quote:
PC chưa thấy ổn thỏa. Dường như mặt bằng là cái nhà có mặt đưa ra đường chính, có thể dùng để buôn bán. Còn cửa hàng thì có nghĩa là tiệm (boutique, shop). Mà tiệm thì có thể mở trong một cái nhà ở ngõ hẻm, ngay cả ở kiểu chung cư cũng có thể mở tiệm được. Quý vị nghĩ sao?
Chữ mặt bằng do Việt Cộng chế ra theo công thức "trực thăng = lên thẳng" hay "tên lửa = hỏa tiễn" theo chiều hướng Việt hóa các từ gốc Hán. Mặt bằng do chữ "bình diện" của Tàu. Tuy nhiên, bình diện của Tàu không có nghĩa là "diện tích thích hợp cho việc kinh doanh" như ta hiểu. Bởi bình diện nghĩa Tàu cùng nghĩa với chữ plane (mặt phẳng) của Mỹ.
Nhưng nếu mặt bằng dịch sang tiếng Việt truyền thống (theo nghĩa diện tích thích hợp cho việc kinh doanh) thì không có chữ tương đương. Nhóm chữ "diện tích thích hợp cho việc kinh doanh" không phải dịch mà là định nghĩa.
Ví dụ về dịch:
-
TV là máy truyền hình.
Ví dụ về định nghĩa:
-
TV là máy thu sóng và chuyển sóng thành tín hiệu rồi trình bày tín hiệu ấy trên màn ảnh tráng một chất hóa học có tính cảm ứng cao với tín hiệu ấy.
Trở về với mặt bằng.
Dịch:
- Mặt bằng là bình diện. (Rất tối nghĩa nếu hiểu mặt bằng ta dùng theo nghĩa diện tích thích hợp cho việc kinh doanh).
- Mặt bằng là kinh diện. (Dạng tắt của diện tích kinh doanh. Chữ này lạ và không ai dùng. Không ai dùng và tiên liệu không ai dùng thì đừng chế chữ làm gì cho mất công).
Một bài toán giải hoài không ra hoặc đưa đến vô nghiệm rất có thể là đề bài toán tự nó dởm. Chữ mặt bằng không có chữ tương đương trong tiếng Việt truyền thống chỉ vì bọn Việt Cộng chế chữ dởm. Bởi mặt bằng thoát thai từ bình diện của Tàu mà bình diện của Tàu mang nghĩa mặt phẳng (plane, phản nghĩa là trắc diện - profile) chứ không phải diện tích (area, phản nghĩa là điểm - point), cũng không phải bề mặt (surface, phản nghĩa là lõi - core)
Nếu Meta là Việt Cộng thì nghĩa :"diện tích thích hợp cho việc kinh doanh" được gọi là kinh diện. Nếu muốn Việt hóa thì gọi là bề mặt kinh doanh.
Một câu văn dùng chữ bình diện:
- Người ta thường dùng khoa học để bác bẻ tôn giáo. Việc dùng khoa học để bác bẻ tôn giáo sai từ trong nền tảng. Khoa học mô tả thiên nhiên trên
bình diện chân lý. Mặt khác, tôn giáo mô tả thiên nhiên trên
bình diện đạo đức. Không thể đứng trên cái thang mà chê cái biển thấp vì tuy thấp nhưng biển thì bao la. Hoàn toàn khác nhau.
Một câu văn dùng chữ mặt bằng:
- Nhà của nó cũng rộng bằng nhà tui nhưng nhà nó có giá nhờ
mặt bằng, còn nhà tui trong hẻm.
Thử dùng lẫn lộn:
- Xét theo mặt bằng bình diện kinh tế, thương trường có thể được coi như chiến trường.
- Xét theo bình diện mặt bằng kinh tế, nhà tui có giá hơn nhà ông.