Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 9,291 Points: 11,028
Thanks: 758 times Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
|
Ngôn ngữ Miến Điện
Diệu Tần
Vài dòng về nước Miến Điện Vương quốc Miến Điện xuất hiện đầu tiên vào năm 1044, gốc tích từ vùng Pondaung miền bắc. Tiếp theo là hai vương triều thế kỷ 16 và thế kỷ 18 khá thịnh vượng. Gọi theo tên mới là Myanmar, theo hình thức tổ chức Liên bang, thuộc địa cũ của Anh được độc lập từ năm 1948. Anh cai tri. Miến Điện 62 năm, sau khi thua ba cuộc chiến tranh Anh-Miến Điện, năm 1885 vua Thibaw và hòang gia bị thực dân Anh đưa sang sống l?u vong bên Ấn Độ, rồi Anh cho sát nhập Miến Điện vào Ấn độ như một tỉnh cho đến năm 1937. Đã có một người Bồ-đào-nha đến giúp vua Miến Điện, sau lại đem vũ khí vào, chiếm quyền và tự xưng làm vua trong 13 năm. Nước Pháp cũng có dính liú tới chủ quyền của Miến Điện. Thủ đô cũ là Mandalay, nay trở thành một trung tâm thương mại lớn, Yangon/ Rangoon(Ngưỡng Quang) là do người Anh chọn năm 1885 để tiện giao thông đường biển. Dân số 49 triệu người, một trong những nước không thuần chủng, có khá nhiều sắc dân. Phiá đông dọc biên giới Thái có dân tộc Karen, có đến 4 triệu người. Như mấy nước Đông Nam Á, dân Miến Điện đại đa số theo Phật giáo Tiểu thừa đến 89%, Thiên Chuá giáo: 4% và Hồi giáo: 4%, Bái vật giáo 1%, các đạo khác 2%. Các phiá bắc, đông và đông-bắc có nhiều dân thiểu số như Chin, Shan, Paluang, Paduang, Naga, La Hu (La Hủ), Akha (Kha.), Mon, Wa, Eng.và nhiều bộ lạc nhỏ đã bị tiêu vong. Đặc biệt là dân Kachin đông nhất ở phiá bắc, có trên một triệu người, theo đạo Thiên Chúa La-mã, và đã có thời tổng thống Miến Điện là người gốc Kachin. Có hàng trăm đảo nhỏ miền nam phiá bờ biển, nơi có dân Moken sinh sống. Chiu. ảnh hưởng văn hoá của hai nước láng giềng là Thái và Trung Hoa. Về y phục, phụ nữ ăn mặc giống Thái, Lào. Đàn ông đội mũ vải không vành như mũ ni, có đuôi mũ sau gáy, áo tay rộng màu sáng, cổ tròn. Về tổ chức hành chiùnh, có 7 bang, 7 vùng, xuống đến huyện và xã. Bảy bang là Kachin, Kayah, Chin, Bamar, Mau, Rakhine và Shan, bảy vùng (tương đượng bang) có Yangon (Vùng thủ đô)â, Mandalay, Aveyarwađy, Sagaing, Magway, Tanintharyi và Taunggyi. Vùng Aveyarwađy, nơi đặt thủ đô, trông ra Vịnh Mataban, biển Andaman là đồng bằng sông chính là Irrawađy phì nhiêu trồng lúa, có thời là nơi xuất cảng lúa gạo nhiều nhất thế giới. Ngôn ngữ Tiếng Miến Điện theo cấu trúc SOV, Tôi cơm ăn, trong nhánh Tạng-Miến (Tibeto-Burman) thuộc chi Hán - Tạng (Sino-Tibetan), gốc Bramic từ Ấn Độ. Chữ viết khác hẳn với 3 nước lân cận là Thái, Lào và Cam-pu-chia, gốc từ Ấn Độ chữ gồm nhiều ký hiệu hình tròn và bán nguyệt đặt úp, ngửa, trái, phải.. Cũng như 3 nước vừa kể, chữ viết Myanmar, có ký hiệu phụ âm và nguyên âm, với những dấu giọng (niggahita visajjaniya) những ký hiệu thay đổi dần dần. Sau đó Tây Tạng, Siri Lanka và 3 nước láng giềng vừa kể chiu. ảnh hưởng tín ngưỡng và văn hoá Ấn Độ suốt từ thế ky? I đến thế ky? VIII. Chữ viết Miến Điện căn bản theo thời kỳ Bagan (Bắc Miến Điện và một phần Thái) đụã chọn ký hiệu Mon cho dễ viết hơn, dựa ảnh hưởng chữ Sanskrit, Pali và Pyu, rồi đặt ra thêm dấu cho nguyên âm; dấu giọng cao thấp và thêm nguyên âm I, Ỵ Cũng là ngôn ngữ có thanh điệu, gồm có bốn thanh và đơn âm tiết. Về đại danh từ, miền Nam có cach xưng hô riêng biệt theo bên cha hay bên mẹ (nội, ngoại) Phương ngữ Chỉ có 2/3 dân số nói tiếng Miến Điện là ngôn ngữ chính thức, chọn từ vùng Mandalayđã tiêu chuẩn hoá. Tiếng Karen và tiếng Shan được dùng nhiều hơn các phương ngữ khác, người ta thấy có hai chi ngôn ngữ ở đây; Tạng-Miến và Nam-Á vì sự có mặt người Palung, người Wa và người Mon. Tuy nhiên các nhĩm người nói các phương ngữ đều hiểu được nhau. Vùng Aveyarwađy thì cách phát âm và cách dùng chữ hơi khác nhau vì có đến năm phương ngữ là Merguse, Yaw, Palaw, Beik và Dawei. Tại bang Rakhine, nơi dùng cổ ngữ nhiều nhất , phát âm vần R trong khi Tiếng Miến Điện tiêu chuẩn là âm L. Chữ vay mượn Ngữ vựng Miến Điện có mượn chữ từ Pali, Anh ngữ và Mon và một số ít mượn của Trung Hoa, Sanskrit và Hindi (Ấn Độ): - Từ ngữ Pali dùng trong tôn giáo, chính phủ, nghệ thuật và khoa học - Từ ngữ Anh dùng trong kỹ thuật, đo lường và các tổ chức, hội đoàn. - Từ ngữ Mon ảnh hưởng sâu xa vào tiếng Miến Điện, rất nhiều từ đã trở thành tiếng Myanmarvà khó phân biệt được đó là gốc Mon. Điều này cho thấy giống như tiếng Việt đã mượn từ Hán ngữ và đã Việt hoá khá nhiều. Thí dụ: -đau khổ, đau đớn = dokhaw là dukkha, Pali -ra-đi-ô = rediyyo là radio, tiếng Anh. -đĩa = bogan là tiếng Mon -chả giò = koopjiaen là jun pia tiếng Phúc Kiến -vợ = zanei là jani tiếng Hindi -mì sợi = khawn suewe là khak suing tiếng Shan Nói chung tiếng Miến Điện có chiều hướng dùng nhiều chữ đồng nghĩa cho một động từ, tùy theo lối dùng hình thức trang trọng, lối văn học, lối bình dân hay lối thơ phú. Thí dụ chữ trăng là la của Tạng-Miến, sanda hay san mượn của Pali chanda; thaw-da mượn của Sanskrit. Nói chung có thể xếp tiếng Miến Điện làm hai loại. Loại một dùng hình thức trang trọng trong tác phẩm văn chương, tài liệu chính thức, nói trên đài phát thanh và những diễn văn, bài phát biểu nghiêm chỉnh. Loại hai là cách viết, nói bình dân, dùng thường ngày. Do đó gọi là văn viết thì đánh vần cho đúng và khi đọc phải phát âm chính xác, còn văn nói không nh?t thỉt ph?i phát âm chính xác. Vì có nhiều sắc dân, nhiều giọng nói nên người Miến Điện thường nhận định là : "Phát âm chỉ là âm thanh, chính tả mới chính xác. Tương tự như ngôn ngữ Thái, Lào có nhiều hình thức danh từ và động từ làm chuyển thểù khác nhau như đối thoại với người già cả và thày cô giáo, đối thoại với người cùng giai tầng và giới trẻ. Khi thưa chuyện với các sư sãi phải gọi các vị đó là poun puon, và xưng mình là da ga. Các sư sãi thường nói chuyện với nhau bằng tiếng Pali, tiếng chép kinh Phật. Trong số Phât tử cũng có nhiều người hiểu căn bản tiếng Pali. Ngữ pháp Về đại danh từ giọng thủ đô cũ là Mandalaydùng kyia nau ngôi thứ ba để chỉ chung giới tính nam nữ, trong khi vùng Yangondùng kya ma để chỉ nữ giới. Tùy theo giới tính, và địa vị xã hội đại danh từ chỉ người nghe/ người đối thoại sẽ thay đổi. Chủ từ đại danh từ đứng đầu câu, Ở câu lối ra mệĩnh lệnh thì loại bỏ chủ từ, tên người thường được thay cho đại danh từ (tiếng Viêt cũng có lối tự xưng như thế, thay vì nói :Tôi học bài thì nói Hùng học bài). Ngoài ra tự xưng nga = tao/ tớ ít khi được dùng. Đại danh từ mục đích cách (objective) luôn luôn có thêm go dính liền. Sau đây là mấy cách tự xưng ngôi thứ nhất (chuyển vần La-mã theo lối Anh): nga = tao, tớ =I/me, chỉ dùng trong gia đình, bạn bè nga tui = chúng tao, chúng tớ, tụi này = we, không trang trọng kywan tau = tôi = I/me trang trọng, đàn ông dùng kyawan ma = tôi = I/me trang trọng, đàn bà dùng da ga/ da ga ma hoặc tap any tau/ta pa ny tau ma = con/đệ tử = I/me, khi nói chuyện với sư, nữ tụ Ngôi thứ nhì: nang/ mang = anh/cô/bạn = you, không trang trọng , bạn thân nang tui = bọn các anh/chị =you all, bạn thân a hrang = ông/bà/anh/chị = you, trang trọng, đàn bà dùng hkang bya = ông/bà/anh/chị = you, trang trọng ngôi thứ ba : su = nó = he/she, bạn thân, bình dân su tui = chúng nó, bọn họ = they, bạn thân, bình dân aida/ha = con (vật) = it/that, chỉ dùng để gọi các con vât. Động từ không chia nhưng có nhữ hậu tố dính kèm, để chỉ thời, cách. Miến Điện dùng những hậu tố đặt sau động từ để chỉ thời gian. Thí dụ: động từ ĂN thời (tense) hiện tại thêm san e tai, quá khứ thêm sa hkai tai, tương lai ; sa mai, ngay và đang : tayi mai (tương tự tiếng Việt nói: đã ăn , sẽ ăn, đang ăn, ăn rồi, sắp ăn) Tính từ đặt trước danh từ, nói và viết : Con trắng trâu như Tàu, Pháp, Anh. Tính từ chỉ số lượng đặt sau danh từ, họ nói người năm, con gà mười không nói năm ngươiụ, mười con gái. Tính từ tỉ hiệu (so sánh) thường có tiền tố a đứng trước. Để chỉ số nhiều thì danh từ co thêm hậu tố twe. Muốn chỉ số nhiều cho danh từ, họ dùng hậu tố mya / ne = a few = vài, dăm. Hậu tố day dùng bình dân, thân mật, còn mya là trang trọng, lịch thiệp. Không có mạo tự, mà dùng loại từ (classifier) chỉ số lượng cũng dùng như tiếng Việt : bầy, đàn, bọn, lũ, nhóm, nhát dao, lát bánh, , cái, con, chiếc, củ, đòn, tấm, vài, dăm, mấy, v.v.Thí dụ: pa = dùng cho người, dùng cho sư, nữ tu; hli =lát/miếng; kaung dùng cho loài vật; hku = con, dùng cho loài vật; hkwak =đồ đựng chất lỏng; lum = tròn, dùng cho đồ dùng; pra = viên, cục, dùng cho vật tròn; cang = dùng cho các loại xe; cu = toán (người), nhóm, tổ. Cách viết cũng giống như Thái, Lào là viết ký hiệu nguyên âm trước theo sau là nguyên âm, rồi thêm các dấu giọng trên, dươí, bên cạnh trái, phải. Đặc biệt khi nói, người Miến Điện thường phát âm nhẹ đi những phụ âm cuối S, T, P, K tương tự người Tàu Thượng Hải và Quảng Đông nói. Tiếng Miến Điện vay mượn nhiều như kể trên để phù hợp với ngữ âm . Mãi cho đến thập niên 1970 họ mới hoàn tất xong vị trí các dấu giọng trong bản viết.. Dưới chế độ thuộc địa Anh quốc cách đánh vần (spelling) đã được tiêu chuẩn hoá va ụtheo từ điển và theo những giáo viên mẫu. Hiện nay các nhà ngôn ngữ học Miến Điện đưa ra đề nghị sẽ dần dần loại bỏ hình thức trang trọng, tôn vinh để theo hình thức bình dân như đang dùng trên đài truyền hình. Tuy nhiên hình thức trang trọng vẫn còn bền vững. Mặt khác có trở ngại, gây mâu thuẫn trong sự cải tiến hệ thống chính tả vì có nhiều phương ngữ bảo thủ vẫn giữ nguyên cách phát âm cổ của hình thức trang trọng xuất phát từ các vùng bờ biển. Miến Điện dùng từ láy để chỉ một tính từ có hướng hơn hay kém cường độ, thí dụ: hkyau hkyau = đẹp đẹp Tiếng Việt nói đèm đẹp, đo đỏ.. là hơi hơi, giảm cường độ). Không có loại chữ Miến Điện La-mã hoá chính thức. Đã có nhiều người nghiên cứu thực hiện nhưng không thành công. Phiên âm tiếng nói Miến Điện rất phức tạp. Đã có bản phiên âm dựa theo tiếng Pali và đã được Hội đồng Ngôn Ngữ nước này tu chính, nhưng đó là bản phiên âm văn chương, lịch thiệp căn cứ theo chính tả hơn là theo ngữ âm. Đã có nhiều bản phiên âm theo lối bình dân nhưng không có bản nào trội hơn hẳn.
Ở đâu nói tiếng Miến Điện Tại chính quốc, Thái, Mã Lai, Hoa Kỳ, Anh, Úc, Lào và Tân-gia-ba. Số người nói tiếng Miến Điên mẹ đẻ 34 triệu, dùng như ngôn ngữ thứ nhì có 14 triệu người. . Nước Miến Điện được thế giới biết đến là có 3 sự việc đáng chú ý :1. Ông U Thant là người Á Châu đầu tiên giữ chức Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc; 2. Vùng ba biên giới phiá bắc nổi tiếng với khu Tam Giác Vàng, nơi sản xuất và buôn bán ma túy quy mô của lãnh chúa Khun Sa (đã giải quyết xong). 3. Hiện nay Miến Điện do giới quân phiệt có nhóm tướng lãnh Junta gọi là Tatmadaw cai trị theo lối cô lập, độc tài nên nền kinh tế phát triển kém, hà khắc về chính trị. Lãnh tụ đối lập là bà Aung San Suu Yi, người đã được giải thưởng Nobel về Hoà Bình năm 1991, hậu duệ của lãnh tụ chống Anh và chống Nhật Aung Sau. Bà bị giới quân phiệt cô lập, quản thúc tại gia nhiều lần. Miến Điện khai thác dầu hoả và sản xuất ngọc, gỗ teck. Ngôi chùa cổ 2500 năm Shedagon nổi tiếng, nơi du khách ưa thăm viếng Vấn đề Có chuyện tranh chấp lãnh thổ với Thái phía đông biên giới. Vấn đề khác là dân Karen đã được tự trị hạn chế nhưng còn tranh đấu đòi độc lập và phong trào đòi tự do, dân chủ của các sư sãi.
|