Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

5 Pages123>»
Đãi "Chữ"-Vàng Trong Biển-Net = Tìm Tình-Người Trong Nhân-Gian
viethoaiphuong
#1 Posted : Wednesday, February 27, 2008 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
VHP post lại đây những bài viết tình cờ tìm được trong Net.
Nếu quý BBT thấy có bài nào không hợp nội quy của PNV xin cho VHP biết để xóa đi.
Chân thành cám ơn!
Chúc tất cả vui vẻ và mọi tốt lành.
Rose
VHP
viethoaiphuong
#2 Posted : Wednesday, February 27, 2008 10:48:55 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Phan thị Minh Yến - Câu Chuyện Một Bà Mẹ Quốc Gia Nghĩa Tử
Góa Phụ Ba Mươi Tháng Tư 1975


Gửi tặng đại hội QGNT tại San Jose tháng hai 2008

Một năm có ba trăm sáu mươi lăm ngày, ngày nào chả là ngày của mẹ. Mang nặng đẻ đau, chín tháng mười ngày, chúng ta ai cũng phải có một bà mẹ. Để toàn dân tỏ tình với thân mẫu, Hoa Kỳ điều kiện hóa tấm lòng hiếu thảo bằng cách đặt ra một ngày Chủ Nhật lần thứ nhì của tháng 5 là Ngày Của Mẹ. Tập tục đẹp đẽ này bắt đầu từ hơn 150 năm trước.

Cho đến bây giờ thì những bà mẹ được xưng tụng vào ngày đầu tiên tại Hoa Kỳ đã đi xa cả rồi, nhưng nước Mỹ hiện đã có nhiều bà mẹ với đủ mọi sắc diện và ngôn ngữ đang nối tiếp đóng góp những bàn tay xây dựng cho cái xã hội rất đa diện và hết sức phong phú này.

Di ảnh Tướng Lê Nguyên Vỹ.

Qua thế kỷ thứ 21 là đến lượt các bà mẹ Việt Nam hiện diện. Bốn năm trước, cơ quan IRCC, chương trình Radio Dân Sinh và thành phố San Jose hợp tác lần đầu tiên trong một chương trình tuyên dương rất mới mẻ dành cho các bà mẹ trong cộng đồng Việt Nam tại một thị xã điện tử nổi danh toàn thế giới.

Đã có 20 bà mẹ với lớp tuổi khác nhau, hoàn cảnh khác nhau được giới thiệu lên lãnh bằng tuyên dương do đề nghị của chính các con trong gia đình.

Có thể quý vị sẽ tự hỏi tại sao với 30 ngàn bà mẹ Việt Nam tại San Jose lại chỉ có 20 bà mẹ được tuyên dương. Câu trả lời rất giản dị. Đó là vì các con ghi tên tham dự.

Tất cả các bà mẹ đều là những nữ anh hùng trong "Ngày Của Mẹ" xét theo quan điểm của các con. Mỗi năm, khi tháng Năm trở về, gia đình thuộc sắc dân nào thì cũng phải nghĩ đến món quà để trao tặng vào "Ngày Của Mẹ."

Đối với các con, bà mẹ nào cũng vĩ đại. Bà mẹ lo cho con ăn và lo cho con ngủ từ lúc còn thơ ấu cho đến lúc trưởng thành. Ngay từ lúc còn nằm trong nôi, bà mẹ đã là người hùng của đứa con. Mỗi khi thấy người lạ đến gần là đứa con lẩn trốn trong vòng tay mẹ. Mẹ là sự no ấm. Mẹ là sự bình an. Mẹ là trời đất. Mẹ là tất cả.

Phần lớn chúng ta sống tại San Jose trên 3 năm cho đến 30 năm. Thị trấn nổi danh này bây giờ đã trở thành miền đất quê hương thứ hai với đầy đủ vui buồn của một làng xã Việt Nam.

Ngày Của Mẹ đối với các gia đình ghi danh sẽ cùng nhau tham dự một buổi lễ giản dị nhưng đầy ý nghĩa. Con cái sẽ mời bà mẹ lên nhận sự tuyên dương trên diễn đàn của hội trường thành phố San Jose tại City Hall. Cô gái nhỏ sẽ cất tiếng thương yêu trong niềm hãnh diện: "Thưa quý vị, đây là Mẹ của chúng con." Và bà mẹ đầy ân tình của cô sẽ lên trên bục diễn đàn để nhận một bản tuyên dương của thị xã. Món quà mang ý nghĩa tượng trưng như là một chìa khóa vàng trao cho bà mẹ là cư dân danh dự của San Jose. Phim ảnh muôn màu sẽ ghi lại giây phút vinh quang của tình mẫu tử.

Do đó, sự lựa chọn và tham dự vào Ngày Của Mẹ trong chương trình này không nhằm vào giá trị của tài sản, danh tiếng hay sự nghiệp của vị nữ lưu. Đây chỉ là món quà của người con gửi cho mẹ được trình diện trước công chúng. Và công chúng ở đây cũng chỉ gồm có các gia đình thân hữu cùng tham dự chương trình. Rõ ràng là trong vòng thân mật.

Vì ý nghĩa của tổ chức trong phạm vi địa phương nên tất cả các thành viên tham dự đều cư ngụ tại Bắc California. Tuy nhiên,vào năm 2004 cũng có một người ở bên bờ biển Đại Tây Dương được đề nghị nhưng không đến tham dự. Chúng tôi yêu cầu ông thị trưởng San Jose gửi quà tuyên dương đến cho bà. Câu chuyện của bà mẹ Việt Nam này tôi thấy rất cần phải kể lại cho quý vị nghe trong dịp anh chị em quốc gia nghĩa tử bốn phương về họp tại San Jose..

Vào năm 1954, cô Phan Thị Minh Yến còn rất nhỏ, nhà ở Cầu Đất, Hải Phòng bắt đầu theo cha mẹ di cư vào Nam. Cô gái Bắc Kỳ nhỏ nhỏ được gia đình cho học chương trình Pháp tại Sài Gòn và đã có câu chuyện tình từ năm 17 tuổi. Khi được 19 xuân xanh thì chính thức lập gia đình với một anh Đại Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Lúc đó là mùa Xuân năm 1964. Chàng hơn nàng 10 tuổi. Nhưng trước sau cô Yến chỉ có một mối tình từ khi biết yêu cho đến lúc thành hôn. Tiếp theo là 10 năm làm vợ lính thời chinh chiến. Rồi bắt đầu làm mẹ. Những đứa con lần lượt ra đời. Các cháu Quang, Minh, Chính,... Đại. Ba đứa con trai đầu lòng đặt tên với niềm tự hào của người cha cương trực sống trong một hoàn cảnh đất nước nghiêng ngả. Nhưng cô Út bé bỏng, xinh đẹp chỉ được gọi là em Đại ở trong gia đình. Khi ở ngoài lớp học thì đây là cô nhỏ Tường Vi của bà mẹ Hải Phòng.

Suốt thời gian thơ ấu, người cha đi chinh chiến đêm ngày. Các con phần lớn sống gần gũi và trông cậy vào mẹ. Tuy nhiên, hình ảnh người cha quân đội vẫn là chỗ dựa tinh thần mạnh mẽ cho cả mẹ con.

Tháng 4 năm 1975, bà mẹ 29 tuổi dẫn 4 con từ 6 tuổi đến 10 tuổi di tản qua Hoa Kỳ. Người chồng chỉ huy đơn vị nên không có cơ hội tiễn chân vợ con. Lần chia tay sau cùng mà vợ chồng không biết là lần vĩnh biệt. Anh đã ra đi vào miền vĩnh cửu khi quân đội tan hàng. Không một mảnh khăn tang. Không một giọt nước mắt. Vợ con cũng không hề biết tin về cái chết của người thân yêu. Năm đó chưa 30 tuổi, cô Phan Thị Minh Yến trở thành góa phụ ở vậy nuôi con cho đến năm nay 2008 vừa đúng 33 năm.

Qua Hoa Kỳ, một mẹ và 4 con nhỏ, Minh Yến bắt đầu bằng nghề cắt tóc. Cố gắng tự lập nuôi con. Vừa làm mẹ, vừa làm cha. Từ nữ sinh trường đầm ở Sài Gòn, trở thành vợ lính sống cảnh gia binh, rồi trở thành góa phụ.

Sau bằng ấy năm trời, các con đã trưởng thành, tốt nghiệp đại học, có cháu nội cháu ngoại. Hỏi rằng bây giờ chị làm gì? Còn làm gì nữa. Trước sau cũng chỉ làm một việc cắt tóc chải đầu. Nhưng nghề chính là vừa làm cha vừa làm mẹ. Làm mẹ thì cũng dễ vì đã làm mẹ từ Việt Nam. Nhưng làm cha cho những đứa con trai ở Hoa Kỳ mới thật khó. Tất cả đều phải quyết định một mình. Không bàn với ai được. Ba đứa con trai ở tuổi niên thiếu tại miền đất lạ. Biết bao nhiêu là khó khăn. Chuyện học hành, chuyện sinh sống, chuyện yêu đương của các cháu rồi đến chuyện hôn nhân. Cái gì cũng là chuyện của các con.

Khi được hỏi rằng thế chị làm ở tiệm tóc thì làm chủ hay làm thợ. Được trả lời rằng trước sau chỉ làm công mà thôi. Đã bảo rằng nghề chính là làm mẹ, nếu bôn ba mở tiệm, e rằng không có đủ thì giờ trông nom lũ nhỏ. Hỏi rằng đi làm như vậy có gặp những điều gì khó chịu không. Trả lời rằng lúc đầu cũng thấy tủi thân lắm. Nhưng rồi thì cũng phải nhịn nhục cho quen đi. Vả lại, ở đây cũng không ai biết hoàn cảnh mình ra sao nên cứ việc mình, mình làm. Cũng thi lái xe, cũng lấy bằng, cũng tìm đường đi học nghề, đi làm và nuôi con. Vâng, việc chính là nuôi con.

Chị có buồn giận về chuyện anh nhà đã không đi được vào năm 1975 hay không? Trả lời rằng thì anh nghĩ coi, ai mà chả muốn có vợ có chồng. Các con muốn có đủ cha mẹ. Nhưng phần số đã như vậy thì mẹ con phải sống sao cho phải đạo với sự hy sinh của ông nhà tôi. Ông ấy mà còn thì cũng chỉ muốn cho các con của chúng tôi được học hành tốt nghiệp đại học, rồi dựng vợ gả chồng cho các cháu như bây giờ gia đình tôi đã được như vậy.

Ngoài việc hãnh diện về chuyện con cái, bà mẹ gốc Hải Phòng còn kể thêm với niềm hào hứng đặc biệt. Đó là mối liên hệ với mẹ chồng.

Số là ngay sau khi di tản qua Hoa Kỳ, gia đình được tin chồng chết nên đã tìm cách báo về Bắc cho bà mẹ già biết tin. Tội nghiệp chưa. Ông nhà tôi, lời chị Yến, cũng di cư vào Nam từ 54, mẹ con xa nhau 21 năm không liên lạc. Bây giờ bà cụ mới biết tin con dâu và các cháu ở Mỹ thì đồng thời cũng biết tin con trai đã qua đời.

Những năm đầu ở Hoa Kỳ cũng rất chật vật nên không tiếp tế được nhiều. Những năm sau này bắt đầu gửi tiền về miền Bắc cho bà cụ. Chính tôi là con dâu mà chưa hề biết mặt mẹ chồng. Đến khi liên lạc được thì chồng đã chết. Gia đình tôi và các cháu tiếp tục liên lạc về Bắc. Mấy năm gần đây cụ vào Nam gặp các bà chị tôi rồi thu xếp cải táng đưa di hài nhà tôi về Bắc. Xong công việc quan trọng, cụ mới qua đời mấy năm gần đây.

* * *

Vâng, thưa quý vị, tôi vừa kể hầu quý vị một câu chuyện của bà mẹ Việt Nam trong nghĩa vụ thay chồng làm cha thời hậu chiến kéo dài hơn 30 năm tại Hoa Kỳ. Một người thiếu nữ 10 năm làm vợ nhưng đã có đến 30 năm vừa làm cha, làm mẹ, và làm dâu hàm thụ qua thư tín.

Cũng suốt 33 năm tại Hoa Kỳ, với vốn liếng Pháp văn và Anh ngữ của trường Đầm Sài Gòn, trước sau bà cũng vẫn chỉ là cô Yến làm tóc tại Hoa Kỳ. Bởi vì, người phụ nữ Việt Nam đơn giản này đã có một nghề cao quý vô cùng mà bà phải hết lòng theo đuổi. Đó là nghề làm mẹ. Do đó Ngày Của Mẹ hàng năm sẽ là ngày đặc biệt đối với những đứa con của bà.

Và mỗi năm, ngày tang 30 tháng 4 cũng là ngày giỗ bố của đám nhỏ. Bà mẹ Việt Nam tổ chức giỗ chồng bằng âm lịch những vẫn dặn con vào ngày cuối tháng 4, dù ở đâu cũng phải dành cho bố những giây phút tưởng niệm.

Bởi vì thân phụ của các cháu đã chết đúng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tên ông là Lê Nguyên Vỹ, người Sơn Tây, Bắc Việt, chết tại Lai Khê miền Đông Nam Phần.

Ngày nay, tại ngôi đình làng cũ tỉnh Sơn Tây có thờ bài vị của tướng công Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Binh Đoàn Số 5 của quân đội Sài Gòn. Ông đã tự sát vào ngày đất nước thống nhất và hòa bình. Đó là cách ghi nhận của người đồng hương Sơn Tây với một chút tự hào. Và hình ảnh của ông vẫn trong lòng các con Lê Nguyên Quang, Lê Nguyên Minh, Lê Nguyên Chính và con gái út Lê Nguyên Đại Tường Vi tại miền Virginia Hoa Kỳ.

Đối với lũ trẻ Quang Minh Chính Đại, ba trăm sáu mươi lăm ngày, ngày nào cũng là Ngày Của Mẹ.

Giao Chỉ - San Jose
Roseheart
viethoaiphuong
#3 Posted : Thursday, February 28, 2008 8:12:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Trần Huyền Trân, thơ từ một hồn u uất

Buổi tối cuối tuần, sau hai ngày nghỉ thoải mái, tự nhiên muốn một mình đi dạo quanh bãi biển. Trời lạnh lạnh, mây chì đen thẳm giăng giăng, tự nhiên thấy lòng buồn buồn vô cớ. Đời sống ở đây vẫn bình lặng, đất trời vẫn đất trời quen thân từ bao lâu, sao bữa nay có một điều gì đổi khác. Chẳng phải là buồn thuê sầu mướn, nhưng có những câu thơ nào lạ lùng trong óc. Về nhà, vào phòng đọc sách. Tôi đọc thơ Trần Huyền Trân, cảm khái...
Tôi thấy mình đang đi nhặt những lá vàng. Có khi tưởng như mình đang lần theo những suối dòng tâm sự. Những câu thơ đã cũ càng, viết từ khi tôi chưa sinh ra đời, sao có lúc lại đồng vọng về tưởng như tâm sự của ai! Thi sĩ Trần Huyền Trân sinh năm 1913 và mất năm 1989, và có những bài thơ hay lúc vừa hai mươi tuổi khi phong trào thơ mới đang thịnh hành. Những bài thơ viết trước năm 1945 lại là những phần tinh hoa của ông, về sau năm 1986 được in lại trong tập Rau Tần. Ông làm thơ, với cái u uẩn của đời sống và cái u uất của thời thế trộn lẫn vào thành men cay của thi ca và chính điều ấy đã làm cho thơ ông được những kẻ hậu sinh như tôi thâm cảm.
Có người cho rằng bây giờ mà đọc những bài thơ lục bát, những bài bảy chữ, như thế là một phong cách đi giật lùi khi thưởng thức thi ca. Thời bây giờ, phải đọc thi ca hậu hiện đại, phải nóng người lên với những câu thơ phô bày thân xác đàn bà và phải có một điều cảm nhận từ sự pha trộn giữa triết lý tưởng tượng và cảm giác của thực tế. Với tôi, tôi đã cố gắng tạo cho mình không vương vấn nào với những thiên kiến làm cho mình bị lạc hướng khi cảm nhận thơ. Tôi thích đọc thơ hay đã đành mà còn muốn có sự cảm thông sâu xa từ ngôn ngữ và ý tình. Có lúc, tôi thú vị với những điều mới mẻ với tôi và khám phá được cho mình từ thi ca những chân trời thú vị, cao rộng và khoảng khoát. Nhưng có khi, lòng cũng mềm đi vì những câu lục bát, hay thổn thức vì những câu âm hưởng ca dao hay thấy tự nhiên bâng khuâng khi đọc lại những câu quen thuộc lắm trong tiềm thức thành một kỷ niệm đang ngủ yên giờ thức dậy.
Có những bài thơ của Trần Huyền Trân viết ở trong một hoàn cảnh chẳng đặng đừng không viết không thể nào dừng lại được. Tô Đông Pha đời Tống xa xưa có nói: "Hữu sở bất năng tự dĩ nhi tác giả" trong tập Nam Hành Tiền Tập Sự có đoạn đại ý: "Những người làm văn trước kia không phải là chỉ có nỗ lực cố gắng là có thơ văn hay và cũng không thể không nỗ lực cố gắng thì mới có thơ văn hay. Tựa như sông núi có mây mù, có cây cỏ hoa quả khi nào chứa chất đầy đủ ở bên trong thì biểu hiện ra bên ngoài, dù lúc ấy muốn không có cũng có được chăng? Ta từ nhỏ được nghe phụ thân ta bàn về văn chương nói rằng thánh nhân thời xưa khi nào không dừng được mới sáng tác. Vì vậy Thức này cùng với em là Triệt sáng tác cũng nhiều mà chưa từng dám cho là có ý làm văn vậy!"
Với Trần Huyền Trân làm bài thơ "Độc Hành Ca" cảm khái sau một cuộc rượu của những người tìm ở văn chương một lối thoát trong đời sống bị bủa vây vì sinh kế, vì thời thế. Hình như, có sự thúc đẩy để tâm sự òa ra thành ngôn ngữ thi ca. Không thể nào chịu đựng được nếu không cầm bút. Nổ bùng xúc cảm, vỡ òa đáy tâm tư, thơ như tiếng kêu thất thanh vọng trong lồng ngực. Thơ phải trào, ùa ra theo mênh mông cảm hứng...
Nhà văn Tân Hiến đã kể lại trường hợp viết bài thơ này trên tạp chí Phổ Thông số 205 tháng 12 năm 1967 của nhà thơ Nguyễn Vỹ:
"...Bữa rượu thịt gà chọi ấy, đúng như câu thơ của nhà thơ Nguyễn Tố cháu của Tản Đà tiên sinh:
Rồi có một chiều ngọn gió thu
Thổi đâu về mấy gã đầu bù
Đảo cây rượu bố rồi sang sảng
Con cái ngây người lắng nhạc thơ,
Ba thằng, trời rét, hứng lên, mà có nửa cây, sao đủ! Rượu ít nhưng tâm tramh kẻ "tại đào" mang mang muôn sự. Thằng trốn phòng nhì Pháp, thằng tránh hiến binh Nhật , thi nhau chửi chán rồi Trần Huyền Trân hô "văn phòng tứ bảo". Bút giấy đem lại nhà thơ Trần Huyền Trân ngà ngà say đã thảo bài Độc Hành Ca, lời thơ khí thơ khác tất cả những vần điệu "thoán, não, tỉ, ta" từ trước tới nay..."
Bây giờ, tôi đọc Độc hành Ca, không nghĩ tới hoàn cảnh của thi sĩ mà lại chạnh nhớ tới nỗi mình. Lâu lắm rồi, cách nay hai mươi mấy năm, Sàigòn năm 1980, tôi cùng với người bạn, hai kẻ lang thang trên bến xe miền Đông ở Ngã Bảy một đêm mưa, cũng cùng một tâm trạng ấy của những kẻ "tại đào" với câu than trời đất vô cùng rộng mà sao ta chẳng có chỗ dung thân. Đọc Độc Hành Ca, nghe như mình có những bước chân đi về quá khứ lúc ấy:
"Đêm nay cùng đổ bụi giày
Miệng cười hả hả, thơ mày rượu tao
Say đời uống lẫn chiêm bao
Thơ ra miệng dại, sầu vào mắt điên
Đầu bù khí núi đang lên
Sá gì bóng tối đắp lên thân còm
Gặp thời xô xát nước non
Ta trôi, người chảy, lòng còn ngó theo
Đưa nhau qua bữa cơm nghèo
Đứa sầu gào rượu, đứa nheo mắt cười
Thế rồi thí bỏ rủi may
Đứa giam cõi bụi. Đứa đày rừng sâu
Vai cày chẳng quản làm trâu
Dong xe chẳng quản tóc râu làm bờm
Nẻo về chật chội áo cơm
Dặm đi chắc rụng từng cơn lá rừng
Lòng ta không sóng không đừng
Thơ vang lại vướng mấy từng cửa quan."
Thơ buồn, nhưng cảm khái. Trong cái lũi lầm của cuộc nhân sinh, với cái ngất ngưởng cao ngạo của tâm tình thi sĩ, thơ đã đi qua những eo sèo nhân thế, vượt qua những nỗi niềm lận đận, để thành một phác họa cho những cảnh đời trong một xã hội đang nhiều biến chuyển. Ở trong những mái nhà tranh tuềnh toàng mưa gió, hay ở những lều vó quẩn quanh trên mặt nước đen bẩn, có những tâm hồn tuy mỉa mai với cuộc sống nhưng vẫn không nguôi những nỗi hờn căm, những niềm u uất của những cuộc đời nhòa nhạt trong bóng tối.
Trong những năm tháng mà nhà văn Doãn Quốc Sỹ đã ví von là "ba sinh hương lửa" với gông xiềng đè nặng lên dân tộc: Pháp thực dân, Nhật đế quốc và Việt Cộng Sản, rồi nạn đói kinh khiếp giết chết cả triệu người, hình như những người có tâm huyết đều nghĩ đến những chuyến ra đi để làm một điều gì, góp một bàn tay vào thời thế. Trần Huyền Trân cũng thế, cũng có một cuộc lên đường. Bài "Từ biệt Lê Văn Trương":
"Thôi thế anh về yên xóm cỏ
Có buồn khêu lại ngọn tàn đăng
...Thôi anh về đi tôi đi đây
Chim nào có cánh không thèm bay?
Cây nào có gió không buồn lay
Lòng nào có máu không thèm say?
Tôi sẽ giẫm lên nguồn huyết mạch
Mà lau nguồn lệ chúng sinh rơi..."
Trần Huyền Trân cũng đã ra đi, cũng đã viết những bài thơ như "Hải Phòng, 19/11/1946", bài thơ dài nhưng không lôi cuốn được người đọc vào một thời thế đầy bão dông của lịch sử. Có lẽ, những tâm hồn đầy góc cạnh như thi sĩ họ Trần khó lòng làm thơ hay được trong cái môi trường mà văn chương là phương tiện để phục vụ cho chính trị. Tôi đọc tiểu sử của Trần Huyền Trân thì thấy những bài thơ được đời sau nhắc đến đều là những bài thơ sáng tác trước năm 1945, còn về sau thì ông lại xoay sang viết kịch với các tác phẩm như Lên Đường, Tú Uyên, Giáng Kiều, Cô Thúy, kịch thơ Hoàng văn Thụ,... Đến mãi năm 1986 ông mới in tập thơ Rau Tần dù đã làm thơ từ năm của thập niên 1930 khi ông vừa ở tuổi đôi mươi...
Có một bài thơ Trần Huyền Trân làm vào năm 1938 "Uống rượu với Tản Đà" biểu lộ rất nhiều cá tính của riêng ông. Tản Đà, một nhà thơ của những ngày tân học và cựu học còn tranh giành ảnh hưởng, một nghệ sĩ của "trăm năm thơ túi rượu vò, ngàn năm thi sĩ tửu đồ là ai?" và cũng chính là một thi sĩ được cung chiêu anh hồn ở những trang mở đầu tập "Thi Nhân Việt Nam" của Hoài Thanh và Hoài Chân với những ngôn từ trân trọng và thân kính nhất. Trần Huyền Trân và Tản Đà có những khoảng cách tuổi tác nhưng trong cảm nhận lại có điều gần gũi. Cũng là điều tình cờ, Tản Đà là thi sĩ mở đầu cho Thi nhân Việt Nam thì Trần Huyền Trân là người đi chuyến tàu vét, để đóng lại những trang thơ của một thời kỳ văn học. Hoài Thanh & Hoài Chân viết:
"Viết đến đây tôi đã định khép cửa lại, dầu có thiên tài đến gõ cửa cũng không mở. Thế mà lại phải mở cửa để đón một nhà thơ nữa: Trần Huyền Trân. Trần. Huyền. Trân. con người có tên lạ ấy, không phải là một thiên tài. Nhưng tôi ưa những vần thơ hiền lành và ít nói yêu đương.
Cũng có lần thi nhân tả tình tương tư:
Xa nhau gió ít lạnh nhiều
Lửa khuya tàn chậm, mưa chiều đổ nhanh..."
Với Tản Đà, cuộc đời có lẽ đáng để ý nhất là thơ với rượu. Với Trần Huyền Trân, cũng thế. Và hai người coi như bạn vong niên đã trải lòng ra, để tâm sự man mác theo lời thơ đầy cảm xúc:
"Cụ hâm rượu nữa đi thôi
Be này chừng sắp cạn rồi còn đâu
Rồi lên ta uống với nhau
Rót đau lòng ấy vào đau lòng này
Tôi say? - Thưa trẻ chưa đầy
Cái đau nhân thế thì say nỗi gì?
Đường xa ư cụ? Quản chi
Đi gần hạnh phúc là đi xa đường
Tôi là nắng... cụ là sương
Tôi bừng dậy sớm, cụ nương bóng chiều
Gió mưa tóc cụ đã nhiều
Lòng còn gánh nặng bao nhiêu khối tình
Huống tôi mái tóc đang xanh
Vâng, tôi trăm thác ngàn ghềnh còn đi
Với đời một thoáng say mê
Còn hơn đi chán về chê suông đời
Rót đi, rót nữa đi thôi
Rót cho tôi cả mấy mươi tuổi đầu
Nguồn đau cứ rót cho nhau
Lời say sưa mới là câu chân tình..."
Không phải rót rượu mời nhau mà chính là rót những khổ đau tâm sự. Người trẻ, rượu chắc chẳng bao nhiêu nhưng lại cứ đòi rót mãi và với người già, dù vẫn trân trọng cái tâm tình gánh nặng của người tiền bối nhưng vẫn có một chút gì tự hào về thời đại của những người đang thanh xuân. "Tôi là nắng... cụ là sương/tôi bừng dậy sớm cụ nương bóng chiều". Sương cũng phải tan đi khi nắng lên dù trong thâm tâm người trẻ vẫn có một chút gì trân trọng thương cảm "gió mưa tóc cụ đã nhiều/lòng còn gánh năng bao nhiêu khối tình". Người trẻ trong cơn say đã khẳng định:
"Huống tôi mái tóc đang xanh
Vâng, tôi trăm thác ngàn ghềnh còn đi
Với đời một thoáng say mê
Còn hơn đi chán về chê suông đời."
Từ xưa tới nay có rất nhiều bài thơ say. Khi men đã bốc, thì mọi chuyện trên đời sẽ thành không có gía trị gì lúc ấy và cái ảo giác đã làm cho chữ nghĩa có một vóc dáng khác. Nhưng trong bài thơ "Uống rượu với Tản Đà" này, thơ say mà thi sĩ lại "tỉnh" hơn bao giờ hết. Trong tâm tưởng có chút chia sẻ của người đồng điệu nhưng cũng có cái hứng khởi của kẻ đang vào cuộc văn chương. Dù, con đường đi còn trăm thác ngàn ghềnh nhưng vẫn có cái ngạo nghễ của kẻ khởi hành vừa cất bước...
Trần Huyền Trân còn làm một bài thơ khác về Tản Đà cũng chan chứa niềm thương cảm về cuộc sống nghèo túng của một người mang nặng gánh văn chương:
"Người là một kiếp thi nhân
Tóc xanh đã nhuốm mấy lần biển dâu
Nhà người bên một dòng sâu
Xác xơ khóm trúc hàng cau lạnh lùng
Hồn thơ về lánh bụi hồng
Quyển vàng tóc bạc nằm chung một lều
Có đàn con trẻ nheo nheo
Có dăm món nợ eo sèo bên tai
Chừng lâu rượu chẳng về chai
Nhện giăng giá bút một vài đường tơ
Nghiên son lớp lớp bụi mờ
Mọt om tờ lại từng tờ cổ thi..."
Trong thơ có tiếng cười vọng lại. Tiếng cười của một người đã qua những nỗi niềm của cuộc đời và bây giờ có chút gì đau xót có chút gì cảm khái thương thân:
"Nhìn tôi người bỗng cười khà
Đời là thế ấy-ta là thế thôi."
Thơ Trần Huyền Trân không phải toàn những nỗi buồn mà có khi lại rất nhẹ nhàng mơ mộng. Những hình ảnh, mang theo những ý tình, rất mượt mà, ngôn ngữ của những người yêu nhau mà xa nhau, của nỗi niềm lan trải ra rừ người đến cảnh:
"Mưa bay trắng lá rau tần
Thuyền ai bốc khói xa dần bến mưa
Có người về khép song thưa
Để rêu ngõ trúc tương tư lá vàng."
Không biết có phài tác giả thích bài thơ này nhất hay không mà mấy chục năm sau khi in tập thơ đầu tiên lại lấy nhan đề là Rau Tần.
Nhà văn Tô Hoài trong bài viết "Lai lịch cái bút danh" đã kể lại thiên tình sử của chàng thi sĩ. Cái tên Trần Huyền Trân có vẻ yểu điệu thục nữ quá có vẻ không hợp với vóc dáng chàng:
"...Ngày trước Trần Huyền Trân có viết một tiểu thuyết tên là "Sau ánh sáng". Những cảnh và người quen thuộc ở Khâm Thiên trong tiểu thuyết được mô tả như một tự truyện những lều kéo cá, những bè rau muống trên các ao chuôm cống rãnh khúc khuỷu cạnh ngõ Sơn Nam, ngõ Liên Hoa quanh Cổng Trắng. Thời ấy, những người cơ cực các nơi lên thành phố kiếm việc tìm chỗ ở bãi Sông Hồng và bám vào rìa quanh thành phố như thế. Sau lưng cái phố Khâm Thiên đủ loại trác táng và bài bạc, những lầu xanh cho kẻ phong lưu, những nhà thổ cho kẻ kiết xác. Các tiệm nhảy Tanaka, Pagode thời thượng Pháp Nhật...
Cô Hiền. Trần Nguyệt Hiền mà Trần Huyền Trân gặp cũng ở trong đám người có những cái tên hoa lá càng được khách làng chơi đặt cho như thế nào Mộng Điệp, Mộng Hồ, nào Tuyết Hấp, Nguyệt Lim, đại khái vậy.
Cũng không phải gốc gác "rằng xưa vốn là người kẻ chợ" mà Hiền đã trôi từ đồng quê ra, có lẽ có lần đã đứng ở phố Mới buôn người đợi kẻ có tiền đến dắt đi làm con sen, con nụ hay làm lẽ mọn cho nhà giàu bạc ác. Rồi người ta tống khứ thản nhiên con sen ra khỏi cửa. Hiền bước vào nhà hát làm đào rượu với cái thai trong bụng và khi đến ngày ở cữ thì lại là lúc phải cuốn gói - có nhà hát nào lại chứa một đứa đào nuôi con mọn!
Những con người hoạn nạn cơ nhỡ gặp nhau. Hiền trở dạ. Cũng chỉ có anh chứng kiến, một mình anh lo cho Hiền được mẹ tròn con vuông với đủ việc: niêu nước mắm chưng, tiền đút nhà thương làm phúc, cái áo xé làm tã và làm tờ đứng tên khai sanh cho cháu bé. Chút duyên chết đuối trong cảnh ngộ ấy của hai con người họ Trần giữa cơn đau đớn đời người đã khiến cho họ nghĩ ra cái dấu nối đẫm nước mắt. Trần nối với Trần bằng dấu huyền là Trần Huyền Trân, đấy là tên con và rồi là tên thơ yêu dấu của anh..."
Trần Huyền Trân có bài thơ vô cùng thống thiết viết về thân phận những đứa trẻ vô thừa nhận lớn lên như những cây cỏ dại. Bài thơ "Cái hoang thai"
"Ơi hỡi đứa con không có tên
Nằm tròn xác mẹ bụng vô duyên
Con lên mầm sống trong lòng chết
Bởi mẹ con là một gái đêm
Người mẹ đi hoang kiếp ái tình
Đời còn ai tưởng chuyện khai sinh
Cho con hạt máu rơi vơ vất
Đang cựa trong thai kết lấy hình
Con sẽ ra đời con của ai?
Ngoài này đương lắm bước chông gai
Gì nuôi con đói lòng dao cắt
Gì đắp che thân rét buốt giời
Thuế sống rồi con đóng nặng nề
Rồi con viết mướn hay may thuê
Về đâu nương náu đi đâu thóat
Hay sớm đi hoang tối ngủ hè..."
Cuộc sống thực đen tối và đứa con ấy lớn lên trong nỗi tuyệt vọng của những mảnh đời quen bị dày vò bầm dập. Thi sĩ đã nói với đứa con:
"Nhưng trong đây với cả ngoài kia
Chân tóc ba nghìn vẫn loạn ly
Tâm sự dưới trời mưa nắng mãi
Lều hoang lộng gió lấy gì che?
Tuổi sạm ba mươi giở khóc cười
Đời nhiều cám dỗ lắm con ơi!
Lợi danh có gái men như rượu
Một nhắp lên môi chếnh choáng rồi
Thôi nói làm chi căm hận ta
Đến ngày gọi cửa mẹ con ra
Mẹ con: một lứa vô thừa nhận
Con cứ tìm ta con với cha
Rồi lớn lên con mở mắt nhìn
Khóc cùng bách tính sống như đêm
Nhưng không! Đừng khóc thêm gân cốt
Ta: bậc thang đời con giẫm lên..."
Trần Huyền Trân làm thơ bằng máu lệ đời mình. Thơ như những tiếng than u uất của những phận đời đen tối. Thơ của những người ráng sống để chịu đựng, ráng làm thơ để có thanh âm vọng lên từ nỗi uất nghẹn thâm tâm.
Đọc thơ Trần Huyền Trân, để rồi thấy lòng như bâng khuâng, bởi vì đời sống ấy thê thảm qúa. Có những bài thơ tình sầu nhưng cũng có những bài thơ đau xé ruột của một xã hội điêu linh, của những người cùng khốn suốt đời trong tuyệt vọng.

Nguyễn Mạnh Trinh


*từ nguồn :
http://www.namuctuanbao.com/633_pg35_05.htm


viethoaiphuong
#4 Posted : Monday, March 3, 2008 12:52:28 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Chuyện về quê

01/03/2008

Là một người Việt-Nam tỵ nạn CS định cư tại Hạ Uy Di, hay còn có tên gọi là Aloha, Hawaii State cũng vậy.
Hạ Uy Di là một hải đảo, tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ, nổi tiếng về danh lam thắng cảnh, khí hậu ôn hoà đã được người đời mệnh danh là :'Thiên Đường Hạ Giới'.
Hạ Uy Di cũng là trung tâm du lịch của thế giới, và còn là nơi gặp gỡ của các nguyên thủ quốc gia, các chính khách, lãnh tụ, các đại thương gia, các chính khách , nghiệp chủ và các nhà lãnh đạo tôn giáo lớn.

Nơi đây, người Việt ty nạn có khoảng bảy, tám ngàn người, đa phần tập trung làm ăn, buôn bán và chạy taxi tại thành phố Honolulu, thủ phủ của tiểu bang.

Thời tiết vào mùa này, trời Hạ Uy Di vẫn luôn vân vũ, lúc nắng nhẹ, lúc mưa bay. Không khí thì lành lạnh, thoáng mát như bầu trời Đà Lạt ở quê nhà. Cây cối trong thành phố vẫn luôn xanh tươi, mát mẻ.

Lúc này đã vào thời điểm cận Tết Nguyên đán của dân tộc ta nên một số người Việt ở đây khi gặp nhau nơi quán, chợ, đầu đường góc phố, hoặc ở những chỗ hội họp đông người thường hay hỏi nhau: Có về quê ăn Tết không?

Ôi hai tiếng về quê đáng lẽ ra nó chan chứa, đượm nồng tình tự dân tộc; gợi lại lòng người bao nỗi nhớ thương nơi chôn nhau cắt rún của mình! Nhưng đối với chúng ta, những người Việt quốc gia lưu vong hai tiếng ' về quê' lúc này được công khai thốt ra một cách tự nhiên, bình thản nghe nó làm sao ấy!

Có thể đã làm nhiều người cảm thấy khó chịu trong lòng và thầm trách câu hỏi đó vô tình như gợi lại lòng thương, nỗi nhớ quê nhà; khuyến khích người Việt ty nạn hải ngoại quên đi nỗi khổ đau, tủi nhục, tán gia, bại sản, chết chóc, chia lìa trên bước đường chạy trốn kẻ thù Cộng Sản đi tìm tự do sau này 30-4-75. Quên đi 'căn cước' tỵ nạn và ý nguyện của những người Việt quốc gia chống Cộng!

Chuyện về quê của một số người đã được dư luận trong các cộng đồng người Việt khắp nơi bàn tán từ lâu, làm hao tốn không biết bao giấy mực, làm phật lòng một số người trong tập thể người Việt hải ngoại chúng ta!

Thật ra, với hơn ba chục năm lưu lạc tình yêu nước, nhớ nhà đã chất chứa đây ắp trong lòng mọi người. Cho nên chẳng có ai không muốn về quê để thăm viếng gia đình, người thân, họ hàng làng xóm; để quỳ lạy trước bàn thờ tổ tiên, mồ mả cha ông và các người thân đã khuất; đặc biệt là những ngày giỗ, tết.

Có ai nỡ chê trách những người về quê để thăm viếng cha mẹ bệnh tật, già yếu cân sau chót; về vì những chuyện tối cần thiết chẳng đặng đừng!

Đáng nói và chê trách chăng là những trường hợp về quê vì muốn vênh vang áo gấm, muốn khoe của; về để du hí, hưởng lạc trước sự nghèo khổ cùng cực của những người cùng thôn, cùng xóm của mình.

Tệ hơn, có những ông những bà tuổi đã cao, đầu đã bạc, nhưng cũng không cầm được lòng ham muốn lố lăng nhuộm tóc, cấy răng ăn mặc sang trọng để về quê khoe 'mẽ', giả làm ông này, bà nọ lấy le. Thực ra. . . những người này quanh năm, suốt tháng phải lao động khổ cực để dành dụm chút tiền về quê vung vẩy, dụ dỗ gái tơ, hoặc 'mua' trai trẻ ở các 'dịch vụ' mãi dâm làm cho thỏa mãn thú tính, chẳng cần biết đến luân lý, đạo đức căn bản của con người!

Họ có ngờ đâu, chỉ vì 'rửng mỡ' nhất thời mà một số người đã phải - 'trả giá' trong nhiều trường hợp éo le:

- Một ông già kia ở Mỹ về. ông bỏ ra 200 đô-la để 'hành lạc' với một bé gái bằng tuổi con cháu của mình. Xong chuyện, trong lúc hỏi han hoàn cảnh và gốc gác hóa ra bé gái này lại là đứa con của người vợ trước mà ông ta đã bỏ bê để lấy người vợ trẻ đem qua Mỹ. Có lẽ do quả báo nhãn tiền, ông vô tình đã loạn luân ngay cả với con ruột của mình; mang theo nỗi ân hận, đau đớn cả đời mà chẳng dám than thở cùng ai.

- Một bà 'sồn sồn' nọ, có chồng con đàng hoàng. Ông chồng chẳng may bệnh hoạn không còn thỏa mãn dục tình nên bà này thường về Việt-Nam, và được bạn bè rủ rê, đã tới một 'dịch vụ' massage do những chàng trai trẻ đấm bóp và.... làm tình. Khi trở lại mới khám phá ra đã mang bệnh 'lậu' phải đi chữa trị hàng này. Cũng may bà này chưa mắc phải bệnh 'giang mai' hay 'sida'. Nếu bị mắc phải những bệnh bất trị này thì làm sao còn nhìn mặt chồng con!

Nói cho cùng đâu phải có những người Việt lưu vong nơi đất khách quê người không còn nhớ đến quê hương đất tổ! Đâu phải chỉ Tết đến, Xuân về chúng ta mới mong mỏi ngày về quê mến yêu? Đã là con dân nước Việt, mang dòng máu đỏ, da vàng thì có ai muốn lìa xa quê hương, có ai không nhớ đến nơi mình được sinh ra và lớn 1ên với bao kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu? Sở dĩ những người này phải cầm lòng chẳng nỡ về quê trong lúc này, vì họ ý thức được trách nhiệm của một người quốc gia tỵ nạn chống Cộng. Vì chống Cộng tức là chống tội ác đã và đang phủ trùm lên toàn dân Việt-Nam.

Ai cũng biết, bọn cầm quyền CS trong nước, nếu không vì phải cứu nguy chế độ trong hồi kinh tế kiệt quệ; không vì mục đích móc đô-la từ trong túi người Việt ty nạn, những người mà bọn CSVN đã rêu rao, chửi rủa là: 'bọn đĩ điếm; phản dân hại nước; thích bơ thừa, sữa cặn; ôm chân đế quốc; tha phương cầu thực v.v...'.

Chỉ vì nhu cầu tối thiết để bảo vệ ngôi vị của đảng CS và đám chóp bu cầm quyền, bọn chúng đã buộc phải 'liếm' lại những lời lẽ đã 'nhổ' ra mạt sát chúng ta và đã phải cong lưỡi dối trá gọi lại chúng ta là 'việt kiều', là 'khúc ruột xa ngàn dặm...' để dụ dỗ người Việt hải ngoại đem đô la về thăm quê hương; gửi tiền cho thân nhân trong nước và còn bao mánh khóe gian xảo khác để kiếm ngoại tệ như: khuyến khích hoặc cắt cử các giới chức tôn giáo, các cơ sở từ thiện ra nước ngoài để 'cầu thực những kẻ tha phương' với danh nghĩa là đem tiền về nước tu sửa nhà thờ, chùa chiền, thánh thất; viện mồ côi; cứu giúp những người cùi hủi, thương phế binh, tật nguyền v.v...

Người Việt ty nạn chúng ta bản chất vốn hào phóng thương người, không cầm được lòng yêu nước, thương đồng bào, sẵn sàng ra tay bố thí, nên những kẻ qua đây 'cầu thực' luôn gặt hái được nhiều kết quả; mang tiền về bỏ túi và chia chác với bọn cán bộ cầm quyền CS đã ban phát ân huệ cho họ được xuất ngoại.

Thử hỏi nếu không có hàng trăm ngàn người tỵ-nạn CS hàng năm đem tiền về quê ăn Tết. Không có người Việt tha phương gửi về cho thân nhân mỗi năm ba, bốn tỷ đô la thì chế độ Cộng Sản trong nước có còn tồn tại đến ngày nay để tác oai, tác quái, đè đầu cưỡi cổ, bịt miệng người dân ?!!

Cho nên, lòng hào phóng thương người của người Việt ty nạn đã bị cái gọi là 'nhà nước CSVN' và những 'con buôn' đội lốt nhà tu, nhà từ thiện lợi dụng. Lòng thương nước nhớ nhà về thăm quê hương ăn Tết, gửi tiền cho thân nhân không cần thiết, vô tình chúng ta đã tiếp tay nuôi sống đám Việt Gian Cộng sản.

Xin mọi người hãy nghĩ lại: Trong nước hiện nay có biết bao tệ nạn xã hội, nào đĩ điếm; ăn mày, ăn xin đầy đường; nào móc túi, cướp giật và biết bao người cùng cực, khốn khổ lê lết nơi đầu đường xó chợ . . .. ? Trong khi đó đám cán bộ CS cầm quyền, người nào, người nấy, lớn nhỏ đều giàu xụ. Có những tên tài sản lên đến cả mấy ngàn triệu đô-la (hàng tỷ) , thì tại sao bọn chúng không có trách nhiệm với dân, với nước? Tại sao bọn chúng không ra tay từ thiện mà lại sai phái người ra hải ngoại 'cầu thực' những kẻ tha phương.

Trong những tháng vừa qua, tình hình ở trong nước đã làm người dân sôi sục căm phẫn bởi các hành động đàn áp, bắt bớ, đánh đập, giam cầm những người lên tiếng đòi hỏi tự do dân chủ; những người dân oan khiếu kiện đòi lại ruộng đất bị cán bộ địa phương chiếm đoạt phi pháp chỉ bằng tiếng nói, bằng ngòi bút một cách ôn hòa, bất bạo động. Ấy thế mà bọn chúng đã bắt bớ, giam cầm và đem ra xử từ hàng loạt các nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước.

Giải tán, đàn áp, đánh đập những người khiếu kiện, kêu oan. Đặc biệt bọn chúng đã đem xử Linh M.ục Nguyễn Văn Lý, qua một phiên tòa man rợ, rừng rú chưa từng có trên trái đất loài người. Rồi đến xử tù nhiều nhà tranh đấu khác, như luật sư Nguyên Văn Đài, Lê Thị Công Nhân v.v....

Hiện nay, lòng người dân trong nước đã quá uất ức, tới mức 'tức nước vỡ bờ' không còn sợ hãi quá đáng đám công an, cán bộ cầm quyền, họ đã dám nói thẳng những sai trái của các cơ quan nhà nước; dám đình công bãi thị; dám khiếu kiện, biểu tình; dám ở tù và dám liều chết thì cái mà gọi là 'Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam' :
- Một là phải cải sửa theo thể chế tự do dân chủ; trả lại quyền căn bản của người dân; phục vụ và đem lại phúc lợi cho dân.
- Hai là đảng CSVN phải giải thể và bị tiêu diệt theo cơn sóng phẫn uất của đồng bào trong cả nước.

Chúng ta, những người quốc gia tỵ nạn ở hải ngoại, hãy hướng về quốc nội. Hãy nghe những tiếng kêu than thống thiết của những nhà đấu tranh cho dân chủ, tự do. Đặc biệt lời kêu gọi tha thiết và cầu cứu đồng bào hải ngoại của nữ luật sư Lê Thị Công Nhân trước khi bị CS bắt giữ: 'Đồng bào ơi. Chúng tôi đang bị đàn áp khốc liệt' - 'Xin đồng bào hãy tạm ngưng các chuyến du lịch VN và hãy tạm ngưng gửi tiền về VN nếu không khẩn thiết' . .
Còn chúng ta hiện nay đang có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Con cái chúng ta đã trưởng thành và học hành thành đạt. Nhưng chúng ta:
* Đừng bao giờ quên lúc 'vắt giò lên cổ' trốn chạy kẻ thù bằng cách vượt biển, vượt biên.
* Đừng quên chúng ta đã tán gia bại sản, có người bị hải tặc hãm hiếp trên đường vượt thoát chế độ độc tài, gian ác của CS.
* Đừng quên những năm dài tù tội mà bọn VC bỏ đói, bỏ khát, hành hạ còn hơn những con vật trong các trại 'cải tạo' của địch.
* Và nhất là đừng bao giờ quên những lời hứa hẹn, thề nguyền: nếu có 'tự do', có điều kiện nhất định phải làm gì góp phần vào việc giải trừ chế độ CS, đem lại hạnh phúc, tự do, ấm no cho toàn dân tộc Việt..
Xuân Ngô

từ nguồn:
http://forums.vietbao.co...PIC_ID=33340&whichpage=5
viethoaiphuong
#5 Posted : Monday, March 3, 2008 9:28:43 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Người Tù Trí Siêu Lê Mạnh Thát
Posted on February 28, 2008 by hoanghaithuy

Năm 1982, ở tù hai năm trở về mái nhà xưa và vòng tay gầy của người vợ hiền, qua anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, tôi được quen anh Cao Hữu Đính. Anh Đính đã qua đời năm 1992 trong căn nhà của anh ở khoảng giữa nhà thờ Bùi Phát và cổng xe lửa số 6 đường Trương Minh Giảng, Sài Gòn. Anh nguyên là Tổng Thư ký Liên Ban Tôn Giáo Chống Độc Tài Ngô Đình Diệm năm 1963, nhà nghiên cứu Phật giáo và là giáo sư Đại Học Vạn Hạnh. Anh hơn tôi gần hai mươi tuổi.Tôi gặp anh Cao Hữu Đính lần đầu ở nhà anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt. Năm ấy - năm 1982 - ở tù lần thứ nhất trở về, tôi viết một số bài kiểu Tạp Ghi kể chuyện linh tinh về cuộc sống của nhân dân ta ở Thành Hồ Cờ Đỏ, tôi gửi những bài viết này sang Mỹ, Pháp, Úc. Tôi đưa vài bài để anh Đính đọc. Anh nói:

– Trước kia tôi có nghe tên anh nhưng tôi không đọc anh. Tôi vẫn tưởng anh chỉ viết được tiểu thuyết, không ngờ anh viết chính luận được quá.

Từ đó anh Đính mến tôi, hay đến nhà tôi, đưa tôi đi ăn những chỗ anh thấy có thức ăn ngon, anh chị giúp đỡ vợ chồng tôi tất cả những gì anh chị có thể giúp. Anh chị Cao Hữu Đính những năm ấy sống tương đối thoải mái hơn nhiều người, anh chị có bẩy, tám người con, năm người sống ở nước ngoài, tất cả các con anh chị đều thành đạt.

Là nhà nghiên cứu Phật giáo và tích cực tham gia phong trào chấn hưng đạo Phật từ những năm 1940, anh Đính biết khá nhiều về giới giáo sĩ Phật giáo ở miền Trung Việt Nam. Những lúc vui chuyện anh kể cho tôi nghe những chuyện về tiểu sử, đời tư, hạnh kiểm, hành động, cá tính của nhiều vị lãnh đạo Phật Giáo như Hòa Thượng Tăng Thống Thích Tịnh Khiết, Hòa Thượng Thích Trí Thủ, các vị Thượng Tọa Thiện Minh, Quảng Độ, Đức Nhuận, Trí Quang, Nhất Hạnh vv…

Là người ngoại đạo, tôi nghe những chuyện trên rồi quên ngay. Tháng 3 năm 1984 anh Đính cho tôi biết:

– Lại có chiến dịch khủng bố Phật Giáo đồ. Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát, Thích Nữ Trí Hải bị bắt hôm qua. Cả ba cùng bị bắt trong một buổi sáng. Chưa biết còn những ai bị bắt nữa.

Anh nhấn mạnh:

– Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát, Trí Hải là.. la crème du Bouddhisme… tinh hoa của Phật giáo..

Vài ngày sau anh cho tôi biết thêm về vụ bắt bớ lớn ấy:

Tuệ Sĩ Phạm Văn Thương, Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Trí Hải là những người con cưng của Hòa Thượng Thích Trí Thủ. Tuệ Sĩ, Trí Siêu bị bắt ở Chùa Già Lam, Phú Nhuận. Cô Trí Hải đang lập một tịnh xá ở Hố Nai, làm chỗ cư trú cho những tăng ni, phiêu dạt trong cuộc biển dâu năm 1975, không có tên trong sổ hộ khẩu chùa nào cả. Công an Thành Hồ đi xe đến tận nơi mời cô Trí Hải về Sài Gòn. Buổi sáng Hòa Thượng Thích Trí Thủ được mời đến Trụ Sở Mặt Trận Tổ Quốc. Trong lúc Hòa Thượng đi khỏi chùa Già Lam, Tuệ Sĩ và Trí Siêu bị bắt. Ở Trụ Sở Mặt Trận Tổ Quốc, Hòa Thượng Trí Thủ được mời nghe cuộn băng ghi tiếng nói của một tăng sinh can tội phản động bị bắt. Tăng sinh này khai Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát và Ni cô Trí Hải là những người trong ban lãnh đạo tổ chức phản động. Nghe nói tổ chức này lớn lắm, định lập chiến khu, gây bạo động ở thành phố, có súng. Khi Hòa Thượng Trí Thủ trở về đến chùa, nghe báo Tuệ Sĩ, Trí Siêu Lê Mạnh Thát bị bắt, Hòa Thượng ứa nước mắt.

Tai họa dồn dập đến với những phật tử Việt Nam. Khoảng bẩy ngày sau anh Đính cho tôi biết Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Pháp Chủ Phật Giáo Việt Nam, đột ngột tạ thế. Đấy là những ngày cuối tháng Ba năm 1984. Tình trạng cá nhân tôi cũng đen tối không kém. Nhiều sự kiện xẩy đến làm tôi lờ mờ cảm thấy xe bông của Sở Công An Thành Phố Hồ Chí Minh lại sắp sửa đến nhà tôi rước tôi đi lần nữa.

Tháng Giêng năm 1984 chúng tôi bắt đầu nghe tin mới có một đài phát thanh chống Cộng phát thanh từ hải ngoại. Tết năm ấy một số người ở Nha Trang tình cờ bắt được tiếng nói của đài phát thanh này. Tin ấy truyền về Sài Gòn. Đầu tháng Hai 1984 anh Đính bắt được đài trước, anh truyền bí kíp tìm đài cho tôi, và tôi nghe được đài. Đó là Đài Phát Thanh Mặt Trận Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh.

Từ ngày ấy đến khi tôi viết những dòng này ở Rừng Phong, Hoa Kỳ, thời gian đã gần ba mươi năm. Thật nhanh. Tôi nhớ Đài Phát Thanh Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh năm ấy phát thanh mỗi ngày năm lần, mỗi lần một giờ. Đài yếu. Rất khó bắt. Người nào có duyên với đài thì may tay có lời, bắt được tiếng nói ngay bất kể máy thu thanh xấu tốt. Nhiều người ra-đi-ô thật sịn loay hoay mò cả nửa tiếng cũng không bắt được đài. Một giờ phát thanh quá lâu. Đài phát thanh bằng băng thâu sẵn. Ba, bốn ngày mới thay một băng. Tin tức không có. Gần như toàn những bài viết đả kích cộng sản. Những ngày đầu vợ chồng tôi náo nức tìm nghe, chúng tôi xúc động khi nghe nhạc hiệu của đài, bài "Việt Nam Minh Châu Trời Đông",– bản nhạc, lời ca thật hay nhưng đã bị vợ chồng tôi từ lâu quên lãng– chúng tôi xúc động hơn khi nghe tiếng hát Thái Thanh hát bài Quê Em: .." Quê em miền trung du..Đồng quê lúa xanh rờn.. Giặc tràn lên cướp phá.. Anh về quê cũ.. Đi diệt thù giữ quê.. Giặc tan đón em về.."

Một tối, lúc 11 giờ đêm, tôi nghe đài kháng chiến. Cái ra-đi-ô Sony cũ rích nằm bên tôi trên căn gác lửng, Alice nằm tình tang trên cái võng mắc dưới nhà lại nghe tiếng nói phát ra từ máy rõ hơn tôi. Nguyên do là hệ thống truyền âm trong căn nhà nhỏ của chúng tôi khá ly kỳ. Đêm ấy vợ chồng tôi cùng nghe một bài bình luận của Đài Kháng Chiến. Tôi chắc một văn nghệ sĩ nào đó có trình độ hiểu biết khá cao là tác giả bài đó. Đại ý của bài là trước 1975 các văn nghệ sĩ Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa có cái lỗi là không tích cực chống Cộng, nhưng sau 1975 họ có cái hay là không một người nào cộng tác với cộng sản.

Đây là nguyên văn một câu trong bài chúng tôi nghe được đêm hôm đó:

– … trong năm 1983 chúng ta đã được đọc văn thơ chống Cộng của Hoàng Hải Thủy, Bùi Hoàng Cầm, Nguyễn Chí Thiện..

Tôi bồi hồi xúc động với những cảm giác vui, lo, kiêu hãnh, sợ hãi lẫn lộn. Tôi được kể tên trước Hoàng Cầm, thi sĩ tôi rất ái mộ. Hết giờ phát thanh, tôi lọ mọ xuống gác, nói với vợ tôi:

– Em nghe rõ tên anh chứ? Chắc chúng nó phải bắt anh thôi, chúng nó không để anh yên đâu.

Nhiều người nghe được bài ấy trên đài phát thanh Hoàng Cơ Minh. Một sáng, anh Nguyễn Văn Đạt, nguyên Trung tá, nguyên Tỉnh Trưởng Tỉnh Bình Định những năm 1953-1954, anh phải đi tù 5 năm ở miền Bắc, đi chiếc xe đạp mi-ni đến nhà tôi. Tôi được quen anh Đạt qua anh Đính. Anh Đạt đi cải tạo ở miền Bắc về năm 1980. Sáng ấy anh đến chào từ biệt tôi, anh nghe đài kháng chiến gọi tên tôi và anh biết tôi sắp bị bắt. Vợ chồng tôi cám ơn anh và tiễn anh ra tới hàng ba. Dừng lại bên cửa với chiếc xe đạp mi-ni anh nói với vợ chồng tôi lời cuối:

– Chị đừng buồn. Chị làm vợ một người chồng có tài, chị phải chịu cái tai của anh ấy.

Vợ chồng tôi bồi hồi nhìn theo anh đạp xe ra khỏi cư xá. Đấy là lần cuối cùng tôi nhìn thấy anh, nghe tiếng anh nói. Năm 1990 khi tôi từ nhà tù trở về mái nhà xưa, anh Đạt đã qua đời.

***

Lê Mạnh Thát, Tuệ Sĩ, cô Trí Hải bị bắt ngày 30 tháng 3, 1984 (25-3-84 theo bức thư của Hoàng Hải Thủy gửi từ Sài Gòn ngày 24-4-84 cho Bác Sâm), chừng một tuần sau ba vị tu sĩ bị bắt Hòa Thượng Thích Trí Thủ viên tịch (xe công an đến Già Lam trả xác Hòa Thượng ngày 2-4-1984). Hai giờ sáng rạng ngày mùng 2 tháng 5 năm 1984 Công An Thành Phố Hồ Chí Minh đem xe bông đến nhà rước tôi đi.

Tôi lại trở vào cái gọi là Trại Tạm Giam Số 4 Phan Đăng Lưu, trung tâm thẩm vấn của Sở Công An Thành Phố Hồ Chí Minh, nơi bốn năm trước tôi đã sống hai năm và đã ra thoát. Trở vô lần này tôi lại vào biệt giam Khu C Một. Lần trước tôi nằm phòng biệt giam — xà-lim — số 6 cũng khu này, lần thứ hai này tôi nằm phòng biệt giam số 10.

Sau thời gian chịu thẩm vấn, cai tù đưa tôi sang phòng tập thể số 6 cùng khu. Vào phòng tôi được xếp nằm cạnh một thanh niên trạc ngoài ba mươi tuổi. Chú kém tôi đến mười tuổi nên tôi gọi chú là chú, chú gọi tôi là bác. Nằm bên nhau chúng tôi nói chuyện làm quen. Khi nghe chú nói chú là tu sĩ chùa Già Lam, tôi vội hỏi tên chú — Anh Đính có cho tôi biết tên người tăng sinh chịu không nổi khổ cực vì bị nằm sà-lim dài hạn nên đã phải cung khai — khi biết chú không phải là tăng sinh cung khai, tôi cho chú biết tin Hòa Thượng Trí Thủ đã viên tịch.

Chú không biết tin ấy, chú cũng chỉ lờ mờ biết dường như hai ông Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát mới bị bắt. Chú cho tôi biết chú bị bắt đã ba năm, năm đầu chú bị giam ở đây - Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu — năm thứ hai chú sang Nhà Tù Chí Hòa và bây giờ chú mới được đưa từ Nhà Tù Chí Hòa về đây khoảng một tuần nay để lại bị thẩm vấn. Chú bị đưa trở lại đây chịu thẩm vấn thêm vì công an vừa bắt Tuệ Sĩ, Trí Siêu và Ni cô Trí Hải. Nghe tôi nói linh tinh và nói vanh vách về những chuyện Phật giáo, phật tử ..vv..chú hỏi tôi:

– Bác không phải là phật tử, sao bác biết những chuyện ấy?

– Ông Cao Hữu Đính cho tôi biết — Tôi trả lời — Tôi hay gặp ông ấy.

Nhờ anh Đính kể, tôi được biết một nhóm tu sĩ Phật giáo và phật tử liên kết với một số tín hữu Thiên Chúa Giáo — đa số là người Việt miền Trung — thành lập một tổ chức chống Cộng có tầm cỡ khá lớn. Nhiều người trong tổ chức đã bị bắt từ ba năm trước — 1981 — nhưng họ không chịu khai ra những người lãnh đạo họ. Vì họ không chịu khai nên họ cứ bị VC giam mãi. Mới đây một người trong nhóm bị nằm xà-lim mút chỉ ba năm trong Nhà Tù Chí Hoà, không được nhận đồ gửi vào nuôi, ta gọi là tiếp tế, không được ở phòng tập thể có anh, có em, chịu không nổi đã cung khai. Lời khai của người này được thâu vào băng, Hòa Thượng Trí Thủ đã được công an Sài Gòn mời đến Trụ Sở Mặt Trận Tổ Quốc nghe cuộn băng cung khai. Do đó Tuệ Sĩ, Pham Văn Thương, Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Ni cô Trí Hải bị bắt.

Trại Tạm Giam Số 4 Phan Đăng Lưu, cạnh Tòa Tỉnh Trưởng Gia Định, nhìn sang Chợ Bà Chiểu và Lăng Ông, là trung tâm thẩm vấn của Sở Công An Thành Phố Hồ Chí Minh. Gần như tất cả những người Sài Gòn bị bắt đều bị đưa vào đây thẩm vấn. Đặc biệt trung tâm này chỉ có những tù chính trị, tù vượt biên, tù xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, tức bọn cán bộ ăn cắp của công, không có tù hình sự, tức tù trộm cướp, giết người, hiếp dâm.

Nhóm Biệt Kích Cầm Bút chúng tôi bị bắt sau Tổ Chức Chống Cộng Già Lam một tháng. Chúng tôi ở Số 4 Phan Đăng Lưu 12 tháng: anh Doãn Quốc Sĩ ở khu C Hai, Khuất Duy Trác ở Phòng Tập Thể 1 khu C Một, Dương Hùng Cường Phòng Tập Thể 3 khu C Một, Trần Ngọc Tự Phòng Tập Thể 5 và tôi ở Phòng Tập Thể 6 khu C Một. Nhóm Già Lam đi sang Nhà Tù Chí Hòa trước chúng tôi.

Tháng Năm 1985 tôi đặt chân xuống Thánh Địa Chí Hòa. Buổi trưa, tôi tay ôm, tay xách hành lý: quần áo, mùng mền, chiếu, theo các bạn bước vào trung tâm Thánh Địa. Đứng trong sân tôi ngửng nhìn, chỉ thấy song sắt và song sắt.. A.. Người Sài Gòn bị bắt đi tù nếu chưa vào Khám Chí Hòa thì vẫn chưa biết tù đày đích thực là gì. Nhìn lên những tầng lầu cao tôi bồi hồi tự nhủ: "Đây Chí Hòa.. Với người tù Sài Gòn Nhà Tù Chí Hòa là Trường Đại Học giống như Đại học Harvard của sinh viên Mỹ, Eton của sinh viên Anh, Sorbonne của sinh viên Pháp.." Tâm trạng tôi lúc ấy như dòng suối cuồn cuộn trôi. Tôi sợ hãi và tôi kiêu hãnh. Sống dưới cái gọi là chế độ xã hội chủ nghĩa đi tù vì tội chống đối bọn cộng sản là một thành tích tốt. Trong hai mươi năm, từ 1954 đến 1975, tôi đã sống, đã hưởng thụ, đã để cho những người khác chết, để cho vợ con những người khác khóc. Bằng những năm tháng tù đày này tôi trả được một phần nào cái nợ sống, được đóng góp một phần công nhỏ của tôi trong công cuộc chống Cộng chung của dân tộc. Tôi chỉ là một người tù rất thường như cả trăm ngàn người tù chống Cộng khác. Nhiều người tù đã chết trong nhà tù lớn nhất Đông Dương này. Rất có thể và chẳng có gì lạ nếu tôi sẽ không còn sống mà đi ra khỏi những vách tường này nhưng ngày nào trở ra được, ngày nào sống ở ngoài tôi sẽ thầm kiêu hãnh vì tôi từng sống trong Nhà Tù Chí Hòa.

Bẩy anh em chúng tôi — anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt đã sang Chí Hòa tháng trước — Doãn Quốc Sĩ, Dương Hùng Cường, Khuất Duy Trác, Trần Ngọc Tự, Lý Thụy Ý, Nguyễn thị Nhạn và tôi cùng từ Số 4 Phan Đăng Lưu sang Thánh Địa Chí Hòa trong một chuyến xe. Vào Khu ED — Ơ Đê — cai tù chia chúng tôi ra và đưa chúng tôi mỗi người vào một phòng.

Khu ED là khu giam tù chính trị, tù vượt biên, tù xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, tức tù ăn cắp của công, biển thủ công quĩ, hối lộ, buôn trầm, vàng.. Những năm 1985, 1986.. Phòng 2 Khu ED, ở dưới đất, là phòng giam những người bị bắt từ năm 1975. Cộng sản không đưa những vị tù Phòng 2 khu ED Chí Hòa đi trại cải tạo, không đưa ra tòa, các vị cứ bị giam miệt mài đã cả mười năm. Tháng Năm 1985 ở Phòng 2 đó có các ông Vũ Tiến Hỉ, Thái Lăng Nghiêm, Như Phong Lê Văn Tiến, Nguyễn Đan Quế, Trần Thành và chừng hai mươi vị khác.

Sau chừng nửa giờ đoàn tụ ở trên tù xa anh em chúng tôi lại tan hàng, Lý Thụy Ý, Nguyễn thị Nhạn vào hai phòng nữ 3 và 4 ở dưới đất, ni cô Thích Nữ Trí Hải đang ở một trong hai phòng nữ ấy. Dương Hùng Cường, Trần Ngọc Tự vào hai phòng lầu Hai, Khuất Duy Trác vào phòng 9, tôi vào phòng 10 lầu Ba, anh Doãn Quốc Sĩ lên lầu Bốn, anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, từ Số 4 Phan Đăng Lưu sang Nhà Tù Chí Hòa trước chúng tôi một tháng, ở phòng 9 Lầu Ba khu ED.

Tôi gặp Trí Siêu Lê Mạnh Thát trong phòng 10 khu ED. Lê Mạnh Thát, cùng nhóm Già Lam, sang Chí Hòa trước tôi một tháng. Hai chúng tôi có chung một người bạn tù rất tốt. Anh bạn tù trẻ của chúng tôi là tu sĩ Thiên Chúa Giáo: Lê Văn Bẩy đã học xong nhưng không được Việt Cộng cho thụ phong linh mục. Bẩy ăn chung, nằm cạnh tôi ở Phòng 6 Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu, Bẩy sang Chí Hòa cùng chuyến xe với Lê Mạnh Thát. Bẩy quí mến Lê Mạnh Thát còn hơn Bẩy quí mến tôi. Bẩy đang ăn chung, nằm cạnh Thát nên nhờ Bẩy, vừa vào phòng 10, tôi được ngay người quen đón tiếp, lo cho đủ thứ. Tôi ăn chung, nằm cạnh Bẩy và Thát.

Tôi gọi Lê Mạnh Thát là thầy, Thát gọi tôi là bác. Thát kém tôi khoảng mười tuổi, có khổ người nhỏ nhắn đúng kiểu bạch diện thư sinh, nước da trắng hơn da con gái, mắt sáng, chưa phải dùng kính lão khi đọc báo, môi hồng, răng trắng đều đặn và còn tốt nguyên, thông minh thì khỏi nói. Tôi thấy con người Thát đẹp trai, hào hoa phong nhã.

Tôi trở thành người bạn đồng tù thân thiết nhất của Lê Mạnh Thát ở Nhà Tù Chí Hòa. Trong sáu năm tù lần thứ hai của tôi, chỉ có một năm đầu ở Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu tôi và Thát không sống chung phòng, từ 1985 đến 1989 chúng tôi sống gần nhau, sống chung, sống sát nhau suốt ngày, suốt đêm: 4 năm ở Phòng 10 Khu ED Nhà Tù Chí Hòa, một năm ở Trại Lao Động Cải Tạo Z30A. Sự kiện đặc biệt tôi thấy ở con người Lê Mạnh Thát là suốt năm năm trời sống sát bên nhau tôi không thấy Thát bị qua một lần cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, đau răng, ho hen nào, cũng không một lần ghẻ ngứa. Anh em tù ghẻ lu bù kèn, riêng tôi năm nào cũng bị hai lần ghẻ ngứa, mỗi lần kéo dài khoảng hai tháng, vào thời gian thời tiết thay đổi — nhưng Thát thì không. Ở tù như mọi người nhưng cả mấy mụn ghẻ còm Thát cũng không có. Thát rất ham đọc sách báo. Ở vào số tuổi ngoài bốn mươi mắt Thát vẫn sáng nguyên, vẫn đọc sách không biết mỏi và không phải dùng kính lão.

Sau một năm chung sống trong Phòng 10 Lê Văn Bẩy, người bạn trẻ của chúng tôi ra tòa. Lãnh án 8 năm, Bẩy từ biệt chúng tôi và Phòng 10 ED để qua khu FG chờ đi Trại Lao Động Cải Tạo. Thát và tôi ở lại bên nhau. Anh em tù cũ ra khỏi phòng, anh em tù mới vào phòng rồi ra khỏi phòng, Thát và tôi cứ ở lại đấy mãi. Đến năm 1988 Thát là người tù thâm niên nhất Phòng 10, tôi là người tù thâm niên thứ hai.

Gia đình Lê Mạnh Thát chỉ có một mình Thát là con trai, Thát tu hành từ năm mới mười một, mười hai tuổi. Năm 1964 Thát sang Hoa Kỳ học ngành y khoa — ở tiểu bang Wisconsin — Học xong Thát từng làm việc mấy năm trong trường đại học Thát tốt nghiệp ở Wisconsin. Năm 1974 Thát trở về Sài Gòn. Tháng Tư 1975 đến, Thát có sẵn re-entry permit của Hoa Kỳ và vé máy bay nhưng không đi. Thát có bà mẹ già và cô em ở Sài Gòn. Cờ đỏ vào Sài Gòn, nhiều tu sĩ Phật giáo bị bắt, bị chết trong tù như Thượng Tọa Thiện Minh, nhiều ông bị bắt, được thả về, bị bắt lại, bị đưa về nguyên quán quản thúc, Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Tuệ Sĩ Phạm Văn Thương vẫn sống bình yên trong chùa Già Lam cho đến Tháng Ba 1984.

Lê Mạnh Thát giỏi chữ Hán, ít nhất Thát cũng giỏi chữ Hán hơn tất cả những người tù biết chữ Hán từng ở chung phòng tù với Thát và tôi. Tù Nhà Tù Chí Hòa bị cấm dùng giấy bút, anh em tù chế ra những tấm bảng viết bằng giấy: lấy những tờ giấy bao thăm nuôi dán nhiều tờ lại thành một miếng dầy như các-tông, xoa mỡ nước và sà-bông lên mặt giấy, đặt miếng nylon lên, viết bằng que cán chổi. Viết xong bóc miếng nylon, nét chữ mất.

Lê Mạnh Thát không đọc Kiều, không nhớ một bài thơ chữ Hán nào cả, tôi đọc cho Thát viết mấy bài thơ chữ Hán tôi thuộc, như:

Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên
Giang phong, ngư hỏa đối sầu miên…

Hay Thơ Tố Như:

Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư
Độc đáo song tiền nhất chỉ thư..

Tôi đọc, Thát viết chữ. Chúng tôi giúp nhau qua ngày giờ trong tù.

Thời gian cứ thế lê thê trôi qua… Ở Nhà Tù Chí Hòa thời ấy có những người tù bị giam đến sáu, bẩy năm mà không "được" đưa ra tòa xét xử, không "được" đưa đi trại lao động, không được ai hỏi đến, không được báo tin về nhà, không được thăm nuôi. Cứ ở tù riết như bị bỏ quên, như hồ sơ bị mất. Guồng máy tư pháp cộng sản hoạt động rất ì ạch. Một trong những nguyên nhân làm cho cái gọi là bộ máy tư pháp cộng sản nặng nề, han rỉ, mất đinh ốc, không dầu mỡ hết sức cồng kềnh ấy chạy cà ạch cà đụi là việc những người cộng sản Việt Nam giam những người Việt Nam mà không cần đưa ra tòa xét xử, giam cho chết luôn là chuyện rất thường.

Theo lệ kể từ năm 1985 những vụ án chính trị, tổ chức vượt biên, vẫn được đưa ra tòa xử, hay giải quyết bằng cách đưa can phạm đi trại lao cải sau ngày bị bắt khoảng hai năm. Vụ văn nghệ sĩ phản động bị gọi là bọn Biệt Kích Cầm Bút chúng tôi bị giam tới bốn năm mới đem ra xử, vụ Tổ Chức Già Lam phản động có Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Tuệ Sĩõ Phạm Văn Thương, Ni cô Thích Trí Hải, Thượng Tọa Thích Đức Nhuận trong ban lãnh đạo — những người bị bắt đầu tiên năm 1980, những người bị bắt cuối cùng khoảng cuối Tháng Năm 1984 — bị ngâm tôm ở Nhà Tù Chí Hòa đến bẩy năm mới đưa ra tòa.

Đúng ra vào đầu năm 1986, trước kỳ họp Đại Hội Đảng lần 6, công an Thành Hồ đã quyết định đưa nhóm bị chúng gọi là Bọn Biệt Kích Cầm Bút ra tòa xử, lệnh ra tòa đã được đọc cho anh em chúng tôi nghe, hai tờ tuần báo Công An Thành Hồ và Tuổi Trẻ đã om xòm loan tin về vụ xử và đăng những bài viết kể tội chúng tôi. Lần ấy họ khép chúng tội vào tội Gián Điệp, mức án phạt tội Gián Điệp tối thiểu tù 12 năm, tối đa tử hình. Nhưng đến phút cuối cùng họ hoãn xử. Một năm rưỡi sau — 1988 — họ mới lại đưa anh em chúng tôi ra tòa xử. Lần náy họ đổi tội danh của chúng tôi sang tội "Tuyên truyền chống chính quyền cách mạng", mức án phạt tối thiểu tù 2 năm, tối đa tù 12 năm. Lãnh án 8 năm tôi ôm chiếu, xách giỏ, rời khu ED sang khu FG, nằm chờ kháng án lên cái gọi là tòa trên.

Sau vụ xử chúng tôi chừng ba tháng, vụ Già Lam ra tòa. Can phạm trong tổ chức Già Lam đến hai mươi người. Chỉ nội cái việc người tù phải đứng nghe đọc lý lịch và cáo trạng kết tội từng người cũng đã mất một ngày. Tòa phải xử đến hai ngày. Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Tuệ Sĩ Phạm Văn Thương bị án tử hình, nhiều người 20 năm, 15 năm, Thượng Tọa Đức Nhuận lãnh án 10 năm, Ni cô Trí Hải 4 năm.

Trong buổi chiều ngày xử thứ hai T.T. Đức Nhuận quá mệt, ngất sỉu. Hai tên công an vào phòng xử khiêng ông ra ngoài. Những tu sĩ Già Lam sau đó trở về Nhà Tù Chí Hòa mà không có Thượng Tọa cùng về trên xe. Mọi người yên trí là bọn công an áp giải tù đã đưa Thượng Tọa đi bệnh viện hay đưa ông về bệnh xá Nhà Tù Chí Hòa để điều trị. Nhưng Thượng Tọa không được cai tù cộng sản chú ý đến như thế. Mãi trưa ngày hôm sau chúng tôi thấy cai tù đưa Thượng Tọa về phòng giam. Thì ra ông bị bỏ quên trong xe chở tù

Xe chở tù, nghe nói, tôi không được đi xe này khi tôi ra tòa, của Liên Xô viện trợ, có ngăn riêng kín mít để nhốt tù tử hình hoặc những tù làm dữ, la hét, nguy hiểm. Khi Thương Tọa Đức Nhuận ngất sỉu bọn công an không đưa ông đi bệnh viện mà cũng chẳng chạy chữa, cứu cấp gì cả, chúng khiêng Thượng Tọa ra xe bỏ ông vào ngăn nhốt tù nguy hiểm, khóa cửa lại. Xe chở tù từ Tòa Án về Nhà Tù Chí Hòa, chẳng thằng nào nhớ có ông sư tù còn ở trong xe, chúng bỏ quên ông luôn, những người Già Lam thì yên trí chúng đưa ông đi bệnh viện nên chẳng ai hỏi.

Thượng Tọa Đức Nhuận ngồi cả đêm trong ngăn tù xa. Ông không thể kêu cứu được, có kêu tiếng ông cũng không vang ra được ngoài. Ông cứ ngồi trong đó mà niệm kinh suốt đêm cho đến sáng. Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát chắc là nghe tiếng ông nên đến cứu ông. Thấy trên trần xe có lỗ thông hơi, T.T. thò bàn tay qua cái lỗ đó ra ngoài, vẫy vẫy. Có tên công an đi qua chỗ xe đậu nhìn thấy bàn tay vẫy vẫy, đi lấy chìa khóa xe lên xe mở ngăn tù xa "giải phóng" cho Thượng Tọa trở về phòng tù.

***

Khi tuyên án tử hình Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Tuệ Sĩ Phạm Văn Thương, những người cộng sản đã tính trước. Họ biết thế nào hàng giáo sĩ và Phật Giáo đồ, trong nước, ngoài nước, cũng lên tiếng phản đối bản án và đòi giảm án, nên họ chơi đòn "giơ cao, đánh khẽ", cứ tuyên án thật nặng chờ xin là giảm án. Làm như vậy họ được cái lợi: vừa có vẻ nhân đạo, làm thỏa mãn số người xin khoan hồng — giảm án rồi còn đòi hỏi gì nữa? — vừa vẫn giáng được những cái án nặng lên đầu hai can phạm. Đành rằng tổ chức Già Lam có mua được mấy khẩu súng nhưng chưa bắn phát đạn nào, chưa làm nổ một trái mìn, chưa giết chết một tên công an VC nào, làm cái gì mà phang họ những hai án tử hình, mà giết đến hai người trong tổ chức? Nếu họ có những hành động nặng hơn thế thì lấy mức án gì mà xủ? Đến tử hình là hết mức án rồi. Nếu tổ chức gây bạo động, cho nổ mìn, bắn chết năm bẩy tên công an VC ác ôn thì chắc là sẽ phải tuyên án tru di tam tộc hay bắn chết hết tất cả những người sống cùng khu phố với can phạm?

Theo thông lệ — vì số vụ án dồn đọng quá nhiều, không giải quyết được đúng thời hạn theo luật — những vụ án chính trị, hay vượt biên, phải chờ ít lắm là sáu, bẩy tháng mới được đưa ra xử lại. Vụ Già Lam được xử lại chỉ sau hơn một tháng, đúng ra là 45 ngày. Trí Siêu, Tuệ Sĩ được đưa từ khám tử hình Chí Hòa trở ra tòa. Lần nay hai người tử tội Già Lam được giảm xuống án 20 năm tù.

Theo luật của chính Việt Cộng án tử hình chỉ có thể giảm xuống án tù chung thân, VC đã phớt lờ luật của chính họ để cho hai tử tù Già Lam từ tử hình xuống thẳng án 20 năm, bỏ qua án chung thân. Cộng sản Việt Nam bắt chước hai đàn anh Nga Xô, Trung Cộng, thường tuyên những cái án thật nặng để rồi sau đó giảm án dần dần mỗi năm ở Trại Lao Động Cải Tạo, gọi tắt là Trại Lao Cải. Người lãnh án tù 20 năm khi ở trại Lao Cải nếu chịp ép một bề, chịu làm theo lệnh và tỏ ra sốt sắng làm đúng chỉ tiêu, có thể được giảm án mỗi năm ba tháng. Người án tù chung thân cũng phải đi trại làm khổ sai như những người tù khác nhưng không được giảm án hàng năm. Chỉ sau khoảng từ tám, chín đến mười, mười một năm khổ dịch người tù chung thân mới được phá án, được xuống án 20 năm, đến khi xuống án tù 20 năm đương sự mới được giảm án hàng năm. Trung bình người án tù chung thân phải ở tù từ 15 đến 17 năm.

Khi sống trong Khám Lớn Chí Hòa, anh em tù chúng tôi thường bàn tán với nhau về cái tiểu sử nhà tù chúng tôi cư ngụ. Tôi có ý định khi trở ra ngoài tôi sẽ tìm biết Nhà Tù này được kiến trúc sư tên là gì, người nước nào, vẽ kiểu, ai phụ trách xây dựng Nhà Tù lớn này, Nhà Tù được bắt đầu xây cất ngày nào, hoàn thành ngày nào, tháng nào, năm nào, hết bao nhiêu tiền vv..?

Khi trở về khu Ngã Ba Ông Tạ và đường phố Sài Gòn tôi thấy Nhà Tù Chí Hòa chỉ quan trọng, chỉ đáng được tìm hiểu với những người tù đang sống trong lòng nó. Những người chưa từng một lần đem thân vào Nhà Tù Chí Hòa chẳng cần biết gì về nó. Những thân chủ của Nhà Tù Chí Hòa khi ra khỏi những bức tường kiềm tỏa của nó, khi bỏ những hàng chấn song sắt, những cửa sắt lại sau lưng, cũng quên nó luôn.

Vì vậy, tôi chỉ mô tả rất sơ lược về kiến trúc Nhà Tù Chí Hòa. Nhà Tù Hỏa Lò Hà Nội đã tiêu rồi.. Một ngày nào đó Nhà Tù Chí Hòa cũng sẽ biến mất.

Mai sau dầu có bao giờ…

Một trăm năm sau — hãy nói một trăm năm sau, đừng đao to, búa lớn nói ba, bốn trăm năm sau. Tố Như théc méc thế thì được.. Tam bách dư niên hậu.. Hà nhân khấp Tố Như.. Mình tính chuyện ba trăm năm là không được — trong số những người Việt Nam đến cõi đời này sau tôi có thể có vài người đọc những dòng chữ này tò mò muốn biết nhiều hơn về Nhà Tù Chí Hòa, nơi từng giam giữ ông cha họ ngày xưa, nơi họ không được thấy.

Ngày xưa.. những năm 1950, 1951.. thành phố Sài Gòn còn ít cư dân, khi những con đường Sài Gòn còn viền những hàng cây xanh — đường Bonard có những bốn hàng cây xanh, không phải hai — khi người Pháp còn làm chủ Sài Gòn.. Nhà tù Sài Gòn được nhân dân gọi là Khám Lớn và Khám Lớn Sài Gòn nằm ở ngay giữa trung tâm thành phố Sài Gòn: mặt tiền đường Gia Long, tường sau đuờng Lê Thánh Tôn, nơi bây giờ là Thư Viện Quốc Gia.

Thời xa xưa ấy — cách nay hơn nửa thế kỷ — người Sài Gòn phạm pháp bị bắt về Bót Catinat — đầu đường Tự Do gặp đường Nguyễn Du — Bót Catinat là nơi tạm giam và thẩm vấn tội phạm — Thời Pháp thường thì thời gian thẩm vấn ở Bót Catinat chỉ kéo dài mười lăm ngày. Người bị bắt vừa đưa dzô là tra tấn ngay, đánh cho khai ra đồng đảng. Nhưng chỉ khai thác trong khoảng nửa tháng là cho năm yên. Từ Bót Catinat can phạm được đưa sang Khám Lớn Sài Gòn ngay gần đấy. Cái gọi là Sở Lục Hình — nơi lưu trữ hồ sơ lý lich các tội phạm — nằm ở sau Tòa Aùn Sài Gòn, cạnh Khách sạn Embassy. Người tù được còng tay đi bộ từ Khám Lớn sang Sở Lục Hình ngay gần đó, khi ra tòa người tù cũng chỉ cần đi qua đường Gia Long là vào được Tòa Aùn bằng lối cửa bên cạnh.

Trong những năm đầu Thế kỷ 20 nhà tù Sài Gòn nằm ngay cạnh tòa án Sài Gòn là hợp lý, tiện lợi. Sau năm 1945 dân Sài Gòn ngày một đông hơn, thành phố phát triển, nhiều nhà dân quanh Khám Lớn Sài Gòn trở thành nhà lầu. Người sống trên những nhà lầu đường Lê Thánh Tôn có thể dễ dàng nhìn vào giữa sân Khám Lớn. Người ta không còn có thể cứ để mãi khám lớn nằm chình ình ngay giữa đô thành.

Nghe nói Nhà Tù Chí Hòa được các quan Đại Pháp quyết định xây và "đặt viên gạch đầu tiên" và được các quan Đại Nhật khánh thành. Từ năm 1940 đất nước chúng ta có nhiều thay đổi lớn, thành phố Sài Gòn cũng vậy. Quân đội Nhật Bản làm binh biến hạ bệ người Pháp, các quan Đại Pháp bị quân Nhật bắt đi bộ lếch thếch vào những trại tập trung, chiến tranh thế giới chấm dứt, người Pháp theo chân người Anh trở lại Sài Gòn, những anh Tây lai cô-lô-nhần từng bị khổ nhục trở thành bọn Sureté Tây, chúng thẳng tay bắt bớ, tra tấn, hành hạ người Việt, bọn Tây lai này đối xử với người Việt tàn tệ, dã man, táng tận, đểu giả hơn cả những người Pháp. Theo tôi sự đểu giả của bọn lai Tây trong chiến tranh Việt Pháp là nguyên nhân làm cho người Việt đa số không ưa những người con lai giống…

Nhà Tù Chí Hòa — tôi nghe nói — được làm xong khoảng những năm 1945-1946, bắt đầu đón khách từ những năm 1946,1947. Nhưng Khám Lớn Sài Gòn đường Gia Long, trở thành nhà tù nhỏ so với Khám Lớn Chí Hòa, vẫn được giữ. Trong thời gian này người Sài Gòn bị bắt vẫn bị giam, bị thẩm vấn ở Bót Catinat, vẫn sang Khám Lớn Gia Long nằm chờ ra tòa án bên kia đường, chỉ sau khi có án người tù Sài Gòn mới được đưa vào nằm dài ngày trong Nhà Tù Chí Hòa.

Năm 1952 Thủ Tướng Nguyễn văn Tâm ra lệnh phá nhà tù đường Gia Long. Trong một buổi lễ được coi là long trọng và mới lạ Thủ Tướng Nguyễn văn Tâm đọc bài diễn từ ngắn, cầm búa "đập viên gạch đầu tiên" phá nhà tù. Khi đó tôi là phóng viên nhật báo Ánh Sáng, tôi có cái vinh hạnh được dự lễ phá nhà tù này. Lễ xong, Ông Lớn lên xe về dinh, chàng phóng viên mới vào nghề là tôi tò mò đi một vòng xem nhà tù.

Thời gian qua.. Chiều nay ở quê người tôi tưởng tượng lại hình ảnh tôi, chú phóng viên trẻ măng năm xưa đứng ngoài hiên nhìn qua song sắt vào những phòng giam không có người, những phòng giam cửa mở, chật hẹp, tối tăm, dơ bẩn, hôi hám, lạnh lẽo. Và tôi những năm 1985, 1986, tóc bạc, gầy ốm, đứng sau hàng song sắt Nhà Tù Chí Hòa nhìn ra.

Được phá bỏ từ năm 1952 khu đất trước là Nhà tù Sài Gòn dầu dãi nắng mưa mãi đến thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm mới xây nên tòa nhà Thư Viện Quốc Gia.

Từ năm 1980 những người cộng sản Việt Nam sau khi ăn hết, vơ vét hết, phá hết, phung phí, tẩu tán hết của cải của đất nươcù và của nhân dân, phải bắt chước đàn anh cộng sản Tầu thi hành chính sách gọi là "mở cửa". Cũng như nhiều công sở khác Thư Viện Quốc Gia được mở cửa cho Ba Tầu vào mở cao lâu, rõ hơn là cho Ba Tầu Chợ Lớn mướn nguyên một tầng làm hàng ăn. Vào năm 1994, 1995 nhiều người dân Sài Gòn vẫn đến Thư Viện Thành Phố nhưng không phải để đọc sách mà là để ăn cưới.

***

Từ sau hai hàng song sắt Phòng 10 Khu ED trong bốn năm trời ròng rã tôi ngày đêm trông thấy Khu Tử Hình ở bên kia sân.

Khu đó vắng bóng người, tối tăm, ảm đạm hơn những khu khác. Tôi kinh sợ khi tưởng tượng tôi phải vào khu đó. Tôi càng sợ hơn khi nghe những chuyện kể về cảnh sống của người tử tù chờ chết trong Khu Tử Hình Khám Chí Hòa. Người tử tù bị còng chân suốt ngày, suốt đêm. Ba, bốn giờ sáng cai tù vào đánh thức, cho ăn bữa cuối cùng, thường là cái bánh bao, chai nước ngọt, hai điếu thuốc có cán. Người tử tù bị bịt mắt, bị tọng giẻ, trái chanh hay trái cóc vào miệng, đưa lên xe bít bùng chạy lên bãi bắn ở Thủ Đức. Nghe nói tử tù bị đưa lên đứng trên những thùng phuy đổ đầy đất để chịu bắn nên anh em tù thường nói đùa câu "lên thùng phuy". Cũng nghe nói nhiều người tù bị nhét trái chanh, trái cóc quá lớn vào miệng nên chết ngạt trước khi bị bắn chết.

Tử tù Thành phố Hồ chí Minh bị bắn vào lúc năm giờ sáng, xác họ được chôn ngay ở khu đất cạnh bãi bắn. Thân nhân tử tù có thể đến đấy nhận mộ nhưng nếu muốn đăït bia trên mộ, bia phải có hàng chữ "Tội……. Chịu án ngày….."

Những chuyện CSVN giết người Việt Nam tôi được nghe trong ngục làm tôi nhớ một bài viết về chị Võ thị Sáu, người được CSVN suy tôn là liệt sĩ, bị người Pháp hành quyết ở Côn Đảo. Khoảng những năm đầu thập niên 1980 tôi tình cờ đọc được bài viết ấy trong một tập sách Văn dậy học sinh trung học. Bài viết tả cảnh người nữ tử tù Võ thị Sáu trên đường đi ra pháp trường đã dừng lại, cúi xuống "ngắt bông hoa hồng dại bên đường đưa tặng người lính Bắc Phi sẽ bắn chị.."

Ôi..! Tác phong của người cộng sản Võ thị Sáu mới hào hùng, cao đẹp làm sao! Cho đến lúc sắp bị kẻ thù giết chị vẫn sống đẹp, sống hùng, chị vẫn yêu thương người, chị vẫn tha thứ! Đây là bài trong sách giáo khoa, không phải bài đăng lăng nhăng trên báo. Người viết bài ca tụng ấy phạm hai tội, một là ngu, hai là coi thường người khác. Có thể y can cả hai tội. Có ngu tận mạng và coi thường mọi người y mới viết những chuyện như thế. Y còn can tội phản tuyên truyền, bôi bác chế độ xã hội chủ nghĩa, y tả người tù Võ thị Sáu khi bị cai tù Pháp đưa đi bắn ở Côn Đảo được cho đi ung dung, thoải mái, không bị bịt mắt, không bị nhét trái chanh hay cục giẻ vào miệng, không bị còng tay, xích chân, bằng chứng là đang đi chị có thể dừng lại, cúi xuống, ngắt bông hồng dại bên đường, đưa cho người lính Bắc Phi sẽ bắn chị…

Tình cảnh những người tử tù chính trị Việt Nam bị những người cộng sản Việt Nam đưa đi bắn có thể nói là cực kỳ thê thảm. Tôi không ngu đến cái độ nghi ngờ chuyện chị Võ thị Sáu hái bông hồng trên đường ra bãi bắn Côn Đảo là chuyện không có thật, tất nhiên đó là chuyện bịa, tôi chỉ lấy làm lạ tại sao một bài viết lếu láo, ngu si đến như thế lại có thể được những ngưiời cộng sản cho vào sách giáo khoa. Người viết bài có thể ngu, có thể coi thường mọi người nhưng còn bao nhiêu người cộng sản khác?

***

Từ khu tử hình Khám Lớn Chí Hòa Trí Siêu và Tuệ Sĩ xách giỏ sang khu FG sau khi được bỏ án tử hình. Hai tu sĩ Phật giáo ở tù không có gì hơn anh em Biệt Kích Cầm Bút chúng tôi — không hay hơn cũng không dở hơn — nhưng hai người hơn anh em chúng tôi một chuyện: họ đã vào Khu Tử Hình Khám Chí Hòa.

Chia tay với Lê Mạnh Thát ở Phòng 10 Khu ED tôi ôm chiếu, xách giỏ sang khu FG trước Thát, nhưng duyên nghiệp giữa Thát và tôi chưa hết. Khoảng bốn tháng sau Thát và Tuệ Sĩõ từ Khu Tử Hinh lại ôm chiếu, xách giỏ sang ở cùng một phòng Khu FG với tôi.

Đã có án những người tù đồng vụ không còn bị chia ra ở nhiều phòng nữa, những người tù phản động Già Lam nay được sống chung một phòng. Ni cô Trí Hải ra toà lãnh án 4 năm tù, ở tù vừa đủ án kể từ ngày bị bắt, ni cô được về chùa ngay. Đoàn tụ với nhau trong một phòng tù chừng hai tháng nhóm Già Lam được đưa đi trại lao động cải tạo. Lần thứ hai tôi chia tay với Lê Mạnh Thát. Thát đi khỏi Nhà Tù Chí Hòa vào một buổi sáng cuối năm 1988.

Nằm lại Chí Hòa tôi được tin nhóm Già Lam lên Trại Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai. Cơ may của tôi được đến Z30A là 5/5.

Ngày 18 Tháng Giêng Ta là ngày giỗ ông thân tôi. Ngày này cũng là ngày tù phòng tôi được nhận đồ nuôi, tôi...
viethoaiphuong
#6 Posted : Wednesday, March 5, 2008 10:01:07 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
TRƯỜNG SA HÀNH

Trường Sa! Trường Sa! Đảo chếnh choáng
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề
Lính thú mươi người lạ sóng nước
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi

Mùa Đông Bắc, gió miên man thổi
Khiến cả lòng ta cững rách tưa
Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh lớn
Mà Hiu Quạnh lớn vẫn làm ngơ

Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỉ
Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh
Lên xác thân người mãi đứng yên

Bốn trăm hải lý nhớ không tới
Ta khóc cười như tự bạo hành
Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục
Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh

Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi ?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời

Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi
Đám cây bật gốc chờ tan xác
Có hối ra đời chẳng chọn nơi ?

Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng
Những cụm rong óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh

Mặt trời chiều rã rưng rưng biển
Vầng khói chim đen thảng thốt quần
Kinh động đất trời như cháy đảo...
Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân

Ta ngồi bên đống lửa man rợ
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi
Nghe cây dừ ngất gió trùng điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi

Chú em hãy hát, hát thật lớn
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu

Ai hét trong lòng ta mỗi lúc
Như người bị bức tử canh khuya
Xé toang từng mảng đời tê điếng
Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê

Ta nói với từng tinh tú một
Hằng đêm tất cả chuyện trong lòng
Bãi lân tinh thức âm u sáng
Ta thấy đầu ta cững sáng trưng

Đất liền, ta gọi, nghe ta không ?
Đập hoảng vô biên, tín hiệu trùng
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc
Con chim động giấc gào cô đơn

Ngàỵ Ngày trắng chói chang như giữa
Ánh sáng vang lừng điệu múa điên
Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ
Kêu giòn như tiếng nứt hoa niên

Ôi! Lữ cây gầy ven bãi sụp
Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh
Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã
Hay đến ngày bờ tái tạo xanh

Sa hô mọc tủa thêm cành nhánh
Những nỗi niềm kia cững mãn khai
Thời gian kết đá mốc u tịch
Ta lấy làm bia tưởng niệm Người.


Tothuyyen
viethoaiphuong
#7 Posted : Friday, March 7, 2008 8:48:08 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Ngày Về

Mai ta về chân lạ chân quen
Thay đổi cách đi giữa phố phường
Ta nhìn ta bằng đôi mắt khác
Người nhìn ta cho đó dị thường
Bạn nhìn ta trăm nỗi chia vui
Cha nhìn con hàm râu rung động
Mẹ nhìn con tháng tám trời mưa
Ta nhìn ta nụ cười uất nghẹn!...
Mai ta về quên mất tương lai
Tương lai được đem vào phòng mổ
Có những kềm và kéo ngồ ngộ
Cắt xén nửa đời ta đã vay!...
Thôi nhé! Quê Hương ngày bỏ lại...
Trăm năm sau hẹn tái ngộ nơi này
Chiều đỏ mắt lá vội buồn nuốt lệ
Mai ta về rồi đi không ai hay...
Hy vọng rồi tuyệt vọng
Ngả xuống rồi đứng lên
Nhưng nào ai có hiểu
Chuyện buôn bán máu xương!...
Một chút buồn lau lách
Lòn qua nách tử thần
Bất ngờ đêm mê sảng
Ta chối từ thiên đàng...
Ngủ sao được khi quá nhiều mất mát
Con thằn lằn uất ức mãi nghiến răng
Nhìn bạn bè yêu quê hương quá đỗi
Biến căm thù thành luân khúc triền miên...
Ta khạc ra máu lửa
Đốt tiêu trái đất này
Chỉ một mình còn lại
Thấy mỗi ngày mỗi khác
Trong chu kỳ thánh kinh...


Sa Chi Lệ

viethoaiphuong
#8 Posted : Saturday, March 8, 2008 6:07:20 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
BÀI CA SIÊU THOÁT
N.T.
Kính gởi các Giáo Hội Phật giáo trên toàn thế giới.
(Riêng gởi cặp vợ chồng Sư Nhất Hanh-Chân Không để nếu có
được mời lập Ðàn Giải Oan thì xin tụng bài nầy thay cho
những ‘thuyết pháp’ huênh hoang theo cái Tâm sai biệt).


Trước đây, Nguyễn Du cảm nhận cảnh phù du tại thế, xót xa bao cái chết thảm thương dù bất cứ lý do nào, đã viết nên thiên trường thiên ‘Văn tế Thập loại chúng sinh’. Bài thơ biểu lộ lòng nhân đạo của nhà thơ (cũng là nhà tư tưởng), không phải bi quan trước cái chết mà xót thương cho thân phận con người dù cuộc sống gặp toàn bất hạnh hay đã từng thời nên danh nên phận. Nguyễn Du đã mượn ‘lẽ giải thoát’ của nhà Phật, theo cách hiểu phồ thông của thời đại, cầu mong mọi kẻ đã chết, dù thuộc thành phần nào (thập loại) được siêu thăng, tịnh độ, được yên nghỉ nơi an lạc thường hằng.
Thời Nguyễn Du, trước cảnh thế tao loạn của Việt Nam, đau khổ đã nhiều. Nhưng, những đau khổ đó còn giới hạn nơi một địa bàn nhỏ hẹp (Việt Nam) hoặc có xa hơn đến những vùng ngoài Việt Nam thì thời đại vẫn còn giới hạn vì lịch sử nhân loại đang ở vào trạng thái nông nghiệp, thủ công. Ngày nay, xã hội ‘công nghiệp hoá’, ‘thương mãi hoá’, ‘kỹ thuật hóa’ trên qui mô lớn rộng, cái chết (ngoài những trường hợp thường hằng xày ra) cũng mặc lấy những kích thước mới.

Cái chết nhấp nháy cùa mấy trăm ngàn dân Nhật vì hai quả bom nguyên tử; cái chết của sáu triệu người Do Thái trong những lò thiêu Ðức Quốc Xã; cái chết tập thể vì chiến tranh hay vì nạn đói cùng tai nạn thiên nhiên liên miên xảy ra; cái chết bi thảm trong những cuộc đấu tố giai cấp tại các nước Cộng Sản; cái chết đau thương của trăm ngàn người Việt Nam vượt biển bị hải tặc hãm hiếp, sát hại hay làm mồi cho cá biển; cái chết mỏi mòn trong các trại tập trung ở Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam Cộng sản; cái chết vô cớ vô can của hàng triệu người bởi bàn tay của chế độ Pôn-Pốt; kể cả ‘những cái sống như chết’ trong những chế độ độc tài; những cái chết vì tai nạn xe cộ, tàu thủy, máy bay càng lúc càng gia tăng; cái chết lẻ tẻ vì bị hãm hiếp, giết hại do đạo đức suy đồi, do xã hội bất an thường hằng diễn ra mà con số tổng kết cũng lớn lao vô cùng. Hiện nay, đã vào Thiên niên kỷ III, cái chết thảm khốc của hàng loạt người vẫn liên tiếp diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới cùng những tàn sát không nương tay như tại VN (đánh đập dân oan, bỏ tù người yêu nước, buôn bán gái tơ, trẻ nhỏ, người lao dộng,...), tại Trung Quốc (vụ Thiên An Môn, vụ ăn thai nhi, vụ mổ bụng đệ tử Pháp Luân Công, lấy nội tang bán buôn,...), thủ đoạn khủng bố rùng rợn (như tại Hoa Kỳ ngày 11 tháng 9/2001 vaø tieáp dieãn sau naày, lieân mieân taïi Irak, Afghanistan, ..), những chước quỷ đòn ma của bao bọn người man trá, giả hình, những loại vũ khí khủng khiếp, những phương thế chiến tranh tân kỳ, những mộng đồ bành trướng, càng lúc càng đe dọa mạng sống sinh linh khắp mặt địa cầu. Phải chăng ‘bản chất con người là gian ác, bạo tàn’.?
Thời đại Nguyễn Du chưa xảy ra những ‘cái chết’ đó, cũng không có những chúng sinh bị đọa đày vì những ma nghiệt mới của thời đại sau ông. Hơn nữa, trong thời đại nầy, không chỉ có những chúng sinh bị đọa đày mà ngay cả những kẻ gây ra đọa đày cho trăm họ cũng đang ‘chết treo’ trong những chủ trương, chính sách của họ.

Lịch sử hầu như đang tiến hành ‘cuộc phán xét cuối cùng’ suốt dọc dài sinh hóa trước nay của chủng loại người : Nghị viện Pháp đã lên án vụ Thổ Nhĩ Kỳ ‘diệt chủng’ dân Armenien cách đây 80 năm; nghị quyết 1841 của Liên Hiệp Âu Châu đã lên án chủ nghĩa và các chế độ Cộng sản; chính người Pháp cũng tự lên án mình đã sát hại tàn bạo người Algérie trước đây; Giáo Hội Thiên Chúa giáo cũng nhìn nhận mọi bạo ngược của các triều đại Giáo Hoàng trước và đã xin lỗi loài người ; bao nhiêu tên độc tài khát máu như Pinochet, Milesovic, Pol Pot, Saddem Huissen,…bị đưa ra Pháp đình quốc tế hay quốc nội để trả mọi tàn ác đã gây ra cho dân, cho nước,…Nay mai, có thể hàng loạt, hàng loạt bạo chúa, quỉ vương (Staline, Mao Trạch Ðông, Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành,....), hàng loạt quốc gia (Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Trung Hoa, Việt Nam, Do Thái, Palestine, Iran, Irak, Bac Triêu Tiên, Soudan, …) với những chủ trương, chính sách thâm độc tàn sát sinh linh cũng sẽ được đưa ra phán xét, lên án. Cùng với những chủ trương xét lại lịch sử đó, các tổ chức từ thiện, nhân đạo, các tổ chức Phi Chính Phủ ngày càng thêm nhiều; các phong trào đòi hỏi Dân chủ, Tự do, Nhân quyền, Nhân phẩm, cùng “dân chủ hóa, nhân bản hóa” toàn cầu, bảo vệ môi sinh, các Toà án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh, xét xử các chủ trương diệt chủng…càng lúc càng thêm nhiều, thêm phát triển. Liệu các sự kiện nầy có là báo biểu cho giờ ‘tĩnh thức’ của con người, của từng dân tộc, quốc gia, của cả chủng loại người để lương tri thay tà ý, trí tuệ thay trí khôn, tình thương thay thù hận, hòa bình thay chiến tranh, tự do thay nô lệ, dân chủ thay độc tài, công bình thay áp bức, hổ tương thay cho chiếm hữu?

Lịch sử nhân loại đang tiến đến thời kỳ mà các thành tựu qui mô về mọi mặt cũng như mọi tàn phá, gãy đổ gây ra cho nhau hàng thiên niên kỷ sẽ đưa nhân loại vào một khủng hoảng lớn rộng và đều khắp nhân quần để từ đó bừng tỉnh xoay chiều tư tưởng sao cho Văn minh và Văn hóa, Tiến bộ và Tiến hóa luôn luôn kết hợp, đồng hành thuận hảo. Nhân loại và từng dân tộc, đang hỗn mang cùng độ, đang trong trận chiến qui mô giữa cái ‘ác’ và cái ‘thiện’, đang đối diện với một ‘xung kích của tương lai’, một ‘xung kích của các nền văn minh’, thế giới đang trên đà ‘toàn cầu hóa’, phải chăng đang bước vào thời diểm của cơn “quặn thắt cuối cùng” để “ sinh thành” trở lại?

Trong cái nhìn đó, theo chân Nguyễn Du, ‘Bài Ca Siêu thoát’ (cuõng vieát theo theå Song thaát Luc baùt nhö Nguyeãn Du) gọi tất cả mọi ‘Hồn sống’ và ‘Hồn chết’ cùng ‘Sống lại để cùng xây dựng ‘kỷ nguyên mới cho loài người’. ‘Sống lại’ hay ‘Lai sinh’ (nơi câu cuối bài thơ) không là từng người sống lại mà cả nhân loại hồi sinh để làm nên trang sử mới cho chủng loại mình theo lời Phật ‘Hồi đầu thị ngạn’ (quay đầu thấy bến) và lời Jésus: ‘Ta làm mới lại tất cả’. (Không thể kể hết được mọi cái chết, người viết xin mượn địa bàn Việt Nam phần nào làm bối cảnh cho thời đại). (Xin lưu ý: từ ‘Ta’ trong bài thơ không là tác giả mà là VN hay noi chung nhân loại).
N.T.

BÀI CA SIÊU THOÁT (1)

Thuở trời đất mưa sầu gió thảm
Cõi nhân hoàn quỷ ám ma trêu
Nước non từng trận tiêu điều
Ngày phơi xác rũ, đêm treo hồn tàn!

Ta từng phút chứng nhân lịch sử (2)
Ta từng giờ tư lự mê cung
Thảm thương trời đất vô cùng
Thánh nhân lệ nhỏ, anh hùng lụy sa!

Ta xin nhập vào ma vào quỷ (2)
Ta xin làm gió dị mưa điên
Mười phương tám hướng diện tiền
Dẫn từng sông máu lại miền nguyên sơ

Ta xin đứng nơi bờ vực thẳm
Ta xin trèo lởm chởm dốc cao
Cười trên nghìn cuộc bể dâu
Ðạp tan thành quách, xóa màu tang thương.

Thơ ta đấy chập chùng máu lệ
Thơ ta đây dâu bể trùng trùng
Nghìn muôn vạn kiếp lao lung
‘Bài ca chung cục’, hội mừng tiễn đưa. (3)

Sầu một phút dây dưa vạn kỷ
Vui một giờ hoan hỷ bao thu ?
Từ bi độ giải oán thù
Nẻo về bến giác, ta ru lời thiền !

Ðêm thanh vắng giờ thiêng cầu nguyện
Khắp mọi miền khí quyển sương sa
Khói hương ngút cõi ta bà
Vang vang thập điện tâm ca gọi hồn !

Hồn hỡi hồn !
‘Nào đâu chốn cô đơn hồn ngự
Nào đâu nơi lữ thứ hồn đi
Phóng tâm ta đón hồn về’ (4)
Chia nhau cơn nấc, tiếng thề quặn đau !

Hồn hỡi hồn !
Hồn có sống đêm thâu ngày héo
Hồn có hờn lạnh lẽo dung nhan
Nhạt nhòe sông núi quan san
Võ vàng nhật nguyệt điệu tàn ố phơi ?!
Hồn có thấy chơi vơi vạn cõi
Hồn có nghe vòi vọi ngàn khơi
Bập bùng đỏ lửa nơi nơi
Tiếng gào quỷ dị, giọng cười cuồng điên ?
Bày tiệc máu say liên hoan hận
Dựng cờ xương dàn trận mê cung
Mười phương tám hướng mịt mùng
Giăng giăng máu đổ, trùng trùng mưa tuôn
Ðiệu kèn quỷ gieo buông thảm họa
Giọng đàn ma xô ngã giang san
Huyết kỳ ngờm ngợp màu tang
Lời hô phù thủy ngút ngàn bủa giăng
Trời sắc xám trùng quang lạnh giá
Ðất ố màu cỏ đá hoang liêu
Ngẩn ngơ từng sớm từng chiều
Ngày phơi trủng tối, đêm dìu bóng ma!
Hồn có nhập cuồng ca dị dị
Hồn có say luân vũ man man
Ðời vào hiu hắt gió sương
Người vào thiêm thiếp đoạn trường héo hon!?
Tay ma chủ ngón buông ngón bắt
Cửa ma cung cánh chặt cánh lơi
Hỗn mang lịch sử bời bời
Hôn mê truyền thống rụng rời lá xanh!
Thuyền lạc nẻo quê hương vời vợi
Người lạc hồn bến đợi mù tăm
Mỗi người một đoạn trường nhân
Chúng sinh một lũ âm binh vọng hồn!!!

Hồn hỡi hồn!
‘Nào đâu chốn cô đơn hồn ngự
Nào đâu nơi lữ thứ hồn đi
Phóng tâm ta đón hồn về (4)
Chắt chiu từng giọt đầu tê cúi đầu!

Hồn hỡi hồn!
Hồn có thấy đèo sâu ải hạn
Hồn có nghe gió loạn đầu non
Trời Tây những tịch dương mòn
Trời Ðông những nguyệt thu rằm ma trơi?
Tiếng nức nở khóc đời huyễn hóa
Giọng ai bi than quả vô thường
Sè sè từng nấm mồ hoang
Thân phơi hang rú, xác mòn đường truông
Ngày ngắc ngoải nắng sương quằn quại
Ðêm ôm hờn ngút cõi âm ty
Thẫn thờ dẫn bóng ma đi
Chân không bám đất, hồn ly biệt hồn!

Hồn hỡi hồn!
Hồn có thấy thân mòn quạnh quẽ
Hồn có nghe lạnh ghẻ da xương
Bồi hồi giọng dế kêu sương
Não nùng tiếng cú điểm trường đoạn canh?
Lời vật vã nhân tình đòi đoạn
Tiếng thở than lận đận phù sinh
Sớm ra nhòe nhoẹt bóng hình
Chiều tê cúi mặt phận mình hư không
Vùng đất cháy ngày nung lửa quạ
Dặm đường băng đêm toả u linh
Hồn ma bóng quế rập rình
Bơ vơ đất trích, lênh đênh u hồn!

Hồn hỡi hồn!
Hồn có thấy gió dồn sóng vỗ
Hồn có nghe thác đổ mưa tuôn
Tóc người quyện bám bèo sông
Thân người tẩm liệm đất bùn nổi trôi?
Tiếng ai oán xô trời đất lệch
Giọng nỉ non ngờ nghệch trăng sao
‘Gẫm thân phù thế mà đau
Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê’ (5)
Mang thân guộc lối về núi Sọ (6)
Chở hồn đau theo ngỏ ma trơi
Tháng năm dầm dãi kiếp người
Sống mê, chết dở, hồn thoi thóp hồn!

Hồn hỡi hồn!
Hồn có thấy chập chờn hắc dạ
Hồn có nghe tiếng quạ kêu ma
Hắt hiu hè phố làm nhà
Sớm nương bãi chợ, tối nhờ gầm xe?
Tiếng thổn thức máu se lệ máu
Giọng nghẹn ngào da cóng xương da
Lang thang một kiếp không nhà
Chiêm bao lãng đãng trông giờ hoá thân!
Não nhân thế điều ân tiếng oán
Ðau nhân tình giọt đắng lời cay
Ngày qua rồi lại qua ngày
Hư không cào cấu chai tay vô hồn!

Hồn hỡi hồn!
Hồn có thấy thây cồn chất ngất
Hồn có nghe tiếng nấc vào khuya
Dặm phần hun hút sơn khê
Phận trai bèo bọt não nề tha hương?
Tiếng sát phạt mộng cuồng lơ láo
Giọng hờn căm đau đáu ruột gan
Máu nào tô thắm sử vàng
Máu nào liệm chết từng trang sử đời?
Mắt thao láo trông vời cố quận
Lệ ngưng tròng uất hận trao ai?
Não nùng núi thẳm sông dài
Cú khuya gọi vía, quạ mai gọi hồn!

Hồn hỡi hồn!
Hồn có thấy dập dồn bể quạnh
Hồn có nghe ớn lạnh vào xương
Gió dồi sóng giập loạn cuồng
Tàu ma trải nắng phơi sương hãi hùng?
Tiếng cầu nguyện chìm trùng trủng tối
Giọng ai bi chới với màn đêm
Phận người số kiếp ăn xin
Cuộc liều sinh tử nổi chìm phó trao!
Sống thổn thức máu đào quê nội
Chết mơ màng lễ hội chiêm bao
Truân chuyên đọ với dãi dầu
Xác trao phận xác, hồn trao phận hồn!

Hồn hỡi hồn!
Hồn có thấy ngày gom vũng tối
Hồn có nghe đêm trổi thê lương
Phố đầu cho chí cuối thôn
Nát gan tím ruột quặn dồn âu lo?
Lời năn nỉ thấp to van lạy
Giọng trần tình đàn gảy tai trâu
Sức người, sức của lao đao
Còng lưng đóng trả, trống đầu trơn tay
Thân trâu ngựa vỡ mày vỡ mặt
Phận cùng đinh bụng thắt lưng teo
Ðọa đày nắng cháy sương gieo
Xác còm cõi xác, hồn nheo nhóc hồn!

Hồn hỡi hồn!
Hồn có thấy mưa hờn gió tủi
Hồn có nghe tiếng trối lời than
Rào gai, lũy thép hàng hàng
Ðầu quê cuối chợ ngổn ngang tội đồ?
Thân ‚nô lệ’ (?) nay vồ mai bắt
Phận ‚tôi đòi’ (?) xích thắt xiềng mang
Ngay gian lỗi phải mặc lòng
Ðầu hoa sáu khắc, mắt vàng năm canh!
Thời cú quạ mèo rình chó rúc
Thuở bạo Tần nhung nhúc Khuyển, Ưng
Kiếp đời quốc phá gia vong
Xác bầm máu xác, hồn đông máu hồn!

...........................

Ôi ! Nhân thế dập dồn thảm cảnh
Tử cùng sinh buốt lạnh hình hài
Cuộc cờ xương máu ghê thay
Sống no uất hận, chết dài khổ đau!
Trời se thắt tiếng sầu tiếng thảm
Ðất thê lương giọng oán giọng hờn
Nổi chìm bể hoạn mênh mông
Hôn mê bờ hoặc, cuồng ngông bến đời!

*****

Hồn hỡi hồn!
Nào đâu chốn cô đơn hồn ngự
Nào đâu nơi lữ thứ hồn đi
Phóng tâm ta đón hồn về’ (4)
Chung câu sám hối, cởi thề, giải căn!

Hồn hỡi hồn!
Cõi địa phủ quại quằn oan nghiệt
Cuộc thế trần tử biệt sinh ly
Âm Dương đôi ngã phân kỳ
Dày trang máu lệ sử ghi thắm dòng!
Trò quỷ lộng bạo tàn ngược ngạo
Thói ma vương vô đạo vô thường
Mịt mờ đâu lẽ cùng thông
Bờ mê bến hoặc bềnh bồng xa luân!
Lớp gãy đổ tiếp dòng chiến thắng
Lẽ oan cừu đuổi bóng thành công
Rồi ra công cốc, công không
Máu phơi đỏ máu, xương chồng trắng xương!
Kiếp người đã thảm thương bèo bọt
Phận người đà não nuột thê lương
Gây chi bao cảnh tai ương
Loạn màu nhân thế, nghẽn đường tồn sinh?
Diệt chiếm hữu, riêng giành chiếm hữu
Phá xiềng gông, dựng lớp xiềng gông
Phũ phàng lòng dạ sói lang
Chửi người, mình lại gian ngoan gấp nghìn
Giành giải phóng nắm quyền sinh sát
Tranh tự do, hiếp đáp thêm dày
Tuồng đời dở tĩnh dở say
Miệng lời son phấn, tay cài đòn ma!
Trò ngụy tín ba hoa tròng tréo
Thói giả hình mưu mẹo ganh đua
Cuộc cờ cơ được cơ thua
Mồ xương mả máu, ngón đùa đấu tranh !
Chẳng hiểu lẽ ‘theo vinh liền nhục’
Chẳng học bài ‘trâu húc ruồi tan ‘
Rồi ra đôi nước cờ tàn
Tiếng đời theo tận mồ hoang bãi cồn !

Ôi ! Cảnh thế chập chùng dâu biển
Ôi ! Nhân tuần họa hiểm trao nhau
Trông vời ngã trước đường sau
‘Máu xương vô định đã cao bằng đầu’! (7)
Sẵn đây gọi hồn đau vạn kỷ
Muôn kiếp sầu vạn lý pha phôi
Về đây chung một kiếp người
Về đây chung một trận cười giải oan….
Cõi nhân thế bi hoan phận cỏ
Chốn dạ đài nức nở u linh
Thương thay thập loại chúng sinh
Sống oan, thác uổng, nhục vinh cũng là…
Ðường lịch sử thiên ma bách chiết
Cuộc phong trần bi thiết ghê thay
Căn cơ nghiệp chướng còn đầy
Nhân qua quả lại trả vay nợ đời
Thân ngũ uẩn đất trời khôn biết
Cuộc phù sinh quặn siết tân toan
Ðược, thua một lẽ đôi đường
Sống khô thân thế, chết mòn thế thân !
Giàu sang đó, cơ hàn mấy lúc
Anh hùng kia, ô nhục mấy hồi !
Sòng đời thay bậc đổi ngôi
Ham chi chuốc lấy tiếng cười thị phi ?
Ngẫm sự thế đường đi ngã đến
Quẩn cùng quanh một tiếng tranh ăn
Chữ quyền, chữ lợi bon chen
Chữ danh, chữ sắc, phận hèn nào hay !
Thói ‘chiếm hữu’ trò bày lắm cách
Ðưa người vào ngõ ngách oan khiên
Tự mình chuốc não tạo phiền
Rồi gieo oan nghiệt, đảo điên lên đời !
Lòng dục nọ mắt ngời lửa cháy
Trí hôn mê bùa ngải hư vinh
Vật vờ trong cảnh u minh
Con thuyền bào ảnh bập bềnh hư không!
Thân ngũ uẩn mắc vòng sinh diệt
Cuộc tồn sinh mải miết mù lòa
Trăm năm tuổi trẻ tuổi già
Sắc, tình, tài, lợi,…bôn ba xích xiềng!
Cõi vĩnh phúc bảo miền ảo ảnh
Tâm Chân Như cho cảnh u mê
Quẩn quanh chẳng một lối về
Thoát duyên trần cấu, giải thề phù sinh!
Xác tạp khí cốt hình ma nghiệp
Hồn phù du đeo kiếp tội đồ
Bốn bề uế khí tanh nhơ
Máu ô miệng máu, thân đờ đẫn thân!
Cảnh địa ngục giữa lòng cõi sống
Gió âm ty lạnh cóng hình hài
Kiếp đời vay trả trả vay
Tham, Sân, Si, Hận,… đọa đày thế gian!

Nói sao hết cuộc trần tội lỗi
Kể sao đan chìm nổi luân trầm
Mượn lời kinh kệ giải oan
Mượn câu Giải thoát, gọi hồn siêu thăng
Lẽ nhân quả bớt phần cay nghiệt
Cuộc đoạn trường bớt thiết thê đau
Chúng sinh thập loại xưa sau
Oan khiên xin giải, hồn mau gọi hồn!

*******

Hồn hỡi hồn!
‘Nào đâu chốn cô đơn hồn ngự
Nào đâu nơi lữ thứ hồn đi
Phóng tâm ta đón hồn về’ (4)
Vui câu giải kết lời thề hỗn mang!

Trời với đất ngút ngàn thảm khốc
Tháng với ngày tang tóc thê lương
Tâm nhang một nén mười phương
Ta thiêu mạt thế giải oan, hồn về!

Hồn hỡi hồn!
Mời tất cả hồn mê, hồn tĩnh
Hồn vật vờ vô định vô phương
Hồn phơi mưa lũ gió cuồng
Hồn lìa nẻo thuộc dặm trường quan san
Hồn thập loại sinh oan thác uổng
Hồn mười phương tám hướng Tây Ðông
Hồn Nam, hồn Bắc trùng trùng
Hồn dương cảnh, hồn mấy từng cõi âm
Hồn đơn lẻ âm thầm thân thế
Hồn kết đoàn tập thể mệnh vong
Hồn dù nên tội nên công
Hồn dù thành bại, có không, tay trần
Hồn thất thế sa chân, lỡ bước
Hồn nhục vinh, thua được, nên hư
Hồn đau nhân ảnh hư phù
Hồn hờn vân cẩu bãi mù sông mê
Hồn lãng đãng sơn khê cùng cốc
Hồn nổi trôi bàng bạc trùng dương
Hồn đau thân cát bụi đường
Hồn quằn quại máu hầm vuông hố tròn
Hồn quạnh quẽ tiếng hờn nức nở
Hồn tang thương vạn thuở phôi pha
Hồn nằm không chiếu không nhà
Hồn đau khách địa bóng tà nguyệt phơi
Hồn bạc phước nơi nơi địa chấn
Hồn sóng thần táng mạng biển sâu
Hồn bay lạc nẻo tinh cầu
Hồn vùi xa lộ, sông sầu, cuộc chơi
Hồn ngục tối ngậm lời eo óc
Hồn dạ đài oan khốc khôn nguôi
Về đây, hồn hỡi, hồn ơi !
Chung nhau tiếng khóc, giọng cười…qua trang!

Hồn hỡi hồn!
Ta đón hồn mênh mang vạn nẻo
Ta chờ hồn lẻo đẻo phù sinh
Về đây, hồn hỡi, có linh
Về đây, hồn hỡi, có mình, có ta !
Kiếp gió bụi ta bà thế tục
Phận tồn sinh bến đục bến mê
Hồn ơi, ta gọi hồn về
Sá gì một giấc điên mê hồng trần !
Ðường lịch sử máy vần xoay đổi
Nẻo thế đồ muôn nỗi truân chuyên
Tấm thân bèo bọt chiềng chiềng
Sá gì hư thực, ngửa nghiêng, hỡi hồn !

Hồn hỡi hồn !
Nương cánh khói về đây vồi vội
Theo mùi nhang vào hội bi hoan
Tạ từ thế kỷ chạy quàng
Tạ luân hồi, tạ vô thường cuồng quay
Tạ huyễn mộng, đêm dài ngày ngắn
Tạ trầm luân xác đống thây gò
Tạ máu đổ, tạ xương khô
Tạ từ, này những ‘cơ đồ không tên ‘ (8)
Tiếng từ tạ, ngọt mềm nồng mặn
Lời cảm ơn, nghĩa nặng tình sâu
Về đây, hồn hỡi, về mau
Khép trang cuồng sử bể dâu, thương đời !

Hồn hỡi hồn !
Này đang lúc ngút trời biển lửa
Này đang giờ rộng bủa mê cung
Cuộc liều tối hậu đoạn trường
Cuộc cơn quặn thắt cuối cùng hỗn mang !
Ta sắm sẵn linh trang hồn ngự
Ta giải bày mọi thứ hồn vui
Mời hồn vào cuộc rong chơi
Trườn lên biển máu, tạ đời điêu linh !

Hồn hỡi hồn !
Ta gọi hồn lênh đênh cánh nhạc
Ta mời hồn bát ngát lời thơ
Về đây, hồn hỡi, ta chờ
Ðón dòng Sử lịch nguyên sơ lại mùa. (9)

Hồn hãy đến sớm, trưa, chiều, tối,
Hồn hãy về cũ, mới, nay, xưa
Giải căn bao kiếp sống thừa
Thay dòng sinh tử, đổi mùa tử sinh !

Giờ chuyển hóa ma kinh, quỷ khiếp
Phút hoàn lương liễu kết pha phôi
Về đây, hồn hỡi, hồn ơi !
Ðốt trang hồng lệ, mở lời càn khôn ! (10)

Hồn hỡi hồn !
Ta đón hồn nương muôn cánh khói
Ta cầu hồn khắc khoải lời kinh
Giả từ bao nẻo u minh
Tâm như một tiếng vẹn tình nước non
‘Cuộc cờ đó’ đã tròn (!) quên, nhớ (11)
Tạ từ đây, giờ mở lời vui
‘Bài ca chung cục’, hồn ơi!
Lễ chào Nguyên khởi, Hội mời Khởi nguyên (12)
Ta với hồn vẹn nguyền tâm niệm
Ta cùng hồn hỏa liệm tâm sai
Lời ca siêu thoát hòa hài
Về đây, hồn hỡi, viết bài “LAI SINH !” . (1)

Nguyễn Thùy

__________________

Chú thích:
l) Bài ca siêu thoát: Bài ca không nhằm siêu độ từng hồn oan mà nhằm giải trừ căn cơ nghiệp chướng, giải trừ cái ‘tâm sai’ ngày qua và bây giờ để được sống trong trạng thái ‘Tính Không’ từ nay và để tạo lập một “Lễ Hội” mới cho từng dân tộc và cho chung nhân loại. Từ ‘Lai Sinh’ nơi câu cuối chỉ sự ‘Sống lại’ tức một trạng thái ‘Sống mới’, một cách thế ‘Hiện hữu mới’ của con người, Dân tộc và nhân loại, không còn bị buộc ràng trong mọi yêu sách của cái ‘Tâm sai biệt’ lâu nay.
2) Ta: Việt Nam hay Dân tộc Việt Nam , có thể cả nhân loại Nói riêng những người hùng tâm hùng chí đành phải lăn lộn vào trận thế ma cung để mong xoay chuyển thế cờ hầu giải thoát nhân sinh khỏi vòng ‘bể khổ’.
3) Bài ca chung cục: mượn ý một nhà thơ Pháp: le chant final, ý nói bài ca cuối kỷ nguyên, trang đời sau cùng của kỷ nguyên nầy.(người viết không còn nhớ tên nhà thơ Pháp).
4) Ðoạn thơ của Ðinh Hùng trong bài ‘Thần Tụng’ trong tác phẩm ‘Mê Hồn ca’.
5) Hai câu thơ của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều trong ‘Cung oán ngâm khúc’.
6) Núi Sọ: đồi Golgotha, nơi Chúa Jésus bị đóng đinh. Mượn hình ảnh nói lên nỗi đau khổ tột cùng.
7) Câu thơ của Nguyễn Du trong ‘Văn tế thập loại chúng sinh’
8) Cơ đồ không tên: đoạn thơ của Ðinh Hùng trong tác phẫm nói trên.
9) Sử lịch: dòng vận hành của Lẽ Ðạo chi phối dòng Tiến hóa của vạn hữu, theo Phật Giáo là từ ‘Chân không vào Diệu hữu’ để dẫn về ‘Diệu hữu trong Chân không’, nói dễ hiểu, theo tiếng Việt là: ‘từ ‘Không vào Có’ cuối cùng dẫn về ‘Không trong Có’. Theo Kinh Thánh KiTô giáo là “từ vườn Địa đàng vào cõi thế gian tội lỗi để trở về trong cảnh giới Thiên đàng” (Theo tiếng Pháp, có thể dịch ‘Sử lịch’ là : ‘le Chemin du Tao, le Chemin de l’Être’).
10) Hồng lệ : trang sử máu và nước mắt.
11) Cuộc cờ đó : chỉ chung cuộc sống thế gian lâu nay cùng những món nợ đối với mình, với người, với gia đình, xã hội, với đất nước, non sông, lịch sử.
12) Lễ Hội : mượn ý Nguyễn Du trong ‘Ðoạn trường tân thanh’ : « Lễ là tảo mộ, Hội là đạp thanh » . Có Lễ là có Hội và ngược lại. Hội nhờ Lễ mà có ý nghĩa ; Lễ nhờ Hội mà được bảo tồn. Trong bài thơ : Lễ và Hội là để từ tạ Kỷ nguyên qua và chào đón Kỷ nguyên mới. ‘Nguyên khởi, Khởi nguyên’ : le Commencement, mượn ý Khổng Minh : ‘Thủy hữu đầu, chung hữu thủy’ và ý M. Heidegger : l’autre Commencement.
viethoaiphuong
#9 Posted : Saturday, March 8, 2008 9:22:47 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
THONAC – Đất lạ thành quen
và một bí ẩn về vua Hàm Nghi

Mathilde Tuyết Trần

Pour Pierre
Mới đầu tháng ba hoa xuân đã nở rộ. Năm nay xuân về sớm hơn những năm trước, cũng vì mùa đông quá ấm, vạn vật không có thì giờ nghỉ ngơi. Các chính khách mầu xanh nơi đây kêu gào bảo vệ môi trường đã quá ô nhiễm, làm cho tôi bật cười khi nhớ đến một bà chính khách mầu xanh khen nức nở trước ống kính săn hình của báo chí: "Ồ, con bò cái thật là đẹp", mà không biết rằng bà ta đang đứng trước một con bò đực.
Trên mảnh vườn nhỏ của tôi lú lên những cụm hoa vành khăn,hoa thủy tiên, hoa báo xuân, hoa giọt sữa, hoa mẫu đơn. Trên cành thì hoa mận, hoa đào đua nhau nở rộ, làm những cây táo, cây lê vội vã trổ mầm xanh. Những chiếc lá mới, vừa đỏ vừa xanh, chợt nhú ra be bé trên những cành hồng khẳng khiu. Chim chóc kéo về hát ríu rít suốt chiều hôm sáng sớm, và hấp tấp nhặt những cành cây vụn làm tổ trên cao.
Trời xuân đổi tiết luôn luôn, từ những đám mây đen khổng lồ kéo về cuồn cuộn đe dọa, từ những cơn gió chặt ngã cây rừng đuổi chó vào chuồng nằm im thin thít, từ những cơn mưa xuân dầm dề rả rướt suốt cả ngày làm mọi người bó gối chồn chân ngồi nhà không biết đi đâu, cho đến những làn nắng xuân ấm áp lóng lánh vàng làm cho trái tim tưởng đã cằn cỗi trở nên rạo rực muốn bay khắp bốn phương trời.
Cũng vì trời mưa, đất sét trở thành bùn trơn tuột luột, sợ té gẫy lưng ngoài vườn, mà tôi đâm ra loay hoay dọn những thùng sách cũ. Mỗi lần dọn nhà, khổ nhất là đống sách. Thùng sách nào cũng nặng chình chịch, khuân vác xuống cầu thang, lên cầu thang bở cả hơi tai, xong rồi chất đống để một chỗ cả năm, vì còn nhiều việc khác cấp bách hơn. Nhưng sách vở, thư từ, hình ảnh quả thật là một kho tàng quý báu. Ngay cả những tờ lịch bóc. Tôi ngẩn ngơ từ suốt ngày hôm qua, thúc bách, hôm nay phải viết những dòng này, chỉ vì một tờ lịch cũ bóc ngày 05 tháng tám năm 1999, trên đó có vài câu thơ của nhà thơ Vũ Quần Phương
Anh đứng bên cầu đợi em
Đứng một ngày đất lạ thành quen
Đứng một đời đất quen thành lạ
Nước chảy... kìa em, anh đợi em.
Tờ lịch này lại nằm trên một cuốn sách cũ bằng tiếng Pháp "Structure de la langue vietnamienne", bản dịch của cuốn Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam của Trương văn Chình và Nguyễn Hiến Lê xuất bản năm 1963 tại Huế. Lật đại một trang như bói Kiều, tôi rơi vào hàng chữ:
Tordu: cong queo, còng quèo, hay: cong queo còng quèo
Déformé: méo mó, mẹo mọ, hay: méo mó mẹo mọ
Tout petit: tí tẹo, tì teo, hay: tí tẹo tì teo
Sournois: tâm ngẩm, tầm ngầm hay: tâm ngẩm tầm ngầm
Phần tôi, đêm nay, trân trọng dán tờ lịch cũ vào nhật ký, rồi đi ngủ với những câu thơ, để ngày mai lên đường đi dạo mùa xuân.

Làng Mai

Đã mấy chục năm qua, tôi chưa có dịp đặt chân đến vùng đất lạ này, dù là khoảng cách không xa lắm. Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Đã bao nhiêu lần tôi muốn lên đường đi, nhưng vẫn ngần ngại. Không phải lúc nào cũng thực hiện được ngay điều mình muốn. Xuân này, trước khi đến Thonac, tôi muốn ghé thăm Làng Mai.
Nếu tìm địa danh Làng Mai trên bản đồ nước Pháp có mà tìm đỏ mắt cũng không ra, đừng nói chi đến việc tìm ra bẩy xóm của Làng Mai - Xóm Thượng, Xóm Hạ, Xóm Mới, Xóm Trung, Xóm Mới Đầu Thôn, Xóm Mới Lưng Đồi và Xóm Đoài, rồi lại còn tên các chùa - Chùa Pháp Vân, Chùa Sơn Hạ, Chùa Cam Lộ, Chùa Từ Nghiêm.
Cách dùng chữ "Làng", "Xóm" càng làm cho tôi tò mò, muốn biết cái làng Việt Nam ấy, trên đất Pháp là như thế nào. Trong trí tưởng tượng đơn giản của tôi thì có thể đó là một cái làng gồm bẩy xóm như ở Việt Nam quây quần với nhau.
Làng Mai, tên chính thức tiếng Pháp là Village Des Pruniers (tiếng Anh dịch là Plum Village), làm cho tôi thắc mắc, nghĩ đến...hoa mai và ô mai, vì "Pruniers" là danh từ chung của một nhóm cây mận có nhiều loại khác nhau như là mirabelles, reine Claude hay quetsch trong vườn nhà tôi.
Hỏi một người bạn cũ về hoa mai và ô mai, anh Trần Minh Khôi, thì anh chế diễu tôi chỉ háo ăn, rồi giải thích một cách say sưa:
"Ô-Mai, còn có tên gọi là ô-môi hay xí muội (dân miền Nam gọi) có gốc cơ bản từ quả Mai của cây Mai bên Trung Quốc, tức là loại cây mai (mơ), đầu xuân đã nở hoa, có hai thứ trắng và đỏ. Thứ trắng gọi là "lục ngạc mai", nở hết hoa rồi mới nẩy lá, quả chua, chín thì sắc vàng. Giống Mai này có tên khoa học là Prunus Mume, thuộc họ Hoa Hồng (Rosaleal). Mai này tương cận với cây Mơ, có tên khoa học Prunus Armeniaca Lin (ở miền Bắc mình thường gọi) được ướp đường hoắc muối sấy khô, dùng làm thuốc hay để ăn.
Sau này người Việt mình lại dùng một số quả khác biến chế theo cách đó nên mới có thêm các khái niệm đi kèm để phân biệt. Thí dụ: ô-mai me, ô-mai mơ, ô-mai sấu, ô-mai cam thảo, ô-mai tắc cam, ô-mai me tắc, gừng ô-mai v.v... (Oh, lecker !!! Ngon quá)
Mai này hoàn toàn khác với cây Mai vàng chưng vào dịp Tết ở miền Nam VN. Đặc biệt trong văn học Trung Quốc, người ta thường nói đến Tùng, Trúc, Mai... là chính loại Mai này, chứ không phải là Mai vàng của VN. Còn trong văn học Việt Nam thì lạ, chỉ thấy gọi "tuổi học trò" là "tuổi ô mai"... mà chẳng thấy gọi "tuổi sồn sồn" như chúng mình là gì cả nhỉ... có nên gọi là "tuổi ô-hô" chăng ???"
Chuyến này, tôi dành thời gian cho sự ham muốn được biết thêm vài điều mới lạ, dù đường xa, dù mưa xuân lấm tấm ướt đường, không chạy nhanh được, phần lớn thì giờ là ngồi trong xe ngắm cảnh, tôi ghé nhiều nơi, nhìn cho đã mắt những gì mình chưa thấy, như con nít thấy cục kẹo. Thậm chí, khi đi ngang qua Limoges, thành phố nổi tiếng khắp thế giới vì sản xuất đồ sứ men trắng hạng sang, mưa tuyết phủ đầy mặt đất, các xe đều bật đèn và chạy chậm hẳn lại, như lạc lõng vào một thế giới khác đang vẫn còn mùa đông ngự trị. Trên cao nguyên Ngàn Bò (dịch theo nghĩa đen của địa danh "plateau de Millevaches", nhưng các nhà ngôn ngữ học còn đang tranh cãi về nguồn gốc của "Millevaches": hoặc là ngàn suối "mille batz", theo gốc "batz" – suối – hoặc là "au millieu de nulle part" theo gốc "vaque" mi - le - vaque – vacant, vide) không thấy một con bò nào cả, chỉ có tuyết rơi. Bởi thế mà đi hai ngày từ Paris mới đến thành phố Bergerac, cách Paris khoảng 600 cây số xuôi về hướng nam, để đến Làng Mai.
Thành phố Bergerac là một vùng sản xuất rượu vang. Các loại rượu như Bergerac, Monbazillac, Pécharmant được các siêu thị và các nơi bán rượu xếp rượu vào khu "Sud-Ouest" (Tây Nam). Bergerac thuộc vùng thung lũng sông Dordogne, khu vực Périgord pourpre, cho nên các món ăn đặc sản của vùng này cũng chế biến từ thịt vịt, thịt ngỗng. Nhưng sợ thèm rượu ngon mà mềm môi, tôi không dám lang thang lâu ở Bergerac, mà chỉ nghỉ mệt qua đêm rồi sáng sau tôi tìm đến Xóm Thượng.
Tên Việt Nam là thế, nhưng tên tiếng Pháp là chi hè ! Biết là không xa Bergerac nhưng đi lòng vòng từ sáng sớm, thắng gấp mấy lần, quay xe mấy lần mà tìm chưa ra Làng Mai. Ở vùng này, cũng như những vùng quê khác trên đất Pháp, lưa thưa nông trại và ruộng, vắng bóng người. Bergerac toàn là ruộng nho, nhìn đâu cũng thấy ruộng nho, nhưng đầu xuân thì những gốc nho khẳng khiu còn trơ trụi lá. Nhìn ruộng nho rất sạch, không một cọng cỏ dại, mặt đất như có ai cầm lược chải chuốt bằng phẳng, các gốc nho được uốn cùng về một hướng, tôi không khỏi phục công lao người làm ruộng, nhưng cũng tự đặt câu hỏi về mức độ sử dụng thuốc hóa học trừ sâu bọ và các loại cây dại, vì tôi biết thế nào là nhổ cỏ dại trong vườn nhà, chỉ sau ba bốn ngày nắng ấm, nhưng nhất là sau những cơn mưa, chúng trỗi lên từ đất một cách rất phấn khởi vui tươi, nhổ hết đợt này, mọc lên đợt khác.
Đi loanh quanh một hồi, chợt tôi thấy một tấm bản nhỏ cắm ở một ngã tư đường ruộng chỉ hướng Meyrac. Một địa danh rất nhỏ không có tên trên bản đồ. Mừng quá, chạy thêm một chút nữa, thì lướt nhanh qua một cái gì có vẻ Á Châu bên vệ đường. Lật đật lùi xe lại. À, ra thế: "Village Des Pruniers". Eureka !
Nhưng vào đến chỗ đậu xe, tôi hoàn toàn ngơ ngác không biết mình ở đâu ! Trước mặt là hai dẫy nhà ngang dài và thấp, ngó sang phía tay phải, đằng xa, thì thấy một cái chuông chùa, treo, không phải trên gác, mà là dưới mái ngói hai tầng, bốn góc uốn cong, trống trải bốn phía, như lơ lửng trong không. Toàn cảnh, im lặng, không có bóng người. Tôi nhẹ bước, len lén như con mèo ăn vụng, đi về khoản đất treo cái chuông. Một góc khoáng đãng hiện ra, tiếng chuông chùa chắc là phải vang xa lắm.


Làng Mai – Xóm Hạ
Tiếng chuông chùa vang xa trong không gian của nước Pháp ? Thật là lý thú ! Tôi không khỏi nhớ ngay đến Giám Mục Bá Đa Lộc (1) và các giáo sĩ khác đã sang giảng đạo Thiên chúa để khai phá ở Việt Nam, thì bây giờ, ngược lại, các thầy cô đang giảng đạo Phật trên đất Pháp.
Trước chuông, một khoảng đất lớn trồng toàn cây Mận (cây Prunus, gọi là cây Mận, cây Mơ hay cây Mai tùy ý), nhưng vùng này tiết trời còn lạnh, nên các cây còn đứng khẳng khiu, chưa trổ hoa. Loại cây này, hoa trổ trước, rồi lá mới nẩy mầm sau.
Ngoài cái chuông, không thấy có chùa như trong trí tưởng tượng của tôi, một cái chùa như ở Việt Nam, hay ở vùng ngoại ô Paris, mà là những dẫy nhà thâm thấp, bốn năm cái, xây gần với nhau, cũ mới lẫn lộn, cái thì xây bằng đá, cái thì xây bằng bê tông, có thể gọi là "Làng".
Thoang thoáng, trong một căn có một cánh cửa mở, bóng một sư cô nhỏ nhắn mặc áo nâu, đang bận tiếp một người khách.
Đột nhiên, một người đàn bà Pháp, khoác chiếc áo nâu trên một bộ quần áo thường nhật, không biết từ đâu ra, tiến lại phía tôi chào hỏi. Bà cho tôi biết bà là tín nữ đến đây để học đạo và thiền, và tôi đang ở khu vực chùa dành cho Sư nữ và tín đồ nữ, (tức là Chùa Cam Lộ, Xóm Hạ trong địa danh Meyrac thuộc địa phận của làng Loubes-Bernac), rồi dắt tôi đi xem từng giảng đường, nơi thầy hành lễ và giảng đạo. Các giảng đường này khá lớn, trống trơn, không bàn, không ghế, chỉ có một cái bệ hai, ba tầng, trên có các vật dụng thờ tự ở một đầu, giảng đường lớn nhất có thể thâu nhận được 600 tín đồ hành lễ. Ngoài các giảng đường, có vài dẫy nhà để ở cho các sư cô và người đến học đạo. Bà dắt tôi vào bếp, rót cho tôi một ly nước trà nóng trong một bình thật lớn để sẵn, y như thói quen ở Việt Nam. Cái bếp cũng rất rộng, trống khoáng, nồi niêu xoong chảo rất to, để nấu cho cả mấy trăm người ăn.
Tôi mới được biết là cả chùa đi vắng vì Thầy Thích Nhất Hạnh đang du hành ở Việt Nam ! Nếu có ai trách tôi rằng, ra ngõ không coi ngày, thì cũng đúng. Thấy sư cô một mình bận bịu, tôi không dám phiền lâu, rồi chào tạm biệt bà tín nữ người Pháp để đi tìm Xóm Thượng theo bà chỉ.
Thật ra làng Mai không gần Bordeaux lắm, như mọi người thường nói cho qua chuyện, mà cách Bordeaux khoảng 85 cây số về hướng Đông, và cách Bergerac khoảng 25 cây số.
Từ làng Loubes-Bernac, tôi tìm làng Thenac, cách đó mấy cây số lên đồi. Chạy một vòng quanh làng Thenac thì tôi thấy bảng chỉ địa danh Le Pey, nơi có Xóm Thượng, tức là chùa Pháp Vân, dành cho sư nam và tín đồ nam.
Làng Mai Xóm Thượng cũng được xây dựng giống như Xóm Hạ (hay ngược lại), cũng có một chuông chùa dưới mái ngói, chung quanh treo biển " je suis chez moi, je suis arrivé", quang cảnh đẹp hơn, phóng khoát hơn, nhiều ánh sáng hơn, trong vườn có nhiều hoa hơn và suốt ngày lộng gió. Nhìn tuổi của những bụi cây tre cao lớn, các cây tre mọc chen nhau khin khít, trong khu vực làng, tôi nghĩ rằng Xóm Thượng có lẽ được thành lập trước Xóm Hạ. Những người thường quen sống trong những thành phố lớn đầy người, đầy xe cộ, đầy bụi bặm, hẳn phải yêu thích phong cảnh nơi đây, yên tĩnh và thơ mộng.
Xóm Thượng cũng hoàn toàn trống vắng, thấp thoáng bóng hai sư nam đang nấu bếp cho bữa trai trưa.
Tôi lên đường đi về hướng Thonac, cái tên đứng đầu trong danh sách các địa danh trong chuyến đi khảo sát lần này của tôi.

Điểm hẹn THONAC

Tôi hỏi Pierre, tại sao các địa danh ở vùng này đều chấm dứt bằng chữ .."ac". Pierre giải thích "ac", viết tắt của chữ la tinh "acum", có nghĩa là "nhà", hay "địa phận", mỗi địa danh đều hàm ẩn một ý nghĩa nào đó.
Thonac là một làng nhỏ, nằm thơ mộng bên con sông Vézère, độ cao chênh lệch từ 67 mét đến 232 mét, hiện nay có khoảng 250 dân và vài chục nóc nhà, diện tích 11,62 cây số vuông, tức là rất thưa dân, trung bình có 20 dân cư trên một cây số vuông. Con đường chính chạy qua làng, uốn khúc quanh co theo dòng nước mầu xanh như lá cây của con sông Vézère. Nếu không để ý, thì lái xe chạy ngang qua Thonac mà không kịp biết.


Nhà thờ Thonac
Tên làng Thonac xuất hiện lần thứ nhất vào năm 1382. Hiện nay làng Thonac thuộc về vùng hành chánh Aquitaine, khu vực Dordogne, tỉnh Sarlat-la-Canéda, huyện Montignac (so sánh với các cấp địa giới hành chánh Việt Nam như tỉnh, huyện, thành phố, quận, làng, xã).
Trung tâm làng rất nhỏ, còn nhiều nét thôn dã, chỉ có vài quán ăn, tạp hóa, một khách sạn nhỏ, nhà thờ và nhà hành chánh của làng, đang được sửa chữa lại, vì trước kia đây là nhà ở và làm việc của linh mục cai quản nhà thờ. Trong gian phòng lớn của nhà hành chánh làng có một vòi nước Fontaine "Saint-Jacques-de-Compostelle".
Lúc trông thấy nhà thờ làng từ chỗ đậu xe, cách đấy mấy trăm thước, tôi ngạc nhiên, vì kiến trúc nhà thờ rất lạ, giống như một nhà thờ ở tận bên Mễ Tây Cơ trong các phim cao bồi bắn súng cưỡi ngựa. Nhà thờ cũng đang được sửa chữa lại. Tôi hồi hộp đẩy cánh cửa gỗ nặng nề kêu ken két bước vào bên trong. Nhà thờ tuy nhỏ, nhưng bầy biện ngăn nắp, sạch sẽ, không có mùi ẩm mốc như trong một số nhà thờ bị bỏ phế mà tôi đã vào thăm.
Vị Làng Trưởng, ông Serge Richard, được dân bầu từ năm 2001, không ngại công sức làm đẹp làng Thonac, lưu chân du khách viếng thăm làng lâu hơn, để cho làng của ông không chỉ trở nên "sống động" trong vài tháng hè chính trong năm. Ông than, mùa đông, không có đến một con mèo chạy qua đường.
Năm 2003 làng Thonac được cho phép mang huy hiệu của gia đình Losse, mà ngày nay đã tuyệt dòng, đó là một huy hiệu có chín ngôi sao vàng trên một nền xanh nước biển dưới một vương niệm lãnh chúa, và hàng chữ : "1382 – Thonacum – 2002", một khoảng cách thời gian 620 năm.
Làng Montignac, cách làng Thonac 6 cây số về phía thượng nguồn, đã có vẻ là một làng du khách, xinh xắn, đẹp đẽ, có nhiều nhà hàng với thực đơn hấp dẫn, có cầu cổ bắc ngang sông Vézère, có một căn nhà cổ xay bột bằng nước sông và những đường hẻm chật hẹp chỉ một người lọt qua.
Thonac cũng là tên một con sông nhỏ, một trong hai mươi mốt sông phụ của sông Vézère, bắt nguồn từ làng Bars, dài khoảng 11 cây số, rồi đổ vào sông Vézère ở làng Thonac.
Chính ra làng Thonac có điều kiện cơ sở để phát triển thu nhập kinh tế vì thung lũng sông Vézère là một trong những khu vực di tích lịch sử rất nổi tiếng chứa đựng nhiều hang đá thời tiền sử, đã được cơ quan UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, thí dụ như động thời tiền sử Lascaux – của thời đại Magdalénien, cách chúng ta khoảng 17.000 năm – với những hình vẽ thú vật rất mỹ thuật trên vách và nóc các hang đá, cách Thonac chỉ có 5 cây số, mà ai có dịp đi ngang cũng muốn vào xem.
Sông Vézère dài khoảng 211 cây số, bắt nguồn từ làng Tourbière de Longéroux ở một độ cao 941 mét tại địa danh Puy Pendu, gần đỉnh núi Mont Bessou cao 977 mét, trên cao nguyên mang tên Ngàn Bò (Plateau de Millevaches) của rặng núi cổ Massif central thuộc vùng Corrèze, chảy ngoằn ngoèo qua hai vùng Limousin và Perigord, tạo ra một thung lũng rộng khoảng 3.736 cây số vuông, đem theo lượng nước của hai mốt con sông phụ, trước khi đổ vào sông Dordogne tại thị trấn Limeuil.
Nước sông Vézère sói mòn vào vách núi hai bên, tạo thành những hang động lớn, nơi trú ẩn thiên nhiên cho người tiền sử, kể từ thời đại Homo Erectus (từ 1,85 triệu năm cho đến khoảng 400.000 năm trước đây) đã biết xử dụng lửa, chế tạo các vật dụng và vũ khí bằng đá lửa cứng (silex) và gỗ, săn bắn thú rừng, ăn thịt, trái cây và các loại củ, rễ cây, lột da thú làm quần áo. Họ để lại nhiều dấu tích tại nhiều địa danh hiện nay như Lascaux, Font-de-Gaume, les Combarelles, Castel-Merle, Laugerie-basse , Saint-Cirq, Bernifal, Cap-Blanc, Bara-Bahau.
Ngang sông Vézère có nhiều cây cầu cổ từ thế kỷ thứ mười bốn bằng đá cổ. Dọc sông, có nhiều làng nhỏ với chục nóc nhà, cây cối xanh um vây phủ chung quanh. Còn trên sông thì người thích chèo thuyền sẽ được toại nguyện, vì độ nước chảy đủ mạnh, sông chảy loanh quanh, nhiều ngóc ngách, qua nhiều làng nhỏ ven sông. Thonac thuộc về hạ nguồn sông Vézère nên có thể chèo thuyền suốt năm, nhưng mực nước tốt nhất là từ tháng mười một cho đến tháng năm.
Pierre mướn thuyền ở làng Montignac, chèo xuôi dòng Vézère ngang qua Thonac xuống làng Les Eyzies, tôi lái xe dọc sông đến chỗ hẹn, ngồi bên bờ sông nhìn bóng những gợn mây trắng phản chiếu trên mặt nước xanh trôi liên tục và nghĩ mông lung, chờ thuyền Pierre về. Lên lại bờ, anh ta cười toe toét, ba hoa diễn tả, cái thú chèo thuyền trên sông, gió mát hiu hiu, tiếng mái chèo xì xọt trong nước, núi, thành cổ, lâu đài, cây cối ngả nghiêng lươn lướt hai bên bờ.
Chưa hết, tại sao tôi tìm đến Thonac ? Tôi muốn xem tận mắt ngôi mộ của vua Hàm Nghi trong nghĩa địa của làng và lâu đài của gia đình vua Hàm Nghi tại làng Thonac: château de Losse.
Từ khi tình cờ được xem tận mắt nguồn của một con sông lớn, tôi đứng sững sờ nhìn nước nguồn dâng lên lặng lẽ từ lòng đất trong một cái hố khá tròn, rộng khoảng bốn sải tay. Thỉnh thoảng những bọt trắng tròn như bong bóng sủi lên mặt nước. Nước nguồn tràn đầy hố, rồi thoát ra cuồn cuộn thành một con suối nhỏ. Tôi biết rằng con suối này sẽ trở thành một con sông lớn trào ra biển cả. Ấn tượng mạnh mẽ ấy, làm cho tôi rất ham thích đi tìm nguồn sông, nếu có dịp, nhưng cũng háo hức đi tìm "nguồn" của nhiều sự việc.
Đã có vài tác giả viết lẫn lộn lâu đài Losse với lâu đài Nauche, hay viết lâu đài Losse thành lâu đài Cosse mà lại ở Cannes, một thành phố lớn nằm bên bờ biển Địa Trung Hải phía nam nước Pháp, cũng như viết nhầm lẫn Thonac với Sarlat, thật ra làng Thonac cách thị trấn Sarlat khoảng 30 cây số, và lâu đài Losse cách lâu đài Nauche khoảng hơn 100 cây số đường núi. Vợ vua Hàm Nghi không phải sinh ở Marcelle. Tên của bà là Marcelle ! Hoặc viết một cách mơ hồ rằng Hoàng Hậu Nam Phương là "hàng xóm" của vua Hàm Nghi. Chính vì những thông tin không chính xác này làm cho tôi phải đi đến tận nơi, nhìn tận mắt.
Gia đình đương kim chủ nhân lâu đài Losse, mua lâu đài Losse vào tháng tư năm 1999, đang biến lâu đài Losse trở thành một trọng điểm hấp dẫn du khách, trang trí nội thất bằng những bàn ghế tủ giả của thời thế kỷ thứ mười sáu và mười bẩy để gây dựng lại quang cảnh sống của Jean de Losse, sử dụng lâu đài làm phông cho nhiều phim về lịch sử hay chuyện thần thoại (Cinderella, Les Dames Galantes, Jacquou le Croquant), mỗi năm tiếp đón khoảng 30.000 du khách, có thể họ không muốn nhắc nhở đến giai đoạn quá khứ có liên hệ đến một vị Hoàng đế nước Việt Nam bị chính quyền thực dân đày đi Algerie.
Chỉ khi dọc theo sông Vézère rời khỏi Thonac tôi mới có dịp hiểu một phần nào lý do tại sao vùng khúc sông này có rất nhiều lâu đài cổ. Không thông thạo chút nào về địa lý, phong thổ, và chỉ nhận xét theo cảm quan, thì tôi thấy đây là một thung lũng rất đẹp, rất xanh tươi, rất kín đáo, bốn hướng đều có núi vây bọc che chở, không nằm trên các trục giao thông chính, không hề bị tàn phá qua hai trận Đại Chiến, nhiều ánh sáng, có sông nước, có rừng thưa, còn nhiều di tích lịch sử rất xa xưa, làm tôi nhớ những mẩu chuyện đã đọc về các thầy địa lý phong thổ đi tìm đất cho Vua.
Nhưng lý do nào đã đưa gia đình vua Hàm Nghi về nghĩa trang Thonac ?

Ngôi mộ vua Hàm Nghi

Bình thường, trong các làng mạc ở Pháp, nghĩa địa thường nằm trong khuôn viên của nhà thờ. Tôi đi thẳng đến nhà thờ làng Thonac, quanh một vòng: không thấy nghĩa địa đâu cả. Pierre tinh mắt, chỉ cho tôi xem các dấu vết còn sót lại chung quanh các gốc cây mận đang trổ hoa, nghĩa địa cũ bây giờ đã trở thành bãi đậu xe bên cạnh nhà thờ.
Tôi vào khách sạn bên cạnh hỏi thăm, thì được biết nghĩa địa đã được dời lên một khoảng đất trên đồi, phía bên kia đường làng chính, không xa lắm. May mắn hơn nữa, tôi gặp được bà Christiane Salviat của Nhà Hành Chánh làng mời vào văn phòng, dù hôm nay là ngày không tiếp khách, cho xem bản đồ nghĩa địa.
Đường từ trung tâm làng lên nghĩa địa chỉ khoảng 2 cây số. Trời vừa dứt một cơn mưa xuân, ánh sáng mù mù ảm đạm, thật là hợp tình hợp cảnh. Trước đó, tôi đã phải chạy ra hướng làng Montignac để tìm mua nhang. Mộ của gia đình vua Hàm Nghi lớn nhất, dựa một chân tường, hướng về phía cửa chính. Lâu ngày không ai săn sóc chùi rửa, nắp đá tảng trên mộ đen thui, rêu xanh mọc đầy. Cái bình hoa duy nhất ở đầu mộ lưng lửng nước mưa. Không có hoa và cũng không có một chân nhang. Một bình hoa mầu xanh nhỏ bằng ny lông bị gió thổi nằm nghiêng trên đất. Ở đây toàn là mộ đạo Thiên Chúa. Trên mộ gia đình vua Hàm Nghi cũng có chạm một cây Thánh giá lớn. Trong hầm mộ có năm người yên nghỉ: Vua Hàm Nghi, bà Marcelle LALOË, Công chúa Nhu May (*), Hoàng tử Minh Duc (*) và bà Marie Jeanne DELORME.


Mộ vua Hàm Nghi tại nghĩa trang Thonac

Bia mộ vua Hàm Nghi


Các hàng chữ khắc trên mộ như sau:
S.M. HAM NGHI, Empereur d'Annam, Hue 1871 - Alger 1944
S.A.I. La princesse d'Annam, née Marcelle LALOË, 1884 – 1974
Nhu May, Princesse d'Annam, 1905 – 1999
Minh Duc, Prince d'Annam, 1910 – 1990
Marie Jeanne DELORME, 1852 - 1941
Bà Marie Jeanne Delorme, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1852 tại Besseyre, thuộc địa phận Loubaresse (Cantal), con của Jean Delorme và Francoise Esbras, qua đời ngày 2 tháng 9 năm 1941 tại lâu đài Losse. Người làm giấy khai tử cho bà Marie Jeanne Delorme là công chúa Nhu May, lúc đó 36 tuổi, nghề nghiệp: nhà nông (2). Bà Delorme có lẽ được an táng trước nhất trong hầm mộ, vì tất cả những nhân vật khác đều qua đời sau bà. Người làng Thonac cho rằng bà Delorme là gia nhân của gia đình vua Hàm Nghi, nhưng thông tin này sẽ còn phải kiểm chứng lại nếu có dịp.
S.A.I. có nghĩa là Son Altesse Impériale, danh xưng của vương phi, tước vị của bà Marcelle LALOË khắc trên mộ là Công Chúa, theo truyền thống nhà Nguyễn không lập ngôi Hoàng Hậu lúc bà còn sinh thời, và bà cũng không được truy tôn làm Hoàng Hậu sau khi qua đời, nhưng chữ "La princesse d'Annam" chỉ rằng bà là chính phi của vua Hàm Nghi.
S.M. có nghĩa là Sa Majesté, danh xưng của vua chúa. Nhưng khắc ghi trên mộ vua Hàm Nghi là Empereur d'Annam (Hoàng đế An Nam) là không đúng.
Vào cuối đời vua Tự Đức, triều đình Huế đã ký hết hiệp ước này đến hiệp ước khác với Pháp, mất dần chủ quyền, độc lập, tự do. Các cuộc nổi dậy chống lại Pháp thì được sử sách viết là "làm giặc" như Đề Thám (3), hay "nổi loạn" như phong trào Văn Thân ở Nghệ Tĩnh năm 1874, và bị quan quân triều đình đánh dẹp.
Công việc ngoại giao cầu viện trợ Tầu cũng không xong, vì trung tá Fournier, đại diện Pháp, ký với Lý Hồng Chương bản Hòa ước Thiên Tân ngày 18 tháng 4 năm Giáp Thân (1884), nước Tầu rút hết quân đóng ở miền Bắc, và công nhận quyền cai trị của Pháp trên đất Việt Nam.
Đến khi các quan Nguyễn Văn Tường, Phạm Thuận Duật và Tôn Thất Phan của triều đình Huế, ký với Patenôtre và Rheinart, bản Hòa ước Patenôtre vào ngày 13 tháng 5 năm 1884 thì nước Việt Nam mất hết chủ quyền và bị chia làm ba kỳ, mỗi kỳ có luật lệ riêng và sự giao thông giữa ba kỳ bị kiểm soát nghiêm ngặt bằng giấy thông hành.
Patenôtre và tướng Courbet còn chưa hả dạ, muốn xóa dấu tích của Tầu đối với Việt Nam, làm áp lực để tịch thâu cái ấn Việt Nam Quốc Vương Chi Ấn, bằng bạc ròng mạ vàng, nặng 5 kí 9, hình vuông, cạnh to từ 10 đến 12 phân, của vua nhà Thanh phong cho người khai sáng nhà Nguyễn – vua Gia Long – năm 1804, đem chiếc ấn về Pháp làm chứng vật chiến thắng. Nhưng Nguyễn văn Tường và Phạm Thuận Duật, trước sự chứng kiến của Patenôtre và Courbet, nhất định cho nấu chẩy chiếc ấn lịch sử này, theo thông tin của l'Agence Havas viết vào ngày 30 tháng 8 năm 1884, không để cho Patenôtre đem chiếc ấn này về Pháp. (4)
Đối ngoại thì như thế còn đối nội thì triều đình Huế rất lủng củng và chia rẽ vì hai chính kiến: đánh Pháp hay theo Pháp. Sau giai đoạn bốn tháng ba vua (Dục Đức – Hiệp Hòa – Kiến Phúc, 1883 – 1884), hai quan đại thần Nguyễn văn Tường và Tôn Thất Thuyết chọn Ưng Lịch, mới có 13 tuổi, em của Ưng Đường (là con nuôi thứ hai của Tự Đức), lên làm vua.
Nguyễn Phúc Ưng Lịch, tên húy là Nguyễn Phúc Minh, sinh ngày 3 tháng 8 năm 1871 tại Huế, con của Thuận Nghi Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hương Hội (Nguyễn Phúc Cai), đăng quang Hoàng Đế ngày 01 tháng 8 năm 1884 tại Huế, là vị vua thứ tám của nhà Nguyễn, lấy niên hiệu Hàm Nghi ngày 15 tháng 2 năm 1885, xưng danh Đại Nam Hoàng Đế, quốc hiệu là Đại Nam.
Chính quyền thực dân Pháp ép vua Hàm Nghi phải đổi tước hiệu lại là Hoàng Đế An Nam, hạn chế tước vị và quyền lực (hư vị) của vua Hàm Nghi chỉ trên miền Trung (Annam), coi như một cách chấp nhận chính thức quyền bảo hộ và cai trị của Pháp trên ba miền của nước Việt (theo cách thức quản lý hành chánh của chính quyền Pháp thì họ áp đặt gọi miền Bắc là Tonkin, miền Trung là Annam và miền Nam là Cochinchine).
Thời gian trị vì của vua Hàm Nghi chưa được một năm. Vì thái độ hống hách của tướng de Courcy, đã nhất định đòi đi cùng với 500 quân lính vào cửa chính để yết kiến vua Hàm Nghi mà Tôn Thất Thuyết tức giận, đem quân tiến đánh đồn Mang Cá vào nửa đêm về sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885.
Quân Pháp đánh trả lại đến sáng thì kinh thành Huế thất thủ, quân Pháp tiến vào nội thành, chiếm đóng hoàng cung và tịch thu các vũ khí, báu vật, hơn mười triệu tiền giấy, vàng thỏi, bạc thỏi. (5)
Vua Hàm Nghi được Tôn Thất Tuyết và Nguyễn văn Tường đưa ra khỏi cung điện, lên đường chống Pháp, nhưng ngay ngày hôm sau Nguyễn Văn Tường trở về đầu hàng Pháp, rồi hai tháng sau đó bị Pháp đưa đi đầy cùng với cả gia đình ở Tahiti. Hàm Nghi ban Hịch Cần Vương kêu gọi anh hùng các nơi chống Pháp.
Vì sự phản bội của Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị chính quyền thực dân Pháp bắt vào tháng 9 năm 1888, rồi bị đưa lên đường đi đày vào cuối năm 1888.
Hàm Nghi đến Alger (thủ đô của nước Algerie tại Bắc Phi) vào đầu năm 1889, rồi bị quản thúc tại Biệt thự Villa des Pins thuộc làng El Biar, cách Alger 5 cây số, lúc đó Hàm Nghi mới được 18 tuổi.
Trong suốt thời gian lưu đày ở Alger, vua Hàm Nghi chỉ được gọi là Prince d'Annam (Hoàng tử An Nam) và được lãnh một số tiền cấp dưỡng lúc ban đầu là hai mươi lăm ngàn quan Pháp một năm, trích từ ngân sách của Việt Nam để sinh sống (6).
Theo khắc ghi trên mộ thì vua Hàm Nghi mất năm 1944 tại El Biar, Alger, thọ 73 tuổi, hài cốt vua Hàm Nghi được cải táng về nghĩa trang Thonac vào năm 1965. Vua Hàm Nghi được phong miếu hiệu là Hiến Tổ Chương Hoàng Đế.
Ngày 4 tháng 11 năm 1904 vua Hàm Nghi, lúc được 33 tuổi, cưới bà Marcelle Aimée Léonie LALOË, con gái của ông François Laloë và bà Suzanne Ving, tại Alger. Bà Suzanne Ving là con gái của bà Aimée Souham.
Bà Marcelle Aimée Léonie LALOË sinh ngày 02 tháng 7 năm 1884 và qua đời ngày 05 tháng 9 năm 1974 tại lâu đài Château de Losse trong làng Thonac, thọ 90 tuổi.
Vua Hàm Nghi và bà Marcelle Aimée Léonie LALOË có ba người con: Công chúa Nhu May sinh năm 1905, Công chúa Nhu Ly (*) sinh năm 1908 và Hoàng tử Minh Đức sinh năm 1910. Công chúa Nhu Ly không được an táng trong hầm mộ gia đình tại làng Thonac.
Theo sự chỉ dẫn của ông Richard tôi rời Thonac, trực chỉ hướng Juillac, cách Thonac khoảng 60,70 cây số về hướng đông bắc, nhưng không dùng xa lộ mà chọn đường quốc lộ và đường làng, để dễ tìm hiểu và quan sát phong cảnh hơn. Đoạn đường từ Thonac đến Juillac xuyên núi, xuyên rừng, lên cao, xuống dốc, rất đẹp, có nhiều quang cảnh hùng vĩ.


Mộ Hoàng Hậu Nam Phương
Đến làng Chabrignac, cách Juillac chỉ vài cây số, đã có kinh nghiệm tìm kiếm, tôi và Pierre lái xe thẳng đến nghĩa địa nằm ở ven đường chính, trên một mỏm đồi cao nhìn xuống làng phía dưới, xem từng tấm bia, từng ngôi mộ. Ngôi mộ của bà Hoàng Hậu Nam Phương, người vợ chính thức đầu tiên của Bảo Đại, rất dễ nhận ra, vì có hai cây tùng trồng hai bên mộ, nay đã cao và to phình. Ngôi mộ có vẻ mới được trùng tu lại, sạch sẽ, đơn sơ. Nắp đậy huyệt chỉ là một tấm bê tông phẳng phiu, có chạm nổi hình thánh giá và một tấm bia chìm đề hàng chữ " Sa Majesté Nam Phuong Impératrice d'Annam 1913 – 1963" . Trên nắp huyệt dựng một tấm bia khác đề rõ hơn một chút " Ici repose l'Impératrice Nam Phuong, née Jeanne Mariette Nguyen Huu Hao, 14.11.1913 – 15.09.1963". Thật ra tên của bà là Nguyễn Hữu thị Lan. Tấm bia cũ, viết chữ Hán nôm, vẫn còn đứng ở đầu mộ.
Làng Chabrignac rộng khoảng 1.000 mẫu, theo thống kê năm 2002 thì có khoảng 444 dân cư. Từ nghĩa trang xuống làng, chạy lòng vòng một quãng thì thấy nơi ở cũ của bà Nam Phương, một ngôi nhà khá to lớn, gọi là Domaine de la Perche, nằm khuất trong một khu vực có nhiều cây cối xanh tươi.
Trở ra đường cái, tôi dừng xe trước một lâu đài nho nhỏ, đẹp giống như một lâu đài trong chuyện cổ tích thần thoại Bạch Tuyết và bẩy chú lùn hay Công chúa ngủ trong rừng, đứng ngắm hồi lâu. Lâu đài này có bốn tháp hình tròn ở bốn góc, liên kết với phần giữa thành một khối, xây từ khoảng thế kỷ thứ XIV, XV, nổi bật trên một phần đất dọn dẹp rất sạch sẽ, không có cỏ dại mọc, chứng tỏ là có người ở. Gần đấy, hiện ra nóc chuông nhà thờ làng Chabrignac, cũng có vẻ Mễ Tây Cơ giống như nhà thờ làng Thonac. Bên cạnh nhà thờ, là một căn nhà rất lớn, nằm trên một khoản vườn rộng, tường cao vây bọc chung quanh, cổng nhà rất oai nghiêm. Tôi và Pierre đang đứng tần ngần ngắm nhà thờ, bàn tán với nhau, thì một "ông tiên" hiện ra, thấy bộ tướng chúng tôi không phải là kẻ trộm cướp, ông vui vẻ trò chuyện trao đổi. Hóa ra, trời thương tôi thật, tôi đã thấy trước mắt lâu đài có bốn tháp tròn ấy của ông Tử Tước Vicomte de la Besse, cháu ngoại của vua Hàm Nghi. Lúc vua Hàm Nghi qua đời thì Tử Tước mới có bẩy tuổi.


Lâu đài Chabrignac

Lâu đài Nauche

Chưa hết mệt, chúng tôi lại đi tiếp tục để đến thị trấn Vigeois, cách Chabrignac khoảng 30 cây số đường núi. Trên đoạn đường này, tôi đi ngang qua lâu đài của bà Hầu Tước Marquise de Pompadour, người tình rồi bạn thân của vua Louis XV tại thị trấn Arnac-Pompadour, một nơi thu hút khá nhiều du khách.
Vigeois, nằm trên một độ cao 311 mét, có khoảng trên 1.200 dân, thuộc vùng hành chánh của thành phố Brive, cách Chabrignac khoảng 30 cây số về hướng nam. Lâu đài La Nauche nằm trong địa phận Simons của thị trấn Vigeois, là chỗ ở của gia đình Bá tước de La Besse.
Người con gái thứ hai của vua Hàm Nghi mang tên Nhu Ly sinh ngày 22 tháng 7 năm 1908, kết duyên ngày 20 tháng tư năm 1933, với Bá tước François Barthomivat de La Besse (sinh ngày 3 tháng 2 năm 1905), qua đời ngày 9 tháng 7 năm 2005, thọ 97 tuổi, được an táng riêng rẽ trong nghiã trang của thị trấn Vigeois, chung trong hầm mộ với bà Marguerite Aglaé de la Besse Nauche de Leymarie (1804 – 1867), cũng không chung một mộ với chồng.
Bà công chúa Nhu Ly có ba người con, hai gái một trai, Françoise, Philippe và Anne (tức là ba cháu ngoại của vua Hàm Nghi).
Françoise Barthomivat de la Besse kết hôn với Jacques Matis de Bisschop, có ba người con.
Philippe Barthomivat, Vicomte de la Besse. Sinh ngày 25 tháng 2 năm 1937, kết hôn với bà Jane Boardman, không có hậu duệ.
Anne Alice Marie Barthomivat de la Besse kết hôn với ông Guy Dabat, có bốn người con.

Lâu đài của Công Chúa Nhữ Mây: Château de Losse

Người con gái đầu lòng của vua Hàm Nghi với bà Marcelle Aimée Léonie LALOË, mang tên, theo sổ sách hành chánh của Pháp ghi chép nguyên bản lúc bà qua đời là: Nhu-May, Suzanne, Henriette UNG LICH HAM NGHI D'ANNAM, sinh ngày 17 tháng 8 năm 1905 tại El Biar (Algérie), cư trú tại " La petite maison de Losse" (căn nhà nhỏ của Losse), qua đời ngày 01 tháng 11 năm 1999 tại nhà thương của thị trấn Vigeois (vùng Corrèze), Pháp, thọ 94 tuổi. Bà công chúa Nhu-May, sống độc thân, không có hậu duệ, lúc sinh thời là nhà nông.
Theo chữ ký của bà có bỏ dấu tiếng Việt trong văn tự còn được lưu trữ thì tên của bà là Nhữ Mây. Một cái tên rất lạ và rất đẹp. Trong các văn bản chính thức, bà ký tên là Nhữ Mây d'Annam. (7)


Lâu đài Losse
Công chúa Nhữ Mây về Pháp mua lâu đài Losse vào ngày 6 tháng 8 năm 1930, lúc bà mới có 25 tuổi. Trong văn tự mua bán lâu đài Losse ký với các người bán là ông Marie Antoine Jules Maurice Challe, bà Marie Joseph Françoise Elisabeth Mercier và cô Françoise Marie Beausoleil, thì địa chỉ của công chúa Nhữ Mây khi ấy là Biệt thự Gia Long, El Biar, Algérie. Bà mua lâu đài Losse với giá là bốn trăm năm chục ngàn quan Pháp, trả làm hai lần, lúc giao lâu đài trả ba trăm ngàn quan tiền mặt, phần còn lại một trăm năm chục ngàn quan Pháp sẽ được trả trong vòng ba năm, với phân lãi là bẩy quan hai chục xu (tức là 7,2%).
Lâu đài Losse (Château de Losse) được xây cất sát bờ sông Vézère, khởi đầu xây theo kiểu một thành trì nhỏ kiên cố thời Trung cổ, có hào nước rộng chung quanh và cầu treo để chống xâm nhập bằng người và ngựa, nền móng đặt từ thế kỷ thứ XIV, dần dần đến năm 1576 được sửa...
viethoaiphuong
#10 Posted : Saturday, March 8, 2008 10:15:18 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
PHIM
Việt Nam 30 năm nhìn lại


http://www.youphim.com/f.../showthread.php?t=13805
viethoaiphuong
#11 Posted : Sunday, March 9, 2008 10:49:53 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Bài này hôm trước đăng lại vào đây, thì với tên tựa đề "Gởi Chút Niềm Riêng" của Phan và hơn nữa bị thiếu đoạn kết.
Hôm nay tình cờ bên VietBao, bạn post lên nguyên si bài lài có hình ảnh đẹp nữa. nên VHP xin bạn "rinh" cả bài về đây. Tặng lai quý bạn PNV và tự tặng cho chính mình !
VHP
==>


Tờ Khai Sanh Oan Nghiệt

Việt Báo Thứ Hai, 3/10/2008, 12:02:00 AM
Người viết: Phan

Bài số 2244 -1622-21-vb2100308

*
Tác giả là một nhà báo, người phụ trách một cột mục trên tạp chí Ca Dao tại Dallas, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Sau đây là hồi kết bài viết mới của ông, với lời ghi: “Gởi chút niềm riêng...”
*

[img]http://img.photobucket.com/albums/v301/ngocanh32/tear.jpg?t=1205372075[/img]

1.

…Cha tôi đánh mẹ tôi như cơm bữa, lần cuối cùng, năm tôi 6 tuổi. Hôm đó, cha về nhà với người đàn bà son phấn chứ không xoàng xĩnh như mẹ tôi. Sáu tuổi đầu nhưng tôi đã linh cảm được đại sự xảy ra! Thay vì chạy trốn đòn như mọi lần cha về thì tôi chạy xuống bếp với mẹ để nhớ đời về trận đòn kinh khủng mà mẹ tôi phải gánh chịu. Cha đuổi mẹ ra khỏi nhà bằng những câu chửi tục tằn, những hành vi ghê sợ. Người đàn bà kia đứng khoanh tay nhìn cha tôi đá cái lò củi đang cháy mà trên đó là nồi cơm chiều đang sôi. Có lẽ do nước cơm đang sôi làm phỏng chân vì cha đi dép chứ không phải giày nên ông nóng giận hơn bình thường và đã trút cơn thịnh nộ lên mẹ tôi một trận đòn kinh khủng. Ong đá mẹ tôi liên miên đến không đứng dậy nổi, cuối cùng là nắm tóc và giập đầu mẹ vô vách đến khi dòng máu đỏ chảy dài xuống mặt thì người đàn bà kia can ra, không cho đánh nữa. Bà ta mở bóp đầm, lấy ra cái khăn tay để hỉ mũi… chứ không phải lau máu cho mẹ tôi.

Mẹ nắm tay tôi, lom khom vì đau đến không đứng thẳng người lên được, trở lên nhà trên, mẹ xốc thằng em tôi đang ngủ dúi ở góc nhà. Mẹ vác nó lên vai, cố tha lưng nó cho đừng khóc nữa. Chúng tôi ra khỏi nhà trong bóng chiều chạng vạng. Người đàn bà kia đứng lặng nhìn theo… tương lai của bà. Con chó phân bua vài tiếng sủa, rồi quyết định chạy theo những kẻ khốn cùng.

Chúng tôi đi bộ thật gần để sang nhà bà nội. Mẹ tôi gởi chị em tôi cho bà nội để đến nhà ông y tá trong xóm băng bó vết thương vì máu chảy đầm đìa. Nội xua đuổi chúng tôi làm om xòm cả xóm. Chú Tư tôi ngoài quán nhậu, nghe chuyện trở về nhà. Ong ra lệnh cho bà nội giữ đứa con trai, (năm đó, em tôi 4 tuổi) và ra lệnh cho mẹ dẫn tôi đi đâu thì đi, đừng về nhà nữa, đừng đến đây nữa. Mẹ tôi miễn cưỡng gởi lại thằng em tôi cho bà nội, nhưng nó khóc la, không chịu rời mẹ tôi. Chú Tư táng nó một bạt tai đến sặc máu mũi, chửi tới ba đời nhà nó. Mẹ tôi không cho đánh nó nữa bằng cách ôm nó vào lòng mẹ. Chú Tư trút giận lên mẹ tôi còn tàn nhẫn hơn cha tôi. Chú đánh mẹ tôi như đánh chó. Đá lăn lông lốc trên sân… Tôi không còn khóc la nổi nữa, chỉ đứng há hốc miệng ra nhìn. Thằng em tôi thôi khóc, máu mũi nó chảy xuống đỏ cả ngực áo nó lẫn áo tôi, nó vùng ra khỏi tay tôi đang ôm nó trong lo sợ, nó dõng dạc chỉ mặt chú Tư! "Đụ má mày chú Tư." Ong, cho nó một đá văng ra ngõ, nó giẫy đàng đạch như con cá lóc bị đập đầu. Mẹ tôi bò ra ngõ, lôi thằng em tôi và gọi tôi. Chạy. Con chó chạy theo…


[img]http://img.photobucket.com/albums/v301/ngocanh32/giotle.jpg?t=1205372154[/img]

Đêm đó, chúng tôi ngủ sạp ngoài chợ Chồm hổm là ngôi chợ tự phát, mọc lên sau "giải phóng". Bờ sông bãi rác trước đây nhưng có lợi thế trên bờ dưới bến, thuận tiện cho việc mua bán của ghe thương hồ. Đêm xuống, mấy chiếc ghe thương hồ leo lét đèn bão và tiếng hát lời ca vang lên cùng tiếng đàn vọng cổ. Tôi quá lạnh, sợ và đói nên không ngủ được, rúc vô mẹ tôi thì thằng em không nhường hơi ấm, nó xô tôi ra. Tôi ôm con chó, khóc thút thít… rồi lịm đi.

Khuya, mấy người Phường đội, du kích, công an… đi bắt vượt biên làm náo động mấy chiếc ghe thương hồ đã yên giấc. Họ bắt chúng tôi chung với những người lạ, những người vượt biên lớ ngớ không biết chạy di đâu. Tất cả những người bị bắt, được giải về Công an Phường. Sáng hôm sau, công an nhận mặt ba mẹ con tôi là người địa phương nên thả ra chứ không đưa đi trại giam.

Mẹ dẫn chị em tôi xuống cuối chợ, mua cho mỗi đứa một trái bắp luộc và dặn ngồi ngoan ở đó để mẹ đi xin việc làm. Con chó cũng kêu đói ăng ẳng đòi phần, mẹ nhường cho nó củ khoai lang luộc là phần của mẹ. Bây giờ, tôi mới thấy trên đầu mẹ tôi được buộc lại như đeo tang, máu khô còn đầy ở mang tai và gương mặt tím bầm nhiều chỗ. Chúng tôi ăn xong, ngồi ngoan một chỗ để mẹ đi gánh nước và rửa tô cho hàng hủ tiếu. Con chó lẽo đẽo theo mẹ đi gánh nước…

Từ đó, chúng sống ngoài chợ. Tối ngủ coi đồ cho hàng hủ tiếu khỏi dọn bàn ghế về nhà như trước đây. Gia đình tôi cũng quen được ông bà Mười làm nghề thương hồ. Ong bà lên hàng là cả ghe cá mắm tới rau trái, dừa khô, khoai lang, bí đỏ… Họ mua bán trao đổi không hết hàng thì để lại cho mẹ tôi bán chợ chiều vì công việc phụ hàng hủ tiếu chỉ bán chợ sáng. Những ngày tháng ấy, tôi thấy mẹ tôi cười khi chợ vắng tanh về tối và thằng em tôi chơi với con chó nhiều hơn chơi với chị.

Chuyện, ba mẹ con tôi sống ngoài chợ được đồn đến tai cha tôi và chú Tư cũng đồng nghĩa với hết yên ổn từ hôm bà nội đi chợ. Bà ngồi ăn bún thịt nướng chả giò thơm lừng. Tôi không giữ nổi thằng em như lời mẹ tôi dặn dò, nó vùng khỏi tay tôi để chạy đến bà nội xin ăn vì thịt nướng thơm lắm! Bà nội hất nguyên tô bún vô mặt nó. Bảo lượm lấy mà ăn! Chửi ba đời chín kiếp nhà nó. Nó không lượm thịt nướng chả giò dưới đất mà chỉ thẳng vào mặt bà nội! "Đụ má mày bà nội". Người dưng cười hả hê bao nhiêu thì mẹ tôi bị chú Tư ra chợ đánh cho một trận còn thê thảm hơn thế. Chiều tối hôm sau, tới phiên cha tôi ghé chợ, đánh cho mẹ tôi một trận nữa, đánh tới gẫy xương sườn. Từ đó về sau, thằng em tôi chỉ nói một câu: "Đụ má". Ai hỏi nó ăn hôn? Chơi hôn? Ngủ hôn? Đi đái hôn?... nó chỉ trả lời…! Người kẻ chợ gọi nó là "thằng Đụ má".

Chị em tôi sống nhờ cơm ông Mười nấu dưới ghe, bà Mười đưa mẹ tôi đi nhà thương chưa về. Dì Hường (cháu gọi bà hủ tiếu bằng dì, là người làm côn việc gánh nước, rửa tô với mẹ tôi). Dì mua cho chúng tôi hai bộ đồ mới… là tất cả những gì tôi còn nhớ được tới hôm nay.

Ong ngoại (ông Mười) bỏ chị em tôi xuống ghe, con chó đã bị người ta bắt trộm làm thịt trong hôm mẹ tôi đi nhà thương. Chúng tôi khóc con chó quá mức nên quên khóc cho mẹ dở sống dở chết nơi đâu chúng tôi cũng không biết! Ong ngoại đưa chị em tôi về nhà ngoại ở dưới quê. Bà ngoại ở bệnh viện chờ bác sĩ "hàn xương sườn" cho mẹ tôi. Ong ngoại nói với chị em tôi như thế. Chúng tôi được ở nhà ngoại với dì Hai, (dì bị té sông hồi nhỏ nên tâm thần lãng đãng). Nhưng dì biết nấu cơm cho chúng tôi ăn, dì biết ca vọng cổ, hay lắm! Không nhớ bao lâu thì mẹ tôi cũng được ông bà ngoại đưa về quê. Từ đó, mẹ tôi làm người đi trao đổi hàng hóa từ thành phố về, thu mua đặc sản trong xóm, sắp sẵn cho ông bà ngoại về tới là lên hàng và xuống hàng, đi liền. Ong bà ngoại không phải ở lại xóm một hai hôm để mua bán, trao đổi hàng hóa với xóm làng vì đã có mẹ tôi lo.

Thương vụ của ông bà ngoại phát đạt nhờ có mẹ tiếp sức. Ong bà ngoại tôi tin là mẹ tôi đã đem may mắn đến gia đình có bốn người con gái nên làm ăn ạch đụi hoài! Từ hồi có mẹ tôi thì gia đình ông bà ngoại đã đủ Ngũ Long Công Chúa nên ai cũng ăn nên làm ra. Trừ dì Hai bị tâm thần nên không lập gia đình, còn lại các dì kế đều tự nhiên làm ăn được nên khá lên. Cả nhà ngoại thương mến mẹ con tôi đến độ ông bà ngoại gả chồng cho mẹ tôi với người đàn ông trong xóm, cũng làm nghề thương hồ và vợ chết khi sanh đứa con thứ hai cho ông. Mẹ tôi chưa đồng ý chuyện cưới hỏi thì chú Tư đã xuống tới nơi, tố cáo với công an địa phương là ông bà ngoại tổ chức vượt biên nên mẹ con tôi bị bắt lần nữa. Ong bà ngoại xạt nghiệp lần đó, phương tiện làm ăn chỉ là cái ghe thương hồ mà bị cấm hoạt động vì tội đưa người; chứa người vượt biên thì còn gì để sống! Ngoại bán ghe để chạy chọt cho họ thả chúng tôi ra.

Dì dượng ba của tôi đã âm thầm chuẩn bị cho chúng tôi ra khỏi trại giam với lệnh phải trở về Sài gòn trong ngày. Nhưng dì dượng đón chúng tôi khi xe đò rời Vĩnh Long không xa và đưa chúng tôi đi trốn trong gò mả - ngoài đồng hoang cả tuần tới hôm đi vượt biên.



2.

Chúng tôi đến đảo như mọi người vượt biên khác và khác người là ba mẹ con thui thủi, không biết có được đi định cư ở nước thứ ba vì hoàn toàn không có thân nhân ở ngoại quốc. Cơ may bất ngờ là có một gia đình vượt biên như chúng tôi, họ có thơ của thân nhân ở Pháp gởi tới trại. Trong thơ có mấy câu tiếng Pháp do đứa cháu nội của ông già vượt biên viết hỏi thăm ông nội, nhưng ông không biết đọc tiếng Pháp. Mẹ tôi dịch được sang tiếng Việt cho ông hiểu. Nhờ đó, mẹ tôi quen chú Thành. Chú giỏi tiếng Anh và làm việc cho ban lãnh đạo trại để giúp đỡ đồng bào tỵ nạn, chứ chú đi Mỹ lúc nào cũng được vì gia đình chú đã sang Mỹ từ lâu.

Ngày tháng, những gia đình vượt biên cùng chuyến đã đi định cư, chỉ còn gia đình tôi ở miết vì không người bảo lãnh đi nước thứ ba; cũng không phái đoàn nào nhận chúng tôi đi bất cứ đâu để khỏi bị cưỡng bức hồi hương. Chú Thành quyết định làm đám cưới với mẹ tôi ngay bên trại tỵ nạn. Đám cưới được Ban lãnh đạo trại tổ chức cho và có mấy phái đoàn ngoại quốc dự đám cưới nữa nên gia đình tôi đi Mỹ với chú Thành, khá dễ dàng.

Tôi không tưởng tượng được sự giàu sang của gia đình chú Thành, khi tôi tới Mỹ. Nhưng tôi không được sống trong căn nhà lộng lẫy, gọi bà cụ hiền khô là bà nội. Chúng tôi sống riêng ở một căn aparterment. Cuối tuần, chú Thành ghé thăm.

Mẹ tôi, một lần nữa lăn xả vào cuộc sống mới vì hai đứa con nhỏ. Ai cũng khen mẹ tôi giỏi giang vì tới Mỹ mấy ngày thôi đã lội tuyết đi làm cho tiệm fast-food Mỹ. Đêm, ngồi may tới khuya lơ để kiếm tiền. Từ khi mua được chiếc xe hơi cũ, cuối tuần nào mẹ cũng chở chúng tôi đến thăm bà… với quà bánh cho bà rất hậu.

Cuộc sống chúng tôi ổn định dần thì bà bị trợt té gẫy chân, phải nằm bệnh viện lâu vì giập lá lách nữa. Mẹ chú Thành có bốn người con trai thì ba người con dâu trước đây không công nhận mẹ tôi là em dâu út, nhưng bây giờ cần người vô bệnh viện với mẹ chồng thì gọi vợ Ut Thành! (Tôi đã bắt đầu biết suy nghĩ về gia cảnh của mình và hoàn cảnh của mẹ vì tôi đến Mỹ năm 10 tuổi, bây giờ đã sắp 13).

Mẹ tôi nói với chú Thành là mẹ xin nghỉ vacation, sau đó nghỉ không ăn lương để có thể chăm sóc cho bà. Nhưng mẹ nói với tôi: "Chú Thành đã cứu chúng ta, bây giờ mẹ phải giúp chú ấy. Mẹ bị buộc thôi việc vì nghỉ nhiều quá, nên không có tiền lương nữa. Cũng không có thời giờ may để kiếm tiền trả tiền thuê aparterment…" Mẹ dạy tôi may và tôi đã ngủ gục trên bàn may nhiều lần để có tiền trả aparterment, năm tôi 13 tuổi.

Khi bà được xuất viện về nhà, mẹ tôi vẫn chăm sóc bà thêm mấy tháng. Khi bà tự nói: Bà đã có thể tự túc một mình, mẹ tôi nên đi làm lại để nuôi con. Bà cho mẹ tôi một số tiền lớn lắm, có thể mua được căn nhà để ở. Nhưng mẹ tôi không lấy và trình ra giấy ly dị với chú Thành mà mẹ đã ký sẵn để trả lại tự do cho chú Thành như thoả thuận của mẹ với chú Thành từ hồi làm đám cưới bất đắc dĩ bên đảo.

Tôi với thằng em, phản đối vì chúng tôi đã thân quen với chú Thành như con với cha, dù chú không ăn ở với mẹ tôi. Tôi nhớ lần cuối đến thăm bà vào ngày cuối tuần vì mẹ tôi quyết định dời đi tiểu bang khác sinh sống. Mẹ không giải thích lý do nhưng tôi lờ mờ hiểu là mẹ muốn xa bà và chú Thành.

Hôm đó thật buồn, bà ngồi trên ghế bành và khóc. Cuối cùng, bà tuốt cái nhẫn trên tay bà mà bà nói là quà cưới của bà. Bà trịnh trọng trao cho mẹ tôi: "Bác không có con gái để trao lại cái nhẫn này nên bác cho cháu. Về chuyện của cháu với thằng Thành, nó là người tín nghĩa trong việc giúp cháu qua được Mỹ, hai đứa phải mang danh nghĩa vợ chồng trên giấy tờ mà nó thì sống độc thân mấy năm nay. Nó chờ cháu đó! Cháu cứ nhận cái nhẫn gia bảo này như cháu là người xứng đáng được bác trao lại kỷ vật của gia đình. Nếu cháu nhận thêm ý nghĩa thứ hai - là cái nhẫn đính hôn cho con trai của bác thì bác cảm ơn cháu thật nhiều."

Mẹ tôi khóc, chị em tôi cũng khóc, mẹ đưa tay cho bà đeo nhẫn vào.

Chúng tôi trở về aparterment của chúng tôi. Tôi bắt đầu suy nghĩ về tình cảm của người lớn! Tôi ước gì chú Thành đến tặng hoa cho mẹ tôi vì nhẫn đính hôn thì bà đã trao rồi. Tôi hỏi thằng em: "Mày có muốn chú Thành làm ba của mình hôn?" Nó trả lời tôi bằng cái ôm chị hai thật lâu. (Nó là người khô khan tình cảm tới lạnh lùng, nó không thích nói và chỉ thích đánh lộn.) Không ngờ, mẹ tôi khóc sau lưng chúng tôi - hôm đó là thứ bảy. Sáng hôm sau, chú Thành ghé aparterment chở chúng tôi đi chơi như chú hứa. Hai chị em tôi xin qua cây xăng - sát bên aparterment mua kẹo để mang theo ăn. Mẹ tôi đang chuẩn bị đi làm, mẹ tôi đi làm liên tu bất tận…

Lần đầu tiên, chúng tôi nói dối mẹ với chú Thành vì chúng tôi băng qua chợ Mỹ, mua một bó hoa hồng rẻ nhất (loại người ta đã bỏ ra ngoài tủ lạnh chưng hoa với bảng giá 50% off, vì tiền chúng tôi có tới đó thôi!) Chúng tôi mang về, dúi vô tay chú Thành và hai đứa đứng yên. Chú nhìn chúng tôi thật lâu sau lớp kính cận rất dày của chú… chỉ có nước mắt chảy ra. Cuối cùng, chú cũng tiến đến mẹ tôi để trao bó hoa, chú trao luôn ra cái hộp bé xíu mà xinh xắn đến tuyệt vời…

Ba mẹ tôi đã ôm nhau thật lâu - trước mặt chị em tôi - để vài năm sau - tôi có thêm đứa em cùng mẹ khác cha. Lần đầu tiên từ khi đến Mỹ, mẹ tôi bỏ việc không làm để đi chơi. Ngày chủ nhật đầu tiên trong đời chị em tôi được đi chơi với cha mẹ. Chiều về, ăn nhà hàng sang trọng để hai chị em tranh nhau cái toilet mà ói vì đứa nào cũng không quen với cao lương mỹ vị.

3.

Hai năm trước, tôi ghé thăm ba mẹ nhằm hôm ba đi câu với thằng em khác cha của tôi. Mẹ đưa tôi lá thơ viết tay có dấu Bưu điện Sài gòn chứ không phải Vĩnh Long. Tôi bình tĩnh theo phản xạ của người trưởng thành dị biệt. Tôi ngồi nghĩ về ngôi chợ Chồm hổm ở bờ sông Dương Bá Trạc…

…Nhớ ba lần về Việt Nam, gia đình tôi đều thuê xe về thẳng Vĩnh Long. Lần đầu về thăm ông bà ngoại và các dì; lần sau về xây mộ cho ông ngoại; lần cuối về xây mộ bà ngoại. Mẹ tôi về một mình trong lần thứ tư để chôn cất dì Hai đã mãn phần vì chứng tâm thần từ nhỏ của dì nên dì kém thọ. Không biết lần về một mình, mẹ tôi có ghé thăm bên nội?! Tôi không nghĩ mẹ tôi còn ghé bờ sông Dương Bá Trạc làm gì! Nhưng bằng cách nào mà bên nội biết được địa chỉ của mẹ? Tôi không hỏi, cũng không đọc thơ dù phong bì đã xé. Tôi ngồi lặng thinh, ký ức trở về năm lên 6 tuổi của mình với lòng oán hận tới ứa nước mắt. Mẹ tôi nói: "Vì lá thơ có liên quan tới con nên mẹ phải đưa cho con." Tôi ngước lên nhìn mái tóc bạc sớm của mẹ, đôi vai gầy và đôi mắt sâu… làm tôi không nói được lời oán trách nào hết! Mẹ ngồi xuống bên tôi như đêm đầu ngủ chợ, vết thương trên mang tai mẹ chỉ còn vết sẹo lu mờ, máu khô nâu đã sạch nhờ ơn chú Thành chùi rửa! Không biết mẹ có biết vết thương trong lòng tôi với em tôi không bao giờ khép miệng!

Một tuần trôi qua, tôi mất ngủ hoàn toàn vì tò mò muốn đọc lá thơ nhưng lại tự lòng không cho mình đọc. Tôi không muốn xát muối lên vết sẹo còn mưng mủ trong lòng em tôi. Tôi không muốn làm tổn thương chú Thành khi ơn chú chưa trả mảy may! Vì ở vai trò người cha kế, chú xử tệ với chị em tôi thì đã sao? Ngược lại, chú thương tôi bằng vất vả, hy sinh, chia sẻ… cho đứa con gái nhiều mặc cảm về gia đình và xuất xứ bản thân. Chú khổ sở với tánh tình hung bạo, hận thù tất cả, không tin ai ở đời… của thằng em bất trị của tôi. Không ít lần nó làm cho chú suýt vô tù, mất việc, tiền bạc tiêu tan trong những lần phải bồi thường cho những người mà nó gây hại cho người ta. (Nó đánh người vô cớ khi chợt nhớ về thù hận đâu đâu trong tuổi thơ của nó.) Nó quên tiếng Việt đến 99%! Phần trăm còn lại là câu "Đụ má". Mỗi lần nhìn mẹ tôi cắn răng chịu đựng những cơn đau nội tạng bị tổn thương khi trở trời. Nó chửi thề tiếng Việt ỏm tỏi, mắt long lên giận dữ như con chó điên! Những lúc ấy, tôi an ủi, vỗ về nó để nó đừng ra đường đánh đại - bất cứ ai mà nó thấy mặt. Chú Thành lặng lẽ săn sóc mẹ tôi hết khăn nóng tới khăn lạnh. Chú nói chơi mà tôi khóc thiệt, "Lau mòn da cũng không hết cái đau bên trong! Tụi con ngoan ngoãn nghe lời, cố gắng vươn lên… mới là cái khăn lông lau được nhức nhối trong lòng của mẹ con. Hai đứa ráng lên…"

Tôi đến nhà em tôi sau cú điện thoại nó gọi, tôi đoán được việc nó đã thu xếp trước với anh rể vì chồng tôi ít khi để tôi đi đâu môt mình trong ngày nghỉ cuối tuần. Tôi đến một mình và người vợ mới cưới của nó cũng vắng nhà vô cớ để chỉ có hai chị em tôi gặp nhau. Tôi ngồi chưa nóng ghế thì ba tôi đến - chú Thành ở trại tỵ nạn năm xưa - nay đã già, qua hai tròng kính cận thật dày, đôi mắt nhân từ độ lượng của ông vẫn như xưa - người đàn ông khuôn mẫu trong quyết định của tôi khi lập gia đình vì chồng tôi giống chú đến 90%, mười phần trăm còn lại là khoảng cách tuổi tác của hai người.

Ba chúng tôi không vào chuyện được khi chai rượu vang đã gần cạn. Chú Thành hỏi tôi: "Con đã đọc lá thơ của ba con chưa?" Tôi trả lời: "Dạ chưa"! Chú nói: "Không cần đọc nữa! Vì mẹ con đã đưa chú đọc. Chính chú nói: Cứ đưa cho con để con quyết định. Nội dung bức thơ do cha con viết, chỉ một yêu cầu: Con bảo lãnh ông ấy sang Mỹ vì thằng Thắng (em tôi) không có giấy khai sanh. Con thì có. Cha con cũng không có giấy kết hôn với mẹ con, nên chỉ mình con có tư cách bảo lãnh ông ấy sang Mỹ. Mẹ các con nhờ chú suy nghĩ giúp vì bà không lường được hậu quả chuyện này. Với lòng tin mà mẹ các con đã gởi gắm nơi chú! Chú tin mình có thể vượt qua những khó khăn của gia đình chú. Nhưng, hai con đã trưởng thành nhiều, chú muốn chính chúng con giải quyết việc riêng của gia đình riêng của các con…"

Thằng em tôi nổi giận, mắt nó long lên! Chửi thề văng tục… nó thề giết cha tôi, giết hết bên nội… rồi tới đâu thì tới nếu tôi bảo lãnh ông ấy sang đây.

Tôi biết không bàn tính được gì với em tôi, tôi với chú Thành và chồng tôi lại ngồi xuống với nhau. Hai người đàn ông đã gầy dựng lại cuộc đời tôi từ đổ nát… cũng không ai cho tôi được quyết định cuối cùng vì mỗi mình tôi có liên hệ pháp luật với quá khứ! Tôi có tờ khai sanh oan nghiệt.

4.

Tôi đi gặp mẹ để đi đến quyết định cuối cùng cho chuyện có bảo lãnh cha tôi hay không? Mẹ tôi biết trước cuộc gặp này nên có lẽ mẹ đã chuẩn bị chu đáo cho một lần nói hết với con. Tôi như người bạn của mẹ tôi nơi một góc nhà hàng xa lạ, hai người phụ nữ Việt Nam lạc lõng trong cái nhà hàng Mỹ như đôi bạn dạt trôi đến nơi này từ địa ngục trần gian. Mẹ tôi ăn mặc đẹp, nét đẹp trời cho… rồi tiếc! Nên ông ấy ganh tỵ với mẹ tôi hoài. Lâu lắm rồi, tôi mới nhìn kỹ mẹ mình bằng con mắt khách quan để hiểu thêm vì sao mẹ khổ! Người đàn bà nào không ham nhan sắc! Và đó là nguồn gốc của bất hạnh bản thân cùng những liên lụy đến đời sau… những nghĩ suy miên man trong đầu tôi không trốn chạy được ánh mắt mệt mỏi của mẹ mình. Mẹ tôi dở lại từng trang đời cho đứa con nghe như nước đã qua cầu! Cầu bao nhiêu nhịp lòng sầu bấy nhiêu…

Mẹ tôi nói: "…mẹ không trả lời những câu hỏi của con, khi con còn quá nhỏ. Đến khi nói được với con thì tự con thấy không nên hỏi mẹ nữa! Cảm ơn con đã xử sự với mẹ bằng sự chia sẻ thầm lặng đó! Nhưng hôm nay, mẹ nói hết một lần với con về xuất xứ của con và cả xuất xứ của mẹ nữa, khi định mệnh đã không buông tha mình…

Biến cố 1975 đã liệng mẹ ra khỏi Viện mồ côi với tuổi đời 16, thân xác trưởng thành hơn đồng lứa, có lẽ hai người sinh ra mẹ cũng khá đẹp đôi. Mẹ không biết đi về đâu, làm gì để sống?... Khi trong tay chỉ có vốn tiếng Pháp ở trình độ biết đọc, biết viết mà các dì Phước đã dạy cho mẹ; một chút tài may vá, thêu thùa học được trong Viện mồ côi. Mẹ với người bạn thân trong Viện đã đói khát nhiều ngày mới xin được việc ở đợ cho một gia đình mà trước mặt tiền đường là tiệm may. Người bạn của mẹ phải ở nhà dưới lo cơm nước, giặt giũ. Mẹ biết cắt may nên được bà chủ may mặc cho dễ coi để đứng tiệm ở nhà trên, dù thời ấy cũng chẳng ai may mặc gì nhiều. Tưởng cuộc đời có ăn có mặc được yên thân, ai dè ông bà chủ bảo coi nhà cho gia đình họ đi chơi Đà lạt dăm hôm. Họ không trở về nữa. Họ đã vượt biên. Công an đến niêm phong nhà cửa, tịch thu tài sản. Mẹ với người bạn bị bắt đưa về Phường để điều tra! Thuở ấy, hai đứa trẻ mồ côi đâu biết được cạm bẫy ngoài đời. Đó chỉ là cái cớ cho họ đưa hai đứa con gái mồ côi ngờ nghệch về hành lạc, chứ ai đi bắt đám con ở làm gì! Cả hai đứa bị hãm hiếp tập thể trên tầng ba của ngôi nhà lầu, bất kể ngày đêm… Hai (chị em) mẹ quyết định tự tử. Cô chị nhảy lầu trong hoàn cảnh không mảnh vải che thân. Mẹ nhảy theo không thoát vì bị níu lại. Người chị chết thảm trên lề đường đêm khuya, chắc cũng không được chôn cất gì đâu. Sáng hôm sau, họ giải mẹ lên công an quận để xoá dấu cái chết đêm qua của bạn mẹ. Từ quận giải đi tiếp đến đâu thì mẹ không biết! Chỉ biết trên xe có chú Tư của con. Dọc đường, đồng bọn của chú Tư giải cứu, cướp tù. Họ bắn nhau với công an. Trong hỗn loạn tiếng súng, chú Tư nói mẹ chạy theo chú chứ ở lại thì họ xử bắn mẹ. Mẹ chạy theo chú Tư… để ân hận suốt đời.

Chú, đưa mẹ về nhà bà nội con, rồi đi biến đến mấy tháng. Mẹ không có khái niệm về một gia đình vì nhỏ lớn ở trong Viện mồ côi. Mẹ chỉ biết so sánh gia đình bà nội với gia đình tiệm may và thấy khác xa, thế thôi. (Con cứ nhớ lại năm con 16 tuổi và sự khờ khạo của mình thì mẹ khờ gấp đôi con vì mẹ ở trong Viện mồ côi nhỏ lớn. Không biết gì về đời sống bên ngoài). Có bà hàng xóm với bà nội, xúi mẹ trốn đi vì bà nội là người hành nghề chứa chấp mãi dâm, đó. Nhưng mẹ biết trốn đi đâu, khi miếng băng vệ sinh, mẹ cũng phải xin bà nội vì mẹ đâu có đồng nào trong túi để tự mua.

Mẹ ở nhà nội như con ở, trong tủi nhục cũng có cái mừng là mình không bị có thai với đám công an. Mẹ bắt đầu hiểu biết về chuyện đó từ bà hàng xóm của bà nội. Mấy dì Phước chỉ dạy mẹ phải giữ gìn vệ sinh thật kỹ, hàng tháng thôi. Các dì không dạy chuyện hơn. Nhưng ông nội con đã hãm hiếp mẹ đến có thai. Lần ông đang hãm hiếp mẹ thì chú Tư đột ngột về nhà, vô phòng. Chú, rút dao găm và đâm chết ông nội ngay trên người mẹ. Chú kéo xác ông xuống gầm giường vì đang trưa. Đến đêm, chú Tư với bác Hai của con đưa xác đi đâu thì mẹ không biết. Mẹ lên cơn sốt vì khủng hoảng tinh thần triền miên mấy ngày. Bà nội cho uống thuốc bắc, đối xử tử tế ra mà mẹ không biết? Khi biết thì đã thành kẻ giết người vì thuốc đó là thuốc trục thai. Mẹ nhớ suốt đời chỗ bờ sông mà bà nội đã ném cái thai xuống dòng nước… trôi đi.

Sau đó, mẹ lại có thai vì chú Tư hãm hiếp. Tiếp theo, chú Tư đi tù bất ngờ vì chú là người đâm thuê chém mướn. Tới bác Hai ra tù, (anh em họ vào tù ra khám như đi chợ). Bác Hai về nhà cũng bất thường như chú Tư, bác Hai cũng hãm hiếp mẹ như chú Tư. Mẹ biết mình đã có thai với chú Tư nhưng không nói ra vì sợ bà nội cho uống thuốc nữa. Mẹ không muốn giết người. Con hiểu! Khi bụng mẹ lớn rồi, mà vẫn chưa có tiền và có cách để trốn đi thì bà nội bắt uống thuốc phá thai như lần trước. Mẹ đã biết gian ngoa, nói dối từ cuộc sống dạy mình. Mẹ cầu cạnh bác Hai che chở và nói dối với bác: Cái thai trong bụng mẹ là con của bác Hai. Con ra đời như thế đó!"

(Tôi điếng người khi hình dung ra gương mặt chú Tư… lờ mờ trong trí nhớ! Gương mặt mà những khi thằng Thắng ngủ khò trên sofa… tôi nhìn mặt nó rồi nổi da gà vì vừa thương vừa giận mà tôi không bao giờ hiểu được vì sao? Tôi giải thích cho mình không thoả đáng khi nghĩ thương vì là chị em; giận vì nó gieo tai họa cho gia đình nghiêm trọng. Nó không biết thương chú Thành chút nào hết! Tôi giận nó để rồi thương trong vòng lẩn quẩn. Sao nó lại giống người đàn ông mà tôi ghê sợ nhất là chú Tư! Cha tôi là chú Tư. Còn gì cay đắng hơn trong đời tôi?!)

Qua cơn xúc động nhất thời, tôi không muốn nghe thêm về gia đình bên nội tôi nữa! Nhưng tôi nghe vì thương mẹ tôi. Tôi hiểu lòng người đàn bà được nói ra những khổ tâm sẽ dễ chịu lắm! Nên mẹ tôi nói tiếp: "Bác Hai thích mẹ thì đúng hơn thương. Những người nhà nội mà biết thương ai! Mẹ cũng không hiểu vì sao họ thích khi trong tay họ biết bao nhiêu cô gái trẻ. Bác Hai làm khai sanh cho con để phòng khi chú Tư ra tù thì không tranh chấp nữa vì mẹ đã như là vợ bác Hai. Bác đưa mẹ qua sống ở căn nhà mà mình đã từ đó ra đi…

Khi chú Tư ra tù (vượt ngục hay được thả thì mẹ không biết). Chú Tư lầm lì tới đáng sợ! Lui tới nhà mình khi bác Hai vắng nhà và hãm hiếp mẹ. Sự chống đối của mẹ hoàn toàn không có vì chỉ thiệt thân với những trận đòn không tả nổi. Mẹ thật sự không biết thằng Thắng là con bác Hai hay con chú Tư. Chỉ sau này, căn cứ vô tính tình của nó thì mẹ đoán nó là con chú Tư. Phần bác Hai con, là người nghiện rượu, xì-ke ma túy. Nên mẹ càng tin là thằng Thắng con chú Tư. Mẹ đối phó với hoàn cảnh mình là gian ngoa, nói dối… với chú Tư để bảo vệ cái thai thằng Thắng vì mẹ không muốn giết người - dù mới là phôi thai. Trong hoàn cảnh của mẹ lúc ấy, không có chọn lựa!

Chú Tư đánh bác Hai suýt chết vì bác Hai cướp mẹ trên tay chú Tư , bác Hai trở mặt tố cáo chú Tư giết ông nội tại nhà. (Sau này mẹ biết ra, ông nội cũng không phải là chồng bà nội. Ong có gia đình và chỉ lui tới với bà nội theo lối già nhân ngãi non vợ chồng. Ông là cán bộ, đã che chở cho bà nội làm ăn phi pháp. Nên chính bà nội cũng nổi ghen với mẹ vì bị ông bỏ rơi.) Trong tình thế gia đình tranh giành bát nháo đó, họ thi nhau trút giận lên mẹ là vậy! Mẹ hiểu chú Tư có tình cảm với mẹ hơn nhưng kẹt người anh tán tận, người mẹ bất nhân. Mẹ không muốn chú Tư giết bác Hai vì mình - dù họ tàn ác như nhau, nhưng là chuyện của họ! Không nên xui anh em người ta giết nhau để mình mang tội. Người ta có tàn nhẫn với mình thì để bề trên xét xử.

Sau khi thằng Thắng ra đời, bác Hai không làm khai sanh cho nó vì nghe lời người ngoài, bà nội… rồi tin nó là con chú Tư. Bác trở nên tàn độc với mẹ hơn, những lúc không tiền uống rượu, chích xì-ke, bác Hai bắt mẹ tiếp khách tại nhà để ông lấy tiền uống rượu và chích. Giai đoạn này thì mẹ đã học được cách tránh thai từ những cô gái trong nhà chứa của bà nội. Chú Tư thù bác Hai về việc bắt mẹ tiếp khách, điều đó thì mẹ biết! Nhưng chú bị người ta đâm lòi ruột trong những tranh chấp ngoài đường, cũng là việc làm ăn của chú. Chú về nhà nội nằm dưỡng thương mấy tháng. Giai đoạn đó, mẹ chỉ muốn tự tử vì tủi nhục. Nhưng hai con mình ai nuôi? Mẹ rối trí dữ lắm! Mẹ nhớ những người khách hiền lành, họ thật sự có nhu cầu giải quyết sinh lý đơn thuần. Họ thương cảm những cô gái điếm bằng những đồng tiền dấm dúi cho riêng trong khi hành lạc vì họ dư biết số tiền trả cho ông/ bà tú thì bản thân người gái đĩ đâu có bao nhiêu, thậm chí không được đồng nào trong những hoàn cảnh bị khống chế.

Mẹ chắt chiu tiền đó để chờ cơ hội dẫn tụi con trốn đi nơi khác, sống. Mẹ có mua cho chú Tư gói thuốc lá, tô hủ tiếu… không phải vì tình cảm của mẹ với chú mà đơn giản - chú là cha của tụi con. Mẹ phải có trách nhiệm với ông ấy cho tới khi tụi con trưởng thành. Suy nghĩ của mẹ lúc ấy là như thế.

Khi chú bình phục lại thì nói mẹ dẫn tụi con lên Long Khánh sinh sống. Chú sẽ giúp đỡ về tài chánh và sẽ sinh sống với mẹ như vợ chồng. Nhưng mẹ tưởng tượng ra tương lai của tụi con… thì trốn đi làm chi? Mẹ có mưu đồ trốn chạy nhưng với hai con thôi. Đó là căn nguyên của những trận đòn tàn tạ mà bác Hai với chú Tư đã trút lên mẹ.

Chuyện người đàn bà son phấn xuất hiện ở nhà mình để bắt đầu một cuộc ra đi của ba mẹ con mình, mẹ vẫn tin là Ơn trên đã cho mình một lối thoát.

Bên ngoài cửa kính của nhà hàng, lá thu bay xào xạc về đâu? những chiếc lá tụ ở một góc parking thì mục rữa theo thời gian. Tôi theo chiếc lá bay một mình trên parking mênh mông - vô định! Không còn tập trung nổi để nghe mẹ tôi nói, nhưng mẹ cứ nói như không còn cách nào dừng lại được!


[img]http://img.photobucket.com/albums/v301/ngocanh32/sen-2.jpg?t=1205372319[/img]

Từ khi ngủ chợ thì con biết rồi. Những lần về Việt Nam thì con cũng đã có trí nhớ. Hôm nay, mẹ chỉ nói về lần mẹ về một mình. Sau khi xây mộ cho dì Hai, (là các dì muốn mẹ về chơi chứ không ai cần tiền của mẹ.) Lần đó, chú Thành đã chuyển về cho dượng Ba hai chục ngàn đô la, nên khi mẹ về tới là có hai chục ngàn và năm ngàn trong bóp tay của mẹ. Mẹ rời Vĩnh Long với tiền bạc còn nguyên vì không dì nào cho mẹ chi trả gì hết. Mẹ lên Sài gòn với tâm nguyện thực hiện những điều mình đã nghĩ trước đó. Mẹ tìm lại xóm xưa để thăm dì Hường, (Dì bây giờ khổ lắm! Con cái cũng nghèo nên không nhờ được gì. Người chồng thì y như bác Hai - xì-ke, nghiện rượu. Thiệt là khổ cho dì. Mẹ cho dì mười ngàn đô la để sửa sang lại ngôi nhà đã mục nát tới hết cỡ. Bỏ nhà bank cho dì mười ngàn đô la để dì có thể sống bằng tiền lời từ nhà bank, chứ tuổi tác chưa già nhưng sức khoẻ yếu kém của dì thì chắc chắn khổ tới chết. Mẹ có đến bờ sông để thắp cây nhang xin lỗi người anh/ chị của con, mẹ đã bỏ nó mấy chục năm trời lạnh lẽo ngoài bờ sông - dù mới là phôi thai nhưng nó đã có linh hồn.

Không ngờ dì Hường là người chị em mà Ơn trên đã ban cho mẹ. Dì nghèo vậy mà cũng đã xin lễ cầu siêu cho nó, rước vong linh nó vô Chùa để cầu siêu theo tín ngưỡng của dì. Mẹ nhớ hoài về hai bộ quần áo mà dì đã mua cho tụi con - hôm tụi con theo ngoại về quê - là tiền giành dụm của một đứa rửa tô ngoài chợ. Hôm mẹ xuất viện, ông bà ngoại phải lén đưa mẹ xuống ghe (sợ gia đình nội biết được thì không biết điều gì xảy ra cho mẹ). Vậy mà trước lúc ông ngoại nhổ sào cho ghe đi, dì Hường có mặt kịp thời. Dì đặt chồng tô đi thu gom từ những bạn hàng ở chợ xuống đất, dì xuống ghe và ôm mẹ khóc hết nước mắt. Khi ghe đã đi rồi, mẹ mới biết được dì đã lén đút hết cuộn tiền đi thu tiền hủ tiếu vô túi áo mẹ. Nghe bà ngoại nói, dì bị đòn cũng tan xương nát thịt vì tội ăn cắp số tiền đó.) Bao năm nay, mẹ cứ tâm niệm là mẹ còn thiếu người chị em một trận đòn, thiếu dì Hường cái tình nghĩa người dưng mà hơn cả ruột thịt.

Mẹ không ghé thăm bà nội hay bác Hai, vì chẳng có gì cho mẹ thăm. Nhưng dì Hường có cho mẹ hay là chú Tư đang ở tù vì vận chuyển xì-ke ma túy, chờ ngày ra pháp trường chứ không phải tù ngồi một thời gian như những lần trước. Mẹ suy nghĩ thật kỹ và tự đi thăm ông. Lúc đối mặt nhau ở nhà tù, ông nói: "Ong đã cầu nguyện cho được gặp lại mẹ một lần. Và ông đã mãn nguyện". Những câu xin lỗi của một người ăn năn thật hay giả thì mẹ không quan tâm, Mẹ chỉ nói với ông: "Tôi, không đến đây để thăm ông. Tôi đến đây chỉ để nói với ông: Những gì ông đã gây ra cho tôi thì tôi bỏ qua! Những gì gọi là giúp đỡ tôi lúc khốn khổ thì tôi trả ơn ông bằng cách cho ông biết: Hai đứa con tôi đã nên người…" Mẹ không muốn nói thêm nên ra về.

Vì mẹ không yên tâm lắm về cuộc sống của dì Hường nên đã để lại địa chỉ cho dì Hường liên lạc khi túng thiếu và cần mẹ giúp đỡ. Theo dì Hường cho biết qua thơ thì người chồng của dì đã ăn cướp hết tiền sửa nhà (nên nhà cũng chưa sửa được gì mà tiền thì đã hết). Phần tiền trong nhà bank thì ông không lấy ra được nhưng đánh đập dì mỗi tháng khi lấy ra tiền lời nhưng không đưa cho ông. Tóm lại, mẹ cũng không giúp được dì sướng hơn mà làm cho dì còn khổ hơn không có tiền. Thật là đau khổ.

Dì cũng cho mẹ biết: Sau lần mẹ vô thăm chú Tư trong tù thì ông đã tự tử chứ không đợi ngày bị đưa ra pháp trường. Mẹ không ăn năn, hối hận gì về việc đó! Biết ông là cha của tụi con, và mẹ nghĩ ông ấy đã để lại một chút con người cho con cái không quá xấu hổ về người cha - như thế cũng tốt!

Chuyện ông chồng của dì Hường đã đánh cắp địa chỉ của mẹ để đưa cho bác Hai với thoả thuận gì giữa họ thì mẹ không biết. Mẹ chỉ trình bày hết sự thật cho con quyết định có bảo lãnh bác Hai sang đây hay không? Cho con hiểu rõ hết những điều mà bao năm qua mẹ đã không nói! Con thương hay oán trách mẹ thì mẹ cam chịu khi không thể làm gì hơn được…"

[img]http://img.photobucket.com/albums/v301/ngocanh32/a1chieu.jpg?t=1205372266[/img]


Vậy là bức màn u uất về bản thân tôi đã được vén lên rõ ràng. Xét về mọi mặt… thì tôi không nên bảo lãnh bác Hai sang đây làm gì! Nhưng lòng riêng tôi cứ muốn đưa ông sang đây để ông tận mắt thấy được hạnh phúc mà mẹ tôi đang có. Để ông thấm thía tội ác mà ông đã gieo cho người vô tội thì về sau: Người hiền vẫn được trời thương, người ác vẫn bị trừng phạt. Tôi muốn ông sống thật lâu để chết mòn trong bơ vơ và đau khổ ở xứ người, hơn là để ông chết với một cơn say thuốc phiện quá liều bằng cách gởi tiền về cho ông ăn hút ngập mặt; chết vô thừa nhận như một kẻ vô lại.

Những thù oán xưa cũ đã cho tôi nghị lực để hoàn thành ý nguyện từ mỗi miếng giấp khai sanh - xét ra chẳng có giá trị gì! Tờ khai sanh như tờ giấy lộn với cái mộc đỏ của cấp Phường, là đơn vị hành chánh cấp địa phương, vừa vô nghĩa, vừa nực cười… Nhưng lòng riêng đã quyết nên tôi không ngại tốn kém. Tôi thực hiện bằng được một cuộc trả thù xứng đáng cho những gì mẹ con tôi đã chịu đựng từ mấy mươi năm qua và tới hết đời chúng tôi không chừng! Tánh...
viethoaiphuong
#12 Posted : Tuesday, March 11, 2008 8:13:36 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Đất nước này là của ai?
SongChi's blog

Trả lời: Nước Việt Nam là của người Việt Nam. Đất nước này là của nhân dân Việt Nam, sao còn phải hỏi một câu vớ vẩn như thế. Và chính quyền này cũng vậy, là của dân, do dân và vì dân.

Có phải như vậy không?

Cái khối nhân dân trừu tượng đó là ai?Là những thành phần nào?

Trong bộ phim tài liệu "Chuyện tử tế" của đạo diễn Trần Văn Thủy trước đây, ống kính của máy quay đã nhiều lần chĩa vào những chữ "nhân dân" xuất hiện ở khắp mọi nơi trên đất nước này: Tòa Án Nhân Dân tỉnh…, quận…, Viện Kiểm sát Nhân Dân tỉnh…, Bệnh viện Nhân Dân, Nhà thuốc Nhân Dân, Cửa hàng Nhân Dân…

Cái khối nhân dân trừu tượng được quan tâm ưu đãi tuyệt vời đó là bao gồm những ai?

Có phải là công nhân-giai cấp tiên phong, lực lượng nòng cốt của Đảng CSVN trong những cuộc cách mạng thần thánh vừa qua như những người lãnh đạo Đảng vẫn tiếp tục ca mãi bài ca này?

Xin hãy nhìn thử xem hiện nay giai cấp công nhân ở nước này đang sống như thế nào? Họ đang phải vắt kiệt sức mình trong những công ty, nhà máy của Nhà Nước hoặc liên doanh với nước ngoài, với một mức lương bèo bọt trên dưới một triệu đồng/tháng, thường xuyên làm việc trong những điều kiện rất khe khắt căng thẳng do chủ đặt ra, thường xuyên bị đe dọa trừ lương, cắt lương, đuổi việc, bị la mắng và trong một số trường hợp còn bị các ông chủ người nước ngoài xúc phạm bằng lời lẽ hoặc bằng vũ lực. Và khi hàng trăm hàng ngàn công nhân ở nơi này nơi kia chịu không nổi vùng dậy biểu tình đòi tăng lương, đòi những quyền lợi nhỏ bé và cụ thể mà phải khó khăn lắm họ mới đạt được một phần nhỏ thắng lợi, thì gần đây nhất Chính phủ và Vị Thủ tướng nhân dân đã cho họ một đòn đau khi ra Nghị định số 12/2008/NĐ-CP ngày 30/1/2008 quy định buộc ngừng đình công và xử phạt những người đình công nếu những cuộc đình công đó gây thiệt hại đến kinh tế…Còn đối với những người không sống nổi với mức lương bèo bọt trong nước, cắn răng tìm con đường xuất khẩu lao động đem thân đi làm thuê ở xứ người mà chua chát thay,cũng là mang ngoại tệ về cho đất nước, khi có chuyện thiệt thòi hay bị đối xử tệ, chính phủ Việt Nam làm được gì để can thiệp và bảo vệ cho họ? Câu chuyện về những nữ công nhân bị đàn áp ở Jordan gần đây hay công nhân Việt Nam làm việc trong điều kiện khắc nghiệt ở Malaysia và theo BBC Vietnamese " từ 2004 tới nay đã có trên 300 công nhân VN chết khi làm việc ở Malaysia. Riêng năm ngoái con số này là 107. Đa số các trường hợp được ghi nhận là 'đột tử'." Đất nước này do vậy không thể là của họ.

Đất nước này là của ai? Có phải là nông dân-lực lượng nòng cốt thứ hai của Đảng, tầng lớp đông đảo nhất ở Việt Nam từ trước đến nay?

Xin hãy nhìn thử xem hiện nay người nông dân ở nước này đang sống như thế nào? Bản thân họ trực tiếp làm ra hạt gạo nuôi sống dân tộc Việt Nam và xuất khẩu ra nước ngoài, nhưng đời sống của người nông dân cho đến tận bây giờ vẫn rất nghèo, đất đai của nông dân ở khắp mọi nơi đang bị giải tỏa và đền bù với giá rẻ mạt để giải phóng mặt bằng cho những dự án về kinh tế, quy hoạch…Nhưng thực chất là bọn đầu cơ kinh doanh về địa ốc kết hợp với đám quan chức địa phương gần như cướp ngang của người dân để mua đi bán lại đất đai, làm giàu nhanh chóng, đẩy hàng ngàn hàng triệu nông dân vào cảnh bần cùng.Và khi họ chịu không nổi bồng bế nhau vác đơn đi khiếu kiện từ quê ra tỉnh lên tới thành phố thì chẳng ai trong đám "công bộc, đầy tớ của nhân dân" giải quyết cho họ. Thậm chí chính quyền còn vu cho họ tội "gây rối trật tự công cộng" và ra lệnh bắt tạm giam họ. Vụ việc công an bắt bớ hàng loạt dân oan quận 9 trong đêm 2.3.2008 vừa qua là một ví dụ. Xuất phát của mọi chuyện là do đâu? Nếu như chính quyền khi triển khai dự án Khu Công nghệ cao ở quận 9 đã không giải tỏa bao nhiêu đất đai của người dân rồi đền bù với một mức giá bèo bọt, phi lý và bất công thì đâu có chuyện gì xảy ra? Người dân đâu có lý do gì để phải bức xúc đi khiếu kiện xảy ra xô xát, để rồi bị khép tội gây rối trật tự và bị bắt? Đất nước này do vậy không thể là của họ.

Đất nước này là của ai? Cũng không phải là của hàng triệu người dân nghèo ở khắp nơi đang phải kiếm sống bằng những gánh hàng rong, chạy xe ba gác, xe lôi đi chở hàng…khi chính quyền vừa ra lệnh dẹp tất cả xe ba gác, xe tự chế, các loại hàng rong …mà không hề có một sự chuẩn bị và hỗ trợ chu đáo cho họ để chuyển đổi sang một phương cách mưu sinh khác. Người ta đã đơn giản gạt họ và con cái họ sang một bên để lạnh lùng tiến lên phía trước.

Đất nước này là của ai? Cũng không phải là của tầng lớp trí thức văn nghệ sĩ, vốn là thành phần rất được ưu ái, xem trọng trong bất cứ một xã hội dân chủ nào. Bởi vì hãy thử nhìn xem, cũng như dân chúng, trí thức văn nghệ sĩ có đựơc hưởng những quyền công dân chính đáng ví dụ như quyền tự do ứng cử và bầu cử, quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp biểu tình một cách ôn hòa bất bạo động…không? Có được quyền sáng tác theo tiêu chí tôn trọng sự thật khách quan, theo lương tâm người nghệ sĩ và trách nhiệm công dân là phải phản ánh những mặt trái của xã hội, của chính quyền và đứng về phía nhân dân, về phía nước mắt? Hay là mỗi khi có một tác phẩm nào dám đụng chạm đến những vấn đề gai góc của xã hội, của lịch sử, đụng chạm đến Đảng…thì lập tức bị cấm phát hành, bị thu hồi, người sáng tác bị làm khó dễ, bị cô lập, vùi dập, thậm chí bắt bớ? Hay là mỗi khi muốn nói một điều gì là sự thật, các nhà văn nhà thơ nhà báo đành phải tìm đến các trang báo mạng bên ngoài, blog hoặc bằng con đừơng xuất bản độc lập? Đất nước này do vậy không thể là của họ.

Đất nước này cũng không phải của ngay cả một số những con người thụôc thành phần có công với cách mạng, gia đình thương binh liệt sĩ…trước đây đã từng đào hầm che giấu cán bộ, góp công góp gạo nuôi cán bộ, từng hy sinh xương máu để góp phần tạo dựng nên chế độ, nhưng vì vẫn còn lương tri và biết xấu hổ nên không mua quan bán tước, tìm mọi cách leo cao leo sâu vào hàng quan chức, ăn trên ngồi trốc, trở thành tầng lớp có chức quyền hoặc tư bản đỏ làm giàu nhanh chóng bằng cách tham nhũng lũng đoạn kinh tế, phù phép của công thành của riêng, làm nghèo đất nước một cách nhanh chóng với những dự án siêu lỗ, thất thoát hàng ngàn tỷ đồng…Không, trong số hàng đoàn người lầm lũi đi khiếu kiện kia hay trong số những người dân oan ở quận 9 bị bắt vừa rồi chẳng hạn, có rất nhiều người thuộc thành phần có công với cách mạng, thương binh liệt sĩ, cựu chiến binh…Đất nước này bây giờ cũng không phải là của họ như họ đã từng lầm tưởng là như vậy.

Đất nước này cũng không thuộc về các tầng lớp nhân dân nói chung bởi vì khi một phần lãnh thổ và lãnh hải của Tổ Quốc bị ngang nhiên chiếm đoạt, khi lòng tự hào dân tộc của người Việt Nam bị xúc phạm nặng nề, người dân đã không được quyền lên tiếng!

Vậy thì đất nước này là của ai, thuộc về ai?

Vậy thì đất nước này là của ai, thuộc về ai?

Vậy thì đất nước này là của ai, thuộc về ai?




viethoaiphuong
#13 Posted : Tuesday, March 11, 2008 8:59:34 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Uống nước dơ
Đinh Từ Thức
28.3.2006

Gorbachev đưa thế giới cộng sản tới chỗ sụp đổ, nhưng mầm mống của tình huống này đã được Khrushchev gieo rắc cách nay đúng nửa thế kỷ, đó là "diễn văn mật" được đọc vào ngày cuối cùng tại Đại hội Ðảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20 (đêm 24 rạng 25-2-1956).

Nhân kỷ niệm 50 năm biến cố trên, và cũng nhân dịp dư luận đang chú ý nhiều tới Đại hội lần thứ Mười của Ðảng Cộng sản Việt Nam sắp diễn ra, người viết xin ghi lại một số dữ kiện đáng chú ý liên hệ tới Stalin, Khrushchev, Đại hội 20 và ảnh hưởng của nó.

Riêng về "diễn văn mật", vì khá dài, khoảng 20 ngàn chữ, độc giả có thể đọc toàn văn bản dịch tiếng Việt, hay tiếng Anh trên internet [1] . Đại cương, từ đầu đến cuối, là những lời tố cáo Stalin về những tội cực kỳ dã man. Thử tưởng tượng, một lãnh tụ đối với Liên Xô và thế giới cộng sản, được tôn thờ nhiều lần hơn so với Hồ Chí Minh và dân Việt Nam, vậy mà bỗng nhiên bị Tổng Bí thư Đảng tố cáo về những tội ghê tởm. Có thể nói, chấn động tâm lý của vụ này cũng mạnh ngang với trái bom nguyên tử đầu tiên ném xuống Hiroshima 11 năm trước, nếu diễn ra công khai. Nhưng vì diễn ra trong vòng bí mật, nên qua những tiết lộ khó kiểm chứng tức thì, chỉ gây ngạc nhiên và bàn tán tại phương Tây vào thời đó. Trong thế giới cộng sản, ngoài thành phần lãnh đạo và các đảng viên cao cấp, dân chúng đã bị bưng bít, không biết nhiều tới diễn văn mật. Tuy vậy, Đại hội 20 và diễn văn mật đã để lại những hậu quả vô cùng to lớn. Diễn văn mật được công khai hóa tại Đại hội Đảng thứ 22, tháng 10 năm 1961, sau đó, xác Stalin bị/được đem chôn. Gorbachev lần đầu tiên là đại biểu của Đại hội này.

Trong cuốn Tại sao xảy ra Gorbachev (Why Gorbachev Happened), nhà báo Robert G. Kaiser, ký giả báo Washington Post từng sống lâu năm tại Liên Xô, và nhiều lần phỏng vấn Gorbachev, đã viết: "Vô số những người thuộc thế hệ Gorbachev đã thấm nhuần tinh thần cải tổ của Khrushchev qua 'diễn văn mật' nổi tiếng tại Đại hội 20 của Đảng Cộng sản năm 1956, khi ông ta tố cáo những tội ác của Stalin và ngụ ý rằng Đảng phải tìm một đường lối mới. Diễn văn đó đã khơi mào sự 'Tan băng' (The Thaw), một thời kỳ thư giãn về kiểm duyệt và kiểm soát đã khiến văn thơ đua nở, và tạo hình một thế hệ - thế hệ Gorbachev, 'con cái của Đại hội 20'". Và: "Thành phần của thế hệ này đã coi Gorbachev như một kẻ cứu chuộc—'cơ hội chót'." (Why Gorbachev Happened, nxb. Simon & Schuster, 1991, tr. 15).

Chính Gorbachev cũng ghi nhận: "Một mốc quan trọng trong lịch sử chúng ta là Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 20. Nó đã đóng góp lớn lao cho lý thuyết và thực hành của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồi đó và sau này, đã có cố gắng lớn để làm lợi cho quốc gia bằng cách đẩy mạnh việc thoát khỏi những dấu hiệu tiêu cực trong đời sống xã hội chính trị đã nảy sinh do tệ sùng bái cá nhân thời Stalin" (Perestroika, New thinking for our country and the world, của Mikhail Gorbachev, nxb. Harper & Row, 1987, tr.43).

Hồi đó, Nam Việt Nam được biết tới diễn văn mật qua báo chí phương Tây, và không ngạc nhiên nhiều. Với những người đã nếm mùi chính sách cải cách ruộng đất trước cuộc di cư năm 1954, và với phong trào tố cộng đang lên cao lúc bấy giờ, trùm cộng sản Stalin tàn ác là điều dĩ nhiên. Nhưng Bắc Việt Nam, ngay những cán bộ tuyên huấn nòng cốt như Trần Thư của báo Quân đội Nhân dân, cũng phải đợi tới năm 1960 mới cảm thấy thấm thía. Mới đây, ông đã viết trong bút ký Anh cả cò về Đại hội 20 như sau:


Đối với các bạn trẻ bây giờ thì câu "Đại hội 20" không gây một ấn tượng nào cả, thậm chí các bạn cũng chẳng biết nó là cái gì. Nhưng đối với thế hệ chúng tôi lúc bấy giờ thì nó là một cú sốc dữ dội. Nó là quả bom tấn nổ bất thần trên bầu trời tưởng như quang đãng của thế giới cộng sản.

Thế là sau mấy chục năm trời dối trá, một sự dối trá đã tung được hỏa mù vào cả những bộ óc vĩ đại nhất, những nhà bác học, nhà văn, nhà thơ tầm nhân loại, những "Giải thưởng Nôben", từ Langevin, Curie đến Sartre và Aragon, bức màn bí mật bao phủ chế độ Xô Viết đã bị xé toang, phơi bày ra ánh sáng những tội ác ghê tởm của chế độ độc tài Xtalin. Và xé toang bởi một người mà không ai có thể nghi ngờ được độ đáng tin cậy của lời nói: Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Nikita Khơrutsốp. Bản báo cáo của Khơrutsốp đã làm chấn động thế giới và nổi tiếng đến mức người ta không gọi bằng cái tên gọi nào khác là cái tên tắt "Bản báo cáo K".

Lúc ấy Xtalin đang là một huyền thoại. Ta nhớ rằng khi Xtalin chết hàng ngày có hàng ngàn người dân Matxcơva đến tụ tập ở Quảng trường Đỏ khóc lóc: "Xtalin chết rồi ta biết sống với ai?"

Cứ như Xtalin chết thì trời sập vậy. [2]

Ở Việt Nam ông được coi là ông thánh không bao giờ phạm sai lầm. Năm 1949, ở Việt Bắc, ông Nguyễn Sơn và ông Bùi Công Trừng đến giảng ở trường Nguyễn Ái Quốc đã phê phán kịch liệt chính sách ruộng đất của Đảng và khẩu hiệu "tích cực cầm cự, chuẩn bị tổng phản công". Hai ông được nhiều người đồng tình. Ông Trường Chinh giải đáp không xong. Cuối cùng Cụ Hồ đến chỉ cần nói một câu: Bác đã sang Liên Xô báo cáo với đồng chí Xtalin. Đồng chí Xtalin hoàn toàn tán thành đường lối của Đảng ta. Xtalin đã nói đúng là đúng.

Thế là xong! Nhẹ nhàng.


Nguyên nhân nào đã khiến Khrushchev làm chuyện động trời như vậy? Sau khi bị hạ bệ vào năm 1964, trong thời gian bị quản thúc tại gia, Khrushchev đã để lại hồi ký, và tài liệu này đã lọt được ra ngoài, nhờ đó, người ta biết thêm được nhiều điều về Khrushchev, và những điều bí mật về Stalin đã không được đề cập tới trong diễn văn mật. Bản dịch tiếng Anh của hồi ký này mang tên Khrushchev Remembers, nhà xuất bản Little Brown, năm 1970.

Tuy từng tuyên bố không thể quên Marx, Engels và Lenin cho đến khi tôm biết bay, nhưng trước hết, Khrushchev là một người thực tế. Ông chủ trương giải quyết khó khăn dựa trên các điều kiện đang có, hơn là căn cứ vào lý thuyết. Năm 1922, sau khi tham dự nội chiến trở về, thấy vợ trẻ bị chết trong trận đói ghê gớm năm trước. Có nơi ăn cả thịt người. Theo ông: Những năm đầu của chính quyền Sô Viết là những năm phải tranh đấu khó khăn và hy sinh, nhưng nhân dân vẫn tin vào Đảng. Chúng tôi tự nói với nhau rằng, dù tình hình có tồi tệ thế nào chăng nữa, cũng còn khá hơn thời tiền Cách mạng.

Nhưng Khrushchev nói tiếp: Thật ra, điều này không đúng với mọi người. Những người thợ mỏ tài giỏi nhất ở Donbass đã có cuộc sống khá vào thời trước Cách mạng hơn là ngay sau đó. "Đối với tôi, về phương diện vật chất, dù là trợ lý xí nghiệp, tôi đã có cuộc sống kém hơn so với trước Cách mạng, khi tôi chỉ là một thợ kim khí thường".

Để giải quyết những khó khăn về kinh tế, Khrushchev khen Lenin đã sáng suốt học hỏi kinh nghiệm và thu hút chuyên viên từ phía tư bản, đưa ra Chính sách Kinh tế Mới, chủ trương phục hồi quyền tư hữu, và tái lập giới trung lưu. Trong khi đó, cả đời Stalin là kẻ tàn sát chuyên viên (specialist-eater).

Năm 1925, với tư cách bí thư đại diện một quận đi dự Đại hội Đảng thứ 14, lần đầu tiên Khrushchev được gặp Stalin. Nhờ quan thầy tốt, Khrushchev đã thăng quan tiến chức khá nhanh, và sớm được Stalin tin dùng. Trong thời gian làm bí thư cai trị Ukraine cả chục năm, Khrushchev đã theo lệnh Stalin chỉ huy một cuộc thanh trừng lớn, giết hại nhiều người. Có lẽ vì thế, Khrushchev biết rõ sự tàn ác của Stalin, và sau này tố cáo Stalin để đỡ phần nào bứt rứt. Và cũng có thể, Khrushchev tố cáo Stalin để chặn trước những kẻ có thể tố cáo mình.

Từ khi về làm việc cạnh Stalin tại Mạc Tư Khoa, thỉnh thoảng Khrushchev được cử đi xem xét tình hình tại những nông trại tập thể, và chứng kiến nhiều cảnh dân chúng đói khổ, không giống với hình ảnh tốt đẹp do báo chí của chế độ mô tả. Nhiều vùng dân đói quá, biểu tình phản đối, đều bị quân đội thẳng tay đàn áp. Những người dân thoát chết, bị trừng phạt bằng cách cả vùng bị đầy đi Siberia. Trong khi đó, dân Thủ đô và báo chí nước ngoài không hay biết gì.

Năm 1934, Khrushchev được bầu vào BCH Trung ương trong Đại hội Đảng thứ 17, và nằm trong số rất ít những người không bị thanh trừng. Trong tổng số 139 ủy viên chính thức và dự khuyết của Trung ương Đại hội 17, có tới 98 người (70%) bị bắt và xử bắn. Có tới 1.108 trong số 1.956 đại biểu của Đại hội này bị bắt, và bị kết án phản cách mạng.

Vào những năm 1945-46, tại Việt Nam, muốn giết ai, chỉ cần gán cho người đó hai chữ "Việt gian". Đây không phải là sáng kiến của Việt Minh, mà là trò chơi của Stalin từ vài chục năm trước. Mỗi khi muốn giết ai, kể cả nhiều đảng viên cao cấp thuộc Trung ương hay Bộ Chính trị, Stalin chỉ cần gán cho người đó nhãn hiệu "kẻ thù của nhân dân". Dán nhãn hiệu trước, rồi chứng minh bằng cách thú tội, là sở trường của công an.

Stalin nghi ai, là người đó tới số. Không may là Stalin rất đa nghi. Chính Stalin cũng nói "Tôi không tin ai, kể cả tôi". Những người thân cận thường được Stalin mời ăn, mỗi người được chỉ định nếm một món, trước khi Stalin ăn, để biết chắc không có thuốc độc. Một hôm Bulganin nói với Khrushchev: "Đôi khi một người được Stalin mời tới gặp như bạn. Và khi ngồi với Stalin, không biết sau đó sẽ đi đâu, về nhà hay vào tù".

Thí dụ điển hình là vụ kỳ thị Do Thái vào thời Đệ nhị Thế chiến. Trong khi Liên Xô còn đang đánh nhau với quân của Hitler tại Ukraine, để tuyên truyền, Stalin cho thành lập Ủy ban Do Thái chống Phát-xít (Jewish Anti-Fascist Commitee), chủ yếu là thu góp những tài liệu chứng tỏ sự tàn ác của Hitler đối với người Do Thái, và đề cao thành tích của Hồng quân Liên Xô chống Đức Quốc Xã, rồi tung tin cho giới truyền thông Mỹ. Ủy ban này đứng đầu bởi Lozovsky, thành viên Trung ương Đảng, và là người phát ngôn chính thức của chính quyền Sô Viết. Người thứ nhì là Mikhoels, một diễn viên kịch nghệ Do Thái nổi tiếng. Người thứ ba là bà Zhemchuzhina, thuộc bộ tham mưu của Trung ương Đảng, đồng thời là vợ của Molotov. Việc làm của Ủy ban này đã tạo được dư luận tốt tại Tây phương, giúp Liên Xô dễ dàng nhận được nhiều viện trợ quân sự từ Mỹ.

Sau khi Ukraine được giải phóng, sắc dân Tartar tại bán đảo Crimea (phía Nam Ukraine trên Hắc Hải) bị kết tội hợp tác với Hitler. Ngày 11-5-1944, Stalin ký sắc lệnh trừng phạt toàn thể [3] cộng đồng này bằng cách lưu đầy họ tới vùng hẻo lánh ở Uzbek. Mỗi người chỉ được mang theo tối đa 500 ký thực phẩm, quần áo và đồ dùng. Tất cả tài sản còn lại như nhà cửa, đất đai, gia súc... đều bị tịch thu. Nhân cơ hội này, Ủy ban Do Thái chống Phát-xít trên đây đề nghị dùng đất Crimea bỏ trống sau khi người Tartars bị lưu đầy làm khu vực Do Thái tự trị. Thế là Stalin nghi các lãnh đạo Ủy ban làm tay sai cho Mỹ, thi hành kế hoạch dùng người Do Thái xâu xé đất đai và bao vây Liên Xô.

Lozovsky bị xử bắn. Tin chính thức loan báo Mikhoels bị chết vì tai nạn lưu thông, lễ mai táng được cử hành trọng thể. Nhưng sau khi Stalin chết, Khrushchev cho mở lại hồ sơ, được biết Mikhoels thiệt mạng vì đã bị đẩy vào trước xe vận tải. Vẫn theo Khrushchev, nhiều vụ giết người tương tự như vậy đã diễn ra, theo lệnh của Stalin. Chuyện này cũng không phải chỉ xảy ra tại Liên Xô. Theo tài liệu đọc thêm trong Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên, vào thời gian Khrushchev tố cáo tội ác của Stalin, tại Việt Nam, Hồ Chí Minh có một cô phục vụ nhu cầu sinh lý tên là Nguyễn Thị Xuân. "Cuối năm 1956 chị Xuân sinh được một cậu con trai. Cụ Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung". Có con với nhau rồi, cô muốn chính thức lấy Cụ, nhưng Cụ sợ Đảng bị mang tiếng. Nội vụ được công an giải quyết bằng cách ngụy tạo một vụ tai nạn xe cán chết người. Nhưng Việt Nam ăn chắc hơn, đập chết cô Xuân rồi mới vất xác ra đường. "Tai nạn" này sau được ông Nguyễn Minh Cần, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội thời đó xác nhận.

Bà Zhemchuzhina, tuy là vợ Molotov, cũng bị bắt, và bị đi đầy. Mãi tới sau khi Stalin chết mới được trở về. Molotov, một cán bộ đắc lực từ thời Lenin, từng làm thủ tướng trước khi Stalin kiêm nhiệm chức vụ này, và là Ngoại trưởng Liên Xô thời Đệ nhị Thế chiến. Khi Trung ương họp bàn về hình phạt dành cho Zhemchuzhina, Molotov không bỏ phiếu thuận, cũng không bỏ phiếu chống, coi như vắng mặt. Stalin đã nổi xung về chuyện này, và sau đó Molotov đã bị hành hạ đủ điều.

Con gái của Stalin cũng bị vạ lây. Svetlana mới sáu tuổi khi mẹ chết vào năm 1932. (Người thân cận như Khrushchev cũng không biết rõ bà ta tự tử, hay bị Stalin bắn). Năm 17 tuổi, nàng lấy chồng gốc Do Thái. Vì nghi ngờ Do Thái trong vụ Crimea, Stalin bắt Svetlana li dị chồng. Chuyện đáng cười ra nước mắt là khi thấy Stalin bắt con gái li dị chồng gốc Do Thái, nhân vật thứ nhì của chế độ là Malenkov cũng bắt con gái mình là Volya phải li dị chồng cũng gốc Do Thái. Khrushchev nhận xét: "Stalin đã bắt con gái ông ta li dị một tên Do Thái, thì Malenkov cũng phải làm như vậy". Để chứng tỏ dạ trung thành.

Li dị xong, Stalin ép Svetlana lấy con trai của Zhdanov, một bộ hạ thân tín và tàn ác, từng chỉ huy cuộc thanh trừng đẫm máu trong "vụ Leningrad" và được coi như sẽ kế nghiệp Stalin. Khi Zhdanov bị chết vào năm 1948, Stalin nghi ông này đã bị các bác sĩ đầu độc, thế là phát sinh vụ "Bác sĩ mưu phản" (Doctors' plot), rất nhiều bác sĩ bị bắt, kể cả bác sĩ riêng của Stalin. May mắn là Stalin chết trước khi các bác sĩ bị thanh toán. Cuộc hôn nhân "môn đăng hộ đối" này không được lâu, Svetlana li dị và lấy chồng lần thứ ba là một chuyên viên người Ấn. Năm 1967 chồng chết, nhân cơ hội đưa tro về Ấn Độ, Svetlana đã trốn sang Mỹ. Năm 1970 lấy người chồng thứ tư, William Peters, là con rể cũ của kiến trúc sư hàng đầu nước Mỹ Frank Lloyd Wright. Hiếm có người nào trên thế giới đã kết hôn với cả ba khuynh hướng chính thời Chiến tranh lạnh: Cộng sản, Tự do, và Trung lập; và cả hai phía Do Thái và bài Do Thái.

Dù vẫn thương Svetlana, Khrushchev coi việc bỏ trốn sang Mỹ là hành vi phản bội không thể tha thứ. Tuy vậy, Khrushchev cũng lên án Đại sứ Liên Xô tại Ấn đã hành động thiếu khôn ngoan. Khởi đầu, Svetlana đã gặp Đại sứ Liên Xô, xin ở lại Ấn ba tháng, nhưng bị từ chối, được lệnh phải về ngay, nên mới lén gặp Đại sứ Mỹ xin tị nạn. Khrushchev chủ trương, Đại sứ Liên Xô nên hỏi Svetlana tại sao chỉ xin ở lại ba tháng, mà không là một vài năm? Tại sao không để Svetlana tự do đi về, như vậy Liên Xô đã không bao giờ mất nàng, và Tây phương đã không có cơ hội tuyên truyền. Điều này chứng tỏ Khrushchev là người thực tế. Khi thấy không thể chọn thái độ cứng rắn, tốt hơn nên ôn hòa.

Không phải Khrushchev chỉ nói suông, chính ông đã nhiều lần hành động như vậy. Nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng Ashkenazy từng thắng giải Tchaikovsky, có vợ người Anh và một con. Năm 1963, Ashkenazy đem vợ con về thăm quê ngoại, rồi tới tòa Đại sứ Liên Xô ở London hỏi phải làm thế nào, vì vợ không chịu trở lại Liên Xô nữa. Được báo cáo nội vụ, trong tình thế "bắt không được, tha làm phúc", Khrushchev đã cho Ashkenazy ở lại ngoại quốc, muốn bao giờ về cũng được. Ông đã viết một câu có lý: "Đối với tôi, thật không thể tin được là sau năm mươi năm Sô Viết cầm quyền, cửa thiên đàng nên khóa chặt và giữ chìa khóa".

Một trường hợp tương tự khác là nữ vũ công ba lê nổi tiếng thế giới Maya Plisetskaya. Nàng thường bị loại mỗi khi đoàn Bolshoi ra ngoại quốc lưu diễn, vì người ta sợ nàng bỏ trốn. Năm 1959, nàng viết thư thẳng cho Khrushchev xin đi với đoàn lưu diễn tại Hoa Kỳ. Khrushchev đồng ý. Từ đó về sau, nàng đã đi lưu diễn nhiều nơi, và vẫn trở về. Khrushchev kết luận: "Chúng ta không thể làm hàng rào giữ dân chúng bên trong. Chúng ta phải cho họ cơ hội để tự tìm hiểu xem thế giới như thế nào". Nhưng điều mỉa mai là chính Khrushchev đã ra lệnh xây "bức tường ô nhục" Bá Linh, một bức tường mà nhiệm vụ chính không phải để ngăn người xâm nhập từ bên ngoài như Vạn lý Trường thành ở Trung Hoa, mà để giam giữ dân chúng trong "thiên đàng" của mình. Một lần nữa chứng tỏ, đối với Khrushchev, cái gì có thể làm được thì làm. Điều gì khó, sẵn sàng thay đổi cho phù hợp với thực tế.

Khrushchev đã dùng phần cuối diễn văn mật để nêu ra tệ sùng bái cá nhân của Stalin. Sau khi nhắc lại nhiều lần Lenin đã nhấn mạnh sự khiêm nhượng là đức tính không thể thiếu được của người cộng sản Bôn-sơ-vích, Khrushchev tố cáo chính Stalin đã viết sách tự ca tụng mình. Trong cuốn Toát yếu tiểu sử (Short Biography), Stalin viết: "Mặc dầu đã thực hiện một cách tài tình nhiệm vụ của người lãnh đạo Đảng và nhân dân, cùng được sự ủng hộ toàn diện của tất cả nhân dân Liên Xô, Stalin không bao giờ để cho việc làm của mình bị tổn thương vì một chút khoe khoang, kiêu ngạo, hay tự đề cao". Viết như vậy rồi, Stalin tự bốc mình tận mây xanh. Stalin còn chọn lời đề cao mình trong bản quốc ca: "Stalin dạy chúng ta trung thành với nhân dân, Người gây cảm hứng cho chúng ta trong việc làm và hành động". Khrushchev đặt câu hỏi: "Có bao giờ và ở đâu mà một lãnh tụ ca tụng mình như vậy không? Có xứng đáng là một lãnh tụ Marxist-Leninist không?"

Thật ra, Khrushchev chẳng phải tìm đâu xa, tại nước cộng sản Việt Nam anh em, lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng hành động y hệt. Ông dùng bút hiệu Trần Dân Tiên viết tiểu sử của mình. Sau khi viết: "Chủ Tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế", ông đã ca tụng mình toàn những tính tốt như một vị thánh sống, là anh hùng cứu nước, là cha già dân tộc...

Đại hội 20 là Đại hội đầu tiên kể từ khi Stalin chết. Liên Xô trải qua ba năm chế độ Stalin không có Stalin. Đồ tể của Stalin là Beria đã bị thanh toán, nhưng bóng ma Stalin vẫn còn đó. Những kẻ bị oan ức chưa được phục hồi. Những kẻ bị bắt may mắn chưa bị thanh toán vẫn còn bị giam giữ. Khrushchev phải làm cái gì đó để khai thông bế tắc. Ông ghi lại sự băn khoăn của mình:


Chúng tôi đã kiên trì tin vào cái ảo tưởng do Stalin gây ra là chúng tôi bị bao vây bởi quân thù, rằng chúng tôi phải đánh lại chúng, và rằng bằng việc theo những phương pháp được minh chứng qua lý thuyết và củng cố qua thực hành của Stalin, chúng tôi đã gia tăng cường độ cho cuộc đấu tranh giai cấp và gặt hái thêm thắng lợi về cho Cách mạng. Chúng tôi không thể tưởng tượng nổi là tất cả các cuộc hành quyết trong các vụ thanh trừng, đứng về phương diện luật pháp, tự nó là những tội phạm. Nhưng đúng thế! Chính Stalin đã có hành vi phạm pháp, những việc làm có thể bị trừng phạt tại bất cứ nước nào trên thế giới, trừ những nước phát xít như của Hitler và Mussolini. [4]

Rồi tới khi Beria bị bắt và cuộc điều tra nội vụ. Có những phát hiện kinh hoàng về guồng máy bí mật mà chúng tôi không biết, đã gây ra chết chóc cho biết bao nhiêu người. Tôi còn nhớ đã vô cùng sửng sốt khi được biết Kedrov đã bị hành quyết như một kẻ thù của nhân dân. Kedrov đã là tư lệnh đầu tiên tại phía Bắc, tổ chức phòng thủ để chống lại quân Anh. Nhưng ngay cả khi chúng tôi đã sáng mắt qua vụ án Beria, chúng tôi vẫn chưa chịu tin rằng chính Stalin có thể là kẻ đằng sau những vụ khủng khiếp do Beria chỉ huy. Chúng tôi đã giải thích sai lạc cho Đảng và nhân dân về những gì đã xảy ra; Chúng tôi đã đổ mọi tội lỗi cho Beria. Ông ta là một vai trò thuận tiện. Chúng tôi đã làm tất cả mọi sự có thể để bao che cho Stalin, mà chưa hoàn toàn nhận thức được rằng, làm như vậy là chúng tôi đã che chở một phạm nhân, một tên sát nhân, một kẻ tàn sát tập thể! Tôi nhắc lại: Mãi cho đến năm 1956 chúng tôi mới tự giải thoát khỏi sự tùng phục vào Stalin.


Cuối cùng, Khrushchev đã nhận ra rằng, cần phải nêu rõ tội ác để những phương pháp của chế độ Stalin sẽ không bao giờ được Đảng dùng lại. Nhưng không phải việc dễ, tất cả các nhân vật cao cấp trong Đảng đầu chống lại. Khrushchev biết không thể tạo được đồng thuận của Bộ Chính trị về việc nên hay không nên phơi bầy tội ác của Stalin, ông đã căn cứ vào nội quy Đảng, nói rằng Báo cáo Đại cương đã được đọc, ai trong BCT không đồng ý, có quyền phát biểu về cả những điều đã không được đề cập tới trong Báo cáo. Khrushchev muốn cho BCT hiểu, ông vẫn có thể kể tội Stalin, dù mọi người không đồng ý. Sau một hồi đưa đẩy, Khrushchev đã được chỉ định đọc diễn văn mật vào đêm cuối cùng của Đại hội, chỉ có các đại biểu Liên Xô được tham dự. Khrushchev nhớ lại:


Thế là diễn văn tại Đại hội thứ 20 của Đảng về sự lạm quyền của Stalin đã ra đời. Đáng lẽ nó phải được giữ bí mật, nhưng thực tế đã không như vậy. Chúng tôi đã dự trù một số phó bản được phổ biến cho các Đảng Cộng sản thân hữu để họ làm quen với nó. Đó là lý do vì sao Đảng Ba Lan cũng nhận được một bản. Vào thời gian diễn ra Đại hội 20, Đồng chí Bierut của Trung ương Đảng Cộng sản Ba Lan từ trần. Có nhiều xáo trộn sau cái chết này, và văn kiện rơi vào tay một số đồng chí thù nghịch với Liên Xô. Họ dùng diễn văn của tôi vào việc riêng, và sao ra nhiều bản. Tôi được cho biết là họ bán rất rẻ. Thế là diễn văn của Khrushchev nói trong phiên họp bí mật của Đại hội 20 đã bị đánh giá thấp. Điệp viên của mọi nước trên thế giới có thể mua nó trên thị trường với giá rẻ mạt.

Đó là tại sao văn kiện đã được phổ biến. Nhưng chúng tôi không xác nhận. [5] Tôi nhớ khi có ký giả hỏi, "Ông nói thế nào về bài diễn văn đã được gán cho ông?" Tôi thường nói tôi không biết gì về điều ấy, và họ nên hỏi ông [Allen] Dulles – nghĩa là tình báo Hoa Kỳ.


Nhớ lại chuyện cũ, Khrushchev nói: "Tôi thỏa mãn về việc đã bắt đúng thời cơ khi nhấn mạnh bài diễn văn phải được đọc tại Đại hội 20". Tuy vậy, ông cũng nói:


Có lẽ mọi sự sẽ dễ dàng hơn, nếu cứ tiếp tục đổ tội cho Beria, và để nguyên cái ảo tưởng không bị thử thách rằng Stalin là 'Cha và Bạn của nhân dân'. Cho đến bây giờ, dù đã khá lâu sau Đại hội 20, vẫn còn những người cố bám vào cái lập luận tội lỗi của Beria, và từ chối chấp nhận sự thật về Stalin. Một số người vẫn muốn tin rằng không phải Chúa có lỗi mà chỉ vì một trong những thiên thần của ngài; một thiên thần của ngài đã báo cáo láo, và đó là lý do Chúa đã giáng mưa gió bão bùng và các tai nạn khác lên đầu loài người; dân chúng khốn đốn không phải vì Chúa muốn họ phải chịu như vậy, nhưng bởi vì một thiên thần ma quỷ Beria đã ngồi bên tay mặt của Chúa.


Khrushchev phản bác lại lập luận trên đây: "Một điều tuyệt đối sơ đẳng là: Beria đã không tạo ra Stalin, chính Stalin đã tạo ra Beria". Chuyện tương tự trên đây cũng xảy ra tại Việt Nam. Có nhiều người vẫn cho rằng không phải Hồ Chí Minh, mà Trường Chinh phải chịu trách nhiệm về vụ giết hại dân vô tội trong cải cách ruộng đất, và Lê Duẩn với Lê Đức Thọ phải chịu trách nhiện về các vụ Nhân văn-Giai phẩm, và Xét lại chống đảng. Nhưng trên thực tế, liệu Hồ Chí Minh ra lệnh cho Trường Chinh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, hay ngược lại?

Nửa thế kỷ trước, qua diễn văn mật, Khrushchev gây được tiếng vang lớn, nhưng ông đã không thực hiện được nhiều thành quả đáng kể. Chẳng những thế, lời nói và việc làm của ông đã không đi đôi với nhau. Ông tố cáo Stalin độc tài, rồi ông cũng độc tài, tuy kém tàn ác hơn. Các đồng chí thân thiết của ông cũng lần lượt bị hạ bệ, như Kaganovich, Malenkov, và Molotov. Ông tố cáo Stalin đàn áp dân chúng, nhưng rồi ông cũng đàn áp dân chúng trong vụ nổi dậy đẫm máu vào đầu tháng 6 năm 1962 ở vùng Bắc Caucasus. Hàng trăm người biểu tình bị chết; những người bị thương bị đầy đi Siberia; hàng chục người tổ chức bị ra tòa, và bị xử bắn. Ông hô hào sống chung hòa bình, nhưng không thể sống chung với người anh em cộng sản Trung Hoa. Ông gây hấn với đối phương bằng cách xây tường Bá Linh, và chở hỏa tiễn gắn đầu đạn nguyên tử tới Cuba, khiến thế giới nín thở trước vực thẳm đại chiến nguyên tử.

Ngoài ra, không phải đợi Saddam Hussein, Khrushchev đã chế tạo và tích trữ sẵn võ khí hóa học và vi trùng từ 50 năm trước. Ông nói:


Chúng tôi không thể giảm bớt phòng thủ. Không thể có chuyện chúng tôi để hỏa lực nguyên tử của chúng tôi xuống dưới mức cần thiết. Còn cả những loại võ khí khác mà cuối cùng chúng tôi cũng có thể cần tới, đó là võ khí hóa học và vi trùng. May mắn là loại võ khí này đã không được dùng vào Đệ nhị Thế chiến, nhưng nó đã được dùng vào Đệ nhất Thế chiến. Quân đội của chúng ta sẽ trong tình trạng khốn đốn nếu địch quân dùng võ khí hóa học và vi trùng chống lại chúng ta mà chúng ta không có. Khi nào hai thế đối đầu còn tồn tại, chúng ta bó buộc phải tích trữ mọi phương tiện chiến tranh. Tôi nhấn mạnh điều này bởi vì tôi muốn niềm tin của tôi vào sự quan trọng của việc cảnh giác và răn đe hữu hiệu bọn đế quốc xâm lược phải được hiểu rõ.


Nhìn lại 50 năm qua, người ta thấy cộng sản Việt Nam đã làm tất cả những gì Khrushchev chống lại: Khrushchev hạ bệ Stalin, đem xác ướp Stalin nằm cạnh Lenin trong nhà mồ chôn xuống đất, và đổi tên "thành phố anh hùng" Stalingrad thành Volgagrad. Cộng sản Việt Nam xây nhà mồ để trưng bày xác ướp Hồ Chí Minh, đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh, và tặng danh hiệu 'thành phố anh hùng". Khrushchev chống Trung cộng, Việt Nam ôm chân Trung cộng (trừ thời gian bị Trung cộng đánh). Khrushchev thả nhiều tù chính trị, lập ủy ban điều tra tội ác và phục hồi danh dự cho những người bị oan ức dưới thời Stalin. Việt Nam bắt thêm nhiều tù chính trị và vẫn làm thinh trước những người bị oan ức. Khrushchev coi việc tố cáo Stalin trong diễn văn mật giống như giặt đồ dơ (wash our dirty linen). Việt Nam làm những điều Khrushchev tố cáo, bỏ tù những cán bộ theo chủ trương của Khrushchev, chẳng khác gì uống nước giặt đồ do Khrushchev phế thải.

Tóm lại, Khrushchev là một người thực tế, nhưng chưa thực tế đủ để nhìn rõ vấn đề sờ sờ trước mắt. Đó là, chủ nghĩa cộng sản giống như một cái áo sặc sỡ, người nghèo khó trông rất ham, nhưng không mặc vừa cho một cơ thể xã hội cần lớn mạnh. Khrushchev thấy áo bị dơ vì vấy máu, tưởng chỉ cần giặt sạch là có thể mặc lại. Nhưng vì áo có kích thước không vừa, giặt cũng vô ích. Ba mươi năm sau, Gorbachev biết áo không vừa nên không giặt, đem ra sửa lại. Nhưng vải đã mục, vì sửa nên rách bươm, đành bỏ đi. Trong khi ấy, Bắc Hàn và Cuba, không giặt cũng không sửa, cứ để vậy mặc, bị áo gò bó, năm sáu mươi tuổi vẫn không lớn được. Sau khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc cởi áo ra, vắt trên bàn thờ, rồi mọi người ở trần, hì hục đua nhau làm giàu. Còn Việt Nam, vẫn dùng nước giặt áo của Khrushchev uống cầm hơi. Có lần cũng định bắt chước Gorbachev mang áo ra sửa, nhưng sợ rách, lại thôi. Gần đây còn đem thứ nước dơ của Khrushchev đóng chai, nói là để làm thuốc, rồi dán bên ngoài nhãn hiệu "Định hướng Xã hội Chủ nghĩa".
Đinh Từ Thức.

© 2006 talawas



[1]Tiếng Việt: http://www.tusachnghienc...rg/pdf_files/baocao.pdf
Tiếng Anh: http://www.uwn.edu/course/448-343/index12.html
[2]Tại Việt Nam cũng khóc lóc rất thảm thiết, rõ rệt nhất qua bài thơ của Tố Hữu "Đời đời nhớ ông".
[3]Theo sắc lệnh của Stalin, tổng số người bị lưu đày vào khoảng từ 140 tới 160 ngàn. Nhưng theo các tài liệu khác, tổng số này lên tới 380 ngàn.
[4]Khrushchev Remembers, tr. 343. Lần đầu tiên Khrushchev đã ví chế độ Stalin dã man như chế độ phát xít của Hitler và Mussolini.
[5]Bộ Ngoại giao Mỹ phổ biến vào ngày 4-6-1956, nhưng tại Liên Xô, mãi tới năm 1989 mới chính thức phổ biến cho dân chúng.

**
Bài đăng trên talawas đã lâu, nay xin phép được copy lại về đây ( SongChi's blog )
http://anonymouse.org/cg.../anon-w...rg/talaDB/such...
viethoaiphuong
#14 Posted : Friday, March 14, 2008 4:43:14 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Thấy tên tác giả là Trần Tuấn Kiệt phải tò mò đọc liền xem người này viết gì?
Và quả nhiên, nghe quen tai tới mấy người trong này...!
Mang về nhà PNV tặng các quý chị kính mến, thế nào cũng có người tìm thấy chút kỷ niệm rất dễ thương của mình?!

==>>

Mùa Xuân trở lại

Trần Tuấn Kiệt

Ngày giáp Tết năm nay ở Saigon khí hậu nóng ran ran. Tôi đến Linh ở đường Nguyễn Thiện Thuật để nhờ anh ta giúp vài chuyện liên quan đến công việc dịch thuật.
Trước nhà Linh có hai người đàn bà Trung hoa bán khoai lang nướng. Tôi mua hai củ khoai tím Dương Ngọc ăn rất thơm ngon. Ngồi xuống xe nước mía, tôi hỏi bà chủ là Linh chừng nào về. Bà ta bảo cậu ấy mới đi uống cà phê đâu đó. Bác ngồi đợi, không bao lâu Linh sẽ về. Ít khi nào Linh đi đâu vì bà mẹ bắt anh ta coi nhà không cho ra ngoài. Tôi cười, bỗng dưng Linh đã thành "bác sĩ" rồi.
*
Cách đây khoảng gần bốn mươi năm, đây là con đường thân thương của tôi nhất. Tôi ở đậu để đi học trong xóm ở đường Hai Mươi, bây giờ đổi tên là Điện Biên Phủ. Lịch sử đã thay đổi hết. Và lớp trẻ như Linh lớn lên sau 75 không còn biết gì về những người tăm tiếng trước kia nữa.
Con đường này trước 75 có rất nhiều quán cà phê văn nghệ. Thời đó quán nào cũng vang lên bài Sang Ngang của Đỗ Lễ 'Đưa em sang sông...'. Bọn thanh niên cứ quây lấy các cô gái xinh xinh và lãng mạn, rồi suốt ngày yêu cầu quán cho nghe hết sang sông, thì sang ngang... Xuyên qua đường này đến Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ), tôi thường đi với người bạn cùng quê là dân Sa đéc lên, bạn học từ lớp ba, lớp tư tiểu học. Hắn lên Saigon trước và gặp tôi trong quán cà phê vỉa hè ở đó. Hắn bảo:
- Tôi có đọc anh trên báo Phổ Thông. Anh có biết Đàm-trường-viễn-kiến của ông Nguyễn Đức Quỳnh trong hẻm gần chùa đó không?
- Không.
- Ở đó, ngày nào cũng nhiều người tụ tập nói chuyện xôm tụ lắm.
Lúc này tôi (Sa Giang) và Hàn Giang Dương Thành Long và anh Mẫn bút hiệu Giang Châu, cả ba thành lập thi đoàn Tam Giang; sau có thêm Chương Đình Thu (Bạch Lộ) nữa. Bọn trẻ chúng tôi thời đó mê thơ văn quên cả ăn cơm, thường thì chỉ lấy cà phê thuốc lá làm thức ăn chính.
Hắn dẫn tôi vào nhà cụ Nguyễn Đức Quỳnh, căn nhà nằm ngang chắn ở cuối con đường hẻm rộng. Thường khi có xe bộ trưởng Công dân vụ Ngô Trọng Hiếu vào đó.
Cụ Quỳnh là cố vấn của ông Hiếu. Tôi nhớ hôm đó cụ Quỳnh đang ca ngợi tranh Nguyễn Trung, cho họa sĩ này là người vẽ ngựa giỏi nhất. Cũng không ngờ trong buổi đầu tiên đến, tôi gặp nhiều người đã nghe danh trên văn đàn ở đó. Lý Đại Nguyên như đệ tử ruột của cụ Nguyễn Đức Quỳnh cùng Duy Sinh là con cả cụ Quỳnh, đang lý luận, tranh luận sôi nổi về vấn đề văn hóa mới và văn hóa dân tộc.
Ban đầu tôi ngỡ tất cả cùng nhóm nhưng không phải: Duy Lam và Thế Uyên thường bài bác tranh Tạ Tỵ, Duy Sinh lại có vẻ chống lại bố là cụ Quỳnh với tư tưởng hiện sinh mới nhập vào VN đang cùng nhóm Sáng Tạo do Mai Thảo làm chủ súy. Có mặt rất nhiều người như Hoàng Bảo Việt, Hồ Nam, Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp, Tô Thùy Yên và Mai Sử Giương tức Nguyễn Nghiệp Nhượng...
Hôm ấy là ngày đầu Xuân nên có bánh mứt Tết. Ngồi cạnh tôi là Trần Dạ Từ bút hiệu Hoài Nam, dường như đã xuất bản quyển thơ Hương Cau Quê Ngoại. Cả nhà nhiếp ảnh Nguyễn Cao Đàm đang phàn nàn về cái giải thưởng hạng nhất Quốc tế chưa được đi lãnh, vì nhà nước bắt đóng thuế. Phần nhiều ở đó là các nhà văn miền Bắc di cư 54 vào Nam thời đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm.
Cụ Quỳnh nói dõng dạc:
- Tôi bảo đảm anh em cứ tự do phát biểu, cả chỉ trích chính quyền. Các anh em sẽ không hề bị hỏi han bắt bớ gì cả khi ở nhà này trở về.
Tất nhiên cụ Quỳnh đã có bảo đảm của Ngô Trọng Hiếu, một ông bộ trưởng quyền uy đứng vào hàng thứ ba chỉ sau Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu thời đó. Cho nên anh em văn nghệ tranh luận nhau quyết liệt, nhất là nhóm Sáng Tạo có Duy Thanh và nhóm Văn Hóa Ngày Nay, hậu thân của Tự Lực Văn Đoàn, với Thế Uyên và Duy Lam là hai kiện tướng.
Dương Nghiễm Mậu, Trần Dạ Từ, Hồ Nam... phát biểu hầu như thao thao bất tuyệt.
Đã gọi là Đàm Trường Viễn Kiến thì tất mọi khuynh hướng, mọi tư tưởng văn hóa tôn giáo chính trị nghệ thuật đều được đem ra mổ xẻ thẳng thừng giữa các nhà văn hóa mới đầy nhiệt huyết. Chẳng bao lâu, cái lò luyện người với tư tưởng tổng hợp, gọi là Tổng Thức Vận đo,ù tiêm nhiễm vào tôi hồi nào không hay. Hồi đó còn có nhóm Hoa Mười Phương của Kiều Thệ Thủy. Tờ Mã Thượng của Linh Thi và Sinh Lực của Đồng Tân đã viết về thơ tôi, khi ấy tôi chưa đầy mười tám tuổi. Có lần mọi người đề cập đến Bùi Giáng, cho là một hiện tượng lạ: Cụ Quỳnh nói Bùi Giáng là Lão tử thời nay. Tôi chơi thân và hiểu Bùi Giáng nên không đồng ý với nhận xét này. Tôi về ghé kể cho Bùi Giáng nghe. Ông cười cười lôi tôi ra khỏi nhà, nói:
- Mình đi ăn tiết canh vịt ở Ngã Bảy đi.
Rồi ông đem chiếc xe Mobylette ra chở tôi đến Ngã Bảy bây giờ là đường Lý Thái Tổ gần Ngã sáu Chợ Lớn, nơi đó bày đủ các hàng ăn uống nhậu nhẹt. Lúc này Bùi Giáng còn làm giáo sư dạy ở trường Tân Thanh, có cả nhà viết sử Thiên Giang, có cả triết gia Đệ Tứ là Tam Ích sau dạy Pháp văn, nghiên cứu viết về Hiện sinh và Phật giáo.
Những người này là thày tôi ở trường Tân Thanh. Lúc đó tôi theo Nguyễn Vỹ mưu sinh và hằng ngày vào nhà cụ Lê văn Trương ở Ngã Tư Quốc Tế chơi. Có lúc Trầm Tử Thiêng từ Khánh Hội cũng qua chơi. Cả Thanh Quang sau chịu ảnh hưởng Phi Lạc Sang Tàu của Hồ Hữu Tường, cùng bà Trúc Lâm Nương làm giáo chủ đạo Hồng Môn ở Vạn Kiếp (Gia Định).
Đi du Xuân mà ăn tiết canh thì tôi không thích nhưng chìu Bùi Giáng nên tôi cũng đi theo. Cạnh cái quán tiết canh đó là quán chị Lệ Liễu. Chị mở quán ca nhạc gần đó, bày sân khấu nhỏ để ai muốn lên mà ca hát ngâm nga thâu đêm suốt sáng. Đây là quán nổi tiếng nhất là nơi ăn chơi một thời: Đại đức Trí Minh, bạn của Vũ Anh Khanh lúc chưa đi tu cũng thường đến đây vừa nhậu, vừa hát và ngâm thơ. Ông thường dẫn theo Mặc Tưởng và Thùy Dương Tử. Tôi cũng muốn cùng Bùi Giáng tạt vào quán Lệ Liễu chơi nhưng ở đây "quá bụi" không thích hợp với ông nên thôi...
Trời Xuân rộn rã, tôi vừa uống chút bia thấy ngà ngà. Nhìn qua bên kia đường, một dãy nhà dọc Lý Thái Tổ đang bán đủ loại hàng hóa, máy móc như mọi con đường khác. Phía sau lưng dãy nhà mơí xây này ngày xưa bãi cỏ mọc vô tội vạ, con đường đó vào sâu hơn là nơi "cát cứ' của ban Văn nghệ Địa phương quân do đại úy Tô Công Biên cai quản. Tôi không nhớ rõ lúc này Du Tử Lê là thiếu úy hay trung úy cũng ở đó.
Hằng ngày Du Tử Lê dẫn ca sĩ lên Đài phát thanh quân đội nơi có đại tá Cao Tiêu, Tô Kiều Ngân, Tô Thùy Yên, Tường Linh và Phan Bá Thụy Dương thường có mặt. Đó là Cục Chiến Tranh Tâm Lý ở ngay cạnh Sở Thú. Khi ấy tôi đang viết báo cho Phổ Thông, trong Tao Đàn Bạch Nga của Nguyễn Vỹ. Một hôm đại tá Phát (Nguyễn Tấn Phát), người đã từng là bác sĩ riêng của ông Ngô Đình Diệm, bảo tôi vào lính Văn Nghệ Địa Phương Quân. Ông Phát cũng gia nhập Tao Đàn Bạch Nga với Thu Nhi, Minh Đức Hoài Trinh, Tuệ Mai, Nguyễn Thu Minh, Bạch Yến. Thế là tôi vào Ban văn nghệ Địa phương quân, có nhiệm vụ viết "sapô" cho ca sĩ giới thiệu các bài hát.
Ban văn nghệ này rất nổi tiếng, người điều khiển là anh Nguyễn Hữu Sáng, em ruột Nguyễn Hữu Thiết. Anh là người điềm đạm, ít nói và có tài.
Thời ở Địa phương quân, tôi biết Lam Phương, anh hiền lành, cũng ít nói nhưng hay vào trại trễ, thường bị phạt chạy vòng sân. Cái thân hình bệ vệ của Lam Phương lúc bị đại úy Tô Công Biên phạt chạy vòng sân, khiến ai cũng tức cười. Ngày nào mọi người cũng tập dượt ầm ĩ cả trại. Sáo có Nguyễn Đình Nghĩa, còn Khả Năng, Phi Thoàn là hai cây cười rôm rả nhất. Anh hề nổi tiếng chịu chơi nhất, hễ buổi sớm lôi nhạc cụ ra thấy thiếu món nào thì y như cứ bắt anh ta phải 'đi chuộc' ở tiệm cầm đồ về là có ngay. Đó là danh hề Thanh Việt, thêm cả Tùng Lâm nữa. Cũng một ngày Tết khác sau 75, tôi gặp Khả Năng ở rạp Rex thì anh vui vẻ nói "Mới ở trại cải tạo về'. Sau đó nghe đâu anh trốn qua Thái lan hay Mã lai rồi mất tăm hơi luôn.
Tôi ngồi với Bùi Giáng mà nhớ tới những ngày cùng Du Tử Lê ở ban Văn nghệ Địa phương quân, sau tôi bị chuyển qua hậu bị quân đưa vô Rừng Sác rồi tôi biến luôn không vào trại nữa. Bùi Giáng gọi thêm rượu rồi ra ngoài, lát sau có người cầm vào hai dĩa bánh ướt to tướng. Bùi Giáng nói: - Ăn đi. Anh còn vào Đàm trường viễn kiến không?
Tôi vừa ăn vừa lắc đầu: - Viết báo với Chu Tử lo kiếm cơm. Từ ngày cụ Quỳnh mất tôi không tới đó nữa.
Bùi Giáng hỏi:- Chu Tử có tốt không?
- Tốt, vui với anh em lắm. Có Hồ Nam, Trần Dạ Từ, Duyên Anh làm ở đó nữa, nhất là Tú Kếu.
Rồi tôi hỏi:
- Ông có đọc thơ Tú Kếu?
Bùi Giáng trả lời: - Tú Kếu làm thơ lục bát hay lắm. Còn thơ đen thì không có đọc.
Sau đó tôi nói với Chu Tử lấy tập sách kiếm hiệp của Ngọa Long Sinh là Kim Kiếm Điêu Linh do Bùi Giáng dịch đưa vào báo Sống. Sau biến cố 75, mọi sự đều thay đổi. Bạn tôi Trầm Tử Thiêng qua Mỹ viết bản trường ca Áo dài Việt Nam tôi được nghe một lần, rồi anh mất bên đó.
Mùa Xuân này tôi chợt có dịp trở về con đường hẻm Bàn cờ cũ gần nhà cụ Quỳnh, nơi cư xá Đô Thành có trường Tân Thanh xưa, nay đã biến thành khách sạn. Đi sâu vào cư xá Đô Thành, tôi từng vào thăm chị em Khánh Ly ở một căn gác nhỏ dường như mướn trong đó. Thấy tôi đến,cả hai ngó nhau cười như không tiền đãi cà phê đen nữa. Em gái Khánh ly rất đẹp, lần nào tôi đến cũng nói: Anh Kiệt ngâm thơ cho em nghe đi, sau này cô lấy Văn Quang, hiện anh vẫn còn ở lại VN...
À quên nhắc lại ban Văn nghệ Địa phương quân, anh em văn nghệ kẻ còn người mất. Vừa rồi xem băng Thúy Nga Paris,thấy có chương trình về Lam Phương. Nhưng anh ấy nay đã già, bị tai biến mạch máu não, tay phải không còn đàn được nữa. Nhớ tới Lam Phương ngày nào với hàng trăm bản nhạc đi vào lòng người. Thật buồn cho số phận tài hoa của một nhạc sĩ ngày nào...
Khi tôi làm báo Sống, thỉnh thoảng Khánh Ly ghé chơi. Chúng tôi hay ngồi ăn hủ tíu ở quán Tàu đường Gia Long. Lúc đó, ghế chủ tịch đại diện sinh viên Văn khoa là Phạm Quốc Bảo, có cả Phạm Quân Khanh, Ngô Vương Toại giúp sức... Thêm nhiều anh em khác như Cung Văn Nguyễn Vạn Hồng, nhà thơ nữ Hồng Khắc Kim Mai ở Văn khoa thường lui tới nhà tôi. Chúng tôi vẫn hay ngồi quán Chung Nhuận Hy bên hông Lê Thánh Tôn.
Ngày đó trong khuôn viên đại học Văn khoa có dựng một gian nhà gỗ nhỏ của nhóm họa sĩ trẻ gồm Mai Chửng điêu khắc, Nguyễn Trung, Nghiêu Đề, Hồ Thành Đức... Căn nhà gỗ này do Nguyễn Trung và Hồ Thành Đức xin được trong không quân đem về dựng lại. Hằng ngày Nguyên Khai và Nguyễn Thành Nhơn đến điêu khắc chơi và thoạt tiên cũng là chỗ ngủ của Nguyễn Nghiệp Nhượng và Cù Nguyễn.
Sau 75, khi qua đường Lê Thánh Tôn, tôi nhớ lại cái quán cà phê cũ đã thay mới, các cây điệp (phượng đỏ) cội rất lớn, thân cây bị cưa cụt đã đâm ra thêm nhiều cành nhánh mới, có nhánh đã ra hoa...
Tôi đứng lặng nhớ về bạn bè hay gặp nhau ở đấy: Trần Lam Giang, Phạm Tài Tấn, Phạm Quốc Bảo và Bùi Ngọc Tuấn.., nhớ tới các bạn họa sĩ, Khánh Ly, Nguyễn Thụy Long, Lam Thiên Hương thuở còn xuân sắc tươi đẹp. Bây giờ Lam Thiên Hương trở thành bà ngoại già thường dắt cháu ngoại đến Cung văn hóa Lao động chơi.
Đường Lê Thánh Tôn và những cành điệp cũ gợi cho tôi rất nhiều về lịch sử của một thời. Nay mùa Xuân trở lại, con đường vẫn rộn ràng xe cộ, khách nước ngoài đi lại dập dìu.
Cả mấy chục năm nay ở Saigon mà tôi cứ quanh quẩn mãi Thị Nghè như một thằng Mán không biết gì về nhiều sự đổi thay. Năm 2005 Phan Bá Thụy Dương lần đầu tiên về nước ghé thăm tôi: Hai đứa mới trở lại nơi đây nhìn sang Pagoda cũ với tâm trạng ngậm ngùi. Cũng chính từ gốc phố nhộn nhịp này, tôi và Thụy Dương đã làm 2 bài thơ Tưởng Niệm Hoàng Trúc Ly.
*
Tôi đang ngồi tư lự, quẩn quanh lộn xộn những kỷ niệm xưa, thì Linh và San Hà đi đâu trở về. Linh mời:
- Vào nhà chơi đi anh
- Thôi mình ngồi uống nước mía.. Anh có việc nhờ em.
San Hà nhắc:
- Từ ngày chị Huệ Thu ghé thăm, anh bị trợt thang gác đến nay vẫn cũng chưa lành sao?
- Chị Huệ Thu là người có lòng tốt. Nghe nói chị tửu lượng cao. Trùng Dương không những viết truyện hay mà uống rượu cũng cừ lắm. Tú Trinh cũng vậy. Có lần Tú Trinh ghé nhà không gặp, nói với con gái anh sẽ chở anh đi nhậu. Những người bạn trước đều rủ anh nhậu cả, chỉ có em bảo anh thôi hút thuốc.
- Anh bị bệnh, hút nhiều quá làm sao du Xuân. Sao cây hải đường năm rồi anh không giữ lại?
- Phải, cây hải đường cành lá xum xuê đẹp lộng lẫy. Phạm Cung xuống xem nói đó là đại hồng trà, hái lá nấu làm trà xanh uống ngon lắm. Nhà Hồ Hữu Thủ rộng rãi, năm nay anh định mua tặng anh ấy một cây hải đường, nhà mình chật hẹp không trồng lâu được.
San Hà chở tôi trên chiếc xe Honda thời tiền sử chậm chạp, tôi nói:
- Chạy cẩn thận thôi, coi chừng đụng người ta đấy
San Hà cười.
- Không sao đâu. Để đó em chạy an toàn chở anh đi xem hoa.
- Anh nghe nói trong Tao Đàn có dựng đền Hùng vương, xem hoa xong rồi ta vào lễ đền tổ nghe.
Rồi San Hà cho xe rẽ qua cửa Tây Sàigòn đi về phía bùng binh. Chợ hoa chỗ ấy thật đông đúc: Hải đường, dạ lý và muôn hồng nghìn tía đua nhau khoe sắc mừng mùa Xuân mới. Thân hữu của tôi giờ đây kẻ còn người mất, thất lạc bốn phương. Với tôi họ mãi mãi là những cánh hoa Xuân làm đẹp cho đời, cho nền văn hoá Việt tộc.
Trần Tuấn Kiệt - SG 2008
viethoaiphuong
#15 Posted : Friday, March 14, 2008 6:29:00 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
sưu tầm từ VietBao posted by NgocAnh




viethoaiphuong
#16 Posted : Saturday, March 15, 2008 1:24:32 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Uất ức - biển ta ơi!
Ghi chép của Phạm Thanh Nghiên

Khởi hành lúc 8 giờ từ Hà Nội, đúng 12 giờ trưa, hai chúng tôi mới đến được Thanh Hóa. Cho đến hôm nay, tôi cũng khó lý giải tại sao một người vốn mắc bệnh “say xe” như tôi lại có thể ngồi lỳ trên ô-tô hơn 4 giờ đồng hồ như vậy? Phải rồi, đây không phải là một chuyến đi du lịch, một chuyến viếng thăm ai đó thông thường. Mà tôi đi tìm gặp người thân các nạn nhân bị sát hại trong chuyến ra khơi định mệnh ba năm về trước với ước muốn được chia sẻ…
Tháng 1 năm 2005, mười sáu con người cùng đi đánh cá trên một chiếc thuyền, tám người vĩnh viễn ra đi, tám người còn lại trở về với nỗi kinh hoàng tột độ. Thủ phạm gây ra tội ác, không ai khác là bọn Tàu tặc - kẻ mà chính quyền Việt Nam luôn luôn ca ngợi là người đồng chí tốt, người làng giềng tốt của nhân dân Việt Nam. Một chuyến đi đặc biệt và ý nghĩa như vậy có lẽ đã nâng đỡ tôi, xua đi nỗi mệt nhọc thường xuyên mà tôi hay bị khi thực hiện những chuyến đi xa.
Việc tìm kiếm không mấy dễ dàng. Chúng tôi chỉ được biết họ thuộc hai xã Hoằng Trường và Hòa Lộc. Sau khi ăn trưa tại một quán ven đường, con trai người chủ quán chở chúng tôi bằng xe tăc-xi đến xã Hoằng Trường với chặng đường ngót ba mươi cây số. Số tiền phải trả cho chuyến tắc-xi gấp gần ba lần số tiền đi từ Hà Nội về Thanh Hóa. Đến Hoằng Trường, hai người chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình bằng đôi chân trên con đường đất ghồ ghề gần 10km, tìm tới nhà của các ngư phủ bị nạn.
Càng đi sâu vào làng, cái nghèo của làng chài càng hiện rõ. Khác hẳn những hình dung trước kia của tôi về một phiên chợ tấp nập của miền quê biển. Ở đây, chợ chiều vắng ngắt, vài quán lá lụp xụp, hàng hóa nghèo nàn…
Khi chính quyền Trung Quốc liên tục lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam, giết hại ngư dân lương thiện của chúng ta đang đánh cá trong vịnh Bắc Bộ, hàng trăm thanh niên, sinh viên, văn nghệ sĩ trí thức trong nước đã biểu tình chống lại tội ác của chính quyền Trung Quốc, đồng thời ở bất cứ đâu trên thế giới này có người Việt Nam sinh sồng đều có những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, thì ở Việt Nam mọi thông tin đều bị Nhà Nước giữ kín. Việc chúng tôi tìm ra để cung cấp cho độc giả những sự thực mà báo chí trong nước cố tình bưng bít, bị cho là “nhạy cảm”. Cho tôi nói lời xin lỗi gia đình các nạn nhân, nếu sau khi gặp gỡ chúng tôi và kể ra sự thật mà bị chính quyền gây rắc rối. Tôi xin cảm ơn những người đã giúp đỡ chúng tôi trong thời gian chúng tôi tìm hiểu và muốn làm sáng tỏ sự kiện đau xót này. Thật ra, những việc làm này hết sức bình thường ở những đất nước có tự do thông tin, nhưng lại là điều cấm kỵ trong một thể chế thiếu tự do, dân chủ và đang nấp trong ống tay áo hung thủ.
Đầu tiên, chúng tôi dự định tìm gặp ông trưởng thôn, nhờ ông đưa đến nhà các nạn nhân. Nhưng nghĩ lại, trưởng thôn chẳng qua cũng là “cánh tay nối dài của đảng”, ít có sác xuất được giúp đỡ, mà biết đâu lại bị gây khó dễ? Cuốc bộ chừng vài cây số, chúng tôi ghé vào quán của một bà lão bán quà vặt. Quán là mấy tấm liếp dựng tạm. Bàn là một tấm gỗ kê bằng gạch, bày bán đủ thứ lặt vặt: trái cây, bánh kẹo. Bà lão chủ quán tên là Thao, có mái tóc trắng như cước. Thấy chúng tôi loay hoay tìm ghế ngồi, bà lão ân cần: “Cô cậu kê tạm mấy viên gạch, lót giấy báo này mà ngồi!”. Biết chúng tôi ở xa đến, tìm gặp người nhà các nạn nhân bị tàu chiến Trung Quốc bắn chết, bị thương ba năm trước, mấy người phụ nữ ngồi gần đấy xúm đến. Họ kể về nỗi khổ của các nạn nhân, họ kể khổ cho chính cả họ. Bà Thao đứng lên, một lát sau bà trở lại với một cậu thanh niên còn rất trẻ: “Đây là cháu anh Lê Văn Xuyên, ngư dân bị tàu Trung Quốc bắn chết. Cậu này sẽ đưa hai cháu đi.”. Như là trách nhiệm của mình, bà còn ghi vào cuốn sổ tay của tôi “danh sách” những người bị nạn trên biển. Tự nhiên tôi ước ao, giá như ở cái làng chài này có những cán bộ biết thương xót cho đồng loại như bà Thao, chắc hẳn nỗi đau của gia đình các nạn nhân được vơi đi chút ít.
Chúng tôi đến nhà anh Lê Văn Xuyên gần 5 giờ chiều. Ngôi nhà tuềnh toàng như bao gia đình nông thôn Việt nam khác. Trùm lên căn nhà là không khí lạnh lẽo. Tôi thường sờ sợ khi bước chân vào gia đình có người chết trẻ. Lần này thì khác. Tôi không thấy sợ mà thay vào đó là nỗi đau xót, như họ là người thân của mình vậy. Chị Thanh, vợ anh Xuyên đưa tôi sang nhà thân nhân Nguyễn Văn Tòng. Rồi lần lượt các chị tiếp chân đưa chúng tôi đến từng gia đình một. Họ có chung một cảnh nghèo; một nỗi đau, Và chung một nỗi uất ức.
Chuyện ba năm trước:
“Thuyền ra biển được hai ngày thì gặp tầu chiến Trung Quốc. Họ rượt đuổi chúng tôi. Chúng tôi không hiểu tại sao họ rượt đuổi. Đây là ngư trường chúng tôi vẫn hành nghề từ bao năm nay. Trước đó, họ không bắn pháo hiệu hay có bất cứ tín hiệu gì cảnh cáo trước, càng không có bất cứ biểu hiện gì để chúng tôi tin là họ sẽ tấn công chúng tôi cả.”. Anh Nguyễn Văn Dũng, một trong tám người sống sót kể lại.


Ngư dân Nguyễn Văn Dũng sống sót trở về
“Hôm đó là sáng ngày 8 tháng 1 năm 2005…”. Trương Đình Thái, kể lại với một tâm trạng vẫn còn kinh hãi : Chúng bắn vào các đồng nghiệp của em, sau đó xả hơi cay vào các nạn nhân. Tám người chết, còn em và chủ tầu bị thương. Khi tôi gặng hỏi để biết chi tiết hơn, Tháí không thể nói gì thêm: Hồi em được chúng thả về, Thi thoảng em la hét, ai hỏi em cũng nói không biết gì. Những tràng súng bắn quá gần và xác đồng nghiệp đổ vật xuống bong thuyền khiến em bị chết lâm sàng. Vết thương của em nặng, gia đình phải vay mượn tiền để mang em ra Hà Nội mổ lại. Bây giờ vẫn đau. Thật không dễ quên đi quá khứ kinh hoàng, không phải ai cũng đủ can đảm để kể lại. Còn đang bối rối thì đột nhiên Thái bất ngờ nói với tôi: “Chị ơi, họ làm sống em chị ạ”. Phút chốc tôi rùng mình. Nhìn gương mặt của Thái, tôi linh cảm cụm từ “làm sống” là thế nào.
Từ trái sang phải: Người mẹ, tác giả, người con là Ngư phủ Trương đình Thái bị bắn trọng thương và sinh viên Ngô Quỳnh đồng hành cùng tác giả.
Sau khi thực hiện tội ác, chúng trói những người còn sống lại và cho tám xác chết vào tám túi ni – lông. Anh Dũng kể thay cho Thái : “Lúc tàu Trung Quốc đuổi thì tôi cũng biết, nhưng đang ở dưới khoang thuyền. Khi tôi lên, cảnh tượng thật hãi hùng, người chết, người bị thương, người bị còng tay. Tôi là người cuối cùng bị còng”. Anh Dũng còn cho biết thêm: lên thuyền của các anh có bảy tên lính hải quân Trung Quốc cao lớn, tên nào tay cũng lăm lăm một khẩu súng. Buổi chiều, chúng đưa các anh về đảo Hải Nam, cho mỗi người một tô mỳ, sau đó nhốt mỗi người vào một buồng riêng biệt. Hai ngừơi bị thương thì chúng “làm sống”, tức là xử lý vết thương không dùng thuốc gây tê. Sau một vài phút để trấn tĩnh trở lại , Thái nói: “Chúng dùng dao khoét vào đùi em, lấy viên đạn ra; em bị bắn 2 phát, một phát vào đùi phải đau đớn vô cùng. Khi chúng khoét xong, cho em tô mỳ. Sáng hôm sau chúng lôi em đi lấy cung”.
Khoảng hai, ba hôm sau khi thuyền ngư dân Thanh Hoá bị tàu chiến Trung Quốc tấn công thì người của Bộ ngoại giao Việt Nam sang. Họ có hai người, không có nhà báo đi theo để đưa tin. Họ xin chính quyền Trung Quốc gặp các ngư dân Việt Nam đang bị giam giữ và khuyên: “Các anh cố gắng ở lại cải tạo cho tốt, đừng cãi lời người ta. Chúng tôi sẽ cố gắng đưa các anh về trước tết”. Những ngư dân này không hiểu họ phạm tội gì? Tại sao lại “ cố gắng cải tạo cho tốt?”
Chúng tôi gặng hỏi các nhân chứng xem phía Trung Quốc đã tra hỏi những gì, nhưng các anh nói không thể nhớ hết được. Sự việc đã trôi đi ba năm, đọng lại những gì bây giờ chỉ là nỗi sợ hãi. Họ chỉ nhớ những buổi đi cung bị bức bách, căng thẳng. Một, hai ngày đầu chúng đưa ngư phủ ta đi cung một đến hai lần, mỗi lần chừng một tiếng. Nhưng hai, ba ngày sau ( khi có người của Bộ ngoại giao Việt Nam), chúng gọi họ đi cung nhiều hơn. Mỗi ngày hai đến ba lần, mỗi lần hai, ba tiếng. Có một người dịch sang tiếng Việt. Khi kết thúc buổi cung các ngư phủ chúng ta đều phải ký vào một biên bản bằng chữ Tàu mà không ai biết nội dung là gì..Anh Dũng nói: “ Chúng tôi không thể không ký vì chúng đã ép cung, tôi chậm ký bị chúng đánh liền”.
Cho đến bây giờ không ai trong số còn sống được biết: tại sao thuyền đánh cá của họ bị tàu chiến Trung Quốc tấn công. “ Chúng tôi đơn thuần chỉ đi đánh cá trên vùng biển quê hương mình! Từ khi đảng và nhà nước cho vay vốn để đóng thuyền lớn, khuyến khích đánh cá xa bờ, chúng tôi đã khai thác ngư trường này từ chục năm trước, bây giờ cũng vậy. Những tranh chấp vùng nào đó trên biển Đông giữa hai nhà nước chúng tôi đâu được thông báo!”
Sau ba mươi mốt ngày, những người còn sống được về Việt Nam, tám người khác phải trở về trong tám bình tro.
Nỗi đau của những người thân:
Khi chúng tôi đến nhà anh Nguyễn Hữu Biên, một thanh niên mới đi biển lần đầu đã bị tàu chiến Trung Quốc bắn chết, đau đớn và căm phẫn vẫn hằn rõ trên gương mặt bà nội và mẹ của Biên. Bà Lê Thị Tăm đem tấm hình của con trai ra cho chúng tôi xem. Biên còn trẻ quá, mới hai mươi tuổi. Cái hồn oan này đang lẩn quất ở đâu? Là oan hồn thứ bao nhiêu của dân tộc nối tiếp những oan hồn “lên rừng tìm ngà voi xuống biển mò ngọc trai”, mà sử sách Việt Nam đã ghi từ 4.000 năm trước: . Bà nội của Biên đã ngoài tám mươi, run rẩy lê từng bước tiễn chúng tôi ra cửa: “Trung Quốc có bao giờ thôi nghĩ đến chuyện xâm lược nước ta đâu, có bao giờ ngừng giết người Việt Nam ta đâu”. Ôi! Một cụ già nhà quê ngoài tám mươi tuổi còn nhận biết ra được cái sự thật này, các vị lãnh đạo đảng và Nhà Nước chẳng lẽ lại không biết ư? Phúc hay là họa cho dân tộc chúng ta đây?
Giấy chứng tử do lãnh sự quán Việt Nam tại Trung Quốc xác nhận
Giấy báo tử ngày 4.2.2005 báo về cho gia đình có xác nhận ngày chết cuả các nạn nhân là 8.1.2005 (tức là gần một tháng sau mới cớ giấy báo tử về nhà). Giấy báo tử được ký tên và đóng dấu bởi bà Lãnh sự Bùi Thị Tuyết Minh. Tuy nhiên, trong phần nguyên nhân chết thì để trống, trong khi sự thực các anh bị tàu Trung Quốc tấn công, bắn giết. Điều này đã được xác định, và chính quyền xã khi đến báo tin cho các gia đình cũng khẳng định.
Nạn nhân Nguyễn Hữu Biên ( lúc bị bắn chết mới có 20 tuổi
Ông bà nội Lê Xuân Kính và cháu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ Lê Thị Thuỳ Trang
Ngôi nhà của nạn nhân Lê Văn Xuyên (đã chết)
Lẽ ra, vụ việc này đã phải trở thành một sự kiện nghiêm trọng trong quan hệ Quốc tế, cần phải làm sáng tỏ. Nhưng do chính quyền bưng bít thông tin, nên đã hơn ba năm trôi qua, hầu hết người dân vẫn không hay biết.
Chúng tôi đến nhà anh Lê Xuân Trọng. Vợ anh đã qua đời trong một cơn bạo bệnh khi sinh bé Lê Thị Thuỳ Trang được tám tháng tuổi. Bé Trang được mười ba tháng tuổi thì anh Trọng bị cướp mất mạng sống. Nghe nhắc đến bố mẹ, bé Trang òa khóc. Tôi ôm nó vào lòng, nước mắt trào theo. Có thể, ngoài cảm nhận sự côi cút vô lý này, bé không thể hiểu điều gì vượt quá tầm của một đứa trẻ mới hơn bốn tuổi. Nỗi đau dồn hết vào lòng ông bà nội.
Sau khi anh Trọng bị bắn chết, ông bà nội cháu đề nghị chính quyền cho bé Trang được hưởng trợ cấp hàng tháng. Bắt đầu từ năm 2006, bé được hưởng trợ cấp hai trăm ngàn đồng mỗi tháng, ( năm 2005 không được gì vì còn phải làm thủ tục). Cuối năm vừa rồi, ông trưởng thôn nói với ông bà Kính rằng, cần đề nghị “lên trên” để tăng tiền trợ cấp cho bé. Chưa kịp mừng thì đã... chưng hửng, số tiền bé Trang nhận được tháng đầu tiên năm 2008 đã bị cắt giảm xuống còn một trăm hai mươi ngàn đồng. Bà Kính than vãn: “Không hiếu sao lại thế. Đấy, chúng tôi vừa nhận một trăm hai mươi ngàn đó cô.”.Ông Kính chua chát: “Không đủ tiền ăn sáng cho cháu cô chú ạ”. Ông bà mời chúng tôi ở lại dùng bữa tối và nghỉ qua đêm. Chúng tôi cảm ơn và từ chối vì đã nhận lời bà Thao. Ông Kính hẹn sáng hôm sau sẽ đưa chúng tôi sang Hòa Lộc, gặp những người còn lại. Quả thật! nếu không có cháu Tùng con anh Tòng dẫn đường, chúng tôi không biết xoay sở ra sao. Đồi núi, trời tối, đường vắng và thưa người qua lại. Chúng tôi lãnh nhận sự nguy hiểm đang đe doạ hai thanh niên trẻ muốn biết sự thật và mong có cơ hội nói lên sự thật ở một môi trường thông tin vì sự thật.
Sáng hôm sau, chúng tôi trở lại nhà ông Kính. Ông có chuyến đi biển gấp nên không thể thực hiện lời hẹn. Từ Hoằng Trường đến Hòa Lộc không có đường bộ, phải đi bằng đò. Ông đưa chúng tôi đến bến sông. Chủ đò nấn ná, chờ thêm khách cho đủ chuyến. Ông Kính thì thầm với chủ đò, chúng tôi được sang sông. Đây là bãi sông Hoằng Trường (còn có tên gọi khác là Lạch Trường).
Sang đến Hòa Lộc, hai chúng tôi lại tiếp tục cuốc bộ theo một hướng đạo già. Ông tên là Nguyễn Văn Nhiểm, ngoài sáu mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn và nhanh nhẹn. Ông là cán bộ Chi hội Nông dân thôn Hòa Phú, cũng là một đảng viên. Dám đấu tranh chống tiêu cực nên cũng bị ...ghét. Trên đường đi, Ông nói: “các cháu làm thế là rất đúng. Tặng quà, giúp đỡ cho ai thì cứ trao tận tay họ. Đừng có qua chính quyền xã hay thôn làm gì, nhiêu khê, rườm rà. Mà có khi người dân chẳng nhận được gì”.
Trong số những gia đình chúng tôi đã gặp, hoàn cảnh của gia đình tử nạn Trần Nghiệp Hùng là quá éo le. Năm 2003, vợ anh chết đuối ngoài biển ( phụ nữ cũng phải đi đánh cá). Năm 2005, anh Hùng bị hải quân Trung Quốc bắn chết. Một năm sau khi anh mất, hai đứa con anh là Trần Nghiệp Mạnh và Trần Thị Thúy đều phải vào trại trẻ mồ côi. Chị Quân (chị ruột nạn nhân Trần Nghiệp Hùng) buồn rầu tâm sự: “Chẳng ai muốn cháu mình phải vào trại trẻ mồ côi. Nhưng vì khó khăn quá, ai cũng nghèo. Chồng tôi chết gần năm nay. Cô em gái tôi cũng phận góa bụa. Chú ấy cũng chết do tai nạn khi đi biển, bà cụ nhà tôi năm nay đã tám mươi hai tuổi, nay cụ ở với người con này, mai lại ở với người con khác. Bà cụ cũng tội, con trai, con dâu, con rể cứ bỏ cụ mà đi”.
Thi thoảng, trên các phương tiện thông tin cũng phản ánh những tiêu cực trong việc cứu trợ người dân bị nạn: chuyện ăn chặn hàng cứu trợ, chuyện cứu đói bằng gạo mục.... Tôi còn nhớ trong một bản tin thời sự tối của Đài truyền hình Việt Nam có đưa một tin cười ra nước mắt: người ta cứu đói cho dân bằng... kem đánh răng và xà phòng thay vì một thứ gì ăn được. Các đoàn thể, cá nhân có hảo tâm đã không còn tin vào chính quyền. Họ không muốn lòng tốt của mình trở thành miếng mồi béo bở cho các ông quan to quan nhỏ. Vì thế, thay vì qua chính quyền, họ tự tay mang quà cho đồng bào. Như vòi bạch tuộc, rất dài, rất dai và rất giỏi, cánh tay ăn chặn vẫn vươn tới được. Câu chuyện ông Nhiểm, chị Quân kể sau đây là một bằng chứng.
Đoàn từ thiện chùa Giác Minh, Tân Vạn – Biên Hòa lặn lội ra tận Thanh Hóa cứu trợ cho người dân sau trận bão lũ năm 2006.( Tiếc rằng ông Nhiểm không nhớ Pháp danh của vị Thượng Tọa nào). Các nhà sư đã tận tay trao số tiền cho đồng bào, mỗi suất hai trăm ngàn đồng. Nhiều gia đình trong xã đã được chùa Giác Minh cứu trợ. Con dâu ông, trên đường về nhà đã bị người của chính quyền xã chặn lại, số tiền bị cướp trắng. Chị giải thích rằng đây là tiền của các nhà sư cho chị, không phải tiền “chính sách” hay của chính quyền. Nói thế nào cũng không được. Đau nhất là ông Nhiễm. Các nhà sư tin tưởng, nhờ ông chuyển giúp phần quà cho một số gia đình khác. Ngay tối hôm đó, chính quyền xã cử người đến cướp toàn bộ số tiền với lý do “gom vào một mối để phát cho dễ, cho công bằng” . Ông không thể không đưa vì họ nhân danh chính quyền. Nhiều người khác cũng bị tương tự. Không ai được trả lại xu nào dù đó là tiền cứu trợ nhân đạo. Chưa hết, hơn hai tháng sau, ông Nhiểm nhận được một lá thư, ngoài bì thư ghi tên người gửi là Đoàn từ thiện chùa Giác Minh, Tân Vạn – Biên Hòa. Trong đó có một tấm vé số trúng giải, trị giá giải thưởng là hai mươi nhăm triệu đồng ( một số tiền rất lớn), và ghi rõ là tặng riêng cho ông. Ông Nhiểm sung sướng mang tấm vé số đi lĩnh giải. Người ta trả lời ông: “đã quá thời hạn lĩnh giải” và còn trách ông “sao bây giờ bác mới đến lĩnh?”. Ông Nhiễm khẳng định với chúng tôi: “Tôi tin ai đó đã bóc thư ra xem và cố tình giữ lại, không đưa ngay cho tôi”. Không biết cảm giác của ông lúc trở về nhà, trên tay cầm tấm vé số trúng giải vô giá trị như thế nào?
Ai được hưởng toàn bộ số tiền cướp được của ông Nhiễm và những người dân khốn khổ cần phải được cứu sống?
Đoàn từ thiện chùa Giác Minh có biết việc này?
Qua các nhân vật được tiếp xúc, chúng tôi biết người nung nấu đưa vụ việc ra ánh sáng công luận chính là ông Kính. Ông là người biết rõ chủ trương “hoà nhập, hoà đồng, vươn ra biển lớn” của chính phủ. Ông nói hoà nhập vào thế giới văn minh không chỉ về kinh tế mà còn về nhiều vấn đề khác. Vụ việc thuyền đánh cá của ngư dân Thanh hoá bị tàu chiến Trung Quốc tấn công, ngư phủ Thanh hoá bị giết hại là vi phạm luật pháp quốc tế. Ông có dự định vận động các nạn nhân còn sống sót và thân nhân các nạn nhân đã chết làm đơn tập thể gửi đến đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu phải làm rõ và phải có trách nhiệm đối với các nạn nhân. Ông hy vọng báo chí vào cuộc. Ra Hà Nội, ông tìm gặp đại diện báo Tuổi Trẻ. Tiếp ông là một ký giả có cái tên rất gợi: Hoà Đồng. Phải rồi! đúng như ông nghĩ: muốn giải quyết vụ việc hãy hoà đồng với nhân loại về phương diện truyền thông trước đã. Nhưng ông sững sờ khi ký giả Hoà Đồng khuyên ông dẹp bỏ vụ việc, đào sâu chôn chặt vụ việc, theo đuổi chỉ bất lợi cho cá nhân ông và không giải quyết được vấn đề gì! Thật buồn cho truyền thông Việt Nam!
Cho đến bây giờ, khi tiếp xúc với chúng tôi, ông Kính vẫn nung nấu dự định cũ. Khi chúng tôi đề cập đến đề tài này thì nhận thấy những nét lo sợ xuất hiện trên gương mặt của thân nhân các nạn nhân. Nhưng không phải chỉ nạn nhân và thân nhân của những nạn nhân lo sợ mà những người không liên đới cũng lo sợ. Họ đang nằm trong một hàng dô-mi-nô lo sợ. Người dân sợ chính quyền cơ sở, chính quyền cơ sở sợ chính quyền trung ương, chính quyền trung ương sợ chính quyền thiên triều bởi 8 chữ vàng: “ Láng giềng, hữu nghị…”
Lẽ ra, chúng tôi còn tiếp tục tìm gặp các nhân chứng, các gia đình nạn nhân còn lại. Nhưng chuyến đi buộc phải kết thúc. Có tin báo công an đang lùng sục chúng tôi. Trưa hôm đó, hai người chúng tôi bí mật rời khỏi Thanh Hóa. Bao nhiêu nỗi uất ức, mệt mỏi dồn nén từ hôm trước được dịp bung ra. Suốt chặng đường về, không ai nói với ai lời nào. Tôi biết người bạn đồng hành cũng đang nghĩ về chuyến đi vừa qua như tôi. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên 24 giờ vào một ngay đầu tháng 3 năm 2008 ở đây.
Có thể nào một ngày nào đó, trên vùng biển Việt Nam sẽ vắng bóng những con thuyền đánh cá Việt Nam. Không chỉ là nỗi lo cầm chắc thua lỗ vì giá xăng dầu phi mã, mà còn là nỗi lo cho chính mạng sống của ngư phủ khi ra biển. Cùng thời gian với chúng tôi đi Thanh Hóa, Báo An ninh thế giới (một tờ báo chuyên xuyên tạc, bôi đen các nhà hoạt động Dân chủ, nhân quyền Việt Nam) đã phải thừa nhận sự thực là Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải Việt Nam. Bài báo cũng liệt kê các vụ hải quân Trung Quốc bắt cóc đòi tiền chuộc, giết ngư phủ Việt Nam, và khẳng định các ngư phủ Việt Nam không hề xâm phạm lãnh hải Trung Quốc. Nhưng để biện hộ cho bản chất nhu nhược của chính quyền cộng sản VN, bài báo trích lời của một nhân viên an ninh cấp tỉnh: “Chúng tôi đã cố làm hết sức mình để bảo vệ các ngư dân, nhưng vì biển cả mênh mông quá, không có cách nào can thiệp, giúp đỡ được!”
Xót xa thay! Biển cả mênh mông hay trách nhiệm đối với sinh mệnh công dân bị coi nhẹ?
Chính quyền cộng sản Trung Quốc đã gây nợ xương máu với người Việt Nam!
Cùng với việc để mất Hoàng Sa, mất nhiều đảo ở Trường Sa, mất hàng vạn cây số vuông ở biên giới phía Bắc, ở vịnh Bắc bộ, mất sinh mạng của con dân trên biển, chính quyền cộng sản Việt Nam nợ nhân dân Việt Nam lòng ái quốc!
Phạm Thanh Nghiên
Tháng 3 năm 2008.
viethoaiphuong
#17 Posted : Saturday, March 15, 2008 3:32:32 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Một hành-động đầy ý nghĩa, đầy giá trị cho tương lai
Phan Huy Đường
Trần Dần, một tác nhân chủ yếu trong Nhân văn – Giai phẩm, chết đã hơn mười năm. Nhà nước Việt Nam đã tinh khôn nhận lỗi với chàng, một cách rất Việt Nam tức là không thẳng thắn, rõ ràng. Thôi, cũng được được, thà có còn hơn không. Tác phẩm chàng để lại có bài viết đã 50 năm. Thế mà vẫn có người sợ. Đủ thấy, khi ngôn ngữ đã biến thành thơ văn, nó có sức sống vượt kiếp người, vượt khả năng đàn áp, trù dập, tiêu hủy, xuyên tạc hay lợi dụng của mọi quyền lực. Sức sống đó, đương nhiên không là sức sống của người… đã chết. Là sức sống của người đang sống ở đời nay : tác phẩm ấy vẫn có ý nghĩa, giá trị đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của họ. Thế mới khiếp !
Lâu nay, nhiều tác phẩm của Trần Dần – sinh mệnh của nhà thơ, nhà văn – vẫn chưa được công bố ngay trong nôi văn hoá của nó. Nhà xuất bản Đà Nẵng đã dám làm chuyện ấy. Quyển Trần Dần – Thơ vừa chào đời liền bị lệnh ngưng phát hành. Sự kiện này đã từng xảy ra đối với nhà thơ nhà văn khác ở Việt Nam. Nhưng chuyến này có chuyện lạ : 7 người trong "làng văn" VN đã viết Thư ngỏ tố cáo lệnh cấm ấy, gửi cho Quốc Hội, v.v. và được ngay 124 người khác hưởng ứng ký tên.
Sự kiện này có mấy đặc điểm quý báu :
1/ Hầu hết những người hạ bút ký tên đang sống, đang làm việc, sẽ sống, sẽ làm việc ở Việt Nam. Không chỉ có "bô lão", có người còn rất trẻ. Họ rất có thể và dễ dàng bị đàn áp, vùi dập, dù không đi tù cũng có thể "mất" tương lai. Họ biết rõ. Và họ đã hạ bút ký tên mình dưới lá Thư ngỏ ấy, tự ghi tên mình vào sổ đen của công an. Thế thì họ không chỉ hành-động vì tình nghĩa với người đã chết, họ đã hành-động vì tương lai ở Việt Nam của chính họ và con em của họ, và sẵn sàng trả giá cho hành-động ấy. Họ đã chủ động khẳng định tương lai của chính mình ở Việt Nam.
2/ Họ không chỉ bảo vệ một người đã chết. Đã chết rồi, nó hết cần được bảo vệ, ai làm gì nó được nữa ? Ai muốn gây sự với nó, cứ việc gõ cửa Diêm Vương. Chẳng thích thú tí nào. Họ bảo vệ tác phẩm của một nhà thơ. Nghĩa là : họ bảo vệ văn chương, văn hoá, hình thái tồn tại vượt cõi chết của một con người. Họ bảo vệ chính họ và chính chúng ta trong tư cách người nói chung và người Việt nói riêng.
3/ Trước hết, họ gửi Thư ngỏ cho Quốc Hội, đại diện của dân – trên danh nghĩa. Sau đó mới gửi cho Ông Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông CHXHCN Việt Nam và Ông Tổng Thanh tra Chính phủ CHXHCN Việt Nam, tức là quyền lực chính trị.
Thế thì họ đã bảo rõ : đời nay, dân là cội nguồn của quyền lực chính trị, quyền lực phi dân chủ là quyền lực phi chính nghĩa.
4/ Họ nêu vấn đề trên cơ sở luật pháp của Việt Nam, đòi hỏi quyền lực phải phục tùng pháp luật.
Thế thì họ đòi hỏi Việt Nam trở thành một nước pháp quyền và đòi hỏi pháp luật lấy dân quyền, nhân quyền làm gốc.
5/ Họ không chỉ bảo vệ tác phẩm của một Trần Dần thôi, như thế cũng quý quá rồi, họ còn công khai bảo vệ tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn, Dương Nghiễm Mậu, Trương Tân và Nguyễn Quang Huy. Đúng là bảo vệ văn chương, văn học, nghệ thuật, văn hoá Việt Nam. Đẹp vô cùng. Ôi, hôm nay Trần Dần đã tìm được nhiều độc giả chính đáng !
6/ "Ở nước ta lâu nay việc cấm đoán tương tự đối với tác phẩm văn hóa nghệ thuật thường xảy ra. Ai cũng biết hành động này không những thiếu văn minh và không mang tính pháp lý, mà còn bóp nghẹt tự do sáng tạo, kìm hãm sự phát triển văn hóa, biểu hiện sự thô bạo và ấu trĩ của một cung cách quản lý xã hội bất chấp pháp luật và đứng trên những quan hệ dân sự tối thiểu của một quốc gia thực tâm định hiện đại hóa.1 Tuy nhiên nó cứ tiếp tục diễn ra chỉ vì lâu nay không mấy ai lên tiếng phản đối, và có phản đối thì cũng bị vùi lấp trong sự im lặng đáng sợ."
Thế thì họ đã đặt vấn đề ở tầm cỡ văn hoá. Văn hoá là nền tảng cuối cùng, cơ bản, của mọi thể chế chính trị có khả năng tồn tại lâu dài trong một thời đại. Một quyền lực phi văn hoá chẳng bao giờ tồn tại lâu đời được, cả lịch sử của thế kỷ 20 đã cho thấy rất rõ.
"Xã hội dân sự", theo định nghĩa của Gramsci bắt đầu như thế này đấy, trong mọi lĩnh vực của cuộc nhân sinh. Nó chỉ hình thành được qua hành-động có tư duy văn hoá, nghĩa là có giá trị, cho cuộc chung sống.
Đích thực và hữu hiệu hành-động cho dân chủ, tự do, văn hoá, văn minh là hành-động như thế này, chứ không phải là chửi bới lung tung và hô khẩu hiệu "tự do", "dân chủ" trừu tượng rỗng tuếch. Muốn xây dựng một xã hội dân chủ, không thể chỉ thuê chuyên gia viết vài bộ luật mang ra công bố mà làm được. Trước tiên chính người dân phải học làm chủ tương lai của mình ngay trong lòng xã hội mình đang sống. Một quyền lực chân chính có thể giúp nó thực hiện điều ấy nhanh hơn. Lãnh tụ chính trị lỗi lạc khác chính khách tầm thường ở đó. Nhưng, cuối cùng, chính người dân phải chủ động khẳng định quyền làm chủ của mình thì chế độ dân chủ mới hình thành được. Quá trình ấy đằng đẵng và đôi khi khốc liệt đến thế nào, chỉ cần xem lại quá trình hơn 200 năm hình thành chế độ dân chủ tư sản ở Châu Âu thì thấy.
7/ Sự kiện trên giúp ta một hiểu biết quý báu : lôgíc hành động mới của cái chế độ không chấp nhận phân quyền, chỉ chấp nhận phân công. Đảng lãnh đạo bằng lệnh miệng trong bóng tối và đe, cũng trong bóng tối. Nhà nước công khai mang công văn, công an, v.v. đi quản lý xã hội. Quốc hội huýt gió ngắm mây trời lững thững trôi đi : nó làm gì có quyền bắt Nhà nước phục tùng luật pháp ! Khi công dân bị oan ức, Đảng vô trách nhiệm, Nhà nước hữu công văn, Quốc hội mậu liên quan, media câm như hến. Phân công ngoạn mục đến thế là cùng !
Phan Huy Đường xin tỏ lòng quý mến những người đã chủ trương
và hưởng ứng Thư ngỏ này.
2008-03-05
http://www.x-cafevn.org/node/981
viethoaiphuong
#18 Posted : Saturday, March 15, 2008 8:37:08 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
from :Nhom LyTranLeNguyen / Paris
______________________________________________

Nhà Đại Cách-Mạng Dân-Tộc

Tây-Hồ Phan Châu Trinh,

tên chữ Tử-Cán, hiệu Tây-Hồ, biệt hiệu Hy-Mã,

sinh năm 1872 tại làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước,

phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam .

Mất tại SàiGòn ngày 11 tháng 2 năm Bính Dần

nhằm ngày 24 tháng 03 năm 1926 .

Nhân buổi lể truy điệu được tổ chức tại Huế vào năm 1926,

Nhà Đại Cách-Mạng Dân-Tộc

Sào-Nam Phan Bội Châu

đã tuyên đọc bài văn tế thật bi thương :

………………………………

………………………………

Anh em ta :

Đất rẽ đôi đường ;

Tình chung một khối .

Gánh tồn vong ai cũng nặng nề ;

Nghĩa chung thủy lòng càng bối rối .

Sóng gió một con thuyền chung chạ, mái chèo

đương lúc cheo leo;

Mây mù muôn dậm đất xa khơi, dấu ngựa

nhờ ai giong ruổi .

Ngại ngùng thay người ngọc mù sa ;

Ngao ngán nhẽ giọt châu mưa xối .

Thương ôi !

Bể bạc còn trơ ;

Trời xanh khó hỏi .

Nghìn vàng khôn chuộc được anh hào ;

Tấc dạ dám thề cùng sông núi .

…………………………………

…………………………………



Mười năm sau (1936), tưởng niệm Cụ Tây-Hồ .

Cụ Sào-Nam làm thêm một bài thơ đầy cảm xúc :




Khóc Cụ Tây-Hồ



Mây trần thế hợp tan, tan lại hợp,

Kiếp phù sanh, mai tối, tối liền mai .

Quán trần gian trăm năm gởi trọ ấy là ai ?

Ngẫm người cũ, lại ngậm ngùi thân vị tử,

Phải trời đất chẳng sinh ra thì chớ !

Đã sinh ta lại dang dở ru mà ?

Nhớ bạn xưa chẳng trẻ cũng chưa già,

Từng lập chí dời non và lấp bể .

Trâm bút hữu thời kiêu hệ ngọc,

Loan trung tằng tặc quải Phù Tang,

Tốt nghiệp tù chí khí vẫn ngang tàng,

Cỡi sóng bạc băng ngàn sang Pháp Quốc,

Cờ xã hội những toan lên thẳng bước,

Gánh giang sơn chẳng chịu trút nhường ai !

Đau đớn thay ! Trời chẳng chiều người,

Người bước tới mà trời giằng kéo lại .

Công nghiệp sống chưa ra vòng thất bại,

Tuổi chết nay đã trải chẵn mười năm .

Nhớ bạn xưa khôn nỡ khóc thầm,

Một hàng chữ gởi thốn tâm cùng thiên cổ !

Kẻ tiền đạo, ấy ai người hậu lộ ?

Thập châu niên, ngộ thập châu niên hoài ?

Khóc ông ông khóc ai ai ?



Sào-Nam Phan Bội Châu

1936
viethoaiphuong
#19 Posted : Monday, March 17, 2008 1:19:34 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Bí quyết để trở thành người phụ nữ đẹp

Để được đôi môi xinh xắn, hãy nói những lời ngọt ngào, dễ nghe.
Để được đôi mắt tinh tế, hãy tìm kiếm vẻ đẹp trong tâm hồn của người khác.
Để được thân hình duyên dáng, hãy chia sẻ phần thức ăn của mình với những người nghèo khổ.
Để được mái tóc óng ả, hãy để trẻ con vuốt tóc mỗi ngày.
Để được khôn ngoan, hãy sử dụng kiến thức và chắc chắn bạn sẽ luôn được người khác nhìn lên.

Người khác luôn cần sự khen ngợi, tình yêu thương, lời động viên, lòng kính trọng, vì vậy đừng bao giờ đối xử với họ thấp hơn bản thân mình.

Nếu bạn cần một bàn tay để giúp đỡ, bạn sẽ thấy bàn tay ấy nằm ngay dưới cánh tay mình. Và sau này, bạn sẽ nhận ra rằng bạn có hai bàn tay, một để giúp đỡ bản thân và một để nâng đỡ kẻ khác.

Vẻ đẹp của người phụ nữ chính là vẻ đẹp bên trong tâm hồn họ, đó chính là cách họ lắng nghe người khác và thể hiện tình yêu của mình.

AUDREY HEPBURN (Khương Như lược dịch)
viethoaiphuong
#20 Posted : Monday, March 17, 2008 8:09:50 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Đức Đạt Lai Lạt Ma họp báo tại Dharamsala (Ấn Độ).

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ngày 16 tháng 3 năm 2008
Vinh Danh Dân Tộc Tây Tạng


Trong những ngày vừa qua, tại Lhassa, kỷ niệm 49 năm cuộc tổng khởi nghĩa 10 tháng 3 năm 1959, nhân dân và tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng đã biểu tình ôn hòa đòi Tự Do, Nhân Quyền và phản đối Trung cộng chiếm đóng đất nước họ hơn nửa thế kỷ. Nhưng sự xuất hiện đông đảo cảnh sát và quân đội đế quốc cộng sản để đàn áp những người biểu tình đã gây ra nhiều cuộc xô xát dữ dội trên khắp thủ đô Tây Tạng. Vũ lực và chiến xa của bạo quyền phi nghĩa có thể đã phong tỏa và tái kiểm soát được thành phố mà chúng thẳng tay vùi dập trong trong máu lửa và nước mắt (không phải lần đầu). Dù vậy, dân tộc Tây Tạng nổi tiếng hiếu hòa vẫn biểu dương tinh thần bất khuất. Và cuộc kháng chiến đầy chính nghĩa, tay trần không súng đạn của Anh Chị Em Tây Tạng đang còn tiếp diễn, ở trong và ngoài đất nước bất hạnh đó, trên khắp thế giới và ngay cả trên lãnh thổ Trung cộng. Tin giờ chót, một số sinh viên tại trường đại học Bắc Kinh đã ‘’biểu tình ngồi’’ để tỏ tình đoàn kết với thanh niên sinh viên Tây Tạng. Nhiều cuộc biểu tình lớn bộc phát tại các nước Âu châu. Tại Genève, Thụy Sĩ, ông René Longet, chủ tịch đảng xã hội và thị trưởng Onex, quyết định cho treo cờ Tây Tạng trước tòa thị sảnh Onex suốt năm, thay vì chỉ treo vào Ngày 10 Tháng 3 hàng năm, mặc dù có sự phản đối kịch liệt của tòa đại sứ Trung cộng. Trong cuộc họp báo ngày chủ nhựt 16 tháng 4 tại Dharamsala (Ấn Độ), Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nghiêm khắc lên án ‘’chế độ khủng bố’’ Bắc Kinh. Vị lãnh đạo tinh thần tối cao của dân tộc Tây Tạng đòi mở một cuộc điều tra quốc tế vì một lần nữa, như Ngài tố cáo, chế độ Bắc Kinh đang tiến hành cuộc ‘’diệt chủng văn hóa’’ đối với dân tộc thân thương của Ngài. Vị khôi nguyên Giải Nobel Hòa Bình nhấn mạnh rằng cai trị bằng ‘’chế độ khủng bố’’ là phương thức duy nhứt mà nhà cầm quyền Trung Hoa chiếm đóng đã áp dụng để cố tạo ra một thứ ‘’hòa bình giả tạo’’ trên quê hương của Ngài. Trung cộng chỉ ‘’nhìn nhận’’ có 10 người biểu tình bị sát hại. Theo tin của chính phủ Tây Tạng Lưu Vong, ít nhứt 80 người đã bị tử vong tại Lhassa. Bạo quyền Hồ Cẩm Đào đang làm mọi cách để bưng bít sự thật về tấn thảm kịch Lhassa, để che dấu cuộc trấn áp đẩm máu nhứt ở Tây Tạng từ khi xảy ra những biến cố năm 1989. Nhưng đế quốc Trung cộng chiếm đóng sẽ thất bại. Trước cuộc ‘’khủng bố đỏ’’ ở Lhassa, chúng tôi thấy cần giới thiệu cùng quý bạn đọc Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam phổ biến 5 năm trước đây, vào ngày 16 tháng 4 năm 2003. Sau đây là toàn văn Bản Tin :
Vinh Danh Dân Tộc Tây Tạng. Đặt dưới sự chủ tọa của đại sứ nước Libye, một chế độ khét tiếng độc tài sắt máu, khóa Họp thứ 59 của Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vừa khai mạc tại Genève. Thật là một bi hài kịch đối với giới truyền thông báo chí và các tổ chức quốc tế tranh đấu bảo vệ Nhân Quyền. Từ mấy năm qua, Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc bị khống chế bởi một nhóm Nhà nước hội viên có thành tích hủy hoại những quyền Tự do căn bản của con người, chẳng hạn như ba nhà nước cộng sản Việt Nam, Trung Hoa và Cuba, nhà nước Syrie, Cộng hòa Dân chủ Congo, Algérie, v.v. Tại một phiên họp mới đây của Ủy Hội, ngoại trưởng Pháp Dominique de Villepin đã thao thao bất tuyệt, trổ tài hùng biện trong bài diễn văn về tính cách hợp pháp bắt buộc phải có đối với sự dùng đến võ lực, về Quyền Dân Tộc Tự Quyết và Quyền làm Người. Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam có bổn phận phải nhắc lại: Cách nay năm mươi năm, Trung Cộng xua quân thôn tính Tây Tạng. Những nguyên tắc căn bản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bị chà đạp một cách trắng trợn và tàn bạo. Sự vi phạm cực kỳ nghiêm trọng các Quyền Dân Tộc Tự Quyết và Quyền làm Người còn tiếp diễn đến hôm nay. Hơn một triệu người Tây Tạng đã bị Hồng quân xâm lược bắt giữ, tra tấn, hành quyết hoặc ám sát. Suốt năm thập niên, xứ Phật đã sống trong một đại thảm kịch. Năm 1958, những hành động chống trả đầu tiên của kháng chiến quân Khampa đã biểu lộ lòng công phẫn của dân tộc Tây Tạng và báo hiệu trước cuộc tổng khởi nghĩa của người dân ở thủ đô Lhassa (10 tháng 3 năm 1959). Sự trấn áp dã man của chế độ Bắc Kinh, đồng minh của Nhà nước Pháp, đã buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma phải vượt dãy Hi Mã Lạp Sơn đến tị nạn tại Ấn Độ. Tiếp theo là cuộc hành trình đầy hiểm nguy đi tìm mảnh đất tạm dung của nhiều trăm ngàn đồng bào của Ngài, trong bốn mươi năm cuối cùng của thế kỷ hai mươi. Nhân ngày Kỷ niệm những cuộc nổi dậy của dân cư Khampa ở hai bên bờ sông Tsang Po, chúng ta cùng nhau vinh danh một dân tộc nổi tiếng sùng đạo và hiếu hòa, bị hành hạ đến nổi phải hy sinh tuẫn tiết vì đức tin vô lượng. Đồng thời cũng để bày tỏ mối cảm thông và tình đoàn kết gắn bó với những anh chị em Tây Tạng, sống lưu vong hoặc bị đày ải ngay trên quê hương dưới gót sắt đế quốc chiếm đóng. Nhân cách và lòng can đảm của dân tộc Tây Tạng rất xứng đáng được chúng ta kính trọng và quý mến. Genève 16 tháng 4 năm 2003 . Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ.
Bạn đọc có thể đọc thêm bài viết bằng tiếng Pháp của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ, dưới tựa đề "Peuple Tibétain martyrisé’’ ("Dân Tộc Tây Tạng bị đày đọa khổ nhục") đã đăng trên hai nhựt báo Thụy Sĩ Tribune de Genève và Le Matin ngày 27 tháng 3 năm 2003; dưới tựa đề "Les Belles Paroles" (‘’Những lời nói "hoa mỹ") trên nhựt báo Le Temps ngày 29 tháng 4 năm 2003, và tạp chí Nhân Quyền "Droits de l'Homme", số mùa Xuân năm 2003
Peuple Tibétain martyrisé et les Belles Paroles *
Présidée par la Libye, assujettie à un groupe d'Etats liberticides tels que le Vietnam, la Chine, Cuba, la Syrie, la R.D. du Congo, l'Algérie, etc., la 59è session de la Commission des droits de l'homme de l'ONU vient de s’ouvrir à Genève. Alors que le ministre des Affaires étrangères français y a livré éloquemment son discours sur la légitimité du recours à la force, le droit des peuples et les droits de l'homme, il est de notre devoir de rappeler que depuis plus d'un demi-siècle, les principes de la Charte des Nations Unies et de la Déclaration Universelle des Droits de l'Homme ont été impunément bafoués, et le sont toujours au Tibet sous l'occupation du régime de Pékin, allié de l'Etat français. Plus d'un million de Tibétains ont été torturés, exécutés ou assassinés par l'Armée rouge chinoise. Rendons hommage au peuple tibétain martyrisé, dont la voix légitime a été violemment étouffée par certains membres permanents du Conseil de sécurité des Nations Unies, lors des sessions de la Commission des droits de l'homme réunie ici à Genève, en Suisse. Soyons solidaires avec nos frères et sœurs tibétains, dignes et courageux, amoureux de la liberté et de la fraternité, en exil ou déportés dans leur pays colonisé et opprimé, à l'occasion du 55è Anniversaire des premières révoltes tibétaines, prélude du soulèvement populaire de Lhassa (10 mars 1959) et de l'exil du Dalaï Lama, suivi de plusieurs centaines de milliers de ses compatriotes, pendant les 40 dernières années du 20è siècle.
Nguyên Lê Nhân Quyền
Ligue vietnamienne des droits de l’homme en Suisse.
* Tribune de Genève et le Matin le 27 mars 2003, le Temps le 29 avril 2003 et la Revue Nhân Quyền Droits de l’Homme Printemps 2003).
và đọc bài thơ " Mưa" của Nguyên Hoàng Bảo Việt viết từ Sài Gòn thủ đô Miền Nam Việt Nam Tự Do năm 1958 để Vinh Danh Anh Chị Em Tây Tạng, với bản dịch tiếng Pháp của bà Hoàng Nguyên và bản dịch tiếng Tây Tạng của nhà thơ Tây Tạng Lobsang Namdol Drongshar (đính kèm).
Genève ngày 16 tháng 3 năm 2008
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ.
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Mưa

Trời mưa suốt đêm
Mưa hoài mưa không ngớt
Tôi lắng tai nghe
Đạn đại bác rơi vào quê hương em
Đạn rơi hoài rơi hoài chưa dứt
Mắt trừng nhìn thấu đêm thâu
Hai con ngươi tựa hai vì sao
Nóc trái đất bừng bừng lửa cháy.
Lưng gầy còm đồng lúa trơ trụi
Dòng suối nước mắt mặn
Đói lắm khát lắm
Đá chảy tuyết tan
Mẩu bánh mì khô còn bằng ngón tay
Chén cơm màu đất cằn cỗi
Con én cuối cùng rời bỏ thủ đô
Đau niềm đau bồ câu mang xiềng xích
Một Bình Nhưỡng Á châu một Đông Âu Budapest.
Bao nhiêu tu viện sụp đổ
Nền trời phơi trần da thịt đẵm máu
Bọn hung dữ lồng lộn giết trẻ con
Cát sỏi nhét đầy cổ họng
Tiếng kêu cứu thất thanh giữa ban ngày
Sợi dây thừng thắt lại
Nước mắt đầm đìa hai má người Mẹ hiền
Bóng tối chực nuốt chửng hiện tại
Bàn tay tàn nhẫn bóp mãi
Quả bong bóng đỏ vỡ tan!
Giữa không khí địa ngục
Ánh lửa bất khuất vừa lóe lên
Đuốc tự do ngùn ngụt
Cả núi rừng cả đồng bằng
Cả một dân tộc
Cả một loài người.
Tay trói vòng sau lưng
Em hiên ngang ưỡn ngực
Miệng hát hoài hát to
Hàng trăm ngàn hàng triệu tiếng dội
Trong đó có người yêu của em
Chúng nó yếu thế hèn nhát
Mũi súng chờ nhả đạn vào trán em
Chúng đẩy em sát chân tường
Chúng muốn gì nữa?
Thân em không manh áo giáp
Lửa xém gương mặt trái xoan
Chúng muốn gì nữa?
Thân em phơi rõ vết thương
Giọng em hát thêm khỏe
Em tin em không chết trong quên lãng
Bài ca yêu nước nuôi sức mạnh tự vệ
Hai vì sao sáng chiếu thẳng vào cuộc đời
Chúng nó khiếp hãi không biết phải làm sao
Đôi mắt diều hâu nhìn em trâng tráo.
Tôi sẽ một lần đi tới
Trưa vượt Trường Sơn khuya ngược Cửu Long
Bè bạn đồng loại cùng đi tới
Hai bên bờ sông Tsang Po
Từ những mái nhà nhỏ khóm cây xanh
Véo von tiếng chim họa mi
Dũng sĩ Khampa đức tin ngời nét mặt
Vô ích vô ích
Quân khủng bố giận dữ chẳng làm được gì
Những mùa xuân sẽ đến
Em không gục đầu đợi bóng tương lai.
Đêm nay trời còn mưa
Làm sao tôi ngủ được
Hồn tôi còn phiêu lưu
Đạn đại bác nổ chưa dứt
Tôi sẽ tìm đến em
Bè bạn đồng loại cùng đi một đường
Bốn chân trời gom lại
Dù gần hay xa
Nam băng dương lên Bắc cực
Sài Gòn sang Lhassa
Bàn tay nối bàn tay
Đức tin làm phép thuật nhiệm mầu
Bốn bề vây bóng tối
Tôi lắng tai nghe
Bước chân Hy Vọng về không xa...
Nguyên Hoàng Bảo Việt (1958)
(Trích tập thơ Dấu Tích Phượng Hoàng 2008)


Il pleut

Il pleut toute la nuit
Il pleut toujours
Sans arrêt
Je prête l'oreille pour écouter
Des obus pleuvent
Des obus se déversent sur ton pays
Des obus s'écrasent
Sans répit
Les yeux écarquillés, je perce du regard
L'obscurité des ténèbres
Les pupilles, deux étoiles, luisent
Sur le Toit du monde embrasé de feu.
Des voûtes dorsales squelettiques
Des rizières dénudées
Des sources de larmes salées
Des affamés, des assoiffés
Des pierres brûlantes
La neige altérée
Un piètre bout de pain sec
Un bol de riz maigre, couleur de terre aride...
La dernière hirondelle quitte la capitale
Souffrant la même douleur
Que la colombe rivée à ses chaînes
Tel un Pyongyang de l'Asie orientale
Un Budapest de l'Europe de l'Est.
Combien de monastères se sont écroulés?
A ciel ouvert pourrit la chair sanglante
Une meute de barbares enragés massacre les enfants
Les visages d'ange plaqués au sol, mordant du sable, du gravier.
Des cris "Au secours!" terrifiés, à perte de voix
En plein jour, étranglés!
La corde se resserre
Les larmes inondent les joues de la douce Mère.
Les ténèbres s'apprêtent à engloutir
D'un seul coup
Le présent
Leur main cruelle presse
Presse...
Le ballon rouge
Crève!
Au milieu d' une atmosphère infernale
Oppressante
Etincelle la flamme insoumise
Sur-le-champ, en tous lieux, s’embrasent
Les flambeaux de la Liberté
Dans les forêts. Dans les montagnes. Dans les plaines
Parmi tout un peuple
Parmi l’humanité.
Les mains liées dans le dos
Le torse cambré
Sans te lasser, tu chantes le Beau, le Bien, le Vrai
Plus haut, bien plus haut, résonne ta voix
Répercutée par des centaines de mille
Mille milliers d'échos
Parmi lesquels retentit celui de ton amant.
Ils sont faibles
Ils sont lâches
La gueule de leur fusil
Vise
A cracher ses projectiles sur ton front.
Ils te poussent contre le mur
Qu'est-ce qu'ils veulent encore ?
Ton corps n'a pas d'armure
Le feu a cramé ta face ovale
Qu'est-ce qu'ils veulent encore ?
Ton corps découvre ta blessure
Ta voix sonore redouble de vigueur
Tu crois, par conviction, que tu ne mourras pas
Dans l'antre de l’oubli
L'hymne qui exalte l'amour de la patrie
Nourrit la force de te défendre.
Tes yeux, ces deux étoiles lumineuses
Rayonnent sur la vie
Saisis d'effroi, ils ne savent plus que faire ?
Leurs yeux de faucon grands ouverts
Fixent sur toi leurs regards stupéfaits.
J’avancerai où que tu sois
Une fois pour toutes
A midi, je franchirai la cordillère du Trường Sơn
A minuit, je remonterai le Mékong
Nos frères, nos sœurs, nos compagnons de route
Avanceront d’un même cœur.
Sur les rives du Tsang Po
Sous les toits des paillotes
A l’ombre des bosquets de verdure
Les rossignols chanteurs modulent leurs sons purs
Les Khampas, vaillants Résistants tibétains
Pleins de confiance
Le visage illuminé de ferveur.
Vaine terreur
Les terroristes, fous de rage, n’y peuvent rien
Les printemps se renouvelleront
Car jamais tu ne baisseras la tête
Humiliée
A l’approche de l’avenir.
Cette nuit, il pleut encore
Comment pourrais-je dormir ?
Mon âme part à l’aventure
Les obus détonent sans interruption
Je vais te joindre aussitôt
Nos frères, nos sœurs, nos compagnons de route
Suivront le même chemin.
Des quatre coins de l’horizon
Proches ou éloignés
Nous nous rassemblerons
De l’Océan Glacial Antarctique
Jusqu’au Pôle Nord
De Sài Gòn à Lhassa
La main se joindra à la main
La foi révélant une puissance surhumaine
De tous côtés, encerclera
Les ténèbres criminelles.
Je prête l’oreille pour écouter
Les pas de l’Espérance, bientôt, revenir...
Nguyên Hoàng Bảo Việt (1958)
Version française par Mme Hoàng Nguyên (10.10.1980)
(Extrait du recueil de poèmes L’Empreinte du Phénix 2008)

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Users browsing this topic
Guest (11)
5 Pages123>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.