Rank: Advanced Member
Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 1,295 Points: 345 Location: Westminster, CA
Was thanked: 10 time(s) in 9 post(s)
|
quote: gởi bởi PC thì họ mong như vậy đó. Thần thông thì như mấy ông fakir đi trên lửa, chông đâm vô mình không sao, hay đi trên mặt nước. Còn chứng ngộ thì tùy quan điểm thế nào là chứng ngộ. Hồi xưa Đức Phật đi tu theo các phái khác cũng chứng đạt tới tứ thiền, nhưng Ngài chưa thấy giải thóat cho nên bỏ thầy đi tìm đường tu. Yoga cũng thiền đó chớ. Thiền không phải là độc quyền của Phật giáo đâu.
quote: gởi bởi dtqa Nếu như vậy thì có nhiều cách thiền không chị PC?
quote: gởi bởi PC
Theo chị thấy thì ngay trong Phật giáo cũng có nhiều pháp môn tu thiền: thiền công án, thọai đầu, thiền tứ niệm xứ, v...v...
Hổng có ai thiền định mà lại gõ mõ đâu. Tụng kinh theo Đại thừa thì mới thường dùng mõ.
Không biết trong món thiền nào lại có nhạc, chớ còn thiền theo Phật Thích Ca thì không có vụ nghe nhạc nhiếc gì hết.
quote: gởi bởi dtqa
"Đi loanh quanh trở lại điểm khởi đầu". Nếu có nhiều pháp môn tu thiền, thì khó có thể nói rằng cách nào đúng, cách nào sai. Riêng em suy nghĩ rất đơn giản, tu, thiền... theo cách nào đi nữa, chắc chắn vào lúc ban đầu phải có khuôn mẫu, như là con đường, là đạo để hướng dẫn mình đi đến cái đích mình muốn. Nhưng nếu không thể phá bỏ khuôn mẫu để "thoát", để thấy "có" trở thành "không", thì chính là mình đang đi loanh quanh...
quote: gởi bởi PC
Chị thấy không có gì loanh quanh hết. Quan điểm của chị là tu thiền theo cách của Phật dạy là thì sẽ thành Phật (có khi không phải ngay trong kiếp này đâu, tùy căn cơ của mình nữa). Còn thiền theo các cách nào khác thì sẽ đi về nơi chốn mà vị sư phụ đó đề ra. Cho nên mình phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định theo môn phái nào đó. Xem coi họ tính dẫn mình đi đâu. Nếu nơi chốn muốn tới đó phù hợp với mong ước của mình thì mình đi, chứ đừng có mình muốn một đàng mà theo họ đi tới một nẻo khác (dù có khi họ lấy danh nghĩa Phật ra để mình tin theo). Lúc đó mới là loanh quanh đó, loanh quanh trong cõi ... luân hồi.
quote: gởi bởi dtqa Hình như cái loanh quanh của em với cái loanh quanh của chị PC nó không có ăn khớp với nhau...
quote: gởi bởi PC
Mình có thể đi từng ý nhỏ. Như câu của qa "Nếu có nhiều pháp môn tu thiền, thì khó có thể nói rằng cách nào đúng, cách nào sai". Có thể chớ, nhưng sai và đúng theo tiêu chuẩn nào? Nếu theo Phật thì thành Phật, theo ông BaBa (một đạo sĩ đương thời đã có tín đồ ở VN) thì về cõi của ổng, theo ông Tám Lương Sĩ Hằng thì xuất hồn, v..v...Giống như mình đi du lịch mà có người bảo thích đi Nhật hay đi Anh? Nếu mình thích đi Anh thì theo người hướng dẫn đi Anh, còn thích đi Nhật thì theo người đi Nhật. Chớ còn mình muốn đi Anh mà cứ theo chân người hướng dẫn đi Nhật thì mình sẽ cứ đi.... loanh quanh là cái chắc rồi.
Nếu đức Phật đã chỉ ra con đường mà nhờ đó Ngài được chứng đắc giải thóat thì tại sao ta không theo (nếu đồng ý với quan điểm của Ngài) mà lại muốn phá bỏ khuôn mẫu mà thóat ra? thóat ra đâu? Nếu muốn ra khỏi con đường đó thì đâu còn là người Phật tử (người theo chân đức Phật nữa). Tại sao đi theo con đường Ngài đi lại là đi loanh quanh? Không hiểu ý qa muốn nói gì?
Thật sự có lẽ niềm thao thức (chánh đáng) của hành giả chính là: pháp tu nào là của đức Phật? pháp nào do người sau bày ra?
quote: gởi bởi dtqa
Thì em có nói là cái nghĩa loanh quanh của em nó không ăn khớp với cái loanh quanh của chị đó mà. Thật ra em không có nói đến đạo Phật mà chỉ nói đến việc tu tập chung chung áp dụng cho tất cả các đạo. Tuy nhiên, vì chị PC theo đạo Phật nên thôi nói riệng một đạo cho đơn giản. Em không có nói là đi theo con đường của đức Phật đi mà lại là đi loanh quanh. Em cũng không nói muốn phá bỏ khuôn mẫu của đức Phật. Em muốn nói rằng nếu tu tập theo khuôn mẫu một cách cứng ngắt, tu thì phải thế này mới đúng cách, thiền thì phải thế kia mới đúng cách, ăn chay thì phải thế nọ mới đúng cách, thì đến bao giờ hành giả mới đi ra được khỏi cái khuôn của chính mình?. Khi còn "đóng khuôn", tức là còn chấp (tướng), mà còn chấp thì chỉ thấy "có" chứ không thấy "không", khi mà xung quanh chỉ có "có" mà không không "không" thì làm sao "thoát"? Có nghĩa là hành giả tuy là nghĩ mình đang đi theo đường của Phật nhưng trên thực tế là đang đi loanh quanh trong chính cái khuôn của mình. Còn hỏi thoát là thoát ra đâu? Chị PC đã trả lời rồi đó, thoát ra đến chỗ của Phật chứ ra đâu. Em nghĩ trong việc tu tập, trí càng mở thì càng lãnh ngộ được nhanh hơn, vì khi đó hành giả đang lần lần phá bỏ cái khuôn trong tâm trí của mình.
quote:Gởi bởi Phượng Các
Thật sự có lẽ niềm thao thức (chánh đáng) của hành giả chính là: pháp tu nào là của đức Phật? pháp nào do người sau bày ra?quote: gởi bởi dtqa Em nghĩ pháp tu nào cũng chỉ là phương tiện mà thôi, không phải cứ theo pháp tu của Phật thì ắt đi đến được nơi Phật đến, mà theo pháp tu của người sau bày ra là... trật đường rày. Bây giờ em theo pháp tu của Chúa mà muốn đến nơi của Phật thì có được không? Em tin là được vì chỉ có một điểm đích duy nhất. Hay nói cách khác, tất cả phương tiện (tức là pháp tu) đều nhằm giúp đưa ngừơi tu tập đến một điểm đích, đó là sự giải thoát.
quote: gởi bởi PC quote:Gởi bởi ductriqueanh Hay nói cách khác, tất cả phương tiện (tức là pháp tu) đều nhằm giúp đưa ngừơi tu tập đến một điểm đích, đó là sự giải thoát.
Theo chị biết tiểu sử nói về tiến trình tu chứng của Phật thì Ngài đã theo các pháp khác rồi, vì không nhận thấy các pháp đó đạt đến mục tiêu giải thóat (theo Ngài) cho nên Ngài mới tự mình đi theo cách của Ngài và đắc quả. Sau đó Ngài tuyên bố pháp của Ngài. Ai thấy hạp thì theo. Chị không thấy pháp của Phật là đi loanh quanh gì cả. Con đường Ngài chỉ ra - chị thấy ví như vậy hợp hơn là ví nó như cái khuôn - đã sẵn bày ra. Đi hay không là quyết định của từng người. Qa bảo là phương tiện nào cũng đưa con người đến sự giải thóat thì là quan điểm của qa. Ai thấy đúng thì qa có đệ tử (có chưa vậy?).
quote: gởi bởi dtqa Chị PC ơi, em chưa từng nói là pháp của Phật là đi loanh quanh, cũng không thấy như vậy. Em cũng chưa từng ví con đường của Phật là cái khuôn. Em nói rằng hành giả đôi khi (đôi khi thôi, không phải ai cũng rơi vào trường hợp này) đóng khuôn chính mình và kết quả là đi loanh quanh trong cái khuôn của chính mình. Cái khuôn ở đây có thể hiểu là tướng. Còn trong khuôn tức là còn chấp tướng, mà còn chấp tướng thì không diệt ngã được, không diệt ngã được thì làm sao giác ngộ?
Đạo là con đường. Và trên con đường đi đến giải thoát có nhiều phương cách tu tập, ví như các phưong tiện giúp hành giả đi đến đích. Mỗi người sẽ có niềm tin riêng về cách tu của mình. Biết đường và có phương tiện chưa chắc đã đi đến đích vì nếu vậy thì thế giới sẽ không có chiến tranh như ngày nay. Tuy nhiên, tu là giúp cho tâm hồn thanh thản, giảm tham thân si, không chấp hình tướng, hay ngôn ngữ. Ngay trong Phật Giáo cũng có hàng ngàn pháp tu, tùy theo mỗi người, mỗi hoàn cảnh. Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo là những triết lý căn bản trong Phật Giáo mà người Phật Tử nào cũng nghe qua, nhưng thực hành trong đời sống thường ngày lại là một thử thách khác.
quote: gởi bởi PC
Nếu qa thấy hành giả nào đó đi loanh quanh thì qa có muốn chỉ cho họ ra khỏi cái sự đi loanh quanh không vậy?
quote:Gởi bởi ductriqueanh Tuy nhiên, tu là giúp cho tâm hồn thanh thản, giảm tham thân si, không chấp hình tướng, hay ngôn ngữ.
Đây là định nghĩa của qa về tu, không phải là định nghĩa của Phật. Với Phật tu có mục đích là giải thóat ra khỏi luân hồi sinh tử.
quote: gởi bởi dtqa Vậy Phật dạy tu làm sao thì mới được giải thoát ra khỏi luân hồi sinh tử?
Dọn nhà sang đây bàn lựng tiếp....
|