quote:
Gởi bởi thihanh
chết cha, kiểu này thì hết dám ziết, zà hết zám zỡn Bình ơi
Hì hì, khi nào "dỡn" thì "dỡn", khi nào "diết" thì dziết cho đàng hoàng. Kể ra câu cụt như cái câu trên thì "dô diên" thiệt. Nhưng mà, lâu lâu bị một câu thì không sao, mình có thể hỏi tác giả sửa được. Còn nếu từ đầu chí cuối như vậy, thì có mà "chít", trả lại cho rồi, sửa làm chi, cho mất thì giờ? Còn đem in, thì thiệt là tốn "dấy" đấy!
Khi nào giỡn, phải hơi mất thì giờ bỏ trong ngoặc kép cho người ta hiểu. Còn khi nào không giỡn, viết bài, truyện, ngay cả truyện đăng trên diễn đàn, cũng nên nghiêm chỉnh một tí, sửa đi sửa lại cho đàng hoàng. Có rất nhiều người viết là viết tràng giang đại hải, chẳng biết muốn nói cái gì. Đọc vài hàng, thiệt tình chỉ muốn bỏ xuống.
Làm văn, viết truyện, nhiều khi phải có can đảm, can đảm cắt bớt đi những đoạn, những câu không cần thiết, nhưng cắt, không có nghĩa làm cho nó cụt luôn như vậy, rất tối ý. Nhưng có một số câu có thể châm chước được, như câu thứ hai, "Xách cái
wần đi lên, đi xuống! Xách cái
wần đi xuống, đi lên."
Là người ta có thể mường tượng ra cái cảnh một người "rỗi hơi", không có chuyện "dì" làm, cứ đi lên, rồi đi xuống. Biểu phải cho một anh "boss" vào thì không biết cho cái anh chủ từ nào vào thiệt, và hình như cũng hơi... thừa!
Có một lần Bình dịch bài thơ tiếng Việt cho ông thầy Canada coi, Bình không biết làm sao dịch chữ "xào xạc và xào xạc", cái âm thanh của lá cây dưới chân mình, Bình bèn đi hỏi ông thầy, rồi cuối cùng Bình dùng chữ "whisper", nhưng không đúng ý của Bình muốn nói. Bình hỏi ông thầy, ông bảo, mày là "nhà thơ" mày muốn viết cái gì thì viết, đừng gò bó mình vào những khuôn khổ! Và cứ thế là Bình viết, một cách tự do.
Viết văn thì cẩn thận hơn. Dùng chữ gì thì phải biết tại sao mình dùng chữ đó. Câu văn của mình đọc lên, nghĩ xem người nghe có hiểu không? Nhiều cái, mình nghĩ ở trong đầu mình, cứ nghĩ là ai cũng biết, nên bỏ lửng câu nói. Thật ra không phải như vậy. Phải nói ra, viết ra người ta mới biết. Bình đi làm, trả lời nhiều câu hỏi "quái đản" của khách hàng. Cứ nghĩ, chuyện đó ai cũng biết, không cần phải nói nữa. Ấy thế, mà người ta không biết thật đấy, quý vị ạ. Lại phải "lập đi, lập lại" (giọng Bắc kỳ nghen chị Liêu) lần thứ 1001, hi hi hi...
Thành ra, lúc nào "dỡn" thì giỡn, lúc nào "giết" thì nhớ "giết" cho nó chết luôn! Để nó "ngoắc ngoải" (đúng hông ta?) là phiền mình lắm.
BN.