Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123>
Câu Chuyện Dòng Sông - Hermann Hesse
xv05
#21 Posted : Saturday, November 15, 2008 2:28:12 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Big Smile
Huệ
#22 Posted : Sunday, November 16, 2008 1:23:14 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Tác phẩm Câu Chuyện Dòng Sông là bản dịch tiếng Việt của nguyên tác Siddhartha, viết bởi văn hào Đức Hermann Hesse, xuất bản năm 1922. Hermann Hesse học thần học, triết học, trong đó có tư tưởng Thiên Chúa giáo, thần thoại Hy Lạp, tư tưởng triết học cận đại, trước khi ông tìm thấy một ánh sáng khác ở phương đông, tư tưởng Phật Giáo. Tác phẩm của ông bắt đầu phản ảnh tư tưởng về Phật Giáo vào khoảng 1895 và ảnh hưởng của Phật Giáo đã làm cho ông chú ý đến Ấn Độ càng nhiều hơn sau đó. Ông có sang Tích Lan và Nam Dương để tìm hiểu thêm tư tưởng phương đông. Mười năm sau đó, tác phẩm Siddhartha được xuất bản.

Hermann Hesse được giải Nobel Văn Chương năm 1946.

Tác phẩm Siddhartha được Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch ra tiếng Việt năm nào Huệ không nhớ rõ, nhưng được Phật Học Viện Quốc Tế chọn để trong thư mục của Phật Học Viện Quốc Tế (Thư Viện Quảng Đức) từ năm 1982. Bản dịch này đã được đứng chung với các tác phẩm văn chương và kinh điển của Thư Viện Quảng Đức. Các bạn có thể vào cái link sau đây mà tham khảo thêm.

http://www.quangduc.com/...enNgan/160dongsong.html

Huệ cảm ơn XV đã có tâm bỏ thì giờ rất nhiều để giới thiệu đến Huệ bản dịch tiếng Việt của tác phẩm Siddhartha. Khi xưa, trước 1975, Huệ cũng có đọc Câu Chuyện Dòng Sông, nhưng còn trẻ dại, không hiểu chi nhiều. Bây giờ đọc lại thấy Câu Chuyện Dòng Sông như mới và một chân trời mênh mông bao la mở rộng ra trước mặt, khiến Huệ không thể nào không suy nghĩ để nuôi dưỡng mình thêm bằng những tư tưởng của Hermann Hesse.

Hy vọng Huệ có thể trao đổi những suy nghĩ của mình với các bạn PNV ở trang Văn hay ở trang Một Cõi Thiền Nhàn.

xv05
#23 Posted : Monday, November 17, 2008 9:16:25 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Hermann Hesse

(VietNamNet) - Hermann Hesse là một trong những nhà văn hiện đại viết tiếng Đức được đọc nhiều nhất trên thế giới. Ông được tặng giải Nobel vì những tác phẩm mang đậm truyền thống nhân đạo cổ điển, thể hiện bằng một văn phong sáng tỏ. Nhiều tác phẩm của ông được cả bạn đọc Phương Tây lẫn Phương Đông yêu thích.



Hermann Hesse (02/7/1877 - 09/8/1962)

Giải Nobel Văn học 1946

* Nhà văn, nhà thơ Đức quốc tịch Thụy Sĩ

* Nơi sinh: Calw (Đức)

* Nơi mất: Montagnola (Thụy Sĩ).



Cha Hermann Hess là mục sư - nhà truyền giáo ngươời Đức gốc Estonia, mẹ là con gái nhà truyền giáo gốc Schwaben (Thụy Sĩ); ông lớn lên ở Đông Ấn. Nền giáo dục tôn giáo và tính di truyền đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân sinh quan của nhà văn tương lai. Nhưng H. Hesse không theo nghiệp thần học, trốn khỏi chủng viện Maulbronn (1892); sau nhiều đợt khủng hoảng thần kinh lặp đi lặp lại, sau một lần toan tự tử và trải qua điều trị trong các bệnh viện, ông học nghề thợ cơ khí một thời gian ngắn, rồi buôn sách ở Kalva và Basel.

Năm 1899, H. Hesse phát hành tập thơ đầu tiên Những bài ca lãng mạn và viết nhiều bài phê bình, nhưng ít được chú ý. Tiểu thuyết tân lãng mạn giáo huấn Peter Camenzind (1904) là sự thành công mang tính nghề nghiệp đầu tiên; từ đó H. Hesse hoàn toàn cống hiến cho sự nghiệp sáng tác văn học, chủ yếu viết truyện vừa và truyện ngắn với những yếu tố mang tính tự thuật. Cũng trong năm 1904 H. Hesse kết hôn với cô Mari Bernoulli người Thụy Sĩ (có ba con trai) và chuyển đến Gaienhofen, một vùng hẻo lánh ở Bodensee.

Năm 1924, ông trở thành công dân Thụy Sĩ. Sau khi kết hôn lần thứ hai với ca sĩ Ruth Wenger người Thụy Sĩ, và sau một khóa tâm lí trị liệu, ông xuất bản tiểu thuyết Sói đồng hoang (1927), một cuốn sách thuộc hàng best-seller. Tiểu thuyết Trò chơi với chuỗi hạt cườm (xuất bản năm 1943) như một bản tổng hợp toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông và nâng lên một tầm cao chưa từng thấy vấn đề sự dung hòa đời sống tinh thần và thế tục. Trong thời kì đảng Quốc xã cầm quyền ở Đức, nhà văn sống "lưu vong" ngay trên đất nước mình. Ông được trao giải Nobel Văn học năm 1946.

Kể từ sau khi nhận giải ông không viết thêm được tác phẩm nào lớn, ngoài các tiểu luận, thư từ. Năm 85 tuổi ông mất khi đang ngủ vì xuất huyết não. Nhiều tác phẩm của H. Hesse đã được dịch sang tiếng Việt; có cuốn có đến hai ba bản dịch khác nhau; có cuốn được tái bản đến năm sáu lần.

* Tác phẩm:

- Peter Camenzind (1904), tiểu thuyết.

- Dưới bánh xe lăn (Unterm Rad, 1906), tiểu thuyết.

- Gertrud (1910), tiểu thuyết.

- Rosshalde (1914), tiểu thuyết.

- Knulp (1915), truyện vừa.

- Demian (1917), tiểu thuyết.

- Mùa hạ cuối cùng của Klingsors (Klingsors letzter Sommer, 1918), truyện vừa [Klingsor's last summer].

- Siddhartha. Bản trường ca Ấn Độ (Siddhartha. Eine Indische Dichtung, 1920), tiểu thuyết.

- Thơ (Gedichte, 1922), tập thơ.

- Từ Ấn Độ (Aus Indien, 1923), kí, thơ.

- Sói đồng hoang (Der Steppenwolf, 1927), tiểu thuyết.

- Narziss và Goldmund (Narziss und Goldmund, 1929), tiểu thuyết.

- Đêm an ủi (Trost der Nacht, 1929), thơ.

- Hành trình về Phương Đông (Die Morgenlandfahrt, 1932), tiểu thuyết [The journey to the East].

- Trò chơi với chuỗi hạt cườm (Das Glasperlenspiel, 1943), tiểu thuyết.

- Chiến tranh và hòa bình (Krieg und Frieden, 1946), kí [War and peace].

* Tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt:

- Một kiếp giang hồ, Võ Toàn dịch, tập san Văn, 1966.

- Đôi bạn chân tình (nguyên tác: Narziss und Goldmund, tiểu thuyết), Vũ Đình Lưu dịch, NXB Ca Dao, 1967; NXB Hội Nhà văn, 2001.

- Tuổi trẻ và cô đơn (nguyên tác: Peter Camenzind, tiểu thuyết), Vũ Đình Lưu dịch, NXB Ca Dao, 1968; 1972.

- Sói đồng hoang (truyện vừa), Chơn Hạnh - Phùng Thăng dịch từ bản tiếng Pháp Le loup des steppes, NXB Ca Dao, 1969.

- Tuổi trẻ thần tiên (nguyên tác: Schön ist die Jugend), Bùi Quang Đông dịch, NXB Bông Hồng, 1972.

- Tuồng ảo hóa (nguyên tác: Das Glasperlenspiel), Nguyễn Ngọc Minh dịch, NXB Nguồn Sáng, 1972.

- Nhà khổ hạnh và gã lang thang (nguyên tác: Narziss und Goldmund, tiểu thuyết), Phùng Khánh dịch, NXB Hội Nhà Văn, 1994; 1998 và 2001.

- Narcisse và Goldmuld (tiểu thuyết), Viễn Nguyên dịch, NXB Lao Động, 2001.

- Câu chuyện của dòng sông (nguyên tác: Siddhartha, tiểu thuyết), Phùng Khánh - Phùng Thăng dịch, NXB An Tiêm, 1967; NXB Lá Bối, 1965-1966; NXB Hội Nhà Văn, 1988-1996-1998-2001.

- Huệ tím và những chuyện khác (nguyên tác: Iris und andere Märchen), Thái Kim Lan tuyển dịch, NXB Đà Nẵng, 1998.

- Tuổi trẻ băn khoăn (nguyên tác: Demian, tiểu thuyết), Hoài Khanh dịch, NXB Ca Dao, 1968-1971-1974; NXB Hội Nhà Văn, 1998.

- Hành trình sang Đông Phương (nguyên tác: Die Morgenlandfahrt, bút kí), Hoài Khanh dịch, NXB Ca Dao, 1967; NXB Hội Nhà Văn, 2001.

- Mối tình của chàng nhạc sĩ (nguyên tác: Gertrud, tiểu thuyết), Vũ Đằng dịch, NXB Ca dao, 1972; NXB Hội Nhà Văn, 2001.

- Tuổi trẻ, tuổi trẻ vàng son, Trần Phong Giao - Hoàng Ưng dịch, in trong Truyện ngắn Đức, NXB Lao Động, 2002.

- Bài học tình yêu hay chuyện chàng Augustus, Iris - Huệ tím, Chuyện hóa thân của Bích Thảo (3 truyện cổ tích viết theo lối mới), Thái Kim Lan dịch, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 3 năm 1998.

© Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây



Tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển

Anders Österling, Thư kí thường trực Viện Hàn lâm Thụy Điển

Giải Nobel Văn học năm nay được trao cho một nhà văn gốc Đức, người được giới phê bình ca ngợi rộng rãi và là người đã sáng tác bất chấp thị hiếu công chúng. Nhà văn Hermann Hesse 69 tuổi giờ có thể nhìn lại những thành tựu đáng kể của mình, bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ, một phần trong số đó đã được dịch sang tiếng Thụy Điển.

Ông thoát khỏi áp lực chính trị sớm hơn những nhà văn Đức khác, và, trong suốt Thế chiến thứ nhất, ông định cư ở Thuỵ Sĩ, nơi ông được nhập quốc tịch năm 1923. Tuy nhiên, ta không nên bỏ qua một điều rằng nguồn gốc cũng như mối liên hệ cá nhân của ông đã luôn luôn là căn cứ để Hesse có thể tự coi mình là người Thuỵ Sĩ cũng như người Đức.

Thời gian ông nương náu ở một đất nước trung lập trong suốt cuộc chiến tranh đã cho phép ông tiếp tục sự nghiệp văn chương quan trọng của mình trong tĩnh lặng tương đối, và ngày nay Hesse, cùng với Mann, là đại diện sáng giá nhất của di sản văn hoá Đức trong nền văn chương đương đại.

Khác với hầu hết các nhà văn khác, đối với Hesse, ta cần phải biết xuất thân của ông để hiểu được những nhân tố khá bất ngờ hình thành nên nhân cách của ông. Ông xuất thân trong một gia đình Swabia sùng đạo. Cha của ông là nhà nghiên cứu lịch sử Thiên Chúa giáo nổi tiếng, mẹ ông là con gái một nhà truyền giáo. Bà là người gốc Pháp và từng học ở Ấn Độ. Hermann đương nhiên được coi như sẽ trở thành mục sư, và ông được gửi tới một trường dòng thuộc tu viện ở Maulbronn. Ông chạy trốn, theo học nghề sản xuất đồng hồ và sau đó làm việc trong các cửa hàng ở Tỹbingen và Basle.

Tuy nhiên, cuộc nổi loạn của tuổi trẻ chống lại di sản sùng đạo của gia đình luôn để lại dấu ấn sâu sắc trong ông. Điều này đã lặp lại dưới hình thức những cuộc khủng hoảng nội tâm đau đớn, khi vào năm 1914, với tư cách người trưởng thành và một bậc thầy nổi tiếng về văn học trong khu vực, ông đã tìm ra những cách thức mới khác xa những con đường điền viên trước đó của ông. Nói ngắn gọn, có hai nhân tố đã tạo nên thay đổi sâu sắc này trong sự nghiệp văn chương của Hesse.

Nhân tố thứ nhất, tất nhiên là cuộc Thế chiến. Khi cuộc chiến bắt đầu, ông muốn nói đôi lời về hoà bình và những suy ngẫm của mình với các đồng nghiệp đang bối rối, và trong một cuốn sách mỏng, ông sử dụng đề từ của Beethoven "O Freunde, nicht diese Tune" (bạn ơi, không phải giọng này) làm dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ. Ông đã bị báo chí Đức tấn công gay gắt và rõ ràng bị sốc mạnh bởi sự kiện này. Ông coi đây là bằng chứng cho thấy toàn bộ nền văn minh châu Âu mà bấy lâu ông đặt trọn niềm tin giờ đang ốm yếu và mục ruỗng.

Sự phục hồi phải xuất phát từ bên kia những chuẩn mực được chấp nhận, có thể từ ánh sáng của phương Đông, có thể từ điều cốt lõi ẩn trong những lí thuyết vô chính phủ về việc giải quyết mối quan hệ giữa thiện và ác trong một sự thống nhất cao hơn. ốm yếu và nặng trĩu hoài nghi, ông tìm kiếm liều thuốc chữa trị trong phép phân tâm học của Freud, một học thuyết được hăng hái thuyết giáo và thực hành lúc đó, điều đã để lại dấu ấn lâu dài trong những cuốn sách ngày một táo bạo của Hesse thời kì này.

Dấu ấn những khủng hoảng cá nhân này bộc lộ hết sức tuyệt diệu trong tiểu thuyết không tưởng Der Steppenwolf (1927) (Sói đồng hoang), một miêu tả đầy cảm hứng về sự phân chia trong bản chất con người, sự căng thẳng giữa khát vọng và lí trí trong một cá nhân sống ngoài các quan điểm xã hội và đạo đức của cuộc sống hàng ngày.

Trong câu chuyện hoang đường về một người đàn ông vô gia cư và bị săn đuổi như một con sói, bị đau đớn bởi những cơn rối loạn thần kinh, Hesse tạo nên một tác phẩm không thể so sánh và đầy sức nổ, có lẽ là nguy hiểm và đáng sợ, nhưng đồng thời phóng khoáng bởi sự pha trộn giữa tính hài hước châm biếm và chất thơ trong việc xử lí chủ đề. Bất chấp những vấn đề của thời hiện đại, ngay cả ở đây, Hesse vẫn duy trì một sự nhất quán với những truyền thống Đức tốt đẹp nhất; nhà văn mà câu chuyện cực kỳ gợi mở này làm ta liên tưởng nhiều nhất chính là E.T.A. Hoffmann, bậc thầy văn chương với tác phẩm Elixiere des Teufels.

Ông ngoại của Hesse là Gundert, nhà nghiên cứu nổi tiếng về Ấn Độ. Vì vậy, ngay thời thơ ấu, nhà văn đã bị cuốn hút bởi sự thông thái của người Ấn Độ. Khi đã trưởng thành, ông du lịch tới đất nước mà ông hằng mong mỏi, tuy trên thực tế ông đã không tìm được lời giải đáp cho những bí ẩn của đời sống. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, Phật giáo ảnh hưởng tới tư tưởng của ông, một ảnh hưởng hoàn toàn không chỉ giới hạn ở Siddhartha (1922), câu chuyện đẹp đẽ về cuộc tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống trên trái đất của chàng tín đồ Bà la môn trẻ tuổi.

Tác phẩm của Hesse kết hợp quá nhiều ảnh hưởng từ Phật Thích ca và thánh Francis tới Nietzsche và Dostoevsky đến nỗi người ta có thể ngờ rằng về cơ bản ông là một nhà thử nghiệm chiết trung với nhiều tư tưởng triết học khác nhau. Nhưng ý kiến này rất sai lầm. Sự chân thành và nghiêm túc là nền tảng trong công việc của ông và luôn luôn được điều phối, ngay cả khi ông xử lí những chủ đề ngông cuồng nhất.

Trong những tiểu thuyết thành công nhất, chúng ta đối mặt trực tiếp lẫn gián tiếp với nhân cách của ông. Phong cách của ông, luôn đáng ngưỡng mộ, hoàn hảo trong nổi loạn và trong ảo giác đê mê ma quái cũng như trong suy nghiệm triết học trầm tĩnh. Câu chuyện về Klein, kẻ biển thủ liều lĩnh, bỏ trốn sang Italia để tìm cơ hội cuối cùng, và sự khắc hoạ bình thản một cách tuyệt vời về người anh quá cố Hans của ông trong Gedenkblotter (1937) (Hồi ức) là những ví dụ tiêu biểu nhất về những lĩnh vực sáng tạo khác nhau của ông.

Trong tác phẩm gần đây nhất của Hesse, tiểu thuyết lớn Das Glasperlenspiel (tạm dịch: Trò chơi hạt thủy tinh, 1943) chiếm một vị trí đặc biệt. Đó là một cậu chuyện tưởng tượng về một trật tự trí tuệ huyền bí, cũng anh hùng và khổ hạnh ngang tầm các giáo sĩ Jesuit, dựa trên những bài tập suy tưởng như một loại liệu pháp tâm lí. Cuốn tiểu thuyết có một kết cấu áp đặt trong đó khái niệm về trò chơi và vai trò của nó trong nền văn minh có những điểm tương đồng đáng kinh ngạc với công trình nghiên cứu tài ba Homo ludens của Huizinga, một học giả Hà Lan.

Thái độ của Hesse rất khó hiểu. Trong một thời kì suy tàn, bảo vệ truyền thống văn hoá là một nhiệm vụ cao quí. Nhưng nền văn minh không thể được gìn giữ mãi mãi bằng cách biến nó thành một sự sùng bái dành cho thiểu số. Nếu có thể qui giản sự đa dạng của tri thức thành một hệ thống trừu tượng các công thức, một mặt chúng ta có bằng chứng rằng nền văn minh dựa trên một hệ thống hữu cơ, mặt khác, tri thức cao cấp này không thể được coi là bền vững. Nó cũng mỏng manh và dễ vỡ như chính những viên ngọc thủy tinh, và đứa trẻ thấy những hạt trai lấp lánh trong đống gạch đổ nát không còn biết về ý nghĩa của chúng nữa.

Một cuốn tiểu thuyết triết học thuộc dạng này rất dễ có nguy cơ bị gọi là tối nghĩa, nhưng Hesse đã bảo vệ được tác phẩm của mình bằng đôi dòng đề từ tao nhã của cuốn sách "… thế rồi, trong một số trường hợp nhất định và với những người vô trách nhiệm, có lẽ những vật không hiện hữu có thể được miêu tả một cách dễ dàng hơn và ít trách nhiệm hơn bằng ngôn từ so với những vật hiện hữu, và vì vậy điều ngược lại là đúng với những nhà sử học uyên bác và ngoan đạo; bởi không gì phá huỷ sự miêu tả cho bằng ngôn từ, thế nhưng không gì cần thiết hơn việc đặt trước mắt con người một số sự vật mà sự hiện hữu của chúng vừa không thể chứng minh vừa bất khả, nhưng chính vì lí do này, những người uyên bác và ngoan đạo, ở mức độ nào đó, lại coi như hiện hữu, để chúng có thể được dẫn đến một bước xa hơn tới chỗ tồn tại và tựu thành".

Nếu không phải ai cũng thừa nhận tiếng tăm của Hesse như một nhà văn, chưa ai từng nghi ngờ về tầm cỡ của ông với tư cách nhà thơ. Kể từ sau cái chết của Rilke và George, ông trở thành nhà thơ nổi tiếng nhất nước Đức trong thời đại chúng ta. Ông kết hợp một phong cách thuần khiết và tao nhã với sự nồng nhiệt đầy cảm xúc, và nhạc điệu trong thơ ông là điều không ai trong thời đại chúng ta có thể sánh được. Ông tiếp nối truyền thống của Goethe, Eichendorf và Murike và làm mới ma lực thơ ca của nó bằng một sắc màu đặc trưng của ông.

Tập thơ Trost der Nacht (1929) (Niềm khuây khoả trong đêm) phản ánh một cách rõ nét phi thường không chỉ kịch tính nội tâm, sức khoẻ, những giờ khắc đau yếu và sự tự vấn quyết liệt của ông, mà cả sự hiến mình của ông cho cuộc sống, niềm vui trong hội hoạ và sự tôn sùng thiên nhiên. Tập thơ sau của ông Neue Gedichte (1937) (Những bài thơ mới), tràn đầy sự minh triết của một người ở tuổi xế bóng và những kinh nghiệm u sầu, nó cho thấy cảm xúc dâng trào trong hình ảnh, thể thức và giai điệu.

Trong một bài giới thiệu tóm tắt, khó có thể đánh giá một cách công bằng những tài năng biến đổi đã khiến nhà văn này đặc biệt hấp dẫn chúng ta cũng như khiến ông thu hút được nhiều môn đệ trung thành. Ông là một nhà thơ khó hiểu và thẳng thắn với sự giàu có của một tâm hồn Nam Đức, tâm hồn mà ông thể hiện qua sự pha trộn rất riêng giữa tự do và lòng mộ đạo. Nếu bỏ qua khuynh hướng chống đối đầy nhiệt thành, ngọn lửa không bao giờ tắt biến con người mộng mơ thành chiến sĩ ngay khi những gì thiêng liêng với ông bị đe dọa, người ta có thể gọi ông là một nhà thơ lãng mạn.

Trong một đoạn văn, Hesse nói người ta không bao giờ được hài lòng với thực tại, người ta chẳng nên say đắm cũng như tôn thờ nó, bởi cái thực tại thấp kém, luôn gây thất vọng và đáng buồn này chẳng thể thay đổi trừ phi ta phủ nhận nó bằng cách chứng tỏ sức mạnh siêu việt của chúng ta.

Giải thưởng dành cho Hesse không chỉ đơn thuần là sự khẳng định danh tiếng của ông. Nó tôn vinh thành quả thơ ca của ông, thành quả thể hiện thông qua hình ảnh một con người tốt bụng trong cuộc đấu tranh của ông, đi theo tiếng gọi của mình với sự trung thành hiếm có, người trong kỉ nguyên bi thương này đã thành công trong trọng trách cầm vũ khí bảo vệ cho chủ nghĩa nhân đạo đích thực.

Thật không may, lý do sức khoẻ đã ngăn cản nhà thơ không thể tới Stockholm nhận giải. Thay vào đó, ngài Công sứ của Cộng hoà liên bang Thuỵ Sĩ sẽ thay mặt nhà thơ nhận giải.

Thưa ngài Công sứ, xin mời Ngài lên nhận từ tay Đức Vua tôn kính giải thưởng mà Viện Hàn lâm Thuỵ Điển trao cho người đồng hương của Ngài, nhà thơ Hermann Hesse.

(Tân Đôn dịch, Trần Tiễn Cao Đăng hiệu đính)


Diễn từ Nobel

Henry Vallotton, Công sứ Thuỵ Sĩ

Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì trận ốm đã giữ chân Hermann Hesse ở Thuỵ Sĩ. Nhưng, suy nghĩ của ông vẫn hướng về chúng ta, và lòng biết ơn sâu sắc của ông vẫn được thể hiện qua bức thông điệp mà ông muốn tôi gửi đến toàn thể quí vị: "Xin gửi lời chào chân thành và kính trọng đến ngày hội của quí vị. Trên tất cả, tôi muốn bày tỏ sự nuối tiếc đã không thể trở thành khách của quí vị, để chào hỏi và cảm ơn quí vị.

Sức khoẻ của tôi luôn rất kém; tôi đã trở thành người tàn phế suốt đời sau những tai ương của năm 1933, chúng đã huỷ hoại sự nghiệp của tôi và luôn luôn đè lên đôi vai tôi những bổn phận nặng nề. Nhưng tâm trí tôi không suy sụp, và tôi cảm thấy gần gụi với quí vị cũng như với ý tưởng đã truyền cảm hứng cho Quĩ Nobel, ý tưởng rằng tinh thần có tính quốc tế và siêu quốc gia, nó cần phải phụng sự hoà bình và hoà giải, chứ không phải chiến tranh và huỷ diệt.

Tuy nhiên, lí tưởng của tôi không nhằm làm lu mờ bản sắc dân tộc, điều đó sẽ dẫn đến một loài người đồng dạng về trí tuệ. Ngược lại, mong sao sự đa dạng dưới mọi hình dáng và màu sắc sẽ tồn tại mãi mãi trên trái đất thân yêu của chúng ta. Tuyệt diệu làm sao khi cùng một lúc tồn tại biết bao chủng tộc, biết bao dân tộc, biết bao ngôn ngữ, và biết bao quan điểm cũng như cách nhìn nhận khác nhau! Nếu tôi căm thù và không thể nhân nhượng với chiến tranh, sự xâm chiếm và thôn tính, đó là bởi nhiều lí do, nhưng còn bởi lẽ đã có quá nhiều những thành tựu xuất sắc, mang tính cá nhân cao độ và rất đỗi khác biệt từng phát triển một cách hữu cơ của nền văn minh nhân loại trở thành nạn nhân của những lực lượng đen tối này. Tôi căm thù sự đơn giản hoá vĩ đại (grands simplificateurs); tôi yêu cảm giác về phẩm chất, về sự khéo léo và độc đáo.

Là một người khách và đồng nghiệp của quí vị, tôi muốn gửi lời chào trân trọng tới Thụy Điển, quê hương của quí vị, tới ngôn ngữ và nền văn minh, lịch sử lâu đời và đầy tự hào của đất nước này, cũng như sự kiên gan bền bỉ của đất nước này trong việc duy trì và hình thành bản sắc độc đáo của mình. Tôi chưa một lần tới Thụy Điển, nhưng hàng bao thập kỉ nay tôi đã đón nhận vô vàn điều tốt đẹp từ đất nước quí vị kể từ món quà đầu tiên cách đây bốn mươi năm, đó là một cuốn sách của Thuỵ Điển, một bản của ấn phẩm lần thứ nhất Christ Legends (Huyền thoại về chúa Giê-su) do nhà văn Selma Lagerlof đề tặng, và suốt những năm qua còn nhiều mối giao lưu quí báu khác giữa hai quốc gia để rồi cuối cùng quí vị làm tôi phải sững sốt trước món quà cuối cùng lớn lao này. Hãy cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn từ sâu thẳm trái tim mình."

(Tân Đôn dịch, Trần Tiễn Cao Đăng hiệu đính )
Huệ
#24 Posted : Monday, November 17, 2008 10:10:24 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Dịch giả Phùng Khánh là Ni Trưởng Thích Trí Hải, Huệ biết, nhưng Phùng Thăng là ai, có dịch tác phẩm nào khác nữa không? Bạn nào biết, xin mách giùm.

XV, chị in ra tất cả 67 trang của Câu Chuyện Dòng Sông, đang đọc kỹ. Rose

xv05
#25 Posted : Monday, November 17, 2008 2:07:57 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Dạ, chị đọc từ từ nha chị Huệ. Em thích đọc lúc khuya hoặc lúc ngồi trên xe lửa buổi sáng đi làm. Đọc một hồi... hông nhớ gì hết trơn Big Smile
Nếu chị in ra, chị có nhớ in hai mặt giấy cho đỡ... hao không?
xv05
#26 Posted : Tuesday, November 18, 2008 12:15:57 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Không biết chị Tonka hôm nay... gặm tới ổ bánh mì khô thứ mấy rồi?

Em đọc truyện này lần đầu hồi nhỏ xíu, cũng không nhớ là mấy tuổi, đâu như hồi học lớp 6 lớp 7 gì đó. Mà hồi đó phải đọc...lén vì đó là truyện của người lớn, "con nít biết gì mà đọc". Sau này khi mình lớn lên thì quyển sách bị người trong nhà cho bạn bè mượn, cái rồi người ta "quên" trả.
Cho đến năm ngoái, một lần em có nói với chị PC là em vẫn ước được đọc lại quyển đó thì chị PC chỉ cho em biết nên tìm ở đâu. Thanks chị PC. (Ấy vậy mà gần đây em mới biết là chị PC lại cũng chưa đọc truyện này!!!)

Cũng như chị Huệ, ngày xưa còn bé bỏng - cắp sách đến trường học - vô tư nô đùa dưới gốc me Big Smile (đã vậy còn phải đọc lén) nên em không hiểu gì mấy chỉ thấy là rất hay.
Đoạn duy nhất em còn nhớ mang máng là lúc Tất Đạt gặp một cô gái giặt áo bên bờ sông, cũng không nhớ họ nói gì hay làm gì, chỉ nhớ là có gặp một cô thôn nữ đang giặt áo (sau này đọc lại thì em thấy là đoạn đó trong chương "Kiều Lan", trước khi T Đ vào thành phố và gặp Kiều Lan)

Tuy không nhớ gì và chưa hiểu gì nhiều về tác phẩm nhưng không hiểu sao lúc đó em lại hiểu rằng, muốn giác ngộ (đạt giải thoát) thì trước hết phải hiểu được chân lý cuộc đời, mà muốn hiểu được chân lý cuộc đời thì phải dấn thân vào cuộc đời trước đã, như Tất Đạt. Còn người bạn của Tất Đạt, lúc đó em không nhớ tên là Thiện Hữu (cho đến sau này đọc lại mới nhớ) vì không dấn thân nên không tìm ra chân lý cuộc đời nên không sớm đạt giải thoát bằng Tất Đạt.

Tonka
#27 Posted : Tuesday, November 18, 2008 1:45:08 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Đọc rồi nhưng...chưa xong Big Smile
Dạo qua ba bốn lần nhưng lần nào cũng chỉ được một đoạn rồi bỏ dở, nó khô không khốc. Ai nói hay chứ tui thấy khó nuốt quá ShyBig Smile
Huệ
#28 Posted : Wednesday, November 19, 2008 12:17:20 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

quote:
Gởi bởi xv05
Tuy không nhớ gì và chưa hiểu gì nhiều về tác phẩm nhưng không hiểu sao lúc đó em lại hiểu rằng, muốn giác ngộ (đạt giải thoát) thì trước hết phải hiểu được chân lý cuộc đời, mà muốn hiểu được chân lý cuộc đời thì phải dấn thân vào cuộc đời trước đã, như Tất Đạt. Còn người bạn của Tất Đạt, lúc đó em không nhớ tên là Thiện Hữu (cho đến sau này đọc lại mới nhớ) vì không dấn thân nên không tìm ra chân lý cuộc đời nên không sớm đạt giải thoát bằng Tất Đạt.

Đây là suy nghĩ của XV khi còn bé hay sau này ("còn người bạn của Tất Đạt, lúc đó em không nhớ tên là Thiện Hữu (cho đến sau này đọc lại mới nhớ) vì không dấn thân nên không tìm ra chân lý cuộc đời nên không sớm đạt giải thoát bằng Tất Đạt")?

Chị đọc xong bản tiếng Việt rồi và chị đọc cả lời người dịch nữa, Nhưng cũng chính vì đã đọc lời người dịch nên chị không muốn bị ảnh hưởng bởi người dịch, chị bèn đi kiếm bản tiếng Anh, nhất là để xem nghĩa của chữ Sa Môn và tìm hiểu xem Bà La Môn là thế nào đối với Tất Đạt và Thiện Hữu, chớ chị có nhiều thắc mắc lắm, mà cũng nhất định phải hiểu ngọn ngành.

Bản tiếng Anh xem thấy tựa như thế này đây.

Title: Siddhartha
An Indian Tale
Author: Herman Hesse
Translator: Gunther Olesch, Anke Dreher, Amy Coulter, Stefan Langer and Semyon Chaichenets

Thế là lại đem lòng ước muốn, đi kiếm nguyên tác tiếng Đức xem cái tựa có mắc mớ gì tới chữ An Indian Tale hay không. Dạ có. Tựa trong nguyên tác tiếng Đức là Siddhartha, nhưng bên trong sách tựa có thêm chữ "Eine indische Dichtung", một câu chuyện Ấn Độ. Vậy thì cái tựa Câu Chuyện Dòng Sông đã gửi gắm không nhiều thì ít chút tình của người dịch. Chị lại băn khoăn nữa và nhất định đọc kỹ lại những đoạn nói về dòng sông. À há, bây giờ chị đã khám phá ra người dịch chọn cái tựa Việt thật là có ý nghĩa. Đó là tại sao chị hỏi có ai biết thêm về dịch giả Phùng Thăng không.

Từ Bà La Môn trong truyện (tiếng Anh: Brahman, tiếng Đức: Brahmane) chỉ giai cấp cao nhất của xã hội Ấn Độ thời bấy giờ, là những người theo Ấn Giáo (Hindu), đa số là những vị học đạo, hiểu đạo uyên bác, được kính trọng. Thiện Hữu là con của một hiền triết Bà La Môn. Tất Đạt cũng là con của một hiền triết Bà La Môn. Tất Đạt là thần tượng trong mắt Thiện Hữu. "Thiện Hữu biết rằng chàng trai kia sẽ không trở thành một người Bà La Môn tầm thường, một người hành lễ tế thần biếng nhác, một kẻ ham nói phù du, một người hùng biện khoác lác, một mục sư xảo quyệt, hay chỉ một con chiên ngoan ngớ ngẩn giữa đàn chiên đông. Không, và chính chàng, Thiện Hữu cũng không muốn trở thành bất cứ một cái gì trong số ấy, trở thành một Bà La Môn như trăm ngàn Bà La Môn khác." Tất Đạt là người có tất cả, nhưng vẫn "không bình an và con tim không yên nghỉ". Hai người khao khát sự hiểu biết, khát khao hy vọng, rời bỏ gia đình để đi tìm những điều cao hơn cuộc sống bình nhật. Họ cùng sống với các Sa Môn được ba năm, trước khi được nghe Đức Phật thuyết pháp, "những người Sa Môn và các hoàng tử nghiêng mình trước Người." Thiện Hữu cũng trở thành đệ tử của Đức Phật. Theo Hermann Hesse, hào quang của đức Phật đã hướng Thiện Hữu vào con đường giải thoát, giải thoát khỏi khổ đau của sinh, lão, bệnh, tử, và rọi sáng cho Tất Đạt thấy được bản thân mình. Hai người bạn rẽ lối đường. Thiện Hữu nhất mực theo ánh đạo vàng, tuân theo khuôn vàng thước ngọc của đạo pháp. "Sáng sớm, một đồ đệ của đức Phật, một trong những vị tỳ kheo già nhất, đi khắp khu rừng và triệu tập tất cả những đồ đệ mới phát nguyện để khoác cho họ chiếc áo vàng và dặn dò về những lời chỉ giáo đầu tiên về phận sự của họ." Tất Đạt không đi tìm sự giải thoát khỏi khổ đau. Tất Đạt từ giã bạn, lên đường dấn thân vào cuộc sống để tự chiêm nghiệm mà tìm ra chân lý của mình.

XV, em đã chia xẻ những điều em đọc được sau này chưa? Chị nói vậy để tránh không giả thiết là cảm nghĩ của em về tác phẩm này là thế nào nha. Còn sau đây là suy nghĩ của chị, nói trước là rất chủ quan, chị gán cho nó, chứ không phải chị có ý định giải thích giùm cho Hermann Hesse.

Chị nghĩ Câu Chuyện Dòng Sông gây sóng gió vì trước hết cái tựa Siddhartha đã là táo bạo rồi. Theo tự điển, Siddhartha là "đạt được sự phong phú", nhưng không nhất thiết Hermann Hesse phải chọn cho nhân vật của mình mang tên trùng với Đức Phật như thế, mà sống và tìm đạo một cách khác thường, hay ít nhất cũng khác với những giới luật của đạo Phật như thế. Theo chị, điểm chính của tác phẩm không phải ở chỗ 'đạt đạo" hay "hướng đi nào đạt đạo sớm hơn, hay hơn." Theo chị, cái xung khắc của Câu Chuyện Dòng Sông là một bên Thiện Hữu đi tìm sự giải thoát, bên kia thì Tất Đạt đi tìm chân lý của cuộc đời và tìm ra đó là tình thương. Theo chị, cái xung khắc trong Câu Chuyện Dòng Sông là một bên tu tập bằng cách khép mình vào khuôn vàng thước ngọc, làm theo sự chỉ dẫn của người đi trước, một bên kia tu tập là dấn thân vào những thử thách vô chừng của cuộc đời và vượt qua được. Theo chị, cái xung khắc nằm ở chỗ một bên xa lìa nhân thế, tránh các cám dỗ để luôn luôn được thanh sạch, một bên là lao vào dòng đời, nếm trải tất cả để thắng được các cám dỗ và tự thắng được mình, một bên thoát tục, một bên nhập thế.

Chị đã đọc kỹ tác phẩm, và chị sẽ còn tiếp tục nghiền ngẫm nữa, như thường lệ. Đã thích thì chị đọc hoài hoài không chán, không thích thì một chữ cũng không có thì giờ. Chị nghĩ có lẽ nhiều độc giả không để ý chi tiết Tất Đạt không phải là nhân vật đi tìm đạo trong Phật Giáo. Tất Đạt là một người gốc Bà La Môn, nhưng đi tìm đạo mà không theo tôn giáo nào cả. So sánh Thiện Hữu và Tất Đạt như hai vị tăng thì không biết có nên chăng. Có thể nói thêm tác phẩm này gây sóng gió một phần vì đoạn Đức Phật trả lời Tất Đạt và những suy nghĩ của Tất Đạt sau đó.

Tonka ráng gặm thêm chút bánh mì khô nữa đi, Tonka ơi. Những đoạn phân tích nội tâm chị thấy rất hay và hấp dẫn. Tonka ráng đọc đi, cả một câu chuyện đầy tình tiết, đã dựng thành phim được thì không đến nỗi nào khô khan lắm đâu. Tonka mới gặm trúng cái cùi bánh mì. Big SmileTongue


(đã sửa lỗi chính tả và câu cú.)
Tonka
#29 Posted : Wednesday, November 19, 2008 1:10:57 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Gặm hết vỏ nhưng chưa đụng tới ruột Tongue
xv05
#30 Posted : Wednesday, November 19, 2008 2:11:50 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Chị Huệ, em trả lời tóm tắt thôi nha, từ từ rồi mới đi sâu thêm ( em phục chị cách trả lời, cách phân tích ngọn ngành, chi tiết, chữ nghĩa lai láng trong khi em chỉ ngắn gọn vài dòng thì hết... chữ!!!!)

Cảm nghĩ trong cái post trên của em là hồi nhỏ, lúc đó em dù chưa hiểu sâu xa nhưng không hiểu sao em cứ "cho" là như thế! Thật là bây giờ em cũng chưa dám nói là em đã thật sự hiểu CCDS.
Cũng từ tác phẩm này mà từ khi đó em biết được là Bà La Môn là giai cấp thượng lưu ở Ấn dù không biết họ theo đạo Hindu.

Chị hỏi em đã chia sẻ ý nghĩ khi đọc lại lần sau này chưa.
Dạ chưa! chỉ là cảm nghĩ hồi bé tí teo thôi.
Đúng ra hồi đó em đã nghĩ (về Tất Đạt) theo tiến trình : muốn đạt đạo (ở đây, đạo = con đường (giải thoát) --> (thì phải) hiểu chân lý cuộc đời --> (thì phải) dấn thân vào cuộc đời.



Bây giờ em "thấy" khác. Tất Đạt đã đi theo tiến trình ngược lại: khao khát hiểu biết --> dấn thân --> hiểu ra chân lý cuộc đời --> giác ngộ (chấp nhận, yêu thương và bao dung (với cuộc đời).

Chị Huệ:
Chị nghĩ có lẽ nhiều độc giả không để ý chi tiết Tất Đạt không phải là nhân vật đi tìm đạo trong Phật Giáo. Tấ Đạt là một người gốc Bà La Môn, nhưng đi tìm đạo mà không theo tôn giáo nào cả.


Nhưng ít nhiều thì Tất Đạt cũng chịu ảnh hưởng của phật giáo (?)
Có một điều là khi đề cập đến các từ ngữ như "giác ngộ", "giải thoát" thì mọi người lại nghĩ rằng người đó phải theo đạo Phật hoặc là một tu sĩ Phật giáo, có thể đúng và không đúng. Vì một người không theo đạo Phật hoặc không là tu sĩ vẫn có thể giác ngộ hoặc tìm thấy giải thoát khỏi những phiền não của cuộc đời theo một ý nghĩa hoặc theo một cách nào đó.

Chị Huệ:
Theo chị, điểm chính của tác phẩm không phải ở chỗ 'đạt đạo" hay "hướng đi nào đạt đạo sớm hơn, hay hơn."
Theo chị, cái xung khắc trong Câu Chuyện Dòng Sông là một bên tu tập bằng cách khép mình vào khuôn vàng thước ngọc, làm theo sự chỉ dẫn của người đi trước, một bên kia tu tập là dấn thân vào những thử thách vô chừng của cuộc đời và vượt qua được.[/


Chắc chắn không thể nào nói được hướng đi nào hay hơn hoặc cách tu nào mau đạt hơn, em đồng ý với chị là tác phẩm không nhấn mạnh vô điểm đó. Vì hình như lúc sau này Tất Đạt không còn là tu sĩ. Gọi là cư sĩ có đúng hơn không?
Theo em nhận thấy, "đạt đạo" theo tư tưởng của tác phẩm có thể là "tìm được (con đường) giải thoát khỏi những đau khổ của cuộc đời vì biết bao dung và yêu thương nó (-->chân lý cuộc đời) chứ không phải "đạt đạo" là thành Phật hay lên Niết Bàn.
Cho nên những người không có đạo hoặc theo các đạo khác vẫn có thể "ghiền" tác phẩm này vì giá trị văn chương và nhân bản của nó.

Nhưng sao em lại không thấy hai hướng đi của hai người bạn là điểm xung khắc chính của tác phẩm. Không hiểu sao em lại thấy nhân vật Thiện Hữu chỉ là nhân vật phụ để tôn nhân vật chính là Tất Đạt với những trăn trở nội tâm lên. Và con đường tu hành thanh sạch của TH được đặt song song với con đường đầy thử thách của TĐ để làm nổi bật sự dấn thân (vô cuộc đời), hiểu biết và bao dung (với cuộc đời) và để biết yêu thương nó của Tất Đạt.




xv05
#31 Posted : Wednesday, November 19, 2008 5:11:11 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Em xin giải thích thêm về cảm tưởng của em về Thiện Hữu.
Em thấy Thiện Hữu gần như là một người dẫn truyện. Trong các cuộc đàm luận giữa hai người bạn, thường thì Thiện Hữu chỉ đặt câu hỏi để Tất Đạt trình bày tư tưởng của mình (có thể xem như là tư tưởng của tác giả và tác phẩm)

Chị đọc vậy là nhanh lắm. Hồi em đọc, em đọc cả tháng, có thể còn hơn nữa, trở qua trở lại hoài vì đọc xong rồi.... quên. Cao siêu quá nên hiểu xong phần sau thì lại quên béng cái phần trước!
Đặc biệt là các đoạn phân tích nội tâm thì em đọc rất chậm, phải đọc tới đọc lui một đoạn, có khi một câu đến hơn một lần, để "sống" với nội tâm của nhân vật. Thường là sau mấy đoạn đó là em ngưng vì sợ bị... tẩu hỏa nhập ma Big Smile


Cách hay nhứt để "bàn loạn" lần này là chị trình bày cảm tưởng và nhận xét của chị (bàn) rồi em nương theo đó để (loạn) theo.
Không biết các anh chị khác có đồng ý theo cách này không?
Tonka
#32 Posted : Thursday, November 20, 2008 8:10:19 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Dĩ nhiên là đồng ý theo cách của XV Wink nhưng làm vậy cũng là hơi làm khó chị Huệ Tongue Nhưng chị Huệ thì có bản lãnh Approve
xv05
#33 Posted : Thursday, November 20, 2008 8:34:54 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
hihihi em phải "dụ" chị Huệ như thế để nghe chỉ phân tích những chỗ mình chưa hiểu Wink, chứ em có biết gì đâu mà dám bàn, thấp thấp cỡ cái ghế chưa biết được chưa nữa á Shy
Tonka
#34 Posted : Thursday, November 20, 2008 9:06:27 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Hôm qua TK gồng mình leo lên đò qua sông. Đò dọc đò ngang lướt đi nhanh quá thành ra chưa nghe được giòng sông nói cái gì Wink
Đọc lướt qua cái phần Tất Đạt nói chuyện với Cồ Đàm, TK đâu có thấy cái gì mà "gây sóng gió" trong tư tưởng Phật giáo. Truyện này đã được dựng thành phim rồi hở chị Huệ?

xv05
#35 Posted : Thursday, November 20, 2008 9:35:26 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Bàn "lén" chị Huệ xíu hén!

Em đoán là "sóng gió" ở cái chỗ này nè":

Tất Đạt:
"....Ngài đã đạt được nhờ sự tìm kiếm của riêng Ngài và bằng đường đi của chính Ngài, bằng suy tư, bằng thiền quán, bằng hiểu biết và trí tuệ.
Ngài bảo không học được gì từ những lời giảng dạy, và bởi thế, kính bạch đấng Giác Ngộ, tôi nghĩ rằng không ai tìm được giải thoát qua những lời chỉ giáo. Ngài không thể, hỡi đấng Toàn Giác, truyền cho ai bằng danh từ và giáo lý những gì đã đến với Ngài trong giờ Ngài giác ngộ.
Lời chỉ giáo của đấng Giác Ngộ bao hàm rất nhiều, dạy rất nhiều, phải sống thế nào, phải tránh điều ác như thế nào.
Nhưng có một điều mà giáo lý sáng sủa và giá trị ấy không chứa đựng, ấy là những gì huyền bí mà đấng Giác Ngộ đã chứng nghiệm – Ngài độc nhất giữa hàng trăm nghìn người khác.
Chính vì lẽ thế mà tôi phải đi con đường của tôi
, không phải để tìm thêm một lý thuyết tốt đẹp hơn, vì tôi biết không có, nhưng để từ bỏ tất cả lý thuyết và thầy dạy, để tự mình đạt đến đích – hay chết. "


Bây giờ Tonka đọc lại, chỉ đọc mấy cái phần em gạch dưới và in đậm thôi nha. Đó đó...


Tonka
#36 Posted : Thursday, November 20, 2008 12:05:44 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Cám ơn XV đã chỉ điểm dùm. TK đọc phần trên vẫn không thấy có gì nghịch lý, không lẽ mình hiểu đạo Phật khác với mọi người Big Smile

Đúng là không thể ôm một mớ giáo lý rồi ngồi đó tụng hoài thì sẽ được giải thoát. TK tin rằng Phật cũng nói như vậy (ai đọc kinh sách nhiều thì mần ơn verify hộ Wink). Phật cũng đâu có đọc kinh điển gì đâu để đắc đạo. Kinh điển giáo lý là do người ta chép lại sau này và rồi từ đó hình thành Phật Giáo. Đọc kinh điển để hiểu, rồi thì quên nó đi. Ôm nó hoài thì nó sẽ trở ngại mình trên con đường đạo. Con đường phải tự mình đi thì mới đến được, bằng suy tư và thiền quán. Tất Đạt bỏ Cồ Đàm ra đi cũng là chuyện bình thường, bởi hai người không có duyên thầy trò với nhau chứ không phải vì bất đồng quan điểm. Thời cơ của Tất Đạt chưa đến, ông còn duyên nợ với đứa con phải trả cho xong. Con đường đạo của Tất Đạt khác với Thiện Hữu nhưng đều đi đến một mục đích. Không phải ai đi theo Phật cũng sẽ đắc đạo. Nếu không tỉnh thức và có đủ nghị lực như Tất Đạt thì cũng không nên dấn thân tìm đạo kiểu đó, rớt là cái cẳng Big Smile. Trong truyện này, tác giả chỉ nói đến vài nhân vật, không nhắc đến duyên nghiệp tác động lên cuộc đời hiện tại của nhân vật như thế nào, cho nên không thể dùng nó để so sánh với lời giảng của Phật được.
xv05
#37 Posted : Thursday, November 20, 2008 12:58:22 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)

Cái đoạn đối thoại giữa hai người ở trên "gây sóng gió" như là một tư tưởng bộc phá (không phải bộc phát) chớ không phải gây sóng gió đối với tư tưởng Phật giáo đâu. Wink
(Vì Tất Đạt đi tìm "đạo" mà không theo "đạo" nào hết.)




ngodong
#38 Posted : Thursday, November 20, 2008 2:22:50 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05


Cách hay nhứt để "bàn loạn" lần này là chị trình bày cảm tưởng và nhận xét của chị (bàn) rồi em nương theo đó để (loạn) theo.
Không biết các anh chị khác có đồng ý theo cách này không?



Hi hi người này ăn gian á.

Chị Huệ ơi - chị phân tích hay quá - Câu Chuyện Dòng Sông và Đôi Bạn Chân Tình ông Hermann Hesse viết tương đối giống nhau - một cho Phật Giáo - một cho Thiên Chúa Giáo.

Tư tưởng tiến bộ - sâu sắc lôi từng li từng tí một, những gút mắc đời sống tâm linh của con người vào tác phẩm của ông, không phải là dễ. Em đã nín thở đọc những nhận xét của ông qua các câu vấn câu đáp. Em theo công giáo nên truyện Đôi Bạn Chân Tình dễ nuốt hơn Câu Chuyện Dòng Sông, muốn hiểu một cách tương đối, em phải tìm đọc thên Ánh Đạo Vàng.
Ngày xưa, anh của em đọc sách nhiều, hai đứa không gặp thì thôi, gặp là cãi nhau về sách đã đọc - nhờ vậy mà em đọc như khùng vậy đó - toàn là những quyển khó nuốt. Bây giờ nhiều khi em cãi... anh em la, em nhắc tại hồi xưa anh cho em cãi, nên quen luôn đến bây giờ.

Em không giỏi sinh ngữ, nên đành chấp nhận đọc truyện dịch - Em nhớ cả truyện Lâu đài người bán nón của A.J.Cronin nữa chị có đọc chưa?



Sách là nguòi bạn quí, mỗi lần đọc lại hiểu thêm bao điều hay.
Huệ
#39 Posted : Thursday, November 20, 2008 7:34:26 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

quote:
Gởi bởi Tonka

Cám ơn XV đã chỉ điểm dùm. TK đọc phần trên vẫn không thấy có gì nghịch lý, không lẽ mình hiểu đạo Phật khác với mọi người Big Smile

Đúng là không thể ôm một mớ giáo lý rồi ngồi đó tụng hoài thì sẽ được giải thoát. TK tin rằng Phật cũng nói như vậy (ai đọc kinh sách nhiều thì mần ơn verify hộ Wink). Phật cũng đâu có đọc kinh điển gì đâu để đắc đạo. Kinh điển giáo lý là do người ta chép lại sau này và rồi từ đó hình thành Phật Giáo. Đọc kinh điển để hiểu, rồi thì quên nó đi. Ôm nó hoài thì nó sẽ trở ngại mình trên con đường đạo. Con đường phải tự mình đi thì mới đến được, bằng suy tư và thiền quán. Tất Đạt bỏ Cồ Đàm ra đi cũng là chuyện bình thường, bởi hai người không có duyên thầy trò với nhau chứ không phải vì bất đồng quan điểm. Thời cơ của Tất Đạt chưa đến, ông còn duyên nợ với đứa con phải trả cho xong. Con đường đạo của Tất Đạt khác với Thiện Hữu nhưng đều đi đến một mục đích. Không phải ai đi theo Phật cũng sẽ đắc đạo. Nếu không tỉnh thức và có đủ nghị lực như Tất Đạt thì cũng không nên dấn thân tìm đạo kiểu đó, rớt là cái cẳng Big Smile. Trong truyện này, tác giả chỉ nói đến vài nhân vật, không nhắc đến duyên nghiệp tác động lên cuộc đời hiện tại của nhân vật như thế nào, cho nên không thể dùng nó để so sánh với lời giảng của Phật được.

XV đã chỉ ra giống như điều chị ngụ ý rồi đó. Về những suy nghĩ của Tonka, đó đúng là thuyết nhà Phật. Nhưng Hermann Hesse không nói hẳn như vậy. Và chính vì thế mà sóng gió. Và chính vì tư tưởng của Hermann Hesse không thuần túy hoặc rõ ràng là tư tưởng nhà Phật nên người đọc có thể phê phán tư tưởng của ông “phỉ báng đạo Phật hay đề cao đạo Phật” như người dịch đã chú.

Hermann Hesse nói Con đường đạo của Tất Đạt khác với Thiện Hữu nhưng đều đi đến một mục đích. Hermann Hesse cũng định nghĩa mục đích chung này là bến giác (bên này của dòng sông là bờ mê). Đọc lại đoạn Tất Đạt “đối chất” (chữ của người dịch) Đức Phật, chị thấy, qua Tất Đạt, Hermann Hesse vạch ra một điều mà ông gọi là “khe hở nhỏ” trong những lời thuyết pháp của Đức Phật, những lời mà Tất Đạt rất thán phục. (XV đã trích đoạn ở trên.)

Cũng một lẽ đó, Hermann Hesse, theo chị đọc, lại muốn nói Tất Đạt không quy y theo Đức Phật, tự mình tìm lấy giác ngộ của mình chỉ bằng cách lắng nghe dòng sông. Tất Đạt qua được bến giác là nhờ gặp “một người ở trên khúc sông này đã là tiên phong của tôi và thầy tôi. Ông ta là một người thánh thiện trong bao nhiêu năm đã chỉ tin vào dòng sông, và không tin gì khác.” Hermann Hesse cho nhân vật chính của mình đi tìm đạo (chỉ là đạo), nhưng không quy y, mặc dầu đã gặp được Phật. Thêm nữa Hermann Hesse lại cho Tất Đạt gặp Vệ Sử, người chèo đò, giống như gặp được “một Bồ Tát âm thầm sống giữa cuộc đời.” (lời người dịch), không giảng dạy một điều gì. Tuy nhiên, theo chị đọc, Hermann Hesse không nhằm gạt bỏ Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, cũng như không đả phá Bà La Môn. Tác giả đã mô tả Tất Đạt là con của một bâc hiền triết Bà La Môn, đủ điều kiện để đi tiếp con đường cao quý của phụ thân, Tất Đạt vẫn từ bỏ để đi tìm đạo. Sau ba năm cùng với những Sa Môn làm khất sĩ, sống khổ hạnh, diệt dục, Tất Đạt thất vọng vì không tìm được đạo và lại ra đi. Quả thật, theo chị đọc, Tất Đạt lớn lên trong ảnh hưởng của tôn giáo nên khát khao ý nghĩa của cuộc đời, nhưng không theo tôn giáo nào vì không thỏa nguyện với sự chỉ dạy của tôn giáo nào. Tất Đạt vẫn tiếp tục đi tìm cho đến khi gặp dòng sông.


Tonka
#40 Posted : Friday, November 21, 2008 12:51:41 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
XV: TK theo tôn chỉ của Mme Ngô: Nói lộn nói lại lại lộn Big Smile

Với riêng độc giả Tonka thì tác phẩm này bình thường thôi. Mấy chục năm nay chưa muốn đọc nó. Bây giờ phải cố gắng nhiều lần mới có thể đọc lướt để hiểu câu chuyện nói về cái gì. Một tác phẩm không thể lôi cuốn người đọc nghiền ngẫm từng chữ từng câu thì nó không...hay Tongue
Có lẽ người ta thấy nó hay khi họ liên tưởng tới cái tư tưởng của tác giả đằng sau tác phẩm qua các nhân vật. Và TK cũng không thấy tư tưởng này là bộc phá (well, có nói ở trên rồi Tongue). Dĩ nhiên mình phải dựa vào một cái gì đó để làm sự so sánh - trong trường hợp này là tư tưởng Phật giáo. Thành ra nếu nói đừng mang kiến thức Phật giáo vào thì không thể nói cái gì được hết. Con đường đi của Tất Đạt ít nhiều tương tự như con đường đi của Cồ Đàm (hay dựa vào câu chuyện thật của Cồ Đàm mà viết ra).
Users browsing this topic
Guest (24)
3 Pages<123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.