Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Ngôn Ngữ Học - Diệu Tần
viethoaiphuong
#1 Posted : Wednesday, February 11, 2009 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Ngôn ngữ Miến Điện

Diệu Tần

Vài dòng về nước Miến Điện
Vương quốc Miến Điện xuất hiện đầu tiên vào năm 1044, gốc tích từ vùng
Pondaung miền bắc. Tiếp theo là hai vương triều thế kỷ 16 và thế kỷ
18 khá thịnh vượng. Gọi theo tên mới là Myanmar, theo hình thức tổ
chức Liên bang, thuộc địa cũ của Anh được độc lập từ năm 1948. Anh cai
tri. Miến Điện 62 năm, sau khi thua ba cuộc chiến tranh Anh-Miến
Điện, năm 1885 vua Thibaw và hòang gia bị thực dân Anh đưa sang sống
l?u vong bên Ấn Độ, rồi Anh cho sát nhập Miến Điện vào Ấn độ như một
tỉnh cho đến năm 1937. Đã có một người Bồ-đào-nha đến giúp vua Miến
Điện, sau lại đem vũ khí vào, chiếm quyền và tự xưng làm vua trong 13
năm. Nước Pháp cũng có dính liú tới chủ quyền của Miến Điện.
Thủ đô cũ là Mandalay, nay trở thành một trung tâm thương mại lớn,
Yangon/ Rangoon(Ngưỡng Quang) là do người Anh chọn năm 1885 để tiện
giao thông đường biển.
Dân số 49 triệu người, một trong những nước không thuần chủng, có khá
nhiều sắc dân. Phiá đông dọc biên giới Thái có dân tộc Karen, có đến
4 triệu người. Như mấy nước Đông Nam Á, dân Miến Điện đại đa số theo
Phật giáo Tiểu thừa đến 89%, Thiên Chuá giáo: 4% và Hồi giáo: 4%, Bái
vật giáo 1%, các đạo khác 2%. Các phiá bắc, đông và đông-bắc có nhiều
dân thiểu số như Chin, Shan, Paluang, Paduang, Naga, La Hu (La Hủ),
Akha (Kha.), Mon, Wa, Eng.và nhiều bộ lạc nhỏ đã bị tiêu vong. Đặc
biệt là dân Kachin đông nhất ở phiá bắc, có trên một triệu người, theo
đạo Thiên Chúa La-mã, và đã có thời tổng thống Miến Điện là người gốc
Kachin.
Có hàng trăm đảo nhỏ miền nam phiá bờ biển, nơi có dân Moken sinh
sống. Chiu. ảnh hưởng văn hoá của hai nước láng giềng là Thái và
Trung Hoa. Về y phục, phụ nữ ăn mặc giống Thái, Lào. Đàn ông đội mũ
vải không vành như mũ ni, có đuôi mũ sau gáy, áo tay rộng màu sáng, cổ
tròn.
Về tổ chức hành chiùnh, có 7 bang, 7 vùng, xuống đến huyện và xã. Bảy
bang là Kachin, Kayah, Chin, Bamar, Mau, Rakhine và Shan, bảy vùng
(tương đượng bang) có Yangon (Vùng thủ đô)â, Mandalay, Aveyarwađy,
Sagaing, Magway, Tanintharyi và Taunggyi. Vùng Aveyarwađy, nơi đặt
thủ đô, trông ra Vịnh Mataban, biển Andaman là đồng bằng sông chính là
Irrawađy phì nhiêu trồng lúa, có thời là nơi xuất cảng lúa gạo nhiều
nhất thế giới.
Ngôn ngữ
Tiếng Miến Điện theo cấu trúc SOV, Tôi cơm ăn, trong nhánh Tạng-Miến
(Tibeto-Burman) thuộc chi Hán - Tạng (Sino-Tibetan), gốc Bramic từ Ấn
Độ. Chữ viết khác hẳn với 3 nước lân cận là Thái, Lào và Cam-pu-chia,
gốc từ Ấn Độ chữ gồm nhiều ký hiệu hình tròn và bán nguyệt đặt úp,
ngửa, trái, phải.. Cũng như 3 nước vừa kể, chữ viết Myanmar, có ký
hiệu phụ âm và nguyên âm, với những dấu giọng (niggahita visajjaniya)
những ký hiệu thay đổi dần dần. Sau đó Tây Tạng, Siri Lanka và 3 nước
láng giềng vừa kể chiu. ảnh hưởng tín ngưỡng và văn hoá Ấn Độ suốt từ
thế ky? I đến thế ky? VIII.
Chữ viết Miến Điện căn bản theo thời kỳ Bagan (Bắc Miến Điện và một
phần Thái) đụã chọn ký hiệu Mon cho dễ viết hơn, dựa ảnh hưởng chữ
Sanskrit, Pali và Pyu, rồi đặt ra thêm dấu cho nguyên âm; dấu giọng
cao thấp và thêm nguyên âm I, Ỵ Cũng là ngôn ngữ có thanh điệu, gồm
có bốn thanh và đơn âm tiết. Về đại danh từ, miền Nam có cach xưng
hô riêng biệt theo bên cha hay bên mẹ (nội, ngoại)
Phương ngữ
Chỉ có 2/3 dân số nói tiếng Miến Điện là ngôn ngữ chính thức, chọn từ
vùng Mandalayđã tiêu chuẩn hoá. Tiếng Karen và tiếng Shan được dùng
nhiều hơn các phương ngữ khác, người ta thấy có hai chi ngôn ngữ ở
đây; Tạng-Miến và Nam-Á vì sự có mặt người Palung, người Wa và người
Mon. Tuy nhiên các nhĩm người nói các phương ngữ đều hiểu được nhau.
Vùng Aveyarwađy thì cách phát âm và cách dùng chữ hơi khác nhau vì có
đến năm phương ngữ là Merguse, Yaw, Palaw, Beik và Dawei.
Tại bang Rakhine, nơi dùng cổ ngữ nhiều nhất , phát âm vần R trong khi
Tiếng Miến Điện tiêu chuẩn là âm L.
Chữ vay mượn
Ngữ vựng Miến Điện có mượn chữ từ Pali, Anh ngữ và Mon và một số ít
mượn của Trung Hoa, Sanskrit và Hindi (Ấn Độ):
- Từ ngữ Pali dùng trong tôn giáo, chính phủ, nghệ thuật và khoa học
- Từ ngữ Anh dùng trong kỹ thuật, đo lường và các tổ chức, hội đoàn.
- Từ ngữ Mon ảnh hưởng sâu xa vào tiếng Miến Điện, rất nhiều từ đã
trở thành tiếng Myanmarvà khó phân biệt được đó là gốc Mon. Điều này
cho thấy giống như tiếng Việt đã mượn từ Hán ngữ và đã Việt hoá khá
nhiều. Thí dụ:
-đau khổ, đau đớn = dokhaw là dukkha, Pali
-ra-đi-ô = rediyyo là radio, tiếng Anh.
-đĩa = bogan là tiếng Mon
-chả giò = koopjiaen là jun pia tiếng Phúc Kiến
-vợ = zanei là jani tiếng Hindi
-mì sợi = khawn suewe là khak suing tiếng Shan
Nói chung tiếng Miến Điện có chiều hướng dùng nhiều chữ đồng nghĩa cho một
động từ, tùy theo lối dùng hình thức trang trọng, lối văn học, lối
bình dân hay lối thơ phú. Thí dụ chữ trăng là la của Tạng-Miến, sanda
hay san mượn của Pali chanda; thaw-da mượn của Sanskrit. Nói chung có
thể xếp tiếng Miến Điện làm hai loại. Loại một dùng hình thức trang
trọng trong tác phẩm văn chương, tài liệu chính thức, nói trên đài
phát thanh và những diễn văn, bài phát biểu nghiêm chỉnh. Loại hai
là cách viết, nói bình dân, dùng thường ngày. Do đó gọi là văn viết
thì đánh vần cho đúng và khi đọc phải phát âm chính xác, còn văn nói
không nh?t thỉt ph?i phát âm chính xác.
Vì có nhiều sắc dân, nhiều giọng nói nên người Miến Điện thường nhận
định là : "Phát âm chỉ là âm thanh, chính tả mới chính xác.
Tương tự như ngôn ngữ Thái, Lào có nhiều hình thức danh từ và động từ
làm chuyển thểù khác nhau như đối thoại với người già cả và thày cô
giáo, đối thoại với người cùng giai tầng và giới trẻ. Khi thưa chuyện
với các sư sãi phải gọi các vị đó là poun puon, và xưng mình là da ga.
Các sư sãi thường nói chuyện với nhau bằng tiếng Pali, tiếng chép
kinh Phật. Trong số Phât tử cũng có nhiều người hiểu căn bản tiếng
Pali.
Ngữ pháp
Về đại danh từ giọng thủ đô cũ là Mandalaydùng kyia nau ngôi thứ ba để
chỉ chung giới tính nam nữ, trong khi vùng Yangondùng kya ma để chỉ
nữ giới. Tùy theo giới tính, và địa vị xã hội đại danh từ chỉ người
nghe/ người đối thoại sẽ thay đổi. Chủ từ đại danh từ đứng đầu câu, Ở
câu lối ra mệĩnh lệnh thì loại bỏ chủ từ, tên người thường được thay
cho đại danh từ (tiếng Viêt cũng có lối tự xưng như thế, thay vì nói
:Tôi học bài thì nói Hùng học bài). Ngoài ra tự xưng nga = tao/ tớ ít
khi được dùng. Đại danh từ mục đích cách (objective) luôn luôn có
thêm go dính liền. Sau đây là mấy cách tự xưng ngôi thứ nhất (chuyển
vần La-mã theo lối Anh):
nga = tao, tớ =I/me, chỉ dùng trong gia đình, bạn bè
nga tui = chúng tao, chúng tớ, tụi này = we, không trang trọng
kywan tau = tôi = I/me trang trọng, đàn ông dùng
kyawan ma = tôi = I/me trang trọng, đàn bà dùng
da ga/ da ga ma hoặc tap any tau/ta pa ny tau ma = con/đệ tử = I/me,
khi nói chuyện với sư, nữ tụ
Ngôi thứ nhì: nang/ mang = anh/cô/bạn = you, không trang trọng , bạn thân
nang tui = bọn các anh/chị =you all, bạn thân
a hrang = ông/bà/anh/chị = you, trang trọng, đàn bà dùng
hkang bya = ông/bà/anh/chị = you, trang trọng
ngôi thứ ba : su = nó = he/she, bạn thân, bình dân
su tui = chúng nó, bọn họ = they, bạn thân, bình dân
aida/ha = con (vật) = it/that, chỉ dùng để gọi các con vât.
Động từ không chia nhưng có nhữ hậu tố dính kèm, để chỉ thời, cách.
Miến Điện dùng những hậu tố đặt sau động từ để chỉ thời gian. Thí dụ:
động từ ĂN thời (tense) hiện tại thêm san e tai, quá khứ thêm sa hkai
tai, tương lai ; sa mai, ngay và đang : tayi mai (tương tự tiếng Việt
nói: đã ăn , sẽ ăn, đang ăn, ăn rồi, sắp ăn)
Tính từ đặt trước danh từ, nói và viết : Con trắng trâu như Tàu, Pháp,
Anh. Tính từ chỉ số lượng đặt sau danh từ, họ nói người năm, con gà
mười không nói năm ngươiụ, mười con gái. Tính từ tỉ hiệu (so sánh)
thường có tiền tố a đứng trước. Để chỉ số nhiều thì danh từ co thêm
hậu tố twe. Muốn chỉ số nhiều cho danh từ, họ dùng hậu tố mya / ne =
a few = vài, dăm. Hậu tố day dùng bình dân, thân mật, còn mya là
trang trọng, lịch thiệp.
Không có mạo tự, mà dùng loại từ (classifier) chỉ số lượng cũng dùng
như tiếng Việt : bầy, đàn, bọn, lũ, nhóm, nhát dao, lát bánh, , cái,
con, chiếc, củ, đòn, tấm, vài, dăm, mấy, v.v.Thí dụ: pa = dùng cho
người, dùng cho sư, nữ tu; hli =lát/miếng; kaung dùng cho loài vật;
hku = con, dùng cho loài vật; hkwak =đồ đựng chất lỏng; lum = tròn,
dùng cho đồ dùng; pra = viên, cục, dùng cho vật tròn; cang = dùng cho
các loại xe; cu = toán (người), nhóm, tổ.
Cách viết cũng giống như Thái, Lào là viết ký hiệu nguyên
âm trước theo sau là nguyên âm, rồi thêm các dấu giọng trên, dươí, bên
cạnh trái, phải. Đặc biệt khi nói, người Miến Điện thường phát âm nhẹ
đi những phụ âm cuối S, T, P, K tương tự người Tàu Thượng Hải và Quảng
Đông nói. Tiếng Miến Điện vay mượn nhiều như kể trên để phù hợp với
ngữ âm . Mãi cho đến thập niên 1970 họ mới hoàn tất xong vị trí các
dấu giọng trong bản viết.. Dưới chế độ thuộc địa Anh quốc cách đánh
vần (spelling) đã được tiêu chuẩn hoá va ụtheo từ điển và theo những
giáo viên mẫu.
Hiện nay các nhà ngôn ngữ học Miến Điện đưa ra đề nghị sẽ dần dần loại
bỏ hình thức trang trọng, tôn vinh để theo hình thức bình dân như
đang dùng trên đài truyền hình. Tuy nhiên hình thức trang trọng vẫn
còn bền vững. Mặt khác có trở ngại, gây mâu thuẫn trong sự cải tiến
hệ thống chính tả vì có nhiều phương ngữ bảo thủ vẫn giữ nguyên cách
phát âm cổ của hình thức trang trọng xuất phát từ các vùng bờ biển.
Miến Điện dùng từ láy để chỉ một tính từ có hướng hơn hay kém cường
độ, thí dụ: hkyau hkyau = đẹp đẹp Tiếng Việt nói đèm đẹp, đo đỏ.. là
hơi hơi, giảm cường độ). Không có loại chữ Miến Điện La-mã hoá chính
thức. Đã có nhiều người nghiên cứu thực hiện nhưng không thành công.
Phiên âm tiếng nói Miến Điện rất phức tạp. Đã có bản phiên âm dựa
theo tiếng Pali và đã được Hội đồng Ngôn Ngữ nước này tu chính, nhưng
đó là bản phiên âm văn chương, lịch thiệp căn cứ theo chính tả hơn là
theo ngữ âm. Đã có nhiều bản phiên âm theo lối bình dân nhưng không
có bản nào trội hơn hẳn.

Ở đâu nói tiếng Miến Điện
Tại chính quốc, Thái, Mã Lai, Hoa Kỳ, Anh, Úc, Lào và Tân-gia-ba. Số
người nói tiếng Miến Điên mẹ đẻ 34 triệu, dùng như ngôn ngữ thứ nhì có
14 triệu người.
. Nước Miến Điện được thế giới biết đến là có 3 sự việc đáng chú ý
:1. Ông U Thant là người Á Châu đầu tiên giữ chức Tổng thư ký Liên
Hiệp Quốc; 2. Vùng ba biên giới phiá bắc nổi tiếng với khu Tam Giác
Vàng, nơi sản xuất và buôn bán ma túy quy mô của lãnh chúa Khun Sa
(đã giải quyết xong). 3. Hiện nay Miến Điện do giới quân phiệt có nhóm
tướng lãnh Junta gọi là Tatmadaw cai trị theo lối cô lập, độc tài nên
nền kinh tế phát triển kém, hà khắc về chính trị. Lãnh tụ đối lập là
bà Aung San Suu Yi, người đã được giải thưởng Nobel về Hoà Bình năm
1991, hậu duệ của lãnh tụ chống Anh và chống Nhật Aung Sau. Bà bị
giới quân phiệt cô lập, quản thúc tại gia nhiều lần.
Miến Điện khai thác dầu hoả và sản xuất ngọc, gỗ teck. Ngôi chùa cổ
2500 năm Shedagon nổi tiếng, nơi du khách ưa thăm viếng
Vấn đề
Có chuyện tranh chấp lãnh thổ với Thái phía đông biên giới. Vấn đề
khác là dân Karen đã được tự trị hạn chế nhưng còn tranh đấu đòi độc
lập và phong trào đòi tự do, dân chủ của các sư sãi.
viethoaiphuong
#2 Posted : Thursday, February 12, 2009 6:48:38 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Ngôn ngữ Phi-luật-tân

Diệu Tần

Vài dòng về nước Phi luật tân
Phi luật tân, ngưởi Việt quen gọi tắt là Phi, dễ lầm với người Phi châu, khoảng thập niên 40, 50 còn gọi họ là người Ma-ní. Dân số có trên 78 triệu, đại đa số dân theo Thiên Chuá giáo La-mã. Có 12 sắc tộc đông dân, phiá nam có lập khu Tự tri. Hồi giáo Mindanao. Lãnh thổ gồm 7,107 đảo lớn nhỏ, từ bắc xuống nam dài 1100 dặm, đảo lớn nhất là Luzon, nhì là Mindanao, chia làm ba nhóm, Luzon; Visayas và Mindanao. Là quần đảo nằm giữa đường giao thông quốc tế, tất nhiên có sự pha trộn dòng giống và ngôn ngữ. Tên họ dân chúng lấy theo tên Tây ban nha vì là thuộc địa cũ của Tây ban nha, bị mẫu quốc cai trị dịng dã 33 năm.
Người Tây phương xuất hiện vùng Phi luật tân năm 1521, rồi phái bộ của Miguel López de Legazpi đến, thực dân Tây ban nha chiếm nước này từ năm 1565. Người Anh cũng có lần muốn chiếm, nhưng rồi bỏ củc. Người Phi chống Tây ban nha, đòi độc lập năm 1896, hai năm sau tuyên bố độc lập. Hiệp định Hoa Kỳ -Tây ban nha ký năm 1898 Tây ban nha mệt mỏi vì chiến tranh với thuộc địa và PLT ở quá xa chính quốc bèn nhường Phi luật tân cho Mỹ, bù lại Mỹ tặng Tây ban nha món quà 20 triệu Mỹ kim.
Phi luật tân chống Mỹ dai dẳng 13 năm, rồi trở thànhụ thuộc địa Mỹ, sau đó Mỹ đặt PLT vào chế đô. Khối Thịnh vượng Chung (Commmonwelth) từ 1933, đến 1946, trao trả độc lập hòan toàn cho PLT. Do đó tiếng Tây ban nha và tiếng Anh ảnh hưởng sâu rộng vào ngôn ngữ PLT.
Trong thế chiến II, Phi luật tân đứng về phiá Mỹ chống Nhật. Xảy ra vu. Nhật chiếm PLT và gây ra vụ chết chóc lớn ở đảo Bataan là quân ??i Nh?t buộc th??ng dân PLT và tù binh Mỹ đi bộ đến trại tù cách xa 105 km. Trong cuộc cưỡng bách di hành này 10 ngàn lính và thường dân PLT cùng 1200 tù binh Mỹ thiệt mạng. Người ta còn nhớ đến tướng MacAthur qua câu hẹn khi tạm rút quân khỏi PLT trong thế chiến II: "I shall return". Cũng như nhớ thời tổng thống Ferdinand Marcos cai trị nước này, đến nay PLT đã trải qua 5 thời cộng hoà. Tính ra Hoa Kỳ đã có mặt ở nước này hơn nửa thế kỷ. Phi luật tân là nước đầu tien ở Đông Nam Á có nữ tổng thống.
Taiĩ Việt Nam từ cuối thập niên 50, PLT có gửi qua một đòan chuyện viên về y tế giúp miền Nam. Sau năm 1975, PLT đón tiếp, đối xử với dân tị nạn Việt đàng hoàng, tử tế. Người Phi luật tân ở Mỹ, phái nữ thường là y tá. Tại Hawaii họ làm nghề dọn phòng khách sạn và c?t c? làm vườn.
Ngôn ngữ
Tiếng Phi luật tân thuộc ho. Nam-Á, chi Mã Lai- Đa đảo là tiếng Tagalog, sau gọi là Filipino, được nhận là ngôn ngữ chính thức từ năm 1937, viết bằng vần La-tinh. Những thứ tiếng khác Filipino vay mượn là: Trung Hoa, Nhật, Ả-rập, Sanskrit, Cổ Mã Lai và Tamil. Đây là thứ ngôn ngữ đa âm tiết, không có thanh điệu của chi ngôn ngữ Mã-Lai-Đa đảo trong vùng biển Thái Bình Dương.

Ảnh hưởng Anh ngữ
Tiếng Anh được dạy từ bậc tiểu học song song và là cái gốc cho Pilipino. Anh ngữ thường được dùng trong lĩnh vực công vụ và thương mại. Tiếng Anh được dùng chính thức cho đến năm 1973 mới ngưng chiếm phần quan trọng. Filipino là ngôn ngữ tiêu chuẩn và chính thức, mượn nhiều ngữ vựng Anh ngữ, cho nên dân các tỉnh khác di chuyển đến thủ đô Manila nói tiếng địa phương cũng chiu. ảnh hưởng này.
Tiếng Taglish và Englog là thứ tiếng lai Anh ngữ và Tagalog. Lối nói này là chêm tiếng Anh vào giữa câu Tagalog, thường thịnh hành ở các phương ngữ hơn là Tagalog tiêu chuẩn, thí dụ:
Nasira ang motocycle to kahapon! = Xe motorcycle của tơi bị hư hôm qua
Huwag kang maninigarilyo, because it is harmful to your health = Đừng bao giờ
hút thuốc lá vì có hại cho sức khỏe của anh
Cũng có lối nói chêm Anh ngữ ở đầu hay cuối câu, có áp dụng cấu trúc Filipino, thí dụ:
Magshoshopping kami sa mall. Sino ba ang mađadrive sa shopingan = Chúng ta sẽ đi mua sắm ở mall. Ai sẽ lái xe đến khu thương mại?
Lối nói chêm tiếng Anh thịnh hành cho mọi người, tuy nhiên dân thành thị , người có học cao, và những người sinh trong, hoặc sau thế chiến II ưa xử dụng nhiều hơn. Trên đài phát thanh, truyền hình và sản phẩm in ấn cũng dùng nhiều. Các chính trị gia và chính nữ tổng thống Gloria Macapagal Arroyo hay trả lời phỏng vấn bằng lối nói chêm này. Quảng cáo của các hãng buôn lớn, các nhà băng Hoa Kỳ hay dùng tiếng Taglish (Tagalog+English). Ngưới gốc Tàu và các cộng đồng không nói tiếng Tagalog như tiếng Cebuano và Min Nam Trung Hoa cũng xử dụng lối nói này.
Ng??i ta không tìm thấy chữ Tagalog nguyên thủy, năm 1593 có 2 cuốn Kinh Thánh in bằng chữ Tagalog, một bằng chữ Baybayin và một bằng vần La-tinh. Tiếng Tây ban nha cũng góp phần không nhỏ vào ngôn ngữ Phi luật tân. Sau vài lần đổi tên và tu chỉnh, năm 1987 chính phủ quyết định gọi ngôn ng? c?a h? là Filipino.

Phương ngữ
Tagalog có 8 phương ngữ cùng họ là: Lubang, Manila, Marinduque, Bataan, Batangas, Bulacan, Tanay-paete và Tayabas. Ngoài ra có những tỉnh nói tiếng hoặc giọng khác nhau, không cùng họ với Tagalog là: Bikol, Cebuano, Hiligaynon, Waray-Waray, Pangasinan, Ilokano và Kapampangan.
Bốn phương ngữ đứng đầu danh sách vừa kể chiếm đa số. Có 64.3 % dân số nói tiếng Filipino. Tại My,õ tiếng Phi luật tân đứng thứ sáu trong ngôn ngữ di dân, ở Canada có 236 ngàn người dùng. Có thể xếp loại thành bốn nhóm phương ngữ là: Nhóm Bắc (không kể tiếng Bulacan); nhóm Trung, gồm cả thủ đô; nhóm Nam, không kể tiếng Batangas và nhóm Marinduque. Giọng Teresian-Morong thường đổi vần R ra vần D của Tagalog tiêu chuẩn thí dụ: bundok, dagat, ding ding, isda, chuyển thành bunrok, ragat, ringring, isra.Nhiều giọng miền Nam đổi tiền tố um ra na so với tiếng tiêu chuẩn, thí dụ có câu pha tro ụngôn ngữ như sau: Tagalog nói: kumakain ka ba ng pating = con cá mập ăn anh à?, miền Nam nói: nakain ka ba ng pating = 'Anh ăn con cá mập à?

Ngữ pháp
Chữ Filipino có 17 phụ âm và 5 nguyên âm cấu trúc tương đối đơn giản. Trước năm 1565 Filipino chỉ có 3 nguyên âm là: a; i, và u, sau đó theo tiếng Tây ban nha thêm 2 nữa là 5. Có ba nhị trùng âm chính là: ay/ oi/ aa/ và ia. Phụ âm có thêm nh (N bên trên có dấu ngã) và ng (phát âm như vần Việt). Chữ cái Filipino năm 1987 từ 33 rút lại còn 28: A B C D E F G H I J K L M N Nh,Ng O P Q R S T U V W X Y Z.
Cách nhấn mạnh của Filipino rất quan trọng và phức tạp. Vần nhấn đầu là ở vần cuối hoặc vần kế vần cuối chữ. Tiếng Filipino cũng góp ngữ vựng cho ngôn ngữ khác. Dân đảo Cebu dùng Cebuano, và xử dụng Tagalog là ngôn ngữ thứ nhất, tuy thời kỳ đầu, năm 1939 khi chính quyền ra quyết định chọn Tagalog làm quốc ngữ (Wikang Pambansa) h? đã từ chối không chiu. dùng.
Có một số chữ cải biến mới được giới trẻ ưa dùng nhiều và tại những đảo lớn.
Góp chữ cho ngôn ngữ nước khác:
Tagalog góp một vài chữ cho tiếng Anh:
Boondocks là vùng quê/ phiá núiâ, do lính Mỹ đóng quân nói chệch đi chữ bundok = núi
Cogon là cỏ tranh lợp nhà lá, do chữ kugon = cỏ cao.
Ylang-ylang là hoa lan có hương thơm (Vỉt Nam g?i là hoa ng?c lan).
Abcacza là loại sợi lấy từ một loại câ như cây chuối, do chữ abka.
Manila hemp là một loại giấy d?y nâu để là bìa hay giấy cũng lấy từ cây
abacca.
Capiz là sò cửa sổ, một loại sò lớn dùng làm cửa sổ hình tròn.
Jeepney là xe díp sơn xanh đỏ dùng làm xe đò nhỏ, do chữ jeep
Và những chữ khác như; adobo, aggupation, barong, balisong, pancit.
Tiếng Tagalog cũng có trong tiếng Tây ban nha như: barangay, abaca, cogon, palay, v.v.
Ngữ vựng và chữ vay mượn
Ngữ vựng Filipino thuộc chi Nam-Á mượn từ Tây ban nha, Min Nam, Phúc kiến Trung Hoa, Mã Lai, Ả-rập, Tamil, Ba Tự Vì có giao thương với Mễ tây cơ, nên từ thế ky? XVI đến thế ky? XIX, mượn thổ ngữ Nahuaatl thêm vào Tagalog Thí dụ;
Tagalog Nghĩa Tiếng gốc Chữ viết
kumusta Ông khỏe không Tây ban nha comoesta
dasal cầu nguyện TBN reza
kabayo con ngựa TBN caballo
silya ghế TBN silla
Và hàng trăm chữ gốc Tây ban nha khác nữa
ensaymanda một thứ bánh bột Catalan (TBN) ensaimada
lamote khoai lang Nahuatl (Mễ) camoti
sili ớt Nahuatl chili
tsokolate xô-cô-la Nahuatl xocolatl
tiynggge chợ Nahuatl tianquiztli
nars y tá Anh nurse
bolpen bút bi Anh ballpen
drayber/drayver người lái xe Anh driver
lumpia chả giò Min Nam (Tàu) ..piá
siopao bánh bao Min Nam .páo
kanan phải Mã Lai kanan
tulong giúp Mã lai tolong
sakit ốm đau Mã lai sakit
asa hy vọng Sanskrit ace
salita noí Sanskrit cerita
balita tin tức Sanskrit berita
karma số kiếp Sanskrit camar
mangga xoài Tamil (Siri Lanka) mangay
salamat cám ơn Ả-rập salaam
hukom ông tòa Ả-rập pucom

Phi luật tân mượn số đếm thứ tự (ordinal) của Tây ban nha; una = thứ nhất; số đếm: syento = một trăm; dos syentos = 200; kwatro syentos = 400; mil; milyon = một triệu.
Ngoài ra có bản so sánh tiếng Filipino với các thứ tiếng chi Nam Á như tiếng Nam Dương, tiếng bản địa Hawaii, tiếng Madagascar. Theo đó thì 13 phương ngữ Phi luật tân được dân ba nước/bang ghi trên có xử dụng một số ngữ vựng, vì cùng một gốc. Thí dụ: số 2 = dalawar của Filipino, rồi số 3, số 4, người , nhà, ngày.viết và đọc gần giống nhau.
Là nước có đại đa số dân theo đạo Thiên Chúa La-mã nên vào năm 1970 Hội Thánh kinh Phi luật tân đã dịch Bible ra tiếng Tagalog. Hiện nay có lưu hành hai bản dịch một là Magandang Balita Biblia và bản Ang biblia, của đạo Tin Lành.
Sau đây là mấy câu Filipino thông thường:
Tên ông/bà là gì? = Ano ang pagalan ninyo?
Ông/bà khỏe không? = Kumusta?
Bao nhiêu? = Magkano?
Tôi không hiểu = Hindi ko maintindihan
Phòng vệ sinh ở đâu? = Nasaan ang banyo
Ông/bà có nói tiếng Anh không? = Marunong ka bang magsalita ng Inggles?
Đây là vài câu cách ngôn Phi luật tân:
Ang hindi marunong lumigon sa pinanggalingan ay hindi makararating sa paroroonnan = người nào không nhìn lại mình từ đâu đến sẽ không bao giờ đi tới đích
Walang bahong hindi naamoy = Không thể giấu được mùi hôi.
Matalino man ang matsing, naiisahan din = Con khỉ có trí khôn, nhưng không thể thông minh tột bậc.

Vấn đề
Có vấn đề đòi tự trị của mấy đảo nhỏ phiá nam, đặc biệt là đảo Mindanao dân theo đạo Hồi và nói tiếng Cebuano, không nói tiếng Tagalog. Phi-luật tân thường bị nhiều thiên tai, bão biển, động đất, hoả diệm sơn phun lửa và nạn đắm phà. Vũ điệu Chim sẻ, nam nữ nhảy nhấc chân qua những đòn tre và quốc phục nữ mặc váy dài vai bồng, cổ vuông giống Tây phương thời xưa, nam mặc áo sơ-mi màu sáng, thêu, ren bỏ ngoài quần tây. Về ẩm thực nấu theo lối các đảo quốc, có món heo sữa nướng than, như kiểâu Hạ-uy-di. H? khơng dùng ??a và bát ?n c?m, quen dùng ??a và mủng n?ạ


viethoaiphuong
#3 Posted : Tuesday, February 17, 2009 3:46:51 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Ngôn ngữ Thái

Diệu Tần

Vài dòng về nước Thái Lan
Chúng ta quen gọi nước Thái Lan, là gọi theo lối Âu Mỹ Thailand (đất của người Thái). Lãnh thổ có hình dáng như đầu con voi. Dân số trên 64 triệu, 74% là dân Thái, người g?c Trung Hoa đông nhất, còn lại là Campuchia, Mã Lai, Việt Nam và các sắc dân thiểu số vùng cao. Gốc từ Vân Nam đi xuống, định cư từ năm 1050 và lập nước Sukhothai vào thế kỷ 13, vì tiến về phiá nam nên có vài thủ đô cũ, hiện nay là Bangkok, còn gọi là Krung Thep, được lập ra cuối thế kỷ 17.
Theo sử liệu Tầu, trước kia là nước Phù Nam, có hai nhánh là Tiêm và La Hộc/ La Hủ , sau hợp lại gọi là Tiêm La (Siam = Xiêm). Họ tự gọi là Muang Thai hay Prathet Thai, dùng quốc hiệu Xiêm (Siam) đến năm 1939 mới đổi. Sau cuộc cách mạng đẫm máu năm 1932 dẫn đến việc lập nền quân chủ lập hiến cho đến nay.
Lãnh thổ cóù 4 vùng là Bắc, Đông -Bắc, Trung và Nam Thái. Thái theo chế độ quân chủ, tôn giáo chính là Phật giáo tiểu thừa cà-sa vàng Theravada (95%), vùng Nam Thái mấy tỉnh cực nam dân theo đạo Hồi khoảng 4.6% dân số. Có chừng 0.75% dân theo đạo Thiên chúa, số còn lại rất nhỏ có Do Thái giáo và đạo của người Ấn Độ và Sikh, miền quê hẻo lánh dân còn theo Bái vật giáo và thờ cúng tổ tiên.
Vào thế kỷ 17 và 19 thì Thái và Việt Nam là 2 nước mạnh trong vùng kẹp Campuchia và Lào vào giữa, có thời Thái bảo hộ hai nước này, có thời Việt Nam chiếm Lào, đặt thành các trấn, phủ huyện, đưa quan cai trị trên đất Lào và Campuchia. Cĩ th?i theo yêu cầu của vua Gia Long, Thái đem quân qua, bị nhà Tây Sơn đánh, quân Thái thua to ở Rạch Gầm. Trong chiến tranh Vỉt Nam vừa qua Thái có một trung đoàn tham chiến ở miền nam. Những địa danh Băng Cốc, Udon, nơi có sân bay Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Songkhla trại tị nạn rất quen thuộc với người Việt. Những vụ hải tặc Thái còn ghi dấu căm giận của người Việt tị nạn vào những năm 75 -85.
Tùy theo vùng di dân, trên đất Thái còn nói tiếng Trung Hoa ở Trung Thái, nơi người Tàu nắm vai trò trọng yếu về kinh tế nhất là tại Bangkok và khu phụ cận. Vùng cực Nam và đảo Phuket nói tiếng Mã Lai, vùng Đông-Bắc nói tiếng Việt, vùng giáp biên giới Lào và Campuchia nói tiếng Khmer. Đặc biệt vùng Trung nơi tập trung và đầu não về chính trị, kinh tế và văn hoá tuy dân sô chỉ chiếm 1/3 dân số, hơn chút đỉnh so với vùng Đông-Bắc. Sau hai cuộc chiến tranh giữa thập niên 50 và đầu thập niên 70 di dân Việt Nam từ Lào chạy sang mấy tỉnh bên kia sông Mékong như Nakhon
Savan và Nakhon Pathon.
Cùng dòng giống và dòng ngôn ngữ T'ai (Tầy) nên ở mấy tỉnh miền bắc Việt Nam có người Thái. Thời Pháp thuộc và thời bảo Đại cho họ tự trị goi. là Sip soong chao Thai, 12 châu Thái tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Yên Bái và Thanh Hoá có quan Tri Châu cai trị người Thái. Dựa theo y phục phụ nữ Thái, nên goi. là Thái Trắng, Thái Đỏ và Thái Hoa (áo váy nhiều màu), nước da trắng, tiếng nói tương tự như Lào và Thái chính quốc,
Các sắc dân thiểu số
Vùng Bắc có: A Kha, La Hủ, vùng Trung có Mon,vùng Đông - Bắc có Việt Nam, vùng Nam có Karen và các cộng đồng thiểu số khác.
Ngôn ngữ Thái
Chữ viết Thái chúng ta quen gọi là chữ loằng ngoằng, chữ con giun của các nước Ấn, Miến, thái, Miên, Lào dùng. Chữ Thái có thể là chuyển hoá từ gốc chữ Aramaic, qua đến chữ Brahmic (Vatteluttu) của dòng ngôn ngữ Indic (Ấn Độ, rồi chuyển tới chữ viết Pallava, xuống đến chữ Khmer cổ. Theo truyền thuyết của người Thái, chữ hiện dùng là do Ramkhamhaeng Đại Đế sáng chế ra từ năm 1283.
Ngữ vựng Thái mượn từ chữ Sanskrit và Pali. Từ ngữ Phật giáo cũng được áp dụng, đặc biệt là những từ ngữ tôn vinh mượn ở Khmer Cổ dùng trong triều đình.
Phương ngữ và tiếng bộ lạc thiểu số
Tính theo tiếng phương ngữ có 12 giọng khác nhau:
- Kho rạt Thai, 400 ngàn tỉnh Nakhon Ratchasima
- I sản, Đông-Bắc trên 15 triệu
- Niêu (Nyaw) ở tỉnh Nakhon Phanom, Sakhon Nakhon, tỉnh Udong Thani
- Ga lủng ơ tỉnh Nakhon Phanom
- Lự (Tai, lue, Daingót 80 ngàn ở vùng bắc Thái
- Giọng Bắc Thái (Lana, Kam meueng/ Thai yuanm trên 6 triệu ở nước Chiêng Mai ngày xưa
- Phuẩn ở vùng Trung Thái
- Phù Thái trên 160 ngàn, gần tỉnh Nakhon Phanom
- Shản 60 ngàn ở Tây- Bắc, sát với khu tụ tri. Shan bên Miến Điện, gọi là Thái Luổng, Thái Long, Thái Yai
- Sỏng, 30 ngàn 73 Trung và Bắc Thái
- Pắc Tày , 5 triệu Nam Thái
- Thái Đăm trên 20 ngàn, tỉnh Isan và Sabury
Nhiều phương ngữ và tiếng thiểu số Thái còn dùng ở ngoại quốc. Hầu hết đều biết nói giọng Trung Thái nơi có kinh đô và là giọng chính thức dạy trong các trường từ tiểu học đến đại học
Có mấy phương ngữ không liên hệ đến tiếng Thái trong nước là của các bộ lạc vùng cao là tiếng Hmong-Miến (Dao), Karen, Lisuey đông hơn các bộ lạc khác. Tình trạng này giống như ở Việt Nam vùng thuợng du miền Bắc và vùng cao nguyên miền Trung có trên 50 sắc dân thiểu số.
Cách nói năng bình dân và tôn vinh
Tiếng Thái tiêu chuẩn có nhiều lối biểu lộ, cách thức và theo giai tầng xã hội, có 5 trình độ:
- Tiếng ngoài phố; tiếng không hình thức, không có từ ngữ kính trọng, không thưa gửi, dùng với bạn bè và họ hàng thân.
- Tiếng lịch thiệp, tiếng chính thức và văn viết, gồm từ ngữ kính trọng để thưa gửi, dùng trên báo chí đã đơn giản hoá.
- Tiếng hùng biện, dùng để nói trước công chúng.
- Tiếng đạo giáo, ảnh hưởng nặng theo tiếng Sanskrit và Pali, dùng để thảo luận về Phật giáo hoặc để thưa truyện với các vị sư .
- Tiếng của Hoàng gia Thái, ảnh hưởng từ tiếng Khmer, dùng tâu trình lên với Hoàng gia hoặc mô tả những hoạt động của Hoàng giạ
Hầu hết người Lào có thể đọc và hiểu tiếng Thái, quá nửa ngữ vựng Thái, ngữ pháp, cách lên xuống giọng, nguyên âm và phụ âm dùng chung trong ngôn ngữ Lào. Người Thái đã vay mượn và sửa đổi ký hiệu Khmer để tạo nên chữ viết của riêng mình. Những dòng chữ ghi trên bia đá của Khmer có từ năm 611 Phật Lịch, còn những dòng chữ Thái xuất hiện khoảng năm 1292 Phật Lịch Theo chính sách giáo dục với chủ trương thống nhất nên hiện nay dân Thái nói giọng Trung Thái song song với giọng địa phương của họ. Chữ Thái cũng dùng ngoặc đơn và ngoặc kép. Chữ số Thái cũng có cách viết riêng và cũng dùng cả chữ số Ấn Độ - Ả Rập. Chữ Thái cũng được La-mã hoá (Romanize) do Viện Hoàng Gia Thái quy định, tuy nhiên có nhiều cách La-mã hoá, nên người ngoại quốc khó phát âm cho đúng giọng.
Có 44 ký hiệu phụ âm phà-ian-cha-na với 21 phụ âm tạo thanh rõ rệt. Chữ cô? Pali và Sanskrit khác nhau, là một thứ có phụ âm kép và một chỉ có một phụ âm ở đầu chữ mà người Thái phát âm giống nhau. Có 15 ký hiệu nguyên âm oan-nà-úc để tạo thành ít nhất 28 nhóm nguyên âm, rồi có 4 dấu giọng, ngoài ra còn có 4 ký hiệu phụ âm và nguyên âm dính liền, không tính trong 44 phụ âm. Các phụ âm viết từ trái qua
phải, rồi các nguyên âm, tuỳ theo chữ, được đặt trên, dưới, trái, phải của phụ âm đó.
Cách viết như vậy đã gây trở ngại cho việc đưa chữ viết vào máy vi tính, tuy nhiên họ đã vượt qua được.
Ngữ pháp, cấu trúc
Cách xưng hô đại danh từ tùy theo giới tính và sự liên hệ giữa người phát biểu với cử tọa. Không phân biệt rõ ràng tính từ và trạng từ. Động từ không biến cách chia theo ngôi, giống, số. Danh từ và đại danh từ không theo giống, cũng không có mạo từ mà chỉ có loại từ (classifier) đặt trước danh từ. Giống như tiếng Việt ; con dao, cái kéo, chiếc bánh, cuốn sách..
Cấu trúc câu đơn giản theo SVO: Tôi ăn cơm = Phom kin khao, như tiếng Việt, tiếng Anh.
- Tính từ đặt sau danh từ như Việt Nam, khác với Trung Hoa, Anh, Pháp: Phom kin khao suai = Tôi ăn cơm trắng, không nói Tôi ăn trắng cơm.
- Cách dùng câu phủ định, đặt không trước động từ: Phom mai kin khao = Tôi không ăn cơm.
- Để chỉ thời quá khứ đặt rồi sau động từ: Phom kin khao leaw = Tôi ăn cơm rồi.
- Đại danh từ thường lược bỏ nếu trong câu nói hay đoạn văn đã đề cập đến rồi.
Khi chuyện với người lạ, chưa quen biết luôn luôn dùng hậu tố tự xưng mình đàn ông hay đàn bà: khrap cho nam; kha cho nữ. Càng quen biết, càng thân thì 2 hậu tố này càng ???c lược bỏ. Cũng như thế, dùng cho đại danh từ tôi tự xưng phom cho nam; di-chăn cho nựõ
Khi nói chuyện với mọi đối tượng xưng Khun là an tòan, trung dung nhất, Khun để thay cho ông, bà, cô, bác.Với người quen biết thì gọi họ là phi, nếu người đó lớn tuổi, là nong , nếu họ trẻ hơn mình và bao giờ cũng gọi tên, không gọi họ như người Mỹ. Như thế sẽ gọi côĩ thư ký trẻ là nong Nipaporn, gọi ông chủ hơn tuổi là phi / khun Supachai. Trong giai tầng xã hội cao và trung người Thái thường dùng đại danh từ Phi bất kể người đối thoại già hay trẻ để tỏ sự lịch thiệp.
Thái cũng có chữ cuối câu, để biểu tỏ cách nói là muốn yêu cầu; muốn nhấn mạnh, như tiếngViệt dùng nhé, nhá, ạ, đấy, à .ở cuối câu. Như hế chúng ta thấy cấu trúc câu, cách xưng hô, đối thoại, Thái , Lào và Việt Nam gần giống nhau.
Hệ thống đo lường dùng theo mét, tuy hệ thống cổ truyền vẫn còn được dùng. Về năm tháng tính theo Phật Lịch trên những bản giao kèo, và ngày tháng ghi trên báo chí. Còn các ngân hàng tính theo Tây lịch và cách tính này đang có ưu thế. Bàn máy đánh chữ Thái ra đời năm 1892 do ông Edwin Hunter McFarland chế tạo. Chữ Thái không viết hoa và không có khoảng cách giữa các chữ, vì là ngôn ngữ đơn âm tiết. Người ta cứ nghĩ rằng ngôn ngữ Thái, Lào là đa âm tiết khi thấy chữ đã La-mã hoá như Luang Prabang và Vientian, Bangkok có hai vần trở lên trong một chữ. Đúng ra phải đọc và viết rời ra cho đúng chữ đơn âm vì Luổng prà Bảng = đất của thần Bang, Viên Chẳn, Bàn cốc.
Tính v? th?i gian Thái có thêm 6 giờ vào 24 giờ đồng hồ, tuy nhiên chỉ dùng trong dân gian vùng quệ
Ở đâu nói tiếng Thái?
Tân gia ba, đảo Midway, Cộng hòa Ả-rập Thống nhất (ỤA.R.), Hoa Kỳ.
Người Trung Hoa chiếm 14% dân số, có ngót 2 triệu nói tiếng Thái mẹ đẻ hoặc 80% là là gốc Trung Hoa nói tiếng Thái. Hiện nay ngữ vựng Triều Châu, Trung Hoa được dùng thay cho một số ngữ vựng Thái và dân chúng học và nói tiếng Anh nhiều hơn.
Hiện Thái đang có 3 vấn đề nhức đầu : 1. dân ba tỉnh cực nam theo Hồi gíao đang gây bạo động chống kỳ thị tôn giáo, chống kỳ thị sắc dân và chống tham nhũng. 2. Thường xảy ra quá nhiều cuộc đảo chính. 3. Bệnh AIDS gây tử vong cho nhiều người, trong tương lai sẽ ảnh hưởng tới dân số, nếu không chận đứng được.
viethoaiphuong
#4 Posted : Sunday, February 22, 2009 5:18:11 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Tiếng Pháp có lấy lại uy thế được không?

Diệu Tần

Vài dòng về Pháp ngữ.
Tiếng Pháp đã có một thời huy hòang, có một lịch sử lâu dài, nhưng theo thời thế đổi thay, ngôi vị thứ tiếng đã đươc dùng cho Thập tự quân thời Trung Cổ, và các nhà thương buôn vùng Địa Trung Hải , đã lu mờ trước Anh ngữ.
Tiếng Pháp thuộc chi Italic, nhóm Romance, trong đó có tiếng Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Lỗ mã ni. Khởi đầu là thứ tiếng của bộ tộc Frank, sau đó từ thế kỷ thứ 12 mới thấy rõ sự sử dụng lớn mạnh cho cả nước Pháp (France là gốc từ chữ Frank). Thời kỳ Phục Hưng tiếng Frank được coi như tiếng chính thức cho nước Pháp. Đó là một thổ ngữ thô sơ của tiếng la-tinh, dùng ở miền bắc xứ Gaul (langue d'oil), nhất là vùng Ile de France và quanh Paris. Vào thời Trung Cổ phương ngữ phía nam xứ Gaul gọi là langue d'oc, rồi có giọng địa phương ở Provence, Languedoc, Gascogne..
Tiếng Pháp được thay thế cho tiếng La-tinh tại các nước theo Thiên Chúa giáo và tiếng Hy Lạp,, ngôn ngữ của một nền văn minh Cổ đại rực rỡ. Đến thế kỷ thứ 14, với nỗ lực đánh đuổi quân Anh trong cuộc chiến Một Trăm Năm phía tây nước Pháp, quân đội hai bên sống gần dân Pháp nên tiếng Anh và tiếng Pháp đã vay mượn lẫn nhau, dù rằng khác chi ngôn ngữ (tiếng Anh thuộc chi Germanic).
Theo thống kê mới đây, tiếng Pháp được dùng tại nhà (home language) là khỏang 60 triệu, còn được dùng trong hành chánh, trường học, tòa án là 90 triệu, kể cả ở ngòai nước Pháp. Hai con số này so sánh với Anh ngữ, tiếng Tây ban nha và tiếng Quan Hỏa thì tiếng Pháp kém xa. Nói về mức thuần nhất xử dụng trong nước, tiếng Pháp được dùng đến 95%, rât cao, không kể có phương ngữ Bretons và Basques ở bớ biển Đại Tây Dương và phương ngữ đảo Corse ở Địa Trung hải. Đảo này nằm giữa Pháp và Ý nên có sự tranh chấp. Đảo Corse đòi độc lập vin cớ là khác tiếng nói , khác văn hóa. Hiện nay còn có nhóm dân nói tiếng Đức, Catalan (thuộc Tây ban nha và Flemish.
Tiếng Pháp được coi là một trong các tiếng chính thức tại Bỉ, Thụy sĩ và Gia nã đại, vài nước ở vùng biển Caribbean, Bắc Phi, Tây Phi, Madagasca, Guinea thuộc Pháp, Nouvelle Calédonie. Được coi như ngôn ngữ ngọai giao, văn học và khoa học của thế kỷ thứ 17, 18. tuy nhiên, cũng như tiếng Anh , tiếng Tây ban nha, tiếng Pháp của các nước thuộc địa cũ lai với tiếng địa phương, gọi là Creole, không còn nguyên chất như ở chính nước Pháp. Văn hóa Pháp từ xưa đồng nghĩa với một đời sống tinh thần có giá trị cao ở Âu châu và cả trên thế giới.
Trong các quyển từ điển tiếng Anh loại lớn, phần cuối sách có ghi chép những từ và câu ngọai ngữ (Forreign words anh phrases) thường được người Anh, Mỹ xử dụng. Trong dó tiếng la tinh được ghi chép nhiều nhất, kế là tiếng Pháp, rồi có một ít tiếng Đức, tiếng Ý, tuy nhiên được ghi chép để làm tài liệu hơn là để nói thực dụng. Bởi trên thực tế có mấy người Anh, Mỹ và người rành tiếng Anh dùng chêm những chữ những câu tiếng Pháp đó?
Uy thế giảm sút Nhờ vào chính sách thực dân và các chế độ thuộc địa, bảo hô. Pháp cũng như Anh và Tây ban nha, Bồ đào nha đem quân đi mở rộng tầm ảnh huởng cho đến Đông Dương và các đảo trong Thái Bình Dương. Nhưng sau thế chiến thứ 2, Pháp lâm vào thế yếu là nước được Đồng Minh giải phóng, bị mất dần các thuộc địa, và đất bảo hộ, trong đó có Việt Nam. Mất đất mất dân, yếu kém về kinh tế kéo theo yếu thế về ngôn ngữ, tiếng Pháp phải nhường ngôi vị cho tiếng Anh. Ngôn ngữ cũng theo quy luật mạnh được yếu thua. Mạnh đây là mạnh về tài chánh, kinh tế. Tuc ngữ ta có câu "Mạnh vì gạo, bạo vì tiền" tiền bạc kém, nói chẳng ai nghe.
Lại có câu " vai mang túi bạc kè kè, nói quay nói quá người nghe rầm rầm". Anh ngữ lại không nói quay nói quá, có mẹo luật hẳn hoi. Văn học Anh cũng không thua sút văn học Pháp là bao, tuy tiếng Anh có khuyết điểm là cách phát âm cùng một vần nhưng đọc lên khác nhau.. Trái lại nó có cả tính thực dụng, chẳng hạn không cần phân biệt danh từ, tính từ theo giống (gender) masculin, féminin; cách ghép chữ rất thỏai mái, dễ dàng để tiện dụng.
Cố bảo vê. Pháp ngữ Chính phu? Pháp ra sức bảo vệ ngôn ngữ của mình. Muốn bảo vệ có hiệu quả, không những chỉ tuyên truyền xuông mà thôi, họ còn dùng cả biện pháp hành chính bắt buộc để lọai trừ ảnh hưởng tiếng Anh trong lối sống và tiếng nói thường ngày. Cựu Tổng thống Mitterand tuyên chiến với tiếng Anh, chống đối mạnh mẽ lối dùng chêm tiếng Anh vào tiếng Pháp. Các ông Hàn trong Viện Hàn Lâm Pháp mặc lễ phục màu xanh thêu dát chỉ vàng bạc, thường họp bàn về việc kiểm sóat, bảo vệ thứ tài sản là ngôn ngữ của mình giữ được sự thuần nhất, không bị pha trộn vô tổ chức. Họ đề nghị bên lập pháp sẽ cấm không cho xử dụng Franlais (Francaise- Anglais). Thí dụ:
Cấm nói Phải nói Nghĩa
pipeline oleoduc ống dẫn dầu
jet airplane avion à réaction máy bay phản lực
chewing gum pâté à mâcher kẹo cao-su
Văn sĩ nổi tiếng Anatole France có câu nói tán tụng tiếng Pháp: Tiếng Pháp như một người phụ nữ. Người phụ nữ này xinh đẹp, tự trọng, khiêm nhường, táo bạo, gợi cảm, thú vị, trong trắng, qúy phái, thân mật , điên dại, thông minh đến mức ta yêu với tất cả tâm hồn và chưa một một lần tỏ ra không chung thủy. Ông là người Pháp dĩ nhiên ông tuyên bố như vậy, nhưng nhiều người nước khác đã rõ ràng là không chung thủy được với tiếng Pháp.
Nhưng nhiều người nghĩ rằng chính phu? Pháp chỉ có thể ngăn chặn bơt ảnh hưởng Anh ngữ chứ không lọai trừ được, vì đã là quy luật cũng khó thay đổi.. Hơn nữa theo thời đại mới, giới tre? Pháp và ở các nước ưa thích dùng chêm tiếng Anh. Một phần như một cái mốt. Thủa xưa , tiếng pháp thay thế tiếng La-tinh và tiếng Hy Lạp thì sao? Đó chỉ là sự lập lại của lịch sử nhân lọai thôi. Tiếng Nga một thời hùng cứ cả một giải đất rộng lớn thuộc Liên Xô cũ, cho đến nay chẳng còn nước đàn em nào chịu học tiếng Nga nữa. Các nước Đông Âu có khuynh hướng trở về nguồn, lo trau dồi tiếng tổ tiên để lại. Ơ châu Á nước Mông Cổ (Ngọai Mông), từng chịu ảnh hưởng nặng của Nga, nay đã "chào thua" tiếng Nga rồi. Bắc Hàn thích mua rẻ vũ khí của Nga, nhưng không mấy thích tiếng Nga, bởi họ hãnh diện về thứ chữ sẵn có của họ là Han' gul do vua Hàn Quốc Sejong chế ra.
Uy thế tiếng Anh Từ nửa sau thế kỷ thứ 20 đến nay tiếng Anh thắng thế trên tòan thế giới. Nó mạnh đến nỗi người ta e ngại nó sẽ trở thành ngôn ngữ quốc tế. Tiếng Anh có truyền thống văn học, lại là tiếng của người Hoa Kỳ, hiện đang được coi như là nước đứng đầu thế giới về nhiều lãnh vực. Nó là kho thuật ngữ tài chính, giao thương quốc tế, ngọai giao, máy vi tính và luôn cả ngôn ngữ của âm nhạc và văn hóa Pop nữa.
Chẳng riêng gì dân Pháp, tại các nước khác ở Châu Âu, châu Mỹ La -tinh, châu Á, châu Phi, đâu đâu cũng ưa thích dùng tiếng Anh, kể cả Trung Hoa và Việt Nam. Nước Nhật mượn nhiều ngữ vựng và thuật ngữ nhiều nhất từ Anh ngữ, họ chỉ nối them một hậu tố tiếng Nhật rồi đọc theo giọng Nhật gọn gàng, trong khi Nhật là nước cố bảo vệ truyền thống, nổi tiếng kỳ thị người ngọai quốc hiền lành và nghèo.. Hiện nay nước Anh tuy chưa chịu xử dụng đồng Euro , nhưng không có nghĩa là tiếng Anh bị giảm ảnh hưởng, mà là trái lại.
Các nước mượn tiếng Anh rồi chế biến đi, giữ nguyên nghĩa hoặc dùng với nghĩa hơi khác đi, nhưng một số lớn đã mượn. Thí dụ là hãng sản xuất xe hơi Volkvagen đặt tên cho một kiểu xe mới la New Beetle chứ không gọi là Neue Kafer ( con cánh cam). Các nước châu Âu vay mượn Anh ngữ khá nhiều, trong phạm vi bài báo này không thể kể hết ra được.
Tiếng Pháp ở thuộc địa cũ Tại một số nước ở Thái Bỉnh Dương đang có khuynh hướng nói ít tiếng Pháp, nếu nó là tiếng song ngữ hoặc đa ngữ. Họ phải thực hiện như thế là do tự ái dân tộc, muốn quêân đi dĩ vãng không tốt đẹp. Họ dùng lại tiếng bản địa trước khi có mặt người da trắng vỗ ngực là đi khai hóa. Trừơng hợp nước Vanuatu có 3 ngôn ngữchính thức là Anh, Pháp và Bislama, nhưng người dân đảo này ưa nói Bilama hơn.. nhiều thứ tiếng Pháp lai (Creol) châu Phi không còn là tiếng Pháp nữa (tiếng Anh cũng bị lai như vậy). Nó đã trở thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia đó và dĩ nhiên người dân Pháp chính gốc sẽ không nghe hiểu được, tuy có thể đọc được. Thí dụ: tiếng Pháp lai ở quần đảo Seychelles và Mauritus trên Ấn Độ Dương.
Tại Gia nã đại chính quyền bên Pháp muốn có một quốc gia mang màu cờ tam tài ngay ở châu Mỹ. Chính De Gaulle muốn mở rộng vùng ảnh hưởng, khuyến khích dân tỉnh bang Québec đòi hỏi độc lập với chính quyền Gia nã đại nhưng vẫn thất bại. Qua sáu lần trưng cầu dân ý , giấc mơ của De Gaulle vẫn chưa thành, nguyên do là dân Quebec vẫn thờ ơ, nhận thấy ở lại trong cộng đồng Gia nã đại, đa số nói tiếng Anh hơn là đứng độc lập. Dường như giới trẻ thấy không cần thiết phải đòi độc lập, nếu có theo văn hóa Pháp, lịch sự qúy phái cũng chẳng lợi lộc gì.
Trong khi đó nhiều thế hệ trôi qua nói tiếng Anh đã quá quen, ảnh hưởng văn hóa của Mỹ láng giềng cũng chẳng hại gì. Ông bạn sát nách là Mỹ láng giềng gần, còn người bà con nghèo Pháp kia lại ở xa quá! Bách phân dân số Québec nói tiếng Pháp cứ giảm dần, năm 1961 có 62.75%, rồi đến năm 1966 theo thống kê còn 53.4% và có thể trong tương lai còn giảm xuống nữa. Nếu không có gì thay đổi, tạm tính cứ mỗi 5 năm bớt đi 9% thì đến năm 2006 chỉ còn 35% dân số tỉnh bang đó nói tiếng Pháp thôi. Như vậy là tại một vùng có thể thuận lợi phát triển nhất, Pháp ngữ cũng không nắm được ưu thế.
Sau đây là một vài câu trong bài hát ru em của dân đảo Saint Barthélémy thuộc quần đảo Antilles Pháp:
Papa moin y pati en gué Cha tôi đi đánh trận
Manman moin pati la montagne mẹ tôi đi lên núi
Chèché ion ti po lapin để kiếm một ít da thỏ
Pou fai ion ti emmack pou moi đan cho tôi một cái võng nhỏ
Trường hợp nước Haiti, phía nam bang Florida lại khác với Gia nã đại. Tiếng Pháp chính gốc chỉ có giới giàu có, có học mới nói được, còn đại đa số dùng một thứ tiếng Pháp lai như vài nước châu Phi đã vay mượn và chế biến riêng.
Pháp ngữ ở Việt Nam ngót một trăm năm bị trị, chiu. ảnh hưởng văn hóa và ngôn ngữ Pháp, nhưng cho đến nay ảnh hưởng ngôn ngữ Pháp mờ nhạt lắm. Còn lại chăng là một vài món ăn, một vài thứ rượu Pháp còn được ưa chuộng với một số nhỏ ngữ vựng Pháp đã được Việt hóa. Việt Nam may mắn không nhiễm "vi khuẩn" Pháp để nhận tiếng Pháp là chính thức, hoặc biến chế từ tiếng Pháp thành một thứ tiếng lai không giống con giáp nào. Theo một bản đồ ngôn ngữ cũ, ghi rằng Việt Nam có thứ tiếng "bồi" gọi là Tay Boi. Chúng ta đã nghe kể lại vài mẩu chuyện vui về tiếng bồi trước năm 1945. Thí dụ: Một người Việt đi săn với người Pháp trong rừng, gặp một con cọp, anh ta quá sợ lắp bắp nói : Me sừ! Me sừ! I a con bớp , me nông bớp, lúy a tí ti noa, tí ti dôn, lúy măng dê moa, lúy măng dê cả me sừ!!Việt Nam bi. Trung Hoa đô hộ mà vẫn quật cường, tinh thần dân tộc cao vút chống lại được văn hóa và ngôn ngữ, nhất định không chịu trở thành quận huyện của "thiên triều" thì sức mấy chịu chế ra tiếng Pháp lai?
Có một số tiếng gốc từ tiếng Pháp đã được Việt hóa lâu năm mà giới trẻ nhất là ở miền Bắc, không biết xuất xứ từ đâu. Chẳng hạn hoa la dơn và ô doa (bình tưới nước có hoa sen) thanh thiếu niên trồng hoa ở phía bắc Hà Nội không biết đó là hoa glaieul và arosoire. Có nhiều ngữ vựng được Việt hóa từ lâu, , lớp trẻ không học tiếng Pháp, tưởng đó là thuần Việt. Thí dụ:
Xe tăng: tank; xăng : essence: bơm ; pomper; lốp : envelope (vỏ xe); tem: timbre; mìn ;mine; tà vẹt ; traverse,.
Cách đây ít năm chính quyền cộng sản đã đứng ra tổ chức Hội nghị các nước xử dụng pháp ngữ ở hà Nội. Chính tổng thống Pháp đã đích thân đến dự hội nghị, tuy nhiên kết quả của một cuộc họp lớn rình rang, quảng cáo rầm rộ nhằm vực day một ngôn ngữ đã vắng bóng từ 50 năm, ít nghe nói đến. Không có một thống kê chính thức, nhưng chúng ta biết rằng chỉ những lớp già trước đây có học tiếng Pháp mới có thể đọc, nói viết tiếng Pháp, lớp tuổi đó phải là từ 70 tuổi trở lên, giờ đây không còn nhiều.
Theo một nguồn tin lúc đó , chính người Pháp bỏ tiền ra để tài trợ việc dạy tiếng Pháp ở Việt Nam. Năm 1998 có nghị quyết buộc các công nhân viên nhà nước từ 50 tuổi trở xuống phải học tiếng Anh, còn cán bộ cao cấp; kéo giáo sư về nhà dạy tiếng Anh cho mình. Dường như chính quyền đã dứt khóat không đánh đu với Pháp nữa, từ đó tới giờ không nghe mở hội nghi. Pháp thọai ở Việt Nam nữa. Việt Nam đã chọn Anh ngữ là sinh ngữ số một, không chọn Pháp ngữ, Nga ngữ nữa. Hán ngữ không còn dạy ở cấp trung học nữa.
Dù sao Pháp ngữ , một ngôn ngữ khúc triết, mang âm thanh dễ nghe, có truyền thống văn học đã từng chuyên chở những giá trị, tư tưởng cách mạng dân chủ đầu tiên của nhân loại. Để an ủi, có thể nêu lên là tại trường học Hoa Kỳ, các học sinh học sinh ngữ một là Tây ban nha, sinh ngữ hai vẫn là tiếng Pháp. Người ta nói thời trước ngôn ngữ mạnh vì có khẩu súng đằng sau. Thời đại ngày nay, ngôn ngữ mạnh là ngôn ngữ có túi bạc đằng sau. Chính phu? Pháp vẫn hy vọng rằng vào thế kỷ 21 này tiếng Pháp sẽ vươn lên. Đó là câu hỏi : Liệu tiếng Pháp có thể lấy lại uy thế được chăng










viethoaiphuong
#5 Posted : Sunday, February 22, 2009 11:35:36 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Tiếng Tây ban nha

Diệu Tần

Người Việt chúng ta ở Mỹ có thói quen gọi tiếng Tây ban nha là tiếng Mễ và gọi người Mễ (tây cơ, Mexican) là dân "Sì". Thực ra Spanish là tiếng hầu hết người người châu Mỹ La -tinh đều dùng chứ không riêng gì người Mễ. Trên thế giới số dân nói tiếng Tây ban nha, còn gọi là Y pha nho, đứng hạng ba theo số lượng.
Vaì dòng về nước Tây ban nha
Hai nước Tây ban nha và Bồ đào nha cùng chia nhau biên giới trên bán đảo Iberian, nên có những biến chuyển lịch sử xảy ra gần giống nhau. Dân Tây ban nha có khoang 40 triệu người, dân tộc phức tạp. Có bốn sắc dân chính là Andalusian; Castalian; Catalans và Galician và vài sắc tộc nhỏ khác, kể cả Basque.
Tiếng Castalian là tiếng chính thức vào năm 1500, dùng cho cả miền nam, rồi sau đó truyền qua cả Trung, nam Mỹ và Phi luật tân. Đó là tiếng chính thức và tiếng văn học, ở vùng trung tâm lãnh thổ , có thủ đô Madrid. Dân Catalian ở phiá tây bắc bên này dặng núi Pyrénées, pha trộn giọng miền nam Pháp. Vùng này có thành phố Barcelona, huy hoàng từ thế kỷ thứ X, dân chúng kèn cựa với dân Catalian, nên có thời gọi là "thời hai thủ đô". Người Catalan tham gia phong trào chống tướng Franco, nên nhà d0ọc tài này cấm xử dụng tiếng catalan. Sau khi Franco chết năm 1975, phương ngữ này mới được hợp thức hoá.
Galician là tiếng dùng ở vùng đông-bắc hẻo lánh, nghèo nhất nước, dân vẫn còn làm nông nghiệp và đánh cá, chiu. ảnh hưởng của Bồ đào nha. Dân ở đây phải di cư sang nước khác hoặc xuống vùng Madrid kiếm sống.
Dân Andalusian ở phiá cực nam cũng nghèo, còn chiu. ảnh hưởng của người Moore Bắc phi theo đạo Hồi. Ba sắc dân này đều được hưởng quy chế rộng rãi, kể cả người Basque là sắc dân đòi hỏi tự trị mạnh nhất.
Tây ban nha bị xâm chiếm mấy phen thời trung cổ (bởi dân La mã; Visigoths, Vandals; rồi dân Moore Hồi giáo). Sau khi thống nhất được đuổi được người Do Thái và người Hồi giáo đi, đến thế kỷ thứ XVI Tây ban nha trở nên hùng cường nhất châu Âu, kiểm soát luôn đảo Sicily của Ý. Bị thúc đẩy bởi ý muốn truyền giáo và tìm vàng bạc, chính quyền cử các chiến thuyền đi thật xa kiếm thuộc địa. Tây ban nha đi xâm lăng ở Trung Nam Mỹ kể cả miền tây -bắc Hoa Kỳ và Phi luật tân.
Được một thời hùng cường, sau đó một thế kỷ, Tây ban nha bắt đầu bị suy thoái kinh tế, chính trị suy yếu. Bị mất cộng đồng ở Ý, mất thuộc đia. ở châu Mỹ. Tiếp theo là những cuộc đảo chính , nổi loạn liên tiếp. Tướng phát xít Franco lên nắm quyền dòng dã 40 năm, theo lối độc tài, cô lập. Dân thất nghiệp, phải xuất cảng nhân lực sang mấy nước Tây Âu kiếm sống.
Sau cái chết của Franco, Tây ban nha chuyển dần sang tự do dân chủ, từ năm 1980 tình trạng đã khá hơn.
Ngôn ngữ Tây ban nha
Tiếng Tây ban nha thuộc chi Italic, nhóm Romance, trong đó có tiếng Ý, Bồ đào nha, Lỗ mã ni và La tinh.
Tây ban nha dùng tiếng Castalian làm tiếng chính thức. Tính theo đa số người xử dụng, kể cả dùng tại nhà (home language) và dùng nơi công sở, trường học, toà án là khoảng 380 triệu người trên thế giới. Tiếng Tây ban nha đứng sau tiếng Quan hoa? Trung Quốc: 1 triệumốt và tiếng Anh 410 triệu. Tiếng Pháp đứng hạng 11 và nếu tiếng Hindi của Ấn Độ được toàn thể dân so á1 tỷ người nước đó xử dụng sẽ đứng nhì sau Quan Hoa?!
Người Basque còn sinh sống phiá bên kia day Pyrénées dùng phương ngữ Basque riêng biệt, không liên hệ gì đến tiếng Tây ban nha. Dân trên đảo Canary trên Đia. Trung hải có giọng phát âm khác với đất liền. Họ là dân Berbès bắc Phi pha trộn với dân di cư da trắng. Quần đảo này được tự trị và bi. Tây ban nha chiếm từ thế kỷ thứ XVI.
Từ năm 1818 dân ở châu Mỹ La tinh đã có tên là Spanish American để chỉ những người ở châu này nói tiếng Tây ban nha. Tương tự như tiếng Anh, tiếng Pháp ở các nước thuộc địa, lãnh thổ nhượng địa, bảo hộ cũ, tiếng chính thống của chính quốác đã bị lai, bị phát âm khác đi.
Cùng một nhóm Romance, nên tiếng Tây ban nha cấu tạo bằng những vần do một phụ âm và một nguyên âm kết hợp lại. Trong ngữ vựng cùng nhóm, tiếng La tinh có dùng chung nhiều với tiếng Pháp, tiếng Anh. Thí dụ đơn giản cho thấy tiếng Tây ban nha cùng chi với Pháp, Bồ đào nha, Ý, La tinh, thí dụ:
Animal bipes implume (La tinh) = Con vật hai chân có lông vũ. Các tiếng cùng chi có animal có tiền tố im, có plume.
Labora est orare (La tinh) = làm việc là nóí. Cùng chi có labour, labor, có động từ đã chia est.
Errare humanum est = Là người thì có nhầm lẫn. Cùng chi có erreur, error, humain, human.
Thí dụ khác bằng tiếng Tây ban nha:
Escriba en letras de imprinta la dirección del remitente y la del destinatario + Viết bằng chữ in những chi tiết để gửi cho người nhận. Trong câu này thì escriba, letras, imprinta, dirección, remitente, destinatario là cùng dùng chung được cả sau khi đã biến đổi chút ít. Pháp : écrier, lettre, remettre, imprimer, direction, destination. Tiếng Anh tuy thuộc chi Germanic nhưng cũng mượn chữ của Romance: sript, letter, remit, print, direction, destination.
Dấu hỏi, dấu sắc, dấu huyền và dấu ngã Việt Nam là do mượn từ tiếng Tây ban nha, dấu mũ là mượn từ tiếng Pháp.
Tiếng Tây ban nha ở châu Mỹ La tinh
Sau Christopher Columbus, người Âu châu ồ ạt kéo sang châu Mỹ. Rồi sau đó người Anh, Pháp, Tây ban nha , Bồ đào nha thi hành chính sách di dân và thuộc địa. Mấy thứ tiếng mới từ Âu châu đem qua dần dần chiếm chỗ các tiếng bản thổ. Giống như tại bắc Mỹ, Hoa kỳ chỉ chính thức dùng tiếng Anh (chỉ có tiểu bang New Mexico là tiếng Tây ban nha được dạy song song với tiếng Anh ở trường học. Người Tây ban nha và Bồ đào nha kéo đến xâm chiếm, cai trị dân bản địa, nhưng tại đây dân số quá đông , không dễ gì nhà cầm quyền tiêu diệt như họ đã tiêu diệt thổ dân châu Úc. Người Âu châu là thiểu số, sống chung với dân bản đia., rối lấy vợ là thổ dân, lai giống dần dần. Do đó hai thứ tiếng "mẫu quốc"ấy không chiếm lĩnh được hoàn toàn lãnh thổ. Hai ngôn ngữ này phải sống chung với thổ ngữ của các quốc gia, không tiêu diệt được thổ ngữ (một vài nước có truyền thống và có nền văn minh rực rở như dân Mayo).
Sau này đã có những chương trình lo bảo tồn thổ ngữ đứng bên cạnh tiếng Tây ban nha. Nói chung về bản sắc của những ngưòi nói tiếng Tây ban nha là tích cực, ồn ào, nóng nảy, ưa thích nhiều màu sắc. Phải chăng là do ảnh hưởng văn hoá có điệu nhảy Flamenco, trò chơi đấu bò, chạy đua với bòụ trong đường phố, lời ca tiếng đàn đã tạo ra bản sắc đó?. Người Việt dường như cảm thấy gần với họ, vì họ cũng uống téquila mạnh, như rượu đế, ăn ớt cay, ăn mỡ heo, chân giò, cẳng bò, lá sách bo,ụ ăn trái cây nhiệt đới.y như người Việt, người Trung Quốc.
Trong tương lai nếu tiếng Tây ban nha không tăng theo tỷ lệ thuận với đà tăng dân số người châu Mỹ la tinh, lại đứng lại hay theo tỷ lệ ngược thì chúng ta cũng không lấy làm ngạc nhiên. Nguyên do là họ đã chuyển dụng sang tiếng Anh, nhất là tại các thành thị, trong mặt kinh tế, tài chính, thương mại.
Tại Hoa Kỳ theo một bản thống kê thì số học sinh tiểu học gốc Mỹ La tinh nói tiếng Tây ban nha, không nói tiếng Anh của bang California đứng đầu số học sinh di dân ít người là trên một triệu. Tại các trường trung học Mỹ sinh ngữ một là tiếng Tây ban nhạ
Từ xưa tới nay, tại Việt Nam chưa bao giờ tiếng Tây ban nha được chọn làm sinh ngữ trong chương trình giáo dục. Riêng tại Mỹ, ở các tiểu bang có đông người Trung, Nam Mỹ, người Việt có làm ăn buôn bán với họ cũng học nói tiếng Tây ban nhạ
Bảng kê tên và ghi số dân các nước xử dụng tiếng Tây ban nha do Viện Cervantes công bố trong cuốn "Ngôn ngữ Tây ban nha trên thế giới". Viện này có trên 54 chi nhánh khắp nơi trên thế giới, đặt trên 25 quốc gia, nhằm mục đích giaó dục, quảng bá tiếng Tây ban nha. Tại chính quốc có trên 40 triệu người, tại Phi luật tân có trên 3 triệu (sẽ ít dần đi). Tại Hoa Kỳ các tiểu bang có đông người châu Mỹ La tinh như California, Arizona, New Mexico, Texas và Florida cộng chung là 27 triệu người . Từ suốt Mễ tây cơ xuống đến Trung và Nam Mỹ gồm 20 quốc gia có gần 300 triệu, (không kể nước Brasil dân đông, đất rộng, giàu tài nguyên, nói tiếng Bồ đào nha) tổng cộng ngót 400 triệu người trên thế giới nói tiếng Tây ban nhạ
Với tình hình kinh tế, kỹ thuật hiện nay của chính quốc Tây ban nha và các nước châu Mỹ La tinh, người ta tiên đoán là tiếng Tây ban nha chưa có thể vượt lên trên ảnh hưởng tiếng Anh. Tiếng Tây ban nha chỉ mạnh về số lượng người xửủ dụng, nhưng các lãnh vực khác như quân sự kinh tế tài chính, khoa học,kỹ thuật còn yếu kém. Tuy có sinh xuất lớn nhưng số người chuyển dụng sang tiếng Anh cũng không phải là ít.
Tiếng Creol gốc Tây ban nha
Toàn thế giới còn lại 9 thứ tiếng lai tiếng hỗn hợp) gốc Tây ban nha và có chiều hướng biến mất dần dần. Có hai thứ tiếng lai ở biển Caribbean ;à Palanquero gần bờ biển Columbia mới được nhận là một Creol vào năm 1960, nhưng đang tán dần. Tiếng này quen dùng trong tỉnh El Palenque, có nghĩa la làng kiên cố.
Tiếng thứ nhì là Papiamentu dùng ở da9ảo Curacao, Acuba và Bonaire hơi đặc biệt vì có pha ảnh hưởng Bồ đào nha. Bên Thái bình Dương ở phi luật tân tiếng Creol Zamboangan Chavacano là tiếng pha trộn tây ban nha với thổ ngữ (thành phố Zamboanga trên đảo Mindanao). Đó là việc người Tây ban nha chủ trương cho xây dựng các đồn binh trên Mindanao, Cebu, Negros phiá nam Phi luật tân để bảo vệ các đảo trồng trồng hương liệu hạt tiêu, hồi, quế rất qúy với Tây phương thời đó. Tiếng Chavacano có vay mượn ngữ vựng Tagalog và Cebuano.
Uy thế của tiếng Tây ban nha Tuy đứng thứ ba về số đông trên thế giới, nhưng tiếng Tây ban nha không mạnh về các lãnh vục quan trọng khác. Nước xuất phát ngôn ngữ cũng không phải là cuờng quốc, thời rực rỡ đã qua, còn đa số các nước châu Mỹ La tinh cũng không hơn gì. Họ có mức thu nhập theo đầu người thấp, có sinh xuất cao, lại có nạn tham nhũng kinh niên nhất là chính trị bất ổ. Thêm vào đó một số nước trông vào sản xuất, buôn
bán ma tuý, tình trạng chậm tiến không khá lên được.
Tại Phi luật tân tiếng Tây ban nha đã khựng lại, bay giờ chỉ còn hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Taglog thôi.. Trẻ em Phi luật tân đã có nhiều em không nói tiếng tây ban nha nữa. Uy thế tiếng Tây ban nha chỉ còn dựa vào văn hoá, văn học, kiến trúc, ẩm thực, ca nhạc mà thôi.
Điều an ủi cho ảnh hưởng, uy thế của thứ tiếng một thời huy hoàng đã có sức mạnh nhắm vào việc đặt tên họ của dân các nước bị họ xâm lấn trước đây. Người Phi luật tân và hầu như gần hết dân các nước từ Mễ tây cơ trở xuống nếu không mang tên ho. Tây ban nha cũng mang tên ho. Bồ đào nhạ
Nếu là công dân Hoa Kỳ, uy thế của người mang tên nửa Mỹ nửa Tây ban nha cũng đã và đang chiếm những chỗ đứng quan trọng trong chính quyền Mỹ cấp liên bang , tiểu bang , quận hạt, thành thành phố. Ơủ Florida, thị trưởng Miami và 22 thị trưởng khác trong bang đều là người nói được tiếng Tây ban nha và tiếng gốc Trung Nam Mỹ. Cũng không nên nhầm lẫn tên người gốc Ýù với tên người Mỹ La tinh, chẳng hạn như ở bang New York và thành phố New York có nhiều người gốc Ý có tên họ giống người châu My õLa tinh.
Có đến 11 bang Hoa Kỳ mang tên Tây ban nha. Tại các bang sát biên giới với Mễ tây cơ như California, Arizona Texas và bang Florida có bơ biển dài gần các đảo quốc nói tiếng Spanish thì đại đa số tên thành phố, thị trấn, đường phố, công viên, sông, núi. đều mang tên Tây ban nhạ
Sau đây là những trái cây, món ăn trên thế giới mượn tên từ tiếng Tây ban nha châu Mỹ la tinh:
barbecue = thịt nướng maize = ngô/bắp
avocado = traí bơ guacamole = món trái bơ nghiền
tomato = cà chua cocoa = ca- cao
tapioca = bộ sắn/ bột khoai mì jerky = thịt bò khô
cashew = hột điều chocolate = xô-cô-la
papaya = đu đủ guava = trái ổi
............
Nói chung món ăn của họ có nhiều gia vị cay nóng, ăn nhiều ngô và bột ngô và có tính cách nấu nướng cấp tốc như nướng, cuốn bằng bánh bột ngô mỏng, thiếu công phu và không chú ý đến thanh lịch.
viethoaiphuong
#6 Posted : Tuesday, February 24, 2009 10:52:12 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Thổ ngữ Hawaii


Diệu Tần
Con người
Họ thuộc giống dân Đa đảo Thái Bình Dương, cao lớn, cường tráng, nước da nâu. Khuôn mặt có miệng rộng, môi hơi dầy, mắt to, không xếch, có hai mí, tóc và màu mắt nâu sẫm hoặc đen. Có thể nói dân Hawaii pha dòng máu nhiều nhất. Dân số có 1 trieäu 300 nghìn. Theo kiểm kê năm 2000, gồm có các sắc dân như sau: Á châu: 41.6%, có Nhật, Trung Hoa, Hàn Quốc, Việt Nam…Da trắng: 24.3% có Mỹ, Đức, Bồ đào nha, Tây ban nha…da đen: 18% từ các nước Phi châu; gốc Hawaii và các đảo Thái Bình Dương, có Phi luật tân, Samoa…: 9.4% thổ dân nguyên gốc, Nam Mỹ: 7.2%; các giống dân khác: 1.3%.
Cùng sống chung đụng như thế chuyện lai giống là lẽ tự nhiên, có đến 21.4% daân số là người lai từ một đời trở lên (họ gọi là 50%, hai đời là 25%....). Như thế chúng ta thấy người nguyên gốc, kể cả người tại các đảo Thái Bình Dươ8ng đến, chỉ có khỏang chưa được một phần mười dân số, có trên 118 ngàn người thôi. Do đó có nhiều phụ nữ ở H.U.D quốc tịch Mỹ rất đẹp, họ có vẻ đẹp Âu châu, mi cong, mắt nâu, mũi cao trộn với nét đẹp khỏe mạnh, cao lớn máu Polynesian, pha với nét mềm mại, thùy mị Á Đông.
Tín ngưỡng cổ truyền bị lọai bỏ vì họ tin vào các thần tượng và hiến người sống cho các vị thần.
Sau một thời gian bất ổn về tôn giáo, đến năm 1810 trở đi mới yên vì vua Kamehameha I người thống nhất được các đảo thuộc Hawaii bây giờ, lên ngôi. Ông vua này mở mang nông nghiệp và thương mại, Ông cũng là người dễ dãi, hòa thuận được với các nhà truyền giáo Mỹ, cho dân theo đạo mới.

Tiếng lai/ tiếng bồi Hạ uydi
Người Mỹ đem tiếng Anh vào từ đầu thế kỷ 19. ngay từ năm 1900 các trường học phải dạy tiếng Anh là tiếng chính thức và có thể dạy thêm mấy thứ tiếng thiểu số khác. Nhưng người dân địa phương chất phác, nhất là các công nhân đồn điền trồng mía, dứa, academia từ các nơi được thuê mướn tớ, ít học dùng một thứ tiếng Anh pha trộn, gọi là tiếng lai/ tiếng bồi (Creol, Pidgin). Tiếng này có pha trộn chút tiếng Nhật, Trung Quôc, Phi luật tân, Hàn Quốc và Bồ đào nha , Chúng ta sẽ không lẫn lộn tiếng lai với thổ ngữ Hawaiian.
Về cách dùng tiền tố và hậu tố của Nhật và ngữ pháp Bồ đào nha ảnh hưởng nhiều vào tiếng lai này . Thí dụ tiếng lai dùng chữ ficar Bồ đào nha thay cho to stay. Tiếng lai nói no can thay cho cannot Anh ngữ. Họ nói You no can do dat nhưng tiếng Anh tiêu chuẩn phải You cannot do that. Về phát âm người Hawaii phát âm tiếng lai hơi khác với tiếng Anh tiêu chuẩn. Họ nói theo vần bình thường, không nhấn vần. Họ cũng gặp trở ngại khi phát âm vần th, phụ âm l đứng cuối chữ, cũng không phát âm đúng vần r. Tiếng lai khi dùng câu hỏi lại xuống giọng thay vì lên giọng.
Cho đến năm 1920 nó trở thành môt thứ tiếng thông dụng không những chỉ dùng trong các đồn điền còn tràn ra ngoài đường phố. Do đó suốt thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, tiếng Creol này thay thế tiếng thổ dân, dùng thông dụng nhất sau tiếng Anh. Hiện nay học sinh, sinh viên thổ dân và dân nhập cư đã học tiếng Anh tiêu chuẩn nên tiếng lai Creol yếu đi. Tuy thứ tiếng lai/tiếng bồi vẫn còn dùng để trình diễn trên sân khấu và vài người vẩn dùng viết sách. Nhưng Anh ngữ quá mạnh và thổ ngữ Hawaiian đã vững chắc nên tiếng bồi dần dần tàn lụi

Thổ ngữ Hạ uy di (Swahili hay Oleo Hawai’i)
Con người thuộc giống Polynesian (Đa đảo), ngôn ngữ thuộc dòng Nam Đa đảo (Austronesian) có anh em với các tiếng Tahiti, Samoa, Maori, Tumotu vaø Rarotongan hơn nữa có họ với Nam Dương, Malagasy cả với tiếng thổ dân Phi luật tân và thổ dân Đải Loan. Từ khi tiếng Anh giữ vai độc tôn, tiếng Hawaiian dần dần bị tàn lụi. Sáu đảo trên bảy đảo có người ở (đảo nhỏ thứ 8 không có người ở) tiếng bị tiếng Anh thay thế, không còn là tiếng nói dùng để nói chuyện thường ngày nữa.
Đảo duy nhất ít nói tiếng Anh là Nihau ờ phía cực bắc, thuộc quyền quản trị tư nhân của gia đình Robinson. Tuy thuộc bang Hawaii nhưng được gọi là “đảo cấm”, nên tiếng thổ ngữcòn thuần chất. Đang 37 ngàn người nói thông thạo xuống còn 1000 người nói được. Từ năm 1900 chỉ còn những người bản xứ 70 tuổi trở lên mới còn dùng thôi. Ông bà cha mẹ không nói tiếng mẹ đẻ với con cháu nữa, bởi họ muốn chúng hòa mình với xã hội bên ngòai để kiếm sống, để có việc làm.
Như những nhà truyền giáo Tây phương, Tây ban nha, Bồ đào nha, Pháp, Anh…đến Á châu, Phi châu, Úc châu truyền đạo, những nhà truyền giáo Mỹ tiếp xúc với quần đảo này năm 1822. Họ không phải là chuyên gia ngôn ngữ nên không phân biệt giữa ccác phụ âm k vvà l; b vavà p. Do đó khi hoàn thành bộ chữ thổ ngữ đọc lên nghe khác với cách phát âm tự nhiên. Thí dụ: Honoruru hành Honolulu; Ranai thành Lanai, Mauna Roa thành Mauna Loa và Taboo thaønh kapu. Sụ nhầm lẫn phụ âm này còn được dùng cho đến ngày nay, không thay đổi được nữa.
Họ lập trường học đặt ra vần chữ HW để tiện dịch Kinh Thánh và truyền đạo.
Việc truyền đạo đã tạm xong, người Mỹ đã nhận Hawaii phụ thuộc vào Mỹ năm 1898 rồi năm 1900 là thuộc địa Mỹ, năm 1959 trở thành tiểu bang thứ 50 của Hiệp Chúng Quốc.
Chữ viết HW cũng dùng mẫu tự La tinh, nhưng chỉ có 12 con chữ thôi.
Có 7 phụ âm: h, k, l, m,n, p vaø w và 5 nguyên âm: a, e, i, o, u, không có Y.
Năm nguyên âm đó nếu có viết thêm dấu giọng thì phải đọc nhấn mạnh, do đó có thêm 5 nguyên âm phụ nữa mang dấu apostrophe.
Tương đối tiếng HW dễ học vì ít vần, ngữ pháp giản dị. Ngữ vựng vay mượn thêm từ Anh ngữ, rồi Nhật ngữ, Hoa ngữ Quảng Đông, do những công nhân đó được thuê đến thời trước làm việc trong các đồn điền. Có cả một ít ngữ vựng mượn của Phi luật tân, Bồ Đào nha. Dân bản địa học văn tự mới khá nhanh và từ giữa năm 1800 trở đi thổ ngữ đã đượcdùng ở tòa án, trườpng học và các văn phòng chính phủ
Nhưng sau khi vương quyền bị bãi bỏ năm 1893 ngôn ngữ lại thay đổi lần nữa. Chính phủ người da trắng cấm nói và dạy thổ ngữ nơi công cộng và trường học. Từ năm đó cho đến khi trở thành tiểu bang Hoa Kỳ đến năm 1970 vẫn tiếp tục cấm. Theo tính tóan của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, muốn duy trì được ngôn ngữ dân thiểu số phải có ít nhất là 5/10,000 dân đang dùng thứ tiếng đó. Thập niên 70, Hawaii chỉ có 4/10,000 dân dùng HW như vậy sẽ gặp nguy cơ bị tiêu diệt. Phần khác muốn phục hồi lại chút uy tín của vua chúa HW thời xưa, muốn giữ lại chút văn hóa truyền thống, nhà cầm quyền từ năm 1970 bắt đầu có chương trình phục hồi lại tiếng Hawaiian, vì hiểu rằng ngôn ngữ là tinh túy của văn hóa. Một nhóm các nhà giáo thấy rẳng đã đến lúc phải bắt tay làm việc để ngôn ngữ HW được sống lại.

Thổ ngữ hồi sinh
Trong khi nhiều ngôn ngữ thiểu số trên trái đất lần lượt biến mất thì ngôn ngữ Hawaiian đang hồi sinh từ năm 1970. Vào thập niên đó những vũ công thổ dân nhảy múa hula ca hát bằng tiếng Hawaiian trong những tiết mục trình diễn. Những diễn viên nhảy múa trong các khách sạn chơi đàn ukulele, (một lọai đàn ghi-ta nhỏ) và ghi bấm phím cũng hát tiếng thổ ngữ và có thu âm. Những bài hát thổ dân chỉ hát truyền khẩu qua các thế hệ, đó là những bài hát, những truyện kể của một dòng họ và những cổ tích, truyền thuyết, nhưng không có văn tự để chép lại.
Năm 1978 qua một tu chính án hiến pháp tiểu bang, đã công nhận tiếng Hawaiian là tiếng chính thức song song với tiếng Anh. Cho đến năm 1983, những người già gốc Hawaiian trên 70 tuổi và và các thày giáo dạy lớp tiếng thổ ngữ không đào tạo nổi một thế hệ học sinh nói được tiếng HW lưu lóat. Mục tiêu của chương trình đề ra là “Tiếng HW phải được sống lại ; “E Ol Ka Oleo Hawaii”.
Họ theo gương người Maori ở Tân Tây Lan là phải dạy tiếng Hawaiian ngay từ lớp mẫu giáo. Chương trình Punana Leo mở một trường mẫu giáo ở đảo Kauai năm 1984 cho trẻ em thổ dân ngồi chung với trẻ em nói tiếng Anh “Nest of Voice”, chỉ dạy
thuần chữ viết và nói tiếng Hawaiian. Ngôi trường đầu tiên chưa thành công, dạy được một năm phải đóng cửa vì thiếu kinh nghiệm. Năm sau chương trình mở lại hai trường với những nhà giáo mới có khà năng, với quan niệm mới, sau đó nhiều trường kiểu đó được phát triển thêm.
Đến khi đó vẫn còn sự hạn chế dạy tiếng Hawaiian trong các trường công lập. Chương trình Punana Leo vận động chính trị và đến năm 1986, lập pháp tiểu bang mới gỡ bỏ luật ngăn cản dạy tiếng này trong tất cả các trường học. Ủy ban Giáo dục của bang chấp thuận cho lập hai trường tiểu học mẫu dạy tòan bằng Hawaiian (immersion). Vào năm 1990 Chính phủ liên bang hoa Kỳ lập chính sách công nhận quyền cho daân Hawaii sử dụng và bảo toàn, cũng nhờ sự trợ giúo thổ ngữ Hiện nay khỏang 2,000 học sinh đang học thứ tiếng này, chương trình Punana Leo quản trị 12 trường khắp 5 đảo. Năm 1999 lớp 12 đầu tiên dậy tòan tiếng thổ dân tốt nghiệp trung học. Những học sinh này đạt được tiêu chuẩn của bang về nội dung học trình và khà năng thực hành, tuy nhiên cũng dựa theo truyền thống nhận thức và mục tiêu riêng đề ra (ý nói có sự nhân nhượng với học sinh thổ dân ). Từ lớp 5, tiếng Anh được giảng dạy mổi ngày một giờ, khi thi SAT, nói chung học sinh vẫn thi bằng điểm với các học sinh chỉ học tiếng Anh. Điều dễ hiểu là vì trẻ em ở bang này nói tiếng Anh ngay từ nhỏ, sống trong môi trường Anh ngữ trong gia đình và ngòai xã hội.
Như thế khắp nội địa Hoa Kỳ tuy có nhiều trường, lớp dạy tiếng nước ngòai, chỉ riêng Hawaii là nơi dạy tiếng thổ dân của bang ấy. Ở những lớp này, học sinh, sinh viên suy nghĩ, biểu tỏ thông thạo bằng hai ngôn ngữ nên thường có tầm nhìn rộng, quan niệm phong phú hơn. Mục tiêu của các nhà giáo dục tiến xa hơn, hy vọng là tiếng HW sẽ được bình thường hóa và dùng hàng ngày trong gia đình và chìa khóa thành công trong chương trình này là tiếng Hawaiian sẽ được dùng trong các cơ quan chính phủ, các trường học và các dịch vụ. Bình thường hóa bằng báo chí, màn hình tivi. Thủ phủ Honolulu có hai tờ nhật báo, một tờ trong số chủ nhật có một bài báo thuờng xuyên viết bằng tiếng HW do một sinh viên phụ trách. Kỹ nghệ, dịch vụ du lịch sẽ coi việc phục hồi tiếng HW là một nguồn vốn qúy. Từ cấp trung học, ngôn ngữ Hawaiian đã tiến vào đại học.
Trường Đại học UH-Hilo sẽ mở đường cho ngôn ngữ cũ trở thành chính thức trong ngành kỹ thuật cao cấp. Trường này có kế họach đề nghị chính quyền bang nên khuyến khích các công ty bảo trợ bằng sản phẩm hiện đại của họ. Thí dụ có một dự luật khuyến khích là khi viết chữ Hawaiian phải đặt các dấu giọng (diacritical) trên mẫu tự cho đúng. Nếu bên lập pháp thông qua, chính quyền sẽ chỉ mua sản phẩm máy vi tính đó để yểm trợ cho công cuộc giảng dạy. Càng có nhiều cơ hội cho người dùng tiếng HW thì càng có nhiều từ Hawaiian khoa học, kỹ thuật được đặt thêm ra.
Ngày nay người ta có thể học tiếng HW qua màng lưới điện tử. Nếu muốn, có thể học và lấy bằng cử nhân tiếng HW do trường Đại học Hawaii-Hilo cấp. Viện bảo tàng Bishop đã cài đặt nhu liệu tiếng HW để chạy tin tức báo chí. Mới đây trường Đại
học UH/ Hilo xuất bản một quyeån từ điển bổ sung từ điển của Mary Kawena Pukui có trên 2,000 từ mới, trong có từ aeolele có nghĩa là gậy đánh golf.
Trước đây, vào năm 1960 người ta chỉ cần người đọc được các bản văn viết bằng chữ Hawaiian lưu trữ trong viện bảo tang và thư viện mà thôi. Ngôn ngữ HW của thổ dân Hawaii đang sống lại và những người chủ trương đã đi đúng đường..

Vài yếu tố bảo toàn thổ ngữ
Đây là trường hợp thứ nhì, một ngôn ngữ thiểu số được vực dậy thành công. Trường hơp thành công thứ nhất là ngôn ngữ Hebrew được người Do Thái chung sức làm sống lại và đã trở thành ngôn ngữ chính thức của nước Do Thái. Qua sự kiện kể trên, người ta thấy rõ là muốn phục hồi một ngôn ngữ thiểu số sắp bị tiêu diệt, ngòai ý chí quyết tâm, kiên nhẫn, còn có vài yếu tố khác. Đó là tinh thần ái quốc, yêu mến truyền thống và quan trọng nhất là phải được chính quyền bảo trợ, dùng quyền lực hành chính, luật pháp và tài chính yểm trợ. Các nhà ngôn ngữ học chỉ nêu lên vấn đề, cảnh báo nguy cơ. Các nhà giáo tuy là người thực hiện chương trình kế họach, nhưng không có khả năng tài chính.
Riêng trường hợp của Hawaii sự bảo trợ do kỹ nghệ du lịch đem đến cũng khá quan trọng. Du khách Mỹ nội địa, du khách trên khắp thế giới đến thăm Hawaii dự các tour của mấy đảo khác nhau, ngòai việc giải trí, còn muốn tìm hiểu rõ hơn văn hóa tập tục cổ truyền sẽ tò mò hơn nếu biết được dăm câu tiếng thổ ngữ. Thổ ngữ của dân bản địa trở thành tiếng chính thức song song với tiếng Anh, không bị gọi là thổ ngữ nữa .
Vài năm nay, ngòai câu chào hỏi cửa miệng Aloha người ta đã nói thêm câu cám ơn Mahalo, tại những nơi công cộng như sân bay, khách sạn, đã thấy ghi chữ Hawaiian chỉ phòng vệ sinh đàn ông đàn bà. Tại sân bay Honolulu nhân viên các hãng hàng không loan báo tin tức bằng tiếng Anh, liền sau đó là lời thông báo bằng tiếng Nhật, bởi Nhật có uy thế kinh tế và có đông du khách taïi ñaây. Rồi ra sẽ có lời thông báo bằng tiếng Hawaiian của dân nguyên gốc, người ta tiên đoán như thế.





Users browsing this topic
Guest (4)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.