Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

17 Pages«<45678>»
Tạp ghi Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#101 Posted : Friday, April 15, 2011 5:27:15 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Nỗi khổ khi phỏng vấn những người không thích gõ …

Hoàng Lan Chi


Mùa này CA đang nắng ấm rất đẹp. Little Sài Gòn đúng là vùng đất “thiêng”của người Việt tha hương. Khí hậu ấm, nắng chan hòa và bây giờ thì đường phố, hàng quán khác chi Sài Gòn.

Tháng trước tôi ở một vùng biển thuộc Los Angeles. Tôi khó chịu với cái nắng gay gắt và cả những con đường “làng” gập ghềnh. Về đây, ố là la, nắng không chói nhiều như thế, nhiều con đường thật đẹp và nhà cửa thì cứ là tưng bừng hoa lá.

Có hôm lang thang, tôi lạc vào một con đường đúng là hai hàng cây xòe và chụm đầu vào nhau. Một con đường khác, nguyên hàng cây bên phải nghiêng mình ra đến hơn giữa đường y như môt cái tàng lọng vậy.

Ngắm nhà cửa vùng Garden Grove ( tôi chưa đi được nhiều), tôi nói với người bạn “ Nếu Virginia ví như một mệnh phụ phu nhân trang nghiêm đứng đắn thì California như một cô gái trẻ duyên dáng điệu đàng, từ những ngôi nhà có vòm đến kiểu vườn thôi thì hoa lá cành tưng bừng khoe sắc.”

Tháng vừa qua tôi thú vị khi phỏng vấn hai người Việt trẻ, một người quá trẻ là khác. Khang Nguyễn mới 11 tuổi đã rất chững chạc khi trả lời phỏng vấn của chương trình Phỏng vấn và Tìm Hiểu của anh chị Bùi Dương Liêm thuộc Truyền Hình Hoa Thịnh Đốn. Vũ Tích Văn thì được Đại Học Havard, John Hopkins …, mời dạy. Điều làm tôi thú vị là nếp giáo dục của cả hai gia đình đều khá nghiêm khắc và thiên về Á Đông.

Tôi thích tìm hiểu nên thích phỏng vấn. Nhưng đối tượng phỏng vấn thì thường là tôi thích những cái gọi là “Người Việt trẻ thành công”. Nhiều người vẫn than van là khó dạy con em theo kiểu Việt Nam khi họ đang ở Mỹ. Nhưng qua hai trường hợp trên, tôi nghĩ rằng, nếu gia đình đó qua sớm, nghĩa là khoảng 75-78, họ còn trẻ để có thể lập lại cuộc đời tương đối dễ, nếu gia đình không trục trặc thì việc kết hợp của cha mẹ để giáo dục con cái theo đường lối cũ, có thể vẫn áp dụng được phần nào. Sau bài phỏng vấn bé Khang, bố bé mail cảm ơn, nói là cô Lan Chi đã giúp bé vui thích, tự tin hơn và sẽ cố gắng hơn.. Thì được đăng báo, được phỏng vấn ở truyền hình, đa số trẻ con thấy vinh dự và thích. Chính vì thế, chưa ai như bé Khang cả: tôi gọi phone cho các chủ báo chỉ để nhăc nhở “Anh gửi báo cho bé Khang chưa?” Hy vọng mấy chục năm sau, bé Khang sẽ thành công lớn ở con đường chính trị! Hy vọng nhiều năm sau Vũ Tích Văn sẽ thành công cả ở phim ảnh lẫn thương mại nhất là vẫn được Havard mời dạy đều đều!

“Nhìn” con người ta “ngon lành”, thấy con mình mà …buồn xo! Ngày trước còn mơ uớc con mình được học …Havard nữa cơ đấy nhưng hỡi ôi!

Bên cạnh những “vẻ vang dân Việt” cho người trẻ, tôi cũng thích tìm về “những thoáng ngày qua” của một xã hội xưa mà tôi từng sống. Nhắc lại, viết lại để cùng chia sẻ với người đồng thế hệ và giới thiệu lại với thế hệ trẻ hơn. Trong chiều hướng đó, tôi tìm đến Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Kỳ. Ông là một nhà nhiếp ảnh đã “phát minh” ra kiểu chụp hình “mờ ảo” từ những năm 1960. Kiểu chụp này có lợi điểm là che được nhiều khuyết điểm nhất là khuyết điểm “mái tóc” của đa số nữ sinh Sài Gòn thuở đó. Một mái tóc đẹp và “mode” làm tôn khuôn mặt rất nhiều.

Phỏng vấn những người tương đối lớn tuổi, không quen sử dụng “computer” hay không biết gõ “computer” là một “khốn khổ” cho tôi. Nhiều năm trước đây, Nhạc Sĩ VĐN là một “khốn khổ” cho tôi vì anh không biết gõ chữ có dấu và anh cũng không đủ kiên nhẫn hay sức khỏe để gõ. Vì thế, khi phỏng vấn, anh nói lan man và không điều chỉnh tính tóan được nội dung, sao cho vừa đủ. Nghĩa là thường đưa đến tình trạng, nói lan man một vấn đề quá nhiều và không còn giờ để nói cái khác. Một vị được coi là “người hùng” cuộc chiến Mậu Thân, cựu TT, TNH cũng vậy. Khi lên đài truyền hình, anh nói quá dài hai vấn đề kia và cuối cùng, cái chính là diễn tiến giải cứu thành nội đã không được mô tả đầy đủ!

Bây giờ nhiếp ảnh gia Nguyễn Kỳ cũng là một tương tự. Ông không gõ được nhiều và ông cũng không hiểu mục đích phỏng vấn của tôi là chỉ xóay vào sự nghiệp của người đó. Tôi không đi lan man cả cuộc đời của ai bao giờ. Nếu có chỉ là dăm ba giòng. Tôi mất tổng cộng 2 lần đến tiệm, 2 tối nghe Nguyễn Kỳ kể qua phone khoảng một giờ mỗi lần, viết rồi Nguyễn Kỳ sửa mấy lần, lần cuối đến tiệm từ 4 giờ chiều đến 7 giờ tối vẫn chưa xong. Tôi mệt nhòai người với cái phỏng vấn này. Còn bao việc phải làm mà cứ vướng bận một chủ đề hay phải nhớ chi tiết, “rất khổ”!

Khi gửi ra, tẩu hỏa nhập ma nên hình nhà văn Bích Huyền, một trong các nữ sinh đầu tiên của Nguyễn Kỳ chụp năm 1962 đã bị tôi ghi lầm thành 1972. Chưa hết, ý tôi viết là Nguyễn Kỳ nổi tiêng ở thập niên 60 (tức kéo dài qua 70…) nhưng Nguyễn Kỳ nhà ta không chịu, cho rằng làm đến 75 cơ mà (!!!) nên đòi sửa thành 60-75. Rồi cũng tẩu hỏa nhập ma, tôi không delete chữ thập niên để một ông bạn kia mail “ Lan Chi ơi, thập niên là 10 năm..” Trời đất ơi, nhè bà Lan Chi đậu tú tài Việt từ 1967, chương trình trung học với đầy đủ Kim Văn/ Cổ văn, làm gì Lan Chi lại không biết thập niên là 10 năm?! Cái này phải nói là lỗi ...ông Nguyễn Kỳ! Ông làm Lan Chi đi tới lui, làm tới lui cái mục của ông nên lọan xạ. Thì vừa đi học, lo hồ sơ học, lo …úynh vịt gian ở Dallas nữa (!!!), nên bị tẩu hỏa nhập ma là “phải đạo”!

Với những vị khác, tôi không “khổ” nhiều như thế. Tôi chỉ nói chuyện trước chừng 15 hay quá lăm 30 phút. Sau đó, tôi gửi câu hỏi. Họ gửi câu trả lời. Dựa vào những gì họ trả lời, tôi sửa hay thêm câu hỏi. Họ sửa hay trả lời thêm. Thế là xong. Mail qua lại chừng 3 lần là hòan tất và bài gửi cho báo được rồi.

Một điều mà tôi và bạn hữu tôi , (Anh chị Bùi Dương Liêm ( CT Phỏng Vân và Tìm Hiểu- Đài Truyền hình Hoa Thịnh Đốn), là Huỳnh Quốc Bình (CT Chúng ta và Thời Cuộc) ), xin được nhắn gửi là: Chúng tôi làm việc phỏng vấn vì “đam mê”. Đam mê và tinh thần muốn cống hiến những lợi ích về nhiều phương diện cho cộng đồng. Chưa bao giờ chúng tôi làm việc vì tiền. Không ai có thể bỏ tiền ra mua chuộc chúng tôi phỏng vấn và viết những điều hay cho họ!

Hoàng Lan Chi


Phượng Các
#102 Posted : Saturday, April 16, 2011 11:46:54 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi hoanglanchi
Bây giờ nhiếp ảnh gia Nguyễn Kỳ cũng là một tương tự. Ông không gõ được nhiều và ông cũng không hiểu mục đích phỏng vấn của tôi là chỉ xóay vào sự nghiệp của người đó. Tôi không đi lan man cả cuộc đời của ai bao giờ. Nếu có chỉ là dăm ba giòng. Tôi mất tổng cộng 2 lần đến tiệm, 2 tối nghe Nguyễn Kỳ kể qua phone khoảng một giờ mỗi lần, viết rồi Nguyễn Kỳ sửa mấy lần, lần cuối đến tiệm từ 4 giờ chiều đến 7 giờ tối vẫn chưa xong. Tôi mệt nhòai người với cái phỏng vấn này. Còn bao việc phải làm mà cứ vướng bận một chủ đề hay phải nhớ chi tiết, “rất khổ”!



Chị mua cái máy recorder rồi thu âm lại khi phỏng vấn. Sau đó về mở nghe lại rồi viết ra. Máy đó có chừng 50 đô thì phải. Chớ nhớ làm chi cho mệt.
hoanglanchi
#103 Posted : Sunday, April 17, 2011 2:36:59 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

quote:
Gởi bởi hoanglanchi
Bây giờ nhiếp ảnh gia Nguyễn Kỳ cũng là một tương tự. Ông không gõ được nhiều và ông cũng không hiểu mục đích phỏng vấn của tôi là chỉ xóay vào sự nghiệp của người đó. Tôi không đi lan man cả cuộc đời của ai bao giờ. Nếu có chỉ là dăm ba giòng. Tôi mất tổng cộng 2 lần đến tiệm, 2 tối nghe Nguyễn Kỳ kể qua phone khoảng một giờ mỗi lần, viết rồi Nguyễn Kỳ sửa mấy lần, lần cuối đến tiệm từ 4 giờ chiều đến 7 giờ tối vẫn chưa xong. Tôi mệt nhòai người với cái phỏng vấn này. Còn bao việc phải làm mà cứ vướng bận một chủ đề hay phải nhớ chi tiết, “rất khổ”!



Chị mua cái máy recorder rồi thu âm lại khi phỏng vấn. Sau đó về mở nghe lại rồi viết ra. Máy đó có chừng 50 đô thì phải. Chớ nhớ làm chi cho mệt.




Híc hic, chị thu từ xa bằng computer mà. Từ 2004 đến nay chi làm thế. Có dụng cụ đặc biệt cho home phone, cell phone và thu thẳng vào Cool edit rồi mình edit sau..

Sau này chị dùng skype thu. Hôm đó laptop trục trặc, ông Nguyễn Kỳ nói ổng sẽ thu và gửi chị. Cuối cùng ổng lại nói đâu có thu! Chán!

Chỉ khi nào đi ra ngòai phóng sự, chị có 2 recoder, 1 thì chị để ở bàn diễn giả, 1 để chị lăng quăng phỏng vấn. Máy của chị thu được...72 giờ liên! sau này làm biếng không làm phóng sự nữa. Chỉ thích ngồi nhà phỏng vấn thôi!
Phàn nàn vụ mình làm cho xong, close lại. Ông Nguyễn Kỳ kéo dài với nhiều lý do, khiến chị không close được nó. Thừơng thì phỏng vấn xong, là...quên khá nhiều, chỉ nhớ nét chính thôi PC à. Già rồi mà.
Sương Lam
#104 Posted : Sunday, April 17, 2011 3:05:06 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Lan Chi ơi,
SL đã đọc bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia Nguyễn Kỳ của LC, buồn bâng khuâng nhớ về thời học trò áo trắng Gia Long của mình.
1.- SL muốn hỏi LC có phải ngày xưa Ông Nguyễn Kỳ thường đến chụp hình cho các lớp học ở trường Gia Long trước khi bãi trường không? SL còn giữ một vài hình chụp chung toàn lớp với các giáo sư hằng năm. Nếu đúng như thế và nếu LC cho phép, SL có thể post tấm hình đó ở đây xem như một tài liệu bổ túc vào phần phỏng vấn nhiếp ảnh gia Nguyễn Kỳ được không, để gọi là chút kỷ niệm "lưu bút ngày xưa"? Ùa "lưu hình ngày xưa" mới đúng chứ lị!Big Smile

2.- SL cũng khoái đi chụp hình lắm nên ngày xưa cũng đã chụp một vài ảnh hình "mờ mờ ào ảo" của Đức Lan. SL không nhớ và không biết studio của Đức Lan và studio Nguyễn Kỳ có liên hệ gì không? Phiền LC giải đáp "théc méc" của SL nhé.

Chúc LC vui khoẻ nhé.Rose

SL
hoanglanchi
#105 Posted : Sunday, April 17, 2011 7:36:23 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Chị ơi, em hỏi thì Nguyễn Kỳ nói Đức Lan là tiệm khác, chủ nhân là Thìn.
Còn người chụp cho tụi mình ở Gia Long hay Trưng Vưong là Duy Hy chị ạ
Em đang tìm cách liên lạc Duy Hy vì chính ông là người chụp cho lớp, trường chúng ta hàng năm và em còn kỷ niệm là ngày đó, em đòi Duy Hy rửa tất cả hình GS Phạm Thị Nhung cho em chỉ vì em mê cô Nhung mà
chị vui nhé. Khi nào có bài về Duy Hy, em phải xin hình chị đấy.
hoanglanchi
#106 Posted : Sunday, May 1, 2011 9:39:17 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Tiếng Hát Lụa Hà Đông


Hoàng Lan Chi

Cách đây vài năm, Nàng, cô ca sĩ ấy, mới xuất hiện. Một người bạn gửi cho tôi cuốn lịch của Nàng. Một sự “tiếp thị” không được đúng chỗ của người bạn. Tôi, vốn dĩ là một người khá cổ, nên nhìn hình ảnh “gợi cảm” của ca sĩ, tôi không “mặn mà” lắm. Một điều đáng tiếc khác, nhan sắc Nàng không nên “gợi cảm” kiểu đó. Và tôi cất lịch vào một ngăn. Đồng nghĩa là việc “cất” giọng hát Nàng vào ngăn.

Sau vài năm, Nàng đã nổi tiếng. Những bận rộn của đời sống giảm bớt, tôi thực hiện môt chương trình nhạc “Những nhạc phẩm viết lời sau nhạc”. Dường như cũng chính người bạn gửi Nàng đến tôi với “Lệ Đá”. Nhưng Hà Huyền Chi lại ưa thích một cậu bé khác trong nước với kiểu trình bày mới. Từ “Lệ Đá”, nghe Nàng hát, tôi có chút say đắm. Một chút thôi và tôi đã “định vị” ngay giọng hát Nàng cho riêng tôi: “Tiếng hát lụa Hà Đông”. Nhẹ nhàng và khá ngọt, đủ ngọt như suối, chưa ngọt như lúa đồng, vì thế lụa Hà Đông cho Nàng là đúng nhất, với tôi. Mềm mại, dịu dàng, một chút “sang cả”, là đặc tính của “lụa Hà Đông”.

Ai đó ví Nàng với Ngọc Lan. Tôi không nghĩ thế. Cái ngọt của Ngọc Lan, chưa giọng hát nào sánh. Cái dịu dàng của Ngọc Lan, Nàng có. Cái mềm mại của Ngọc Lan, có thể nàng cũng có. Nhưng cái ngọt của Nàng khác Ngọc Lan. Ngọc Lan cho tôi cái cảm giác ngọt của nụ hôn người vợ mới cưới, cái ngọt của Nàng là nụ hôn đầu của người tình.

Ai đó cũng so sánh Nàng với Thái Thanh. Tôi không nghĩ thế. Thái Thanh có cái sang cả của một “mẫu hậu” quyền uy khi giọng hát cao lanh lảnh trải dàn cả không gian làm người người phải lặng thinh. Nàng mềm mại hơn, ít lanh lảnh hơn, Nàng như cô công chúa nhỏ đang khép nép và rụt rè nhưng cái khép nép ấy cũng đủ là một quyền uy khiến người người cũng lặng thinh.

Có phải chăng vì dòng nhạc Nàng chọn đã khiến người nghe mường tượng đến những thế hệ đàn chị của Nàng. Họ đã ví rằng giọng hát Nàng cho họ liên tưởng đến cả Lệ Thu, Khánh Ly…

Không, tôi không nghĩ thế. Nàng không là Thái Thanh với giọng hát thiên phú cao vút trời mây, Nàng không là Lệ Thu với giọng nồng nàn ấm áp, Nàng chẳng là Khánh Ly với giọng hát nửa vời. Nàng là Nàng, giọng hát lụa Hà Đông và có chăng là chút dịu dàng của người ca sĩ mà Nàng yêu mến: Ngọc Lan.

Hình ảnh này đây gợi nhớ về Ngọc Lan. Tôi yêu hình ảnh này hơn hết thẩy. Cũng “gợi cảm” nhưng không là “quá thấp”, chút gợi cảm của trái nho vừa hơi chín, còn e ấp nhưng vẫn gói nét trinh nguyên:





Vài tháng trước đây, tôi và một người bạn trò chuyện về Nàng. Anh nói rằng cần có lịch vào năm đó để giới thiệu. Tôi đồng ý phải có lịch nhưng với Nàng, với giọng hát ấy, với dòng nhạc đó, những kiểu ảnh nào là phù hợp với Nàng. Chỉ thế thôi. “Lụa Hà Đông” chỉ có thể là một mái tóc thề ngang vai, một nhân dáng gầy gầy, một ánh mắt trẻ thơ và một nụ cười thánh thiện.

Con đường Nàng đi khá suông sẻ. Sự nghiệp đang viên mãn, Nàng còn hứa hẹn nhiều ở những ngày tới.

Nét mới nhất của Nàng là “Người Về”, do Asia dàn dựng trong DVD 68. Mới tinh khôi cho Nàng trong chủ đề nhớ về người lính, tháng quốc hận, ngày quốc hận.

Nghe và sẽ thấy, chữ được Nàng nhả chữ rõ ràng, tròn trịa và không quá cao như Thái Thanh, giọng Nàng không hề khàn như Lệ Thu và cũng chẳng “ nửa vời” như Khánh Ly.

Dịu dàng, đằm thắm trong phong cách trình diễn, giọng hát mềm mại như tơ trời, ngọt và tinh khôi- như một giòng suối, “tiếng hát lụa Hà Đông” Y Phương quả xứng đáng khi được Asia chọn là người kết thúc chương trình với nhạc phẩm “Người về”.

Xin mời nghe giới thiệu của Nam Lộc, Dương Nguyệt Ánh và Thùy Dương và sau đó Y Phương với “Người Về”:

http://thuvientoancau.or.../NguoiVe-PD-YPhuong.mp3

Một số hình ảnh Y Phương với nhạc phẩm “Người về” trong Asia 68, Tháng Tư 2011




Y Phương xuất hiện với nhạc cảnh “Ngừơi về”























Phút cuôi các ca sĩ hát vơí y Phưong







Bài cảm nhận về nhạc phẩm “Người về” do Hoàng Lan Chi viết từ năm 2003 tại đây:


http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=67172
hoanglanchi
#107 Posted : Saturday, May 14, 2011 8:26:44 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Trường Xưa Thầy Cũ



Năm đệ thất

Năm 1959 thì phải tôi lò dò vào Gia Long. Trước ngày khai giảng, cũng chịu khó đi xem lớp để còn dành chỗ bàn trên. Nhà khá xa, đệ thất còn bé bỏng, mới 11 tuổi đầu, lại tính ngốc và tồ nên mẹ tôi phải cho đi xe đưa rước của trường. Hồi đó, muốn đi xe đưa rước của trường thì ngày đầu tiên mình phải tự đi. Lúc về xe trường mới đưa về vì tài xế hoàn toàn chưa biết học sinh ở đâu để sắp xếp lộ trình. Hôm sau thì xe trường mới bắt đầu đón. Những người ở xa như tôi thường thiệt thòi vì bị đón sớm và về muộn.

Từ khi đi học, tôi thích ngồi bàn nhì chứ không thích bàn nhất. Bàn nhì vừa phải để đọc chữ trên bảng và cũng có thể hoãn binh đôi chút khi thầy cô đang xem bàn nhất. Năm đệ thất, tôi cũng đã dành được bàn nhì. Nhưng than ôi, giờ đầu tiên của chúng tôi là môn Toán cô Hoa Lâu. Cô hơi lớn tuổi, mập mạp nhưng khuôn mặt đẹp. Tuy vậy cô dữ quá trời, đứa nào cũng run khi đứng trước mặt cô. Cô bắt chúng tôi lên bảng đứng rồi cô xếp lại. Tôi khá cao nên phải ngồi bàn bốn mà lại bên trong nữa! Tức chưa?

Cô đi lòng vòng xem chữ từng đứa. Cuối cùng cô dừng trước Mai Loan và chỉ định nhỏ coi sổ đầu bài. May phước mình viết chữ tàm tạm chứ không bị túm viết sổ đầu bài cũng mệt lắm!

Cô Hoa Lâu dạy thì cũng được nhưng cô dữ và hay la. Tôi nhớ có lần bị cô kêu lên bảng, khoảng tuần lễ thứ hai của niên học. Tôi làm cái gì đó, cô la. Tôi ấp úng “ Em tưởng là..” Cô quát “Tuởng tưởng cái gì ? À tại sao đi học mặc đầm, áo dài đâu? ”. Tôi rơm rớm nước mắt, im re. Các giáo sư khác và cả giám thị chẳng hạch hỏi gì mình cả. Chắc họ biết mình may áo dài chưa kịp chứ ai khùng mà mặc đầm đi học Gia Long? (không phải may không kịp mà đã chuẩn bị học Marie Curie nhưng phút cuối, ông bố ghét mấy mụ đầm hách dịch nên bảo tôi học Gia Long. Ngày xưa lịnh cha mẹ là nghiêm lắm, chứ có phải như thời buổi bây giờ đâu cơ chứ! )

Cô Nữ dạy Việt Văn thì cao, gầy. Cô cũng khá hiền nhưng dạy không hấp dẫn như nguời đẹp Phạm thị Nhung của tôi năm đệ nhị.

Còn cô Sáu dậy Pháp văn thì trời ui, cô tròn như búp bê và diện dễ sợ luôn. Áo dài nhiều đếm không xuể. Có cả áo hở cổ kiểu Lệ Xuân …Cùng dạy Pháp Văn với cô là cô Lệ Hạnh nhưng cô Hạnh không “bụ bẫm” như cô Sáu. Coi như hai cô Sáu và Lệ Hạnh hồi đó nổi tiếng vì diện!

Hồi đó đệ thất có 14 lớp chia ra 7 lớp Anh và 7 lớp Pháp. Tôi học lớp Pháp chót hết : đệ thất 14. Lớp ở dãy trệt nhìn ra đuờng Phan Thanh Giản. Tan học, tôi cũng rất ngố chẳng biết xe đưa rước ở đâu. Mà mẹ tôi cũng kỳ, lẽ ra phải đi hỏi ở trường rồi cho con biết đằng này mặc kệ tôi trong khi con bé mới 11 tuổi. Ngày xưa 11 tuổi nhát và khờ thấy mồ chả ma mãnh như bây giờ. Vì khờ và nhát, không dám hỏi nên tôi đã đi lạc ra ngoài đường trong khi xe đưa rước của trường ở trong khuôn viên trường. Tôi leo lên đại một xe đưa ruớc sau khi ngó tới lui không biết xe nào. Kể cũng ngộ !Sau đó chủ xe cũng tử tế đưa tôi về tận nhà dù biết tôi lộn. Họ dặn tôi ngày mai phải vào trường lên phòng (quên tên) hỏi xe đưa rước đậu ở đâu?

Hôm sau tôi lên văn phòng đưa biên lai và hỏi. Té ra xe đưa ruớc của trường đậu ngay trước sân chính ( vì trường có 4 cổng nhìn ra 4 đuờng ) là sân nhìn ra đường Phan Thanh Giản. Xe tư nhân có tài xế và phụ xế giúp các em bé như tôi lên xuống. Xe trường không có. Cách đưa đón thì như sau : đưa nguời ở gần về trước và đón nguời ở xa truớc. Vì thế nữ sinh ở xa như tôi thì luôn luôn đi sớm về trễ. Sau này buổi trưa xe đưa các chị buổi sáng về thì ghé đón các nường buổi chiều luôn. Vì thế tôi phải đi sớm, chẳng bao giờ được ngủ trưa miếng nào. Ngồi trên xe giữa trưa nắng toàn ngủ gục không, mắc cỡ ghê đi. Hồi đó cũng ngộ, ngủ gục trên xe cũng xấu hổ nữa chứ!

Năm đệ lục

Lớp tôi có đến 3 Nguyễn Thị Bạch Tuyết và cô Hoa Lâu đã “chua” thêm nơi sinh và biến thành thành ra BT Saigon, BT Gò Công và BT Long An. Ngoài ra còn hai Cúc Hoa nên được gọi là Cúc Hoa Gia Định và Cúc Hoa Chợ lớn. Tất cả đều là tác phẩm của cô Hoa Lâu! Mấy chục năm sau gặp nhau, chúng tôi vẫn “Bạch Tuyết Long An!”

Lên đệ lục chúng tôi phải chui xuống gần bệnh thất rất tối tăm. Năm này không có gì để nói. Văn cô Thu, Pháp cô Thái Oanh Oanh. Năm nay có bà đầm Tâm dạy tiếng Pháp. Bà dạy chúng tôi nhiều bài hát tiếng Pháp như Alouette, Aupre de la blond. Cô Thu này dường như bà con gì với nhóm Nhất Linh. Tôi chẳng thích cô Thu vì tính lạnh lùng và gọi học trò là Chị nghe rất xa cách, chẳng có tình cảm gì cả.

Cuối năm có văn nghệ toàn truờng. Dường như có bài (quên tên ) “ Ngồi nhìn trăng xế..Trăng khói mờ..” các chị múa đẹp lắm. Chị chính giữa múa ngả nguời tận đất làm tôi phục dễ sợ! Phải nói lớp tôi rất ngoan chứ không phá gì cả.

Đệ ngũ

Năm đệ ngũ lại đuợc về lớp ngon cùng với đệ thất là dãy nhìn ra đường Phan thanh Giản.

Năm này chúng tôi có 2 giáo sư mới ra truờng còn trẻ măng: cô Ngọc Lan dạy toán và cô Ngọc Minh dạy Vạn Vật. Cô Lan dạy bình thuờng còn cô Minh khá hay.

Cô Minh Nhựt dạy vẽ rất hiền. Cô Mai dạy Nhạc tính dễ thương. Cuối năm chúng tôi yêu cầu cô hát, cô đồng ý với điều kiện, cả lớp úp mặt xuống bàn, không được xem. Cả lớp tuân răm rắp. Đến bây giờ tôi hơi tiếc là sao mình không lén thử coi cô hát kiểu gì mà không muôn học trò nhìn!

Cô Bạch Thu Hà rất xinh dạy nữ công. Chúng tôi hay trêu cô “Võ Đông Sơ đâu rồi hả cô?”. Cô Lệ Mai dạy Việt Văn thì trời ơi là điệu. Ngồi trong lớp mà cô thường xuyên mở bóp, nhìn mình trong gương ngắm qua lại thật tức cười.

Năm này có lần quên học bài, tôi cũng giả vờ bịnh để trốn xuống bệnh thất. Nhưng bình thường tôi vốn ngoan nên hôm đó có giả đò cũng không ai biết. Hồi đó hay có màn giả bộ bịnh để trốn trả bài. Khu bệnh thất được xem là to nhât trong các trường trung học thời đó. Nhưng âm u và lạnh lẽo thấy mồ. Nghe đồn có ma nên đứa nào cũng ớn nếu phải xuống bệnh thất lúc chạng vạng. Sau này, đặc biệt Gia Long có phòng khám nha khoa với nha sỹ hẵn hòi. Các trường bạn qua khám ké.

Năm này, tôi thường phải ở lại trường chờ các lớp học thêm giờ nên hay lang thang sang chùa Xá Lợi. Có lẽ vì thế mà tôi ảnh huởng đạo Phât khá nặng.Thích đấy nhưng chỉ thuộc vài kinh ngắn ngủi. Sau này tôi tiếc là vừa làm chồng/vợ, mẹ/cha nên không có thời gian đưa con gái đi chùa khiến tôi có cảm tưởng con nhóc vô thần quá. Trước khi nó đi úc, tôi bắt nhóc phải quy y. Sợ mẹ nó cũng quy nhưng khi Thầy giảng không đuợc sát sinh, nó quay sang nói nhỏ “Vậy chứ con muỗi đốt mình, mình đập nó là cũng sát sinh sao?” Tức quá, tôi đập cho nó một cái!

Đệ tứ

Hè đệ ngũ, chuẩn bị cho thi trung học tôi đã đi học thêm toán với cô ruột tôi cùng mấy đứa em và vài nguời bạn. Vì vậy vào lớp GL là khá vững. Tự nhiên năm nay tôi học hăng lắm. Coi như tôi và Ngọc Dung học giỏi nhất nhóm. Có bao nhiêu sách bài giải toán, tôi làm hết. Đến nỗi khi vô lớp ở GL, thầy vừa đọc đề tôi đã biết đề đó nằm ở sách nào!

Cô Thái Vân dạy Văn khá hay. Cô rất thuơng tôi nên hay kêu tôi đọc. Tuy vậy năm đó tôi còn nhát lắm. Đọc lí nhí cả lớp nghe không rõ.

Năm này có vụ Phật Giáo. Khi lên cao trào thì lính Dù cũng vô sân trường dàn chào và chúng tôi được nghỉ học. Đứng trên lầu cao nhìn xuống, tôi thấy ghét đám lính đó. Chả là vì lúc đó mình cũng tự xem như là một phật tử mà. Hầu như cả lớp tôi ghét vì đa số là theoPhật giáo! Bọn nằm vùng trong trường có cơ hội hoạt động tưng bừng. Sau này nhiều cô biến mất vì đi vô bưng. Sau 75 thì về, xuất hiện và giữ các chức vụ khá. Con nhỏ học khá dốt lớp tôi sau này là Giám đốc một khách sạn lớn ngay trung tâm Sài Gòn. Dường như các vị năm vùng, lo học chính trị, lo họp tổ, lo biểu tình nên đa số, đa số chứ không phải tất cả, đều học dốt thì phải!

Sau khi cách mạng thành công năm 1963 thì có vụ bầu cử Ban Đại Diện trường. Có hai liên danh ra ứng cử, một của Mai Hương học lớp đệ nhất và một của X (??) học đệ nhị. Các liên danh đi từng lớp để tranh cử.

Đa số trong lớp tôi chẳng để ý mấy nhưng thấy Mai Hương xinh xắn còn chị kia mập quá (!) nên bỏ phiếu cho MH. Xem ra con gái đẹp lúc nào cũng lợi thế! Cuối cùng Mai Hương đắc cử.

Tôi lo học thi Trung Học bù đầu, không chú ý đến chính trị. Nhưng lúc đó cũng thấy ghét chế độ độc tài gia đình trị của ô Ngô Đình Diệm. Ghét nhất là giọng điệu hỗn xược của Bà Ngô Đình Nhu khi các vị sư tự thiêu. Ai đời cương vị là đệ nhất phu nhân, chủ tịch Hội liên đới phụ nữ mà bà lên đài phát thanh phát ngôn như sau “.. đầu trọc. Tôi cung cấp thêm xăng cho mà đốt..”. Lâu quá, tôi không nhớ chính xác nhưng đại khái chính tai tôi nghe qua radio giọng điệu “hỗn xược” của bà và tôi vừa ghét vừa giận!

Đệ tam

Năm đệ tam chúng tôi học ở dãy trên lầu cũng nhìn ra đường Phan Thanh Giản.

Năm này có thêm một số bạn từ truờng khác vào và bù lại cũng có một số bạn nghỉ học đi làm.

Năm này tôi nhất quyết phải bạo dạn và nói to! Khi cô kêu tôi cố gắng hét lớn nhưng khi tôi hỏi nhỏ bạn kề bên, nó cuời “Có thấy hét gì đâu, coi như đủ cả lớp nghe”.

Bà Nghiêm Phú Phi dạy Pháp văn. Thiên địa ơi, cô dữ không thua gì cô Hoa Lâu. Hay la học trò lắm. Mà suốt ngày khạc nhổ trong khăn “mouchoir”. Dường như cô bị bịnh gì đó. Cô hay kêu tôi lên bảng viết bài vì tôi viết chữ to rõ ràng và không leo núi xuống đồi. Phần khác tôi học Pháp văn khá. Sau này tôi đuợc biết về hoàn cảnh riêng của cô. Hèn chi tâm lý cô không bình thường.

Cô Thu Ba dạy vạn vật, Cô có đôi mắt sâu khá đẹp nhưng tính nết thì rất lạnh. Chỉ lo dạy, không tâm tình, cởi mở mà cũng không la như bà Phi, không chú ý đến ai. Ngay tôi hạng nhất vạn vật cô cũng không quan tâm. Sau này cô có làm Hiệu Trưởng.

Năm đệ tam học tà tà vì cũng chẳng phải thi cử gì. Năm này chúng tôi đã theo chuyên ngành nên cũng phân tán khá nhiều. Môt số bạn qua ban B hay C. Đa số học ban A và lớp tôi bấy giờ thành lớp chót hết: đệ tam A9.

Đệ nhị

Năm đệ nhị là năm nhớ đời của tôi.

Chúng tôi ban A và may mắn đuợc học Văn với cô Phạm Thị Nhung. Cô rất đẹp và dậy rất hay. Tôi mê cô và mối tình này làm kinh động đến cả bà Giám Học lẫn vài thầy cô giáo khác. Ngoài ra chúng tôi được học Toán với cô Dung. Cô dạy tận tâm. Pháp Văn là cô Lê thị Kim. Tôi mê cô Nhung nhưng thích thì là cô Kim.

Hồi tôi mê cô Phạm Thị Nhung là giữa đệ nhất lục cá nguyệt năm đệ nhị. Lỗi do trời nắng đẹp, gió hây hây và ai biểu cô đẹp quá chừng để “con nhỏ” rớt tim! Tôi có tính đàn ông là mê nguời đẹp. Kỳ cục, đến bây giờ cũng vậy. Ra đường, thấy con gái đẹp là ngắm!

Nhưng nếu nói thích thì tôi thích cô Lê Thị Kim, dạy môn Pháp Văn từ đầu năm. Cô Kim không đẹp nhưng rất hiền, có mái tóc cúp vô như búp bê. Cô dạy cũng khá hay. Không biết vì sao tôi và Ngọc Dung, con nhỏ học gỉoi nhất trong lớp hay ghẹo cô lắm. Giờ ra chơi chúng tôi đi theo sau cô trêu làm cô cứ đỏ măt giống con gái mười lăm vậy đó. Nhỏ Dung còn ít chứ tôi thì khỏi nói, chọc cô tưng bừng. Thỉnh thoảng hai đứa lại kéo nhau đến nhà riêng cô ở Tân Định. Thật tình mà nói, chưa thấy giáo sư nào chiều học sinh như cô Kim. Chúng tôi đến chơi, cô sai nguời làm mua phở cho hai đứa ăn. Cô dắt chúng tôi đi chơi lăng quăng. Ấy thế mà tôi “bạc tình” ghê. Chưa bao giờ mua hoa cho cô Kim cả. Chả bù với cô Nhung, tối ngày tôi ôm hoa đứng trước cửa lớp đệ nhị C để tặng hoa. Có lẽ cái máu tặng hoa lậm vô tôi từ hồi đó nên sau này tôi hay ngoại giao bằng tặng hoa! Cô Kim đang ở VN và “Người đẹp Phạm thị Nhung” của tôi đang ở Pháp.

Lý Hoá do cô Bạch Hạc phụ trách. Cô Bạch Hạc mới đổi từ Huế vào. Cô chuyên môn vừa giảng vừa xem sách. Cô xinh xắn, dễ thương. Vạn Vật do cô Lan Phuơng, con gái nhà văn Hoàng Đạo phụ trách. Cô đẹp nhưng thân hình như con trai. Cô dạy rất hay. Cô nổi tiếng vì dạy hay và hoạt động văn nghệ rất sôi nổi cũng như mê học trò đẹp. Chính cô là đạo diễn cho vở Tây Thi Phạm Lãi trong buổi văn nghệ lớn cuối năm. Cô chọn hai nguời đẹp của lớp bên cạnh tôi làm Tây Thi và Phạm Lãi. Tây Thi Kim Dung sau này học dược còn Phạm Lãi học Y.

Tôi có khiếu học bài nên mấy môn bài học không ai qua được. Vạn vật hạng nhất. Khi trả bài thi, cô Lan Phuơng nói: “ Câu số X em làm rất đẹp, đẹp hơn trong sách nhưng tôi đã lỡ cho một em khác điểm tối đa rồi nên cũng cho em điểm đó nhưng tôi cho thêm nửa điểm ở câu khác”. Đến bây giờ tôi còn nhớ như thế. Nhưng cô Lan Phuơng viết cho tôi trong lưu bút “Em là môt học sinh hơi quá lãng mạn!” Chèn đét ơi, đã “hơi” còn “quá”? Ý cô nói vụ tôi mê cô Nhung!

Năm này, Gia Long bắt đầu thưởng cho các nữsinh đậu Tú tài 1 hay 2, từ hạng Bình trở lên huy hiệu là hai chữ G và L quyện vào nhau băng vàng 18. Năm sau thì đổi thành hoa mai vàng, tức huy hiệu trường Gia Long. Nhắc lại, hạng Ưu là tất cả các môn phải 18/20, Bình là 16/20. Hồi đó chúng tôi thi hầu hết các môn học trong lớp chứ không như bây giờ.

Tôi cũng “lụm” đuợc một huy hiệu Gia Long chớ sao không. Dân chăm chỉ quá mà. Học gì mà ngủ từ 12 giờ thì 4 giờ đã dậy tụng kinh rồi! Siêng kinh khủng! Môn Sử Địa, Vạn vật tôi có thể đọc thuộc lòng từ đâu đến cuối trang! Bởi vậy sau này có cớ nẹt con cái! Nhưng ngẫm nghĩ lại, lối học đó của VN xưa không hay. Nó làm con nguời kiệt quệ sớm. Lụm xong đại học là có khi đuối sức. Khác Mỹ, Trung học tà tà, Đại học mới căng.Tôi đậu tú 1 Hạng Bình. Tiếc là đã đánh mất cái huy hiệu đó.Ngày xưa đông con, cha mẹ ít quan tâm đến việc lưu trữ cho con.Chả bù sau này, tôi cất hết thành tích con gái vào cặp táp. Không thiếu cái gì từ lớp 1 đến lớp 10, cho đến khi chị ta đi nước ngoài.

Năm đệ nhất

Năm nay, số học sinh giảm xuống, vì sau khi có tú tài 1, có thể đi làm. Do đó chỉ còn 7 lớp đệ nhất. Lớp tôi là lớp chót và bị xé lẻ. Đi tứ tán sang ba lớp khác. Tôi lại học lớp chót : đệ nhất A7.

Năm nay găng. Sau khi thi tú tài, phải thi đại học. Ngày đó Y, Duợc, Nha, phải thi. Còn ghi danh là Luât, Văn Khoa, Khoa Học. Năm này, lo học bù đầu. Cũng đi học thêm Toán Lý Hoá. Mấy năm trước, giáo sư tư ra đề cho mỗi lớp. Năm này, ra đề chung cho cấp lớp.

Kỳ thi đầu, gọi là đệ nhất lục cá nguyệt, cô Lan day triết lớp tôi ra đề. Lớp chúng tôi làm bài đuợc, các lớp khác thì khóc vì môn Triết rất khó học và còn tùy giáo sư giảng nữa! Trong các môn năm đệ nhất, tôi ghét nhất triết. Tư nhiên năm thi Tú Tài 2, cho thêm vô chương trình môn triết. Giời ạ, môn Tâm Lý hay Đạo Đức còn nhá nổi. chứ cái môn Luận Lý Học thì thiệt là chịu không thấu! Toàn những từ ngữ mới, trúc trắc, cóc hiểu gì cả và cứ nhắm mắt học thuộc lòng cho xong chuyện.

Thầy Loan dạy Lý Hoá. Vì khá trẻ nên dù có vợ nhưng Thầy cũng làm mặt nghiêm vì sợ các nữ sinh phá. Thầy hay gọi học trò là “mấy người” và xưng tôi. Học được gần hai tháng, tự nhiên có hôm thày hỏi tôi “Có phải có cô chị là QM không?”. Hóa ra thầy dậy cả hai chị em tôi. Bà chị tôi học trước tôi bốn năm. Bả học Lý Hoá cũng giỏi nên Thầy nhớ kỹ. Tôi hạng nhất Lý Hoá. Hồi đó chúng tôi làm bài thi bình thường trên giấy học trò. Ai trình bầy kiểu gì cũng đuợc.Tôi hay viết tên của các môn thi băng kiêu chữ Gothique rất cầu kỳ. Cả lớp chỉ có tôi thôi. Nên khi trả bài thi, thường các giáo sư thời đó hay để bài cao điểm nhất lên trên nên tôi chỉ việc “nhón nhón” nguời là biết mình có hạng nhất không.

Bao năm trôi qua, giờ tôi vẫn còn thấy thú vị khi nhớ lại thời gian ấy. Cái hồi hộp khi thầy cô trả bài thi. Khi hạng nhất thì chao ôi, “sướng rên mé đìu hiu” ! Oai lắm nhé, mình sẽ là người đi thu bài cả lớp và về xếp hạng ! (các giáo sư để bài cao điểm nhất lên trên nhưng thường chưa xếp hạng. Người hạng nhất hay có nghĩa vụ ôm về nhà xếp hạng)

Năm đệ nhất, chúng tôi thường tham dư thi “Trung Học Toàn Quốc”. Hao hao các cuộc thi học sinh giỏi cấp Thành phố bây giờ. Tôi giỏi Lý Hoá nhưng không giỏi Toán nên thầy Loan đề nghị tôi nhuờng cho Ngọc Yến, giỏi toán và hạng nhì Lý Hoá đi thi Lý Hoá toàn quốc. Tôi OK ngay dù hơi tiêng tiếc.

Ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng, ngoài việc tổ chức diễn hành với Hai Bà của hai truờng nữ oai nhất là Trưng Vương và Gia Long (chọn hai cô đẹp nhất), còn thi môn Văn chương. Ối chao, lúc nghe kết quả thì cả truờng hồi hộp. Ganh đua mà. Nhưng đa số thành tích học rơi vào Gia Long nhiều hơn Trưng Vương. Có lẽ Gia Long bị kềm kẹp bởi những nhân vật “nghiêm” như bà Hiệu Trưởng Huỳnh Hữu Hội, Nguyễn thị Tỵ ? Cứ hỏi giới giáo chức, họ sẽ nói cho nghe về cái “ khó” của các cô trên ! Năm nào “thắng” Trưng Vương ở môn thi Văn chuơng là nữ sinh cả trường mừng lắm.

Tôi cũng vác bị gậy đi thi Văn chương toàn quốc đấy chứ. Đại diện cho lớp tôi mà nhưng tôi học ban A (Khoa học) thì làm sao sánh được các mợ ban C (Văn Chương). Coi như chưa bao giờ tôi lụm đuợc thành tích gì về văn của trường cả? Ấy nhưng truờng cũng như gia đình, hoàn toàn không biết tôi đã viết báo từ đệ tứ với cái bút hiệu “cải lương” dài ngoằng là Giang Kiều Việt Giao Tiên ! Tôi lý giải, là “Con sông Việt kiều diễm tên là Giao Tiên”. Bài báo đầu tiên tôi viết là “ Cuộc bầu cử ban đại diên truờng tôi”. Ấu cũng là số, vì sau này tôi cũng bị “dính” vào các phóng sự cộng đồng!

Sau khi “ra quân” bằng bài báo viết về cuộc bầu cử của trường, năm đệ tam tôi viết lai rai. Hai năm sau không viết vì bận thi và khi lên đại học thì tôi viết trở lại. Có thời gian khá rum beng với cái nick “Quỳnh Couteau” ở mục “Nói hay đừng” của Chính Luận và là một trong ba cây bút sinh viên thường xuyên ở đây. ( Quỳnh Couteau là chơi chữ vì tên thật là Quỳnh Giao. Con dao tiếng Pháp là Couteau!) Tôi còn lấy cả chục bút hiệu để viết truyện tình. Sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Hóa, tôi viết ít đi nhưng cũng còn chút chút. Một lần, bài báo của tôi ở Sóng Thần của Chu Tử đã gây rúng động Bộ Kế Hoạch và Phát Triển Quốc Gia! Bộ Truởng đích thân gọi phone hỏi cô đó là cô nào! Xem ra cái gan của tôi nó chả bé tị nào từ thuở “che chẻ”!

Trở lại lớp. Cô Quỳnh Hoa dậy Anh văn. Cô đẹp quá trời. Tánh tôi lúc đó rất dạn dĩ nên mỗi khi giáo sư nào hỏi, “Ai giúp cô làm bản đồ lớp” thì “con nhỏ” tôi luôn xung phong dơ tay. Cô Hoa thích cái dạn của tôi. Vả lại tôi học Anh văn giỏi vì có bố kèm thêm ở nhà. Tôi không hiểu sao tôi thuộc lòng tuần và tháng kinh khủng. Có mẹo gì đó, tôi quên rồi, khi cô Hoa kêu, tôi đọc nhanh kinh khủng, còn hơn xe lửa chạy. Cả lớp thán phục, đến bấy giờ còn thuộc. Veo veo từ January đến December như gió! Nhưng chỉ thế thôi còn quên rất nhiều. Tuy vây tôi học Tóan tệ, không gỉoi như năm đệ tứ. Nhiều khi làm kiểm tra, phải hỏi bạn, tức anh ách.


Vạn vật do cô gì đó dạy cũng khá. Không hay như cô Lan Phuơng nhưng cũng khá. Đương nhiên tôi “lụm” hạng nhất Vạn vật rồi. Ai mà qua được tôi các môn học bài. Có lẽ vì vậy, bây giờ tôi hay quên quá nhưng nhiều “netters” lại khen tôi có trí nhớ tốt vì kể chuyện xưa cứ vanh vách.

Cuối năm thi Tú Tài hai. Học chăm quá, khi vào phòng thi bị quỵ. Tôi làm bài Pháp Văn quá tệ. Kết quả là thiếu một điểm đậu Bình. Vì thế không được phần thưởng của trường là hoa mai vàng. Buồn năm phút!

Ai cũng luyến lưu thời trung học. Không còn quá nhỏ để không biết gì như tiểu học mà đã biết làm dáng chút đỉnh từ năm 15. Nhưng chúng tôi hồi đó, nữư sinh Gia Long bị kỷ luật quá nghiêm khắc của trường nên rất ngoan. Lo học. Ít lộn xộn. Năm tôi học đệ tam, có nghe đồn vài chị lớp lớn theo phong trào CTY( tức Cho Tình Yêu, Cướp Tình Yêu gì đó) nhưng nhà truờng đã điều tra và đuổi học ngay tức khắc. Cứ nhìn vô thành tích số nữ sinh đậu Tú Tài hạng Ưu, Bình so với các truờng khác là biết.

Gia Long ngày đó còn nổi tiếng với “lò Nguyễn Đức” . Nơi đây sản xuất ra khá nhiều ca sỹ như Hoàng Oanh, Phương Hoài Tâm, Phuơng Hồng Quế, Phuơng Hồng Hạnh, Thanh Lan, Kim Loan..

Thời gian. Mới ngày nào còn cột áo dài nhảy lò cò trong sân truờng mà bây giờ tóc đã pha sương. Ôi trường xưa yêu dấu ơi.

Hoàng Lan Chi



Sương Lam
#108 Posted : Saturday, May 14, 2011 2:42:53 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Lan Chi ơi,
Trí nhớ của LC còn quá tốt!Blush LC nhớ hết tên của các thầy cô giáo và những "mối tình lãng mạn" thuở học trò.
SL ra trường GL năm 1963, thế mà bây giờ chỉ còn nhớ mang mang một vài tên giáo sư mà thôì ví dụ như cô Khuê dạy Vạn Vật, sau này là hiệu trưởng. SL có học với cô Hoa Lâu, cô Quới, thầy Lê Kim Ngân, thầy Minh (dạy văn chương), nhất là hay trêu chọc thầy Vĩnh Để và cô Chu Kim Long dạy Triết lớp đệ nhất.
SL hồi mới vô học đệ thất, học dở ẹt.Black Eye Lần lần học khá hơn, đến lớp đệ nhất thì cũng thuộc hạng "top ten". Cooling, lại bé tí teo nên cô Khuê thương lắm!

Hồi SL học Gia Long vẫn còn chế độ nữ sinh nội trú nên cũng có một mối tình giữa nữ sinh ngoại trú là SL và một nữ sinh nội trú tên là Mỹ Lý thì phải (hình như năm đệ tứ gì đó ?) Dĩ nhiên SL là "con gái", còn người kia là "con trai", vì sau này có gặp mặt nhau, người ấy giống như "con trai" vậy đó!Wink. Thư tình bỏ trong hộc tủ nơi SL ngồi. Bây giờ nghĩ lại tức cười ghê!TongueKisses

Cám ơn LC đã cho SL sống lại tuổi học trò ngày xưa.Rose

SL
hoanglanchi
#109 Posted : Sunday, May 15, 2011 10:28:14 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)



Lan Chi 2003 trước trường Khoa Học


Năm thứ nhất: SPCN 1967-1968

Năm đệ nhất, tôi học quá chăm và không tuân lịnh bố là trước ngày thi phải nghỉ, nên lúc thi Y tôi bị quỵ. Vào phòng thi, đầu óc bỗng mệt mỏi vô cùng và rỗng tuếch. Cái phản ứng HCL với NaOH quá đơn giản mà cũng không nhớ. Rồi năm đó, đầu tiên có đề Kiến Thức Tổng Quát. Tôi, một con bé quá chăm học, chỉ dùi mài kinh sử trong bốn bức tường, có thì giờ ngó đến cái gì thì đương nhiên kiến thức tổng quát phải bị hụt. Vì thế rớt Y Khoa. Đây là điều tôi vẫn nuối tiếc vì tôi rất thích Y.

Tôi ghi danh Khoa Học, chứng chỉ SPCN, phù hợp với ban A chúng tôi thời đó. SPCN là Science, Physic, Chimie, Naturel tiếng Việt là Lý Hóa Vạn Vật. Đây là chứng chỉ dự bị, tên gọi này để ám chỉ năm đầu tiên của khoa học. Những năm sau, gọi là chứng chỉ chuyên khoa. Giảng đường của chúng tôi lớn nhất Khoa Học, đó là Giảng Đường 2. Giảng đường này nằm phía sau, tiếp giáp với Đại Học Sư Phạm. Cư dân Đại Học Sư Phạm thỏai mái qua chúng tôi và ngược lại.

Chương trình học gồm lý thuyết buổi sáng và thực tập buổi chiều. Học cả sáu ngày một tuần. Bây giờ nghĩ lại, tôi không hiểu nổi cách giáo dục thời đó. Thiên về Pháp và nặng nề kinh khủng. Nhồi sọ học trò và làm đầu óc họ mau già nua.

Nhà xa nên tôi ở lại trường sau giờ lý thuyết để chiều học thực tập. Có năm môn thực tập: Lý, Hóa, Thực Vật, Động Vật và Địa Chất. Lý thuyết học nhiều hơn, ví dụ thêm môn Tóan. Tôi còn nhớ năm đó, cô Ngọc Anh dậy Thực Vật. Cô dễ thương. Động Vật là Cha Trương. Cha dạy rất hay. Khó tưởng tượng được môt linh mục áo chùng thâm lại dậy Động Vật nhỉ? Địa chất là bà TrầnThị Lạng. Bà là em gái ô Trần Kim Thạch. Ông này nằm vùng, địa chất của ông là cái ổ Việt Cộng và đương nhiên sau 75, hai anh em lộ diện Việt Cộng! Ông Nguyễn Viêm dậy Toán. Sinh viên chúng tôi khá khốn khổ với Thầy và ngược lại. Tóm tắt là thế này, Thầy giảng một lần, chúng tôi hiểu. Thầy giảng lần hai, chúng tôi sẽ bớt hiểu và thầy càng giảng thì lũ chúng tôi càng không hiểu!

Trong các môn thực tập, tôi thích Thực Vật và Động vật, chán nhất là Địa Chất. Động Vật được mổ nhiều con vật. Hồi đó sinh viên đóng tiền học một năm cũng nhẹ nhưng phải mua sách học gọi là “cours”. Sách do Giáo Sư bán, GS giao cho một sinh viên hay một ông phụ việc ở phòng học vụ. Sách thường chỉ là quay roneo và đóng tập. Chúng tôi phải ra Chợ Bến thành tại các tiệm bán dụng cụ Y khoa để mua bộ đồ mổ và các thứ khác như ống nghiệm ..Bộ đồ mổ cho Thực tập Động Vật khá mắc và xinh xắn. Tâm trạng các cô cậu tân sinh viên mới rời ngưỡng cửa trung học, thấy cầm dao kéo mổ mổ cắt cắt có vẻ oai oai mà. Mỗi lớp có một giảng nghiệm viên chính và 3 phụ. Phụ thường là các sinh viên cũ. Vì mổ các con vật đâu có dễ, giảng nghiệm viên chỉ giảng ở trên bảng kèm hình vẽ, sinh viên phải làm theo. Đương nhiên chả ai làm hay cả trừ sinh viên ở lại lớp. Cứ lóng nga lóng ngóng. Thật dã man, điều kiện thiếu thốn, đâu phải như bây giờ có camera có computer.. Tôi còn nhớ thuở đó phải học 14 bài tức mổ 14 con vật hay bộ phận của chúng. Cực nhất là mổ con dán. Nó bé tí lại mong manh nên phải mổ bằng dao lam và kim. Có một điều vui là sau khi mổ, có khi tôi ngọai giao và mấy bác phụ trách phòng thực tập cho tôi ôm đồ thực tập về nhà. Một lần, tôi gom quá trời là cua, một lần khác cũng quá trời trái tim heo đem về nhà chế biến!

Một kỷ niệm vui của giờ Động Vật là quý sinh viên hay “la bài hãi” khi thấy mình mổ và không thấy cái cô giáo chỉ. Thay vì nói con vật thì cứ nói “ Sao em không có..” . Ví dụ một cô la lên “Cô ơi sao em không có tinh hòan?” ( cô mổ nhằm con đực) và cậu kia thì “ Cô ơi sao em không có nõan sào?” . Các nghiệm chế viên thì chúa là hay trêu ghẹo. Một lần tôi cũng la lên như thế và một anh nghiệm chế viên cười cười “ Chị làm sao có tinh hòan được?” “ Thật mà, không thấy có!” “Đã nói chị thì làm sao có được!” Đến đó thì tôi hiểu anh ta chọc mình. Ai đi ngang phòng thực tập động vật chắc buồn cười lắm vì cứ nghe sinh viên oai óai “Cô ơi, chết cha em đứt tim rồi!” “ Cô ơi, tiêu hai lá phổi em rồi”.

Thực tập Thực Vật thì phải cắt lá lẻo và soi kính hiển vi để vẽ. Chúng tôi phải tập nhìn kính bằng một mắt trái, mắt phải để vẽ. Ban đầu, chưa quen, đứa nào cũng chơi cái trò nhắm mắt trái, nhìn vào ống kính hiển vi bằng mắt phải. Hồi đó tôi thích thực tập lá gì tôi quên tên, nhìn vào hiển vi, cấu trúc lá y như trái mít, nhiều mắt trông rất đẹp.

Thực Tập Lý thì dây nhợ điện tùm lum, Hóa thì pha chế cũng vui. Lần đầu tiên chứng kiến một số phản ứng mà mình học ở Trung Học, thật thú vị. Chỉ Địa Chất, tôi rất ghét. Phải ráng nhớ hình thù đặc biệt của các mẩu đá để cuối năm thi.

Riêng lý thuyết, chúng tôi đã phải học bài rất nhiều. Với 5 môn thực tập, mỗi môn khoảng 12-14 bài, mỗi bài chỉ thực tập một lần duy nhất thì thử hỏi ai là người nhớ được để cuối năm thi? Thế mà chúng tôi phải nhớ hết đấy. Động vật, thực vật, phải nhớ tên La Tinh, địa chất cũng vậy. Lý thì dây nhợ mắc lung tung, vẫn phải cố nhớ hết. Thời gian học bài chỉ còn được buổi tối và cuối tuần. Vì thế Khoa Học cửa Vào thì Mở rộng, ai ghi danh cũng được cả nhưng cửa RA mới là khó. Trái với Khoa Học, Y Dược Nha cửa Vào khó nhưng sau khi lọc lựa còn lại vài trăm, cửa Ra của họ không quá khó. Khoa Học ngày xưa còn vấn nạn, nhiều giáo sư cho đề rất “hóc búa” (chữ thường dùng thời đó của chúng tôi) để thị uy ra oai. Sinh viên càng rớt càng chứng tỏ chứng chỉ của giáo sư đó có giá trị. Thật trái ngược với Việt Cộng, giáo viên gà bài để có thành tích cao là học trò giỏi.

Năm thứ hai 1968-1969

Tôi đậu SPCN. Học Khoa học ban A nên tôi đành chọn hướng đi là Cử Nhân Hóa. Tôi không thể chọn Cử Nhân Lý hay Lý Hóa vì sẽ bị thiếu kiến thức về môn Tóan ở Trung Học. Trong 2 Hóa, bây giờ tôi cũng quên vì sao tôi chọn Cử Nhân Hóa Hữu Cơ thay vì Cử Nhân Hóa Vô Cơ.

Thời đó, mỗi cử nhân Hóa phải có 4 chứng chỉ bắt buộc về Hóa do Giáo Sư Trưởng Môn chỉ định, và 2 chứng chỉ Lý tùy chọn, gọi là chứng chỉ nhiệm ý. Điều đó có nghĩa là trong nhiều chứng chỉ Lý, thích môn nào thì chọn. Điều này cũng áp dụng ngược lại cho Cử Nhân Lý, Lý Hóa hay Tóan. Bên nhóm đó, họ sẽ chọn 2 chứng chỉ nhiệm ý Hóa. Đương nhiên, chúng tôi sẽ chọn chứng chỉ nào dễ! Dễ ở đây không có nghĩa chương trình dễ mà có nghĩa giáo sư dễ, cho đề thi dễ và số sinh viên rớt không nhiều. Làm sao biết được điều đó? Có khó gì đâu, tin tức về các chứng chỉ được các ông sinh viên nắm chắc nhất (vì lười học, vì sợ thi rớt sẽ đi lính nên thủ tin tức về những chứng chỉ rất kỹ) và họ truyền cho nhau.

Năm thứ hai, tôi ghi danh 3 chứng chỉ. Thì cứ ghi vì quy định là mỗi năm 2 chứng chỉ nhưng ai học khá hay giỏi có thể lấy 3 hay 4 chứng chỉ. Cô bạn Hồ thị Phi, học rất giỏi đã lấy bằng Cử Nhân có 3 năm trong khi tôi phải 4 năm và nhiều cô khác có khi phải 5 năm (chuyện bình thường cho con gái học Khoa Học vì rất khó) thậm chí có cô còn lai rai 6,7 năm. Riêng con trai thì không được như vậy. Họ phải đậu đúng tuổi quy định, nếu rớt sẽ phải đi lính. Quả là một điều buồn. Buồn vì sinh viên, sau bao năm chiến tranh, họ sợ đi lính vì đi lính là chết. Với họ không còn ý nghĩa của những cái gọi là “ Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách” là “Đi lính là yêu giống nòi…”. Buồn vì nhiều người con ưu tú của quốc gia về phương diện tri thức đã chết ở chiến trường khi chẳng may họ thi rớt. Nếu sống, họ đã đóng góp được cho quốc gia trong lãnh vực khoa học giáo dục.

Giáo sư chính cho cử nhân Hóa là ô Lê Văn Thới. Ông là cựu Khoa Trưởng, người miền Nam. Ông rất kỵ và ghét dân Bắc kỳ. Ông khó tính khó nết, vào lớp hay chửi bới sinh viên. Lớp học của ông im phăng phắc, sinh viên không dám hó hé. Tuy vậy sinh viên không hay trốn giờ ông vì nhiều điều ông giảng không có trong tài liệu học. Giảng đường B của môn ông lúc nào cũng đông nghẹt sinh viên. Gọi là giảng đường vì thuộc đại học chứ đó chỉ là một lớp học như ở các trường trung học. Chỉ có 2 đại gỉang đường lớn để chứa sinh viên năm thứ nhất vì đông. Đó là Giảng đường 1 cho dân Tóan hay Tóan/Lý hay Lý/Hóa là các chứng chỉ dự bị MPC (Math Phisic Chimie) MGP và Giảng đường 2 cho dân ban A chúng tôi là chứng chỉ dự bị SPCN. Chứng chỉ Hóa Hữu Cơ Cơ cấu của ông là một chứng chỉ được sinh viên chúng tôi mô tả là “hắc ám”. Hắc ám vì GS khó, môn thi khó. Tôi còn nhớ, cuối năm tôi lên trường xem kết quả chứng chỉ Hữu Cơ mà run sợ. Run vì đó là chứng chỉ chính, không biết mình có đậu không. Học cái gì mà làm bài xong, cũng khó đóan được mình đậu hay không, chán không cơ chứ. Chả bù cho thi Tú tài 1 hay 2, đậu là phải nắm chắc trong tay không thì bố cạo đầu cho mà chết! Gì chứ khỏan học, bố tôi nghiêm khắc vô cùng. Ông từng tuyên bố xanh rờn như sau “ Đậu Trung học, trả ¼ tự do. Đậu Tú tài 1, trả tiếp ¼. Tú 2 trả tiếp ¼. Xong đại học trả nốt ¼ cuối cùng. Lúc đó mới được quyền …nghĩ đến chuyện lập gia đình!” Chưa hết, chả ai phát xít như ông, cấm không có bạn trai/gái khi đang đi học. Vì thế bà chị tôi ..chưa bao giờ có bạn trai đến nhà suốt thời đi học kể cả thời sinh viên! Tôi thì may mắn hơn chút đỉnh! Năm thứ 2, một anh chàng bướng bỉnh không coi lời tôi cảnh cáo ra cái củ khoai lang gì cả, hắn ngang nhiên đến nhà trong khi tôi đang học ở trường. (Hắn chôm chỉa địa chỉ tôi ở phiếu thực tập chứ tôi không cho ai cả). Hắn gặp bố tôi và sau đó tỉnh bơ đến trường bảo tôi “T mới đến nhà Quỳnh Giao đó” “Trời đất ơi, bố cấm, sao anh dám đến? Anh gặp ai?” “Ba QG. Ông chỉ nói QG đi học, không la T tí nào cả” ! Trời đất ơi, khùng sao la hắn, có la là la con cái chứ. Hắn làm tôi rụng tim vì sợ. Trên đường về nhà, tôi run lắm. Bước chân vào nhà cũng run. Ai dè bố tôi chỉ giản dị “Hồi nãy có thằng nào tên T đến tìm cô đấy”. Giê su ma lạy chúa, tôi thở phào. Có lẽ nhờ khuôn mặt đẹp trai, hiền lành của hắn cộng ngôn ngữ bắc kỳ nhẹ nhàng nề nếp nên bố tôi đã quên béng điều lệ phát xít của ông chăng? Sau buổi đó, cái “tên bướng bỉnh” ấy phổ biến cho vài người bạn trai khác của hắn và lai rai vài tên dám đến nhà.

Trở lại, tôi đến Khoa Học khi trời đã tối. Đứng trước bảng kết quả, tôi phải chiếu đèn pha xe Honda để xem. Thấy tên trên cái bảng xấu xí (Khoa Học nghèo thấy mồ, đâu có đẹp đẽ mới toanh như Y khoa đâu. Y Khoa được Mỹ tài trợ mà.), tôi mừng húm. Sau này tốt nghiệp Cử nhân Hóa nhưng tôi cóc dám nộp đơn vào Ban Hóa chỉ vì Thầy Thới không bao giờ tuyển người Bắc cả. Tuy là học trò nhưng sau bao năm, tình cảm của tôi với Gs Thới không có gì để nhớ cả. Dù vậy khi Thầy mất, tôi cũng đến Hội Trí Thức thắp nhang cho Thầy.

Chứng chỉ thứ 2 tôi đậu là Hóa Vô Cơ. Chứng chỉ thứ 3 là Sinh Hóa 1 nhưng bị rớt thực tập. Chứng chỉ này sang nhất Khoa Học vì phòng ốc mới đẹp. GS Trưởng Ban là Đinh Văn Hoàng. Khi giảng bài, ông hay bỏ dấu sắc vào vì chịu ảnh hưởng Pháp hay sao đó. Vì thế nhắc đến ông là chúng tôi hay ghẹo “ Pro tít, lì pít, glu cít”! Thực tập Sinh Hóa dễ và đẹp. Chúng tôi phải mặc áo blouse đàng hòang, ai không mặc bị phạt. Các chứng chỉ khác cũng quy định mặc blouse nhưng sinh viên nhất là nam thường lười, đi học có khi toòng teng một cuốn tập bỏ túi quần, lấy đâu ra chỗ bỏ áo blouse.

Coi như năm này tôi đậu 2 chứng chỉ Hóa Hữu Cơ Cơ Cấu và Hóa Vô Cơ, thêm “cái đầu” là lý thuyết của chứng chỉ Sinh Hóa 1. “Cái đuôi” là thực tập Sinh Hóa 1 bị rớt.

Năm thứ ba 1969-1970

Tôi phải học lại Sinh Hóa 1. Tôi không cần thi Lý Thuyết nhưng phải học thực tập và cuối năm vẫn phải ôn bài vì có oral gì đó. Khỉ thật, hồi xưa sao học hành khó khăn quá vậy không biết. Đậu lý thuyết mới được vào thực tập. Xong thực tập mới được vào Oral. Xong Oral mới coi như đậu chứng chỉ đó. Rớt là phải học lại. Do đó điều chán vô cùng là chẳng may rớt vào kỳ 2, sẽ phải học lại vào năm sau. Trời ơi, sau một năm, nhớ gì nổi? Và như vậy, coi như học mới! Vì là người cũ, vì tôi chịu khó làm bài thực tập, nên nhiều ông “masculin” xí chỗ đòi thực tập chung. Chẳng qua mấy trự đó thích đi chơi, thích đi dạy học tư, làm gì có thì giờ làm bài thực tập nộp! Mấy trự đó đòi làm chung với tôi vì yên chí có “cô bé quá chăm chỉ” này làm dùm! Người “thắng cuộc” và làm thực tập Sinh Hóa chung với tôi là Nguyễn Hoàng Duyên. Nghe nói bây giờ Duyên làm Luật sư ở Orange County và hắn dính líu vào vụ bênh vực cho du sinh Hồ Phương gì đó, tôi không nhớ. Cũng nghe nói hắn có vẻ “cấp tiến”! Trời, hồi đó tôi chơi vài người và hòan tòan không ngờ họ là dân nằm vùng! Miên Đức Thắng học cùng niên khóa dự bị SPCN với tôi. Và đương nhiên, những “ngữ ấy” thì có bao giờ xong được cử nhân!

Tôi học thêm Hóa Mô Tả và chứng chỉ gì nữa tôi quên rồi nhưng không nhớ vì sao tôi không thi. Có lẽ Hóa Mô Tả cũng khó và Sinh Hóa 1 coi như học mới. Và dường như năm này, niên khóa 1969-1970, có nhiều “lộn xộn”. Lộn xộn cả trong tình cảm lẫn đời sống bên ngòai. Cô Nguyễn Ngọc Sương dậy Mô Tả. Cô đẹp và rất diện. Đám nữ chúng tôi thì thào, có lẽ suốt niên học, chưa bao giờ thấy cô mặc lại áo nào lần thứ hai! Cô cũng là dược sĩ và giàu!

Chính trong niên học này, tôi hay lang thang ra thư viện Hội Văn Hóa Đức, Hội Việt Mỹ ( vì gần nhà) và vài lần đến Đại Học Vạn Hạnh. Vạn Hạnh khá đẹp vì mới xây nhưng khá xa và vì tôi không thích hợp với dân Vạn Hạnh. Đa số họ không chăm học hay sao đó, sinh viên là những người “ linh tinh lang tang” nghĩa là họ không coi việc học là chính hay sao đó. Sau này tôi được biết thêm, nơi đây là “cái ổ Việt Cộng” ! Vì tụi nằm vùng hay vào đây trú ẩn, y hệt Ban Địa Chất ở Khoa Học của Trần Kim Thạch! Che dấu cho tụi nằm vùng! Thư viện Văn Hóa Mỹ cũng đẹp và tôi chỉ vào vài lần. Tôi gắn bó với Thư Viện Văn Hóa Đức hơn vì nho nhỏ xinh xinh, trụ ngay đường Phan Đình Phùng, khá gần nhà. Ngày đó vào thư viện vì có máy lạnh, vì yên tĩnh. Có khi tôi đi bộ ra Lăng Ông Bà Chiểu để học bài nữa! Tôi mò ra chính lăng của Ông ở phía sau, chỉ có mộ ông thôi, không có khách khứa nhiều và ngồi đó thật im để học!

Cũng chính trong niên khóa này, tôi hay viết báo để kiếm tiền tiêu vặt. Viết và ký đủ thứ bút hiệu để hôm nay bài mình được đăng, hôm sau cũng bài mình được đăng và có khi hôm sau nữa cũng đăng! Nhưng như đã viết trong một tùy bút, hồi đó, tôi “vô vàn tri ân” nhà văn Thanh Nam vì ông đã “cứu bồ” cho cái quỹ ăn quà của cô sinh viên Phượng Quỳnh! Thì có gì đâu, Thanh Nam phụ trách mục đó ở báo Tiếng Vang. Thanh Nam thừa biết những bút hiệu sau đây đều là của một người: Phượng Quỳnh, Hoàng Lan Giao, Đài Phượng Lan, Lê Đỗ Thụy Khanh, Lê Dũng, Thái Dũng,Trần Vũ..Thanh Nam phải biết vì cùng một nét chữ (con gái, chữ này cách chữ kia cả thước, giấy pelure xanh vàng hồng!) nhưng có thể vì ông “ưu ái” con bé Phượng Quỳnh nên ông cũng cứ chọn để bài nó đăng lia chia và độc giả không hề biết vì bút hiệu khác nhau mà. Phượng Quỳnh là bút hiệu được ký nhiều hơn hết thẩy vào thời đó và vô số “fan” khắp nơi gửi thư về tòa sọan xin được làm quen với Phượng Quỳnh! À, lại còn bút hiệu Tô Kiều Nga khi “mần thơ” nữa chứ! Chẳng qua chỉ vì thích tiếng sáo của Tô Kiều Ngân! Kể ra thời con gái nữ sinh cũng có nhiều suy nghĩ “ngồ ngộ” nhỉ!

“Cái anh chàng bướng bỉnh” dám xông đại đến nhà tôi, không coi lời tôi nói về “ông via” ( thời chúng tôi hay đùa gọi cha mẹ là ÔB via hay ÔB bô!) ra ký lô gì, là độc giả trung thành của Phượng Quỳnh! Tôi còn nhớ, giờ Hóa Mô Tả của cô Sương, chàng ta không thèm học, ngồi bậc thềm xem truyện của tôi! ( Tôi cắt báo đem đến trường khoe, và thế là chàng ta trốn học ngồi xem!).

Tôi thích thực tập Hóa Mô Tả. Có gì đâu, giờ thực tập, dễ thấy mồ, cứ vừa làm vừa nói chuyện. Có khi trùng bài thực tập, sau khi cho trộn lẫn, ngồi lắc hai giờ. Trong hai giờ đó, nhóm hai hay ba sinh viên thay phiên nhau ôm cái bình lắc. Vừa lắc vừa nói chuyện! Cái thích thứ hai thì hết sức cà chua! Đó là vì giảng nghiệm viên là anh Từ Hòa Ái. Tôi quen anh Ái vì sao thì cũng quên rồi nhưng anh rất dễ thương. Vô tình ghi danh thực tập vào lớp anh chứ tôi không chú tâm. Anh Ái “galant” với đám nữ sinh viên vì thế có vẻ nam đồng nghiệp cũng như nam sinh viên không thích anh lắm thì phải. Tôi không cần biết, chỉ biết là anh cho tôi mượn cours, (kể cả sau này, khi tôi học Cao Học Hóa, anh cũng mượn cours cho tôi), anh chỉ bảo thực tập tận tình. Và có khi tôi bị kẹt gì đó, anh đến đón tôi đi học và thỉnh thoảng có khi đưa tôi về nhà nữa. Bồ anh, chị Hóa học trên tôi một lớp. Tôi còn nhớ niên khóa sau, anh dạy thực tập cho cô Sương. Tôi đã đậu chứng chỉ này rồi nhưng Mai, cô bạn thân chưa đậu và hôm đó tôi vào ngồi học cùng với Mai vì đi cùng xe Honda. Anh Ái đang hăng say giảng bài, bất thình lình nhìn thấy tôi ở cuối lớp, anh ngạc nhiên (vì tôi đã đậu chứng chỉ này rồi, anh đâu biết lý do tôi ở lại vì nhỏ Mai đâu cơ chứ!) và sau đó anh hơi lúng túng chút xíu, nói lộn chút đỉnh. Thì điều anh giảng đang là acid, base nên lơ đễnh là nói lộn ngay. Anh trợn mắt dọa, tôi cũng trợn mắt lại với anh. Tan học, anh túm cổ tôi “Sao em vào lớp anh?” Tôi gân cổ “Ơ hay, nghe đồn ông Từ Hòa Ái dậy hay, em vào học không được à?” Anh ký đầu tôi một phát. Nếu được bầu giảng nghiệm viên nào dễ thương nhất Khoa Học, tôi bầu cho Từ Hòa Ái cả hai tay hai chân. Sau này anh ly dị chị Hóa, lấy ai đó tôi không biết và anh có Tiến Sĩ ở Úc, đang ở Úc luôn.

Năm thứ tư 1970-1971

Tôi chỉ cần 2 chứng chỉ nữa là hòan thành nghĩa vụ: Lý Hóa 1 và một nhiệm ý Lý. Nghe đồn GS Nguyễn Hải rất “dễ thương”, tôi đến ghi danh Vật Lý Địa Cầu như là một chứng chỉ nhiệm ý Lý. Ông dễ thương thật. Dáng rất nhỏ bé, và giọng nói thì dịu dàng như phụ nữ. Điều tuyệt là ông cũng bắc kỳ như tôi. Ai nói là không kỳ thị, tôi phản đối liền túy suỵt. Không kỳ thị là cái gì cà, chứ “kỳ thị” vẫn tiềm ẩn. Này nhé, tôi học Gia Long nhưng chỉ thích chơi con trai Chu Văn An, không kết dân Petrus Ký tí nào. Không kỳ thị thì là gì? Ông thầy bà cô nào người Bắc thì tôi vẫn yêu hơn. Không kỳ thị thì là gì? Lấy chồng cũng ngắm nghía có phải dân bắc không! Không kỳ thị thì là gì?

Con dư thời gian, tôi ghi danh chứng chỉ Quang chơi. Vì nếu đậu thêm Quang thì dường như tôi sẽ có thêm cử nhân Lý Hóa. Dường như vậy, tôi không nhớ chính xác lắm. Thời đó cử nhân Lý Hóa và Hóa chung nhau nhiều chứng chỉ và chỉ cần lấy thêm cái gì đó là có được cử nhân thứ 2. Tôi ghi Quang vì hai lý do: Quang do GS Khoa Trưởng Nguyễn Chung Tú dạy, môn bài tập do chú họ tôi, ô Trần Minh Tâm đảm trách. Sau nữa Quang có vẻ không khó lắm với dân ban A như tôi. Tôi còn nhớ, cũng giờ Quang do chú Tâm dạy, tôi và cái anh chàng bướng bỉnh nọ, ngồi viết qua lại với nhau, chả học gì cả. Chúng tôi ngồi ngay bàn đầu nên dù Giảng Đường 2 lớn nhưng ông chú cũng thấy cô cháu cứ khúc khích to nhỏ với bạn. Khi về gặp tôi chú cười cười “Đi học mà giỡn không nhé. Chú mách bố bây giờ!”. Sau này, chú tôi và vợ con chết cả trên đường vượt biên, chỉ sót đứa con lớn. Riêng GS Nguyễn Chung Tú, ông có giọng nói hay, sang sảng. Ông giảng cũng hấp dẫn không buồn ngủ như Gs Thới. Ông cũng cưng tôi lắm. Kỷ niệm với ông thì tôi nhớ, sau này khi tôi vào làm giảng nghiệm viên cho Ban Vật Lý Địa Cầu, ông tổ chức Đại Hội Vật Lý cho Ban của ông và ông “mượn” tôi qua làm MC. Thứ hai, tôi ở Ban Vật Lý Địa Cầu và khi tôi “thỏ thẻ” xin qua Ban Vật Lý của ông để dạy Thực Tập Lý, ông vui vẻ OK ngay. Ông chỉ thị cho anh Đỗ Đình Luyện xếp giờ cho tôi. Nhưng hai ông “tướng” Giảng Nghiệm Trưởng của Ban Vật Lý là Đỗ Đình Luyện và Nguyễn Trọng Cơ thì không cần biết, không thèm biết Quỳnh Giao là ai, chỉ biết cô ta do Thầy Tú giới thiệu nhưng không phải dân phe ta (nghĩa là cùng ban Vật Lý) là hai ông tướng “đì” chơi. “Đì” nghĩa là cứ chơi tình vờ không xếp giờ dạy! Tôi lại mét thầy Tú. Thầy la và lúc đó Đỗ Đình Luyện mới thủng thẳng bảo tôi khi gặp tôi trong sân trường “Cái con bé ấy, nó tuởng nó có chút nhan sắc là người ta phải chiều nó sao”! Trời đất thiên địa quỷ thần ơi, coi dân bắc kỳ “đểu” chưa? Tôi vừa buồn cười vừa tức nhưng ráng nhịn vì hiểu “ma cũ bắt nạt ma mới”! Thì nói đâu xa, ngay chính Ban Vật Lý Địa Cầu của tôi cũng vậy. Ỷ mình là dân cũ, Tạ Công Quyền cũng không thèm xếp giờ dạy thực tập cho tôi dù Thầy Nguyễn Hải nói. Tôi ghét, thư cho Thầy biết ( lúc đó GS Nguyễn Hải đang công tác ở Pháp). Thầy phải nói lần hai, Quyền mới thi hành. Tôi không làm gì cả nhưng thích dằn mặt con gái nhất là ma mới, là trò của mấy “trự bắc kỳ” ! Tuy vậy, Đỗ Đình Luyện đã xếp cho tôi dạy chung với Phạm Tử Tuấn. Sau anh Từ Hòa Ái, tôi phải bầu Phạm Tử Tuấn là giảng nghiệm viên thứ hai về khỏan “dễ thương”! Tử Tuấn đang ở Orange County và lần nào cũng “Sắp họp bạn Khoa Học ở nhà anh H. , Quỳnh Giao ơi, cô có đi không, tôi lại đón cô nhé”. Tử Tuấn lúc nào cũng dịu dàng, nhẹ nhàng. Tạ Công Quyền sau này cũng “dễ chịu” chứ không còn ăn hiếp tôi nữa.

Trở lại chứng chỉ Vật Lý Địa Cầu. Thầy Hải của tôi cũng là Giám Đốc Hải Học Viện Nha Trang, thầy dậy cũng hay và tận tâm. Ái chà, thầy rất cưng tôi, cưng từ khi tôi đang học kìa. Súyt nữa là tôi đậu “major” chứng chỉ của thầy. Bài Lý Thuyết của tôi cao điểm nhất nhưng tôi xui gặp bài thực tập không như ý và bị tụt hạng 3, Bình Thứ. Học chung chứng chỉ này là tên Nguyễn Hoàng Duyên (người thực tập sinh hóa chung với tôi) và bạn thân của hắn là Ngô Thụy Miên! Tôi còn nhớ vào thi, Miên tên thật là Ngô Quang Bình không làm được bài ( mấy “cha” Nhạc Sĩ có bao giờ học bài! ), tôi ngồi bên kia có nhá nhá hỏi Miên, hắn có muốn tôi “quăng” bài cho hắn không, Ngô Thụy Miên lắc đầu. Tôi đậu, Miên rớt. Kỳ 2, Miên thi ở giảng đường B, và tôi biết Nguyễn Hoàng Duyên đã trợ giúp Ngô Thụy Miên. Tuy vậy, Ngô Thụy Miên cũng bỏ dở, không xong Cử Nhân Khoa Học.

GS Chu Phạm Ngọc Sơn dạy Lý Hóa 1. Ông tốt nghiệp ở Mỹ về, người Nam. Dạy cũng vừa phải không quá “khó chịu” với sinh viên như Thầy Thới, nhưng cũng không “dễ thương” như Thầy Nguyễn Hải. Tôi nhớ năm này, tôi viết bài với bút hiệu Quỳnh Couteau đăng trên mục “Chuyện phiếm” của Chính Luận, tôi ca tụng chứng chỉ Vật Lý Địa Cầu và tôi chỉ trích chứng chỉ Sinh Hóa 1 là GS Đinh Văn Hoàng không cưng học trò “con ruột” Khoa Học của mình mà tòan đi cưng mấy mợ “con ghẻ” là dân Dược! Chả là mấy mợ học Dược cũng hay ti toe qua học chứng chỉ Sinh Hóa 1 với lý do gì lâu quá tôi cũng quên rồi. Tôi chẳng đá động gì đến chứng chỉ Lý Hóa 1 của Thầy Sơn cả nhưng một tên nào đó lấy điểm, mét bu vớ vẩn. Thầy Sơn nghe lộn, vào lớp chửi bâng quơ gì đó. Tôi còn nhớ, khi về tức quá, tôi khóc với anh Từ Hòa Ái. Anh khuyên tôi viết cho ô Sơn biết. Tôi nghe lời anh, viết bức thư “tình” cho thầy Sơn. Hôm sau vào lớp, nghênh nghênh (Thầy Sơn hay có vẻ mặt nghênh nghênh!), Thầy Sơn “.. Cái người nào đó đừng có nghĩ gì nữa, tui biết mà..” Lâu quá tôi không nhớ chính xác nhưng cái cách “nói lại” của GS Sơn, khá ngộ nghĩnh. Sau 1975, ông Chu Phạm Ngọc Sơn ở lại, cộng tác nồng nhiệt với Vc và còn được chúng giới thiệu ra ứng cử đại biểu quốc hội gì đó. Bên cạnh, là đời sống tình cảm của ông nhiều điều..

Lý Hóa 1 của ô Sơn thuộc loại khó với tôi, một người không học ban B mà ban A ở Trung Học. Có nhiều kiến thức tóan tôi không biết vì không hề học. Cuối năm thi, tôi ..đậu vớt! Đây là chứng chỉ duy nhất trong cuộc đời đi học của tôi, bị đậu vớt!

Coi như tôi “học đúng”, học đúng là đúng tuổi, đúng quy định. Tôi thích Y, chẳng thích Khoa Học nhưng ma đưa lối quỷ dẫn đường thì theo vậy thôi. Tôi không thích nghề giáo vì cả họ đi dạy, tôi ngán quá chừng rồi, ai dè học Khoa Học xong, tôi lại cũng đi dậy! Hè 1971, tôi nắm văn bằng Cử Nhân Hóa Hữu Cơ trong tay và trời ạ, đi tìm việc làm không ra. Chính vì thế sau này tôi chỉ muốn con cái theo những ngành dễ có “job” như Y, Dược, Nha nhưng chả đứa nào làm tôi vừa ý. Tôi thích Y nhưng vì xui xẻo, vì hòan cảnh gia đình mà không được như ý nguyện.

Một quãng đời sinh viên, buồn vui lẫn lộn với vận nước. Những năm sinh viên của tôi, tình hình chính trị miền Nam bất ổn lia chia. Tôi nhớ năm thi Sinh Hóa, bọn sinh viên nằm vùng vào phòng thi hô hào đả đảo chính phủ và họ xé bài của chúng tôi, không cho thi. Miền Nam, lúc đó quá tự do! Giáo sư cũng chịu thua và kỳ thi bị hủy. Một đám hay biểu tình, sau 1975, về lại trường và lòi ra toàn Việt Công nằm vùng trước kia. Tôi ghét Ban Địa Chất của Trần Kim Thạch cũng vì ông là thiên tả và bọn nằm vùng chui vào đây trốn núp hoạt động.

Sau khi tốt nghiệp, tôi làm chuyên viên viết lách cho Tổng Nha Kế Họach vài tháng, rồi trở về trường học Cao Học và sau đó vào Ban Vật Lý Địa Cầu cho đến ngày mất nước.

Phượng Các
#110 Posted : Sunday, May 15, 2011 11:12:42 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam
cô Hoa Lâu,

Có phải cô HL có chồng là giáo sư Nguyễn Văn Sang không chị SL?
hoanglanchi
#111 Posted : Monday, May 16, 2011 1:24:28 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
PC
Dường như vậy. Chồng cô HL là GS Sang.
chị
hoanglanchi
#112 Posted : Monday, May 16, 2011 1:25:05 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Một Thuở Gõ Đầu Trẻ

Tôi không thích nghề giáo. Tại vì cả họ làm nghề giáo. Bác, cha, chú, cô, cậu, chị ..đều là nhà giáo. Ngày xưa nghề giáo cao quý và cũng thuộc lọai “trung lưu”. Sau 1963, Mỹ đổ quân vào miền Nam, đồng tiền công nhân viên chức mất giá trầm trọng.Tôi sợ! Tôi thích Y khoa và cho đó là nghề vừa có danh, vừa có tiền, vừa phước đức. Phước đức vì cứu mạng người! Năm 1959, em trai tôi mất vì bịnh sài uốn ván. Kể từ đó tôi mơ mình là bác sĩ nhi đồng và sẽ cứu bệnh nhi sài uốn ván miễn phí. Số trời không cho, tôi thi rớt dù học giỏi và chăm.

Rồi ma đưa lối quỷ dẫn đường cho tôi vào Đại Học Khoa Học. Nắm mảnh bằng Cử Nhân Hóa Hữu Cơ trong tay năm 1971 và tìm việc không ra. Họ hàng gia đình không ai giúp được gì. Tôi lang thang vào cả Shell, công ty xăng dầu lớn bấy giờ vì có ông chú họ đang làm ở đấy, cũng không thành công. Tôi buồn, viết bài “Ba lần văn bằng cử nhân đi xin việc làm” đăng Chính Luận. Vô tình, Giám Đốc Nha Viện Trợ trực thuộc Tổng Nha Kế Họach đọc. Ông bèn gửi thư mời và tôi trở thành chuyên viên viết lách của Nha này. Sau ba tháng, tôi lại trở về Khoa Học, học tiếp Cao Học. Tuy tôi có Cử Nhân Hóa Hữu Cơ nhưng giáo sư Trưởng Ban, Ô Lê Văn Thới rất ghét dân Bắc kỳ, vì thế tôi tự biết thân phận không dám hó hé lại gần. Trước đó, tôi ghi danh chứng chỉ Vật Lý Địa Cầu vì nghe đồn Thầy Nguyễn Hải rất “dễ thương”. Vì thích tính nết Thầy mà tôi ra sức học! Cuối năm, dù Vật Lý Địa Cầu khó với tôi vì tôi không học ban B ở Gia Long nhưng bài Lý Thuyết cao điểm nhất. Mối liên lạc giữa tôi và GS Nguyễn Hải tốt đẹp ngay từ khi tôi lò dò bước vào phòng Thầy ghi danh. Vì thế, tôi bạo gan hỏi Thầy xin vào làm ở Ban của Thầy. Ông nhận lời và tôi phải học Cao Học Vật Lý Địa Cầu thay cho Cao Học Hóa Hữu Cơ. Lúc đó, tôi chán đời ghê lắm. Thì có gì đâu, kiến thức Tóan ban B mình không học thì làm sao theo nổi Cao Học Vật Lý Địa Cầu? Tôi liều nhắm mắt đưa chân. Tôi cầu trời thầm mong có một hoàng tử cao cao (vì tôi sợ người lùn lắm!) khá khá “beau” giai một tí, nhưng hoàng tử phải là … bác sĩ cơ! Hoàng tử đến rước tôi đi là tôi thóat nợ..học Cao Học Vật Lý Địa Cầu! Kể ra, khi còn trẻ, dù là đã xong Cử Nhân, thời đó chúng tôi còn ngây thơ lắm!

Trong khi hoàng tử chưa xuất hiện, tôi ngậm ngùi đi học VLĐC. Ngày đó vài quốc gia tài trợ cho các đại học Sài Gòn nên mỗi phân khoa có cơ sở trên Thủ Đức. Đại Học Khoa Học Sài Gòn cũng có một cơ sở riêng ở đây. Cao Học VLĐC được dạy trên này. Lại khốn khổ cho tôi vì không có phương tiện đi. Tôi “thỏ thẻ” và GS Nguyễn Hải đã phải ghé nhà đón tôi đi học! Mở một cái ngoặc đơn ở đây, trong nhà, tôi là “con ghẻ” của mẹ nhưng ở học đường thì phần lớn tôi là học trò cưng của Thầy Cô! Mấy chục năm sau, khoảng 2002, tôi đi học lớp Photoshop của một Trung Tâm Vi Tính nọ. Lúc đó tôi cũng không có xe. Khi đi, tôi gọi xe ôm! Và, trời ạ, tan học, Thầy dạy chở tôi về. Thích chưa? Tự “hắn” đề nghị giúp nhé chứ không phải tôi “thỏ thẻ”! “Hắn” vì thầy dạy nghề, “hắn” vì nhỏ hơn tôi hai ba tuổi gì đó. “Hắn” là âu yếm coi như cậu em đấy thôi! Vì “hắn” học Khoa Học sau tôi cơ mà. “Hắn” dậy hay và cách giáo dục con cái thì nghiêm khắc y hệt tôi. Giờ này nhớ lại “hắn”, tôi vẫn cảm kích vì “hắn” dành ưu đãi cho “bà học trò già”!

Giờ của GS Hải, Thầy có thể chở nhưng còn giờ giáo sư khác? Tôi còn nhớ Thầy giao cho anh Hòa nhiệm vụ đón đưa tôi! Cũng may, chỉ sau vài tháng, Thầy đổi ý chuyển về Sài Gòn dậy và tôi không phải phiền hà ai nữa cả. Sau này Hòa du học Pháp, chúng tôi vẫn thư từ qua lại cho đến ngày mất nước.

Vào làm Vật Lý Địa Cầu, có nghĩa là dạy học, nghề mà tôi không thích! Sau nữa, quy chế cho giảng nghiệm viên chỉ 12 giờ/tuần nên thời gian còn lại, đứa nào cũng “đánh thuê” ở các trường tư! Tôi cũng phải vậy thôi. Nói nào ngay, tìm được giờ dạy ở tư thục cũng không phải dễ. Mật ít ruồi nhiều. Vì thế cũng cạnh tranh khốc liệt. Do đó, một thực trạng khó chối cãi, giáo sư (trước 75, dạy trung học gọi là giáo sư chứ không gọi là giáo viên như Việt Cộng) tư thục dạy hay và giỏi. Nếu không hay, cuối năm ông Giám Học đưa một cái bì thư với nội dung “cám ơn” thì cũng khốn khổ!

Dạy thực tập ở đại học không khó và nhàn nhã. Mỗi lớp có khoảng 12-14 bài. Hai tuần lễ đầu, giảng nghiệm viên có thể cực vì sinh viên chưa biết và hỏi nhiều. Sau đó, họ tự hỏi lẫn nhau và chúng tôi nhàn hơn. Lý do, sinh viên bài 1 lên bài 2, bài 2 lên bài 3, do đó nhóm làm bài 2 có thể hỏi nhóm sinh viên bài 3, ngay bên cạnh vì họ đã làm kỳ trước rồi. Tôi còn nhớ kỷ niệm dạy thực tập Vật Lý chung với Phạm Tử Tuấn, người mà tôi từng nói, nếu cho bầu, tôi bầu anh Từ Hòa Ái là giảng nghiệm viên “dễ thương” nhất Khoa Học, và Tử Tuấn là người dễ thương thứ hai! Với anh Từ Hòa Ái, tôi là học trò; với Phạm Tử Tuấn, tôi là đồng nghiệp. Vì Tuấn văn, thơ, nhạc, uớt át tùm lum gì đó, lâu quá tôi cũng quên nên chúng tôi cứ tà tà ngồi ở bàn giáo sư trò chuyện, thỉnh thoảng mới có sinh viên lên hỏi bài.

Dạy thực tập thì vậy nhưng dạy trường tư thì không như thế. Thuở ấy, tôi là một các trong cô giáo trẻ của các tư thục nơi tôi cộng tác. 21 tuổi, không trẻ sao được. Cô giáo đi dạy mà còn cột hai đuôi lủng lẳng như học trò nữa chứ! Thời đó các cô sinh viên Văn, Luật khoa thường dạy Việt văn, Công Dân, Sử Địa cho các lớp nhỏ ( từ 6 đến 8). Các lớp lớn, ít có vị Giám Học nào dám giao cho các nữ sinh viên hay nữ mới tốt nghiệp. Vì học trò trường tư đa số “quậy” lắm. Họ sẽ bắt nạt cô giáo trẻ mất. Tôi là trường hợp đặc biệt vì tôi tốt nghiệp Cử Nhân Hóa, vì thế mấy Cha “gồng mình” giao lớp 10 cho tôi. Thuở đó, số nữ học Khoa Học có vẻ hiếm hoi hay sao ấy mà mấy trường tôi cộng tác, chỉ có mình tôi là nữ dạy Lý Hóa và trẻ, chưa có gia đình! Trường Đồng Tiến thì ngoài tôi còn bà chị tôi nữa cũng dạy Lý Hóa nhưng lúc đó coi như bả “già” rồi! “Già” vì hơn tôi bốn tuổi, “già” vì đã có chồng con. Nữ giáo sư có gia đình bao giờ cũng được tụi học trò coi trọng hơn và không hay “bắt nạt” như cô giáo độc thân.

Tôi đi dạy, hồn nhiên như tôi đi học. Nghĩa là cứ xông vào mà làm, không hỏi ai kinh nghiệm đi trước, và cũng chẳng ai nói, dù rằng lực lượng “gõ đầu trẻ” của dòng họ Đinh (Bù Long) chúng tôi thì vô cùng hùng hậu! Tôi, phải công nhận mình có tính tốt là tinh thần trách nhiệm! Vì trách nhiệm cùng mình nên tôi soạn bài rất kỹ. Và phải nói cũng may là lần “ra quân” đầu tiên, nhằm lớp 8 nữ. Vì nữ nên chúng khá ngoan, không quậy nhiều. Lớp 8, nữ, bắt đầu làm dáng nên chúng thích “ngắm nghiá” cô giáo. Tụi nó so sánh nhan sắc giáo sư này với giáo sư kia, cô này diện, cô kia nhà quê v.v. Những năm sau tôi dạy Hóa lớp 10 nam nữ học chung. Cũng có khi tôi dạy thế môn Lý cho ai đó, và có lần còn dạy Việt Văn cho một cô giáo nghỉ đẻ.

Năm đầu tiên, tôi xưng “Cô” và gọi học trò là “các em” Bữa đầu tiên, tôi dành khỏang mười phút nói chuyện. Tự giới thiệu về mình, và bắt đầu biểu diễn “lả lướt” bằng một màn viết tên mình thật to, thật “fantaisie” trên bảng đen. Úi chao, “lũ ranh con” mới lớp 8, há hốc ra nhìn cô giáo trẻ (và diện nữa nhé) vẽ vời! Cô giáo là Cử Nhân Khoa Học, wow, oai quá nhỉ, giỏi quá nhỉ! Cô giáo có tên đẹp quá, cứ như tiểu thuyết Quỳnh Dao! Cô giáo dạy Hóa mà chả nhà quê gì cả, viết chữ “ẹo ẹo” như họa sĩ chính cống bà Lang Trọc! Đấy, chiêu đầu tiên “hớp hồn” lũ ranh, coi như thành công. Một khi “lũ ranh” thán phục rồi, bước tiếp theo coi như không khó. Thật ra không người lớn nào chỉ dạy nhưng tính háo thắng, làm cái gì cũng thích phải hơn người nên tôi đã xuất nhiều chiêu ngọan mục. Những chiêu này, phải nói cũng từ trái tim hay còn gọi là tấm lòng chứ không có những cái đó cũng khó áp dụng. Ví dụ, tôi nói rằng, tôi sẽ cho bài tập tại lớp, cuối tháng lấy “top five” để tặng phần thưởng nho nhỏ. Hay tôi nói rằng, nếu đứa nào lỡ bị kẹt hay do đánh rơi tiền học phí gì gì đó có thể nói cho tôi biết và tôi sẽ hỗ trợ (Cô giáo trẻ có khác. Tâm hồn bao la bát ngát, ngây thơ trong trắng, không hề sợ học trò gạt nói dối để xin tiền cô tí nào! ).

Tuy vậy cái chính là tôi dạy hay, rất hay vì sọan bài kỹ. Tôi viết dàn bài lên bảng, tôi dạy từng phần, không hề mở sách tí nào. Sau mỗi phần, nếu có định nghĩa, tôi gọi học sinh giỏi đọc trước, trung bình đọc thứ hai, kém thứ ba và dở thứ 4. Như vậy, học sinh phải chú tâm học ngay và đứa dở cũng ít sợ vì nhờ mấy đứa giỏi đọc trước rồi. Cuối giờ, coi như học sinh đã thuộc đến hơn 2/3 bài. Về nhà “lũ ranh” không cần học nhiều. Hồi đó, tôi nhớ mấy cô học sinh giỏi viết thư “Em chưa thấy một giáo sư nào dậy hay như cô. Cô dạy rất sống động, không buồn ngủ và tụi em thuộc bài ngay trong lớp…”. Tuần sau, bao giờ tôi cũng dành ít phút ôn bài cũ trước khi qua bài mới. Về bài tập, tôi cho những câu rất ngắn và dễ, những đứa kém cũng làm được sau lần thứ 3. Nghĩa là lần đầu chỉ mấy đứa giỏi tranh nhau chạy lên nộp kết quả cho tôi. Được 5 em, tôi ngưng. Ra tiếp đề 2. Học trò đua nhau nộp bài khiến ông Giám thị ở gần đó thấy ồn ào phải vào xem lý do! Hóa ra học trò của tôi phóng bay qua bàn để nộp bài cho cô! Dậy học như thế mới thích, chứ dậy mà bọn chúng ù lỳ không chịu làm bài thì chán chết. Cuối tháng, tôi giữ lời hứa phát phần thưởng cho 5 em cao diểm nhất. Phần thưởng nhỏ bé, chả có gì ghê gớm nhưng không hiểu sao, lũ học trò rất thích!

Niên khóa sau tôi dạy Hóa lớp 10, nam nữ học chung. Ngay giờ đầu tiên, tôi cũng “hớp hồn” học trò khi tôi biểu diễn màn thuộc lòng Bảng Tuần Hòan Các Nguyên Tố! Học trò cứ lé mắt khi thấy cô thuộc quá xá. Có hai kỷ niệm đáng nhớ: khi mới đi dậy ở Thống Nhất, trường tư của một ông Cha trong khu Trại Dù Hoàng Hoa Thám, tôi diện áo dài đen, tay raglan bằng kim tuyến vàng với quần trắng. Trông cô giáo cứ như ca sĩ sắp lên sân khấu! Vì thế, giờ ra chơi, đám học trò nhỏ tí lớp 6, kéo nhau đi sau lưng tôi một đuôi dài. Chắc là chúng thấy cô giáo “ngộ nghĩnh” quá! Ông Giám thị nhìn thấy chỉ lắc đầu thôi. Kỷ niệm thứ hai là một lớp 10 của Đồng Tiến. Lớp này “siêu quậy”. Bọn chúng quậy thần sầu và nhiều giáo sư phải bỏ không dậy nổi. Ngày hôm nay, tôi cũng không hiểu vì sao Cha Đồng dám giao cho tôi, một cô giáo trẻ măng, mới ra trường để trị lũ đầu gấu này?

Tôi chuẩn bị tinh thần với lớp quậy này. Khi bước chân vào lớp, đương nhiên là cô giáo cũng “phủ đầu” học trò bằng chiếc áo mới nhất, đẹp nhất cái đã, nhưng tôi trình diện một khuôn mặt nghiêm nghị lạnh lùng còn hơn Liz Taylor trong Cleopatre! Tôi “quăng”, đúng nghĩa là “quăng” nhé, cái bóp lên bàn. Tôi nhìn cả lớp bằng đôi mắt sắc hơn dao bổ cau. Tôi không cho lớp ngồi. Hồi đó đầu giờ, các lớp ở trường đạo, phải đọc kinh. Vài tên không biết, theo mửng cũ đọc kinh xong là automatic ngồi xuống, tôi nhìn bằng ánh mắt lạnh băng “Tôi cho mấy người ngồi xuống chưa vậy?” Hoảng hồn, các cậu lục tục đứng lên! Tôi đi tới lui trong lớp, mặc kệ cho “lũ ranh” nhìn theo bước chân chim của cô. “Lũ ranh” vẫn phải đứng. Đi vài vòng, tôi thủng thẳng “Mấy người ngồi xuống”. Lũ học trò thở phào, lục tục ngồi xuống. Tôi bắt đầu ca. Nghĩa là nếu năm đầu tiên đi dạy học trò con gái lớp 8, tôi ngọt ngào bao nhiêu thì với lớp 10 này, tôi “côn đồ” bấy nhiêu! Tôi xưng tôi và gọi “mấy người”. Tôi lạnh lùng:
-Tôi được Cha Đồng giao nhiệm vụ dạy môn Hóa cho mấy người. Gọi là dạy chứ tôi nghĩ rằng, tôi lớn tuổi hơn, tôi là người đi trước thì tôi chỉ lại mấy người là kẻ đi sau. Do đó có thể tôi không biết khi mấy người hỏi, tôi sẽ đi hỏi thầy tôi và nếu thầy tôi cũng không biết tôi sẽ hỏi thầy khác.

“Lũ ranh” vỗ tay rầm rầm. Thì phải thích vì cô có nói cô tài giỏi hơn chúng đâu, cô chỉ là người đi trước vì già hơn thôi mà.

-Tôi được trả tiền để chỉ kiến thức cho mấy người. Tiền này do cha mẹ mấy người gửi tới. Do đó sẽ hơi vô lý nếu như tôi “ăn cắp” tiền cha mẹ mấy người mà không chỉ cho mấy người. Ngược lại, tôi chỉ và mấy người không học, coi như mấy người “ăn cắp” của cha mẹ mấy người”! Tôi chả thích mình mang tiếng “ăn cắp” hay mấy người bị mang tiếng “ăn cắp”!

Tôi liếc nhìn, “lũ ranh” có vẻ “ngấm ngấm”. Chắc trong cuộc đời đi học, chưa bao giờ chúng gặp một cô giáo trẻ ngang tàng theo kiểu đó, ngôn ngữ hết sức mạnh bạo.

-Vì vậy tôi nghĩ là mấy người phải hợp tác với tôi để chúng ta không là những kẻ ăn cắp. Tôi sẽ giúp mấy người.

Tiếp đó tôi thủng thẳng lấy viên phấn mầu và biểu diễn rồng bay phượng múa tên mình! Màn tíêp theo là “hù” lũ trẻ bằng việc thuộc lòng Bản Nguyên Tố Hóa Học Mendeleef.

Về sau, chính lớp này lại là lớp thương tôi nhất. Một đứa trong đó tổ chức sinh nhật, nó chỉ mời tôi và Cha Đồng. Tụi nó kéo nhau cả bầy đến nhà tôi, ngồi dưới đất bu quanh tôi …Trong lớp này có môt cô bé, nó mê tôi y như ngày xưa tôi mê cô Phạm Thị Nhung!

Mấy chục năm sau, vào 2009, tôi đến Oregon học làm thuế với cô em họ. Một khách hàng nhìn tôi “Chị này sao quen quen”. Tôi “Vậy à, tôi thấy em cũng vậy. Hay ngày xưa em học Gia Long cùng với tôi? Tôi học Gia Long năm 59 đến 67, tên thật là Quỳnh Giao?” Con nhỏ la lên “Trời ơi, cô Quỳnh Giao à? Em là Dung, học Đồng Tiến đó cô!” Trời đất, hóa ra nó là học trò cũ, đúng cái lớp “quậy” trên. Hai thầy trò tíu tít trò chuyện. Khó diễn tả được cảm giác của tôi sau bao năm nghe lại “Cô cô” từ học trò! Dung lại là bạn thân của nhỏ Thanh, người mê tôi như điếu đổ hồi đó. Tết ta ở Oregon, Dung mua bánh chưng cho cô, Dung đến nhà chở cô đi công việc. Thật cảm động sao bao năm nghe lại tiếng gọi “Cô” thuở nào!

Tôi không thích nghề giáo nhưng khi dậy cũng cố gắng làm tròn bổn phận vì thế kết quả cho sự soạn bài kỹ, chuẩn bị cẩn thận là học trò học mau thuộc, tiến bộ. Đó là chính là phần thưởng cho nghề giáo. Từ bác, cha tôi, cô tôi …, những người tận tụy với nghề đã đào tạo bao lứa học trò và luôn nhận được sự biết ơn từ các em, đến tôi, tự thấy rằng dù số năm gõ đầu trẻ rất ít oi nhưng giờ đây nhớ lại, tôi vẫn cảm thấy hãnh diện là tôi đã làm tròn trách nhiệm trong bất cứ nghề nghiệp nào.


Sương Lam
#113 Posted : Wednesday, May 18, 2011 3:03:04 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Lan Chi ơi,

Đọc bài viết về Đaị học Khoa Học của LC khiến SL nhớ lại năm đầu tiên học SL học SPCN ở Khoa học năm 1963 ghê vì SL rất sợ mổ các con vật nên thường trốn giờ thực tập này, nhất là mổ con thằn lằn. Trời đất! SL thấy con thằn lằn thì đã sợ rồi, nói chi tới mổ nó. Bởi thế SL lặn luôn và bỏ thi cuối năm luôn.
Lang thang qua bên Văn, SL tính ghi tên học Văn, thì gặp cô bạn báo tin cho biết "Mầy đã đậu bên QGHC rồi, còn đi học Văn làm chi nữa? Lúc đó SL mới biết la mình đã đậu QGHC đó. Vui thật!
Thú thật, SL thích làm cô giáo hơn nhưng thi hai lần và Đại học sư phạm và sư phạm 2 năm đều " rớt tuốt luốt", trong khi đi thi thử chơi QGHC thì lại đậu vì lúc ấy QGHC là khó "đậu" nhất vì là thi tuyển và có nhiều quyền lợi nhất. Mấy ông con trai ông nào cũng muốn "làm quan" hết ráo! nên bọn "kẹp tóc" khó tranh với bọn "húi cua". Đúng là "Nghề" chọn mình chứ không phải mình chọn nghề!!
Thật phải khen Lan Chi chịu khó học xong Cử Nhân Khoa Học và đi làm cô giáo ở trường Đồng Tiến. Good Job!Approve
Hai bài viết của LC hấp dẫn lắm! LC có trí nhớ tốt quá!Blush

Chúc LC vui khỏe và tiếp tục chia sẻ những kỷ niệm vui buồn của ngày xưa nhé.

SL
hoanglanchi
#114 Posted : Thursday, May 19, 2011 12:12:10 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam

Lan Chi ơi,


Thật phải khen Lan Chi chịu khó học xong Cử Nhân Khoa Học và đi làm cô giáo ở trường Đồng Tiến. Good Job!Approve
Hai bài viết của LC hấp dẫn lắm! LC có trí nhớ tốt quá!Blush

Chúc LC vui khỏe và tiếp tục chia sẻ những kỷ niệm vui buồn của ngày xưa nhé.

SL



Chị ơi em đính chính, em làm giảng nghiệm viên, dạy thực tập cho sinh viên bên Đại Học Khoa Học đến khi mất nước. Số giờ còn dư thì đi dạy tư ở Đồng Tiến, Thống Nhất và Nguyễn Bá Tòng ( dạy thế cho chị bạn) và vài trường nữa nhưng em quên tên rồi.
Con gái thời đó đúng là ít vào QGHC như chị nói. Em không thích nghề giáo nhưng cái số thôi...
LC
hoanglanchi
#115 Posted : Monday, May 30, 2011 5:18:16 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

“LanChiYesterday” (những vụn vặt đời sống quanh Lan Chi)


MÙA XUÂN HAY MÙA THU

Hỏi để mà hỏi chứ ai chả biết là xuân. Thế nhưng tiết trời có khi lạnh và mây xám phủ giăng. Tuy vậy hoa lá tưng bừng khoe sắc. Mùa này sắc hồng thật rực rỡ. Đa số các nhà đều trồng hồng. Hoa nở dầy đặc và chi chít. Cái gì nhiều quá cũng hết quý. Nếu là thu thì nơi này thiếu lá thu vàng của mapple.

Tôi bắt đầu hơi chán đồ ăn ở CA. Có chỗ ngon chỗ không. Cũng nơi đó và có hôm ngon hôm không. Tôi không thích cà phê ở Văn nữa, cũng chả ghiền bánh cuốn Tây Hồ nữa. Vài lọai bánh ở đây tôi có cảm tưởng thua VA. Ví như bánh flan, đậu hũ Thanh Sơn…

Chán ăn hàng nên có hôm trời lạnh tôi nấu cơm nếp trong nồi cơm điện bé tí xíu chỉ được khoảng hơn môt chén, chiên cái lạp xưởng, thế là có một món ăn nóng sốt. Món nào nóng, mới nấu đều ngon cả!

Tôi thích ăn xôi đậu xanh với chè đậu đen. Hồi bé hay được ăn như vậy nên cứ nhớ và thích. Tiếc là anh bạn cho tôi “đi bộ và lả người vì đói” đã rủ tôi đi ăn hai lần và khi tôi định nấu xôi chè cho anh, thì anh đi mất. Anh ta còn dám chê “Lan Chi mà nấu, làm sao ngon được!”. Tôi cười mũi. Nhớ năm 1983, tôi say sưa đi học đủ thứ. Riêng gia chánh, hồi đó làm ngon như cô giáo nhưng trình bầy đẹp hơn. “Vẽ duyên” là nghề của nàng mà. “Vẽ duyên” là từ mà mấy bà nói về tôi vào năm 1975. Hồi đó nhóm giảng nghiệm viên của Đại Học Khoa Học Sài Gòn chúng tôi phải thay phiên nhau xuống cơ sở ở Thủ Đức để học tập cúôc đất trồng khoai! Các ông chia cho nhóm nữ lo gia chánh nấu ăn cho cả “tổ”. Tôi đi chợ và khi về nấu ăn thì luôn trình bày rất đẹp. Món ăn giản dị không có gì, nhưng dưới bàn tay tôi, trang trí lên trông rất đẹp mắt. Thế là các chị lớn tuổi phụ trách bếp ở cơ sở nói với nhau “Trong tất cả các cô của Khoa Học, cô Quỳnh Giao của Khoa Lý là người ‘vẽ duyên’ nhất”!! “Vẽ duyên”, chữ của người Nam, Bắc kỳ chín nút như tôi hơi khó hiểu. Hỏi thì Nhã, bạn Bến tre của tôi cũng giải thích âu ơ ví dầu “Thì dzẽ dzuyên là hay làm điệu đó!”. Từ đó, cô Bắc kỳ là tôi rất thích sử dụng chữ “vẽ duyên” khi có dịp!

Trở lại anh bạn. Tuy vậy sau đó anh ta nói một câu nghe được “ Nhiều khi món ăn ngon là vì nó có cái Tình trong đó”. Ừ, đúng rồi, nhè “Hoàng cô nương” là người làm biếng số một về gia chánh mà chịu khó nấu xôi chè thì phải hiểu cái Tình của cô nương bỏ vào đó lớn lắm lận!

Một nhỏ bạn cũ Khoa Học mail cho tôi “Hoàng Lan Chi, Hoàng Lan Chi, riết rồi tao không nhớ họ mày là gì nữa Quỳnh Giao! Mày họ gì vậy?” Chả là cô ta ở trong một group của tôi và nhận đều bài viết của tôi. Cô này là con một nhà văn. Hồi ở Khoa Học, cô đùa bảo tôi là “vợ” cô. Ngày xưa, nhóm nữ sinh Gia Long hay Trưng Vưong hay sinh viên khi chơi với nhau, hay đùa giỡn một cô là chồng một cô là vợ. Sự đùa giỡn hòan tòan vô tư và trong sáng, chỉ nói lên cái tình thân chứ không “kỳ cục” như học đường tây phương. Cô bạn này rất cao lớn, cô ta bẹo má tôi và chọc tôi là cô vợ nhỏ của cô. Mấy chục năm sau vô tình “gặp ở net”, tôi nhận ra “chồng”. Nó chả nhận ra, phải chờ tôi nhắc lại kỷ niệm vầy vầy, nó mới nhớ. Bạn cũ thì vui nhưng cũng có điều không vui. Bạn tôi có con đường khác tôi và tư tưởng khác tôi. Bạn tôi chọn con đường trở về và …Tôi không nói gì. Tôi tôn trọng quyết định của bạn cũng như bạn tôn trọng suy nghĩ của tôi. Trong khi đó với vài người bạn khác thì kỳ lạ, lâu lâu tôi lại cãi nhau với họ chỉ vì họ cứ muốn thuyết giảng tôi theo suy nghĩ của họ. Mà lúc này tôi mệt mỏi vì chuyện này chuyện nọ đâu có hứng thú cãi nhau chuyện thời sự! Nhưng, như vài người bạn khác của tôi, chúng tôi có thể “xả” với ai chứ “xả” với Việt Cộng thì khó quá, không “xả” nổi!

(4/2011)


HẬU “TRUỜNG XƯA”!

Tôi nhờ TV thực hiện web Hoàng Lan Chi. Tôi phải nhờ thêm đệ tử để “load” bài. Có những bài cũ, viêt thuở mới làm quen net (2000) nên viết “tầm bậy”. “Tầm bậy” là hình thức tầm bậy chứ không phải nội dung. Các dấu chấm, phẩy, ngoặc đơn, ngoặc kép cứ loạn xạ cả lên. Thì hồi đó mới học đánh máy, đánh mổ cò và chưa biết quy tắc khi đánh máy. Thôi thì cái gì “edit” được thì “ê’ cái gì làm biếng thì khỏi “ê”!

Bài “Trường Xưa Thầy Cũ” được tôi lôi ra “edit” và trước khi “load” thì gửi cho các “categories” xem. Những gì tôi “kể lể” về dĩ vãng luôn được “netters” đón nhận khá nồng nhiệt. Có lẽ vì họ nhìn thấy một phần đời của mình thấp thoáng trong đó.

Tôi nhận mail của một cựu nữ sinh Gia Long. Hóa ra chị chính là người múa bài Tiếng Hát Dân Chàm. Chị rất thú vị khi thấy tôi còn nhớ vài chi tiết của màn vũ ấy như nữ sinh ở giữa, uốn cong người sát đất và tóc cài hoa. Việt Nam Nhật Báo cũng chuyển đến e-mail của một độc giả múôn liên lạc sau khi đọc bài “Trường Cũ Ngày Xưa” của tôi. Vài thân hữu mail, nói rằng sao tôi nhớ hay vậy, từ đệ thất đến đệ tứ, đầy đủ các giáo sư…

Tiếp nối “Trường Xưa Thầy Cũ” nói về “ngày Gia Long”, tôi viết “Một quãng đời sinh viên” coi như “ngày Khoa Học”. Tuỳ bút đã đem đến cho tôi vài thú vị.

Trước hết là anh Lưu Thanh Lâm, Tiến Sĩ bên Khoa Điện Tử, hiện đang ở Pháp, đọc bài do người khác FW và anh liên lạc với tôi. Câu cuối anh viết ở mail đầu tiên như thế này làm tôi bật cười “Quỳnh Giao trắng lắm phải không!”. Mất chục năm trôi qua, chỉ còn nhớ được “QG trắng lắm!”. Thực ra, trước 75, anh Lâm ở Điện Tử và cũng ít giao thiệp, chúng tôi biết nhau thôi. Nhưng bây giờ, tuổi hạc da mồi, bên này đại dương bên kia đại dương, gọi nhau để “ríu rít” nhắc lại chuyện cũ và những người cũ, cũng là một điều vui.

Từ Lưu Thanh Lâm, một người anh “họ cà nông” cũ của tôi, THA, cũng liên lạc. Nhưng điều “buồn cười nhất là tông tích, tiểu sử, tông chi họ hàng… của tôi đã bị anh TKD kể vanh vách! Anh là một nhà văn trước đây, chủ bút vài tờ báo hiện giờ đã đình bản, anh là do Hồng Phúc giới thiệu đến tôi từ 2009. Anh viết rằng, qua bài Gia Long và Khoa Học của tôi , anh hỏi, có phải tên thật tôi là vầy, con ông này, cháu ông kia. Và lại còn kể đến đời ông bà nội tôi nữa chứ. Hoá ra, bà xã anh là con của một người em họ của bà nội tôi. Đồng thời bà xã anh cũng là bạn học lớp nhì ngoài Bắc với chị ruột tôi. Thế là từ net, hai bà bạn học cách đây …60 năm biết tin nhau!

Ngoài ra, một anh bạn “dí dỏm” kể cho tôi nghe vê GS Chu Phạm Ngọc Sơn như sau:

“Bà Chi à,
Bà viết rất hay, cả hai bài: Trung Học và Đại Học. Tôi đọc say mê cả hai bài. Tôi cũng học khoa học, nhưng trước bà 1 thập niên ! Tôi không hoàn tất được cử nhân. Tôi học lam nham. Sau MPC, tôi cũng học hóa như bà.Thầy Thới, ông Hoàng, cô Sương... đều là các thày của tôi. Riêng thày Nguyễn Chung Tú, thì còn là thầy dạy tôi ở trung học nữa.
Bà có tài viết, giản dị mà gợi lại nhiều kỷ niệm tuyệt vời !
Sau ngày mất nước, tôi mần ở Quỷ Ban Khoa Học, và vì thế, thường gặp ông Sơn. Ông Sơn có nhiều "đóng góp" cho “cách mạng". Tôi và mấy thằng ở Trung Tâm Sản Xuất Thử bị khốn nạn vì những "sáng kiến " của thày Sơn. Trộn đất sét Củ Chi đã hoạt hóa ( activé ) vào xà bông là môt chuyện. Chế tạo xi măng cấp thấp bằng vôi, đất sét và tro cỏ năng là hai chuyện! Còn nhiều chuyện khác, như việc Tàu Chệt bỏ ngang không giúp cho Việt Cộng hoàn thành nhà máy chế phân đạm ở Hà bắc. Nghe đâu thằng Tàu mới hoàn thành công đoạn chế Nitrate Amonium (NH4)NO3 thì nó cúp viện trợ, cho nên nhà máy này không thể chế thành phân bón hóa học được. Thày Sơn có ý kiến dùng Nitrate Ammonium làm...thuốc nổ, và giao việc này cho đám lau nhau tụi tôi mần ! Lúc tôi sang làm ơ Trung Tâm Nghiên Cứu Sản Xuất Thử, thì bị phải lo ly trích chất Promelin từ trái khóm...thối ! Phe ta xuất khẩu khóm sang cho ông Liên Xô ăn để trả nợ. Nhưng nghe nói ông Liên Xô chê dứa Việt cộng ...bẩn, cho nên thải hồi về. Thày Sơn có "sáng kiến" trích chất promelin từ trái dứa. Nhưng Promelin là chất quỷ gì thế , mà phải mất công ly trích nó. Nghe nói nó có khả năng làm cho cá mau rục thành nước mắm. Cá trộn với Promelin thì chỉ vài tuần là cho ra nước mắm, thay vì phải 6 tháng ! Tôi mù tịt về vụ chế nước mắm nước tương này, nhưng cứ phải bù đầu về việc ly trích promelin. Project dởm này vừa khởi sự thì tôi bèn lội bộ qua xứ Chùa Tháp, rôi vù qua biến giới Miên, qua được xứ Thái Lọ và thoát nạn Promelin.
Cảm ơn bà đã gửi cho tôi đọc các bài bà viết.”

Thú thật, tôi rất thích đọc những “feed back” như trên. Từ chuyện kể của tôi, kéo thành nhiều chuyện kể khác, rất vui. Những tiết lộ này,như tiết lộ của anh bạn về GS Chu Pham Ngọc Sơn, xét về một khía cạnh nào đó, cũng có cái giá trị “tài liệu lịch sử” vậy.

Chưa kể, một ông “lính hải quân” viết cho tôi là “ngưỡng mộ” bài “Trường Xưa Thầy Cũ”, (cũng do bạn bè FW đến cho anh), tôi trả lời và khi khổng khi không sau đó, ông này cho tôi làm “Em” tỉnh bơ với lý do duy nhất, tôi nhỏ tuổi hơn?!

Một anh bạn thì “ Em viết mấy bài sau này, bài nào cũng hay và hấp dẫn. Bài dạy học có cái vui là bọn trẻ con lớp 6 đã đi theo em làm thành cái đuôi vì cô giáo như ca sĩ, hay cái bí quyết chinh phục học trò của em. Nhưng cái bài về Gia Long, em bỏ cái đoạn nói về bà Ngô Đình Nhu đi”. Tôi cực lực phản đối, bởi lẽ tôi không ghét ông Diệm nhưng tôi không quên câu nói “hỗn xược” của bà Nhu trên Đài Phát Thanh hồi đó. Xem ra, chỉ cần một hành vi không đúng, không đúng về luân lý nếp nhà là xoá sổ mọi cái Tốt khác. Tôi đồng ý với vài người là bà Ngô Đình Nhu giỏi khi bà thành công trong vụ “Luật Gia Đình” nhưng vụ Phật Giáo thì bà phát ngôn kỳ cục quá.

Nhà văn Trường Sơn Lê Xuân Nhị, người làm tôi vui vui với vài “feed back” của anh. Vì cũng là văn nên khi viết “feed back” cũng hay. Ví dụ anh viết cho tôi cách đây khá lâu:

“Chị Lan Chi: Không ngờ chị viết Tùy Bút hay như vậy. Nhẹ nhàng như một con gió thoảng, thắm thiết như một cây Thông già, tình tự như một giòng sông cũ, đậm đà như một mái trường xưa...

Cám ơn chị đã chia xẻ...”

Cái nào cũng có ví dụ cụ thể và văn thì lại êm như ru, bảo sao không thích. Nhưng qua loạt bài Trường cũ, nghề cũ, Trường Sơn Lê Xuân Nhị viết cho tôi như thế này:

“ -Tôi được trả tiền để chỉ kiến thức cho mấy người. Tiền này do cha mẹ mấy người gửi tới. Do đó sẽ hơi vô lý nếu như tôi “ăn cắp” tiền cha mẹ mấy người mà không chỉ cho mấy người. Ngược lại, tôi chỉ và mấy người không học, coi như mấy người “ăn cắp” của cha mẹ mấy người”! Tôi chả thích mình mang tiếng “ăn cắp” hay mấy người bị mang tiếng “ăn cắp”!

Tôi thích câu trên của chị. Cám ơn chị đã chia xẻ một bài quá hay. Nếu ngày xưa đi học mà tôi nghe được những lời này từ cô giáo thì chắc tôi đã làm bác sĩ... Các thầy của tôi chỉ lý sự vụn vặt, ép buộc học trò, chẳng ai thích học nữa...

Thật là sâu sắc. Cám ơn chị”

Vài người thì dụ dỗ “.. Lan Chi ơi, viết tiếp giai đoạn sau 75, sống với Việt Cộng nhé”.

Vâng, tôi sẽ viết, ít ra những gì quanh tôi, tôi chứng kiến để đóng góp vào những “truyện kể về ngày qua” cho thế hệ sau này biết. Tôi đã viết “Sài Gòn ngày ấy”, một tuỳ bút được gửi đi nhiều web, vì đã kể lại khá chính xác về một Sài Gòn từ 1954 đến 1975. Qua “Sài Gòn ngày ấy”, không cần đao to búa lớn, không cần chửi rủa, thế hệ sau này đã nhìn thấy được ngày xưa, miên Nam chúng tôi sống như thế nào, qua hai thời đệ nhất và đệ nhị cộng hoà..

Chuyện kể, ngày xưa, sẽ còn tiếp nối…



hoanglanchi
#116 Posted : Friday, June 10, 2011 2:25:10 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
[SIZE="1"]“LanChiYesterday” ( những vụn vặt quanh đời sống Lan Chi) [/SIZE]

[COLOR="purple"]PHƯỢNG TÍM VÀ NỖI BUỒN…[/COLOR]

Hoàng Lan Chi
Web Site


Sau hơn tháng lu bù với web site, cuối cùng thì cũng xong. Thật ra, nếu cậu em chịu khó xây nhà cho tôi ngay lúc đầu với phòng này, vườn nọ, sân kia thì web của tôi chỉ khoảng 2-3 tuần là xong. Lý do, tôi viện trợ một đệ tử cùng load bài. Sau nữa, tôi cũng không load hết các bài tôi viết.

Tôi thích kiểu chữ thư pháp đó nhất và cũng chọn hoa lan Giao Chi. Tôi thích mầu tím và xanh cho web site. Xanh là mầu lá, mầu Mộc! Mộc sinh Hoả vì Hoả là Mạng của tôi. Tím là mầu tôi thích khi về già. Thuở trẻ, mầu tôi yêu là trắng, hồng nhạt, vàng mơ. Vì yêu mầu tím nên tôi đã ngẩn ngơ khi phượng tím cả trời CA. Nhưng người CA thì không thế. Họ bảo hoa rụng quét mệt và mùi hoa “kinh” lắm. Ơ, thì hoa tàn nhuỵ rữa có gì đẹp hay thơm? Tuy vậy may mắn là hàng xóm, đường đi học với phượng tím đẹp lộng lẫy, còn nhà ở không có. Vì thế tôi sẽ không bao giờ phải biết đến mùi hoa úa.

Mấy người CA không dễ thương khi cứ nói về mùi hoa phượng với tôi. Chỉ duy nhất mình Anh, không thế. Anh cũng nói về phượng nhưng không làm tôi “não nùng” khi mô tả mùi hoa. Hơn thế nữa, khi đi ngang vùng có phượng, anh liếc nhìn tôi “phượng của em kìa”. Đó là lý do, tôi “thương” anh hơn nhiều người CA. Thương vì phượng tím của tôi!

Khi đi tìm hoa cho banner của web, tôi mới biết có lan tên Giao Chi. Cũng hay nhỉ. Vì tên thật là Quỳnh Giao kia mà. Vậy thì Lan Chi – Giao Chi cũng chỉ là một.

Xem này phượng tím đẹp thế này mà người CA hững hờ, cây cao tán xoè rộng, hoa tím đậm vào đầu mùa và nhạt dần theo năm tháng:



Tội nghiệp cho con chó của Pavlov

Cộng đồng hải ngoại sau này lúc nào cũng có chuyện để “ầm ỹ”. Thì có gì đâu khi mấy vị Ban Tổ Chức cứ lơ đễnh. Kỳ này trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị đã lơ đễnh để huy hiệu có ngôi sao trắng bị tô thành vàng trên nền đỏ! Một ông cựu sinh viên dám viết bài bảo rằng phản ứng của người hải ngoại giống như phản ứng của con chó của Pavlov. Cứ nhìn thấy cái gì ngôi sao đỏ là hô hoán lên VC đã len lỏi. Thực ra cũng câu chuyện con chó Pavlov nhưng nếu anh ta viết nhã nhặn thì không đến nỗi. Đằng này anh ta viết rất xấc xược và hỗn hào khiến “Phàn Lê Huê” nổi giận. Thế là tôi phải hướng về Tây Phương xin Phật Tổ cho tôi nghỉ tu hai giờ để viết bài dậy cho cái anh cựu sinh viên này biết thế nào là lễ độ! (cái giọng văn này “du côn” nhỉ?!). Một giờ để viết bài, bốn mươi lăm phút để đi tìm bài anh ta viết, bài mấy người chửi anh ta, năm phút để ..chọn bút hiệu mới viết cho những đề tài như thế này! Hoàng Ngọc An là bút hiệu mới để viết bài về thời sự. Tôi vẫn yêu Hoàng, họ ngoại. Nó cho tôi sự dịu dàng như tình cảm của các -em họ ngoại-của tôi. Càng về xế chiều, tôi càng xa họ nội. Có lẽ vì tình cảm của họ hàng bên nội không như ngoại và làm tôi xa, xa…

Phản ứng của đa số người hải ngoại khi nhìn thấy dấu hiệu cộng sản như ngôi sao vàng trên nền đỏ ở bất cứ đâu là giật mình. Không thể nào không nhìn thấy cái dấu hiệu đó. Vậy mà thiệp mời của Đại Hội 16 của Trường Đại Học CTCT đã như thế đó. Huy hiệu trường, ngôi sao trắng đã hoá vàng. Sự việc này đã buồn rồi nhưng sự việc một cựu sinh viên lại dám bảo cộng đồng như con chó Pavlov, thế là sóng gió nổi lên. Thật tội nghiệp cho con chó của Pavlov, nó bị lôi ra chửi mà chả hiểu chuyện gì!

Của Để Dành và Của Nợ

Hôm trước tôi viết “Của Để dành” rồi đi học. Có vậy mà vài người bạn hối “viết tiếp đi chứ”. Hôm nay viết tiếp nhưng cũng phải dán trở lại “Của để dành” trước khi qua “Của Nợ” chứ!

“Của Để Dành”

Tôi có một cô bạn gốc Bến Tre, nghĩa là Nam Kỳ rặt. Còn tôi là dân Bắc Kỳ lai, vì di cư vào Nam từ khi còn nhỏ híu. Vì sao hai đứa chơi thân với nhau, có trời mới biết. Một quan điểm về cuộc sống mà tôi và cô bạn này khá giống nhau, và sau này chúng tôi đặt tên cho sự việc này là “Của Để Dành”. Dường như đây là tên của một cuốn phim, nội dung hao hao những việc như của chúng tôi.

Bạn tôi hay tào lao giúp người chung quanh bao gồm bạn bè, học trò. Tôi cũng vậy. Giúp là giúp. Khi giúp, hồn nhiên giúp vì tự nhiên như thế. Hay không phải tự nhiên mà do ngấm những bài luân lý giáo khoa thư do gia đình và học đường nhồi nhét thì cũng không biết. Những người già cỡ tôi chắc còn nhớ, thuở tiểu học phải học nhiều câu đại loại như “Anh em như thể tay chân, Bán anh em xa mua láng giềng gần, Một giọt máu đào hơn áo nước lã, Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng…”. Sau đó vô tình có được những “lại quả” từ những người mình từng giúp. Cái “lại quả” này có khi còn lớn và nhiều hơn cái mình cho đi. Ví dụ cụ thể là khi đi dạy học, bạn tôi đã giúp đỡ một sinh viên rất tận tình, bỏ cả thì giờ cá nhân để làm việc XYZ cho nó. Sau đó vài năm, sinh viên đã ra trường, giữ chức vụ gì đó và vô tình bạn tôi đến cơ quan này để “xin xỏ” cái gì đó cho chung cư bạn tôi ở ( vì bạn tôi là tổ trưởng), học trò cũ thấy cô là mừng húm và cái “xin xỏ” đó không còn là “xin xỏ” nữa mà đi nhanh cấp kỳ, nhanh đến độ các tổ viên ngạc nhiên. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận, tên học trò này là đứa có tình nghĩa, chứ gặp đứa trời ơi đất hỡi, nó không thèm nhìn mặt cô giáo cũ nữa ấy chứ đừng nói đến việc giúp cô!

Cá nhân tôi cũng vậy, nhiều lần được sự giúp đỡ từ người khác mà trước đó, do mình giúp họ! (chứ tôi nghĩ, nếu tôi không giúp họ, với cá tính ích kỷ cộng với làm biếng của người này, rất khó mà tôi được sự giúp lại từ họ! Tôi bi quan nhỉ?!)

Một “con ranh” nói với tôi là “ Phật dạy làm phước, không dạy trông mong đáp trả”. Tôi thấy “con ranh” này nói ngu qúa các bác ạ. Thứ nhất, Phật dạy nhưng làm theo lời Phật thì mấy ai làm được? Ai cũng theo tuốt mo “chăm phần chăm” lời Phật dạy thì thế gian này đầy dẫy Phật rồi còn gì! Ngu thứ hai là khi mình giúp, mình trông mong gì trả? Khùng hay sao mà khi giúp lại nghĩ có ngày người đó sẽ trả? Nếu họ không trả thì lăn đùng ra ăn vạ à? Vì thế, nhiều khi tôi đã nghĩ bậy như thế này “Chẹp, tên này ích kỷ chết đi được, cứ coi cách nó sống, chả giúp gì ai nhưng nếu nó giúp mình, chắc chỉ tại kỳ trước mình giúp nó việc kia chăng?!”

Khi đi tu, cũng cầu mong một kết quả chứ đâu phải không. Ví dụ mong được lên Niết Bàn hay Thiên Đường. Tóm lại Chúa hay Phật gì thì đều dạy tu và “nhá nhá” cái quả của Tu là thoát vòng bể ải. Tên nào nghe lời Phật Chúa “dụ dỗ” thì cứ đi tu, còn tôi nhất quyết nếu có kiếp sau, thì không lên Niết Bàn hay Thiên Đường gì hết ráo mà xin về cõi trần tục luỵ này, có đầy đủ hỉ nộ ái ố cho dzui! Nhất là ở trần gian mới có “net” để cãi nhau đủ trò cho vui, Niết Bàn/Thiên Đường toàn hoa thơm cỏ lạ, moi người cứ là nhìn nhau bằng “tình thương mến thương”, lấy đâu ra chí choé cơ chứ !

“Của Nợ”!

Một anh bạn nói rằng “Em đó, không hiểu sao có nhiều người cứ hay làm vì em!”. Thực tình anh ta có nói hai chữ nữa về tôi nhưng tôi cắt. Mở ngoặc là cắt không phải vì ý đó chê gì tôi mà ngược lại. Anh ta còn dẫn chứng kẻ A, người B, anh C, Chị D, v.v. ! Ý anh ta nói rằng ngày ở Virginia, tôi dọn nhà không biết bao nhiêu lần và mấy người phải giúp tôi! Tôi bật cười. Ờ, tôi dọn nhà cứ lia chia và mấy ông anh/cậu em đủ cả cứ thế phải phụ tôi. Ở xứ rừng gió này, tôi có nhiều người ơn. Đầu tiên là chị Phương Trần, coi như sư tỉ Gia Long. Ngày tôi đến, cô Phạm Thị Nhung gửi mail cho nhóm Gia Long ở Virginia, gửi gấm tôi. Phương liên lạc ngay, đến thăm tôi liền và còn mang quà nữa. Rồi đến Đinh Quang Trung, lớp giúp computer, lớp giúp dọn nhà, lớp giúp đi đây đó. Đến bác Thành Phan, giúp đi thi lái xe, giúp đi chợ khi tôi kẹt xe, giúp đi đây đó. Đặc biệt một lần, bác còn phải giúp tôi đi học ban đêm. Tôi chưa bao giờ đi học cả nên sợ trời tối, sợ ma! Bác phải đến nhà cho tôi đi học và 9 giờ tối đến đón về. Ngay cả chủ nhà trẻ, cậu ta ít chiều ai nhưng lại chiều bà cô. Nó đục đẽo nhà để bắt dây cable cho tôi xem TV học Anh văn.

Về đây, một người bạn cho tôi đi vài nơi mà anh đoán là tôi thích. Anh bạn khác thì giúp tài liệu thi lái xe và các thứ linh tinh đến xe. Một lần, tôi cần đi Pasadena để thăm người bạn cũ, một anh bạn khác cũng hy sinh hơn nửa ngày để giúp. Những người này là “Của Nợ” của tôi. Món nợ này, tôi thích thì trả, không thích thì chơi tình vờ!Vì tôi sẽ lý sự như sau: Chị là sư tỉ Gia Long có nhiệm vụ giúp sư muội! Cậu này cứ coi như là em nuôi, qua Mỹ đã lâu, có nhiệm vụ giúp bà chị. Chủ nhà coi như cháu, lâu lâu nhờ bà trông dùm con nhỏ, nay bắc dây cable cho bà là phải đạo! Còn mấy ông này này, úi trời, cứ coi như được phục vụ “người đẹp”! Thế là huề tiền! (Coi bà già mà chảnh ghê chưa! Dám mấy ông đọc được cái này, kỳ tới lại “o xịt” tôi ra, không giúp thì bỏ bu tôi lắm!)

Còn “của trời ơi đất hỡi”, các bạn tôi biết là ai không? Là hai đứa con của tôi chứ ai. Của này vốn “trời ơi đất hỡi” nên “fermer boutique” ở đây vậy!
hoanglanchi
#117 Posted : Sunday, June 19, 2011 4:31:50 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

“LanChiYesterday” ( những vụn vặt đời sống quanh Lan Chi)


Gian Nan Con Đường Làm Web

Tôi chỉ thích viết lăng nhăng cho vui, không thích in sách. Năm 2005 thì phải Hà Huyền Chi xúi “Thỏ ơi, em gom bài của mình mà in đi”. Có lẽ lúc đó HHC đọc một số tạp ghi của tôi và thích chăng? Tôi từ chối “ Em chả thích, in rồi ra mắt sách rồi phải tặng, nghe mệt quá”. Sau này nhiều thân hữu cũng xúi tôi như thế. Ví như Ngô Minh Trí muốn tôi gom những tạp ghi tôi viết về âm nhạc, về nhạc sĩ ..vì có những tâm tình của họ. Không thích in sách nhưng làm web thì tôi cũng thích. Có lẽ vì web phổ biến, cứ việc chỉ link, rồi thân hữu xem khi nào rỗi rãnh.

Đầu tiên tôi nhờ TVTC. TVL bảo tôi “Sẽ làm giúp chị nhưng tiền sofware thì phải mua”. Lúc đó tôi hoàn toàn không biết web là gì. Tôi chỉ mới mua hai domain name tại Godaddy: hoanglanchi.com và hoanglanchi.net.

Chỉ trong vòng hai giờ, TVL cho tôi ngay trang web với cấu trúc theo …ý TVL. Nghĩa là TVL căn cứ vào những gì TVL biết về tôi mà “xây nhà” cho tôi. Đương nhiên là không đúng ý tôi rồi vì “nhà tôi” gồm nhiều phòng chứ có phải như TVL nghĩ đâu cơ chứ!

Hôm sau TVL hẹn tôi đến trụ sở TVTC để học cách load bài. Tôi thấy dễ ợt, chả cần tôi xách cái thân “bồ tượng” của tôi đi làm gì, chỉ cần TVL viết bản hướng dẫn là xong. Tôi gửi yêu cầu nhà gồm có phòng nào, sân gì, vườn chi cho TVL. Chờ không thấy TVTC làm, tôi ngưng không load bài. Sau đó TVL bảo, cứ load bài đi, “áo” tính sau. Đồng thời TVL báo tin, vài tờ báo ở CA sẽ đăng tin về web HLC. Tôi hoảng vía, web gì đang như con ma lem, giới thiệu cái gì mà giới thiệu! Tôi viện trợ thêm học trò ở Việt Nam, hai cô cháu cùng load bài. Sau đó TVL đã xây nhà tàm tạm theo ý tôi. Tôi giới thiệu với bạn bè. Vài người khen web nhã nhặn, nhu, không phô trương. Thì tôi không dùng quá nhiều mầu, home page chỉ 3 mầu chính: xanh rêu, đen và tím. Home page có 2 cột, trái là bài, phải là 5 youtube và 3 playlist. Tôi yêu cầu TVL để Thư Ngỏ của tôi luôn xuất hiện ở ngay trang đầu vì tôi muốn tạo dễ dàng cho những người mới biết Hoàng Lan Chi. Họ sẽ biết nên ghé đâu trước và viếng chỗ nào sau.

Trong thời gian đó, tôi nảy ra ý tưởng mở một category “Thân Hữu”, nơi đây tôi chỉ gửi một số bài tiêu biểu cho vài thân hữu của tôi. TVL mở cho tôi “category” này với 3 thân hữu. Sau đó, tôi nhờ TVL làm dùm cái gì đó nhưng TVL bận bịu không làm, tôi vào web và trong khi tự mò, tôi đổi tên của một phòng nhỏ, tên thân hữu A sang thân hữu B ( 2 phần này đang hoàn toàn trống không có bài). Đồng thời tôi tự mở thêm 2 “category” khác, cũng chưa load bài vào. Mỗi khi làm xong, tôi đều kiểm tra lại xem web có “work” đàng hoàng không. Mọi việc ổn. Thế nhưng kỳ lạ, 15 phút sau khi tôi vào thì web sụp. TVL giải thích , tại tôi đổi tên “category” mà ra. Hơn nữa, TVL bảo web hosting nói data mất 80%, khả năng phục hồi 20%? Tôi nghe mà ngạc nhiên quá, chỉ đơn giản đổi tên category chưa có bài mà data mất đến thế kia ư? Quá nản, tôi đành ca bài giã từ! Sofware để làm web thì không có bản hướng dẫn kèm theo nên chịu chết, TVL thì chỉ cái youtube một cậu nói tiếng Anh như gió! Trong khi tôi cần bản viết để đọc từ từ và cái gì không hiểu thì tra từ điển.

Tôi quay về với một blog mà con gái mở năm 2010 nhưng tôi chưa thực hiện. Tôi mail cho “mụ bé” như sau “ Nhìn vô nhức đầu, tùm lum thứ. Chị mở cho tôi các phòng sau đây..”. Thế nhưng tôi tò mò xem và hôm sau, chỉ từ sáng đến chiều, tôi đã tự mò làm blog wordpress với đủ banner, các mục tôi cần. Tôi hớn hở mail cho nhóm bạn nho nhỏ. “Lão” Đỗ Văn Phúc reply all như sau “Khá khen Phàn Lê Huê học cái gì cũng nhanh. Chỉ tội qua Mỹ muộn nên lận đận!”. Tôi lấy lại tên hoanglanchi.com từ TVVN và đang mò wordpress.com để làm blog. Trong khi chờ đợi để load lại bài cho hoanglanchi.com, tôi mở vài blogs cho thân hữu. Nhanh như gió, chỉ 5 phút. Với 5 phút làm banner nữa và khoảng 10 phút làm menu, tôi đã trình làng ngay một blog xinh xắn. Thế này thì phải cảm ơn TVL! Vì cái web site do TVL làm, bị trục trặc, tôi lao đầu vào “mò” và từ đó “biết”!

Sáng nay tôi gọi cho một ông anh “Anh biết làm sao cho Thư Ngỏ của em lúc nào cũng ở trên cùng và ở home page không”. Ông anh, người từng có web từ nẳm nảo năm nào giả nhời “Anh không biết vì anh không làm bao giờ!”. Tức quá, tôi tự mò. Khoảng một giờ sau tôi gọi lại cho anh, hớn hở “Em mò ra rồi anh ơi. Em cứ ngỡ TVL phải làm cái gì ghê lắm, như viết code gì đó chẳng hạn! Ai dè, nó có sẵn trong sofware, cứ việc chọn thôi anh à”. Có lẽ phải gần một tháng nữa, blog hoanglanchi.com mới hoạt động trở lại và “ Tự do muôn năm” vì khi có tự do là không bị lệ thuộc!

Khi …Hoàng Lan Chi “xấu ơi là xấu”!

Tôi thích lớp “Sáng tác nhạc không cần học nhạc lý” của Nguyên Hà. Thích vì lớp này hữu ích cho người Việt, vốn dĩ “ mỗi người là một thi sĩ”. Tôi nhờ TVVN thu hình để tôi gửi phóng sự về cho chương trình “Phỏng Vấn và Tìm Hiểu” của Truyền Hình Hoa Thịnh Đốn. Hẹn mới xong vài giờ, tôi phải xin hoãn vì sực nhớ mình bận. Tuần sau đến và không hề được TVL báo trước là chỉ có một camera. Tôi hết sức ngán ngẩm. Một camera cũng được nhưng phải chuẩn bị trước một chút. Năm 2007, khi phỏng vấn ca sĩ “Nhạn trắng Gò Công Phương Dung”, truyền hình Hoa Thịnh Đốn cũng bị kẹt và chỉ có một máy. Thế là họ thu lần đầu, camera chỉ chiếu Phương Dung. Sau đó họ thu lại lần hai, chỉ thu hình tôi với các câu hỏi. Rõ chán vì trong khi trò chuyện, có khi “phăng” thêm chứ ai mà theo “script” ngay chóc đâu! Đương nhiên là tôi không nhớ được hết các câu hỏi. Sau đó họ ráp kiểu nào tôi cũng không thiết vì hơi chán. Năm 2008, cũng chả hiểu trục trặc cái gì mà anh P, người thu hình, điện thoại cho biết là phải thu lại phút đầu, cuộc phỏng vấn của tôi với TS Hà Văn Hải. Mệt ghê vì phải trang điểm, tóc tai chỉ để thu 5 phút. Sau khi thu xong, tôi khám phá ra là mình quên đeo bông tai. Nhưng cũng chả ai biết vì ai để ý đâu. “Intro” cũng là Hoàng Lan Chi với tóc giả, áo veste kem, không có bông tai lủng lẳng, phút giữa cũng là Hoàng Lan Chi tóc giả, áo veste kem nhưng bông tai lúc lắc, và phút “close” lại là Hoàng Lan Chi không còn có bông tai!

Lần thu hình phỏng vấn Nguyên Hà còn “ẹ” hơn vì phòng nhỏ, camera để rất gần. Mấy lần thu hình trước kia, dù “dã chiến” không phải studio nhưng phòng rộng, camera ở vị trí thích hợp. Sau nữa, khi thu với máy “dã chiến”, “phòng dã chiến”, cameraman phải cho chúng tôi nói thử để biết, khi nói một mình thì mắt nhìn và vị trí xoay người lại có đúng chưa. TVL không làm vậy. Đặt máy fix một chỗ và biến. Không hề thử, không hề cho biết tôi phải xoay bao nhiêu độ để “intro” và “close”. Tôi tự đoán nhưng không đúng. Phim thu xong, chỉ Nguyên Hà là …đẹp, còn tôi bị “vừa xấu vừa mập quá xá” vì quay nghiêng (Nguyên Hà được quay thẳng và xa hơn tôi!). Đây, tôi chứng minh bằng ba hình: một ở phút “intro”, một ở giữa phim và một khi “close”! Hoàng Lan Chi bình thường đâu đến nỗi “tệ” như vậy! Chứng minh bằng một hình khác của Hoàng Lan Chi cho thấy Lan Chi cũng đâu đến nỗi “bé bự” như thế!




Phút “intro”, Lan Chi mập ơi là mập!


Phút cuối, 2 người đều cười toe chào khán giả!



Đây, Lan Chi đâu có “bé bự” nhiều lắm đâu!


Một “khôi hài” khác là …ông tướng Nguyên Hà, vốn là nhà báo, nhạc sĩ, quen phỏng vấn người ta nên lần này “bị” phỏng vấn, ống tướng “méo mó nghề nghiệp”! Vào phút cuối, TVL đã báo sắp hết giờ nhưng “ông tướng” nói đi nói lại địa chỉ, số phone của TVVN, coi như “ ông tướng” “close” dùm tôi luôn! Thế là tôi chả thèm “close” nữa, tôi “say good -bye” khán giả luôn cho tiện việc sổ sách!

Bật mí rằng Nguyên Hà chính là người phỏng vấn …chiêm tinh gia Trần Dần, người vừa gây sôi nổi qua vụ bói …cộng sản Việt Nam sẽ “tiêu tùng” vào năm 2012-2013 gì đó! Chắc hôm nào tôi phải “dụ dỗ” Nguyên Hà làm cầu nối cho tôi phỏng vấn ông Trần Dần này mới được!

Tóm lại, dù phim thu “dã chiến” và Hoàng Lan Chi xấu ơi là xấu nhưng thôi, mình là nhân vật phụ, chỉ Nguyên Hà là chính nên tôi sẽ gửi cho chị Bé Bảy để edit và chiếu trên Truyền Hình Hoa Thịnh Đốn. Hy vọng kỳ tới nếu có thu hình ai, và nếu TVVN nếu có giúp, thì giúp cho trót, nghĩa là làm ơn cho tôi 3 cameras thay vì 1! Đừng để Hoàng Lan Chi bị xấu ơi xấu, mập ơi là mập lần thứ hai!

Tuy vậy sau đó có điều vui vui. Dọn dẹp computer thì nhận được mail Châu Đình An. An báo rằng có một web site làm Nhạc Chủ Đề, trong phần của An, có giới thiệu bài của Hoàng Lan Chi, và An mời nghe “Sầu Khúc” do Ngọc Anh hát. Tôi nghe ngay và không cảm mấy nhưng Ngọc Anh thì hát hay.

Xin mời vào đây và chọn “Châu Đình An” ( coi như quảng cáo dùm cho web site này! Không biết của ai.)

http://saigonocean.com/nhacchude/nhacchude.htm

Bài mà Châu Đình An nói đến là bài tôi thực hiện cho Câu Chuyện Âm Nhạc với chủ đề “Châu Đình An, từ Đêm chôn dầu vuợt biển đến Khi cuộc tình chia tay”. Đây là một trong các chương trình tôi ưa thích. Có lẽ vì tôi vẫn “yêu mến” Châu Đình An vì tôi quá yêu “ Đêm chôn dầu vượt biển” với “Chăn vịt ở phương Nam” chăng nên tôi đã viết cho Châu Đình An như sau trong Câu Chuyện Âm Nhạc trên:

“…Thời gian trôi. Đã gần 30 năm.. Dĩ vãng khép lại và là chứng tích nhắc nhở. Mỗi người tự chọn một con đường đi phù hợp cho tương lai ở vùng đất mới. Tôi không biết CDA có chọn lựa gì nhưng trong phạm vi âm nhạc, quả tình tôi thú vị với dòng nhạc mới của anh. Nhạc không mới nhưng với CDA là đã thay đổi nhiều. Tôi ví như một cô gái quê chân chất bà ba, nàng lên tỉnh thành và mầu áo lụa cao sang đã được khóac. Không thể nói nàng đẹp hơn vì mỗi nét một vẻ. Dòng nhạc nhẹ nhàng trôi và lời đẹp như thơ.”

Nghe lại chương trình Câu Chuyện Âm Nhạc do Lan Chi thực hiện, chủ đề “Châu Đình An, từ Đêm chôn dầu vượt biển đến Khi cuộc tình chia tay” tại đây:

http://thuvientoancau.or...nDauDenCuocTinhCTay.mp3

Trò chuyện qua lại, Châu Đình An bảo “Nguyên Hà là người giỏi xoay sở, chị cho tôi gửi lời thăm anh ấy”. Trái đất, với Hoàng Lan Chi nhiều lúc rất tròn! Nguyên Hà thì cười “ CDA là bạn cũ của anh mà Lan Chi!”

Điều vui vui khác là lâu lắm mới vào hộp mail kia và lụm ra một thư thính giả từ Việt Nam. Cậu này viết như sau:
“Chào chị Hoàng Lan Chi, tôi tên là Long, 27t, sống ở Việt Nam,rất yêu dòng nhạc tiền chiến, trữ tình xưa và có sở thích tìm kiếm sưu tầm các bản nhạc note hay, hôm rồi có tình cờ xem trên diễn đàn trang đặc trưng,net, được biết chị đã gặp gỡ trao đổi và có cuộc phỏng vấn nhạc sỹ Lê Xuân Trường, tác giả ca khúc mà tôi rất thích và đang tìm kiếm lâu nay bản "Mưa trên vùng tóc rối", nay viết vài dòng gửi đến chị, thật sự là rất tha thiết mong chị có thể liên hệ với nhạc sỹ LXT cho tôi xin bản nhạc note "Mưa trên vùng tóc rối" có kèm chữ kí tặng của anh, vì tôi nghe rất nhiều lần, nghe đi nghe lại bài này và thật sự yêu thích, hoặc nếu do công việc của chị quá bận bịu thì rất mong chị có thể chuyển thư này đến nhạc sỹ để tôi có thể bày tỏ được niềm yêu mến, hoặc chị có thể gửi qua cho tôi địa chỉ mail liên lạc của nhạc sỹ để có thể liên lạc hỏi thăm. Thật sự rất mong mỏi và nhờ vả, rất mong chị giúp đỡ. Chờ tin thư của chị.Tôi là Long, Nguyễn Long, email notenhac@gmail.com
Tôi Fw e-mail trên cho Lê Xuân Trường với dòng chữ “ Em ơi, bây giờ thì em sẽ không còn hỏi, ‘Bên chị mùa thu về chưa’, vì chị với em bây giờ là cùng mùa hoa phượng tím, phải không”.
Chúng tôi, người viết nhạc và người yêu nhạc, người viết văn và người yêu văn, viết mail cho nhau, như là làm thơ, phải không!
Quận Cam mùa phượng tím 2011
Hoàng Lan Chi








Phượng Các
#118 Posted : Monday, June 20, 2011 1:59:56 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi hoanglanchi
Tôi chỉ thích viết lăng nhăng cho vui, không thích in sách. Năm 2005 thì phải Hà Huyền Chi xúi “Thỏ ơi, em gom bài của mình mà in đi”. Có lẽ lúc đó HHC đọc một số tạp ghi của tôi và thích chăng? Tôi từ chối “ Em chả thích, in rồi ra mắt sách rồi phải tặng, nghe mệt quá”. Sau này nhiều thân hữu cũng xúi tôi như thế. Ví như Ngô Minh Trí muốn tôi gom những tạp ghi tôi viết về âm nhạc, về nhạc sĩ ..vì có những tâm tình của họ. Không thích in sách nhưng làm web thì tôi cũng thích. Có lẽ vì web phổ biến, cứ việc chỉ link, rồi thân hữu xem khi nào rỗi rãnh.


Trước kia em cũng nghĩ như chị, nhưng mà sách thì hy vọng còn lại lâu hơn, chớ còn web thì nếu mình vắng mặt một thời gian là cái web mình bị xóa sổ liền (?). Còn bài ở các web khác thì cũng lệ thuộc nhiều vào chủ nhân web đó. Họ hết tiền duy trì web thì web cũng biến mất như thường.
Chị muốn ra sách mà ngại phải tặng phải quảng cáo v..v... thì chị rủ các người được chị phỏng vấn, mỗi người góp vô ít nhiều, sau đó cùng nhau chia số sách đó. Mỗi người 20 chục cuốn thí dụ vậy. Họ gởi tặng bạn bè họ vì trong đó có nói về họ mà. Chị đỡ nhiều cái công việc phân phối. Voilà!
hoanglanchi
#119 Posted : Tuesday, June 21, 2011 6:40:32 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
PC à
Chị coi web /blog là nơi trữ bài của mình. Vì các web khác, khi cần để mình chỉ bạn bè, thì có khi nó sụp rồi. Sụp với lý do thông thừơng nhất là bị VC uýnh! Chị chán, mấy web đó cứ ngỡ gạt được netters! Chỉ Đặc trưng là còn trữ bài cũ ở phố 2, chứ phố 1 đi tìm cũng không còn. Chị bị mất bài vì nhiều lý do, trước kia cứ search là ra rất nhiều. Chị cũng ỷ y không copy lại. Bây giờ search hoanglanchi, ra không như mấy năm trước nên bài cũ bị mất nhiêu lắm...

Do đó, chị vẫn gửi bài cho vài web quen, web mình cũng không cần khách ra vào nhiều. Sau nữa, chị hay viết tạp ghi, thì có khi 1 tháng viết vài cái vào đó cho vui...

Cảm ơn PC. Nhiều người muốn chị lưu trữ những gì chị phỏng vấn người khác. Ý kiến PC hay. Khi in, kêu gọi quý vị đó. Và có lẽ chị không ra mắt sách, chỉ giới thiệu ở net. Chắc sách sẽ bán được vì toàn đi phỏng vấn...người khác mà! Vd gia đinh cháu bé Tường Khang chắc sẽ chịu phí tổn in để lấy 20 cuốn, gia đình Nguyễn Kỳ sẽ lấy..50 cuốn (!!!), gia đình ai đó quên rồi ( vụ phim yesterday..) sẽ lấy 15 cuốn...Blush

Em vui nhé
Phượng Các
#120 Posted : Tuesday, June 21, 2011 9:03:44 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Đừng có ra mắt sách chị ơi. Ôm đầu máu đó! Blush Tốn công, tốn của mà kết quả không bao nhiêu. Thân hữu ở rải rác khắp nơi, khó đi tới một nơi để tham dự lắm. Em "nghiên cứu" thì thấy cách góp tiền và chia sách là khả thi nhất. Nếu chị làm sao để có thể phân phối được vô các thư viện thì tốt vô cùng. Không biết người khác thì sao chớ riêng em thì em thích chọn sách trong thư viện, vì nghĩ là một khi đem đi in thì bài vở đã được chọn lọc, có giá trị rồi. Còn trên Net thì ai cũng lên đó được, mình phải mất công nhiều đãi cát tìm vàng. Ông Nguyễn Ngọc Ngạn còn tuyên bố thẳng thừng là ổng không hề chơi Net.

Users browsing this topic
Guest (19)
17 Pages«<45678>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.