[Bàn... lủng chuyện tu bên phòng bọ rầy tiếp tục ở đây
]
Chị PC và các chị
Nếu mà em im không nói năng gì rồi vào chơi các phòng khác thì có vẻ... thất lễ quá, mà trả lời thì... ngại quá. Nếu trả lời ngắn gọn và may mắn được người đọc hiểu ý thì xong, bằng không thì câu chuyện lại càng rối rắm hơn, còn nếu trả lời cho đến ngọn ngành thì.... chắc mọc rễ ở trước computer luôn
Những "đối thoại" qua lại ở bên phòng... bọ rầy của chị Huệ sau khi xem hình bọ rầy có thể được tóm tắt như sau:
quote:
Gởi bởi Tonka
Mém nổi da gà
quote:
Gởi bởi PC
Nè, có đề mục để "tu" rồi đó nha! Là phải quán làm sao để khỏi "ghê" tụi nó nữa đó mới là "đạt đạo" (hello Quế Anh!).
quote:
Gởi bởi ductriqueanh
Hello chị PC, chị hello em thì em cũng có théc méc nè. Người bị chứng bệnh sợ sâu bọ (không biết từ --phobia gì nữa em quên rồi) thì làm cách nào mà "quán" để khỏi "ghê" tụi nó?
quote:
Gởi bởi PC
QA thấy mấy con đó với QA có mối liên hệ nào không vậy?
quote:
Gởi bởi ductriqueanh
cũng không dám trả lời chị PC, chị lại... dí em chạy có cờ
quote:
Gởi bởi PC
đó cũng là cái test để đo coi mình có đạt đạo chưa đó QA ạ (hình như QA có hỏi làm sao biết mình đắc đạo đó). Một dấu hiệu là đương sự (nguời đắc đạo) phải có khả năng biện tài. Là ai hỏi gì cũng phải biết câu trả lời. Nếu nguời ta hỏi mình mà mình thấy bí lù rồi đâm ra nổi giận lên thì....đường tu còn dài lắm em ui.....
quote:
Gởi bởi ductriqueanh
Chị PC ơi, chị hiểu khác ý của em rồi, em không dám trả lời để chị rượt em không phải là em sợ chị dí em vô góc tường em bí lù rồi giãy lên đành đạch bắt đền chị đâu, mà tại vì em không muốn... phiền. Mười năm về trước thì em rất thích tranh luận, tranh cãi cho tới cùng, nếu cần phải chong đèn tra cứu sách vở để bảo vệ lý lẽ của mình em cũng làm. Bây giờ thì em thấy mấy chuyện đó không cần thiết nữa. Khi có thảo luận, em chỉ đưa ra quan điểm của mình một hai lần, nếu mà thấy cuộc bàn luận không đi đến đâu hay bắt đầu... nóng, thì em rút lui. Bảo em thua chạy cũng được, bảo em co vòi rút cổ cũng được, bảo em... bí lù cũng xong, không phải là điều quan trọng.
Em nghĩ, nếu có duyên gặp được một người đắc đạo để nghe họ biện tài cũng là một điều may mắn trong đời. Nhưng hình như những người đắc đạo họ lại ít thích biện tài...
quote:
Gởi bởi PC
Không phải gọi là "cũng may mắn" đâu, đó chính là một cái duyên cực kỳ hạnh ngộ, không biết tu bao nhiêu kiếp mới gặp đó chớ. Còn bảo là người đắc đạo ít thích biện tài là một điều . Đức Phật là người đắc đạo và Ngài có biện tài, trong sách gọi là biện tài vô ngại. Nhưng Ngài không chủ trương tranh cãi. Tất cả những tranh luận nhằm vào hơn thua về lý lẽ chớ không nhằm sáng tỏ chân lý, Ngài gọi đó là hý luận, và khuyên đệ tử nên tránh. Vả lại, người mà chịu tu (hành thiền) tới lúc nào nó sẽ ngộ được chân lý mà lời lẽ không thể diễn đạt được. Bởi vì nếu dùng lời mà diễn đạt được chân lý thì chỉ cần dỏng tai ra mà nghe, cần gì tu hành nữa.
Ngay cả gặp được người giỏi (huống gì là đắc đạo) mà không được nghe họ nói (biện tài) là vì cái duyên giữa ta với họ không đủ để được nghe. Trong Kinh Dịch gọi là "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu". Giống như cái máy thu âm phải cấu tạo thế nào mới bắt được làn sóng phát ra từ máy phát.
quote:
Gởi bởi xv05
hí hí
QAnh ơi, vậy là "ngộ" rồi ha! mi to
quote:
Gởi bởi PC
QA có lần hỏi là khi đạt đạo thì tự ta biết hay là có ai certified cho không? Với câu "ấn chứng" này của xv, QA nghĩ sao? Có người certified cho QA chưa? và QA có cho là sau câu ấn chứng đó thì QA thành ra "ngộ"!
quote:
Gởi bởi Tonka
Họ chỉ
quote:
Gởi bởi PC
Quý bạn có thể nào đưa thí dụ nhân vật nào đắc đạo mà ít thích biện tài (qa + xv) và chỉ cười (tonka) hay không?
Trong cuốn Nghĩ Từ Trái Tim của BS Đỗ Hồng Ngọc, một cuốn sách nói về Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, ông cho rằng Đức Phật ắt là cười tủm tỉm, cười ha hả khi ngộ được cái không. Theo PC đọc trong kinh sách Pali thì cho tới nay PC chưa thấy đoạn nào đức Phật cười cả.
Trước hết phải nói về cách nói chuyện và cách viết văn nói của em, em hay dùng chữ "mình", nên có lẽ làm nhiều người tưởng rằng "mình" đây là "em", là "dtqa". Thật ra chữ "mình" mà em dùng ý chỉ cái "tôi" cái "self" của bất cứ ai. Do đó tất cả những câu hỏi của em đặt ra chẳng phải là hỏi cho riêng cá nhân em, mà hỏi chung chung ai cũng có thể áp dụng cho bản thân nếu thích hợp.
Do đó khi em hỏi rằng
Người bị chứng bệnh sợ sâu bọ (không biết từ --phobia gì nữa em quên rồi) thì làm cách nào mà "quán" để khỏi "ghê" tụi nó? mà chị PC lại hỏi ngược lại em
QA thấy mấy con đó với QA có mối liên hệ nào không vậy? , thì ngay điểm này đã là "trật đường rày" rồi, vì cái mối liên hệ CỦA EM với con bọ rầy mà em cảm nhận được chẳng dính dáng gì đến người bị bệnh sợ bọ rầy cả. Cho nên em suy nghĩ, nếu mà trả lời thì cũng được, nhưng mà chỉ mang thêm phiền cho mình chứ chẳng phải là việc của mình, vì tất nhiên chị PC sẽ "chất vấn" em tiếp. Cho nên em đã... thoái lui, xin miễn không trả lời.
Em hỏi
"làm sao biết mình đắc đạo", không phải là để có ý "test" xem dtqa đã đắc đạo hay chưa. Mình ở đây không phải là dtqa đâu, nên câu hỏi có lẽ nên được hỏi rõ ràng hơn rằng: "Làm sao một người có thể biết được mình đã đắc đạo?" Và câu này thì chị PC đã trả lời rồi.
. Theo chị PC giảng thì Đức Phật khi đắc đạo thì tự biết và không cần ai cầu chứng, và tu là một điều tự nguyện không ai bắt ép, đường tu của mỗi người cũng khác nhau vì mức lãnh hội của mỗi người khác nhau, cũng giống như chị PC nói tu đắc là thành quả cá nhân. Vậy thì một người đắc đạo hay không chỉ tự người đó biết, tự người đó cảm nhận mà thôi, người khác làm sao đánh giá được kết quả tu luyện của họ?
Bây giờ nói đến khả năng biện tài (ai hỏi gì cũng biết câu trả lời chứ không... bí lù) của người đắc đạo, mà theo chị PC là một cách thử nghiệm xem mình có đạt đạo hay chưa. Em sợ rằng cách thử nghiệm này không chính xác. Đúng rằng người đắc đạo thì có khả năng biện tài, nhưng không thể lấy đó làm thước đo. Ví dụ một người sau thời gian tu tập bỗng nhiên thấy mình có khả năng biện tài và nghĩ rằng mình đã đắc đạo, nhưng e rằng đó chỉ là quáng cảm. Rồi người đó trước những thử thách kiến thức từ người khác muốn chứng tỏ ta đã đắc đạo bằng khả năng biện tài, vậy là người này hãy còn chấp, mà đã chấp thì… chưa đắc đạo.
Nói tóm lại, theo em thì người đắc đạo có khả năng biện tài nhưng người có khả năng biện tài chưa chắc đã đắc đạo. Và người đắc đạo thì thường là ít biện tài vì họ không chấp. Ở điểm này, đúng ra em và chị PC có cùng quan điểm, vậy mà không hiểu tại sao chị PC lại…
. Em nói rằng người đắc đạo ÍT biện tài, chứ không nói rằng họ KHÔNG BAO GIỜ biện tài, nghĩa là cũng sẽ có lúc họ biện tài khi cảm thấy cần thiết (như khi giảng dạy) hoặc khi nhìn thấy ở người trước mặt có duyên tu tập, và chỉ có những người (theo lời chị PC) có đủ mối duyên cực kỳ hạnh ngộ thì mới có được cơ hội chứng kiến sự biện tài của người đắc đạo thật sự. Một cơ hội hiếm có như thế xảy ra trong đời một người bao nhiêu lần? Có khi chẳng được lấy một lần. Cơ hội đó lại xảy ra cho bao nhiêu người trên thế gian? Chắc là không có bao nhiêu người. Vậy thì cơ hội chứng kiến người đắc đạo biện tài có phải là quá ít ỏi không? Hay nói cách khác, người đắc đạo biện tài quá ít hay không?
Chị PC muốn ví dụ của người đắc đạo mà ít biện tài thì hơi khó đó, và cái khó ở đây không phải ở điểm “ít biện tài”, mà ở điểm người nào mới “được” chị PC công nhận là đắc đạo đây? Ngay cả khi chị tonka đưa ra các vị Phật của Đại thừa, chị PC lại cho rằng những vị đó không có trong kinh Pali và chưa chắc đã có thật ở trên đời… Cũng vì thấy chị PC khó khăn với việc cho rằng người này người kia đắc đạo, cho nên em mới sinh ra cái thắc mắc về “tiêu chuẩn”, định nghĩa của đắc đạo là như thế nào, hoặc hỏi một cách khác đi là: làm sao “certified” được là một người đã đắc đạo? Theo ý riêng của em thì một người có đắc đạo hay không chỉ có họ mới biết chứ người ngoài thì khó mà biết (trừ khi đối phương cũng là người đắc đạo thì chắc chắn sẽ “nhìn” ra được). Nếu một người tự cho là mình đắc đạo khi chưa thật sự đắc đạo thì đó cũng là cái “problem” của người đó!
Người đắc đạo có cười không? Em không biết nhưng có thể đóan là họ có cười vì họ đang ở trong cõi cực lạc cơ mà, chẳng lẽ họ lại khóc?
Người đắc đạo cười kiểu nào? Chắc là không thể biết được vì khi họ đã đắc đạo phải chăng nụ cười của họ sẽ vô hình, sắc, tướng? (Người trước mặt không trông thấy nụ cười của họ không có nghĩa là họ không cười).
Chị xv, vì chữ ngộ của chị ở trong ngoặc kép, cho nên em cũng
với chị, như vậy là chị “cầu chứng” cho em rồi đó
[chỉ mới trả lời chị PC… sơ sơ thôi đã mất hết hai ngày ngồi đánh máy
]