Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

trau dồi ngôn ngữ 2
SKlang
#1 Posted : Thursday, October 2, 2008 4:00:00 PM(UTC)
SKlang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 30
Points: 0

Tiếng Việt là một ngôn ngữ kém chính xác, so với Tiếng Anh và Tiếng Pháp.

Một ngôn ngữ được coi là kém chính xác, khi nào một câu của ngôn ngữ ấy, có thể được hiểu theo nhiều hơn một nghĩa. Một ngôn ngữ được coi là chính xác, khi nào một câu của ngôn ngữ ấy, chỉ có thể được hiểu theo một nghĩa mà thôi.

Xét ba câu ca dao dưới đây.

1
Gối chăn gối chiếu không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.


2
Bươm bướm mà đậu cành hồng
Đã yêu con chị, lại bồng con em.


3
Lẳng lơ, em có con bồng
Nhu mì như chị, nằm không cả đời.


Đoc các câu ca dao nầy, thông thường, ai cũng nghĩ rằng mình đã hiểu chính xác ý nghĩa của chúng. Chỉ khi nào cần dịch ra Tiếng Anh hay Tiếng Pháp, người ta mới nhận ra rằng, mỗi câu có khá nhiều nghĩa khác nhau.

Vậy, bạn thử tìm, và kể ra, những ý nghĩa khác nhau của từng câu ca dao trên đây. Nếu bạn tìm ra được những ý nghĩa khác nhau của mỗi câu ca dao, ấy là bạn đã hiểu rõ tính chất kém chính xác của ngôn ngữ Việt Nam.

SKlang
oc huong
#2 Posted : Friday, October 3, 2008 11:46:23 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0


Ca dao thường có một câu mở đầu và câu mở đầu này thường chẳng ăn nhập gì với ý chính. Và người dân giả thích dùng sự vật ngay trước mắt để ví von, có sao nói vậy, còn ai nghĩ xa nghĩ gần thì cứ nghĩ.
Cái sự kém chính xác làm cho ca dao thêm duyên dáng và xúc tích.
Ba Tê
#3 Posted : Saturday, October 4, 2008 7:32:21 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
quote:
Tiếng Việt là một ngôn ngữ kém chính xác, so với Tiếng Anh và Tiếng Pháp.


Chào bạn SKlang :

Tuy tôi không đủ trình độ để hiểu biết tiếng Anh , tiếng Pháp "chính xác" cỡ nào nhưng ít ra tôi cũng biết được tiếng Việt là một ngôn ngữ không phải "kém chính xác" như bạn nêu ra trong mấy câu ca dao trên. Ngược lại , tiếng Việt có thể nói là một ngôn ngữ rất phong phú về mặt ý lẫn nghĩa trong lĩnh vực văn chương.

Theo bạn thì mấy câu dẫn chứng trên đủ để kết luận "tiếng Việt là một ngôn ngữ kém chính xác" hay sao? Tính "chính xác" , theo tôi , chỉ cần thiết được thể hiện qua ngôn ngữ thuộc phạm vi khoa học. Còn trong văn chương thì rõ ràng tiếng Việt rất phong phú. Chỉ một câu mà người đọc có thể hiểu theo hai ba nghĩa khác nhau tùy theo cảm nhận và trình độ hiểu biết của từng người. Chỉ một câu mà nó đã "gói ghém" đủ chức năng của ngôn ngữ : tượng hình , tỷ dụ , so sánh và còn thêm chất lãng mạn nữa đấy chứ( thí dụ 1)

Thiết nghĩ ngôn ngữ của dân tộc nào thì gần gủi và đi sâu vào nếp sống văn hóa của dân tộc ấy. Đem so sánh khi chuyển dịch qua một ngôn ngữ khác là điều không nên làm. Nên nhớ sự khác biệt văn hóa giữa Âu , Mỹ và Việt Nam ta.

Nếu được , xin bạn chỉ dạy sự chính xác của tiếng Anh , tiếng Pháp. Cám ơn bạn đã nêu lên vấn đề.


SKlang
#4 Posted : Sunday, October 5, 2008 8:55:10 AM(UTC)
SKlang

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 30
Points: 0

quote:
Gởi bởi Ba Tê

quote:
Tiếng Việt là một ngôn ngữ kém chính xác, so với Tiếng Anh và Tiếng Pháp.


Chào bạn SKlang :

Tuy tôi không đủ trình độ để hiểu biết tiếng Anh , tiếng Pháp "chính xác" cỡ nào nhưng ít ra tôi cũng biết được tiếng Việt là một ngôn ngữ không phải "kém chính xác" như bạn nêu ra trong mấy câu ca dao trên. Ngược lại , tiếng Việt có thể nói là một ngôn ngữ rất phong phú về mặt ý lẫn nghĩa trong lĩnh vực văn chương.

Theo bạn thì mấy câu dẫn chứng trên đủ để kết luận "tiếng Việt là một ngôn ngữ kém chính xác" hay sao? Tính "chính xác" , theo tôi , chỉ cần thiết được thể hiện qua ngôn ngữ thuộc phạm vi khoa học. Còn trong văn chương thì rõ ràng tiếng Việt rất phong phú. Chỉ một câu mà người đọc có thể hiểu theo hai ba nghĩa khác nhau tùy theo cảm nhận và trình độ hiểu biết của từng người. Chỉ một câu mà nó đã "gói ghém" đủ chức năng của ngôn ngữ : tượng hình , tỷ dụ , so sánh và còn thêm chất lãng mạn nữa đấy chứ( thí dụ 1)

Thiết nghĩ ngôn ngữ của dân tộc nào thì gần gủi và đi sâu vào nếp sống văn hóa của dân tộc ấy. Đem so sánh khi chuyển dịch qua một ngôn ngữ khác là điều không nên làm. Nên nhớ sự khác biệt văn hóa giữa Âu , Mỹ và Việt Nam ta.

Nếu được , xin bạn chỉ dạy sự chính xác của tiếng Anh , tiếng Pháp. Cám ơn bạn đã nêu lên vấn đề.




Ông Ba Tê thân mến:

Trước hết, xin Ông nhận những lời cám ơn của tôi về việc Ông đã quan tâm đến tính chất kém chính xác của Tiếng Việt, trong đề mục trau dồi ngôn ngữ 2.

Để cho thấy Tiếng Việt kém chính xác, so với Tiếng Anh và Tiếng Pháp, tôi sẽ viết một bài khá dài, mới trình bày đầy đủ. Hôm nay, tạm thời, để ông khỏi chờ đợi, tôi có thể nói ngắn gọn, như sau.

Xét ca dao 1
Gối chăn gối chiếu không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.


Có thể có 3 người, hiểu theo 3 nghĩa khác nhau.

Người thứ 1 hiểu:
Đây là lời của một người con trai, hay một người đàn ông, nói với người tình, hay người vợ, của mình.

Người thứ 2 hiểu:
Đây là lời của một người con gái, hay một người đàn bà, nói với người tình, hay người chồng, của mình.

Người thứ 3 hiểu:
Đây là lời của tác giả câu ca dao, tả một hình ảnh trữ tình và lãng mạn: người con gái đưa cánh tay mềm mại của mình cho người tình gối đầu lên đó.

Cả 3 cách hiểu, không có cách nào có thể gọi là sai. Nghĩa là, cả 3 cách hiểu đều đúng.

Nếu được dịch ra Tiếng Anh hay Tiếng Pháp, người ta sẽ viết như sau, tùy theo cách hiểu.

Cách hiểu 1
tay em = tay của em/ tay của "mình"/ tay của bà xã = your arm/ ton bras.

Cách hiểu 2
tay em = tay của em = my arm/ mon bras.

Cách hiểu 3
tay em = tay của nàng = her arm/ son bras

Một câu viết bằng Tiếng Việt, có thể được hiểu theo nhiều hơn một nghĩa. Nếu được viết bằng Tiếng Anh hay Tiếng Pháp, mỗi câu chỉ có thể được hiểu theo một nghĩa mà thôi.. Như vậy, Tiếng Việt kém chính xác hơn Tiếng Anh và Tiếng Pháp.

Trong thể văn nghệ thuật (văn, thơ, nhạc), tính chất chính xác có thể không cần thiết. Tuy nhiên, trong thể văn thông tin (sách giáo khoa, tài liệu nghiên cứu, văn kiện pháp luật, tin tức trên báo chí...), tính chất chính xác của một ngôn ngữ là rất cần thiết, để tránh hiểu sai, hoặc hiểu lầm, ý nghĩa của một câu.

Tôi không có ý 'chê' Tiếng Việt, nếu không muốn nói là, vì quan tâm đến tiếng mẹ đẻ, tôi đã cố gắng tìm ra những khuyết điểm và ưu điểm của Tiếng Việt, để từ đó, Người Việt sẽ ra sức nghiên cứu và làm cho Tiếng Việt mỗi ngày mỗi phát triển, và hoàn thiện.

Trân trọng,
SKlang



Ba Tê
#5 Posted : Tuesday, October 7, 2008 8:41:53 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
quote:
Tôi không có ý 'chê' Tiếng Việt, nếu không muốn nói là, vì quan tâm đến tiếng mẹ đẻ, tôi đã cố gắng tìm ra những khuyết điểm và ưu điểm của Tiếng Việt, để từ đó, Người Việt sẽ ra sức nghiên cứu và làm cho Tiếng Việt mỗi ngày mỗi phát triển, và hoàn thiện.


Kính ông Sklang,

Tôi không dám nhận lời cám ơn của ông ạ. Ngược lại , tôi rất cảm kích về sự trả lời nhanh chóng và nghiêm túc của ông để giải thich vấn đề , tuy đây mới chỉ là phần ngắn gọn . Thật ra nêu một vấn đề về ngôn ngữ mà chưa hàm chứa đủ ý rất dễ gây ra sự ngộ nhận .

Được biết ông đang chú tâm đến việc nghiên cứu và tìm hiểu về ưu khuyết điểm của tiếng Việt , tiếng mẹ đẻ của người Việt chúng ta , chúng tôi rât vui và hy vọng rằng sẽ được đọc những bài sưu khảo chắc hẳn là sẽ vô cùng giá trị . Mong thay !

Xin cám ơn ông đã trả lời.

3T



Users browsing this topic
Guest
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.