Rank: Newbie
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 30 Points: 0
|
quote: Gởi bởi Ba Tê
quote: Tiếng Việt là một ngôn ngữ kém chính xác, so với Tiếng Anh và Tiếng Pháp.
Chào bạn SKlang :
Tuy tôi không đủ trình độ để hiểu biết tiếng Anh , tiếng Pháp "chính xác" cỡ nào nhưng ít ra tôi cũng biết được tiếng Việt là một ngôn ngữ không phải "kém chính xác" như bạn nêu ra trong mấy câu ca dao trên. Ngược lại , tiếng Việt có thể nói là một ngôn ngữ rất phong phú về mặt ý lẫn nghĩa trong lĩnh vực văn chương.
Theo bạn thì mấy câu dẫn chứng trên đủ để kết luận "tiếng Việt là một ngôn ngữ kém chính xác" hay sao? Tính "chính xác" , theo tôi , chỉ cần thiết được thể hiện qua ngôn ngữ thuộc phạm vi khoa học. Còn trong văn chương thì rõ ràng tiếng Việt rất phong phú. Chỉ một câu mà người đọc có thể hiểu theo hai ba nghĩa khác nhau tùy theo cảm nhận và trình độ hiểu biết của từng người. Chỉ một câu mà nó đã "gói ghém" đủ chức năng của ngôn ngữ : tượng hình , tỷ dụ , so sánh và còn thêm chất lãng mạn nữa đấy chứ( thí dụ 1)
Thiết nghĩ ngôn ngữ của dân tộc nào thì gần gủi và đi sâu vào nếp sống văn hóa của dân tộc ấy. Đem so sánh khi chuyển dịch qua một ngôn ngữ khác là điều không nên làm. Nên nhớ sự khác biệt văn hóa giữa Âu , Mỹ và Việt Nam ta.
Nếu được , xin bạn chỉ dạy sự chính xác của tiếng Anh , tiếng Pháp. Cám ơn bạn đã nêu lên vấn đề.
Ông Ba Tê thân mến:
Trước hết, xin Ông nhận những lời cám ơn của tôi về việc Ông đã quan tâm đến tính chất kém chính xác của Tiếng Việt, trong đề mục trau dồi ngôn ngữ 2.
Để cho thấy Tiếng Việt kém chính xác, so với Tiếng Anh và Tiếng Pháp, tôi sẽ viết một bài khá dài, mới trình bày đầy đủ. Hôm nay, tạm thời, để ông khỏi chờ đợi, tôi có thể nói ngắn gọn, như sau.
Xét ca dao 1 Gối chăn gối chiếu không êm Gối lụa không mềm bằng gối tay em.
Có thể có 3 người, hiểu theo 3 nghĩa khác nhau.
Người thứ 1 hiểu: Đây là lời của một người con trai, hay một người đàn ông, nói với người tình, hay người vợ, của mình.
Người thứ 2 hiểu: Đây là lời của một người con gái, hay một người đàn bà, nói với người tình, hay người chồng, của mình.
Người thứ 3 hiểu: Đây là lời của tác giả câu ca dao, tả một hình ảnh trữ tình và lãng mạn: người con gái đưa cánh tay mềm mại của mình cho người tình gối đầu lên đó.
Cả 3 cách hiểu, không có cách nào có thể gọi là sai. Nghĩa là, cả 3 cách hiểu đều đúng.
Nếu được dịch ra Tiếng Anh hay Tiếng Pháp, người ta sẽ viết như sau, tùy theo cách hiểu.
Cách hiểu 1 tay em = tay của em/ tay của "mình"/ tay của bà xã = your arm/ ton bras.
Cách hiểu 2 tay em = tay của em = my arm/ mon bras.
Cách hiểu 3 tay em = tay của nàng = her arm/ son bras
Một câu viết bằng Tiếng Việt, có thể được hiểu theo nhiều hơn một nghĩa. Nếu được viết bằng Tiếng Anh hay Tiếng Pháp, mỗi câu chỉ có thể được hiểu theo một nghĩa mà thôi.. Như vậy, Tiếng Việt kém chính xác hơn Tiếng Anh và Tiếng Pháp.
Trong thể văn nghệ thuật (văn, thơ, nhạc), tính chất chính xác có thể không cần thiết. Tuy nhiên, trong thể văn thông tin (sách giáo khoa, tài liệu nghiên cứu, văn kiện pháp luật, tin tức trên báo chí...), tính chất chính xác của một ngôn ngữ là rất cần thiết, để tránh hiểu sai, hoặc hiểu lầm, ý nghĩa của một câu.
Tôi không có ý 'chê' Tiếng Việt, nếu không muốn nói là, vì quan tâm đến tiếng mẹ đẻ, tôi đã cố gắng tìm ra những khuyết điểm và ưu điểm của Tiếng Việt, để từ đó, Người Việt sẽ ra sức nghiên cứu và làm cho Tiếng Việt mỗi ngày mỗi phát triển, và hoàn thiện.
Trân trọng, SKlang
|