Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

4 Pages<1234>
Mối Tình Của Vị Cao Tăng Chùa Shiga - Mishima Yukio
xv05
#41 Posted : Thursday, October 30, 2008 10:57:04 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Big Smile
cái này cho Thụy Kisses, cái này gởi cho chị Liêu Kisses, cái này cho anh Liêu beerchug
Ngày mai Thụy đi chơi thì nhớ đi coi vườn bách thảo nha Thụy, xv nghe nói có mấy cái hoa... thúi Big Smile (mùi giống như chuột chết) quên tên gì rồi, hoa lớn với đường kính hơn một thuớc lận đó, lâu lắm mới nở một lần mà lần này chúng nở bung hết là vào hôm nay đó, nên ngày mai vẫn còn cho you coi.
xv05
#42 Posted : Thursday, October 30, 2008 11:00:34 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi tonka

không xòe, không đóng cũng không mở.



Cái câu này hổng biết đọc ở đâu mà thấy... quen quen Big Smile
Thôi, để em tranh thủ tìm cây "Tùng" cái hả, cám ơn Tonka và chị N.Đ.
Từ Thụy
#43 Posted : Thursday, October 30, 2008 11:01:02 AM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)
Rồi, nhiệm vụ sẽ xong Kisses.

Hoa gì nghe hấp dẫn quá vậy chị xv? Big Smile Vườn bách thảo nào vậy chị, sao Thụy chẳng nghe ai nói gì hết vậy? Ở Melb phải không? Big Smile
xv05
#44 Posted : Thursday, October 30, 2008 11:05:03 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Clown Clown ở Melb thì "ai" mà "dám" xúi Thụy đi coi Big Smile, phải mua vé máy bay cho Thụy thì chít. Hôm kia, xv nghe đài SBS tiếng Việt nói đó, vườn bách thảo Sydney í, chắc là Botanic Garden đó, họ nói là mấy cái hoa đó nở lớn nhứt là hôm nay thứ Sáu và nhắc mình đi coi, bỏ qua rất uổng.
Tonka
#45 Posted : Thursday, October 30, 2008 11:15:29 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Hoa thơm cỏ lạ không xem, xem hoa thúi ình Big Smile

Chị ND, cái links cây "Tùng" của chị và của em không có đoạn kết Eight Ball
xv05
#46 Posted : Thursday, October 30, 2008 11:27:08 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi Từ Thụy


Có thể đối với ông, khi thấy lại bà hoặc nắm được tay bà như vậy đã đủ mãn nguyện. Có thể khi nắm tay bà ông đã "ngộ" ra rằng cái hình ảnh đẹp đẽ của bà cũng sẽ bị "vô thường" chi phối. Cũng có thể sau cái nắm tay đó, và sau trận khóc ròng đó ông biết ra rằng ông đã đi quá xa, cần phải dừng lại trước khi té nhào xuống vực thẳm của nghiệp lực.


Miss cái này của Thụy, Thụy phân tích chỗ này rất hay mà lại không chủ quan. Cooling
xv05
#47 Posted : Thursday, October 30, 2008 11:29:41 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi tonka

Hoa thơm cỏ lạ không xem, xem hoa thúi ình Big Smile


hoa thơm ở đâu mà không có chứ, hoa thúi chỉ có ở xứ Kangaru đặc biệt này thôi à Big Smile
ACE chờ Thụy chụp hình đem vô cho mình coi nha, nếu mà dán được cái mùi của nó vô thì càng Cooling
Huệ
#48 Posted : Thursday, October 30, 2008 11:30:19 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Truyện ngắn Mối Tình Của Vị Cao Tăng Chùa Shiga, của nhà văn Nhật Mishima Yukio, theo Huệ là một tác phẩm văn chương có giá trị. Trước hết, truyện ngắn này là một sáng tạo với những suy nghĩ mới, ngoài thói lề (unconventional), bối cảnh thuộc hàng ngoại lệ (cảnh chùa và hoàng cung), và nhân vật là những người quá hiếm hoi ở cuộc đời phàm. Thứ hai, truyện ngắn này không chỉ giải trí độc giả mà còn cho phép họ tùy duyên mà lãnh nhận phần của mình, ai muốn nhìn từ góc cạnh nào cũng phải thấy mình cần suy nghĩ, nhìn một vật mà thấy nhiều hình ảnh khác nhau, thấy rồi lại càng không chắc. Độc giả có khuynh hướng suy xét mặt giá trị đạo đức của câu chuyện và nhân vật sẽ thấy nhiều chi tiết cho mình phán xử. Độc giả có khuynh hướng phân tích tâm lý để diễn dịch câu chuyện theo quan niệm của mình sẽ tìm thấy những lý lẽ cho kết luận của mình. Độc giả có khuynh hướng đọc giữa hai hàng chữ sẽ tìm thấy đôi điều bí ẩn đang chơi cút bắt với mình. Độc giả theo trường phái vô vi đọc xong gấp sách, câu chuyện muốn ở lại hay bay đi là tùy thời gian. Có những truyện ngắn không được như vậy, cứ hồn nhiên tuần tự kể từ đầu cho tới cuối, chẳng hạn như chuyện...Vikings, thì đâu còn gì để mà chia xẻ với nhau lý thú như thế này.

Về mặt giá trị đạo đức của câu chuyện, mỗi người lại phán xử một cách khác nhau. Mình là độc giả, thường chỉ muốn câu chuyện xảy ra theo ước vọng của mình. Nhưng nghiệt một cái là ông tác giả lại cắc cớ, ông đưa ra tất cả những điều có thể xảy ra cho mình tùy theo mình mà hiểu ý của ổng. Có nhiều độc giả đọc xong thấy vị lão tăng thật là kỳ quái, làm gương xấu cho giới chân tu. Có độc giả khác đọc thì lại hiểu khác, rằng vị lão tăng có can đảm dám đối đầu với ngiệp chướng của mình nên mới đáng gọi là "đắc đạo". Mà cũng có lý lắm chớ. Không phải đắc đạo là tự thắng lấy chính mình sao? Vị lão tăng không chối cãi là nhan sắc của hoàng phi đã xáo trộn hết đời sống của mình, cụ chống gậy lê tấm thân già cằn cỗi nhăn nheo đến gặp hoàng phi, đứng cả ngày cả đêm ngoài trời, trước mắt mọi người, kể cả ông vua có cái kiếm dài và sắc, không giấu giếm ai. Điều này dẫu rằng cổ quái, càng thêm lửa vào những lời dị nghị, nhưng cụ chịu trả giá bằng sự phán xét của thế gian - dám mất hết cái gia tài đạo đức và tiếng thơm mà cả đời khổ hạnh cụ mới tích lũy được. Vị lão tăng có lẩn lút, có thả lá đề thơ, có giả vờ làm tiên tri...coi bói, giả vờ làm lương y bắt mạch, hay dùng một...cái nick để tỏ tình đâu.

"Em luôn quan niệm là người tu hành phải giữ hạnh là đúng nhưng không có nghĩa là những cám dỗ nó thấy người tu thì nó nể mà tránh ra. Chính cái cách người tu đối phó với những cám dỗ mới cho thấy người đó tu uyên thâm tới đâu. Và càng bị nhiều cám dỗ, càng đau khổ vì xung đột nội tâm và thắng thì sự giải thoát đạt được càng quý giá và đáng ca ngợi."

Cuối cùng, vị lão tăng cũng đối diện thẳng với cái thử thách lớn nhất của đời mình. Vị lão tăng thắng được trận chiến của mình. Cụ mãn phần ngay hôm sau, khi buông bỏ những trần gian đã nắm được trong tay. Nếu đắc đạo phải là một điều cao quý hơn điều tự thắng được chính mình để không rơi xuống vực thẳm, nhất là vực thẳm do chính mình chọn để bước đến - khó hơn vực thẳm mà người khác hay cuộc đời dẫn mình đến nhiều chớ - thì ít nhất truyện ngắn này cũng đã kết thúc với một điều đẹp đẽ. Điều kỳ diệu nào đã khiến hoàng phi trở thành người chép kinh đây?

"Ông văn sĩ Nhật này cuối đời tự vận mà chết. Với người kết thúc cuộc đời như vậy thì rất nên thận trọng về cung cách họ diễn tả sự đời. Ta nên xét kỹ coi cái người đang truyền bá một phương cách sống chính cuộc đời họ ra sao. Nếu họ có những dằn xé mâu thuẫn nội tâm đến cái độ sau cùng chịu không nổi phải tự giết mình thì phải coi chừng về tư tưởng của họ."

Hiểu được cuộc đời của tác giả để hiểu tác phẩm là một điều hay, quý hơn là đọc tác phẩm của một tác giả ẩn danh. Nhưng có lẽ cũng khó mà liên hệ cuộc đời của tác giả với các tác phẩm một cách rõ ràng như những định lý. Có ai ngờ nhà văn Ernest Hemingway viết biết bao tác phẩm khác nhau, từ The Old Man and The Sea (Ngư Ông và Biển Cả), tác phẩm đoạt giải Pulitzer năm 1953, cho tới The Snows of The Kilimanjaro (Tuyết Trên Đỉnh Kilimanjaro), The Sun Also Rises (Mặt Trời Vẫn Mọc), tự tử chết năm 1961? Ernest Hemingway nhận giải Nobel Văn Chương nhờ sự nghiệp một đời viết văn năm 1954. Ai dám nghĩ rằng nhà đại văn hào sống mạnh mẽ, được giả thưởng văn chương cao quý nhất, sẽ tự kết liễu đời mình chỉ bảy năm sau? Đó là chưa kể gia đình ông đã có sẵn một lịch sử tự tử, cha ông tự tử, hai người em gái tự tử chết (Ursula Hemingway và Leicester Hemingway), và sau này nữa cháu nội gái của ông cũng tự tử chết (Margaux Hemingway). Đừng nói đâu xa, làm sao chúng ta có thể liên hệ cái chết thương tâm của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên của chúng ta với những bài thơ tuyệt đẹp như Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ, Em Hiền Như Ma Sơ...
xv05
#49 Posted : Thursday, October 30, 2008 11:41:02 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Chị Huệ ơi, Giã Từ Chiến Tranh (Farewell To Arms) có phải cũng của Ernest Hemingway không? Truyện này lên phim hay lắm. (lộn qua mục Phim ảnh rồi Big Smile)
Huệ
#50 Posted : Thursday, October 30, 2008 11:55:31 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

quote:
Gởi bởi xv05

Chị Huệ ơi, Giã Từ Chiến Tranh (Farewell To Arms) có phải cũng của Ernest Hemingway không? Truyện này lên phim hay lắm. (lộn qua mục Phim ảnh rồi Big Smile)

Đúng rồi đó XV. Chị học The Sun Also Rises and A Farewell To Arms trong môn American Literature ở bên Mỹ, coi phim Giã Từ Chiến Tranh cả hơn chục năm trước ở Việt Nam.

Cảm ơn Ngô Đồng cho cái links của Tùng và Cửa Tùng Hai Cánh Gài, và đem Lòng Trần vào kho truyện PNV. Nhiều người cứ nhớ truyện Lòng Trần là...muỗng nước mắm tại vì nó mặn quá.Tongue

Cảm ơn Tonka cho cái link đọc Tùng và cả cái link để đọc nhiều điều khác rất quý nữa.

Hello Từ Thụy, lâu ngày quá. Bữa lâu rôi Từ Thụy có ghé nhà chị ăn bánh tráng nướng nhúng nước chấm nước mắm. Lại nước mắm, mặn quá...Tongue

xv05
#51 Posted : Thursday, October 30, 2008 12:19:46 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Chị Huệ ơi, Farewell to ArmsGiã Từ Vũ Khí, chị và em đều quên Big Smile
Từ Thuỵ coi vậy mà có hành tung bí mật ghê nơi Tongue
CNNR
#52 Posted : Thursday, October 30, 2008 3:48:19 PM(UTC)
CNNR

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 16
Points: 0

CNNR thấy các chị ,chị Huệ bình hay quá nên phải đọc truyện này rồi quá.
Blush
PC
#53 Posted : Thursday, October 30, 2008 4:26:08 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Chị Liêu thái thái ghé Từ Thụy nhớ coi giùm cái vườn nhà Từ Thụy xong xuôi chưa nha. Wink

PC
#54 Posted : Thursday, October 30, 2008 5:33:49 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05

Chưa hết Big Smile

Em thích Câu Chuyện Dòng Sông vì nó là một tác phẩm hay và không quan tâm đến chuyện ông Hermann Hess có phải là tu sĩ hay không; vì cho dù tác giả không hề đi tu hay đắc đạo thì cũng không làm giảm giá trị của tác phẩm ; ngoài ra, dù dịch giả (Thích Trí Hải) là một bậc chân tu cũng không vì thế mà làm cho tác phẩm hay hơn cái giá trị thật của nó.
Ước gì ai cũng nghĩ như thế!

Nhân vật Tất Đạt trong CCDS dù đã đi tu vẫn vướng vào vòng tục lụy, hưởng và chịu mọi hỷ nộ ái ố của cuộc đời, cuối cùng giác ngộ dù không cần phải vô chùa trở lại. Thật là một nhân vật... "phản động" "không thể tưởng tượng"; nhưng không phải vì vậy mà CCDS bị coi là quyển sách báng bổ Phật giáo và không được nằm trong tủ sách của các Phật viện.
Nó được trân trọng vì giá trị văn chương và nhân bản của nó, trong đó đạo và đời không bị tách rời ra và không có gì là tuyệt đối.


Ủa, lại có chuyện là ông Tất Đạt này giác ngộ. Thật ra PC chưa đọc cho hết truyện này nên cũng không đủ dữ kiện mà bàn thảo. Nhưng có điều là tại sao hai nhà văn không phải là tu sĩ mà lại cứ cho nhân vật của họ đắc đạo, giác ngộ theo Phật giáo. Đâu phải độc giả nào cũng đủ sáng suốt để nhận ra đây chỉ là một giả định, một hư cấu, một bịa đặt của nhà văn. Họ cứ nghĩ là sau cùng rồi nhân vật sẽ đắc đạo, giác ngộ. Và họ tấm tắc khen ngợi cách đối đầu giải quyết vấn đề của nhân vật. Rồi từ đó, làm sao không tránh khỏi ảnh hưởng của phương cách này khi họ tính chuyện đi .... tu. Và theo họ đi tu có nghĩa là nên đi tìm gặp, đối diện với cái người mang tới (?) nghiệp chướng của mình và giải quyết nó?. Đi tu có nghĩa là nên sống cho tràn đầy, hả hê cho đã đời đi, đè nén nỗi thèm khát làm gì cho nó biến thành dồn ép nội tâm đặng có ngày phát cuồng lên mà tẩu hỏa nhập ma?

Các chị dẫn các tác giả từng tự vận để biện minh cho giá trị tác phẩm. PC đâu có nói tác phẩm này không có giá trị văn chương, nhưng mà ta đang bàn về tư tưởng của tác phẩm.
Vì ông tác giả đưa Phật giáo vào tác phẩm của ông nên các độc giả quan tâm tới Phật giáo vẫn có quyền phê bình nhận xét về giá trị tư tưởng Phật giáo của ông vậy. PC chỉ móc ra cái vụ đó thôi. Còn bàn về tài nghệ của nhà văn trong việc phân tích tâm lý này nọ thì PC không quan tâm. Mặc dù không phải là sự tài tình này lại không hề dẫn dắt độc giả đi tới việc đồng ý với tác giả là đó là phương cách tốt đẹp để được..... đắc đạo. Cái nguy hiểm của ngòi viết là như vậy. Họ có thể dẫn quần chúng đi tới những chân trời tím ... ngắt.

Cứ để đây đi xv ơi, PC thấy lại là dù cho ở lãnh vực nào thì một tác phẩm đã chọn đề tài đắc đạo, giác ngộ, tu hành theo Phật giáo thì độc giả họ muốn bàn thảo, phân tích về khía cạnh đó họ vẫn có quyền vậy.

Huệ
#55 Posted : Friday, October 31, 2008 1:44:42 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

XV, chị bắt đền nè. Chị cũng do dự khi viết chữ Giã Từ Chiến Tranh, nhưng chị nghĩ XV còn trẻ, nhớ đúng hơn chị. Thêm nữa, chị cũng ngờ ngợ vì nhạc sĩ Duy Khánh có bản nhạc Một Mai Giã Từ Vũ Khí. Bài hát này hay lắm, chứa chan tình người và hy vọng, chị nghe hoài không bao giờ chán. Nhưng cũng có một chuyện thật về bài hát này. Trước 1975, ít có tướng nào muốn về hưu để mất hết binh quyền và vì thế chữ về hưu mang nghĩa về vườn, ngồi chơi xơi nước. Năm đó, đầu xuân 1975, nhạc sĩ Duy Khánh ra tiền đồn ngoài trung để giúp vui cho anh em chiến sĩ đang trấn giữ tuyến đầu. Một vị tướng TQLC vừa mới được gắn thêm sao cũng hiện diện trong chương trình văn nghệ. Nhạc sĩ Duy Khánh bước lên sân khấu và nói: "Duy Khánh xin hát tặng tướng BTL một bản nhạc viết ngợi ca hòa bình. Dạ thưa, đó là bản Một Mai Giã Từ Vũ Khí. Xin kính tặng tướng BTL bản nhạc Một Mai Giã Từ Vũ Khí." Mèn, ai nấy mặt mày tái mét, quên cả vỗ tay.

Ý, lạc đề rồi. Quẹo dìa thôi. Tongue

Huệ
#56 Posted : Friday, October 31, 2008 1:47:28 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

À, hôm nay có khách. Thân chào CNNR. Khoẻ không em? Vô chơi với các bạn PNV thường nha. Cảm ơn CNNR đã để lại vài lời khích lệ. Kisses
Huệ
#57 Posted : Friday, October 31, 2008 2:26:30 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

Tư tưởng Phật Giáo của Mishima Yukio thì Huệ không dám bàn vì Huệ không hiểu nhiều. Nếu Huệ đã có mon men viết vài lời về việc "đắc đạo" thì cũng chỉ là để trắc nghiệm cái lý luận của cốt chuyện, mà chỉ hiểu có chừng đó thôi, rất chủ quan, chắc chắn là rất phiến diện, xin các chị lượng thứ.

Bây giờ Huệ lại xin được lạc đề qua chuyện khác cho...vui. Nói đến cái nguy hiểm của ngòi bút thì cũng nên nói đến cái ảnh hưởng của những người nghệ sĩ sáng tác, trong đó có nhạc sĩ. Chắc các chị còn nhớ bài Sombre Dimanche của Hungary. Bài hát khóc người tình đã qua đời này do nhạc sĩ Rezso Seress phổ lời của nhà thơ Laszlo Javor năm 1933. Lời thơ ủy mị, đau thương, tang tóc, nhạc thì buồn rầu, tuyệt vọng. Bản nhạc ra đời đã khiến cả một thế hệ thanh thiếu niên những năm đó trở nên bi quan, yếm thế, rũ rượi. Một số chịu không nổi, lần lượt nhảy xuốn cầu tự tử ở thủ đô Budapest. Làn sóng thanh niên, thanh nữ tự tử lên cao quá, bản nhạc bị cấm phổ biến ở Hungary một hồi. Bản nhạc qua Mỹ những năm 1940's cũng gây phản ứng sôi nổi, được mệnh danh là Bài Ca Tự Tử. Đáng chú ý là cuối cùng, chính nhạc sĩ Rezso Seress cũng là người tự kết liễu cuộc đời mình sau ngày sinh nhật thứ 69 của mình chỉ có vài hôm.

Buồn.


ngodong
#58 Posted : Friday, October 31, 2008 4:35:35 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi tonka

Chị ND, cái links cây "Tùng" của chị và của em không có đoạn kết Eight Ball



Tonka đọc tiếp đi há - chị mới mang lên cho hết chuyện rồi đó. Tongue
xv05
#59 Posted : Friday, October 31, 2008 6:58:05 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi Huệ


Chắc các chị còn nhớ bài Sombre Dimenche của Hungary. Bài hát khóc người tình đã qua đời này do nhạc sĩ Rezso Seress phổ lời của nhà thơ Laszlo Javor năm 1933. Lời thơ ủy mị, đau thương, tang tóc, nhạc thì buồn rầu, tuyệt vọng. Bản nhạc ra đời đã khiến cả một thế hệ thanh thiếu niên những năm đó trở nên bi quan, yếm thế, rũ rượi.

Hi hi cái gì cũng xin ... xía vô Big Smile

Chắc cái bài chị nói là bài "Gloomy Sunday", được mệnh danh là "Hungary suicide song", ông Phạm Duy chuyển ý thành bài "Chủ nhật buồn" đó. Mấy chị vô Net đánh chữ "gloomy sunday" thì tha hồ nghe, nhiều ca sĩ hát nghe.. quằn quại lắm lắm...
Có phim này nữa, hư cấu về cuộc đời ông nhạc sĩ và bối cảnh cuộc sống lúc đó. Phim Đức thì phải, hay lắm, buồn không chịu được, hu hu em buồn suốt mấy tuần.
Tonka
#60 Posted : Friday, October 31, 2008 8:04:04 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Cám ơn chị ND gắn cái đuôi vào cho nó để ai chưa đọc thì sẽ được đọc nguyên truyện. Truyện em đọc lâu rồi, bây giờ đọc lại vẫn thấy hay. Khi trước chưa biết thầy Nhất Hạnh, bây giờ thì biết rồi. Một truyện hay thì vẫn cứ hay.

Cám ơn chị Wink
Users browsing this topic
Guest (29)
4 Pages<1234>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.