Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 9,291 Points: 11,028
Thanks: 758 times Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
|
LA DAME AUX CAMÉLIAS
CHAPITRE 7
Les maladies comme celle dont Armand avait été atteint ont cela d'agréable qu'elles tuent sur le coup ou se laissent vaincre très vite.
Quinze jours après les événements que je viens de raconter, Armand était en pleine convalescence, et nous étions liés d'une étroite amitié. à peine si j'avais quitté sa chambre tout le temps qu'avait duré sa maladie.
Le printemps avait semé à profusion ses fleurs, ses feuilles, ses oiseaux, ses chansons, et la fenêtre de mon ami s'ouvrait gaiement sur son jardin dont les saines exhalaisons montaient jusqu'à lui.
Le médecin avait permis qu'il se levât, et nous restions souvent à causer, assis auprès de la fenêtre ouverte à l'heure où le soleil est le plus chaud, de midi à deux heures.
Je me gardais bien de l'entretenir de Marguerite, craignant toujours que ce nom ne réveillât un triste souvenir endormi sous le calme apparent du malade ; mais Armand, au contraire, semblait prendre plaisir à parler d'elle, non plus comme autrefois, avec des larmes dans les yeux, mais avec un doux sourire qui me rassurait sur l'état de son âme.
J'avais remarqué que, depuis sa dernière visite au cimetière, depuis le spectacle qui avait déterminé en lui cette crise violente, la mesure de la douleur morale semblait avoir été comblée par la maladie, et que la mort de Marguerite ne lui apparaissait plus sous l'aspect du passé. Une sorte de consolation était résultée de la certitude acquise, et pour chasser l'image sombre qui se représentait souvent à lui, il s'enfonçait dans les souvenirs heureux de sa liaison avec Marguerite, et ne semblait plus vouloir accepter que ceux-là.
Le corps était trop épuisé par l'atteinte et même par la guérison de la fièvre pour permettre à l'esprit une émotion violente, et la joie printanière et universelle dont Armand était entouré reportait malgré lui sa pensée aux images riantes.
Il s'était toujours obstinément refusé à informer sa famille du danger qu'il courait, et lorsqu'il avait été sauvé, son père ignorait encore sa maladie.
Un soir, nous étions restés à la fenêtre plus tard que de coutume ; le temps avait été magnifique et le soleil s'endormait dans un crépuscule éclatant d'azur et d'or. Quoique nous fussions dans Paris, la verdure qui nous entourait semblait nous isoler du monde, et à peine si de temps en temps le bruit d'une voiture troublait notre conversation.
- C'est à peu près à cette époque de l'année et le soir d'un jour comme celui-ci que je connus Marguerite, me dit Armand, écoutant ses propres pensées et non ce que je lui disais.
Je ne répondis rien.
Alors, il se retourna vers moi, et me dit : - Il faut pourtant que je vous raconte cette histoire ; vous en ferez un livre auquel on ne croira pas, mais qui sera peut-être intéressant à faire.
- Vous me conterez cela plus tard, mon ami, lui dis-je, vous n'êtes pas encore assez bien rétabli.
- La soirée est chaude, j'ai mangé mon blanc de poulet, me dit-il en souriant ; je n'ai pas la fièvre, nous n'avons rien à faire, je vais tout vous dire.
- Puisque vous le voulez absolument, j'écoute.
- C'est une bien simple histoire, ajouta-t-il alors, et que je vous raconterai en suivant l'ordre des événements. Si vous en faites quelque chose plus tard, libre à vous de la conter autrement.
Voici ce qu'il me raconta, et c'est à peine si j'ai changé quelques mots à ce touchant récit.
- Oui, reprit Armand, en laissant retomber sa tête sur le dos de son fauteuil, oui, c'était par une soirée comme celle-ci ! J'avais passé ma journée à la campagne avec un de mes amis, Gaston R...
le soir nous étions revenus à Paris, et ne sachant que faire, nous étions entrés au théâtre des variétés. Pendant un entr'acte nous sortîmes, et, dans le corridor nous vîmes passer une grande femme que mon ami salua.
- Qui saluez-vous donc là ? Lui demandai-je.
- Marguerite Gautier, me dit-il.
- Il me semble qu'elle est bien changée, car je ne l'ai pas reconnue, dis-je avec une émotion que vous comprendrez tout à l'heure.
- Elle a été malade ; la pauvre fille n'ira pas loin.
Je me rappelle ces paroles comme si elles m'avaient été dites hier.
Il faut que vous sachiez, mon ami, que depuis deux ans la vue de cette fille, lorsque je la rencontrais, me causait une impression étrange.
Sans que je susse pourquoi, je devenais pâle et mon coeur battait violemment. J'ai un de mes amis qui s'occupe de sciences occultes, et qui appellerait ce que j'éprouvais l'affinité des fluides ; moi, je crois tout simplement que j'étais destiné à devenir amoureux de Marguerite, et que je le pressentais.
Toujours est-il qu'elle me causait une impression réelle, que plusieurs de mes amis en avaient été témoins, et qu'ils avaient beaucoup ri en reconnaissant de qui cette impression me venait.
La première fois que je l'avais vue, c'était place de la bourse, à la porte de susse. Une calèche découverte y stationnait, et une femme vêtue de blanc en était descendue. Un murmure d'admiration avait accueilli son entrée dans le magasin. Quant à moi, je restai cloué à ma place, depuis le moment où elle entra jusqu'au moment où elle sortit. à travers les vitres, je la regardai choisir dans la boutique ce qu'elle venait y acheter. J'aurais pu entrer, mais je n'osais. Je ne savais quelle était cette femme, et je craignais qu'elle ne devinât la cause de mon entrée dans le magasin et ne s'en offensât.
Cependant je ne me croyais pas appelé à la revoir.
Elle était élégamment vêtue ; elle portait une robe de mousseline toute entourée de volants, un châle de l'Inde carré aux coins brodés d'or et de fleurs de soie, un chapeau de paille d'Italie et un unique bracelet, grosse chaîne d'or dont la mode commençait à cette époque.
Elle remonta dans sa calèche et partit.
Un des garçons du magasin resta sur la porte, suivant des yeux la voiture de l'élégante acheteuse.
Je m'approchai de lui et le priai de me dire le nom de cette femme.
- C'est Mademoiselle Marguerite Gautier, me répondit-il.
Je n'osai pas lui demander l'adresse, et je m'éloignai.
Le souvenir de cette vision, car c'en était une véritable, ne me sortit pas de l'esprit comme bien des visions que j'avais eues déjà, et je cherchais partout cette femme blanche si royalement belle.
A quelques jours de là, une grande représentation eut lieu à l'opéra-comique. J'y allai. La première personne que j'aperçus dans une loge d'avant-scène de la galerie fut Marguerite Gautier.
Le jeune homme avec qui j'étais la reconnut aussi, car il me dit, en me la nommant :
- Voyez donc cette jolie fille.
En ce moment, Marguerite lorgnait de notre côté elle aperçut mon ami, lui sourit et lui fit signe de venir lui faire visite.
- Je vais lui dire bonsoir, me dit-il, et je reviens dans un instant.
Je ne pus m'empêcher de lui dire : - " Vous êtes bien heureux ! "
- De quoi ?
- D'aller voir cette femme.
- Est-ce que vous en êtes amoureux ?
- Non, dis-je en rougissant, car je ne savais vraiment pas à quoi m'en tenir là-dessus ; mais je voudrais bien la connaître.
- Venez avec moi, je vous présenterai.
- Demandez-lui-en d'abord la permission.
- Ah ! Pardieu, il n'y a pas besoin de se gêner avec elle ; venez.
Ce qu'il disait là me faisait peine. Je tremblais d'acquérir la certitude que Marguerite ne méritait pas ce que j'éprouvais pour elle.
Il y a dans un livre d'Alphonse Karr, intitulé : Am rauchen, un homme qui suit, le soir, une femme très élégante, et dont, à la première vue, il est devenu amoureux, tant elle est belle. Pour baiser la main de cette femme, il se sent la force de tout entreprendre, la volonté de tout conquérir, le courage de tout faire. à peine s'il ose regarder le bas de jambe coquet qu'elle dévoile pour ne pas souiller sa robe au contact de la terre. Pendant qu'il rêve à tout ce qu'il ferait pour posséder cette femme, elle l'arrête au coin d'une rue et lui demande s'il veut monter chez elle.
Il détourne la tête, traverse la rue et rentre tout triste chez lui.
Je me rappelais cette étude, et moi qui aurais voulu souffrir pour cette femme, je craignais qu'elle ne m'acceptât trop vite et ne me donnât trop promptement un amour que j'eusse voulu payer d'une longue attente ou d'un grand sacrifice. Nous sommes ainsi, nous autres hommes ; et il est bien heureux que l'imagination laisse cette poésie aux sens, et que les désirs du corps fassent cette concession aux rêves de l'âme.
Enfin, on m'eût dit : - vous aurez cette femme ce soir, et vous serez tué demain, j'eusse accepté.
On m'eût dit : - donnez dix louis, et vous serez son amant, j'eusse refusé et pleuré, comme un enfant qui voit s'évanouir au réveil le château entrevu la nuit.
Cependant, je voulais la connaître ; c'était un moyen, et même le seul, de savoir à quoi m'en tenir sur son compte.
Je dis donc à mon ami que je tenais à ce qu'elle lui accordât la permission de me présenter, et je rôdai dans les corridors, me figurant qu'à partir de ce moment elle allait me voir, et que je ne saurais quelle contenance prendre sous son regard.
Je tâchais de lier à l'avance les paroles que j'allais lui dire.
Quel sublime enfantillage que l'amour ! Un instant après mon ami redescendit.
- Elle nous attend, me dit-il.
- Est-elle seule ? Demandai-je.
- Avec une autre femme.
- Il n'y a pas d'hommes ?
- Non.
- Allons.
Mon ami se dirigea vers la porte du théâtre.
- Eh bien, ce n'est pas par là, lui dis-je.
- Nous allons chercher des bonbons. Elle m'en a demandé.
Nous entrâmes chez un confiseur du passage de l'opéra.
J'aurais voulu acheter toute la boutique, et je regardais même de quoi l'on pouvait composer le sac, quand mon ami demanda : - Une livre de raisins glacés.
- Savez-vous si elle les aime ?
- Elle ne mange jamais d'autres bonbons, c'est connu.
- Ah ! Continua-t-il quand nous fûmes sortis, savez-vous à quelle femme je vous présente ? Ne vous figurez pas que c'est à une duchesse, c'est tout simplement à une femme entretenue, tout ce qu'il y a de plus entretenue, mon cher ; ne vous gênez donc pas, et dites tout ce qui vous passera par la tête.
- Bien, bien, balbutiai-je, et je le suivis, en me disant que j'allais me guérir de ma passion.
Quand j'entrai dans la loge, Marguerite riait aux éclats.
J'aurais voulu qu'elle fût triste.
Mon ami me présenta. Marguerite me fit une légère inclination de tête, et dit : - Et mes bonbons ?
- Les voici.
En les prenant elle me regarda. Je baissai les yeux, je rougis.
Elle se pencha à l'oreille de sa voisine, lui dit quelques mots tout bas, et toutes deux éclatèrent de rire.
Bien certainement j'étais la cause de cette hilarité ; mon embarras en redoubla. à cette époque, j'avais pour maîtresse une petite bourgeoise fort tendre et fort sentimentale, dont le sentiment et les lettres mélancoliques me faisaient rire.
Je compris le mal que j'avais dû lui faire par celui que j'éprouvais, et pendant cinq minutes, je l'aimai comme jamais on n'aima une femme.
Marguerite mangeait ses raisins sans plus s'occuper de moi.
Mon introducteur ne voulut pas me laisser dans cette position ridicule.
- Marguerite, fit-il, il ne faut pas vous étonner si M. Duval ne vous dit rien, vous le bouleversez tellement qu'il ne trouve pas un mot.
- Je crois plutôt que monsieur vous a accompagné ici parce que cela vous ennuyait d'y venir seul.
- Si cela était vrai, dis-je à mon tour, je n'aurais pas prié Ernest de vous demander la permission de me présenter.
- Ce n'était peut-être qu'un moyen de retarder le moment fatal.
Pour peu que l'on ait vécu avec les filles du genre de Marguerite, on sait le plaisir qu'elles prennent à faire de l'esprit à faux et à taquiner les gens qu'elles voient pour la première fois.
C'est sans doute une revanche des humiliations qu'elles sont souvent forcées de subir de la part de ceux qu'elles voient tous les jours.
Aussi faut-il pour leur répondre une certaine habitude de leur monde, habitude que je n'avais pas ; puis, l'idée que je m'étais faite de Marguerite m'exagéra sa plaisanterie. Rien ne m'était indifférent de la part de cette femme.
Aussi je me levai en lui disant, avec une altération de voix qu'il me fut impossible de cacher complètement : - Si c'est là ce que vous pensez de moi, madame, il ne me reste plus qu'à vous demander pardon de mon indiscrétion, et à prendre congé de vous en vous assurant qu'elle ne se renouvellera pas.
Là-dessus, je saluai et je sortis. A peine eus-je fermé la porte, que j'entendis un troisième éclat de rire. J'aurais bien voulu que quelqu'un me coudoyât en ce moment. Je retournai à ma stalle. On frappa le lever de la toile. Ernest revint auprès de moi.
- Comme vous y allez ! Me dit-il en s'asseyant ; elles vous croient fou.
- Qu'a dit Marguerite, quand j'ai été parti ?
- Elle a ri, et m'a assuré qu'elle n'avait jamais rien vu d'aussi drôle que vous. Mais il ne faut pas vous tenir pour battu ; seulement ne faites pas à ces filles-là l'honneur de les prendre au sérieux. Elles ne savent pas ce que c'est que l'élégance et la politesse ; c'est comme les chiens auxquels on met des parfums, ils trouvent que cela
- Après tout, que m'importe ? dis-je en essayant de prendre un ton dégagé, je ne reverrai jamais cette femme, et si elle me plaisait avant que je la connusse, c'est bien changé maintenant que je la connais.
- Bah ! Je ne désespère pas de vous voir un jour dans le fond de sa loge, et d'entendre dire que vous vous ruinez pour elle. Du reste, vous aurez raison, elle est mal élevée, mais c'est une jolie maîtresse à avoir.
Heureusement, on leva le rideau et mon ami se tut.
Vous dire ce que l'on jouait me serait impossible.
Tout ce que je me rappelle, c'est que de temps en temps je levais les yeux sur la loge que j'avais si brusquement quittée, et que des figures de visiteurs nouveaux s'y succédaient à chaque instant.
Cependant, j'étais loin de ne plus penser à Marguerite. Un autre sentiment s'emparait de moi.
Il me semblait que j'avais son insulte et mon ridicule à faire oublier ; je me disais que, dussé-je y dépenser ce que je possédais, j'aurais cette fille et prendrais de droit la place que j'avais abandonnée si vite.
Avant que le spectacle fût terminé, Marguerite et son amie quittèrent leur loge.
Malgré moi, je quittai ma stalle.
- Vous vous en allez ? Me dit Ernest.
- Oui.
- Pourquoi ? En ce moment, il s'aperçut que la loge était vide.
- Allez, allez, dit-il, et bonne chance, ou plutôt meilleure chance.
Je sortis.
J'entendis dans l'escalier des frôlements de robes et des bruits de voix. Je me mis à l'écart et je vis passer, sans être vu, les deux femmes et les deux jeunes gens qui les accompagnaient.
Sous le péristyle du théâtre se présenta à elles un petit domestique.
- Va dire au cocher d'attendre à la porte du café anglais, dit Marguerite, nous irons à pied jusque-là.
Quelques minutes après, en rôdant sur le boulevard, je vis à une fenêtre d'un des grands cabinets du restaurant, Marguerite, appuyée sur le balcon, effeuillant un à un les camélias de son bouquet.
Un des deux hommes était penché sur son épaule et lui parlait tout bas.
J'allai m'installer à la maison-d'or, dans les salons du premier étage, et je ne perdis pas de vue la fenêtre en question.
A une heure du matin, Marguerite remontait dans sa voiture avec ses trois amis.
Je pris un cabriolet et je la suivis.
La voiture s'arrêta rue d'Antin, numéro 9.
Marguerite en descendit et rentra seule chez elle.
C'était sans doute un hasard, mais ce hasard me rendit bien heureux.
A partir de ce jour, je rencontrai souvent Marguerite au spectacle, aux Champs-élysées.
Toujours même gaieté chez elle, toujours même émotion chez moi.
Quinze jours se passèrent cependant sans que je la revisse nulle part. Je me trouvai avec Gaston à qui je demandai de ses nouvelles.
- La pauvre fille est bien malade, me répondit-il.
- Qu'a-t-elle donc ?
- Elle a qu'elle est poitrinaire, et que, comme elle a fait une vie qui n'est pas destinée à la guérir, elle est dans son lit et qu'elle se meurt.
Le coeur est étrange ; je fus presque content de cette maladie.
J'allai tous les jours savoir des nouvelles de la malade, sans cependant m'inscrire, ni laisser ma carte. J'appris ainsi sa convalescence et son départ pour Bagnères.
Puis, le temps s'écoula, l'impression, sinon le souvenir, parut s'effacer peu à peu de mon esprit.
Je voyageai ; des liaisons, des habitudes, des travaux prirent la place de cette pensée, et lorsque je songeais à cette première aventure, je ne voulais voir ici qu'une de ces passions comme on en a lorsque l'on est tout jeune, et dont on rit peu de temps après.
Du reste, il n'y aurait pas eu de mérite à triompher de ce souvenir, car j'avais perdu Marguerite de vue depuis son départ, et, comme je vous l'ai dit, quand elle passa près de moi, dans le corridor des variétés, je ne la reconnus pas.
Elle était voilée, il est vrai ; mais si voilée qu'elle eût été, deux ans plus tôt, je n'aurais pas eu besoin de la voir pour la reconnaître : je l'aurais devinée.
Ce qui n'empêcha pas mon coeur de battre quand je sus que c'était elle ; et les deux années passées sans la voir et les résultats que cette séparation avait paru amener s'évanouirent dans la même fumée au seul toucher de sa robe.
TRÀ HOA NỮ bản dịch tiếng Việt HẢI NGUYÊN
Chương 7
Những loại bệnh như bệnh của Acmân, có được điều may mắn là sẽ giết chết người bệnh ngay tức khắc hoặc sẽ được chữa lành rất nhanh chóng. Mười lăm ngày sau những biến cố tôi vừa kể trên, Acmân đã bình phục hẳn. Chúng tôi trở thành hai người bạn rất thân. Trong thời gian anh ốm, tôi thường xuyên có mặt ở cạnh anh, ngày tại phòng anh. Mùa xuân đến đem lại sự tràn ngập của cỏ cây, hoa lá, chim muông và những khúc hát tình tứ. Cửa sổ phòng bạn tôi mở rộng, nhìn ra khu vườn tươi thắm mà những mùi hương dịu dàng bay vào tận phòng anh. Thầy thuốc cho phép anh được ngồi dậy. Chúng tôi thường ngồi bên cửa sổ được mở rộng nói chuyện với nhau vào những giờ nắng gay gắt nhất, từ trưa đến hai giờ chiều. Tôi giữ gìn không nhắc đến Macgơrit. Tôi luôn sợ cái tên đó sẽ đánh thức một kỷ niệm buồn bã đã được ru ngủ dưới cái bề ngoài yên lành của bạn tôi. Nhưng Acmân trái lại, hình như sung sướng được nhắc nhở đến nàng, không phải với một giọt lệ trong mắt như ngày xưa, mà với một nụ cười hiền lành, làm tôi yên tâm về trạng thái tâm hồn anh. Tôi để ý, từ khi đến thăm nghĩa trang lần cuối, từ khi cảnh tượng bốc mộ gây cho anh một cơn xúc động dữ dôi, sự đau đớn tinh thần nơi anh hình như đã được thay thế dần dần bởi cơn bệnh thể xác. Cái chết của Macgơrit không còn hịên ra trước mắt anh trong khung cảnh ngày trước nữa. Một thứ an ủi đã hình thành, sau khi anh đã biết chắc chắn cái sự thật phũ phàng rồi. Và để đẩy lui hình ảnh đen tối thường xuất hiện nơi anh, anh đã đi sâu vào những kỷ niệm sung sướng của những ngày thân ái với Macgơrit, và hình như chỉ còn muốn giữ lại những kỷ niệm đó mà thôi. Thân thể anh bị suy kiệt quá nhiều vì bệnh sốt, ngay cả lúc đã lành bệnh rồi vẫn không thể cho phép trí óc anh được xúc động mạnh. Và niềm vui mùa xuân của vũ trụ chung quanh Acmân đã đưa tư tưởng anh trở về với những hình ảnh xinh tươi. Anh luôn luôn cưỡng lại, không chịu tin cho gia đình biết chuyện tai biến đã xảy ra cho anh. Khi anh đã được cứu sống rồi, cha anh vẫn không hề biết gì về bệnh tình của anh cả. Một buổi chiều, chúng tôi ngồi bên cửa sổ lâu hơn thường lệ. Thời tiết thật đẹp. Mặt trời lặn trong một hoàng hôn xanh tươi và vàng rực. Tuy chúng tôi ở Paris, nhưng màu xanh bao quanh như đã tách rời chúng tôi khỏi thế giới bên ngoài, và thỉnh thoảng mới nghe âm vang một chiếc xe nào xa xa vọng đến xen lẫn vào giữa câu chuyện của chúng tôi. - Cũng vào khoảng thời gian này trong năm, vào một buổi chiều như chiều hôm nay tôi gặp Macgơrit – Acmân nói, anh như đang lắng nghe những ý nghĩ của chính mình chứ không phải nghe những điều tôi nói với anh Tôi không trả lời. Anh quay sang phía tôi, nói tiếp: - Thế nào tôi cũng phải kể cho anh nghe câu chuyện này. Anh sẽ viết thành một quyển sách. Có thể người ta không tin quyển sách đó, nhưng viết nó ra có thể thú vị đấy. - Anh sẽ kể cho tôi nghe chuyện đó vào lúc khác, anh bạn ạ, anh chưa được khoẻ lắm đâu. - Buổi chiều nay trời ấm áp tôi ăn hết một con gà gìo – anh nói với tôi và mỉm cười – Tôi hết sốt rồi. Chúng ta không có việc gì để làm, tôi sẽ kể cho anh nghe tất cả. - Vì anh nhất định muốn thế, tôi xin nghe. - Đó là một câu chuyện rất đơn giản. Tôi sẽ kể cho anh theo thứ tự những sự việc đã xảy ra. Nếu sau này anh có làm một cái gì đó, thì tuỳ ý anh, kể khác đi cũng được. Dưới đây là những điều anh đã kể cho tôi nghe. Và nếu tôi có sửa đổi chăng, thì chỉ vài ba từ nào đó thôi trong câu chuyện cảm động này. - Vâng – Acmân nói và ngả đầu dựa vào lưng ghế bành – Vâng, đó là một buổi chiều như chiều hôm nay. Tôi đã sống suốt ngày ở đồng quê với một người bạn của tôi, Gatông R… Chiều đến, chúng tôi trở về Paris, và không biết làm gì nữa, chúng tôi vào nhà hát Variêtê. Trong lúc nghỉ giải lao, chúng tôi ra ngoài. Ra đến hành lang, chúng tôi gặp một người đàn bà đi qua và bạn tôi nghiêng mình chào. - Anh chào người nào đó? – tôi hỏi. - Macgơrit Gôchiê - bạn tôi đáp. - Hình như cô ta thay đổi nhiều, bởi vì tôi không nhận ra được. – Tôi nói với một cảm xúc mà chốc nữa bạn sẽ hiểu. - Cô ta bị bệnh. Cô gái đáng thương ấy sẽ không còn sống lâu lắm đâu. Tôi vẫn còn nhớ rõ những lời nói đó, như vừa mới được nói ngày hôm qua đây. Anh nên biết, anh bạn thân mến, từ hai năm nay rồi, hình ảnh người con gái ấy, dù chỉ một lần gặp gỡ, đã để lại nơi tôi một ấn tượng lạ lùng. Không hiểu tại sao tôi bỗng tái mặt và tim tôi đập dữ dội. Tôi có nói với một người bạn thân chuyên về khoa học huyền bí. Anh ta gọi cảm xúc đó của tôi là “ái lực của những truyền cảm”. Tôi thì nghĩ một cách đơn giản: định mệnh đã buộc tôi trở thành người phải lòng Macgơrit, và tôi đã tiên cảm được điều đó. Bao giờ nàng cũng là người gây cho tôi một ấn tượng đặc biệt. Nhiều bạn thân của tôi chứng kiến điều đó và cũng đã cười tôi rất nhiều khi biết ấn tượng ấy từ ai đưa đến. Lần đầu tiên tôi thấy nàng là ở quảng trường Buôcx, tại cổng Xuyt. Một cỗ xe dở mui dừng lại. Một người đàn bà ăn bận toàn màu trắng trên xe bước xuống. Những tiếng thì thầm khen ngợi nổi lên đón nàng, khi nàng bước vào nhà hàng. Còn tôi như bị đóng đinh tại chỗ, từ khi nàng đi vào đến khi nàng đi ra. Xuyên qua của kính, tôi nhìn nàng lựa chọn những thứ nàng đến mua. Tôi có thể bước vào lắm. Nhưng tôi không dám. Tôi biết người đàn bà ấy là ai, và tôi sợ nàng có thể đoán biết lý do đã đưa tôi vào nhà hàng và sẽ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng tôi sẽ được gặp lại nàng. Nàng ăn mặc sang trọng. Một cái áo dài mutxơlin có tuy, một khăn choàng Ấn Độ hình vuông, bốn góc có thêu hoa và kim tuyến, một nón rơm Italia và một cái khuyên độc nhất làm bằng một sợi dây chuyền vàng lớn, thời trang của xã hội này. Nàng lại lên xe và đi. Một cậu con trai nhà hàng đứng ở cổng dõi mắt nhìn theo cô khách quan trọng ấy. Tôi tiến lại gần cậu ta và yêu cầu cho biết tên người đàn bà ấy. - Đó là cô Macgơrit Gôchiê - cậu ta trả lời. Tôi không dám hỏi địa chỉ và bỏ đi. Kỷ niệm về cuộc gặp gỡ ấy - bởi vì nó thật sự là một kỷ niệm – không ra khỏi đầu óc tôi như nhiều cuộc gặp gỡ khác trước đây. Tôi tìm khắp nơi người đàn bà áo trắng đẹp không khác gì một nữ hoàng đó. Vài ngày sau có một cuộc trình diễn lớn tại Ôpêra Cômic. Tôi đến dự. Người đầu tiên tôi nhìn thấy trong lô trước sân khấu là Macgơrit Gôchiê. Người đàn ông trẻ đi với tôi cũng nhận ra nàng bởi vì anh ta vừa chỉ nàng, vừa nói với tôi: - Xem kìa, một người con gái đẹp. Vào lúc đó Macgơrit nhìn về phía chúng tôi. Cô ta thấy bạn tôi và ra hiệu cho anh ta đến gặp cô. - Tôi phải đến chào nàng – anh ta nói – Tôi sẽ trở lại trong chốc lát. Tôi không thể không nói với anh ta: “Anh sung sướng thật”. - Vì sao? - Được đến gặp người đàn bà đó. - Anh mê nàng rồi phải không? - Không – Tôi nói và đỏ mặt, bởi vì thật sự tôi không biết vì sao mình đã nói thế - Nhưng tôi rất muốn được quen biết cô ta. - Anh đến với tôi, tôi sẽ giới thiệu. - Anh hãy xin phép cô ta đã. - Ồ! Có gì đâu. Không cần phải mệt trí với nàng, anh cứ đến với tôi. Điều anh ta vừa nói làm tôi khó chịu. Tôi run người khi nghĩ đến quả thật Macgơrit không xứng đáng như tôi nghĩ về nàng. Có một câu chuyện ở quyển sách của Anphông Kar, nhan đề “Am Rauschen” : Một chiều một người đàn ông đi theo một người đàn bà rất sang trọng. Mới gặp lần đầu, anh ta đã trở thành kẻ si tình. Bởi nàng quá đẹp. Để được hôn bàn tay người đàn bà ấy, anh cảm thấy có đủ sức mạnh quyết đoán được tất cả, đủ ý chí để chinh phục được tất cả, đủ can đảm để làm được tất cả. Anh chỉ hơi dám nhìn chiếc bít tất xinh xắn nơi chân mà nàng vén vạt áo để lộ ra vì sợ vạt áo dài buông chấm đất. Trong khi anh mơ mộng về tất cả những gì anh phải làm để có được người đàn bà đó, thì người đàn bà đó chặn anh dừng lại ở một góc đường, và hỏi anh muốn đến nhà nàng không. Anh vội quay mặt đi và băng ngang qua đường buồn bã trở về nhà. Tôi nhớ lại câu chuyện đó, và tôi sẵn sàng để được đau khổ vì người đàn bà đó. Tôi sợ nàng chấp nhận tôi quá nhanh, và trao cho tôi quá nhanh một tình yêu mà tôi muốn đạt được bằng sự chờ đợi lâu dài hay phải chịu hy sinh một to lớn. Chúng ta như thế đấy. Chúng ta - những con người! Và sung sướng thật, óc tưởng tượng đã trao cái thi vị ấy laị cho các giác quan, và những dục vọng của xác thịt đã chấp nhận sự nhân nhượng đó trước những ước mơ của tâm hồn. Cuối cùng, nếu người ta bảo tôi: “Anh sẽ có được người đàn bà ấy chiều nay và ngay mai anh sẽ bị giết chết”, tôi sẽ chấp nhận. Nếu người ta bảo: “Anh hãy đưa ra mười ngàn đồng vàng và anh sẽ là tình nhân của người đàn bà ấy”, tôi sẽ từ chối và khóc. Không khác nào đứa bé khi tỉnh dậy bỗng thấy toà lâu đài ở giấc mơ trong đêm tối đã tan biến mất rồi. Tuy nhiên, tôi muốn được quen biết nàng. Đó là một phương tiện, và đó cũng là phương tiện độc nhất để tôi hiểu nàng như thế nào. Tôi nói với bạn tôi rằng cần được nàng đồng ý việc anh giới thiệu tôi với nàng. Và tôi đi lại tha thẩn trong hành lang, tưởng tượng lúc nàng sẽ gặp tôi, và tôi không biết giữ thái độ như thế nào trước cái nhìn của nàng. Tôi gắng sắp đặt trước những lời mà tôi sẽ nói với nàng… Tình yêu thật là một trò trẻ con tuyệt vời và cao cả. Một lát sau, bạn tôi lại trở xuống. “Nàng đang đợi chúng ta” – anh ta nói với tôi. - Chỉ có mình nàng? – tôi hỏi. - Có một người đàn bà khác nữa. - Không có đàn ông? - Không. - Đi vậy! Bạn tôi đi về phía cửa lớn nhà hát. - Ồ, không phải ngã đó! – Tôi nói với anh. - Chúng ta đi mua một ít quà. Nàng nhờ tôi. Chúng tôi đến hàng bán bánh kẹo trong hành lang Ôpêra. Tôi như muốn mua hết tất cả cửa hàng này và tôi nhìn xem có thể mua những gì để đặt vào xách, thì bạn tôi bảo: - Nửa cân nho ướp lạnh. - Nàng có thích loại nho đó không? - Nàng không bao giờ ăn thứ gì khác. Điều này, tôi biết rất rõ. Chúng tôi bước ra khỏi cửa hàng. Anh nói tiếp: - À, anh biết tôi giới thiệu anh với một người đàn bà như thế nào không? Anh chớ tưởng đây là một bà quận công. Nàng chỉ là một kỹ nữ với tất cả những gì thật là phóng đãng, anh bạn thân mến ạ. Anh chẳng phải băn khoăn gì cả. Anh cứ tự do nói toạc tất cả những ý nghĩ trong đầu anh ra. - Được, được! – Tôi ấp úng như thế và đi theo anh ta, tự nhủ thầm: Thế là sự say mê của tôi sắp chấm dứt. Khi tôi bước vào trong lô, Macgơrit đang cười vang. Tôi muốn nàng buồn thì tốt hơn. Bạn tôi giới thiệu tôi. Macgơrit nghiêng đầu chào tôi và nói: - Quà của tôi đâu? - Có đây. Vừa nhận quà, nàng vừa nhìn tôi. Tôi đưa mắt nhìn xuống, đỏ mặt. Nàng nghiêng đầu về phía người bạn gái ngồi gần bên, nói nhỏ vào tai người đó, và cả hai phá lên cười lớn. Chắc chắn tôi là nguyên nhân của chuỗi cười đó. Sự bối rối nơi tôi nhân lên gấp bội. Vào thời gian ấy, tôi có một người tình nhân, hạng tiểu tư sản, rất dịu dàng và rất tình cảm. Tâm hồn đa cảm và những bức thư đượm buồn của nàng đã làm cho tôi phải cười. Giờ đây tôi hiểu sự khó chịu mà tôi đã gây cho nàng, qua sự khó chịu tôi đang cảm thấy, và trong khoảng năm phút, tôi bỗng yêu nàng hơn bất cứ một ai có thể yêu một người đàn bà. Macgơrit ăn nho, không hề chú ý gì đến tôi cả. Người giới thiệu tôi không muốn để tôi trong vị trí đáng buồn cười ấy. - Macgơrit – anh nói – cô không nên ngạc nhiên khi thấy ông Đuyvan không nói gì với cô cả. Cô đã làm cho anh ta điên đầu, đến nỗi anh ta không tìm ra được lời nào để nói. - Tôi lại cứ tưởng ông ấy đã đưa anh đến đây, bởi vì nếu để anh đến đây một mình thì có lẽ hơi buồn. - Nếu điều đó đúng, - tôi tiếp lời – tôi đã không yêu cầu ông Ecnec xin phép cô để được giới thiệu tôi. Đó có thể chỉ là một phương cách để trì hoãn giây phút của định mệnh. Chỉ cần sống ít lâu với những cô gái như hạng Macgơrit, người ta sẽ hiểu được cái thích thú các cô ưa dùng để đánh lệch hướng phán đoán và để trêu ghẹo, những người các cô mới gặp lần đầu. Đương nhiên, đây là một sự trả thù những sự nhục mạ mà các cô bắt buộc phải tiếp nhận từ phía những người các cô thường gặp hàng ngày. Vì thế, để trả lời cho các cô, phải có một tập quán nào đó của thế giới các cô. Cái tập quán đó, tôi không có. Thêm nữa, ý tưởng mà tôi tự tạo ra về Macgơrit làm cho tôi thêm khó chịu về sự đùa cợt của nàng. Không một cái gì thuộc về người đàn bà này có thể làm tôi thờ ơ cả. Vì thế, tôi đứng dậy, nói với cô ta bằng một giọng không bình thường mà tôi không thể che giấu được: - Nếu đó là điều mà cô nghĩ về tôi, thưa cô, tôi chỉ còn việc xin cô tha lỗi cho sự bất nhã của tôi, và xin cô tin chắc điều đó sẽ không lặp lại lần thứ hai. Thế là tôi chào và đi ra. Tôi vừa đóng cửa lại thì lại nghe một lần thứ ba nữa những tiếng cười phá lên. Lúc ấy tôi rất muốn được kẻ nào đó thúc mạnh cùi tay vào người. Tôi trở về chỗ cũ. Người ta rung chuông báo hiệu sắp trình diễn. Ecnec trở lại ngồi gần bên tôi. - Anh làm sao thế? – anh ta vừa nói vừa ngồi xuống – các ả tưởng anh điên rồi. - Macgơrit nói gì khi tôi đã đi? - Cô ta cười và nói với tôi, cô ta chưa bao giờ gặp một người lẩn thẩn đến như anh. Nhưng anh đừng nghĩ là mình đã bị đánh bại. Chỉ nên nhớ rằng đối với những cô gái đó, anh không nên nghĩ đến danh dự và nề nếp. Các cô ả không hiểu gì về cái gọi là thanh nhã và lịch sự cả. Đó cũng giống như những con chó mà người ta tưới nước hoa cho, thế thôi. Chúng nghe mùi nước hoa khó chịu và sẽ lăn tòm xuống nước để hết hôi. - Tóm lại, tôi cũng không cần – tôi gượng đáp với một giọng bình thản – Tôi sẽ không bao giờ gặp lại người đàn bà đó. Nếu trước kia cô ta đã lôi cuốn tôi khi tôi chưa biết cô ta, thì giờ đây, sau khi đã gặp cô ta, điều đó khác hẳn rồi. - Ồ! Tôi sẽ không ngạc nhiên khi nhìn thấy anh một ngày nào đó sẽ ngồi tận chỗ trong cùng ở lô của cô ta. Và được nghe tin anh đã phá sản vì cô ta. Đồng ý anh nói có lý, cô ta là một người mất dạy. Nhưng lại là một tình nhân xinh đẹp! May mắn là màn đã kéo lên và bạn tôi không nói nữa. Kể lại hôm đó người ta đã trình diễn những gì thì tôi xin chịu. Tất cả những gì tôi nhớ, đó là thỉnh thoảng tôi lại đưa mắt nhìn lại nơi lô mà tôi vừa đột ngột từ giã; ở đó các khuôn mặt những người khách mới cứ lần lượt kế tiếp nhau xuất hiện. Tuy nhiên, tôi không thể nào không nghĩ đến Macgơrit. Một thứ tình cảm khác xâm chiếm lấy tôi. Tôi phải làm điều đó để quên đi sự nhục mạ của nàng và cái đáng buồn cười của tôi. Tôi tự nhủ, tôi sẵn sàng, bỏ hết của cải để có được người con gái ấy và cái quyền giữ lại chỗ ngồi mà tôi vừa vội vàng từ bỏ. Trước khi buổi trình diễn chấm dứt, Macgơrit và người bạn gái của cô đã rời lô đi ra. Ngoài ý muốn, tôi cũng rời bỏ chỗ ngồi của tôi. - Anh về à? – Enec hỏi tôi. - Vâng. - Tại sao? Ngay lúc đó anh ta nhận thấy không còn ai ở trong lô của Macgơrit nữa, liền bảo: - Đi đi, chúc may mắn, hay đúng hơn là chúc anh may mắn hơn. Tôi bước ra. Tôi nghe ở cầu thang tiếng áo xào xạc và tiếng người nói cười. Tôi đứng sang một bên và nhìn thấy hai người đàn bà bước ra cùng hai thanh niên. Họ không nhìn thấy tôi. Tại tầng dười nhà hát, một thằng bé giúp việc tiến đến bên các ả. - Chú hãy bảo người đánh xe chờ ở hiệu cà phê Ănglê - Macgơrit nói – Chúng tôi sẽ đi bộ đến đó. Vài phút sau, đang đi như rình mò...
|