Chị Xuân Yên trân kính,
Hôm qua VHP có vô đọc bài này của chị lúc hẳn mới đưa lên đây.
VHP đã im lặng đọc từng chữ và im lặng nghĩ suy, mà ứa tràn nước mắt cũng trong im lặng !! Khi ấy là VHP vừa mò vào trang báo điện tử datquevn ra và cũng vừa mới copy lời mở đầu cho số báo Xuân rất đặc biệt năm nay 2008 , để VHP dán vào đây cho cho và quý bạn nào tình cờ qua đây sẽ đọc nhỉ?
Lời Mở Đầu http://www.datque.com/20...o22-0108/LoiMoDau22.htm
Các bạn quý mến,
Một năm lại vừa trôi qua trong đời mỗi người chúng ta ...
Có lẽ không ít các bạn đang giật mình kêu lên: "Ô! Chóng thật!"
Tuy nhiên, 12 tháng trời quả cũng lê thê cho những ai phải từng ngày tất bật kiếm sống, hoặc đương đầu với những bất hạnh, hoặc vướng mắc vào những hệ lụy trần gian....
Cho nên, giao điểm giữa mỗi hai năm cũng nên mặc nhiên trở thành một cái cớ cần thiết, để chúng ta tự cho phép mình tạm dừng, tạm quên, tạm khép lại cánh cửa năm cũ, để bước tới một năm mới toanh đầy hứa hẹn đang mở ra trước mặt, phải không các bạn?
Đứng trước cái mới mẻ, có bao giờ tâm tư chúng ta không háo hức, xúc động, bồi hồi ? Và tất nhiên, với những ai trót mang nợ thi văn thì cảm xúc lại càng dào dạt tràn bờ...
Chính vì vậy, Đất Quê số này không nhất thiết tập trung vào một chủ đề nhất định, mà cố ý tháo mở cho những dòng tư tưởng, những suy tư, những mộng mơ có dịp tha hồ tuôn chảy về muôn hướng tương lai ... Bây giờ, xin mời quý độc giả cùng thả hồn theo muôn hướng cùng với các cây bút quen thuộc của Đất Quê ....
Đất Quê số 23 - 2/2008 sắp tới, với chủ đề Hương Tết - Mậu Tý, rất hân hạnh đón nhận sự đóng góp của quý độc giả. Để giúp đỡ Ban Ấn Loát trong việc sắp soạn tờ báo, xin các bạn vui lòng gửi bài vở về
datquevn@yahoo.com trước ngày 23/1/2008.
Chào thân ái,
BBT Đất Quê
***
Khi đó VHP đã tính theo chân chị dán vào đây môt bài để trả lời cho chuyện "tiến hóa ngược" kia đó ( bài về một loài khỉ đột biến, được "trồng cây-người" gì đó 100 năm...!!) nhưng rồi lại thôi, vì cũng không muốn bị có người hiểu lầm hơn sự đời==> để cho rắc rối thêm sự thơ-văn !
Nhưng khi sáng này VHP thấy mở mắt ra đã có ít nhất những bài này đập vào mắt VHP và như thường lệ, VHP đăng tải lại một số nơi khác. Như VHP có nói với một người khác hôm qua, sau khi được chính người này gửi đến bài :
"Hà Nội không chủ trương thảm sát Mậu Thân tại Huế"
Nguyễn Ðạt Thịnh
...
...
==>> VHP đã viết cho người đó như sau:
==>>Một sự thật kinh dị !!!
HP đọc đến đâu cũng choáng váng đầu óc đến đó vì một sự thật được phơi bày ?! Không thể chối cãi tội ác của bọn csvn .
==> Bùi Tín lúc đó đang là cây bút tay sai đắc lực của csvn đó nha, nên nhớ điều này ?!
==>> HP này sinh sau đẻ muộn, nhưng không phải là muộn màng với lịch sử của dân tộc Việt Nam, nên HP ngồi đây ngấu nghiến tin tức trên Net hàng ngày==> rồi HP suy ngẫm ==> sau đó thì post lại bài trên Net nếu thấy là thông tin về sự thật nào đó thì HP đăng tải tiếp lên các diễn đàn khác cho ai cần quan tâm thì khỏi mất thời gian của họ = tức là để họ dành thời gian ấy mà làm việc gì tốt hơn cho quê hương và bản thân họ ? ==> thứ đến mới là chuyện viết lách của HP = làm bổn phận kẻ lãng du, khi trót dan díu với kiếp trần gian , thì xin làm một chứng nhân lịch sử của nhân gian ấy !! Thế thì HP sẽ nói điều gì HP thấy nơi con mắt của HP ấy vậy, mặc cho xung quanh cứ mải mê trong cõi vô minh !!
==> thế còn anh BN ??
ps, HP nghe nói đêm nay có bão tuyết ==> thế thì khỏi ngủ để canh tuyết rơi !! có lẽ HP mê xứ Tây Âu này bởi mùa Đông có tuyết trắng và mùa Thu có lá vàng bay ! Đó là hai mùa mà HP mê li nhất nơi dương gian !!hihi!
==>Bởi thế nên, khi người bạn khác giục dã VHP lo bài viết gì đó đi kẻo không kịp, rồi còn trích dẫn một đoạn của ai đó, có vẻ là một người nổi tiếng hẳn:
"Này Thy, ta gửi cho Thy những lời của chị Minh Đức Hoài Trinh khi nhắc đến phụ nữ cầm bút hiện nay tại hải ngoại, nhưng chớ quên chúng ta đang làm Lịch sử nghe Thy, chúng ta vẫn còn bị Mods của các diễn đàn kiểm duyệt bài và " ban " cho ta dù ta sống ở hải ngoại, nên nhớ uẩn khúc của ta vẫn còn đó nha Thy !! và chính vì thế công việc "viết kia" đang chờ chúng ta đó ...
„ ...Ngày nay phụ nữ cầm bút rất nhiều. Chúng ta không còn bị kiểm duyệt khi viết, khi ta thể hiện những tâm tình, những uẩn khúc. Vì thế nên người viết cần có trách nhiệm.rất mong chúng ta sẽ có được những tác phẩm lớn do các nhà văn nữ ở hải ngoại sáng tác, phản ảnh lớn lao được một giai đọan lịch sử của đất nước ...„ ( MĐHT )
==> VHP trả lời liền :(rất xin lỗi chị MDHT trước ạ, vì chỉ tình cờ lời của chị, nhưng hi vọng chị không phải là ai đó đang né tránh chuyện vận mạng Việt Nam lúc này cũng như mọi lúc?!)
"Thy nho chuyen "viết kia" chứ. Nhung may hom nay thi tam tri don tat ca vao Giao Dan ben HN de cung cau nguyen va dang tai tin tuc cung cac ban tranh dau !! phai moi nguoi mot canh tay, mot tam long va 1 con tim nguoi-tho oi, phai khong? Van de la nhieu viec ta co the lam, nhung tuy tung thoi diem ma chia he so thoi gian va tam suc ?
Ba MDHT nay viet chi de viet thoi ==> may cai dien dan net hai ngoai do thi the hien tu-do gi day? nhieu khi noi nhu con-vet, khi can dung ra bao ve tranh dau thi tron sach dau??
Thy da chan cac ong, cac ba "lon tieng nhieu tam" lam roi nguoi-tho oi => nhìn xem họ viết gì khi này trên báo chí hay Net thì mới biết vàng, thau như thế nào, phải không??
Ta nhức buốt hết cả thần linh đây!!"
==> vậy theo chị Xuân Yên thì VHP phải sao bây giờ? Nhiều lúc VHP cũng muốn "quên đi", muốn trở thành "vô cảm" thử xem có sướng hơn không?
Sau nhiều ngày trốn tránh nơi cõi ảo này để ôm nỗi sầu hận Quốc vong mình ta với Mẹ Việt Nam ta...!! Ấy nhưng không thể !! Vì luôn như có cái nhìn của ai đó rất trách móc, trong dịu êm nói với riêng VHP : nếu để chọn Đất Nước của con bên một ngôi nhà nào đó của con khi nguy nan, con sẽ lựa chọn thế nào? Ngay khi đó, VHP nhớ tới 1 cô bé kia, khi VHP bị dactrung.net còn phàn nàn chuyện đăng bài tin tức quá nhiều về tình hình thời sự Hoàng Sa-Trường Sa lúa ấy 9/10...cô ấy thấy sau lời phàn nàn của chủ biên tập thì phải, lại có tới mấy người hùa theo sau chỉ trích gì đó : nào là nơi đây vui chơi văn nghệ, chứ đâu tuyên truyền lòng yêu nước... lo giữ nhà này để còn gặo nhau mà thả thơ tình cho nhau nghe quên đời mệt mỏi nào đó...==> cô bé ấy đáo để, nó bảo: "mất nước rồi, thì hỏi nhà nào còn đây? mà sao chuyện chủ biên tập với người đương sự về chuyện bài vở để cùng tìm cách hài hòa? mà mọi người lại xía vô "chửi" mót hôi vậy?" và rồi cô bé bảo : "tôi chẳng thân quen gì chị VHP ngoài đời cũng như trong Net, tôi vào đây đọc bài của tất cả, thấy bài của ai hợp ý tôi thì tôi đọc, không hợp thì tôi bỏ đi, có chi đâu phải khó chịu với họ? Quyền họ viết, và quyền đọc là của tôi?"...
...
...
==> bây giờ thì VHP xin mạn phép chị Xuân Yên, gửi những bài dưới này làm em được suy tư nhiều hơn cả sáng nay :
Cũng xin chị và quý BBT, nếu thấy không hài lòng thì báo VHP vô xóa đi nha, hoặc ngay dưới bài viết, hoặc qua PM. ==> VHP sẽ chấp nhận ngay tức thì, cám ơn và cũng xin lỗi luôn một lượt !!Thân mến tình nghệ-thuật và thân quý nơi tình người !
VHP
***
SlideShow -- Đây Bài Ca Ngàn Trùng
http://www.youtube.com/watch?v=xK5j169s5CI
SlideShow -- Vì Ai Ánh Hồng Vinh Quang
http://www.vietcatholic....adArticle.aspx?Id=51673
Slideshow -- Kinh Hòa Bình
http://www.vietcatholic....adArticle.aspx?Id=51743
*
Hoa Kỳ rất quan tâm đến những gì
đang xảy ra ở Toà Khâm Sứ Vatican cũ
WASHINGTON DC --
Theo nguồn tin đáng tin cậy (30/1/2008), Bộ ngoại giao và Quốc hội Hoa Kỳ đang rất quan tâm về vụ việc xảy ra ở Toà Khâm Sứ cũ tọa lạc tại 42 Nhà Chung, khu trung tâm thành phố Hà Nội.
Bộ ngoại giao và Quốc hội Hoa Kỳ đang yêu cấu Toà Đại Sứ
Hoa Kỳ tại Hà Nội báo các chính xác ngay những gì đã xảy
ra liên quan đến vụ việc này.
Tưởng cũng nên biết 3 tuần trước đây, VietCatholic đã
phát động phong trào các Cộng Đồng CGVN trên tòan
nước Hoa Kỳ ký Thỉnh nguyện Thư trong đó tố cáo nhà
cầm quyền Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo của Công dân
Việt Nam và yêu cầu Hoa Kỳ mau chóng can thiệp để
chính phủ Việt nam không được đàn áp những buổi
cầu nguyện trong hòa bình của người giáo dân Hà nội khi
họ đòi hỏi việc trả lại Tòa Khâm Sứ lại cho giáo phận Hà nội.
Đồng htời cũng nói lên những nguyện vọng về tự do,
dân chủ và nhân quyền của mọi ngưòi Việt nam, mà
sự biểu dương của người Công giáo Hà nội trong
những buổi cầu nguyện là bằng chứng hiển nhiên.
Sau 2 tuần phát đông chiến dịch này, tổ chức
VNUSAcalltoAction đã thu thập được trên 40,000
lá thư và chữ ký và họ đã đệ đạt lên Hội Đồng Giám Mục
Hoa Kỳ, Hội Đồng Giám Mục các Quốc gia có người
Việt nam định cư, đệ đạt lên Chính phủ Hoa kỳ, các
vị nghị sĩ, Dân biểu Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc, và thông
báo cho tất cả các cơ quan ngôn luận lớn trên thế giới biết về cuộc tranh đấu chính nghĩa của người Công giáo Việt Nam.
Báo The Washington Post tại thủ đô Hoa Kỳ đã hai lần
đưa tin diễn biến tại Toà Khâm Sứ. Trong bài báo ngay
sáng 25/1/2008 giờ Hoa Kỳ với tựa đề: Công Giáo
Việt Nam Canh Thức Cầu Nguyện cho Đất Đai
(Vietnam Catholics Hold Vigils for Land) phóng viên
Margie Mason cho biết: “Nhân viên ngoại giao và cả
đại diện của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ ở Hà Nội cũng có
mặt tại buổi cầu nguyện.” Tức là buổi cầu nguyện
ngày 25/1/2008 sau khi mừng lễ thượng tho của
ĐHY Phạm Đình Tụng mà người phụ nữ người
Mường và LS Quân bị đánh đập bởi nhân viên
bảo vệ trong tòa nhà.
http://www.washingtonpos...25/AR2008012500887.html Lần thứ hai báo The Washington Post cũng đăng
ngày 29/1/2008 với tựa đề: Công An Khởi Sự
Truy Tố Điều Tra Vụ Giáo Hội Tranh Chấp Đất Đai
(Vietnam Police Probe Church Land Dispute) .
Bài báo đã trích dẫn truyền thông của nhà nước
tố cáo lãnh đạo giáo hội lợi dụng tín đồ chống đối
nhà nước để nhằm mục đích cho mình. Ngoài ra
giáo dân còn bị truy tố về tội: phá hại tài sản
nhà nưóc, gây rối trật tự, hành hung và ngăn cản
nhân viên công lực nhà nước.
http://www.washingtonpos...29/AR2008012900170.html Được biết ông Đại sứ Michael Michalak rất quan tâm
tự do tôn giáo ở Việt Nam. Tòa đại sứ tại Hà Nội đang
đúc kết báo cáo để gửi về Bộ ngoại giao và Quốc hội
tại Washington DC.
James Phan
VietCatholic News (Thứ Năm 31/01/2008 00:10)
Xem thêm tin tức cập nhật tại
www.vietcatholic.net***
Tổ Quốc Lâm Nguy
Trần Nhu
Thư này được viết cho những người trẻ, những trí thức văn nghệ sĩ và tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước thuộc bất cứ giai tầng xã hội nào.
Thưa quý vị cùng các bạn trẻ,
Dù muốn dù không, con người cũng phải có nguồn gốc, do sự hiện diện của mình trong cộng đồng dân tộc, con người không thể thoát khỏi sự chi phối của lịch sử. Họ không thể đóng vai trò bàng quang trước các vấn đề chính trị. Những vấn đề có ảnh hưởng sâu xa đến cái thiêng liêng căn bản tối cao của con người là Tổ Quốc.
Thưa quý vị cùng các bạn,
Ðứng trước tình trạng Trung Cộng ngang nhiên xâm chiếm quần đảo Trường sa, Hoàng Sa, và nhiều vùng đất, vùng biển của nước ta với một sự ngạo mạn ghê gớm đến như vậy, một sự thách thức như vậy đối với toàn thể nhân dân Việt Nam, ta có thể tiếp tục im lặng và nhẫn nhục được nữa không?
Thưa quý vị cùng các bạn,
Sứ mệnh thông thường của người công dân là bảo vệ Tổ Quốc, không thể ích kỷ sợ hãi. Hơn 84 triệu đồng bào Việt Nam không phải là con số vô cảm, vô hồn. Vì không thể chấp nhận chúng ta là một con số không, tôi tin rằng vận mệnh của đất nước là do hành động của chúng ta, và thuộc về quyền định đoạt của toàn dân, chứ không thuộc một nhóm người nào.
Tôi ví nhân dân như là một dòng sông nước chẩy mạnh, khi bị chặn lại lâu ngày, nước dâng lên cao sẽ đến ngày giờ tràn ngập, cuốn phăng đi các vật cản trở nó. Vân mệnh của một dân tộc cũng vậy, nó chỉ cho thấy sức mạnh vô địch của nó tàng ẩn trong lòng quần chúng, một sức mạnh không ai chối bỏ được, một sức mạnh có thể thấy được và rờ mó được đó là nhân dân.
"Trong Vương triều nhà Trần luôn luôn bị sức mạnh từ bên ngoài đè nặng không thể tưởng tượng đươ.c. Nhưng sự thống nhất trong nội bộ của nó luôn luôn được ổn định và nhân dân đều cùng một lòng, thì cho dù giặc Mông Cổ có sức mạnh mẽ, hùng cường đến đâu cũng chẳng làm gì nổi. Trên thực tế, chưa bao giờ có một sức mạnh đáng kể bên ngoài nào uy hiếp được triều đại nhà Trần. Ðây là một bài học được rút ra từ thực tế của lịch sử chứ không phải bằng lý thuyết"(1)\ .
Trong hiện tại qua cuộc biểu tình của sinh viên và nhân dân ngày 9-12 trước cửa Tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn, để phản đối việc Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta, chúng ta chứng kiến thấy luồng sinh khí ái quốc vẫn luân lưu trong lòng người Việt Nam.
Ôi Hoàng Sa, Hỡi Hoàng Sa yêu dấu
Ðất đai ta một mảng cũng thịt sương
Tổ Quốc ta một tấc cũng tim gan
Xương thịt đứt thì tim gan đau sót!
(Thơ của Phạm Lê Phan Tết Giáp Dần 1974)
Hỡi đồng bào,
Hoàng Sa, Trường Sa không thể phân chia khỏi lãnh thổ Việt Nam, cũng không thể nhượng lại cho bất cứ kẻ nào. Hơn 84 triệu đồng bào cùng một lòng bảo vệ. Trọng trách bảo vệ Tổ Quốc được giao phó cho mọi người dân Việt, không phải chỉ cho một nhóm người nào.
Ðối với những người cộng sản Việt Nam, giờ phút này nhiều người có thể biết được con người thực sự của họ. Nhân đây tôi cũng muốn nói với các đảng viên Đảng Cộng Sản Việt nam rằng : Lúc này, hơn lúc nào hết các anh chỉ có hai lựa chọn, hoặc là theo giặc, hoặc là cùng đứng trong hàng ngũ nhân dân để giữ nước.
Tổ Quốc réo gọi các anh thức tỉnh, thời gian không chờ đợi lâu, phải xuất hiện, và các anh sẽ được đón tiếp với một tình thương bao dung. Không có một cánh cửa nào đóng lại đối với những ai biết hối cải. Các anh phải hiểu rằng, tất cả nhân dân đều căm ghét và chán ngán bọn bám đít ngoại bang từ lâu rồi.
Giặc đã vào nhà bắng bạo lực, mà chủ trương đối phó của ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam vẫn là: "Trước sau như một Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế."(2). Ðây là một chủ trương trước sau như một đầu hàng vô điều kiện của những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam.
Muốn nắm giữ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, cần phải dựa vào nhân dân, vì những hiệp định mà không có cây gươm cũng chỉ là từ ngữ thôi. Hãy chấm dút nhắc lại 16 chữ vàng, lặp lại theo lời phát biểu của Tề Kiến Quốc đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội ngày 14-1-2005. : "Láng giềng hữu nghị hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tương lai". Ðừng có hy vọng hão, tấm gương lớn các hòa ước của triều đình nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp đấy. Năm 1878 triều đình Tự Ðức dẫu đã dâng cho Pháp Lục Tỉnh để cầu hòa và chỉ tin vào vài ba cái hòa ước là mất cả nước. Trước mắt là nước Tây Tạng, quốc tế làm gì được kẻ cướp? Tất cả sự thật lịch sử đã bày ra trước mắt, mà ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam còn muốn ký hiệp ước hòa bình với Bắc Kinh gì nữa đây, hay các anh muốn giữ: "Mối tình thắm thiết Việt Trung vừa là đồng chí vừa là anh em" như lời nói của Hồ chí Minh. Ðây là một tinh thần phản lịch sử, phản quốc, nhu nhược mù quáng. Các anh đừng có tự an ủi và hy vọng vào sự thiện chí của Trung Quốc, chó sói không chịu ăn chay đâu. Tin ở họ, nếu các anh chết chìm, định kéo cả toàn dân chìm theo các anh hay sao? Tôi phải lưu ý các anh trong phần kết này: Các anh dâng Hoàng Sa, Trường Sa giặc lấn nữa, các anh dâng đất, dâng biển giặc lại lấn nữa, rồi lại ký hiệp định nữa sao? Không hề có một hiệp ước nào, không hề có một quy ước nào có giá trị đối với kẻ cướp cả.
Mất Trường Sa, Hoàng Sa sẽ ảnh hưởng đến những biến cố khác theo ý muốn của Bắc Kinh… Nếu chúng ta không thoát khỏi được tình trạng này Trung Cộng sẽ chiếm hết các tỉnh phía Bắc và họ đang làm việc đó. Họ không phải chỉ muốn có Hoàng Sa, Trường Sa, mà họ cũng như cha ông của họ thèm muốn cả nước Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam, chỉ có thể thoát khỏi tình trạng này bằng cách đoàn kết toàn dân thành một khối, và loại bỏ hẳn những tên đầu xỏ bán nước… Chúng cản trở tình cảm bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân. Yêu nước, biểu thị lòng yêu nước, không cần có giấy phép.
Trong lúc tổ quốc lâm nguy, ta không thể để cho con người nhu nhược, ngập ngừng khi phải đương đầu với một vấn đề sanh tử, mất còn của Tổ Quốc. Con người đó sẽ trở thành đầu mối cho mọi hiểm họa của dân tô.c. Họ hèn hạ và tủi nhục, nay mất đất, mai mất biển, nhưng vẫn kiên trì nhẫn nhục "theo đuổi tình hữu nghi.." Ðó là một loại ngôn ngữ của kẻ bề tôi, lúng túng không thuyết phục được ai.
Hãy trả lại cho nhân dân sự can đảm và niềm tin yêu tổ quốc, sự khao khát nhân bản của con người và sự thăng hoa của dân tộc luôn luôn hướng về phía có ánh sáng, đang bị chà đạp đảo lộn.
Nhân đây: Chúng tôi cũng muốn nói với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh rằng, chúng tôi chán ghét sự thù nghịch, và cực kỳ chán ghét chiến tranh. Nếu phải lựa chọn, thì đó là sự đại bất hạnh.
Các ông thừa biết rằng, từ trước đến nay chiến tranh hay thù hận không phát sinh từ nơi dân tộc Việt Nam. Người Trung Quốc hãy đọc nơi chính mình. Chúng tôi có thể chịu đựng được điều sỉ nhục nhỏ như việc lính Trung Quốc vô cớ bắn giết ngư phủ Viêt Nam trên lãnh hải của Tổ Quốc mình sao? Nhưng điều sỉ nhục này rất lớn và chúng tôi sẽ phải trả giá, như ông cha chúng tôi đã chống trả quyết liệt quân xâm lăng. Chúng tôi có liều thuốc dũng cảm, anh dũng. Những tư tưởng đó từ nguyên thủy đến ngày nay vẫn còn là một niềm tin giống nhau và rất rõ ràng: phải bảo vệ tổ quốc với bất cứ giá nào!
Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm!
Công dân Trần Nhu.
Lưu ý: Bạn đọc muốn tìm hiểu về chính sách: Diễn Biến Hòa Binh của Trung Quốc xin xem bài "Giá Của Tự Do Luôn Luôn Cao", hoặc "Cuộc chạy đua giữa ÐCSVN lần cuối cùng và các lực lượng đấu tranh Tự Do Dân Chủ" và "Bức Giác Thư Gửi Các Vị Tướng Lãnh Và Binh Sĩ Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam" đó là những vấn đề thời sự nóng bỏng.
(1) Dẫn lời Lê Dũng phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao VN, ngày 11-12-07 tại Hà Nô.i.
(2) Dẫn sách "Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế", tập 1, tr. 486 của tác giả Nguồn Sống xuất bản 2005
****
"Con Có Một Tổ Quốc"
Lời của ĐHY Nguyễn Văn Thuận
Nhạc của Lm Đỗ Bá Công
http://vlink.com/video/concomottoquoc.html
Nguyên văn bài thơ
CON CÓ MỘT TỔ QUỐC
Tiếng chuông ngân trầm,
Việt Nam nguyện cầu
Tiếng chuông não nùng,
Việt Nam buồn thảm
Tiếng chuông vang lừng,
Việt Nam khải hoàn
Tiếng chuông thanh thoát,
Việt Nam hy vọng
Con có một Tổ Quốc: Việt Nam
Quê hương yêu quý ngàn đời
Con hãnh diện, con vui sướng
Con yêu non sông gấm vóc
Con yêu lịch sử vẻ vang
Con yêu đồng bào cần mẫn
Con yêu chiến sĩ hào hùng
Sông cuồn cuộn, máu chảy cuộn hơn
Núi cao cao, xương chất cao hơn
Đất tuy hẹp nhưng chí lớn
Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang
Con phục vụ hết tâm hồn
Con trung thành hết nhiệt huyết
Con bảo vệ bằng xương máu
Con xây dựng bằng tim óc
Vui niềm vui của đồng bào
Buồn nỗi buồn của dân tộc
Con có một Tổ Quốc
Nước Việt Nam
Một nước Việt Nam,
Một dân tộc Việt Nam
Một tâm hồn Việt Nam,
Một văn hóa Việt Nam
Một truyền thống Việt Nam
Là người Công Giáo Việt Nam
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội
Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con
Cha mong giòng máu ái quốc
Sôi trào trong huyết quản con
Đức Hồng Y Phanxicô Xavier
Nguyễn Văn Thuận
Viết tại Cây Vông, Khánh Hòa
nơi bị quản thúc, ngày 8-12-1975
Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
(trích sách "Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá"
Con có một Tổ Quốc,
Nước Việt Nam
Nước Việt Nam
Đức Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận
***
http://vietcatholic.net/News/Html/51803.htm
VietCatholic News (Thứ Năm 31/01/2008 01:51)
NHẬT KÝ CỦA ĐỨC CHA FX. NGUYỄN VĂN SANG
GIÁM MỤC GIÁO PHẬN THÁI BÌNH
Ngày 30/01/2008
Suốt buổi sáng hôm nay, theo tục lệ đã có từ nhiều năm, tôi và các linh mục giáo phận đội trời mưa trong cái lạnh thấu xương "lóc cóc" đi tới các cơ quan: Đảng ủy, Ủy Ban Nhân dân, Mặt trận, Tôn giáo vv… để chúc tết các vị lãnh đạo tại Hưng Yên và Thái Bình. Hai địa bàn này không có nhiều khó khăn phải giải quyết, nếu có thì cũng đối thoại được với nhau để dần dần thu xếp êm đẹp. Đó là điều mọi người đều ước muốn.
Buổi chiều, Tòa Giám Mục Thái Bình được đón tiếp một phái đoàn Sở Công an đến đáp lễ và chuyển quà cũng như bức thiệp chúc tết của các vị lãnh đạo trên Bộ. Sau vài câu chúc mừng lẫn nhau, vị đại diện Công an tỉnh Thái Bình cho biết: "Trên" muốn hỏi cụ Giám mục xem ai đã viết hộ bức thư ngỏ mới đây gửi Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt? Tôi trả lời: Chả lẽ tôi lại không viết được một bức thư nhỏ như vậy sao, sau khi đã trải qua cuộc đời viết lách! Tôi khẳng định bức thư ngỏ do tôi biên soạn và ký tên đóng dấu đàng hoàng. Vị đại diện lại cho biết: Vụ xô xát ngày 25 tháng 1 vừa qua có thể do một vài thành phần phản động, như chị phụ nữ người Mường, thực ra không phải là người dân tộc, lại có bàn tay của ông luật sư Lê Quốc Quân… Tôi có trả lời: Những khuynh hướng chính trị nào khác có thể gián tiếp, có thể trực tiếp gây ra, song khởi đầu như tôi đã viết: do sự thiếu kiềm chế của một số nhân viên bảo vệ và một vài người dân đã dẫn tới sự nóng nảy của hàng ngàn người dân, khiến tình hình an ninh trở nên phức tạp, không kiểm soát được - việc đó thật đáng tiếc.
Chúng tôi lại đổi đề tài để nói tới diễn biến của những liên hệ tốt đẹp giữa Chính quyền và Tòa Giám Mục. Rồi đột nhiên vị cán bộ cho biết (có lẽ đây mới là lý do của cuộc thăm viếng này): trên Bộ muốn biết ý kiến của cụ xem cụ có phương pháp nào để giải quyết vấn đề đất Tòa Khâm Sứ cũ không?
Tôi giải thích cho các vị hiện diện rằng: Tôi không phải là trung gian của nhà nước cũng như của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội. Nhưng cách đây mấy tuần, vì lo lắng cho sự ổn định an ninh của đất nước, cũng như cuộc sống tốt đẹp của đồng bào Công giáo và của các vị cán bộ các cấp, nhất là dịp đón Xuân sắp tới, tôi tự đề ra giải pháp trong bài viết: "Bước đầu hòa giải đã sớm thất bại". Các đề nghị đó nhằm xin hai bên tự chế, rút bớt củi cho đống lửa không bốc lên cao. Nhưng lại không được sự đáp ứng tích cực nào của đôi bên, nên tôi đã thưa với Đức Tổng Giám Mục rằng: từ nay con ước mong các đề nghị của hai bên nên trao đổi trực tiếp thì tốt hơn; đồng thời, tôi cũng từ chối lời mời của Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tới trụ sở chúc Tết và bàn những giải pháp tốt đẹp. Tiếc thay đã xảy ra sự kiện ngày 25/1/2008 và sau đó ngọn lửa cứ ngày một bùng lên mãnh liệt.
Vị cán bộ đại diện đã thúc ép tôi đưa ra một giải pháp thực tế. Tôi nói: phía Đức Tổng Giám mục Hà Nội và Hội đồng cố vấn chắc đã có những giải pháp tốt đẹp. Riêng đối với Nhà Nước, đặc biệt với UBND Thành phố Hà Nội và UBND quận Hoàn Kiếm nên tự chế, đừng "diễu võ giương oai" tỏ vẻ khiêu khích đối với bà con giáo dân Hà Nội cũng như cộng đồng thế giới, bởi qua các hình ảnh, các bài viết trên mạng Internet… những thông tin về Tòa Khâm Sứ đã loan truyền khắp nơi trên thế giới. Chính bản thân tôi nhiều lần đi qua phố Nhà Chung, phố Nhà Thờ, nhất là ngày 27/1/2008, tôi nhận thấy có rất nhiều xe của các lực lượng an ninh, truyền thông; thêm vào đó còn có sự góp mặt của nhiều cán bộ mặc quân phục đi đi lại lại. Họ bố trí các loại máy camera, các thiết bị truyền thông khác, thậm chí trong mảnh đất của Tòa Khâm Sứ cũ nhiều vị đứng túm tụm, mũ bảo hiểm đội sùm sụp trên đầu, nét mặt đằng đằng sát khí khiến cho bà con và dư luận hình dung ra một cuộc xung đột giữa người cùng một mẹ Việt Nam sắp xảy ra. Đứng trước tình hình căng thẳng như vậy, lại thêm những hình ảnh và báo chí đưa tin một cách không trung thực, cả trong lẫn ngoài nước… (Tòa Tổng Giám Mục đã có văn thư phản bác), tất cả những sự kiện đó xem ra thách thức lòng tin của bà con giáo hữu, càng đẩy ngọn lửa bừng cháy lên cao hơn. Chính tôi đã có kinh nghiệm như vậy khi đến Tòa Khâm Sứ cũ vào ngày 28/1/2008, chỉ thấy lèo tèo vài chục phụ nữ, dăm ba cụ già, mươi vị trung niên, ấy vậy mà sau hai công văn "cứng rắn" của Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm, cộng với những quyết định của Công an khu vực muốn điều tra khởi tố… tôi thấy bà con giáo hữu lại tập trung con số càng đông hơn, có lúc lên tới hàng nghìn người. Họ đến cầu nguyện cả ngày lẫn đêm, bất chấp rét mướt, đói ăn, thiếu mặc như một số các báo chí trong nước đã "thương hại dùm".
Do đó theo ý kiến của tôi chứ không phải vị trung gian nào khác là:
Về phía chính quyền: Nên tự kiềm chế, rút bớt những phương tiện mang tính "diễu võ giương oai", hoặc bất cứ áp lực tâm lý nào khác, kể cả các bài phát biểu, phát thanh, truyền hình cũng như báo chí, những công văn cứng rắn… bởi tất cả những việc làm kể trên chẳng những không giải quyết được vấn đề, trái lại còn như "đổ thêm dầu vào lửa". Tôi bảo đảm phía bà con tín hữu cũng sẽ cầu nguyện trong an bình, trật tự và sốt sắng, chắc chắn sẽ không xảy ra điều gì đáng tiếc. Các chiến sĩ an ninh có thể an tâm trở về ăn tết vui vẻ cùng gia đình.
Tôi cũng được biết có vị cán bộ cao cấp trong Bộ Công an đi công tác nước ngoài về, thấy tình hình "nóng bỏng" như vậy đã ra lệnh không được hành động vào giờ "G", mà phải tìm cách tháo gỡ trong trật tự và bình an. Rồi từ đó hai bên ngồi lại bình tĩnh giải quyết thấu tình đạt lý chắc sẽ đi tới giải pháp tốt đẹp như lòng mong muốn. Dũng cảm và khoan dung thay tấm lòng của người cán bộ, hết mình vì nước vì dân, thật đáng làm gương cho mọi người.
Theo nhận định của cá nhân tôi: Nhìn chung cả hai bên đều cứng nhắc trong cách dùng từ để giải quyết mọi việc. Bên Tòa Tổng Giám Mục thì muốn xin hoặc trả lại đất đai của Tòa Giám Mục. Còn bên Chính quyền muốn để cho chính quyền sở tại giải quyết v.v… Thiết nghĩ, nếu hai bên cùng ngồi lại để giải quyết chính căn nguyên sự việc là làm cho Tòa Giám Mục sở hữu lại một cách thực tế mảnh đất đang tranh chấp. Còn việc xin lại, hoàn lại, cấp lại v.v… đó chỉ là những cách nói, cần gì phải tranh chấp. Chúng ta có ngồi ở hiệp định Giơ-ne-vơ hay Pa-ri với các mưu sĩ nước ngoài nào đâu mà phải cẩn thận từng li, từng tý, từng chấm phẩy, từng câu … kẻo phải thiệt thòi danh dự hoặc đất đai của tổ quốc đâu?! Mong các vị lưu ý với ước vọng như vậy.
Tiễn chân phái đoàn ra cửa, tôi lại tiếp phái đoàn của mấy người thân ở Hà Nội. Họ cũng đưa ra một tin khiến tôi phải viết thêm mấy dòng nữa vào bài nhật ký này.
Có lần một số giáo hữu xôn xao khi nghe một ông công an tên là Sơn nào đó cho biết: "Ông Sang đã viết Nhà thờ lớn Hà Nội xây trên đất chùa Báo Thiên".
Thực ra trong bài "Hồi ức về Đất đai…." Tôi có trưng lại ý kiến của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tác giả cuốn lịch sử tiểu thuyết "Mẫu Thượng Ngàn" từ trang 315 - 318 nói về lai lịch việc xây Nhà Thờ Lớn Hà Nội.
Sau đó, tôi kết luận: "Xem như vậy (có nghĩa là do ông Nguyễn Xuân Khánh tường thuật lại, chứ không phải tôi) Ngôi nhà thờ Chính tòa Hà Nội đã được xây trên mảnh đất của NGÔI CHÙA VÔ CHỦ, đã có đơn xin của các bô lão cho giỡ bỏ chùa, rồi được chính quyền (dù lúc đó người Pháp còn cai trị) chấp nhận trao cho Đức Cha Phước. Cũng như vô số đất đai ngày nay, vốn của ai, do ai, mà trên đó mọc lên các dinh thự, nhà cửa, của cả chính quyền cũng như dân chúng, nếu đòi lại, phá bỏ… thì tình hình thủ đô của chúng ta có còn được khang trang và sạch đẹp như ngày hôm nay?
Trước đây chính quyền cũng đã giải quyết vụ việc khi một số chủ đòi lại đất của thánh địa La Vang (Huế) và đã trấn an HĐGMVN và Đức Tổng Giám mục Huế rằng: những vụ việc ấy thuộc lịch sử không được giải quyết.
Tiễn chân khách ra về, ngoài trời mưa nặng hạt và nhiệt độ xuống thấp, cơn giá lạnh ập tới làm tôi xót xa nhớ tới đám người đang cầu nguyện và hát thánh ca trên khu đất Tòa Khâm Sứ cũ. Vây quanh họ là các chiến sĩ an ninh cũng đang co ro trong tấm áo mưa chống chọi với mưa gió. Họ đứng đó chỉ để canh mấy ông bà cụ già, vài thanh niên nam nữ trong tay không một tấc sắt. Họ có biết đâu rằng, những người tín hữu ấy đang sốt sắng cầu nguyện cho đất nước, cho chính quyền, cho bản thân và cho cả những nhân viên an ninh đang trông coi mình nữa…
Ôi! phải chăng đó là hình ảnh "đẹp" của mùa Xuân khi những ngày Tết đã cận kề?
Xin Chúa ban ơn, giúp những người hữu trách biết tìm ra hướng giải quyết tốt đẹp cho dù vấn đề có phức tạp đến đâu, để thay vì những căng thẳng, nghi kị, họ đem lại cho nhau vui mừng và hạnh phúc.
Thái Bình ngày 31/1/2008
GM. FX. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục Thái Bình
http://vietcatholic.net/News/Html/51803.htm