quote:
Gởi bởi xv05
Em nghĩ hồi cái thời của tụi em đâu có thú vui nào hơn là đọc sách, đời sống khó khăn, phương tiện giải trí nghèo nàn, thành ra đọc sách là thú vui, có gì cũng đọc, nhiều khi đọc luôn nhg~ cuốn sách khg phải cho lứa tuổi của mình Nhưng cũng phải công nhận là được đọc sớm nhg~ tác phẩm có ích rất có lợi.
quote:
Tiếng Nga là một ngôn ngữ rất đẹp và phong phú, ước gì mà chị biết đọc tiếng Nga, chị chỉ đọc được các bản dịch các tác phẩm của Dostoevsky bằng tiếng Việt hay tiếng Anh, chứ đọc được nguyên tác bao giờ cũng đỡ uổng công người viết.
Em không đủ khả năng đọc các tác phẩm bằng Anh ngữ trừ khi đó là các cuốn truyện ngắn, đơn giản hoặc báo chí hàng ngày nên em thích đọc bằng tiếng Việt hơn. Tuy nhiên có nhiều tác phẩm hay mà dịch dở thì em cũng khg thể nào đọc cho được, nội dung hay mà lối văn dịch cũng phải hay mới đáng cho mình dành thì giờ để đọc.
Theo em biết thì hình như các tác phẩm của các văn hào Nga viết trước thời cách mạng Nga đều bằng tiếng Pháp chứ khg phải bằng tiếng Nga.(?)
Leon Tolstoi viết quyển nào hả chị? Chiến Tranh và Hòa Bình? Hình như em chưa đọc cuốn nào của Maxim Gorky thì phải. Chiến Tranh và Hòa Bình thì em chưa đọc, chỉ xem phim nhưng phải nói phim này của Nga hay hơn phim của Mỹ (Audrey Hepburn đóng vai Natasha) bội phần.
Không biết ở thư viện chỗ em có Tội Ác và Hình Phạt hay không nhưng em có Chiến Tranh và hòa Bình ở nhà, chỉ làm biếng đọc vì thấy nó dầy quá
Tấm hình chụp căn nhà có ivy leo đầy tường đẹp quá. Em thấy người Tây phương thích để cho nó leo vậy đó, thật ngộ, em thấy hoang dã và buồn thí mồ, chưa kể là nhện, dán làm tổ trong đó nữa. Có nhiều căn nhà đẹp và buồn đến nổi em nghĩ nếu em ở trong đó chắc em... phát điên!
Quyển Crime and Punishment mà chị có trong nhà thuộc loại sách bìa mỏng, bỏ túi, giá $6.99, dầy 542 trang, đem theo đọc trên xe lửa tiện lắm. Chị thấy XV dịch nhuyễn lắm mà, ngại chi Chiến Tranh và Hòa Bình dầy, chân cứng đá mềm chứ. Quyển Crime and Punishment của chị, tiếng Anh, do Bantam Classic tái bản lần thứ ba năm 2003, dịch bởi Constance Garnett with an introduction by Joseph Frank. Bên trong chỉ thấy đề là tác phẩm xuất bản lần đầu tiên năm 1866, Bantam xuất bản bản dịch lần đầu tiên năm 1956. Chị đọc kỹ bài tựa của Joseph Frank sáng sớm nay, chẳng thấy nói gì đến tiếng Pháp.
Dostoevsky viết các tác phẩm của ông bằng tiếng Nga. Những năm đầu tiên ông có dịch sách Pháp ra tiếng Nga, như quyển Honoré de Balzac, nhưng mấy cái vụ sách Pháp của ông coi bộ không được chú ý. Viết Tội Ác và Hình Phạt (Преступление и наказание, phiên ra là Prestupleniye i Nakazaniye), ông cũng chơi chữ (Nga) ghê lắm. Họ (last name) của các nhân vật đều có ý nghĩa với cá tính của họ cả đấy, nhưng tiếng Anh dịch ra không được những thâm trầm này. Ông cũng chơi chữ trong khi viết nữa. Ví dụ "prestupleniye" có nghĩa là tội ác, do nghĩa đen là "stepping over", ông dùng nó để chơi chữ, đặt vào miệng Nodion khi Nodion phạm thượng dám ví von mình với Napoleon.
Tolstoy cũng viết văn bằng tiếng Nga. Cả hai nhà văn đều cho đăng một số tác phẩm của mình trong tờ nhật báo dịch ra tiếng Anh là The Russian Messenger, báo này là báo tiếng Nga. Lúc đó, cho mãi đến khi Nga Hoàng Nicholas II bị lật đổ, tiếng Pháp là thời thượng, giới thượng lưu và quý tộc làm gì cũng khoe mình có văn hóa Pháp, đua nhau nói tiếng Pháp, nói chêm tiếng Pháp, bắt chước Pháp, xài đồ Pháp, ăn mặc thời trang Pháp. Nhưng họ đã đến mức dùng tiếng Pháp để thay tiếng Nga trong lãnh vực văn chương và báo chí chưa, XV?
Leon Tolstoy và người yêu thường viết nhật ký và hay trao đổi nhật ký với nhau. Khi viết văn, ông thường đọc cho người yêu, sau này là vợ ông, viết các bản nháp văn chương của ông. Nguyễn Hiến Lê có viết rằng nhiều lần Tolstoy chỉ mấp môi, ngồi đàng xa, mà cô người yêu Sophia vẫn chép đúng y chóc. Tình yêu ơi là tình yêu. Họ tình yêu như vậy bằng tiếng mẹ đẻ, tiếng Nga. Hai người rồi lấy nhau. Nàng không đi chùa Hương nữa, hết sợ chàng chê đi hấp tấp, về làm vợ chàng và thế là sinh chuyện. Sống với nhau 50 năm, có 13 người con, nhưng hai ông bà có mối tình "love and hate", chị gọi là "tình thù rực rỡ" (một truyện dịch của tác giả khác). Họ cãi cọ, nghi ngờ nhau, cuộc sống điên đầu nhức óc. Cuối cùng, ông lão quý tộc, bá tước, 82 tuổi tức mình bỏ nông trang và lãnh địa để ra đi, để mặc kệ bà bá tước (nữ bá tước trước khi lấy ông cơ) muốn làm gì thì làm. Ông già cả, trời tuyết lạnh, ông đi lòng vòng sao đó, té, cảnh sát tìm được, nhưng cuối cùng không cứu được ông và ông mất.
Tolstoy viết nhiều lắm, nhưng nổi tiếng nhất là Chiến Tranh và Hòa Bình. Bên Việt Nam xưa có dịch một tác phẩm nổi tiếng khác của ông là quyển Anna Kha Lệ Ninh (Anna Katerina). Chuyện kể về xã hội thượng lưu của Nga với cuộc sống lung tung xòe của quý ông và quý bà. Anna Katerina ngoại tình, chăng ai là dính nấy, chồng tha thứ, rồi lại có con ngoại hôn, không bao giờ có hạnh phúc, cuối cùng chán cái đời lôi thôi của mình quá, đâm đầu vào xe lửa tự tử. Chị thì thấy tác phẩm Anna Katerina chẳng hay, nhưng chị rất thích nhân vật Levin (tên nghe giống gốc Do Thái ha). Chị chưa được xem phim Chiến Tranh và Hòa Bình, chị chỉ nghe nói và rất tiếc, rất mong.
Maxim Gorky cũng viết nhiều. Chị đọc được bộ trường thiên tiểu thuyết gần như tự truyện của ông. Bộ này tiếng Việt, có ba quyển rời nhau.
Quyển thứ nhất có tựa "Thời Thơ Ấu" với chú bé Alexis mồ côi, sống với cậu và bà ngoại. Chị nhớ có đoạn chú bé thù vặt, vứt chùm chìa khóa, hình như, của...ông cậu khắc nghiệt mất tiêu (đoạn này giống Daniel hay Jacques, trong truyện Le Petit Chose, l'histoire d'un enfant của Alphonse Daudet, toan hay đã liệng chùm chìa khóa của ông giám thị xuống giếng). Bà ngoại mới nói với chú bé: "Alexis, tâm hồn nhỏ bé và xanh lơ của bà ơi, cháu đừng bao giờ làm thế nữa nhé..." Mèn, bà ngoại dạy chú bé Alexis mà tui thích quá tui đem khắc ghi vào tâm khảm nè trời.
Quyển thứ hai có tựa là "Những Trường Đại Học Của Tôi", viết về thời lớn lên của Alexis (cũng chính là Maxim Gorky). Nhưng chớ để cái tựa lòa mình. Trường đại học đây là trường đời. Tâm hồn nhỏ bé và xanh lơ mất bà rồi, phải lao ra đường để sống. Alexis sống như bụi đời, chung chạ với đủ mọi hạng người, va chạm chuyện mánh mung mỗi ngày, nhưng tâm hồn nhờ chùm chìa khóa và bà ngoại nên vẫn xanh lơ.
Quyển thứ ba có tựa là "Trưởng Thành", viết về những năm tháng sống thăng trầm và phải quyết định cho đời mình. Tác phẩm kết thúc với việc Alexis đi giữa đường gặp người đàn bà đẻ rơi. Đỡ đẻ cho người sản phụ xong, Alexis giơ đứa bé sơ sinh lên cao, hình ảnh của sự bắt đầu và hy vọng cho một cuộc đời mới. Cách đây chừng mười năm, chị có dịp gặp nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và nghe ông ngâm thơ. Nếu chị nhớ không lầm, ông ngâm bài thơ "Sẽ Có Một Ngày". "Sẽ có một ngày vứt cờ, bỏ đảng..." rồi cái gì đó, cuối cùng là "tã trắng thắng cờ hồng". Không biết Nguyễn Chí Thiện có chịu ảnh hưởng của Maxim Gorky trong hình ảnh tã trắng không (còn thắng cờ hồng là không có Gorky rồi đó, Gorky vừa hồng lại vừa chuyên)
Kiếm Maxim Gorky mà đọc, XV ơi.