Mỗi người đều có cách tỏ bày tình thương tha nhân một cách khác nhau, và tùy theo tình huống. Những giòng viết của HKKM được xóa ở trang 4, tớ đem vào dán lại ngay đây để các ace khỏi phải mất công lộn lui về trang 4 :
Tớ hổng biết Tigger là ai (ox Tonka hay con Tonka???) nhưng đồng ý với xừ ta hết sức. Dân nghèo, trẻ con đói khổ trên đất nước Việt
nhiều không xiết kể, mình làm chưa xuể , mà còn ôm vô cho nhiều thứ. Cái gì cũng xía vô cho có mặt. Lại đòi để lại tên tuổi. Tớ không tu nhiều, hoặc i tờ rít trên chuyện tu, nhưng tớ nghĩ mình làm điều thiện không cần phải phô trương cho ai biết thì tốt hơn .
Tớ thấy ý Tí Cô Nương hay ai đó nói rất đúng. Cây cầu khỉ thì đi lắt lẻo thật. Đa số cầu khỉ ở thôn quê là những cây cầu
ngắn bắt qua cái mương hay con lạch. Bi giờ mình giúp họ thay cầu khỉ bằng cách đổ đá làm thành một con đường nhỏ là quá tốt , vừa rẻ vừa không sợ sập (tớ từng thấy có nhiều đường đá rộng vừa hai người đi, nhiều nơi ở Huế, lâu năm vẫn tốt). Như vậy trẻ con trong làng có thể đi học không phải cởi áo quần đội trên đầu như Kiều Trinh nói. Giúp là giúp tiện nghi để đời sống họ bớt khổ phần nào. Tiện nghi ở đây là trẻ con và người lớn không còn phải vác guốc đi như xiệc trên cái thân cây nhỏ tí xíu, mà được đi thong thả hơn trên một mặt bằng đủ sức chứa hai bàn chân song song nhau khi bước. Tiện nghi giản dị như thế thôi, chứ không nhất thiết phải là một cây cầu bê tông cốt sắt hoa mỹ!
Khi nói đến cầu là chuyện lớn. Một cây cầu ít nhất là con đường nối hai bờ sông, dài ít nhất hai, ba chục thước. Có mí ông bạn của LTT là kỹ sư cầu cống bên Tây dìa thì chắc nịch là xây cầu sẽ được xây đàng goàng rùi, hổng sợ sập. Trên nguyên tắc là thế.
Nhưng qua cái cây cầu đã xây được post trong topic này, tớ nhìn mấy cây trụ, tự hỏi cầu này của mí ông kỹ sư cầu cống ở Pháp về xây ư? hình như có điều gì không bảo đảm nó được thọ lắm đâu. Trông như hàng mã (showy appearance) , hay nôm na hơn là hàng... dõm. Sorry, lời thật hay mất lòng.
Nhưng vấn đề đặt ra là chuyện làm cầu có phải là chuyện của mình không? Miền Nam sông lạch vô số, ai đủ sức để xây cầu hết được? Tớ tin chắc rằng ở mỗi địa phương đều có bà con cô bác là VK, làm ăn khấm khá. Nếu họ thương quê họ, thì chính họ sẽ góp tiền làm cầu cho địa phương của họ. Nếu họ không bỏ tiền ra , thì chính phủ phải làm. Chính phủ thu thuế dân để làm gì? để ăn hối lộ, chuyển tiền bạc ra ngọai quốc à?
Không phải ai ở hải ngọai cũng giàu có. Mình muốn làm việc thiện phải nhín đầu này đầu nọ. Ngược lại, không phải ai ở VN cũng nghèo. Thiếu gì kẻ xài cả trăm cả ngàn đô la một ngày không biết tiếc. Thiếu gì kẻ đem tiền ra ngọai quốc mua nhà cửa, mở tiệm kinh doanh. Ngay cả những người ở thôn quê, cũng có rất nhiều người có lợi tức rất lớn ( trồng cây kiễng, ao tôm cá xuất khẩu v...v...). Dẫu không xây cầu, cả trăm năm nay người dân đó vẫn sống được. Thì họ vẫn tiếp tục sống được nếu không có cái cầu hữu nghị, mặc dầu đời sống có phần vất vã vì phải đi qua chiếc cầu khỉ. Không có cầu, họ không chết, cho nên họ không phải là first priority. Khi đồng tiền của mình không có nhiều (trong chúng ta, có người đã phải nhín ăn nhín mặc để làm việc thiện, thì đồng tiền hy sinh đó phải nên dùng vào những việc thiện đúng hơn, phải xếp những priorities. Chẳng hạn như những người đang ở ngưởng cửa thập tử nhất sinh : không có tiền cứu giúp thì họ sẽ
phải chết , cho nên chúng ta nên đưa bàn tay ra để giúp họ. Lòng từ tâm nên được thể hiện ở những trường hợp này. Rất nhiều, rất nhiều, ở mọi nơi trên thế gian, chung quanh ta. Ai đau khổ, không phân biệt chủng tộc, đều đáng cho chúng ta quan tâm, nếu chúng ta có thể làm được )
Chuyện xây cầu cho dân là chuyện của chính phủ VN, mình đừng để họ (chính quyền) lợi dụng lòng tốt của mình. Nếu chính phủ không làm, dân sẽ nổi dậy đòi hỏi họ phải làm. Có nhiều quí vị ở đây đã đánh giá thấp những người dân nghèo bị áp bức. Hãy nhìn bao nhiêu dân oan đang trồi đầu lên để đặt vấn đề với nhà nước VN. Yeah, chuyện dân oan đang làm rất đúng .
Làm việc thiện là điều rất lý tưởng, nhưng xin đừng mù quáng. Hãy để tiền đến trực tiếp với những người bần cùng, không có cơm ăn không có áo mặc. Hãy đến với những kẻ sa cơ, những kẻ đói khổ trong các hẽm cụt.
Ô hô đừng thắc mắc tại sao cây cầu Cần Thơ sập. Sập không phải vì các kỹ sư cầu cống ngọai quốc không tính kỹ. Ai cũng dư biết rằng ở Việt Nam, một con đường cần 100 bao xi măng để tráng cho tốt, thì người ta gian dối biết bao nhiêu không? Người Việt Nam đàng hoàng nhất là dùng 75 bao. Tệ hơn là 65 bao. Tệ hơn nữa là 50 bao. Được liệt vào hạng vô lương tâm là 35 bao. Vân vân và vân vân
Lòng tham của con người không đáy, cho nên đường mới làm ít tháng sau thành ổ gà, cầu bị sập, là chuyện dài của nước Việt mình...
Tớ không có cao vọng làm đẹp lòng quê hương bằng những cây cầu Việt Kiều. Mà tớ chỉ muốn đem tình người đến với vết thương đang lở loét trên thân thể của những người tứ cố vô thân hay tật nguyền, những kẻ bị xã hội ruồng bỏ .
Có bao nhiêu người như thế đang cần lòng thương xót của các ace...
Trả lời Tonka hay LTT về đập đá :
Những người chuyên môn họ biết cách làm đập đá như thế nào mà không xảy ra chuyện ngăn dòng nước (giả dụ như đặt ống chôn ngầm ở dưới lớp đá để giòng nước vẫn luân lưu ). Mình không nên đi vào chi tiết, vì sự hiểu biết về cầu cống của chúng ta rất hạn hẹp. Đương nhiên làm cầu thì tuyệt hơn, nhưng mình có phải là tỉ phú không, mà hễ chuyện gì mình cũng có thể bao dàn hết được. Khỏi phải nói, ai họ có tiền thì họ có quyền làm bất cứ chuyện gì họ muốn