Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages12>
Phí phụ thu, mối lo của nhiều phụ huynh
Tonka
#1 Posted : Monday, September 10, 2007 4:00:00 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Nhã Trân, phóng viên đài RFA

"Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.



Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫm đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đuờng này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”.


Hình ảnh êm đềm của những mùa tựu trường vài thập niên trước, ghi lại trong một truyện ngắn có tiếng của nhà văn tiền chiến Thanh Tịnh, vừa trình bày, có lẽ còn vương vấn trong lòng không ít chúng ta.

Xưa nay mùa khai trường thường nói chung như một bức tranh gây nhiều xúc động cho các bậc cha mẹ, để mỗi khi nghĩ đến nhiều người lại bồi hồi nhớ đến một thời điểm khó quên.

Thế nhưng, ít năm gần đây đối với rất nhiều phụ huynh dịp tựu trường dường như mang ý nghĩa phiền muộn nhiều hơn vui sướng. Mỗi lúc nghĩ đến ngày con em một lần nữa bước đến trường, nhiều bậc cha mẹ lòng bỗng nặng âu lo, chán nản.


Mất ăn mất ngủ

Em có cháu học tiểu học. Từ năm lớp 1 đến giờ năm nào học bán trú cũng phải mua những thứ dụng cụ học sinh, với lại [đóng] những thứ tiền linh tinh. Nói chung lắm thứ lặt vặt linh tinh, tiền điện tiền nước [cho nhà trường] các thứ... phải đóng.

Tâm trạng của mẹ một học sinh tiểu học ở Hải Phòng
Trong Câu Chuyện Hàng Tuần kỳ này Nhã Trân xin trình bày cùng quí vị và các bạn sự kiện mùa khai giảng năm nay, cũng như từ nhiều năm gần đây, đã làm không ít phụ huynh mất ăn mất ngủ.

"Em có cháu học tiểu học. Từ năm lớp 1 đến giờ năm nào học bán trú cũng phải mua những thứ dụng cụ học sinh, với lại [đóng] những thứ tiền linh tinh. Nói chung lắm thứ lặt vặt linh tinh, tiền điện tiền nước [cho nhà trường] các thứ... phải đóng.

Em làm nghề sửa chữa quần áo, lao động phổ thông. Nói chung không đủ thì cũng phải gắng lo cho cháu"

"Tôi có một cháu. Trường cháu là trường Đại Từ, xã Đại Kim [Hà Nội]. Gia đình tôi cuộc sống vất vả, khó khăn, cho nên lo cho con đi học được cũng là vô cùng khó khăn. Cái vấn đề nó tuỳ theo khả năng của từng người. Có người cho là vừa, nhưng những người hoàn cảnh nghèo thì cho là quá lớn"

Tâm trạng của mẹ một học sinh tiểu học ở Hải Phòng, may vá thuê và cha một em ở Hà Nội có thu nhập cực thấp vì việc làm thất thường, mà chúng ta vừa được nghe, cũng tương tự như tâm trạng nhiều phụ huynh thuộc giới lao động, vào những mùa khai trường gần đây.


Căng thẳng của nhiều gia đình

Thưa quí vị và các bạn, thời gian nhập học sau này bỗng trở thành lúc căng thẳng của những gia đình từ đủ ăn đến túng thiếu chỉ vì chi phí cho việc học ngày càng tăng. Đó là bởi ngoài sách giáo khoa và học phí, từ xưa là các phí tổn căn bản và duy nhất, nay lại có thêm nhiều thứ phí khác mà phụ huynh phải trang trải.

Những loại phí này không phải do Bộ Giáo dục-Đào tạo ấn định mà do các trường đặt ra. Mỗi cơ sở giáo dục tự ý qui định nhiều thứ tiền phải nộp. Mức đóng mỗi loại, vì vậy, cũng thay đổi tuỳ theo từng trường. Điểm qua có thể kể như tiền học ngoài khoá, tiền lớp năng khiếu, tiền trang bị cơ sở vật chất, tiền mua đồng phục, tiền lớp … rồi nào là quĩ hội cha mẹ học sinh, quĩ lớp, quĩ khuyến học, quĩ hỗ trợ vật tư nhà trường, quĩ hỗ trợ tiền điện, nước uống, v.v. và v.v...

Điều này được giới giáo chức xác nhận, như lời một nữ giáo sư cấp 3 Nguyễn thị Minh Khai, từng mấy mươi năm trên bục giảng:

Nhiều khi phải chấp nhận. Thật ra mà nói thì mệt mỏi, nói thật mệt mỏi vô cùng. Lắm lúc chán đấy. Chán, nhưng mà bắt buộc vẫn phải lo cho con.

"Bây giờ nhiều lắm, đủ thứ hết. Cấp 3, cấp 2, cấp 1, mẫu giáo... năm nào cũng đóng hết, nhưng năm nào cũng tăng thêm chứ không giảm bớt. Trung bình một em đóng tới 5, 6 trăm ngàn vào đầu năm học. Có năm cả triệu bạc. Có loại tiền đóng cả năm, có loại đóng mỗi tháng. Ví dụ học phí thì mỗi tháng đóng. Còn các thứ linh tinh như cơ sở vật chất thì mỗi năm đóng một lần hoặc hai lần"

Bên cạnh các thứ tiền vừa kể nhiều trường còn tự ý đứng ra thu hộ những món lẽ ra phụ huynh có quyền lựa chọn như bảo hiểm y tế, tiền quĩ đoàn, quĩ đội...

Nhiều gia đình từ đủ ăn đến thiếu thốn đều phải than vãn trước các khoản phí ngoài lề, bên cạnh học phí và sách giáo khoa.

Bức xúc nhất là những gia đình công nhân hoặc những người việc làm không ổn định. Tuy vất vả quanh năm làm thuê làm mướn ngày đêm nhiều gia đình vẫn rất chật vật, khó khăn mới sống qua ngày, chẳng tích lũy gì được. Vì vâỵ, mỗi dịp con trở lại trường thì cha mẹ ăn kém ngon ngủ kém yên, đau đầu với đủ loại phí học. Nếu không thể vay mượn đâu được, họ chỉ còn cách xin chủ tạm ứng lương, điều không phải lúc nào cũng được chấp thuận.

Có phụ huynh nói bị ám ảnh vì lo lắng, và nhiều khi nỗi lo len vào cả giấc mơ. Bà mẹ ở Hải Phòng khổ sở:

“Nhiều khi phải chấp nhận. Thật ra mà nói thì mệt mỏi, nói thật mệt mỏi vô cùng. Lắm lúc chán đấy. Chán, nhưng mà bắt buộc vẫn phải lo cho con”
Đó là vì chỉ riêng các loại phí phụ thu đã bằng cả vài tháng lương của nhiều gia đình công nhân hoặc thu nhập thấp. Để có thể trang trải mọi thứ, các bậc cha mẹ này thường phải mang công mắc nợ nhiều tháng sau đó, và tiết giảm tối đa mọi chi tiêu khác, nhiều khi phải nhịn ăn nhịn mặc, và chỉ dám sắm cho con những món cần thiết nhất, thuộc loại rẻ tiền nhất.


Không thể không đóng

Nói chung là Bộ Giáo dục có rót tiền xuống nhưng mà năm nào cũng hao hụt hết, cũng sửa chữa, nâng cấp trường, thành ra rường nào cũng vậy hết, vì nhà trường đâu có tiền. Nói rằng ngân quĩ giáo dục lớn nhưng thật ra trường được ít lắm. Coi như hiệu trưởng trường nào trường đó tự thân mà vận động, ai làm gì được thì làm.

Hiệu trưởng một trường trung học phổ thông ở Sài Gòn



Đáng nói hơn, các loại phí phụ trội lại còn tăng đều mỗi năm, chẳng khác nào phí học và sách giáo khoa. Tạm may là học phí và sách giáo khoa hiện chưa tăng, thế nhưng nhiều thứ phí khác tăng đột ngột, như tiền bảo hiểm y tế tăng đến 1 phần 3 khiến các bậc cha mẹ một lần nữa mất ăn mất ngủ.

Đa số các trường lại yêu cầu các khoản tiền này phải được nộp ngay trong dịp khai giảng, thường vào buổi họp phụ huynh đầu tiên. Hàng chục món chi phí hỗ trợ, có danh nghĩa rất hợp lý đó lâu nay khiến nhiều phụ huynh điêu đứng, nhất là lại phải đóng chung một lần.

"Những nhà giàu người ta thấy chả đáng bao nhiêu, nhưng những người nghèo thì lo cho con không phải là dễ, không phải là đơn giản. Lo cho con đi học, lo cho con xin vào trường… đã là bao vấn đề phải lo rồi, nhà trường lại còn tạo ra những cái..."

"Những gia đình người ta có điều kiện hơn thì thấy vặt vãnh. Thế nhưng chúng em là dân lao động thành ra thấy vất vả. Cái gì giá cũng cao. Lắm lúc cũng muốn phản ảnh nhưng mà khó lắm"

Trên lý thuyết các khoản này là tự nguyện thế nhưng phụ huynh không thể không đóng nếu muốn con còn được tiếp tục đến lớp. Thế nhưng có trường nhắc nhở hỏi han từng ngày.

Nhiều học sinh đã nhập học cả tuần mà vẫn chưa có sách hoặc tiền học chưa đóng vì cha mẹ không cách nào xoay sở được. Có em về nhà khóc và xin nghỉ học để đỡ gánh nặng cho gia đình.

Nỗi khổ của các gia đình nghèo túng khiến không ít thầy cô chạnh lòng tuy có thể được hưởng phần nào từ các loại phí, quĩ này:

"Phụ huynh than vì các thứ phải đóng là cả một gánh nặng đè lên vai người ta thành ra người ta không chịu được. Lương bổng phụ huynh cũng đâu có bao nhiêu. Hai vợ chồng đi làm không có cách gì nuôi nổi một đứa con. Sự thật nó là như vậy. Lương công nhân viên một tháng là 1 triệu mấy. Hai vợ chồng cho là hơn 2 triệu. Giật gấu vá vai mà cũng khổ sở lắm.

Nhiều gia đình cho con đi học là cả một sự hy sinh. Một đứa trẻ học bán trú mỗi tháng tốn khoảng 7, 8 trăm ngàn, làm sao phụ huynh lo nổi? Đó là những trường bình thường. Còn những trường dân lập, trường quốc tế làm sao lo nổi? Ngừơi ta có miễn giảm, nhưng chỉ miễn giảm cho gia đình con thương binh liệt sĩ”



Quỹ tài trợ của Bộ Giáo dục – Đào tạo

Bây giờ những con em nhà nghèo, những gia đình khốn khổ cần được quan tâm, giúp đỡ. Xã hội bây giờ có nhiều vấn đề tiêu cực lắm. Theo ý tôi nói thì chưa công bằng vì nhà nước có thể chủ trương thì rất là đúng, thế nhưng có sâu sát hay không, mọi người dân có được hưởng, hay chỉ chính sách ở trên thì như thế còn ở dưới thì không làm được thế.

Vì sao các trường đặt ra những thứ phụ thu, gây bức xúc cho gia đình học sinh trong khi đã có quĩ do Bộ Giáo dục-Đào tạo hỗ trợ? Phụ huynh được giải thích là vì tài trợ của Bộ không đủ cho mọi kinh phí của nhà truờng.

Nhã Trân hỏi chuyện hiệu trưởng một trường trung học phổ thông ở Sài Gòn. Nhà giáo không muốn nêu tên này thẳng thắn nói:

“Nói chung là Bộ Giáo dục có rót tiền xuống nhưng mà năm nào cũng hao hụt hết, cũng sửa chữa, nâng cấp trường, thành ra rường nào cũng vậy hết, vì nhà trường đâu có tiền. Nói rằng ngân quĩ giáo dục lớn nhưng thật ra trường được ít lắm. Coi như hiệu trưởng trường nào trường đó tự thân mà vận động, ai làm gì được thì làm"

Có dư luận trong giới phụ huynh rằng ngoài chi trả cho vật tư và bảo trì hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng của trường, số tiền thu được dùng để thêm vào lương bổng cho giáo viên. Điều này thực hư thế nào? Vị nữ giáo sư ở Gia Long cũ thừa nhận đây là sự thật, thế nhưng nói rõ rằng số phụ cấp này rất khiêm nhượng vì vậy chẳng giúp gì đáng kể, trong khi hoàn cảnh giới kỹ sư tâm hồn rất bi đát nếu không có nguồn thu nhập nào khác:

"Cái đó nhà trường cũng nói như vậy, là 10% hoặc 20% số tiền phụ huynh đóng góp được dùng để thưởng cho giáo viên. Thì cũng có mà cũng đâu có bao nhiêu. Đời sống giáo viên đâu có nâng cao bao nhiêu. Giáo viên mà không làm nghề khác hoặc không có gia đình yểm trợ thì không cách chi mà sống được.

Nói chung thì đời sống của giáo viên rất là khó khăn. Nhà trường thu tiền [từ phụ huynh] rồi thì mới tăng lương cho giáo viên chứ. Thu để mà tăng, nhưng mà tăng đâu có bao nhiêu”



Các khoản thu tuỳ tiện và trái phép

Cứ mỗi mùa tựu trường gần đây tiếng ta thán về các khoản phụ thu, bên cạnh học phí và sách giáo khoa, lại được phản ánh khắp nơi. Nói chung các gia đình thu nhập thấp rên xiết vì phải nộp thêm nhiều khoản tiền khác ngoài sách giáo khoa và học phí, vốn đã gây nhiều khó khăn cho họ.

Công luận phê phán rằng các khoản thu tùy tiện và trái phép. Tuỳ tiện vì chưa hề được Bộ Giáo dục-Đào tạo phê duyệt. Trái phép vì từng được cảnh báo: từ niên học trước Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội có ra văn bản qui định rằng các khoản này không được thu ngay từ đầu năm mà phải theo từng tháng hay học kỳ. Nhà trường không được thu hộ những loại phí như quĩ phụ huynh, quĩ đoàn, quĩ đội, phí bảo hiểm y tế và phải hoàn trả cho phụ huynh những thứ phí trái phép.

Nguyện vọng của các phụ huynh giới lao động hiện nay là mong những món phụ thu được xem xét, chiết giảm cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đại đa số gia đình thuộc diện chỉ đủ ăn hoặc túng thiếu:

"Bây giờ những con em nhà nghèo, những gia đình khốn khổ cần được quan tâm, giúp đỡ. Xã hội bây giờ có nhiều vấn đề tiêu cực lắm. Theo ý tôi nói thì chưa công bằng vì nhà nước có thể chủ trương thì rất là đúng, thế nhưng có sâu sát hay không, mọi người dân có được hưởng, hay chỉ chính sách ở trên thì như thế còn ở dưới thì không làm được thế”

Nếu quan tâm đến học sinh nghèo, giảm cho học sinh nghèo thì tốt. Tôi mong muốn những người chức trách quan tâm đến người nghèo, chứ chỉ khẩu hiệu không thì chưa đủ, thực tế mới là vấn đề"


Quí vị và các bạn vừa được nghe sự kiện các loại phí phụ trội do nhiều cơ sở giáo dục tự ấn định hiện là gánh nặng quá tải đối với hoàn cảnh nhiều gia đình khiến niềm vui được nhìn con cắp sách đến trường không còn trọn vẹn như xưa.

Trong không khí mùa khai trường năm nay Nhã Trân xin chào tạm biệt. Chuyên mục Câu Chuyện Hàng Tuần kỳ này cũng xin tạm dừng nơi đây và mời quí vị cùng các bạn đón nghe cũng vào giờ này sáng thứ Ba tuần tới, trên cùng làn sóng phát thanh.

Tiếng Việt



© 2007 Radio Free Asia



Các tin, bài liên quan
Phú Yên: Hơn 7.000 học sinh không có sách vở đến trường
Các bậc phụ huynh chạy tiền vất vả chuẩn bị cho con đến ngày khai giảng
Chi phí trường lớp, nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh
Môn Lịch sử trong hệ thống trường học Việt Nam, làm sao cải tiến?
Bộ Giáo Dục lấy ý kiến dân chúng về đề án tăng học phí
Câu chuyện về một lá phổi xanh
Chương trình 'Dân ta biết sử ta' tại Sài Gòn vẫn chưa đạt hiệu quả
HELP, Quỹ tương trợ trẻ em tàn tật Việt Nam
Lịch sử, một môn học cần thiết và phải trung thực





http://www.rfa.org/vietn...lExtraExpenditure_NTran/
Tonka
#2 Posted : Tuesday, September 11, 2007 4:06:14 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Sáng nay thức dậy nghe được bài trên, mang về cho quý vị đọc.
Tonka
#3 Posted : Tuesday, September 11, 2007 4:16:57 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Chi phí trường lớp, nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh
2007.09.05
Nhã Trân, phóng viên đài RFA

Việt Nam đang trong mùa khai giảng niên học mới. Mùa khai trường năm nay đối với nhiều phụ huynh cũng tương tự như mấy mùa khai trường mấy năm gần đây, ngoài là một niềm vui vì con được tiếp tục đến trường còn là một nỗi lo. Nỗi lo âu này là gì, mời quí vị theo dõi phần trao đổi của Nhã Trân và một vài phụ huynh.

Bấm vào đây để nghe bài tường trình này
Tải xuống để nghe

AFP PHOTO


Những trăn trở của phụ huynh
Bức xúc này được phản ánh trong công luận và trên báo chí. Để rõ vấn đề, trước hết Nhã Trân hỏi thăm mẹ của hai cháu lớp 6 và lớp 9. Bà Lệ, một phụ nữ buôn bán lẻ ở chợ Trương Minh Giảng, Sài Gòn, chia sẻ suy nghĩ và ý kiến của bà.

Nhã Trân: Đầu năm học bà có thấy những chi phí phải đóng như là phí học, phí sách giáo khoa và nhiều thứ khác như quĩ hỗ trợ học sinh, quĩ phụ huynh… phí có phải chăng, có hợp lý hay không?

Bà Lệ: Có vụ đóng góp ngoài tiêu chuẩn. Đối với người giàu thì không quan trọng, nhưng đối với những ngừơi nghèo thì rất là khó khăn, rất là kẹt. Làm thì cũng chỉ đủ xài thôi chứ đâu có dư, phải vay mượn hay là nhờ vả anh em, đó là mình thuộc lớp tạm đủ ăn.

Với lại có vấn đề như vầy, có những trường điểm hội phụ huynh họ đòi hỏi những cái phí chọc trời, là “ký sổ vàng”. Ký sổ vàng là cái thối nát nhất. Trường thì đổ là tại quĩ phụ huynh. Cũng tội một cái là ngày xưa lương của giáo viên, giáo sư cao, tính theo công chức, theo ngành giáo dục.

Còn bây giờ giáo viên lương ít lắm, rất là ít. Nhà nước đâu có trả cho giáo viên nhiều. Rồi tuỳ theo cái phòng giáo dục của quận, thương tình thì gíup giáo viên, mà mình không biết cái nguồn đó ở đâu ra, nhiều khi còn hơn lương, chứ lương của giáo viên thì ít lắm.

Nhã Trân: Thế còn vấn đề mua bảo hiểm sức khoẻ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể cho học sinh… theo bà thì giá cả như thế nào?

Giải pháp nào cho ngân sách gia đình?

Bà Lệ: Lộn xộn lắm. Ba cái vụ bảo hiểm này rất là lộn xộn. Mà nhiều khi tới lúc xảy ra sự cố gì thì…. Lộn xộn lắm, vấn đề tiền bạc, vấn đề này, đừng có đụng tới.

Nhã Trân: Nếu nói rằng các phí quá cao, gây khó khăn cho gia đình, thì theo bà có cách nào? Giảm các phí này hay nên trả lương cho giáo viên cao để nhà trường không cần lập quĩ này quĩ nọ?


AFP PHOTO

Bà Lệ: Cái này tôi thấy là một cái khó tại vì nó cứ luẩn quẩn. Mới dự trù lên lương, phải nói là thiên hạ mừng luôn đó. Nhưng lương chưa lên thì vật giá đã lên rồi thành ra cũng luẩn quẩn lắm, chẳng tới đâu hết.

Nó đòi hỏi một sự đổi mới về cách suy nghĩ và về cách làm việc. Rồi ngành giáo dục phải như thế nào. Mình thương con, mình nghĩ đến tương lai của con thành ra mình phải cố gắng, bằng mọi cách đóng những món tiền đó, biết làm sao gọi là đủ?

Vật giá nó cứ như vậy hoài. Xăng thì nay thông báo lên, mai thông báo lên, một năm lên 2, 3 lần. Điện, nước cứ suốt ngày hăm he là lên.

Tôi nghĩ rằng nhà nước cần kiểm soát giá cả, giữ được giá cả, cho nó phù hợp với mức sống của cả nước. Điển hình là xăng của Việt Nam giá đắt bằng xăng của thế giới. Đời sống của Việt Nam làm sao bằng thế giới mà xăng lại đắt bằng thế giới? Đi làm ở Sài Gòn mà con đi học ở Chợ Lớn hay ở Hóc Môn, hoặc ngược lại….

Sự khác biệt giữa các hệ thống giáo dục

Cầu mong khoảng vài ba năm nữa tìm được lối thoát cho dân đỡ khổ.

Sau khi được nghe bày tỏ của mẹ hai cháu học sinh trung học ở Sài Gòn, chúng tôi hỏi chuyện ông Tường, cha 1 cháu đang học tiểu học, gia đình trước kia ở Sài Gòn, nay mới qua Mỹ đoàn tụ khoảng 2 năm nay.

Nhã Trân: Thưa ông cháu nhà học lớp mấy, trường nào?

Ông Tường
: Con tôi học lớp 3 trường Kỳ Đồng.

Nhã Trân: Trong trường có những quĩ như quĩ phụ huynh, quĩ lớp, tiền hỗ trợ tiền điện, mà phụ huynh phải đóng?

Ông Tường: Trong trường có rất nhiều quĩ. Quĩ tu sửa nhà trường… vật chất nhà trường [như] bàn ghế, quĩ hội phụ huynh, quĩ lớp, rồi quĩ cho các cô giáo bảo mẫu… Nói chung là đủ các loại quĩ, đủ thứ tiền.

Nhã Trân: Ông bà đóng tiền cho các quĩ này có thấy là hợp lý? Có phải chật vật khó khăn, xoay sở?

Ông Tường: Đóng đầy đủ các quĩ đó thì rất là khó khăn. Học sinh nào học bán trú, học nửa buổi, thì ít quĩ hơn. Còn học nội trú, ở lại ăn trưa, ngủ trưa thì có thêm rất nhiều thứ tiền.

Nhã Trân: Thế riêng về học phí và phí sách giáo khoa, ông thấy rằng có quá nặng hay không?

Ông Tường: Học phí trừơng công thì không nặng, nhưng tiền các quĩ thì nặng. Ví dụ nếu học thêm anh văn, vi tính, vẽ, nhạc… thì phải đóng thêm. Các lớp đó là bắt buộc chứ không phải mình muốn học là học không muốn thì thôi, thế nhưng mình phải trả tiền, để mướn thêm giáo sư dạy.

Nhã Trân: Ông thấy khoản tiền này nên tính chung vào học phí?

Ông Tường: Tôi thấy [tính riêng] là không hợp lý. Nên tính chung vào học phí, vì chương trình dạy phải dạy văn hóa, như công dân đức dục… các thứ.

Nhã Trân: Nói về tiền mua bảo hiểm cho các em, ông nghĩ rằng nhà trừơng nên thu khoản này?

Ông Tường: Nên để phụ huynh tự lo, tự mua thì tốt hơn, vì phụ huynh được lựa chọn.


Nhã Trân
: Được biết gia đình ông đã qua Mỹ khoảng 2 năm nay. Có lẽ cháu vẫn còn tiếp tục đi học?

Ông Tường: Vâng.

Nhã Trân: Bên Mỹ ông bà trả tiền học cho con như thế nào, những món nào phải trả và những món nào được miễn phí?

Ông Tường: Bên đây hiện nay tôi thấy không phải đóng học phí, không tốn tiền đồng phục, chỉ phải mua quần áo tập thể dục và dụng cụ học sinh cá nhân của các em thôi, không đáng kể. Không đáng kể so với mức ngày xưa phải đóng. Bây giờ mình cũng phải đóng nhưng nó không là một mối bận tâm lớn cho mình. Đầu năm các em mua một số lặt vặt linh tinh, không phải đóng thêm hàng tháng.

Nhã Trân: Còn vấn đề sách giáo khoa, cháu có phải mua?

Ông Tường: Lớp nhỏ không phải mua. Lớp lớn thì chỉ phải mua vài cuốn thôi.

Nhã Trân: Nguyên cả năm học chỉ học, chỉ phải mua vài cuốn? Có phải là nhà trường cho mượn?

Ông Tường: Trường họ cho mượn sách. Đa số sách các em có thể mượn thư viện của trường hoặc thư viện ngoài, chỉ phải mua một ít hoặc download trên internet, học trên computer.

Nhã Trân: Theo ông những khoản thu phụ trội như hỗ trợ vật tư nhà trường như để sửa chữa bàn ghế, mua cây trồng trong khuôn viên trừơng…hoặc hỗ trợ thêm tiền điện, những khoản nào ông thấy vô lý?

Ông Tường: Tôi thấy không khoản nào hợp lý hết, vì khi nhà trường đã tính học phí là tính các thứ vô trong học phí rồi, bây giờ thứ gì cũng yêu cầu đóng góp hỗ trợ thêm thì không hợp lý.

Phụ huynh không biết phải đóng tới mức nào, có thêm cái gì là phải đóng thêm, phát sinh không biết sẽ phát sinh thêm món nào để đóng, không có giới hạn.

Nếu mình đóng học phí mà mọi thứ đều gom vào đó hết trong tháng đó thì hợp lý, không phải lo nghĩ thêm nữa.

Nhã Trân: Nói tóm lại, ý ông là nên gom tất cả mọi thứ đều nên được thu về một mối là học phí, sau đó không bắt phụ huynh phải đóng thêm tiền này tiền kia linh tinh, vì mình không tính toán trước được?

Và chuyện bảo hiểm nên để phụ huynh mua bên ngoài, vì tuy nói là không bắt buộc nhưng nếu nhà trường cứ hỏi đến, cứ thôi thúc thì học sinh và phụ huynh cảm thấy rất là căng thẳng?

Ông Tường: Đúng vậy.

Nhã Trân: Vừa rồi là trình bày của một vài phụ huynh về lý do vì sao nhiều phụ huynh lại nặng trĩu mối lo trong mùa khai giảng của con em, và ý kiến cùng hy vọng của họ về một sự thay đổi trong vấn đề phí tổn học vấn ở Việt Nam.

Tiếng Việt



© 2007 Radio Free Asia



Các tin, bài liên quan
Môn Lịch sử trong hệ thống trường học Việt Nam, làm sao cải tiến?
Bộ Giáo Dục lấy ý kiến dân chúng về đề án tăng học phí
Chương trình 'Dân ta biết sử ta' tại Sài Gòn vẫn chưa đạt hiệu quả
Lịch sử, một môn học cần thiết và phải trung thực
Đời sống du sinh dưới mắt một chuyên viên giáo dục (phần 2)
Đời sống du sinh dưới mắt một chuyên viên giáo dục (phần 1)
Đại sứ Michael Marine: cần thắp lửa cho nền giáo dục Việt Nam
Sinh viên Việt Nam mong chờ gì từ tấm bằng đại học?
Không khí thi Đại học đợt 2 ở Huế


Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ


Giúp nghe đài RFA trên mạng »Tải và cài đặt Audio Player »Ăng-ten chống phá sóng »

Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA
202-530-4900 | vietweb@rfa.org | RFA Jobs

© 2005 Radio Free Asia

http://www.rfa.org/vietn...chool_year_begins_NTran/
Tonka
#4 Posted : Tuesday, September 11, 2007 4:18:20 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Các bậc phụ huynh chạy tiền vất vả chuẩn bị cho con đến ngày khai giảng
2007.09.06
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Năm học này, cả nước có hơn 3 triệu trẻ em mầm non, gần 17 triệu học sinh tiểu, trung học và trên một triệu rưỡi sinh viên đại học, cao đẳng. Như vậy, hôm qua có chừng 22 triệu học sinh, sinh viên Việt Nam bước vào ngày khai giảng, niên khóa mới 2008-2009.

Bấm vào đây để nghe bài tường trình này
Tải xuống để nghe

AFP PHOTO
Khi con em mình bắt đầu vào một năm học mới thì bậc làm cha mẹ ai nấy đều âu lo, chạy tiền vất vả bằng đủ mọi cách, để mua sắm sách vở, áo quần, đóng mọi thứ chi phí để lo chuyện đèn sách, đầu tư cho thế hệ tương lai, để con cái hy vọng có cuộc sống không thua sút thiên hạ.

Báo chí trong nước nói, cái gì cũng tăng giá, đồng phục tăng từ 5 tới 10% so với năm ngoái, cho nên nhiều gia đình lao động tận dụng lại đồng phục của năm trước, dù tình trạng áo quần không được tươm tất lắm.

Từ tháng năm đến giờ, các loại tập vỡ đã tăng hai lần giá, nói chung thì giá đã tăng trung bình 30%, nhưng dù tăng cỡ nào thì phụ huynh cũng cần phải chạy tiền mua, vì đây là mặt hàng thiết yếu trong chuyện học hành của con cái mình.

Bà Hạnh, từ Tân Bình cho biết cái khó của bậc làm cha mẹ vào dịp khai trường với hàng loạt thứ cần phải bỏ tiền ra mua sắm, mà giá cả cứ nhích lên hoài như bao nhiêu thứ khác trong đời sống hàng ngày. Đó là chưa kể sách giáo khoa, năm nào cũng thay đổi chút ít nội dung, nên học sinh không thể sử dụng sách cũ.

Khi được hỏi là con cái của bà có vui khi đến trường ngày đầu không, bà đáp là trẻ nhỏ thì hớn hở, nhưng đứa con lớn theo bậc trung học thì không phấn khởi, vì chương trình giảng dạy không mấy thu hút hay hấp dẫn học trò.

Trong câu chuyện với phóng viên Ban Việt Ngữ chúng tôi, em Kim, 8 tuổi thì kể là hôm qua đi học rất vui. Phần em Tâm 14 tuổi thì lại nghỉ khác, đến trường là một bổn phận của con trẻ, nhưng không khí trường em, cũng như thái độ của các thầy cô không làm cho em vui thích, hăng hái, khi bước vào năm học mới.

Bà Ngọc ở Gia Định thì kể rằng, vì biết trước là giá cả những mặt hàng trang bị cho con trẻ chuẩn bị cho những ngày tựu trường sẽ tăng vọt, cho nên bà phải chạy lo từ trước, tránh cảnh bất ngờ vào giờ chót.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh đều thắt lưng buộc bụng mà lo cho con cái mình đến trường học hành, cho có tương lai, vì không có cách nào khác hơn.

Báo chí cũng cho hay là chánh phủ mới ban hành chỉ thị số 21/2007, về việc thực hiện chế độ cho vay ưu đãi để sinh viên theo bậc đại học, cao đẳng, có thể theo đuổi chương trình học, mà không phải bỏ học, vì không có tiền nộp học phí và trang trải các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu về ăn, ở, đi lại, cũng như tài liệu học tập.

Tiếng Việt



© 2007 Radio Free Asia



Các tin, bài liên quan
Chi phí trường lớp, nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh
Môn Lịch sử trong hệ thống trường học Việt Nam, làm sao cải tiến?
Bộ Giáo Dục lấy ý kiến dân chúng về đề án tăng học phí
Chương trình 'Dân ta biết sử ta' tại Sài Gòn vẫn chưa đạt hiệu quả
Lịch sử, một môn học cần thiết và phải trung thực
Đời sống du sinh dưới mắt một chuyên viên giáo dục (phần 2)
Đời sống du sinh dưới mắt một chuyên viên giáo dục (phần 1)
Đại sứ Michael Marine: cần thắp lửa cho nền giáo dục Việt Nam
Sinh viên Việt Nam mong chờ gì từ tấm bằng đại học?


Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ


Giúp nghe đài RFA trên mạng »Tải và cài đặt Audio Player »Ăng-ten chống phá sóng »

Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA
202-530-4900 | vietweb@rfa.org | RFA Jobs

© 2005 Radio Free Asia



http://www.rfa.org/vietn...StudentsInVietnam_DHieu/
Tonka
#5 Posted : Tuesday, September 11, 2007 4:19:39 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Phú Yên: Hơn 7.000 học sinh không có sách vở đến trường
2007.09.10
Trong lĩnh vực giáo dục, tin cho biết tính đến chiều ngày 7 tháng 9 vừa qua có hơn 7.700 học sinh người dân tộc thiểu số từ lớp một đến lớp chín thuộc các huyện miền núi Đông Xuân, Sơn Hóa, Sông Hinh, tỉnh Phú Yên chưa thể đến trường vì không có sách vở.

Số này là đối tượng được Nhà nước qui định cấp miễn phí sách vở học tập; thế nhưng cơ quan chức năng địa phuơng chậm trễ trong việc triển khai thủ thục cấp kinh phí mua sách vở cho học sinh nằm trong đối tượng qui định.

Số kinh phí được cho biết chừng 1,1 tỷ đồng VN đang chờ Ủy ban Nhân dân tỉnh phê quyệt. Sau đó còn phải qua qui trình chỉ định thầu hay đấu thầu nữa.

Cũng tin liên quan, thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong năm qua đã trợ giá xe buýt cho học sinh sinh viên chừng 21 tỷ đồng. Trong năm nay số đó sẽ tăng khỏang từ 10 đến 20%.

Tiếng Việt



© 2007 Radio Free Asia



Các tin, bài liên quan
Phú Yên đầu tư xây dựng khu công nghiệp hóa dầu
Các bậc phụ huynh chạy tiền vất vả chuẩn bị cho con đến ngày khai giảng
Chi phí trường lớp, nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh
Môn Lịch sử trong hệ thống trường học Việt Nam, làm sao cải tiến?
Vì đâu ngày càng nhiều học sinh chọn ban cơ bản ?


Gửi trang này cho bạn
Ðăng ký bản tin Ban Việt Ngữ


Giúp nghe đài RFA trên mạng »Tải và cài đặt Audio Player »Ăng-ten chống phá sóng »

Radio Free Asia
2025 M Street NW, Suite 300, Washington DC 20036, USA
202-530-4900 | vietweb@rfa.org | RFA Jobs

© 2005 Radio Free Asia



http://www.rfa.org/vietn..._have_yet_got_notebooks/
camel
#6 Posted : Friday, September 28, 2007 8:24:59 AM(UTC)
camel

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 385
Points: 60

Thanks: 1 times
Was thanked: 17 time(s) in 16 post(s)


Hôm nay tôi đọc... nhưng chỉ là hé hé đọc hết các bài viết trong topic này !

Nghĩ đến bản thân mình tôi thấy thực là may mắn !

(Ngày còn bé, gia đình tôi cũng chỉ là đủ ăn. Cha tôi thì làm lung tung đủ thứ nghề... mẹ tôi thì may áo dài ! Tôi có cả thảy 8 anh chị em, sau này và ngay cả đến bây giờ tôi vẫn "wonder" là làm thế nào mà cha mẹ tôi vẫn lo được cho các anh em tôi đi học tử tế. Tôi dùng chữ "tử tế" để ý muốn là quá đầy đủ ! Do đó tôi nghĩ là anh em tôi quá may mắn.
Tôi còn nhớ rõ dạo còn bé , lên 10, lên 11 tuổi tôi rất là vô tư ! Khi học hết lớp 3, lớp 4 gì đó thì cha tôi không thể nào kèm tôi học được, gia đình thì cũng chả phải khá giả dư ăn dư mặc. Mẹ tôi nhờ người kèm tôi học để có thể đi thi vào đệ thất... nếu vào được trường công dĩ nhiên là sẽ được học miễn phí như ông anh lớn tôi thi đậu vào trường kỹ thuật Cao Thắng vậy. Sau đó kết quả thì... thiệt là không có gì đáng ngạc nhiên đối với một học sinh có sức học trung bình... cộng thêm cái tính lười như tôi, đi thi cả 2 trường nhưng đều rớt cái "bạch".
Trước đó cả nửa năm trời mẹ tôi đã dùng đủ mọi chiêu để "chiêu dụ" cũng có, để răn đe cũng có... là nếu tôi thi đậu đệ thất tôi sẽ được thưởng 1 chiếc xe đạp hoặc ngược lại sẽ ăn ít nhất là 50 roi vào đít, phạt làm việc nhà như giặt đồ, bế em v.v...
Cái ngày có kết quả thi rớt , mẹ tôi sau khi nghe kết quả chỉ nhìn tôi lặng lẽ, không một hình phạt nào tôi phải gánh chịu. Suốt mùa hè năm đó tôi thấy mẹ tôi gặp ai cũng hỏi han về trường lớp... để niên học sau đó tôi được một trường tư thục nhận cho vào học.
Nếu chỉ là thi rớt đệ thất , cha mẹ tôi phải tốn tiền cho tôi đi học trường tư thì đã chưa hết chuyện. Khi còn bé "tôi bị té giếng"... nói đùa thôi, thực ra là khi mang thai tôi được 3 tháng thì bà ngọai tôi lầm trọng bệnh và qua đời sau đó 4, 5 tháng. Mẹ tôi vốn mồ côi cha khi mới lên 8 tuổi, nên người mẹ đối với bà rất là quan trọng. Thuở nhỏ tôi sinh ra cho đến 5 tuổi cuộc sống của tôi dính liền với các nhà thương Big Smile vì lý do bịnh tật. Và cũng vì thế tôi đi học trễ 1 năm so với các trẻ em khác.
Cũng vì chuyện này mà mẹ tôi đau đầu... lúc nào cũng suy nghĩ thúc đẩy tôi học và học... để có thể nhảy lớp kịp thi tú tài... để khỏi phải đi lính.
Chiến tranh chấm dứt , khỏi lo phải đi lính Cộng Hòa, nhưng thực tế còn thê thảm hơn thế....
Nhưng dù sao tôi cũng được kể là may mắn khi được học hết chương trình của lớp 10 bên VN. Nhờ nó mà sau này tôi vẫn có căn bản để trở lai trường học để có ngày hôm nay.
Mẹ tôi thuở nhỏ của bà chỉ học hết có lớp ba khi còn ở quê nhà miền bắc. Thực không thể tin được người mẹ VN ít học mà lại có thể vĩ đại biết nhường nào ! Do đó tôi thấy tôi quả là may mắn !)

Nghĩ đến cái sự lo của các người mẹ VN ngày hôm nay... tôi thực không dám nghĩ ! [}:)]
Chỉ mong... dù khó khăn và nghiệt ngã, cũng vẫn có lối thóat để trẻ em VN có được một cơ hội học hành tử tế , mong lắm thay !
ngodong
#7 Posted : Friday, September 28, 2007 9:58:58 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Vậy Camel bảo trợ cho một em được không? hay là Camel mua sách HDKD cho quỹ từ thiện nha.

Chị N Đ nhận tiền cho nè.
Làm việc nhỏ cũng là làm Camel nhỉ. Em khoẻ không?
gdt
#8 Posted : Friday, September 28, 2007 10:22:21 PM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

Mang cái này để tạm vô đây.

Tình cảnh của các em học sinh - sinh viên sau vụ sập hai nhịp dẫn cầu Cần Thơ

Mất cha, đường đến trường xa hơn


Mất cha, mai này em sẽ ra sao?

TT - Cha chết. "Em phải nghỉ học thôi, làm sao mẹ em gánh nổi gia đình này". Cô sinh viên Nguyễn Thị Thanh Loan nói trong nước mắt. Cha chết. Đặng Thị Thùy Dương (13 tuổi) ôm mẹ khóc ngất. Thùy Dương nói ngày mai em sẽ đi học lại.

Đường đến trường của em ngày mai sẽ dài hơn, xa hơn, gian khó hơn...

Nhiều người cha đã mãi mãi ra đi sau thảm họa sập cầu Cần Thơ. Bi kịch giáng xuống các gia đình nạn nhân, đè nặng lên tương lai con em những người đã khuất...



1. Giữa giảng đường ĐH Cần Thơ, một thông tin truyền tai: "Sập cầu Cần Thơ, chết nhiều người!". Nguyễn Thị Thanh Loan đứng vụt dậy, chạy ra bãi xe... Căn nhà nhỏ nằm sâu trong ấp Mỹ Hưng I (xã Mỹ Hòa, Bình Minh, Vĩnh Long) đóng kín cửa. Mẹ và những đứa em đã chạy ra hiện trường.

"Cha chết em sẽ phải nghỉ học thôi, làm sao mẹ em gánh nổi gia đình này?". Nhà có bốn anh em, suất đại học dành cho Loan. Để có nó, những người hàng xóm cho hay hai đứa em trai của Loan nghỉ học từ mấy năm trước để gánh lấy việc nhà. Kiệt, 17 tuổi và Phương, 15 tuổi, đi làm hồ, làm ruộng mướn. Chị Dợn - mẹ của Loan, vợ nạn nhân Nguyễn Văn Sớt - kể: "Mấy đứa em của Loan chưa đủ tuổi để xin đi làm trong công trình, nếu đủ tuổi chắc cũng không còn ngồi đây giờ này".

2. Cách đó không xa, ngôi nhà của anh Nguyễn Văn Đùng vắng đến lạnh người dưới bóng tre. Ba ngày sau tai nạn, chủ nhân của ngôi nhà ấy vẫn còn đang nằm trong đống đổ nát. Chòm xóm nói rằng hình như người ta mới phát hiện tay chân gì đó mà chưa đưa lên được. Giờ đây ngôi nhà anh Đùng là tâm điểm của xóm Chùa bởi họ có đến hai anh em chết, một người em bị thương còn đang nằm trong bệnh viện. Ai đó chỉ ra ngoài vườn: anh Nguyễn Văn Tâm (28 tuổi) vừa chôn lúc sáng, còn mọi người trong nhà đi hết ra ngoài cầu chờ thi thể anh Đùng.

Anh Đùng có năm đứa con tên theo vần điệu: Nhi, Ni, Mi, Nơ, No. Nhi, con gái lớn nhất, mới 19 tuổi, đang đi rửa chén mướn cho một tiệm cơm ở Cần Thơ. Hai đứa kế thì nghỉ học đi làm mướn đã lâu. Giờ trong nhà chỉ còn hai thằng con trai: Nơ, 13 tuổi, học lớp 6 ở thị trấn Cái Vồn; No, 9 tuổi, học lớp 3 Trường tiểu học Mỹ Hòa. Người đàn ông 43 tuổi, gánh một gia đình với sáu miệng ăn. Khi anh còn sống mà có tới ba đứa trẻ nghỉ học. Giờ tai nạn cướp mất anh, con đường của những đứa con lại càng khốn khó hơn.

3. Tại ấp Mỹ Thới I (xã Mỹ Hòa), chị Nguyễn Thị Quỳnh Giao, có tật một chân, hằng ngày ráng làm thêm phụ chồng bằng nghề đưa đò cho khách qua sông, đang gục ngang ngoài cửa khi có đoàn khách là người của Công ty Vĩnh Thịnh ghé viếng người chồng xấu số của chị. Có ai đó la lên: "Làm ơn đừng đội cái nón vàng giống chồng nó, nó chịu không nổi, nó xỉu". Khi tỉnh lại, chị Giao nói trong nước mắt: "Chú ơi, tôi tật nguyền, làm gì được, giờ tính cho đứa con gái lớn (bé Trần Thị Bảo Yến, 13 tuổi) nghỉ học giữ em để tôi còn đi làm mướn nuôi cả nhà”. Chôn ba xong, mẹ bảo con nghỉ học, con lắc đầu: "Bữa nay có kiểm tra, con phải đi học!".

4. Đặng Thị Thùy Dương (13 tuổi), con anh Đặng Văn Bảy (xã Nguyễn Văn Thảnh, Bình Minh, Vĩnh Long), cũng đã nghỉ học mấy ngày nay từ khi cha tử nạn. Anh Bảy đi bộ đội, chị đi gặt lúa mướn, gặp và yêu thương nhau. 14 năm, căn nhà luôn rôm rả tiếng nói cười, giờ chỉ còn hai mẹ con thui thủi. Trong lúc chị Huỳnh Thị Thủy - vợ anh Bảy - lả đi trước tin dữ, Dương lại là chỗ dựa, vỗ về. "Mẹ đừng khóc, cha nghe được sẽ buồn. Mai mốt con đi mần nuôi mẹ” - Dương an ủi.

Sau chín năm sống chung với cha mẹ chồng, hai vợ chồng chị được ra ở riêng. Dành dụm, vay mượn bà con, anh chị cũng cất được căn nhà cấp bốn. Một vách của ngôi nhà vẫn được ké nhà người chị. Anh đi làm ở cầu, chị làm công nhân cho công ty than từ hơn hai năm nay. Hằng ngày hai vợ chồng chở nhau đi làm, tối lại chở về.

Sau hai ngày nghỉ học, Dương nói hôm nay đến trường. Trường học cách nhà không xa nhưng đường đến trường đã dài hơn...

TIẾN HÙNG - MINH GIẢNG

Nguồn : Tuổi Trẻ

http://www.tuoitre.com.v...cleID=221921&ChannelID=3
camel
#9 Posted : Tuesday, October 2, 2007 3:05:20 PM(UTC)
camel

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 385
Points: 60

Thanks: 1 times
Was thanked: 17 time(s) in 16 post(s)
quote:
Gởi bởi ngodong

Vậy Camel bảo trợ cho một em được không? hay là Camel mua sách HDKD cho quỹ từ thiện nha.




Chị Ngô Đồng chắc quên lâu nay... camel "mù chữ" sao


  • Việc còn lại, lại càng không dám... sợ mang cái sui sẻo đến các cháu học sinh vì mình vốn dệ nhất lười học. Nếu không phải học "kiếm cơm" thì chắc camel đã chả bao giờ có cái ngày ra trường. Thôi thì lén lén lút lút... dúi vào tay tonka để chị ấy làm chắc tốt hơn !Big Smile
  • Song Anh
    #10 Posted : Tuesday, October 2, 2007 5:08:43 PM(UTC)
    Song Anh

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 1,004
    Points: 18

    quote:
    Gởi bởi camel
    Thôi thì lén lén lút lút... dúi vào tay tonka để chị ấy làm chắc tốt hơn !Big Smile



    Có chứng cớ chị Tonka đang ăn " hối lộ " nè...Big SmileBig SmileBig Smile
    Tonka
    #11 Posted : Wednesday, October 3, 2007 9:14:27 AM(UTC)
    Tonka

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 9,643
    Points: 1,524

    Thanks: 95 times
    Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
    Anh Cà-mờ cứ hối lộ nhiều chút, tui không la lớn đâu ClownTongue
    camel
    #12 Posted : Wednesday, October 3, 2007 12:51:57 PM(UTC)
    camel

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 385
    Points: 60

    Thanks: 1 times
    Was thanked: 17 time(s) in 16 post(s)
    quote:
    Gởi bởi Song Anh

    quote:
    Gởi bởi camel
    Thôi thì lén lén lút lút... dúi vào tay tonka để chị ấy làm chắc tốt hơn !Big Smile



    Có chứng cớ chị Tonka đang ăn " hối lộ " nè...Big SmileBig SmileBig Smile




    Cái chị Song Anh này... bộ không thấy đầu đề topic là : Phí phụ thu... mối lo của nhiều "member" trong đây hay sao? Eight Ball

    (cám ơn chị PC đã bắt bọ dùm , sorry chị SA too !)
    PC
    #13 Posted : Tuesday, November 6, 2007 7:58:07 AM(UTC)
    PC

    Rank: Advanced Member

    Groups: Moderator, Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,668
    Points: 25
    Woman

    Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
    quote:
    Gởi bởi camel
    Cái anh này... bộ không thấy đầu đề topic là : Phí phụ thu... mối lo của nhiều "member" trong đây hay sao? Eight Ball


    SA là một "chị" đó, anh Camel ơi.

    camel
    #14 Posted : Saturday, November 17, 2007 1:22:09 AM(UTC)
    camel

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 385
    Points: 60

    Thanks: 1 times
    Was thanked: 17 time(s) in 16 post(s)

    Mang cái này về cho chị Tonka và mọi người đọc ! (Muốn tìm bài báo chính mà bài viết nhắc đến nhưng tìm không ra , dưới đây là bài viét trích ra từ blogger Holanhuong)




    Entry for November 13, 2007 Thuế nặng sưu cao khác nào thời Pháp thuộc!!!

    Trẻ con ăn cũng phải đóng thuế!

    Hôm nay giở tờ báo Phụ nữ (trang 12) đọc thấy tựa đề trên, tớ lại nghĩ mình hoa mắt, đọc hết bài báo thì chịu hết nổi, phải đem vấn đề khốn nạn này ra cùng đọc với các bạn và mổ xẻ vấn đề cho ra ngô ra khoai mới được.

    “ Đầu tháng 11, 62 trường mầm non tư thục và nhiều nhóm trẻ gia đình tại quận 12, TPHCM đang đứng trước nguy cơ đóng cửa do bị truy thu thuế. Nhóm trẻ gia đình Tân Chánh Hiệp của anh Hồ sĩ Hiền choáng váng khi nhận được giấy báo truy thu thuế từ năm 2002 đến nay là 22.053.440 đồng. Anh Hiền bức xúc : chúng tôi chỉ là một cơ sở dạy học, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục vụ cho các cháu mà thu thuế quá nhiều làm sao duy trì hoạt động được ?.

    Ngoài các khoản thu thuế thu nhập doanh nghiệp 28% tháng, các trường còn phải đóng thuế ấn định cho các khoản thu như tiền ăn 7,2%/ suất ăn, tiền học phí, bán trú phí, vệ sinh phí và nhiều khoản khác là 8,4%/ cháu”

    Bài báo còn dẫn lời của bà Đỗ thị Xuân Mai- Phó chi cục thuế Q12 : “Hầu hết các trường MNTTtrên địa bàn quận dù có đăng ký hoạt động với phòng giáo dục nhưng lại không đăng ký thuế không đăng ký sổ sách chứng từ kế toán theo quy định nên chi cục tiến hành thu thuế theo danh mục không được ưu đãi với mức thuế 28% , ngoài mức trên các trường phải đóng thuế 7,2% / suất ăn, 8,4% / trên học phí, bán trú phí, vệ sinh phí.”

    Ông Đỗ đăng Tăng- phó phòng tuyên truyền hỗ trợ chi cục thuế TPHCM bồi thêm: “ Thuế là do chính phủ ban hành, cơ quan thuế chỉ là đơn vị chịu trách nhiệm thi hành. Nếu nói việc áp thuế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn và chất lượng nuôi dạy trẻ là không hợp lý vì không riêng bậc mầm non mà tất cả các cơ sở GD-ĐT ngoài công lập đều bị áp thuế. Riêng với mức thuế đánh trên tiền ăn và học phí ông Tăng giải thích: Chủ trường là một doanh nghiệp nên phải chịu các mức thuế theo quy định. Trong đó tiền ăn và các khoản học phí, vệ sinh phí, bán trú phí …thuộc danh mục dịch vụ phải chịu thuế!”

    Theo nghị định 53/2006/Nđ-CP ban hành ngày 25-5-2006 nêu rõ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ GD ngoài công lập như sau: Mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (Mầm non, phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học ngoài công lập) là miễn thuế hai năm kể từ khi có thu nhập và giảm 50% trong ba năm tiếp theo. Sau đó chịu mức thuế TNDN là 10%.

    Với cơ chế xin- cho thì phải xin thì mới cho, chứ luật ban ra không được tự động áp dụng, nên ai không xin thì cứ áp mức doanh nghiệp thường.

    Ở đâu có cái luật trẻ con ăn cơm phải đóng thuế 7,2% giá bữa ăn, đi ỉa, đi đái, đi tắm phải đóng thuế 8,4% thì nhờ bà con luật sư tìm dùm tớ với! Đọc mà nổ tung con mắt!

    Không biết mấy thằng mấy con làm thuế nó có sinh con đẻ cái không? Hay chúng nó đẻ con không lỗ đít mà nó ác quá vậy? Nó đánh thuế trên miếng cơm của đứa trẻ xúc vào mồm, nó đánh thuế cái phí ỉa đái phải vệ sinh của trẻ con, chúng nó hùa nhau vào bảo rằng đó là dịch vụ sinh lời! Nó đánh thuế cả giấc ngủ trưa của đứa bé phải xa cha xa mẹ -ở cả ngày ở trường -vì cha mẹ bé phải đi làm mà nuôi bé !

    Ôi chế độ tốt đẹp ! ôi chế độ tươi hồng! Ăn cơm tranh của trẻ , đánh thuế cả chất thải của bé!

    Cha mẹ bé đi làm khốn khó có biết hay chăng manh áo miếng cơm mà các bạn còng lưng ra kiếm đang bị họ lột tới tận xương tận tuỷ , họ còn nhẫn tâm đánh lên cả miếng cơm của con bạn???!!!!

    Hỏi mấy thằng quan tham nhũng ăn tiền ấy có thơm không, có ngon không?

    Ôi! Chị Dậu phải đóng có mỗi thuế thân cho chồng mà đã khiến Ngô Tất Tố viết nên thiên truyện để đời. Chị Dậu nào biết trăm năm sau chuyện của chị đã trở thành chuyện nhỏ như con thỏ trong cái xã hội ngày nay!

    Comment từ một blogger khác :

    Chán các bác, chẳng chịu học hành đến nơi đến chốn môn Lịch sử Đảng Cộng sản gì cả, hãy đọc đi rồi mới nên phân tích, đây này:

    - Chính quyền thực dân Pháp thu thuế nhân dân ta rất nặng, ngoài thuế muối, thuế rượu v.v... mỗi người phải đóng suất thuế thân từ 10 đến 14% thu nhập hàng năm của mình…
    - Chính quyền Pháp đã chiếm và cướp hàng vạn hecta đất màu mỡ để cho giai cấp tư sản thực dân Pháp lập các đồn điền, đẩy đồng bào các dân tộc ít người vào những vùng cằn cỗi. Cùng với các chính sách bóc lột, đàn áp khác đã làm cho nhân dân Lâm Đồng ngày càng cơ cực, đồng bào các dân tộc ít người thường xuyên bị đói và không đủ áo che thân.
    Trích: Sơ thảo Lịch sử đảng bộ tỉnh Lâm Đồng http://www.lamdong.gov.v...books/Lsd30-45/phan1.htm

    Tiếp nhá:

    - Ngoài ra, Pháp còn vơ vét bóc lột nhân dân ta bằng các thứ thuế như: thuế thân, thuế muối, thuế rượu…
    Trích Đáp án chính thức tuyển sinh Cao Đẳng chính quy trường Cao Đẳng Cộng đồng Trà Vinh năm 2006 môn lịch sử.
    http://www.tvu.edu.vn/download/TS06/DapAnC/Su.pdf

    Như vậy có thể thấy, bọn Thực dân vô cùng dã man, tàn bạo đã bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy, cướp đất, cướp nhà … khiến dân ta mất đất, (Không biết hồi đó có khiếu kiện đông người không? )
    Ngoài ra, chúng bóc lột bằng thuế như đã nêu trên,
    Nhưng không nghe nói loại thuế đánh vào bữa ăn trẻ con và đánh vào lỗ đít trẻ con trong trường học. (Không biết bọn thực dân ngu nên chưa nghĩ ra loại thuế này hay các nhà viết sử cách mạng bỏ qua?)

    Tonka
    #15 Posted : Saturday, November 17, 2007 1:29:05 AM(UTC)
    Tonka

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 9,643
    Points: 1,524

    Thanks: 95 times
    Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
    Question
    gdt
    #16 Posted : Thursday, July 10, 2008 10:59:42 PM(UTC)
    gdt

    Rank: Newbie

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 653
    Points: 0

    Để chuẩn bị cho dshb năm 08 - 09, chị sếp đã đì tui Sad và giao việc Smile tìm hiểu trường hợp của em học sinh tên Lâm đang học trường Cao đẳng nghề Cao Thắng sau khi chị đọc bài bên mục Những mảnh đời bất hạnh nói về chuyến thăm mái ấm Tre Xanh của cô Tốt và chị Trinh.

    Chúng tôi sẽ từ từ giới thiệu thêm một vài trường hợp khác mà chúng tôi đã có cơ hội tìm hiểu trong thời gian qua và tùy các AC xem xem có nên đưa vào dshb năm này hay không.

    Để mở hàng là thông tin về em trai có tên Lê Thái Lâm, sinh năm 1987, hiện là học sinh năm 2 khoa Điện - Điện lạnh trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, đến tháng 10 năm nay Lâm sẽ tốt nghiệp.

    Lâm quê quán ở Tháp Chàm, Phan Rang , Ninh Thuận.

    Cha tên Lê Giáp , 54 tuổi. Mẹ là Huỳnh Thị Hương, 53 tuổi. Cả hai anh chị vốn chỉ biết làm rẫy để sinh sống và nuôi nấng 8 người con, 6 trai và 2 gái. Sau khi đất đai bị quy hoạch hết cách đây vài năm , họ chẳng biết làm nghề gì khác với số tiền đền bù nhận được. Các anh em của Lâm bắt đầu tìm kiếm việc làm nơi đây, nơi đó để nuôi thân. Lâm đã sống một thời gian ở Vũng Tàu rồi vào Saigon. Hiện hai anh chị Giáp - Hương đang sống trong một căn nhà nhỏ ở Ninh Thuận cùng với cô con gái nhỏ sinh năm 1990 bị bệnh tiểu đường, em này hiện đã bị di chứng không thể đi lại, mọi việc vệ sinh cá nhân đều phải trông chờ vào mẹ Hương.

    Hỏi về công việc của Lâm hiện tại, được biết mỗi giờ lượm banh ở Sky Garden, các em được trả 12.000VND, thu nhập cũng không được ổn định lắm vì tùy theo lượng khách đặt sân, mùa nắng thì đỡ hơn mùa mưa. Vì mái ấm Tre Xanh chỉ nhận trẻ dưới 18 tuổi nên Lâm cùng với 6 em trai khác trong mái ấm được cô phó Chủ nhiệm của mái ấm cho về nhà của cô ở số 122/27/30/7/6 Tôn Đản phường 10 Quận 4 sống , trong đó có cả em trai của Lâm là Lê Thái Bảo, 15 tuổi. Bảo sẽ được Mái ấm lo việc ăn, ở và học tiếp lớp 10 ở Trường giáo dục Thường xuyên.

    Học phí của Lâm ở Cao Thắng là 1 triệu đồng / mỗi học kỳ, chưa kể tiền sách vở, dụng cụ học nghề như dây điện, kềm v.v... Cũng may là Lâm được ngân hàng cho vay tiền học theo chương trình giúp cho sinh viên nghèo với lãi suất 0,5 % / tháng, chỉ phải trả tiền lời mỗi tháng, tiền vay gốc thì sẽ trả sau khi tốt nghiệp và đi làm. Hiện Lâm đang lo kiếm tiền để cùng các bạn trong nhóm làm đồ án tốt nghiệp, anh chàng có vẻ khá hào hứng khi nhắc đến đồ án này : máy phát điện chạy bằng gió. Lâm nói " Thầy hướng dẫn có ý muốn thực hiện đồ án này trước tháng 9 để mang đi dự kỳ thi Eureka trước khi trình lúc tốt nghiệp, tiền thưởng nếu đoạt giải 1 cũng khoảng 10 triệu".

    Hỏi sau khi tốt nghiệp vào tháng 10 này Lâm dự tính thế nào, em nói " Dù thế nào em vẫn sẽ cố gắng thi tiếp vào khối K Đại học Sư phạm Kỹ Thuật để có được bằng cấp cao hơn. Lúc đó em sẽ dễ dàng kiếm việc làm hơn và lương cũng sẽ cao hơn vì nếu tốt nghiệp vào tháng 10 này em chỉ là thợ có tay nghề bậc 2/7. Nếu được học tiếp và tốt nghiệp ĐH, em sẽ xin về một nhà máy ở quê, nghe nói sắp tới ở quê sẽ xây một nhà máy điện hạt nhân".
    Qua cách nói chuyện, Lâm có vẻ là người khá nghị lực Approve

    Lâm với bộ đồng phục của trường



    Và trước cửa nhà ở đường Tôn Đản







    Thẻ học sinh trường Cao Thắng





    Kết quả học ở Cao Thắng






    Nói Lâm cho xem tập để nhìn qua chữ viết





    Cái bắt buộc phải có khi tốt nghiệp



    Tonka
    #17 Posted : Friday, July 11, 2008 1:04:44 AM(UTC)
    Tonka

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 9,643
    Points: 1,524

    Thanks: 95 times
    Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
    quote:
    Gởi bởi gdt

    Để chuẩn bị cho dshb năm 08 - 09, chị sếp đã đì tui Sad và giao việc Smile tìm hiểu trường hợp của em học sinh tên Lâm đang học trường Cao đẳng nghề Cao Thắng sau khi chị đọc bài bên mục Những mảnh đời bất hạnh nói về chuyến thăm mái ấm Tre Xanh của cô Tốt và chị Trinh.




    Big Smile
    Cám ơn GDT và TP đã tỉ mỉ tìm hiểu hoàn cảnh em Lê Thái Lâm. Cho em này lên danh sách, hy vọng em sẽ có được cơ hội chuyển mình.

    RoseRoseRose
    gdt
    #18 Posted : Monday, July 14, 2008 9:17:14 AM(UTC)
    gdt

    Rank: Newbie

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 653
    Points: 0

    Một trường hợp mới khác mà lần về ĐT, chị Hồng đã giới thiệu cùng chúng tôi.

    Lê Kim Yến, sinh năm 1994, học sinh lớp 7 trường An Nhơn. Yên hiện sống cùng cha mẹ ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành, Đồng Tháp.
    Cha là Lê Ngọc Châu, 47 tuổi. Gia đình không có đât đai nên anh và vợ là chị Lê Thị Màu, 46 tuổi đi làm thuê kiếm sống. Làm thuê có nghĩa là ai nhờ gì thì làm nấy, mùa lúa thì đi cắt lúa, mùa đậu thì đi hái đậu, người ta cần làm đất thì anh Châu đi làm đất...công xá thì khoảng 70.000VND/ ngày làm 8 tiếng, người mướn cho ăn một bữa.
    Anh Châu là người con thứ 6 trong đại gia đình có tất cả 9 anh chị em. Các anh chị em của anh cũng nghèo như nhau nên mạnh ai nấy sống.
    Học phí mà anh phải đóng trong năm học qua cho Yến là khoảng 70.000 VND/ năm, đó là nhờ Yến thuộc con của gia đình nghèo nên được giảm một số loại tiền.

    Lúc chúng tôi đến thăm gia đình, chị Màu chưa về, chỉ có Yến và anh Châu vừa đi làm về. Cũng may còn có hai cha con vì chúng tôi đến bất ngờ, không hề hẹn trước.

    Căn nhà nhìn từ đầu ngõ, có một cái ao trước nhà anh chị





    Yến đang rửa gì đó ở sàn nước khi chúng tôi đến





    Nhà bếp







    hầu như nhà nào cũng có bàn thờ ông Thiên như thế này



    Hai cha con anh Châu



    Và kết quả học tập của Yến



    Thử nhìn sơ qua thành quả nhiều năm của Yến.
    Lúc còn là hs tiểu học.Năm lớp 3



    Lớp 4


    Lớp 5


    Lớp 6


    Lớp 7



    Và tiễn khách

    gdt
    #19 Posted : Monday, July 14, 2008 9:42:48 AM(UTC)
    gdt

    Rank: Newbie

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 653
    Points: 0

    Còn đây là trường hợp khác do cô Tốt giới thiệu.

    Đoàn Trọng Hiếu, sinh năm 1993, học sinh lớp 9 trường Minh Đức. Hiếu hiện sống cùng mẹ và em trai Đoàn Ngọc Trung, sinh năm 2002 ở số 178/4A Cô Giang Q1.

    Mẹ Hiếu là chị Phạm Thị Ngọc Anh, sinh năm 1968 vốn có bệnh lao phổi. Chị hiện đi bán vé số để kiếm sống, bán hết khoảng 50 tờ thì chị kiếm được 30.000VND, do sức khỏe không tốt nên chị cũng bán khoảng chừng đó trong một ngày. Cha của Hiếu, anh Đoàn ngọc Trọng đã mất khoảng 9 tháng rồi vì bệnh gan
    Học phí chị phải đóng cho Hiếu năm vừa rồi là 300.000VND/ một học kỳ.

    Một số hình lấy từ mục Những mảnh đời bất hạnh của cô Tốt do TP đưa lên

    nhà chị Ngọc Anh (trên đường Cô Giang)










    Ba mẹ con


    Kết quả học tập





    Tonka
    #20 Posted : Monday, July 14, 2008 11:28:12 AM(UTC)
    Tonka

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 9,643
    Points: 1,524

    Thanks: 95 times
    Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
    Lê Kim Yến - Approved
    Đoàn Trọng Hiếu - Approved

    Có ai phản đối không vậy? Wink
    Users browsing this topic
    Guest (10)
    2 Pages12>
    Forum Jump  
    You cannot post new topics in this forum.
    You cannot reply to topics in this forum.
    You cannot delete your posts in this forum.
    You cannot edit your posts in this forum.
    You cannot create polls in this forum.
    You cannot vote in polls in this forum.