Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Y Ban
Phượng Các
#1 Posted : Wednesday, June 7, 2006 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Y Ban

* Tên khai sinh: Phạm Thị Xuân Ban, sinh ngày 1 tháng 7 năm 1961. Quê quán: Ninh Bình. Nơi ở hiện nay: Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Y khoa. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1996).
* Y Ban đã từng dạy học tại Trường Cao đẳng Y Nam Định; Hiện là phóng viên báo Giáo dục và Thời đại.

* Tác phẩm đã xuất bản: Người đàn bà có ma lực (truyện ngắn, 1983); Người đàn bà sinh ra trong bóng đêm (truyện ngắn, 1995).

- Nhà văn đã được nhận: Giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1989 - 1990) (truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ và truyện ngắn Chuyện một người đàn bà). Giải nhì cuộc thi viết về Hà Nội của NXB Hà Nội 1993 (tập truyện Người đàn bà có ma lực).



nguồn: vnthuquan
Phượng Các
#2 Posted : Wednesday, September 6, 2006 5:16:03 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

Nhà văn Y Ban trong chuyến công tác tại Nhật Bản.

Ban viết về nỗi đau rất đàn bà

Dương Cầm

Nhà văn Y Ban viết từ nỗi đau thẳm sâu trong tâm hồn những người đàn bà luôn khao khát một tình yêu tuyệt mỹ. Đôi khi, cũng chống chếnh, chênh vênh giữa bổn phận của người vợ và một thế giới siêu thực nào đó, nhưng rồi chị lại thảng thốt giật mình quay về duy trì tổ ấm yên bình.

- Tại sao chị thường chọn đề tài ngoại tình trong các truyện ngắn của mình?

- Tôi thích viết về phụ nữ và những vấn đề của phụ nữ hiện đại. Tôi cũng rất thích mổ xẻ đến tận cùng tâm lý của người đàn bà hiện đại. Họ thông minh, giỏi giang nhưng vẫn luôn cần một cuộc sống tình cảm phong phú. Tôi không thích sự cực đoan và cô đơn. Tôi thích người phụ nữ có trách nhiệm với gia đình, nhưng người đó cũng yêu và hiểu về tình yêu.

Là phụ nữ, ai cũng vậy, đến chết vẫn mong chờ một tình yêu đẹp. Đó không chỉ đơn thuần là việc người phụ nữ đi tìm hạnh phúc mà đó còn là việc họ có khát vọng sống. Cuộc sống phát triển kéo theo sự xơ hóa trong tình cảm gia đình. Bước ra khỏi cửa thôi là sẽ thấy cả xã hội che chở cho việc ngoại tình. Tại sao khách sạn, nhà nghỉ lại mọc lên nhiều đến vậy? Trước tiên, phải nhìn lại xem gia đình có lỗi gì không để đẩy người ta đến việc ngoại tình. Một người phụ nữ trước mặt bạn trai sẽ trở nên duyên dáng, ý nhị biết bao, trong khi ở nhà với chồng thì đầu bù tóc rối.

Người đàn ông có thể buông lời khen với cô đồng nghiệp hay bà hàng xóm nhưng về nhà lại cục cằn với vợ con. Tôi cũng lo cho chồng có bữa ăn ngon, chăm con học hành, nhưng với một nghệ sĩ như chồng tôi thì chưa chắc đó đã là sự hoàn hảo. Có một gia đình yên ấm, nhưng là một phụ nữ mở và đầy cảm xúc nên tôi vẫn luôn đi tìm cho mình sự hoàn thiện.

- Trong các truyện ngắn của chị, luôn nhìn thấy hình ảnh một người đàn bà khao khát tình yêu, nhưng trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc, toàn gặp Sở Khanh. Tại sao vậy?

- Tôi thích viết về những biến động tâm lý của người đàn bà sau những cuộc ngoại tình. Người đàn bà dù có học hay không có học, sau mỗi cuộc yêu, đều có những day dứt. Sau dâng hiến, nếu họ được người tình vuốt ve, động viên, dù chỉ là một cuộc điện thoại hỏi han, họ sẽ lại thăng hoa. Còn nếu sau đó là một khoảng lặng, thì đó là nỗi ê chề, bẽ bàng và cay đắng. Những người đàn ông trong câu chuyện của tôi luôn mang theo 2 bịch sữa tươi trong ca táp để “bồi dưỡng” cho mỗi lần yêu, hay người đàn ông sạch sẽ đến mức lấy khăn lau bàn để lau cho người tình… không hẳn là những người xấu. Nhưng cũng có thể họ cố tình bộc lộ cái xấu để dễ dàng “giãy” ra khỏi những vụ ngoại tình đó thì sao?

- Gần đây, các tác phẩm của chị thường đề cập rất nhiều tới chuyện quan hệ nam nữ và cả "chuyện giống má" của đàn ông, tại sao vậy?

- Trước khi là nhà văn, tôi là một nhà sinh học, tôi từng dạy ở trường Y nên nhìn vấn đề thoáng và cũng khoa học hơn. Bộ phận mắt, mũi hay các bộ phận khác trên cơ thể đều thực hiện chức năng đối với con người. Nhưng vấn đề ở đây là tôi viết đến những “thằng bé…” trong một tâm trạng thanh cao và thăng hoa. Viết về tình yêu thì không thể tránh được những chuyện quan hệ đàn ông, đàn bà. Trước đây tôi tự biên tập những phần đó và không động đến vấn đề tình dục. Nhưng bây giờ thì tôi không tự biên tập mình đi nữa.

Có nhiều người bế tắc nên phải lôi chuyện đó ra để viết. Còn tôi, tôi không bế tắc, tôi có mục đích rõ ràng của mình. Những chi tiết tả chân ấy về một người đàn bà khoẻ mạnh cả về thể xác và tâm hồn để độc giả nhìn thấy điều cao hơn, đó cả là tình yêu. Tôi thấy các nhà phê bình VN khen những trào lưu văn học mới của Trung Quốc, nhưng nếu thử so sánh thì những vấn đề đó, các nhà văn VN đã đi trước thời cuộc. Trong các tác phẩm, tôi dùng tình dục để thể hiện những ý đồ của mình. Tôi thích sự thách đố, thách thức đó và tôi cảm thấy mình viết “chín” hơn nhiều.

- Văn là người, vậy những điều đó ám ảnh chị đến mức nào?

- Nhiều người khi đọc truyện của tôi cũng cho rằng tôi là một con đàn bà ghê gớm, hay chắc là phải khổ sở lắm về chuyện này chuyện kia. Nhưng xin nói thẳng nhé, chồng tôi là số 1.

- Chồng chị nói gì khi đọc những truyện đó của chị?

- Cũng là nghệ sĩ nên chồng tôi hiểu, nhưng lão ấy hay bảo tôi là “ngày càng ghê gớm, rồi viết thế thì đeo mo vào mặt”. Tôi trả lời: “Là nhà văn phải chấp nhận”.

- Gần đây, một số nhà văn tự làm mới bằng những đoạn văn dài vô tận mà không có một dấu phẩy, và hay đề cập tới chuyện tình dục. Chị nghĩ thế nào về xu thế này?

- Các sáng tác mới của các nhà văn trẻ hiện nay chưa đủ độ chín về tài năng, nhưng đã nhìn thấy ở đó lửa trong văn chương. Chính bởi vậy, các nhà văn có tên tuổi tự thấy phải thay đổi. Nhưng cũng có thể sự chênh lệch về tuổi tác, nên sự nắm bắt cái mới vẫn chưa kịp thời. Cùng đề cập về tình dục, trong khi các nhà văn trẻ nói về “tình dục ở nhà nghỉ, khách sạn” thì các nhà văn thế hệ già vẫn chỉ quanh quẩn ở “tình dục trên mảnh đất sau vườn”. Mọi người ưa ngồi chờ nghe người khác kể chuyện nhưng không đặt mình trong nhân vật đó để suy nghĩ. Thử một lần đến một cái nhà nghỉ nào đó, họ sẽ thấy được sự tê tê, bẩn bẩn và ê chề của nó. Tóm lại, nhà văn cần sự dấn thân.

- Vậy chị dấn thân như thế nào?

- Sống cùng một nghệ sĩ, bản thân cuộc sống gia đình cũng đã có những xung đột tình cảm. Hơn nữa, tôi làm báo nên cũng đi nhiều. Tôi cũng “rúc” vào các quán vườn và mở to mắt ra để nhìn. Tôi cũng chấp nhận đứng trên bờ chênh vênh giữa một bên là gia đình và một thế giới hạnh phúc siêu thực nào đó. Tôi hay đặt mình vào nhân vật và đẩy tận cùng những tình huống của nhân vật.

- Sau “Đàn bà xấu thì không có quà”, nhiều người chê xu hướng “báo chí hoá văn chương” của Y Ban. Chị nghĩ sao?

- Tôi tự hào với cách viết đó, đó là xu hướng hiện đại. Văn chương nếu cứ rề rà, dùng nhiều con chữ để miêu tả thì bạn đọc không chịu được. Văn chương cũng phải thông tin, nhưng cái hay của nhà văn chính ở sự hư cấu. Làm báo chí, cũng giúp tôi gặp được nhiều cảnh ngộ để sáng tạo.

(Nguồn: Ngôi Sao)
Song Ngư
#3 Posted : Tuesday, March 20, 2007 2:55:04 PM(UTC)
Song Ngư

Rank: Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 176
Points: 3

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Nhà văn Y Ban bị sốc khi “I am đàn bà” bị thu hồi

Khi biết tập truyện “I am đàn bà” của mình - ấn phẩm Nhà xuất bản (NXB) Phụ nữ, Công ty Văn hoá & Truyền thông Nhã Nam liên kết xuất bản bị thu hồi, chị phản ứng ra sao?

Nghe tin tôi cực kỳ bị sốc. Tôi như một tội đồ khi mọi người nghĩ tôi vừa gây ra scandal để đánh bóng tên tuổi. Có nhà văn còn nhắn tin: “Chúc mừng vì cậu càng… nổi tiếng”. Tôi rơi vào trạng thái rất chán. Chồng tôi cũng là một nghệ sĩ, chúng tôi chỉ biết chia sẻ với với nhau chứ bạn bè thì...

Nếu như “I am đàn bà” bị sửa chữa, gạch bỏ một số trang đoạn nữa, với tư cách là tác giả, chị xử lý thế nào?

Cuốn sách I am đàn bà do NXB Công an Nhân dân ấn hành, tôi đã đồng ý với biên tập cắt bỏ một số đoạn và cũng đồng ý với bản thảo giống hệt do NXB Phụ nữ liên kết với Nhã Nam xuất bản, nhưng nếu NXB Phụ nữ cắt bỏ nữa thì tôi sẽ không đồng ý cho in.

Khi tôi đồng ý liên kết với Nhã Nam, trong văn bản có nói khi biên tập, cắt bỏ đoạn nào thì phải thông qua tác giả. Cho đến bây giờ tôi cũng không biết, NXB Phụ nữ định cắt bỏ đoạn nào, như thế nào của tôi.

Có nhiều người cho rằng, sở dĩ cuốn “I am đàn bà” bị thu hồi là do tác giả quá sa đà vào khía cạnh sex?

Về chuyện cuốn sách bị thu hồi, đến giờ, tôi cũng chưa được ai giải thích lý do vì sao. Còn về sex, tôi đã từng nói trên báo chí là tôi dùng sex làm phương tiện và mục đích để truyền tải ý đồ của mình. Thực ra trong cuốn này, tôi “buông thả” mình nhưng hoàn toàn ý thức được việc viết của mình.

Nếu theo lối viết của ngày xưa, tôi có thể cắt bỏ đi rất nhiều đoạn của truyện ngắn I am đàn bà và Tự mà vẫn là truyện ngắn hay. Nhưng tôi nói thẳng ra thế này, tôi cũng có máu ăn thua tí. Các cô trẻ viết sex, tôi cho rằng chưa “chín”, chưa “thấm” gì so với người đàn bà 46 tuổi, một chồng, 2 con nên tôi thử “tung ra” để mọi người xem như thế nào.

Biết là chị viết như một sự trải nghiệm đến tận cùng của một người đàn bà có “máu ăn thua” với “các cô viết trẻ” , nhưng với “Tự” và“I am đàn bà” người ta nói Y Ban đề cập sex với lối thể hiện dường như quá đà, buông tuồng, dễ dãi?

Nếu đó là lời nhận xét của độc giả thì tôi hoàn toàn tôn trọng. Bản thân tôi, tôi hoàn toàn làm chủ được ngòi bút của mình. Nếu tôi “buông thả” thì tôi đã viết cuốn này thành tiểu thuyết rất…ẩm ướt.

Trong Tự, tôi đưa ra những vấn đề rất nóng của xã hội từ thời bao cấp, mở cửa và hội nhập cùng thân phận người phụ nữ xuyên suốt các thời kỳ đó. Còn I am đàn bà, tôi viết khi đọc bài báo về người phụ nữ đi làm ôsin bên xứ người, trần trụi một tí nhưng tư tưởng rất nhân văn.

Tôi là một nhà văn nghiêm túc. Tôi nghĩ vấn đề mình đề cập rất nhân văn và tôi làm mọi điều để nó đến được với độc giả chứ tôi không phải kẻ háo danh, gây sốc để thu hút sự chú ý.

Nếu cho thang điểm 10, chị tự chấm cho cuốn “I am đàn bà” điểm mấy?

Quan điểm của tôi là truyện nào vừa ra là truyện tôi thích nhất. Truyện nào viết ra tôi cũng cho 10 điểm hết!

Tôi rất khoái khi I am đàn bà ra được. Những đứa con nào mà mình nuôi nó dễ quá thì ít có kỷ niệm với mình, ngược lại đứa con nào mang nặng đẻ đau “nhiều chuyện” thì lại có nhiều duyên nợ hơn. Riêng cái cuốn này, tôi chờ đợi nó ra đời lâu quá. Từ tháng 8/2005, tôi đã đưa nó sang NXB Hội Nhà văn nhưng họ không cho giấy phép, cho đến cuối năm 2006 nó mới xin được giấy phép ra đời dưới NXB Công an Nhân dân nhưng cũng gặp không ít sóng gió.

Không chỉ “gặp sóng gió” trong dư luận mà cuốn sách bị thu hồi còn ảnh hưởng tới vấn đề…“tiền nong”?

Dĩ nhiên là ảnh hưởng chứ, sách không được phát hành thì tôi cũng bị thiệt hại về kinh tế. Đấy là chưa nói đến việc tôi mang truyện ngắn I am đàn bà dự thi trên báo Văn nghệ, cuối tháng 3 tổng kết. Giờ mọi chuyện ầm ĩ như thế này thì… ảnh hưởng vô cùng rồi!

Chị từng nói, chị chỉ muốn có những người “đập” cho mình một cú vào mặt để mình đừng…ảo tưởng. Vậy việc cuốn “I am đàn bà” bị thu hồi, có thể coi là “một cú đập vào mặt chưa”?

Mọi người vẫn thường trêu tôi là Y Ban được nhiều ưu ái và khen ngợi quá. Cuốn nào của tôi ra cũng thu hút sự chú ý và gặt hái thành quả nên đã đến lúc “đập cho Y Ban một cú”. Quả thật khen mà không đúng, tôi chẳng thích. Nhưng đập thì cũng phải đập làm sao cho đúng. Nếu nói cuốn này sex, dễ dãi và thu hồi thì tôi không tâm phục khẩu phục.

Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện thẳng thắn này!

Nguyễn Hằng

PC
#4 Posted : Wednesday, August 15, 2007 9:48:08 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
"I am đàn bà" bị rút giải thưởng

Sáng nay 16-8, tuần báo Văn nghệ đã công bố và trao giải thưởng truyện ngắn và thơ tình do báo tổ chức. Trong danh sách giải thưởng dành cho truyện ngắn, I am đàn bà của nhà văn Y Ban bị rút tên.

Trước đó, ban giám khảo của cuộc thi truyện ngắn đã thống nhất đề nghị truyện I am đàn bà của nhà văn Y Ban đạt giải nhì của thể loại truyện ngắn. Nhà văn Dạ Ngân, thành viên ban giám khảo từng lên tiếng nhận định đây là truyện ngắn giàu tính nhân bản.

Trước sự thay đổi này, Ban tổ chức đã lí giải như sau:

“I am đàn bà dù được đề nghị tặng giải nhì thể loại truyện ngắn nhưng theo phát hiện của bạn đọc, tác phẩm này đã vi phạm thể lệ của cuộc thi được công bố trên báo văn nghệ số 7, tháng 3-2007. Thể lệ ghi: trong thời gian cuộc thi, tác phẩm dự thi không được gửi in sách báo hay tạp chí khác. Vì vậy, phiên họp bổ sung mới nhất của ban giám khảo đã quyết định đưa I am đàn bà khỏi danh sách giải thưởng và tặng thưởng”.

Ban tổ chức cuộc thi cũng cho hay, quyết định này đã được thông qua nhà văn Y Ban và tác giả I am đàn bà cũng nhất trí với việc bị rút khỏi danh sách giải thưởng.

Theo HÀ ANH - VTC
anhdang_ratbuon
#6 Posted : Friday, April 4, 2008 1:50:30 AM(UTC)
anhdang_ratbuon

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2
Points: 0

nếu I am đàn bà mà là đàn bà bệnh hoạn thì tôi nghĩ bạn chẳng hiểu gì về đàn bà và tôi nghĩ bạn cũng không ra đàn bà mà cũng không ra đàn ông
Huệ
#7 Posted : Friday, April 4, 2008 3:33:16 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

quote:
Gởi bởi anhdang_ratbuon
nếu I am đàn bà mà là đàn bà bệnh hoạn thì tôi nghĩ bạn chẳng hiểu gì về đàn bà và tôi nghĩ bạn cũng không ra đàn bà mà cũng không ra đàn ông

Y da! Người ta chỉ phê cái tác phẩm và cái tựa đề thôi mà. Nói người ta chẳng hiểu gì về đàn bà thì cũng có thể là đúng thôi, mỗi người hiểu mỗi cách, cách nào cũng phiến diện hết. Có người chê I am đàn bà là bệnh hoạn, có người khác lại khen nó tả chân và thực tế, thậm chí còn trao giải thưởng, "nhà văn Dạ Ngân, thành viên ban giám khảo từng lên tiếng nhận định đây là truyện ngắn giàu tính nhân bản", nói tới cảm quan thì chín người mười ý. Nhưng chỉ đọc một vài giòng mà phê người viết "cũng không ra đàn bà mà cũng không ra đàn ông" là sai lắm đấy. Sao bạn lại có thể phê bình và kết luận về một cá nhân nhanh như thế này nhỉ? Thong thả đã nào. Tôi chưa đọc tác phẩm này của nhà văn Y Ban, nhưng chắc chắn tôi sẽ đọc khi kiếm được. Bạn viết cho một bài về cảm quan của bạn khi đọc tác phẩm này thì hay biết mấy.
PC
#8 Posted : Friday, April 4, 2008 5:18:19 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Bài này tả chân lắm, ai không quen coi các truyện táo bạo thì đừng nên coi!
Còn nếu ai thích coi truyện này thì có thể coi thêm truyện Ám Thị của Phạm Thị Hòai, viết rất "tới".

Huệ
#9 Posted : Friday, April 4, 2008 6:25:42 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

quote:
Gởi bởi PC
Bài này tả chân lắm, ai không quen coi các truyện táo bạo thì đừng nên coi! Còn nếu ai thích coi truyện này thì có thể coi thêm truyện Ám Thị của Phạm Thị Hòai, viết rất "tới".
Tả chân thì không sợ, chỉ không muốn mất thì giờ với loại văn chỉ nhằm câu thị hiếu thấp hèn của một số độc giả thôi. Phượng Các đã kiểm duyệt I am đàn bà rồi thì Huệ cũng không muốn đọc nó nữa.

Huệ đã đọc Ám Thị lâu rồi và do đó mà chấm Phạm Thị Hoài là một trong những cao thủ võ lâm trong làng truyện ngắn. Cách sử dụng từ ngữ và cách bố cục của Ám Thị, theo Huệ, thuộc cỡ tuyệt chiêu.
PC
#10 Posted : Friday, April 4, 2008 2:07:18 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Gọi một tác phẩm là viết táo bạo với việc kiểm duyệt nó (để làm gì?) thật là hai ý nghĩa khác nhau xa. Làm sao có thể từ cái câu như vậy mà lại hiểu ra như thế. BigGrin
oc huong
#11 Posted : Friday, April 4, 2008 4:05:47 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Viết mà sợ kiểm duyệt, viết sao cho vừa lòng đại đa số đọc giả thì thiệt là cực cái thân cầm bút.
Nghĩ đến các nhà văn quốc nội mới thấy tiếc vi chắc chắn có nhiều nhân tài đành gát bút và thấy mình may mắn nhiều lắm:
- Tự do viết
- Viết là hobby, hứng thi viết, không thì dạo chơi diễn đànWink
Huệ
#12 Posted : Friday, April 4, 2008 8:58:56 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

Tả chân thì không sợ, chỉ không muốn mất thì giờ với loại văn chỉ nhằm câu thị hiếu thấp hèn của một số độc giả thôi.

Phượng Các đã đọc rồi và nói "bài này tả chân lắm, ai không quen coi các truyện táo bạo thì đừng nên coi. Còn nếu ai thích coi truyện này thì có thể coi thêm truyện Ám Thị của Phạm Thị Hòai, viết rất "tới" " thì Huệ cũng không muốn đọc I am đàn bà nữa.

Huệ đã đọc Ám Thị lâu rồi và do đó mà chấm Phạm Thị Hoài là một trong những cao thủ võ lâm trong làng truyện ngắn. Cách sử dụng từ ngữ và cách bố cục của Ám Thị, theo Huệ, thuộc cỡ tuyệt chiêu.
PC
#13 Posted : Saturday, April 5, 2008 1:34:33 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Rose
Binh Nguyen
#14 Posted : Sunday, April 6, 2008 10:41:28 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Bình đã đọc "I am đàn bà" của Y Ban, cũng không có gì là ghê gớm lắm, "táo bạo" thì... cũng có, nhưng không đến nỗi phải... đừng đọc, nhiều khi cũng cần "tả chân", mạnh bạo như vậy để... trình bày một sự thật. Những người viết khác nhau ở chỗ, người này dám viết, còn người kia không dám viết như vậy, mặc dù cùng kể về một sự việc giống nhau. Còn người đọc cũng khác nhau, người này thấy bình thường, và người kia lại thấy quá ư là táo bạo. Cái truyện được nhiều bàn cãi, người ta nói đến nhiều quá, mình cũng phải đọc chớ! Riêng Bình, không để ý đến cái tả chân, đến cái táo bạo đó, mấy cái tả đó "tầm thường" lắm, không phải Y Ban muốn câu thị hiếu độc giả đâu. Bình chỉ thấy tội nghiệp cho số phận của những phụ nữ Việt Nam trình độ kém, cuộc sống khó khăn, xoay sở mọi cách để "sinh tồn", mà rồi cũng không thóat khỏi những thường tình của nhân gian.

BN.
PC
#16 Posted : Monday, April 21, 2008 5:15:41 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)

I am đàn bà
bấm vào link để xem:
http://www.phunuviet.org...acpham.asp?articleid=406
Phượng Các
#17 Posted : Friday, March 18, 2011 12:20:42 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Từ truyện ngắn "I am Đàn Bà"

Ah Yin

Gần đây, qua sự giới thiệu của Phạm Hòa, một tác giả trẻ tuổi Việt Nam lớn lên tại Melbourne, tôi có nhân duyên đọc được những câu chuyện ngắn của Y Ban - một nhà văn nổi tiếng bên Hà Nội.


‘I am Đàn Bà’ là một tác phẩm ‘kinh dị’ nhất của Y Ban. Những danh từ như kinh dị, hồn nhiên, đẹp giản dị chính là những từ ngữ dùng để hình dung phong cách và đặc sắc của tác giả trên văn đàn Việt Nam ngày nay.



‘I am Đàn Bà’ là một quyển sách gồm nhiều chuyện ngắn, và cũng như sự biểu hiện của tên sách, những chuyện ngắn đó đều là chuyện của đàn bà. Với cá nhân tôi, câu chuyện dễ thương nhất là ‘Cái Tý’; câu chuyện diễn tả tâm lý đàn bà độc đáo nhất là ‘Tự’; nhưng câu chuyện để lại ấn tượng sâu xa nhất lại là câu chuyện đầu tiên cũng với đề tài ‘I am Đàn Bà’.

Như Y bạn đã viết trong nhập đề cho bài ‘Chuyện Nhỏ Xóm Nghèo’: “Nơi tôi ở là một xóm lao động nghèo, vốn nhiều phức tạp vì cái nghèo mà ra, nhưng cũng đầy tình thân từ cái nghèo mà đến”. Nhập đề này chẳng những thích hợp cho chuyện nhỏ lặt vặt xảy ra trong một xóm nghèo, nó cũng rất thích hợp dùng cho cốt chuyện này. ‘I am Đàn Bà’ là một câu chuyện viết về người phụ nữ tên Thị đi làm thuê bên xứ người. Chuyện của Thị khởi đầu chính vì cái nghèo… nàng đã phải bỏ lại chồng con, sang nước ngoài làm người giúp việc để kiếm tiền xây lại căn nhà dột nát đã không còn khả năng chống chọi nổi với phong sương cùng bão táp.

Ở nơi đất khách quê người, Thị không biết tiếng người bản xứ, không bạn bè, không cơ hội tiếp xúc với xã hội. Thị như sống trong một lâu đài trên hoang đảo. Người duy nhất mà Thị tiếp xúc hàng ngày chính là ông chủ của Thị – một người bị liệt toàn thân sau một tai nạn xe họa tại Đài Loan. Thế giới của Thị còn lại chỉ là hết lòng chăm sóc người bệnh này. Tuy ngôn ngữ bất đồng và Thị cũng chẳng biết ông chủ có còn khả năng lắng nghe được những lời thủ thỉ của Thị không? Nhưng Thị đã tâm sự rất nhiều với người, và nàng đã trút hết tất cả tình thương như tình mẹ, tình con, tình vợ, tình bạn, tình người… cho người đàn ông mà Thị không hề quen biết!

Và, vấn đề mang tính nhân bản đáng được chúng ta quan tâm ở đây chính là một khi mối liên hệ ấy, chủ và tớ, bắt đầu len lõi sự bằng tình yêu thương nam nữ, sự can thiệp của xúc chạm xác thịt thì cũng từ đó không biết bao nhiêu chuyện vui buồn lẫn không ít phiền toái, luân lý đạo đức bắt đầu nãy sinh. Để rồi đi đến một kết cục bi thương đầy nước mắt. Sau khi chuyện đã vỡ lở, bà chủ đã tố cáo Thị với tội “quấy rối tình dục” và Thị phải đối diện trước vành móng ngựa, Thị không biết bào chữa cho mình, và cũng không tiền thuê người biện hộ, Thị chỉ biết nói ra một câu nửa tiếng Anh nửa tiếng Việt: ‘I am đàn bà’ cùng với những lời cầu khẩn xin tha tội cho hành vi thiếu lý trí của mình. Trong nhà giam, Thị xấu hổ, Thị muốn ôm con khóc cho thật nhiều, Thị chỉ muốn về với chồng, với con, với cái làng xóm nghèo nàn nhưng rất dễ thương của Thị…câu chuyện chấm dứt đầy tình thương và tình thương đó cũng từ cái nghèo mà đến.

Nhà văn Dạ Ngân cho rằng: “Thị là một thân phận phụ nữ nông dân điển hình trong thời đại. Qua chuyện ngắn ấy, Y Ban đã vượt lên chính mình, đã thoát khỏi chuyện tình cảm đàn ông, đàn bà để hướng vào thân phận đàn bà chung hơn, lớn lao hơn”. Tôi rất đồng ý về những lời bình giá này, đồng thời tôi cảm thấy: tác giả đã dùng đủ mọi phương cách bào chữa cho sự lỗi lầm của Thị, để giữ lại tấm lòng thương hại của đọc giả cho số phận của người đàn bà bạc bẽo này. Cũng như diễn tả lúc Thị áp mặt vào má ông chủ khóc òa khi chuyện bất ngờ xảy ra: ‘Ông chủ đã cảm nhận được cái hôn của Thị, thân thể của người run lên, và điều kỳ diệu hơn ông đã khóc và tay ông đã nắm được tay Thị’. Sự kích động trong lòng của một người tàn phế đã đem lại một kỳ tích mà chính khoa học và y học ngày nay cũng không thể nào giải thích được.

Như vậy phải chăng Thị là một dâm phụ? Và Thị có tội hay không? Tôi tin rằng đây là những câu hỏi mà mỗi đọc giả đều nêu ra sau khi đọc xong câu chuyện này. Tôi cũng tin rằng đây là những đề tài mà chúng ta có thể tranh luận với nhau miên miên bất tuyệt. Tôi nghĩ, tội “quấy rối tình dục” không nghiêm trọng bằng tội “tình dục xảy ra chưa được đối phương chấp thuận” (sex without consent). Theo định nghĩa trong pháp luật ngày nay, tình dục chưa được sự đồng ý của đối phương là một tội nặng và đã được quy nạp vào hàng liệt của tội hãm hiếp (rape). Nhưng luật pháp không ngoài hai chữ nhân tình!

Trong xã hội Tây Phương, tình dục không bị coi là một chuyện tội lỗi, xấu xa, nó được xem là hành động thiêng liêng nhất của vạn vật. Theo học thuyết Thái Cực của Đạo giáo: ‘…Vô Cực chi chân, nhị ngũ chi tinh, diệu hợp nhị ngưng. Càn đạo thành nam, Khôn đạo thành nữ. Nhị khí giao cảm, hóa sinh vạn vật. Vạn vật sinh sinh nhị biến hóa vô cùng yên…’. (無 極 之 真 , 二五 之 精 , 妙 合 而 凝 . 乾 道 成 男 , 坤 道 成 女 . 二 氣 交 感 , 化 生 萬 物 . 萬 物 生 生 而 變 化無 窮 焉 ). Có nghĩa là vạn vật hình thành đều khởi đầu từ sự hòa hợp giữa âm và dương, thiếu một không được, nó là gốc gác của thiên lý và là đầu đuôi của vạn vật.

Trong khi trên quan điểm Phật giáo, thường thì chúng sinh khi sinh vào thế giới Ta-bà này đều do lòng ái dục. Thì ở đây có vẻ như thừa nhận một thực tế rằng đã là con người, sinh mạng của ta đã được bắt đầu dưới sự giao hợp của hai thái cực này. Cho nên tình dục là một sức thôi thúc, là một nhu cầu trong đời sống hàng ngày của chúng ta, vì nó đã ngấm ngầm trong tiềm thức trước khi ta chào đời. Tuy nói là một nhu cầu trong đời sống, nhưng nó không phải là những nguồn năng lượng tối quan trọng để nuôi dưỡng cho thân hài chúng ta. Những lời Phật dạy; những giáo dục trong gia đình; những tư tưởng thủ cựu của truyền thống; những ý niệm và chuẩn mực của đạo đức; cho đến những lập hiến của pháp luật… đều là những quy tắc để ngăn trừ và ràng buộc sự phóng đãng của tình dục.

Theo tôi biết, ấn phẩm của quyển sách ‘I am Đàn Bà’ đã từng bị thu hồi và đã gây lên dư luận sôi nổi trên nền văn hóa tại Việt Nam. Có nhiều người cho rằng sự thu hồi là do ‘tác giả quá sa đà vào khía cạnh sex’. Chắc vì tôi đã định cư tại Úc lâu ngày, nên tôi chẳng cảm thấy lối thể hiện trong sách có gì gọi là ẩm ướt hay buông tuồng như những lời dư luận. Ngược lại tôi cho rằng đó là một quyển sách rất thuần về văn học, giàu tính nhân bản, và lay động lòng người. Nhưng đồng thời tôi cũng rất hiểu lý do vì sao nó đã không được ấn hành. Việt Nam vẫn còn là một nước thủ cựu khi so với những nước đã được tay hóa lâu ngày. Có người gọi sự thủ cựu đó là lạc hậu, có người gọi đó là hủ lậu, nhưng chúng ta nên biết, rất nhiều vẻ đẹp của dân tộc đã được hiển hiện trong sự thủ cựu đó. Đức hạnh của phụ nữ mà nho giáo ngày xưa đã quy hoạch ra như: công dung ngôn hạnh, tam tùng tứ đức, tương phu giáo tử, trinh trung triết liệt chính là những vẻ đẹp nội tâm của đàn bà mà xã hội ngày nay cho là lỗi thời. Cá nhân tôi cũng cho rằng đây là những đòi hỏi quá đáng mà cha ông người xưa đã đem dành cho đàn bà. Nhưng có một điều chúng ta phải công nhận, phụ nữ của một thôn quê nghèo nàn lại có một vẻ đẹp phi thường hơn phụ nữ thành thị – đó là vẻ đẹp đầy phẩm chất của người vợ hiền và người mẹ Việt Nam.

Tôi không biết bài viết này có được dịp đăng trên tạp chí hay trên website của Phật Giáo. Nhưng tôi vẫn muốn viết ra một chút ít hiểu biết của mình trong vấn đề ngăn trừ tình dục trong Đạo Phật.

Đứng vào quan điểm Phật Giáo, đối với hành động của Thị, luận điểm không phải ở nơi đúng hoặc sai như trên luật pháp hay tình người, mà là ở cái xâm chiếm của tình dục trong tâm thức của chúng sinh. Trong giáo pháp của Phật, trì giới là một phương pháp kềm chế sự buông thả và lộng hành của ý dục; thiền quán là phương pháp diệt trừ ý dục bằng cách nhìn sâu, nhìn kỹ để chứng nghiệm cái thật tướng của các sự vật xung quanh chúng ta. Thiền quán gồm hai loại:

1. Đối trị quán: chuyên dùng một loại quán tưởng để đối phó một loại ý niệm sai lầm, ví dụ như ‘Quán Từ Bi’ là để đối trị sân hận; ‘Quán Bất Tịnh’ là để đối trị tham dục - nói trực tiếp hơn về pháp môn này, người tu luyện sẽ ngồi yên lặng, định tỉnh tâm thần, gom góp suy tư lại một chỗ, chuyên chú tưởng nghĩ về cái bất tịnh, xấu xa và vô thường của cái thể xác con người. Hy vọng sự bất tịnh đó sẽ làm cho ta mất đi lòng ham muốn đối với một thể xác khác. Nhưng dĩ nhiên là… nói dễ làm khó! Những gì đã biết, đã hiểu và có thể trình bày thao thao bất tuyệt đều là chỉ thượng đàm binh, đến khi ra trận đối địch mới biết được sự khó khăn của cái hành. Thường có câu: “Tình nhân nhãn trung xuất Tây Thi”. Trong ánh mắt của ta, người thương yêu thường là người xinh đẹp như Tây Thi tái thế. Dơ bẩn cũng trở thành tinh khiết; xấu xí cũng trở thành đẹp đẽ; đắng cũng trở thành ngọt! Tôi đã từng trò chuyện với một người bạn thân ‘đồng tính luyến’, tôi hỏi: “Sao có thể thỏa mãn tình dục từ một nơi dơ bẩn nhất trong cơ thể của con người?’, anh ta đáp: “Chỗ dơ bẩn nhất là cái miệng của con người!” Anh ta cũng đúng một phần nào… Họa tùng khẩu xuất, bịnh tùng khẩu nhập, tất cả đều khởi sự từ cái miệng của chúng ta! Nhưng câu trả lời này cho ta biết, một khi đã đam mê trong tình dục, tất cả đều trở nên hoàn hảo và tốt đẹp. Cho nên tôi cho rằng phương pháp này rất khó hành!

2. Chánh quán: quán tưởng các sự vật đều là không có thật. Đối với phẩm chất của phàm phu chúng ta, tôi cho rằng pháp này càng khó. Rõ ràng thấy trước mắt nhưng lại quán tưởng là không. Tuy đã hiểu được lý lẽ của cái không và cái có, nhưng không có nghĩa là ta có thể làm cho cái tâm không còn chấp cái không hoặc cái có!

Luận điểm trên chỉ là nhận định và kinh nghiệm cá nhân. Đạo Phật bao gồm vạn thiên pháp môn, hành giả cần phải tìm ra một đường hướng thích hợp cho mình để tu luyện. Nhiều khi chúng ta cần phải áp dụng đường hướng khác nhau để đạt đến mục đích. Cũng như đường này bi kẹt xe, thì ta chọn đường khác. Nếu như quán bất tịnh không thành công thì chúng ta có thể quán niệm danh hiệu của Phật. Nhiều khi phương pháp đơn giản trực tiếp nhất lại là phương pháp nhiệm mầu nhất!

Dục vọng của con người nhiều lúc chỉ bị khêu dậy từ ngoại duyên qua những cảnh tượng ta tiếp xúc; cũng nhiều khi nó phát xuất từ những vật dụng gồm nguyên liệu kích thích như rượu. Cho nên cấm uống rượu là một giới cơ bản trong Ngũ giới mà tất cả thiện nam tín nữ đã quy y với Phật đều phải thọ trì. Và ‘trì giới’ chính là sự tu tập sơ cơ trước khi chúng ta có thể đến với định, từ định ta mới có thể phát huệ. Đây chính là Giới Định Huệ trong Đạo Phật để đưa chúng ta ra khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Trong kinh Pháp Cú có nói:

“Dầu sống một trăm năm,

Ác giới, không Thiền định,

Tốt hơn sống một ngày,

Trì giới, tu Thiền định”.

Thiền quán trong Đạo Phật thật ra có thể áp dụng vào bất cứ mội trường hợp và bất cứ một cuộc sống nào. Phương pháp này có thể giúp ta phủi đi lớp bụi của u minh như sân hận, yêu thương, ham muốn, ganh tị vv.... Ví dụ như khi ta đang giận hờn một ai, ta có thể cố gắng nghĩ lại những ưu điểm hoặc những điều mà ta cho là hay, là tốt của người đó. Tôi tin rằng, lửa giận lập tức sẽ được nguôi đi một phần nào. Và dĩ nhiên phương pháp ngược lại có thể áp dụng vào khi ta bị quấy rối băn khoăn trong vấn đề tình cảm...Thiền quán nói khó mà dễ, vì nó không sâu xa trừu tượng như những phương pháp thiền định khác, như nghe lại tánh nghe hay nghe lại âm thanh của một bàn tay. Nhưng thiền quán cũng nói dễ mà khó, vì khi lửa vô minh bùng cháy, trí huệ ta sẽ bị lu mờ, cốt yếu là làm sao tìm ra một kẽ hở để ta tỉnh táo lại hoặc nới lỏng lại lòng sân hận, như… ta có thể uống một ly nước, hít thở không khí trong lành, tản bộ bên ngoài, hoặc làm vài động tác vận động cơ thể... một khi lửa giận được phai đi, ta bắt đầu thực hành thiền quán.

Thật ra… sự khó và dễ vừa nói trên ít nhiều cũng tùy ở nơi ta!

Ah Yin 1/11/10



Phượng Các
#18 Posted : Saturday, January 19, 2013 5:33:29 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Nhà văn Y Ban từ chối Giải thưởng Hội nhà văn 2012

Thứ Bảy, 19/01/2013 18:46

(NLĐO)- Chỉ đúng 1 ngay sau khi giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012 được công bố, 2 nhà văn Y Ban và Phạm Ngọc Cảnh Nam đã từ chối giải thưởng trao cho mình vì cho rằng không công bằng minh bạch.


Trao đổi với Báo Người Lao động chiều ngày 19-1, nhà văn Y Ban cho hay, bà sẵn sàng đương đầu với dư luận sau khi lên tiếng từ chối giải thưởng này. Bà cũng cho hay, đã chính thức từ chối chiếc ghế Ủy viên hội đồng văn xuôi, Hội Nhà văn Việt Nam.


Nhà văn Y Ban đã từ chối giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012



“Đã có người nói tôi vì không được giải chính thức thì hờn giận, nhưng câu trả lời của tôi là nếu không vào hang thì sao bắt được cọp. Nếu không ngồi ghế ủy Ủy viên Hội đồng Văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam thì làm sao tôi hiểu được nội tình vụ việc như thế nào” - nhà văn Y Ban nói.



Lý giải về lý do từ chối của mình, nhà văn Y Ban cho biết, bà đã trải qua hai mùa giải thưởng. Mùa giải năm 2011, những tác phẩm nhà văn này thích và bỏ phiếu thì không đoạt giải. Nhà văn thẳng thắn: “Việc tôi ngồi ở hội đồng không thể đem lại lợi ích nào cho các nhà văn, cho người viết”.



Nói thêm về lý do từ chối giải thưởng 2012 của Hội Nhà văn, nhà văn Y Ban dẫn chứng về cách bỏ phiếu: “Có 5 thành viên hội đồng có mặt. Nhà văn Bão Vũ có bản nhận xét và bỏ phiếu qua e-mail. Nhà văn Thái Bá Lợi xin bỏ sau. Nhà văn Trần Văn Tuấn bỏ phiếu qua điện thoại. Một chị ở Hội Nhà văn nghe điện thoại nói lại, anh Tuấn bảo anh ấy bỏ tất cho mọi người vì… chưa kịp đọc. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường cầm điện thoại nói với nhà văn Trần Văn Tuấn: “Không bỏ thế được đâu”. Ông đọc ai rồi thì bỏ. Nhà văn Trần Văn Tuấn bỏ một phiếu duy nhất cho “Thành phố đi vắng”. Kết quả cuối cùng có 4 cuốn lọt vào chung khảo: “Thành phố đi vắng” 6/7 phiếu, “Một thế kỷ bị mất” 6/7 phiếu, “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” 5/7 phiếu và “Sông núi nước Nam” được đề nghị bằng khen”.



Nhà văn Y Ban cho hay, bà muốn được công khai minh bạch các nhận xét về những tác phẩm lọt vào chung khảo. “Hội nhà văn Việt Nam là hội nghề nghiệp, những người ngồi ghế giám khảo đều là những chuyên gia, vì thế họ phải lên tiếng chính thức chứ không phải bỏ phiếu kín như thế này” - nhà văn Y Ban nhấn mạnh.



“Nếu tôi sáng suốt, nếu tôi không đi trên con đường dại thì ngay từ đầu tôi phải từ chối Ban giám khảo này. Họ không đủ Tâm, đủ Tầm để bỏ phiếu cho tác phẩm. Họ chỉ đủ Tâm, đủ Tầm để bỏ phiếu cho tên tác giả”, nhà văn Y Ban nói thêm.



Sau nhà văn Y Ban, nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam cũng từ chối giải thường dành cho mình.



Nhà văn Nguyễn Tường Thụy cho hay, ông đã nhận được Thư ngỏ gửi Hội Nhà văn Việt Nam của tác giả Phạm Ngọc Cảnh Nam. Bức thư đề ngày 18-1 viết: “Tôi Phạm Ngọc Cảnh Nam, người vừa được Hội Nhà văn Việt Nam công bố tặng bằng khen năm 2012 cho cuốn tiểu thuyết “Thế kỷ bị mất” của tôi. Tôi xin giành quyền được từ chối bằng khen nầy của Hội Nhà văn. Lý do đơn giản, mà ai cũng thấy là giải thưởng đã không được xét đúng theo tiêu chí văn chương. Và, cũng là để cho sự trung thực còn có chỗ trú ngụ trong ngôi đền thiêng liêng của nó là Văn học”.

Chôm Chôm
#19 Posted : Saturday, January 19, 2013 9:28:15 PM(UTC)
Chôm Chôm

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 353
Points: 15
Woman

Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
Thư ngỏ
Kính gửi ông chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam và 14 vị ủy viên BCH
Kính thưa các quí vị. Tên tôi là Y Ban, hội viên Hội nhà văn VN. Tôi viết thư này để bày tỏ với các quí vị một việc như sau: Ơn giời và nhờ sự mưa móc của các vị mà tôi được ngồi ở cái ghế ủy viên hội đồng văn xuôi. Đã trải qua hai mùa xét giải và kết nạp hội viên tôi đã nhận ra rằng, việc tôi ngồi ở hội đồng không thể đem lại lợi ích nào cho các nhà văn, cho người viết. Tôi chỉ đang bị biến thành một con rối trong tay những kẻ vụ lợi, bè phái và dối trá. Khi bức thư này đến tay các quí vị cũng có nghĩa rằng tôi chính thức chối bỏ cái ghế ủy viên hội đồng văn xuôi
Tôi là một nhà văn. Tôi viết ra những tác phẩm. Tôi phải trung thực với chính bản thân mình, với từng còn chữ của mình. Tôi biết khi lá thư này đến tay các vị thì sẽ dấy lên một cơn sóng dư luận. Các vị sẽ tha hồ phán xét tôi. Xin vui lòng, các vị cứ làm theo lương tâm. Tôi đã trải qua những cơn sóng như vậy. Tôi có bản lĩnh để chịu đựng. Tôi chỉ cần nói lên một sự thật. Nhiều người đã chọn cách im lặng. Đó là cách khôn ngoan. Tôi chọn con đường dại. Thực ra tôi đã chọn con đường dại này khi tôi bước vào văn chương. Nhưng có một cách nghĩ khác. Nếu chúng ta đều chọn sự im lặng, chúng ta có như bầy cừu kia, lặng lẽ ăn cỏ, lặng lẽ để người ta cắt lông và lặng lẽ để người ta lùa vào lò mổ? Tôi là một con cừu hay đi chệch hướng. Tôi đã trải qua hai mùa giải thưởng. Mùa giải năm 2011 những tác phẩm tôi thích, tôi bỏ phiếu thì không đoạt giải. Mùa giải năm 2012 tôi có tác phẩm dự thi. Ngày bỏ phiếu tôi cũng được triệu tập đến. Có 5 thành viên hội đồng có mặt. Nhà văn Bão Vũ có bản nhận xét và bỏ phiếu qua email. Nhà văn Thái Bá Lợi xin bỏ sau. Nhà Văn Trần Văn Tuấn bỏ phiếu qua điện thoại. Chị Tuyên nghe điện thoại nói lại, anh Tuấn bảo anh ấy bỏ tất cho mọi người vì..chưa kịp đọc. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường cầm điện thoại nói với nhà văn Trần Văn Tuấn: Không bỏ thế được đâu. Ông đọc ai rồi thì bỏ. Nhà văn Trần Văn Tuấn bỏ một phiếu duy nhất cho Thành phố đi vắng. 5 nhà văn còn lại được mời vào phòng kín hợp với phó chủ tịch Nguyễn Quang Thiều. Tôi lại được chỉ định là thư ký. Bỗng nhiên chị Tuyên đưa một tờ giấy ra đọc, qui chế..tôi có tác phẩm dự thi thì không được bỏ phiếu. Tôi đứng dậy ra về. Có nhà văn ái ngại hộ tôi bảo, thôi cứ ngồi nghe cũng được. Thú thật là tôi cũng muốn ngồi nghe xem mọi người nhận xét về mình thế nào nhưng lại nghĩ thế là làm khó mọi người. Mấy năm trước khi chưa ngồi ở hội đồng tôi có cuốn Hành trình tờ tiền giả cũng được hội đồng đưa vào bỏ phiếu. Có một ủy viên rất khen cuốn đó, thế nhưng khi bỏ phiểu thì nó chỉ được một số không tròn trịa. Kết quả cuối cùng có 4 cuốn lọt vào chung khảo: Thành phố đi vắng 6/7 phiếu. Một thế kỉ bị mất 6/7 phiếu. Trò chơi hủy diệt cảm xúc 5/7 phiếu và Sông núi nước Nam được đề nghi bằng khen.
Mùa giải 2011ban chung khảo là tất cả các ủy viên BCH. Các ủy viên BCH nào có sách dự giải sẽ không tham gia bỏ phiếu. Bỏ phiếu lần 1 các cuốn sách của các ủy viên BCH không quá bán. Ông chủ tich Hội chỉ đạo bỏ phiếu lần 2. Vỗ tay hoan hô, 3 ủy viên đoạt giải. Cái cách này thì ông chủ tịch quá thạo, vô cùng thạo, nó y trang việc ông chỉ đạo bỏ phiếu thử trong cuộc bỏ phếu Giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước. kết quả không như thật thì lại thử tiếp, đến khi thật thì thôi. Năm nay thành viên BGK rút xuống còn có 9 người. Và ông chủ tịch lại tung chiêu mới. Thay vì bỏ phiếu cùng với bỏ phiếu hội viên mới nhưng ông đã lùi lại, vì búa rìu dư luận đang mạnh. Để khi dư luận tạm lắng mới bỏ phiếu. Hoan hô, vỗ tay, Đúng, Trúng, Đủ rồi nhé. Tiền của Hội không nhiều, chỉ đủ đáp ứng những cách lách của ông chủ tịch. Xin bái phục ông. Dư luận đối với ông chỉ như muỗi đốt gỗ.
Trò chơi hủy diệt cảm xúc được 4 phiếu giải thưởng, 3 phiếu bằng khen và 2 phiếu trắng. Đây chính là mấu chốt của vấn để. Nếu tôi sáng suốt, nếu tôi không đi trên con đường dại thì ngay từ đầu tôi phải từ chối BGK này. Họ không đủ Tâm, đủ Tầm để bỏ phiếu cho tác phẩm. Họ chỉ đủ Tâm, đủ Tầm để bỏ phiếu cho tên tác giả. Hai phiếu trắng ở đây nói lên điều gì? Làm giám khảo mà không dám đối mặt với chỉ một cái tên trên một tờ giấy? Vậy tại sao họ vẫn thích ngồi ở ghế BGK? Tiền ư? Không nhiều đâu. Mùa giải 2011 hội đồng văn xuôi đọc hơn 200 cuốn, tiền thù lao là 12 triệu đồng, trừ 1.2 triệu tiền thuế. Năm nay chưa nhận. Mùa kết nạp năm 2011 danh sách hội đồng văn xuôi đưa lên BCH, kiểm lại thấy thiếu một người, hội đồng phải bỏ thêm. Mùa kết nạp năm nay hội đồng thơ cũng phải làm điều tương tự. Vậy họ vì cái gì? Vì oai. Họ có quyền mưa móc và phán xét. Có thể tôi nhầm. Có thể được nhiều thứ nữa, không chỉ là oai. Vì họ đã phải đùng đến mọi thủ đoạn mánh lới, thậm chí tận diệt.
Tôi từ chối không nhận bằng khen. Điều đó đồng nghĩa với việc tôi không thừa nhận BGK này. Tại sao tôi lại phải chấp nhận một BGK không đủ Tâm đủ Tầm đủ Tài? Với một lý lẽ thông thường: Dám làm dám chịu các vị cũng không dám? Mà lại thích mưa móc ban ơn.
Lợi ích nhóm. Cụm từ tưởng rất xa lạ trong văn chương. Nhưng không ngờ nó lại gần gũi đến vậy. Và tôi đã nhìn thấy nó đang trói buộc các vị. Một câu cửa miệng của các vị, nghe rất buồn cười, tôi có muốn làm đâu, anh ấy cứ bắt tôi làm. Giời ạ, thế hệ chúng tôi đang còn sung sức đây để chúng tôi làm cho. Anh ấy ơi để chúng tôi làm cho. Chờ đấy, cái thế hệ gạch nối chúng mày. Cứ viết đi, cứ phấn đấu đi, cứ tâm huyết đi, cứ đổi mới đi...Trong các báo cáo thành tích chúng anh khen chúng mày lên tận mây xanh nhưng thực tế bọn chúng anh đè cho không ngóc đầu lên được đâu. Đừng có ti toe..Không, tôi không ti toe. Tôi chối từ.
Khi tôi chọn con đường dại này tôi cũng đã chọn một hội nghề nghiệp để tựa lưng. Tôi đã vun xới cho những hi vọng của mình. Tôi cũng vun xới cho hội nghề nghiệp tôi đã chọn. Bằng những tác phẩm của mình tôi cũng đã làm rạng danh cho hội nghề nghiệp. Bằng chứng ư? Trong những bản báo cáo thành tích của hội cái tên Y Ban thường được xướng lên. Nhưng cuộc vui thì ngắn, nỗi buồn thì dài. Hai tác phẩm của tôi là I Am Đàn bà( 2007) và Này hỏi thật thấy gì chưa đấy( 2011) bị thu hồi, truyện ngắn I Am Đàn bà bị rút giải, hội nghề nghiệp phủi tay đứng ngoài cuộc. Lúc tôi cũng thương thân mà khóc. Sau nghĩ lại sự phủi tay đứng ngoài cuộc đó lại là một sự may mắn cho tôi. Trong quá khứ đã chẳng có những đòn của đồng nghiệp mà chết hắn một đời người, một đời văn đó sao?
Khi tôi viết thư ngỏ này, tôi bỗng nhớ đến câu chuyện trong lúc trà dư tửu hậu, một vị trong BCH kể rằng, ông chủ tịch có lần đã nói đại ý, để xem thế hệ trẻ họ đối xử với nhau thế nào? Tôi giật mình đến thột. Trẻ đấy, mà thực ra có trẻ nữa đâu, đều trên dưới 50 cả rồi, thọi nhau đi, để chúng anh vỗ tay. Lại một lần nữa tôi xin bái phục ông chủ tịch. Ông thánh thật. May tôi đứng gần, nhìn rõ. Tôi vẫy cờ trăng. Tôi xin đầu hàng. Tôi xin bày tỏ sự nể phục ông một lần nữa. Thế hệ ông, ông đã lo cho tròn. Mỗi người được một góc bánh. Để lo được sự tròn trịa đó ông cũng đã nếm chịu sự khốn nạn. Mà sao ông tài chịu đựng
Tôi vẫn có niềm tin và hi vọng, rằng một ngày kia hội nghề nghiệp sẽ thực sự nơi tựa lưng cho những người cầm bút. Chắc phải chờ cho đến khi miếng bánh đã được chia hết. Nhưng để có sự tin tưởng đó thì hiện tại tôi phải nên tránh xa cái sự Dối Trá lộng lẫy huy hoàng trơn lì bóng nhẫy trường kỳ lưu cữu này.
Cuối cùng tôi xin chúc các Vị sức khỏe an khang, bách niên giai lão, sống lâu trăm tuổi để tiếp tục dẫn dắt nền văn học Việt Nam.
Hà Nội ngày 18.1.2013.
Y Ban
Phượng Các
#20 Posted : Monday, January 21, 2013 11:31:18 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Quote:
chị PC ơi à,
hôm nay, __ mới tình cờ nhìn thấy link nầy về nhà văn Y-Ban
mà hôm cách đây mươi ngày, cũng tình cờ ___ gặp lại nhỏ em út học đại học sau ___ 1 khóa, nhỏ nầy qua Paris và tìm gặp __
hôm tới nhà __ chơi thì nhỏ này mới hỏi : chị __ cò nhớ nhỏ Y-Ban học sau em 1 hay 2 khóa, giờ nhỏ í là nhà văn nổi tiếng ở Hà Nội

vậy mà trong bài giới thiệu về Y-Ban thì lại nói cô ấy học đại học Y Khoa ??
hay sau nầy cô ấy học thêm 1 đại học Y-Khoa, sau khi đã tốt nghiệp đại học tổng hợp (khi đó là ĐHTH, sau này họtách đại học nầy ra làm 2 đại học : Đại Học Khoa Học Tự Nhiên / các khoa Tự Nhiên - toán, lý, hóa, sinh học... và Đại Học Quốc Gia / các khoa văn, sử, địa...)

thế thì cô Y-Ban hồi trước học khoa Sinh Học - đại học khoa học tự nhiên
nhiều người học ở đại học tổng hợp sau khi tốt nghiệp họ dạy bên các đại học khác, nên có thể cô Y-Ban dạy đại học Y Khoa thôi chứ không phải học ở đó ra
chị PC thử hỏi lại xem sao




Users browsing this topic
Guest (10)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.