Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Phép hành văn.
metamorph
#1 Posted : Saturday, February 17, 2007 4:00:00 PM(UTC)
metamorph

Rank: Newbie

Groups:
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 91
Points: 0

Đây là một bài biên khảo dành cho các em học sinh muốn học viết văn giỏi như các anh các chị trong diễn đàn chúng ta. Nó không ngụ ý hay công nhiên dành cho những anh chị và các bạn trong diễn đàn này, vì từng viết lách, Meta biết mọi người ở đây đã biết những quy tắc, những kiểu cách, tân cũng như cổ, làm thế nào trau chuốt nên một tác phẩm ưng ý.
Thuật viết văn thì thiên hình vạn trạng. Điều đáng nói là phải hệ thống hóa mọi mẹo luật căn bản, giống như quy trình đóng gói sản phẩm, sao cho việc chuyển tải từ chúng ta đến thế hệ trẻ hơn, thiếu điều kiện hơn chúng ta, dễ dàng nắm bắt. Bài này phân tích các thủ thuật của từng văn hào nức danh thế giới và vạch rõ cách viết giống như họ. Đặc biệt, nó dùng được cả trong Anh ngữ và Việt ngữ.
Viết bài Phép hành văn trong trang văn, giữa một rừng "văn" thơm ngát những trầm hương, danh mộc ở đây, nó có vẻ hỗn xược. Xin hiểu cho, Meta chẳng biết đăng ở chỗ nào khác cho phù hợp.


metamorph
#2 Posted : Sunday, February 18, 2007 1:43:38 PM(UTC)
metamorph

Rank: Newbie

Groups:
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 91
Points: 0

Xin chờ Meta chuẩn bị.
hoa xuong rong
#3 Posted : Sunday, February 18, 2007 1:57:13 PM(UTC)
hoa xuong rong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 265
Points: 0

quote:
Gởi bởi metamorph

Xin chờ Meta chuẩn bị.



Mừng năm mới bạn Metamorph.
Đang đợi để đọc tài liệu của bạn. Tôi đang nghĩ chắc phải vào thư viện đọc lại cách hành văn hay làm làm luận. Viết truyện cũng có phần cấu trúc như một bài luận nhưng cho người viết tự do hơn là những điều cần phải có khi viết một bài luận. Nhưng nếu không nắm vững cách cấu trúc một bài luận người viết sẽ bị lạc đường. Trong đó có tôi đó bạn Meta.Cám ơn. HXR
linhvang
#4 Posted : Sunday, February 18, 2007 1:58:15 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Đang chờ. Cảm ơn Meta! Rose
Phượng Các
#5 Posted : Sunday, February 18, 2007 2:32:02 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Approve Cooling
metamorph
#6 Posted : Monday, February 19, 2007 12:32:43 AM(UTC)
metamorph

Rank: Newbie

Groups:
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 91
Points: 0

Phép hành văn.

Thưa các bạn.

Từ lâu Meta có ý định biên khảo về thuật viết văn. Không phải chỉ riêng Anh Văn mà chung cho cả Việt Văn nữa. Mặc dù hầu hết những tài liệu giáo khoa được rút ra từ trường đại học Oxford và cuốn Business English ấn bản thứ tư của giáo sư Keith Slocum và một số tài liệu khác trên liên mạng, bài biên khảo này không chỉ đơn thuần dịch thuật.
Đã có rất nhiều tác phẩm dịch thuật hiện bày bán trên các tiệm sách Việt Ngữ viết về thuật viết văn, trong đó có đủ các phần quen thuộc như văn phạm, phép đặt câu và sau cùng là thuật hành văn. Tại sao Meta lại phải làm một việc xét ra có vẻ vô ích vì trong kho tàng sách báo trong và ngoài nước, chúng ta đâu có thiếu những tác phẩm loại này, và Meta đâu có tài giỏi gì hơn những dịch giả khác mà hy vọng rằng sẽ có sự vuợt trội?
Thưa các bạn. Nếu các bạn có quen một văn gia Anh Ngữ gốc Việt, đặt câu hỏi rằng: Thưa ông hay thưa bà, ông hay bà có rút đuợc chút kinh nghiệm, kiến thức gì về qua các sách vở dịch thuật từ các cuốn sách giáo khoa dạy Anh Văn của ngoại quốc hay không? Chắc chắn họ sẽ trả lời rằng không. Tất cả vốn liếng Anh Văn họ có đuợc qua những công trình học hỏi từ trường học, vốn rất khó khăn ngay cả với những người Anh, Mỹ mà vốn là người Việt Nam, họ gặp biết bao trở ngại về nghe, hiểu bài giảng và làm quen với nếp suy tưởng xa lạ, cách diễn tả tư tuởng ấy bằng những quy tắc, bằng những thói tục lại còn xa lạ hơn nữa: Anh ngữ. Ta không lấy làm lạ rằng những cuốn sách dịch thuật không giúp gì được cho những người Việt Nam học Anh Văn mà cũng chẳng lấy làm lạ khi thấy rằng không có mấy độc giả Việt Nam chịu bỏ tiền mua những loại sách đó .
Bài viết này không nhằm mục đích giúp những người sinh đẻ tại Mỹ, đã từng theo học các lớp từ mẫu giáo lên đến trung học theo chương trình giáo dục chính thức tại các cơ sở giáo dục Mỹ mà chỉ dành riêng cho những người đã có trình độ trung học tại Việt nam, biết đọc, biết viết những nhật ký, những lá thư cá nhân, những bài luận văn đơn giản giống như Meta thuở mới qua Mỹ.

Đã là người Việt Nam không có năng khiếu ngoại ngữ, Meta mất 5 năm trời ở bên Mỹ mới có thể mở miệng bập bẹ đuợc một câu đủ để cho người Mỹ hiểu và thêm 5 năm nữa mới có thể viết được một câu văn ngắn đủ được đánh giá là không sai về mẹo luật, Meta biết những người Việt Nam chúng ta cần gì và không cần gì trên con đường học hỏi về Anh ngữ. Đã từng đặt bút viết một câu văn đơn giản như: “ Kính thưa cha mẹ, kể từ khi lên đường ra nước ngoài, cho đến bây giờ con mới thu xếp được chút ít thì giờ viết vài dòng, trước là để vấn an sức khỏe, sau là bộc bạch tất cả nỗi nhớ thương của một người con, không có được diễm phúc kề cận, hầu hạ, chăm nom cho cha mẹ trong lúc tuổi già sức yếu ....”, bạn đã am hiểu thế nào là các loại từ như danh từ, tĩnh từ, túc từ, trạng từ v.v... và các chức năng, cách vận dụng nó trong một câu văn. Các cuốn sách Việt Ngữ dịch thuật từ các tài liệu giáo dục ngoại quốc không hiểu như thế. Họ nhắm vào các em học sinh hay ít ra họ thiết tưởng rằng những người như chúng ta, phải bỏ tất cả mọi kiến thức về Việt Văn, để có thể học Anh ngữ. Họ bắt đầu từ những điều chúng ta đã biết rồi như định nghĩa loại từ (words), chức năng và cách dùng trong câu và thế là, mất kiên nhẫn, chúng ta gập sách lại, lắc đầu : “Chẳng có gì mới lạ!”
Meta đã từng đọc được một câu ở đâu đó, nói rằng: “ Sự thông thái bắt đầu từ khi loài người bắt đầu biết gán cho mỗi sự việc, sự vật một cái tên.” Thật thế, hãy tưởng tượng khi loài người còn ăn lông ở lỗ, ta đã có tiếng nói để trao đổi thông tin. Để mô tả nơi mỗi đêm cả gia đình hay bộ lạc quây quần bên đống lửa nằm ngủ, hẳn ta phải nói rất lâu để cho người nghe có thể hiểu đấy là cái nhà trước khi con người ta đặt tên cho cái chỗ hằng đêm nằm ngủ ấy là cái nhà. Lâu dần, người ta đặt tên cho thực phẩm, cho cuộc đi săn, cho con mồi, cho bất cứ những gì liên hệ đến đời sống. Danh từ, động từ, tĩnh từ, trạng từ v.v... lần lượt ra đời và được sử dụng hàng ngày trong tiếng nói trước khi có chữ viết. Khi dòng nhân văn ngày càng sinh động, văn minh phát triển cùng với khoa học, kỹ thuật, những từ ngữ mới cũng lũ luợt ra đời để đáp ứng nhu cầu truyền đạt, trao đổi kinh nghiệm và kiến thức, văn phạm hình thành và ngày càng uyển chuyển, phức tạp ngõ hầu quán triệt mọi sự vật, nhất là những sự vật có tính cách trừu tượng . Cầm một sản phẩm thô sơ như đôi đũa tre trong tay, ta không thấy bao nhiêu từ dùng mô tả về nó ngoại trừ tre, vót, dài, thô và cùng lắm, đẹp, xấu, xơ, nhẵn v.v... Nếu bạn là người thợ làm đũa, bạn biết rằng bạn cần có nhiều, rất nhiều từ hơn để truyền nghề cho những kẻ mới học việc, đặc biệt những từ chuyên môn nói về những công đoạn khó khăn nhất, dễ bị hư hỏng nhất trong nghề như : cật tre, lõi tre, mối mọt, dằm đâm vào tay, cong, vô bao, nhãn hiệu dán lệch v.v... Mỗi khó khăn như thế đều phải trả giá nên bạn cần có tiếng lóng nghề nghiệp để gọi nó, ví dụ đũa dài ngắn không bằng nhau gọi là đũa xi cà que(giả dụ thế), đũa cong gọi là đũa lé ... Từ ngữ phát triển và văn phạm cũng phát triển theo. Việc diễn đạt tư tưởng, kiến thức, kinh nghiệm ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Văn minh, nhờ vào đôi hia bảy dặm của ngôn ngữ, ngày càng tiến xa hơn.
Hiểu được như thế, việc đầu tiên khi đặt bút viết bài này, Meta phải xây dựng một hệ thống tên gọi sao cho không phải chỉ là cái tên đại diện cho sự vật muốn nhắc nhở, lại càng không phải cái tên dịch ra từ tiếng ngoại quốc, vừa lạ tai vừa khó nhớ vì tên mới của khái niệm mới luôn khó nhớ, mà là cái tên hàm chứa một ý nghĩa rất Việt Nam, vừa ngắn gọn để được mệnh danh là cái tên, vừa nói lên ít nhiều về bản chất của nó, do đó, dễ quen tai, quen trí.
Trong văn chương Việt Nam, học về mỹ từ pháp, nói về các phép hoa mỹ trong văn chương, ta cũng có tên gọi như điệp ngữ, điển cố, tỷ giảo, ẩn dụ, thậm xưng v.v... thì trong Anh Văn, cũng có những phép tương đương để gọi. Điều này vốn giản dị nhưng ngoài ra, có những thủ thuật hành văn trong Anh Ngữ cần có một tên gọi, và có rất nhiều thuật như thế, đáng để cho chúng ta sắp xếp thành một hệ thống tên gọi để tiện khảo sát. Các tên Meta đặt ra chỉ được dùng trong bài này và không được dùng chính thức trong các học liệu từ trước đến nay . Để tiện đối chiếu, các tên gọi ấy đều được đóng ngoặc bằng nguyên văn Anh Ngữ. Nếu các bạn nào không bằng lòng với tên gọi ấy, xin tùy tiện đặt tên khác. Tuy vậy, đặt tên khác đi rất dễ làm toàn bài bị xáo trộn vì nó là cả một hệ thống tên gọi, được nhắc lại nhiều lần trong bài. Cách hay nhất vẫn là tạm bằng lòng những tên gọi Meta đặt, đọc xong và hiểu nó đã trước khi tự các bạn đặt những cái tên mới và có thể, phải viết lại toàn bài bằng những cái tên tự các bạn sáng chế. Hoặc giả, tốt nhất, chấp nhận hoàn toàn hệ thống tên gọi Meta đặt.
Thuật viết văn trong bài này được chia thành 3 phần chính là Ngữ pháp (tức là văn phạm), Cú pháp (tức là cách đặt câu) và văn pháp (phép hành văn dùng ngữ pháp và cú pháp).
Nếu chúng ta thường thấy cùng là xe nhưng có loại mắc tiền, có loại rẻ; nếu chúng ta thấy dù cố gắng cách mấy, đôi khi chúng ta hát rất hay nhưng cũng có lúc hát dở; nếu văn chúng ta thường viết mỗi ngày, dù đã vận dụng văn phạm, mỹ từ pháp giống như những văn sĩ lão luyện, vẫn không thể nào bì kịp họ… chắc chắn nó có nguyên do của nó. Nhưng thường thường chúng ta không nhận ra cái nguyên do ấy, và bằng lòng với cái tình trạng trung bình khó giải thích ấy.
Trong trường hợp chiếc xe, dĩ nhiên, xe nào cũng để chuyên chở, và xe nào cũng đẹp khi còn mới, nhưng cái thế ngồi (ergonomics), cái giàn nhún, tiếng nổ, cái nệm xe, ngay cả giàn âm thanh stereo v.v… tạo nên sự khác biệt. Trong thuật viết văn cũng vậy, chúng ta chú trọng ngữ pháp (văn phạm nhưng xin gọi là ngữ pháp trong bài này), mỹ từ pháp (ẩn dụ, lập thừa, tỷ giảo, thậm xưng, nghịch hợp v.v…Chính mỹ từ pháp quá nhiều sinh sáo ngữ hay nghèo ý tưởng) và chỉ nhiêu đó thôi, chúng ta tưởng là đủ để viết văn. Chúng ta quên một điều quan trọng, đó là cú pháp hay gọi là phép lập câu, tạo sắc thái cho mỗi đoạn văn thích hợp. Không thể tả một buổi chia ly não lòng giống như tả một lễ hội tưng bừng, không thể lột được cái uất hận của kẻ bị áp bức bằng giọng văn …tường thuật bóng đá được. Một bài văn có nhiều đoạn, mỗi đoạn nói về một khung cảnh không gian, thời gian, sự việc, nhân vật khác nhau, cần đổi những giọng khác nhau trong văn pháp. Cái đó gọi là cú pháp. Nó tạo sắc thái cho mỗi chương. Cái sắc thái khác nhau của mỗi đoạn văn tạo sinh động mà ta hay gọi là sự lôi cuốn. Nó khiến độc giả đọc ngấu nghiến, đọc xong mà còn tiếc vì quá ngắn.
Bài này phân tích về cú pháp. Chỉ riêng cú pháp mà thôi. Xin đừng quên, mỗi văn sĩ nổi tiếng còn tạo cho mình một bút pháp riêng, nhưng đó là chuyện khác không bàn ở đây.
Như đã nói ở trên, đã học qua bậc tiểu học, chúng ta không xa lạ gì với loại từ như danh từ, động từ, tĩnh từ, trạng từ ... nên Meta không nhắc đến. Điều này rút ngắn việc học Anh Văn rất nhiều. Tuy nhiên, người Việt chúng ta hay lẫn lộn giữa giới từ và liên từ nên Meta xin nói qua về nó, bảo đảm các bạn nắm vững nó trước khi bước qua phần khảo sát về ngữ pháp, cú pháp và văn pháp. Các thí dụ được in nghiêng và đôi khi được tô đậm cho dễ phân biệt với bài viết.

Giới từ (Prepositions):

Những từ như at, in, on và between là giới từ. Một giới từ là chữ nối một danh từ hay đại danh từ với toàn câu (hay nối một câu với một danh từ, đại danh từ.) Nó chỉ sự liên hệ giữa danh từ hay đại danh từ với chữ khác trong câu. Danh từ hay đại danh từ mà giới từ làm trung gian để nối với chữ khác được gọi là túc từ (object) của giới từ ấy:

of Ohio – Ohio là túc từ của giới từ of.
at the time – Time là túc từ của giới từ at.
in the room – room là túc từ của giới từ in.
on the way – way là túc từ của giới từ on.
between you and me – you and me là túc từ của giới từ between.

Lưu ý rằng danh từ không đổi từ chủ từ sang túc từ nhưng đại danh từ khi đóng vai trò túc từ phải ở thể túc từ. Trong câu thí dụ cuối, you and me chứ không phải you and I vì nó là túc từ chứ không phải chủ từ. Vài thí dụ viết thành câu văn đầy đủ:

The folder are in the desk.
The folder are behind the desk.
The folder are under the desk.
The folder are near the desk.
The folder are across the desk.

Dưới đây là liệt kê một số các giới từ thông dụng. Đừng học thuộc lòng nhưng học cách nhận dạng nó là giới từ:

about, above, across, after, against, along, around, at, before, behind, below, beneath, beside, besides, between, beyond, but, by, concerning, down, during, except, for, from, in, inside, into, like, near, of, off, on, over, regarding, respecting, since, through, throughout, till, to, toward, under, underneath, until, up, upon, with, within, without.

Thêm vào đó có những từ gồm nhiều chữ được gộp thành 1 nhóm dùng như giới từ như:

apart from, as for, as regards, as to, by way of, contrary to, devoid of, from beyond, from out, in addition to, in place of, in reference to, in regard to, in spite of, instead of, on account of, to the extent of, with respect to.

Tóm lược, để phân biệt giới từ khác với liên từ ra sao, ta chỉ cần biết rằng nó luôn đứng trước túc từ vì nó làm nhiệm vụ kết nối câu văn với túc từ. Bây giờ qua phần liên từ vì người Việt chúng ta hay lẫn lộn liên từ với giới từ.

Liên từ (Conjunctions):
Một liên từ cũng dùng để nối một chữ hay một tư tưởng với một chữ hay tư tưởng khác. Trong phần giới từ, Meta đã định nghĩa : Một giới từ là chữ nối một danh từ hay đại danh từ với toàn câu. Vậy thì nó khác gì với liên từ? Nó khác nhiều lắm.
Một liên từ không chỉ nối 2 hay nhiều ý tưởng; nó còn chỉ sự liên hệ giữa những ý tưởng. Ví dụ:

I applied for a loan, (and, but) my application was turned down.
I applied for a loan, (and, but) my application was approved.

Một cách rõ ràng, để diễn tả đúng ý nghĩa câu 1, ta phải dùng chữ but, vì nó ở thể phủ định, trái ngược hẳn với mệnh đề I applied for a loan ở thể xác định. Trong câu 2 ta phải dùng chữ and vì cả 2 mệnh đề đều ở thể xác định. But dùng cho sự trái ngược, and dùng cho sự đồng thuận.

Cách dùng trong câu văn đơn (simple sentences):
Liên từ không những nối 2 mệnh đề mà còn nối hai từ nữa . Đây là có chủ từ tập hợp (compound subject), nó nối 2 danh từ:

Snow and sleet fell.

và đây là câu văn có động từ tập hợp (compound verb), nó nối 2 động từ:

Snow fell and froze.

Cách dùng trong câu văn tập hợp (compound sentences):
Bây giờ khảo sát kỹ câu này :

Snow fell and sleet froze.

Nó là câu văn tập hợp vì có 2 mệnh đề nối với nhau bằng liên từ and. Trong câu văn tập hợp, liên từ nối 2 hay nhiều mệnh đề độc lập (trọn nghĩa) gọi là liên từ đẳng lập (coordinate conjunction) vì nó ngụ ý những mệnh đề nối với nhau đó có tầm quan trọng ngang nhau. Những liên từ đẳng lập thông dụng:

and, but, for, in case, so, yet

và đi thành cặp như :

either ..... or : Either you work harder, or you leave.
if ..... then: If you want then you can go.
neither ..... nor: We want neither sympathy nor charity.
both ..... and: The true leader is both self-confident and humble.
not only ..... but also: We want you not only to visit our office but also to inspect our plant.
whether ..... or: Whether you act now or wait is a matter of great concern.
as ..... as: he is as tall as his father.
so ..... as: She is not so tall as I had thought.

Cách dùng trong câu văn kép (complex sentences):
Hãy khảo sát câu thí dụ dưới đây:

We have received no shipments since the snow fell.

Since nối mệnh đề chính với mệnh đề phụ. Không những kết nối, nó còn diễn tả mệnh đề phụ lệ thuộc vào mệnh đề chính như thế nào . Xem thêm 3 thí dụ nữa làm sáng tỏ mối liên hệ này:

The principle decided to close the school because the road conditions were hazadous.
I must complete this report before I can go home.
Patti intends to continue working until the project is finished.

Trong 3 thí dụ trên, những liên từ được dùng thuộc loại liên từ hạ thuộc (subordinate conjunction) vì khi thêm vào mệnh đề chính, nó biến mệnh đề trọn nghĩa thành mệnh đề không trọn nghĩa, cần có một mệnh đề chính để nương vào cho đủ nghĩa. Ví dụ:

Snow falls là mệnh đề trọn nghĩa nhưng:
If snow falls ...
When snow falls ...
Although snow falls ...
In case snow falls ...
đều cần thêm một mệnh đề nữa cho trọn nghĩa.

Các liên từ hạ thuộc thông dụng gồm:

after, although, as, as if, as soon as, because, before, even if, even though, except, if, in order that, notwithstanding, on condition that, otherwise, provided, since, so that, supposing, than, that, though, unless, until, when, whenever, where, whereas, wherever, whether, while, why ...

Tới đây ta có đủ căn bản cần thiết bước qua phần ngữ pháp mà ở Việt nam, ta quen gọi là văn phạm.

Ngữ pháp (Grammar):

Định nghĩa câu văn:

Câu văn hay là cốt lõi của văn phong. Chúng tạo sức đẩy, sự linh động, sức mạnh và nhịp điệu tinh xảo cho bài văn xuôi tẻ nhạt. Tính chủ yếu của những câu văn này là sự trong sáng, sự nhấn mạnh, sự xác đáng và đa dang. Vậy thì làm sao để đạt đuợc những phẩm tính này sẽ là sự quan tâm chính của phần này . Đầu tiên, chúng ta phải hiểu, trong một cách tóm gọn và thô sơ, câu văn là gì?
Không dễ nói đâu các bạn. Thực ra, không thể định nghĩa một câu văn mà ai cũng thỏa mãn. Trên mực độ đơn giản nhất, nó có thể đuợc mô tả là một nhóm chữ độc lập, bắt đầu bằng một mẫu tự viết hoa và kết thúc bằng một chấm câu, một dấu hỏi hay chấm than. Trong văn nói, sự ngắt câu đuợc diễn tả qua cách lên, xuống giọng hay tạm ngưng truớc khi sang câu khác.
Đó là một câu văn thông thuờng. Một câu văn tinh xảo còn bao gồm nhiều hơn là chỉ bắt đầu bằng viết hoa một mẫu tự và chấm dứt bằng một dấu chấm câu. Từ hay nhóm từ phải hữu lý, diễn tả một ý tuởng, nhận thức hay cảm xúc một cách rõ ràng, một cách đầy đủ để tự nó có thể đứng một mình mà không nhờ một vài câu khác hỗ trợ. Hãy xem xét 2 câu duới đây:

The package arrived. Finally.

Câu đầu : The package arrived gồm chủ từ và động từ . Câu thứ hai vỏn vẹn một trạng từ đuợc tách ra từ một động từ (arrived). Ý tuởng câu này có thể đuợc diễn tả trong 1 câu bằng nhiều cách như sau :

-The package finally arrived.
-The package arrived, finally.
-Finally, the package arrived.

Nhưng hãy tuởng tuợng tình trạng một diễn giả, một sọan giả muốn nhấn mạnh sự nghiêm trọng, cảm thấy “finally” nên là 1 câu riêng biệt.
Thí dụ đó cho thấy rằng có những câu chứa đựng chủ từ và động từ và những câu không có . Loại đầu “The package arrived” là loại văn phạm đầy đủ và thuộc về câu văn có dạng quy uớc trong phép đặt câu. Loại thứ hai “finally” không có chủ từ và động từ đuợc gọi là một câu thiếu (fragment). Câu thiếu thuờng gặp trong văn nói hơn văn viết nhưng ngay cả trong phép đặt câu chính thức, chúng cũng có một vị trí của nó, sẽ đuợc nói trong chuơng kế.

Câu văn đầy đủ:

Một câu văn đầy đủ là một câu trọn nghĩa (xin hiểu nghĩa độc lập là đứng một mình cũng đủ nghĩa), gồm một chủ từ và một thuộc từ và đuợc xây dựng hợp cách. Định nghĩa này hơi có vẻ ghê gớm vì khó hiểu nhưng thực ra thì không. Hãy luợc qua 3 tiêu chuẩn của nó.

1- Trọn nghĩa :
Một câu văn trọn nghĩa có nghĩa là những từ trong câu không đóng vai trò như danh từ, bổ từ (modifier, bổ nghĩa cho danh từ, gồm mạo từ, tĩnh từ, động danh từ …) hay động từ kết nối với bất cứ từ hay nhóm từ khác. Ví dụ , Harry was late là câu văn trọn nghĩa . Because Harry was late thì không trọn nghĩa. Because biến cả nhóm từ thành trạng từ (nói cho đúng hơn, một mệnh đề trạng từ) vì nó đuợc dùng để bổ nghĩa cho một mệnh đề khác. Ví dụ:

The men were delayed in starting because Harry was late .

(Thực ra, Because Harry was late không phải là câu văn trọn nghĩa không có nghĩa nó không thể đuợc coi như là một câu văn. Trong một ngữ cảnh nào đó, nó có thể đứng một mình. Nhưng nó sẽ là một câu thiếu (fragment).
Thêm một truờng hợp nữa. They failed to agree là một câu trọn nghĩa. That they failed to agree thì không. Nó là mệnh đề danh từ và có thể có chức năng như chủ từ của một động từ:

That they failed to agree was unfortunate.

Hoặc mang chức năng một túc từ như:

We know that they failed to agree.

2- Chủ từ và thuộc từ (subject and predicate):
Trái tim của một câu văn trọn nghĩa là chủ từ và thuộc từ. Theo nghĩa hẹp thì chủ từ là từ hay cụm từ giúp nhận ra câu văn nói về ai hay thuộc về cái gì và thuộc từ là động từ, diễn tả điều gì đó về chủ từ. Theo nghĩa rộng hơn, chủ từ bao gồm cả chủ từ lẫn bổ từ (modifiers) và thuộc từ gồm động từ, túc từ và các bổ từ . Ví dụ :

The man who lives next door decided last week to sell his house.

Theo nghĩa hẹp thì chủ từ là man và thuộc từ là decided nhưng theo nghĩa rộng thì chủ từ gồm The man who lives next door và thuộc từ gồm decided last week to sell his house.
Động từ trong một câu văn trọn nghĩa phải được xác định, đó là hạn chế trong khung cảnh thời gian, nguời hay số. Anh văn có vài dạng động từ không xác định gọi là phân từ (động từ đuợc chia, ví dụ being trong động từ to be) và bất định (ví dụ to be, động từ ở nguyên thể). Những động từ không xác định này có thể quy vào bất kỳ khỏang thời gian nào và có thể đuợc dùng với bất cứ ai hoặc với con số nào. Nhưng theo quy uớc những dạng không xác định này không thể tự chúng làm thành một câu. Vì thế, Harry was late là một câu có ngữ pháp đầy đủ, nhưng Harry being late thì không vì nó chứa đựng chỉ phân từ being thay vì một dạng xác định như was.
3- Đặt câu chính xác :
Mặc dù một nhóm từ trọn nghĩa (trọn nghĩa, không đóng vai trò mệnh đề phụ bổ nghĩa cho mệnh đề khác) chứa đựng một chủ từ và một động từ xác định, nó vẫn chưa đủ trở thành một câu văn đầy đủ ngữ pháp trừ khi nó đuợc ghép với nhau theo những quy luật. Quy luật ở đây không có nghĩa những điều lệ đuợc các chuyên gia tự ý đặt ra. Nó có nghĩa là chúng ta, tất cả chúng ta sử dụng Anh văn ra sao. Vì thế Harry late was không phải là câu văn đúng. Chúng ta không ghép chữ theo thứ tự đó. Duới đây là một thí dụ nữa về cách đặt câu sai mẹo luật:

Harry was late, and although he was sorry.

And chỉ có thể kết hợp các thành phần có ngữ pháp tuơng đuơng – Hai hoặc hơn các chủ từ của cùng một động từ. Truờng hợp này and nối kết hai cấu trúc bất tuơng xứng – Mệnh đề trọn nghĩa (chính) Harry was late và mệnh đề không trọn nghĩa (phụ) although he was sorry. Cách đặt câu có thể biến thành một câu văn hợp ngữ pháp bằng 2 cách duới đây:

Harry was late, although he was sorry (complex sentense, câu văn kép).
Harry was late, and he was sorry (compound sentense, câu văn đa hợp).

Nguyên liệu kiến trúc:

Những mảnh căn bản của một câu văn đúng ngữ pháp - Đó là chủ từ, động từ, túc từ và bổ từ (modifier, từ bổ nghĩa cho danh từ, gồm mạo từ, động danh từ, tĩnh từ, túc từ …). Những chỗ trống căn bản của một câu văn theo ngữ pháp - Đó là chủ từ, động từ, túc từ và bổ danh từ - và có thể đuợc điền thêm vào bằng nhiều loại từ, cụm từ(phrases) và những mệnh đề phụ, là những đơn vị kiến trúc của câu văn.
Cả hai cụm từ và những mệnh đề phụ là nhóm từ có chức năng (functional word groups) – hai từ hoặc nhiều hơn hai giữ vai trò một cách tập thể trong một chức năng ngữ pháp, như một chủ từ, cho ví dụ, hay túc từ trực tiếp hay trạng từ, vân vân . Nhóm từ có chức năng tối quan trọng. Chúng làm cho ta đối xử những ý tuởng quá phức tạp qua những từ ngắn gọn như thể chúng chỉ là một từ đơn lẻ. Hãy xem 2 câu này:

I know Susan.
I know that you won’t like that movie.

Susan là túc từ trực tiếp của know và “that you won’t like that movie” cũng là túc từ trực tiếp của know. Vì mục đích của ngữ pháp, 6 chữ trong ngoặc kép trên có chức năng như một danh từ riêng. Sự có thể sử dụng tột mức của nhóm từ có chức năng sẵn có trong Anh Văn rất thiết yếu trong thuật viết văn. Đây là một toát yếu:

Cụm từ (phrases):
Cụm từ là một nhóm từ không chứa một tập hợp gồm chủ từ, động từ xác định dù vài nhóm từ dùng những dạng động từ vô định. Ta có thể phân biệt 5 loại từ tổ hợp: động từ, giới từ, phân từ, động danh từ và vô định.
1- Cụm từ động từ là động từ chính cộng với bất cứ động từ phụ. Ví dụ:

They have been calling all day.

2- Một cụm từ giới từ gồm một giới từ (in, of, to và v.v…) cộng với một túc từ, cộng với một bổ từ của túc từ(thuờng là thế dù có biệt lệ):

Three people were sitting on the beautiful green lawn.

3- Chức năng chính của cụm từ giới từ là để bổ nghĩa như chức năng của tĩnh từ hay trạng từ . Một cụm từ phân từ đuợc cấu tạo quanh một phân từ, luôn trong dạng hiện tại (seeing, ví dụ) hay quá khứ phân từ (seen, không phải saw). Nó đóng vai một tĩnh từ :

The man running down the street seemed suspicious.

4- Cụm từ phân từ bổ nghĩa cho man. Một cụm từ động danh từ cũng dùng hiện tại phân từ (thêm ing) nhưng mang chức năng một danh từ, không bổ nghĩa cho từ nào cả. Trong thí dụ sau đây, cụm từ động danh từ của cụm từ động từ can be :

Running for political office can be very expensive.

5- Cuối cùng, một cụm từ vô định đuợc cấu tạo quanh một động từ nguyên thể (động từ chưa chia như to look, to smile). Cụm từ vô định có thể giữ vai trò như túc từ hay bổ từ. Sau đây cụm từ là túc từ trực tiếp của động từ, một chức năng danh từ:

They want me to go to medical school.

Đây là một tĩnh từ bổ nghĩa cho time:

We have plenty of time to get there and back.

Mệnh đề (clause):
Là một nhóm từ có chức năng chứa đựng một chủ từ và một động từ xác định (đã chia, không ở nguyên thể) Có 2 lọai mệnh đề căn bản - mệnh đề chính (độc lập) và mệnh đề phụ (phụ thuộc). Mệnh đề chính có thể đứng một mình thành câu. Thực ra một câu văn đơn giản như We saw you coming in là một mệnh đề độc lập. Nhưng luôn luôn, chuyên ngữ này đuợc dành riêng cho kiến trúc này khi nó xẩy ra như một phần trong một câu lớn hơn. Câu duới đây, thí dụ, gồm 2 mệnh đề độc lập:

We saw you coming, and we were glad.

Một mệnh đề phụ thuộc không thể đứng một mình thành một câu trọn nghĩa, xét theo ngữ pháp . Nó phục dịch như một phần của câu – như chủ từ, túc từ, tĩnh từ hay trạng từ . nếu chúng ta phải đặt when đằng truớc chỗ mở đầu mệnh đề trong thí dụ trên, ta biến nó thành một mệnh đề phụ thuộc (adverbial, mệnh đề trạng từ, bổ nghĩa mệnh đề chính).

When we saw you coming we were glad.

Nhóm từ “When we saw you coming” là mệnh đề trạng từ, nó bổ nghĩa cho mệnh đề “we were glad.”
Mệnh đề phụ thuộc cũng có thể giữ vai trò như một danh từ, hoặc là mệnh đề chủ từ như:

Why he went at all is a mystery to me.

Ở đây, Why he went at all đóng vai chủ từ của toàn câu.
Hoặc là mệnh đề túc từ như:

We know that she would be pleased.

Nhóm từ “that she would be pleased” làm túc từ cho mệnh đề chính “We know.”
Và như mệnh đề tĩnh từ:

The point that you’re trying to make just isn’t very clear.

Là mệnh đề tĩnh từ vì that you’re trying to make bổ nghĩa cho The point.

Câu phi ngữ pháp (Absolute):
Một câu phi ngữ pháp ý vị hơn một nhóm từ có chức năng nhưng không đầy đủ bằng một câu. Nó kết nối ý tuởng chứ không kết nối qua ngữ pháp, với mọi phần còn lại trong câu:

She flew down the stairs, her children tumbling after her.

Câu phi ngữ pháp này không có động từ (tumbling là động danh từ, không phải động từ) nên không thành câu xét theo ngữ pháp. Nó kể cho chúng ta tình trạng cùng xảy ra lúc nguời phụ nữ tất tả xuống lầu, nhưng nó không bổ nghĩa cho mệnh đề chính. Nó giản dị không phải một phần ngữ pháp thuộc về mệnh đề đó. (Chuyên từ absolute tiếng La Tinh có nghĩa “tự do”, “không hạn chế”).

Những loại câu văn cơ bản theo ngữ pháp:

Tùy vào số luợng và lọai mệnh đề chứa đựng, Câu văn ngữ pháp gồm 3 dạng:

Câu văn đơn:
Chứa đựng một quan hệ chủ từ - động từ (ví dụ: The children laughed). Luôn luôn một câu văn đơn chỉ có 1 chủ từ và 1 động từ, nhưng nó có thể có nhiều hơn mà vẫn là câu văn đơn nếu những chủ từ hay những động từ ấy bao gồm một nối kết duy nhất như trong câu :

The children and their parents laughed and we glad.

Trong câu này ta thấy các chủ từ đều hành động giống nhau trong các động từ .

Câu văn tập hợp (The compound sentence):
Câu văn đẳng lập gồm ít nhất 2 tập hợp chủ từ - động từ độc lập:

The children laughed, and their parents were glad.

Câu văn tập hợp thuờng có 3 mệnh đề, có khi 4, 5 mệnh đề độc lập. Theo lý thuyết thì không giới hạn. Trong thực tế, tuy nhiên, tất cả câu văn tập hợp chứa đựng chỉ 2 mệnh đề. Kết chuỗi một số nhiều mệnh đề độc lập với nhau chỉ làm cho câu văn thêm rắc rối.
Hai hay nhiều mệnh đề độc lập trong một câu văn tập hợp có thể nối kết với nhau bằng 2 cách : Một là Đẳng lập (coordination), nối kết mệnh đề bằng liên từ đẳng lập (nghĩa là đứng ngang hàng, coordination conjunction, liên từ nối các mệnh đề độc lập) – and, but, for, either … or, neither … nor, not only … but also, both … and:

The sea was dark and rough, and the wind was strong from the east.

Hai là Lân lập (parataxis, đứng bên cạnh) tức là nối kết các mệnh đề không dùng liên từ mà dùng dấu chấm phết (;) thay vào đó:

The sea was dark and rough; the wind was strong from the east.

Trong phần tiếp theo, chuơng Cú pháp, ta sẽ thấy 2 cách nối kết mệnh đề này không nhất thiết có thể tuơng đuơng với nhau . Đôi khi chấm phết đắc thế hơn dùng liên từ và đôi khi liên từ lại đạt hơn dấu chấm phết.

Câu văn kép (The complex sentence):
Một câu văn kép chứa đựng một mệnh đề chính và ít nhất một mệnh đề phụ thuộc. Thí dụ :
1- We saw that you were tired.

We saw là mệnh đề chính. That you were tired là mệnh đề phụ, bổ nghĩa cho mệnh đề chính.
2- Because the day was cloudy, they put off the picnic.

Câu truớc dấu phết là mệnh đề phụ, nó bổ nghĩa cho mệnh đề chính theo sau dấu phết.
3- I like the people who live next door.

Câu truớc dấu phết là mệnh đề chính, mệnh đề phụ theo sau dấu phết bổ nghĩa cho câu truớc dấu phết.
Trong một câu văn kép, mệnh đề độc lập đuợc gọi là mệnh đề chính và mệnh đề phụ thuộc - luôn đóng vai như một danh từ, trạng từ hay tĩnh từ - đuợc gọi là mệnh đề phụ . Dĩ nhiên một câu văn kép có thể chứa đựng nhiều mệnh đề phụ nhưng luôn luôn chỉ có 1 mệnh đề chính . Nhắc lại, chỉ 1 mệnh đề chính mà thôi. Loại mệnh đề này rất quan trọng trong phép hành văn, sẽ nói kỹ hơn trong chuơng kế tiếp, cú pháp (sentence styles).

Câu văn hỗn hợp (The compound – complex sentence):
Một câu văn hỗn hợp gồm có ít nhất 2 mệnh đề độc lập và ít nhất 1 mệnh đề phụ thuộc:

We thought that we would go, but we decied not to.

We thought và we decied not to là 2 mệnh đề chính của 2 ý tuởng riêng rẽ. That we would go là mệnh đề phụ bổ nghĩa cho mệnh đề we thought.

Tóm lược :

1- Một câu văn là một nhóm từ (đôi khi chỉ độc nhất 1 từ) mà tự mình nó trọn nghĩa.
2- Có những câu văn đầy đủ và cũng có những câu văn thiếu gọi là fragments.
3- Câu văn đầy đủ hay trọn nghĩa phải thỏa đáng 3 tiêu chuẩn: Chúng phải độc lập (trọn nghĩa) một cách hợp ngữ pháp, phải có chủ từ và động từ và phải đuợc ghép câu hợp ngữ pháp.
4- Những phần của một câu gồm: chủ từ, động từ, túc từ và bổ từ (modifier). Những phần này có thể là những từ đơn lẻ hay nhóm từ có chức năng (functional word groups).
5- Cụm từ có chức năng, theo ngữ pháp đóng vai như một chữ độc nhất. Chúng gồm tổ hợp từ (phrase) và mệnh đề phụ.
6- Một cụm từ (phrase) không chứa đựng một động từ xác định chủ từ, dù nó có thể có 1 chủ từ và 1 động từ ở dạng không xác định, hoặc phân từ( động từ đã chia) hoặc vô định (động từ nguyên thể).
7- Có vài loại cụm từ - Cụm từ động từ (verb phrases), cụm từ giới từ (prepositional), Cụm từ phân từ (participial), cụm từ động danh từ (gerundive) và cụm từ vô định (infinitive).
8- Mệnh đề có thể độc lập hay phụ thuộc. Chỉ mệnh đề phụ giữ vai trò các nhóm từ có chức năng.
9- Mệnh đề phụ đuợc phân loại theo vai trò ngữ pháp của chúng như mệnh đề phụ danh từ, mệnh đề phụ trạng từ hay mệnh đề phụ tĩnh từ.
10- Một câu phi ngữ pháp (absolute) nhiều ý nghĩa hơn nhóm từ có chức năng nhưng kém nghĩa hơn một câu trọn nghĩa. Nó có liên hệ đến ý tuởng nhưng không liên hệ theo ngữ pháp với tất cả phần còn lại trong câu.
11- Câu văn ngữ pháp có 3 loại cơ bản: đơn (simple), tập hợp (compound) và kép (complex).

Bây giờ ta sang phần thú vị hơn : Cú pháp.

Cú Pháp (Sentence Styles):

Chuơng vừa rồi ta xác định 3 loại câu văn ngữ pháp – đơn, tập hợp và kép – Thêm vào đó là câu văn thiếu (fragment), dù thiếu nó vẫn có thể là một câu văn. Từ những loại này, ta rút ra đuợc 7 loại cú pháp: Phép biệt lập pháp (The segregating style), Phép đa lập ( The freight-train style), Phép tích lũy (The cumulative style), Phép cộng lập (The parallel style), Phép cân đối (The balanced style), Phép hạ thuộc (Subordinating style) và một lần nữa – Câu văn cộc (Fragment style).
Bởi vì chuơng này có thể ứng dụng vào văn chương Việt Nam, Meta xin phép dùng song ngữ trong các thí dụ cho tiện đối chiếu.
Ta cần biết một cách rõ ràng 2 điểm truớc khi bắt đầu: Thứ nhất, không cú pháp nào tự chúng trội hơn hoặc tệ hơn cái nào. Mỗi phép tạo vài tác dụng tốt nhưng kém đi trong những vài tác dụng khác. Thứ hai, những cú pháp này không tuơng phản nhau, nghĩa là có thể dùng lẫn lộn. Thực ra một văn sĩ có tài vận dụng tất cả mọi cú pháp.

1- Phép biệt lập (The segregating style):

Đúng nghĩa nhất, biệt lập cú là một câu có ngữ pháp đơn giản, diễn tả một ý tuởng độc nhất. Phép biệt lập gồm một chuỗi liên tục các câu đơn giản. Trong thực tế phép này hiếm khi giam hãm vào phát biểu gồm chỉ một ý tuởng đơn giản vì nó gây đơn điệu, nhàm chán. Thay vào đó, phép biệt lập bao gồm những câu ngắn, dễ hiểu mặc dầu có vài truờng hợp không đơn giản mặt ngữ pháp. Đây là 1 bài phê bình mô tả công việc của một văn sĩ:

He writes, at most, 750 words a day. He writes and rewrites. He polishes and repolishes. He works in solitude. He works with agony. He works with sweat. And that is the only way to work at all.
Beverly Nichols.


Dịch :

Ông viết, ở tột điểm, 750 chữ một ngày. Ông viết và viết nữa. Ông gọt và giũa . Ông làm việc với đơn độc. Ông làm việc với thống khổ. Ông làm việc với mồ hôi. Và đó là cách duy nhất để làm việc không còn cách nào khác.
Đoạn văn trên cho thấy câu văn dùng phép biệt lập rất đắc dụng. Những câu ngắn rất mạnh và đuợc lập lại, những phẩm tính phù hợp một cách chính xác cho chủ đích của Nichols. Ông ta muốn nhấn mạnh rằng viết văn thuờng...
metamorph
#7 Posted : Monday, February 19, 2007 12:45:18 AM(UTC)
metamorph

Rank: Newbie

Groups:
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 91
Points: 0

(Tiếp theo và hết.)



4- Phép cộng lập hay song song( the parallel style):


Phép cộng lập là 2 hay nhiều từ hay những kiến trúc đứng trong mối quan hệ ngữ pháp giống nhau với cùng một sự vật. Trong Jack and Jill went up the hill, chủ từ, Jack and Jill là cộng lập ( tức đứng chung vị trí chủ từ) vì cả 2 đều liên hệ đến động từ went. Trong câu duới đây, chữ gạch đít là cộng lập, cả 2 bổ nghĩa cho động từ will come:

We will come when we are ready and when we choose.

Phép cộng lập xảy ra trong các loại câu là cách tổ chức những kiến trúc nhỏ. Với những ý tuởng lớn, chúng ta nói về một phép cộng lập, như trong câu này, nơi có 3 túc từ cộng lập theo sau giới từ “in”:

In its energy, its lyric, its advocacy of frustrated joys, rock is one long symphony of protest.
Time magazine


Và đây, ba cụm từ vô định (infinitive phrases, có động từ nguyên thể) bổ nghĩa cho từ “campaign”:

The Department of Justice began a vigorous campaign to break up the corporate empires, to restore the free and open market, and to plant the feet of the industry firmly on the road to competition.
Thurman Arnold


Kiến trúc cộng lập chịu lệ thuộc vào một luật chặt chẽ về kiểu cách: Chúng phải trong cùng một dạng ngữ pháp . Hãy xem chỗ khởi đầu của câu này, viết bởi một nhà nghiên cứu chính trị thế kỷ 18, ông Edmund Burke:

To complain of the age we live in, to murmur at the present possessors of power, to lament the past, to conceive extravagant hopes of the future, are the common dispositions of the greatest part of mankind ...

Theo luật, 4 chủ từ của động từ “are” phải cùng một dạng ngữ pháp, và Burke làm tất cả trở thành vô định (động từ nguyên thể). Chúng cũng có thể là động danh từ (gerunds): complaining, murmuring, lamenting, conceiving), hay danh từ: Complains, murmurs, laments, conceptions). Nhưng bất kỳ truờng hợp nào, chúng cũng phải cùng một dạng ngữ pháp. Trộn lẫn những dạng ngữ pháp khác sẽ sai luật – ví dụ trộn động danh từ với vô định (To complain of the age we live in, murmuring at the present possessors of power ...). Sự trộn lẫn vụng về này gọi là chuyển cấu trúc (shifted construction) và đuợc coi như là vi phạm ngữ pháp, lôi thôi và mơ hồ.
Phép cộng lập không phải là tiêu chuẩn của văn chuơng hiện đại như thời thế kỷ 18, khi phép cộng lập chiếm ưu thế trong những văn bản chính thức. Mặt khác, đừng dại dột xua đuổi phép cộng lập vì cho rằng lỗi thời. Chúng vẫn hữu ích và thông dụng ngày nay:

We must somehow take a wider view, look at the whole landscape, really see it, and describe what’s going on out there.
Annie Dillard

The professor shuffled into the room, dumped his notes onto the desk, and began his usual dull lecture.
College student


Ưu điểm của phép cộng lập:
- Đầu tiên, chúng tạo ấn tượng và thú vị khi nghe hay đọc, lại còn trau chuốt về nhịp điệu và thứ trật, theo một kế hoạch chính sắp xếp mọi sự vật đúng chỗ của nó.
- Thứ nhì cộng lập mang tính tiết kiệm, dùng một phần tử trong câu phục vụ 3 hay 4 phần tử khác. Chồng chất vài động từ dùng cho một chủ từ đơn độc có lẽ là kiểu mẫu cộng lập thông dụng nhất như trong 2 thí dụ trên. Những động từ cộng lập rất hiệu quả dùng mô tả một diễn trình hay một sự việc. Các động từ lần luợt phân tích sự việc và thiết lập diễn tiến của nó, và sự trưng dụng động từ bất cần đến sự tái xuất hiện của chủ từ, tập trung câu văn vào biến chuyển. Đây là một thí dụ, mô tả về sóc chó (prairie dogs) viết bởi sử gia Mỹ, ông Francis Parkman:

As the danger drew near they would wheel about, toss their heads in the air, and dive in a twinkling into their burrows.

Và một câu chuyện nữa về cuộc xâm lăng Ý của hoàng đế Charles VIII Pháp:

Charles borrowed his way through Savoy, disappeared into Alps, and emerged, early in September, at Asti, where his ally met him and escorted him to the suburbs.
Ralph Roeder


- Ưu điểm thứ ba của phép cộng lập là khả năng làm giàu ý nghĩa bằng cách nhấn mạnh hay tiết lộ những liên hệ vi diệu giữa các từ. Ví dụ của Roeder trên ám chỉ sự khinh xuất, liều lĩnh trong cuộc chinh phạt của Charles. Giống như thế, Bernard Shaw, viết về Joan of Arc, bóng gió một quan điểm chua cay về nhân loại duới bề mặt của bài tóm luợc tầm thuờng về cuộc đời Joan:

Joan of Arc, a village girl from the Vosges, was born about 1412, burnt for heresy, witchcraft, and sorcery in 1431; rehabilitated after a fashion in 1456, desinated venerable in 1904; declared Blessed in 1908; and finally canonized in 1920.

Dĩ nhiên, sự mỉa mai của Shaw đuợc chuyên chở bằng các từ ngữ nhưng diễn tiến nhanh chóng của các động từ cộng lập giúp ta dễ dàng thấy sự điên rồ tàn nhẫn của con nguời, tiêu diệt một phụ nữ mà sau này họ cho là thánh.
Ý nghĩa đuợc củng cố bằng phép cộng lập không buộc phải mỉa mai. Nó có thể mang màu sắc trí thức hay cảm xúc . Trong thí dụ 1 duới đây, chúng ta có thể nghe một cợt đùa ranh mãnh; ví dụ thứ 2, giận dữ; và thứ 3, hùng biện:

1- She laid two fingers on my shoulder, cast another look into my face under her candle, turned the key in the lock, gently thrust me beyond the door, shut it; and left me to my own devices.
Walter de la mare

2- He [George III] has plundered our seas, ravaged our coasts, burnt our town, and destroyed the lives of our people.
Thomas Jefferson

3- Let every nation know, whether it wishes us well or ill, that we shall pay any price, bear any burden, meet any hardship, support any friend, oppose any foe, to assure the survival and success of liberty.
John F. Kennedy


Nhược điểm của phép cộng lập:
Phép cộng lập xử lý ý tuởng tốt hơn phép biệt lập hay đa lập. Tuy nhiên nó chỉ thich hợp với những ý tuởng có giá trị luận lý học tuơng đuơng hoặc có vị trí song song: Nhiều hậu quả của cùng một nguyên nhân hoặc vài điều kiện của một hậu quả. Khi nguời viết cố tâm áp dụng phép cộng lập vào những ý tuởng không song song một cách luận lý học, chúng làm mờ nhạt ý nghĩa thay vì làm nổi bật.
Nhược điểm thứ hai là nó có vẻ cổ điển đối với những độc giả chuộng sự tân kỳ. Thứ ba là nó ruờm hơn là ngắn gọn nếu nguời viết thả lỏng cho phép cộng lập chi phối ý tuởng, nghĩa là uốn nắn ý tuởng sao cho song song thay vì vận dụng những câu song song để sắp xếp ý tưởng.
Mặc dù những nhuợc điểm đã kể, phép cộng lập vẫn duy trì đuợc nguồn quan trọng trong cú pháp, một bút pháp mà nhiều nguời sao lãng. Nó là cách hiệu nghiệm nhất của việc xếp thứ tự các nhận thức, ý tưởng hay cảm xúc, của việc nắn dạng câu và của việc đạt đuợc tính ngắn gọn và hùng hồn.

Thực tập:
Bắt chước khuôn mẫu câu văn của Edmund Burke trong thí dụ 4 của phép cộng lập, kiến tạo những câu văn song song trong đề tài dưới đây :
- Bổn phận của một cảnh sát viên hay một công chức chính phủ.
- Ta thán về công việc.
- Lỗi vi phạm trong hành văn của bạn.

5- Phép cân đối (The balanced style):

Một câu cân đối gồm có 2 phần tương đương về chiều dài của câu cũng như về ý nghĩa, và đuợc chia ra bởi dấu phết hay chấm phết :

In a few moments everything grew black, and the rain poured down like a cataract.

Những phần cân bằng có thể lập lại cùng ý tưởng, tỏ lộ nguyên nhân và hậu quả, trước và sau hay bất cứ liên hệ nào khác. Thường thường những câu cân đối phát triển một đối nghịch; khi một đối nghịch trở nên bén nhọn thì đuợc gọi là phản đề (antithesis).
Khi cân đối có thể dính líu đến mệnh đề hay cụm từ (phrases), nó thường là những mệnh đề độc lập (trọn nghĩa) như thí dụ trên hay thí dụ dưới đây:

Visit either you like; they’re both mad.
Lewis Carol

Children played about her; and she sang as she worked.
Rupert Brooke


Những thí dụ này là những câu văn tập hợp (compound sentences). Không phải mọi câu văn tập hợp đều cân đối, cũng không phải mọi câu văn cân đối đều là câu tập hợp. Cân đối chỉ yêu cầu đơn giản rằng một câu được chia thành 2 phần gần bằng nhau và đuợc chia ra bằng một dấu phết hay chấm phết. Điều này có thể xảy ra trong một câu, trên phương diện kỹ thuật, không là câu tập hợp:

They read hardly at all; preferring to listen.
George Gissing


Câu của Gissing thì giản dị theo ngữ pháp, nửa đầu là mệnh đề chính và nửa sau là một cụm từ phân từ ( participial phrase). Dù thế, nó cân đối vì cả 2 nửa dài bằng nhau (mỗi nửa gồm 6 âm tiết) và quan trọng như nhau.
Những thí dụ trên phô bày sự cân đối giữa 2 đơn vị theo dạng: (--------/--------). Dạng này, tuy nhiên, có thể biến đổi khác đi trong nhiều cách. Đôi khi một trong 2 nửa tách ra làm 2 một lần nữa theo dạng (--------/---- ----) hay (---- ----/--------); đôi khi tách ra làm 3 mảnh như (--------/---- ---- ----) hay (---- ---- ----/--------). Cả hai nửa có thể tách ra làm 2 như dạng (---- ----/---- ----) và vân vân. Vài thí dụ:

For being logical they strictly separate poetry from prose; and as in prose they are strictly prosaic, so in poetry, they are purely poetical.
Dạng (--------/---- ----) - G.K.Chesterton

But called by whatever name, it is most fruitful region; kind to the native, interesting to the visitor.
Dạng (---- ----/---- ----) – Thomas Carlyle

I stood like one thunderstruck, or as if I had seen an apparition: I listened, I looked around me, but I could hear nothing, nor see anything.
Dạng (---- ----/---- ---- ---- ----) – Daniel Defoe


Cộng lập và cân đối (Parallelism and balance):
Sự khác biệt giữa phép cộng lập và phép cân đối là trong phép cộng lập, mọi phần tử liên can phải trong vị trí một liên hệ ngữ pháp (văn phạm) giống nhau để có thể dùng chung một chủ từ hay chung một túc từ. Phép cân đối, tuy nhiên, không buộc phải cộng lập (dù chúng vẫn có thể). Trong thí dụ trên của Defoe, có 6 mệnh đề riêng rẽ và độc lập, không có gì liên hệ cả.
Nhưng phép cộng lập và phép cân đối thường đi đôi với nhau, và không có gì ngăn cấm cùng một cấu tạo giống nhau vừa cộng lập vừa cân đối, nếu chúng làm một chức năng ngữ pháp giống nhau, cùng một dạng, cùng dài bằng nhau như thí dụ sau:

As for me, I frankly cleave to the Greeks and not to the Indians, and I aspire to be a rational animal rather than a pure spirit.
George Santayana


Câu trên cân bằng giữa 2 mệnh đề đẳng lập, cùng cấu trúc ngữ pháp và dài bằng nhau. Bên trong mệnh đề đầu, cụm từ giới từ “to the Greeks and not to the Indians” song song và đối nghịch (antithesis). Trong mệnh đề thứ nhì “a rational animal than a pure spirit” là một cấu tạo song song, và cân đối đuợc thể hiện bằng đối chọi giữa “rational animal” với “pure spirit”.

Most people, of course, made no distinction between a Communist – Who believed in nothing but government – and such philosophical anarchists as Vanzetti – who believed in no government at all.
Phil Strong


“A” Communist” and “such philosophical anarchists as Vanzetti” là 2 túc từ song song của giới từ “between”, dù cụm từ 2 dài hơn cụm từ thứ nhất để tạo cân đối. Tuy thế, cân đối vẫn xảy ra trong 2 mệnh đề “who”, dù 2 mệnh đề “who” này không song song vì chúng bổ nghĩa cho 2 danh từ khác nhau, một là danh từ Communists, hai là danh từ philosopical anarchists as Vanzetti.

Ưu điểm của cân đối:
Cấu trúc cân đối có vài đặc tính. Nó làm sảng khoái tai và mắt, và tạo hình dạng cho câu, một thiết yếu trong thuật hành văn. Nó đáng nhớ. Và bằng cách dùng những từ chính đối chọi với nhau, nó khai triển ngụ ý của nó. Ví dụ câu văn duới đây của Charles Dickens làm cho ta chiếu cố đến tâm trạng một người không có tiền để biến sáng kiến của họ thành lợi tức:

Talent, Mr. Micawber has; capital, Mr. Micawber has not.

Anthony Hope ám chỉ một đánh giá hoài nghi về các chính trị gia và các thư lại :

Ability we don’t expect in a government office, but honesty one might hope for.

Và đây nhà phê bình điện ảnh Pauline Kael về phim Love story:

In itself, a love idyll like this may seem harmless, but it won’t be by itself very long.

Lời than vãn của Kael rằng phim này nếu chúng đuợc quần chúng huởng ứng nồng nhiệt, sẽ mở lối cho những phim nội dung tuơng tự hay tệ hơn. Chú ý câu văn di chuyển từ cụm từ “in itself” trong nó, sang “by itself”, do nó.
Ngoài cách nhấn mạnh những từ riêng biệt nào đó, cân đối có 1 ý tứ sâu xa hơn. Nó diễn tả 1 cách nhìn vào thế giới, giống như phép đa lập hay tích tụ diễn tả thế giới bằng khóe nhìn riêng của chúng. Tiềm ẩn trong câu văn cân đối là một cảm giác khách quan, sự điều động và tỷ lệ. Trong đoạn văn duới đây về Lord Chesterfield, nhà bình phẩm F. L. Lucas củng cố lập luận bằng sự hợp lý của câu văn cân đối của ông.

In fine, there are things about Chesterfield that seem to me rather repellant; things that it is an offense in critics to defend. He is typical of one side of the eighteen century – of what still seems to many its most typical side. But it does not seem to me the really good side of that century; and Chesterfield remains, I think, less an example of things to purssue in life than of things to avoid.

Vì phép cân đối giữ một cách khoảng giữa người viết và chủ từ, nó đắc dụng trong văn châm biếm và trào phúng. Ví dụ, tiểu thuyết gia Anthony Trollope ám chỉ sự phản đối hóm hỉnh của một nhân vật nữ hống hách bằng cách này:

It is not my intention to breathe a word against Mrs. Proudie, but still I can not think that with all her virtues she adds much to her husband’s happiness.

Sự cân đối gây tính khách quan của tác giả và gia tăng uy tín trong bình phẩm của ông, đồng thời mệnh đề thứ hai một cách tự trào tiết lộ rằng ông nuông chiều tánh nói xấu mà ông thề chừa bỏ trong mệnh đề thứ nhất.
Khôi hài cũng là hiệu ứng của câu văn này từ hồi ký của Edward Gibbon, sử gia của cuốn sách nổi tiếng Sự suy đồi và sụp đổ của đế quốc La Mã (The decline and fall of the Roman Empire), trong đó mô tả một chuyện tình buồn thời trai trẻ, kết thúc vì sự bất nhất của thân phụ ông:

After a painful struggle I yielded to my fate: I sighed as a lover, I obeyed as a son; my wound was insensibly healed by time, absence, and the habits of a new life.

Viết ở thời bình lặng của tuổi trẻ, khi dông bão của lứa tuổi 20 có vẻ ít bi thảm, Gibbon mỉm cười. Câu văn tam lập rất cân đối và song song (cộng lập), trịnh trọng như một bản nhạc cổ điển, là một bình giải vào sự đam mê của tuổi trẻ.
Cân đối và cộng lập không tự chúng trao đổi ý nghĩa. Những đơn vị chính của ý nghĩa, dĩ nhiên, là các từ. Nhưng kiến trúc cân đối và cộng lập củng cố và phong phú ý nghĩa. Hay đúng hơn, những loại ý nghĩa nào đó. Không phải mỗi câu nào cũng có thể đúc khuôn theo kiểu này, hay buộc phải rập khuôn kiểu này. Giống như mỗi cú pháp khác, cộng lập và cân đối có hạn chế và cũng có những tiềm năng . Sự lành mạnh, hữu lý và kiểm soát của chúng làm cho không thích hợp với sự chuyên chở tức khắc của kinh nghiệm mới nẩy sinh hay cường độ của cảm xúc mạnh. Ngòai ra, tính trịnh trọng của chúng có vẻ quá tỉ mỉ với các độc giả thời đại, một cách viết kém tự nhiên hơn phép biệt lập, đa lập hay phép tích lũy.
Tuy nhiên, chúng ta không nên đặt ngang hàng tính trịnh trọng với tính giả tạo hay nghĩ tính tự nhiên mới đáng là lý tuởng duy nhất. Mọi câu văn đuợc kiến tạo tốt đều từ nghệ thuật, ngay cả những thứ - có lẽ một cách đặc biệt những thứ - giống như của Hemingway đã tạo ảo ảnh tính tự nhiên. Nên nhớ, tự nhiên là một từ phức tạp. Với nam và nữ giới ở thế kỷ 18, cộng lập và cân đối phản ảnh thiên nhiên, một thực thể đuợc hiểu là bao la nhưng có cấu trúc dễ hiểu, cấu thành từ những phần theo trật tự.
Có lẽ bài học tốt nhất một văn sĩ hiện đại có thể học từ phép cộng lập và cân đối là sự cần thiết của sự tạo hình dạng cho những sự vật ông hay bà ấy có thể nghĩ ra và cảm thấy. Cái hình dạng tuơng đắc với thế kỷ 18 có vẻ thiếu tự nhiên đối với chúng ta. Nhưng trong khi chúng ta không còn viết giống Thomas Jefferson hay Samuel Johnson, chúng ta vẫn có thể dùng phép cộng lập và cân đối như những phương cách sắp xếp vài khía cạnh của kinh nghiệm và kiến thức, và như các phương tiện đạt đuợc sự ngắn gọn, hùng hồn và đa dạng trong câu văn của chúng ta.

Thực tập:
1- Mọi câu dưới đây đều phô bày kiến trúc cân đối. Vài trong số phô bày một cân đối đơn giản một đối một; các câu còn lại phức tạp hơn. Hãy nhận dạng chúng, là --------/--------; --------/ ---- ----; ---- ----/--------; vân vân.
- I was enjoying the privilege of studying at the world’s finest universities; Negroes at hone were revolting against their miserable condition.
Stanley Sanders

- As for me, I am no more yours, nor you mine. Death hath cut us asunder; and God hath divided me from the world and you from me.
Sir Walter Raleigh

- For aristocrats and adventurers France meant big money; for most Englishmen it came to seem a costly extravagance.
Geoffrey Hindley

- Then she shrieked shrilly, and fell down in a swoon; and then women bare her into her chamber, and there she made overmuch sorrow.
Sir Thomas Malory

- Heaven had now declared itself in favour of France, and had laid bare its outstretched arm to take vengeance on her invaders.
David Hume

- The more we saw in the Irishman a sort of warm and weak fidelity, the more he regarded us with a sort of icy anger.
G. K. Chesterton

- Building ceases, births diminish, deaths multiply; the nughts lengthen, and days grow shorter.
Maurice Maeterlinck

- In a few moments everything grew black, and the rain poured down like a cataract.
Francis Parkman

- He could not keep the masses from calling him Lindy, but he convinced them that he was not the Lindy type.
John Lardner

- In literature there is no such thing as pure thought; in literature, thoughts is always the hanđmai of emotion.
J. Middleton Murry


2- Chọn những chủ từ khác với chủ từ trong các câu văn, sáng tác 5 câu cân đối rập khuôn những thí dụ trong câu hỏi 1.

6- Phép hạ thuộc (The subordinating style):

Cho tới đây những cú pháp chúng ta đã khảo sát – biệt lập, đa lập, tích lũy, cộng lập, và cân đối – đều giống nhau ở một điểm thiết yếu: tất cả đối xử những ý tưởng thành phần trong câu văn với ít nhiều quan trọng. Trong hành văn, tuy nhiên, cũng cần thiết để trưng bày mức độ quan trọng. Điều này đòi hỏi một nguyên tắc khác về cấu trúc: đẳng trật hay phép hạ thuộc. Phép hạ thuộc có nghĩa tập trung vào một ý tưởng (diễn tả trong mệnh đề chính) và sắp xếp những điểm kém quan trọng hơn xung quanh nó, trong dạng cụm từ hay mệnh đề phụ.
Có 4 sự khác biệt về câu văn hạ thuộc, tùy theo những vị trí tương đối của mệnh đề chính và các kiến trúc hạ thuộc:
1- Cấu trúc đầu (loose structure): Mệnh đề chính đi trước và các mệnh đề hạ thuộc, cụm từ theo sau.
2- Cấu trúc cuối (periodic structure): Các kiến trúc hạ thuộc đi trước, theo sau là mệnh đề chính dùng để đóng câu văn lại.
3- Cấu trúc ôm (convoluted structure): mệnh đề chính tách làm hai, một ở vị trí mở đầu và một ở vị trí kết thúc câu văn, các kiến trúc hạ thuộc chen vào giữa mệnh đề chính.
4- Cấu trúc giữa (centered structure): Mệnh đề chính chiếm ngự giữa câu văn và các cấu trúc hạ thuộc ở cả đầu và cuối.
Bốn dạng hạ thuộc này có thể trộn lộn trong những mực độ khác nhau, và thường trộn lộn. Dù là thế, nó có lẽ đúng rằng hầu hết những câu văn hạ thuộc đều theo một dạng này hay khác.

Dạng cấu trúc đầu (loose structure):
Với ý nghĩa đơn giản nhất, câu văn hạ thuộc có dạng cấu trúc đầu gồm một mệnh đề chính và một cấu trúc hạ thuộc:

We must always be wary of conclusions drawn from the ways of the social insects, since their evolutionary track lies so far from ours.
Robert Ardrey


Số ý tưởng trong câu văn hạ thuộc dạng cấu trúc đầu dễ dàng thêm các cụm từ(phrases) và mệnh đề phụ, liên hệ đến mệnh đề chính hay đến mệnh đề hạ thuộc truớc nó:

I found a large hall, obviously a former garage, dimly lit, and packed with cots.
Eric Holler

I knew I had found a friend in the woman, who herself was the lonely soul, never having known the love of man or child.
Emma Goldman


Khi một số những cấu trúc hạ thuộc tăng lên, câu văn hạ thuộc tiến gần đến phép tích lũy (cumulative style). Cần phải kẻ một đường phân biệt giữa câu văn hạ thuộc cấu trúc đầu với câu văn tích lũy. Thực ra, câu văn tích lũy (đúng hơn, hầu hết câu văn tích lũy) là một dạng đặc biệt của phép hạ thuộc. Sự khác biệt thì tương đối, tùy theo mức dài ngắn và sức mạnh của kiến trúc hạ thuộc. Trong câu văn tích lũy, sức mạnh của các câu hạ thuộc có phần áp đảo hơn mệnh đề chính mà mệnh đề chính chỉ đóng vai trò giới thiệu ý tưởng. Đoạn văn dưới đây diễn tả 1 thành phố Welsh minh họa làm thế nào một câu hạ thuộc phát triển thành câu văn tích lũy:

Llanblethian hangs pleasantly, with its white cottages, and orchard and other trees, on the western slope of a green hill; looking far and wide over green meadows and little or bigger hills, in the pleasant plain of Glamorgan, a short mile to the south of Cowbridge, to which smart little town it is properly a kind of suburb.
Thomas Carlyle



Câu văn hạ thuộc cấu trúc đầu thích hợp với những luận văn nhắm vào bình dân, không kiểu cách, buông thả. Nó đặt chuyện đầu lên đầu giống như ta vẫn thuờng nói. Mặt khác, nó thiếu sự hùng hồn và dễ trở nên khôn có hình dạng cố định. Sự nhất quán của nó không rút ra nhiều từ một nguyên tắc cấu trúc bằng từ mạch lạc của tư tưởng. Một câu văn hạ thuộc cấu trúc đầu đuợc kiến tạo tốt đến mực độ nó diễn tả được một nhận thức hay một ý tưởng hoàn toàn. Thí dụ trong đoạn văn dưới đây, bắt đầu bằng một mô tả căn nhà ở Brooklyn, nhà của bà nội tác giả:

Her house was anarrow brown stone, two windows to every floor except the ground, where the place of one window was taken by a double door of solid walnut plated with layers of dust-pocked cheap enamel. Its shallow stoop ...
William Alfred


Câu văn của Alfred đuợc hợp nhất bởi những gì nó mô tả - mặt tiền của ngôi nhà. Khi nhận thức kết thúc và khi cặp mắt chúng ta ngó xuống thềm cửa (the stoop), tác giả khéo léo bắt đầu một câu khác. Dĩ nhiên, vấn đề khi nào nên chấm dứt để bắt đầu một câu khác áp dụng cho tất cả mọi loại câu văn. Nhưng nó gây ra một nan đề đặc biệt với loại hạ thuộc dạng cấu trúc đầu nơi thiếu một chỗ chấm dứt rõ rệt khiến bạn muốn lan man hết chuyện này sang chuyện khác.

Dạng cấu trúc cuối (periodic structure):
Dạng cấu trúc cuối đảo ngược kiểu mẫu của dạng cấu trúc đầu, bắt đầu bằng những kiến tạo hạ thuộc và đặt mệnh đề chính ở cuối câu:

If there is no future for the black ghetto, the future of all Negroes is diminished.
Stanley Sanders

Given a moist planet with mathane, formalđehye, ammonia, and some usable minerals, all of which abound, exposed to lightning or ultra violet radiation at the right temperature, life might start almost anywhere.
Lewis Thomas


Không có công thức nào cho dạng cấu trúc đầu. Tuy nhiên, thường thường, các kiến trúc hạ thuộc mở đầu bằng những mệnh đề trạng từ (tức mệnh đề phụ bổ nghĩa cho mệnh đề chính. Xin xem phần mệnh đề ở đầu bài, phần ngữ pháp.)như trong thí dụ của Stanley Sanders, hay cụm từ phân từ (participal phrases) như trong thí dụ của Lewis Thomas.
Trong bất kỳ dạng hạ thuộc nào, dạng cấu trúc cuối dùng để nhấn mạnh. Trì hoãn tư tưởng chính gia tăng tính quan trọng của nó. Đến mực độ mà càng nhiều cụm từ, mệnh đề tích tụ ở chỗ mở đầu, mệnh đề chính càng bị trì hoãn, bầu không khí nghiêm trọng càng tăng (trong giới hạn của nó, dĩ nhiên; càng kéo dài càng thêm lẫn lộn hay xa rời đề tài chính). Đây là một thí dụ của sự trì hoãn tốt điểm chính:

Paralyzed by the neurotic lassitude engendered by meeting one’s past at every turn, around every corner, inside every cupboard, I go aimlessly from room to room.
Joan Didion


Dạng cấu trúc cuối cũng đầy vẻ trang trọng và văn chương hơn dạng cấu trúc đầu, gợi nên một văn gia tại bàn viết hơn một diễn giả trong một bối cảnh xã hội thư giãn, một giọng điệu có lợi trong những dịp nghi lễ, dù kém lợi thế trong những dịp ít trang trọng.

Dạng cấu trúc ôm (convoluted structure):
Dạng này các thành phần hạ thuộc tách mệnh đề chính từ bên trong, thường thường xen vào giữa chủ từ và động từ và đôi khi giữa động từ và túc từ hay bên trong cụm từ động từ (xin xem lại phần cụm từ, phrases):

White man, at the bottom of their hearts, know this.
James Baldwin

And once in a spasm of reflex chauvinism, she called Qeen Victoria, whom she rather admired, “a godamned old water dog”
William Alfred


Cấu trúc ôm, như một cú pháp thỉnh thoảng hơn là thói quen, là một cách tốt đạt được sự đa dạng trong hành văn. Nó cũng tạo được sự hùng hồn (emphasis) bằng cách thêm sức nặng vào chữ trước và sau các dấu phết hay gạch ngang mở đầu cho cấu tạo ngắt quãng.

Now demons, whatever else they may be, are full of interest.
Lytton Strachey


Ở đây 2 từ “demon” và “full of interest” lôi cuốn sự chú ý, diễn tả ý chính mạnh hơn dạng cấu trúc cuối:

Now demons are full of interest, whatever else they may be. Whatever else they may be, demons are full of interest.

Tuy nhiên, thực tế không có nghĩa là dạng cấu trúc ôm có giá trị cao hơn dạng cấu trúc đầu hay cuối. Nó chỉ đơn giản là một cách tiện lợi để tạo sự hùng hồn (emphasis) vào những từ riêng biệt nào đó khi cần đến.
Mặt khác, cấu trúc ôm có vẻ chính thống, và nó có thể thu lượm sự chú ý, đặc biệt khi những thành phần ngắt quãng càng trở nên dài và càng phức tạp:

Even the humble ambition, which I long cherished, of making sketches of those places which interested me, from a defect of eye or of hand was totally ineffectual.
Sir Walter Scott

The life story to be told of any creative worker is therefore by its very nature, by its diversion of purpose and its qualified success, by its grotesque transitions from sublimation to base necessity and its pervasive stress towards flight, a comedy.
H. G. Wells


Đó là những câu văn hay, làm cho chính xác và ăn khớp một cách cẩn trọng; nhưng chúng không dễ đọc. Chúng đòi hỏi chú ý; độc giả phải nhận ra khi một kiến trúc ngừng lại và khi nó tiếp tục và phải có thể ráp nối những mảnh rời đó lại với nhau. Dùng thỉnh thoảng, câu cấu trúc ôm có đặc tính phi thường: nó lôi cuốn sự chú ý vào nó, và quan trọng hơn, vào điều nó nói, và nó có thể thách đố và kích thích người đọc. Một chuỗi đều đều những thách đố này sớm gây mệt mỏi.

Dạng cấu trúc giữa (centered structure):
Dạng cấu trúc giữa đặt mệnh đề chính ở khoảng giữa câu, với những thành phần hạ thuộc ở cả 2 bên, không có tên gọi chung. Nó đuợc gọi là cấu trúc vòng “circuitous” và cấu trúc tròn “round composition”; Ở đây chúng ta gọi là cấu trúc giữa “centered.” Dù gọi là gì, chúng ta thường gặp nó. (Trong 3 thí dụ dưới, mệnh đề chính được gạch đít):

Having wanted to walk on the sea like St. Peter he had taken an involuntary bath, losing his mitre and the better part of his reputation.
Lawrence Durrell

Standing on the summit of the tower that crowned his church, wings upspread, sword lifted, the devil crawling beneath, and the cock, symbol of eternal vigilance, perched on his mailed foot, Saint Michael held a place of his own in heaven and on earth which seems, in the eleventh century, to leave hardly room for the Virgin of the Crypt at Chartres, still less for the Beau Christ of the thirteenth century Amiens.
Henry Adams


Trong khi không nhấn mạnh bằng dạng cấu trúc cuối hay bình dân, lỏng lẻo như dạng cấu trúc đầu, dạng cấu trúc giữa có vài ưu điểm, đặc biệt trong các câu văn dài thậm thuợt với cơ man thành phần hạ thuộc . Nó làm cho người viết có thể đặt những thành phần này rõ ràng hơn . Nếu một chục cụm từ (phrases) và mệnh đề phụ (dependent clauses) đều đi trước cấu trúc chính (như trong cấu trúc cuối), hay đi sau mệnh đề chính (như trong cấu trúc đầu), vài thành phần có thể có vẻ lạc loài. Sự liền lạc trở nên mờ nhạt, đặc biệt khi viết về ý tưởng. Cơ duyên mờ nhạt có thể giảm thiểu nếu mệnh đề chính có thể được đặt trong giữa các thành phần hạ thuộc (subordinate elements).
Lợi điểm khác của câu văn hạ thuộc có dạng cấu trúc giữa là nó dễ sắp xếp các thành phần để phản ảnh thứ tự thiên nhiên của sự việc hay ý tưởng. Jonathan Swift làm như thế trong đoạn văn dưới đây, bình phẩm sự tham chiến của Anh quốc trong cuộc chiến tranh kế vị của Tây Ban Nha (1701 – 1714):

After ten years’ fighting to little purpose, after the loss of above a hundred thousand men, and a debt remaining of twenty millions, we at length hearkened to the terms of peace, which was concluded with great advantage to the empire and to Holland, but none at all to us, and clogged soon after with the famous treaty of partition.

Cho phép một ý nghĩa rộng và không thiên vị về “ý tưởng”, chúng ta có thể nói rằng câu văn của Swift chứa đựng 9 ý: (1) 10 năm chiến tranh; (2)mục đích nhỏ bé hay vô hiệu quả; (3)tổn thất nhân mạng; (4)nợ nần chồng chất; (5) vẳng tiếng hòa bình; (6) kết cuộc hòa bình; (7) thắng lợi cho đồng minh Anh quốc; (8) không có lợi cho chính Anh quốc; (9) bế tắc của hòa bình. Đó là thứ tự các câu phản chiếu thứ tự sự việc. Trong thực tế, cũng như trong câu văn, đầu tiên chiến tranh đến, rồi không có hiệu quả khả quan, tổn thất sinh mạng, nợ, và vân vân. Một mặt trình bày hữu hiệu một bù trừ khả dĩ (workable compromise) giữa thứ tự tự nhiên của ý tưởng hay sự việc, một mặt sắp xếp thứ tự ngữ pháp trong câu văn, là một trong những công việc khó khăn nhất một tác giả phải đương đầu. Khi bạn phải làm việc với một đề tài dài và phức tạp, phép hạ thuộc dạng cấu trúc giữa có thể chứng tỏ là giải pháp dễ nhất cho vấn đề.

Câu văn cộc (The fragment):

Một câu văn cộc là một từ, một cụm từ hay một mệnh đề phụ đứng một mình thành một câu văn. Nó được coi như mảnh vụn hơn là một câu văn có ngữ pháp vì nó không độc lập trên phương diện ngữ pháp và có thể không chứa đựng một chủ từ và một động từ xác định (động từ đã chia). Trong hành văn chính thống, câu văn cộc thường bị coi như lỗi văn phạm, dù đôi khi có giá trị cho sự hùng hồn hay sự đa dạng. Trước khi nhìn vào các thí dụ của các câu văn cộc hữu dụng này, chúng ta cần hiểu các dạng thông thường mà câu văn cộc có thể mang, và khi chúng là lỗi văn phạm thay vì một đặc tính giá trị, làm thế nào để sửa chữa.
Như một thí dụ của câu văn cộc độc nhất một chữ, xem câu trả lời này :

Do you understand?
- Perfectly.

Nếu giả thử chúng ta chỉ thấy chữ perfectly đứng một mình, chúng ta sẽ rối trí. Chúng ta biết chữ đó nghĩa là gì, nhưng nếu đứng một mình, nó không có nghĩa . Nó vô nghĩa xét trên phương diện ngữ pháp. Dĩ nhiên chúng ta ít gặp những chữ đơn độc như thế. Luôn luôn chúng xảy ra trong ngữ cảnh (context) của những chữ khác, và chúng ta có thể dễ dàng cung cấp cái gì cần để hoàn tất ý nghĩa:

- [I understand] perfectly.

Những câu cộc trong hành văn ít khi là những chữ đơn độc hơn là những cụm từ hay mệnh đề phụ, thường là những bổ từ (modifiers) tách ra từ những chữ nó bổ nghĩa. Ba trường hợp thông thường là cụm từ phân từ (the participial phrase), mệnh đề tĩnh từ (the adjective clause), và mệnh đề trạng từ (the adverbial clause. Xin ôn lại phần mệnh đề ở đầu bài này), mỗi câu cộc được gạch đít cho dễ nhìn:

Cụm từ phân từ tách rời : I saw her. Going down the street.
Mệnh đề tĩnh từ tách rời : Everyone left except John. Who decided to stay.
Mệnh đề trạng từ tách rời : It was very late. When the party broke up.
Những câu cộc vụng về như trên có thể được sửa chữa bằng một trong 2 cách. Có thể câu cộc được sát nhập vào câu chính với chức năng cụm từ bổ từ (modifiers):

I saw her going down the street.
Everyone left except John, who decided to stay.
It was very late when the party broke up.

Hay câu cộc cũng có thể vẫn tách rời nhưng làm cho trọn nghĩa, có thể bằng cách bỏ bớt những từ khiến chúng thành câu hạ thuộc như trên (subordinating sentence) hay bằng cách thêm vào một chủ từ và động từ như dưới đây:

I saw her. She was going down the street.
Everyone left except John. He decided to stay.
It was very late. The party broke up.

Dù những sửa chữa khác nhau này cho đúng ngữ pháp, chúng hơi khác nghĩa đi một chút. (“Hơi” ở đây có nghĩa là hay hơn hoặc dở hơn một chút). Biến một câu cộc thành một câu đầy đủ ngữ pháp thêm hùng hồn.
Loại câu cộc cuối cùng là một phát biểu không có động từ:

All people live in the city or the country.

Trong thí dụ này, việc sửa chữa quá chân chất hơn là những gì người viết cố tình. người viết cần nghĩ ra ý tưởng và cung cấp một thuộc từ thỏa đáng, có lẽ giống như sau:
All people, whether they live in the city or the country, want the conveniences of modern life.

Những câu cộc giá trị:
Câu cộc...
oc huong
#8 Posted : Monday, February 19, 2007 1:16:14 AM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Cám ơn MetaRose
OH sẽ in ra để nghiền ngẫm. Đọc trên nết không phê! Smile
OH
hongkhackimmai
#9 Posted : Tuesday, February 27, 2007 12:13:22 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
hello Meta

hôm nay vào 'nhà' của Meta , thấy một rừng bài dạy cách viết văn, tui lội trong đó và cười muốn vỡ mật ra ! Dead
Nếu thiên hạ áp dụng đúng chăm phần chăm như thế, thì văn chương tạo thành sẽ là văn-nhà-giáo đạo mao. Chán phèo !

Mấy hôm rồi trở-về-mái-nhà-xưa, nơi xứ Oregon muôn năm mưa dầm, đã gặp rồi Méta!
Ở đó chỉ ba hôm thôi nên bộn bề hết sức, vả lại kèn trống đình đám lung tung nên ai nói nấy nghe; Méta nói Méta nghe, tui nói tui nghe.
Nhưng cuối cũng tay bắt mặt mừng được là vui rồi. Phải không?


metamorph
#10 Posted : Tuesday, February 27, 2007 6:47:15 AM(UTC)
metamorph

Rank: Newbie

Groups:
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 91
Points: 0

Chị ạ. Meta đã nói, bài này dành cho trẻ em tập làm văn.
Nhưng, hầu hết những bài văn trứ danh đều dựa trên những cái căn bản này.

Riêng Meta, tất cả tác phẩm của Meta đều từ những căn bản này mà ra. Bài "Biết Thế Nào Mà Lần" mới sáng tác hôm nay cũng dùng những kỹ thuật trong Phép Hành Văn.
Ăn thua là mình hiểu thuật của người, chế biến ra làm thuật của mình. Trong văn của Meta, vẫn tàng ẩn một thuyết phục . Mà thuyết phục lại là văn nghị luận chứ không phải truyện ngắn.
Phượng Các
#11 Posted : Wednesday, February 28, 2007 6:26:43 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi metamorph
Trong văn của Meta, vẫn tàng ẩn một thuyết phục . Mà thuyết phục lại là văn nghị luận chứ không phải truyện ngắn.


Tôi nghĩ thuyết phục là chủ đích của tác giả, còn truyện ngắn hay văn nghị luận chỉ là cái thể văn, cái công cụ cho chủ đích của tác giả mà thôi. Văn nghị luận thường khô khan mà truyện thì dễ hấp dẫn người xem cho nên tác giả tài giỏi sẽ dùng thể văn nào người đọc thích tìm tới để mà lồng vào đó chủ đích của mình hầu thuyết phục họ.
metamorph
#12 Posted : Thursday, March 1, 2007 1:15:37 AM(UTC)
metamorph

Rank: Newbie

Groups:
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 91
Points: 0

Một trao đổi về truyện :"Biết thế nào mà lần" của một độc giả ở diễn đàn khác. Truyện này dùng nhiều thuật hành văn để chuyên chở ý. Meta post lên để góp chuyện cho vui.


quote:
Còn một điểm nữa truyện ngắn mà tình tiết và tuồng tích vô lý thì eo ơi....đọc làm chi cho mất thời giờ. Tình tiết mạch lạc + nội dung chuyện là cái cốt lõi để tác giả deliver ý tưởng của truyện. Nếu những điểm này không có kết cấu chặt chẽ thì độc giả nào chịu ngồi đọc cũng là tài.


Có đấy SB. Phải chấp nhận rằng có người có năng lực đi xuyên qua tường (hay người vô hình) mới có thể thưởng thức được một truyện giả tưởng nào đó. Cũng như phải chấp nhận 72 phép thần thông mới đọc được Tây Du Ký. Riêng Meta, câu chuyện chỉ là cái khung lỏng lẻo cho một nội dung súc tích hơn, mà vì những lý do tế nhị, tác giả không muốn nói thẳng ra.

quote:
Cách viết kỳ này của Meta theo kiểu nhân vật tự thuật, đệm vào lối viết hơi hài hước đọc cũng ok. Nhưng nội dung truyện không hợp với tôi, bởi vì.....đơn giản là.........tôi "dị ứng" với mấy activities loại này, cũng như nhân vật em "sồn sồn" trong truyện, nó rẻ tiền làm sao á.
Bác Meta có thể giữ cách viết, đổi nội dung chắc là truyện sẽ hay hơn nhiều (my opinion only).


Dĩ nhiên truyện cũng như ca nhạc, hợp với một số nhưng không hợp với một số người khác. Ví dụ nhạc tiền chiến chắc chắn không hợp với tuổi mười lăm. Nếu đã chọn người đọc, ta nên viết theo tâm tình của họ. Meta đang viết một truyện dài về người Mèo Vạc, buộc phải gọi quân đội VN là "địch" vì người Mèo gọi như thế.
Truyện này của Meta thuộc loại tự truyện, đưa ra một nhân vật Bắc Kỳ nhà quê, nói nhiều, hơi nhỏ mọn mỗi khi không vừa ý nhưng chân chất và tốt bụng, thương con và thương tất cả mọi người Việt. Đây là nét đặc trưng của phụ nữ Bắc. Họ có tư duy riêng, hợp với làng xóm, gia đình hơn là hợp với nhà nước. Họ có thể mất lòng Chúa vì thương con, cũng như có thể mất lòng Đảng vì đồng bào.
Nếu SB không ưa truyện này, với chủ đích của Meta, thì Meta thành công rồi. Nên nhớ vai "phản cảm" rất khó đóng. Trên sân khấu, lột được vai trò của một kẻ gian nịnh, là thành công chứ không phải thất bại.
Và cuối cùng, Meta tin tưởng có nhiều độc giả khác với SB, thích nội dung truyện này.

Nếu chúng ta biết, đằng sau cái nguy nga lộng lẫy của một sân khấu ca nhac là cái bừa bãi, lôi thôi của hậu trường; cái sang trọng của một nhà hàng, dù là nhà hàng 5 sao, là cái nhà bếp dơ dáy bẩn thỉu thì một tác phẩm cũng phải có một phần ẩn khuất của nó, phần kỹ thuật, nơi tác giả phải dùng mọi cách để tô điểm bối cảnh, xây dựng cá tính nhân vật. Nó cũng ngổn ngang vật liệu mà xem ra mỗi vật liệu, chấp vá vào nhau không dễ dàng.

Về mặt kỹ thuật, Meta dành đến 2/3 bài viết để xây dựng cá tính mỗi nhân vật. Lão Trung, Nhà Em, cha Hải, thằng Hà, con Lan mỗi người một cá tính độc đáo. Riêng út Hiền không có cá tính nhưng có mặt chỉ như ngầm nói với độc giả rằng tuy đã trọng tuổi, vợ chồng Em vẫn chưa chấm dứt chuyện phòng the nên Út Hiền mới ra đời. Vấn đề là gán cá tính cho nhân vật nhưng vẫn kể được một cách tự nhiên chuyện muốn kể. Khó lắm đấy.

_________________________
Phượng Các
#13 Posted : Thursday, March 1, 2007 8:02:10 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi metamorph
Phải chấp nhận rằng có người có năng lực đi xuyên qua tường (hay người vô hình) mới có thể thưởng thức được một truyện giả tưởng nào đó. Cũng như phải chấp nhận 72 phép thần thông mới đọc được Tây Du Ký.

Clown PC không nghĩ vậy! PC đoán là đa số độc giả Tây Du Ký hay Phong Thần diễn nghĩa không hề tin là con người có thể có phép tắc như nhân vật trong các truyện đó. Chúng ta đọc Gulliver phiêu lưu ký không phải vì tin rằng trái đất này có người khổng lồ hay tí hon như tác giả diễn tả. Hoặc có tin chăng thì chỉ đám con nít mới tin mà thôi, nhưng độc giả của các lọai truyện này đâu phải chỉ là con nít.
Users browsing this topic
Guest (11)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.