quote:
Gởi bởi camel
quote:
Đúng là cái cách thứ 2 là hay nhất
chuyện nhỏ như con thỏ , đang dạy đứa cháu đếm và viết tiếng Việt , xong bị nó hỏi ngược lại " [i]sao mình đếm từ một đến mười , năm thì là năm , sang đến 15 thì nói là mười lăm trong khi con số clearly là (15) mười năm mà bác ? .... trời ơi là trời , con nít không hỏi thì thôi hỏi cái người lớn cũng ú ớ luôn nên đem vô hỏi chị Bình coi sao
Mèn, té ra con nít xứ nào cũng giống nhau. Anh Camel dạy các cháu tiếng Việt, rất tốt, hoan hô anh.
Tụi con nít ở đây cũng hỏi Bình như vậy, rất là chính đáng và... logic!
Anh hỏi... đúng người rồi đó!
Tại Bình cũng bị hỏi rồi, và trả lời xong, tụi nó phải... chịu Bình! Hi hi hi... Này nhé, anh hỏi lại tụi nó, tiếng Việt cũng như tiếng Anh có những trường hợp ngoại lệ, phải không? Trong tiếng Anh cũng thế, và người ta chỉ có chấp nhận, vì người sáng tạo ra nó đã sáng tạo như vậy! Bình tên Bình, bố mẹ đã đặt như thế, thì như thế, làm sao mà đổi được? Mặc dù Bình Nguyên mà chẳng có Bình yên tí nào!
hi hi hi...
Anh hỏi lại tụi nó, có phải
Mười Lăm, tiếng Anh gọi là
Fifteen không? Tại sao không gọi là
Fiveteen? Nếu tụi nó giải thích được tại sao, thì anh giải thích được Mười Lăm, hi hi hi... Đó là trường hợp ngoại lệ, thì chỉ có Nhớ thôi, không cần hỏi tại sao. Đừng hỏi tại sao! Ông cố, ông sơ, ông sờ, ông sở đã đặt ra như vậy rồi, và mình cứ thế mà làm. Nếu muốn đổi phải có đủ khả năng lập ra viện Hàn Lâm Khoa Học, hi hi hi... thì lúc đó lời nói của mình mới có giá trị. Tiện anh nói luôn, Bắc kỳ có người còn nói "Mười Nhăm", người nào bị lộn L thành N, thì họ nói trúng phóc, "Mười Năm" đấy ạ! Nhưng có lẽ vì sợ lộn với ý nghĩa "Ten Years", cho nên ông cố, ông sơ, ông sờ, ông sở của mình, hay là ông "Ba Lít Xăng Pha Nhớt", đặt nó thành "Mười Lăm" để phân biệt chăng? Cứ cho là như vậy đi, cái đó Bình Nguyên... nói!
Không trúng thì trật! Hi hi hi...
BN.