Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

26 Pages«<1819202122>»
Một Cõi Thiền Nhàn Tĩnh Lặng 2
Sương Lam
#381 Posted : Monday, March 8, 2010 6:32:53 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
BC và BBNB,
Hôm qua chị có gọi YM cho BC, nhưng không có ai ở nhà hay là BC đã đi ngủ rồi vì chị gọi lúc hơn 8:00PM ở Portland, ở Houston bên em là hơn 10:00 PM rồi! Chị có gửi mail cho BC và BBNB luôn. Hai em có nhận được không?
Chu'c vui cả nhà nhé. Hun Minh Anh nhiều cái nhé!Kisses

Minh Nhật ơi,
Lâu quá chị SL cũng không thấy em MN vào ra nơi đây.Question
Em vẫn khỏe chứ? Em cũng bận lă'm hả? Ăn Tết vui không?
Hỏi thăm em một tí nhé. Winkheart
Sương Lam
#382 Posted : Monday, March 8, 2010 6:46:24 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào các bạn,

Thú thật tuổi cũa SL là "tuổi không còn trẻ nữa", nên còn "yêu đời yêu người" được lúc nào là mừng lúc đó.Blush
SL thích đọc và sưu tầm những tài liệu nào đem đến cho mình một niềm vui nho nhỏ, thanh thản tâm hồn một tí. Đọc xong thấy hay hay bèn đem chia sẻ với bạn bè để cùng vui với mình.
Hôm nay SL xin mời các bạn đọc một tài liệu hay hay dưới đây do sư cô Huệ Hương, em của SL gửi đến.




HIỂU ĐỜI – TÂM SỰ TUỔI GIÀ


Tác giả: Chu Dung Cơ – Thanh Dũng dịch

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh, nhưng chỉ có hiểu cuộc đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.

Rêverie - Paul Mauriat

http://www.youtube.com/v...%3E%3C/param%3E%3Cparam

Qua một ngày, mất một ngày .Qua một ngày, vui một ngày. Vui một ngày lãi một ngày...
Hanh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc và vui sướng là cảm giác và cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng có coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng ai mang nó đến, khi chết chẳng ai mang nó theo. Nếu có người cần bạn giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khoẻ và niềm vui thì tại sao không bỏ tiền ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đùng làm tôi tớ cho nó.

Plaisir d' Amour - Andre Rieu

http://www.youtube.com/v...%3E%3C/param%3E%3Cparam

"Quãng đời còn lại càng ngắn ngủi thì càng phải làm cho nó phong phú". Người già phải thay đổi cũ kỹ đi, hãy chia tay với "ông sư khổ hạnh" hãy làm "con chim bay lượn". Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao phẩm chất cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của TUỔI GIÀ.
Tiền bạc rồi sẽ là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khoẻ là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một cái, hỏi vài câu là thấy đủ rồi. Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào. Nhà cha mẹ là nhà của con; nhà của con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

Serenata - Andre Rieu
http://www.youtube.com/v...%3E%3C/param%3E%3Cparam

Ốm đau trông cậy vào ai ? Trông cậy con ư ? Nếu ốm dai dẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu "cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử". Trông vào bạn đời ư ? Người ta cũng yếu, có khi lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Trông cậy vào đồng tiền ư ? chỉ còn cách đấy.
Cái được người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong đời tuỳ thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người ta hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì cho mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.

Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình "Tỷ thượng bất túc, tỷ hạ hữu dư", biết đủ thì lúc nào cũng vui "tri túc thường lạc".

Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt mỏi, tự tìm niềm vui. Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ người ta cũng nghĩ cả rồi, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra nghề cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc gì muốn làm thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống để người khác thích hay không thích, nên sống thật với mình.

My Way - Andre Rieu

http://www.youtube.com/v...%3E%3C/param%3E%3Cparam

Sống trên đời không thể vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.

Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; tuổi không già tâm già, thế là không già lại thành già. Nhưng giải quyết một vấn đề thì nên nghe già.

Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức, ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ, quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ, quá ồn ào thì khó chịu... mọi thứ đều nên "VỪA PHẢI".
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn, tham uống...). Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh...). Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống. Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới chữa bệnh....ĐỀU LÀ MUỘN.
Phẩm chất sống người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách suy tưởng : suy tưởng hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng suy tưởng hướng lợi để xây dựng cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và tự tin, cuộc sống có hương, có vị. Suy tưởng hướng hại là suy tưởng tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
"Chơi" là một trong những nhu cầu căn bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi yêu thích nhất, trong khi chơi hãy thử nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm lý và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.

Fur Elise - Paul Mauriat
http://www.youtube.com/v...%3E%3C/param%3E%3Cparam

"Hoàn toàn khoẻ mạnh" đó là nói thân thể khoẻ mạnh, tâm lý khoẻ mạnh và đạo đức khoẻ mạnh.. Tâm lý khoẻ mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao tiếp; Đạo đức khoẻ mạnh là có tình yêu thương, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu...
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong xã hội, thể hiện giá trị của mình đó là cách sống lành mạnh.

"Cuộc sống tuổi già nên có nhiều bạn gìà trong nhiều thành phần,nhiều mẫu người với nhiều màu sắc khác nhau trong xã hội. Có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình đẹp làm thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hoà giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất, quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống như thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cổ "hay nhớ lại chuyện xưa?" Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân ga cuối. Tâm linh cần trong phòng, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tìm lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thủa nhỏ, cùng bạn sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thanh là một niềm vui lớn của tuổi già.

Love Is Blue (Medley) - Paul Mauriat
http://www.youtube.com/v...%3E%3C/param%3E%3Cparam

Nếu bạn đã cố hết sức, mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó. Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.
"SINH - LÃO - BỆNH - TỬ" là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình dấu chấm hết thật TRÒN.

(nguồn:email của cô Huệ Hương - Bửu Hưng Tu Viện)

Chúc các bạn vui khoẻ. Smile

Sương Lam
bienchet
#383 Posted : Tuesday, March 9, 2010 10:05:34 AM(UTC)
bienchet

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,452
Points: 0

quote:
Gởi bởi Sương Lam

Biển Chết và Búp Bê Nhật Bản ơi,

Chị SL cám ơn BC và BBNB vẫn nhớ đến anh chị.
Thiệt tình chị vẫn nhớ đến BC và BBNB đấy chứ. Tự nhủ là gọi YM cho BC để hỏi thăm gia đình em và cháu ngoại Minh Anh, thế rồi chuyện nọ chuyện kia, rồi quên gọi luôn. Tuổi già có khác!Tongue
Tuy vậy chị vẫn "xẹt" vào xem You Tube của BC. Chị thấy BC cũng bận quá trời.Blush
BC vẫn vừa lo việc Đạo, vừa lo việc Đời như thế cũng giỏi lắm đấy!
Thôi thì ngày nào mình làm được việc gì mà mình thấy "vui trong lòng một i't" thì cứ làm đi, phải không em?
Chị đã xem các hình của ngày Đại Lễ Quan Âm của BC thực hiện. Đẹp qua'! Càng ngày BC càng trình bày đẹp các hình ảnh. Chị SL cứ nói với anh Minh rằng: "Chị học nhiều về cách làm hình ảnh và You Tube với BC và BC đã hết lòng hướng dẫn chị SL đến nơi đến chốn. Thật là hữu duyên cho chị em mình được quen biết nhau, phải không BC?"

BBNB bây giờ còn bận với Minh Anh không? Chắc MA bây giờ lớn lắm rồi, phải không? Chị thì vẫn "mê" Mya lắm nên cứ bận bịu với cô nàng mãi.Big Smile
Vài hàng thăm BC và BBNB. Khi nào rảnh thì cứ YM cho chị SL sau 9 giờ tối nha. Chúc cả nhà đều vui và cho chị hun MA nhiều cái nhé.Big Smileheart



Em đã nhận được mail của chị rồi, cảm ơn chị nhiều. Năm nay tại TP Houston trong ngày Lễ Hội Quán Âm Phật tử nơi đây cũng có nhiều phước duyên được đón Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới. Chắc Phật tử các Tiểu bang cũng như các nưốc khác sẽ về đông lắm, phải chi anh chị có rảnh rỗi xuống Houston làm một cuộc hành hương thì hay biết mấyBig Smile.

Chúc anh chị luôn vui mạnh.

hai em BCh&BBNB
PC
#384 Posted : Tuesday, March 9, 2010 4:46:54 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi bienchet
Thời gian qua em cũng có gửi mail cho chị nhưng không thấy chị trả lời.

Anh bienchet ơi, nghe anh nói PC cũng thấy "nhột nhạt". PC cũng có nhận mail chúc Tết của anh mà cứ nghĩ là chúc Tết chung trong mục Mừng Xuân là anh biết rồi.
Sương Lam
#385 Posted : Wednesday, March 10, 2010 3:14:44 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
BC và BBNB ơi,
Chùa Ngọc Sơn ở Portland cũng có chương trình đón Phật Ngọc về chùa vào tháng Mười năm nay. Nếu có duyên gặp gỡ, anh chị ghé qua Houston lần nữa, lúc đó chị sẽ "réo" gọi hai em liền. Smile

PC đừng có "nhột nhạt". BC và BBNB không có trách đâu vì hai vị này biết ai cũng bận cả mà.Big Smile
Sương Lam
#386 Posted : Friday, March 26, 2010 5:12:23 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

]

Chào các bạn,
Mời các bạn đọc qua mẫu chuyện nho nhỏ dưới đây.
Chúc các bạn vui cuối tuần nhé.
SL


Đạo vào Đời

Cha Gioan Tauler, một vị linh mục đạo đức vẫn luôn cầu xin để được gặp một người chỉ dẫn cho ngài thiên đàng ở đâu.
Một ngày kia, có tiếng lương tâm giục ngài ra trước cửa nhà thờ để gặp vị quân sư đó.
Nhìn trước nhìn sau, cha chẳng thấy ai, ngoại trừ một người ăn mày, quần áo rách rưới, mặt mũi bẩn thỉu, hôi thối.
Cha đến gần chào người hành khất:
- Chào ông, chúc ông may mắn.
Người ăn mày thản nhiên trả lời:
- Chào cha, tôi có bị rủi ro bao giờ đâu.
- Vậy thì xin Thiên Chúa ban cho ông mọi điều sung sướng.
- Ồ, thưa cha, đời tôi chưa bao giờ thấy khổ cả.
Cha Tauler rất ngạc nhiên về cách nói năng của người này. Cha hỏi tiếp:
- Nếu Chúa bắt ông xuống hỏa ngục, ông có buồn khổ không?
Người hành khất trả lời không cần suy nghĩ:
- Nếu Chúa làm như vậy thì tôi sẽ ôm ghì lấy Chúa và đưa Chúa xuống hỏa ngục luôn.
Tôi thà ở hỏa ngục với Chúa còn hơn ở Thiên Đàng mà không có Ngài.
Vị linh mục càng ngạc nhiên hơn nữa. Cha hạch hỏi:
- Này ông, ông có thể cho tôi biết ông từ đâu tới đây?
- Thưa Cha, tôi từ Thiên Chúa mà đến.
- Nhưng ông tìm thấy Thiên Chúa ở đâu?
- Ở ngay khúc quẹo, chỗ mà tôi từ bỏ mọi của cải vật chất trên đời này.
Tới đây, Cha Tauler không thể chờ đợi thêm được nữa. Ngài hỏi nhanh:
- Thế thì, ông là ai?
Người ăn mày nói một cách trịnh trọng:
- Tôi là Vua.
Cha Tauler quỳ xuống trước mặt người ăn mày:
- Tâu Đức Vua, Ngài có thể cho con biết vương quốc ngài ở đâu không?
- Vương quốc của Ta ở ngay trong tâm hồn Ta.

Bạn thân mến,
Nhiều lúc trên đời, chúng ta đã mất thời giờ viển vông đi tìm bình an, hạnh phúc ở những nơi không bao giờ có.
Hàng ngày chúng ta lái xe đi làm trên cùng một con đường, vào cùng một giờ khắc trong ngày, vậy mà sao có hôm một chiếc xe chớp đèn xin đi trước thì ta mỉm cười, giảm tốc độ lại và còn đưa tay lên mời họ qua. Trái lại, có ngày gặp trường hợp tương tự, ta lại cáu kỉnh chửi thề mà không cho xe nào qua mặt? Tại sao con cái ta nô đùa trong nhà mà có lúc chúng ta cảm thấy êm đềm, hạnh phúc; nhưng có lúc ta lại cảm thấy ồn ào, khó chịu, nên la rầy và bắt chúng phải ở yên?

Khi mà con người biết quên mình hy sinh cho hạnh phúc người khác, chia sẻ với người khác".
Thì ra sự bình an, vui vẻ, hạnh phúc không phải do ngoại cảnh tạo ra, mà lại ở ngay trong chính TÂM ta.
Khi lòng ta an vui thì ngoại cảnh cũng đẹp đẽ. Khi lòng ta bất ổn thì ngoại cảnh chỉ tạo nên sầu muộn.

Cảnh giới Thiên Đàng hay Địa ngục từ trong TÂM ta vậy !

(nguồn: email của sư huynh ĐVG gửi 3-26-10) Ca'm ơn sư huynh)

Smile
hongkhackimmai
#387 Posted : Tuesday, March 30, 2010 8:44:21 PM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
Buổi sáng sớm thức dậy, thấy có cái mail với bài dưới đây. Chưa đọc nhưng thấy có Sư Sư và Sen thì đem vào đây tặng nàng Sương. Với lại meo này là của ông Nguyễn Thế Thăng (một thân hữu của nàng khói-lạm-chiều) gửi đến, thì tặng cho Sương Sương là dùng dzồi , hehehe.

Buổi sáng sớm, tớ nhận sen. Thân ái đem tặng lại nàng Sương ...




Trong gói nhỏ mà các Phật tử gởi cho thầy Long có 15 cục đường móng trâu, lúc đó ai mà có được 5 cục đường như thế thì đã là thần tiên rồi, nhưng thầy từ từ đem ra phân phát hết 15 cục đường quí giá đó cho những người cùng buồng. Ưu tiên những tù nhân nào mà đã kiệt lực thì được một cục, những người đau ốm khác thì mỗi người được nửa cục mà thôi, còn riêng thầy thì không có một miếng đường nào hết. Những người tù này khi nhận được cục đường từ tay thầy phân phát đã không cầm được nước mắt trước tấm lòng vị tha, quảng đại vô biên của một vị sư mà tâm đã định và huệ đã ngời sáng.

Một vị sư - Một đóa sen


Mùa hè năm ấy có lẽ là một mùa hè nóng bức oi ả nhất của thập niên tám mươi tại miền Bắc. Trại giam Ba Sao, Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh như nằm yên dưới sức nóng như thiêu đốt, ngay cả về đêm cái nóng như vẫn còn âm ỉ, mọi thứ như tỏa ra hơi nóng – những bức tường, những sàn lót gạch hung hung đỏ, cái sân tráng xi măng trước mặt, ngay cả cái ván lót trên sàn nằm cũng toát ra hơi nóng. Những người tù nhân chính trị chế độ cũ như trong một lò ngục tối trên trần gian, ban ngày thì lao động khổ sai đổ mồ hôi không phải đổi lấy bát cơm mà đổi lấy ít thức ăn độn như khoai hay sắn hay bo bo mà vẫn không đủ no, ban đêm thì cố giỗ giấc ngủ trong cái nóng như nung như đốt ấy trong cái cảnh nằm xếp hai từng như cá đóng hộp trong buồng giam. Mồ hôi lại đổ ra cho đến khi mệt lả người đi thì giấc ngủ chập chờn mới đến.

Cái nóng kinh người đã kéo dài cả tháng nay và đồng ruộng đã nứt nẻ, các em bé chăn trâu mà Trung và các bạn gặp trên đường đi lao động cũng môi khô và chui vào các bụi cây trú nắng. Các giếng nước cũng từ từ khô cạn đưa đến nạn thiếu nước trầm trọng cho cả dân chúng những làng bên ngoài lẫn những người tù khốn khổ trong trại.

Buổi trưa hôm đó cũng như mọi ngày sau khi lao động về, ăn xong phần ăn trưa ít ỏi, các người tù cố nằm giỗ giấc ngủ ngắn để lấy sức lao động buổi chiều thì thấy một vị sư già đang ngồi ngoài sân nắng trong thế kiết già cả nửa tiếng đồng hồ và mặt ngước nhìn thẳng lên trời. Những khi hạn hán thì thầy vẫn cầu nguyện như thế và sau đó chiều tối hay trước nửa đêm thể nào mưa giông cũng kéo đến. Đêm nay cũng thế, Trung cố giỗ giấc ngủ để mà mai còn sức trả cái nợ lao động nhưng không làm sao nhắm mắt được, mồ hôi trên người cứ nhỏ từng giọt như làm cho sức khỏe của anh cạn dần đi theo đêm. Anh nhớ tới thằng bạn thân nằm bên cạnh nói với anh hồi chiều rằng chỉ ước ao ông Trời cho một trận mưa chứ đã tù cả chục năm rồi cũng chẳng mơ ước xa xôi gì ngày trở về nữa.

Thế rồi, như một phép lạ những làn gió mát từ đâu từ từ thổi đến, len lỏi vào những khung cửa sổ, luồng dưới những cánh cửa buồng giam và từ xa xa vài lằn chớp nhoáng lên bên trời. Chẳng bao lâu sau thì những giọt mưa, ôi những giọt mưa cam lồ của Trời ban xuống như thêm sức mạnh cho những người tù biệt xứ lưu đày. Các buồng giam không ai bảo ai đều thức dậy và tung mùng ra để được hít thở những giây phút mát rượi của làn gió lùa vào trại giam.

Vô tình Trung nhìn xuống nơi vị sư già giam cùng buồng với anh, thầy vẫn như còn đang ngồi thiền trong mùng, mặt quay vào tường trong thế kiết già. Trung chợt hiểu và các bạn anh cũng hiểu rằng chính nhờ thầy cầu nguyện mà đã có trận mưa đêm nay. Vị sư già đó chính là Trung Tá Quyền Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo của QLVNCH – Thượng Tọa Thích Quang Long, một người tù xuất chúng đã làm cho kẻ thù phải cúi đầu kính nể. Giang sơn của thầy cũng là một tấm chiếu, hai bộ quần áo tù, và một cái chăn đỏ Trung Quốc như mọi người và nằm một dãy với các Đại Đức Tuyên Úy khác.

Anh nhớ đến thầy Khuê, một vị Tuyên Úy Phật Giáo và Tam Đẳng Huyền Đai Nhu Đạo võ đường Quang Trung, một vị Đại Đức mà anh rất mến thương và kính trọng, đã từng nói với anh rằng nếu nói về đạo Phật, về sự tu hành thì hãy lấy thầy Long mà làm gương; đừng vì một vài vị Tuyên Úy đã không nghiêm giữ được giới răn mà hiểu lầm về đạo Phật mà mất đi niềm tin.

Anh nhớ lại câu chuyện lúc mới bước chân vào trại giam Long Thành sau khi Sài Gòn sụp đổ và hầu như mọi người đều không biết bấu víu vào đâu, niềm tin vào các tôn giáo cũng bị lung lay thì một sự việc đã xảy ra làm mọi người đều kính trọng thầy, nhất là khi biết hai tòa đại sứ bạn đã đến đón thầy đi di tản trước đó nhưng thầy đã khẳng khái chối từ và thanh thản bước chân vào trại giam.

Trong thời gian mới bị giam giữ, một hôm thầy được gọi ra làm việc để gặp hai vị sư quốc doanh là Thượng Tọa Thích Minh Nguyệt và Thích Thiện Siêu. Hai vị này ra sức thuyết phục và chiêu dụ thầy để thầy ủng hộ phong trào “Phật giáo yêu nước”, và nói sẽ bảo lãnh cho thầy ra khỏi tù ngay để nhờ thầy góp công góp sức xây dựng phong trào Phật Giáo Yêu Nước này. Hai vị sư này chính là người mà Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã bắt giam trước năm 1975 vì hoạt động cho Cộng Sản. Thích Minh Nguyệt đã bị đày ra Côn Đảo, còn Thích Thiện Siêu thì thường được gọi là ông Từ Đàm vì tu ở chùa này ngoài Huế. Sau đó chính Thượng Tọa Thích Thanh Long là người đã đứng ra bảo lãnh cho họ ra khỏi tù để ăn năn hối cải mà trở về lại con đường tu hành vì họ đã bị lộ hình tích. Không ngờ ông trời trớ trêu để có ngày họ lại đến trại Long Thành và đối đầu với thầy trong hoàn cảnh đặc biệt này của đất nước.

Thầy nhìn hai vị sư quốc doanh kia và từ tốn chậm rãi nhưng thật cương quyết thầy nói:
“Các ông đã dựng nên cái phong trào “Phật Giáo yêu nước” ấy thì các ông cứ tiếp tục công việc mà các ông đã làm, còn tôi là một Tuyên Úy trong quân đội và tôi sẽ theo chân các Phật tử trong các trại giam, họ đi đến đâu thì tôi cũng sẽ đi đến đấy với họ cho tới cùng. Thôi các ông về đi”.

Và sau đó thầy chấp nhận việc chuyển trại ra Bắc mở đầu cho một quãng đời biệt xứ lưu đày.

Những ai có may mắn gặp thầy trong trại giam thầy đều kính trọng vị sư già này, người mà lúc nào cũng như mỉm cười, hòa nhã, giản dị, khiêm tốn và giúp đỡ tất cả mọi tù nhân mỗi khi thầy có phương tiện.

Năm 1976, thầy cùng một số Tuyên Úy chuyển trại từ Nam ra Bắc và bị giam giữ tại trại 1 Sơn La hay còn gọi là trại Mường Thái là nơi mà trước kia Pháp đã từng giam giữ những tù nhân bị án lưu đày. Năm sau thì thầy có tên trong số những tù nhân di chuyển về trại Yên Hạ, trại giam này nằm dưới thung lũng và bao vây chung quanh bởi những dãy núi đá vôi, thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Trại Yên Hạ là nơi chuyên giam giữ những tử tội hình sự cướp của giết người mà đã được nhà nước “khoan hồng” tha cho tội chết.

Chỉ hơn một năm sau thì các tù nhân này dần dần kiệt sức vì lao động khổ sai, thiếu dinh dưỡng, thiếu ăn nhất là thiếu chất mỡ và đường, và vì khí độc từ dãy núi đá vôi phả vào từ chung quanh. Bởi thế chỉ sau một thời gian ngắn chuyển trại từ trong Nam ra ngoài Bắc, ai nấy đều gầy như bộ xương còn biết đi. Khi đi lao động hay đi trở về trại, người ta chỉ thấy những bộ quần áo tù phấp phới bay mà chẳng thấy da thịt đâu. Thế rồi sau bốn năm trời giam cầm và lưu đày, một số những người tù lần đầu tiên được nhận một gói nhỏ tiếp tế cực kỳ quí giá từ gia đình trong Nam gửi ra, một số khác thì vẫn chưa nối lại được sợi dây với gia đình trong Nam. Trong gói nhỏ mà các Phật tử gởi cho thầy Long có 15 cục đường móng trâu, lúc đó ai mà có được 5 cục đường như thế thì đã là thần tiên rồi, nhưng thầy từ từ đem ra phân phát hết 15 cục đường quí giá đó cho những người cùng buồng. Ưu tiên những tù nhân nào mà đã kiệt lực thì được một cục, những người đau ốm khác thì mỗi người được nửa cục mà thôi, còn riêng thầy thì không có một miếng đường nào hết. Những người tù này khi nhận được cục đường từ tay thầy phân phát đã không cầm được nước mắt trước tấm lòng vị tha, quảng đại vô biên của một vị sư mà tâm đã định và huệ đã ngời sáng.

Thầy cũng không thoát được những vụ hỏi cung, một hình thức tra tấn tinh thần những người tù khốn khó này trong trại giam. Một tên cán bộ từ Hà Nội vào với mái tóc hoa râm có vẻ là một viên chức cao cấp thuộc Bộ Nội Vụ đã hỏi cung thầy trong ba ngày liên tiếp. Hắn vứt cho thầy tờ giấy để tối về khai báo những tội lỗi đã chống đảng, nhà nước và nhân dân trước kia khi hoạt động ở Sài Gòn cho Nha Tuyên Úy Phật Giáo của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Sáng hôm sau, khi kêu ra làm việc tiếp tục, thầy đã nộp bản khai báo cho hắn, vừa xem xong thì hắn đùng đùng nổi giận ném tờ khai xuống bàn và quát tháo:

“Anh khai báo thế này hả? Tại sao anh lại chép Chú Đại Bi vào đây? anh muốn tù rục xương ra không?”.

Vẫn thái độ bình tĩnh và từ tốn của một vị cao tăng thầy chậm rãi trả lời:

“Thì đây chính là những gì mà tôi đã làm và đã tụng niệm khi xưa, có thể thôi!”.

Hắn với vẻ mặt hầm hầm liệng cho thầy một tờ giấy khác để khai báo lại một cách thành khẩn để được sớm khoan hồng. Sáng ngày hôm sau, thầy nộp cho hắn một tờ thứ hai và trên tờ đó thầy chép lại thật nắn nót bài Kinh Bát Nhã. Đến đây thì hắn nổi điên lên và mạt sát thầy thậm tệ và đe dọa rằng thầy sẽ tù mọt gông và đừng mong sẽ được hưởng lượng khoan hồng. Thầy ung dung trả lời rằng:

“Các ông cứ việc giam giữ tôi bao lâu cũng được, tôi chỉ xin các ông hãy thả hết những người tù chính trị chế độ cũ mà các ông đang giam giữ mà thôi”.

Từ đó đến sau, chúng ít khi kêu thầy ra hỏi cung nữa cho đến mãi năm 87, trước khi có một đợt thả lớn tại trại Ba Sao Nam Hà thì trong các vị Tuyên Úy bị hỏi cung có tên thầy. Nhưng đặc biệt lần này chúng gọi thầy bằng thầy chứ không gọi là anh như trước nữa, tuy nhiên chúng vẫn dụ dỗ thầy nhận tội để được khoan hồng. Thầy trả lời rằng các ông cứ thả hết các ông đại đức tuyên úy ra đi vì họ chẳng có tội lỗi gì hết tất cả đều do tôi và họ đều làm theo chỉ thị của tôi hết, muốn gì thì cứ giữ tôi ở lại đến bao lâu cũng được. Chúng đành chào thua và chỉ vài tháng sau thì thầy có tên trong danh sách được thả ra khỏi trại cùng với tất cả các đại đức và những vị mục sư linh mục khác trong các Nha Tuyên Úy quân đội.

Thầy ở tù mười hai năm, một năm trong Nam và mười một năm lưu đày trong những trại giam được dựng lên nơi rừng thiêng núi độc miền Bắc.

Về miền Nam, thầy trở lại chùa Giác Ngạn trên đường Trương Minh Ký cũ ở Sài Gòn để lại lo Phật sự, cúng kiến giúp đỡ các gia đình Phật tử. Khi đi đâu tụng kinh thầy vẫn đơn sơ trong chiếc áo nâu sòng và phe phẩy chiếc quạt đã sờn rách và môi luôn nở nụ cười hiền hậu giống như một ông già nhà quê chất phát hiền lành.

Chùa Vĩnh Nghiêm có vời thầy ra nhưng thầy vẫn ở lại Giác Ngạn – ngôi chùa mà thầy góp công xây dựng lên và trụ trì cho tới khi mất nước – cho tới khi thầy viên tịch vài năm sau đó.



Sương Lam
#388 Posted : Friday, April 2, 2010 6:39:02 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
SL cám ơn chị HKKM về bài viết Một vị sư-Một đoá sen của anh Nguyễn Thế Thăng gửi đến chị và chị đem chia sẻ với bạn bè ở PNV. Đọc thật cảm động với lòng từ bi của một vị sư.Rose
Sương Lam
#389 Posted : Friday, April 2, 2010 6:49:13 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)




Niềm Vui và Ích Lợi Của Nụ Cười


Mỗi tuần tôi có ít nhất một niềm vui. Niềm vui này có thể là vì tôi thấy “nụ cười duyên dáng” và cái tên Sương Lam vẫn còn xuất hiện hằng tuần trên ORTB. Phần khác quan trọng hơn, tôi biết có nhiều độc giả thân yêu của ORTB đang chia sẻ với tôi niềm vui “tuổi không còn trẻ nữa” của họ bằng cách đến sinh hoạt cùng với chúng tôi ở Hội Người Việt Cao Niên Oregon hoặc với Nhóm Sinh Hoạt Người Việt ở Trung Tâm Y Tế Á Châu sau những bài viết của tôi trong mục MCTN này.

Tôi có thêm những người bạn mới, sinh hoạt có thêm những nụ cười tiếng nói, sức khoẻ của tôi và những người bạn mới này có thêm phần khả quan hơn nhờ những buổi tập thể dục và những buổi cơm trưa đầy dinh dưởng, kiến thức về các vấn đề học vấn, xã hội, luật pháp thêm phần thăng hoa phát triển; nhất là những người ở tuổi hoàng hạc này cảm thấy bớt cô đơn hơn vì đã gặp được bạn cùng lứa tuổi để đùa vui, trò chuyện, học hỏi lẫn nhau.

Niềm vui này là do chính mình tự tạo cho mình, phải không bạn? Khi bạn có nhiều niềm vui thì bạn sẽ thấy yêu đời yêu người hơn và bạn sẽ trẻ ra đấy! Không tin bạn thử đứng trước gưong soi để xem mình có trẻ đẹp hơn không mỗi khi bạn nở một nụ cười duyên dáng thay cho cái mặt cau có, khó chịu vì mới vừa giận chồng, giận vợ, giận con, giận bạn?

Nhiều tài liệu, sách vỡ đã nói về ích lợi của nụ cười. Xin mời bạn chịu khó đọc cho hết bài viết dưới đây do một người bạn của người viết vừa chuyển đến xem có đúng không nhé?

Ích Lợi Của Nụ Cười
1- Cười là một thần dược trị được cả bệnh thể xác lẫn bệnh tâm hồn.

2- Cười làm cho ta cởi mở bao dung và có một tinh thần lạc quan yêu đời.

3- Cười làm tăng hồng huyết cầu và lá lách hoạt động tích cực hơn.

4- Cười làm tăng sinh lực, khiến ta vui vẻ lanh lợi và thêm lòng yêu thương.
5- Cười làm cánh cửa cảm thông rộng mở thật dễ dàng với mọi người.

6- Cười mím, cười nụ, cười ra tiếng làm khuôn mặt chúng ta dễ mến hơn.

7- Cười làm thư giãn các bắp thịt trên mặt, tan biến những căng thẳng.

8- Cười làm toàn thân được nhẹ nhàng thanh tịnh, thư thái và an lạc.

9- Cười giúp ta tránh được tâm trạng cay đắng khổ đau, phản ứng kịp thời.

10- Cười giúp cho tâm hồn lành mạnh và thêm khả năng sáng tạo mọi việc.

11- Cười nhiều giúp ta biết tự kỷ có trách nhiệm và thực tế hơn.

12- Cười nhiều tránh được buồn nản, dễ thành công vì tiếng cười là trí tuệ.

13- Cười là khoảng cách ngắn nhất giữa hai tâm hồn, là biết nghệ thuật sống.
14- Cười dễ vui theo cái vui của người khác, hoan hỉ như mình thành đạt vậy.
15- Cười có thể làm tan đi nỗi bực mình, buồn phiền của người đối diện.

16- Cười giúp ta vui sống hiện tại, quên hết quá khứ và lo lắng về tương lai.

17- Cười giúp ta trở về với chính mình, tức là thực sự trở về đời sống mới.

18- Cười có nhiều lợi ích cho ta về sức khỏe, tinh thần và cảm xúc tâm linh.

19- Cười giúp hồn nhiên tươi sáng,có nhiều khả năng chống lại bệnh tật.

20- Cười giúp các tế bào loại T trong máu tăng lên, có sức đề kháng mạnh.

21- Cười làm giảm phong thấp, các khớp xương đỡ bị sưng và chống sưng.
22- Cười làm giảm các chất hóc môn (cortisone) trong thận, sẽ sống khỏe hơn.

23- Cười tránh được nhức đầu, đau tim, cao huyết áp và mỡ trong máu.

24- Cười giúp tống khứ các khí dơ, thêm nhiều dưỡng khí cho bộ não thông minh.

25- Cười làm tăng máu, chống viêm khớp, làm con người luôn tỉnh táo.

26- Cười tạo điều kiện cho ánh sáng nội tâm thể hiện, thấu suốt mọi sự vật.

27-Cười giúp những nét phiền muộn tan biến, gương mặt trở nên tươi trẻ ra.

(Nguồn: email bạn gửi ngày 3-7-10 –Xin cám ơn tác giả những nụ cười này.)

Riêng cá nhân người viết, nụ cười số 27 là đúng nhất vì mỗi lần người viết “cười” thì mọi phiền muộn đều tan biến và cũng cảm thấy mình trẻ hơn hồi chưa cười một tí. Bạn thử đi nhé!

Có ông bà nội ngoại nào mà không thấy lòng rộn lên một niềm vui khi nhìn:

“Bé thỉnh thoảng nhăn mày khi cười nụ
Trong giấc mơ, bé gặp các mụ bà
Khen bé ngoan hay quở phạt rầy lạ
Bé cười nụ hay nhăn mày khóc lóc”

Hay là

“Hạnh phúc đến trong nụ cười em bé
Trong gia đình rộn rã tiếng cười vang
Trong thương yêu, hiện tại chính thiên đàng
Thật đơn giản! Thật bình thường! Bạn nhỉ?”

( Trích bài thơ Niềm Hạnh Phúc Bình Thường và Đơn Giản của SL)

Đây là niềm vui khi tôi nhìn cô cháu nội Mya Ngọc Vy của tôi lúc mới sinh đang cười chúm chím khi ngủ trong nôi. Các ộng bà nội ngoại khác có giống tôi không nhỉ?

Những ngày đầu Xuân có lẻ bạn sẽ vui lắm khi gặp nụ cười của đức Di Lặc đang vui đùa với các cháu nhỏ xung quanh. Hên lắm đấy vì bạn đã gặp được nụ cười Xuân rồi!
Tôi thích sưu tầm các bức tượng Di Lặc lớn nhỏ đủ màu, đủ kiểu chưng trong tủ kiếng nho nhỏ của tôi. Mỗi khi tôi gặp điều gì phiền muộn, tôi thường đến ngắm nhìn những nụ cười Di Lặc này, tôi cảm thấy lòng thanh thản trở lại! Thật đấy bạn ạ!

Ở một cấp bậc cao hơn chắc các bạn cũng đã biết sự tích “niêm hoa vi tiếu” của nhà Phật khi Đức Phật cầm cành hoa đưa lên và tôn giả Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.

Sách Liên Đăng Hội Yếu, Thích Ca Mâu Ni Phật chương có viết:
"Trong cuộc hội ở núi Linh Sơn, Đức Thế Tôn giơ cành hoa ra hiệu cho đại chúng. Mọi người đều im lặng không hiểu ý gì, chỉ có một mình ông Ma Ha Ca Diếp rạng rỡ mỉm cười.
Đức Thế Tôn nói: Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực tướng Vô tướng, Vi diệu Pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trao phó cho Ma Ha Ca Diếp.
Xưa nay Thiền Tông đều coi câu nói ấy của Đức Thế Tôn là quan trọng nhứt của Tông môn. Tông nầy lấy Tâm truyền Tâm làm chỗ dựa để khai ngộ.
Câu chuyện Niêm Hoa Vi tiếu này được xem là hột giống Thiền mà Đức Phật đã gieo vào Phật Giáo lúc Phật còn sinh tiền.

(Nguồn: Tự Điển Cao Đài)

Người viết cũng biết rằng có nhiều bậc tu hành cao tột, nhiều vị thức giả nghiên cứu sâu rộng về Thiền nên không dám lạm bàn nhiều về những vấn đề cao siêu của tâm linh, tôn giáo vì người viết tài thô trí thiển, hiểu biết nông cạn về những vấn đề này. Người viết chỉ biết chia sẻ những mẫu chuyện hay lạ, những tin tức hữu ích mà người viết đã sưu tầm, đã đọc được trong sách vỡ, qua các sinh hoạt cộng đồng, tổ chức ở địa phương hay toàn quốc, trên mạng lưới toàn cầu internet, qua điện thư bạn gửi, đến những người bạn cùng tâm cảm với người viết, mỗi khi các bạn dừng chân nơi khu vườn nhỏ bé này. Hy vọng những chia sẻ nho nhỏ này sẽ giúp các bạn quên đi những phiền muôn trong ngày ở chốn bụi hồng lao xao này trong một ít phút giây, bạn nhỉ? Xin cám ơn quý độc giả đã cảm thông với người viết, đã thương yêu khích lệ người viết trong việc đi tìm một niềm vui trong ngày cho bạn, cho tôi.

(nguồn: ORTB số 24 ngày 3-26-10)

Sương Lam
Tonka
#390 Posted : Friday, April 2, 2010 11:52:13 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi hongkhackimmai

Một vị sư - Một đóa sen


Hay lắm Approve
hongkhackimmai
#391 Posted : Friday, April 2, 2010 2:41:19 PM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
Trong dịp gặp vừa qua, nàng Liêu có đề cập về lời Thầy Hằng Trường nói về Chú Đại Bi.
Liêu ơi Liêu, Liêu lập lại nơi đây để chia sẻ với các ace đi !
Sương Lam
#392 Posted : Sunday, May 9, 2010 2:02:30 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Chào ca'c bạn,
Nhân Ngày Của mẹ, SL xin mời các bạn nghe tâm tình của SL để cùng cảm thông.

SL



Tháng Năm và Ngày Của Mẹ


Tháng Năm ở xứ Mỹ vẫn là mùa Xuân và đặc biệt nhất là có Ngày Của Mẹ (Mother’s Day) vào ngày Chủ Nhật của tuần lễ thứ hai trong tháng Năm.

Dù nhiều hay ít, sống trên đất Mỹ này chúng ta cũng hội nhập vào nếp sống văn hóa hay đẹp nơi chúng ta đang sống. Văn hóa Mỹ không có Ngày Vu Lan để tưởng nhớ đến người Mẹ còn sống hay đã chết như văn hoá Phật Giáo Việt Nam, nhưng Ngày Của Mẹ ở Mỹ đã đem một chút niềm vui vật chất và tình cảm đến cho một số các bà Mẹ khi quý bà nhận được quà hay hoa của con cái gửi tặng hay được con cái dẫn đi ăn nhà hàng.

Riêng cá nhân tôi, những ngày lễ như “Thanksgiving’s Day, Mother’s Day, Father’s Day” có giá trị tình cảm hơn là giá trị thương mại mặc dầu trong những ngày này các cửa hàng, các quán ăn đông nghẹt những người đến mua sắm quà hay ăn uống.

Bạn hãy tưởng tượng đến gương mặt của những bậc cha mẹ già, trẻ nở nụ cười vui sướng khi nhận một món quà, một bó hoa, những lời chúc tụng từ con cháu gửi đến cho họ. Thật là hạnh phúc, vui vẻ biết bao! Đấy là chỉ nói đến những người già còn may mắn sống gần gủi với con cháu để còn được con cháu tặng quà hay đưa đi ăn uống chung cả gia đình.

Xin Bạn hãy tưởng tượng thêm đến những người mẹ già nua sống cô đơn trong viện dưỡng lão âm thầm chờ đợi con cháu đến viếng thăm, có phải những ngày này đối với họ thật là quí báu vô cùng hay không vì ít ra con cháu họ cũng dành được một ngày để đến thăm viếng họ trong cuộc sống tất bật, vật chất này.

Khi còn dạy các học sinh Việt Nam trong các lớp Việt Ngữ ở các trường học thuộc khu học chánh Portland, Oregon, cứ mỗi lần đến Ngày Của Mẹ là tôi thường dạy các học sinh làm một tấm thiệp nho nhỏ để về tặng Mẹ và lại nghĩ đến những lỗi lầm của mình khi còn bé dại.

“Tháng Năm xứ Mỹ có Ngày Của Mẹ
Cô giáo ở trường dạy bé vẽ hoa
Trên cánh thiệp hồng gói lại làm quà
Về tặng Mẹ chúc: “Một ngày vui vẻ”

Tôi lại nhớ quảng đời thời non trẻ
Những ngày xưa khi còn mẹ còn cha
Đã bao lấn phạm lỗi với mẹ già
Khi không được những gì mình ước muốn
Tôi nào biết đã gây bao phiền muộn
Làm mẹ tôi nước mắt phải tuôn rơi
Phải bao đêm mất ngủ nghẹn ngào lời
Khi con trẻ không nghe lời dạy bảo

Mẹ chăm sóc gia đình, lo cơm áo
Mẹ chăm lo từng giấc ngủ, miếng ăn
Mẹ nhân từ dạy dỗ lẫn khuyên răn
Đàn con nhỏ sống cuộc đời đạo đức”


(Trích trong Bài Tình Thơ Tháng Năm của Sương Lam)

Hình như khi còn trẻ, chúng ta không biết hay chưa biết thương yêu cha mẹ vì chúng ta còn bận lo những chuyện khác mà ta cho rằng đó là quan trọng đối với chúng ta hơn như học hành, yêu đương, rong chơi với bè bạn, theo đuổi lý tưởng hay sự nghiệp v…v…

Bởi thế có đôi lúc ta đã:

“Có đôi lúc ta quên nhìn trán Mẹ
Còn bao nhớ thương dù ta lớn khôn rồi

Có đôi lúc ta quên nhìn mắt mẹ
Còn chờ ta mỏi ngóng đêm sâu

Có đôi lúc ta quên thời gian qua
Đường ta càng xa, vòng tay Mẹ ngắn lại”

(Nguồn: hình ảnh và tài liệu qua điện thư bạn gửi)


Chúng ta vẫn nghĩ là tình yêu của cha mẹ đối với con cái là một điều tự nhiên và đó là bổn phận và trách nhiệm của mẹ cha. Cha mẹ nếu thương con thì phải thỏa mãn những đòi hỏi, mong muốn của con cái. Nếu không làm đúng theo ý muốn của con cái thì sẽ bị con cái phiền trách và đổ tội là chẳng có thương con. Chúng ta chỉ nghĩ đến cái lợi cho mình mà không quan tâm đến sự khó khăn hay nỗi khổ tâm của cha mẹ nếu họ không đáp ứng nhu cầu của con cái. Phải đợi đến khi chúng ta làm cha làm mẹ rồi chúng ta mới biết thương cha mẹ hơn một chút như người xưa thường nói: “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.”

Tôi càng thấy thắm thía hơn khi đọc định nghĩa chữ Mother như sau:

MOTHER = MẸ là từ viết tắt của 6 từ M, O, T, H, E, R .

M..."Million" là hằng triệu điều mẹ trao cho con.
O... "Old" là mẹ sẽ vì thế mà ngày càng già đi.
T... "Tears" là những giọt nước mắt mẹ đổ vì con.
H… "Heart" là trái tim vàng của mẹ.
E… "Eyes" là đôi mắt mẹ luôn theo dõi con.
R… "Right" là những gì đúng đắn mẹ hay khuyên bảo.

Và lại càng đau đớn hơn nữa khi:

“Nay mất mẹ, bây giờ tôi mới hiểu
Thế nào là tình mẫu tử thiêng liêng
Ngôn từ nào định nghĩa chữ Mẹ hiền:
Là Đức Mẹ, là Quan Âm, thị hiện” (Thơ SL)

Chúng ta vẫn đi tìm chân lý, một cái gì tốt đẹp hơn ở một nơi nào rất xa xôi mà không biết rằng chân lý ở ngay bên cạnh chúng ta, chúng ta vẫn thấy, vẫn gặp hằng ngày mà chúng ta lại không biết.

Mời bạn đọc mẫu chuyện Thiền dưới đây để biết rằng chúng ta có một vị Phật, một báu vật ngay trong nhà và ngay trong giây phút hiện tại mà ta đang sống mà ta không biết:

Phật Ở Trong Nhà


Dương Phủ từ giã mẹ già đến tỉnh Tứ Xuyên tham bái Bồ Tát Vô Tế. Trên đường di gặp một thiền sư hỏi:

- Cậu đi đâu đó?

Dương Phủ đáp:

- Cháu đến lễ Bồ Tát Vô Tế làm thầy.

- Nếu đi tìm Bồ Tát Vô Tế thì chi bằng tìm Phật có hơn không?

- Phật ở đâu?

- Cậu hãy về nhà, thấy ai quàng chiếc mền, mang giầy ngược ra đón thì người đó là Phật.

- Thưa vâng.

Dương Phủ nghe lời dặn. Về đến nhà thì đã nữa đêm. Mẹ cậu nghe tiếng con gọi cửa, mừng quá không kịp mặc áo, quàng đại chiếc mền, xỏ ngược đôi giầy chạy vội ra mở cửa. Dương Phủ thấy mẹ liền đó tỉnh ngộ.

(Trích trong Thiền Là Gì? Biên soạn: Giác Nguyên)

Xin được góp vui cùng những người con cha mẹ còn sống trên cõi nhân gian này vì bạn còn có cơ hội để nói lên một lời yêu thương cha mẹ hay lời cám ơn công sinh thành dưỡng dục của mẹ cha vì một mai cha mẹ đã mất đi rồi thì dầu bạn có muốn nói lời yêu thương hay tạ tội thì cũng đã muộn rồi.

Cũng xin được chia sẻ nỗi buồn đau của những người đã không còn cơ hội để nói lên những lời yêu thương hay tạ tội này.

Trong tương lai, bạn sẽ ra sao, tôi nào biết được, nhưng chắc chắc bạn sẽ đồng ý với tôi rằng dòng nước mắt bao giờ cũng chảy xuống, phải không Bạn?

Người viết xin chúc các bà mẹ trên thế giới này một Ngày Của Mẹ vui vẻ trong tình thương yêu của con cháu.

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn.

Sương Lam

(Nguồn: ORTB số 420 ngày 5-7-10)
Sương Lam
#393 Posted : Sunday, June 13, 2010 8:19:31 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Tất cả đều là Thiền

Đây là bài thứ ba mươi mốt của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo.

Người viết làm kẻ giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn này đã hơn nữa năm qua. Tôi rất lấy làm cảm động và sung sướng khi được nhiều độc giả thương mến và khích lệ. Tôi vẫn nghĩ: “những gì phát xuất tự trái tim sẽ đi đến trái tim”. Sự chia sẻ những gì tôi đã đọc, tôi đã biết, đã được những người bạn đồng tâm cảm với tôi đón nhận với niềm vui và quý mến. Khi tôi nhận được một lời khen, một sự cảm thông về những gì tôi đã trình bày trên trang báo này tôi có được một niềm vui trong ngày và chắc chắn vị độc giả đó cũng có niềm vui như tôi vì người trao và người nhận đã trao nhau một nụ cười thân mến. Theo thiển ý, đó là một phúc duyên. Cũng như việc đến với Thiền cũng là một phúc duyên cho những ai có duyên với Thiền chứ không phải chỉ dành riêng cho Phật Giáo mà thôi vì Thiền đã được áp dụng trong nhiều lảnh vực: y tế, thể thao, văn chương, nghệ thuật v..v…

Người viết xin được chia sẻ với các bạn một vài điểm chinh được trình bày trong bài viết Thiền: Phương thuốc trị bệnh của tác giả Hồng Quang mà tôi đã đọc được trên internet như sau:

“Con người ai cũng muốn khỏe mạnh không bệnh hoặc ít bệnh, nhưng không ai tránh khỏi hiểm họa nầy. Bác sĩ, y tá được đào luyện, bệnh viện được xây cất, y dược được chế biến cũng nhằm phục vụ sức khoẻ con người. Nhưng bệnh viện không phải là nơi miễn phí mà bệnh nhân luôn luôn được tự do đến đó, và thuốc cũng không phải là thần dược trị được bá bệnh và an toàn không bị phản ứng phụ (side effect). Hơn hai ngàn năm tôn giáo Đông phương có một loại thần dược vô giá không tốn tiền mà nhiều người chưa biết đến, hoặc có biết, có nghe nhưng không chứng minh được lợi ích của loại “thuốc” nầy. Loại thần dược đó là THIỀN.

Khoảng 50 năm qua, nhiều bệnh viện và bác sĩ người Âu không những dùng Thiền để chữa trị bệnh tâm thần mà còn chữa nhiều loại bệnh khác, ngay cả bệnh AIDS (bệnh Sida), bệnh ung thư…Theo tài liệu, có mười thứ bệnh căn bản được điều trị bằng thiền bởi bệnh viện và y giới trên thế giới: bệnh tim, bệnh viêm gan, bệnh bao tử tiêu hoá, bệnh thận, bệnh phổi, bệnh AIDS, bệnh ung thư, bệnh đau khớp, bệnh thời mãn kinh, bênh tiểu đường.
Một ví dụ về bệnh tim với DR Dean Ornish như sau:
Nguyên nhân chính do chế độ ăn uống. Thức ăn có quá nhiều mỡ, dầu, muối, quá nhiều thịt và cá nhưng ít rau quả. Về tinh thần thì vì quá lo âu phiền muộn và hay nóng nảy giận hờn. Chế độ ăn uống và tinh thần bất ổn là hai nguyên nhân chính tạo ra nhiều thứ bệnh nhất là bệnh tim. Bác sĩ Dean Ornish viết nhiều tác phẩm trình bày cách chữa bệnh tim như cuốn “Dr. Dean Ornish’s Program for Reversing Heart Disease” (Chương trình phục hồi bệnh tim của Bác sĩ Dean Ornish).

Hơn 10 năm trước đây một bài trên Nhật báo Los Angeles Times cho biết, BS Dean Ornish chữa những bệnh tim hiểm nghèo cần phải mổ, nhưng ông không mổ mà chỉ áp dụng ba phương pháp là cho bệnh nhân ăn chay, tập thể dục và ngồi thiền. Kết quả đạt 85%. Các hãng bảo hiểm sức khỏe (Health Insurance Companies) lớn như Blue Cross, Blue Shield, Mutual of Omaha tài trợ cho mỗi người bệnh 3.500 Mỹ kim để chữa bệnh tim theo phương pháp nầy.
Bác sĩ Herbert Benson và các đồng nghiệp của ông làm việc trong các phòng thí nghiệm và giảng dạy tại đại học y khoa Harvard (Mỹ), thường khuyến khích thực hành lối Thư Giãn để chữa bệnh. Trong cuốn sách có tựa đề “Kết quả việc thư giãn” (The Relaxation Response) chứng minh rằng một người ngồi thiền từ 10 đến 20 phút mỗi lần, ngày hai lần là có thể chữa trị được các chứng bệnh về tim, cao áp huyết, đau nhức kinh niên, mất ngủ thường trực và nhiều loại tâm và thân bệnh khác. Các bệnh nầy sinh ra do tình trạng căng thẳng nơi những con người quá ham muốn; ham giàu, ham quyền, ham của.”
(Nguồn: Thiền-Phương thuốc trị bịnh- tác giả Hồng Quang- sưu tầm trên Net. Cám ơn tác giả HQ)

Người viết không chuyên về lảnh vực y khoa nên không dám lạm bàn vấn đề này có đúng hay không? Người viết chỉ chia sẻ với bạn đọc những gì người viết đã đọc và thấy có ích lợi cho tinh thần và kiến thức của bạn mà thôi nhé! Riêng thiển ý, khi có bịnh chúng ta cần phải được bác sĩ điều trị đúng bịnh. Bên cạnh đó, niềm tin và tinh thần an lạc, thư giãn sẽ làm tăng khả năng chống bệnh tật của bạn và Thiền giúp con người có khả năng đó. Bạn có đồng ý với tôi chăng?

Xin mời quý bạn đọc mẫu chuyện vui vui về Thiền như sau:

Tất cả đều là Thiền

Có một du tăng nghe tiếng Thiền phong của sư Vô Tướng cao diệu, muốn tìm đến tranh biện Thiền Pháp. Nhưng gặp khi sư Vô Tướng vắng nhà, chỉ có sa di theo hầu ra tiếp :
– “Sư phụ vắng nhà, có chuyện chi tôi có thể tùy ứng thay người”
Du tăng :”Ngươi hãy còn quá nhỏ, không được”.
Sa di :”Tuổi tuy nhỏ chứ trí tuệ không nhỏ à”
Du tăng nghe vậy, bèn dùng ngón tay vẽ một vòng tròn nhỏ, chỉ về phía trước. Sa di dang hai tay vạch một vòng tròn lớn. Du tăng giơ một ngón tay, Sa di giơ năm ngón tay. Du tăng giơ ba ngón tay ra, Sa di chỉ tay vào mắt.
Du tăng kính sợ quỳ xuống lạy ba lạy, quay đầu bỏ đi. Vừa đi vừa nghĩ:Ta dùng tay vẽ một vòng tròn nhỏ chỉ về phía trước, ý hỏi Sa di kia rằng: Trí lực của người được bao lớn? Sa di dang tay vẽ một vòng lớn, ý trả lời: Rộng lớn như đại dương. Ta lại giơ tay chỉ tới, ý hỏi tự thân anh ta như thế nào ? Anh ta giơ năm ngón tay, ý trả lời: Thọ trì ngũ giới. Ta lại giơ ba ngón tay, ý hỏi: Tam giới ra sao ? Anh ta chỉ vào mắt, ý trả lời tam giới đều trong mắt. Một Sa di thị giả mà cao minh như vậy, thì không biết hạnh duệ thiền sư Vô Tướng còn uyên thâm đến bậc nào nữa. Nghĩ lại, ta bỏ đi là thượng sách !
Sau đó, sư Vô Tướng trở về. Sa di thuật lại chuyện và nói :
– “Thưa sư phụ, không biết tại sao vị du tăng ấy lại biết trước đây còn làm nghề bán bánh. Ông ta vẽ một vòng tròn nhỏ, ý hỏi : Bánh nhà ngươi to cỡ nào ? Con dang hai tay, ý trả lời :Có to lớn gì đâu !.. Ông ta chỉ tay, ý hỏi : Một cái giá mấy ngàn? Con giơ năm ngón tay, ý trả lời : Năm ngàn. Ông ta lại giơ ba ngón tay, ý hỏi : Vậy Ba ngàn có được không? Con chỉ tay vào mắt, ý trả lời : Không được, ông không phân biệt được bánh ngon, bánh dở à !. Không ngờ, ông ta lại bỏ đi”.
Sư Vô Tướng nghe rồi, nói : “Tất cả đều là Pháp, Tất cả đều là Thiền ! Này, Sa di, ngươi có hiểu không?”
Sa di ngơ ngẩn, đứng lặng.

Người ta nói: Phật pháp xem trọng cơ duyên. Mà Thiền, chính là cơ duyên. Nếu hiểu được như vậy, thời không lúc nào là không Thiền, không chỗ nào là không Thiền, không người nào là không Thiền, không chuyện gì là không Thiền. Còn nếu không hiểu, thời nói năng huyên thiên không can hệ gì đến Thiền. Trong lịch sử Thiền, có thuyết trà của sư Triệu Châu, thuyết bánh của sư Vân Môn, đó đều là Thiền cả. Tục ngữ có câu “Người nói vô tâm, người nghe hữu ý”, cho nên sư Vô Tướng nói tất cả đều là Pháp, tất cả đều là Thiền vậy. (Theo Chan Gushi)

Để cho tinh thần thư giãn một chút, người viết xin mời bạn đọc bài thơ hay hay, đầy thiền vị dưới đây nhé:


Những ngón tay lao xao


Những ngón tay lao xao
Tranh giành từng cấp bậc .
Ngón tay Giữa cao đầu
Bảo rằng: "Tôi lớn nhất!"
Thôi đi anh, trật lất! "
Ngón tay Trỏ cất lời
" Tôi mới là quan trọng
Sai xử mọi việc đời.
- Chẳng phải đâu ông ơi!
Tôi mới là chủ yếu
Ngón đeo Nhẫn đời người
Thiếu tôi, ai lo liệu?
Ngón tay Cái không chịu
"Tất cả nói sai rồi" .
Tôi mới là số một
Sức mạnh về tôi thôi !...
Từng ngón tay cứ thế
Chẳng ai chịu nhường ai
Chỉ ngón Út lặng lẽ
Nhìn các anh thở dài…
Khi bàn tay chắp lại
Trang nghiêm trước Phật Đài .
Ngón Út đứng trước cả
Đối diện cùng Như Lai.

(Nguồn: tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên internet)

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn


Sương Lam
bienchet
#394 Posted : Saturday, June 26, 2010 4:07:20 AM(UTC)
bienchet

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,452
Points: 0

Xin mời các anh chị click vào link để xem

http://vietlinhweb.com/D...t/chiecguongvacuaso.html
Sương Lam
#395 Posted : Monday, June 28, 2010 4:17:56 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Biển Chết ơi,
Cám ơn BC đã chia sẻ hình ảnh và câu chuyện tuyệt vời đầy Thiền vị tại nơi đây.
Khi nào BC rảnh thì post thêm nhiều tài liệu hay đẹp như thế để các anh chị em gia đình PNV cùng xem, để cho tất cả đều lợi lạc về phương diện tâm linh.
Chị Sương Lam có vào thăm lại website này và các website khác của BC nữa. Website nào cũng hay và chị SLcũng thấy nhiều người quen lắm.Blush
Dạo này BC bận lắm nhỉ? Hình ảnh BC thực hiện càng ngày càng đẹp đấy. Đáng khen.Approve
Nhắn lời thăm hỏi của chị SL đến BBNB và hun Minh Anh nhiều cái nhé.Kisses

Quý mến,
Sương Lam
minh nhat
#396 Posted : Tuesday, June 29, 2010 9:55:31 PM(UTC)
minh nhat

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 65
Points: 0

quote:
Gởi bởi Sương Lam
Những ngón tay lao xao

Những ngón tay lao xao
Tranh giành từng cấp bậc .
Ngón tay Giữa cao đầu
Bảo rằng: "Tôi lớn nhất!"
Thôi đi anh, trật lất! "
Ngón tay Trỏ cất lời
" Tôi mới là quan trọng
Sai xử mọi việc đời.
- Chẳng phải đâu ông ơi!
Tôi mới là chủ yếu
Ngón đeo Nhẫn đời người
Thiếu tôi, ai lo liệu?
Ngón tay Cái không chịu
"Tất cả nói sai rồi" .
Tôi mới là số một
Sức mạnh về tôi thôi !...
Từng ngón tay cứ thế
Chẳng ai chịu nhường ai
Chỉ ngón Út lặng lẽ
Nhìn các anh thở dài…
Khi bàn tay chắp lại
Trang nghiêm trước Phật Đài .
Ngón Út đứng trước cả
Đối diện cùng Như Lai.

(Nguồn: tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên internet)

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn


Sương Lam


Chị SL thương mến..lâu lắm rồi em không ghé nhà vì một thời gian chị bận bịu rồi em cũng nhiều công chuyện nên quên luôn..hôm nay rảnh rỗi và tâm hơi xáo trộn em lại tìm về mọt cõi thiền nhàn của chị để cho tâm hồn yên tĩnh một chút , chị và các chị trong gia đình phụ nữ có khỏe không? chị vẫn tham gia những công tác từ thiện hả..? Cám ơn chị và tất cả riêng người giữ vườn của Một cõi thiền nhàn Thân tâm thường An lạc
Xem bài thơ cũng như những lời giáo huấn của chị ở trên em lại nhớ đến ngày xưa bên cạnh nhà em có một bác bạn với mẹ em..và bác luôn đọc câu này mỗi khi dạy em điều gì
Ai mà thứ nhất thì tôi thứ nhì
Ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba..
Hôm nay em đến xin được post một PPS rất hay và cũng là những lời giáo huấn cần thiết cho cuộc sống trong một đời người













Thân ái chúc chị cùng toàn thể các chị trong gia đình Phụ nữ Việt luôn an vui và khỏe mạnh.MN
bienchet
#397 Posted : Wednesday, June 30, 2010 12:48:49 PM(UTC)
bienchet

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,452
Points: 0

quote:
Gởi bởi Sương Lam

Biển Chết ơi,
Cám ơn BC đã chia sẻ hình ảnh và câu chuyện tuyệt vời đầy Thiền vị tại nơi đây.
Khi nào BC rảnh thì post thêm nhiều tài liệu hay đẹp như thế để các anh chị em gia đình PNV cùng xem, để cho tất cả đều lợi lạc về phương diện tâm linh.
Chị Sương Lam có vào thăm lại website này và các website khác của BC nữa. Website nào cũng hay và chị SLcũng thấy nhiều người quen lắm.Blush
Dạo này BC bận lắm nhỉ? Hình ảnh BC thực hiện càng ngày càng đẹp đấy. Đáng khen.Approve
Nhắn lời thăm hỏi của chị SL đến BBNB và hun Minh Anh nhiều cái nhé.Kisses

Quý mến,
Sương Lam



Em cảm ơn chị Sương Lam, nay mời các Anh Chị vào xem tiếp : VÀI ẤN QUYẾT THÔNG THƯỜNG TRONG HÌNH TƯỢNG PHẬT GIÁO


http://vietlinhweb.com/D...het/AnQuyetPhatGiao.html
Sương Lam
#398 Posted : Monday, July 5, 2010 3:55:59 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Minh Nhật ơi,
Biển Chết ơi
Quý vị đang học lớp "thợ lặn" như chị SL nhỉ?Question
Em MN vẫn khỏe chứ? Chị vẫn khỏe nhưng lu bu nhiều chuyện quá nên chỉ có thể "nháng" về thăm nhà một tí rồi lại "dzọt" !Tongue
Cám ơn MN và Biển Chết cũng 'xẹt" về thăm nhà và post thêm bài vỡ. Mấy chị em mình phải ráng về nhà chăm sóc vườn tược lại, kẻo hoang vắng đìu hiu quá!
Mấy chị kia cũng đi đâu chơi hết ráo rồi?Eight Ball

heart
Chị SL
Sương Lam
#399 Posted : Monday, July 5, 2010 4:08:28 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)




Ai không phạm lỗi

Để mớ đầu câu chuyện hôm nay, người viết xin kể hầu quý bạn một mẫu chuyện Thiền vui vui nho nhỏ dưới đây:

Giới không nói


Bốn thiền sinh giao ước với nhau tu thiền trong một ngày một đêm không được nói chuyện. Đầu hôm họ đều im lặng không nói, mãi đến nửa đêm đèn đuốc lụn tàn sắp tắt, một thiền sinh buộc miệng nói:
- Á! Đèn sắp tắt.
Thiền sinh thứ hai nghe thế liền rầy:
- Tại sao huynh nói?
Thiền sinh thứ ba lại quát:
- Các anh quên rồi sao?
Thiền sinh thứ tư mở miệng cười:
- Ha ha! Chỉ có tôi là không nói.
(Nguồn:Thiền là gì? Giác Nguyên)

Chắc chắn là bạn đang tủm tỉm cười rồi khi thấy 4 vị thiền sinh này đã phạm giới không nói một cách hồn nhiên mà không biết mình đang phạm lỗi. Ta chỉ thấy lỗi của người khác mà đôi khi ta quên đi ta cũng phạm lỗi “y chang” như vậy, dù đó chỉ là một lỗi lầm nho nhỏ.

Bây giờ xin mời quý bạn đọc thêm một câu chuyện khác nữa nhé. Câu chuyện này, theo thiển ý của người viết lại có ý nghĩa sâu xa và đầy tình thương hơn.

Ném Đá

Jésus đang giảng đạo giữa đám đông. Bỗng có nhiều nhà trí thức và tu sĩ lôi đến một người đàn bà phạm tội mà họ cho là gian dâm. Sau khi ném người đàn bà tội lỗi ấy giữa đám đông, họ nói với Jésus:
Thưa ông, đây là một gian phụ. Theo luật Moise, thì phải bị ném đá. Vậy ông nghĩ thế nào?
Jésus không nói gì cả, lấy ngón tay viết trên cát: Bọn giả dối!
Nhưng bọn ấy cứ chất vấn mãi. Jésus không thể làm thinh được ngước mặt lên nói:
- Trong tất cả mọi người có mặt ở đây, ai là người chưa từng làm tội lỗi có quyền ném viên đá đầu tiên.
Khi nghe lời phán đó, dân chúng tản dần từng người một. Sau cùng chỉ còn có Jésus và người đàn bà tội lỗi giữa công trường mà thôi.
Jésus bèn hỏi người đàn bà:
- Những kẻ tố cáo đi đâu cả rồi? Không một ai lên án ngươi cả sao?
Người đàn bà thưa:
- Không ạ!
Jésus nói:
- Ta cũng vậy! Thôi về đi.

JEAN, VIII, 1-11
(Nguồn: Trích trong Cái Cười Của Thánh Nhân- Thu Giang Nguyễn Duy Cần)

Bạn đã “ngộ” được gì qua những mẫu chuyện này?

Riêng thiển ý của người viết, trong đời sống con người, ai cũng đã có lần phạm lỗi cả, dù là rất nhỏ và vô tình mà mình không biết vì bản tính của con người tuy là “nhân chi sơ tính bổn thiện” nhưng ít nhiều gì chúng ta cũng bị đời sống, hoàn cảnh xã hội chung quanh chi phối cuộc sống chúng ta, nên ta dễ dàng bị phạm lầm lỗi. Chúng ta chỉ thấy cái bướu trên lưng con lạc đà khác nhưng lại không thấy cái bướu trên lưng chúng ta. Và từ đó, chúng ta dễ dàng chỉ trích, phê bình lỗi lầm, sai sót của kẻ khác nhưng lại dễ dàng bào chữa cho những lỗi lầm của mình bởi vì cái “Ngã” tự tôn tự đại của mình như đức Phật đã từng dạy bảo.
Có mấy ai có được tấm lòng bác ái như đức Jesus trong câu chuyện nói trên, lúc nào cũng giang tay che chở cho người có tội để cải hoá những người khác và ngay chính cả tội nhân. Hay như Đức Phật đã lấy lòng từ bi cảm hóa được chàng Vô Não muốn ra tay giết Phật là người thứ 100 để hoàn thành ước nguyện ngông cuồng, vô minh của hắn với lời khuyên “bỏ đồ đao xuống, quay đầu về ngạn” của Ngài.

Khi đã phạm lỗi, có mấy ai can đảm nhận lỗi của mình để mà xin lỗi hầu đem sự vui vẻ đến cho người khác. Trong phạm vi tình yêu, gia đình, xã hội, đôi khi chỉ một lời xin lỗi chân thành, một nụ cười làm hòa cũng có thể làm cho “chín giận mười hờn” kia phải “bay theo cánh chim biển” vào cõi lãng quên. Có lẽ quý bạn sẽ đồng ý với tôi về lời đề nghị này, nhất là khi quý bà giận hờn quý ông.

Nhắc tới đây, người viết lại nhớ đến những lúc hờn dỗi, dễ thương của thời thư sinh áo trắng của nhiều người, trong đó có người viết. Xin mời các bạn sống lại những ngày xưa thân ái của mình một chút cho thêm phần lãng mạn, thi vị nhé:

Em yêu nhỉ! Trời chiều nay có gió?
Lá me còn phủ ngập lối Duy Tân
Trưa Saigòn em xinh đẹp bội phần
Trong gió nhẹ, bay bay tà áo trắng!

Em yêu nhỉ! Em có còn hờn lẫy?
Mắt nai buồn, nhẹ gắt: “Ghét anh ghê!”
Để cho anh phải lạc lối đường về
Anh cuống quýt, thốt lời: “Xin lỗi nhé!”

Hay là:

Trong chiều chuộng, trong nâng niu, êm nhẹ
Người trao ta, những tình cảm chơi vơi
Qua tia nhìn âu yếm quá đi thôi
Đấy có phải là Tình Yêu không nhỉ?

Nhớ những lúc mắt buồn dâng sầu tím
Ta dỗi hờn, lệ muốn ngập rưng mi
Người vội vàng tha thiết, giọng thầm thì
Và êm ái, thốt lời: “Xin lỗi nhé!”

(Trích trong Những Bài Thơ Tình Yêu- Thơ Sương Lam)

Bây giờ đã qua thời thơ mộng cũ, quý ông lại có cái tự ái to như cái nia, dù đôi khi biết mình có lỗi nhưng quý ông vẫn không chịu nhận lỗi và tìm cách bào chữa lỗi lầm của mình hoặc tung chiêu “im lặng là vàng” thay cho lời xin lỗi. Quý ông đã vô tình đóng cửa thiên đàng rồi đấy ạ vì quý ông đã quên lời nói vàng ngoc này:

“Việc tốt lành nho nhỏ
Lời yêu thương nhẹ nhàng
Làm trần gian tươi nở
Chằng khác chi thiên đàng”
Julia F. Carney.

Thôi thì quý bà cũng nên mở lòng từ bi mà tha thứ cho quý ông để gia đạo được vui hòa. Đó là cơ hội để cho quý bà học chữ Hoà và chữ Nhẫn vì người viết có nhớ trong 14 điều dạy của Đức Phật, điều 11 và điều 12 có dạy:

“Món nợ lớn nhất của đời người là Tình Cảm (điều 11)
Lễ vật lớn nhất của đời người là Khoan Dung” (điều 12)

Biết đâu chừng, khi quý bà lấy lòng khoan dung mà đối xử với quý ông như vậy, thì quý ông càng quý trọng quý bà hơn. Có đúng không ạ?
Dĩ nhiên quý ông cũng nên khoan dung mà tha thứ những lỗi lầm của quý bà, nếu có, để cho gia đình được hạnh phúc.
Nói đến hạnh phúc trong hôn nhân, người viết lại nhớ đến câu danh ngôn Tây Phương dí dỏm dưới đây:
“Muốn có hôn nhân hạnh phúc thì người vợ phải biết mù và người chồng phải biết điếc”
Montagne
Bạn có đồng ý chăng?

Tóm lại, chúng ta có thể kết luận như sau: “Con người ai cũng phạm lỗi cả. Khi phạm lỗi ta cần phải biết nhận lỗi và xin lỗi. Sau cùng, ta phải lấy lòng từ bi, khoan dung mà tha thứ lỗi lầm của người khác.
Nói thì nghe dễ đấy, nhưng thực hành chắc là khó lắm nhỉ? Tuy nhiên trên bước đường tu học thì ta cũng cần nên cố gắng thực hành những hạnh tốt lành nói trên, phải không bạn?

“Nhân vô thập toàn” và người viết cũng thế. Khi chia sẻ tâm tình với các bạn, thế nào người viết cũng phạm ít nhiều lỗi lầm dù là nho nhỏ hay vô tình. Tôi xin thành thật xin lỗi quý bạn và xin quý vị hãy khoan dung tha thứ lỗi lầm của tôi nhé. Xin đa tạ

Sương Lam

Hình ảnh và tài liệu sưu tầm trên internet

(Nguồn MCTN-ORTB số 38)
bienchet
#400 Posted : Thursday, July 8, 2010 8:15:50 AM(UTC)
bienchet

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,452
Points: 0

http://vietlinhweb.com/D...n/bienchet/hoavouu.html
Xin click vào link này để xem bài viết về Hoa Vô Ưu
Users browsing this topic
Guest (11)
26 Pages«<1819202122>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.