Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Đặc sản của Quảng Nam-Đà Nẵng
Vi_Hoang
#1 Posted : Saturday, February 5, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Trái lòong boong
Ở Quảng Nam Đà Nẵng lọai trái cây rừng ngon nhất là loong boong. Chỉ riêng ở vùng rừng núi gần thượng nguồn Ô Gia mới có nhiều loong2 boong. Khu rừng loong boong cây mọc tập trung rộng gần 4km vuông ( có nời chiếm đến 30,40% tổng số cây trong rừng) là Cửa Vườn, bên tả sông ngạn sông Ô gia, phía tây Hội Khách 3km (hội khách nay thuộc thôn xã Đại Sơnm guyện Đại Lộc). Ở đây xưa kia có tục lệ hằng năm đến tháng 8 âm lịch có "Ngày xả trái" là ngày hội trái loong boong đồn vui "nhứt trường thi, nhì trường trái"
Loong boong ở Dung ở Mò O ( huyện Giằng) ở Hiệp, ở A Xờ ( huyện Hiên) từ xứ đến nay thuộc quyền sỡ hũ của người Cờ-tu, gia đình nào phát hiện được cây nào thì cây ấy thuộc sỡ hử của gia đình ấy.
Qua không gian và thời gian lọai trái cây này có nhiều tên gọi. Người Cờ-tu phát hiện lọai trái cây này từ xa xưa, gọi là T'rbon. Từ đầu thế kỷ 18 người Kinh đến khai phá sinh sống ở vùng đất màu mỡ, Cờ-tu, t'rbon được phiên âm lơ lớ là loong boong. Đến triều Nguyễn lọai trái cây này được phong cho một cái tên mới là "Nam trân". Triều đình nhà Nguyễn chiếm hữu và có qui chế riêng cho khu rừngloo2ng boong gần Hội Khách, đặt một chức sắc người địa phương gọi là "Quản Nam Trân". Viên chức sắc nầy có quyền huy động dân đinh 3 xã Tân đợi, Hội Khách, Hữu Trinh canh giữ vườn. Đến mùa tái chín viên Quản Nam Trân chọn những chùm loong boong đầu mùa ngon ngọt, đẹp nhất dâng lên Vua, gọi là "chạy trái kiểu", rồi định ngày mời tri huyện Đại Lộc về dự "ngày xả trái".
Cư dân lao đông miền Tây Huyện Đại Lộc rủ nhau đi hái trái về ăn, làm quà và buôn bán. hàng ngawn người, hằng trăm ghe thuyền hối hả chống, chèo ngược sông Ô gia. Trên bờ, từng tốp người từ Hà Nha, Hà Tân, từ Hà Vi, Hà Dục, Hửu trinh kéo lên Hội khách, Tan Đợi với đầy đủ dụng cụ hái, đựng, gánh mang đầu đủ cơm nước. Có người leo lên cây hái trái, có người đi nhặt trái rơi, có người đi xem cho thỏa thích, kiếm vài giỏ loong2 boong về cho gia đình. Những người đi buôn trái cũng đến tận nơi. Tất cả mọi người đều phải có mặt ở bến Đồng Chảm trong buổi chiều trước ngày xả trái. Ghe thuyền, người tấp nập đông nghẹt, trên bờ, tiếng trò chuyện, tiếng cười, tiếng hát không ngớt. Có người suốt đêm không ngủ. Có người không sợ rắn rết, thù dữ lẻn vào rừng trong đêm chiếm trước những cây sai trái, ngồi dưới gốc chờ đến sáng.
Mọi người cơm nước xong thì trời bửng sáng, xa xa vượn bắt đầu hú, công tố hộ chờ mặt trời lên đi ăn. Mọi người rới ghe, rới lán dụng cụ đầy dủ kéo đến bìa rừng chờ ba hồi thanh la bắt đầu ngày xả trái. Năm nào cũng vậy, lễ cúng sơn lâm phải làm xong ngày hôm trước, có tri huyện Đại Lộc hoặc người đại diệntham dự. Sáng hôm nay đoàn quan khách đến dự ngày xả trái gồm những viên chức từ huyện, tổng đến xã, đạ diện cho chính quyền nam triều ở địa phương, khăn đóng áo dài đen tử tế. Viên quản nam trân giữ trọng trách chính trong ngày xả trái, chỉ làm một nghi thức là trịnh trọng đánh ba hồi thanh la ngân vang đĩnh đạc, báohie65u "ngày xã trái" bắt đầu. Hàng ngàn người tranh nhau vào Cửa vườn, rồi tìm lối phân tán nhiều ngả, luồn sâu chiếm những cây nhiều trái. Khu rừng rung động xôn xao, sự náo động lan dần ra khắp bảy hòn núi trong khu vực Cửa vườn. Tiếng người gọi nhau, tiếng lá khô xào xạc dưới chân, tiếng rựa chặt cánh mở lối, tiếng chim vổ cánh bay xa.....
Đoàn quan khách được mời đến nơi đó tiếp, mốt lán đựng tạm thời có chỗ ngồi đơn sơ, có thuốc, nước, cơm trưa có thịt, rượu để chứng kiến ngày xả trái, được mời ăn những chùm trái ngon nhất, mỗi người còn phải chuẩn bị giỏ để mang trái về nhà. Viên quản nam trân tổ chức một bộ phận lấy người trong lý hương và dân đinh ba xã thu thuế lòong boong bằng hiện vậ tại chổ.
Đứng ở vị trí không bị che khuất tầm nhìn, thấy rõ hằng trăm cây lòong boong đứng thẳng, có nguòi mới leo đền giữa cây, có người đã ở trên ngọn cây, có người đã dùng cây dài chuyền giỏ trái mới hái xong từ trên ngọn cây xuống đất. Không ai bảo ai đã đến gốc lòong boong, người nào cũng vậy, ngồi trên ngọn hay đứng dưới đất, việc đầu tiên là chọn những trái ngon nhất ăn cho thỏa thích. Hái hết trái chín cây này lại leo lên cây khác....
Cây lòong boong là lạoi cây cùng họ với cây dâu đất trái kết thành chùm ở thân cây và ở cành, có chùm đơn, chùm kép, có chùm dài đến hai tấc rươi3, trái kết có dáng đẹp như chùm nho. Trái ngon ngọt là lọai trái không lớn, trung bình độ bằng đầu ngón tay cái, hơi bầu dục, vỏ màu vàng trắng, nuốm cuộn hơi căng phồng. Những trái to gần bằng ngón chân cái trông thì đẹp nhưng ít có trái ngon, hơi chua. Những trái nhìn bên ngòai khá đẹp nhưng bóc vỏ ra nhìn thấy múi có nhiều hạt to và xanh là lọai trái chua, những trái vỏ có những chổ còn phơn phớt xanh là trái chua chín ăn rất chua. Những trái nhỏ phần nhiều là không ngon nhưng cũng có trái ngọt, những trái này hột đều lép. Vỏ trái lòong boong mỏng hơn vỏ dâu đất, hơi dai, có mủ trắng khi mới hái. Ruột có 5 múi trắng trong, dính chặt vào nhau, mỗi múi có một hạt nhỏ, thông thường có từ 1 đến 2 múi có hạt lép màu nâu đậm mà huyền thọai dân gian cho đó là "dấu mòng tay Vua Gia Long để lại khi ăn trái lòong boong". Những múi có hạt lép như vậy có vị ngọt đậm đà và thơm mùi lòong boong rõ rệt. Lá lòong boong mỏng dài 1 tấc rưởi, rộng 5 phận, mặt dưới màu vàng úa, mặt trên xanh đậm. Cành tập trung ở ngọn. Gỗ lòong boong vàng trắng , mịn, dẻo, hơi nặng, khô, không nứt nẻ, làm đòn gánh, chày giả gạo rất tốt. Thân cây lòong boong thẳng, cây già cao đến 15-20 mét, gốc to nhất cũng chỉ trên dưới ba tấc đường kính. Vỏ trái lòong boong là một vị thuốc trị bệnh phù thũng-bệnh rất phổ biến xưa kia ở miền núi, bệnh do sốt rát rừng, thiếu dinh dưỡng, thiếu sinh tố B1. Nhiều người đi hái lòong boong, bữa cơm trưa thường thay thế bằng mấy chùm trái thật ngon ngọt, ăn xong, vài giờ sau lại muốn ăn nữa, ăn không chán.
Từ sáng sớm đến quá trưa, trái chín ở Cửa vườn coi như đã hái xong, những giỏ, những thúng trái chín vàng tườ rói, đầu ắp được gánh , mang dần ra bờ sông qua những lối đi mới mở. Tùy số lượng hái được nhiều hay ít mà người hái nộp thuế hiện vật tại chỗ cho viên quản nam trân và lý hương ba xã theo tỉ lệ quy định. Một phần số trái thu được này bán lấy tiền chi tiêu vào việc "chạy trái kiể" chi tiêu vào "ngày xả trái", phần còn lại viên quản nam trân và lý hương ba xã chia nhau bán lấy tiền, số dân đinh được huy động canh giữ Cữa vườn chỉ được ăn thỏa thích trong những ngày trái chín, có thêm đực một ít mang về cho gia đình trong "ngày xã trái".
Trái chính hái nhặt chỉ trong 1 ngày, trai non xanh còn lại đến khi chín ai muốn vào hái cũng được, số lượng không đáng kể. Lòong boong ở Giằng, ở Hiên trong những người Kinh đi buôn miền núi, ít thì đổi lấy muối, nhiều thì đổi lấy nồi đồng, ché sành. Việc trao đổi kéo dài đến 1, 2 tuần mới chấm dứt.
Buổi chiều quang cảnh hai bên bờ sông ở Cửa vườn trở lại nhộn nhịp, những người ở xa lo cơm chiều sớm, chuẩn bị ghe thuyền lần lượt ngổ sào, quay lái. Không ai còn lại ở đây khi màn đêm buông xuống.
Trên sông Ô Gia điệu hát chèo ghe tha thiết quen thuộc bắt đầu vang lên trong đêm trăng trung tuần tháng tám:
.....Dù cho lên thác xuống ghềnh,
Lòong boong bao nhiêu trái em thương chàng bấy nhiêu.
***
Đang mùa lòong boong chín, có được một khay hay quả trái còn nguyên chùm biếu thầy giáo, biếu cha mẹ vợ chưa cưới, là một món quà thuộc lọai "của ngon vật lạ" có phong cách, hương vị địa phương Quảng Nam. Trước kia muốn có những chùm lòong boong như vậy phải đi dự "ngày xã trái", chọn những chùm trái sây, đẹp, vỏ trắng để vào giỏ tre hay giỏ mây đường kính độ 2 tấc rưỡi, cao 5 tấc đưa về miền xuôi làm quà.... Đối với những bà con, bạn bè thân thiết thì mang biếu nguyên giỏ, biếu thầy thì mang giỏ trái đến nhà thầy mựn một cái khay trong nhà, lấy từng chùm trái trong giỏ để trong khay một cách trịnh trọng, còn biếu cha mẹ vợ chưa cưới thì phai hai người cùng đi, một người đ65i quả sơn đỏ, bên trong lót giấy hồng đơn, một người xách giỏ trái, đến nơi dặt quả lên bàn rồi lấy từng chùm trái cẩn thận để vào quả, chồng cao lên khéo léo tạo hình thật đẹp, có người cầu kỳ mang chùm trái có cả lá còn tươi, giỏ mây đan công phu gần giống như giỏ mây mỹ nghệ. Ngày nay những chùm lòong boong tươi ngon, bảo quản trong giỏ tre hoàn toàn có thể đưa về Đà Nẵng, nhưng do thói quen từ nhiều đời, lòong boong đưa xuống đến Hà Nha, Ái Nghĩa đưa ra chợ là toàn trái rời, đong lon để bán. Ngày nay hợp tác xã nông nghiệp xã Đại Sơn huyện Đại Lộc đã có thuyền gắn máy, có ô tô vận tải đưa lòong boong nguyên chùm từ Cửa vườn về Đà Nẵng một cách dễ dàng, ở Thanh Mỹ cũng vậy. Đến mùa lòong boong ở ga Đà Nẵng, ở bến xe khách liên tỉnh, nếu có một quán lòong boong với những giỏ 2kh, 4kh, 5kg chắc chắn có nhiều người ưa thích.
Cây lòong boong đã đưa về trồng ở một số nơi ở trung du nhưng trái không ngọt.
Ở Quảng Nam, Đà Nẵng, "ngày xã trái" không còn nữa nhưng đã đi vào tục ngữ, ca dao từ lâu đời. Xưa kia dân gian đề cao giá trị trái lòong boong bằng cách đặt ra huyền thọai: ua Gia Long đến đây bị đói, gặp một bầy rái cá dưới sông dẫn đường cho Gia Long qua sông, đến bờ thì có một bầy sói đón Gia Long đưa vài rừng. Vua gặp Vườn trái lạ rất ngon, ăn vào hết đói, cho nên bây giờ trồng trái lòong boong chín nào cũng có dấu móng tay của Gia Long".
Thật ra cây lòong boong, trái lòong boong đã gắn bó với cuộc sống của những người Cơ-tu, người Kinh ở thượng nguồn sông Ô Gia nhiều đời được phát hiện cùng thời kỳ với nhiều lọai trái cây khác trong rừng, có lẽ cùng thời kỳ với trái dâu đất. Hình ảnh trái lòong boong đã đi vào chiều sâu tình cảm con người sinh sống ở vùng nầy, đã trở thành hình tượng dân tộc độc đáo đẹp đẽ trong văn hóa, văn nghệ dân gian:
Lụt nguồn trôi trái lòong boong
Cha thác mẹ còn, chịu cảnh mồ côi,
Mồ côi ba hạng mồ côi,
Mồ côi có kẻ trâu đôi nhà rường.
Hình tượng trái lòong boong trong quan hệ lứa đôi:
Tay em cầm nón, tay em chọn lòong boong,
Trái nào vừa ngọt, vừa ngon,
Dành riêng cho bạn nghĩa nhơn nặng tình.
Quế sơn cau mít mấy tầng
Thuong lòong boong Đại Lộc nhớ rược cần Trà My.
Rừng lòong boong Đại Lộc là nguồn lợi lớn về kinh tế nhưng chưa được quản lý, khai thác, phát triển, sử dụng tốt, Lòong boong ở Giằng, ở Hiên do đồng bào Cơ-tu quản lý theo sở hữu cá thể, cũng được khai thác.

Đại Sơn-Đà Nẵng, mùa lòong boong 1988
Nguyễn thanh Xuân
Đặc san Quảng đà, 1999
Đặc sản Quảng Nam: chè bắp, lòong boong
Vi_Hoang
#2 Posted : Sunday, February 6, 2005 11:40:10 AM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Nồi bánh Tét cuối năm.
Bao nhiều năm ở xứ người, năm nào tôi cũng gói bánh Tét, nhưng không bao giờ có cái không khí va hưng vị như lúc còn ở quê nhà. Quê nội của tôi là 1 nơi mà toàn là đàn ông gói bánh Tét nhưng ba tôi là 1 công tử ăn chơi, Ông Nội tôi làm quan ngòai Bắc, ba tôi học ở Hà nội từ nhỏ nên cái việc gói bánh Tét ông bù trất, không biết gì hết. Cũng may là má tôi từ 1 gia đính nhà giáo, Ông bà Ngoại tôi luôn luôn muốn con gái phải có đủ Công Dung Ngôn Hạnh nên má tôi rất là khéo léo mọi việc trong nhà. Đó cũng là cái khổ cho chị em tôi. Mấy đứa em trai thì không sao, chứ mấy đưa tôi thì khi nào làm cái gì cũng bị má hay Bà Ngoại nhắc nhỡ: "con gái, ăn coi nồi, ngồi coi hướng" hay là "con gái, chưa đứng đã ngồi, chưa đi đã chạy; là đồ.....vô duyên".
Vậy là mấy chị em tôi phải học gói bánh Tét!
Má tôi thường lo dặn người từ trong quê đem ra nếp tố, không lộn gạo, hột nào cũng tròn trịa, Má tôi còn dăn là phải nếp ba trăng, mắc chút cũng không sao,; và 1 ang đâu xanh. Ba tôi lại dăn thêm mấy cây trảy đá, lọai thật dẻo mà người ta thường dùng làm cần câu; phải là lọai có lóng dài để tướt ra từng sợi lạt mỏng, vì lọai có nhiều lóng, khi tướt dễ gảy ở mắt.. Mấy ngày trược khi gói bánh, má tôi kêu mấy đứa con gái đem nếp ra lựa cho sach, không còn sạn hoặc lúa. Đậu xanh thì đem cà cho bể ra làm hai. Tụi con trai thì đem trảy ra tướt lạt.
Trảy phải chẻ đoạn bằng dao, rồi mác ra từng sợi như lạt lợp nhà, nhưng dài hơn; rồi tước những sợi ấy ra từng sợi ỏng hơn. Tướt xong, phải đem thui sơ lạt để làm sạch những chổ bị xơ, vừa làm cho sợi lạt dẻo hơn, rồi để đó chờ ngày gói.
Khoảng 1 hay 2 ngày trước ngày gói bánh, tôi phải đi mua lá chuối về để phơi cho héo. Lựa lá chuối cũng phải biết cách lựa, lá nào già quá sẽ bị dòn, khó gói; là non sẽ bị mỏng, lại gói ngắn đòn. Và chỉ mua lá chuối sứ, da bánh mới xanh muốt, các lọai lá chuối khác làm cho bánh bị vàng không đẹp.
Ngày trước, mà tôi đem dâu xanh ngâm, đãi vỏ. buổi tối lo vuốt nếp, để ráo. Đậu xanh hông lên, cho vào chút muối. Sáng sớm, 5 giờ sáng là má đã đánh thức chúng tôi dậy phân công cho từng đứa. Mấy đứa nhỏ lau lá chuối bắng khăn ướt để cho thằng em lớn rọc lá, tướt lá ra theo từng mẫu má tôi đã làm sẳn. Chị tôi lấy nếp dã vớt ra để cho khô trộn vào ít dầu ăn va muối. Tôi thì đem đậu xanh đã hông còn nóng dùng chày giả nhẹ cho bể nát ra, rồi dùng tay nắm lại cho chặt, lớn hơn ngón tay cái và dài khoảng 1 tất, vì đậu còn nóng nên rất dể nắn, chỉ tội cái tay có khi bị phỏng! Khoảng 5.30 sáng, bà hàng thịt đã đượ dăn trước, dem thịt heo đến. Thịt ba chỉ, cắt dài bằng đòn bánh, lờn cũng bằng đậu xanh, đem ướp muối tiêu, tỏi. Hành hương lột sạch, xắt nhỏ, trôn chung vào với thịt.
Một cái bánh tét cần ba lớp lá. Đặt một sợ day lạt xuống dưới, lựa 1 miếng là tốt nhất đặt lên trên, còn 2 miếng kia có thể chấp bằng 2,3 miếng, đặt ghép lên miếng lớn kia. Những lá nhỏ dùng để bịt đầu bánh.. Lá phải vừa héo, yểu, nếu không sẽ khó bẻ gập khi gói hai đầu.
Dùng chén ăn cơm múc nữa chén nếp đổ đếu, dùng tay gạt đều, dài chừng bắng đòn bánh, ngang khoảng 1 tấc, đặt lên 1 miếng thịt và đậu xanh đã nắm miếng bằng thịt, bốc những lát hành hương để xen kẻ. Múc thêm 1/2 chén nếp phủ lên trên, vuốt cho đều. Kéo hai mí lá, úpca3 hai mícho tới khi thấy đòn bánh tròn, dùng sợi lạt đặt sẳn cột lại. Bẻ gập một đầu đòn bánh, dựng đòn bánh lên, dùng dao cắt bằng lá, cho thêm chút nếp vào rồi nhẹ gấp bốn cạnh lá cho đều, bịt đầu bằng hai miếng nhỏ có bề ngang bằng đòn bánh, lấy sợi lạt khác cột tạm. Lật ngược đầu kia lại cũng làm như vậy. Xong hai đầu, mở nhẹ sợi lạt giữa, lăn bánh cho tròn rồi cột lại cho chắc chắn.
Một đòn bánh gói xong, chỉ cột ba sợi lạt, và công việc của mấy tên con trai là cột thêm cho đều khoảng 4 sợi nữa chia đòn bánh ra cho đều. Công việc nầy cũng không dễ đâu, cột chặc là bánh không nở được, sẽ bị sống, lỏng quá sẽ bị nhảo vì bị vô nước và lạt sẽ bị xục xịch, khó coi. Khi cột, phải duốn sợi lạt cho đẹp, dấu các múi và các nút lạt nằm đều đặn về một phía.
Người ta thường nói "giàu út ăn, khó út chịu" sau cùng còn lại ít nếp , đậu và thịt, chúng tôi gói vài chục cái bánh ú. Những bánh nầy được vớt ra trước để ăn thử, và chúng tôi luôn luôn ráng thức để ăn cho được những chiếc bánh ú ăn thử nầy. Kỳ lạ lắm, những cái bánh ăn thử này sao mà ngon chi lạ.
Thường nhà tôi gói bánh trước Tết một ngày, Trong khi mọi người gói bánh thì ba tôi lo gom củi mà đã để dành từ lâu nay, những thân cây bị đốn, hay những bàn ghế gảy đều được tận dụng cho nồi bánh Tét cuối năm. Ba tôi canh chúng tôi gói khoảng được một nữa thì ông bắt đầu nhóm lửa, bắt cái thùng to lên, đổ đầy nước. Chúng tôi gói gần xong là nước sôi, ong bắt đầu thả bánh vào. Những cái bánh ú ăn thử được thả vào sau cùng, gần miệng nồi để vớt trước. Ông làm việc nầy rất là thành thạo vì đã làm mấy chục năm.
Ttrời vừa tối, sau khi cơm nước xong, chúng tôi ngồi quây quần quanh nồi bánh , nhìn lửa reo vui thấy lòng mình cũng ấm lại Quanh nồi bánh Tét, ai ai cũng có thật nhiều kỷ niệm, nhà càng có đông người càng vui. Đôi lúc chúng tôi bày ra đổ bầu cua cá cọp, hay đổ xâm hường, có khi 2, 3 sòng, tiếng la vang dội, vừ chơi đùa, vừa lo châm củi, châm nước. Nấu đến khoảng 6 giờ sáng là có thể vớt bánh được. Bánh vớt ra, được rửa bằng nước giếng, lăn đòn bánh cho tròn rồi để nguội, khi chưa nguội, không được chồng lên nhau, bánh sẽ dẹp, mất đẹp.
Chiều 30 Tết là chúng tôi lo mâm cơm cúng rước ông bà, trong mâm cúng cuối năm nầy, đã có những khoanh bánh Tét mới vừa nấu xong. Và trên bàn thờ ông bà cũng đã sắp sẳ 1 đòn bánh Tét cùng với 1 ổ bánh tổ vá 1 khuôn bánh nổ cũng mới vừa làm xong mấy ngày qua.
Dùng 1 sợi chỉ dài gấp làm bốn để Tét bánh cho đều, có thể dùng sợi cước nhỏ, lát bánh sẽ mịn hơn. Bánh Tét được ăn với dưa món được làm bằng củ cải, củ kiệu, đu đủ, su hào, cà rối, dưa gang, ớt đỏ, hành hương ngâm với nước mắm.
Bánh Tét có thể ăn cho đến hết tháng giêng, bánh nấy hơn 20 tiếng đồng hồ không thể nào sống lại được. Để lâu ngày, bánh cứng lại, da bánh lên men, có thể tét đem chiên. Bánh Tét và bánh Tổ chiên, ngon tuyệt!
Bánh Tét ở bên đây, dù gói như vậy, nhưng sao vẫn không thầy hương vị giống như bánh Tét ở quê nhà. Từ lúc xa quê hương, tôi chỉ có dịp về "nhà" gói bánh Tét có 1 lần, thật là vui và đần ấm.


Bánh Tét đã gói xong
Phượng Các
#3 Posted : Monday, February 7, 2005 7:04:08 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Trong Nam người ta gọi là trái bòn bon chớ hổng phải là lòn bon (lòong boong) chị VH ơi!



chieuduong
#4 Posted : Monday, February 7, 2005 9:34:04 AM(UTC)
chieuduong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 442
Points: 0

quote:
[
má hay Bà Ngoại nhắc nhỡ: "con gái, ăn coi nồi, ngồi coi hướng" hay là "con gái, chưa đứng đã ngồi, chưa đi đã chạy; là đồ.....vô duyên".

Người lớn nói là phải đúng !

Bánh Tét ở bên đây, dù gói như vậy, nhưng sao vẫn không thầy hương vị giống như bánh Tét ở quê nhà. Từ lúc xa quê hương, tôi chỉ có dịp về "nhà" gói bánh Tét có 1 lần, thật là vui và đần ấm.[/green]




cd...cũng có tham gia màn gói bánh và nấu bánh tét...thuở nhỏ , giờ thì mua ăn...

Nhưng theo nhận xét của cd thì chị nói đúng , nấu bánh là một chuyện , cái không khí vây quanh nồi bánh mới là...chuyện đáng nói...

Well, người làm bánh và nấu bánh tét mất...cả ngày trời. không khéo tay không kiên nhẫn tất...nồi bánh có vấn đề...


Bây giờ, ở đây cũng ít người... tự làm bánh tét mà ăn ! ( cd với bà xã thử nấu một lần , bà manager gõ cửa hỏi thăm liền..).


Gơod work, chị Vi !

Vi_Hoang
#5 Posted : Monday, February 7, 2005 11:18:43 AM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

Trong Nam người ta gọi là trái bòn bon chớ hổng phải là lòn bon (lòong boong) chị VH ơi!


Chử lòong boong là tên gọi nguyên thủy của nó đó chị PC.


Vũ Thị Thiên Thư
#6 Posted : Monday, February 7, 2005 10:24:25 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Chị Vi Hoàng
Thuở nhỏ Ngọai cũng dạy gói bánh Tét , quê Ngọai thật hiền hòa vùng đồng bằng sông Hậu.
Những chi tiết nhỏ không quên , Lá chuối để gói bánh , muốn cho lá xanh mượt , mềm dễ gói thì nấu nồi nước thật sôi, trụng lá trước khi gói.
Nhưn đậu xanh có hai cách : Đậu sống , chỉ ngâm trước , không nấu , hạt đậu bóc vỏ còn nguyên màu vàng , gói với mỡ heo , mỡ phải mang ra luột và cắt thành sợi hình vuông , ướp đường muối chờ qua đêm, như vậy sau khi nấu , bánh chín thì hạt đậu còn nguyên và mỡ sẽ trong vắt thấm vào , cách nầy hơi khó gói, vì không khéo thì nếp và đậu sẽ trộn lẫn nhau , đòn bánh khi cắt ra không cân bằng, Ngọai thường làm dấu bắng cách cột dây gút, sau khi cắt bánh thì biết đòn bánh do cháu nào gói, Ôi! mãn được khóa học của Ngoại là trần thân...Cách thứ nhì thì nấu đậu chín rồi nén thành khoanh tròn hình ống, bên trong là thịt mỡ.
Bánh Tét quê Ngọai dùng dây chuối để cột , hình thức gói cũng giống như chị Vi Hoàng kể, nhưng chỉ khác là mối nuột dây cột cách nhau chừng hai phân , sợi dây chẻ bằng sống lá , sau khi rọc lá thì chẻ lấy ruột bỏ đi , dùng lớp da bên ngoài thôi, chẻ nhỏ, phơi cho khô , nhưng khi gói thì phải mang ra nhúng nước cho mềm lại... nhiêu khê !
TT rời VN, lúc Tết trong họ đến chúc thọ , con cháu đầy nhà , Ngoại bảo hãy còn hai bầy nữa , một nửa ở Mỹ Châu , một nửa ở Úc Châu....Ngoại mất , nhớ hắt hiu....
Vi_Hoang
#7 Posted : Monday, February 7, 2005 11:55:38 PM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)

VH nghe nói người trong Nam gói bánh, đậu xanh không nấu mà để sống, nhưng má của VH cắt nghĩa rằng, đậu xanh để sống như vậy, khi tét ra, nhưn đậu xanh sẽ rời rạc, lát bánh không chắc nhất là khi chiên len, nhưng đậu xanh sẽ bị cháy trước.
Qua bên Mỹ, VH cũng gói như vậy, nhưng vì sợ mỡ nên VH dùng thịt heo xay ướp với nước mắm tiêu và hành hường băm nhỏ rồi nắm lại cho chắc như đậu xanh vậy, khi tét ra, lát bánh rất là chặt và không có nhiều mỡ. VH dùng dây nilong để cột. Bên này gói bánh dễ dàng hơn ở VN, và ngay cả nấu cũng mau hơn. Gói đòn nhỏ hơn và nấu khoảng 16 tiếng đồng hồ thôi, và phải nấu bằng bếp gas nên chỉ cần lâu lâu châm thêm nước, cho nên không tìm được cái không khí nó ngày Tết bằng ở VN. Sau khi vớt bánh, cũng nhúng vào nước sôi và đem ra gói thêm 1 lớp giấy nilong cho sach sẽ. Nhớ quê hương thì gói bánh, tập cho con cái biết cái hương vị quê nhà, nhưng ăn thì không bao nhiêu, nhìn đòn bánh mới vớt ra là thấy ớn rồi. Mấy đứa con thường nói : không biết sao gần đến Tết,mẹ cứ làm ra nhiều thứ rồi mất công đem di cho!" Chúng nó không thể nào biết được cái cảm tưởng của mẹ nó khi làm những gì có liên quan đến....Việt Nam!!!!
VH chỉ buồn 1 điều là con dâu và các con rể tương lai của VH đều không phải là người VN, nhưng cũng tội cho tụi nó là dầu sao thì tụi nó cũng ráng tập cho vợ, bạn gái bạn trai, vị hôn phu của tụi nó sáng mồng một nào cũng tề tực về với mẹ, trọ trẹ nói những câu chúc Tết mẹ bằng tiếng VN, và vui mừng nhận những bao lì xì của VH. Mấy đứa con gái, có khi còn khoe những bao lì xì đã có từ trước, còn viết cả năm lên trên đó nữa. Con gái là như vậy đó!
Phượng Các
#8 Posted : Tuesday, February 8, 2005 12:12:58 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Cách gói bánh tét của má PC cũng giống như của chị VTTT nói trên. Thì ra người miền Nam có chung nhiều điểm về cách ăn uống.
Qua đây nhiều người sợ mỡ nên gói bánh thay bằng thịt, nhưng ăn bánh tét thì phải có mỡ mới ngon. Rất tiếc là cái vui của Tết không còn ở với mình nữa, không những chỉ bởi không gian không còn mà thời gian cũng đà mất bởi vì quả thật ..... không có ai tắm được hai lần trên một dòng sông......

chieuduong
#9 Posted : Tuesday, February 8, 2005 12:27:46 AM(UTC)
chieuduong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 442
Points: 0

[
không có ai tắm được hai lần trên một dòng sông......


Vậy mà mùa hè nào...cũng với dòng nước đó , cũng cây câu cầu bắc ngang ,cũng những lỏi tì đó...cd tắm hết mùa hè này sang mùa hè khác...Tính ra hơn...2 lần chút xíu ! Tongue
Vi_Hoang
#10 Posted : Tuesday, February 8, 2005 12:46:49 AM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các
Qua đây nhiều người sợ mỡ nên gói bánh thay bằng thịt, nhưng ăn bánh tét thì phải có mỡ mới ngon. Rất tiếc là cái vui của Tết không còn ở với mình nữa, không những chỉ bởi không gian không còn mà thời gian cũng đà mất bởi vì quả thật .....

Mỡ làm cho bánh Tét có vị béo và cũng để cho bánh trơn muợt. Vì sợ mỡ nên khi nếp đã ráo, cho trộn dầu ăn vào nếp, như vậy khi lột lá bên ngòai không sợ bị dính.
Ôi! Tết bên nầy sao mà buồn quá. Không đi làm, ở nhà càng thấy buồn hơn.
thôi thì VH lì xì trước cho các ACE nhé,( xóa bỏ tiền lì xì)
chieuduong
#11 Posted : Tuesday, February 8, 2005 2:21:54 AM(UTC)
chieuduong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 442
Points: 0

quote:
Gởi bởi Vi_Hoang

quote:
Gởi bởi Phượng Các
Qua đây nhiều người sợ mỡ nên gói bánh thay bằng thịt, nhưng ăn bánh tét thì phải có mỡ mới ngon. Rất tiếc là cái vui của Tết không còn ở với mình nữa, không những chỉ bởi không gian không còn mà thời gian cũng đà mất bởi vì quả thật .....

Mỡ làm cho bánh Tét có vị béo và cũng để cho bánh trơn muợt. Vì sợ mỡ nên khi nếp đã ráo, cho trộn dầu ăn vào nếp, như vậy khi lột lá bên ngòai không sợ bị dính.
Ôi! Tết bên nầy sao mà buồn quá. Không đi làm, ở nhà càng thấy buồn hơn.
thôi thì VH lì xì trước cho các ACE nhé.






Chị đổi ra tiền Mỹ là...bao nhiêu ? Thì cd mới...hoan hỹ nhận Big Smile...

Năm mới năm me...

Chiêu Dương chúc chị Vi Hoàng :

năm mới...tậu được chiếc xe đạp và đôi guốc mộc !

vui nhiều hơn năm ngóai , dễ thương hơn năm cũ, nghịch ngợm hơn năm xưa và...sẽ có cháu đàn trong năm tới...

Thân chúc

Vi_Hoang
#12 Posted : Thursday, February 17, 2005 5:39:58 AM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Món tuyệt chiêu "Xí....mà"
Nguyễn Miên Thượng

Ai đã từng đến phố Hội An hẳn không thể không từng thưởng thức món ăn đặc sản của địa phương. Những món ăn đã trở thành quen thuộc, dù có người chưa từng ăn qua, mà khi nghe tên gọi, cũng thấy quen quen, đó là : Cao lầu, Mỳ Quảng, Chè Bắp Cẩm Nam, bánh ú nước tro v...v...
Tuy nhiên có một lọai đặc sản gần như "độc nhất vô nhị" nó gần gũi, thân thương với người Hôi An một cách âm thầm, khiêm tốn hơn nữa thế kỷ nay, bà hiện nó đang dừng trước bờ..... diệt chủng!
Trong những ngày mùa Hạ nòng, ai đã từng ngồi bên lề chùa Cầu, hoặc một góc phố bóng mát nào đó, bưng trên tay một chén "XÍ MÀ" đen nhánh, với cái muỗng cà phê nhỏ xíu, gọt từng muỗng nhỏ, đưa vào miệng, nghe ngọt ngào tan biến theo nước miếng của mình, vừ nóng miệng mà lại vừa mát....trong lòng!
Không phải chổ nào trên đất Hội An cũng có cái món tuyệt chiêu "xí mà" ấy đâu! Nó không trưng bày trong quán, không bày bán ở quày hàng. Nó lưu đông theo chân ông cụ già trên 80 tuổi, dáng vè gầy guộc, mãnh mai, mà tiềm ẩn một sức dẻo dai kỳ lạ! Lâu lắm rồi, không ai còn nhớ tên ông, vì ông đã có một cái tên, người đời đặt cho, không thể lẩn lộn với ai: Ông "Xí mà"!
Cần chi biết tên thật của ông, bởi trên đất Hội An nàym ngòai ông ra, không có ai bán lọai món ăn đặt biệt ấy cả. Gần 60 năm, cái gánh "xí mà" vẫn ngày ngày theo ông rong tuổi từng ngõ ngách của phố cổ Hội An. Không phải chỉ "Thượng chùa Cầu, hạ Âm bổn", khont thôi, mà tận trên Lai NGhi, Cẩm Hà, đến Cửa Đại, Cẩm An, theo chiều dài của con phố. Có lúc từ bên kia sồng Sài, Câm Nam đến tận hồ "Bà Thiên", trường Lệ, theo chiều rộng của Hội An.
Bạn không thể lần theo ông, đi vòng con phố mà không thấy mõi đứ đừ đôi chân. Ấy thế mà, ông đã đi suốt 60 năm ròng rã của một đời người, âm thầm, lặng lẽ, mà kiên trì, dai dẳng để nuôi ba người con ăn học thành danh. (một trai là giáo viên ngọai ngữ, và hai cô con gái đều có học vị trong xã hội!)
Điều kỳ lạ nhất là hiện tại, ông vẫn khoẻ, vẫn đang đi bán lưu đông, dù với tuổi tám mươi mấy, ông đã tỏ ra chậm chạp khi bán hàng, đoạn đường ông đi , dường như cũng ngắn bớt lại, bởi tuổi già của ông ngày một dài ra...
Có lần, tôi vừa ăn "xí mà", vừa tâm sự với ông:
-Răng bác không nghỉ cho khoẻ? Già rồi!...
Bằng một giọng nói hơi ngọng, ông thố lộ:
-Không phải tui túng thiếu, mà chừ bỏ bán thì không ai làm được cái món ni....uổng lắm!
Mà thật thế, mấy chục năm trời, có ai kế vị ông đâu, dù khi nghe ông nói các phương thức họp lại để nấu thành nồi "xí mà" thật đơn giản: Lá mơ, lá rau má, nấy thành nước, trôn với thục địa, đường.....và mè đen (ma du) chà nát....Nấu cho quánh lại sệt sệt. (Nếu lỏng quá thì không được, mà đặc quá sẽ cháy!)
Không những "xí mà" ăn ngon, mà nó còn nhuận trường, kiện tì, điều lý rất tốt, thích hợp với bịnh nhân bị kiết lị, táo bón....
Nhìn theo cái bóng ngả dài, xiêu vẹo trên đường phố, với quang gánh trên vai, bước đi chầm chậm của ông, làm tôi chợt nhớ câu nói mộc mạc, chân thành mà hàn súc của ông:"...không còn ai làm được nón ni....uổng lắm!"
Lạy trời cho ông sống mãi và khỏe mạnh, để món ăn đặc sản "xí mà" không bị rơi vào qu6n lãng trong tâm hồn người Hội An...


Trích Đặc san Quảng Đà 1996
chieuduong
#13 Posted : Saturday, February 19, 2005 1:45:54 AM(UTC)
chieuduong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 442
Points: 0

[quote]Gởi bởi Vi_Hoang

Món tuyệt chiêu "Xí....mà"
Nguyễn Miên Thượng

[i][brown]Ai đã từng đến phố Hội An hẳn không thể không từng thưởng thức món ăn đặc sản của địa phương. Những món ăn đã trở thành quen thuộc, dù có người chưa từng ăn qua, mà khi nghe tên gọi, cũng thấy quen quen, đó là : Cao lầu, Mỳ Quảng, Chè Bắp Cẩm Nam, bánh ú nước tro v...v...

"

Mà thật thế, mấy chục năm trời, có ai kế vị ông đâu, dù khi nghe ông nói các phương thức họp lại để nấu thành nồi "xí mà" thật đơn giản: Lá mơ, lá rau má, nấy thành nước, trôn với thục địa, đường.....và mè đen (ma du) chà nát....Nấu cho quánh lại sệt sệt. (Nếu lỏng quá thì không được, mà đặc quá sẽ cháy!)
Không những "xí mà" ăn ngon, mà nó còn nhuận trường, kiện tì, điều lý rất tốt, thích hợp với bịnh nhân bị kiết lị, táo bón....

Chị Vi !

Mèn ui...Hết xẫy nha !

Nhất định...có dịp là phải ăn mới được !

Ðã ăn , chè Mè Ðen hay Chí Màu Phủ ( Tàu gọi lơ lớ thế ! ) thì thế nào cũng phải tìm hiểu hương vị của Xí Mà mới được ...

Tiện đây , nghe người bạn quê Ðà Nẵng về kể lại rằng : T/p Ðà Nẵng bây giờ rất tuyệt : không bị những tệ trạng xã hội như T/p SaiGon

Phố xá khang trang , thắng cảnh huy hoàng , giao thông thuận tiện v.v...

Và...những cô Ðà Nẵng thì rất là dễ thương , giống như Thu Phương mắt nhìn ngổ ngáo !

Phải hông chị !






Vi_Hoang
#14 Posted : Saturday, February 19, 2005 10:33:55 AM(UTC)
Vi_Hoang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,407
Points: 48
Woman
Location: California, Santa An a

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Xí mà, che mè đen và Chí màu phủ là cũng giống nhau đó CD ạ. chỉ có cách nấu của ông lảo nầy có đặc biết ngon hơn thôi.
Users browsing this topic
Guest (5)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.