Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages123>
VƯỜN MỘNG
Bảo Trân
#1 Posted : Saturday, April 5, 2008 4:00:00 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)


VƯỜN MỘNG
Truyện nhiều kỳ

Truyện đã không hẳn là tưởng tượng, nếu có trùng hợp với ngoài đời thì cũng chỉ là một sự tự nhiên thôi.
Sương Lam
#2 Posted : Sunday, April 6, 2008 12:42:37 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
BT ơi,
Đúng là vườn mộng vì chưa thấy gì hết!Big Smile
Bảo Trân
#3 Posted : Sunday, April 6, 2008 12:47:49 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
Tôi nhìn xuống đồng hồ tay, đã hơn một giờ trưa, cơn mưa bất ngờ vẫn chưa chịu chấm dứt. Trời tháng mười mà bỗng có những cơn giông quái lạ. Thời tiết thay đổi bất thường như tính tình người thay đổi. Buổi sáng ánh nắng gay gắt còn chan hòa như muốn thiêu đốt cả thành phố mà bây giờ thì sấm chớp lại giăng đầy.

Trước giờ nghỉ ăn trưa tôi đã lưỡng lự nhìn ra ngoài khung cửa nắng, không biết có nên tiêu pha hết một tiếng đồng hồ trong chiếc xe nhỏ bé của mình không? Sáng sớm hôm nay, trong bản tin dự báo về thời tiết, xướng ngôn viên của đài phát thanh Sài Gòn Mới đã thông báo là nhiệt độ trong ngày sẽ lên đến cơn sốt hơn 100 độ, và không khí khô khan không có lấy một chút độ ẩm. Anh xướng ngôn viên vui tính này còn dí dỏm dặn bà con đi ra ngoài nhớ bôi kem chống nắng để bảo vệ sắc đẹp, nhớ uống nhiều nước mát để tránh tình trạng chóng mặt, nhức đầu vì cơ thể bị thất thóat nước. Quả đúng như lời anh dự đoán, nhiệt độ thời tiết đã tăng dần từ lúc sắp vào trưa, và càng lúc nắng càng gắt hơn. Cơn nắng chói chan đã làm tôi ngần ngại, nhưng khi nghĩ đến sự chật chội của căn phòng giải lao tôi quyết định đẩy cửa bước ra.

Dạo sau này, căn phòng giải lao đã trở nên đông đảo hơn. Mấy cái sofa dài, ngắn, cũ kỹ, không thể nào cung cấp đủ chỗ cho đám nhân viên nằm, ngồi hỗn độn. Thêm vào đó, những đống hồ sơ cao ngất không có chỗ chứa cũng được xếp thành hàng lớp trong một góc nhỏ, làm cho căn phòng đã chật chội càng thêm chật chội. Cái đống hồ sơ này, trước đây đã được chuyển từ phòng chứa đựng hồ sơ cũ sang một góc phòng ăn, để lấy chỗ xếp thêm bàn ghế cho những nhân viên mới được chuyển tới có chỗ làm việc. Rồi sau đó thì ngay cả cái góc phòng ăn cũng được trưng dụng để ngăn lại thành phòng phỏng vấn, nên chúng lại được chuyển sang phòng giải lao, chờ ngày được di chuyển về kho chứa hồ sơ của văn phòng trung ương. Nhưng đã mấy tháng rồi mà cái ngày di chuyển hồ sơ đi chưa bao giờ được đề cập đến nên chúng vẫn đường hoàng chiếm cứ một góc căn phòng.

Giá như trước thì chẳng ai thèm để ý đến cái văn phòng giải lao nhỏ bé này đâu, ngoại trừ những nhân viên bị nhức đầu chóng mặt bất chợt, cần một chỗ tạm nghỉ đế lấy lại sức. Nhưng từ sau khi sự thiếu hụt chỗ đậu xe cho nhân viên trở thành một vấn đề nan giải thì mọi người đã thay phiên nhau chiếu cố đến cái chỗ nghỉ ngơi bé nhỏ tội nghiệp này.

Nơi tôi làm, một văn phòng xã hội, một chi nhánh nhỏ nằm ở địa đầu giới tuyến của quận Thiên Thần. Một văn phòng chuyên phụ trách vấn đề trợ cấp cho những gia đình thiếu lợi tức, có con còn trong tuổi vị thành niên. Văn phòng có một diện tích nhỏ bé so với mức độ cần thiết của tình trạng xã hội đông đảo người thất nghiệp hiện giờ. Số người xin trợ cấp trong vòng hai năm nay đã tăng dần, lên đến gấp ba lần số người đến xin những năm trước. Văn phòng nhân viên trung ương đã gởi thêm gần 50 nhân viên mới đến "tăng viện" cho văn phòng tôi để chúng tôi có thể phục vụ dân chúng một cách hữu hiệu hơn. Người thì tăng, nhưng đất thì chỉ có vậy, và con số chỗ đậu xe cũng giới hạn, nên chuyện thiếu hụt chỗ đậu xe đã trở thành một vấn đề nan giải, nhất là sau cái tai nạn thảm khốc đã xảy ra cho một đứa bé gái lên ba ngay trước cửa sở tôi.

Ngày hôm đó, mẹ đứa bé phải đến văn phòng trình diện, làm lại giấy tờ theo thủ tục hàng năm. Không tìm được chỗ đậu xe gần sở, mẹ đứa bé đã phải đậu xe trong bãi đậu xe của khu thương xá bên kia đường. Thay vì chịu khó dẫn con đến cái đèn hướng dẫn giao thông xanh đỏ ở góc đường, bà mẹ đã quyết định dắt con băng ngang con lộ. Đến nửa đường người mẹ dừng lại ở cái bực thềm xi măng ngăn đôi con lộ, đợi vãn xe rồi sẽ dắt con sang. Không hiểu vì sao bỗng dưng đứa bé vuột khỏi tay người mẹ chạy xuống đường, rồi chạy cuống cuồng trong giòng xe cộ đông đảo. Con bé đâm sầm vào một chiếc xe vận tải hạng nhẹ đang phom phom chạy tới. Người tài xế đã không thắng lại kịp. Đứa bé bị kéo đi hết một quãng đường dài. Đến khi chiếc xe hoàn toàn ngừng lại được thì con bé chỉ còn là một cái xác ấm mềm.

Cái tai nạn đó làm sôi động thành phố, làm rung động tinh thần của đám nhân viên, trong số đó có tôi, đang ngồi nghỉ trưa ở phòng ăn trên lầu, đã chứng kiến mọi việc từ lúc mới bắt đầu. Rồi sự việc trở nên trầm trọng hơn khi mẹ đứa bé đâm đơn kiện thành phố, kiện luôn cả Bộ Xã Hội đã không cung cấp chỗ đậu xe an toàn cho khách hàng. Vụ kiện tụng chưa biết ngả ngũ đến đâu, nhưng ban quản trị thành phố đã cho người đến trồng một hàng cây sát sạt bên nhau, dọc theo giữa những bậc thềm xi măng ngăn đôi con lộ, cốt không cho khách bộ hành có lối băng ngang. Cùng một lúc, sở cảnh sát thành phố đã phái một nhân viên công lộ đến "trấn nhậm" mỗi ngày ở trong khu thương xá, sẵn sàng để bắt phạt những khách bộ hành lăm le băng đại qua giữa đường.

Lịnh từ văn phòng trung ương Bộ Xã Hội của tôi gửi tới, bắt ông giám đốc sở tôi phải giải quyết ngay lập tức vấn đề cung cấp chỗ đậu xe cho khách hàng. Tuân theo lịnh thương cấp và để xoa dịu lòng dân, ông giám đốc sở tôi đã quyết định cắt đi 50 chỗ đậu xe của nhân viên để dành riêng cho khách hàng làm chỗ đậu xe. Thế là một hàng rào cản được cấp tốc dựng lên chia đôi ranh giới, khách hàng chiếm toàn quyền cái bãi đậu xe và cái cổng ra vào cuối góc hướng nam, còn chỗ đậu xe của nhân viên được thu hẹp lại trong vòng rào phía bắc. Đã thiếu hụt lại càng thêm thiếu hụt, nhân viên sở tôi đành phải đậu xe hàng đôi, hàng ba, giữa hai hàng xe, chận cả lối ra vào của xe cứu hỏa, chưa kể còn phải tìm thêm chỗ đậu xe dọc theo những lề đường và ở những con hẻm trong vùng dân cư chung quanh. Mỗi ngày, loa phóng thanh được tận dụng tới mức tối đa để yêu cầu nhân viên dời xe cho đồng nghiệp có lối ra vào.

Nhân viên của sở tôi trở nên mẫn cán, chăm chỉ đến sở làm sớm hơn giờ làm việc để có chỗ đậu xe, nên xếp lớn, xếp nhỏ không còn phải lo việc nhân viên không đi làm việc đúng giờ. Buổi trưa, ít người muốn đi ra ngoài ăn vì bỏ đi là sẽ mất chỗ đậu xe, lúc trở về sẽ có cơ hội đi bộ mấy quãng đường. Đám nhân viên Việt Nam của tôi từ đó tới giờ vẫn rủ nhau đi lang thang ở thư viện, ở khu thương xá lân cận mỗi giờ trưa bây giờ phải quây quần lại với nhau ở phòng ăn để bàn chuyện… trời mây, mưa gió. Tôi cũng lễ mễ đem cơm, đem bún đến sở làm.

Căn phòng giải lao, tự dưng trở thành một nơi chốn nghỉ ngơi lý tưởng của mọi người sau mỗi bữa ăn trưa. Tuy nhiên, vào những ngày trời mát dịu, để tránh sự đông đảo, tôi bỏ ra xe mở nhạc nằm ngủ.

Nhưng buổi trưa hôm nay, cơn mưa đến bất chợt đã đánh thức tôi dậy khi tôi đang thiu thiu ngủ, và bây giờ đã hơn nửa tiếng đồng hồ chờ đợi trận mưa cũng chưa chịu chấm dứt. Thế này thì nguy thật vì một giờ rưỡi trưa nay tôi có cái hẹn với một khách hàng. Buổi sáng, khi nghe đài phát thanh loan báo tin nắng quái tôi đã cố tình đến sớm dành một chỗ đậu xe lý tưởng nhất, dưới một tàng cây to trong góc cuối sân, để tránh nắng. Từ cuối bãi đậu xe này vào đến cái cửa bên hông cũng là một đoạn đường dài. Nhìn quanh quất trong xe tôi không tìm được một vật gì khả dĩ có thể che cho tôi khỏi lướt thướt dưới cơn mưa. Cái dù nhỏ duy nhất của tôi thì lại bị tôi bỏ lại trong ngăn bàn. Thôi thì phải đành hy sinh cái tờ báo Việt Ngữ mà tôi mới lấy ở chợ chiều hôm qua.

Khi tôi vào đến cửa thì nước mưa đã làm sũng mềm tờ báo che đầu. Tôi vứt gọn tờ báo vào thùng rác gần bên góc cửa, rồi đưa tay vuốt những giọt nước mưa nhòe nhoẹt trên mặt, trên trán. Nhìn bàn tay loang màu xanh, đỏ của mình tôi biết là phấn son của tôi đã hòa tan hết vào những giọt nước mưa, điệu này thì chắc chắn là tôi phải đi trang điểm lại trước khi gặp mặt khách hàng. Vừa chùi tay vào quần xong, ngửng lên, tôi đã thấy Mai đứng trước mặt, con bé nhìn tôi cười:

- Chị Ly dạo này bụi đời quá nhé, hết diện quần là áo lụa rồi sao?

Tôi nhìn lại mình, chiếc quần jean bạc màu thời gian loang lổ nước mưa, cộng thêm cái áo sơ mi đi trại ngắn tay bỏ ngoài quần, xem cách ăn mặc của tôi còn có vẻ lôi thôi hơn cách ăn mặc của khách hàng.

Ừ dạo sau này mình lại bụi đời thế nhỉ? Chả bù với tôi của những ngày trước, cho dù không diện đúng mode thời trang cũng áo quần thẳng tắp, không mặc váy bộ com-plê thì ít ra cũng quần tây, áo chemise, áo khoác ngoài tươm tất, lịch sự trong những ngày tôi có hẹn với khách hàng. Tôi có bao giờ bê bối đến thế này đâu!

Mai chưa kịp nghe tôi trả lời đã hấp tấp nói:

- Em có việc phải đi gấp, mấy cái vụ kiện tụng này làm em nhức cả đầu, khoảng hơn tiếng đồng hồ sau em ghé lên chị, đừng đi đâu nhé, em có việc nhờ.

Nói chưa hết câu mà Mai đã rảo bước đi, tà áo dài xanh lam quấn quít theo những bước chân vội vàng của nó, cái khăn lam có vẽ những cánh hoa đào trắng nho nhỏ quấn trên vai cũng phất phới bay theo. Con bé càng ngày càng diện dữ. Ở cái văn phòng này, chỉ có Mai và bà Bảo là hai người thích thay đổi quần áo đủ bốn mùa. Cái bộ áo dài này là của bà Bảo đi Việt Nam về mua cho nó, con bé chỉ tìm thêm cái khăn choàng tiệp màu là đủ bộ thướt tha.

Đáng lẽ ra thì tôi cũng được một bộ áo dài như thế, nhưng bà Bảo không tìm ra hai cái màu tôi ưa thích: màu vàng hoa cúc và màu tím huế, màu áo đồng phục một thời của trường tôi. Không tìm ra mấy bộ áo cho tôi nên bà Bảo đành phải dỗ dành tôi bằng mấy gói ô mai cam thảo mua tận Hà Nội, một kí măng lưỡi lợn khô, hai kí nhãn mà bà nói phải thửa từ tận Hưng Yên quê bà, và mấy phong bánh đậu xanh rồng vàng Bảo Hiên "cao cấp".

Đúng ra thì không có áo dài may sẵn cỡ của tôi. Sau ngày di tản, không, đúng ra thì sau khi có hai đứa con, tôi đã mượt mà ra, mà người ở Việt Nam thì phần nhiều là mình hạc xương mai, nên không ai may sẵn áo dài cho những người có cái khổ "mũm mĩm" như tôi. Không dưng mà tôi ưa thích lại mấy cái màu áo cũ từ lâu tôi đã lãng quên, tôi nhớ cái màu tím của một thuở học trò, màu vàng của một thời yêu mơ mộng xa xưa, có phải tôi đang muốn đi tìm lại những kỷ niệm mến thương của một thời quá khứ, có phải tôi có một điều gì không hài lòng với hiện tại của tôi không?
Bảo Trân
#4 Posted : Sunday, April 6, 2008 12:50:32 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam

BT ơi,
Đúng là vườn mộng vì chưa thấy gì hết!Big Smile



Chị ơi,
Chị biết "tài" của em mà, nãy giờ loay hoay mãi post mới xong.
BT
Sương Lam
#5 Posted : Monday, April 7, 2008 2:13:56 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
quote:
Gởi bởi Bảo Trân

quote:
Gởi bởi Sương Lam

BT ơi,
Đúng là vườn mộng vì chưa thấy gì hết!Big Smile



Chị ơi,
Chị biết "tài" của em mà, nãy giờ loay hoay mãi post mới xong.
BT




BT ơi,
Đọc rồi vẫn chưa tìm ra được vườn mộng của BT mà chỉ thấy tội nghiệp cho bé gái 3 tuổi đã chết vì tai nạn xeShocked và thương cho cho BT phải bị ướt vì "trời mưa sao em không mang theo dù sơ cua"? Tongue
Cũng đã vào xem lại vườn mai của BT. Đẹp lắm.Approve Độ rày Hươu Đảm Đang có còn đảm đang chăm sóc vườn mai của BT không?Question
Bảo Trân
#6 Posted : Tuesday, April 8, 2008 11:03:38 AM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
Chị ơi,
Từ từ mới...dzô dzườn. Chiện kể không phải là tưởng tượng đâu nghen. Tội thiệt đó.
Lâu rồi em hổng có thì giờ ngó tới vườn Mai, nên HĐĐ bị...thất nghiệp. Em đang suy nghĩ, hổng biết có nên bắt H...bứng cây cũ, trồng qua chỗ mới không?! Eight Ball
Bảo Trân
#7 Posted : Tuesday, April 8, 2008 12:28:53 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
Tôi đứng nhìn theo Mai cho đến khi bóng con bé khuất sau cái khúc quanh dẫn ra phòng chờ đợi rồi mới chậm rãi bước lên lầu. Cất ví vào ngăn kéo xong tôi ôm cái sắc đựng đồ trang điểm sơ cua có cả cái máy sấy tóc nhỏ đi vào phòng vệ sinh làm tóc, làm mặt lại. Biết rõ cái tính lè phè của mình nên tôi đã cụ bị một cái sắc tay nhỏ chứa đủ thứ đồ cần thiết từ hộp phấn, thỏi son, những cây viết chì vẽ mắt, vẽ môi, cho đến máy sấy tóc, máy uốn quăn tóc, hộp keo xịt tóc, để sẵn ở trong sở. Những ngày dậy muộn không kịp thì giờ sửa soạn tôi vẫn thản nhiên để mặt trần, tóc ướt, leo lên xe đi làm. Vào đến sở, chào good morning, "check in" với xếp xong xuôi là tôi lẩn vào phòng vệ sinh để trang điểm. Nhờ sắp soạn sẵn như thế cho nên bây giờ tôi mới có đủ dụng cụ cần thiết để làm đẹp.

Vừa sấy tóc tôi vừa nghĩ đến Mai. Chịu con bé thật, lúc nào nó cũng vội vàng, hấp tấp, chưa bao giờ tôi thấy nó thanh thản lấy một giây. Con bé nhanh nhẹn đến nỗi mồm miệng, chân tay, đầu cổ nó họat động cùng một lúc. Ở bên cạnh nó, tôi chưa kịp trở tay thì nó đã xoay đến tận ba vòng. Tôi vẫn thường ví nó như là con chong chóng, quay vòng vòng làm người khác chóng cả mặt, nhức cả đầu. Nhưng cũng nhờ cái tính lẹ làng này mà con bé đã trở thành supervisor ở cái tuổi mới ba mươi. Và cũng nhờ cái tính mau mắn này nên ông giám đốc đã cắt đặt con bé vào cái công việc xem xét hồ sơ, giải quyết những vụ khiếu nại, kiện tụng cho những người độc thân đi xin trợ cấp. Ngày nào cũng vậy, con bé phải giải quyết ít nhất là ba bốn vụ kiện tụng.

Bà Bảo đã từng nói với tôi:

- Rồi cô xem, chả mấy chốc mà con bé Mai này sẽ lên đến chức phó giám đốc cho xem, rồi đường quan lộc sẽ tha hồ mà thăng tiến. Chả bù cho cô với tôi - bà chép miệng - tôi thì già rồi, chờ ngày về hưu trong nay mai, chứ còn trẻ như cô mà chẳng chịu xông xáo gì cả thì thật là tiếc quá.

Tôi cười xòa, tôi biết bà muốn nhắc đến chuyện cũ của tôi. Cái chuyện tôi được thăng chức, được bổ nhiệm đi làm xếp ở thành phố Pasadena, cũng người đưa, tiệc tiễn, cũng đầy đủ những lời chúc tụng mau thăng quan tiến chức. Rồi mọi người ngẩn ngơ khi thấy tôi đùng đùng rời bỏ nhiệm sở mới sau hơn một tuần làm việc, xin xuống chức về làm lại chỗ cũ.

Cách đây một năm, sau kỳ thi lên ngạch, tôi đậu khá cao. Nhưng đôi khi đậu cao cũng không phải là một sự may mắn. Vì nhờ tên nằm ở phần đầu của cái danh sách những người thi đậu nên tôi được gọi đi phỏng vấn ở một văn phòng khác, trước cái ngày văn phòng tôi có phép tuyển người. Sau buổi phỏng vấn, khi tôi sửa sọan ra về, bà phó giám đốc ở văn phòng đó, người vừa phỏng vấn tôi xong, đã hỏi:

- Ly nghĩ sao, nếu tôi nhận Ly vào cái chức vụ này?

Tôi sững sờ buông rơi chìa khóa xe. Trước khi ra đi tôi đã sửa sọan cho mình hàng chục câu trả lời cuộc phỏng vấn, nhưng tôi đã sọan cho mình câu trả lời của câu hỏi này đâu. Nhận lời đi phỏng vấn ngày hôm nay, là tôi muốn tự rút kinh nghiệm để sửa sọan cho những kỳ sát hạch về sau. Thường thường thì, câu hỏi này sẽ đựơc đặt ra hai tuần sau đó, khi ban giám khảo đã kỹ lưỡng duyệt xét cái danh sách của những thí sinh dự thi xem ai hội đủ những điều kiện cần thiết để vào chung kết, xem ai sẽ trúng giải khôi nguyên. Tôi thành thật trả lời bà:

- Câu hỏi của bà đột ngột quá. Từ trước tới nay chưa có ai nhận tôi đi làm nhanh chóng đến thế này. Tôi cũng không biết trả lời sao. Từ nhà tôi đến đây, khá xa. Tôi chỉ mới thử đọan đường đi tới, tôi chưa thử đọan đường về. Tôi muốn có thời gian suy nghĩ. Bà có thể cho tôi một đôi ngày?

Bà gật đầu:

- Tôi biết, tôi có nhìn địa chỉ của Ly. Đường từ nhà Ly đến đây quả là một đọan đường dài. Thú thật, đây cũng là lần đầu tiên tôi có một quyết định nhanh chóng như vậy. Tôi nghĩ, Ly là một trong những người mà tôi mong muốn. Thôi Ly cứ về suy nghĩ hết đêm nay, chín giờ sáng mai gọi lại cho tôi.

Tôi trở về, thao thức suốt một đêm. Tôi chỉ có một đêm nay để suy nghĩ, chín giờ sáng mai tôi phải có một câu trả lời. Thảo nói, chàng không muốn cho tôi ý kiến, bởi vì chàng không muốn cản trở bước tiến của tôi. Bất luận tôi quyết định như thế nào, nhận việc mới hay không thì Thảo cũng hỗ trợ 100% cho cái quyết định đó. Tôi trăn trở mãi cũng không biết phải làm sao quyết định. Nhiệm sở mới cách nhà tôi đúng ba mươi dặm. Ba mươi dặm với người khác thì không đáng kể, nhưng với tôi thì quả là một đọan đường dài, một con đường thiên lý.

Sáng hôm sau tôi vào sở làm. Mấy người bạn đồng nghiệp quây lại quanh tôi tranh nhau hỏi về buổi phỏng vấn. Nghe xong người thì khuyến khích tôi:

- Nhận đi Ly, sợ gì không đi, làm xếp oai quá mà.

Có người thì bảo:

- Nghe nói văn phòng đó nhiều việc lắm, hồ sơ lên đến 400 là thường, mà bà giám đốc lại khắc nghiệt với nhân viên. Đi làm trễ một chút là bị khiển trách ngay.

Người lại nói:

- Văn phòng này không biết chừng nào mới được lịnh tuyển người đây. Đi đi Ly, chứ ở đây chờ hoài biết có tới lượt mình không?

Cả ông xếp hiện thời của tôi cũng khuyên tôi:

- Chịu khó đi Ly, đi xa một thời gian, rồi xin chuyển về, có sao đâu. Đây là bước then chốt để làm bàn đạp cho những chức vụ cao hơn sau này. Văn phòng đó nổi tiếng là kén người, nhận đi Ly, đừng bỏ lỡ cơ hội.

Tôi vào tìm ông giám đốc văn phòng, trình bày đầu đuôi câu chuyện được tuyển chọn cho ông nghe, hỏi dò xem ông có muốn giữ tôi lại ở văn phòng này không, thì ông thẳng thừng nói với tôi:

- Văn phòng này đang… thặng dư xếp, tôi không biết bao giờ mới được lệnh tuyển người. Nếu có chỗ nhận thì Ly cứ đi.

Buồn lòng, tôi trở lại bàn kể chuyện cho hai người bạn thân làm cùng nhóm nghe. Grace thì hiền lành nên chỉ lặng im nghe tôi nói mà chẳng nói năng gì, nhưng Ngim, người bạn láng giềng xứ chùa Tháp, ngồi trước bàn tôi tức tối:

- Mi đi đi, "hắn" kỳ thị đó, "hắn" không muốn dành chức xếp này cho mi đâu. Mi ở đây sẽ thành...thặng dư thôi.

Chức vụ mới đã quyến rũ tôi, nhất là sau khi tôi được biết, sau lần tuyển thêm người vào chức mới này thì không chừng đến năm năm sau Bộ Xã Hội của tôi mới mở thêm một kỳ thi khác. Thế là tôi làm một chuyến viễn du.

Nhưng khi ra đi rồi tôi mới biết mình lầm. Tôi đã không có cái tính hăng hái, xông xáo như tôi đã tưởng. Tôi lè phè, thụ động. Cái tính thụ động vốn dĩ là của tôi.

Con đường tôi đi làm dài hơn là tôi nghĩ. Tôi lái xe tồi tệ hơn tôi vẫn lái thường ngày. Tôi đâu có biết lái xe đường trường. Từ nhà tôi tới sở cũ, chỉ có sáu miles, đi quanh những con đường nhỏ trong thành phố. Tôi không cần phải leo lên freeway, và cũng không cần phải hấp tấp trong giòng xe cộ đông đảo. Từ nhà tôi tới sở mới, dài gấp năm lần đi tới sở cũ, mà còn phải đổi qua những ba cái xa lộ nghẹt cứng người.

Thật tình thì từ nào tới giờ, tôi chỉ biết lái xe từ nhà đến sở, từ sở về nhà, và những con đường vòng quanh phố chợ. Tôi không thể quẹo trái nếu không có đèn chỉ dẫn lưu thông. Tôi lái xe theo phản ứng tự nhiên và tôi cũng chẳng cần biết luật lệ đi đường. Tôi cũng chưa hề nhận diện được một bảng chỉ dẫn đi đường nào hết, bởi vì tôi chưa từng đọc một trang nào trong quyển sách hướng dẫn luật lệ giao thông của nha lộ vận. Vậy mà, tôi có bằng lái xe được mới là hay…
Bảo Trân
#8 Posted : Sunday, April 13, 2008 2:19:54 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
Lúc Thảo chở tôi về nhà bố báo tin là tôi đã thi đậu bằng lái xe hơi, cả nhà không ai chịu tin, bởi vì từ nào tới giờ tôi vẫn là …chuyên viên đi bộ, đi xe đạp, đi xe bus. Hồi tôi học tiểu học ở trường Chí Hòa, cách nhà có vài con hẻm nhỏ, nên tôi đi bộ tới trường là điều dễ hiểu. Rồi đến khi tôi thi đậu vào trung học, trường học cách nhà khoảng chừng 30 phút, tôi cũng đi bộ. Đúng ra thì mấy tháng đầu tiên sau khi tôi đậu vào Gia Long, bố sợ tôi đi học một mình trên đường xa nên cũng cố về buổi trưa để đưa tôi đi học, rồi buổi chiều sau khi tan sở bố lại tới đón tôi về. Hôm nào bố bận họp không về được thì bố cho chú Tư tài xế đem xe về để đưa tôi đi học.

Sau đó vài tháng thì tôi đã quen đường, quen lối, và vui hơn nữa là tôi đã có Nhất Khanh, học chung một lớp với tôi, làm bạn đồng hành nên tôi nói với bố là bố không cần đưa đón tôi nữa. Nhất Khanh ở trên cùng một con đường Lê Văn Duyệt với tôi, nhà Nhất Khanh chỉ cách nhà tôi vài ba trăm thước, nên hai đứa tôi đã hẹn giờ đi học cùng nhau, và hai đứa tôi đã có bốn năm dài thủ thỉ với nhau trên suốt quãng đường khô khan nhiều xe cộ.

Nhưng khi lên trung học đệ nhị cấp, tôi và Nhất Khanh chọn hai ban khác nhau, có những bận bịu riêng, nên đã không có nhiều thời giờ gặp nhau, đi học chung với nhau nữa. Cũng vào thời điểm này, phong trào xe đạp mini đang bành trướng mạnh mẽ, bạn bè tôi đứa nào cũng có một chiếc, nên tôi cũng vòi bố mua cho một cái xe cho có với mọi người. Cái xe đạp mini màu vàng của tôi nho nhỏ, dễ thương, lại gấp lại được làm đôi, bỏ vừa trong thùng xe của bố, nên thỉnh thoảng tôi lười, và gặp dịp bố đi làm sớm, tôi quá giang bố đến trường, rồi đến khi tan học đạp xe về.

Thi đậu tú tài xong, tôi vào đại học. Từ nhà tôi đến con đường Cường Để kể cũng khá xa. Bố mua cho tôi một cái xe PC để tôi đi học cho nhanh, nhưng khi chạy thử vài lần rồi tôi mới thấy là tôi không thể nào điều khiển cái xe gắn máy này theo ý tôi được. Tôi không giữ nổi thăng bằng, tôi lại quên cách xử dụng, nên rồ thêm ga những lúc tôi cần phải thắng. Có lần, chạy xe vô bãi đậu xe của trường học mà tôi lạng sát đất như cao bồi biểu diễn trên xa lộ, xém té. Chạy tới, chạy lui hoài mà cũng không khá hơn được, nản lòng, tôi nhường cái xe PC cho Kim Lan, em kế tôi, với một điều kiện là con nhỏ phải chịu toàn phần trách nhiệm đưa đón Út Ti lúc này đang học buổi chiều ở trường Lê Quí Đôn. Kim Lan cũng có một cái xe đạp mini như tôi, đang chạy xe đạp tàng tàng, nay có được cái PC mới toanh để le lói với bạn bè thì còn mong gì hơn nữa, nên nó hăng hái đưa tay nhận chìa khoá mà không một tiếng phàn nàn. Tôi lại trở về với những vòng xe đạp nho nhỏ của mình, tà tà chạy ngang mấy con đường Hồng Thập Tự, Trần Qúi Cáp ngắm lá me rơi. Tôi thủng thỉnh đi học, vì tôi đâu phải hấp tấp đến trường cho đúng giờ đúng giấc như hồi còn học ở Gia Long nữa. Đại học đâu có bị giám thị kiểm soát, bị thầy cô điểm danh, đi học trễ giờ này thì qua học giờ khác, miễn sao cuối năm thi đậu lên lớp là được rồi.

Qua tới Mỹ, tôi hết được làm chuyên viên đi bộ, đi xe đạp vì đường sá ở đây xa xôi quá. Tôi cũng không có cái xe đạp mini nào để đạp xe đi học ngắm lá vàng rơi. Tôi chuyển sang làm chuyên viên đi xe bus. Tôi đi học bằng xe bus hết hai năm trời khi gia đình tôi còn thuê nhà ở vùng Paramount và tôi phải đi sang thành phố Norwalk học.

Hồi đó, sau khi học xong mấy tháng ESL mùa hè ở cái trường trung học tráng niên gần nhà ba chị em tôi ghi danh vào đại học. Chúng tôi có hai cái trường để chọn lựa, đại học cộng đồng Long Beach hay là đại học cộng đồng Cerritos. Nhà bố thuê lúc đó ở ngay ngã ba hai tuyến đường xe bus đến hai ngôi trường này nên chúng tôi đi học trường nào cũng được. Tuy nhiên đường đến Long Beach City College xa hơn đến Cerritos College, vì trường Long Beach này ở mãi tận dưới Pacific Coast Highway, và phải chuyển hai chuyến xe bus mới đến nơi, nhưng Kim Lan và Kim Trúc vẫn thích đi xuống đó học vì nơi này qui tụ đông đảo sinh viên Việt Nam. Tôi thì chọn Cerritos College ở thành phố Norwalk vì cái trường này có vẻ tĩnh lặng hơn, và chỉ cần đi một chuyến xe bus chạy thẳng trên con đường Alondra là tới.

Đi học được một mùa, tuy vui vì nhiều bạn bè, thầy cô Việt Nam, nhưng phải dậy sớm chờ xe bus hoài nên Kim Lan đâm nản, con nhỏ nhất quyết đi học lấy bằng lái xe. Kim Lan gan dạ, và cũng nhờ có nhiều bạn bè chỉ bảo tập tành cho sau những buổi tan học nên cuối năm học đó nó đã thi đậu, lấy được bằng. Con nhỏ cứ đi theo năn nỉ bố mua cho một cái xe cũ để hai chị em khỏi phải đón xe bus mỗi ngày, đỡ lo mưa lo nắng. Kim Lan lý luận, nếu không phải mất thì giờ đi bộ, đón xe bus thì hai đứa sẽ xin làm thêm giờ ở trong trường và sẽ có tiền góp cho bố mỗi tháng để đổ xăng và đưa bố đóng bảo hiểm. Bố nghe nói hoài cũng xiêu lòng, nên mua một cái xe Toyota Corolla cũ để Kim Lan chở Kim Trúc đi học. Còn tôi thì vẫn tiếp tục đi xe bus sang trường Cerritos học cho đến ngày bố mua nhà ở ngay con đường Crossdale, nằm bên kia con lộ Alondra, đối diện với trường.

Tôi còn làm chuyên viên đi xe bus thêm gần hai năm khi tôi nhận việc làm chính thức, đầu tiên trong đời, làm thư ký cho một văn phòng thừa phát lại của quận Thiên Thần. Và tôi chỉ hết đựơc làm chuyên viên đi xe bus khi tôi thi đậu vào làm cán sự xã hội, một công việc đòi hỏi tôi phải có bằng lái xe, phải có xe để đi thăm viếng khách hàng.

Cho nên, cả nhà ngạc nhiên khi thấy tôi lấy được cái bằng lái xe hơi ở bên Mỹ.
Mấy đứa em tôi trêu, nói, chắc là hôm đó ông giám khảo mới được lên chức, lên lương, nên muốn chia sẻ với tôi niềm vui của ổng. Bố thì gật gù:

- Có bằng lái xe cũng tốt, khỏi phải mất công đi xe bus. Xe bốn bánh, vững chãi, không cần phải giữ thăng bằng như xe hai bánh, không lo té, chỉ cần theo đúng luật lệ đi đường và tránh húc vào xe người khác mà thôi. Con gái bố bây giờ có tiến bộ, giỏi thiệt à nghen.

Nhưng bố đâu có biết là muốn tiến bộ, giỏi được như vầy tôi cũng đã trầy vi, tróc vẩy bao phen.

Trước ngày đi thi lấy bằng viết, tôi thu thập mấy cái đề thi của những người đã thi đậu, học thuộc lòng những câu đáp trúng, rồi đi thi. Sau khi tôi có bằng viết rồi, Thảo tập cho tôi lái xe. Lần đầu tiên tôi tập lái, chưa có kinh nghiệm nên Thảo cho tôi chạy vòng vòng trong mấy con đường hẻm quanh nhà. Tôi lạng qua, lạng lại như những anh chàng say rượu, Thảo phải luôn tay giúp tôi điều khiển bánh lái, không thì tôi đã quệt hết vào những cái xe đậu ở hai bên đường. Lần thứ hai, không biết tôi đã làm những gì, chỉ thấy Thảo lắc đầu than:

- Điệu này dám phải thay hộp số mới.

Lần thứ ba thì kinh hoàng hơn. Thảo hốt hoảng khi thấy tôi lái xe gọn lỏn vào giữa đầu hai chiếc xe truck lớn, đang chạy đến từ hai chiều hướng khác nhau. Loay hoay mãi tôi cũng không biết chuyển xe sang hướng nào để thoát ra. Mấy ông tài xế trên xe truck mở cửa, ló đầu ra nhìn tôi rồi đưa hai tay lên trời lẩm bầm cái gì không rõ. Tôi chỉ nhớ là Thảo bảo tôi bước xuống, giao tay lái lại cho chàng rồi Thảo lái xe về. Sự bất quá tam, Thảo ghi danh cho tôi đi học thực tập lái xe ở cái trường trung học tráng niên gần nhà, để người ngoài dạy tôi cho được việc.

Cùng một lớp học với tôi có hai đứa nhóc con. Tôi gọi chúng là nhóc con vì chúng còn đang mài đũng quần ở cái trường trung học gần nhà tôi. Buổi thực tập đầu tiên, trước khi cho xe rời bãi đậu, ông thầy giáo phỏng vấn sơ qua về kinh nghiệm lái xe của mấy người học trò. Con nhỏ Mễ bảo nó đã từng lái xe ké của bạn nhiều lần rồi. Thằng nhỏ Phi nói nó cũng được bố nó tập cho lái xe mỗi tuần trên đường đến nhà thờ, sau khi nó lấy được cái bằng viết hồi cuối năm ngoái. Chỉ có tôi là chưa tập lái xe được đủ ba lần. Đương nhiên là chúng phải lái xe giỏi hơn tôi.

Ông thầy giáo xanh mặt khi tôi biểu diễn tài lái xe lần đầu tiên. Không những chỉ có ông thầy xanh mặt mà tôi thấy mấy đứa học trò cũng đăm chiêu không kém. Sau buổi sát hạch đầu tiên, ông thầy quyết định chia cho tôi giờ học ở giữa chừng. Thằng nhỏ Phi lái xe đi, con nhỏ Mễ lái xe về, phần giờ còn lại là của tôi. Hai đứa nó ăn gian, cộng thêm sự đồng lõa của ông thầy, thằng nhỏ Phi thì cố tình lần qua giờ của tôi, và chưa tới giờ tôi giao xe cho con nhỏ Mễ mà ông thầy đã bảo tôi ngừng xe để thay tay lái, nên mỗi buổi học gần hai tiếng đồng hồ thì tôi lái được chừng khoảng hơn ba mươi phút là may mắn lắm. Nhưng ba mươi phút lái xe với tôi kể cũng đã khá nhiều, nên tôi không thèm phản đối.

Có một lần ông thầy cao hứng, cho thằng nhỏ Phi lái xe lên vùng đồi Whittier thăm bạn. Sau khi trò chuyện với bạn xong rồi ông mới nhận thấy cái lỗi lầm tai hại của mình. Thằng nhỏ Phi lái xe lên đồi, bây giờ tới phiên tôi lái xe xuống dốc. Tôi làm ra cái vẻ bình tĩnh bước lên ghế của tài xế, ngó trước, nhìn sau rồi kéo cần thắng xuống để lùi ra khỏi sân đậu xe. Nhìn xuống cái dốc thẳng băng trước mặt tôi nổi da gà. Ông thầy hỏi:

- You có chắc là sẽ lái được không?

Tôi trả lời tỉnh khô:

- Chắc cũng được, để tôi thử coi.

Lỡ làm le tôi không thể rút lui. Hơn nữa, tôi muốn nhân dịp này trả cái hận bọn họ đã a dua chèn ép tôi. Tôi muốn cho bọn họ (và cả tôi) lên ruột một lần. Tôi cho xe chạy từ từ xuống dốc với cái vận tốc bình thường, cái vận tốc mà mỗi ngày ông thầy với mấy đứa nhỏ vẫn chế nhạo tôi là vận tốc rùa bò. Cái vận tốc rùa bò tự nhiên trở thành vận tốc của máy bay phản lực. Cái xe nhỏ nhắn của trường học phăng phăng tuột dốc. Ông thầy ngồi bên cạnh tôi nhấp nhỏm, nhắc chừng:

- Chạy từ từ, nhìn bảng stop, thắng…

Chiếc xe tôi đang lái bỗng dưng bị thắng giựt lại, rồi đứng khựng giữa ngã tư đường. Nhưng không phải tôi thắng mà là …ông thầy thắng. Nếu ông không nhanh chân đạp thắng thì tôi đã đâm vào cái xe băng ngang con đường trước mặt, con đường không có bảng stop như con đường tôi đang đi. Và cũng may là người tài xế trên xe đó cũng đã nhanh chân phóng mạnh chân ga để tránh cái đầu xe tôi đang vùn vụt lao tới. Chiếc xe chạy qua rồi, mà tôi vẫn còn nghe tiếng chửi rủa của người tài xế trên xe kia vọng lại:

- Đồ ngu, đồ mắc toi.

Trời mùa đông mà thầy trò chúng tôi ướt đẫm mồ hôi. Đang ở giữa ngã tư nên tôi phải chạy luôn qua phía bên kia đường. Ngừng xe ở cuối dốc, tôi cài thắng đàng hòang rồi giao xe cho con nhỏ Mễ, leo lên băng ghế sau ngồi cạnh thằng nhỏ Phi. Tôi thấy thằng nhỏ ngồi lặng im, nghiêm trọng như đang trong buổi cầu kinh. Chắc thằng nhỏ đang làm dấu thánh giá âm thầm trong đầu, tạ ơn Đức Chúa Trời đã ban cho nó được bình yên. Tôi biết, sau cái lần biểu diễn cái màn lái xe ngọan mục theo kiểu trượt tuyết này thì ông thầy sẽ cắt phần thời gian học của tôi xuống hơn một chút nữa để bảo đảm sự an tòan cho ông và hai đứa học trò kia. Cũng may là đã gần cuối khóa.

Vậy mà tôi cũng được cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Thật tình mà nói thì tôi lái xe cũng đỡ hơn trong những ngày học cuối. Ông thầy có vẻ thư giãn hơn, và mấy đứa nhóc con cũng thoải mái ngồi nói chuyện học hành với nhau trong thời gian tôi thực tập. Họ còn khen tôi là có tiến bộ. Ông thầy giáo đưa cho tôi tờ giấy chứng nhận, bảo:

- You còn phải tập tành nhiều, đừng vội đi thi. Có bằng rồi cũng nên lựa mấy cái đường bằng phẳng mà đi, nhớ đừng đi lên đồi nghe không?

Và những lần tôi đi thi cũng trần ai không kém. Lần đầu tiên tôi đi thi, gặp một ông giám khảo già người da trắng, mặt nghiêm trang, không nói không cười. Sau khi trắc nghiệm tôi về mấy cái dấu tay, dấu chân xong xuôi ông ra lịnh cho tôi lái xe đi. Tôi run run kéo cái cần thắng xuống, tiếp theo tôi kéo cái cần hộp số xuống một nấc, vào ngay đúng chữ…R. Ông giám khảo ngồi bên cạnh nhanh tay kéo cái cần số lên lại bỏ vào chữ P rồi ra dấu cho tôi xuống xe, khỏi đi đâu nữa hết. Tôi không cần thi cũng…rớt. Thảo đứng trên lề đường chờ tôi, nhìn thấy hết. Chàng giơ hai tay lên kêu trời. Cũng may là tôi chưa thả chân thắng để đạp chân ga, chứ không thôi thì hậu quả sẽ còn tai hại đến đâu, khi tôi lùi ngay vào chiếc xe đang xếp hàng ngay ngắn sau lưng xe tôi chờ đợi đến lượt đi?!

Lần thứ hai tôi gặp một bà giám khảo da màu. Nhìn cái mặt khó đăm đăm của bà tôi biết ngay là tôi cũng khó lòng thi đậu kỳ này. Bà hành tôi đi hết con đường này qua con đường khác, bắt tôi làm một hơi mấy cái U turn, ba points turn. Tệ hại nhất là bà còn bắt tôi len xe vào đậu ở giữa hai cái xe đang đậu sẵn bên lề đường. Cái mục đậu xe này thì hình như đâu có trong chương trình thi cử. Đương nhiên là tôi đậu không được, bởi vì tôi có bao giờ muốn tranh chấp với người khác về cái chỗ đậu xe nhỏ xíu này đâu. Không có chỗ đậu gần thì tôi tìm đậu chỗ khác dẫu có xa mà rộng rãi hơn, rồi từ từ đi bộ đến nơi tôi muốn đến. Tôi đâu cần phải khổ cực de lui, lái tới để len lỏi vào một cái chỗ đậu xe như thế này. Sau buổi thi bà tuyên bố:

- You nên về ghi danh học lái ở một cái trường dạy lái xe nào đó. Học thêm ít nhất là mười giờ tập lái. Thực tập thêm vài chục lần nữa rồi hẵng xin cái hẹn khác để đi thi. Mà nhớ tập cho thuần thục cái lối đậu parallel lỡ có gặp lại tôi.

Lần thứ ba đi thi tôi lái có vẻ khá hơn. Ông giám khảo người Mễ mập mạp dễ thương cứ nhìn tôi tủm tỉm cười nhưng cũng không quên gạch lia lịa vào cái bảng chấm điểm trên tay. Chừng trở về, đợi tôi đậu xe ngay ngắn vào bãi đậu xe của nha lộ vận rồi ông hỏi:

- You nghĩ sao về buổi thi hôm nay?

Tôi đáp:

- Tôi không biết nghĩ sao cả, nhưng nếu lần này tôi cũng không đậu thì tôi sẽ được lên chức…đại úy.

Nhìn khuôn mặt ngớ ngẩn của ông tôi vội vàng giải thích:

- Mấy người bạn cùng đi học với tôi ngày xưa đã sắp đặt cấp bực rõ ràng để chế nhạo những người lái xe giỏi …cỡ tôi. Thi lái xe một lần không đậu thì được gắn lon thiếu úy, hai lần không đậu thì được lên trung úy…Cấp bực cứ tăng dần, ai được chức cao nhất thì coi như là người đó lái xe…"ngầu" nhất, có kinh nghiệm sa trường đau thương nhất. Lần này mà tôi rớt nữa thì tôi sẽ lên chức đại úy, mà biết đâu lên tới thiếu tá cũng không chừng, tha hồ cho đám bạn bè tôi chế riễu. Cái việc bị chế riễu không quan trọng lắm, điều quan trọng là tôi cần việc làm. Tôi đã thi đậu làm cán sự xã hội, đã đi phỏng vấn và đang chờ bổ nhiệm vào nhiệm sở mới. Tôi sẽ làm Eligibility Worker ở một trong những cái sở Welfare để giúp đỡ tài chánh cho những người kém may mắn trong xã hội, có con cái còn trong tuổi vị thành niên, nheo nhóc. Cái công việc này đòi hỏi phải có bằng lái xe vì phải lái xe đi thăm viếng khách hàng. Tôi đã nộp cho Bộ Xã Hội cái giấy chứng nhận là tôi đã thi đậu bằng viết. Trước ngày nhận nhiệm sở tôi phải chứng minh là tôi có bằng lái xe. Ông không cho tôi đậu là ông đã mạnh tay dìm chết một nhân viên ưu tú tương lai của nhà nước, người đang sẵn sàng góp đôi bàn tay nhỏ bé để cứu vớt những kẻ khốn cùng.

Ông Mễ nhìn tôi đăm đăm. Ông không hiểu là tại tôi sắp rớt đủ ba lần nên nói sảng hay là tôi nghiêm trọng với việc cứu độ nhân lòai. Nhưng cuối cùng thì ông cũng cho tôi đậu, 71 điểm, đủ tiêu chuẩn để cá chép vượt vũ môn hoá kiếp thành rồng.
Binh Nguyen
#9 Posted : Monday, April 14, 2008 4:48:31 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Bảo Trân

Lúc Thảo chở tôi về nhà bố báo tin là tôi đã thi đậu bằng lái xe hơi, cả nhà không ai chịu tin, bởi vì từ nào tới giờ tôi vẫn là …chuyên viên đi bộ, đi xe đạp, đi xe bus. Hồi tôi học tiểu học ở trường Chí Hòa, :

71 điểm, đủ để cá chép vượt vũ môn hoá kiếp thành rồng.




Chào chị Bảo Trân, hôm nay, Bình vào thăm Vườn Mộng của chị đây, mới phát giác ra, Bình là đàn em của chị ở trường Chí Hòa. Có phải là Chí Hòa trên đường Lê Văn Duyệt đi vào không chị? Bên đây đường là rạp xi nê Thanh Vân đó, nếu đúng là Chí Hòa đó thì Bình là đàn em của chị. Bình cũng học tiểu học ở đó.

Chúc mừng chị cá chép đã hóa thành rồng, nghe chuyện của chị, Bình cứ thấy buồn cười, sao mà Bình giống chị thế, hay là tại cùng học ở Chí Hòa ra? Nó ở gần cái khám Chí Hòa, nên ai ở gần đó cũng "nhát", hi hi hi.

BN.
Sương Lam
#10 Posted : Monday, April 14, 2008 2:00:27 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

BT ơi,
SL cũng suýt được làm "đại úy" như BT vì ở Mỹ SL phải vào "tam trường" SL mới được "vinh quy bái tổ" đấy!Blush
Hồi ở VN năm 1966, SL đi học lấy bằng lái xe giỏi đến nổi thi mãi không đậu.Tongue Huấn luyện viên sắp sửa chửi thề thì SL đậu ngay cái rột, nên SL không bị nghe lời chửi này.Big Smile
Rồi tới cái màn lái xe hơi đi học và đi chơi, ông xã ngồi kế bên " thót ruột" mấy lần.Tongue Bi giờ thì có "chauffer" lái rồi, nên khoẻ re, chỉ khi nào SL đi shopping thì chauffer được nghỉ ở nhà xem phim Đại Hàn.Big Smile
Cái màn đi bộ, đi xe đạp, đi velo Solex đi học ở Gia Long, SL cũng đã "từng bước từng bước đều" y chang như BT vậy đó.beerchugheart, nhưng có lẻ BT thiếu cái mục đi xe đưa rước học trò ở Gia Long mà ngày xưa bị gọi là "xe chở heo" đó.Tongue SL cùng đi xe chung với ca sĩ Hoàng Oanh tên thật là Kim Chi một thời gian.Wink Hình như HO học sau SL một hay hai lớp gì đó?
Bảo Trân
#11 Posted : Monday, April 14, 2008 2:24:59 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
quote:
Gởi bởi Binh Nguyen

quote:
Gởi bởi Bảo Trân

Lúc Thảo chở tôi về nhà bố báo tin là tôi đã thi đậu bằng lái xe hơi, cả nhà không ai chịu tin, bởi vì từ nào tới giờ tôi vẫn là …chuyên viên đi bộ, đi xe đạp, đi xe bus. Hồi tôi học tiểu học ở trường Chí Hòa, :

71 điểm, đủ để cá chép vượt vũ môn hoá kiếp thành rồng.




Chào chị Bảo Trân, hôm nay, Bình vào thăm Vườn Mộng của chị đây, mới phát giác ra, Bình là đàn em của chị ở trường Chí Hòa. Có phải là Chí Hòa trên đường Lê Văn Duyệt đi vào không chị? Bên đây đường là rạp xi nê Thanh Vân đó, nếu đúng là Chí Hòa đó thì Bình là đàn em của chị. Bình cũng học tiểu học ở đó.

Chúc mừng chị cá chép đã hóa thành rồng, nghe chuyện của chị, Bình cứ thấy buồn cười, sao mà Bình giống chị thế, hay là tại cùng học ở Chí Hòa ra? Nó ở gần cái khám Chí Hòa, nên ai ở gần đó cũng "nhát", hi hi hi.

BN.



Đúng rồi đó BN. BN học ở đó năm nào? Nhà BN ở đâu? Cái khám Chí Hòa thì nằm phía lên Quân Vụ Thị Trấn, đâu có gần rạp Thanh Vân. BN biết chùa Bửu Đà không? Chị ở gần đó, gần trường Thánh Mẫu.
Bảo Trân
#12 Posted : Monday, April 14, 2008 3:21:35 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam


BT ơi,
SL cũng suýt được làm "đại úy" như BT vì ở Mỹ SL phải vào "tam trường" SL mới được "vinh quy bái tổ" đấy!Blush
Hồi ở VN năm 1966, SL đi học lấy bằng lái xe giỏi đến nổi thi mãi không đậu.Tongue Huấn luyện viên sắp sửa chửi thề thì SL đậu ngay cái rột, nên SL không bị nghe lời chửi này.Big Smile
Rồi tới cái màn lái xe hơi đi học và đi chơi, ông xã ngồi kế bên " thót ruột" mấy lần.Tongue Bi giờ thì có "chauffer" lái rồi, nên khoẻ re, chỉ khi nào SL đi shopping thì chauffer được nghỉ ở nhà xem phim Đại Hàn.Big Smile
Cái màn đi bộ, đi xe đạp, đi velo Solex đi học ở Gia Long, SL cũng đã "từng bước từng bước đều" y chang như BT vậy đó.beerchugheart, nhưng có lẻ BT thiếu cái mục đi xe đưa rước học trò ở Gia Long mà ngày xưa bị gọi là "xe chở heo" đó.Tongue SL cùng đi xe chung với ca sĩ Hoàng Oanh tên thật là Kim Chi một thời gian.Wink Hình như HO học sau SL một hay hai lớp gì đó?



Chị ơi,
Thời của chị là xe đạp to đùng, thời của em là mini dễ thương hơn. Big Smile Em không được đi "xe chở heo", chắc học trò ở xa mới được đi phải không chị? Hình như có một lần em được đi xe hiệu đoàn, trong ngày đưa đám một người bạn lên nghĩa trang ở trên Thủ Đức. Cám ơn chị đã nhắc đến "xe chở heo", em phải tìm đoạn nào đưa cái xe này vào...Vườn Mộng.
Em thì có chauffer ở nhà, ở sở, tại vì ai cũng sợ tài lái xe của em. Đến nỗi, có lần đi họp ở gần phi trường LAX, khoảng 5, 60 miles gì đó, ông xếp của em phải ghé sở đón em đi, vì biết tính em...ngại lái.
Binh Nguyen
#13 Posted : Monday, April 14, 2008 11:10:23 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Bảo Trân

quote:
Gởi bởi Binh Nguyen

quote:
Gởi bởi Bảo Trân

…chuyên viên đi bộ, đi xe đạp, đi xe bus. Hồi tôi học tiểu học ở trường Chí Hòa, :





Chào chị Bảo Trân, hôm nay, Bình vào thăm Vườn Mộng của chị đây, mới phát giác ra, Bình là đàn em của chị ở trường Chí Hòa. Có phải là Chí Hòa trên đường Lê Văn Duyệt đi vào không chị? Bên đây đường là rạp xi nê Thanh Vân đó, nếu đúng là Chí Hòa đó thì Bình là đàn em của chị. Bình cũng học tiểu học ở đó.




Đúng rồi đó BN. BN học ở đó năm nào? Nhà BN ở đâu? Cái khám Chí Hòa thì nằm phía lên Quân Vụ Thị Trấn, đâu có gần rạp Thanh Vân. BN biết chùa Bửu Đà không? Chị ở gần đó, gần trường Thánh Mẫu.



Mượn Vườn Mộng chị Bảo Trân, viết "hồi ký", Bình nhớ trường Thánh Mẫu, nằm phía với rạp hát Thanh Vân, đi về phía ngã sáu, có một ngôi chùa gần đó, còn có phải tên Bửu Đà không thì Bình không nhớ. Bình có một cô bạn học lớp ba, nhà ở gần đó, tên Trương Thị Thiên Chi thì phải, Bình nhớ hòai, vì cái tên của cô ta lạ, nên dễ nhớ! Trước khi Bình vào mẫu giáo, Bình có ở khu nhà An Lợi, tại sao tên như vậy thì Bình không biết, hình như đâu cũng gần ngôi chùa đó thì phải.

Rồi khi Bình vào lớp một, nhà Bình đã dọn về cổng xe lửa số 7, ngay ngã sáu công trường Dân Chủ, nhưng Bình được đi học trường Chí Hòa, để được ông anh họ ở gần đó dẫn đi học. Nhà anh ở kế bên rạp hát Thanh Vân, đố chị Bảo Trân biết là căn nhà nào? Hồi đó, tụi Bình cứ leo tường qua coi Hùng Cường hát "Túp lều lý tưởng của anh và của em, đâu, đâu nào anh ơi?" Anh học bên Chí Hòa Nam, Bình học bên Chí Hòa Nữ, nhưng mỗi sáng Bình đi vào bằng cổng Chí Hòa Nam, rồi đi thông qua trường, về phía Chí Hòa Nữ.

Xí, học tiểu học thôi, Bình đã có "gạc-đờ-co" rồi, anh nào có muốn "theo đuôi", nhìn ông anh họ của Bình đi theo hộ tống thôi, cũng "ngán", hi hi hi! Rồi Bình chưa kịp lên trường này, trường nọ như chị Bảo Trân, hay được đi xe đạp một mình tới trường, để biết là xe đạp "to đùng" hay xe "mi-ni", hay được mấy anh thật sự "theo đuôi", thì đổi đời, loạn lạc, anh họ của Bình chạy ra nước ngòai, Bình không còn được "gạc-đờ-co" nữa.

Bình ít viết về quá khứ, nhưng đó là những kỷ niệm rất đẹp, nếu không viết, thì sẽ biến mất, hoặc quên mất đi thiệt. Bình nhớ ông anh họ, cái đầu lúc nào cũng nghênh nghênh qua một bên. Anh là thằng bé chạy lọt qua cổng tòa đại sứ Mỹ, đầu tiên, trong khúc phim Việt Nam 30 tháng 4, mà đài truyền hình Mỹ phát đi phát lại nhiều lần, năm nào cũng phát. Để rồi, đến khi Bình qua đây, mỗi 30 tháng 4, anh lại chỉ cho Bình coi thằng bé đó, còn Bình thì nhớ hoài cái dáng nghênh nghênh của anh ở cổng trường Chí Hòa Nam, mà sau 30 tháng 4, Bình phải tự lập một mình, không ai giúp đỡ nữa.

Nhớ có một lần, sau 30/04, Bình bệnh quá trời, được con nhỏ bạn lớp trưởng cạo gió, đó là lần đầu tiên, Bình được cạo gió. Rồi ra về, Bình ra cửa rạp hát Thanh Vân ngồi đợi ông anh ruột học ở trường Nguyễn Du tới đón, anh chạy xe đạp tới cửa rạp hát Thanh Vân, rồi chạy vào trường Chí Hòa luôn để kiếm Bình, vì Bình "to quá", ngồi một "đống thù lù" đó, mà anh không nhìn thấy, hi hi hi. Báo hại cô em bé nhỏ, đã bị bệnh, còn phải ngồi đợi anh thêm chút nữa. Ôi, kỷ niệm!

Cám ơn Vườn Mộng của chị Bảo Trân.

Bình Nguyên.

Bảo Trân
#14 Posted : Sunday, April 20, 2008 5:44:52 AM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
quote:
Gởi bởi Binh Nguyen

Mượn Vườn Mộng chị Bảo Trân, viết "hồi ký", Bình nhớ trường Thánh Mẫu, nằm phía với rạp hát Thanh Vân, đi về phía ngã sáu, có một ngôi chùa gần đó, còn có phải tên Bửu Đà không thì Bình không nhớ. Bình có một cô bạn học lớp ba, nhà ở gần đó, tên Trương Thị Thiên Chi thì phải, Bình nhớ hòai, vì cái tên của cô ta lạ, nên dễ nhớ! Trước khi Bình vào mẫu giáo, Bình có ở khu nhà An Lợi, tại sao tên như vậy thì Bình không biết, hình như đâu cũng gần ngôi chùa đó thì phải.

Rồi khi Bình vào lớp một, nhà Bình đã dọn về cổng xe lửa số 7, ngay ngã sáu công trường Dân Chủ, nhưng Bình được đi học trường Chí Hòa, để được ông anh họ ở gần đó dẫn đi học. Nhà anh ở kế bên rạp hát Thanh Vân, đố chị Bảo Trân biết là căn nhà nào? Hồi đó, tụi Bình cứ leo tường qua coi Hùng Cường hát "Túp lều lý tưởng của anh và của em, đâu, đâu nào anh ơi?" Anh học bên Chí Hòa Nam, Bình học bên Chí Hòa Nữ, nhưng mỗi sáng Bình đi vào bằng cổng Chí Hòa Nam, rồi đi thông qua trường, về phía Chí Hòa Nữ.




Khu nhà An Lợi nằm khúc nào, sao chị BT không biết? Chị BT cũng không rành lắm về mấy căn nhà ở kế rạp hát Thanh Vân. Chỉ nhớ là, nếu đứng từ bên kia đường, phía trường Chí Hoà ngó sang thì bên tay phải rạp hát có một dãy quán, tiệm nho nhỏ, tiệm cafe, tiệm sửa đồng hồ, thợ hàn....còn bên tay trái có một con hẻm dài, với những dãy nhà đâu lưng vô rạp hát.

Mấy năm trước về ngang con đường LVD, bây giờ là Cách Mạng Tháng Tám, chụp hình Chùa Bửu Đà nè Bình Bình, chùa ở trong hẻm, đầu hẻm là mấy tiệm mì, hủ tíu, buổi tối còn thêm mấy quán cóc, khô mực, hột vịt lộn v.v..., nhớ không?





PC
#15 Posted : Sunday, April 20, 2008 6:33:24 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Con đường CMT8 trong thời gian tới sẽ là tuyến đường metro, không biết mức độ giải tỏa như thế nào. Các hình ảnh như trên sau này sẽ chỉ còn là kỷ niệm. Chị BaoTran chụp nhiều hình trên con đường CMT8 không vậy? Đó cũng là con đường nhiều kỷ niệm của PC.

Binh Nguyen
#16 Posted : Monday, April 21, 2008 10:43:10 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Bảo Trân

quote:
Gởi bởi Binh Nguyen




Khu nhà An Lợi nằm khúc nào, sao chị BT không biết? Chị BT cũng không rành lắm về mấy căn nhà ở kế rạp hát Thanh Vân. Chỉ nhớ là, nếu đứng từ bên kia đường, phía trường Chí Hoà ngó sang thì bên tay phải rạp hát có một dãy quán, tiệm nho nhỏ, tiệm cafe, tiệm sửa đồng hồ, thợ hàn....còn bên tay trái có một con hẻm dài, với những dãy nhà đâu lưng vô rạp hát.

Chùa Bửu Đà nè Bình Bình, chùa ở trong hẻm, đầu hẻm là mấy tiệm mì, hủ tíu, buổi tối còn thêm mấy quán cóc, khô mực, hột vịt lộn v.v..., nhớ không?




Bình ở khu đó trước khi vào Mẫu Giáo, không nhớ nổi nữa chị Bảo Trân ơi! Nhưng sau này, Bình vẫn có đi ngang qua lại. Dạ, hình như là chùa Bửu Đà, cái nhà An Lợi, nằm phía tay phải của cái ngõ hẻm vào chùa, có thể là do người chủ nhà trước tên An Lợi chăng? Căn nhà đó, chỉ cách con hẻm vài căn, Bình vẫn còn tấm hình thời xa xưa đó, nhưng để đâu thì còn phải đi kiếm, biết đâu mai mốt mình đem bán được vài... triệu, hi hi hi!

Nếu Bình nói nhà bác nằm phía tay trái của rạp hát Thanh Vân, trước khi tới con hẻm dài, rồi tới ngã ba Tô Hiến Thành, thì chắc chị cũng không nhận ra, nhưng nhà bác nổi tiếng lắm, nhất nhì ở Sài Gòn thời xưa, chị hỏi, may ra có người nhớ. Kế bên nhà bác còn là nhà ông bác sĩ P, mở phòng mạch ở đó, rồi mới tới con hẻm dài. Ngày xưa, trung thu trẻ con bọn Bình vẫn lang thang vô hẻm đó "rước đèn đi chơi" đó mà, và úynh nhau, giành lồng đèn nữa, vui lắm!

BN.
Bảo Trân
#17 Posted : Wednesday, April 23, 2008 1:13:53 PM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

Con đường CMT8 trong thời gian tới sẽ là tuyến đường metro, không biết mức độ giải tỏa như thế nào. Các hình ảnh như trên sau này sẽ chỉ còn là kỷ niệm. Chị BaoTran chụp nhiều hình trên con đường CMT8 không vậy? Đó cũng là con đường nhiều kỷ niệm của PC.




BT chỉ chụp được có mỗi một tấm hình này. Chị PC ở mô mà cũng có kỷ niệm với con đường này hỉ?
PC
#18 Posted : Thursday, April 24, 2008 6:22:20 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
PC thích cái quán bán mì ở trên đường CMT8 gần ngã ba Hòa Hưng đi vô khám Chí Hòa đó chị BT ạ. Ăn mì ở khắp nơi mà chưa thấy tiệm nào bán mì ngon như tiệm này. Nó ở mé bên phải cùng phía với rạp Thanh Vân. Từ Saigon đi về rạp Thanh Vân qua khỏi ngã ba Hòa Hưng vài chục thuớc thì tới.

Ngày xưa trước cửa trường Thánh Mẫu có ông người Hoa, bán bò bía ngon ơi là ngon.

Hiện nay con đường CMT8 đặc biệt nhất Saigon là buôn bán cực kỳ thịnh, ban đêm đèn đuốc sáng choang suốt từ công trường Dân Chủ chạy tuốt lên Bà Quẹo. Và nhiều hàng ăn uống ngòai lề đường mở luôn suốt đêm. Người nghèo chờ khi các cửa tiệm đóng cửa ngủ xong là họ đẩy xe bán mì, phở, hủ tiếu, bún v...v... tới bán. Gần sáng thì dọn đi.




viethoaiphuong
#19 Posted : Thursday, April 24, 2008 8:15:49 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
quote:
Gởi bởi Bảo Trân

quote:
Gởi bởi Binh Nguyen

Mượn Vườn Mộng chị Bảo Trân, viết "hồi ký", Bình nhớ trường Thánh Mẫu, nằm phía với rạp hát Thanh Vân, đi về phía ngã sáu, có một ngôi chùa gần đó, còn có phải tên Bửu Đà không thì Bình không nhớ. Bình có một cô bạn học lớp ba, nhà ở gần đó, tên Trương Thị Thiên Chi thì phải, Bình nhớ hòai, vì cái tên của cô ta lạ, nên dễ nhớ! Trước khi Bình vào mẫu giáo, Bình có ở khu nhà An Lợi, tại sao tên như vậy thì Bình không biết, hình như đâu cũng gần ngôi chùa đó thì phải.

Rồi khi Bình vào lớp một, nhà Bình đã dọn về cổng xe lửa số 7, ngay ngã sáu công trường Dân Chủ, nhưng Bình được đi học trường Chí Hòa, để được ông anh họ ở gần đó dẫn đi học. Nhà anh ở kế bên rạp hát Thanh Vân, đố chị Bảo Trân biết là căn nhà nào? Hồi đó, tụi Bình cứ leo tường qua coi Hùng Cường hát "Túp lều lý tưởng của anh và của em, đâu, đâu nào anh ơi?" Anh học bên Chí Hòa Nam, Bình học bên Chí Hòa Nữ, nhưng mỗi sáng Bình đi vào bằng cổng Chí Hòa Nam, rồi đi thông qua trường, về phía Chí Hòa Nữ.




Khu nhà An Lợi nằm khúc nào, sao chị BT không biết? Chị BT cũng không rành lắm về mấy căn nhà ở kế rạp hát Thanh Vân. Chỉ nhớ là, nếu đứng từ bên kia đường, phía trường Chí Hoà ngó sang thì bên tay phải rạp hát có một dãy quán, tiệm nho nhỏ, tiệm cafe, tiệm sửa đồng hồ, thợ hàn....còn bên tay trái có một con hẻm dài, với những dãy nhà đâu lưng vô rạp hát.

Mấy năm trước về ngang con đường LVD, bây giờ là Cách Mạng Tháng Tám, chụp hình Chùa Bửu Đà nè Bình Bình, chùa ở trong hẻm, đầu hẻm là mấy tiệm mì, hủ tíu, buổi tối còn thêm mấy quán cóc, khô mực, hột vịt lộn v.v..., nhớ không?




&

Con đường CMT8 trong thời gian tới sẽ là tuyến đường metro, không biết mức độ giải tỏa như thế nào. Các hình ảnh như trên sau này sẽ chỉ còn là kỷ niệm. Chị BaoTran chụp nhiều hình trên con đường CMT8 không vậy? Đó cũng là con đường nhiều kỷ niệm của PC.





Bình và chị BT và chị PC ơi,
VHP giờ này vào đây, nhìn thấy hình này với chữ " hẻm 419 _ " thì sững sờ cả người !!
Khi đọc ít dòng của Bình + ít dòng của chị PC nữa + trong đầu cũng nhớ tới một người khác nữa có nhiều kỷ niệm gắn bó với đường Lê Văn Duyệt của SaiGon... Thì quả tình thấy cuộc đời đôi khi có vô tình không nhỉ , một khi bỗng nhiên như tất cả đều bước lên vết chân ai đó một thời....
Trong khoảng thời gian từ đầu năm 1980 đến giữa năm 1985 VHP ở ngay trên con đường này và chỉ cách hẻm 419 có đúng 5 số. Và kỷ niệm nhớ nhất là tiếng xe lam mỗi sáng sớm inh cả tai và có đêm mấy đứa bạn gái ngồi hóng gió trên sân thượng và ăn xoài tượng đến sắp bể bụng. Còn chuyện ngoạn mục nữa : bữa kia vừa chân ướt chân ráo xuống SG, tối đó bạn rủ sang quán phở Bắc mới khai trương ở căn kế bên. Vừa vào quán , chời ơi - thấy ngay chị bạn cùng trường mấy năm trước, học trên VHP 1 năm...
Nhưng đó là lần cuối cùng ở SG !
Cám ơn chị BT nhiều lắm !
Tự nhiên nghĩ : hồi đó Bình học lớp mẫu giáo mấy nhỉ?
Còn chị PC??
chúc các chị và Bình vui vẻ và an lành một ngày của Thánh Tư !!
Thân mến
VHP

Roseheart
PC
#20 Posted : Thursday, April 24, 2008 9:13:31 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi Bảo Trân

quote:
Gởi bởi Huệ

Đúng rồi, Quế Anh & Bảo Trân, rạp hát Nam Quang ở ngã tư Lê Văn Duyệt và Trần Quý Cáp. Nhà chị ở trong ngõ, đi ra phía rạp hát Nam Quang cũng được, mà đi ra phía garage Verdun góc đường Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng cũng được.

Bảo Trân, Wệ chỉ tò mà tí thôi, không sao. Big Smile




Cám ơn QA và chị Wệ, nhưng mà cũng không mường tượng được ở đâu. Hồi đó cũng có đi học thêm ở trường Anh Văn Luân Đôn ngay góc này, sao không nhớ nổi hen? Già rồi, đầu óc tệ quá.


Chị BT,
Đường mới của Trần Quý Cáp là Võ Văn Tần, ngay chợ Đũi xéo với rạp Nam Quang hồi xưa có một cái mả đá, không có bia đề tên. Nếu trí nhớ không cà lơ phất phơ thì theo ông Vương Hồng Sển cái mả đó có thể là của ông Hùynh Công Lý (bị Lê Văn Duyệt dùng gươm tiền trảm hậu tấu chém).
Trường Luân Đôn phải đi thêm cả trăm thuớc nữa mới tới. Trường đó của ông Nguyễn Ngọc Linh. PC thì lại học Anh văn ở Dziên Hồng, trường của ông Lê Bá Kông.
Users browsing this topic
Guest (13)
3 Pages123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.