Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123
Về Miền Đất Phật
Sương Lam
#41 Posted : Wednesday, October 17, 2007 2:00:26 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

Hôm nay SL xin mời các bạn cùng đi viếng thành Vương Xá và Trúc Lâm Tịnh Xá nhé.Rose

Vài nét về Vương Xá và Trúc Lâm Tịnh xá


Sau khi viếng thăm Đại Học Nalanda, chúng tôi tiếp tục đi đến thị trấn Rajgir tức là kinh đô Vương Xá của nước Ma Kiệt Đà của vua Tần Bà Sa La ngày xưa. Raigir cách Nalanda 11km về phía nam, là nơi Đức Phật thường đi khất thực . Vương xá cũng là nơi Phật gặp gỡ các đại đệ tử quan trọng đó là Ngài Xá Lơi Phất và Mục Kiền Liên.
Theo lịch sử, tại nơi đây vua Tần Bà Sa La ( trẻ hơn Phật 5 tuổi) đã đề nghị nhường một phần đất Ma Kiệt Đà cho Đức Phật khi còn là một du sĩ để cùng nhau trị vì, nhưng Đức Phật đã từ chối.

Vua Tần Bà Sa La thỉnh cầu Đức Phật sau khi đắc đạo hãy trở về thăm vua. Đức Phật nhận lời và thường tới Vương Xá để giảng pháp trong khu vườn Trúc Lâm (Velvunan) trồng toàn tre, nằm ở phía bắc thành Vương Xá. Đây là nơi Đức Phật hay đến giảng kinh, thuyết pháp nên trong các bộ kinh hay có đoạn: “Một thời Đức Thế Tôn ở tại Vương Xá, trong vườn tre Velvunan…”
Trong vườn hiện còn hồ nước trong xanh. Đó là hồ Kalandaka nơi Đức Phật thường tắm. Ngày nay vườn Trúc Lâm được rào bọc cẩn thận, có lối đi sạch sẻ, hoa lá xinh đẹp .
SL có đến viếng Trúc Lâm Tịnh Xá, ngắm nhìn, chụp hình kỷ niệm bên bụi trúc to lớn, đẹp đẻ và bước chân xuống hồ Kalandaka truyền thuyết này.

Chúng tôi cũng có đến viếng bái núi Kê Túc. Theo lời của hướng dẫn viên thì Thầy Huyền Trang khi đến viếng núi Kê Túc đã thấy Đức Ca Diếp thị hiện bảo đang chờ đợi Đức Phật Di Lặc sẽ ra đời trong tương lai.

Chu’ng tôi cũng có đến nơi vua Tần Bà Xa La bị đứa con ngỗ nghịch của mình là A Xà Thế giam giữ, vườn xoài của bác sĩ Jivaka, người đã được nhà vua chỉ thị chăm sóc sức khoẻ cho tăng đoàn.

SL trong vườn Trúc Lâm



Hồ nước Kalandaka trong vườn Trúc Lâm



SL đứng trước hồ nước Kalandaka




Núi Kê Túc nơi Đức Ca Diếp thị hiện

SL đứng trước núi Kê Túc



Bảng nói về vua Tân Bà Sa La bị giam



Nền đá nơi vua Tần Bà Sa La bị giam

Sương Lam
#42 Posted : Sunday, November 11, 2007 1:26:12 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào các bạn,
SL lu bu nhiều chuyện, hôm nay được nghỉ xả hơi nên vô đây post tiếp một vài hình ảnh về núi Linh Thứu ở Ấn Độ nhân chuyến SL đi hành hương Phật tích Ấn Độ hồi tháng 2-07.

Trước tiên, phái đoàn phải đi xe cable leo lên đỉnh núi Bảo Sơn viếng bảo tháp Hoà Bình do Phật tử Nhật xây cất.

Đi xe cáp lên Bảo Tháp Hoà Bình



Bảo Tháp Hoà Bình do Nhật Bản xây cất


Sau khi lễ Phật xong,SL phải đi bộ xuống núi và leo sang núi Linh Thứu ở cách núi Bảo Sơn khảng chưa đến 1 mile.

.

Đường di đuợc trải đá tồt đẹp, có từng bậc thang nhưng quanh co qua những hang động của các đệ tử Phật: Ngài Xá lợi Phật, A Nan thiền tu trong đó.

Hang động của ngài Xá Lợi Phất


Phái đoàn và SL leo lên núi Linh Thứu, nơi cách đây 25 thế kỷ Đức Phật đã truyền giảng nhiều bộ kinh quan trọng như: Kinh Đại Bát Nhã, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Đại quang Minh, Kinh Đại Tập Phương Đẳng v...v...
Đây cũng là nơi diễn ra Hội Linh Sơn mà ngày nay chúng ta hay nghe tụng " Linh Sơn Hội Thượng Phât.." (Lời trình bày của người hướng dẫn)

Trên đỉnh núi Linh Thứu







Lúc đó cũng có phái đoàn Phật tử Tích Lan cũng đến chiêm bái Phật tích này.




PC
#43 Posted : Friday, January 8, 2010 7:20:03 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
http://www.daophatngayna...ich-An-Do-va-Nepal.html

Theo link trên thì nếu ở ngòai VN muốn tham gia chúng ta sẽ tự túc đến New Dehli.


- Quý Phật tử hải ngoại đi trực tiếp từ nước mình phải mua vé máy bay tự túc đến sân bay Delhi, Ấn Độ vào ngày 5-3-2010 sẽ được Thầy ra đón và tự túc làm visa nhiều lần vào Ấn Độ, và đóng chi phí bao trọn gói trong Ấn Độ và Nepal là $1400 USD / 1 người.
Quách Tĩnh
#44 Posted : Saturday, January 9, 2010 2:55:57 PM(UTC)
Quách Tĩnh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 61
Points: 0

Một vài hình ảnh Kỷ Niệm "Đương Về Xứ Phật":




Bao Thap trong khuon vien Bo De Dao Trang




Cac nguoi con Phat han hoan duoi su mau nhiem cua vung dat thieng






Sa vuong dung than che mua nang cho Duc The Ton khi Ngai nhap Dai Dinh
PC
#45 Posted : Monday, January 11, 2010 4:14:09 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Anh Quách Tĩnh ơi,
Anh đi hành hương hay là du lịch vậy? Anh đi tour nào vậy? Cám ơn anh.

Quách Tĩnh
#46 Posted : Tuesday, January 12, 2010 4:16:31 PM(UTC)
Quách Tĩnh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 61
Points: 0

quote:
Gởi bởi PC

Anh Quách Tĩnh ơi,
Anh đi hành hương hay là du lịch vậy? Anh đi tour nào vậy? Cám ơn anh.





Chị PC:

Năm 2005, chúng tôi đi tour sang vùng đát Phật khoảng 19 ngày. Tour này do chùa Viên Giác bên Ấn Độ tổ chức cho hơn 60 Phật tử Hoa Kỳ va Canada có sự phối hợp với một chùa bên Canada. Hồi đó giá còn tương đối rẻ, phí tổn máy bay và thăm viếng thắng tích khoảng $3000 mỗi người (gồm cả phí khoản làm Phật Sự và từ thiện). Chúng tôi đi thăm hầu hết các thánh tích của Phật Giáo như Tứ Đông Tâm etc... Về chỗ ở thì ở tại các chùa lớn, khá tươm tất + các khách sạn 4 và 5 sao. Cuộc hành hương thật có nhiều kỷ niêm và lý thú .
Tháng 5, 2009 chúng tôi tự túc mua vé máy bay, đặt khách sạn etc... và tự mình làm cuộc hành hương thứ hai vì đã hiểu biết đường đi nước bước rồi. Tự túc đi cũng có cái lợi là thích tu tập và lưu lại ở đâu lâu thì tùy minh quyết định và không bị ràng buộc đi theo đoàn.có hơi gò bó, dù là được đi thăm nhiều chỗ hơn. Sau khi thăm viếng Phật tích và tu tâp. chúng tôi đã tự đặt chương trình đi thăm viếng một số các quốc gia Á Châu trong năm vừa qua (một công đôi ba việc nên cũng tiện lắm).
Đi tự túc thì sẽ tốn kém hơn là đi theo phái đoàn hành hương. Nhưng bù lai như tôi đã nói có cái thoải mái riêng và thích thú khi tự mình tìm ra những điều mới. Nhưng đã gọi là sang đất Phật để tu tập thì cũng đừng quá quan trọng về vấn đền ăn ở cho lắm. Xưa Đức Phật và các thánh tăng còn đi chân đất hoằng hóa từ vùng này sang vùng khác; ngủ thì ngủ dưới gốc cây mà thôi. Tôi đã gặp nhiều nữ Phật tử Nhật Bản (Nữ - rất trẻ, chỉ khoảng 23 tuổi trở lại) rất có đạo tâm. Lần đầu họ sang đất Phật để chiêm bái chỉ. vì... kính ngưỡng công đức cao dầy của Đức Phât. Có người (đa số là sinh viên) nói rằng chỉ đủ tiền mua vé máy bay, và họ đã tìm cách xin tá túc ở các chùa lân cận Bồ Đề Đạo Tràng với giá tượng trưng $US 10-$US 20 một ngày, cốt là để tu tập. Họ gặt hái được nhiều an lạc và sự hộ trì của tam bảo.

Thân,

QT
thaonguyen
#47 Posted : Tuesday, January 12, 2010 5:41:58 PM(UTC)
thaonguyen

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 49
Points: 0

Cô SL kính mến ,
Cám ơn cô đã cho xem hình cô về đất Phật... Đẹp lắm ! Cho TN xin đem những tấm hình nước Phật về trang nhà của TN được không??
Chào chị PC ,anh QT.
Kính chúc vô lượng an lạc
PC
#48 Posted : Wednesday, January 13, 2010 5:58:43 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Cám ơn anh QT, PC cũng muốn đi theo kiểu bụi đời như các sinh viên anh nói trên. Sau đây là một bài kể khác về chuyến hành hương. Mỗi tác giả có kinh nghiệm khác nhau, thật thú vị vô cùng.

http://www.art2all.net/a...huong_bodedaotrang.html

Chào thaonguyen.


LÁ THƯ HÀNH HƯƠNG

DHARAMSALA

Tâm Quảng



Bạn mến,

Từ rất lâu, trong tâm thức tôi, Dharamsala là một điểm hẹn phải đến, nhưng rồi ngày tháng trôi đi, tôi vẫn chưa thực hiện được ước mơ đó, cho đến cách đây hơn một tháng, cơ duyên được đi Dharamsala chợt đến với tôi như một sự tình cờ. Nhưng chuyện đó dông dài lắm, tôi sẽ kể với bạn trong lá thư sau. Bây giờ tôi xin kể với bạn về chuyến hành hương Dharamsala, được gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma và Đức Karmapa cùng vài cảm nghĩ sau chuyến đi.



Thứ Hai, ngày 17 và thứ ba, ngày 18 tháng 11 năm 2008

Từ Surajkund đi Dharamsala là đoạn đường dài nhất trong chuyến hành hương Ấn Độ, chúng tôi chia làm hai chặng. Ngày đầu đi từ Surajkund đến Chandigarh. Đoạn đường này tương đối tốt, cho nên nói chung là thoải mái. Ngày thứ hai, từ Chandigarh đến Dharamsala chưa đầy 200 cây số mà chúng tôi phải đi từ 7 giờ sáng đến 8 giờ đêm mới đến nơi vì đường đèo quanh co, hiểm trở với rất nhiều khúc quanh rất gấp (Hình 1). Cảnh vật ở vùng cao rất đẹp với những rừng thông bạt ngàn (Hình 2). Nơi đây đặc biệt có một loại cây thuộc họ thông gọi là Tuyết Tùng Hy Mã Lạp Sơn (Himalayan Cedar, tên khoa học là Cedrus Deodara). Deodara theo tiếng Sanskrit devadāru nghĩa là "cây của các vị Trời" hay là “cây linh thiêng”. Người ta cũng có thể thấy họ hàng loại cây này ở châu Âu, vùng Địa Trung Hải hay bờ Tây Bắc Mỹ.

Sau khi nhận phòng khách sạn và ăn tối xong, đêm đã khuya. Không như những thành phố, thị trấn khác ở Ấn Độ ngày đêm rầm rì bởi âm thanh của xe cộ và sinh hoạt, đêm Dharamsala yên tỉnh khác thường. Đó là sự yên lặng đặc biệt của những vùng cao tách biệt với những đô hội. Nó làm tôi nhớ đến những đêm Đà Lạt trong những năm 60-70 của thế kỷ trước khi cuộc sống không đến nổi quá xô bồ như hiện nay.



Thứ Tư, ngày 19 tháng 11 năm 2008

Buổi sáng đầu tiên tại Dharamsala, một buổi sáng tuyệt vời. Khí hậu mát lạnh cho ta một cảm giác sảng khoái. Lắng nghe tiếng chim hót, một điều khó có được ở những nơi đoàn đã đi qua ngoại trừ ở Bồ Đề Đạo Tràng. Phía bên kia sườn đồi nắng lên rực rỡ. Những ngôi nhà nhiều tầng, nhà này như sắp lên phía trên nhà khác, một quang cảnh thường thấy ở những vùng cao (Hình 3). Phía xa ở một hướng khác là dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ (Hình 4). Lẫn khuất trong đám lá cây là một ngôi chùa mới xây (Hình 5).

Nơi các Phật tử háo hức đến viếng đầu tiên là ngôi chùa nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma đang cư ngụ. Những ai đã đến Dharamsala, đã viếng ngôi chùa này, chắc hẳn rất quan tâm đến tình cảnh nhân dân Tây Tạng bị Trung Cọng đàn áp. Nơi cổng vào chùa, khách hành hương càng cảm thấy ái ngại khi đọc lời kêu gọi khẩn thiết của nhân dân Tây Tạng (Hình 6) như sau:

Ngài Lạt Ma Panchen là vị lãnh đạo thứ hai của nhân dân Tây Tạng. Ngài có trách nhiệm bảo vệ, giải phóng và giác ngộ nhân dân Tây Tạng. Vào ngày 14 tháng 5 năm 1995, Đức Đạt Lai Lạt Ma xác nhận Gendhen Choekyi Nyima khi đó được 6 tuổi là Lạt Ma Panchen thứ 11. Tuy nhiên, vào ngày 17 tháng 5, chính phủ Trung Quốc đã bắt cóc Ngài và cho đến nay không ai trong chúng tôi được biết Ngài ở đâu. Vì vậy chúng tôi kêu gọi các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và cá nhân ủng hộ việc thả ngay lập tức Ngài Lạt Ma Panchen.

Hôm nay, các vị tu sỹ tụng kinh cầu an cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Khách hành hương vào chùa dự thời kinh cầu an theo nghi thức Phật giáo Tây Tạng. Tiếng tụng kinh ở cung bậc thấp nhất của giọng nam trầm hòa với tiếng cồng, tiếng trống cùng với những nhạc cụ khác tạo nên một không khí linh thiêng, huyền bí khác thường.

Một số người khác đi xuống phố. Đường phố ở đây chật hẹp nhưng tương đối sạch sẽ. Học sinh đi học, áo quần tươm tất. Các em hồn nhiên vui đùa như bao trẻ em khác trên thế giới (Hình 7). Chen lẫn giữa dòng người đi lại trên đường phố là bóng dáng quen thuộc của những nhà sư Tây Tạng (Hình 8). Hàng quán bán rau quả, thực phẩm và đồ lưu niệm cũng giống như các hàng quán ở những nơi khác trên xứ Ấn. Điều khác biệt là những người bán hàng trong khi chờ đợi khách hàng vẫn liên tục lần tràng hạt và không ngớt tụng kinh, hay niệm Phật, nét mặt an vui, thanh thản (Hình 9).


Cuối một con đường chính của thị trấn, một đoàn người xếp hàng dài với những bình gaz để chờ mua gaz trong trật tự và yên lặng (Hình 10). Ở những nơi khác, người ta chất cát, đá trên lưng những con lừa và thả cho chúng tự mang đến nơi mà chúng đã quen đường đi nước bước (Hình 11).

Đôi khi khách hành hương bắt gặp vài em bé người Tây phương (Hình 12). Các em bé này trông rất vui vẻ, hạnh phúc và hòa nhập với cuộc sống ở một vùng xa xôi không có những tiện nghi mà các em có ở đất nước của các em. Người ta đoán chừng các em là con cái của những người Tây phương đến đây tu tập hay làm việc thiện nguyện.

*

Cảnh trí ở Dharamsala rất đẹp. Một trong những thắng cảnh là Hồ Thiêng (Hình 13). Trên cao độ 1900 mét, hồ được bao quanh bởi những cây Tuyết Tùng Hy Mã Lạp Sơn. Hằng năm vào tháng 9, người dân tổ chức hội chợ và người sùng đạo có tục lệ đến tắm ở Hồ Thiêng này .

Dharamsala có một cảnh đẹp tuyệt vời mà khách hành hương không thể nào bỏ qua được, đó là cảnh mặt trời lặn trên dãy Hy Mã Lạp Sơn (Hình 14).

Cảm tưởng chung sau ngày đầu tiên ở Dharamsala: thủ đô của chính phủ Tây Tạng lưu vong vẫn còn nghèo nàn nhưng không quá lạc hậu và đây là một xứ sở thanh bình, mặc dù ở quê nhà, đất nước này còn chịu những áp bức vô cùng nặng nề của đảng cộng sản và nhà cầm quyền Trung Cọng muốn đồng hóa dân tộc và tiêu diệt nền văn hóa, tín ngưỡng của người Tây Tạng bất kể bị cả Thế giới phản đối.



Ngày 20 tháng 11 năm 2008

Theo chương trình, phái đoàn hành hương đi đến Dhara Chakra Centre để đãnh lễ Đức Karmapa thứ 17 (The 17th Gyalwang Karmapa).

Xe bắt đầu lăn bánh lúc 9:30 sáng. Đường đi quanh co khúc khuỷu, chật hẹp và rất dốc nhưng đoàn cũng đã đến nơi an toàn và đúng giờ. Trên đường đi, chúng tôi thấy dân chúng xếp hàng dài, nhiều người cầm những dải lụa màu để chào mừng Đức Đạt Lại Lạt Ma hôm nay xuống núi để chủ trì một cuộc họp đặc biệt của người Tây Tạng. Trong thời gian chúng tôi ở đây, có một cuộc họp kéo dài một tuần lễ của khoảng 500 người đại diện cho người Tây Tạng lưu vong trên thế giới về đây để thảo luận về phương cách đấu tranh chống sự đàn áp của Trung Cọng tại Tây Tạng trong tình thế mới và khi không ai còn có thể tin vào thiện chí của những người lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc trong các cuộc thương thảo với những người đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma



Nơi cư ngụ của Đức Karmapa thứ 17 là một trong những trung tâm đào tạo tăng sĩ lớn nhất của người Tây Tạng (Hình 15). Đây còn là nơi ở và tu học của khoảng 500 nhà sư Tây Tạng. (Hình 16)



Phái đoàn hành hương được văn phòng Đức Karmapa tiếp đón chu đáo. Sau một tuần trà và bánh ngọt, mọi người được hướng dẫn vào chánh điện sắp xếp chỗ ngồi trước khi Đức Karmapa tiếp đoàn.



Đúng 11:00 sáng, Đức Karmapa quang lâm chánh điện. Thầy trưởng đoàn tác bạch nhân duyên đoàn đến đãnh lễ Ngài. Đức Karmapa bày tỏ Ngài rất hoan hỷ tiếp đoàn Phật tử Việt Nam từ các nước Úc, Mỹ, Canada, Việt Nam đến Dharamsala. Ngài cho biết Ngài rất quan tâm đến truyền thống Phật giáo, triết học và văn học Việt Nam và hy vọng sẽ phát triển sự quan hệ giữa Phật giáo Tây Tạng và Việt Nam trong thời gian tới. Đức Karmapa tặng cho mỗi người trong đoàn một bì thư, trong đó có ba bì thư nhỏ đựng những viên thuốc điều chế theo y học Tây Tạng và Ngài đã chú nguyện.



Sau đó đoàn được chụp hình lưu niệm với Ngài. Buổi tiếp kiến của Karmapa chấm dứt, mọi người hoan hỷ ra về.



Một ngày qua trọn vẹn.



Vài dòng về Đức Karmapa thứ 17:

Đức Karmapa thứ 17, tên thật là Apo Gaga, sinh năm 1985 trong một gia đình du cư ở Lhatok, phía Đông Tây Tạng. Năm 1992, các đệ tử của Đức Karmapa thứ 16 theo chỉ dẩn mật trong Lá Thư Tiên Tri đã tìm ra Apo Gaga là Đức Karmapa thứ 17, hiệu Ogyen Drodul Trinley Dorje. Cùng năm đó, Đức Karmapa thứ 17 trở về Tu Viện Tolung Tsurphu ở Miền Trung Tây Tạng. Ngài là Lạt Ma cao cấp duy nhất được cả Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính quyền Trung Quốc công nhận là hóa thân của Đức Karmapa thứ 16, người lãnh đạo của phái Hắc Mạo (Karma Kagyu) Phật Giáo Tây Tạng.

Sau nhiều tháng chuẩn bị kỹ lưỡng, vào ngày 28 tháng 12 năm 1999, Vị Karmapa 14 tuổi nại cớ nhập thất, đã bí mật rời tu viện Tsurphu cùng vài người cận sự. Ngài bắt đầu một cuộc hành trình táo bạo bằng xe hơi, ngựa, trực thăng, tàu lửa và taxi. Ngày mồng 5 tháng Giêng năm 2000, Ngài đến Dharamsala, nơi đây Ngài đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài nhận được quy chế tỵ nạn của chính phủ Ấn Độ vào năm 2001.[i]



Ngày 21 tháng 11 năm 2008

Hôm nay là ngày trọng đại nhất đối với đoàn: chúng tôi được Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp kiến.

10:45 sáng, đoàn hành hương ăn mặc chỉnh tề xếp hàng một, thiền hành đến chùa Đức Đạt Lai Lạt Ma. Từ nhiều năm nay, Trung Cọng đã cho đặc công giả dạng tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng lẻn vào khu vực này để ám sát Đức Đạt Lai Lạt Ma. Mặc dù chúng không thành công trong âm mưu này nhưng chúng cũng đã sát hại vài vị Lạt Ma cao cấp của Tây Tạng, vì vậy việc kiểm tra an ninh rất cẩn thận. Sau đó, chúng tôi được đưa vào một hành lang rộng đủ cho một trăm người ngồi. 12:30 trưa Đức Đạt Lai Lạt Ma bước vào phòng, lặng lẽ, hoàn toàn không có một nghi thức nào cả. Giản dị và chân tình như người nhà gặp người nhà, nụ cười hoan hỷ, Ngài vui vẻ chào đón đoàn. Chúng tôi đứng dậy chào Ngài và Ngài ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống. Thầy trưởng đoàn tác bạch nhân duyên đoàn đến thăm Ngài. Mở đầu cho phần nói chuyện của Ngài, Đức Đạt Lai Lạt Ma hỏi:

- Hầu hết các vị đều biết tiếng Anh phải không?

- Thưa vâng.

- Tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của các vị, và cũng không phải là tiếng mẹ đẻ của tôi. Vậy một việc dễ dàng là chúng ta sẽ “chat” (trò chuyện) với nhau bằng “broken English” (thứ tiếng Anh không chuẩn.)

Lời nói đùa hóm hình của Ngài làm cho không khí buổi tiếp kiến bớt vẻ nghiêm trang và trở nên thân tình hơn. Ngài nói tiếp:

- Các vị là Phật tử phải không? Phật tử nghĩa là gì? Phật tử nghĩa là học trò của Phật. Tôi cũng là Phật tử, cũng là học trò của Phật. Vậy chúng ta là học trò của cùng một vị Thầy. Chúng ta học giáo lý của Phật. Trong giáo lý của Phật có một bài kinh quan trọng, đó là bài Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Các vị có thuộc bài này không? Tôi muốn được các vị tụng cho tôi nghe bài kinh này bằng tiếng của các vị.

Bài kinh này mỗi ngày trên xe chúng tôi thường đọc tụng và chúng tôi cũng đã được Thầy trưởng đoàn cho biết thế nào Ngài cũng bảo chúng tôi tụng bài này, cho nên sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma yêu cầu và Thầy trưởng đoàn xướng, chúng tôi đã tụng bài Bát Nhã Tâm Kinh rất nhịp nhàng. Nghe chúng tôi tụng bài kinh này một cách thông suốt, Đức Đạt Lai Lạt Ma tỏ vẻ hoan hỷ. Ngài nói tiếp rằng bản thân Ngài đã suốt đời học giáo lý của Phật từ lúc còn nhỏ nhưng Ngài vẫn tiếp tục học kinh Phật bởi vì trong đó có nhiều ý nghĩa thâm sâu không thể suy nghĩ mà biết được. Ngài dạy rằng mỗi người chúng ta đều có tánh Phật. Tánh Phật cũng ví như một cây hoa, muốn cây hoa có cành, có lá và trổ hoa, người trồng phải siêng năng chăm sóc, tưới nước, bón phân... Cũng vậy, người đệ tử Phật muốn cho tánh Phật được hiển lộ, phải siêng năng tu tập, thiền quán, niệm Phật, tụng Kinh, trì Chú. Phải làm công việc đó mỗi ngày không dừng nghỉ, mới mong có ngày giải thoát và giác ngộ. Do vậy quý vị nhớ chăm sóc và tưới nước cho mãnh đất tâm của mình nhé.

Ngài nhấn mạnh đến lời Phật dạy về lòng từ bi, rồi chia sẻ rằng Ngài rất thích đọc lịch sử Việt Nam, nhất là sự phát triển của Phật Giáo qua ngã Bắc tông.

Liên quan đến tình hình Tây Tạng hiện nay, Ngài nói:

- Các nhà cầm quyền cộng sản dùng cách thức chia để trị. Họ chia rẻ cha mẹ với con cái, anh với em, bạn bè với nhau. Bằng cách đó họ làm cho người dân sợ hãi và dựa vào đó để thống trị người dân. Vậy chúng ta phải vượt lên trên nổi sợ hãi. Đó là đức tánh Vô Úy của những người con Phật.

Trả lời câu hỏi “Ngài có dự định đến Việt Nam hay không”, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời:

- Hiện nay thì tôi không có dự định đến Việt Nam vì Việt Nam hiện là một nước cộng sản và đến đó thì tôi sẽ bị bắt ngay. Nhưng chừng nào Việt Nam không còn là cộng sản nữa, tôi là người ngoại quốc đầu tiên đến Việt Nam như tôi đã từng là người ngoại quốc đầu tiên đến Slovakia khi nước này không còn là cộng sản. (Vỗ tay). Nhưng nhớ mua vé máy bay cho tôi nhé!

Ngài mĩm cười và căn dặn tiếp:

- Theo tôi điều rất quan trọng là chúng ta cần làm cho mọi người trong nước biết về tự do ngôn luận, báo chí, và đặc biệt quý vị đang sống xa quê mẹ, nên cố gắng gìn giữ ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam. Tất cả những điều này phải được bảo tồn trên xứ người.

Sau lời phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt Ma, chúng tôi được mời ra sân để chụp ảnh chung với Ngài. Buổi tiếp kiến của Ngài Đạt Lai Lạt Ma chấm dứt lúc 1:00 trưa. Phái đoàn hành hương hoan hỷ ra về, trong lòng không ngớt quyến luyến. Ai nấy đều muốn kéo dài thêm giây phút quý báu được nhìn, được nghe, được ở gần Đức Phật Sống ở thế kỷ 21 này.



Ghi nhận sau chuyến hành hương:

Sau khi chuyến hành hương kết thúc và khi về đến nhà, chúng tôi mới biết rằng khoảng hai tuần sau khi tiếp kiến chúng tôi, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ đi công du châu Âu để gặp gỡ các nhà lãnh đạo khối liên minh các nước châu Âu và những người được giải thưởng Nobel Hòa Bình tại Ba Lan. Bận rộn như vậy mà Ngài vẫn sẵn sàng dành thì giờ cho phái đoàn Phật tử Việt Nam. Điều này làm cho chúng tôi vô cùng cảm động.

Nói đến Đức Đạt Lai Lạt Ma là nói đến Tây Tạng. Nói đến Tây Tạng, tôi liên tưởng đến những tương đồng giữa số phận dân tộc này với Việt Nam. Năm 1950, Trung Cọng đã xua quân chiếm cứ đất nước này và giết hại trên một triệu người dân vô tội. Gần ba mươi năm sau, Trung Cọng lại xua quân xâm chiếm Việt Nam. May mắn hơn, Việt Nam đã đẩy lui cuộc xâm lăng này. Tuy nhiên, từ bấy đến nay, với sự tiếp tay của những người lãnh đạo đảng cọng sản Việt Nam, Trung Cọng đã từng bước lấn đất, lấn biển Việt Nam. Điều đáng hổ thẹn là trong khi nhà cầm quyền Việt Nam để mặc cho thanh niên Trung quốc biểu tình ngay ở trung tâm Sài Gòn thì chính họ lại thẳng tay đàn áp nhân dân, thanh niên Việt Nam biểu tình lên án việc Trung Cọng xâm lấn Hoàng Sa và Trường Sa, việc mà ngoài miệng người phát ngôn của chính quyền Hà Nội cũng lên án!

Trong lịch sử Việt Nam từ ngày lập quốc cho đến nay có thể có những ông vua, ông quan, những cá nhân bán nước cầu vinh, nhưng chưa bao giờ có trường hợp cả một triều đình, cả một tập thể lãnh đạo đất nước lại đi dâng đất, dâng biển cho nước ngoài như đảng cọng sản Việt Nam hiện nay!

Trước nỗi ô nhục này, nhà thơ Bùi Minh Quốc đã phải thốt lên:

- Tổ Quốc có bao giờ nhục thế này chăng?[ii]

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói trong buổi tiếp kiến phái đoàn hành hương: “chúng ta phải phải vượt lên trên sự sợ hãi.” Đó là lời căn dặn nhân dân Tây Tạng và Việt Nam.

Tương tự như vậy, trong Thông điệp Xuân Đinh Hợi, 2007, Hòa Thượng Thích Quảng Độ Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã kêu gọi Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước: “Bằng đức tính Vô Úy - không sợ hãi - mà thực hiện tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo và công bình xã hội, ... hoàn thành chí nguyện phục vụ dân tộc và nhân loại.” [iii]

Đức Đạt Lai Lạt Ma căn dặn chúng tôi: cần làm cho mọi người trong nước biết về tự do ngôn luận, báo chí, và đặc biệt quý vị đang sống xa quê mẹ, nên cố gắng gìn giữ ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam. Tất cả những điều này phải được bảo tồn trên xứ người.

Cũng cùng mục tiêu đó, Cố Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã suốt đời đấu tranh cho nhân quyền, quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam, vì vậy mà các Ngài đã trải qua không biết bao nhiêu năm tù tội và cho đến nay, Hòa Thượng Thích Quảng Độ vẫn còn bị quản thúc tại Thanh Minh thiền viện.

Hôm nay ôn lại những lời dặn dò của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nghĩ đến sự giống nhau giữa hai dân tộc, tôi ý thức rằng nếu người dân Việt không sớm đoàn kết đấu tranh giành lấy quyền làm chủ đất nước mình, để đòi cho bằng được công lý, dân chủ, nhân quyền thì trong tương lai không xa, người dân Việt Nam cũng sẽ phải chịu số phận của người Tây Tạng hiện nay.

Cầu mong Chư Phật gia hộ cho nhân dân Tây Tạng và Việt Nam sớm thoát khỏi tai ương gây ra bởi những tham lam vô bờ bến, bởi những dục vọng ích kỷ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, bởi tham vọng bá quyền Trung Quốc, hầu mong cho người dân ở hai đất nước này cũng như nhân dân thế giới được sống trong tự do và thanh bình.

Cuối thư, chúc bạn mến thân tâm thường An Lạc.



Surrey - Canada, thứ Sáu, ngày 19 tháng 12 năm 2008

Tâm Quảng



PC
#49 Posted : Thursday, January 14, 2010 6:02:58 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG



Bạn mến,



Trong lá thư trước đây tôi có nói rằng chuyến hành hương Ấn Độ năm nay đến với tôi như là một sự bất chợt, hôm nay tôi xin kể với bạn về chuyện hành hương Bồ Đề Đạo Tràng, chặng đầu của chuyến hành hương đó.



Một ngày cuối tháng 9 năm 2008, tôi nghe tin chị Hai tôi ở Austin, Texas quyết định đi hành hương Ấn Độ, bất chấp sự ngăn trở của chồng và ba đứa con. Tôi gọi điện thoại cho chị để khen chị đã có can đảm làm một quyết định “lịch sử”. Chị tôi cho biết là trong chuyến đi này sẽ được gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nghe nói phái đoàn hành hương sẽ được gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi cảm thấy phấn khích hẳn lên, nên hỏi tiếp chị về ban tổ chức chuyến hành hương và quyết định ghi danh vào phái đoàn hành hương này. Vấn đề khó khăn ở chỗ là thời gian ghi danh đã qua từ lâu, tôi không biết ban tổ chức có còn cho tôi ghi danh hay không, nhưng tôi vẫn gởi email cầu may cho thầy trưởng đoàn xin được tháp tùng đoàn. Ngày hôm sau, tôi nhận được email của thầy trưởng đoàn báo cho biết tôi có thể đi theo đoàn. Mọi thủ tục như chuyển tiền, xin visa, chích ngừa,v.v... được tiến hành nhanh chóng và suông sẽ.



Từ đó, trong suốt tháng 10, tôi háo hức chuẩn bị mọi chuyện để tham gia chuyến hành hương này. Hàng ngày, tôi lên Google Earth để xem lại lộ trình mà đoàn sẽ đi đến, học lại những địa danh mà đoàn sẽ đi qua bởi vì có sự thay đổi giữa tên cũ và tên mới, đọc lại những sự tích của Phật có liên quan đến những địa danh đó, v.v... Tóm lại, tôi chuẩn bị rất kỹ, nhưng đáng trách nhất là tôi không đọc kỹ giờ máy bay cất cánh, điều này gây cho tôi khó khăn trong chặng đầu cuộc hành hương mà tôi sẽ kể với bạn ở đoạn sau đây.



Ngày 4 tháng 11 năm 2008. Lỡ một chuyến tàu



Tôi đinh ninh máy bay từ Vancouver đi Taipei sẽ cất cánh lúc 5 giờ sáng, nên 3 giờ sáng tôi đã có mặt tại sân bay. Đến nơi, các quầy kiểm soát vé vắng hoe, tôi hỏi một nhân viên sân bay tại sao giờ này quầy kiểm soát vé của China Airlines vẫn chưa mở cửa? Người này bảo tôi phải chờ. Cảm thấy có gì bất an, tôi hỏi thêm một nhân viên khác trông có vẻ hiểu biết hơn. Ông ta bảo tôi đưa vé cho ông ta xem. Xem xong, ông ta bảo với tôi rằng máy bay đã cất cánh cách đây 3 tiếng đồng hồ! Nghe như vậy, tôi bủn rủn tay chân. Xem lại vé máy bay, giờ khởi hành: 0005 AM, tôi chợt hiểu ra rằng giờ bay là 5 phút sáng ngày 4 tháng 11 chứ không phải là 5 AM! Tôi than trời rằng hồi này người ta ưa dùng ngôn ngữ điện toán, ngôn ngữ mới về thời gian, chẳng hạn như “lúc một ngàn năm trăm hai mươi chiều” (at fifteen twenty PM) thay vì “mười lăm giờ hai mươi chiều” hay15:20PM! Tôi thầm trách hãng máy bay, nếu họ viết theo cách cũ 00:05 AM, có thêm dấu hai chấm giữa bốn con số, thì tôi đâu có mắc phải sai lầm tai hại này! Dù sao, lỗi của mình thì mình rán chịu, còn biết nói ai nữa? Điều cần làm ngay hiện nay là lấy taxi về nhà nghỉ, mọi chuyện ngày mai tính sau.



Ý nghĩ đầu tiên của tôi khi biết mình trễ tàu là đành bỏ chuyến đi! Nhưng sau vài giờ nghỉ ngơi, tôi bình tỉnh trở lại và quyết định tìm mọi cách để đuổi theo phái đoàn hành hương. Tôi nhớ lại hơn hai mươi năm trước đây, tôi đã có dịp sống một năm ở Ấn Độ, và khi những người “Tây-balô” chỉ mới lác đác xuất hiện trên đường phố Sài Gòn, tôi đã là một chàng “Mít-balô” (người Pháp gọi người Việt là An-Na-Mít) một mình một túi trên lưng, lang thang trên nhiều thành phố từ Bắc đến Nam vùng phía Tây Ấn Độ. Hơn nữa, cách đây gần 4 năm, trong chuyến đi cứu trợ nạn nhân cơn sóng thần Tsunami, tôi cũng đã đến Bồ Đề Đạo Tràng, cho nên chuyện đi lại ở xứ này không phải là điều quá khó khăn đối với tôi. Ngoài ra, nếu bỏ lỡ chuyến đi này thì làm sao có cơ hội để gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, đặc biệt là trong khung cảnh một buổi gặp mặt chỉ có dưới một trăm người tham dự?



Tôi chờ cho đến 9 giờ 30 phút sáng và gọi điện thoại cho hãng China Airlines. Họ cho biết chuyến bay đi Taipei và Taipei – New Delhi sắp tới vào ngày 6 đã không còn chỗ! Một điều nữa là vé của tôi do hãng Du Lịch Triumph ở Úc mua, cho nên người ta phải hỏi văn phòng của China Airlines ở bên đó xem vé của tôi có thể đổi ngày được hay không. Người ta hẹn hôm sau, ngày 5 tháng 11 sẽ cho tôi biết kết quả.



Tôi email cho thầy trưởng đoàn và người chủ hãng du lịch Triumph của Úc biết. Mặt khác, tôi gọi điện thoại đến khách sạn ở New Delhi, báo tin cho người chủ hãng du lịch Ấn Độ, phía đối tác của hãng du lịch Triumph Úc. Người này nói rằng tôi cứ đến New Delhi, và giữ liên lạc, họ sẽ tìm mọi cách giúp đỡ cho tôi.



Sáng hôm sau, nhân viên của hãng máy bay cho biết vé của tôi có thể dời ngày, và tôi có thể đi vào ngày mồng 8 bởi vì chuyến ngày mồng 6 tháng 11 đã hết chỗ. Tuy vậy, tối hôm đó, tôi cũng xách hành lý đến sân bay, thử thời vận đi theo lối “stand-by”. Có một sự trùng hợp là tối hôm đó, em gái tôi cũng đi về Việt Nam bằng hãng China Airlines. Người bán vé máy bay cho em tôi nói rằng vào giờ chót, nếu vẫn không có chỗ, em tôi có thể nhường chỗ cho tôi, nhưng điều này chỉ có thể thực hiện được ngay tại sân bay chứ không thể làm được trên mạng. Khi đến sân bay, tôi trình bày điều này với người quản lý quầy soát vé của hãng China Airlines, ông này nói rằng em tôi không thể nhường chỗ trên máy bay cho tôi được, vì khi em tôi hủy chỗ, hệ thống máy tính của hãng sẽ tự động điền tên của người đầu tiên trong danh sách chờ giữ chỗ. Tuy nhiên nhìn vẻ mặt “khẩn khoảng” của tôi, ông ta nói rằng lúc 11 giờ khuya, tức một giờ trước khi máy bay cất cánh, đến gặp ông và ông sẽ giải quyết cho. Được lời như cởi tâm lòng. Đúng 11 giờ khuya, tôi đến gặp ông quản lý, ông ta đồng ý cho nhân viên làm thủ tục cho tôi lên máy bay đi Taipei và từ Taipei đi New Delhi! Tôi thở phào nhẹ nhỏm như trút một gánh nặng trên vai.



Thứ Sáu, ngày 7 tháng 11 năm 2008 – Đến New Delhi và chuyến xe lửa tốc hành



Máy bay đáp xuống phi trường New Delhi lúc 13:00 PM. Sau khi nhận hành lý và khai báo hải quan xong, tôi hồi hộp đưa mắt tìm nhân viên của hãng du lịch Ấn Độ. Nhìn thấy một người thanh niên cầm bảng ghi tên mình, tôi vô cùng mừng rỡ, tin rằng giờ đây chuyện tôi đuổi kịp phái đoàn hành hương chỉ là vấn đề thời gian. Người thanh niên này tên là Nathan. Anh ta nhanh nhẹn đưa tôi ra một chiếc xe jeep kiểu Ấn Độ và bảo người tài xế đưa tôi đến Connaught Place, trung tâm của New Delhi để gặp giám đốc của hãng du lịch phía đối tác Ấn Độ. Người này cho biết rằng họ sẽ mua vé xe lửa cho tôi đi Bodh Gaya, tức Bồ Đề Đạo Tràng thay vì đi Varanasi bởi vì nếu đi Varanasi thì khi đến nơi cũng đã quá nửa đêm và ngay sáng hôm sau, đoàn cũng đi xe về Bodh Gaya. Nếu tôi đi ngay đến Bodh Gaya, tôi sẽ đến đó trước đoàn. Người chủ hãng du lịch dặn đi dặn lại với tôi rằng tàu lửa sẽ đến Bodh Gaya lúc 3:55 AM và chỉ dừng ở đó trong vòng 3 phút, vì vậy tôi phải chuẩn bị trước và xuống tàu cho nhanh, nếu không tàu sẽ chạy đi nơi khác! Ngoài ra, lúc đó là lúc mọi người đang an giấc, cho nên tôi lại phải càng tỉnh táo hơn.



Người tài xế đưa Nathan và tôi ra nhà ga xe lửa. Tại đây một nhân viên khác của hãng du lịch đến đưa vé tàu cho tôi. Nathan hướng dẫn tôi đến trạm xe, đưa tôi đến toa có giường nằm ghi trên vé rồi mới từ giả ra về. Toa có nhiều phòng, mỗi phòng có 4 bốn giường, hai ở tầng trên, hai ở dưới. Khi tôi đến nhận chỗ của mình thì trong phòng đã có một phụ nữ đang dặn dò người con trai của bà trước khi lên đường.



Toa tàu cũ kỹ, có nhiều chỗ đã rỉ sét, tôi đoán chừng toa tàu này không dưới hai mươi năm tuổi. Nhìn qua cửa sổ, cảnh vật ven đường ray và khung cảnh chung quanh không khác gì hơn hai mươi năm trước đây, tôi không khỏi ái ngại. Tôi bỗng nhớ lại câu chuyện mà đại đức Abhinyana, người Anh tu theo phái Nam Tông, Thái Lan, người đã nhiều lần đi Ấn Độ kể cho chúng tôi nghe khi Ngài đến Vancouver cách đây mấy năm. Câu chuyện như sau: Một hôm, tại một nhà ga Ấn Độ, mọi người đang chờ một chuyến tàu hỏa lẽ ra phải đến lúc 8 giờ sáng. Khoảng 10 giờ sáng, một chiếc tàu hỏa tiến vào sân ga. Mọi người mừng rỡ, nghĩ rằng cho dù có trễ hai giờ nhưng tàu cũng đã đến nơi bình yên. Nhưng đến khi hành khách xuống tàu, người ta mới biết ra rằng đó là con tàu lẽ ra phải đến từ 8 giờ sáng ngày hôm qua!



16 giờ10 chiều tàu bắt đầu chạy. Từ New Delhi đi Bodh Gaya hơn 900 Km mà xe lửa chỉ chạy mất 12 tiếng đối với tôi cũng đã là nhanh rồi.



Tàu đi được vài chặng, có thêm hai vợ chồng khác đến cùng đến chung phòng với chúng tôi. Cả ba người đồng hành với tôi đều có vẻ lịch sự và thân mật cho nên tôi cũng yên tâm phần nào. Tuy vậy, trong đầu tôi vẫn còn bao nhiêu điều lo nghĩ khác.



Tôi tìm chiếc đồng hồ đeo tay điện tử để lên sẵn giờ báo thức, khi đó mới biết rằng tôi đã để quên chiếc đồng hồ trong túi trên ghế máy bay khi một người hành khách nhờ tôi đổi chỗ cho họ. Thấy tôi có vẻ lo lắng, người phụ nữ cùng phòng gợi ý cho tôi nhờ người soát vé đánh thức tôi khi gần đến nơi. Tôi rất mừng và không ngờ trên xe lửa Ấn Độ có tiện nghi này, nhưng thực ra đó không phải là công việc của nhân viên hỏa xa mà là một dịch vụ “ngoài giờ” của viên phụ tá trưởng toa. Tuy nhiên, có được dịch vụ này, tôi đã mừng lắm rồi.



Tôi đã có dịp đi xe lửa ở nhiều nơi khác, kể cả xe lửa ở Việt Nam, nhưng có lẽ không có xe lửa nào “lắc” mạnh như chuyến xe mà tôi đang đi. Nhiều lần nếu tôi không kịp nắm lấy thanh sắt chống trên toa tàu thì tôi đã bị đẫy văng từ tường bên này đến tường bên kia phòng.



Khoảng 8 giờ tối, người ta đem bửa ăn tối cho chúng tôi. Khẩu phần mỗi người gồm có cơm trắng, cà ri thập cẩm, vài cái bánh chapati, bánh quai vạt nướng, kem và trà sữa. Đói và mệt nên tôi không muốn ăn, chỉ uống một tách trà sữa rồi đi ngủ. Nói là đi ngủ, nhưng làm sao ngủ được? Thỉnh thoảng mệt quá, tôi chợp mắt một chút rồi thức dậy, lo lắng mình sẽ ngủ quên. Tôi cứ lục đục suốt đêm như vậy, lâu lâu lại đi toilet, và rất ngại phá giấc ngủ của những người đồng hành.



Thế rồi thời gian cũng qua đi. 3 giờ rưởi sáng, viên phụ tá trưởng toa đến thức tôi dậy, bảo tôi đem hành lý ra cửa toa tàu, chuẩn bị xuống tàu.



Thứ Bảy, ngày 8 tháng 11 năm 2008



Xe lửa đến ga Bodh Gaya đúng giờ. Tôi xuống tàu lúc 4 giờ sáng, dự định cùng một thanh niên thuê chung một chiếc taxi về Bồ Đề Đạo Tràng thì may mắn một nhân viên của khách sạn Delta International đến đón và đưa về khách sạn. Tôi nhận phòng, tắm rửa xong, quên hết tất cả mọi lo lắng, nhọc nhằn trong những ngày qua. Giờ này tôi mới có thể nói chắc chắn rằng tôi đã đuổi kịp đoàn. Yên tâm, tôi ngủ thiếp đi trong khoảng hai tiếng đồng hồ. Giấc ngủ ngắn, nhưng sâu, không lo âu, không mộng mị giúp cho tôi lấy lại sức một cách nhanh chóng.



7 giờ 30 sáng, tôi đi xuống nhà hàng ăn điểm tâm. Người quản lý khách sạn cho biết chiều nay phái đoàn hành hương mới đến đây. Tranh thủ thời gian, tôi thuê một chiếc xe ricksaw – loại xe lam thồ ở Ấn Độ - đi về Bồ Đề Đạo Tràng.



Hôm nay, trời trong xanh và nắng ấm! Theo người dân địa phương, đây là mùa đẹp nhất trong năm để viếng Bồ Đề Đạo Tràng (Hình 1). Có lẽ cũng vì vậy mà hôm nay khách hành hương rất đông và có nhiều phái đoàn từ nhiều nước khác nhau, đặc biệt là những Phật tử Tây Tạng. Tuy khách hành hương rất đông, nhưng người ta không thấy cảnh lăng xăng, náo nhiệt ở những thắng cảnh du lịch, và không khí của Bồ Đề Đạo Tràng vẫn hết sức thanh tịnh. Khách hành hương đặc biệt chú ý đến cách thức lễ lạy nằm sát người xuống đất của các Phật Tử Tây Tạng. Họ đến đây thực hành pháp môn lạy từ ngày này sang ngày khác.



Tôi tìm một chỗ hơi xa trung tâm đạo tràng nhưng có thể nhìn rõ cây bồ đề phía trước tháp Giác Ngộ, thành tâm cúi xuống lạy ba lạy (Hình 2). Tôi ôn lại trong trí câu chuyện toàn bộ câu chuyện của cô gái Sujata với bát sữa cứu mạng Đức Phật, cậu bé chăn bò Svastica với nắm cỏ Kusa giúp Phật ngồi thiền thoải mái hơn, v.v... cho đến ngày Ngài thành đạo, những câu chuyện mà tôi đọc đi đọc lại trong tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng của thiền sư Nhất Hạnh. Tôi hết sức xúc động vừa cảm thấy hạnh phúc được đến một nơi có thực trong lịch sử rằng nơi đây, hơn hai mươi lăm thế kỷ trước, có một người bằng xương bằng thịt qua quá trình tu tập của mình đã chứng thành đạo quả.



Tôi nhớ lại một cảm giác mạnh mẽ tương tự như thế hơn hai mươi năm trước đây khi tôi viếng thăm Bảo Tàng Viện Phật Giáo Nagarjuna Konda Museum, Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ. Hồi đó, tuy là con nhà Phật tử nhưng vốn liếng hiểu biết về Phật pháp của tôi chỉ gói gọn trong chuyện Thái tử Tất Đạt Đa từ bỏ ngôi vua, đi xuất gia, thành đạo, hóa độ người gánh phân và anh chàng Vô Não, câu chuyện mà hồi nhỏ tôi được mẹ dẫn cho đi xem tuồng hát tại rạp Đồng Xuân Lâu ở Huế. Tôi rất thích vở tuồng đó nhưng chỉ xem đó như những chuyện ngụ ngôn và Phật cũng chỉ là một nhân vật tưởng tượng do con người dựng nên, giống như Thượng Đế hay Nhà Tiên Tri của những tôn giáo khác. Chỉ sau khi đi thăm Bảo Tàng Viện Nagarjuna Konda, nơi sưu tập những pho tượng Phật, những bức tranh khắc trên đá kể lại cuộc đời Đức Phật, tôi mới hiểu ra rằng Phật Thích Ca Mâu Ni là một nhân vật lịch sử. Lúc đó tôi gởi cho Mẹ tôi một bức thư kèm một bức ảnh chụp bên cạnh một tượng Phật lớn bằng người thường và viết rằng: “Thưa Mạ, bây giờ con biết Phật có thật!”



Giờ này quỳ ở đây, những cảm xúc, ý nghĩ dâng trào trong tôi như thác lũ, và tôi hiểu ra rằng đối với tôi là một Phật tử, con đường thành Phật còn xa lắm, nhưng ít nhất từ nay, mỗi ngày tôi sẽ sống tỉnh giác và tốt hơn.



Gặp Gỡ Phái Đoàn



Sau khi viếng thăm hết các nơi ở Bồ Đề Đạo Tràng, đến giữa trưa, tôi trở về khách sạn. Người quản lý khách sạn cho biết phái đoàn hành hương sẽ đến trong vài chục phút nữa, sớm hơn dự trù. Người này bảo tôi chờ để cùng ăn trưa với phái đoàn. Tôi trở về phòng không bao lâu thì nhân viên khách sạn báo cho biết phái đoàn đã đến. Tôi đi xuống tiền sảnh, cố tìm chị tôi nhưng không thấy. Thầy trưởng đoàn mời mọi người họp lại để thông báo chương trình buổi chiều và cuối cùng giới thiệu tôi với đoàn, người đăng ký cuối cùng và cũng là người đến với đoàn cuối cùng. Tôi xấu hỗ là người đi trễ máy bay không phải vì tai nạn, không phải vì kẹt xe hay hỏng xe, mà chỉ vì đọc nhầm giờ bay, điều mà không ai có thể hiểu được. Tôi nói vài lời chào mừng đoàn, cám ơn thầy trưởng đoàn và các người trong ban tổ chức, các hãng du lịch đã giúp đỡ cho tôi trong việc sắp xếp hành trình của tôi trong mấy ngày qua. Chị tôi bận bịu với việc gì đó tôi không biết, đã không đến họp, cho đến khi tôi tìm ra chị, đứng trước mặt chị, chào chị, chị vẫn không ngờ là tôi đã đuổi kịp đoàn!



Tóm lại, tôi mất chặng đi Varanasi, không được ngắm cảnh mặt trời mọc trên sông Hằng, và không được viếng Vườn Lộc Uyển nơi Đức Phật lần đầu tiên thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như. Tôi suy nghĩ không biết có phải các vị long thần hộ pháp muốn thử thách quyết tâm hành hương của tôi hay muốn cho tôi còn nợ một “nơi-động-tâm” để sau này còn có lý do trở lại “xứ Ấn Độ huyền bí” này hay không?



Chủ Nhật, ngày 9 tháng 11 năm 2008 – Khổ Hạnh Lâm



Sáng nay, lúc 5 giờ sáng, tất cả chúng tôi dậy sớm đi ra Bồ Đề Đạo Tràng để tụng kinh công phu khuya. Sau đó trở về khách sạn ăn sáng rồi đi Khổ Hạnh Lâm. Đường đi nhỏ và xấu, nên chúng tôi phải chia ra đi bằng nhiều xe jeep 8 chỗ ngồi.



Khổ Hạnh Lâm nằm trên một ngọn đồi cao, khô cằn. Từ đỉnh đồi xuống chân đồi là một đoàn hành khất mà đại đa số là trẻ em. Có nhiều cô gái tuổi 13 -15 nhưng vóc dáng nhỏ như chừng hơn mười tuổi bồng những đứa bé mà tôi tưởng là em, nhưng hỏi ra mới biết là con của chúng!



Hôm nay trời hanh nắng. Phía bên phải đỉnh đồi là cái động đá nơi ngày xưa trước khi thành Phật, Sa Môn Tất Đạt Đa đã tu theo pháp khổ hạnh cùng với những người bạn đạo (Hình 3). Động rộng vừa đủ cho mươi người đứng trong đó. Cửa động nhỏ hẹp cho nên trong động khá tối. Bên cạnh động là một cái chùa thờ Phật. Phía bên trái đồi, một cái chùa của người Tây Tạng thờ Đức Đạt Lai Lạt Ma.



Đoạn leo đồi đã vất vả, nhưng đoạn xuống dốc lại càng vất vả hơn bởi vì những trẻ em ăn xin vây quanh và chận lại để xin tiền. Những lúc này là lúc mà khách hành hương kiểm nghiệm kết quả tu tập của mình một cách rõ ràng nhất. Không ai không mũi lòng khi thấy những trẻ em nhếch nhát, ốm o, gầy mòn, đen đúa, trần truồng, đi chân đất, tóc bốc mùi cháy khét, nhưng cũng khó mà không cảm thấy phiền hà khi bị vây hãm, không còn lối đi. Riêng tôi, tôi chủ trương không bố thí cho những người hành khất mà sẽ cúng dường tất cả những gì tôi dự định bố thí cho những tổ chức từ thiện chúng tôi sẽ đi thăm. Thái độ cương quyết không trả lời, nhiều khi đến mức lạnh lùng của tôi đã làm nản lòng những trẻ em ăn xin dai dẳng nhất. Nói vậy nhưng nhiều lúc không cầm lòng được và khi thấy một vài em đứng riêng lẽ, tôi cũng kín đáo cho chúng một ít tiền rồi đi ngay để tránh khỏi bị bao vây. Tôi xót xa thầm nghĩ đã hơn hai ngàn năm trăm năm rồi mà tình cảnh của những chú bé chăn trâu như Svastica, Rupak, của những cô bé như Bala từ thời Đức Phật cho đến nay vẫn không thay đổi gì cả... và chẳng lẽ một ngàn năm sau cũng còn như vậy hay sao? (Hình 4) (Hình 5)



Sujata Academy



Bên cạnh “đồi khổ hạnh” phía bên kia đường là một tổ chức từ thiện Sujata Academy của người Nam Hàn, đặt theo tên của cô gái dâng sữa cứu mạng Đức Phật. Tổ chức này được thành lập từ năm 1993 tại Dongheswari, khu vực của những người “ngoại cấp”. Ngày nay, cơ sở của Sujata Academy gồm có hai tòa nhà, một nhà kho chứa, một nhà trọ, một nhà giữ trẻ và một sân chơi rộng với đồ chơi cho trẻ em. Mục tiêu của tổ chức này không những chỉ để cải thiện cuộc sống cùng cực của người dân bằng cách phân phối thực phẩm cứu trợ, mà còn nhằm giáo dục cho họ, nhờ đó họ có thể vượt qua tình trạng thất học. Tổ chức này mở những lớp học từ mẫu giáo đến trung học, và lớp dạy cho người lớn và phụ nữ đọc và viết. Học sinh bậc tiểu học thì miễn phí nhưng học sinh trung học phải tham gia công việc thiện nguyện như dạy cho trẻ em mẫu giáo hay giúp việc tại bệnh xá.



Hôm nay là ngày chủ nhật nên học sinh nghỉ học. Tiếp phái đoàn chúng tôi là hai người trong ban điều hành của tổ chức, một người nam khoảng 25 tuổi và một người nữ trẻ hơn một chút (Hình 6). Họ là những thiện nguyện viên của tổ chức từ nhiều năm nay. Nhìn hai người thiện nguyện trẻ tuổi này tôi hết sức cảm động. Tôi nhớ lại một câu trong bài hát Một Đời Người, Một Rừng Cây của Trần Long Ẩn: “Ai cũng một thời trẻ trai, cũng thường nghĩ về đời mình ...” Tôi cảm thấy hết sức ngưỡng mộ những thiện nguyện viên này, nhất là khi nghĩ rằng họ làm công tác này tại một nơi điều kiện khí hậu và sinh hoạt khắt khe, rất xa đất nước của họ.



Trường Việt Nam - Ấn Độ



Tương tự như tổ chức Sujata Academy, trong vùng Uruvela này có những trường tiểu học do một sư cô người Việt Nam xây dựng, lấy tên trường Việt Nam - Ấn Độ (Hình 7) mà các phái đoàn hành hương người Việt ít khi biết đến. Sống âm thầm một mình ở đây, sư cô đã vận động xây những ngôi trường tiểu học miễn phí cho trẻ em nghèo (Hình 8). Tiếc rằng chuyến đi này vì thì giờ eo hẹp, chúng tôi không đến thăm trường được.



Nghĩ đến những thiện nguyện viên hay sư cô, tôi thực sự hy vọng rằng với những chương trình thiện nguyện như thế này, trong vài chục năm nữa sẽ có những thay đổi rõ rệt trong cuộc sống của những người “ngoại cấp” ở đây.



Bảo Tháp Tưởng Niệm Sujata



Rời Sujata Academy, chúng tôi đi thăm Bảo Tháp Tưởng Niệm Sujata. Trên đường đi, có những đoạn xe chúng tôi chạy song song với sông Neranjara (tức Ni Liên Thiền). Con sông này trong trí tưởng tượng của tôi trước khi đến đây là một con sông rộng, nước xanh trong (có lẽ dười thời Đức Phật, sông Ni Liên Thiền hẳn là như thế thật) nhưng giờ đây, hai bên bờ sông trơ những bãi cát, và giữa sông, một dòng nước lặng lờ không buồn chảy.



Bảo tháp là một kiến trúc bằng gạch xây dựng trên một nơi mà các nhà khảo cổ đã tìm được một tấm bảng có niên đại từ thế kỷ thứ 8 – 9 ghi rằng đây là “ngôi nhà của Devapala Rajasya Sujata”. (Hình 9)



Nhiều năm trước đây, khi đọc câu chuyện cô bé dâng sữa cứu mạng Đức Phật, tôi cố tìm trong đó một ý nghĩa ẩn dụ nào đó nhưng tôi tìm hoài vẫn không thấy. Giờ đây đứng trước bảo tháp Sujata, tôi hiểu ra rằng đó không phải là một ẩn dụ mà là một câu chuyện thật. Trước đây tôi cũng đã từng đặt câu hỏi, giá dụ vào ngày đó, cô Sujata không đem sữa cúng dường các vị thần linh trong rừng Uruvela, gần sông Ni Liên Thiền thì điều gì sẽ xảy đến cho Sa Môn Tất Đạt Đa? Câu hỏi này thật ra thuộc về những câu hỏi không trả lời được, bởi vì trong lịch sử, nhiều khi không thể đặt những câu hỏi giả sử, hoặc cũng có thể một giả thiết này được đặt ra sẽ kéo theo biết bao nhiêu giả thiết khác! Và thực tế hơn cả, điều mà khách hành hương cảm nhận lúc này là vô vàn biết ơn cô Sujata. Với tâm niệm đó, toàn thể phái đoàn cúi xuống đãnh lễ bảo tháp tưởng niệm Sujata.



Rời bảo tháp, chúng tôi trở về khách sạn. Đêm nay là đêm cuối cùng ở Bồ Đề Đạo Tràng (Hình 10). Ngày mai chúng tôi sẽ lên đường đi Thành Vương Xá.



Tâm Quảng

10/01/2009

Sương Lam
#50 Posted : Friday, January 15, 2010 2:25:05 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

PC và Thảo Nguyên thân mến,
Cám ơn PC đã đem tin tức hành hương xứ Phật vào đây và các bài viết hay lạ khác.
Nếu có vị trưởng phái đoàn là chư Tăng trong các cuộc hành hương Phật tích ở Ấn Độ thì sẽ được nhiều lợi lạc hơn vì quý Thầy sẽ hướng dẫn đến những nơi cần tham bái và được giải thích tường tận hơn là các "tour guide" thông thường.
Quý bạn nào có thiện duyên thì cũng nên tham dự những chuyê'n hành hương như thế.

Thảo Nguyên có thể dùng các tài liệu, hình ảnh của SL trong Về Miền Đất Phật này. SL muốn chia sẻ những phúc lạc của SL khi đến miền Đất Phật để bạn bè thân hữu cùng cộng hưởng niềm vui này. Đây cũng là một cách gieo duyên tốt lành đến những ai cùng tâm cảm với SL.

SL sẽ cố gắng đưa thêm vào đây những hình ảnh hay lạ khác về xứ Phật huyền bí này.

Chúc mọi người được vạn sự an lành, phước duyên tăng tiến.

SL
PC
#51 Posted : Saturday, January 23, 2010 4:07:18 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Link dưới đây là video và kể chuyện Đường Về Cội Giác của thượng tọa Thích Chân Tính kể lại chuyến đi hành hương Ấn độ có chiếu nhiều cảnh trên đường đi. Những ghi nhận của thượng tọa rất lý thú:

http://www.phapamthuongc...t=Detail&ID=32&start=30

PC
#52 Posted : Thursday, January 28, 2010 10:45:24 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Xin giới thiệu phim video và bài kể chuyện đi thăm Tây Tạng của thượng toạ Thích Chân Tính. Những ghi nhận trong chuyến đi cũng khá thú vị.

http://phapamthuongchuye...or.php?ID=32&Act=Detail

PC
#53 Posted : Thursday, April 22, 2010 6:21:24 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
http://tusachphathoc.com...hoc-tu-thanh-Xa-Ve.tsph

Link trên ghi âm trực tiếp chuyến đi hành hương do Đại đức Thích Nhật Từ hướng dẫn. Vì ghi âm trực tiếp nên thính giả có thể nghe đuợc tiếng tụng kinh tiếng nuớc ngoài ở phần nền của phần thuyết giảng.

Sau đó nếu muốn nghe thêm các phần tiếp theo thì xin dò trong list của website.
Phượng Các
#54 Posted : Friday, September 14, 2012 7:20:56 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Hướng Dẫn Hành Hương về xứ Phật

http://www.thuvienhoasen...DanHanhHuongVeXuPhat.pdf
Phượng Các
#55 Posted : Friday, February 1, 2013 5:50:03 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Sách "Sống Viên Mãn Kiếp Này" (trang 82)


Denise Till kể rằng Ngài Munindra tin tưởng mãnh liệt vào sự trọng yếu của Bodh Gaya và ngôi Đại Tháp Mahabodhi, “Thầy luôn dạy rằng chúng ta không thể thật sự thấy được tầm ảnh hưởng của việc đến viếng Bodh Gaya trên cuộc đời ta như thế nào, rằng mỗi lần đến viếng thăm là một lần nghiệp duyên ta thay đổi, rằng ta không thể đến nơi này mà lại không thọ hưởng được một hình thức thanh lọc tâm nào hoặc không được tăng trưởng một loại phước báu nào.”

Vì Bodh Gaya là nơi Đức Phật thành đạo nên đối với tất cả Phật tử đó là một nơi chốn thiêng liêng, là trung tâm của vũ trụ. Ngài Munindra bảo Denise, “Cách đây hàng trăm, hàng nghìn năm, biết bao nhiêu người đã trải qua bao gian nan để đến được nơi đây, và nhiều người đã chết trên đường hành hương. Bây giờ ta chỉ cần một chuyến xe lửa và xe bus là đến được đây. Thật đáng khâm phục cho những ai đã đến được đây vì họ phải có nhiều thiện nghiệp và đủ phước duyên.” Có lẽ vì thế mà Ngài Munindra rất ưu ái với khách ngoại quốc đến Bodh Gaya. Chắc Ngài đã thấy họ qua lăng kính đó, cảm nhận được mối nối kết duyên nghiệp với họ, và nhận lãnh trách nhiệm hướng dẫn họ.
Sương Lam
#56 Posted : Wednesday, February 13, 2013 11:13:36 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)



Cám ơn PC đã đem về đây những tài liệu rất hữu ích cho những thân hữu nào muốn biết[thêm Về Miền Đất Phật Love
SL độ rày bận quá nên lặn hơi lâu nhỉ? Xin quý bạn thông cảm nhé. Smile!

Sương LamRose
Users browsing this topic
Guest
3 Pages<123
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.