quote:
Gởi bởi Sương Lam
quote:
Gởi bởi Tu Le
[quote]Gởi bởi Tu Le
sửa lại:
Làm sao quên được:
[url][/url]
Anh Tu Le ạ,
Hình nhu khi post hình, anh đã thiếu dấu "[" trước chữ IMG nên các chai la de 33 và cla de con cọp, la de quân tiếp vụ của anh "tàng hình" rùi. Bây giờ SL thêm dấu [ này vào để xem các chai bia 33 của anh có xuất hiện lại không nhé?.
Chị SL thân kính,
TL cảm tạ chị đã giúp đỡ để sửa sai! TL nay bắt đầu lờ mờ rồi, thật là buồn.
Và sau đây là Một Chút gì để Nhớ về Sài Gòn:
Một chút gì để nhớ:
Con đường nầy thời trước 30 tháng 04 năm 1975 cũng khá rộn ràng vì như là chỉ dành riêng cho những xe lam-brô 3 bánh và xe ba gác xếp hàng chở nước đá cây từ hảng nước đá
nước đá tọa lạc chính tại khu đất bao quanh bởi 3 con đường Hai Bà Trưng, Thái Lập Thành (nay đổi gọi là Đông Du) và Thi Sách (1)Sở Điện Nước trước 30 tháng 04 năm 1975 cũng tọa lạc dọc theo đường Nguyễn Siêu nhưng mặt tiền hướng ra phía đường Hai Bà Trưng. Hai con đường Cao Bá Quát và Nguyễn Siêu đúng lý ra chạy xuyên suốt qua đường Hai Bà Trưng rồi tiếp tục theo hai bên hong trụ sở Quốc Hội (Nhà Hát Tây cũ) để nối liền ra đến đường Tự Do (đường Catinat/ ngày nay là Đồng Khởi) rồi lại nối đầu vào đường Lê Lợi (đường Bonard). Tuy nhiên hai con đường nhỏ nầy hình như chỉ được phép lưu thông giới hạn qua đoạn nằm 2 bên hong quốc hội (còn được gọi là Công trường Lam Sơn: gồm có trụ sở Quốc Hội và 2 khoảng đường nhỏ nầy) vì lý do an ninh cho trụ sở QH và các Dân Biểu. Ngoài ra, con đường mang danh là đường Tự Do cũng có một thời làm cho dân tình Sài Gòn xì xào khó chịu vì Tự Do chi mà dân nghèo đi xe đạp lại bị cấm không được tự do di chuyển trên con đường nầy! Nó chỉ giành riêng cho kẻ giàu sang đi xe hơi! Sau đó các loại xe xích lô đạp, xích lô máy, xe ba gác cũng bị cấm chỉ không được "ỏng ẹo" trên con đường Tự Do nầy.
(
1) *Xin lưu ý: hàng chữ đỏ là đoạn viết đã được soạn giả sửa sai vào ngày 24/06/2009 Trước khi có sự nhập cảng ào ạt tủ lạnh của Nhật Bản, nước đá là một trong những nhu cầu khá bức thiết cho người dân ở Sài Gòn nhất là và mùa hè oi bức nóng nực vì thế nghề "đại lý nước đá và la-ve nhãn hiệu con Cọp/ Bière Larue" là nghề hốt bạc rất nhanh. Hảng nước đá sản xuất nước đá thành từng cây hình khối chữ nhật nặng khoảng 25 và 50 kg. Các 'Chú Ba" đại lý mang về tiệm mình chất chứa vào một bồn chứa xây gạch rồi đổ trùm lên vỏ trấu hay mạc cưa gỗ để ủ kính giữ hơi lạnh. Họ dùng một loại dao đặc biệt có răng cưa để cưa cắt cây nước đá thành những phần lớn, nhỏ tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Nói tới nước đá, tủ lạnh thì phải nói tới la-ve Con Cọp và 33 của Sài Gòn trước 30-04-1975. Chữ la-ve là do chữ La Bière của người Pháp và cũng được đồng bào miền Bắc di cư vào Nam gọi là bia . La-ve / bia là một loại rượu có nồng độ nhẹ, chế cất bằng lúa mạch và hoa hoặc lá hốt bố (houblon) và đã được con người phát hiện từ 6000 năm trước ở xứ Mesopotamia và Sumeria – vùng Lưỡng Hà (khu vực Irak ngày nay). Dân du mục tình cờ phát hiện rằng lúa mạch khi ủ sẽ bị tác động và biến thành dung dịch uống được. Theo thời gian, quá trình cải tiến công nghệ, dung dịch này đã trở thành thức uống được ưa chuộng nhất thế giới.
Công nghệ làm bia phát triển mạnh ở Ai Cập. Họ biết sử dụng nhiều loại cây cỏ đa dạng để làm ra nhiều loại hương vị bia. Họ cũng phát hiện ra việc sử dụng các loại vi nấm để tạo ra các loại hương vị bia khác nhau.
Nhưng cho mãi đến thế kỷ 18 sau công nguyên, người ta mới sản xuất ra một loại nước giải khát giống như bia ngày nay. Yếu tố chủ yếu ở đây là việc trồng loại cây Houblon để làm hương liệu chính và loại cây này đã là nhân tố tạo độ tươi mát cho bia. Từ thế kỷ 19, cây Houblon được trồng rộng rãi ở khắp châu Âu, các xưởng bia lớn xuất hiện. Nguyên liệu để tạo ra thành phẩm bia là: Nước tinh khiết, đại mạch, gạo và hoa bia. Thế kỷ 19 đánh dấu những thay đổi đáng nhớ của công nghệ làm bia: màu truyền thống của bia là màu nâu và đỏ sẫm sau nhiều năm đổi thành màu vàng như hiện nay. Một thay đổi khác nữa là việc ủ bia lạnh trong khi chuyên chở và trong khi uống bia.
Các tính chất về nguyên liệu, nước tinh khiết và hoa bia... tất cả đều phải làm đúng theo một công thức khá chặt chẽ. Nguyên liệu được ủ lên men từ 15-30 ngày, mỗi chủng loại bia có quá trình lên men dài hay ngắn đều do nhà sản xuất đặt ra. Song hiện nay do công nghệ vi sinh đúng chất lượng nên quá trình lên men hầu hết khoảng 15 ngày. Khi bia thành phẩm xuất xưởng phải đảm bảo bọt, ga và phải được chiết rút trong một thiết bị chuyên biệt.
Nguồn:
http://hoahocdoisong.com...icledetails.asp?aid=304 #Cây Hốt bố (houblon) :
Humulus lupulus; cây hốt bố, cây hương bia, cây hublông), cây leo quấn, có hương thơm, họ Gai dầu (Cannabinaceae). Được trồng để lấy hoa cái chế rượu la-ve/ bia. Loài cây khác gốc, có gốc sống lưu niên, có thể sống đến 100 năm. Thân ra hằng năm, leo quấn theo chiều kim đồng hồ, có thể vươn cao đến 10 m. Hoa đực ra thành chùm, mọc đối. Hoa cái ra từng cặp ở nách lá, dưới dạng nón hình trứng, mỗi nón 20 - 60 hoa; ở gốc mỗi lá bắc có những hạch vàng tiết ra một thứ nhựa dầu, đem phơi hay sấy khô, cho bột thơm lupulin dùng trong nghề rượu bia. Chỉ những cây cái mới có giá trị kinh tế. HB là cây ôn đới, thường sống ở 40 - 50o vĩ Bắc, chịu rợp trong thời kì đầu, ưa nắng khi ra hoa, ưa đất sâu tầng và thấm nước tốt. Trồng bằng cành giâm. Năm thứ hai cho leo giàn. Thu hoạch khi nón hoa cái chuyển màu vàng. Ở Việt Nam, có thí nghiệm trồng ở Lạng Sơn, Sơn La (Mộc Châu), Lâm Đồng (Đức Trọng).
Nói về " nghệ thuật uống la-ve" của dân Sài Gòn trước 30 tháng 04 năm 1975 thì người ta chỉ có thể thốt ra được hai tiếng ngắn gọn "hết xẩy". Dân ghiền la-ve từ vĩ tuyến thứ 17 trở xuống nói chung và dân Sài Gòn nói riêng thì chỉ có 2 thứ: la-ve chai lớn con cọp và la- ve chai nhỏ 33. Nồng độ chai con cọp nhẹ hơn nồng độ chai 33 nhưng đa số dân chúng miền Nam thích chai con cọp hơn vì vừa rẻ lại vừa nhiều gần gắp đôi so với chai nhỏ 33 (la ve 33 có vẽ như là sản phẩm cho dân trung lưu nhà giàu mặc dù cũng không thiếu gì những kẽ "ngèo sặc máu" lâu lâu cũng dám gồng mình làm một vài chai 33 cho sướng cái thần khẩu!)
Đối với dân nhậu la-ve "xịn" sành điệu thì không phải chai bia lớn con cọp nào cũng giống như nhau: nhìn vào nhản hiệu cái đầu "ông ba mươi" thì người ta thấy có hai cành hoa và trái mà mới thoáng qua mấy ông mài râu khi ngấm hơi men, mắt lờ đờ nhìn gà hoá quốc cho đó là nhành cây và trái dâu tây (strawberry) và có ông lại cho là cành dây leo và trái thơm (Pineapple)! Cây thơm mà thuộc loại dây leo thì thật là động trời, hết nước nói! Thật sự cái nhìn của mấy ông nhà nghề nhậu la-ve con cọp không phải là sai nhưng chính là lỗi nơi mấy ngài họa sĩ "tài ba" vẽ nhãn hiệu in lên cái chai: có đợt họ vẽ các nụ bông hốt bố giống như trái dâu tây, có đợt họ kéo dài trái dâu tây dài thêm ra giống như trái thơm trong khi vẽ lại cho đợt sản xuất thêm chai mới. Và kể từ đó có tin đồn là la-ve con cọp có trái thơm ngon hơn la-ve con cọp có trái dâu. La-ve trái thơm rất "hiếm có", trong một thùng (két) la-ve mua về may mắn lắm mới có được 1 hay nhiều lắm là 2 chai trái thơm là cùng. Không biết hảng sản xuất bia có hơi sức hay không để thỉnh thoảng cho vào một vài chai trái thơm loại bia ngon hơn loại bia trái dâu? Thôi thì mấy sư tổ nhậu la-ve đã nói sao thì mình cũng nên nghe theo bởi vì nếu hỏi mấy ông tại sao hảng la-ve phải làm như thế thì sẽ được mấy ông trả lời rất lè nhè dễ thương rằng: "ai biết đâu!"
Thời kỳ kiệm ước, giới công chức, cảnh sát, quân nhân không đủ tiền mua la-ve ở các đại lý (dépot) có môn bài độc quyền mua bán la-ve của mấy chú Ba người Hoa cho nên quầy hàng Quân Tiếp Vụ mới đặt hàng riêng chai la-ve Quân Tiếp Vụ nhưng không có cái đầu của con cọp để bán rẻ cho Quân Cán Chính. Chất lượng la-ve QTV cũng y hệch như bia con Cọp nhưng rồi thì loại bia nầy cũng rơi vào tay của các chú Ba để bán theo giá ngang ngửa với chai bia con cọp. Lý do là có những gia đình quân cán chính dù không biết uống nhưng vẫn mua la- ve QTV rồi đem bán lại cho mấy chú Ba làm giàu thêm!
cám ơn chi SL,
Tình thân.
TL