ Ơ hay, đã là Phàn Lê Huê thì phải đi tiên phuông chứ!” Người khác thì “Ai cũng bận kiếm sống cả, nhưng chị là người viết rất nhanh và rõ ràng. Sau nữa chị luôn có kèm bằng cớ là file âm thanh nên bài viết của chị thuyết phục nhiều hơn. Chị cứ đi tiên phong, chúng tôi thủng thẳng theo sau”. Anh bạn giữ lời, đôi khi tôi viết trước và bạn hữu tôi viết sau. Nhưng tôi chỉ viết khi nào tôi thích, tôi có thì giờ. Đôi khi tôi viết chỉ vì muốn yểm trợ chiến hữu, cụ thể nhất là vụ Đỗ Văn Phúc. Phía Nancy Bùi tung nick ảo, với lối viết rất “cứng”, cho thấy đấy chính là một nhà báo ( có thể là chính bà Nancy Bùi!), chỉ dữ kiện/dữ liệu là sai một chút để chụp mũ, vu khống mà thôi. Và tôi, TDL phải viết để “bẻ gẫy” những luận điệu đó, giúp Đỗ Văn Phúc.

Vì tự thâm tâm thích văn học nhiều hơn, tôi không đưa đề tài thời sự vào web cá nhân. Tại đây, tôi chỉ gửi vài bài viết chung chung, vd như “ Xin được chọn làm thiên nga”, “ Khi người trẻ muốn vào hang cọp” “Truyền thông có nhiệm vụ chiêu hồi hay không” “Sức mạnh của internet trong vụ VNHN”. Uớc mong một ngày nào đó, tôi không phải ưu tư về những vấn đề thời sự nữa. Một chị bạn tôi cũng than thở “ Không ai bắt mà mình cứ phải xem, theo dõi rồi buồn. Lắm khi mất ngủ, tức quá chị nói thôi tui là người Mỹ rồi, tui không cần biết VN nữa. VN có bị xoá tên trên bản đồ thế giơi cũng kệ nó, VN có bị gì cũng kệ nó!”

Dù sao trong lãnh vực “thời sự”, tôi cũng có một số bạn bè mà tôi đùa gọi là “chiến hữu” và trong gia đình cũng có vài anh chị em họ, cùng suy tư. Trong số những cây viết thời sự hải ngoại, tôi dành cảm tình cho Duyên Lãng Hà Tiến Nhất. Ông viết ngắn, gọn và chính xác. Cách hành văn kiểu Mỹ, không dài lê thê. Một câu có đủ chủ từ, động từ và từ 1-2 túc từ là chấm hết. Với DL, không có kiểu một câu là cả một đoạn như khá nhiều “cao niên” khác. Thứ hai, ông không chửi bậy, nói tục đối phương. Thứ ba ông không có “hàm hồ” hay rất ít. “Hàm hồ” là chữ tôi ám chỉ một số vị, viết mà có vẻ như không chịu trách nhiệm lời mình viết. Họ viết khơi khơi “Tôi nghe đồn, tôi đọc ở sách này, tôi xem ở một đặc san nọ..”! Với tôi , thời buổi net, tôi cố gắng chỉ tin khi có bằng cớ rõ ràng đi kèm như âm thanh, hình ảnh. Tôi không tin dữ kiện được trích từ “sách, hồi ký” của ông A bà B vì đôi khi mấy vị này, lại cũng dựa vào “nghe đồn”!

Thứ hai, người nói hùng hồn rất hay trong các chương trình phát thanh là Huỳnh Quốc Bình! Huỳnh Quốc Bình là chủ chương trình “Chúng ta và thời cuộc” của Đài Việt Nam Hải Ngoại từ khoảng 2003-2009 và được thính giả bầu chọn là chương trình hay nhất trong cuộc bầu năm 2008. Năm 2009, với tính thẳng thắn, cương trực, Huỳnh Quốc Bình đã từ giã Việt Nam Hải Ngoại sau vụ ký giả Hồng Phúc tố cáo các vị Giám Đốc đài này giao du với Đệ tam tham tá Tòa Đại Sứ VC. Hiện nay Huỳnh Quốc Bình có chương trình cùng tên và thuộc đài Tiếng Nước Tôi ở Atlanta. TNT là một Đài Phát Thanh trước kia trực thuộc Việt Tân nhưng đài phát thanh tại Atlanta này không còn thuộc Việt Tân nữa. Đó là Huỳnh Quốc Bình giải thích với tôi như vậy. Khuôn mặt trẻ so với tuổi, vẻ bề ngoài thì hiền lành, có vẻ thư sinh là khác, nhưng khi điều khiển chương trình, Huỳnh Quốc Bình nói dõng dạc, rõ ràng. Ngôn ngữ rất giản dị, không cầu kỳ, không cao xa, không “bác học”, trái lại có khi rất “bình dân” nhưng đi thẳng vào tai nghe của thính giả. Tôi còn nhớ, khi nghe một chương trình của Huỳnh Quốc Bình, tôi rất thú vị khi Huỳnh Quốc Bình ví von như sau “ ..mấy người đem cái vấn đề có chào cờ hay không ra hỏi, không khác gì con cái đi hỏi người hàng xóm là tui có nên thờ cha mẹ tui hay không”. Tôi phì cười vì thấy ví von rất “bình dân” nhưng dễ hiểu vô cùng. Vâng, lá cờ là căn cước của người tị nạn, ở đâu phất phới lá cờ, người khác nhìn biết ngay đó là tập thể người Việt tị nạn cộng sản và yêu chuộng tự do. Vì thế, ở bất cứ cuộc họp tập thể nào tại nơi công cộng thì nghi thức chào cờ VNCH, cần phải có. (huynhquocbinh.com). Ngoài Huỳnh Quốc Bình còn Đỗ Văn Phúc, Đoàn Trọng Hiếu, chị Bé Bảy, Hồng Phúc ..Đó là những cây viết quốc gia đang giữ vững lằn ranh quốc cộng.




“Người tình 36 năm của Lan Chi”

California đang hè. Trời nóng khoảng ngoài 80 độ, chưa thấy dữ dội gần 100. Tôi đến Santa Ana gặp GS Phạm Thị Nhung, “ người tình 36 năm”. Đây là cách gọi đùa của tôi mà thôi. Để biết về “tình sử” này, xin mời theo link dưới đây: http://hoanglanchi.com/?p=749#more-749

Cô Nhung đến dự Đại Hội Gia Long Thế Giới sẽ tổ chức ở San Jose nhưng cô ghé đây trước vì anh em ở Nam Cali. Từ tôi đến cô mất 30 phút kể cả free way. Cô kể cho tôi nghe về Ngày kỷ niệm 200 năm Nguyễn Du ở Paris mà cuối cùng cô đành huỷ không thuyết trình vì sức khoẻ. Ngồi ngắm cô say sưa nói về Nguyễn Du, tôi thấy thú vị. Vẫn một Phạm Thị Nhung như gần 40 năm về trước, sôi nổi say sưa trong ánh mắt cử chỉ. Nếu nói rằng người “hiểu” Kiều nhiều nhất hiện nay là GS Nhung cũng không ngoa. Cô đã dày công nghiên cứu về Kiều và có những bài thuyết trình công phu độc đáo có giá trị. Đọc sơ cuốn sách, phần bài viết của cô, tôi thú vị với sự giải nghĩa vì sao Nguyễn Du nói “300 năm nữa, còn ai khóc Tố Như” mà không viết “…khóc Nguyễn Du?”. Cô thì “mê” truyện Kiều, cá nhân tôi thì yêu mến Chinh Phụ Ngâm hơn.

Hôm tôi đến, cô không trang điểm gì cả. Tôi nhìn cô và đây là điều tôi nói với một sư tỉ Gia Long hôm sau “Chị ơi, ngày xưa cô rất đẹp, bây giờ ở tuổi ngoài 70, tất nhiên không còn như trước. Nhưng ngắm cô, em vẫn thấy có cái gì đó ở cô mà em yêu mến”.

Cô kể Đại Hội Gia Long Thế Giới có một màn rất đặc biệt, đồng ca một hùng ca. Sân khấu sẽ có nhóm nữ sinh 6 người áo vàng, đến 2 nữ giáo sư áo đỏ, rồi lại nữ sinh áo vàng, tổng cộng lên đến mấy chục người gì đó. Ban Văn Nghệ nhất định “bắt” cô phải đứng sân khấu và cô đã phải may áo đỏ với sự hướng dẫn của các chị Gia Long.

Cô kể tôi nghe đã gặp nhà thơ Vũ Hoàng Chương khi đi chấm thi. Một lần cô và Vũ Hoàng Chương cùng ngồi chấm điểm một thí sinh. Thí sinh này căn cứ vào những bài thơ của VHC để lên án “ nàng Tố” kịch liệt. Cô Nhung đã nói với VHC rằng, ông đã trách sai “nàng Tố” vì nàng không hề bỏ ông, gia đình nàng đã chờ nhưng VHC không một lời “hẹn ước”… Sau đó, VHC đã “giải bỏ” được mối tình hận này. Trước đó, cứ lâu lâu lại có một bài “Tố ơi”. Cô cũng kể chính cô đã kêu gọi thân hữu gửi tiền giúp bà Oanh, phu nhân thi sĩ VHC sau 75.

Cô Nhung đã có một bài viết rất hay về tình sử Vũ Hoàng Chương, xin xem tại đây:

http://hoanglanchi.com/?p=778

Năm 2005, tôi đã gửi bài này lên net và vài báo tờ. Vô tình năm 2007, tôi đọc một bài khác của nhà văn Thế Uyên, viết về mối tình của Vũ Hoàng Chương. Bài viết nhiều chi tiết bậy, nhảm nhí và có tính cách “bôi nhọ” là khác, “nàng Tố” của VHC. Tôi đã gửi e-mail trực tiếp đến nhà văn Thế Uyên và câu trả lời của nhà văn này rất thiếu trách nhiệm như sau “Tôi đã viết ở đầu câu chuyện là tuỳ người đọc muốn hiểu sao thì hiểu!” Tôi có giữ e-mail của Thế Uyên lại làm bằng chứng.

Cuối đời, thầy cũ trường xưa là những kỷ niệm không phai mờ và rất dịu dàng.





















hoanglanchi
#126 Posted : Wednesday, July 27, 2011 6:15:07 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Gia Long Ngày Ấy

Hoàng Lan Chi



GS Lan phương con nhà văn Hoàng Đạo, thứ 2 từ trái
Lan Chi bìa phải (đệ nhị mà ngố nhỉ?)



Cũng đệ nhị nhưng mấy "mợ" đệ nhị C điệu và người lớn hơn ban A chúng tôi nhiều!





Có người đã nói rằng góc phố không chỉ được làm bằng những con đường mà cả con người với phục sức, ngôn ngữ ..

Vậy thì “Góc Trường ” cũng thế !

Cái gì đã khiến những người con gái của Sài Gòn, của Hòn Ngọc Viễn Đông một thuở- tự hào khi nhắc lại quá khứ Gia Long ?

Hãy nghe lời tự tình của một “Gia Long”:

Thuở ấy khi còn bé, chúng tôi được học chung trai gái. Người ta chia tên rõ ràng: Tiểu,Trung và Đại Học. Chẳng ai chia cấp 1,2,3 rồi sao không là cấp 4 mà là đại học? Qua bậc Tiểu Học, trai gái đã bắt đầu bước dần vào tuổi dậy thì. Để giúp học trò yên tâm học, tránh những gặp gỡ hàng ngày có thể làm nảy sinh tình yêu quá sớm và do đó xao lãng học hành, các nhà giáo dục đã để nam nữ học riêng. Chỉ các trường tư là bắt buộc phải cho học chung ..

Từ đó, như mọi không gian và thời gian khác, đã hình thành những ngôi trường có nét riêng của mình. Hai trường nữ nổi tiếng nhất là Gia Long và Trưng Vương, tượng trưng cho nữ sinh miền Bắc di cư và miền Nam. Tất nhiên phân biệt như vậy là nói theo đa số chứ trong Gia Long cũng có nữ sinh Bắc và nguợc lại ..

Hai trường nam danh tiếng là Chu Văn An và Petrus Ký . Tiếp theo sau là nữ Lê Văn Duyệt và nam Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Trãi ..


Hãy tưởng tượng xem, cũng sân trường ấy nhưng chỉ có những tà áo dài trắng tung bay. Khi tan trường, áo bay như đàn bướm ùa khỏi tổ. Và con đường rợp bóng cây cao là những chiếc xe đạp xinh xinh với áo trắng đơn sơ với nón lá dịu dàng.

Hãy tưởng tuợng xem cũng sân trường ấy nhưng chỉ là những áo trắng quần xanh.

Thì rõ ra là hoa hay buớm.

Chẳng như bây giờ. Tôi luôn có cảm tưởng trường tôi đã bị những hình bóng nam sinh làm “ô uế”. Không, không bao giờ tôi quay về trường cũ để nhìn nam nữ lộn xộn trong sân trường dấu yêu ..Như cô tôi, nhất quyết không về quê cũ, Thái Bình ngày ấy chỉ vì không muốn mất đi những hình ảnh của thuở nào còn bé. Thuở xưa với luỹ tre xanh, con đường làng đất đỏ … Với cả những con người không hợm hĩnh như hôm nay.

Gia Long ngày ấy… Chúng tôi sống êm đềm, trật tự và nề nếp. Mỗi sáng thứ hai một lớp đứng hát quốc ca và lá cờ được kéo lên từ từ. Rồi đến sáng thứ bẩy, cũng lớp ấy đứng hát và lá cờ từ từ kéo xuống. Các lớp thay phiên nhau phụ trách việc này. Các lớp khác thì đứng nghiêm ngay truớc lớp của mình. Khi hát quốc ca, chúng tôi nghiêm chỉnh, không đùa giỡn. Chính vì thế chúng tôi, học sinh của những thập niên ấy, không bao giờ quên được bản quốc ca.

Chúng tôi học đàng hoàng, không đùa giỡn hay phá phách quá đáng vì muốn thi đậu vào Gia Long thì phải giỏi. Nếu đã học giỏi thì thường đi đôi với việc ít phá.

Kỷ luật quá nghiêm.

Không được đi giày cao. Ôi tôi thấy nữ sinh bây giờ đi giày cao gót lộp cộp mà buồn quá. Không được mang nữ trang. Chẳng thấy nữ sinh nào diêm dúa vòng vàng lấn át các cô giáo như bây giờ. Chúng tôi đơn sơ giản dị và nhu mì biết bao.

Chúng tôi đi đứng đàng hoàng. Ai chạy là… kỳ cục, là bất kính.Lên cầu thang chúng tôi đi cũng nhẹ nhàng, rón rén. Gặp cô giáo là đi sau, không dám vượt. Ô hay, bây giờ hình ảnh ấy hiếm lắm.Trừ phi là cô giáo của lớp thì học trò còn nhuờng. Nếu Thầy Cô khác lớp thì đường ta, ta cứ việc lên, chẳng phải nhuờng ai.

Chúng tôi gìn giữ lớp học và sân trường như những gì được học ở bậc Tiểu Học trong các giờ công dân giáo dục. Tôi chẳng thấy ai phá trường , phá lớp. Chúng tôi có quán ăn trong trường . Cũng xơi quà giờ ra chơi nhưng ít khi nào vừa đi lang thang vừa ăn. Chúng tôi đứng trước quán và ăn. Vậy thôi. Còn chúng tôi đi dạo trong sân trường . Vì sao vậy, vì chúng tôi được dạy rằng đang đi trong sân, gặp cô giáo trong khi mình đang nhồm nhoàm bánh kẹo hay cóc ổi gì đó là …xấu hổ lắm.

Mọi thành tích về học hành đa số tập trung vào bốn trường nam nữ nổi tiếng ấy. Chúng tôi chỉ thi Tú Tài 1, Tú Tài 2. Bằng Trung Học, muốn thi cũng được, không thì đủ điểm vẫn lên lớp. Nhưng nhiều người vẫn thi vì sau đó đi làm. Với bằng trung học thời tôi, có thể làm thư ký được rồi. Chúng tôi chỉ có duy nhất Bằng Trung Học Toàn Quốc để thi tuyển học sinh giỏi. Thế thôi. Ngày đó, thời tôi, thi Tú Tài còn các thứ hạng Tối Ưu, Ưu, Bình, Bình Thứ và Thứ tuỳ theo số điểm trung bình cho các môn phải là 18/20, 16/20, 14//20, 12/20…Tối Ưu thì hiếm vô cùng. Ưu thì một lớp chừng hai đến ba người . Vậy thôi.

Chúng tôi không phải chạy theo thành tích nào cả. Lương Giáo Sư, thời ấy gọi là Giáo Sư, khoảng 5200đ (vợ được trợ cấp 1200đ và mỗi con là 800đ ). Một tô phở khá thời ấy là năm (5) đồng. Coi như lương giáo sư độc thân khoảng 1040 tô phở khá.

À há, còn bây giờ, lương giáo viên cấp 3 vừa được điều chỉnh thì khoảng hơn một triệu trong khi tô phở khá là 7,000, còn phở "xịn" là 14,0000. Coi như lương giáo viên bây giờ khoảng 144 tô phở khá, chưa xịn. Có lẽ chỉ bằng 1/10 lương giáo sư của ngày ấy?

Thì hỏi làm sao giáo viên không bê bối?Làm sao giáo viên không đánh mất lương tâm? Báo chí trong nước nêu đầy lên đó thôi. Dạy ở trường thì dở nhưng kéo học trò về nhà thì hay.

Nên đừng nói rằng Gia Long hay NTMK thì cũng thế. Cũng sân trường ấy, chỉ có người là khác.

Không, khác nhiều lắm. ..

Khác ở sân trường chỉ có áo trắng tung bay
Khác ở giáo sư không kéo học trò về nhà dậy
Khác ở học sinh không phải đua thành tích ảo
Khác ở nề nếp, ngày đó chúng tôi sống và học thật đúng với câu "Tiên học lễ hậu học văn"

Còn nữa…

Nhưng thế thôi. Ngừng vậy.

Đó,“hồn trường” được làm nên bởi các Giáo Sư và chúng tôi, được làm bởi những gốc cây, bụi cỏ, bệnh thất, hồ bơi, sân võ... Nếp trường được làm bởi những nết na của đa số nữ sinh.

Đã từ lâu, truớc cổng trường treo đầy quảng cáo. Nào là Trung Tâm Nhật Ngữ, nào là Trung Tâm Tin Học. Ôi cái "mặt tiền" xinh đẹp của Gia Long ngày ấy đang bị nham nhở bởi vô vàn những cái bảng kinh doanh.


Gia Long của tôi, của chúng tôi ngày xưa là như thế...

Và dù có đi đâu, ở đâu , chúng tôi luôn tự hào“ Vâng, nữ sinh Gia Long ngày ấy đây! "

Trường xưa dù có mất tên nhưng truyền thống của những thời ấy thì vẫn còn mãi với thời gian.

Người Gia Long

Em gái Gia Long của tôi ơi
Dù có đi đâu bốn phưong trời
Xin em nhớ giữ hồn xưa nhé
Danh tiếng Gia Long đã một thời ..


Hoàng Lan Chi

hoanglanchi
#127 Posted : Saturday, July 30, 2011 4:54:06 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


“ Vai kép”

Hoàng Lan Chi


Gửi em, Quốc Bảo


Tháng Tám đang rón rén về. Tháng Tám với người cao niên sẽ gợi nhớ mùa thu, dù Sài Gòn hiếm hoi với ngày thu. Nắng California có vẻ dịu dàng hơn trong vài ngày cuối tháng Bẩy. Không biết khi Tháng Tám về, trời Cali sẽ ra sao?

Làm quen, tôi đang phải làm quen với khí hậu Cali. Sáu năm trời ở vùng đông bắc, khí hậu có khắc nghiệt hơn Cali thật nhưng lại có vẻ hạp với tôi. Hạp vì đường phố nhiều cây và rừng nhỏ. Hạp vì mùa thu lá vàng. Hạp vì tuyết trắng chiều đông. Và thực tế nhất, khí hậu dù khắc nghiệt nhưng chỉ ở ngoài, còn trong nhà hay sở làm thì lúc nào cũng được giữ ở 70 độ. Về đây, nhiều nhà ở Cali không dùng heat và cũng chẳng có máy lạnh, vì thế tôi chưa quen lắm. Nhớ đầu tháng 7, có hôm nóng quá, trong phòng lên đến 85 độ, tôi phải lấy khăn uớt đắp trán liên tục. Sau đó phải cấp tốc đi mua “cooler”. Tuy đỡ nóng nhưng hơi gió “phù phù” làm tôi khó chịu và hay nhức đầu. Cảm thấy nhớ Virginia, mùa hè nóng nhưng trong nhà mát lạnh, thật dễ chịu và tha hồ làm việc, đủ thứ việc mà không thấy mệt. Vì thế nhìn Cali đang chuyển sang tháng Tám, tôi cảm thấy nhẹ nhõm.

Ban mai trời “ui ui”. Có việc gì đó để đi tìm ở net và vô tình tôi đọc được một tạp ghi. “Vai kép”. Tôi ngậm ngùi và nước mắt rưng rưng. Tôi không thương cho em, tác giả mà vì tôi thương tôi. Tôi soi thấy mình trong “đoạn Ba” của em. Mẹ em và cả em đều phải đóng “vai kép”. Đóng vai gấp đôi mà “thù lao” chẳng những không gấp đôi mà chỉ là số không!

Em viết:

“Mẹ tôi, sau khi bố mất, đã trở thành một người đàn bà mang toàn bộ đức tính của người bố: cứng rắn, điềm tĩnh, nghiêm khắc, bươn chải, đương đầu; như thế đương nhiên mẹ tôi đã hy sinh những gì đẹp đẽ của người mẹ, chẳng hạn sự mềm mại, ấm áp, vẻ yêu kiều. Đảm trách việc lẽ ra không phải của mình là một bi kịch có thật, không phải tưởng tượng. Mẹ tôi chưa từng là một người mẹ, vì đã trót làm một người bố.
Tôi thương con bằng tình thương một người bố có thể dành cho con, bởi dù có muốn, tôi cũng không biết thay thế vai trò người mẹ bằng cách nào. Nhưng tôi dịu nhẹ và chiều chuộng con hơn cả mẹ tôi, giờ làm bà nội, bà đã đảm trách vai trò nam giới thêm một lần nữa. Thì nghiêm khắc, thì điềm tĩnh (cũng có khi không còn giữ được điềm tĩnh vì tuổi tác), thì như một người cha quyền uy và gia trưởng.”

Tôi đọc em viết mà ngậm ngùi. Vâng, tôi, con bé con “ngốc nghếch và ngố”, mà người Bắc gọi là “tồ” cũng không nghĩ là mình phải vác cái “thánh giá” ( ví von thế cho dễ hiểu) một mình và lâu thế. Thuở nhỏ cũng mơ mộng một mối tình đẹp như thơ, một kết cuộc trọn vẹn để là một mái gia đình với ánh mắt của “nghiêm phụ”, nụ cười của “từ mẫu” và con trẻ lớn lên, hài hoà trong cái “nghiêm” và “từ” ấy. Nôm na là tôi cũng mong mình gặp được người đàn ông cao hơn tôi một cái đầu, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Người ấy sẽ là bờ vai ấm áp cho tôi dựa, sẽ là cánh tay vững chắc cho tôi níu. Tôi sẽ có đầy đủ, như em viết, sự mềm mại, vẻ yêu kiều của người đàn bà. Các con tôi sẽ trưởng thành trong sự giáo huấn nghiêm khắc của chồng tôi, trong sự hiền hoà của người mẹ là tôi. Hỡi ôi, nhờ ơn Việt Cộng mà giấc mơ, hết sức bình dị đó, cũng không với tới được. Lấy chồng, một thảm kịch để kéo theo thảm kịch phụ là con. Và như mẹ em, tôi đã phải đóng “vai kép”. Một “vai kép” trong thời buổi nhiễu nhương, gian khó nên khó khăn bội phần so với “vai kép” của thời không nhiễu nhương. Vừa kiếm tiền nuôi con, vừa dạy con theo nếp nhà, vừa chỉnh con theo xã hội cũ, tôi đã không còn là một “cô bé ngây thơ ngốc nghếch, tồ” của Gia Long và cả Khoa học ngày xưa.

Mở dấu ngoặc, khi gửi bài “ Gia Long ngày ấy”, tôi đính kèm hình mình năm đệ nhị. Vài bạn hữu cho ý kiến. Một anh bảo “ trông đúng là học trò, thiên thần chứ không ngổ ngáo như sau này”. Một chị thì “Chăm chỉ hạt bột”. Bạn cũ Gia Long mà tôi gặp lại vào khoảng năm 1985 đều ngạc nhiên “Hồi xưa QG hiền lắm, đâu có lanh như bây giờ?” Hay bạn Khoa Học, cũng tương tự “QG ơi, anh nhớ hồi xưa, khi anh gặp QG là năm thứ hai mà QG ngố và ngây thơ lắm. Ở tuổi QG bấy giờ, con gái nhiều cô họ khôn và rất sắc mắc, không ai khờ như QG cả”. Vâng, cũng nhờ ơn Việt Cộng mà bây giờ tôi là “bà chằng” của lũ con, là “Phàn Lê Huê” của nhóm Tứ Nhân Bang!

Đóng dấu ngoặc, để nói tiếp rằng thuở ấy, 1990, tôi đã phải dạy lại lịch sử vì biết con mình bị nhồi sọ bởi lịch sử bậy bạ của lũ cộng nô. Tôi đã phải dạy con bé tiểu học, cách đọc báo tìm ra sự thực bằng cách đi giữa hai hàng chữ. Vai trò của tôi không là “kép” nữa mà đã thành “ vai tam”!

Tôi đã tự mình đánh cắp cuộc đời của chính tôi khi buộc phải thủ “vai kép/tam”. Tôi thương hại mẹ em, bà đã phải dấu đi vẻ “yêu kiều” của bà một, tôi thương tôi mười. Bởi vì tôi là người mơ mộng, tôi là người viết văn, vì thế khi phải tự đánh mất cái “yểu điệu thục nữ” của người có tâm hồn uớt át, hoàn cảnh tôi có lẽ bi đát hơn mẹ em.

Tôi nhớ lại, cũng em, cách đây không lâu, khi viết về Ngoại, em đã dành mọi trìu mến cho Bà và qua những “con chữ ngập ngừng” của em, tôi mang máng đoán được sự “xa cách” của em dành cho mẹ, người thủ “vai kép”. Lúc đó tôi mỉm cười vì tôi biết em “chưa qua cầu”. Hôm nay, con em mười tuổi và “đoạn trường em đã qua cầu, mới hay”. Em, bắt đầu viết cho mẹ “ .. mẹ tôi đã hy sinh những gì đẹp đẽ của người mẹ, chẳng hạn sự mềm mại, ấm áp, vẻ yêu kiều.” là tôi biết, “ chỉ khi có con mới biết lòng cha mẹ” là như thế đấy. Em đang hoang sợ hãi trước biến đổi của đứa trẻ lên mười, và tôi, tôi chờ đợi nỗi đau của em khi đứa trẻ mười lăm, hai mươi lăm. Em ơi, không phải tôi “trù ẻo” gì em vì cuộc đời là thế cả, là “của đồng lần” mà thôi. Dù sao, đã biết rằng mẹ, thay vì lập mái ấm mới để “yêu kiều , nũng nịu” với hình bóng mới, người phụ nữ Việt Nam ấy, như bao phụ nữ Việt Nam khác, đã chọn con đường gian khổ là “đóng vai kép”, vào lúc này, là em còn có cơ hội để người phụ nữ ấy cảm thấy “vai kép” của mình đã được đền bù, trả công muộn. Muộn nhưng, có còn hơn không, có còn hơn không.

Và chân thành mong rằng con em sẽ không phải thủ “vai kép” như mẹ em, em và tôi!

Hoàng Lan Chi



Xin xem toàn bộ tạp ghi “Vai kép” của Quốc Bảo tại link dưới đây:

http://hoanglanchi.com/?p=834


hoanglanchi
#128 Posted : Tuesday, August 2, 2011 12:34:00 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Ông xếp của tôi, ngày xưa và bây giờ





TS Nguyễn Văn Hạnh, Giám Đốc VP Tị Nạn Chính Phủ Hoa Kỳ (2 kỳ: Thời Bush cha và Bush con)
Hình: Chương Trình “Trò Chuyện Với Lan Chi” của Đài VNHN-Hoa Thịnh Đốn- 2006



Tốt nghiệp Cử Nhân Hóa - Đại Học Khoa Học Sài Gòn, như đa số sinh viên thời ấy, tôi cũng “chạy vạy” xin việc. Trong khi đang tìm, tôi nổi hứng viết bài “ Ba lần văn bằng cử nhân đi xin việc” đăng trên Chính Luận, một tờ báo lớn nhất thời đó. Chỉ tuần sau, tôi nhận lá thư ký tên Giám Đốc Nha Viện Trợ- Tổng Nha Kế Hoạch mời cô cử đang thất nghiệp đến làm việc.
Công việc của tôi là viết. Viết đàng hoàng chứ không có lách! “Các chương trình viện trợ của Liên Hiệp Quốc cho Việt Nam” là tác phẩm đầu tiên và duy nhất của tôi về kinh tế do Giám Đốc Nha Viện Trợ giao. Tổng Nha Kế Hoạch tọa lạc trên đường Lê Thánh Tôn, một khu nhà cổ. Cổ nên lắm ma. Nhìn bên ngòai, Tổng Nha có nhiều ô và tôi đã ví von, một chuồng chim cu! Là cô chuyên viên trẻ nhất và duy nhất của Tổng Nha nên tôi được các ông thuộc Nha Kế Họach cưng vì cùng tần số bắc kỳ chín nút. Còn Nha Viện Trợ nơi tôi trực thuộc thì ít chuyên viên và đa số người Nam. Giám Đốc Nha Viện Trợ là một kỹ sư tốt nghiệp Mỹ. Ông xếp này còn trẻ, chỉ hơn tôi năm, sáu tuổi gì đó. Vì thế, ông có nhiều “sơ suất” và tôi thì cô chuyên viên trẻ, còn hăng tiết vịt nên nhiều lần tranh cãi với xếp.

Tổng Giám Đốc Tổng Nha Kế Hoạch cũng khá trẻ và cũng tốt nghiệp Mỹ. Kỹ sư nông nghiệp. Vì sao ông được cử giữ Tổng Nha Kế Họach, một phạm vi kinh tế. Tôi không biết, tôi cho rằng cả Tổng Giám Đốc Tổng Nha lẫn Giám Đốc Nha Viện Trợ có giây mơ rễ má với ê kíp Hoàng Đức Nhã nên tuy trẻ mà được cử chức vụ khá cao. Với kiến thức học từ sách vở, đam mê lớn nhất thời ấy của mình, tôi ngang tàng và thường tranh luận. Tôi “bẻ” Giám Đốc mình đã đành, tôi còn “bẻ” sang cả Tổng Giám Đốc. Ngày đó Tổng Nha Kế Hoạch có nhiệm vụ kết hợp với mọi chuyên viên của các lãnh vực để soạn thảo “Kế Hoạch bốn năm phát triển kinh tế quốc gia”. Các chuyên viên viết bản dự thảo, đệ trình cho Bộ Kế Hoạch và Phát Triển. Cuối cùng, khi Bộ đồng ý, mới in sách và chính thức thuyết trình trước Quốc Hội. Bản dự thảo thời ấy quay roneo. Tổng Giám Đốc đã “nghía” vào công việc này và tôi đã ‘chê’ ông, tất nhiên là nói lén sau lưng rằng “Làm lớn coi việc lớn. Việc nhỏ có sai sót thì nắm đầu Giám Đốc mà rầy”

Vài lần, tôi ngồi làm việc trong sở tận sáu giờ chiều, Tổng Giám Đốc đi họp về, thấy tôi, ông có phần ngạc nhiên nhưng không nói gì hết. “Cái mặt khó đăm đăm, nghiêm nghiêm nghị nghị, ra vẻ ta đây thiệt khó ưa” Tôi nói như thế về “ông Tổng” với bạn bè Khoa Học khi họ hỏi thăm việc làm mới ra sao. Một lần khác, trời mưa. Một chuyên viên Nha Kế Hoạch từ lầu hai xuống rủ tôi đi mưa. Hôm ấy, tôi ngần ngại vì không là mưa bụi. Bụi để chỉ vừa ướt tóc mai. Bụi lớn thì ngại đường xa ướt áo trinh nguyên. Tôi rủ ngược lại anh cùng tôi chơi đố que diêm. Tôi lấy mười lăm que, xếp thành ba hình vuông. Hình thứ nhất có một que đứng, hình hai thêm que ngang và hình ba là một que chéo. Tổng cộng mười lăm que. Tôi đố anh, lấy đi sáu que, còn lại mười. Anh loay hoay tính toán. Vài chuyên viên khác tò mò đi ngang, cũng tham gia. Rồi lôi cuốn đông hơn. Thật là vui. Chuyên viên của Tổng Nha Kế Hoạch đều có bằng đại học và phân nửa tốt nghiệp nước ngoài. Quý vị còn lấy cả tân toán học ra tính. Các đầu chụm vào nhau bàn tán. Giữa lúc đó, Tổng Giám Đốc đi họp trên bộ về. Thấy cả đám chuyên viên của mình đang chụm đầu, ông ghé vào xem cái gì. Không ai thấy ông trừ tôi vì người ra câu đố đang đứng vòng ngòai cười. Ông la trời khi biết sự việc. Ông hỏi, ai “Ai bầy trò” ? Tôi tỉnh bơ “Dạ, c’est moi” ! Hôm ấy “Chàng Tổng” của tôi từ bi tệ. “Chàng” không la mà chỉ cười và lên lầu. Về bài toán đố, không ai giải được, chủ nhân vênh mặt . . lấy đi các que đứng, ngang và chéo để còn lại các que diêm được xếp thành chữ TEN! Mọi người “Ồ”, phản đối nhưng chủ nhân cũng to họng không kém. Đó là kỷ niệm vui của tôi ở Tổng Nha Kế Hoạch.

Ba mươi bốn năm sau, 2005, tôi gặp lại Ông Tổng thưở xưa trong một hoàn cảnh bất ngờ. Đài Phát Thanh Việt Nam Hải Ngoại tổ chức buổi tiệc gây quỹ cứu trợ Katrina. Xướng ngôn viên giới thiệu Giám Đốc Văn Phòng Tỵ Nạn của chính phủ Hoa Kỳ. Hôm ấy không hiểu điều gì xui khiến, tôi không nói chuyện với bạn bè mà chăm chú nghe. Tiểu sử với “Cựu Tổng Giám Đốc Tổng Nha Kế Hoạch” làm tôi giật mình. Khi ông lên sân khấu, tôi mang máng nhận ra. Đương nhiên, một phóng viên thì phải nhạy bén nên tôi đã đến gặp ông ngay khi bài diễn văn kết thúc. Ông không nhớ tôi dù đã nhắc “Tôi là cô chuyên viên duy nhất của Tổng Nha thời ấy”. Nhưng khi tôi nhắc lại toàn bộ những gì của Tổng Nha, từ cái “chuồng chim cu” đến hai vị Giám Đốc Nha Kế Hoạch và Nha Viện Trợ, cô “thư ký đau tim”, thì ông biết đây là “người cũ” thật.

Dường như một tháng sau, tôi mời Ông đến Đài Truyền Hình Việt Nam Hải Ngoại để cùng “Trò chuyện với Lan Chi” về các chính sách tị nạn của chính phủ Hoa Kỳ. Tôi chưa có bằng lái xe và Ông phải đến đón tôi. Trên đường về, chúng tôi ôn lại vài kỷ niệm xưa. Của “Một thời Tổng Nha”. Tôi được biết sau này qua Hoa Kỳ tu nghiệp từ 1973, Ông đổi hướng đi chuyên ngành kinh tế. Năm 1975, Ông đã giúp chính quyền tiểu bang California về vấn đề giúp thuyền nhân định cư. Rồi từ đó, Ông tiến cao và giữ chức Giám Đốc Văn Phòng Tị Nạn của chính phủ Hoa Kỳ qua hai thời: Bush cha và con.

Tôi viết bài sau buổi thu hình để đăng báo. Khi chuyển, ông sửa một ít rồi một buổi sáng thứ bẩy, ông mất hơn giờ đồng hồ gọi phone để sửa bài cho tôi. Tôi phá ra cười. À ha, tôi nói tiếng Việt thì có lẽ không tệ nhưng những quy tắc khi đánh máy thì very dở ẹt! Có gì đâu, ngày ấy sinh viên, học sinh Việt Nam đâu có được học đánh máy? Viết bài cho báo chí, tôi viết tay và thợ xếp chữ có nhiệm vụ ấy. Khi computer phát triển, tôi không học “bài bản” mà gõ mổ cò và bỏ dấu chấm phẩy rất tùy tiện. Sau này, vài tạp chí lớn đăng bài của tôi, họ kêu trời vì nếu không sửa, dấu chấm của tôi sẽ chạy xuống hàng dưới rất vô duyên. Nhưng hôm ấy, điều làm tôi thú vị là ông xếp ngày xưa của tôi, rất khô khan, cứng, nghiêm, khó chịu bây giờ vẫn nhớ tiếng Việt, nói tiếng Việt lưu loát và còn giữ phong cách Việt. Ông ở Hoa Kỳ bao năm, đang giữ chức vụ khá lớn mà rào đón như sau “Cô Lan Chi, cái dấu chấm này để ngay sau chữ X có lẽ đẹp hơn nhỉ?”

Một ngày mùa hè Virginia. Trời bên ngoài nóng và nắng. Trong sở không thế nhưng đầu tôi nóng. Nóng vì căng thẳng khi phải sửa bài của các nhân viên. Tôi chưa bao giờ phải sửa bài văn của ai. Tôi viết từ bé và viết rất nhanh, ít gò bó trau chuốt. Với tôi, văn chương là son phấn, tôi chỉ chú trọng chuyển đến độc giả ý tưởng của tôi và hình thức tôi coi nhẹ. Tôi cho rằng thời buổi internet mà o bế câu văn như thời Tự Lực Văn Đoàn thì chán quá. Tôi còn “sáng chế” ra kiểu viết văn của riêng tôi. Đó là kiểu ngắn, cực ngắn. Cứ như phim rất ngắn vậy. Đôi khi không đúng văn phạm “truyền thống” gì cả. Không chủ từ, túc từ. Tôi thích vậy vì đọc cho đỡ nhức đầu ở thời buổi internet. Lượng thông tin khổng lồ, nếu ai cũng viết dài ngoằng thì làm sao đọc nổi. Trở lại, giữa cơn nóng đầu vì sửa bài người khác, tôi nghe ông gọi. Thú thực, tôi rất vui khi nghe tiếng Ông. Chả gì, Ông là vị xếp lớn đầu tiên của tôi và quãng thời gian ở Tổng Nha Kế Hoạch tuy ngắn ngủi nhưng kỷ niệm thì thật dịu dàng. Nhớ về Tổng Nha là nhớ những đồng tiền đầu tiên trong đời để từ đó tôi khoác lên mình những mầu áo dài rực rỡ, đường Sài Gòn cuối tuần, đường Thi Sách vòm lá me cao. Trò chuyện vui vẻ. Tôi khoe “À ha, hồi năm ngoái anh phải đón người ta, chứ bây giờ người ta có bằng lái xe rồi nghe, người ta sẽ đón anh để đến Đài Truyền Hình, anh không cần xin địa chỉ của Đài ” Ông cười to “Sao ‘người ta’ giỏi quá vậy, ‘Người ta’ biết lái xe rồi hả, ‘Người ta’ hay quá ha” Tôi phì cười “Ối ông xếp cũ của tôi ơi, sao ngày xưa anh khó ưa quá, cái mặt cứ nghiêm nghiêm, còn bây giờ sao anh nói chuyện hay quá vậy!” “ Cô phải nói là sao tôi còn nhớ tiếng Việt hay vậy!”

Một ngày vui cho mùa hè Virginia. Xếp cũ của tôi- ngày xưa, thật khó ưa, bây giờ thật dễ ưa!

Rừng Gió Virginia 2006

Hoàng Lan Chi

hoanglanchi
#129 Posted : Tuesday, August 2, 2011 8:36:36 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Người Mỹ gốc Việt đoạt giải nhất thời trang nữ trang tại Texas 2011


LGT: Vào ngày 29/6/2011, Jeannie Vianney, người Mỹ gốc Việt vừa đoạt giải nhất của TNTD ( Texas Next Top Designer) tại Texas cho năm 2010-2011. Xin mời quý vị theo dõi buổi nói chuyện giữa Hoàng Lan Chi với nhà thiết kế trẻ này. Jeannie viết trả lời bằng tiếng Anh và chính Jeannie nhờ người dịch tiếng Việt ( Bút Tre Magazine- Arizona. Trích đăng xin ghi rõ nguồn)



Logo của Jeannie







Mẫu nữ trang “đăng ten”






[img]http://i1134.photobucket.com/albums/m611/giao3/phongsu/Jeannie10.jpg" alt=""/>






HLC: Xin chúc mừng Jeannie đã đoạt giải nhất của Texas Next Top Designer. Xin Jeannie cho biết, từ khi bước vào lãnh vực thời trang nữ trang, đây là lần thứ mấy đoạt giải?
Jeannie: I actually have never entered a competition before for my designs. So, this was my first time submitting and presenting my designs before a panel of judge. This competition not only included jewelry designers, but also included clothing, handbags, and accessory designers. There was no separate category for jewelry, so I am very honored to have been chosen as the first jewelry designer chosen as Texas’ Next Top Designer. I am also the first Asian American, as well.


Jeannie: Thật ra từ trước đến nay tôi chưa bao giờ ghi tên tranh một giải thiết kế nào cả. Đây là lần đầu tiên tôi đệ trình và giới thiệu công trình thiết kế của tôi trước một ban giám khảo. Giải nầy không giới hạn vào lĩnh vực thiết kế nữ trang mà còn có sự tham dự của nhiều nhà thiết kế quần áo thời trang, ví xách tay, và hàng trang sức đủ kiểu. Do đó, vì chỉ có một giải nhất chung cho tất cả mọi lĩnh vực thiết kế nên tôi rất danh dự được chọn là người thiết kế nữ trang đầu tiên đoạt giải Nhà Thiết Kế Hàng Đầu Trong Tương Lai của tiểu bang Texas. Ngoài ra, tôi cũng là người Mỹ gốc Á đầu tiên thắng giải nầy.

HLC: trong đêm Gala, Jeannie đã gửi gấm những ý tưởng gì trong bài diễn văn của mình với tư cách là người đoạt giải nhất?
Jeannie: I thanked the judges for the amazing opportunity to have been able to share my designs with them, and that I was very honored to have won.
Jeannie: Tôi cảm ơn ban giám khảo đã cho tôi một cơ hội để chia sẻ công trình thiết kế của tôi với họ, và tôi rất hân hạnh được thắng giải.



HLC: Nữ trang đoạt giải là những loại gì? Và mẫu này Jeannie đã suy nghĩ, tìm tòi và thiết kế trong bao lâu?
Jeannie: My newest collection is called the Dentelle Collection. They feature pieces cast from different lace pieces that I have been collecting for the past couple years. The balance of the design between the delicate lace with the more permanent metal material definitely gives the pieces a modern vintage feel. They’re very classic and timeless. The pieces are made in sterling silver, 14k gold-filled, gold-plated metals, semi-precious stones, and freshwater pearls.
Jeannie: Công trình thiết kế mới nhất của tôi được gọi là Dentelle Collection, hay Mẫu Ren. Đây là những khung nữ trang được hình thành qua các mẫu ren mà tôi đã thu thập trong nhiều năm qua. Sự thăng bằng giữa cái tế nhị của ren và cái mạnh mẽ lâu dài của kim loại mang đến mẫu hàng một sắc thái mới mẻ lẫn trong một phong thái xa xưa. Chúng xem rất cổ điển và vĩnh cửu với thời gian. Chúng được cấu tạo bằng bạc, vàng 14k, vàng mạ, đá quí, và ngọc trai.



HLC: Khi tham gia Gala, Jeannie có tiên đoán được là mình sẽ thắng giải không ?
Jeannie: I actually wasn’t sure if I would win or not. I had a good feeling because I had received some great feedback from the judges saying that my line was different from anything that have seen, but I still did not know if I would win.
Jeannie: Tôi không biết là mình sẽ thắng hay thua. Nhưng tôi có một cảm giác tốt vì ban giám khảo phê bình là các mẫu hàng của tôi rất khác biệt so với những mẫu hàng họ đã biết qua từ trước đến nay, tuy nhiên tôi vẫn không chắc là mình sẽ thắng giải.



HLC: Jeannie bước vào lãnh vực này từ khi nào, nguyên nhân từ đâu vì được biết Jeannie có bằng đại học về điện toán?
Jeannie: After my first corporate job, I realized that I could not see myself working in a 9-5 job that I wasn’t passionate about for the rest of my life. I wanted a profession that was creative and hands on. Designing and making jewelry really satisfied that need. It’s been challenging and amazing at the same time, which really drives me.
Jeannie: Sau khi ra trường, tôi làm cho một công ty điện toán nhưng tôi không thấy cả đời tôi sao có thể làm một công việc từ 9 giờ đến 5 giờ mà trong lòng không một nổi thiết tha. Tôi muốn một nghề đầy sáng tạo và do chính bàn tay mình gầy dựng lên. Thiết kế và tạo nên các món nữ trang thỏa mãn ước vọng đó. Cái khó khăn xen lẫn với niềm thú vị khi vượt qua mọi trở ngại là những động lực giúp tôi hàng ngày.


HLC: mô tả một ngày làm việc của Jeannie với nữ trang? Jeannie lấy nguồn cảm hứng tạo nữ trang mới từ đâu?
Jeannie: A typical workday may involve anything from working with metals, polishing pieces, photo shoots, marketing and press, and utilizing social media. I also just started taking a jewelry CAD class.
I get a lot of my inspiration from my travels around the world. I love to travel and experience the different cultures, art, and architecture. I also love collecting different beads and fabrics from other countries, as well.
Jeannie: Một ngày làm việc điển hình của tôi liên quan đến nhiều việc như thử nghiệm các loại kim khí, đánh sáng nữ trang, chụp hình quảng cáo, liên lạc với các cơ quan truyền thông và các chương trình khuyến mãi, và gia nhập vào các mạng lưới điện thư. Tôi cũng đang tiếp tục học những khóa chuyên về thiết kế nữ trang qua điện toán.
Nguồn cảm hứng khi thiết kế nữ trang đến từ các cuộc du hành quanh thế giới. Tôi rất thích đi du lịch và va chạm với những nền văn hóa, nghệ thuật, và kiến trúc khác biệt. Tôi cũng rất thích thu thập các loại nữ trang và vải vóc của những nước khác.


HLC: Có khi nào Jeannie mất ngủ vì tìm cách thực hiện một mẫu nữ trang mới? Jeannie thường tự thưởng gì cho mình cái gì, mỗi khi nghĩ ra được một mẫu mới và thành công với mẫu nữ trang này?
Jeannie: I actually like to design a lot of my jewelry during the day, just because of the natural lighting. But, when I have a new idea it does make me wake up earlier in anticipation of the creation.
Jeannie: Nói thật ra là tôi thiết kế nhiều mẫu hàng ban ngày vì chúng cần ánh sáng tự nhiên. Nhưng nếu tôi đang có một ý tưởng mới lạ thì chúng cũng làm tôi thức sớm để thực thi ý tưởng đó.


HLC: sau khi thực hiện mẫu mới, ai là người được thử mẫu này trước tiên? Chính cá nhân Jeannie hay là ai? Và sau đó thì Jeannie tìm cách tiếp thị mẫu mới này như thế nào?
Jeannie: I usually do wear a lot of my new designs. I create pieces that I could see myself wearing, as well, as other women around the world who appreciate fine details. My designs can be found on my website and at various boutiques.
Jeannie: Thường thường tôi mang những mẫu hàng do tôi thiết kế. Tôi sáng tạo các mẫu hàng để tôi có thể mang, và để cho những người đàn bà khác trên thế giới nhận thức giá trị tinh tế về chi tiết khi họ mang chúng trên người. ̀Các mẫu hàng do tôi thiết kế được chào bán trên các cửa hàng trên mạng và tại nhiều cửa hàng địa phương.


HLC: Jeannie chú trọng vào vật liệu gì khi thiết kế một mẫu nữ trang mới? Ví dụ vàng, bạc, ngọc, kim loại…? Và đối tượng để đeo nữ trang, Jeannie chú trọng vào giới nào? Trẻ hay sồn sồn, Á hay Âu? Vì khuôn mặt người Châu Á khác Mỹ nên nữ trang cũng sẽ tuỳ theo khuôn mặt?
Jeannie: I use sterling silver metal, 14k gold-filled metal, gold plated metal, semi-precious stones, and freshwater pearls. My jewelry appeals to a large range of women. I don’t focus on any specific culture and my designs can be worn all women.
Jeannie: Tôi dùng bạc, vàng 14k, kim loại mạ vàng, đá quí và ngọc trai. Các món hàng nữ trang của tôi thu hút phần lớn phái nữ không phân biệt văn hóa, tuổi tác và sắc tộc. Tôi không nhắm vào một đối tượng đặc biệt nào cả và hàng tôi thiết kế ai cũng có thể mang.


HLC: Hình thức bán sản phẩm của Jeannie? Nghĩa là bán mẫu mã cho một công ty nữ trang và nêu không có gì trở ngại, Jeannie có thể bật mí cho biết, giá trả cho một mẫu nữ trang mới, khoảng bao nhiêu?
Jeannie: I sell both online and to boutiques around Austin.
Jeannie: Tôi bán qua các cửa hàng trên mạng cùng qua các cửa hiệu địa phương.



HLC: trước khi tạm biệt, xin vài câu hỏi cá nhân, Jeannie qua Mỹ trong trường hợp nào, khi nào? Và Jeannie có những suy nghĩ gì vê quê hương?
Jeannie: I was actually born in the US. My parents moved from Vietnam in the late 1960’s. I visited Vietnam for the first time during New Year’s this past year. It was definitely an eye opening experience to see where my parents came from and how far they have gotten through life here in the US.
Jeannie: Thật ra tôi sanh tại Mỹ. Ba má tôi rời Việt Nam vào khoảng thập niên 60. Lần đầu tiên tôi viếng Việt Nam là vào dịp tết nguyên đán năm vừa qua. Đây là một kinh nghiệm cho tôi thấy đất nước của ba má tôi và cũng cho tôi biết những khó khăn họ đã phải vượt qua khi định cư tại Mỹ.
hoanglanchi
#130 Posted : Wednesday, August 3, 2011 3:33:22 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Gia Long và chỉ Gia Long!

..Các nữ sinh mới của cái gọi là “Trường NTMK” nếu đến tham dự Đại Hội Gia Long Thế Giới - chỉ với tư cách một quan khách, không hơn không kém và họ không có quyền nêu điều đó.

Đại Hội Gia Long là cuả người Gia Long và chỉ cuả người Gia Long, cuả những ai từng học, từng dậy cuả ngôi trường mang tên Gia Long. Và Đại Hôi Gia Long Thế Giới luôn được tổ chức với lá cờ vàng của thuở trước mang tên Gia Long với quốc ca Việt Nam Cộng Hòa.

(Trích HLC)



Không phải ngẫu nhiên mà “cô Bắc kỳ” đuôi gà là tôi lại bước chân vào ngôi trường thường dành cho đa số người miền Nam. Cha tôi, một nhà giáo, có chọn lựa đấy chứ. Một sự chọn lựa "rất oách" là khác. Đó là bỏ cả trường tây Marie Curie đề về thướt tha áo trắng Gia Long. Nôm na là năm đó tôi thi đậu cả hai trường nhưng cuối cùng cha chọn học Gia Long.

Bẩy năm Gia Long với trường đẹp, kỷ luật nghiêm luôn là nỗi tự hào. Tự hào với mọi người đến nỗi bạn trai già thì bĩu môi "Em lại sắp sửa ca con gái Gia Long là số một đấy phải không!" hay con gái tôi "Biết rồi khổ lắm nói mãi, Gia Long của mom là nâm bờ oăn". Quen thuộc với kỷ luật nghiêm minh, chúng tôi không thấy có gì là gò bó. Chính vì thế, tôi vẫn chủ trương "cho vào khuôn phép từ nhỏ".

Thành tích học vấn trong các kỳ thi Trung Học Toàn Quốc hay Tú Tài, Gia Long luôn dẫn đầu. Sự nghiêm khắc từ bà Huỳnh Hưũ Hội đến cô Lê Thị Tỵ là điểm son cho nữ sinh Gia Long. Có người bảo tôi "Sao nghe nói có phong trào CTY". Tôi trả lời " Đúng, ngày đệ tam tôi có nghe phong phanh chuyện đó nhưng nhà trường đã dập tắt ngay tức khắc. Không hề nở rộ như lời đồn ác ý". Chú tôi kể, sau 75, mỗi khi có kỳ thi tuyển nào được tổ chức ở Gia Long, có các giáo sư trường khác đến- cô Tỵ vẫn yêu cầu nam giáo sư để xe ở một khu vực riêng. Tôi tự hào về điều đó. Vì thế, khi thấy Việt Cộng cho nam nữ học chung, tôi rất ghét.

Người Gia Long bỏ nước mà đi như bao người khác nhưng thành công trên xứ người vẫn có và hội Ái Hưũ được thành lập để tương trợ và họp mặt nhau. Từ Hội Aí Hữu từng vùng đến Đại Hội Gia Long Thế Giới hàng niên. Các Giáo Sư, các nữ sinh mà tóc bạc như Thầy quây tụ nhau vui vẻ. Đâu đó, có nguồn tin cho biết sẽ có các nữ sinh của ngôi trường cũ nhưng mang tên mới NTMK cũng sẽ tham dự. Một số Thầy trò lo lắng, nếu mình không phòng ngừa, bất thình lình ai đó đòi tổ chức một lần trong nước thì sao? Tôi trấn an, không, Thầy Trò Gia Long không bao giờ cho phép điều đó. Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam, đẩy bao người ra biển cả tìm tự do, bao vị Thầy yêu nghề phải bỏ nghề, bao nữ sinh ưu tú sống đời u uất thì không bao giờ có chuyện đó. Các nữ sinh mới của cái gọi là “Trường NTMK” nếu đến tham dự Đại Hội Gia Long Thế Giới - chỉ với tư cách một quan khách, không hơn không kém và họ không có quyền nêu điều đó. Nếu muốn, họ tự tổ chức lấy trong nước, bao gồm các người như họ. Các cựu giáo sư Gia Long cũ vì vài lý do còn kẹt lại Việt Nam nếu muốn gặp đồng nghiệp, học trò Gia Long cũ đang sinh sống tại hải ngoại thì cứ ra nước ngoài nếu có điều kiện. Ngược lại, không điều kiện tài chánh thì tôi nghĩ rằng các vị cũng không đòi hỏi phải tổ chức trong nước. Sự tổ chức Đại Hội Gia Long trong nước là điều phi lý vì trường xưa đã mất tên.

Có giáo sư cũng e ngại, ngộ nhỡ nữ sinh và giáo sư cũ từ Việt Nam đến dự yêu cầu không được treo cờ vàng vì họ sợ khi trở về bị khó dễ nếu đứng dưới lá cờ ấy. Tôi cũng trấn an, không, nếu quý thầy cô và nữ sinh cũ ấy cảm thấy e ngại thế thì không nên tham dự vì Đại Hội Gia Long là phải có quốc kỳ, quốc ca của thuở Gia Long…

Bây giờ là muà hè. Trời Virginia rực rỡ nắng chan hoà. Ôi nắng đẹp miền Nam yêu dấu cuả chúng ta, nắng trải con đường" Bonard” trong sân trường Gia Long…

Đại Hội Gia Long là cuả người Gia Long và chỉ cuả người Gia Long, cuả những ai từng học, từng dậy cuả ngôi trường mang tên Gia Long. Và Đại Hôi Gia Long Thế Giới luôn được tổ chức với lá cờ vàng của thuở trước mang tên Gia Long với quốc ca Việt Nam Cộng Hòa.

Gia Long và chỉ Gia Long!



Hoàng Lan Chi


hoanglanchi
#131 Posted : Friday, August 5, 2011 12:42:58 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Một Thời "Tổng Nha Kế Hoạch"

Vào khoảng 1967 trở đi, sau vụ Tết Mậu Thân, chiến tranh ngày càng khốc liệt và “hàng hàng lớp lớp người ra đi”. Trong “hàng hàng lớp lớp chưa về, hàng hàng nối tiếp câu thề”, tôi đoán có lẽ không có nhiều những người thuộc thành phần sinh viên. Thuở ấy, rớt là đi lính. Vì thế mới có bài thơ não nùng của Nguyễn Tất Nhiên “Anh hỏng tú tài, anh đợi ngày đi. Đau lòng anh muốn khóc…”. Còn nữ sinh viên như chúng tôi thì vui. Đi học là vui. Nhưng khi học xong, tìm việc làm thì không vui tí nào.

Người nào có cha mẹ, họ hàng “gốc” hay quen biết thì dễ có việc. Họ hàng gia đình tôi là nhà giáo cũng có học trò này nọ nhưng cha tôi không thích nhờ cậy ai và tôi tự đi tìm việc. Mới xin hai nơi không xong, tôi buồn tình và viết bài “Ba lần văn bằng cử nhân đi xin việc làm” đăng trên báo Chính Luận, mục “Chuyện Phiếm”. Ngày xưa Chính Luận là một tờ báo thuộc loại khá “cao cấp” và có số phát hành cao. Sau khi báo đăng vài ngày thì tôi nhận đuợc thư của Giám Đốc Nha Viện Trợ thuộc Tổng Nha Kế Hoạch mời đến.

Tổng Nha nằm trên đường Lê Thánh Tôn, đoạn gần Thi Sách. Giám Đốc của tôi là một chàng Kỹ Sư trẻ tuổi (chỉ hơn tôi năm tuổi) nhưng không đẹp trai tí nào. Đã thế còn có tật xức nước hoa thiếu điều như tắm. Chỉ cần ông ta sắp đi tới là ai cũng biết vì mùi nuớc hoa của chàng đã đi tiền trạm rồi. Dũng, Trần Hữu Dũng, người miền Nam, Kỹ sư Điện từ Mỹ về là tên của Giám Đốc Nha Viện Trợ. (1) Tiếp tôi, KS Dũng nêu yêu cầu là tôi phải viết một tài liệu có tên là “Các chương trình viện trợ của quốc tế cho Việt Nam”. KS Dũng cũng nói cho biết mức lương và vài điều thông thường khác. Thú thật, ngày đó Việt Nam chưa phát triển như bây giờ nên tài liệu về các công ty không phong phú. Các kỹ năng phỏng vấn xin việc cũng chưa có tài liệu nhiều như bây giờ. Tôi lại là người được mời nên hoàn toàn không biết tí gì về Tổng Nha Kế Hoạch. Cũng may KS Dũng chỉ nói sơ sơ và không phỏng vấn đúng mức theo kiểu thông thường.

Tổ chức, sắp xếp nói chung là “phòng hành chánh” của TNKH, tôi không biết. Tôi hình dung rằng TNKH không lớn thì Tổng Giám Đốc phải biết Tổng Nha có nhân viên mới và người tuyển dụng tôi có nhiệm vụ giới thiệu. Trên thực tế, KS Dũng không hề làm thế. Tôi đi làm, ngồi vào bàn của mình, chỉ biết mỗi người ngồi bàn cạnh là cùng Nha Viện Trợ, ngoài ra tôi “mù tịt” hết. Tôi bơ vơ, bỡ ngỡ và lặng thinh. Hôm sau, một ông chuyên viên tướng tá cũng có vẻ cao ráo, mặt mày coi bộ cũng “bảnh bao” đến làm quen, hỏi tôi này nọ và sau đó anh dắt tôi đi giới thiệu với “Tổng Nha”. Qua anh, tôi mới biết “Tổng Nha” có hai Nha: Kế Hoạch và Viện Trợ. Tổng Giám Đốc Nguyễn Văn Hành, Kỹ sư Nông Nghiệp, người Nam. Phó Tổng Giám Đốc kiêm Giám Đốc Nha Kế Hoạch, Trần Lương Ngọc và “boss” của tôi, Trần Hữu Dũng, Giám Đốc Nha Viện Trợ. Đa số chuyên viên Nha Kế Hoạch là người Bắc. Chuyên viên Nha Viện Trợ ít người hơn.


Lê Quang Toản ngày xưa


Vào thời gian đó ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng vấn đề kỳ thị “Nam Bắc” là có. Có lẽ khi mời, KS Dũng không đoán được tôi là người Bắc! Nếu biết chắc hẳn ông ta đã không mời vì coi bộ ông này đầu óc “kỳ thị” khá nặng. Ngược lại cá nhân tôi cũng có vẻ ‘”kỳ thị” khi tôi ưa thích chơi với con trai Bắc hơn. Vì thế khi vào Tổng Nha, tuy là nhân viên Nha Viện Trợ nhưng cuối cùng tôi “chạy tọt” qua Nha Kế Hoạch! Bên này người Bắc chiếm đa số. Tôi có cảm tưởng cùng một Tổng Nha nhưng 2 Nha (Kế Hoạch và Viện Trợ) không ưa nhau. Nhóm nam chuyên viên Kế Hoạch “có vẻ” yêu mến và thân cận với Giám Đốc của họ, và “có vẻ” “không coi Tổng Giám Đốc” ra gì.

Tổng Nha lúc đó toàn nam chuyên viên và một nữ Thư Ký của Phó Tổng Giám Đốc. Cô này nhỏ tuổi nhất và các ông chuyên viên gọi là “Út”. Khi vào, tôi nhỏ tuổi hơn cô và tôi là nữ chuyên viên duy nhất.

Những ngày đầu, tôi nghiên cứu tài liệu và viết rất hăng. Có ngày tôi viết đến 35 trang giấy “pelure” hồng! Tôi thích viết trên giấy “pelure” hồng vì ngày đó tôi yêu mầu hồng nhất. Khi viết truyện gửi các báo, tôi cũng thường viết trên “pelure”.

Lúc đó, Tổng Nha đang soạn thảo cuốn sách “Kế Hoạch 4 năm phát triển kinh tế quốc gia”. Các chuyên viên Nha Kế Hoạch cũng lo viết nhưng có vẻ họ không phải làm việc “bó buộc” lắm, có phần “dễ dãi” là khác. Sở dĩ tôi nói vậy vì khi trời lâm râm, T, anh chuyên viên lại làm quen tôi hay rủ tôi đi mưa! Lần đầu, tôi ngại ngần, T bảo “QG có làm ngày 15 tiếng thì đất nước vẫn thế. Không có gì thay đổi cả!”. Tôi tự ái nên nghe chàng nói vậy, tôi bèn đi. Cho tới bây giờ tôi vẫn còn nhớ những chiều mưa ấy. Một nét của Sài Gòn. Một kỷ niệm của Sài Gòn trong tôi. Lúc đó T đã có nguời yêu. Còn tôi vẫn gọi T cũng như tất cả các chuyên viên nam khác bằng “Ông” và xưng tên QG!

Chúng tôi lang thang từ đường Lê Thánh Tôn sang Thi Sách rồi vòng ra Hai Bà Trưng. Chúng tôi vào “Nhà thờ Đức Bà” và dù cả hai đứa chẳng ai có đạo nhưng cũng quỳ gối cầu xin.

Gió rét từng cơn rét từng cơn
Lòng em gía buốt nỗi ưu phiền
Giáo đuờng chuông đổ nghe ròn rã
Không xoá ưu tư vẫn triền miên

Bạch huệ rung rinh trước ánh đèn
Tượng hình Đức Mẹ đứng trang nghiêm
Đôi tay mở rộng như chào đón
Em vội cúi đầu cúi đầu khẽ cầu xin.

(Hoàng Lan Chi 1963 )


Mấy chục năm sau, chúng tôi hội ngộ ở nhóm mail “Tổng Nha”, anh viết như sau:

“Việc Lan Chi đổi tên làm tôi nhớ đến câu thơ của Shakespeare: A rose, by any other names, would smell as sweet. Tặng QG mấy câu:

Dù Lan Chi hay Quỳnh Giao
Vẫn em đài các thanh cao khác gì
Dù Quỳnh Giao hay Lan Chi
Vẫn là em đoá tường vi yêu kiều

Tôi thích mấy câu thơ này của T lắm. T cũng kể cho cả “group” nghe “Hồi đó khi QG mới vào, thấy ‘cô bé’ này cũng ngồ ngộ, mấy ông thách tôi lại làm quen và tôi đã thắng chầu cà phê “Cô Ký Điệu”. Cà phê “Cô Ký Điệu” là quán cà phê trên đường Thi Sách gần Tổng Nha. Tôi thấy chủ quán cũng có vẻ “điệu” thật! .

Trở lại với Tổng Nha. Một lần tôi còn ngồi viết đến 6 giờ chiều thì Tổng Giám Đốc đi họp trên Bộ về. Vào Tổng Nha, phải đi ngang khu tôi làm việc mới lên lầu được, ông có vẻ ngạc nhiên khi thấy cô chuyên viên trẻ còn ngồi đó. Cũng mấy chục năm sau tôi hội ngộ ông ở Virginia trong một dịp hết sức tình cờ. Lúc này ông đổi tên từ Nguyễn Văn Hành sang Nguyễn Văn Hạnh và đang giữ chức Tổng Giám Đốc Văn Phòng Tị Nạn cho chính phủ “Bush con”. Thời “Bush cha”, ông cũng giữ chức vụ này và khi Bill Clinton lên thì ông về Cali dạy học. Đến kỳ sau, “Bush con” lại bổ nhiệm ông. Tôi đã viết một bài về ông “Ông xếp của tôi ngày xưa và bây giờ”. Trong đó tôi nói rằng ngày xưa ông “khó ưa” bao nhiêu thì bây giờ “dễ ưa” bấy nhiêu!


TS Nguyễn Văn Hạnh, nguyên Tổng Giám Đốc Tổng Nha Kế Hoạch (1971)


Một lần khác, trời mưa và T cũng rủ tôi đi mưa nhưng mưa hơi lớn, tôi ngại ngần. Cuối cùng tôi đề nghị ở nhà chơi đố que tăm! Tôi ra đề, có 15 que, rút 6 còn 10. Tôi xếp các que tăm thành các hình vuông. 3 hình vuông có 4 cạnh là 4 que. Hinh 1 thêm 1 que gạch đứng ở giữa, hình 2 thêm 1 que gạch ngang ở giữa và hình cuối là 1 gạch chéo ở giữa. Hôm đó Tổng Giám Đốc đi họp nên cuộc thi lôi kéo gần như hầu hết các ông. Buồn cười, nam chuyên viên của Tổng Nha, đa số đại học và có người còn tốt nghiệp đại học nước ngoài mà không ai giải ra. Có ông còn đem tân toán học ra nghiên cứu. Trong lúc các ông đang chụm đầu vào giải thì bất thình lình Tổng Giám Đốc về. Đi ngang khu làm việc của tôi thấy mọi người đang chúm đầu, ông tò mò ghé coi. Ổng hỏi “Ai ra đề” Tôi cười. “Thưa ông xếp, c’est moi!” Ông chả nói gì lẳng lặng lên lầu. Sau đó, khi mọi người chịu thua, tôi chỉ việc rút 3 que ở hình 1, 1 que ở hình 2 và 2 que ở hình 3, để ra chữ TEN! Các ông la chói lói bảo tôi “ăn gian”!




3 hình vuông, mỗi hình 5 que tăm. Hình 1 có que đứng, hình 2 có que ngang, hình 3 có que chéo.




Rút 6 que, còn lại chữ TEN


Mỗi khi viết xong một chương, tôi đều nộp cho KS Dũng coi. Thật tình công nhận Dũng cũng hiền. Một lần, tôi gọi cho Dũng khi tôi đang ở dưới nhà chỉ để hỏi cái gì đó. Hôm sau lên lầu gặp, Dũng chỉ “Lần sau cô lên gặp tôi nhé. Hôm qua tôi đang họp mà phải trả lời điện thoại”. Lần khác, tôi làm mô hình dưới dạng “plan” (sơ đồ) nhìn rất rõ ràng. Khi đem lên, Dũng gật gù khen nhưng sau đó Dũng sửa! Trời ạ, ông ta là kỹ sư du học Mỹ về điện nên mấy cái này có vẻ không hay. Cái sơ đồ của ông ta dài ngoằng. Tôi bảo “Cái này làm sớ Táo Quân được đó ông Dũng ơi”! Một lần khác, Dũng gọi điện thoại phàn nàn là tôi …tiếp bạn. Tôi tức lắm, hầm hầm đi lên lầu gặp boss và cự:
-Tôi không thường xuyên tiếp bạn. Nay anh bạn tôi nghe nói Tổng Nha có kế hoạch tuyển chuyên viên. Anh ta vô đây và tình cờ gặp tôi. Anh ta hỏi thăm tình hình. Tôi chỉ mới tiếp anh ta chưa tới 5 phút. Còn mọi ngày có khi tôi ngồi làm việc đến hơn 6g chiều thì ô Dũng nghĩ sao?
-Thì tôi …nhắc nhở cô vậy thôi.

Thuở đó mới ra trường còn “hung hăng con bọ xít” và tính nết cũng “con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh!” (Bố tôi có tiếng là cương trực thẳng thắn) tôi dám nói với Dũng như sau:

-Ông Dũng, bây giờ tôi là nhân viên của ông. Ông là xếp của tôi.Nhưng ông có nghĩ sau này tình trạng trái ngược có thể xảy ra không?

Giám đốc trẻ của tôi ngớ người trong mấy giây. Chắc hẳn chàng ta không ngờ “con bé” dám nói như vậy. Nhưng cũng ngộ nghĩnh, ông ta lại cười cười:
-Có thể chứ.

Nói nào ngay, hồi đó tôi cũng ỷ mình nhỏ nhất và được đám chuyên viên nam cưng nên cũng hơi làm tàng!

Một lần khác, tôi cũng “cự” Dũng tỉnh bơ. Nguyên uỷ thế này, tôi và PĐP có trao đổi cho nhau xem, thơ của mình. Một hôm, ông tống thơ văn đem cho tôi giấy tờ. Đó là một tờ giấy trên đó chép 2 bài thơ: một của tôi và một của PĐP. Bên ngoài là một mẫu giấy in sẵn của Tổng Nha. Trên tờ này, KS Dũng đánh dấu “croix” vào ô (Gửi trả lại đương sự). Tôi “hầm hầm” đi lên lầu gặp Dũng:
-Ông Dũng, xin ông giải thích cho tôi biết vì sao có chuyện này?
-Tôi thấy tờ giấy đó trên bàn làm việc của tôi, tôi nghĩ là của cô, tôi trả lại cho cô.
-Thưa ông Dũng, tờ giấy đó là của tôi thật nhưng một kẻ nào đó đã “ăn cắp” và bỏ trên bàn ông. Tôi nghĩ ông thừa thông minh để đoán được điều đó. Nếu tôi là ông, một là tôi vứt vào sọt rác, hai là kêu tôi lên và đưa tận tay cho tôi. Vì đây không phải là một văn thư chính thức hay giấy tờ gì đó của sở mà ông giao cho tống thơ văn đưa cho tôi!

KS Dũng ngớ người nhìn tôi giây lát. Có lẽ Dũng không ngờ tôi “nổi giận” như vậy. Nhưng tôi cũng không hiểu nổi Dũng nghĩ gì khi thấy tờ giấy đó trên bàn mình lại sai tống thơ văn đưa tôi?

Sau 3 tháng làm ở Tổng Nha, tôi đã viết xong tài liệu viện trợ cho Nha Viện Trợ của tôi. Hiện giờ tôi còn giữ được kỷ niệm này. Đó là bản thảo viết trên giấy pelure hồng, xanh “Chính sách viện trợ của quốc tế cho Việt Nam”.

Viết xong tài liệu, tôi ngồi chơi. Thế là viết báo. Tôi viết bài “Tốt nghiệp cử nhân khoa học đi làm kinh tế”. Trong đó tôi trào phúng: nào là Kỹ sư Điện Tử làm Giám Đốc Nha Viện Trợ, (ám chỉ Trần Hữu Dũng) Kỹ sư Sinh Học thì làm viện trợ (một ông cùng nha Viện trợ với tôi ) và Cử Nhân Hoá (tức là tôi) thì làm chuyên viên viết lách, Tổng Giám Đốc là Kỹ sư Nông Nghiệp. Bài tôi gửi đăng trên báo Sống của Chu Tử. Hồi đó báo Sống cũng nổi tiếng lắm. Giời ạ, báo đăng làm rúng động cả Tổng Nha! Bộ Kế Hoạch (coi như cấp trên của chúng tôi) quê quá (vì bài báo nói theo kiểu sử dụng nhân tài sái chỗ) điện xuống Tổng Nha hỏi QG là cô nào!

Khoảng gần tháng sau đó, tôi bị “biệt phái” qua Nha Kế Hoạch và làm việc với ô Tô Ngọc Lỷ. Thật tình lúc này tôi cũng không nhớ công việc của tôi lúc qua Kế Hoạch là gì. Có lẽ linh tinh tạp nham đủ thứ thì phải. Ông “xếp nhỏ” Tô Ngọc Lỷ này rất “cưng” cô chuyên viên trẻ. Mấy chị thư ký làm việc hợp đồng (vì công việc viết Kế Hoạch 4 năm phát triển kinh tế quốc gia cần thêm nhân lực) cũng rất mến cô em. Lúc đó Tổng Nha đang tập trung viết cuốn “Kế Hoạch 4 năm phát triển kinh tế quốc gia” và đã tuyển thêm chuyên viên cũng như thư ký. Ông Phó Tổng Giám Đốc Trần Lương Ngọc kể lại cho tôi biết là:

“Thời ông Ngô Đình Diệm, Tổng Nha Kế Hoạch rất mạnh, trực thuộc trực tiếp Tổng Thống. Lúc đó nguồn việc trợ của nước ngoài phải qua Bộ Kế Hoạch để điều phối. Qua đệ nhị cộng hoà, vai trò của Kế Hoạch không còn như trước mà tập trung vào Bộ Kinh Tế, Bộ Tài Chánh và Tổng Nha Ngân Sách Quốc Gia. Từ khoảng 1970, để có nền kinh tế tự túc tự cường, Tổng Nha Kế Hoạch có nhiệm vụ liên lạc với các Bộ, Ngành để soạn thảo “Kế Hoạch 4 năm phát triển kinh tế quốc gia. Để làm được điều này, các chuyên viên Tổng Nha phải liên lạc với Bộ/Ngành. Các nơi này có người của họ hay cố vấn. Và khi họ viết, chuyên viên Tổng Nha có nhiệm vụ “điều phối viên”. Sách soạn xong, đệ trình Quốc Hội và sau khi Quốc Hội phê chuẩn, Kế Hoạch Phát Triển Quốc Gia sẽ được thực thi.

Trên nguyên tắc thì vậy. Thực tế thì thời chiến tranh, Phủ Tổng Thống có nhiều điều khác phải quan tâm. Nguồn viện trợ ít ỏi còn lại và tổng sản lượng quốc gia trực thuộc Bộ Kinh Tế cùng Tài Chánh, Tổng Nha Ngân Sách Quốc Gia. Vì thế kế hoạch chào đời năm 1971 nhưng vẫn chưa được xúc tiến.”



Khi tôi vào làm thì Tổng Nha đang “viết Kế Hoạch”. Sau đó tôi nghỉ Tổng Nha, về lại Khoa Học, học Cao Học và vào làm ở Ban Vật Lý Địa Cầu cho đến ngày mất nước. Tôi còn nhớ vài tháng sau khi tôi nghỉ Tổng Nha, “xếp nhỏ” Tô Ngọc Lỷ có đến Khoa Học tìm tôi. Anh đưa cho tôi cuốn “Kế Hoạch 4 năm phát triển kinh tế Quốc Gia” trong đó có tên tôi ĐTQG với “expert”. Anh “kể công” với tôi là anh phải tranh đấu để có tên tôi vì có người nói rằng tôi là chuyên viên của Nha Viện Trợ chứ không phải Nha Kế Hoạch. Tôi hỏi anh “kể” thế nào thì anh nói “Tôi kể là cô Quỳnh Giao cũng có thời gian làm Nha Kế Hoạch vậy. Đó là thời gian cô biệt phái qua với tôi đó”.

Dù sao cũng cám ơn “xếp nhỏ” Tô Ngọc Lỷ. Nhờ “xếp nhỏ” tôi có chút kỷ niệm với Tổng Nha. Mấy chục năm sau, khi vô tình bắt liên lạc lại với Bác Phó (từ “âu yếm” mà đám chuyên viên chúng tôi gọi ông Phó Tổng Giám Đốc Trần Lương Ngọc), tôi scan 2 trang của cuốn sách này, một trang có tên “Bác Phó” và một trang có tên tôi. Khi nhận, “Bác Phó” cảm động lắm, ông viết như sau:

Trang giấy năm xưa ngả sắc vàng
Nhuốm mầu kỷ niệm buổi xuân sang
Gợi niềm thương nhớ thời vang bóng
Mộng cũ tình xưa sương khói tan

Đúng vậy, trang giấy đã ố mầu vàng nhưng chứa đầy kỷ niệm trong đó. Tôi viết đáp lại “Bác Phó”:

Mái tóc sương pha, chiều cố quốc
Gặp nhau xứ lạ-nhắc chuyện xưa
Một giấc Nam kha bừng tỉnh giấc
Hoài cố nhân ơi Việt Nam hờ
.


Bác Phó Trần Lương Ngọc , Phó Tổng Giám Đốc, thứ hai từ dưới lên


Hoàng Lan Chi ( Đinh Thị Quỳnh Giao hàng thứ 2 từ trên xuống)



Trần Lương Ngọc ngày trước


Trần Lương Ngọc bây giờ (bìa phải)


Lan Chi của thuở một nghìn chín trăm hồi đó




Và Lan Chi của một nghìn chín trăm bây giờ!


Thời gian làm ở Tổng Nha ngắn ngủi chỉ vài tháng và lẽ ra sẽ ngủ quên nếu không có vụ tôi gặp lại Tổng Giám Đốc Tổng Nha Nguyễn văn Hạnh vào năm 2005 tại Virginia. Tôi phỏng vấn ông cho chương trình “Trò Chuyện Với Lan Chi” của Truyền Hình VNHN ở Hoa Thịnh Đốn. Đương nhiên ông không nhớ tôi, nhưng khi tôi nhắc lại cảnh vật và tên người thì ông biết đây là người thực. Qua buổi phỏng vấn ông, được biết chính phủ Hoa Kỳ cấp một ngân khoản khá lớn cho “Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển BPSOS” trong vụ “bão Katrina”, tôi bèn “mò” đến phỏng vấn Giám Đốc NĐT của tổ chức này. Và sau buổi phỏng vấn đó, NĐT mời tôi phụ trách “media” cho BPSOS.

Cũng từ “cơ duyên” với Nguyên Tổng Giám Đốc Tổng Nha Kế Hoạch Nguyễn Văn Hạnh, tôi đã phỏng vấn TS Nguyễn Tiến Hưng khi ông ra mắt sách “Khi đồng minh tháo chạy” tại Hoa Thịnh Đốn. Lý do, tôi “ưu ái” vì tôi được biết Nguyễn Tiến Hưng là Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch (nhưng có lẽ vào giai đoạn sau khi tôi không làm ở Tổng Nha Kế Hoạch nữa). Năm tôi phỏng vấn TS Nguyễn Tiến Hưng là năm 2005. Khi đó tôi đến nhà hàng của một người con của TS Hưng dự buổi “gặp gỡ thân mật giới truyền thông” của ông Hưng trước khi ông ra mắt sách chính thức. Năm ấy tôi dự với tư cách phóng viên của Tuần San Sóng Thần và của Đài Phát Thanh VNHN. Tôi còn nhớ ở đây lần đầu tôi gặp nhà văn Uyên Thao cùng nhà thơ Hoàng Song Liêm.

Ít lâu sau TS Nguyễn Tiến Hưng lại tổ chức một buổi gặp gỡ truyền thông. Ông gọi cho tôi và mời. Tôi bảo tôi không có xe. TS Hưng lúc đó rất dễ thương, ông bảo “Cho địa chỉ đi, anh lại đón Lan Chi”. Sau đó, tôi khá ngạc nhiên khi thấy lại đón tôi là …bà xã ông lái xe còn ông ngồi cạnh! Vì tôi cứ đinh ninh “phép lịch sự” là đàn ông phải lái xe cơ! Ông xếp tôi ngồi cạnh vợ chồng ông. Vì những cái “dễ thương” này, sau đó tôi giới thiệu sách ông cả trên Sóng Thần, Đài Phát Thanh và internet. Cũng tại buổi tiệc này, lần đầu tôi gặp Đào Trường Phúc, người làm tờ báo “Phố Nhỏ”, một tờ báo “khá ngon” là ..phải trả tiền trước để đăng rao vặt! Đào Trường Phúc là một người làm báo giỏi ở Virginia. Tờ “Phố Nhỏ” thuộc loại “khá”. Sau này, tôi khá “bực bội” khi thấy TS Nguyễn Tiến Hưng chào đời cuốn “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu”.




Bà Nguyễn Tiến Hưng- Hoàng Lan Chi ( 2005)


Vì “những dây mơ rễ má” đó với “kế hoạch” mà sau này tôi viết bài để rồi một cơ duyên khác, tình cờ đẩy đưa cho tôi gặp lại nhóm “Tổng Nha”. Đó là vào năm 2007 gì đó, anh Đàm Trung Phán gửi bài tôi viết về ca sĩ Hà Thanh với Nguyễn Văn Đông cho nhóm CP của anh (Nhóm CP là Colombo Plan, gồm các vị du học bằng học bổng Colombo, ở Úc và Tân Tây Lan) vì có Trần Kiêm Tịnh (hy vọng tôi không nhớ sai!) ở trong nhóm. Anh Tịnh là anh ruột Hà Thanh (HT là Trần Kiêm Lục Hà). Anh Tịnh khen rồi cảm ơn rối rít gì đó, tôi quên rồi. Nhưng từ những mail qua lại, một ông trong nhóm CP tò mò “theo dấu chân người”! Khi đọc một bài viết của tôi ở web Mạch Sống, “30 năm nhìn lại”, thấy kể rằng Hoàng Lan Chi đã từng làm việc ở Tổng Nha Kế Hoạch, “ông này” rất ngạc nhiên. Lục tung trí nhớ, ông cũng không tìm ra nổi tông tích. Thế là ông viết mail cho nhóm nhỏ CP hỏi cái gì đó. Tôi nhận ra đấy chính là “Bác Phó” ngày xưa!. “Bác Phó” là từ mà hồi đó nhóm chuyên viên dùng để gọi ông Phó Tổng Giám Đốc Trần Lương Ngọc. Tôi cho phone. Ông Phó gọi cho tôi ngay để truy tìm. Có có thể lúc đó ông ngỡ ...Hoàng Lan Chi “giả mạo” chuyên viên Tổng Nha lắm! Tôi phá ra cười khi nghe ông Phó nói rằng ông đã hỏi mọi chuyên viên, không ai biết Hoàng Lan Chi cả. Làm sao mà biết được vì HLC chỉ là bút hiệu! Sau khi trò chuyện một giờ, thì ông Phó đã nhớ lại. Gì chứ cái vụ cô chuyên viên viết bài đăng báo “Sống” để Bộ Kế Hoạch phải “hỏi tội” Tổng Nha Kế Hoạch thì ông nhớ.

Một thời gian sau tôi viết bài “Bác Phó của tôi” đăng nhiều báo. Tôi đưa link của Việt Nam Nhật Báo ở San Jose cho “Bác Phó”. Bác Phó thích lắm, giới thiệu đến nhóm Tổng Nha của bác. Thế là từ đó tôi “gặp” lại một số anh chuyên viên Tổng Nha cũ. Trong nhóm, sau này có thêm nhóm chuyên viên “trẻ’ mới vào Tổng Nha khoảng 72-73 hay 75…

Riêng ông boss đầu đời của tôi, Trần Hữu Dũng, một lần vô tình tôi “gặp” ở net. Một trang web riêng nhưng hỡi ôi, đọc một lần, tôi không muốn quay trở lại. Dũng, qua web, là người khá “thiên tả”. “Hắn” đang về nguồn. Tôi mong “hắn” về, vỡ mặt và tôi chờ lúc hắn “tỉnh ngộ”.

Nhóm Tổng Nha chúng tôi còn anh Từ Trì, đang ở Pháp, hiện giờ là Phó Chủ Tịch Văn Bút Châu Âu gì đó. Anh rời Tổng Nha trước khi tôi vào làm. Văn Từ Trì nhẹ nhàng nhuốm hơi hướng nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Bác Phó làm thơ hay một cây. Lê Quang Toản, anh bạn cũ nghe nói thơ cũng lai láng và anh Chu Vũ Lộc, cũng hồn thơ bay bổng.

Uớc gì chúng tôi được cùng nhau trở về chốn cũ, thềm xưa để cùng nhớ về một Tổng Nha Kế Hoạch ngày nào.

Hoàng Lan Chi



Bài “Bác Phó của tôi” ở link sau:

http://www.vietnamdaily....x.php?c=article&p=44954

Những bài cùng chủ đê về “ngày ấy”:

Gia Long ngày ấy: http://hoanglanchi.com/?p=828
Sài Gòn ngày ấy: http://hoanglanchi.com/?p=920#more-920
Một thuở sinh viên: http://hoanglanchi.com/?p=849#more-849



(1) Kỹ Sư Trần Hữu Dũng sau này du học Mỹ và tốt nghiệp Tiến sĩ. Một lần vô tình tôi biết được web của Trần Hữu Dũng. Tôi không muốn nói tới Dũng nữa vì qua web, cho thấy Dũng có vẻ “thiên tả” khá nặng!
(2) Thời tôi vào làm Tổng Nha, Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch là Lê Tuấn Anh. Sau khi tôi rời Tổng Nha, vào khoảng 1972, TGĐ Nguyễn Văn Hạnh du học Mỹ, người thay thế là Phó Tổng Giám Đốc Trần Lương Ngọc. Tiếp đó là ô Cung Tiến (Nhạc Sĩ tác giả bài Thu Vàng) giữ chức Tổng Giám Đốc một thời gian ngắn. TS Nguyễn Tiến Hưng ( tác giả “Khi đồng minh tháo chạy”) về làm Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch có lẽ vào khoảng 1973 gì đó.

hoanglanchi
#132 Posted : Sunday, August 7, 2011 9:43:37 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Gia Long và chỉ Gia Long!

Các nữ sinh mới của cái gọi là “Trường NTMK” nếu đến tham dự Đại Hội Gia Long Thế Giới - chỉ với tư cách một quan khách, không hơn không kém và họ không có quyền nêu điều đó.

Đại Hội Gia Long là cuả người Gia Long và chỉ cuả người Gia Long, cuả những ai từng học, từng dậy cuả ngôi trường mang tên Gia Long. Và Đại Hôi Gia Long Thế Giới luôn được tổ chức với lá cờ vàng của thuở trước mang tên Gia Long với quốc ca Việt Nam Cộng Hòa.

(Trích HLC)



Không phải ngẫu nhiên mà “cô Bắc kỳ” đuôi gà là tôi lại bước chân vào ngôi trường thường dành cho đa số người miền Nam. Cha tôi, một nhà giáo, có chọn lựa đấy chứ. Một sự chọn lựa "rất oách" là khác. Đó là bỏ cả trường tây Marie Curie đề về thướt tha áo trắng Gia Long. Nôm na là năm đó tôi thi đậu cả hai trường nhưng cuối cùng cha chọn học Gia Long.

Bẩy năm Gia Long với trường đẹp, kỷ luật nghiêm luôn là nỗi tự hào. Tự hào với mọi người đến nỗi bạn trai già thì bĩu môi "Em lại sắp sửa ca con gái Gia Long là số một đấy phải không!" hay con gái tôi "Biết rồi khổ lắm nói mãi, Gia Long của mom là nâm bờ oăn". Quen thuộc với kỷ luật nghiêm minh, chúng tôi không thấy có gì là gò bó. Chính vì thế, tôi vẫn chủ trương "cho vào khuôn phép từ nhỏ".

Thành tích học vấn trong các kỳ thi Trung Học Toàn Quốc hay Tú Tài, Gia Long luôn dẫn đầu. Sự nghiêm khắc từ bà Huỳnh Hưũ Hội đến cô Lê Thị Tỵ là điểm son cho nữ sinh Gia Long. Có người bảo tôi "Sao nghe nói có phong trào CTY". Tôi trả lời " Đúng, ngày đệ tam tôi có nghe phong phanh chuyện đó nhưng nhà trường đã dập tắt ngay tức khắc. Không hề nở rộ như lời đồn ác ý". Chú tôi kể, sau 75, mỗi khi có kỳ thi tuyển nào được tổ chức ở Gia Long, có các giáo sư trường khác đến- cô Tỵ vẫn yêu cầu nam giáo sư để xe ở một khu vực riêng. Tôi tự hào về điều đó. Vì thế, khi thấy Việt Cộng cho nam nữ học chung, tôi rất ghét.

Người Gia Long bỏ nước mà đi như bao người khác nhưng thành công trên xứ người vẫn có và hội Ái Hưũ được thành lập để tương trợ và họp mặt nhau. Từ Hội Aí Hữu từng vùng đến Đại Hội Gia Long Thế Giới hàng niên. Các Giáo Sư, các nữ sinh mà tóc bạc như Thầy quây tụ nhau vui vẻ. Đâu đó, có nguồn tin cho biết sẽ có các nữ sinh của ngôi trường cũ nhưng mang tên mới NTMK cũng sẽ tham dự. Một số Thầy trò lo lắng, nếu mình không phòng ngừa, bất thình lình ai đó đòi tổ chức một lần trong nước thì sao? Tôi trấn an, không, Thầy Trò Gia Long không bao giờ cho phép điều đó. Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam, đẩy bao người ra biển cả tìm tự do, bao vị Thầy yêu nghề phải bỏ nghề, bao nữ sinh ưu tú sống đời u uất thì không bao giờ có chuyện đó. Các nữ sinh mới của cái gọi là “Trường NTMK” nếu đến tham dự Đại Hội Gia Long Thế Giới - chỉ với tư cách một quan khách, không hơn không kém và họ không có quyền nêu điều đó. Nếu muốn, họ tự tổ chức lấy trong nước, bao gồm các người như họ. Các cựu giáo sư Gia Long cũ vì vài lý do còn kẹt lại Việt Nam nếu muốn gặp đồng nghiệp, học trò Gia Long cũ đang sinh sống tại hải ngoại thì cứ ra nước ngoài nếu có điều kiện. Ngược lại, không điều kiện tài chánh thì tôi nghĩ rằng các vị cũng không đòi hỏi phải tổ chức trong nước. Sự tổ chức Đại Hội Gia Long trong nước là điều phi lý vì trường xưa đã mất tên.

Có giáo sư cũng e ngại, ngộ nhỡ nữ sinh và giáo sư cũ từ Việt Nam đến dự yêu cầu không được treo cờ vàng vì họ sợ khi trở về bị khó dễ nếu đứng dưới lá cờ ấy. Tôi cũng trấn an, không, nếu quý thầy cô và nữ sinh cũ ấy cảm thấy e ngại thế thì không nên tham dự vì Đại Hội Gia Long là phải có quốc kỳ, quốc ca của thuở Gia Long…

Bây giờ là muà hè. Trời Virginia rực rỡ nắng chan hoà. Ôi nắng đẹp miền Nam yêu dấu cuả chúng ta, nắng trải con đường" Bonard” trong sân trường Gia Long…

Đại Hội Gia Long là cuả người Gia Long và chỉ cuả người Gia Long, cuả những ai từng học, từng dậy cuả ngôi trường mang tên Gia Long. Và Đại Hôi Gia Long Thế Giới luôn được tổ chức với lá cờ vàng của thuở trước mang tên Gia Long với quốc ca Việt Nam Cộng Hòa.

Gia Long và chỉ Gia Long!



Hoàng Lan Chi


hoanglanchi
#133 Posted : Tuesday, August 9, 2011 12:52:27 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Hậu sinh “khả ố”


Năm 2006, tôi làm Chủ Bút cho Nguyệt san Mạch Sống của Ủy Ban Cứu Người Vựot Biển. Tôi viết một lá Thư Chủ Bút. Trong đó, tôi giới thiệu “ê kíp” Ban Biên Tập.


Ngày đó, tôi bận rộn nhiều việc nên nhiều khi phải làm cả chủ nhật. Nhân viên Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển đa số là người già (nhưng không giỏi Việt văn) người trẻ (cũng không giỏi Việt Văn) nên bài họ viết, cần phải “edit” nhiều. Tôi giao cho con gái, Quỳnh Chi, “edit” lần đầu, tôi lần 2.


Quỳnh Chi có máu “tiếu lâm”. Khi đọc “Thư Chủ Bút” của tôi, nó bèn “giả vờ” là tôi để viết một bức thư khác. Vì Quỳnh Chi học lớp 10 rồi mới đi nước ngoài nên khá Việt Văn và đương nhiên bị “nhiễm” rất nhiều từ ngữ trong nước. Tuy vậy, khi đọc bài viết “tếu lâm” của Quỳnh Chi, xin quý bạn xem cái ý tưởng trong bài.



Bài của Hoàng Lan Chi


Hoàng Lan Chi xin trân trọng kính chào quý độc giả.

Thưa quý vị, tôi phụ trách nội dung cho Mạch Sống cũng được khoảng sáu số. Hôm nay, xin chính thức ra mắt và chào hỏi quý độc giả.

Thưa quý vị, Mạch Sống là tiếng nói chính thức của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển. Do đó, các bài vở trong Mạch Sống phải thể hiện mục đích và phục vụ cho các chương trình đang hoạt động tại đây. Chúng tôi có các chương trình chính như Sức Khoẻ Cho Người Di Dân, Phát Triển Cộng Đồng, Chống Nạn Buôn Người và Nạn Bạo Hành Trong Gia Đình, Mái Ấm Gia Đình… Mỗi nhân viên phụ trách chương trình có nhiệm vụ viết bài và nói trên đài phát thanh để đồng bào biết và được giúp đỡ. Sau này, chúng tôi có thêm chương trình HO đợt 2 tức HR. Vì thế, đa số bài vở do chính nhân viên UBCNVB viết, lược dịch hay ghi lại các buổi phỏng vấn với các thân chủ.

Trụ sở chính tại Bắc Virginia và mười lăm chi nhánh ở khắp nơi, UBCNVB quy tụ số nhân viên ngày càng đông và xin thưa, nhân tài không hiếm. Đó là những con người gia nhập gia đình UBCNVB với mục đích phục vụ đồng bào. Mạch Sống, tiếng nói của UBCNVB, cũng phải thể hiện tiếng nói trung thực, đứng đắn và đóng góp để xây dựng một cộng đồng ngày càng vững mạnh, tươi đẹp. Với tôn chỉ trên, bài vở của nhân viên hay cộng tác viên gửi tới phải có mục đích “Hướng Thượng, Lành Mạnh”. Có thể vài vị cho rằng, “nếu thế Mạch Sống sẽ hơi khô chăng?” Cũng có chút đỉnh thôi vì bên “Quan Điểm” đứng đắn, “Sức Khoẻ” hữu ích, “Phát Triển Cộng Đồng” thực tế, “Chống Nạn Bạo Hành Trong Gia Đình” hữu ích, thì các bài của “Mái Ấm Gia Đình” hay của các vị cao niên là những điểm xuyết xinh tươi trong toàn cảnh đó.

Ngoài ra, cũng xin thưa, đa số bài trong Mạch Sống được chăm chút kỹ lưỡng bởi một ê kíp biên tập: từ Quỳnh Chi và Hoàng Lan Chi sửa nội dung, chính tả, đến Ngọc Huỳnh sửa dấu và Chủ Nhiệm Nguyễn Đình Thắng kiểm soát lần cuối.

Bây giờ là mùa xuân, hoa anh đào bên giòng Potomac rực rỡ khoe thắm và đã rụng ven sông nhưng anh đào đường phố vẫn điểm phấn cho bầu trời thủ đô. Trong tiết xuân ấm áp, hoa xuân rực rỡ, Hoàng Lan Chi xin trân trọng chào quý độc giả và ước mong được sự đóng góp mọi thư từ quý vị: ý kiến xây dựng tờ báo, bài viết cộng tác và cả điều thực tế nhất để Mạch Sống sẽ luôn là mầm sống cho cộng đồng người Việt ở khắp nơi, đó là các chi phiếu mua báo để xem hoặc phổ biến dùm và cả chi phiếu tiền ủng hộ.

Mùa xuân bình an gửi đến quý độc giả hôm nay,



Bài của Quỳnh Chi ( giả bộ là Lan Chi )



Bài cổ động độc giả (không phải cố dộng độc giả)

Vì lợi ích nòi giống Tổ Tiên
Vì niềm tự hào của bản thân, gia đình và xã hội
Vì phong trào phụ nữ vùng lên bên trên đạp xuống
Vì ý chí kiên cường bất khuất trung kiên nhân hậu đảm đang
Vì chủ nghĩa lạc quan lao động là vinh quang lang xa bang

Tôi, Hoàng Lan Chi, chủ bút Mạch Sống (nhăn răng), kêu gọi các đồng bào đồng chí đồng trang lứa từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền núi xuống miền sông, từ đồng bằng lại quay ngược lên miền núi, rồi lại từ miền núi trải ra miền biển, từ vùng ven chen luôn vùng vịnh, từ hải đảo kiêm cả cù lao, từ miệt vườn ao rào qua miền ruộng, từ đô thị tới nhà quê, từ lái xe Bê Em Đúp-lờ-vê (BMW) đến hai cẳng, từ chân thẳng đến chân cong, từ lông bông đến ổn định, từ người thịnh đến người suy, từ trẻ chưa biết gì đến già biết rồi khổ lắm nói mãi....

... xin quý vị ủng hộ Mạch Sống, viết bài cho Mạch Sống, quảng cáo về Mạch Sống, lập fan cờ lấp (fan club) Mạch Sống, xâm mình Mạch Sống, cắt máu ăn thề đồng lòng với Mạch Sống, viết thư tâm sự nhắn tin gửi quà gọi điện tỉ tê cà kê cứ việc khen cấm chê chủ bút Mạch Sống. Đơn giản, vì nó là Mạch Sống nên không thể chết, nhất là cái chết thảm thương không hoành tráng huy hoàng mà tại vì một lý do vớ vẩn dấm dớ thớ lợ nào đó mà hiện tại tôi cũng chưa nghĩ ra.

Ngoài trời mùa hè nắng chói chang rực rỡ với hoa anh đào tóe nở vào cái xuân trễ muộn tháng 7 (báo hiệu mùa hạ sang mà vẫn có hoa anh đào) bên dòng Bô tô mắc lững lờ hờ hững bập bềnh chiếc dép lào của ai đang trôi trên sông chiều nay làm ai thoáng say. Trong tiết xuân-hè nắng tè le hoa cỏ bối rối không biết mùa nào để nở, HLC xin trân trọng kính chào quý khán giả độc giả người hâm mộ bấy lâu đã, đang và sẽ tiếp tục hâm mộ ủng hộ Mạch Sống nói chung và HLC nói riêng (chớp chớp), và mong mọi người sẽ lại càng cổ động hơn nữa bằng việc gửi chi phiếu mua báo thể hiện tinh thần yêu báo dài lâu yêu báo đậm sâu yêu báo từ lâu. Cổ phiếu có thể lên xuống bất thường làm quý vị đau đầu đau tim và mệt mỏi, nhưng chi phiếu cho Mạch Sống vẫn không hề đổi địa chỉ.

Hành động hào hiệp của quý vị thể hiện tinh thần yêu nước yêu giống nòi lá lành đùm lá rách cao cả. Dù số tiền nhỏ nhoi nhưng góp phần không nhỏ vào đồng lương của chủ bút, rồi đồng lương của người sửa chính tả, sửa dấu, chủ nhiệm tòa báo v.v. Ngoài ra, nó còn giúp Mạch Sống có cớ mà xin tiền chính phủ, vậy là thêm mấy trăm người nữa có lương, có công ăn việc làm, có tiền đi chợ mua đồ để ăn mua áo để mặc. Rồi những người này lại có tiền viện trợ cho biết bao người trong gia đình đang ngắc ngoải đói khổ long đong từ ở gần đến nơi xa chờ trông mong ngóng từng ngày từng đồng để có tiền shopping tiếp. Nghĩa cử cao đẹp ấy không bút nào tả hết. Nó vinh danh tinh thân tương thân tương trợ nối vòng tay lớn từ Mỹ qua Canada, từ Canada bay xa đến Úc, từ Úc qua các tỉnh lị thị xã Việt Nam, từ Việt Nam sẽ dừng lại ở Úc (do chi phí vận chuyển đắt đỏ vì giá xăng dầu đang tăng, do tình hình chính trị khủng bố chiến tranh ở Trung Đông không cho phép, chúng tôi xin khép vòng nối đến đây thôi).

Mùa xuân long lanh giữa nắng hè lung linh.

hoanglanchi
#134 Posted : Thursday, August 11, 2011 2:07:10 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Thư gửi con dâu


Hôm nay là 23. Ngày mai noel. Mọi người nhộn nhịp quây quần làm lòng ta buốt giá . Bầu trời xám xịt , mưa đổ và gió hú . Trời cuối năm sao buồn thế.

Con, nguời phụ nữ thứ hai của con trai ta, trong thời khắc này, cuối đông , nơi xứ người , ta viết cho con . Không phải như mẹ chồng nói với con dâu tương lai . Mà là người phụ nữ thứ nhất, nói với người thứ hai .

Ta đã tạo nên hình hài con trai ta. Ta đã nuôi nó với bao buồn vui trộn lẫn . Chồng con đã chào đời vào tháng chạp, cuối năm. Nó sinh trong thời đói kém . Nó lớn lên bằng những lon sữa bò VN , không một tí sữa ngọai . Bằng những chiếc áo dài một thời vàng son của mẹ. Nhưng nó vẫn xinh đẹp như một con búp bê . Với đôi mắt to , hàng lông mi dài mà ta đã kỳ công dùng kéo nhỏ cắt khi nó đầy tháng. Với đôi môi mọng và chẻ. Ta đưa nó vào trường khoa học, nó đuợc bầu là Hoa hậu khoa lý , đánh bạt cả cô bé bằng tuổi nó, con ông thầy Ban điện tử mà sau này là Hoa hậu báo Tiền Phong : Thiên Nga .



"Cu Bi" 3 tháng năm 1978


Xem tiếp tại link sau:

http://hoanglanchi.com/?p=1156
hoanglanchi
#135 Posted : Friday, August 12, 2011 1:38:40 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Hoàng Lan Chi xin giới thiệu một bài nhận xét của nhà văn Thiện Nhân Nguyễn Khánh Do viết về ô Hoàng Hải Thuỷ. Bài viết này đã lâu nhưng thời đó internet chưa phát triển, nên có thể có nhiều người chưa đọc. Sau khi bị nhiêu người phản đối, ô HHT đã xin lỗi. 1 vị cho biết 1 năm sau, ông HHT chứng minh vụ "2 tầu" của Thi Sách, nhưng HLC chưa xem, chưa kiểm chứng.
Tuy vậy, gửi bài này, chỉ với mục đích " Đừng Vì Hứng Bút Mà Coi Thường Độc Giả Và Hỗn Láo Với Tiền Nhân"!
Hoàng Lan Chi


Đừng Vì Hứng Bút Mà Coi Thường Độc Giả Và Hỗn Láo Với Tiền Nhân


Thiện Nhân Nguyễn Khánh Do

Hồi tháng 10/95 ông Hoàng Hải Thủy gửi đăng trên một số báo chí Việt Ngữ ở hải ngoại bài “Thuyền Trưởng Bỏ Tàu …” Đây là một bài phiếm luận dài gồm hai phần để các tạp chí đăng làm hai kỳ. Phần thứ hai của bài viết đó, có thêm tiểu đề là “Đầu Thai Lầm Thế Kỷ…”, đã gây công phẫn khá sôi nổi trong giới độc giả, nhất là giới nữ độc giả, đặc biệt là các độc giả có liên hệ tới trường Trưng Vương, một trong những nữ trung học danh tiếng và kỳ cựu nhất của Việt Nam.
Những độc giả chưa đọc bài viết “Đầu Thai Lầm Thế Kỷ …” hoặc chỉ đọc lướt qua sẽ thắc mắc một cách hợp lý là tại sao một bài phiếm luận lại có thể gây nên sự công phẫn sôi nổi nơi độc giả. Câu trả lời là: ông Hoàng Hải Thủy – một cây bút viết phóng sự và phóng tác truyện ngoại quốc có đôi chút tiếng tăm trước 1975 - đã viết bài đó một cách bừa bãi, nhảm nhí, thô tục, khinh thường độc giả, và bôi bẩn một số danh nhân, anh hùng của lịch sử.
Đã có ít nhất 5 bài viết mà các tác giả tỏ sự công phẫn về bài của ông Hoàng Hải Thủy, đó là các bài của Ngô Tằng Giao, Lê Thị Anh, Đinh Thị Thiên Kim, Người Cali, Linh Linh Ngọc. Các bài trên được đăng trên nhiều báo như Diễn Đàn Tự Do (Hoa Thịnh Đốn), Phụ Nữ Việt (Los Angeles), Đẹp (Houston), Dân Chủ Mới (Boston) v.v..

Xem tiếp tại link sau


http://hoanglanchi.com/?p=256
hoanglanchi
#136 Posted : Saturday, August 13, 2011 11:53:54 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Trẻ con dùng để làm gì?
Hoàng Lan Chi

Một

Ngày xưa tôi viết như sau: “Trẻ con là để thành tựu những công cuộc mà nguời lớn thất bại, để tiếp nối những gì mà nguời lớn làm dang dở”.

Có lẽ vì thế mà khi bé Tí mới lên 5 tuổi, tôi đã vẽ ra một kế hoạch đào tạo kín bưng:

Tô thích vẽ. Hồi bé hay hí hoáy vẽ câu chuyện hoàng tử công chúa . Cha tôi thấy vậy la. Cụ nói rằng hoạ sĩ đa số nghèo, khi nổi tiếng thì chết mất rồi. Tôi nghe lời cha, lo học không vẽ vời nữa. Nhung phải cho bé Tí học chứ! Tô dụ bé nhu sau : những lúc buồn, lấy cọ ra giải trí. Mặt khác khi đi làm, tự tay vẽ chân dung giám đốc đem tặng, ông chủ sẽ rất thích. Coi đó là một phuơng cách ngoại giao. Thế là bé Tí đi học vẽ ở nhà Thiếu Nhi quận 1 từ hồi 5 tuổi. Sau này tôi cho bé thụ giáo họa sĩ Thuận Hồ. Đây là một hoạ sĩ lớn trong miền nam, từng đoạt giải thuởng cao những năm 57,58. Bé đi học được khoảng hơn một năm gì đó, đến năm lớp 9 thì bé Tí phải thi Trung Học Việt và cả Trung Học Pháp nên phải bỏ vẽ. Thế là “mộng vẽ của tôi” dang dở.

Tôi mê bơi. Nhưng thời tôi, cha mẹ khó, không thích cho con cái mặc đồ tắm hở hang nên tôi phải chịu. Năm 78, sinh con trai đầu lòng , tôi cũng đi học bơi lai rai nhưng lại bỏ. Năm 84, sinh bé Tí thì quyết chí học. Thế là bơi giỏi. Lúc bé Tí học lớp 1, cho bé học bơi ở hồ Yết Kiêu. Sợ mẹ thì bé học chứ không đam mê như mẹ. Nói chung bơi thì bé biết nhưng thua mẹ. Xem nhu mộng bơi của tôi tạm được.

Tôi mê võ. Có võ để tự vệ và để can thiệp khi giữa đuờng thấy chuyện bất bằng. Nhưng cũng thời tôi, cha mẹ không cho. Năm bé Tí 6 tuổi, cho bé học võ ở đình Nam Chơn, Tân Định. Bây giờ còn tấm hình 2 mẹ con mặc đồ võ (đồ của tôi do đi mượn) đứng với thế bái tổ ! Sau đó bé học võ Vịnh Xuân ở đình gần nhà. Mới được vài tháng thì Đình lấy lại địa điểm và Ông thầy đưa về nhà dạy. Sư huynh của bé Tí phải chạy ngang chở bé đi cùng. Đang học dở dang thì ông thầy lục đục với vợ và bỏ dở. Thế là mộng võ của tôi dở dang. Hy vọng sau này học xong đại học, bé Tí đi học võ lại dùm cho mẹ nó nhờ.

Tôi thích đàn Tôi thích khi đi chơi dã ngoại, đem theo cây đàn mandoline rồi vừa đàn vừa hát cho các bạn nghe rất thích. Tôi mua cây đàn mandoline bé và cho bé Tí học ở nhà Văn hoá thiếu nhi Quận 1. Bé Tí sợ đòn nên vùng vằng học nhưng không có khiếu. Nó cứ rên rỉ bấm tay đau quá. Khi học nốt nhạc, tôi phải học phụ với nó. Học được ít lâu thì bỏ. Thế là mộng nhạc của tôi cũng không thành!
Vì tôi mê nhiều mà cuộc đời mình không được nên tôi ép bé Tí học đủ thứ như trên. Ngoài giờ học ở truờng, hàng xóm thấy con bé mới 5 tuổi mà đi học tùm lum: võ, vẽ, bơi, nhạc.
Thế nhưng trời chẳng chiều người. Cuối cùng thì bé Tí biết sơ sơ bơi, vẽ nhiều hơn, võ thì chắc quên còn nhạc thì rụng mất đất! Tuy vậy có cái không dậy thì chị ta lại thừa huởng. Ví dụ văn. Hồi bé chị ta chuyên môn mở tập thơ của tôi ra chôm để nộp cho báo tường của lớp. Sau này bé đoạt giải văn cấp thành phố nên "đi rếch" ngay vô Nguyễn Du. (1)

Cái thứ hai là hàm răng! Năm 96, hãng kem Mỹ Oral B tổ chức cuộc thi “Răng tốt nụ cười đẹp”. Bé xin tiền chụp hình dự thi. Tôi cho nhưng cằn nhằn vì đối với tôi , việc học là quan trọng số một. Hôm chở bé đi thi lần đầu, tôi la suốt đường đi vì đang bận công việc. Ai dè chị ta lọt qua vòng 1. Lọt tiếp vòng 2. Vòng 2 , rất khó, mỗi thí sinh phải qua 2 tua, mỗi tua là 3 nha sỹ cân đong đo đếm đủ thứ . Sau vòng 2, họ công bố những nguời đoạt giải nhung không cho biết hạng. Họ mời đến khách sạn Kim Đô, trẻ em có một phụ huynh đi kèm. Trước khi đãi tiệc là công bố giải. Năm đó bé Tí 12 tuổi, giải trẻ con. Có 5 hạng, họ kêu từ thấp đến cao cứ như thi hoa hậu! Tôi ngồi bên dưới, cũng thấy hồi hộp. Còn 2 đứa. Một cô bé kêu được kêu. Thế là mình biết con gái cưng đoạt giải nhất. Cũng mừng lắm. Phần thưởng của bé là một computer trị giá 700US. Nhắc lại, đó là năm 1996, thì 700 Mỹ Kim không phải là nhỏ.



Báo đăng kết quả Oral B, hạng nhất trên cùng bên trái ( báo ở Việt Nam thời đó giấy rất xấu)


Qua năm sau, 97, báo “Người lao động” tổ chức “Nụ cười xinh”. Chị bé hăng hái thi tiếp! Lần này bé hạng 2. Nhưng xem hình đăng trên báo, ai cũng nói cô bé hạng 1 không bằng bé Tí. Thật ra Oral B tổ chức đàng hoàng. Khi vào khám răng, lấy số nên nha sĩ không biết là ai. Còn báo NLD, kêu tên vào cho nha sỹ khám thì rất dễ cho gà nhà đoạt giải. Hơn nữa, trước đó, họ lấy hình bé Tí đăng báo để minh hoạ cho cuộc thi. Làm thế có khác gì, “nháy” cho các nha sĩ “nhớ mặt” con bé! Chẳng qua, họ biết “hàm răng” của bé đã được một công ty Mỹ (Oral B) chứng nhận năm 96 với 3 vòng, mỗi vòng 2-3 nha sĩ khám, thì họ không thể “ếm” được nhưng cũng không muốn cho con bé hạng 1. Phần thưởng là 2 vé Nha Trang và 1 triệu. Tôi bỏ vé Nha Trang không dùng và phần thưởng một triệu thì mua cái bàn học cho bé.

Đến năm 99, hãng kem P/S tổ chức cuộc thi “P/S bảo vệ nụ cười VN” ( P/S là kết hợp của Hynos, Perlon và một hãng kem răng trước 75 nữa nhưng tôi không nhớ) thì chị bé nhà tôi lại vác hàm răng đi thi. Báo đăng 20 nguời đoạt giải 2 qua hình. Sau đó vô thi khám răng. Thấy bé, Giám Đốc Tiếp Thị của P/S và Giám Đốc Quảng Cáo của báo “Sài Gòn GP” hỏi ngay "QC đây phải không ?". Tôi biết họ chú ý đến “thí sinh đặc biệt này” chỉ vì bé đã đoạt giải nhất của Oral B từ 96. Các nha sĩ của Trung Tâm Răng Hàm Mặt hay Đại Học Nha Khoa biết bé rất rõ. Dù P/S hay báo “Người Lao Động” tổ chức thì họ đều nhờ 2 trung tâm nha khoa trên khám răng cho thí sinh.

Bé bốc thăm câu hỏi về nha chu nên không trả lời được . Nhưng P/S tổ chức không công bằng vì không họ báo trước là cuộc thi có câu hỏi để thí sinh học. Trước đó khi P/S công bố những người hạng nhì trên báo chí, (vòng sơ kết) thì đa số độc giả xem báo, toàn đoán nguời hạng nhất phải là bé. Ai dè là cô bé kia, hàm răng thua bé nhưng trả lời câu hỏi ro ro. P/S phải trao giải “Người có hàm răng đẹp nhất” cho bé Tí. Nghĩa là bé Tí có hàm răng đẹp hơn cô bé hạng 1 nhưng thua vì câu hỏi! Bé Tí sùng không thèm đi lãnh giải làm Giám Đốc Tiếp Thị của P/S phải cho nguời thân chinh đem quà đến tận nhà.

Do báo “Sài Gòn GP” đăng hình kèm địa chỉ nên ối thôi sau đó tôi khổ vì mấy tên con trai. Chúng gọi điện thoại đến phát mệt. Còn thư làm quen thì sau khi bé Tí đi Úc cả năm vẫn còn có người gửi đến. Một công ty quảng cáo gọi phone mời bé làm quảng cáo.

Trước khi thi, báo đăng bài và lấy ngay hình thí sinh là bé để minh hoạ. Điều này không đúng, vì có khác gì cho các nha sĩ “biết” thí sinh này trước khi thí sinh vào phòng khám răng!



20 người hạng nhì qua hình. Độc giả đoán bé hạng 1

Xin click link sau đây xem tiếp vì nhiều hình quá:

http://hoanglanchi.com/?p=1198



hoanglanchi
#137 Posted : Tuesday, August 16, 2011 5:32:48 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Chút tâm tình về Đại Hội Gia Long Thế Giới tại San Jose 2011

LGT: đây không phảilà phóng sự. Lan Chi ghi vài tâm tình nhỏ khi xem hình của Đại Hội Gia Long Thế Giới 2011. Vì thế giọng văn trong bài là sự bông đùa, nghịch ngợm của một cựu nữ sinh Gia Long.


Hôm qua, sau khi Đại Hội Gia Long Thế Giới tại San Jose kết thúc, hình ảnh được đưa net và nhanh chóng phổ biến.

Nhiều bạn hữu FW đến Hoàng Lan Chi với lời hỏi “ ủa sao không thấy Lan Chi?”. Tôi buồn cười. Tội thì thôi, mấy người bạn phải xem khá nhiều hình mới biết không có Lan Chi ở “trỏng”. Tôi đang ở Nam Cali và tôi thì không “hưởn” để đi dự cái gì. Yêu trường thì yêu, bảo vệ trường thì “bảo’, nhưng đi dự thì “làm biếng” vô song. Có gì đâu, “mợ” Lan Chi qua muộn, đang đối phó kiếm sống, thì giờ còn lại là viết bài phỏng vấn đăng báo ( kiếm tiền còm) hay làm âm nhạc ( thú vui và cũng để giới thiệu sáng tác mới của các nhạc sĩ tài tử hay chuyên nghiệp). Ngày ở Virginia, chỉ khi nào chị Phương đến tận nhà đón, tôi mới đi dự hội Gia Long. Ngày làm phóng viên cho Đài VNHN, tôi còn đi dự để tường thuật. Sau này, tôi ngồi nhà viết phóng sự với sự giúp đỡ của bạn bè! Nghĩa là tôi “nhá” trước với một người bạn, chịu khó ghi chi tiết, về nhà kể cho tôi viết bài! Một bài tường thuật kiểu này là “ Vọng Tiếng Tơ Đồng tại Virginia!”. Bài viết có đây đủ hình ảnh, có phỏng vấn Hoàng Cung Fa, được lan đi khắp nơi mà người viết thì …ngồi nhà.





1- Nghi lễ khai mạc với nữ sinh Gia Long áo dài tím, hoa mai vàng trên tà áo, logo của đại hội trên màn hình và ngay giữa sân khấu, hai lá cờ Việt Mỹ. Tuyệt vời, nguồn gốc được khẳng định và vùng quê hương tạm dung cũng được trân trọng.





2-GS Phạm Thị Nhung có kể với tôi về màn “Trường Ca” trước khi cô qua San Jose. Phải công nhận cảnh này rất đẹp, lộng lẫy. Xin cảm ơn Ban Tổ Chức! Một hàng nữ sinh Gia Long áo dài vàng, 6 nữ giáo sư Gia Long áo đỏ, tượng trưng cho lá cờ Việt Nam Cộng Hòa thật tuyệt. (Cô Nhung của tôi, áo đỏ thứ tư từ trái qua).
Trên màn hình là giải đất chữ S, với 3 cô gái Bắc Trung Nam. Rất ý nghĩa!



Xin xem tiếp tại đây vì nhiều hình :

http://hoanglanchi.com/?p=1213




hoanglanchi
#138 Posted : Saturday, August 20, 2011 9:17:28 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Dường như là mùa thu

Buổi sáng mặt trời ngủ muộn hơn và không gian tĩnh lặng, tiết trời hơi se lạnh. Khóm hồng góc vườn vẫn khoe sắc, hoa tím hàng xóm không dưng lác đác vài chùm.

Dường như là mùa thu đang rón rén về thì phải. Năm nay tôi không còn được nhìn thấy mùa thu “diễm lệ” của Virginia nữa rồi. Khi ra đi, tôi vẫn nhớ mùa thu của Virginia. Có lẽ cũng nên cảm ơn, khi vô tình mà tôi định cư ở Virginia ngay khi rời Sài Gòn. Cali làm sao có đủ bốn mùa, với thu vàng và tuyết trắng. Tôi yêu mùa thu với lá phong vàng đỏ, tôi yêu cả tuyết trắng mênh mông những ngày đông giá lạnh

Thu. Mùa thu của cuộc đời. Mà cũng chả phải thu, đã chớm vào đông của cuộc đời. Ở thời điểm này, điều lo sợ nhất cho mọi người chính là sức khoẻ. Nhìn chung quanh, thấy bạn hữu bệnh tật là thấy lo sợ. Tôi nghiệm thấy rằng bạn hữu tôi thường chia sẻ qua hệ thống e-mail, những tin tức về “làm thế nào để được khoẻ mạnh”. Khi người ta chú tâm vào đìêu đó, có nghĩa là đã ở cuối thu của cuộc đời!

Cuối thu cuộc đời, bạn nghĩ gì? Tôi chưa bao giờ hỏi bạn hữu điều đó. Tôi ư, cuộc đời của tôi vừa cuối thu vừa giữa hè. Tôi không thể dẫn giải rõ hơn vì có những điều không nói được. Chỉ biết hè- thu đang lẫn lộn trong tôi. Nhưng thôi hãy để hè qua một bên, hè với những “sôi động rực lửa” mà đi vào Thu, êm ả và bình dị.

Chớm thu là một sự kiện cho các hội ái hữu: Đại Hội Gia Long Thế Giới tại Bắc Cali kỳ 5. 800 người, con số không nhỏ chứng tỏ một Gia Long “hùng hậu”, một Gia Long ngày xưa luôn đứng đầu về thành tích học vấn trong các trường trung học. Nhưng bên cạnh đó là sự tổ chức chu đáo. Điểm son rực rỡ hơn hết là trong tranh tối tranh sáng hiện nay, khi vài hội đoàn khác đã bị xáo trộn thì Gia Long vẫn vững vàng. Sự vững vàng đó là sự hiện diện của một phái đoàn Gia Long từ trong nước. Phái đoàn này không hề đòi hỏi như vài hôi đoàn khác là “ chúng tôi không chào cờ vì sợ về nước sẽ bị rắc rối”. Tôi muốn ám chỉ một Đại Hội Khoa Học vào khoảng 2008, nhóm “mờ ảo” trong Ban Tổ Chức đã có “âm mưu” đó. Một người trong BTC, báo tin cho tôi. Tôi can thiệp. Sự việc khá dài dòng nhưng cuối cùng thì họ phải chào cờ nhưng đã có một hành động sau: cho chào cờ rất sớm để mưu đồ sẽ ít người đến. Không ngờ, trời đã hại họ. Đèn bị cúp và khi có lại thì số người đến khá đông. “ Người Khoa Học Quốc Gia” vui cười khi mail cho tôi “ Chị ơi, chúng nó bị trời hại. Chính nghĩa của chúng ta được phò trợ. Cuối cùng tên Khoa Học đảng viên không đi chị ạ”! Nhóm Khoa Học này gồm nhiều người trẻ, còn nhóm Khoa Học của chúng tôi (đa phần là các giảng nghiệm viên Lý) không ai tham dự.

Tôi cũng muốn ám chỉ đến Đại Hội Thụ Nhân của Chính Trị Kinh Doanh. Kỳ trước, họ đã không chào cờ VNCH khi tổ chức tại DC. Cách đây vài hôm, vài người nói với tôi rằng, sở dĩ có vụ đó là do một tên “ mờ ảo” PBL “cầm đầu”. Tôi không biết nội tình. Tôi chỉ biết sự việc năm nay, khi dự định tổ chức Đại Hội Thế Giới kỳ tới ở Paris, một vị Thụ Nhân đã đưa tin ra ngoài. Thế là bùng nổ, và tranh luận. Những e mail nặc danh có, vô danh có chụp mũ “phá hoại” hay chi đó cho người đưa tin. Nhưng những người quốc gia khắp nơi và cả trong Thụ Nhân, đã lên tiếng. Cuối cùng chính nghĩa đã về ta: Thụ Nhân PHẢI chào cờ!

Tôi cũng muốn ám chỉ đến Đại Hội của Chiên Tranh Chính Trị! Họ, đã gửi thiệp mời có hình ảnh “gợi nhớ” đến lá cờ Việt Công! Khi bị phản đối, thay vì tìm hiểu, xin lỗi thì vài hội viên đã có thái độ nóng nẩy không đúng. Tôi còn nhớ một CTCT, nick T.Van đã viết bài rất xấc xược. Sau này có người báo cho tôi biết nick T.Van này có khá nhiều bài “mờ ảo” trong blog của anh ta. Tôi không xem nên không biết.

Còn hội đoàn nào nữa? Tôi không biết. Tôi muốn nói rằng, Gia Long chúng tôi cũng có phái đoàn trong nước tham dự nhưng Đại Hội Thế Giới của chúng tôi êm đềm. Đó là vì Ban Tổ Chức là người quốc gia. BTC đã yêu cầu phái đoàn trong nước phải tôn trọng các Gia Long khác mà không được viết các chữ NTMK hay thành phố HCM! Vậy thì không lẽ, chúng tôi, những nữ sinh nhu mì ngày xưa, những “bà nội/ngoại” ngày nay, lại “vững mạnh” hơn các ông, là những người được tiếng “chiến tranh chính trị” hay sao?

Điểm son rực rỡ khác của Gia Long Thế giới kỳ 5 là bản Trường Ca với hoạt cảnh. Ngay sau khi hình ảnh được gửi ra, ông Đoàn Hữu Định, Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Hoa Thịnh Đốn và phụ cận đã Fw với lời chú thích: hình ảnh lá cờ Việt Nam Cộng Hòa. Nhiều quân nhân, giới coi như “gắn bó” với lá cờ nhiều nhất, đã nhận ra ngay điều đó. Tôi viết bài đầu tiên giới thiệu nhanh một số hình ảnh của Đại Hội. Bài số hai, tôi nhấn mạnh về các màn văn nghệ.

Sau khi bài hai gửi đi, tôi liên lạc sư muội cũ, Quế Hương. Đây lá sư muội của những năm 2003-2005 khi tôi còn tham gia diễn đàn Gia Long và thân hữu của Việt Báo online. Năm 2004, khi đến Mỹ, điểm dừng đầu tiên là Cali, nhóm này có đón Hoàng Lan Chi.





Gia Long Quế Hương-Gia Long Ngọc Anh-Gia Long Hoàng Lan Chi ( 20004)




Gia Long Quế Hương –Gia Long Hoàng Lan Chi ( 2004)




Nhóm Gia Long đón Hoàng Lan Chi năm 2004
Hàng trên: GL Quế Hương thứ 3 từ trái- GL Hoàng Lan Chi –GL Mỹ Hương



Từ phải qua: GL Quế Hương thứ 3, GL Đỗ Vân Phương, Trưởng Ban Văn Nghệ của Nam Cali, tác giả màn Trường Ca.


Khi trò chuyện, tôi mới biết sư muội của tôi bây giờ là Hội Trưởng của Gia Long Nam Cali.

Quế Hương kể “ Hai màn vũ mà tỉ tỉ khen là của Gia Long Nam Cali và Gia Long Châu Âu. Màn trường ca, tỉ biết bao nhiêu người không? 43 người ! Tụi em kéo quân qua Bắc Cali là 100 người! Màn Trường Ca, áo dài tự bỏ tiền may, hội em chỉ may cho các cô thôi. Còn màn Anh thư nước Việt của Gia Long Châu Âu nhưng Nam Cali đóng góp nhiều nhân sự nhất vì tụi em có màn Hội Trùng Dương sẵn đông người "

Chia tay, tôi “Cảm ơn muội đã làm rạng rỡ Gia Long mình. Kỳ tới Thế Giới Kỳ 6 ở Úc, muội đưa các nữ sinh Gia Long Nam Cali qua Úc đóng góp nữa đi cho chúng mình lúc nào cũng rực rỡ?” Quế Hương hứa hẹn sẽ cố gắng nhưng “cô bé” trả giá lại “ Tụi em sẽ tổ chức gây quỹ, tỉ tỉ viết bài yểm trợ!” Gì chứ viết bài thì “tỉ tỉ Hoàng Lan Chi” sẵn sàng nhưng để vác tấm thân “bồ tượng” đi thì không chắc vì tôi cưong quyết không đi đâu cả chỉ lo học thôi!


Tôi cầu nguyện các đại hội thế giới của Gia Long chúng tôi lúc nào cũng như kỳ 5 này, cờ Việt Nam Cộng Hòa được trân trọng, và truyền thống trường xưa, lớp cũ, được gìn giữ.

Ngay sau khi bài viết về đại hội gửi khắp nơi, một nhóm Thụ Nhân (CTKD Đà Lạt) và cựu quân nhân gửi tặng thơ!



Chào chị Lan Chi,
Đọc bài viết của chị về ngày hội ngộ cựu nữ sinh Gia Long lời văn khá là dzui dzẻ và nồng ấm, lại được xem những hình ảnh đẹp mắt về các cô nữ sinh Gia long xinh xinh ngày nào...Tôi xin tặng các chị gái Gia Long bài thơ :

Xinh Xinh Gia Long !

Con gái Gia Long chảnh dữ hè
Chị xinh, em đẹp đáng tung hê!
Việt nam gái đẹp xinh xinh quá
Xứ Mỹ giai nhân đẹp đẹp ghê
Bảo nổi một thời ly tứ xứ
Quây quần nay hội... dạ đê mê
Bao năm xa cách chừ sum họp
Làn gió mặn môi! tình... khỏi chê !!!

Camranh.18-8-2011
Thụ nhân Huỳnh Kim Vinh

Chào chị Lan Chi,

Thấy anh Thụ nhân có thơ tặng các chị gái Gia Long, Văn Giai tôi cũng xin họa vận bài thơ của anh Thụ nhân, gởi đến các chi gái Gia long, mong quí vị không chê cười.

MỪNG ĐẠI HỘI GIA LONG SAN JO SE 2011

Tham gia Đại Hội Sân Jô Sê (*)
Con gái Gia Long tứ xứ về
Gặp lại hàn huyên lưu luyến qúa
Cùng nhau san sẻ thấy vui ghê
Sắc vàng năm cũ nhìn say đắm
Áo tím ngày xưa ngắm mãi mê
Kỷ niệm trường yêu lòng tưởng nhớ
Thầy Cô,bạn học gợi tình quê.

Ngô Văn Giai (Virginia August 2011)

(*) San Jose City,California USA.


Hi chị Lan Chi

Những hình ảnh của các chị nữ sinh Gia Long đã đi vào Thi ca và Âm nhạc .
Thử hỏi Anh Thụ nhân không mê thì mê ....ai bi chừ , Chị Lan Chi hỉ ??
Vậy Thiên Phương tui cũng xin gởi đến các chi hai bài thơ đường gọi là chút quà thăm hỏi và ca ngợi những Nử sinh Gia Long đã một thời đi vào huyền thoại của các cô Nữ sinh Sài gòn. Mong các chị không chê...

DUYÊN DÁNG GIA LONG
Áo tím mượt mà duyên dáng sao!
Bên ni tui đứng ngỏ lời chào
Răng cô cứ ngó mô mô rứa?
Để ở phương nầy xao xuyến xao !!!
Thiên Phương

HƯƠNG QUÊ...

Phương xa nghe chuyện SAN JOSE
Vội vả ba chân bốn cẳng về
Hội ngộ tưng bừng vui quá vui
Ngắm chừng duyên dáng thắm tươi ghê
Hoa bao năm ấy, chừ còn... nở
Thử hỏi làm sao chẳng thấy...mê
Dẫu bấy thời gian lưu đất khách
Vẫn còn thấp thoáng nét hương quê !!!

Thiên Phương (cựu sĩ quan QL. VNCH )


Ngày xưa, chúng ta ai mà không nhớ “ ..Hàng năm cứ vào cuối thu mỗi khi lá bàng rời đầy đường ..” mỗi khi thu tựu trường gợi nhớ những ngày cắp sách đến trường.

Ai cũng có một thời học trò
Ai cũng được Thầy Cô dậy dỗ
Trước tiên là Gia Đình, Xã Hội, Quê Hương Tổ Quốc
Gìn vàng giữ ngọc là nhiệm vụ chung của chúng ta, phải không.

Hoàng Lan Chi





hoanglanchi
#139 Posted : Wednesday, August 24, 2011 10:35:39 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Họp mặt 2004 với nhóm Gia Long và thân hữu tại Nam Cali

Hoàng Lan Chi tham gia forum Gia Long va thân hữu ở Việt Báo online khoảng 2002 gì đó. Nguyên nhân Lan Chi về đây là một nữ sinh vừa Gia Long vừa Trưng Vưong nhưng bắc kỳ 9 nút như Lan Chi là chị Giang T.

Chị Giang T tham gia diễn đàn Đặc Trưng. Đọc tuỳ bút của Hoàng Lan Chi, biết đây là sư muội Gia Long và chị liên lạc rồi kéo về. Hồi đó, net chưa phát triển mạnh như bây giờ. Lan Chi vào net là tốn 2 thứ tiền” tiên điện thoại và tiền net. Ngày đó, có khi dùng FTP thi không vào được Việt Báo nhưng nếu dùng netnam thì lại vào được. Nhưng giai đoạn đầu, Lan Chi gửi bài qua mail cho chị Giang T và đưa chị password để chị “post” bài dùm. Ngoài Giang T, Lan Chi còn vài người nữa giúp Lan Chi chuyện đó. Kể như thế để vài vị thấy tình trạng vào net ở Sài Gòn ngày 2001-2002 là khó khăn ra sao.

Chỉ một thời gian ngắn ở forum này, một netter cũ là Hoàng Mỹ Hương đã …nhận diện được ngay Hoàng Lan Chi là ai. Thì có gì đâu, “hoài cổ” là con người Lan Chi mà. Vì thế, khi viết net, Lan Chi hay nhắc lại “chuyện ngày xưa”. Đối với Lan Chi, Gia Long và Khoa Học là kỷ niệm của thời đi học. Trò chuyện qua lại, Hoàng Lan Chi nhận ra Mỹ Hương là “người yêu” ( tất nhiên người yêu hồi đó, bây giờ Nàng là mẹ con của Chàng) của Phạm Ngọc Hiền. Tất nhiên Lan Chi chả học cái gì chung với Hiền thì phải ( vì 2 Cử nhân khác nhau) nhưng sau 75, Lan Chi ở Ban Vật Lý Địa Cầu và Hiền ở Ban Vật Lý Hạt Nhân. Hai ban này cùng trên lầu 4 và cách nhau khoảng … 10 bước chân! Tuy vậy đó không phải là lý do chính để “biết nhau” nhiều. Cái chính là lúc đó, Lan Chi về làm Quản Thủ Thư Viện Khoa Lý. Và như Lan Chi đã kể trong một tuỳ bút, Lan Chi rất là “cà chua”, khi cán bộ vào mượn sách thì giở trò, vờ vịt nói hết rồi, phe ta thì thoải mái vào tận trong tha hồ lục, tha hồ mượn!

Trở lại, Mỹ Hương không ở Khoa Lý. Mỹ Hương học Sinh Hoá gì đó nhưng hình ảnh còn đọng lại trong trí nhớ Lan Chi hồi đó là …Chàng đi theo Nàng. Hai người này thân nhau từ thuở 18 chắc! Như vậy ở đây ngoài Mỹ Hương vừa là Gia Long và vừa Khoa Học với Lan Chi , còn thì Lan Chi chỉ gặp được Thuý (Long Thượng) là Gia Long cùng thời, còn lại đa số là muội. Trong số muội này, có Quế Hương và mới đây Lan Chi được biết Quế Hương đang là Hội Trưởng Gia Long Nam Cali. Buồn cười là Lan Chi rất thích màn Trường Ca Hội Trùng Dương trong Đại Hội Gia Long Thế Giới mới đây vì có Thầy Cô cùng nữ sinh và tạo thành hình lá cờ Việt Nam Cộng Hòa với 6 nữ giáo sư áo đỏ, còn lại là nữ sinh áo vàng. Lan Chi đinh ninh đây là của Gia Long Bắc Cali, ai dè của Nam Cali. Lan Chi chỉ biết điều này, sau khi xem album hình đại hội, thấy có “cái mặt bầu bĩnh” của Quế Hương thì mới gọi phone hỏi chi tiết. Ai dè Nam Cali “kéo quân” 100 người để hát Trường Ca ( 43 người).

Vì là forum “Gia Long và thân hữu” nên “bú xua la mua”, ai vào cũng được. Ngày đó, đa số netters tham gia là Thực. Số “ảo” ở forum này, rơi vào tình trạng “ 1 người lấy 2,3 nicks”. Vì la forum của nữ sinh Gia Long nên đa phần êm đềm, rất “học đường”. Từ forum này, Lan Chi còn “lăng quăng” chạy qua các forum bạn, cũng ở Viêt báo online như Trưng Vương và thân hữu, Sương Nguyệt Anh, Đất Lạ Trời Quê.

Các thân hữu từ forum này có Long Thuợng, Blulai, Ngọc Anh, Hoàng Mỹ Hương, Quế Hương, Nguyễn Ngọc Hạnh (phi công) Yên Sơn ( phi công), Giang T…và còn nhiều nữa nhưng không nhớ được vì đã quá lâu. Vào khoang 2003 gì đó, Lan Chi giới thiệu TVH vào đây. Trước đó, Lan Chi biết anh ta là qua diễn đàn Việt Nam Thi Đàn. TVH ít viết bài mà hay có tật xin bài người khác, copy rồi cho vào thành bài của anh ta. Tuy vậy, có thời gian TVH bị forum này và tt, chị KN thì phải, đại khái nhiều người lắm (tt là mod của forum Sương Nguyệt Ánh) “vạch” cái hành động “cứ giả bộ vào edit bài” để đưa bài mình lên trên cùng của forum. Thực chất không có edit gì cả.). TVH cũng qua các forum trên tham gia. Còn nhớ một lần, TVH nói nhảm nhí cái gì đó có liên quan đến Lan Chi ở forum Trưng Vưong và thân hữu. Lan Chi viết và TVH mail, xin Lan Chi bỏ bài viết đó. Lan Chi nói “ Tôi sẽ bỏ với điều kiện anh phải bỏ những cái nhảm nhí của anh đi”. Sau đó TVH phải bỏ post của anh ta. Cũng chính Lan Chi giới thiệu TVH vào diễn đàn “Quán Không Cửa”. Hồi đó “Quán Không Cửa” gồm đa số cựu dân Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trưng Vương, Gia Long…Tất cả là Thực, không có ai ảo cả. Thành viên mới phải được thành viên cũ giới thiệu. Sau đó vì nhận thấy “tư cách” của TVH, Lan Chi đã gửi cho mod của Quán Không Cửa cho hay, Lan Chi xin rút lại lời giới thiệu của Lan Chi về Trần Việt Hải. Lẽ ra, khi Lan Chi rút, tự anh ta có thể xin gia nhập lại với tính cách cá nhân vì lúc đó TVH cũng đã sinh hoạt được khoảng môt tháng rồi. Nhưng TVH đã có những lời lẽ rất “nhố nhăng” ( sự việc này các thành viên của group Quán Không Cửa, còn nhớ rõ.) và “rất kém”. Kể từ đó, Lan Chi tuyệt giao với TVH. Vì thế, nếu sau này, lai rai đọc thấy một nhà báo nào đó, một văn sĩ nào đó, “phàn nàn” hay “vạch” cái “hành vi này nọ” của TVH, Lan Chi … không ngạc nhiên. Sau này, không ai “welcome” cả nên TVH cũng lẳng lặng rút êm khỏi các forum Gia Long và thân hữu, Trưng Vương và thân hữu, Đất Lạ Trời Quê, Sương Nguyệt Ánh của Việt báo online.

Các thân hữu từ forum Trưng Vương và thân hữu, Đất Lạ Trời Quê có chị Giang T (cũng là Ngọc Trang, mod đầu tiên, cũng là người sáng lập ra forum Trưng Vương và thân hữu), anh John Le ( ông xã chị Ngọc Trang), Deddee, chị Bích Huyền (mod của forum sau chị Ngọc Trang … )

Sau này có thêm một số gia nhập Gia Long và thân hữu như chị 7 Việt Dương Nhân và Hiền Vy. Năm đó, HV mới vào và chưa làm cho Đài Á Châu Tự Do. Ở một “gia Đình Tí” của Gia Long online này, Lan Chi là “Tí Điệu” còn Hiền Vy là Tí gì đó, Lan Chi không nhớ. Khoảng 2004-2006, thỉnh thoảng có liên lạc. Nhưng vào 2008, một lần HV gọi điện thoại và “tào lao” về tình hình trong nước với một đảng phái, thì sau đó Lan Chi không liên lạc với HV nữa. Trước đó khi trò chuyện, HV có kể cho Lan Chi nghe nguyên uỷ vì sao HV vào làm cho Á Châu Tự Do. Những năm sau này, Lan Chi thì “ghét” cái “láu cá lưu manh” của HDH, HV thì có vẻ ngược với Lan Chi !


Năm 2004, từ Việt Nam, Lan Chi đến Cali. Hai forum đón là Gia Long và thân hữu, Trưng Vương và thân hữu. Cũng vui vì từ những giao tình net tưởng là ảo nhưng đã gặp nhau người thật ngoài đời.

Một số hình ảnh của Gia Long và thân hữu, Trưng Vương và thân hữu với Hoàng Lan Chi năm 2004 tại Nam Cali:




Ổ bánh do Gia Long Xuân Hoa gửi đến


(Ổ bánh do Gia Long Xuân Hoa gửi đến)










Trần Quốc Sĩ-Nguyễn Ngọc Hạnh-Lan Chi –Blulai-Ngọc Xuân
Quế Hương-Ngọc Anh

Xem tiếp tại link sau:


http://hoanglanchi.com/?p=1279
hoanglanchi
#140 Posted : Thursday, August 25, 2011 7:45:27 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)



Gửi người em “đầu Gia Long đuôi NTMK”

Một ngày Gia Long, một đời Gia Long

“…Dù chỉ học Gia Long một ngày thì cũng coi như cả đời là Gia Long.
….Vâng, dù không một ngày Gia Long nhưng học cùng chung một địa điểm thì các em sẽ là “Em Gia Long”. (Trích Hoàng Lan Chi)





Lễ Chào Cờ-Đại Hội Gia Long Thế Giới 2011


Có một chút thoảng của mùa Thu để lòng tôi xao xuyến khi nhìn những hình ảnh của trường xưa. Chút thoảng qua đi và dư âm của Đại Hội còn đọng lại.

Niềm tự hào nữ sinh Gia Long của tôi đã khiến vài em cảm thấy rưng rưng.“Chị ơi, thế chúng em không được xếp vào đại gia đình Gia Long hay sao?”

Tôi cảm thấy lòng chùng xuống. Vừa chùng và vừa bát ngát vui. Chùng vì nỗi lòng các em. Bát ngát vui vì tự hào dân tộc còn nguyên vẹn. Các em không muốn đứng vào hàng ngũ NTMK. Các em chỉ muốn sánh vai cùng tỷ muội Gia Long.

Em, vì thời cuộc mà các em đã phải mang trên mình cái “đầu Gia Long và đuôi NTMK”. Nhưng em ơi, khi em là một con dân của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, yêu chuộng tự do công bình bác ái và không chấp nhận Việt Cộng, thì hãy quên đi cái đuôi ấy em nhé. Dù chỉ học Gia Long một ngày thì cũng coi như cả đời là Gia Long. Khi đến với đại gia đình chúng ta, nếu có sư tỉ nào hỏi, em cứ thẳng thắn “ Em là Gia Long”. Thế là đủ. Không việc gì phải nhắc đến cái tên “NTMK” đó em ạ.

Huống chi sau này với thời gian, các tỷ Gia Long sẽ lưng còng tóc bạc, thì lúc đó ngọn cờ luân lưu sẽ là các em tiếp nối. Truyền thống Gia Long sẽ được gìn giữ cho đến ngày quang phục quê hương. Ngày đó, ngôi trường chúng ta sẽ lại mang tên cũ. Chắc phải có lý do thì chính quyền thời đó mới chọn tên Gia Long cho ngôi trường nữ nguy nga nhất thủ đô Sài Gòn. Phải chăng nền Đệ Nhất Cộng Hoà mới được dựng xây sau trăm năm Pháp đô hộ nên chọn tên vì vua khai sáng triều Nguyễn? Vị vua mở bờ cõi về phương Nam và Áo Tím từ thuở thực dân chuyển sang áo trắng Cộng Hoà? Thôi thì chỉ biết rằng trường chúng ta với con đường chính -Phan Thanh Giản, người tuẫn tiết vì đã buộc phải ký hiệp ước dâng đất cho Tây, và bao quanh bởi những danh nhân văn học nước nhà: Bà Huyện Thanh Quan, Ngô Thời Nhiệm, Đoàn Thị Điểm.

Em, ghi lại đây cho em, thơ Quang Dũng:

Em mơ cùng ta nhé
Bóng ngày mai quê hương
Đường hao khô ráo lệ

(Đôi mắt người Sơn Tây)

Vậy em mơ cùng tỉ nhé, một ngày mai quang phục, mọi cái sẽ như xưa. Và lúc ấy, các em sẽ không còn phải “đau đáu” về cái gọi là “đuôi NTMK”.

Em, những người em, tâm hồn quốc gia nhưng vì số phận đã bước chân vào ngôi trường sau 1975 để không được một ngày nào mang trên mình hai chữ Gia Long, thì khi đến với đại gia đình Gia Long, các em cứ mỉm cười “Thưa các tỷ tỷ, em là Em Gia Long”. Vâng, dù không một ngày Gia Long nhưng học cùng chung một địa điểm thì các em sẽ là “Em Gia Long”.

Vậy thì các em ơi, các muội nhỏ của các tỷ tỷ ơi, các em là một thành phần của đại gia đình Gia Long, các em là “nghìn sau nối tiếp nghìn xưa”, là như thế.

Gia Long Hoàng Lan Chi


Users browsing this topic
Guest (44)
17 Pages«<56789>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.