Chi phí trường lớp, nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh2007.09.05
Nhã Trân, phóng viên đài RFAViệt Nam đang trong mùa khai giảng niên học mới. Mùa khai trường năm nay đối với nhiều phụ huynh cũng tương tự như mấy mùa khai trường mấy năm gần đây, ngoài là một niềm vui vì con được tiếp tục đến trường còn là một nỗi lo. Nỗi lo âu này là gì, mời quí vị theo dõi phần trao đổi của Nhã Trân và một vài phụ huynh.
Bấm vào đây để nghe bài tường trình này
Tải xuống để nghe
AFP PHOTO
Những trăn trở của phụ huynhBức xúc này được phản ánh trong công luận và trên báo chí. Để rõ vấn đề, trước hết Nhã Trân hỏi thăm mẹ của hai cháu lớp 6 và lớp 9. Bà Lệ, một phụ nữ buôn bán lẻ ở chợ Trương Minh Giảng, Sài Gòn, chia sẻ suy nghĩ và ý kiến của bà.
Nhã Trân: Đầu năm học bà có thấy những chi phí phải đóng như là phí học, phí sách giáo khoa và nhiều thứ khác như quĩ hỗ trợ học sinh, quĩ phụ huynh… phí có phải chăng, có hợp lý hay không?
Bà Lệ: Có vụ đóng góp ngoài tiêu chuẩn. Đối với người giàu thì không quan trọng, nhưng đối với những ngừơi nghèo thì rất là khó khăn, rất là kẹt. Làm thì cũng chỉ đủ xài thôi chứ đâu có dư, phải vay mượn hay là nhờ vả anh em, đó là mình thuộc lớp tạm đủ ăn.
Với lại có vấn đề như vầy, có những trường điểm hội phụ huynh họ đòi hỏi những cái phí chọc trời, là “ký sổ vàng”. Ký sổ vàng là cái thối nát nhất. Trường thì đổ là tại quĩ phụ huynh. Cũng tội một cái là ngày xưa lương của giáo viên, giáo sư cao, tính theo công chức, theo ngành giáo dục.
Còn bây giờ giáo viên lương ít lắm, rất là ít. Nhà nước đâu có trả cho giáo viên nhiều. Rồi tuỳ theo cái phòng giáo dục của quận, thương tình thì gíup giáo viên, mà mình không biết cái nguồn đó ở đâu ra, nhiều khi còn hơn lương, chứ lương của giáo viên thì ít lắm.
Nhã Trân: Thế còn vấn đề mua bảo hiểm sức khoẻ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể cho học sinh… theo bà thì giá cả như thế nào?
Giải pháp nào cho ngân sách gia đình?Bà Lệ: Lộn xộn lắm. Ba cái vụ bảo hiểm này rất là lộn xộn. Mà nhiều khi tới lúc xảy ra sự cố gì thì…. Lộn xộn lắm, vấn đề tiền bạc, vấn đề này, đừng có đụng tới.
Nhã Trân: Nếu nói rằng các phí quá cao, gây khó khăn cho gia đình, thì theo bà có cách nào? Giảm các phí này hay nên trả lương cho giáo viên cao để nhà trường không cần lập quĩ này quĩ nọ?
AFP PHOTO
Bà Lệ: Cái này tôi thấy là một cái khó tại vì nó cứ luẩn quẩn. Mới dự trù lên lương, phải nói là thiên hạ mừng luôn đó. Nhưng lương chưa lên thì vật giá đã lên rồi thành ra cũng luẩn quẩn lắm, chẳng tới đâu hết.
Nó đòi hỏi một sự đổi mới về cách suy nghĩ và về cách làm việc. Rồi ngành giáo dục phải như thế nào. Mình thương con, mình nghĩ đến tương lai của con thành ra mình phải cố gắng, bằng mọi cách đóng những món tiền đó, biết làm sao gọi là đủ?
Vật giá nó cứ như vậy hoài. Xăng thì nay thông báo lên, mai thông báo lên, một năm lên 2, 3 lần. Điện, nước cứ suốt ngày hăm he là lên.
Tôi nghĩ rằng nhà nước cần kiểm soát giá cả, giữ được giá cả, cho nó phù hợp với mức sống của cả nước. Điển hình là xăng của Việt Nam giá đắt bằng xăng của thế giới. Đời sống của Việt Nam làm sao bằng thế giới mà xăng lại đắt bằng thế giới? Đi làm ở Sài Gòn mà con đi học ở Chợ Lớn hay ở Hóc Môn, hoặc ngược lại….
Sự khác biệt giữa các hệ thống giáo dụcCầu mong khoảng vài ba năm nữa tìm được lối thoát cho dân đỡ khổ.
Sau khi được nghe bày tỏ của mẹ hai cháu học sinh trung học ở Sài Gòn, chúng tôi hỏi chuyện ông Tường, cha 1 cháu đang học tiểu học, gia đình trước kia ở Sài Gòn, nay mới qua Mỹ đoàn tụ khoảng 2 năm nay.
Nhã Trân: Thưa ông cháu nhà học lớp mấy, trường nào?
Ông Tường: Con tôi học lớp 3 trường Kỳ Đồng.
Nhã Trân: Trong trường có những quĩ như quĩ phụ huynh, quĩ lớp, tiền hỗ trợ tiền điện, mà phụ huynh phải đóng?
Ông Tường: Trong trường có rất nhiều quĩ. Quĩ tu sửa nhà trường… vật chất nhà trường [như] bàn ghế, quĩ hội phụ huynh, quĩ lớp, rồi quĩ cho các cô giáo bảo mẫu… Nói chung là đủ các loại quĩ, đủ thứ tiền.
Nhã Trân: Ông bà đóng tiền cho các quĩ này có thấy là hợp lý? Có phải chật vật khó khăn, xoay sở?
Ông Tường: Đóng đầy đủ các quĩ đó thì rất là khó khăn. Học sinh nào học bán trú, học nửa buổi, thì ít quĩ hơn. Còn học nội trú, ở lại ăn trưa, ngủ trưa thì có thêm rất nhiều thứ tiền.
Nhã Trân: Thế riêng về học phí và phí sách giáo khoa, ông thấy rằng có quá nặng hay không?
Ông Tường: Học phí trừơng công thì không nặng, nhưng tiền các quĩ thì nặng. Ví dụ nếu học thêm anh văn, vi tính, vẽ, nhạc… thì phải đóng thêm. Các lớp đó là bắt buộc chứ không phải mình muốn học là học không muốn thì thôi, thế nhưng mình phải trả tiền, để mướn thêm giáo sư dạy.
Nhã Trân: Ông thấy khoản tiền này nên tính chung vào học phí?
Ông Tường: Tôi thấy [tính riêng] là không hợp lý. Nên tính chung vào học phí, vì chương trình dạy phải dạy văn hóa, như công dân đức dục… các thứ.
Nhã Trân: Nói về tiền mua bảo hiểm cho các em, ông nghĩ rằng nhà trừơng nên thu khoản này?
Ông Tường: Nên để phụ huynh tự lo, tự mua thì tốt hơn, vì phụ huynh được lựa chọn.
Nhã Trân: Được biết gia đình ông đã qua Mỹ khoảng 2 năm nay. Có lẽ cháu vẫn còn tiếp tục đi học?
Ông Tường: Vâng.
Nhã Trân: Bên Mỹ ông bà trả tiền học cho con như thế nào, những món nào phải trả và những món nào được miễn phí?
Ông Tường: Bên đây hiện nay tôi thấy không phải đóng học phí, không tốn tiền đồng phục, chỉ phải mua quần áo tập thể dục và dụng cụ học sinh cá nhân của các em thôi, không đáng kể. Không đáng kể so với mức ngày xưa phải đóng. Bây giờ mình cũng phải đóng nhưng nó không là một mối bận tâm lớn cho mình. Đầu năm các em mua một số lặt vặt linh tinh, không phải đóng thêm hàng tháng.
Nhã Trân: Còn vấn đề sách giáo khoa, cháu có phải mua?
Ông Tường: Lớp nhỏ không phải mua. Lớp lớn thì chỉ phải mua vài cuốn thôi.
Nhã Trân: Nguyên cả năm học chỉ học, chỉ phải mua vài cuốn? Có phải là nhà trường cho mượn?
Ông Tường: Trường họ cho mượn sách. Đa số sách các em có thể mượn thư viện của trường hoặc thư viện ngoài, chỉ phải mua một ít hoặc download trên internet, học trên computer.
Nhã Trân: Theo ông những khoản thu phụ trội như hỗ trợ vật tư nhà trường như để sửa chữa bàn ghế, mua cây trồng trong khuôn viên trừơng…hoặc hỗ trợ thêm tiền điện, những khoản nào ông thấy vô lý?
Ông Tường: Tôi thấy không khoản nào hợp lý hết, vì khi nhà trường đã tính học phí là tính các thứ vô trong học phí rồi, bây giờ thứ gì cũng yêu cầu đóng góp hỗ trợ thêm thì không hợp lý.
Phụ huynh không biết phải đóng tới mức nào, có thêm cái gì là phải đóng thêm, phát sinh không biết sẽ phát sinh thêm món nào để đóng, không có giới hạn.
Nếu mình đóng học phí mà mọi thứ đều gom vào đó hết trong tháng đó thì hợp lý, không phải lo nghĩ thêm nữa.
Nhã Trân: Nói tóm lại, ý ông là nên gom tất cả mọi thứ đều nên được thu về một mối là học phí, sau đó không bắt phụ huynh phải đóng thêm tiền này tiền kia linh tinh, vì mình không tính toán trước được?
Và chuyện bảo hiểm nên để phụ huynh mua bên ngoài, vì tuy nói là không bắt buộc nhưng nếu nhà trường cứ hỏi đến, cứ thôi thúc thì học sinh và phụ huynh cảm thấy rất là căng thẳng?
Ông Tường: Đúng vậy.
Nhã Trân: Vừa rồi là trình bày của một vài phụ huynh về lý do vì sao nhiều phụ huynh lại nặng trĩu mối lo trong mùa khai giảng của con em, và ý kiến cùng hy vọng của họ về một sự thay đổi trong vấn đề phí tổn học vấn ở Việt Nam.
Tiếng Việt
© 2007 Radio Free Asia
Các tin, bài liên quan
Môn Lịch sử trong hệ thống trường học Việt Nam, làm sao cải tiến?
Bộ Giáo Dục lấy ý kiến dân chúng về đề án tăng học phí
Chương trình 'Dân ta biết sử ta' tại Sài Gòn vẫn chưa đạt hiệu quả
Lịch sử, một môn học cần thiết và phải trung thực
Đời sống du sinh dưới mắt một chuyên viên giáo dục (phần 2)
Đời sống du sinh dưới mắt một chuyên viên giáo dục (phần 1)
Đại sứ Michael Marine: cần thắp lửa cho nền giáo dục Việt Nam
Sinh viên Việt Nam mong chờ gì từ tấm bằng đại học?
Không khí thi Đại học đợt 2 ở Huế
Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ
Giúp nghe đài RFA trên mạng »Tải và cài đặt Audio Player »Ăng-ten chống phá sóng »
Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA
202-530-4900 |
vietweb@rfa.org | RFA Jobs
© 2005 Radio Free Asia
http://www.rfa.org/vietn...chool_year_begins_NTran/