Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123>
VƯỜN MỘNG
PC
#21 Posted : Thursday, April 24, 2008 9:15:03 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
VHP ơi,
Kể chuyện Hải Phòng, Đà Lạt, Paris đi! HP có mấy năm ở Saigon đâu mà có kỷ niệm thắm thiết với nó chớ? Tongue
Bảo Trân
#22 Posted : Friday, April 25, 2008 1:38:02 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

quote:
Gởi bởi Bảo Trân

quote:
Gởi bởi Huệ

Đúng rồi, Quế Anh & Bảo Trân, rạp hát Nam Quang ở ngã tư Lê Văn Duyệt và Trần Quý Cáp. Nhà chị ở trong ngõ, đi ra phía rạp hát Nam Quang cũng được, mà đi ra phía garage Verdun góc đường Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng cũng được.

Bảo Trân, Wệ chỉ tò mà tí thôi, không sao. Big Smile




Cám ơn QA và chị Wệ, nhưng mà cũng không mường tượng được ở đâu. Hồi đó cũng có đi học thêm ở trường Anh Văn Luân Đôn ngay góc này, sao không nhớ nổi hen? Già rồi, đầu óc tệ quá.


Chị BT,
Đường mới của Trần Quý Cáp là Võ Văn Tần, ngay chợ Đũi xéo với rạp Nam Quang hồi xưa có một cái mả đá, không có bia đề tên. Nếu trí nhớ không cà lơ phất phơ thì theo ông Vương Hồng Sển cái mả đó có thể là của ông Hùynh Công Lý (bị Lê Văn Duyệt dùng gươm tiền trảm hậu tấu chém).
Trường Luân Đôn phải đi thêm cả trăm thuớc nữa mới tới. Trường đó của ông Nguyễn Ngọc Linh. PC thì lại học Anh văn ở Dziên Hồng, trường của ông Lê Bá Kông.




Chị PC có trí nhớ thiệt tài nghen. Đúng là trường Luân Đôn phải đi vài trăm thước nữa mới tới, vì nó nằm trong hẻm, bên cạnh trường Kiến Thiết. BT cũng có học trường của ông Lê Bá Kông nữa, nhưng vì học không giỏi, mà ông LBK có quen biết với ông già, sợ ổng mét lại, nên trốn sang trường LD học, lấy cớ tiện đường đi đón em ở Lê Quí Đôn.

VM thành vườn tao ngộ rồi đó qúi vị ơi.
Binh Nguyen
#23 Posted : Friday, April 25, 2008 11:12:01 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Bảo Trân

quote:
Gởi bởi PC

[quote]Gởi bởi Bảo Trân

[quote]Gởi bởi Huệ



VM thành vườn tao ngộ rồi đó qúi vị ơi. [/purple]



He he, vui quá, cuối cùng ta lại gặp ta. Vườn Tao Ngộ của chị Bảo Trân đây thật là vui. Tặng chị mấy câu thơ của ông, hình như Bùi Minh Quốc thì phải (sẽ xác minh lại sau):

Có những lúc trên đường đời tấp nập
Ta vô tình đi lướt qua nhau
Bước lơ đãng chẳng ngờ đang để mất
Một tâm hồn ta đợi đã từ lâu


BN.



Bảo Trân
#24 Posted : Saturday, April 26, 2008 5:38:30 AM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
Tôi đi làm việc mới, phải lái xe mỗi ngày, nhưng tài lái xe của tôi cũng chẳng tiến triển thêm một chút nào. Tôi chỉ biết lái xe từ nhà đến sở, từ sở về nhà, một đọan đường ngắn đúng hai miles. Hai miles đi và hai miles về. Từ nhà tôi ra đường cái phải quẹo tay trái thì tôi làm một vòng đi bên tay phải, chạy ra con đường kế tiếp có cái đèn chỉ dẫn giao thông xanh đỏ rồi chuyển đường tới sở.

Công việc của tôi bắt buộc tôi phải thăm viếng, kiểm tra địa chỉ khách hàng. Tôi chỉ có thể lái xe đi lòng vòng những cái địa chỉ gần gần quanh sở. Những người ở vùng xa hơn thì tôi chờ Thảo chở tôi đi. Tôi dồn hết những cuộc viếng thăm đó vào một ngày thứ sáu. Buổi sáng, sau giờ lab ở trường là Thảo về đón tôi. Hai đứa tôi làm một thóang là xong từng đó cái hẹn, buổi chiều về nhà thảnh thơi.

Cuộc đời cứ thế mà nhẹ nhàng trôi, cho đến cái ngày tôi dọn về căn nhà mới. Số là sau khi Thảo học xong, ra trường, đi làm được gần sáu tháng. Cuối năm tính thuế lợi tức, nhìn thấy cái số tiền sắp gửi đi cho sở thuế Thảo giật mình, không được, mình phải làm cái gì để không mất đi một số tiền mồ hôi, nước mắt.

Mấy người bạn làm chung nhóm với Thảo, những kỹ sư trẻ mới ra trường, cũng ở cùng trong một trường hợp phải đóng thêm thuế lợi tức cho chính phủ, đã rủ Thảo đi mua nhà. Vì chỉ có mua nhà rồi mới có thêm bao nhiêu thứ như: tiền lời trả cho nhà bank, tiền trả thuế bất động sản, tiền trả thuế cho nha lộ vận, tiền quyên cúng cho chùa, nhà thờ v.v…để khai chiết giảm, thì sẽ không phải đóng thuế nhiều. Chính phủ Mỹ thật đã có lòng, khuyến khích người dân thực hiện giấc mơ làm chủ nhà để nâng cao cuộc sống.

Nơi Thảo làm, một thành phố núi xa xôi, địa đầu giới tuyến của quận Thiên Thần, nơi có nhiều khu vực gia cư đang phát triển. Để quyến rũ thêm người đến cư ngụ ở vùng gia cư mới, chính quyền địa phương đã đưa ra những chương trình tài trợ địa ốc, lấy từ công khố phiếu của thành phố, với lãi xuất thấp hơn ở những ngân hàng tư khác, để cho những người mới mua nhà lần đầu tiên vay. Hấp dẫn hơn nữa là chính quyền thành phố lại có chương trình giúp đỡ đặc biệt, cho mượn một phần tiền "down" không lời, và còn có thể cho luôn số tiền mượn làm vốn đầu tư này, nếu người mua nhà giữ đúng giao kèo ở tại căn nhà mới trên mười năm.

Cuối tuần, Thảo chở tôi đi vòng vòng trên thành phố núi, coi những vùng nhà mới để tôi có một ý niệm về những căn nhà này. Chúng tôi đem họa đồ nhà về so sánh giá cả, chọn kiểu nhà. Nếu đem so sánh những ngôi nhà này với những căn nhà của vùng tôi ở thì những căn nhà ở thành phố cũ thua xa. Nhà ở vùng mới xây theo kiểu tân thời, trần cao, mái ngói đỏ tươi, chứ không cũ kỹ, thấp lè tè, mái lợp bằng gỗ đen đủi, xấu xí và dễ cháy như những căn nhà chung quanh nhà bố. Những con đường ở khu vực mới rộng rãi, rộng gấp đôi những con đường thành phố cũ, nên tôi không phải lo lái xe "cẩn thận" để tránh xe cộ đậu hai bên đường. Tiện hơn nữa là nhà để xe được xây ở ngay trước mặt nhà, và có cửa ăn thông vào thẳng trong nhà, chứ không phải đi vòng qua sân rồi mới vào nhà nên khỏi phải lo vấn đề mưa nắng. Giá cả thì mới thật là điều quan trọng đáng nói, nó còn muốn rẻ hơn giá bán những căn nhà cũ nơi tôi đang ở.

Tôi đem họa đồ mấy kiểu nhà mới vào sở cho Sylvia, người bạn làm cùng nhóm, ngồi bên cạnh tôi coi để con nhỏ cho tôi ý kiến, vì tôi biết Sylvia cũng vừa mới bán căn nhà cũ ở vùng Bellflower để mua nhà mới xây ở tận vùng Placentia năm ngoái. Con nhỏ cứ tấm tắc khen mấy căn nhà ở vùng mới thật là ấm cúng vì được thiết kế hệ thống máy lạnh, máy sưởi mới hợp thời thật tốt, thật an tòan.

Ông xếp lớn của tôi, có một lần nhìn thấy tôi và Sylvia trong giờ nghỉ ăn trưa, chăm chăm, chú chú với những họa đồ nhà cửa, lăng xăng nói chuyện bán buôn, bảo tôi:

- Ly không có muốn thuyên chuyển về vùng đó ở đâu nha. Tôi đã từng làm việc ở trên đó hai năm trời nên tôi biết rành vùng đó lắm. Khách hàng ở vùng đó dữ dằn như ở vùng downtown, skid row vậy đó. Văn phòng ở trên đó cũng xấu xí nữa, bốn bức tường cao ngất, bít bùng, chỉ có những khung cửa sổ gắn kín như cửa tò vò, ở ngoài nhìn vào y hệt như nhà lao, đâu có được cửa kính màn che bốn bề thoáng mát, đẹp đẽ như văn phòng của mình. Với lại, ở xa trung ương quá khó có cơ hội để thăng tiến. Đừng mua nhà ở trên đó, Ly không nghe lời tôi sau này sẽ hối hận.

Tôi nhìn ông xếp lớn không dám cãi cọ gì, tôi chỉ cười cười với ông. Tôi biết ông không muốn cho tôi mua nhà xa như vậy, bởi vì ông sợ tôi sẽ xin thuyên chuyển ra khỏi văn phòng. Ông không muốn mất tôi vì tôi là một trong những nhân viên cần mẫn, ưu tú nhất của văn phòng này, nên ông cố tình ngăn cản bước chân tôi.

Thành thật mà nói, văn phòng của tôi ở đây rộng rãi và đẹp nhất so với mấy văn phòng cũ của quận Thiên Thần. Văn phòng có ba từng lầu cao toàn kính, những khung kính mầu xám đậm để ngăn bớt tia nắng mặt trời, bên trong là những tấm màn treo mầu café sữa nhạt, phủ kín từ trên trần xuống tận gần thảm. Khi kéo hết những tấm màn ngăn ánh sáng ra rồi thì chúng tôi có thể nhìn thấy hết những cảnh trí với nhà cửa ở chung quanh. Nhưng với tôi, văn phòng có xấu xí hay đẹp đẽ gì cũng không phải là vấn đề quan trọng, bởi vì tôi tới sở để làm việc chứ đâu phải để ngồi ngắm văn phòng. Buổi sáng, sau khi đưa con đi gởi rồi là tôi tất tả chạy vào sở cho kịp giờ. Buổi chiều chưa tới giờ tan sở mà tôi đã lăm le chân trước chân sau để chạy về đón con. Buổi trưa, sau khi ăn xong, còn một chút thì giờ là tôi tìm vào một góc vắng trong phòng giải lao, ngồi nhắm mắt định thần để bù đắp cho những giờ phút dật dờ vì nửa đêm phải thức giậy chăm con. Tôi đâu có cái thì giờ rảnh rỗi nào để ngắm hoa lá cành qua những khung cửa kính. Còn cái vấn đề khách hàng thì tôi cũng hơi ngài ngại vì tôi cũng có nghe nói tới, khách hàng vùng trên đó dữ dằn, đòi hỏi, vô nộp đơn xin ngày hôm trước thì ngày hôm sau worker phải cho tiền, cho Food Stamps ngay.

Nhưng tôi đã không hối hận, bởi vì lúc này tôi và Thảo đang mê những căn nhà mới ở vùng phố núi. Những căn nhà mới xinh xắn, dễ thương này được xây trên dốc những sườn đồi thoai thỏai, mái lợp tòan bằng ngói đỏ, tường sơn màu vàng nhạt sáng tươi, xa xa phía đằng sau nhà lại có những rặng núi mờ xanh. Dọn về đây rồi, trong những ngày trời trở lạnh, khi sương mơ giăng đầy trên ngọn núi là Thảo sẽ có thể ung dung, nhàn hạ ngồi ở ngay sau sân nhà mà tha hồ ngâm nga…phố núi xa, phố núi mờ sương…để nhớ về những ngày yêu dấu ở một thành phố cũ. Chỗ Thảo làm cách vùng nhà mới ba dặm, còn cái văn phòng xã hội ở thành phố này lại chỉ cách sở Thảo có một con đường, hai vợ chồng tôi có thể cùng đi làm chung với nhau, và tôi sẽ không phải lái xe.

Khu vực gia cư mới nào cũng được thiết kế với những công viên nho nhỏ, xanh tươi. Vùng nhà mới của tôi định mua cũng thế. Căn nhà của tôi và Thảo đặt cọc mua cũng nằm trong vòng đai của một công viên dài sọc, chạy dọc theo con đường lớn, ngăn đôi khu nhà mới và khu nhà cũ đã xây cách đây năm năm, từ khi khu vực này mới được vỡ đất làm nhà. Công viên dài sọc này có trồng những hàng cây thông, cây phong, cây gạo xanh mướt, có một con đường xi măng chạy cong queo dọc theo công viên dành cho những người đi bộ, đi xe đạp tập thể thao. Rải rác đây đó dọc theo con đường xi măng này là những cái ghế đá nho nhỏ để những người khách bộ hành có thể dừng chân lại nghỉ ngơi.

Trong góc tận cùng của cái công viên này là một hồ nước lớn, có thả nhiều lọai cá lớn nhỏ khác nhau, thỉnh thỏang tôi cũng thấy có vài con vịt nước bơi loanh quanh mấy cái đám lau sậy giữa hồ. Bên cạnh hồ nước này là một căn nhà chòi bát giác lớn bằng gỗ sơn hai màu đỏ trắng, có độ ba bốn cái bàn dài đặt ở chính giữa. Cư dân trong vùng có thể gọi lên văn phòng đặc trách phần vụ giải trí của thành phố giữ chỗ để tổ chức tiệc sinh nhật hoặc tổ chức họp bạn mà không sợ phải chộn rộn nhà cửa.

Gần căn nhà chòi này là một vườn trẻ với một khỏang sân cát lớn có mấy cái xích đu, cầu tuột cho con nít chơi, lại còn thêm một khỏang đất rộng, bằng phẳng, để lũ trẻ chơi đá banh, giăng lưới đánh vũ cầu. Chiều chiều đi làm về tôi có thể đưa các con ra công viên hóng mát mà không cần phải đi xa.

Thế là sau sáu tháng chờ đợi, từ khi ký giấy đặt cọc tiền mua nhà và chờ đến khi căn nhà hoàn tất, chúng tôi dọn về căn nhà mới. Sau này tôi mới thấy là ông xếp lớn của tôi nói đúng. Cái vùng địa đầu giới tuyến này quá xa xôi với những văn phòng khác của quận Thiên Thần. Văn phòng này là chỗ ẩn thân của những người ở tận những vùng xa xôi như vùng San Bernardino, Riverside, Moreno Valley, Victorville v.v... Và nơi này cũng là chốn dưỡng thân lý tưởng của những người đang chờ đợi đến ngày về hưu. Văn phòng nhỏ, không có nhiều chức vụ quan trọng, muốn lên chức thì phải chịu khó đi xa, về phía mặt trời, đến những văn phòng ở thành phố khác, hay những cơ quan khác, mà những cơ quan, những văn phòng này đều nằm quanh quẩn ở những thành phố gần trung ương, dẫu tôi có muốn đi thì cũng ngại ngần vì con đường thiên lý.
PC
#25 Posted : Sunday, April 27, 2008 1:37:49 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi Bảo Trân
Chị PC có trí nhớ thiệt tài nghen. Đúng là trường Luân Đôn phải đi vài trăm thước nữa mới tới, vì nó nằm trong hẻm, bên cạnh trường Kiến Thiết.


Trường London School nằm ở ngòai mặt tiền đường Trần Quý Cáp chị BT ơi. Còn trường Kiến Thiết thì phải đi qua ngã tư Lê Văn Duyệt - Trần Quý Cáp về phía đường Cao Thắng, qua khỏi rạp Nam Quang một số hẻm, rẽ phải vô là trường Kiến Thiết.
Còn Vườn Tao Ngộ là meeting point ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.

Nhớ chuyện xưa mà không nhớ nổi chuyện mới đây thì bắt đầu lo rồi đó chị BT ơi .....

linhvang
#26 Posted : Sunday, April 27, 2008 2:03:33 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
quote:
Gởi bởi PC


PC thì lại học Anh văn ở Dziên Hồng, trường của ông Lê Bá Kông.


Vậy chị PC với LV...đồng môn Dziên Hồng rồi. Thời đi học Anh Văn ở đây, LV đi bằng xe lam, xe ngừng xuống góc đường Trương Minh Giảng & Kỳ Đồng, LV đi bộ vô. Toà soạn Tuổi Hoa nằm gần đó nên thường cuối tuần cũng ghé chơi bằng kiểu này.
Nhắc tới Chợ Đũi, có ai hay ăn quà đêm ở đó không? Như chè táo soạn nè. Những năm mới qua Mỹ, LV cứ nhớ cái thú đi ăn đêm hồi còn ở quê nhà (hư, hư quá!!Big Smile Chỉ ở Saigon mới dám đi ăn như thế, chứ ở miền Trung, con gái ngồi ăn ở chợ quán, đầu đường là bị chê hư rồi.)
PC
#27 Posted : Sunday, April 27, 2008 5:17:33 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Ở Saigon người đông đúc nên có khi ít ai biết mặt ai, đi ăn hàng cũng không tới nỗi nào. Mà nói chung dân Saigon cũng thỏai mái chuyện đó. Ai có tiền thì cứ đi ăn. Chỉ vì đi ăn thì tốn kém cho nên ít ăn ngòai là vậy. Có lẽ hồi xưa người ta nghĩ đàn bà con gái phải lo nữ công gia chánh. Vác miệng đi ăn hàng chứng tỏ đương sự không biết nấu ăn, làm bánh. Còn không thì thuộc hàng cơm hàng cháo chợ, không phải nề nếp khuê môn. Tongue

PC chưa bao giờ ghé chợ Đũi, nói chi là ăn hàng trong đó.

Binh Nguyen
#28 Posted : Monday, April 28, 2008 11:16:59 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi linhvang

[quote]Gởi bởi PC


Nhắc tới Chợ Đũi, có ai hay ăn quà đêm ở đó không? Như chè táo soạn nè. Những năm mới qua Mỹ, LV cứ nhớ cái thú đi ăn đêm hồi còn ở quê nhà (hư, hư quá!!Big Smile Chỉ ở Saigon mới dám đi ăn như thế, chứ ở miền Trung, con gái ngồi ăn ở chợ quán, đầu đường là bị chê hư rồi.)



Mèn, con gái SG cũng tùy đó chị LV, Bình cũng sợ ngồi ăn hàng lắm, mặc dù rất muốn ăn. Bình cũng hông biết chợ Đũi, làm gì có chuyện ăn quà trong đó. Cũng có thể, Bình lớn lên trong khung cảnh hết thanh bình rồi, nên còn "quái" tiền đâu mà ăn quà? Bà chị của Bình cỡ tuổi mấy chị thì khỏi nói, ăn quà một cây xanh dờn luôn. Có hôm, thấy Bình ăn cơm nguội, chan nước mắm, chĩ la: "Mày ăn vậy mà mày ăn được!", còn sợ Bình không biết mắc cở, thêm luôn một câu "Mày ăn như mèo, như chó", cố gắng để Bình đừng ăn cơm nguội nữa, nhưng Bình nói rồi, Bình "cool" lắm, ai muốn chọc gì cứ chọc, Bình cứ ăn hết. Đến trưa trưa, chị ấy than: "Tao đói quá, Bình ơi!" Bình tức mình: "Xí, em ăn như mèo như chó gì cũng được, miễn bây giờ em no là được rồi. Cứ khó khăn như chị, có phải là đói không, em không có dại!" Hi hi hi.

A, hay là Bình cũng có máu người Trung như chị Linh Vang? Sorry chị LV, cứ tưởng anh Ng là người Bắc chớ. Vậy anh cũng khá chính tả lắm ha?

BN.
ductriqueanh
#29 Posted : Tuesday, April 29, 2008 6:58:08 AM(UTC)
ductriqueanh

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,295
Points: 345
Location: Westminster, CA

Was thanked: 10 time(s) in 9 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

Con đường CMT8 trong thời gian tới sẽ là tuyến đường metro, không biết mức độ giải tỏa như thế nào. Các hình ảnh như trên sau này sẽ chỉ còn là kỷ niệm. Chị BaoTran chụp nhiều hình trên con đường CMT8 không vậy? Đó cũng là con đường nhiều kỷ niệm của PC.





Tuyến đường metro chắc phải xây... trên trời chứ hả chị PC? con đường đó xây metro chắc cũng đúng vì lúc nào cũng đông. Hồi em lớn lên nó tên là CMT8, nhưng không hiểu CMT8 nghĩa là gì. Lúc nhỏ em ở bên ngọai trên đường Tú Xương đối diện nhà thờ Mai Khôi, lên lớp một thì ở bên nội trên đường CMT8 phía sau cây xăng Shell. Ban đầu mẹ cho em học trường tiểu học gần nhà, lâu ngày quên tên rồi, nhưng là cái trường 5-7 tầng nằm cùng phía với rạp Thanh Vân. Ngày đầu đi học mà phát khiếp, lớp một mà học lầu năm, lên xuống cầu thang chen chúc phát sợ, vô lớp em ngồi kế con nhỏ cạo trọc đầu bôi thuốc lem nhem xanh lè (hồi đó đứa nào bị chí là lôi ra cạo đầu bôi thuốc cho hết chí, nhưng thường là làm lúc không phải đi học), một đứa khác thì cứ gác chân lên bàn khoe... guốc mới (xóm lao động mà, guốc mới là... chuyện lớn), một đứa nữa thì đụng ai nó cũng xả mấy chữ "đờ" vô mặt kể cả cô giáo, bà giáo sùng tát cho mấy bạt tai bắt đứng ngoài cửa, nó vẫn chửi, bả phải dẫn nó xuống văn phòng. Em học đúng một ngày, sợ quá xin mẹ nghỉ ở nhà. May mà sau đó xin được vào trường Trần Quý Cáp gần Hồ Con Rùa trên đường Võ Văn Tần (Trần Quý Cáp cũ). Trường nhỏ thôi, nhưng êm đềm. Mỗi ngày mẹ em chở em và ông anh đi học trên cái xe mini có gắn thêm cái ghế phía trước (em ngồi trước, ông anh ngồi yên sau), chạy trên đường CMT8 suốt từ đoạn cây xăng Shell, qua ngã ba Tô Hiến Thành, qua ngã ba Chí Hòa, tới vùng binh ngã sáu thả ông anh xuống trường Lê Lợi, rồi quẹo Tú Xương, chạy hết đường Tú Xương đụng NKKN (Công Lý), chạy NKKN đến VVT. Ròng rã như vậy cho đến lúc em tự biết đi xe đạp, vậy mà thời gian đầu mẹ em vẫn phải đi kèm vì sợ em không biết đường chạy qua vùng binh ngã sáu. Có điều, tới lớp bảy em mới biết đạp xe đạp (út cưng có khác Big Smile)
Tìm được Vườn Mộng rồi nha, tha hồ mà mơ mộng chuyện ngày xưa Cooling Cám ơn chị BT.
ductriqueanh
#30 Posted : Tuesday, April 29, 2008 7:28:31 AM(UTC)
ductriqueanh

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,295
Points: 345
Location: Westminster, CA

Was thanked: 10 time(s) in 9 post(s)
quote:
Gởi bởi Bảo Trân










Chị BT ơi, em không nhớ chùa, nhưng trong hình thấy là Q10, vậy là bên phía đối diện với rạp Thanh Vân thuộc Q3, đúng không chị? Hồi đó cái đường CMT8 đông đến độ em chỉ biết cắm đầu chạy, không có ngó ngang ngó dọc. Theo em nhớ thì nếu đi từ phía ngã sáu đi xuống, trước khi đến rạp Thanh Vân là mấy tiệm làm bảng hiệu, dạy vẽ, qua rạp đến một cái hẻm có xe mì, đối diện hình như cũng có con hẻm lớn, hình như có hàng chuối chiên. Phía bên Q10 chỗ đầu đường Chí Hòa có mấy gánh xôi rất ngon, xuống nữa là chợ Hòa Hưng phía bên Q10 hình như chỗ ngã ba Tô Hiến Thành, trên đường Tô Hiến Thành có nhà thờ Hòa Hưng, xuống chút nữa phía bên Q3 có một con hẻm lớn sau này cũng họp thành chợ, xuống nữa là đường Hoàng Đạo, đầu đường có bà bán xôi vò rất ngon và một tiệm phở cũng ngon (nhưng hồi đó chỉ được ngửi mùi là chính), cứ theo đường Hoàng Đạo đi miết thì ra ga xe lửa. Kế đường Hoàng Đạo là cây xăng Shell, cạnh đó là một hẻm lớn, nhà đầu tiên của hẻm đó là... nhà em.
Nghe nói là sau này thay đổi rất nhiều, thằng bạn hàng xóm của em nói bây giờ nhà nó với nhà em... là một Big Smile Hồi trước thì có bức tường ngăn, cho nên mặc dù sát vách nhưng muốn qua nhà nhau chơi, một là leo tường, hai là đi cửa chính thì phải đi vòng mỗi nhà ở một ngõ khác nhau.
Bảo Trân
#31 Posted : Tuesday, April 29, 2008 12:34:25 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
quote:
Gởi bởi PC
Trường London School nằm ở ngòai mặt tiền đường Trần Quý Cáp chị BT ơi. Còn trường Kiến Thiết thì phải đi qua ngã tư Lê Văn Duyệt - Trần Quý Cáp về phía đường Cao Thắng, qua khỏi rạp Nam Quang một số hẻm, rẽ phải vô là trường Kiến Thiết.
Nhớ chuyện xưa mà không nhớ nổi chuyện mới đây thì bắt đầu lo rồi đó chị BT ơi .....




Hà hà, không lẽ BT nhớ lộn, bởi dzì BT có đi học một năm ở trường KT và hai năm ở LD mà, BT nhớ, cái cửa trường LD nó nằm sau lưng trường KT. Một điều BT nhớ rõ là cái hẻm này rất rộng, bởi dzì chú lính của ba BT đậu được cái xe jeep nhà binh ở gần đầu hẻm để đón hai chị em BT dzìa.
PC
#32 Posted : Wednesday, April 30, 2008 6:37:21 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
QA,
Còn đường kế bên Shell nay mở rộng ra và có tên mới là đường Hùynh Văn Bánh. Không biết đó có phải là Hoàng Đạo cũ hay không.
Đường metro theo trong bản dự án thì đi dọc theo CMT8, nhưng sẽ ẹo vô khúc ga Hòa Hưng để nối với ga này, sau đó lại trở ra và đi tiếp trên CMT8 để tiếp tới đường Trường Chinh. Theo dự án đường metro Bến Thành - Suối Tiên thì khúc Bến Thành - Ba Son sẽ là đường hầm. Vậy có lẽ metro trên CMT8 cũng có đoạn nằm underground, theo chị đoán có lẽ từ Bến Thành tới ga Hòa Hưng.
PC
#33 Posted : Wednesday, April 30, 2008 7:11:32 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Chị BT,
PC cũng từng học ở KT cho nên nhớ con đường quẹo vô đó. Con hẻm quẹo vô KT (nối Trần Quý Cáp và Phan Đình Phùng) đúng là hẻm lớn, xe jeep vô được. Chị hồi xưa đi học được đi xe jeep là sướng thấy mồ.
PC
#34 Posted : Wednesday, April 30, 2008 11:11:34 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
À, nếu QA ở gần Shell thì chắc biết con hẻm chùa Định Thành. Đi thêm khúc nữa thì tới cái biệt thự nhà của Thẩm Thúy Hằng hồi xưa. Bây giờ nhà đó xây lại thành nhà sách Nguyễn Văn Cừ.

A,, cố nhạc sĩ Anh Thi cũng ở vùng Hòa Hưng, rồi ca sĩ Bạnh Lan Thanh (vợ của Tùng Lâm) cũng ở vùng Hòa Hưng, Nguyễn Ngọc Ngạn ở vùng Ông Tạ.



Bảo Trân
#35 Posted : Thursday, May 1, 2008 12:12:10 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
quote:
Gởi bởi ductriqueanh


Chị BT ơi, em không nhớ chùa, nhưng trong hình thấy là Q10, vậy là bên phía đối diện với rạp Thanh Vân thuộc Q3, đúng không chị? Hồi đó cái đường CMT8 đông đến độ em chỉ biết cắm đầu chạy, không có ngó ngang ngó dọc. Theo em nhớ thì nếu đi từ phía ngã sáu đi xuống, trước khi đến rạp Thanh Vân là mấy tiệm làm bảng hiệu, dạy vẽ, qua rạp đến một cái hẻm có xe mì, đối diện hình như cũng có con hẻm lớn, hình như có hàng chuối chiên. Phía bên Q10 chỗ đầu đường Chí Hòa có mấy gánh xôi rất ngon, xuống nữa là chợ Hòa Hưng phía bên Q10 hình như chỗ ngã ba Tô Hiến Thành, trên đường Tô Hiến Thành có nhà thờ Hòa Hưng, xuống chút nữa phía bên Q3 có một con hẻm lớn sau này cũng họp thành chợ, xuống nữa là đường Hoàng Đạo, đầu đường có bà bán xôi vò rất ngon và một tiệm phở cũng ngon (nhưng hồi đó chỉ được ngửi mùi là chính), cứ theo đường Hoàng Đạo đi miết thì ra ga xe lửa. Kế đường Hoàng Đạo là cây xăng Shell, cạnh đó là một hẻm lớn, nhà đầu tiên của hẻm đó là... nhà em.
Nghe nói là sau này thay đổi rất nhiều, thằng bạn hàng xóm của em nói bây giờ nhà nó với nhà em... là một Big Smile Hồi trước thì có bức tường ngăn, cho nên mặc dù sát vách nhưng muốn qua nhà nhau chơi, một là leo tường, hai là đi cửa chính thì phải đi vòng mỗi nhà ở một ngõ khác nhau.
[/quote]


Nếu mà nói chiện sau 75 thì BT thua, vì hổng biết cái đường CMT8. Nhưng mà cái chiện bên này đường là quận 3, bên kia đường là quận 10 thì hồi đó BT có biết. Cho dù là biết, nhưng mà con đường LVD của BT không có...dài đâu, bị vì hồi đó không có được đi đâu một mình hết, ngoài đi học. Bởi vậy con đường Hoàng Đạo ở mô thì BT cũng không có biết.
Đây là con đường LVD của BT: dài từ chợ Hoà Hưng tới Hồng Thập Tự. Từ ngã ba Tô Hiến Thành/chợ Hoà Hưng đi ngược lên SG, sẽ đi ngang qua rạp Thanh Vân, trường Chí Hoà. Từ trường Chí Hoà đi thêm lên một khúc là gặp hẻm vô đình Hoà Hưng (q3), có mấy hàng bánh mì, cafe bán buổi sáng, rồi tới chùa Bửu Đà (q10), đầu hẻm chùa Bửu Đà có những hàng phở, mì, bò viên, chè, hột vịt lộn v.v...Đi thêm một chút nữa là tới trường Thánh Mẫu (q3), rồi tới ngã ba đường vô khám Chí Hoà. Cũng có một cái chợ nhỏ nhóm ở đây, và cũng có nhiều hàng quán trên góc đường này, và có một quán nhậu ngoài trời rất đặc biệt, đặc biệt ở cái chỗ là vừa là quán nhậu, vừa là tiệm sửa xe. Ông chồng sửa xe (sáng), bà vợ bán quán (chiều) cùng một chỗ. Lên tiếp nữa là mấy cái thành lính, Quân Vụ Trị Trấn. Rồi qua cái bùng binh, lên tới chợ Vườn Chuối. BT đi thêm một khúc thì rẽ vô PTG đi học GL, hồi có xe chạy thì tới HTT phải quẹo để lên VK.


Bảo Trân
#36 Posted : Thursday, May 1, 2008 12:30:22 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

Chị BT,
Chị hồi xưa đi học được đi xe jeep là sướng thấy mồ.




Hà hà, không có được đi xe jeep hoài đâu chị PC ơi, chỉ có vài lần khi ông bố bị họp bất thình lình không đón được thôi. Mà đi học một mình thoải mái hơn là bị "canh me" nhiều chứ.

Ủa, mà sao mình xài chữ canh me dzậy? Trong tự điển đâu có chữ này!

Binh Nguyen
#37 Posted : Friday, May 2, 2008 1:17:59 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi ductriqueanh

quote:
Gởi bởi PC




chạy trên đường CMT8 suốt từ đoạn cây xăng Shell, qua ngã ba Tô Hiến Thành,
Tìm được Vườn Mộng rồi nha, tha hồ mà mơ mộng chuyện ngày xưa Cooling Cám ơn chị BT.



Bình thì nhớ có một lần chạy ngay cây xăng Shell, ngay cái đầu ngõ nhà QA đó, đang được ông anh chở, chạy ngang qua đó, có cái cô nào đó la lớn với ông anh của Bình:

- Ê, bạn gái anh đó hả?

Hổng biết có phải người nào QA biết hông? Nhưng Bình nhớ, Bình cũng la lớn (tính la lớn có từ hồi nhỏ nha chị Tonka!):

- Không phải. Em thôi.

Đúng là "dzô dziên" thiệt, ai cần mình đính chính đâu, bạn gái cũng được có sao đâu, hi hi hi. Chời ơi, con đường này Bình đi học mỗi ngày nha, chuyện mấy chị kể, Bình biết hết đó, nhưng vẫn thích nghe các chị kể tiếp chuyện của mỗi người, để nhớ lại một thời hoa mộng.

BN.

Nơi bắt đầu cho sự Bình yên.
PC
#38 Posted : Monday, May 5, 2008 8:31:32 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi Bảo Trân
Ủa, mà sao mình xài chữ canh me dzậy? Trong tự điển đâu có chữ này!




Big Smile
Bảo Trân
#39 Posted : Friday, May 23, 2008 12:32:35 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
Như tôi ngày đó, đã bước chân ra khỏi cái văn phòng mà nhiều người đã bảo là một chỗ dừng chân lý tưởng. Tôi đã dấn thân trên đường thiên lý. Hôm đi phỏng vấn, tôi chỉ đi, về có một lần, tôi không có dịp để thử đi lại con đường đó lần thứ hai trước khi tôi nhận lời thuyên chuyển. Nhận lời về văn phòng mới rồi, mỗi ngày tôi phải đi về một đọan đường dài đúng sáu mươi dặm, hai tiếng đồng hồ trên xa lộ, xe cộ dập dìu làm tôi chóang váng.

Ngày tôi nhận việc mới, trời mưa tầm tã. Cơn bão El Nino tưởng đã qua mà vẫn kéo dài không dứt. Đêm chúa nhật trước ngày đầu tiên đi làm ở sở mới, nghe xướng ngôn viên đài truyền hình tường trình bản báo cáo tiên đóan thời tiết của tuần lễ sắp tới với ảnh hưởng của cơn bão còn sót lại mà tôi ngán ngẫm.

Cùng ngày tôi đi làm chỗ mới, Thảo phải đưa Gà Tồ vào nhà thương mổ khẩn cấp vì cái móng chân ngón cái mọc ngược giữa đường làm độc. Gà Tồ đau ngón chân cái cả hai tuần lễ mà cũng không hở môi than van. Thằng con trai lớn của tôi nghĩ là mình lớn rồi, có thể lo liệu lấy nên lúc nào đau, nó chỉ lấy Neosporin bôi vào cho đỡ đau rồi bình thản đi học. Cho đến khi ngón chân sưng tấy lên đến cái độ không xỏ chân vào giầy được thì nó mới xít xoa - dẫn con đi bác sĩ. - Đi làm về nhìn thấy con đi cà nhắc với cái ngón chân vừa mổ tôi xót xa. Đã vậy, Gà Tồ phải đi bộ về nhà sau khi tan học mới là khổ, phải chi như những lúc trước, Thảo còn làm ở gần nhà thì Thảo đã có thể “dù” về để đón con rồi.

Hồi mới dọn về đây hai đứa con tôi còn nhỏ, nên việc đưa đón vào nhà trẻ cũng dễ dàng, vì cái vườn trẻ nằm cùng đường chúng tôi đi làm. Nhưng khi hai đứa con tôi đến tuổi đi học thì tôi và Thảo phải thay ca làm khác giờ nhau để có thể đưa đón con về mà không cần phải đưa con đi gửi. Thảo đi làm từ sáu giờ sáng, đến hai giờ rưỡi ra làm đón con là chạy thẳng về nhà. Còn tôi đi làm trễ, sau tám giờ, thả xong con xuống trường mới đi vào sở. Đến khi Thảo mất việc kỹ sư, đổi sang việc mới thì Thảo phải đi tận xuống Orange County làm. Thảo đi làm trễ, thường thì gần mười giờ mới ra khỏi nhà, vì công việc mới của Thảo đòi hỏi chàng phải ở lại đến bẩy, tám giờ tối, thế là tôi lại phải thay ca làm từ năm giờ rưỡi sáng để về sớm đón con.

Sau khi nhận việc đi làm ở Pasadena, tôi đã phải tìm người để đón Chuột Nhắt về vì tôi không thể đón con như trước nữa. Cũng may là Lily, mẹ của một đứa bạn trong lớp Chuột Nhắt, có một dịch vụ đưa đón, giữ trẻ trong vùng, đồng ý “nhét” thêm Chuột Nhắt vào cái xe van thương vụ của bà đã chật cứng với bảy đứa trẻ, cũng chỉ vì Chuột Nhắt nhỏ con, và là đứa trẻ đầu tiên bà có thể thả về nhà. Còn Gà Tồ, năm nay đã học lớp tám, nên nó bảo để nó đi bộ về với mấy đứa bạn cùng xóm.

Ngồi nhìn con chườm nước đá cái chân đau, tôi bảo:

- Gà Tồ nghỉ ở nhà nhé, qua mấy ngày mưa rồi hẵng đi học.

Gà Tồ lắc đầu:

- Math Club cần con vì con là một trong những main persons mà. Tụi con phải ráo riết tập cho hết những bài tóan khó bởi vì tháng sau tụi con phải qua Riverside County compete với những trường trung học ở mấy cái county khác rồi.

Tôi vớt vát:

- Hay là để mẹ nhờ Grace chở con về nhá? Hay là nhờ Lily sau khi đón Chuột về rồi đón luôn con? Con chỉ chịu khó ngồi ở trường chờ Lily chừng 10, 15 phút thôi.

Gà Tồ cương quyết từ chối:

- Con đi bộ được mà, mẹ đừng lo. Con chỉ cần lấy cái bao plastic bọc ngòai chiếc giầy cho khỏi ướt chân là được rồi. Cái xe của Lily đã chật cứng, đâu còn chỗ nào nữa cho con. Mà ngồi chờ Lily thêm mười lăm phút thì con đã đi về gần tới nhà. Con về một mình ok, mẹ đừng có phiền Grace làm gì.

Nói thì tôi nói vậy thôi, chứ tôi biết cũng không hy vọng gì để nhờ Grace đón con, mặc dù trước ngày tôi nhận việc mới, tôi đã hỏi Grace, người bạn đồng nghiệp tôi đã gặp và kết thân từ ngày tôi đổi về văn phòng này:

- Ly đi xa, mà Thảo lại làm không gần nhà, có chuyện gì cần nhờ Grace được không?

Người bạn Philipine dễ thương này đã mau mắn gật đầu:

- Được, Ly cứ yên tâm.

Nhưng Grace cũng có hai đứa con trạc tuổi Gà Tồ và Chuột Nhắt, trời mưa giông thế này, chạy hai trường đón hai đứa con cũng đã hết giờ, làm sao Grace còn thì giờ để đón con giùm tôi được!

Ngày thứ hai ở chức vụ mới, tôi ngồi đứng không yên. Ở trong phòng làm việc, nhìn ra ngòai trời mưa tầm tã, nghĩ đến con phải lội mưa về tôi muốn khóc. Tôi tự trách mình sao ham danh vọng để con phải chịu dãi dầu. Nếu giờ này tôi vẫn còn ở chỗ cũ thì tôi chỉ cần lấy vài chục phút nghỉ giải lao để chạy ào về đón con, thì Gà Tồ của tôi đâu phải lướt thướt dưới mưa!

Rồi còn cái vụ động đất nữa. Mấy hôm nay đài phát thanh, truyền hình cứ ra rả nói đến cái chuyện động đất “overdue” ở California. Họ bảo từ mấy chục năm nay rồi California chưa có xảy ra cái trận động đất nào to lớn hết, mà cứ theo tình hình diễn biến ở trên cái đường nứt San Andreas, thì sẽ có một cơn địa chấn có cường độ dữ dội tợn, lên đến hơn bảy, tám chấm Richter scale. Có nghĩa là họ đang chờ đợi trái đất rung chuyển mạnh, cưa cái tiểu bang California này tách ra làm đôi, đưa cả thành phố Los Angeles này ra giữa biển…Chao ôi, cứ nghĩ đến cái lúc quả đất lay động, các con tôi loay hoay ở một chỗ cách xa tôi những một tiếng đồng hồ là trái tim tôi như thắt lại.

Không dưng, tôi sợ cái tiếng reo ghê rợn của cái đồng hồ báo thức. Mở mắt ra nhìn thấy năm giờ sáng là tôi lại giựt mình. Nghĩ đến đọan đường dài ba mươi dặm là tôi lo lắng.

Tôi nằm mơ, tôi thấy một mình tôi mò mẫm trên đọan đường dài mưa tuôn tầm tã. Mưa xối xả đổ trắng nhạt nhòa khung kính xe, làm mờ mịt cả con lộ dài hun hút. Đèn pha chớp lòa giục giã phía sau xe tôi, những tiếng còi thúc inh ỏi hai bên tai tôi. Tôi cuống cuồng bẻ tay lái sang lane nhường lối, chiếc xe của tôi quá đà trượt quay lộn mấy vòng, rồi rơi tõm vào khõang đất trũng của khúc nối hai cái xa lộ. Tôi giật mình tỉnh giấc. Trời vẫn còn tối, tôi nhìn lên cái đồng hồ báo thức ở trên đầu tủ áo, kim đồng hồ chỉ đúng một giờ rưỡi sáng.

Tôi kéo chăn trùm lên đầu nhắm mắt lại. Tôi lại nằm mơ. Lần này tôi thấy mình đang đứng trên lầu ba của cái sở mới nơi tôi đang làm việc. Bỗng nhiên trái đất rung chuyển mạnh, tòa nhà đổ nghiêng, sụp xuống, đè những chiếc xe đang đậu trong sân bẹp dúm. Rồi tôi thấy tôi lóp ngóp chui ra từ tòa nhà đổ nát đó, lang thang, thất thểu giữa đường, lớn tiếng gọi con.

Cơn địa chấn nhỏ nhoi đánh thức tôi giậy giữa lúc tôi còn bàng hòang trong cơn mộng dữ. Tôi chòang dậy, chạy sang phòng con, yên tâm nhìn hai đứa con đang nằm ôm chăn say sưa ngủ.

Tôi bước nhẹ xuống nhà, bấm nút TV xem tin tức. Mới ba giờ sáng. Đài truyền hình đã nhanh chóng tường thuật về tình hình của cơn địa chấn nhẹ khỏang ba chấm rưỡi ở Riverside, một thành phố nhỏ cách nơi tôi ở khỏang ba mươi cây số. Cái rung chuyển nhẹ nhàng này không gây thiệt hại lớn nhỏ gì đến cái thành phố nó đã lay động vậy mà nó có một mãnh lực làm rung chuyển được tôi.

Tôi dội mưa đi làm đúng một tuần. Một tuần lễ trời sầu, đất thảm. Mưa suốt đêm, mưa kéo dài đến ban ngày. Mưa từ lúc tôi bước chân đi, mưa đến tận khi tôi bước chân về. Tôi trở về nhà, dật dờ như một cái thây ma. Một tuần lễ tôi sụt luôn năm kí, hậu quả của những ngày đi làm lo lắng, những buổi trưa ngồi nhìn mưa qua cửa kính, rầu rĩ không ăn uống được gì cả. Thảo nhìn tôi ái ngại:

- Em có nghĩ là em muốn tiếp tục công việc làm này không? Hay là về lại chỗ cũ đi.

Chưa lúc nào tôi thấy chồng tôi có một cái ý kiến hay hơn lúc này. Ngày hôm sau tôi xin về sớm một giờ, chạy thẳng đến văn phòng cũ tìm bà phó giám đốc, năn nỉ bà tìm cách giúp tôi trở về. Tôi không làm xếp nữa cũng không sao, tôi cũng không cần văn phòng nhân viên trả cho tôi cái số tiền lương sai biệt của những ngày tôi làm xếp. Tôi chỉ cần trở về lại chỗ làm cũ, thật nhanh chóng. Bà phó giám đốc cứ căn vặn tôi, hỏi tới hỏi lui tại sao bao nhiêu người muốn lên chức không được còn tôi thì lại muốn xuống chức. Tôi nói cho bà nghe những nỗi lo lắng trong long, nỗi sợ hãi con đường thiên lý. Bà nói:

- Tôi biết cái nỗi lòng này của mọi người khi phải đối diện với đổi thay. Ly cô đơn đấy thôi, bạn bè ở hết nơi này, một mình Ly ở một nơi chốn xa lạ. Rồi một thời gian sau Ly cũng sẽ quen đi. Rồi Ly sẽ có những người bạn mới. Cũng như tôi ngày xưa, khi thuyên chuyển từ đây lên Glendale, ra đi không hẳn là tự nguyện, cùng một chức vụ, mà tệ hại hơn là phải đi xa nhà gần một tiếng đồng hồ lái xe. Biết đường xa mà tôi vẫn nhận lời đi, bởi tôi muốn tìm cho mình một chân trời mới. Ở mãi một nơi sẽ không đi đến đâu. Thọat đầu thì tôi cũng buồn bã, lo âu vì đơn độc. Rổi tôi cũng vượt qua, và tôi đã trở về lại nơi này với một chức vụ cao hơn. Chịu khó một chút đi Ly, Ly sẽ không thấy phí công…mài sắt.

Nhưng mặc cho bà phó giám đốc muốn nói gì thì nói, tôi vẫn cương quyết lắc đầu, và nước mắt tôi bắt đầu rơi. Không đành nhìn bộ mặt thiểu não của tôi, bà chạy vào phòng ông giám đốc. Một lúc sau bà trở ra bảo với tôi:

- Tôi đã nói với ông giám đốc rồi, và ông đã bằng lòng cho Ly trở lại. Ngày mai ông sẽ gọi sang cho bà giám đốc bên Pasadena để xin thuyên chuyển Ly về. Hai người đã từng quen biết nhau thân thiết nên chắc sự hóan chuyển cũng chẳng khó khăn. Chỉ có một điều là hồ sơ cá nhân của Ly đã được gởi về văn phòng nhân viên để điều chỉnh giấy tờ cho chức vụ mới từ mấy tuần trước, bây giờ phải gọi lên trung ương để xin lại. Khi nào hồ sơ của Ly về đến đây rồi thì bên Pasadena mới có quyền bãi chức của Ly. Chịu khó làm việc đàng hòang cho đến khi thủ tục hóan chuyển nhân viên xong xuôi.

Một tuần sau đó tôi trở về nhiệm sở cũ. Tôi rũ áo từ quan để trở về với cái chức vụ cán sự xã hội tầm thường của mười mấy năm nay.

Ngày ký giấy trả tôi về với nhiệm sở cũ, bà phó giám đốc văn phòng Pasadena, xếp mới của tôi, đã nhìn tôi buồn rầu:

- Ly nhất định trở về thật sao, Ly có cần suy nghĩ lại không? Tài năng của Ly mà ngừng lại ở chức worker thôi thì uổng phí lắm. Ly có nghĩ là trong tương lai Ly có thể lên ngang hàng với chức vị của tôi không? Đâu có mấy người Việt Nam lên được đến chức vị này. Tôi thấy Ly có khả năng lắm đó. Ly ở lại đi, tôi sẽ hỗ trợ cho Ly để bà giám đốc đề nghị tên Ly vào cái danh sách deputy (phó giám đốc) đó. Ly sợ đường xa hả, tôi có thể giúp Ly tìm người đi carpool cho có bạn để Ly khỏi phải lái xe mỗi ngày. Khi Ly có việc khẩn cấp mà không có xe về thì chính tôi hoặc bà Joanne bên hành chánh sẽ đưa Ly về tận nhà. Hay là tôi cho Ly làm “flex time” nghe, Ly không lo phải đến sở đúng giờ, Ly không sợ vật lộn với giòng xe cộ đông đảo. Ly muốn đến giờ nào thì đến, miễn là đừng vào sau chín giờ sáng, miễn sao mỗi ngày Ly làm đủ tám tiếng đồng hồ là được rồi.

Tôi cúi xuống vân vê xấp giấy tờ trong tay. Làm sao giải thích với bà đây chứ? Hôm nào hăng hái nhận lời đi cũng là tôi, mà bây giờ hối hả xin về cũng là tôi. Tôi biết là bà đã dành cho tôi thật nhiều cảm tình nồng hậu dù chỉ gặp tôi mỗi có một lần hôm phỏng vấn. Tôi có nghe mấy người xếp cùng làm chung phòng với tôi nói lại, bà là người đã tranh đấu với bà giám đốc để dành chức vụ này cho tôi, khi bà giám đốc đòi xóa tên tôi và một ngừơi nữa ra khỏi cái danh sách những người được bà xếp tôi tuyển vào cái chức vụ “supervisor” ở văn phòng này chỉ vì chúng tôi ở xa quá. Tôi ở Chino Hills, còn người đó ở tận Gardena. Tôi còn được biết bà giám đốc đã bảo với bà xếp mới của tôi là không nên mướn những người ở xa văn phòng quá, bởi vì họ sẽ không ở lại với văn phòng lâu. Qua probation rồi, có cơ hội thì mấy người này cũng sẽ xin thuyên chuyển. Rồi văn phòng sẽ mất công tìm người khác để thay thế. Nhưng bà xếp mới của tôi đã năn nỉ bà giám đốc để xin giữ lại chỉ một cái tên tôi. Bà trấn an bà giám đốc là tôi sẽ không đến nỗi bỏ đi sớm như bà giám đốc đã lo ngại. Vậy mà bây giờ chưa bắt đầu vào việc mà tôi đã nhất quyết bỏ ngang rồi, thì chắc bà sẽ bị bà giám đốc khiển trách nặng nề ghê lắm. Thật tình thì một nửa tôi muốn đi, nhưng một nửa tôi cũng muốn ở lại. Tôi cũng ham danh vọng lắm chứ. Làm xếp mà, ngồi kiểm sóat thiên hạ làm việc cũng thấy oai ghê. Nhưng khi nghĩ đến con đường thiên lý tôi lại sờn lòng, thôi thì tôi đành phụ lòng ưu ái của bà.

Việc tôi trở về nhiệm sở cũ đã là một đề tài cho đám nhân viên cùng sở đàm tiếu. Họ thêu dệt đủ điều đủ chuyện về tôi. Có kẻ còn cho là tôi không được bình thường. Người bảo tôi thấy hồ sơ nhiều làm không xuể, thêm nhân viên dưới quyền lõi đời, cứng đầu, trị không được nên hỏang sợ. Người bảo tôi nhắm chắc không qua nổi probation nên dùng kế chạy trước cho chắc ăn, không thôi lại vừa mất chức mà còn phải làm việc xa nhà…Tôi cứ phe lờ bỏ hết những lời phê phán ngòai tai, với tôi, ngày hai buổi đi về với 15 phút lái xe một lần là cũng đủ… lãng quên đời.

Thỉnh thỏang đi ngang qua bàn tôi, bắt gặp tôi đang chống cằm lặng im nhìn ra ngòai khung cửa sổ, mắt đắm chìm vào một cõi xa xăm, Mai đã dậm chân, bứt tóc:

- Trời đất ơi, không ai như chị, đi làm xếp thì không chịu, cứ ngồi mãi một chỗ này ngắm nắng, nhìn mưa, thì làm sao mà lên được cái chức phó giám đốc, giám đốc đây!?

Còn bà Bảo thì gật gù:

- Thôi thế cô trở về cũng phải, chứ ai lại làm xếp mà cả ngày hồn cứ ở mãi trên mây.

Tôi có phải là người ở trên mây không tôi cũng không biết nữa, có một điều là tôi muốn có một cuộc sống thật bình thường. Tôi cũng đã có những ngày rất bon chen của mười hai năm về trước khi một thời kỳ tôi phải làm đến hai, ba công việc. Này nhé, ban ngày tôi đi làm công chức, đếm hồ sơ cho đến năm giờ chiều. Buổi tối, về lo cơm nước cho con xong rồi thì tôi lại đi chào hàng mỹ phẩm, tìm thêm người làm chung với tôi cho cái lọai bán hàng lối kim tự tháp, mong một ngày đẹp trời mình có thật nhiều người ở dưới tay mình thì mình khỏi phải làm cực khổ nữa, cứ ngồi chia lợi tức của người khác cũng có tiền. Mỗi năm, cứ từ tháng một đến tháng tư mùa khai thuế lợi tức cá nhân là tôi lại đi làm thêm hai ngày thứ bảy, chủ nhật. Hết mùa thuế rồi thì tôi lại đi chào hàng mỹ phẩm cuối tuần. Thảo cũng bận túi bụi vì mấy năm nay sở Thảo trúng thầu liên miên, việc làm hòai không hết. Thảo phải tranh thủ đi làm cuối tuần để kịp hòan tất mấy cái project cho đúng ngày giờ nên Thảo cũng không ở nhà coi con được. Chỉ tội cho mấy đứa con tôi, một tuần bị đem đi baby sitter đúng bẩy ngày nên cũng mỏi mệt. Một buổi sáng chủ nhật, vừa sọan sách vở vào backpack để đem đến nhà người giữ trẻ ngồi học, mấy đứa con tôi vừa hỏi:

- Mình có thể nghỉ một ngày không mẹ?

Nhưng tôi đã tàn nhẫn quá, tôi chỉ nhìn con lắc đầu bảo đợi đến mùa hè. Làm sao tôi có thể giải thích cho con hiểu là tôi đang cần tiền, thật nhiều tiền. Tôi phải có nhiều tiền để nhanh chóng trả hai phần hụi chết và món tiền tôi đã mượn bố để down mua nhà. Và tôi cũng cần tiền để thỏa mãn cái tham vọng làm chủ điền, chủ địa, giàu có như anh chị Thảo, để không còn thua chị, kém anh…

Nhưng từ sau cái chết của bố, tôi chợt nghiệm ra lý lẽ của đời sống. Bon chen cho lắm thì cũng là con số không lúc nhắm mắt xuôi tay. Quần là, áo lụa cho lắm thì khi ra đi cũng chỉ có ba bộ quần áo, một bộ mặc trên người, hai bộ nhét dưới chân. Làm cho nhiều tiền lắm bạc, ăn uống thoả thuê như bố thì lúc đi cũng chỉ một tay cầm một túi gạo sống, một tay cầm một túi tiền cắc độ mười đồng. Nệm ấm, chăn êm cho lắm thì cuối cùng cũng chỉ được nằm trên một tấm khăn thêu hoa sen, được đắp một mảnh chăn nhiễu mỏng Đà La Ni.

Tôi đã dừng lại. Sau cái ngày trả xong phần hụi cuối cùng tôi đã không còn đi bán thêm hàng mỹ phẩm nữa. Tôi cũng bỏ luôn cái việc làm khai thuế bốn tháng mỗi đầu năm. Tôi chỉ còn độc nhất cái việc làm chính ở sở xã hội của tôi. Thì giờ còn lại tôi bắc ghế bố ra vườn nằm đọc sách, làm thơ gởi đăng báo. Cái giấc mơ trở thành triệu phú của tôi tan tành theo những làn khói hương ẻo lả bay lên không trung trong ngày đưa bố lên Đồi Hồng. Tôi quên mất cái ý tưởng làm chủ điền, chủ địa, “phục thù” cho những ngày cam khổ xa xưa. Tôi chỉ ước mơ một cuộc sống bình thường có vợ, có chồng, năm ngày trong tuần lễ đi làm, cuối tuần có thì giờ đưa con cái đi chơi, đi chùa.

Nhưng cuộc sống của tôi đã có vẻ bất bình thường từ một ngày tháng hai sau Tết, khi Thảo đưa cho tôi xem tờ giấy màu hồng của sở đã phát cho anh. Tôi không hiểu người ta đã có ý niệm gì khi chọn màu hồng, cái màu biểu tượng của tươi vui, hạnh phúc, để làm màu giấy báo tin cho một sự xáo trộn, một viễn ảnh tương lai u tối. Thảo có sáu mươi ngày, sáu mươi ngày ngắn ngủi, liệu Thảo có đủ thời giờ để tìm được một việc làm khác hay không?

Cuộc sống của tôi đã thêm mất bình thường khi Thảo được anh chàng cho xem cái điện tín vừa nhận: - Mẹ và các em sẽ đến phi trường Los Angeles ngày 1 tháng 5 -

Tôi thấy sự lo âu trên đôi mắt chồng tôi, mặc dù Thảo đã chối bay biến là chàng không lo lắng. Tôi cũng thấy Thảo trằn trọc như những đêm dài của mười hai năm về trước, khi một điện tín từ miền quê nhà chàng đã được gởi sang: - Ba bệnh nặng, gần gấp mười hộp thuốc. -

Tôi hiểu điều mà Thảo đang nghĩ đến…
mèo mù
#40 Posted : Monday, June 16, 2008 8:38:34 PM(UTC)
mèo mù

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 489
Points: 0

Chị BT có thêm hai bài viết mới đăng trong VVNM của Việt Báo Approve.
RoseheartRose
Users browsing this topic
Guest (6)
3 Pages<123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.