Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

về hai chữ NGHIỆN và NGHIỀN
SKlang
#1 Posted : Wednesday, October 8, 2008 4:00:00 PM(UTC)
SKlang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 30
Points: 0

Trong Tiếng Việt, chữ NGHIỆN và NGHIỀN có cùng một nghĩa. Muốn viết sao cũng được.

Trong Tiếng Việt, có quy tắc bổng trầm, như sau.
Trong một chữ đôi láy âm, hai chữ chiếc phải đều là giọng bổng, hoặc đều là giọng trầm.

Giọng bổng gồm có các chữ: không dấu/ dấu sắc/ dấu hỏi.
Giọng trầm gồm có các chữ: dấu huyền/ dấu nặng/ dấu ngã.

Ví dụ
chữ giọng trầm + chữ giọng trầm
nặng nề
dễ dàng

chữ giọng bổng + chữ giọng bổng
lả lướt
mê mẩn

Từ quy tắc bổng trầm, người ta rút ra quy tắc hỏi ngã cho các chữ đôi láy âm, như sau:
- một chữ sẽ là dấu hỏi, khi chữ kia không dấu, hoặc có dấu sắc;
- một chữ sẽ là dấu ngã, khi chữ kia có dấu huyền, hoặc dấu nặng.


Quy tắc chung:
không/ sắc ==> hỏi
huyền/ nặng ==> ngã

Ví dụ về giọng bổng
không dấu + dấu hỏi: bảnh bao, khẳng khiu, mê mẩn, an ủi, ủ ê . . .
dấu sắc + dấu hỏi: bướng bỉnh, hối hả, rẻ rúng, sáng sủa, ẩm ướt . . .

Ví dụ về giọng trầm
dấu huyền + dấu ngã: dễ dàng, giữ gìn, buồn bã, não nùng, ỡm ờ, ầm ĩ . . .
dấu nặng + dấu ngã: bạc bẽo, lộng lẫy, nũng nịu, quạnh quẽ, õng ẹo . . .

Ngọai lệ, có 6 chữ đôi không theo quy tắc nói trên:
lam lũ, khe khẽ, ngoan ngoãn, trơ trẽn, vỏn vẹn, rơi rãi.

TRƯỜNG HỢP BIẾN ÂM CỦA CÁC CHỮ CHIẾC
Cũng theo quy tắc bổng trầm nói trên,
- một chữ giọng trầm có thể biến âm thành một chữ giọng trầm khác;
- một chữ giọng bổng có thể biến âm thành một chữ giọng bổng khác.

Ví dụ
- đã ==> đà (cả hai đều là giọng trầm)
Chàng đà xuống ngựa đến nơi tự tình.
Nguyễn Du

- nghiện ==> nghiền (cả hai đều là giọng trầm)
Ghi chú: dân gian Miền Bắc nói nghiện hay nghiền; dân gian Miền Nam nói ghiền.

Dân gian Miền Bắc nói, __________Dân gian Miền Nam nói,
ông [ấy] ______________________ ổng (dấu hỏi, giọng bổng, biến âm của chữ ông)
bà [ấy] _______________________ (dấu ngã, giọng trầm, biến âm của chữ bà)
cô [ấy] _______________________ cổ (dấu hỏi, giọng bổng, biến âm của chữ cô)

- ==> nẩu (cả hai đều là giọng bổng)
Nẩu về xứ nẩu, để nàng bơ vơ.
Ca dao

Tất cả những chữ chiếc biến âm cũng đều phải theo quy tắc bổng trầm,
không/ sắc ==> hỏi
huyền/ nặng ==> ngã


Nói tóm lại, nói nghiện hay nghiền, đều không có gì sai: chữ nghiền là biến âm của chữ nghiện, theo quy tắc bổng trầm của ngôn ngữ Việt Nam.

SKlang




Binh Nguyen
#2 Posted : Thursday, October 9, 2008 11:18:22 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Rất cám ơn anh/ông SKlang đã cho bài học thật dễ nhớ. Nào giờ, Bình chỉ nói theo thói quen, sự thật không biết mấy cái luật đó. Nếu nói như anh/ông ở trên, thì những gì Bình nói trước giờ đúng rồi, thế mà một số anh chị trong đây cứ cãi mãi.

Không/sắc ===> dấu hỏi
Nặng/huyền ===> dấu ngã

Mắc cở, cở nên là dấu hỏi.
Chị ấy ===> Chĩ, chĩ nên là dấu ngã.

BN.
SKlang
#3 Posted : Thursday, October 9, 2008 12:41:06 PM(UTC)
SKlang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 30
Points: 0

quote:
Gởi bởi Binh Nguyen

Rất cám ơn anh/ông SKlang đã cho bài học thật dễ nhớ. Nào giờ, Bình chỉ nói theo thói quen, sự thật không biết mấy cái luật đó. Nếu nói như anh/ông ở trên, thì những gì Bình nói trước giờ đúng rồi, thế mà một số anh chị trong đây cứ cãi mãi.

Không/sắc ===> dấu hỏi
Nặng/huyền ===> dấu ngã

Mắc cở, cở nên là dấu hỏi.
Chị ấy ===> Chĩ, chĩ nên là dấu ngã.

BN.



Có lẽ Cô/ Ông Bình Nguyên là một người sanh ra ở Miền Bắc.

Dân gian Miền Bắc phát âm Tiếng Việt rất chuẩn (nghĩa là phân biệt được dấu hỏi, dấu ngã, chữ sau cùng là C hay T, là N hay NG, cũng như phân biệt được các âm gốc IM và IÊM, IÊN và IÊNG . . . ). Do đó, dân gian Miền Bắc thường viết chữ quốc ngữ tự nhiên đúng, nghĩa là không cần suy nghĩ.

Dân gian Miền Nam phát âm Tiếng Việt không chuẩn, nên hầu hết viết sai chánh tả, trừ những người chung đụng với chữ nghĩa hàng ngày, như nhà giáo, nhà báo, nhà văn, nhà thơ . . . Và, những người nầy viết đúng chánh tả là do họ thuộc lòng, hoặc tra tự điển, và nhứt là, họ có ý thức về việc tôn trọng tiếng mẹ đẻ.

SKlang

Dân gian Miề
PC
#4 Posted : Sunday, October 12, 2008 5:28:51 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi SKlang

Trong Tiếng Việt, chữ NGHIỆN và NGHIỀN có cùng một nghĩa. Muốn viết sao cũng được.

......

Nói tóm lại, nói nghiện hay nghiền, đều không có gì sai: chữ nghiền là biến âm của chữ nghiện, theo quy tắc bổng trầm của ngôn ngữ Việt Nam.

SKlang




Nếu bảo là hai chữ trên cùng một nghĩa và muốn viết sao cũng được thì phải chăng chúng ta có thể nói là: "bánh xe lịch sử sẽ nghiện hắn nát như tương tàu"?
SKlang
#5 Posted : Sunday, October 12, 2008 10:13:29 AM(UTC)
SKlang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 30
Points: 0

quote:
Gởi bởi PC

quote:
Gởi bởi SKlang

Trong Tiếng Việt, chữ NGHIỆN và NGHIỀN có cùng một nghĩa. Muốn viết sao cũng được.

......

Nói tóm lại, nói nghiện hay nghiền, đều không có gì sai: chữ nghiền là biến âm của chữ nghiện, theo quy tắc bổng trầm của ngôn ngữ Việt Nam.

SKlang




Nếu bảo là hai chữ trên cùng một nghĩa và muốn viết sao cũng được thì phải chăng chúng ta có thể nói là: "bánh xe lịch sử sẽ nghiện hắn nát như tương tàu"?




PC thân mến:

Trong Tiếng Việt, chỉ có một số rất ít chữ, có chữ biến âm; hầu hết các chữ khác không có chữ biến âm. Nghĩa là không phải chữ nào cũng có chữ biến âm.

nghiện = ham thích làm một cái gì mà không thể bỏ được.(nghiện cờ bạc, nghiện rượu chè . . . )
Đặc biệt, chữ nghiện, theo nghĩa nầy, có chữ biến âm, là nghiền.

nghiền = làm nát một cái gì hay một vật gì.
Chữ nghiền, theo ý nghĩa nầy, không có chữ biến âm.

Tóm lại, không phải chữ nào cũng có chữ biến âm; chỉ có một vài chữ có chữ biến âm mà thôi.

PC đồng ý?

Trân trọng,
SKlang

PC
#6 Posted : Sunday, October 12, 2008 4:22:07 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Sklang thân mến,
Nếu chỉ có một số ít chữ biến âm mà thôi thì chúng ta có thể nào có được một cái list liệt kê các chữ đó để học cho biết hay không? Vì ngòai thí dụ trên thì PC chưa thấy được chữ nào khác được dùng như trên.

Thú thật là PC chưa hề thấy sự dùng hàm hỗn này cho tới lúc gần đây. Nghĩa là trước kia không hề có chuyện là nghiền được dùng như nghiện trong nghĩa addicted. Đúng như Sklang nói là trong Nam người ta chỉ dùng chữ ghiền mà thôi.

SKlang
#7 Posted : Sunday, October 12, 2008 7:52:57 PM(UTC)
SKlang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 30
Points: 0

quote:
Gởi bởi PC

Sklang thân mến,
Nếu chỉ có một số ít chữ biến âm mà thôi thì chúng ta có thể nào có được một cái list liệt kê các chữ đó để học cho biết hay không? Vì ngòai thí dụ trên thì PC chưa thấy được chữ nào khác được dùng như trên.

Thú thật là PC chưa hề thấy sự dùng hàm hỗn này cho tới lúc gần đây. Nghĩa là trước kia không hề có chuyện là nghiền được dùng như nghiện trong nghĩa addicted. Đúng như Sklang nói là trong Nam người ta chỉ dùng chữ ghiền mà thôi.





PC thân mến:

Thật ra, tôi cũng chỉ biết được vài chữ chiếc biến âm mà thôi:
đã ==> đà (trong Truyện Kiều của Nguyễn Du)
nghĩa ==> nghì (chữ xưa, trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu)
không ==> khôn (chữ xưa, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du)
nghiện ==> nghiền (hiện dùng)

Chữ biến âm (của chữ chiếc) không phải là một vấn đề quan trọng trong ngôn ngữ Việt Nam. Vì thấy có vài bạn hiểu lầm về chữ nghiền, nên tôi viết cho vui thôi. Phần quan trọng là biến âm của các chữ đôi trong Tiếng Việt, trừ 6 chữ ngọai lệ, phải theo quy tắc bổng trầm của ngôn ngữ Việt Nam.

Sanh ra và lớn lên ở Miền Nam, nên thỉnh thoảng tôi vẫn viết sai chánh tả, mặc dầu tôi rất thận trọng khi viết. Dầu cho chúng ta sanh ra ở đâu trên đất nước Việt Nam, chúng ta đều phải cố gắng viết Tiếng Việt đúng văn phạm và không sai chánh tả. PC có vui vẻ đồng ý như vậy không?

SKlang
PC
#8 Posted : Monday, October 13, 2008 12:50:33 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi SKlang

Sanh ra và lớn lên ở Miền Nam, nên thỉnh thoảng tôi vẫn viết sai chánh tả, mặc dầu tôi rất thận trọng khi viết. Dầu cho chúng ta sanh ra ở đâu trên đất nước Việt Nam, chúng ta đều phải cố gắng viết Tiếng Việt đúng văn phạm và không sai chánh tả. PC có vui vẻ đồng ý như vậy không?

SKlang


Sklang thân mến,
Dù sanh ra và lớn lên ở bất cứ miền nào chúng ta vẫn có thể viết sai chính tả. Không phải chỉ sanh ra ở miền Nam mới bị vụ này. Nguời Bắc vẫn sai ở các chữ mà họ nói không phân biệt như S và X, GI và TR, D và R.... Sở dĩ có vấn đề viết sai chính tả là do chúng ta viết xuống cái chúng ta nói.

Còn chuyện chúng ta nên cố gắng viết đúng văn phạm và không sai chánh tả thì còn nói gì nữa. Nhưng vấn đề là làm cách nào để mọi nguời cùng ý thức như bạn đây. Chỉ còn cách là bạn Sklang nên thường xuyên viết bài đăng lên forum....Phụ Nữ Việt Big Smile để mọi nguời đuợc ảnh hưởng cách viết đúng của bạn.....
Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.