Thể theo lời yêu cầu của các chị.. mình tiếp chuyện cái tên được đặt !(đổ thừa nếu có ai buồn lòng vì điều tui sắp viết ra

)
Xác định lại lần nữa... tên được hội đồng thành phố đặt là "Saigon Business District" !
Là một cư dân sống tại SJ tôi quan tâm rất nhiều về các họat động của hội đồng thành phố , các luật lệ , các dự án và ngân sách chi dụng... cho giáo dục , cho thư viện , cho sinh họat cộng đồng như dịch vụ dành cho người cao niên , tiện ích công cộng như xe bus , xe train , thuế dánh trên hệ thống thóat nước , cống rãnh , công viên v.v...
Nhưng đặc biệt việc đặt cái tên thì tôi chỉ theo dõi , không ủng hộ bên nào... và hàng chục ngàn người Việt khác tôi tin rằng cũng có thái độ như tôi. Có lẽ không phải cho đây là việc không quan trọng... mà là cá nhân tôi thấy hội đồng thành phố có một nghị viên (councilman) người Việt , lại có những nhóm vận động lên tiếng... thì chung cuộc việc chọn lựa một cái tên thích hợp chắc chắn sẽ được như sở nguyện. Như bao nhiêu người khác tôi chia sẻ , từ trong gia đình ra đến nơi làm việc , quán nước cùng bạn làm ăn trong thành phố... thì cả 2 cái tên Little Saigon hay Saigon Business District... đều ổn cả. Cái mà thực sự ai phàm là người Việt (đa số) sinh sống trong khu vực Thung Lũng Hoa Vàng đều không muốn thấy một cái tên có dính líu đến hay hơi hướm với nhà nước đương quyền CHXHCNVN.
Nói sơ lại diễn trình chọn lựa cái tên , Thực ra thành phô khởi thủy đã thăm dò ý của dân cư trong khu vực 1 miles square thì đa số người Mễ họ không muốn , tính theo dân thổ cư thì tuy cộng đồng Latino đông hơn nhưng số cửa hàng buôn bán của người Việt Nam lại trội và chiếm ngụ hơn 80% trên khúc đường gần dài 1 cây số.
Hiện nay có một mảnh đất rộng lớn đang được xây cất thành một trung tâm thương mại với hàng trăm cửa hiệu buôn bán cũng nằm trong khu vực này , vì sự kiện này với vận động của nhiều thành viên cộng đồng VN thông qua nghị viên Madison đã được thành phô chuẩn y cho phép đặt một tên gắn liền và gần gũi với người Việt. Từ khi đạt được ước vọng đặt 1 cái tên VN... các thủ tục trưng cầu dân ý , public hearing được thực hiện để mọi người dân đệ đạt ý của mình cho cái tên.
Chắc ít nhiều mọi người theo dõi tin tức cũng biết... điều gì xảy ra sau đó !
(dứơi này tôi xin phep cut paste ít đoạn viết... qua lại liên quan đến việc này và nói đến nhận định riêng của mình )
quote:
(bài viết của Duyên Lãng Hà Tiến Nhất)
Chỉ có việc đặt tên cho một khu thương mại nho nhỏ mà trở thành một biến cố quan trọng, một cuộc tranh cãi sôi nổi, một chuyện giằng co dai dẳng, một sự ăn thua đủ giữa quần chúng người Việt tỵ nạn với chính quyền của thành phố. Nói đúng ra là với sự liên minh giữa ông thị trưởng của thành phố San Jose và một nghị viên cũng là người Việt Nam trong Hội Đồng của thành phố này.
Điều trớ trêu là cả bà nghị viên và ông thị trưởng đều là những “con gà” được người Việt tỵ nạn ở đây ấp từ cái trứng mà trở thành, và được coi là những đồng minh đáng tin tưởng nhất của họ. Nếu tôi nói rằng trước đây, cả hai đều là thần tượng cho những mơ ước chính trị của người Việt tỵ nạn trong khu vực là điều chẳng có gì là quá đáng. Tôi nói có sai không? Chúng ta hãy nhớ lại xem. Chúng ta cảm thấy thế nào khi mà một cô gái chưa chồng, còn trẻ măng, mới vừa tốt nghiệp đại học xong đi đến từng nhà, từng buổi họp cộng đồng tươi cười chào đón mọi người và giơ tay thề thốt: Chúng cháu lớp trẻ nguyện sẽ đứng bên cạnh các chú các bác trong công cuộc xây dựng cộng đồng vững mạnh để chống lại bọn CS? Chúng ta nghĩ sao trong hầu hết các buổi lễ lạc của cộng đồng, quí vị đều nhìn thấy trong hàng quan khách một ông Mỹ trắng cao nghều bảnh bao trong bộ đồ bay của Không Quân Hoa Kỳ với chiếc cravate mầu vàng ba sọc đỏ nơi cổ áo của ông ta? Ông ta hãnh diện đã từng là một chiến sĩ can trường trong cuộc chiến chống CS xâm lược của Dân Tộc Việt Nam . Tôi đã nhìn thấy có những cụ già đầu bạc run lên vì sung sướng đứng ngắm nghía không mỏi mắt những hình ảnh vừa uy nghiêm vừa thân thương đó.
Nhưng nay thì đã vật đổi sao rời. “Những chuyện xa xưa ấy xin đừng nhắc thêm buồn”. Vị sĩ quan không quân Hoa Kỳ đã trở thành ông thị trưởng của thành phố. Và cô gái trẻ người Việt dễ thương kia đã có chỗ đứng đầy hãnh diện bên cạnh ông thị trưởng. Cả hai, trong vấn đề đặt tên cho khu thương mại trên đường Story Road đã đứng quay lưng lại với nguyện vọng của những người trước đây đã tin tưởng và dồn phiếu cho họ.
Xin được nói rõ. Bài viết này không chủ ý biện bạch xem cái tên nào đúng, cái nào sai, cái tên nào hay, cái nào dở, mà chỉ luận sự kiện trên căn bản chữ “TÍN” trong đạo làm người của những kẻ cai trị dân là những người đã đặt họ lên chức quyền. Tên nào cũng đã có lịch sử riêng của nó với cái hay, cái dở riêng, tùy chỗ đứng, hướng nhìn, và cảm quan của người đánh giá. Giải thích thường bao giờ cũng chủ quan, và đôi khi thiên kiến. Tuy nhiên đứng trên lập trường chính trị của người tỵ nạn và xét tổng quát thì cái tên Little Saigon mang ý nghĩa trọn vẹn hơn bất cứ một cái tên nào khác. Có ít nhất cũng bốn hay năm khu thương mại trên đất Mỹ mang cái tên này rồi. Như thế cái tên Little Saigon không đẹp không hấp dẫn sao? Little Saigon đúng là niềm tự hào, tuy bé nhỏ, của tất cả mọi người Việt tỵ nạn tại hải ngoại.
Thú thực ngay từ đầu tôi đã không mấy quan tâm đến chuyện đặt tên cho khu vực thương mại mới này. lý do đơn giản là tôi chẳng có tiền để mà lui tới những khu buôn bán sang trọng như thế. Nhưng khi nghe thấy bọn Việt gian CS (VGCS) trong nước hí hửng vỗ tay reo mừng khi nghe cái tên Vietnamese Business District do bà nghị viên Madison đề đặt. Về sau chính bà này cùng với thị trưởng Chuck Reed còn nhất định bác khước chữ “Little Saigon”, tên do cộng đồng tỵ nạn ở đây yêu cầu, thì tôi cảm thấy bên trong phải có một cái gì đó không ổn.
Ông Hà Tiến Nhất theo tôi biết cũng thuộc hàng tiền bối , trưởng thượng so với lớp người vào độ tuổi 40 như chúng tôi.
Cái nhìn của tôi khác hoàn toàn với ông HTN. Chúng tôi những người có gia đình , đa số có con cái định cư trong thành phố này vì chúng tôi có lựa chọn , chúng tôi nhìn sinh họat hay luật lệ của thành phố với một cái nhìn phổ quát hơn , trong đó có những giá trị dân sinh , sự an toàn và tương lai của khu vực. Chúng tôi khi bầu vị thị trưởng để thay thế cho vị thị trưởng gốc Mễ trước đây có nghi vấn lem nhem trong việc đấu thầu rác thải và bị bãi chức. Chúng tôi có cân nhắc và lựa chọn ông Chuck Reed trong các khuôn mặt ra tranh cử. 20 năm trước người Mỹ ít người biết có 1 thành phố mang tên San Jose' , lúc đó SJ đã là một thành phố nhỏ , nền kinh tế của nó cũng chẳng có gì là khấm khá , trong cả quận hạt Santa Clara , SJ được kể có mức sống thấp nhất và là khu nghèo với đông đảo dân La Tinh. Nhờ nền kinh tế khu vực , do các hãng xưởng điện tử như Intel , Amdhal , Sun Microsystem và hàng ngàn công ty khác trong các thành phố phía bắc đã giup vực nền kinh tế của SJ để có ngày hôm nay. Là một cư dân đến định cư vào năm 1989 , vì giá nhà rẻ , tuy phẩm chất sống không gọi là tốt lắm , nhưng nhiều đời thị trưởng của SJ như bà Susan Hammer , một người di dân gốc Đức có thành tích mở mang lề luật và đem nhiều cty tiếng tăm về SJ đặt bản doanh như Adobe System... mà ngân quĩ của thành phố được dồi dào , các trường học được mở mang và nâng cấp trình độ , sở cảnh sát làm việc hữu hiệu hơn , thành phố chấn chỉnh luật lệ nhờ các councilman do đó các môn bài (license) của các tiệm rượu bị hạn chế , các phòng trà vũ trường với thóat y vũ bị thu hẹp và triệt tiêu , dân băng đảng chán ngán bỏ đi trả lại không khí an ninh cho thành phố.
Các đời thị trưởng trước đây với các cống hiến đã giúp cho thành phố có ngân sách để đại tu (sửa sang) lại trường đại học cộng đồng San Jose State . SJ City College , Evergreen College. Thành phố với công trình chỉnh trang khu trung tâm sau khi đã đầu tư bồi thường để phá xập cả mấy square mile các khu nhà cũ kỹ , nay kiến tạo một khu trung tâm (downtown) hoa mỹ với tòa nhà City Hall kiến trúc tân kỳ (sau hơn 20 năm đi ở mướn các cao ốc thuộc sở quyền đất đai của county Santa Clara). Ngòai ra sát với viện đại học còn có xây dựng một thư viện nguy nga tráng lệ nhằm phục vụ cho sinh viên với mục đích xác định mở mang dân trí.
Bầu 1 thị trưởng là để quản trị thành phố được tốt đẹp hơn , cũng như bầu một cảnh sát trưởng là mục đích mang lại trị an , bầu một thẩm phán hay một biện lý cho tòa án như thẩm phán Barrett Thắng Nguyễn trước đây không phải chỉ ngòai việc vinh hạnh cộng đồng VN có 1 người VN mà là bầu vì ông Barrett là một thẩm phán công minh , giỏi giang về tấm mức trí thức.
Việc bầu nghị viên Madison vào cty councilman là do cư dân trong khu vực 7 bầu ra. Khu vực 7 được kể là có con số đông đảo người Việt hơn hết trong các khu vực khác của SJ. Trước khi Madison ứng cử vào chức vụ nghị viên , cô đã từng là ủy viên giáo dục học khu. Là một người trẻ tuy chưa có kinh nghiệm nhiều trong chính trường cùng tài học cũng chỉ tương đối... nhưng Madison cho người ta thây cô là người năng động. Việc này chứng minh sau khi cô đắc cử đã làm việc rất nhiều việc cho khu vực 7 và cho cộng đồng VN qua nhiều đòi hỏi về dân sinh như trung tâm sinh họat người cao niên v.v...
Thử đặt 1 câu hỏi đơn giản. Thị trưởng người chính thức quyết định sau khi lấy ý của các nghị viên , ông ta có phải dễ chiều và làm vừa lòng mọi người hay không? Không dễ dàng là câu trả lời xác thực nhất.
Là một thị trưởng ông ta phải đặt quyền lợi dân cư toàn khu vực , trong đó quyền lợi kinh tế là một vân đề then chốt , tuy không phải chỉ vì lợi ích mà bỏ quên ước nguyện của dân. Việc này đã được chứng mình tại thành phố Garden Grove của miền Nam Cali khi dự án sòng bài dù đủ phiếu của councilman nhưng mang lại sự bất an nên đã quyết định hủy bỏ dự án , trong đó sự đóng góp chống đối của cộng đồng VN rất là đáng kể.
Trở lại câu chuyện của SJ. Khu vực được đặt tên chỉ được chấp thuận nếu mang lại lợi ích về mặt sinh họat của người dân , tạo sự thịnh vượng cho khu vực buôn bán , mang lại nguồn lợi thuế khóa cho thành phố. Cái tên được đặt không hẳn chỉ là trưng cầu dân ý của cư dân thành phố... mà còn là việc lắng nghe ý kiến của các nhà đâu tư thương mại tại đó. Có lẽ đây là đầu mối của sự kiện.
Từ khi tôi đến vùng này cư trú đã hơn 20 năm , tôi chưa từng thấy một khu thương mại nào có qui mô lớn về diện tích chiếm dụng sở hữu bởi người Việt cả. Tât cả khu thương mại đều do các thương hội người Hoa làm chủ , họ xây cất và cho người Việt chúng ta thuê lại để kiếm lợi. Có ai bao giờ thấy khu thương mại do các hoa kiều Đài Loan, HongKong này làm chủ mà dám trái ý người Việt thuê mướn và áp đặt một cái tên phản cảm đối với người Việt hay không? - Thưa không , việc làm đi ngược lợi ích kinh tế chả ai khùng lại đi làm.
Trong khu vực sắp được đặt tên có 1 khu được khai trương mấy năm do 1 hoa kiều VN làm chủ hoàn toàn , có tên là Grand Century Mall. Sau bao nhiêu năm tạo dựng , chủ nhân cơ sở thương mại Triều Thành mới được biết đến là một đại gia... không còn là tên một người Đài Loan hay HongKong nữa. Sát với Grand Century Mall là khu đang xây cất trên nhiều mẫu đất , coi hình đồ án trên cái bảng dựng sát vệ đường... oh la la... khi xây xong nó sẽ rất là bề thế , lần đầu tiên sau Grand Century mall , người Việt lại làm chủ chính thức một cái mall mỹ miều tại miền Bắc California , phải nói từ nay người Việt tại miền Bắc sẽ nở mày với người Việt tại miền Nam trong khu Little Saigon rồi đó... cái này là tôi nghe nhiều người nói.
...
(sẽ tiêp )