Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

TRÀ HOA NỮ - ALEXANDRE DUMAS FILS
viethoaiphuong
#1 Posted : Sunday, March 14, 2010 4:00:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

ALEXANDRE DUMAS FILS






QUELQUES ELEMENTS DE LA VIE D'ALEXANDRE DUMAS FILS (1824-1895)

Alexandre Dumas fils, est le fils naturel du romancier Alexandre Dumas (1802-1870) et d'une modeste couturière, Catherine-Laure Labay ( 1793-1868). Il est déclaré "enfant naturel" de père et de mère inconnue.

Il fut élevé par sa mère jusqu'à l'âge de sept ans. Le 17 mars 1831, Alexandre Dumas reconnaît son fils. Sa mère le reconnaîtra une semaine plus tard. Après un combat douloureux entre ses parents, c'est finalement son père qui en obtient la garde. Il entre en pension dès l'âge de neuf ans et vit douloureusement son statut de bâtard.

En 1844, il rencontre Marie Duplessis, qui devient sa maîtresse et lui inspirera le personnage de Marguerite Gautier, l'héroïne de la Dame aux camélias.

Il publie en feuilleton son premier roman "Aventures de quatre femmes et d'un perroquet", en 1845, l'année de ses 21 ans.

Il connaît la célébrité grâce à son roman la Dame aux camélias qu'il publie en 1848. Il adaptera lui-même ce récit au théâtre en 1852. Il obtiendra un succès énorme, sans doute un des plus importants du XIXe siècle. L'année suivante, la pièce est adaptée pour l'opéra par Francesco Maria Piave et Giuseppe Verdi sous le titre de la Traviata.

Comme son père, Alexandre Dumas fils a une existence mondaine ruineuse, et il est, lui aussi, un auteur prolifique. Il est très marqué par son statut d'enfant naturel, et il devient l'avocat des "enfants sans parents" et des "filles-mères". Il est particulièrement attentif aux "sujets de société " : drames familiaux, prostitution, adultère, divorce, condition féminine… ce qui lui vaudra la réputation "d'auteur à scandales".

Il est l'auteur d'une dizaine de romans (le Régent Mustel, 1852; Sophie Printems, 1854; l'Affaire Clemenceau, 1866…) et de nombreuses pièces de théâtre (le Demi-Monde, 1855; la Question d'argent, 1857; le Fils naturel, 1858; Un père prodigue, 1859; l'Ami des femmes, 1864; les Idées de Mme Aubray, 1867; la Princesse Georges, 1871; Monsieur Alphonse, 1873; Denise, 1885; Francillon, 1887).

Il est élu à l'Académie française en 1874. Il meurt le 28 Novembre 1895 à Marly le Roi et est enterré au Cimetière Montmartre.



MARIE DUPLESSIS

C'est la courtisane Marie Duplessis qui a inspiré le personnage de Marguerite Gautier. Marie Duplessis a vécu de 1824 à 1847. Alexandre Dumas Fils a rencontré Marie Duplessis en 1844. Elle a été sa maîtresse jusqu'en 1845. Lorsqu'elle meurt, le 3 février 1847, après trois jours d'agonie, il est à Marseille. Il compose un poème à sa mémoire, qui sera publié la même année dans un recueil de poèmes : Péchés de jeunesse

En 1867, 19 ans après la première édition de la Dame aux camélias, il écrit :

"La personne qui m'a servi de modèle pour l'héroïne de la Dame aux camélias se nommait Alphonsine Plessis, dont elle avait composé le nom plus euphonique et plus relevé de Marie Duplessis. Elle était grande, très mince, noire de cheveux, rose et blanche de visage. Elle avait la tête petite, de longs yeux d'émail comme une Japonaise, mais vifs et fins, les lèvres du rouge des cerises, les plus belles dents du monde; on eut dit une figurine de Saxe. En 1844, lorsque je la vis pour la première fois, elle s'épanouissait dans toute son opulence de sa beauté. Elle mourut en 1847, d'une maladie de poitrine, à l'âge de vingt-trois ans.

Elle fut une des dernières et des seules courtisanes qui eurent du cœur. C'est sans doute pour ce motif qu'elle est morte si jeune. Elle ne manquait ni d'esprit, ni de désintéressement. Elle a fini pauvre dans un appartement somptueux, saisi par ses créanciers. Elle possédait une distinction native, s'habillait avec goût, marchait avec grâce, presque avec noblesse. On la prenait quelquefois pour une femme du monde. Aujourd'hui, on s'y tromperait continuellement. Elle avait été fille de ferme. Théophile Gautier lui consacra quelques lignes d'oraison funèbre, à travers lesquelles on voyait s'évaporer dans le bleu cette aimable petite âme qui devait, comme quelques autres, immortaliser le péché d'amour.

Cependant Marie Duplessis n'a pas eu toutes les aventures pathétiques que je prête à Marguerite Gautier, mais elle ne demandait qu'à les avoir. Si elle n'a rien sacrifié à Armand, c'est qu'Armand ne l'a pas voulu. Elle n'a pu jouer, à son grand regret que le premier et le deuxième acte de la pièce. Elle les recommençait toujours, comme Pénélope, sa toile : seulement c'est le jour que se défaisait ce qu'elle avait commencé la nuit. Elle n'a jamais, non plus, de son vivant, été appelé la Dame aux camélias. Le surnom que j'ai donné à Marguerite est de pure invention. Cependant il est revenu à Marie Duplessis par ricochet, lorsque le roman a paru, un an après sa mort. Si au cimetière Montmartre, vous demandez à voir le tombeau de la Dame aux camélias, le gardien vous conduira à un petit monument carré qui porte sous ces mots : Alphonsine Plessis, une couronne de camélias blancs artificiels, scellée au marbre blanc. Cette tombe a maintenant sa légende. L'art est divin. Il crée ou ressuscite…."






TRÀ HOA NỮ

(LA DAME AUX CAMÉLIAS -ALEXANDRE DUMAS FILS)


bản dịch tiếng Việt HẢI NGUYÊN





LỜI GIỚI THIỆU



Alexandre Dumas (1824–1895) – Còn gọi là Dumas con, con của người bố cùng tên Alexandre Dumas lừng danh, tác giả “Ba người lính ngự lâm” – nhà tiểu thuyết và viết kịch nổi tiếng của Pháp, đã để lại cho kho tàng văn học Pháp và thế giới những tác phẩm được các thế hệ người xưa và nay yêu thích say mê: Trà hoa nữ (1848), Đianơ đơ lux (1850), Gái giang hồ (1855), Vấn đề tiền (1857), Đứa con hoang (1858), Người cha hoang phí (1859), Những ý tưởng của bà Obaray (1857)…
Trà hoa nữ (La Dame aux Camélias) được viết khi ông hai mươi tư tuổi, là tác phẩm đầu tiên khẳng định tài năng và đã đem lại vinh quang rực rỡ cho Alexandre Dumas con. Câu chuyện đau thương về cuộc đời nàng kỹ nữ yêu hoa trà Macgơrit Gôchiê đã được độc giả Pháp thời bấy giờ hoan nghênh một cách khác thường, nhất là sau khi tác phẩm được chính tác giả chuyển thành kịch. Gần một trăm năm mười năm nay, mặc dù không tránh khỏi những hạn chế tất yếu do đặc điểm thời đại Dumas quy định, tác phẩm giàu chất lãng mạn trữ tình đồng thời chứa đựng nhiều yếu tố hiện thực, thấm đượm tinh thần nhân đạo này đã chứng minh giá trị và sức sống lâu dài của nó. Không chỉ được dịch ra các thứ tiếng, Trà hoa nữ còn được dựng thành phim, kịch ở nhiều nước và bao giờ cũng được người xem ưu ái đón nhận.
Xin trân trọng giới thiệu Trà hoa nữ qua bản dịch tiếng Việt của Hải Nguyên với bạn đọc. Nhà xuất bản mong được sự góp ý chân thành của các bạn.


viethoaiphuong
#2 Posted : Monday, March 15, 2010 6:04:05 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Camlia Eldorado

LA DAME AUX CAMÉLIAS

CHAPITRE 1


Mon avis est qu'on ne peut créer des personnages que lorsque l'on a beaucoup étudié les hommes, comme on ne peut parler une langue qu'à la condition de l'avoir sérieusement apprise.

N'ayant pas encore l'âge où l'on invente, je me contente de raconter.

J'engage donc le lecteur à être convaincu de la réalité de cette histoire dont tous les personnages, à l'exception de l'héroïne, vivent encore.

D'ailleurs, il y a à Paris des témoins de la plupart des faits que je recueille ici, et qui pourraient les confirmer, si mon témoignage ne suffisait pas. Par une circonstance particulière, seul je pouvais les écrire, car seul j'ai été le confident des derniers détails sans lesquels il eût été impossible de faire un récit intéressant et complet.

Or, voici comment ces détails sont parvenus à ma connaissance.

Le 12 du mois de mars 1847, je lus, dans la rue Laffitte, une grande affiche jaune annonçant une vente de meubles et de riches objets de curiosité. Cette vente avait lieu après décès.

L'affiche ne nommait pas la personne morte, mais la vente devait se faire rue d'Antin, n 9, le 16, de midi à cinq heures.

L'affiche portait en outre que l'on pourrait, le 13 et le 14, visiter l'appartement et les meubles.

J'ai toujours été amateur de curiosités. Je me promis de ne pas manquer cette occasion, sinon d'en acheter, du moins d'en voir.

Le lendemain, je me rendis rue d'Antin, n 9.

Il était de bonne heure, et cependant il y avait déjà dans l'appartement des visiteurs et même des visiteuses, qui, quoique vêtues de velours, couvertes de cachemires et attendues à la porte par leurs élégants coupés, regardaient avec étonnement, avec admiration même, le luxe qui s'étalait sous leurs yeux.

Plus tard je compris cette admiration et cet étonnement, car m'étant mis aussi à examiner, je reconnus aisément que j'étais dans l'appartement d'une femme entretenue. Or, s'il y a une chose que les femmes du monde désirent voir, et il y avait là des femmes du monde, c'est l'intérieur de ces femmes, dont les équipages éclaboussent chaque jour le leur, qui ont, comme elles et à côté d'elles, leur loge à l'opéra et aux italiens, et qui étalent, à Paris, l'insolente opulence de leur beauté, de leurs bijoux et de leurs scandales.

Celle chez qui je me trouvais était morte : les femmes les plus vertueuses pouvaient donc pénétrer jusque dans sa chambre. La mort avait purifié l'air de ce cloaque splendide, et d'ailleurs elles avaient pour excuse, s'il en était besoin, qu'elles venaient à une vente sans savoir chez qui elles venaient.

Elles avaient lu des affiches, elles voulaient visiter ce que ces affiches promettaient et faire leur choix à l'avance ; rien de plus simple ; ce qui ne les empêchait pas de chercher, au milieu de toutes ces merveilles, les traces de cette vie de courtisane dont on leur avait fait, sans doute, de si étranges récits.

Malheureusement les mystères étaient morts avec la déesse, et, malgré toute leur bonne volonté, ces dames ne surprirent que ce qui était à vendre depuis le décès, et rien de ce qui se vendait du vivant de la locataire.

Du reste, il y avait de quoi faire des emplettes.

Le mobilier était superbe. Meubles de bois de rose et de boule, vases de Sèvres et de Chine, statuettes de Saxe, satin, velours et dentelle, rien n'y manquait.

Je me promenai dans l'appartement et je suivis les nobles curieuses qui m'y avaient précédé. Elles entrèrent dans une chambre tendue d'étoffe perse, et j'allais y entrer aussi, quand elles en sortirent presque aussitôt en souriant et comme si elles eussent eu honte de cette nouvelle curiosité. Je n'en désirai que plus vivement pénétrer dans cette chambre. C'était le cabinet de toilette, revêtu de ses plus minutieux détails, dans lesquels paraissait s'être développée au plus haut point la prodigalité de la morte.

Sur une grande table, adossée au mur, table de trois pieds de large sur six de long, brillaient tous les trésors d'Aucoc et d'Odiot. C'était là une magnifique collection, et pas un de ces mille objets, si nécessaires à la toilette d'une femme comme celle chez qui nous étions, n'était en autre métal qu'or ou argent. Cependant cette collection n'avait pu se faire que peu à peu, et ce n'était pas le même amour qui l'avait complétée.

Moi qui ne m'effarouchais pas à la vue du cabinet de toilette d'une femme entretenue, je m'amusais à en examiner les détails, quels qu'ils fussent, et je m'aperçus que tous ces ustensiles magnifiquement ciselés portaient des initiales variées et des couronnes différentes.

Je regardais toutes ces choses dont chacune me représentait une prostitution de la pauvre fille, et je me disais que Dieu avait été clément pour elle, puisqu'il n'avait pas permis qu'elle en arrivât au châtiment ordinaire, et qu'il l'avait laissée mourir dans son luxe et sa beauté, avant la vieillesse, cette première mort des courtisanes.

En effet, quoi de plus triste à voir que la vieillesse du vice, surtout chez la femme ? Elle ne renferme aucune dignité et n'inspire aucun intérêt. Ce repentir éternel, non pas de la mauvaise route suivie, mais des calculs mal faits et de l'argent mal employé, est une des plus attristantes choses que l'on puisse entendre. J'ai connu une ancienne femme galante à qui il ne restait plus de son passé qu'une fille presque aussi belle que, au dire de ses contemporains, avait été sa mère. Cette pauvre enfant à qui sa mère n'avait jamais dit : tu es ma fille, que pour lui ordonner de nourrir sa vieillesse comme elle-même avait nourri son enfance, cette pauvre créature se nommait Louise, et, obéissant à sa mère, elle se livrait sans volonté, sans passion, sans plaisir, comme elle eût fait un métier si l'on eût songé à lui en apprendre un.

La vue continuelle de la débauche, une débauche précoce, alimentée par l'état continuellement maladif de cette fille, avaient éteint en elle l'intelligence du mal et du bien que Dieu lui avait donnée peut-être, mais qu'il n'était venu à l'idée de personne de développer.

Je me rappellerai toujours cette jeune fille, qui passait sur les boulevards presque tous les jours à la même heure. Sa mère l'accompagnait sans cesse, aussi assidûment qu'une vraie mère eût accompagné sa vraie fille. J'étais bien jeune alors, et prêt à accepter pour moi la facile morale de mon siècle.

Je me souviens cependant que la vue de cette surveillance scandaleuse m'inspirait le mépris et le dégoût.

Joignez à cela que jamais visage de vierge n'eût un pareil sentiment d'innocence, une pareille expression de souffrance mélancolique.

On eût dit une figure de la résignation.

Un jour, le visage de cette fille s'éclaira. Au milieu des débauches dont sa mère tenait le programme, il sembla à la pécheresse que Dieu lui permettait un bonheur. Et pourquoi, après tout, Dieu qui l'avait faite sans force, l'aurait-il laissée sans consolation, sous le poids douloureux de sa vie ? Un jour donc, elle s'aperçut qu'elle était enceinte, et ce qu'il y avait en elle de chaste encore tressaillit de joie. L'âme a d'étranges refuges. Louise courut annoncer à sa mère cette nouvelle qui la rendait si joyeuse.

C'est honteux à dire, cependant nous ne faisons pas ici de l'immoralité à plaisir, nous racontons un fait vrai, que nous ferions peut-être mieux de taire, si nous ne croyions qu'il faut de temps en temps révéler les martyres de ces êtres, que l'on condamne sans les entendre, que l'on méprise sans les juger ; c'est honteux, disons-nous, mais la mère répondit à sa fille qu'elles n'avaient déjà pas trop pour deux et qu'elles n'auraient pas assez pour trois ; que de pareils enfants sont inutiles et qu'une grossesse est du temps perdu.

Le lendemain, une sage-femme, que nous signalons seulement comme l'amie de la mère, vint voir Louise qui resta quelques jours au lit, et s'en releva plus pâle et plus faible qu'autrefois.

Trois mois après, un homme se prit de pitié pour elle et entreprit sa guérison morale et physique ; mais la dernière secousse avait été trop violente, et Louise mourut des suites de la fausse couche qu'elle avait faite.

La mère vit encore : comment ? Dieu le sait.

Cette histoire m'était revenue à l'esprit pendant que je contemplais les nécessaires d'argent, et un certain temps s'était écoulé, à ce qu'il paraît, dans ces réflexions, car il n'y avait plus dans l'appartement que moi et un gardien qui, de la porte, examinait avec attention si je ne dérobais rien.

Je m'approchai de ce brave homme à qui j'inspirais de si graves inquiétudes.

- Monsieur, lui dis-je, pourriez-vous me dire le nom de la personne qui demeurait ici ?

- Mademoiselle Marguerite Gautier.

Je connaissais cette fille de nom et de vue.

- Comment ! dis-je au gardien, Marguerite Gautier est morte ?

- Oui, monsieur.

- Quand cela ?

- Il y a trois semaines, je crois.

- Et pourquoi laisse-t-on visiter l'appartement ?

- Les créanciers ont pensé que cela ne pouvait que faire monter la vente. Les personnes peuvent voir d'avance l'effet que font les étoffes et les meubles ; vous comprenez, cela encourage à acheter.

- Elle avait donc des dettes ?

- Oh ! Monsieur, en quantité.

- Mais la vente les couvrira sans doute ?

- Et au delà.

- À qui reviendra le surplus, alors ?

- À sa famille.

- Elle a donc une famille ?

- À ce qu'il paraît.

- Merci, monsieur.

Le gardien, rassuré sur mes intentions, me salua, et je sortis.

- Pauvre fille ! Me disais-je en rentrant chez moi, elle a dû mourir bien tristement, car, dans son monde, on n'a d'amis qu'à la condition qu'on se portera bien.

Et malgré moi je m'apitoyais sur le sort de Marguerite Gautier.

Cela paraîtra peut-être ridicule à bien des gens, mais j'ai une indulgence inépuisable pour les courtisanes, et je ne me donne même pas la peine de discuter cette indulgence.

Un jour, en allant prendre un passeport à la préfecture, je vis dans une des rues adjacentes une fille que deux gendarmes emmenaient. J'ignore ce qu'avait fait cette fille, tout ce que je puis dire, c'est qu'elle pleurait à chaudes larmes en embrassant un enfant de quelques mois dont son arrestation la séparait. Depuis ce jour, je n'ai plus su mépriser une femme à première vue.




TRÀ HOA NỮ

bản dịch tiếng Việt HẢI NGUYÊN


Chương 1


Người ta chỉ tạo nên nhân vật sau khi đã nghiên cứu kỹ con người. Cũng như, người ta chỉ nói được tiếng nước ngoài sau khi đã học hỏi nghiêm túc tiếng nói đó.
Tôi chưa đến tuổi để đi vào sáng tạo. Tôi xin chỉ làm công việc của người kể chuyện.
Xin bạn đọc tin chắc với tôi: chuyện này là một chuyện có thật. Tất cả những nhân vật trong đó, trừ vai chính, đều còn sống.
Vả chăng, ở Paris vẫn còn có chứng cho hầu hết những sự việc tôi thu thập ở đây. Những nhân chứng đó có thể xác nhận hoặc bổ sung cho câu chuyện, nếu ghi nhận của tôi còn thiếu sót. Nhờ một trường hợp đặc biệt, chỉ riêng tôi mới có thể viết laị sự việc đó. Bởi vì tôi là người độc nhất nắm được những chi tiết cuối cùng của nó. Thiếu những chi tiết này, không thể nào kể lại câu chuyện một cách đầy đủ và thú vị được.
Tôi xin cho biết tất cả những chi tiết đến với tôi như thế nào.
Ngày 13 tháng 03 năm 1847, tôi đọc được ở đường Lapphit một yết thị lớn màu vàng, thông báo một cuộc bán đấu giá những động sản và những đồ vật hiếm đắt tiền. Cuộc đấu giá này được thực hiện sau khi người chủ đã chết. Trên yết thị không ghi tên người chủ là ai. Nhưng cuộc bán đấu giá sẽ bắt đầu vào ngày 16, từ trưa đến năm giờ chiều, tại đường Anti, nhà số 9.
Yết thị còn cho biết trong hai ngày 13 và 14, mọi người có thể đến thăm căn nhà và xem trước đồ đạc.
Vốn là người yêu thích những đồ vật quý hiếm, tôi tự nhủ sẽ không bỏ qua dịp này, nếu không mua gì thì cũng đến để xem.
Ngày hôm sau, tôi đến ngôi nhà số 9 đường Anti. Còn sớm lắm, thế nhưng nhiều người đã có mặt trong phòng. Họ ăn mặc nhung lụa đẹp đẽ, có xe song mã sang trọng dừng đợi trước cửa, nhưng vẫn ngắm nhìn sự xa hoa tráng lệ đang trải ra trước mắt một cách ngạc nhiên, có thể nói có ý thán phục nữa là khác.
Lát sau, tôi hiểu sự thán phục và ngạc nhiên ấy. Bởi vì khi đã xem xét kỹ, tôi nhận biết một cách rõ ràng: đây là căn phòng của một người đàn bà chuyên sống với tình nhân. Nay, nếu có một điều mà các bà phong nhã muốn xem – và ở đây có những bà phong nhã – thì đó chính là tư thất của người đàn bà phóng đãng, mà cách phục sức hàng ngày dám cạnh tranh với các bà. Những người đàn bà này, cũng như các bà, thuê những lô riêng ngay bên cạnh các bà trong các nhà hát; và ở Paris, họ cũng phô bày một cách xấc xược cái nhan sắc hào nhoáng, đồ nữ trang và những vụ tại tiếng.
Người đàn bà trước kia là chủ căn phòng này đã chết rồi. Những người đàn bà khác, những con người đạo đức nhất, có thể đi sâu vào bên trong căn phòng của người đã khuất. Cái chết đã thuần khiết hoá không khí cái hang ổ uế tạp lộng lẫy này. Hơn nữa, nếu cần, các bà vẫn có lý do để tự biện hộ: các bà đến đây để mua đồ đạc và không cần biết đây là nhà của ai. Các bà đã đọc yết thị, để có thể lựa chọn trước. Thật là đơn giản. Điều này không thể ngăn cản các bà tìm kiếm, giữa tất cả những cái đẹp đẽ đó, những dấu vết đời tư của cô gái giang hồ sang trọng mà những kẻ khác, chắc chắc, đã từng truyền tụng cho nhau nhiều mẩu chuyện lạ lùng, đặc sắc.
Khốn thay! Những bí mật đã chết cả rồi cũng với nữ thần của nó. Vì vậy, dù với tất cả thịên chí, các bà cũng chỉ có thể bắt gặp được nhưng thứ được bày bán sau khi người chủ đã chết và không bắt gặp một cái gì được bán lúc người chủ còn sống. Vả lại, lắm thứ có thể mua được: bàn ghế rất đẹp, những đồ đạc bằng gỗ quý, những chậu sành sứ Xevơ, Trung Quốc, những tượng nhỏ ở Xâcxơ, xatanh, nhung, đăng ten, không thiếu thứ gì.
Tôi đi dạo trong căn phòng, theo chân những bà quý tộc tò mò đã đến đó trước tôi. Các bà đi vào một gian phòng căng đầy rèm vải Ba Tư. Tôi sắp bước vào thì bắt gặp các bà đang bước vội ra, miệng tủm tỉm cười. Hình như các bà hơi thẹn vì sự tò mò mới mẻ của mình.
Tôi như bị kích thích, lòng ham muốn được vào xem càng mạnh hơn. Đó chính là phòng trang sức đầy những chi tiết tỉ mỉ, mà tất cả đã biểu lộ đến cao độ sự hoang phí của người chủ đã chết.
Trên một cái bàn lớn kê sát vách, rộng ba thước, dài sáu thước (thước Anh) tất cả những bảo vật Ocôc và Ôđiôt sáng rực lên. Đó là một bộ sưu tập cực kỳ phong phú. Không một vật nào trong số hàng ngàn vật đó - những thứ rất cần cho sự trang sức của một người đàn bà như người chủ căn nhà này - được làm bằng một kim loại nào khác hơn vàng và bạc. Bộ sưu tập này chỉ có thể được hình thành dần dần, và chắc chắn không phải chỉ do riêng một tình nhân nào tạo lập được.
Không chút ngại ngùng, tôi đứng nhìn phòng trang sức của một kỹ nữ. Tôi thích thú quan sát từng chi tiết dù nó thế nào chăng nữa. Tất cả những vật này được chạm khắc rất đẹp và đều mang chữ đầu của những tên họ khác nhau.
Tôi nhìn tất cả những vật đó, mỗi vật biểu trưng cho một sự “bán mình” của cô gái đáng thương. Tôi tự nhủ, Thượng Đế đã khoan hồng đối với nàng; vì đã cho nàng được chết trong xa hoa và sắc đẹp, không để nàng phải chịu sự trừng phạt thông thường; nhìn thấy tuổi già của mình - tức cái chết đầu tiên đối với những cô gái giang hồ.
Thực vậy, còn gì buồn hơn là phải nhìn thấy sự già nua của tội lỗi, nhất là nơi người đàn bà? Nó không giữ được phẩm giá và cũng không gây được sự hấp dẫn. Sự hối hận cứ triền miên, không phải họ hối hận vì đã đi theo con đường xấu, mà vì những tính toán sai lầm đã có và vì những đồng tiền đã không dùng đúng chỗ. Đó là điều đáng buồn nhất mà người ta thường được nghe nói. Tôi được biết một người đàn bà, ngày trước lẳng lơ đã sinh được một cô bé. Theo lời những người cùng thời cô bé này đẹp không kém gì người mẹ xưa. Với đứa con khốn nạn này, chẳng bao giờ người mẹ đó bảo: “Con là con gái của mẹ”, trừ phi để ra lệnh cho cô phải nuôi bà lúc già yếu, như ngày trước bà phải nuôi cô, lúc cô còn thơ ấu. Cô bé khốn khổ tên là Luidơ, vâng lời mẹ làm việc hiến thân lấy tiền, không dục vọng, không đam mê, không thích thú; như cô đã chọn một cái nghề, nếu người ta nghĩ đến việc dạy cho cô một nghề.
Bắt buộc hàng ngày phải chứng kiến cảnh ăn chơi sa đoạ ngày từ lúc còn qúa trẻ, cộng thêm vào đó là tình trạng bện hoạn triền miên, cô gái đã đánh mất ý thức về thiện và ác mà Thượng Đế đã phân phát cho cô, nhưng chẳng một ai để ý giữ gìn và phát triển cái ý thức ấy cả.
Tôi còn nhớ cô gái ấy, ngày nào cũng lang thang trên những đại lộ phố phường đúng vào một thời khắc nhất định. Bà mẹ luôn đi kèm bên cạnh, cũng rất đều đặn, như một người mẹ đích thực đi theo bên cạnh đứa con gái đích thực của mình. Thuở ấy, tôi còn trẻ lắm, nên dễ chấp nhận cái luân lý dễ dàng của thời đại. Tuy nhiên, tôi vẫn nhớ, cảnh canh giữ tội lỗi này gây cho tôi tâm trạng khinh bỉ và ghê tởm. Thêm vào đó, chưa bao giờ ta bắt gặp được một khuôn mặt đồng trinh nào lại có thứ tình cảm ngây thơ, vô tội đến như thế, một vóc dáng đau thương nào ảo não đến thế.
Người ta có thể nói, đây là hiện thân của Tủi Nhục.
Một ngày kia, khuôn mặt cô bừng sáng hẳn lên, giữa cảnh ăn chơi sa đoạ mà mẹ cô đã vạch chương trình. Hình như Thượng Đế đã cho phép cô gái tội lỗi đó được tiếp nhận một hạnh phúc. Xét cho cùng, lẽ nào Thượng Đế đã tạo ra một người con gái không nghị lực lại nỡ để nàng cứ phải sống không một niềm an ủi dưới gánh nặng đau thương của cuộc đời? Một ngày kia, cô nhận thấy mình đã có thai, và sự trinh trắng còn sót lại nơi cô như run lên sung sướng. Linh hồn có những nơi trú ẩn kỳ lạ. Luidơ chạy đi báo tin cho mẹ. Nói ra thật xấu hổ. Tuy nhiên, ở đây chúng ta không bàn đến sự vô luân của khoái lạc mà chỉ kể lại một sự kiện có thật. Có thể tốt hơn, chúng ta nên im đi, nếu chúng ta không cho rằng thỉnh thoảng nên nói đến sự đau khổ cực độ của những con người đã bị người đời buộc tội, khinh bỉ không cần đến một lời thanh minh, xét đoán. Thật đáng hổ thẹn! Nhưng quả thật người mẹ đã trả lời cho con gái của mình: “Chỉ với hai người, chúng ta đã chật vật lắm rồi. Thêm một người nữa thì lấy gì mà sống?” và “Những đứa con như thế là vô ích, thời gian thai nghén sẽ là thời gian bỏ đi”.
Ngày hôm sau, một cô đỡ, bạn thân của người mẹ, đến thăm Luidơ! Luidơ phải nằm liệt giường mấy ngày liền. Khi cô đi lại được, người cô trông xanh xao, gầy yếu hơn trước rất nhiều.
Ba tháng sau, một người đàn ông thương hại hoàn cảnh cô, đến chăm sóc, chữa trị tinh thần và thể xác cho cô. Nhưng sự xúc động trước đó đã qúa mạnh; và Luidơ đã chết, vì những biến chứng sau khi phải đẻ non.
Người mẹ còn sống: sống như thế nào? Chỉ có Thượng Đế biết!
Câu chuyện trở lại trong tâm trí tôi, lúc tôi đang đứng ngắm nghía những đồ vật bằng vàng bạc. Cứ như thế, thời gian lặng lẽ trôi qua, khi sực nhìn lại, thì trong căn phòng chỉ còn tôi và người đứng gác ở cửa. Ông chăm chú theo dõi tôi, hình như để xem tôi có lấy cắp gì không?
Tôi tiến đến gần ông ta. Quả thật, tôi đã làm cho người gác phải lo lắng đề phòng.
- Ông có thể cho tôi biết tên người chủ trước kia đã ở đây? – Tôi hỏi.
- Cô Macgơrit Gôchiê.
Tôi đã biết cô gái đó, qua tên gọi và những lần gặp mặt.
- Thế nào tôi nói với người gác - Macgơrit Gôchiê đã chết rồi.
- Thưa ông, phải.
- Từ bao giờ?
- Cách đây khoảng ba tuần.
- Tại sao người ta cho mọi người đến xem ngôi nhà này?
- Những người chủ nợ cho rằng điều đó có thể làm tăng được giá bán đồ đạc. Vải vóc và đồ đạc ở đây sẽ gây được ấn tượng mạnh đối với khách hàng khi họ xem trước chúng. Điều đó sẽ thúc đẩy tốt việc mua bán.
- Nghĩa là cô ta có nợ à?
- Ồ! Thưa ông, nhiều lắm.
- Với tiền bán đấu giá này, có thể trả đủ chứ?
- Thưa ông, thừa đủ.
- Vậy số tiền thừa sẽ thuộc về ai?
- Về gia đình cô ta.
- Cô ta có gia đình?
- Có lẽ thế.
- Cám ơn ông.
Yên tâm trước những ý tưởng của tôi, người gác cổng cúi chào tôi, và tôi bước ra.
“Cô gái khốn khổ” – Tôi tự nhủ lúc ra về. Cô ta chắc đã chết với một tâm trạng rất buồn thảm. Trong giới của cô, người ta chỉ có bạn khi khoẻ mạnh. Tôi tự nhiên cảm thấy thương xót cho số phận của Macgơrit Gôchiê…
Điều này có thể buồn cười đối với nhiều người. Nhưng tôi vốn có một thái độ khoan dung không bờ bến đối với những cô gái giang hồ phóng đãng; và tôi cũng chẳng chút bận tâm để lý giải vì sao mình có sự khoan dung đó.
Một hôm, đi lấy giấy xuất cảnh ở văn phòng tỉnh, tôi nhìn thấy trên đường phố bên cạnh một cô gái đang bị hai sen đầm áp giải. Tôi không biết cô gái đó đã làm gì. Tất cả điều tôi có thể nói là cô ta khóc sướt mướt và ôm hôn một đứa trẻ chừng ba tháng mà hoàn cảnh mới này buộc cô phải lìa xa nó. Kể từ ngày đó, tôi không bao giờ dám khỉnh bỉ một người đàn bà mà mình mới gặp lần đầu.



viethoaiphuong
#3 Posted : Tuesday, March 16, 2010 9:33:07 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Camellia-buttermin

LA DAME AUX CAMÉLIAS

CHAPITRE 2

La vente était pour le 16.

Un jour d'intervalle avait été laissé entre les visites et la vente pour donner aux tapissiers le temps de déclouer les tentures, rideaux, etc.

A cette époque, je revenais de voyage. Il était assez naturel que l'on ne m'eût pas appris la mort de Marguerite comme une de ces grandes nouvelles que ses amis apprennent toujours à celui qui revient dans la capitale des nouvelles. Marguerite était jolie, mais autant la vie recherchée de ces femmes fait de bruit, autant leur mort en fait peu. Ce sont de ces soleils qui se couchent comme ils se sont levés, sans éclat. Leur mort, quand elles meurent jeunes, est apprise de tous leurs amants en même temps, car à Paris presque tous les amants d'une fille connue vivent en intimité.

Quelques souvenirs s'échangent à son sujet, et la vie des uns et des autres continue sans que cet incident la trouble même d'une larme.

Aujourd'hui quand on a vingt-cinq ans, les larmes deviennent une chose si rare qu'on ne peut les donner à la première venue. C'est tout au plus si les parents qui payent pour être pleurés le sont en raison du prix qu'ils y mettent.

Quant à moi, quoique mon chiffre ne se retrouvât sur aucun des nécessaires de Marguerite, cette indulgence instinctive, cette pitié naturelle que je viens d'avouer tout à l'heure me faisaient songer à sa mort plus longtemps qu'elle ne méritait peut-être que j'y songeasse.

Je me rappelais avoir rencontré Marguerite très souvent aux Champs-élysées, où elle venait assidûment, tous les jours, dans un petit coupé bleu attelé de deux magnifiques chevaux bais, et avoir alors remarqué en elle une distinction peu commune à ses semblables, distinction que rehaussait encore une beauté vraiment exceptionnelle.

Ces malheureuses créatures sont toujours, quand elles sortent, accompagnées on ne sait de qui.

Comme aucun homme ne consent à afficher publiquement l'amour nocturne qu'il a pour elles, comme elles ont horreur de la solitude, elles emmènent ou celles qui, moins heureuses, n'ont pas de voiture, ou quelques-unes de ces vieilles élégantes dont rien ne motive l'élégance, et à qui l'on peut s'adresser sans crainte, quand on veut avoir quelques détails que ce soient sur la femme qu'elles accompagnent.

Il n'en était pas ainsi pour Marguerite. Elle arrivait aux Champs-élysées toujours seule, dans sa voiture, où elle s'effaçait le plus possible, l'hiver enveloppée d'un grand cachemire, l'été vêtue de robes fort simples ; et quoiqu'il y eût sur sa promenade favorite bien des gens qu'elle connût, quand par hasard elle leur souriait, le sourire était visible pour eux seuls, et une duchesse eût pu sourire ainsi.

Elle ne se promenait pas du rond-point à l'entrée des Champs-élysées, comme le font et le faisaient toutes ses collègues. Ses deux chevaux l'emportaient rapidement au bois. Là, elle descendait de voiture, marchait pendant une heure, remontait dans son coupé, et rentrait chez elle au grand trot de son attelage.

Toutes ces circonstances, dont j'avais quelquefois été le témoin, repassaient devant moi et je regrettais la mort de cette fille comme on regrette la destruction totale d'une belle oeuvre.

Or, il était impossible de voir une plus charmante beauté que celle de Marguerite.

Grande et mince jusqu'à l'exagération, elle possédait au suprême degré l'art de faire disparaître cet oubli de la nature par le simple arrangement des choses qu'elle revêtait. Son cachemire, dont la pointe touchait à terre, laissait échapper de chaque côté les larges volants d'une robe de soie, et l'épais manchon qui cachait ses mains et qu'elle appuyait contre sa poitrine, était entouré de plis si habilement ménagés, que l'oeil n'avait rien à redire, si exigeant qu'il fut, au contour des lignes.

La tête, une merveille, était l'objet d'une coquetterie particulière. Elle était toute petite, et sa mère, comme dirait De Musset, semblait l'avoir faite ainsi pour la faire avec soin.

Dans un ovale d'une grâce indescriptible, mettez des yeux noirs surmontés de sourcils d'un arc si pur qu'il semblait peint ; voilez ces yeux de grands cils qui, lorsqu'ils s'abaissaient, jetaient de l'ombre sur la teinte rose des joues ; tracez un nez fin, droit, spirituel, aux narines un peu ouvertes par une aspiration ardente vers la vie sensuelle ; dessinez une bouche régulière, dont les lèvres s'ouvraient gracieusement sur des dents blanches comme du lait ; colorez la peau de ce velouté qui couvre les pêches qu'aucune main n'a touchées, et vous aurez l'ensemble de cette charmante tête.

Les cheveux noirs comme du jais, ondés naturellement ou non, s'ouvraient sur le front en deux larges bandeaux, et se perdaient derrière la tête, en laissant voir un bout des oreilles, auxquelles brillaient deux diamants d'une valeur de quatre à cinq mille francs chacun.

Comment sa vie ardente laissait-elle au visage de Marguerite l'expression virginale, enfantine même qui le caractérisait, c'est ce que nous sommes forcé de constater sans le comprendre.

Marguerite avait d'elle un merveilleux portrait fait par Vidal, le seul homme dont le crayon pouvait la reproduire. J'ai eu depuis sa mort ce portrait pendant quelques jours à ma disposition, et il était d'une si étonnante ressemblance qu'il m'a servi à donner les renseignements pour lesquels ma mémoire ne m'eût peut-être pas suffi.

Parmi les détails de ce chapitre, quelques-uns ne me sont parvenus que plus tard, mais je les écris tout de suite pour n'avoir pas à y revenir, lorsque commencera l'histoire anecdotique de cette femme.

Marguerite assistait à toutes les premières représentations et passait toutes ses soirées au spectacle ou au bal. Chaque fois que l'on jouait une pièce nouvelle, on était sûr de l'y voir, avec trois choses qui ne la quittaient jamais, et qui occupaient toujours le devant de sa loge de rez-de-chaussée : sa lorgnette, un sac de bonbons et un bouquet de camélias.

Pendant vingt-cinq jours du mois, les camélias étaient blancs, et pendant cinq ils étaient rouges ; on n'a jamais su la raison de cette variété de couleurs, que je signale sans pouvoir l'expliquer et que les habitués des théâtres où elle allait le plus fréquemment et ses amis avaient remarquée comme moi.

On n'avait jamais vu à Marguerite d'autres fleurs que des camélias. Aussi chez Madame Barjon, sa fleuriste, avait-on fini par la surnommer la dame aux camélias, et ce surnom lui était resté.

Je savais en outre, comme tous ceux qui vivent dans un certain monde, à Paris, que Marguerite avait été la maîtresse des jeunes gens les plus élégants, qu'elle le disait hautement, et qu'eux-mêmes s'en vantaient, ce qui prouvait qu'amants et maîtresse étaient contents l'un de l'autre.

Cependant, depuis trois ans environ, depuis un voyage à Bagnères, elle ne vivait plus, disait-on, qu'avec un vieux duc étranger, énormément riche et qui avait essayé de la détacher le plus possible de sa vie passée, ce que du reste elle avait paru se laisser faire d'assez bonne grâce.

Voici ce qu'on m'a raconté à ce sujet.

Au printemps de 1842, Marguerite était si faible, si changée que les médecins lui ordonnèrent les eaux, et qu'elle partit pour Bagnères.

Là, parmi les malades, se trouvait la fille de ce duc, laquelle avait non seulement la même maladie, mais encore le même visage que Marguerite, au point qu'on eût pu les prendre pour les deux soeurs.

Seulement la jeune duchesse était au troisième degré de la phtisie, et peu de jours après l'arrivée de Marguerite elle succombait.

Un matin le duc, resté à Bagnères comme on reste sur le sol qui ensevelit une partie du coeur, aperçut Marguerite au détour d'une allée.

Il lui sembla voir passer l'ombre de son enfant et, marchant vers elle, il lui prit les mains, l'embrassa en pleurant, et, sans lui demander qui elle était, implora la permission de la voir et d'aimer en elle l'image vivante de sa fille morte.

Marguerite, seule à Bagnères avec sa femme de chambre, et d'ailleurs n'ayant aucune crainte de se compromettre, accorda au duc ce qu'il lui demandait.

Il se trouvait à Bagnères des gens qui la connaissaient, et qui vinrent officiellement avertir le duc de la véritable position de Mademoiselle Gautier. Ce fut un coup pour le vieillard, car là cessait la ressemblance avec sa fille, mais il était trop tard.

La jeune femme était devenue un besoin de son coeur et son seul prétexte, sa seule excuse de vivre encore.

Il ne lui fit aucun reproche, il n'avait pas le droit de lui en faire, mais il lui demanda si elle se sentait capable de changer sa vie, lui offrant en échange de ce sacrifice toutes les compensations qu'elle pourrait désirer. Elle promit.

Il faut dire qu'à cette époque, Marguerite, nature enthousiaste, était malade. Le passé lui apparaissait comme une des causes principales de sa maladie, et une sorte de superstition lui fit espérer que Dieu lui laisserait la beauté et la santé, en échange de son repentir et de sa conversion.

En effet, les eaux, les promenades, la fatigue naturelle et le sommeil l'avaient à peu près rétablie quand vint la fin de l'été.

Le duc accompagna Marguerite à Paris, où il continua de venir la voir comme à Bagnères.

Cette liaison, dont on ne connaissait ni la véritable origine, ni le véritable motif, causa une grande sensation ici, car le duc, connu par sa grande fortune, se faisait connaître maintenant par sa prodigalité.

On attribua au libertinage, fréquent chez les vieillards riches, ce rapprochement du vieux duc et de la jeune femme. On supposa tout, excepté ce qui était.

Cependant le sentiment de ce père pour Marguerite avait une cause si chaste, que tout autre rapport que des rapports de coeur avec elle lui eût semblé un inceste, et jamais il ne lui avait dit un mot que sa fille n'eût pu entendre.

Loin de nous la pensée de faire de notre héroïne autre chose que ce qu'elle était. Nous dirons donc que tant qu'elle était restée à Bagnères, la promesse faite au duc n'avait pas été difficile à tenir, et qu'elle avait été tenue ; mais une fois de retour à Paris, il avait semblé à cette fille habituée à la vie dissipée, aux bals, aux orgies même, que sa solitude, troublée seulement par les visites périodiques du duc, la ferait mourir d'ennui, et les souffles brûlants de sa vie d'autrefois passaient à la fois sur sa tête et sur son coeur.

Ajoutez que Marguerite était revenue de ce voyage plus belle qu'elle n'avait jamais été, qu'elle avait vingt ans, et que la maladie endormie, mais non vaincue, continuait à lui donner ces désirs fiévreux qui sont presque toujours le résultat des affections de poitrine.

Le duc eut donc une grande douleur le jour où ses amis, sans cesse aux aguets pour surprendre un scandale de la part de la jeune femme avec laquelle il se compromettait, disaient-ils, vinrent lui dire et lui prouver qu'à l'heure où elle était sûre de ne pas le voir venir, elle recevait des visites, et que ces visites se prolongeaient souvent jusqu'au lendemain.

Interrogée, Marguerite avoua tout au duc, lui conseillant, sans arrière-pensée, de cesser de s'occuper d'elle, car elle ne se sentait pas la force de tenir les engagements pris, et ne voulait pas recevoir plus longtemps les bienfaits d'un homme qu'elle trompait.

Le duc resta huit jours sans paraître, ce fut tout ce qu'il put faire, et, le huitième jour, il vint supplier Marguerite de l'admettre encore, lui promettant de l'accepter telle qu'elle serait, pourvu qu'il la vît, et lui jurant que, dût-il mourir, il ne lui ferait jamais un reproche.

Voilà où en étaient les choses trois mois après le retour de Marguerite, c'est-à-dire en novembre ou décembre 1842.





TRÀ HOA NỮ

bản dịch tiếng Việt HẢI NGUYÊN


Chương 2

Cuộc bán đấu giá được ấn định vào ngày 16.
Trước đó một ngày, người ta ngưng hẳn việc cho đến xem đồ đạc trong nhà, để những người thợ chuyên môn có đủ thời gian tháo gỡ rèm, màn xuống.
Những ngày ấy, tôi đi xa mới về. Theo lẽ thường người ta không cho tôi biết về cái chết của Macgơrit như một trong những tin quan trọng mà bạn bè thường báo lại cho bất cứ người nào từ xa trở về thủ đô được biết. Macgơrit thật xinh đẹp. Nhưng nếu cuộc sống cầu kỳ của người đàn bà như thế gây tai tiếng nhiều chừng nào, thì cái chết của họ ít gây xáo động chừng ấy. Đó là những lúc mặt trời lặn, lúc lặn xuống cũng như lúc mọc lên không hề rực rỡ. Cái chết của họ, nếu họ chết trẻ, thì tất cả những tình nhân họ được biét cùng một lúc. Bởi vì ở Paris, hầu hết những tình nhân của một cô gái tên tuổi đều rất quen biết nhau. Một vài kỷ niệm chung được nhắc lại. Rồi sau đó, cuộc đời những người này và những người khác vẫn cứ tiếp tục trôi đi, không hề để sự bất hạnh kia có thể khuấy động hay làm rơi một giọt nước mắt nào ở họ.
Ngày nay, khi người ta hai lăm tuổi, những giọt lệ trở nên quá khan hiếm. Nhiều lắm, chỉ những người thân thuộc đã bỏ tiền ra thuê những người khóc mướn mới phải nhỏ lệ vì số tiền đã bỏ ra mà thôi.
Còn tôi, tuy không hề có một kỷ niệm nào sâu nặng với Macgơrit, nhưng thật lòng khoan dung do bản năng, tình thương xót tự nhiên mà tôi vừa thú nhận, đã làm cho tôi suy nghĩ đến cái chết của cô có lẽ lâu hơn là cô xứng đáng được như vậy.
Nhớ lại, trước kia tôi thường gặp Macgơrit ở quảng trường Xăng Êlidê. Nàng thường đến nơi này, ngày nào cũng thế, trong một chiếc xe hai chỗ ngồi màu xanh da trời, thắng hai con ngựa màu be đẹp đẽ. Và như thế, trông nàng có một vẻ gì đó khác biệt hẳn với bạn bè của nàng. Sự khác biệt này càng nổi bật nhờ một nhan sắc thật sự ngoại hạng của nàng.
Những con người đáng thương này, mỗi khi ra đường, luôn luôn có kẻ cắp đi kèm.
Không một người đàn ông nào chịu để công chúng biết được những cuộc tình tự ban đêm với các cô gái giang hồ. Và những cô gái này sợ sự cô đơn. Các cô phải đem theo những người đàn bà khác, kém sung sướng hơn, không có xe riêng, hoặc một vài người đàn bà sang trọng đã về già, nơi họ sự hào nhoáng không còn lý do để tồn tại. Với những người đàn bà này, người ta có thể đến làm quen nói chuyện một cách tự nhiên, khi người ta muốn biết một vài chi tiết nào đó về cô gái mà các bà đi kèm.
Macgơrit thì khác hẳn. Cô đến quảng trường Xăng Êlidê bao giờ cũng đi một mình, đi riêng và lánh mặt đến mức tối đa: mùa đông, trong một tấm áo choàng lớn; mùa hè, với những chiếc áo dài rất đơn giản. Nếu cô mỉm cười với những người quen biết tình cờ gặp trên đường thì nụ cười riêng tư đó cũng rất kín đáo. Một bà hoàng cũng có thể cười như thế.
Cô không đi dạo từ ngã tư đến cổng vào Xăng Êlidê, như những người bạn cô vẫn đi từ xưa đến nay. Hai con ngựa nhanh chóng đưa cô đến khu rừng. Ở đó cô bước xuống xe, chậm rãi đi bách bộ trong khoảng một giờ, rồi lại lên xe, trở về nhà, với đôi ngựa phi nước đại.
Những cảnh ấy, mà đôi khi tôi được chứng kiến, giờ lại hiện ra trước mắt tôi. Tôi thương xót cái chết của người con gái đó, không khác nào người ta thương tiếc sự tàn phá hoàn toàn một công trình tuyệt đẹp.
Thực vậy, không dễ gì có thể tìm thấy được một sắc đẹp mê hồn như sắc đẹp của Macgơrit. người cô cao và mảnh dẻ, gần như hơi thái quá. Nhưng cô đã nắm được cái nghệ thuật tuyệt vời để làm tan biến những sơ sót của tạo hoá bằng sự sắp xếp giản dị tuyệt vời những thứ được dùng làm trang sức cho một người đàn bà. Tấm áo choàng Casơmia rộng buông gần chấm đất, để lộ mỗi bên một cái vạt rộng của chiếc áo đầm dài bằng lụa. Đôi găng tay che kín hai bàn tay áp sát vào ngực, để lộ những nếp nhăn rất khéo sắp xếp đến mức những con mắt khó tính đến mấy cũng không thể chỉ trích những đường nét chìm nổi.
Cái đầu tuyệt vời của nàng thật sự là một kỳ quan. Đầu nàng bé nhỏ, và nói như Mútxê, mẹ nàng đã tạo ra nó như thế để nắn nót nó chu đáo hơn.
Trên khuôn mặt trái xoan duyên dáng không thể tả, bạn hãy đặt lên đó một cặp mắt đen long lanh dưới đôi lông mày vòng cung, nét sắc như vẽ. Hãy giảm nhẹ sóng mắt bằng những hàng mi dài; và những hàng mi này, mỗi khi hạ xuống, toả râm phơn phớt trên sắc hồng của đôi má. Hãy vẽ một cái mũi thon nhỏ, thẳng nét, thông minh, với lỗ mũi hơi nở nang như để thu hút sức nồng cháy của cuộc sống nhục dục. Hãy hình dung một cái miệng đều đặn, với đôi môi duyên dáng nở trên những chiếc răng trắng như sữa. Hãy tô màu da với những sợi tơ nhung, thứ tơ nhung trông thấy trên một trái đào mà chưa một bàn tay nào động đến. Và như thế, bạn sẽ ý thức được toàn thể cái đầu duyên dáng sang trọng đó.
Tóc nàng đen huyền, gợn sóng tự nhiên, toả ra trên trán thành hai dải nhỏ rồi vòng ra phủ kín phía sau, trọn vẹn, chỉ đủ hé cho thấy hai viên kim cương lấp lánh nơi tai. Mỗi viên trị giá từ bốn đến năm ngàn frăng. Vì sao cuộc sống dữ dội của Macgơrit lại để lại trên khuôn mặt nàng cái ánh sáng trinh trắng, thơ ngây đến như thế? Đó chính là điều chúng ta bắt buộc phải nhìn nhận mà không thể giải thích được.
Macgơrit có một chân dung tuyệt đẹp của chính mình, do Vidal vẽ. Đó là một người độc nhất có thể tạo lại nàng giống như nàng. Tôi có giữ được bức chân dung này trong vài ngày, sau khi nàng chết. Bức chân dung quả giống nàng đến lạ lùng, đủ để gợi lại cho tôi những chi tiết mà trí nhớ tôi không còn giữ được.
Trong số những chi tiết mà tôi mô tả ở trong chương này, một vài chi tiết mãi sau này mới đến với tôi. Nhưng tôi cần viết ngay, để khỏi phải trở lại khi bắt đầu câu chuyện kể về người đàn bà này.
Macgơrit dự tất cả các buổi trình diễn đầu tiên của các vở. Tối nào nàng cũng có mặt ở rạp hát hay ở vũ trường. Mỗi khi người ta cho trình bày một vở diễn mới, chắc chắn nàng sẽ có mặt, với ba vật bất ly thân luôn luôn đặt ở phía trước lô riêng của nàng tại tầng trệt; một ống nhòm, một túi kẹo và một bó hoa trà. Đều đặn mỗi tháng hai mươi lăm ngày hoa trà trắng, và năm ngày hoa trà đỏ. Người ta không biết lý do của sự đổi thay màu sắc này. Tôi nhận thấy điều đó, nhưng cũng không giải thích được. Những người thường đi xem ở các rạp nàng thường đến và các bạn nàng cũng nhận thấy điều đó như tôi.
Người ta không bao giờ thấy ở Macgơrit loại hoa nào khác ngoài hoa trà. Bởi thế, ở cửa hàng hoa bà Bacdông, nơi nàng thường đến mua hoa người ta gọi nàng bằng biệt danh “Trà hoa nữ”. Biệt danh này đã tồn tại. Tôi biết, cũng như tất cả những người sống trong một thế giới nào đó ở Paris, Macgơrit xưa kia đã là tình nhân của những chàng trai sang trọng hào nhoáng bậc nhất. Điều này nàng công nhiên nhìn nhận và những chàng trai kia cũng hãnh diện khoe khoang. Sự việc trên chứng tỏ họ rất ăn ý với nhau.
Tuy nhiên, người ta bảo rằng khoảng ba năm nay, từ sau chuyến đi Banhêe về, nàng chỉ sống với một ông quận công già nước ngoài, giàu kếch xù. Ông này đang cố gắng đưa nàng ra khỏi cuộc đời quá khứ. Điều này hình như được nàng chấp nhận khá dễ dàng.
Sau đây là những gì tôi được nghe người khác kể lại.
Mùa xuân, năm 1842, Macgơrit rất suy nhược. Các thầy thuốc buộc nàng phải đi chữa trị bằng nước suối và vì thế, nàng đến Banhêe.
Ở đó, trong số những người bệnh, có cô con gái ông quận công. Cô này không những có cùng bệnh trạng như nàng, mà còn có khuôn mặt giống Macgơrit đến nỗi nhiều người khác phải nhầm là hai chị em. Chỉ có điều, cô tiểu thư quận công trẻ tuổi này đã bị chứng lao phổi ở thời kỳ thứ ba, và đã từ trần sau khi Macgơrit đến được vài ngày.
Một buổi sáng, ông quận công – lúc đó còn lưu lại Banhêe như một người phải ở lại trên mảnh đất đã chôn vùi một phần trái tim mình - chợt bắt gặp Macgơrit trên đường đi tại một khúc quanh.
Như bắt gặp hình bóng cô gái mình đang đi qua, ông vội tiến đến gần Macgơrit, nắm tay nàng, rồi ôm choàng lấy nàng mà khóc. Và không cần hỏi nàng là ai, ông đã van nài xin được phép thường xuyên gặp nàng, được thương yêu nàng như thương yêu hình ảnh sống động của đứa con đã chết.
Macgơrit đang một mình ở Banhêe với một bà hầu phòng, lại không phải lo bị thiệt thòi chút nào trong việc ấy nên đã nhận lời.
Ở Banhêe có những người biết rõ nàng và đã công khai đến gặp ông quận công, cho ông biết hoàn cảnh thực của Gôchiê. Thật là một đòn khá mạnh đối với ông già, vì ông không còn thấy rằng người con gái này là hình ảnh của cô con gái mình nữa. Nhưng việc đã quá muộn! Người đàn bà trẻ đã trở thành một nhu cầu của tâm hồn ông và đó là cái cớ độc nhất, lý do duy nhất để ông có thể tiếp tục sống.
Ông không hề có một lời nào nặng nề với Macgơrit Gochiê. Ông không có quyền. Ông chỉ yêu cầu nàng, nếu có thể, hãy thay đổi cách sống. Để đền bù lại sự hy sinh đó, ông sẽ tạo cho nàng tất cả những gì nàng muốn. Và nàng đã nhận lời.
Phải nói vào thời kỳ đó, Macgơrit, bản chất vốn nồng nhiệt, nhưng đang trong bệnh hoạn. Quá khứ đối với nàng như một trong những nguyên nhân chính của bệnh trạng và một thứ mê tín nào đó đã làm nàng hy vọng rằng Thượng Đế sẽ cho phép nàng giữ lại sắc đẹp và sức khoẻ, nếu nàng biết hối lỗi và trở về với chúa.
Thật vậy, nước suối, những cuộc du ngoạn, sự mệt mỏi tự nhiên và sự nghỉ ngơi đã làm cho nàng gần như khoẻ hẳn vào cuối mùa hạ.
Ông quận công đưa Macgơrit trở về Paris. Ở đó, ông tiếp tục đến thăm nàng thường xuyên, như ở Banhêe.
Sự giao hảo đó – mà người khác không biết rõ cội nguồn sâu xa, cũng không biết rõ được lý do thật sự - đã gây ra nhiều tai tiếng. Bởi vì, ông quận công, vốn nổi tiếng về gia tài kếch sù của mình, giờ đây lại nổi tiếng thêm về sự ăn tiêu hoang phí.
Người ta cho đó chẳng qua là sự phóng đãng rất thường gặp ở những ông già giàu có. Chính sự phóng đãng này đã làm cho ông quận công già và người đàn bà trẻ kia gần gũi nhau. Người ta đặt ra đủ mọi giả thuyết, trừ sự thật diễn ra trước mắt.
Thực tế, tình cảm của người cha đó đối với Macgơrit rất trong sáng. Bất cứ một liên hệ nào ngoài những liên hệ thuần túy tâm hồn cô gái này, ông đều cho là tội lỗi. Không bao giờ ông nói một lời nào để Macgơrit – con gái ông - cảm thấy khó nghe.
Hãy miễn cho chúng tôi cái việc tạo cho vai chính của câu chuyện một điều gì khác hơn là sự thật. Chúng tôi xin nói thẳng ngày nào nàng còn ở Banhêe, lời hứa của nàng đối với ông quận công còn được thực hiện không gì khó khăn; và nàng đã giữ đúng. Nhưng một khi trở về Paris, người con gái vốn trước đây đã quen với cuộc sống phóng đãng ở những vũ trường, những chốn chè chén truỵ lạc, giờ lại phải sống cô đơn trừ những buổi viếng thăm thường lệ của ông quận công, cảm thấy có thể chết được vì buồn tẻ. Những sinh khí nóng bỏng của cuộc đời sóng gió ngày trước lại ùn ùn trỗi dậy trong đầu óc nàng, trong trái tim nàng.
Cũng nói thêm, Macgơrit trở về sau chuyến đi đó, lại xinh đẹp hơn trước rất nhiều. Nàng đã hai mươi tuổi. Căn bệnh chỉ được ru ngủ, chứ không phải bị đánh bại, lại tiếp tục gây cho nàng những dục vọng sôi động. Đó là hậu quả gần như thường xuyên của bệnh lao phổi. Những bạn thân của ông quận công không ngừng rình mò để bắt quả tang tội lỗi của người đàn bà mà họ cho là ông đã lầm để hại đến thanh danh của mình. Ông quận công đã đau khổ nhiều khi họ báo thẳng và chứng minh cho ông biết rằng người đàn bà trẻ nàyđã dùng những giờ mà chắc chắn ông không đến để tiếp khách; và những cuộc tiếp khách này kéo dài cho tới mãi sáng hôm sau.
Được chất vấn, Macgơrit thú nhận tất cả với ông quận công. Rồi không hề quanh co, nàng nói rằng ông đừng chăm sóc đến nàng nữa. Bởi nàng tự thấy không đủ sức để giữ trọn những lời hứa trước đây và không muốn tiếp tục nhận những ân huệ nơi một người mà nàng đã lừa dối.
Ông quận công, tám ngày liền không xuất hiện. Đó là tất cả những gì ông có thể làm được. Và sau ngày thứ tám, ông đến năn nỉ Macgơrit hãy cứ nhìn nhận ông. Ông sẵn sàng chấp nhận lối sống của nàng như nàng muốn, miễn là ông vẫn được đến thăm nàng như trước. Ông thề rằng dù phải chết đi nữa, ông cũng sẽ chẳng bao giờ đưa ra một lời phiền trách nàng.
Đó là tất cả những việc đã xảy ra trong ba tháng sau khi Macgơrit trở về Paris, nghĩa là vào khoảng tháng Mười Một hay tháng Mười Hai năm 1842.

viethoaiphuong
#4 Posted : Friday, March 19, 2010 8:00:14 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Camellia-egao

LA DAME AUX CAMÉLIAS

CHAPITRE 3

Le 16, à une heure, je me rendis rue d'Antin.

De la porte cochère on entendait crier les commissaires-priseurs.

L'appartement était plein de curieux.

Il y avait là toutes les célébrités du vice élégant, sournoisement examinées par quelques grandes dames qui avaient pris encore une fois le prétexte de la vente, pour avoir le droit de voir de près des femmes avec qui elles n'auraient jamais eu occasion de se retrouver, et dont elles enviaient peut-être en secret les faciles plaisirs.

Madame la duchesse de F... coudoyait Mademoiselle A..., une des plus tristes épreuves de nos courtisanes modernes ; madame la marquise de T...

hésitait pour acheter un meuble sur lequel enchérissait Madame D..., la femme adultère la plus élégante et la plus connue de notre époque ; le duc d'Y...

qui passe à Madrid pour se ruiner à Paris, à Paris pour se ruiner à Madrid, et qui, somme toute, ne dépense même pas son revenu, tout en causant avec Madame M..., une de nos plus spirituelles conteuses qui veut bien de temps en temps écrire ce qu'elle dit et signer ce qu'elle écrit, échangeait des regards confidentiels avec Madame De N..., cette belle promeneuse des Champs-élysées, presque toujours vêtue de rose ou de bleu et qui fait traîner sa voiture par deux grands chevaux noirs, que Tony lui a vendus dix mille francs et... qu'elle lui a payés ; enfin Mademoiselle R... qui se fait avec son seul talent le double de ce que les femmes du monde se font avec leur dot, et le triple de ce que les autres se font avec leurs amours, était, malgré le froid, venue faire quelques emplettes, et ce n'était pas elle qu'on regardait le moins.

Nous pourrions citer encore les initiales de bien des gens réunis dans ce salon, et bien étonnés de se trouver ensemble ; mais nous craindrions de lasser le lecteur.

Disons seulement que tout le monde était d'une gaieté folle, et que parmi toutes celles qui se trouvaient là beaucoup avaient connu la morte, et ne paraissaient pas s'en souvenir.

On riait fort ; les commissaires criaient à tue-tête ; les marchands qui avaient envahi les bancs disposés devant les tables de vente essayaient en vain d'imposer silence, pour faire leurs affaires tranquillement.

Jamais réunion ne fut plus variée, plus bruyante.

Je me glissai humblement au milieu de ce tumulte attristant quand je songeais qu'il avait lieu près de la chambre où avait expiré la pauvre créature dont on vendait les meubles pour payer les dettes.

Venu pour examiner plus que pour acheter, je regardais les figures des fournisseurs qui faisaient vendre, et dont les traits s'épanouissaient chaque fois qu'un objet arrivait à un prix qu'ils n'eussent pas espéré.

Honnêtes gens qui avaient spéculé sur la prostitution de cette femme, qui avaient gagné cent pour cent sur elle, qui avaient poursuivi de papiers timbrés les derniers moments de sa vie, et qui venaient après sa mort recueillir les fruits de leurs honorables calculs en même temps que les intérêts de leur honteux crédit.

Combien avaient raison les anciens qui n'avaient qu'un même dieu pour les marchands et pour les voleurs ! Robes, cachemires, bijoux se vendaient avec une rapidité incroyable. Rien de tout cela ne me convenait, et j'attendais toujours.

Tout à coup j'entendis crier : - Un volume, parfaitement relié, doré sur tranche, intitulé : Manon Lescaut. il y a quelque chose d'écrit sur la première page : dix francs.

- Douze, dit une voix après un silence assez long.

- Quinze, dis-je.

Pourquoi ? Je n'en savais rien. Sans doute pour ce quelque chose d'écrit.

- Quinze, répéta le commissaire-priseur.

- Trente, fit le premier enchérisseur d'un ton qui semblait défier qu'on mît davantage.

Cela devenait une lutte.

- Trente-cinq ! Criai-je alors du même ton.

- Quarante.

- Cinquante.

- Soixante.

- Cent.

J'avoue que si j'avais voulu faire de l'effet, j'aurais complètement réussi, car à cette enchère un grand silence se fit, et l'on me regarda pour savoir quel était ce monsieur qui paraissait si résolu à posséder ce volume.

Il paraît que l'accent donné à mon dernier mot avait convaincu mon antagoniste : il préféra donc abandonner un combat qui n'eût servi qu'à me faire payer ce volume dix fois sa valeur, et, s'inclinant, il me dit fort gracieusement, quoique un peu tard :

- Je cède, monsieur.

Personne n'ayant plus rien dit, le livre me fut adjugé.

Comme je redoutais un nouvel entêtement que mon amour-propre eût peut-être soutenu, mais dont ma bourse se fût certainement trouvée très mal, je fis inscrire mon nom, mettre de côté le volume, et je descendis. Je dus donner beaucoup à penser aux gens qui, témoins de cette scène, se demandèrent sans doute dans quel but j'étais venu payer cent francs un livre que je pouvais avoir partout pour dix ou quinze francs au plus.

Une heure après j'avais envoyé chercher mon achat.

Sur la première page était écrite à la plume, et d'une écriture élégante, la dédicace du donataire de ce livre. Cette dédicace portait ces seuls mots : Manon à Marguerite, humilité. elle était signée : Armand Duval.

Que voulait dire ce mot : humilité ? Manon reconnaissait-elle dans Marguerite, par l'opinion de ce M. Armand Duval, une supériorité de débauche ou de coeur ? La seconde interprétation était la plus vraisemblable, car la première n'eût été qu'une impertinente franchise que n'eût pas acceptée Marguerite, malgré son opinion sur elle-même.

Je sortis de nouveau et je ne m'occupai plus de ce livre que le soir lorsque je me couchai.

Certes, Manon Lescaut est une touchante histoire dont pas un détail ne m'est inconnu, et cependant lorsque je trouve ce volume sous ma main, ma sympathie pour lui m'attire toujours, je l'ouvre et pour la centième fois je revis avec l'héroïne de l'abbé Prévost. Or, cette héroïne est tellement vraie, qu'il me semble l'avoir connue. Dans ces circonstances nouvelles, l'espèce de comparaison faite entre elle et Marguerite donnait pour moi un attrait inattendu à cette lecture, et mon indulgence s'augmenta de pitié, presque d'amour pour la pauvre fille à l'héritage de laquelle je devais ce volume. Manon était morte dans un désert, il est vrai, mais dans les bras de l'homme qui l'aimait avec toutes les énergies de l'âme, qui, morte, lui creusa une fosse, l'arrosa de ses larmes et y ensevelit son coeur ; tandis que Marguerite, pécheresse comme Manon, et peut-être convertie comme elle, était morte au sein d'un luxe somptueux, s'il fallait en croire ce que j'avais vu, dans le lit de son passé, mais aussi au milieu de ce désert du coeur, bien plus aride, bien plus vaste, bien plus impitoyable que celui dans lequel avait été enterrée Manon.

Marguerite, en effet, comme je l'avais appris de quelques amis informés des dernières circonstances de sa vie, n'avait pas vu s'asseoir une réelle consolation à son chevet, pendant les deux mois qu'avait duré sa lente et douloureuse agonie.

Puis de Manon et de Marguerite ma pensée se reportait sur celles que je connaissais et que je voyais s'acheminer en chantant vers une mort presque toujours invariable.

Pauvres créatures ! Si c'est un tort de les aimer, c'est bien le moins qu'on les plaigne. Vous plaignez l'aveugle qui n'a jamais vu les rayons du jour, le sourd qui n'a jamais entendu les accords de la nature, le muet qui n'a jamais pu rendre la voix de son âme, et, sous un faux prétexte de pudeur, vous ne voulez pas plaindre cette cécité du coeur, cette surdité de l'âme, ce mutisme de la conscience qui rendent folle la malheureuse affligée et qui la font malgré elle incapable de voir le bien, d'entendre le seigneur et de parler la langue pure de l'amour et de la foi.

Hugo a fait Marion Delorme, Musset a fait Bernerette, Alexandre Dumas a fait Fernande, les penseurs et les poètes de tous les temps ont apporté à la courtisane l'offrande de leur miséricorde, et quelquefois un grand homme les a réhabilitées de son amour et même de son nom. Si j'insiste ainsi sur ce point, c'est que parmi ceux qui vont me lire, beaucoup peut-être sont déjà prêts à rejeter ce livre, dans lequel ils craignent de ne voir qu'une apologie du vice et de la prostitution, et l'âge de l'auteur contribue sans doute encore à motiver cette crainte. Que ceux qui penseraient ainsi se détrompent, et qu'ils continuent, si cette crainte seule les retenait.

Je suis tout simplement convaincu d'un principe qui est que : pour la femme à qui l'éducation n'a pas enseigné le bien, Dieu ouvre presque toujours deux sentiers qui l'y ramènent ; ces sentiers sont la douleur et l'amour. Ils sont difficiles ; celles qui s'y engagent s'y ensanglantent les pieds, s'y déchirent les mains, mais elles laissent en même temps aux ronces de la route les parures du vice et arrivent au but avec cette nudité dont on ne rougit pas devant le seigneur.

Ceux qui rencontrent ces voyageuses hardies doivent les soutenir et dire à tous qu'ils les ont rencontrées, car en le publiant ils montrent la voie.

Il ne s'agit pas de mettre tout bonnement à l'entrée de la vie deux poteaux, portant l'un cette inscription : route du bien, l'autre cet avertissement : route du mal, et de dire à ceux qui se présentent : choisissez ; il faut, comme le Christ, montrer des chemins qui ramènent de la seconde route à la première ceux qui s'étaient laissé tenter par les abords ; et il ne faut pas surtout que le commencement de ces chemins soit trop douloureux, ni paraisse trop impénétrable.

Le christianisme est là avec sa merveilleuse parabole de l'enfant prodigue pour nous conseiller l'indulgence et le pardon. Jésus était plein d'amour pour ces âmes blessées par les passions des hommes, et dont il aimait à panser les plaies en tirant le baume qui devait les guérir des plaies elles-mêmes. Ainsi, il disait à Madeleine : - "il te sera beaucoup remis parce que tu as beaucoup aimé", sublime pardon qui devait éveiller une foi sublime.

Pourquoi nous ferions-nous plus rigides que le Christ ? Pourquoi, nous en tenant obstinément aux opinions de ce monde qui se fait dur pour qu'on le croie fort, rejetterions-nous avec lui des âmes saignantes souvent de blessures par où, comme le mauvais sang d'un malade, s'épanche le mal de leur passé, et n'attendant qu'une main amie qui les panse et leur rende la convalescence du coeur ? C'est à ma génération que je m'adresse, à ceux pour qui les théories de M. De Voltaire n'existent heureusement plus, à ceux qui, comme moi, comprennent que l'humanité est depuis quinze ans dans un de ses plus audacieux élans. La science du bien et du mal est à jamais acquise ; la foi se reconstruit, le respect des choses saintes nous est rendu, et si le monde ne se fait pas tout à fait bon, il se fait du moins meilleur. Les efforts de tous les hommes intelligents tendent au même but, et toutes les grandes volontés s'attellent au même principe : soyons bons, soyons jeunes, soyons vrais ! Le mal n'est qu'une vanité, ayons l'orgueil du bien, et surtout ne désespérons pas. Ne méprisons pas la femme qui n'est ni mère, ni soeur, ni fille, ni épouse. Ne réduisons pas l'estime à la famille, l'indulgence à l'égoïsme. Puisque le ciel est plus en joie pour le repentir d'un pécheur que pour cent justes qui n'ont jamais péché, essayons de réjouir le ciel. Il peut nous le rendre avec usure. Laissons sur notre chemin l'aumône de notre pardon à ceux que les désirs terrestres ont perdus, que sauvera peut-être une espérance divine, et, comme disent les bonnes vieilles femmes quand elles conseillent un remède de leur façon, si cela ne fait pas de bien, cela ne peut pas faire de mal.

Certes, il doit paraître bien hardi à moi de vouloir faire sortir ces grands résultats du mince sujet que je traite ; mais je suis de ceux qui croient que tout est dans peu. L'enfant est petit, et il renferme l'homme ; le cerveau est étroit, et il abrite la pensée ; l'oeil n'est qu'un point, et il embrasse des lieues.





TRÀ HOA NỮ

bản dịch tiếng Việt HẢI NGUYÊN


Chương 3

Ngày 16, lúc một giờ, tôi đến phố Anti.
Từ trên xe, người ta đã nghe những tiếng hô vang của những người bán đấu giá.
Căn phòng đầy những khách hiếu kỳ, Người ta trông thấy ở đây, tất cả những danh vọng của những tội lỗi sang trọng được theo dõi xem xét một cách thâm hiểm bởi vài ba bà lớn. Một lần nữa, những bà này lại lấy cớ đến nơi bán đấu giá để có quyền được nhìn thấy tận mắt cuộc sống của người đàn bà mà họ không bao giờ có dịp thân thiện. Và có lẽ họ cũng đã thèm muốn thầm kín những thú vui dễ dàng cuả người đàn bà ấy.
Bà quận công F.. đi sát bên cô A… - một trong những cô gái giang hồ tân tiến. Bà huân tước T… đang lưỡng lự suy tính mua một dộng sản mà bà Đ… - người đàn bà ngoại tình sang trọng nhất và nổi danh nhất của thời đại – đang bám theo với giá cao. Ông quận công Y… vẫn thường qua Macgơrit để phá một mớ gia sản ở Paris và qua Paris để phá một mớ gia sản ở Mađơrit mà vẫn không tiêu hết được lợi tức hàng năm của mình - vừa tiếp chuyện với bà M… - một trong những con người kể chuyện láu lỉnh nhất, thỉnh thoảng viết lại những điều bà đã nói và ký tên ở những điều bà đã viết - vừa trao đổi những cái nhìn riêng tư với bà N… - người đàn bà đẹp, thường đi dạo ở quảng trường Xăng Êlidê với chiếc áo màu hồng hoặc xanh da trời, có xe riêng với hai con ngựa kéo to lớn, đẹp đẽ mà Tôny đã bán cho với gía mười ngàn frăng và bà đã trả đủ tiền rồi. Cuối cùng, cô R… - chỉ nhờ tài riêng của mình, đã làm cho vốn riêng tăng lên gấp hai lần so với những người đàn bà sang trọng có sẵn của hồi môn, và gấp ba lần so với những người đàn bà khác đã tạo nên cơ nghiệp nhờ nhân tình nhân ngãi – đã có mặt ở đây dù hôm nay trời lạnh, và hẳn không phải cô là người ít được những kẻ khác chú ý đến.
Chúng tôi còn có thể kể ra những chữ đầu tên của nhiều nhân vật khác nữa có mặt trong phòng khách này. Chính họ cũng rất ngạc nhiên khi lại được gặp gỡ nhau tại đây. Nhưng như thế tôi sợ sẽ làm mệt bạn đọc.
Chỉ cần nói, tất cả mọi người đều điên loạn. Trong số những người đàn bà có mặt tại đây, nhiều người đã từng quen biết với người đã chết, nhưng hình như họ không còn nhớ đến nàng nữa.
Người ta cười nói ồn ào. Những kẻ hô bán la chói óc. Trước những bàn đấu gía, những người khách luôn cố gắng một cách vô ích để áp đặt sự yên lặng, điều kiện cần thiết để họ có thể làm việc một cách bình tĩnh. Chưa bao giờ có một cuộc tụ họp phức tạp đến thế, sôi nổi ồn ào đến thế!
Tôi lặng lẽ nhẹ nhàng đi giữa sự náo nhiệt đáng buồn ấy, thầm nghĩ: sự ồn ào này đang diễn ra ngay bên cạnh căn phòng mà người xấu số đã trút hơi thở cuối cùng, và người ta đang bán đồ đạc trong nhà để trả những món nợ của nàng. Tôi đến đây để xem hơn là để mua. Nhìn khuôn mặt những người thầu đứng bán, tôi cảm thấy nét mặt họ rạng rỡ hẳn lên, mỗi khi có món hàng nào đó đạt đến một giá cao mà không ngờ tới.
Những con người lương thiện đã đầu tư trên sự bán mình của người đàn bà trẻ ấy và giờ đây đã thu lợi cả trăm phần. Họ đưa đơn kiện cáo nàng vào những giờ phút nàng hấp hối. Và bây giờ, sau cái chết của nàng, họ lại đến đây để nhận lãnh thành quả từ những tính toán đáng kính của họ, đồng thời nhận những món lãi sinh ra do những món tiền cho vay một cách bỉ ổi của họ.
Người xưa thật chí lý, khi họ đã chọn chung cho những kẻ lái buôn và những tên trộm cướp một vị thần để thờ.
Áo dài, hàng casơmia, đồ nữ trang… bán chạy nhanh chóng không tưởng được. Trong số đó, không có cái gì hợp với tôi cả và tôi đành chờ đợi.
Bỗng nhiên, tôi nghe tiếng hô to: “Một quyển sách, đóng công phu, bìa da, mạ vàng, nhan đề “Manông Lexcô”. Có vài dòng chữ ở trang đầu. Mười frăng”.
- Mười hai! - Một giọng thốt lên, sau một lúc yên lặng khá lâu.
- Mười lăm! – Tôi hô lên.
Tại sao? Tôi không biết, chắc hẳn vì những dòng chữ viết trên cuốn sách đó.
- Mười lăm - Người hô gía lặp lại.
- Ba mươi! Người trả giá đầu tiên nhấn mạnh, vẻ thách thức, tin chắc rằng không ai có thể vượt lên được nữa.
Sự việc trở thành một cuộc đối chọi.
- Ba lăm! – Tôi la lớn.
- Bốn mươi!
- Năm mươi!
- Sáu mươi!
- Một trăm!
Tôi thú thật, nếu muốn gây ấn tượng, tôi đã thành công hoàn toàn. Bởi vì, sau cái giá đó, một sự yên lặng hoàn toàn bao phủ khắp căn phòng. Người ta chăm chú nhìn tôi, để biết cái người đã khăng khăng mua cho kỳ được cuốn sách kia.
Hình như cái giọng tôi hô tiếng cuối cùng đã làm cho đối thủ của tôi không còn nghi ngờ gì nữa: anh ta bỏ cuộc. Thế là tôi phải trả cuốn sách với giá mười lần đắt hơn. Còn anh ta chỉ khẽ nghiêng mình, nói với tôi một cách rất lịch sự, tuy hơi muộn một chút.
- Tôi xin nhường ông.
Không còn ai nói thêm gì nữa. Quyển sách được bán cho tôi. Nhưng tôi ngại một cuộc đương đầu mới mà tôi bắt buộc sẽ phải giữ lòng kiêu hãnh bằng cách làm đau đớn túi tiền của mình. Tôi xin ghi tên rồi đi ra. Chắc chắn những người chứng kiến cảnh tượng đó đã phải tự hỏi rằng tôi bỏ ra một trăm đồng để mua cuốn sách với mục đích gì, trong lúc có thể mua nó ở bất cứ nơi nào khác, với giá cao nhất cũng chỉ đến mười hay mười lăm frăng là cùng.
Một giờ sau, tôi nhờ người đến nhận sách cho mình.
Trên trang đầu của cuốn sách có ghi lời đề tặng cho người tặng sách, nét chữ viết tay rất đẹp. Lời đề tặng chỉ vẻn vẹn mấy chữ sau đây:
Manông gửi Macgơrit – Khiêm tặng.
Dưới ký tên: Acmân Đuyvan.
Người viết muốn nói gì ở các từ “Khiêm tặng”?
Phải chăng Manông đã nhận thấy nơi Macgơrit – Theo như ông Acmân Đuyvan nghĩ – một con người vượt hẳn mình về sự truỵ lạc hoặc về tâm tình?
Giải thích theo ý sau có thể dễ chấp nhận hơn. Bởi vì ý đầu là một sự thẳng thắn khiếm nhã mà Macgơrit không thể đồng ý, mặc dù nàng vẫn tự hiểu mình là người như thế nào.
Tôi lại phải đi, và tôi chỉ bận tâm vào cuốn sách vào buổi tối, khi đi nằm.
Manông Lexcô là một câu chuyện cảm động. Không một chi tiết nào của nó xa lạ đối với tôi. Tuy thế, khi có cuốn sách trong tay, tôi vẫn bị nó lôi cuốn. Tôi mở sách ra và đây là lần thứ một trăm, tôi sống lại với vai chính của tu sĩ Prêvốt. Vai chính này qúa thực, đến nỗi tôi có cảm tưởng như đã quen biết từ lâu. Trong hoàn cảnh mới này, một sự so sánh giữa người trong truyện với Macgơrit đã gây cho tôi những thích thú bất ngờ. Lòng khoan dung của tôi như lớn lên cùng nỗi đau thương của nàng, trở thành như một tình yêu đối với người con gái xấu số mà gia tài để lại đã cho tôi cơ hội có cuốn sách này. Manông trước kia đã chết trong một sa mạc, đúng vậy, nhưng chết trong cánh tay của người đàn ông đã yêu quý nàng với tất cả sự nồng cháy trong tâm hồn. Người này đã đào huyệt cho nàng, tưới lên đó những giọt nước mắt, và chôn vùi luôn ở đó trái tim của mình. Còn Macgơrit, một người con gái tội lỗi như Manông và cũng có thể được trở về với Chúa như Manông, đã chết giữa một sự xa hoa cực độ - nếu như tin vào những gì tôi đã thấy – nhưng lại giữa cái sa mạc của trái tim. Nó khô cằn hơn nhiều, đáng thương xót hơn nhiều so với cái sa mạc trong đó Manông được an nghỉ.
Macgơrit, quả vậy, như tôi được biết qua một số bạn hữu đã chứng kiến những giờ phút cuối cùng của đời nàng, nàng không hề tìm được một sự an ủi thực sự nào ở bên giường bệnh. Trong hai tháng cuối cùng nàng phải chống chọi một sự hấp hối kéo dài, đầy khổ ải, đau thương.
Rồi từ Manông và Macgơrit, tôi lại nghĩ đến những người đàn bà quen biết mà tôi vẫn thường gặp họ vừa đi vừa hát. Họ đang dần dần tiến đến một cái chết đau thương tất yếu, gần như không bao giờ thay đổi.
Những con người khốn khổ! Nếu thương yêu họ là một sai lầm, thì ít ra chúng ta có thể thương xót họ. Các bạn thương xót người mù không bao giờ thấy được ánh sáng của ban ngày, người điếc không bao giờ nghe được âm thanh của tạo vật, người câm không bao giờ cất lên được những tiếng nói của tâm hồn. Nhưng vin vào một cớ e ngại giả tạo, bạn không chịu thương xót sự đui mù của trái tim, sự điếc lác của tâm hồn, sự câm lặng của lương tâm. Và đã làm cho người phụ nữ bị đày đoạ không thể thấy được con đường lương thiện, không thể nghe được tiếng gọi của Chúa và nói lên được ngôn ngữ thuần khiết của tình yêu và đức tin.
Huygô đã tạo nên Mariông Đơloocmơ, Mútxê đã tạo nên Becnơrết, Alecxanđơrơ Đuyma đã tạo nên Phécnăngđơ. Những nhà tư tưởng và thi sĩ, từ ngàn xưa, đã hiến dâng lòng khoan dung cho những người kỹ nữ. Và đôi khi vĩ nhân, bằng tình yêu và ngay cả tên tuổi của mình, đã phục hồi danh dự cho họ. Tôi nhấn mạnh như thế, là bởi vì trong số những bạn đọc của tôi, có nhiều người như đã sẵn sàng vứt cuốn sách này sợ sách này chỉ để ca ngợi tội lỗi và nghề mại dâm, và tuổi đời tác giả, chắc chắn đã góp phần tạo nên nỗi lo sợ này. Nếu ai đó nghĩ vậy, xin hãy vứt bỏ ý nghĩ sai lầm, và hãy tiếp tục đọc cuốn sách nếu chỉ vì ý nghĩa lầm lạc kia cản trở.
Tôi tin chắc một cách đơn giản vào nguyên lý này: Đối với đàn bà không được giáo dục về đạo đức, Thượng Đế hình như luôn luôn mở ra hai con đường mòn để dẫn họ đến đó. Hai con đường mòn này chính là sự đau khổ và tình yêu. Đó là những con đường đầy chông gai. Những người đàn bà nào đi vào sẽ phải trầy da, đổ máu. Nhưng đồng thời họ cũng sẽ để lại trên những gai góc của con đường ấy tất cả các thứ phục sức lộng lẫy nhơ nhuốc. Và họ đi đến đích với sự khoả thân cần thiết, không làm cho người ta phải đỏ mặt trước Chúa.
Những ai được gặp những người đàn bà dũng cảm này, phải nói lại cho tất cả mọi người biết mình đã gặp họ. Bởi vì nói lên sự việc này, tức là chúng ta đã chỉ được con đường nên đi.
Đâu đơn giản là chỉ việc đặt sẵn ngay trước ngưỡng cửa cuộc đời hai tấm bảng, một tấm mang lời chỉ dẫn: “con đường lương thiện” và tấm kia là lời răn đe: “con đường tội ác” rồi nói với những người đến đó: “Hãy lựa chọn đi!” Phải như đấng Kitô, chỉ những con đường dẫn từ con đường thứ hai đến con đường thứ nhất cho những kẻ nào đã bị cám dỗ và nhất là cho thấy: chặng đầu những con đường này không đến nỗi quá chằng chịt gai góc đến nỗi người ta e sợ không dám bước chân vào.
Đạo thiên chúa có một chuyện ngụ ngôn kỳ thú “Thằng con trai hoang phí” để khuyên chúng ta cần khoan hồng và tha thứ. Chúa Giêsu đầy tình thương đối với những tâm hồn đầy thương tích do dục vọng của con người gây ra và Chúa cũng thích băng bó những vết thương, chữa trị nó bằng chính những hương thơm. Người đã rút ra từ nó, để tự nó lành hẳn đi. Đúng như thế. Người ta bảo Mađơlen: “Người sẽ được tha tội nhiều, bởi vì người đã thương yêu”. Sự khoan hồng cao cả sẽ khơi dậy một đức tin cao cả.
Tại sao chúng ta lại cứng rắn hơn Đấng Kitô? Tại sao chúng ta cứ cứng đầu bám chặt những luận điệu của thế giới này, cái thế giới tỏ ra cứng rắn để người ta tưởng nó giàu nghị lực? Tại sao chúng lại đồng ý với nó để xua đuổi những tâm hồn đang bị rỉ máu vì những vết thương do tội lỗi của quá khứ gây nên, những tâm hồn chỉ chờ đợi được một bàn tay thân ái đến băng bó, giúp họ lấy lại được sự an lành của trái tim?
Tôi đang nói chuyện với những người cùng thế hệ với tôi - thế hệ mà những lý thuyết của ông Vônte, may mắn thay không còn nữa! - Với những người, cũng hiểu như tôi rằng nhân loại từ mười lăm năm nay đang lấy đà tiến lên, lao tới một cách can cường. Ý thức về thiện và ác đã được phân minh. Đức tin được xây dựng lại, sự tôn kính những gì thiêng liêng được trả lại. Và thế giới này, nếu không phải là hoàn toàn tốt đẹp, thì ít ra nó cũng đang dần dần trở nên tốt đẹp hơn. Những nỗ lực của tất cả con người thông minh đều hướng về một mục đích và tất cả những ý chí vĩ đại đều phục tùng một nguyên tắc: “phải tốt, phải trẻ, phải thực!”. Tôi ác chỉ là một điều hư ảo. Hãy giữ lòng tự trọng về điều thiện. Và nhất là không được thất vọng. Đừng khinh bỉ những người đàn bà không được làm mẹ, làm thiếu nữ, làm vợ. Không nên thu hẹp tình thương hạn chế chỉ trong gia đình, đừng biến lòng khoan dung thành tính ích kỷ. Bởi vì, thiên đường sẽ vui sướng trước sự hối cải của một người tội lỗi còn hơn cả khi tiếp nhận một trăm người lương thiện không hề phạm tội bao giờ. Chúng ta hãy nỗ lực làm cho thiên đường vui hơn và chắc chắn chúng ta sẽ được đền bù xứng đáng. Hãy để lại trên những con đường chúng ta đi lòng khoan dung cho tất cả những kẻ mà dục vọng trên cõi đời đã làm hư hỏng. Và có thể họ sẽ may mắn được cứu thoát bở một hy vọng thiêng liêng. Những bà già tốt bụng thường bảo, khi khuyên dùng một thứ thuốc nào đó do các bà tìm ra: “Nếu nó không làm lành bệnh, thì nó cũng không làm cho bệnh nặng thêm”. Lòng khoan dung của chúng ta cũng vậy, nếu nó không đem lại được điều tốt lành cho ai, thì cũng chẳng hại ai.
Thực vậy, tôi có vẻ táo bạo khi muốn đưa ra những kết luận to lớn từ một đề tài nhỏ bé. Nhưng tôi là một trong những người tin rằng: “Cái tất cả nằm trong cái nhỏ bé”. Đứa bé, tuy nhỏ tuổi nhưng đã hàm chứa trong nó một người lớn rồi. Bộ não tuy hẹp, nhưng đã che chở được tư tưởng. Con mắt tuy chỉ như một điểm nhỏ, nhưng đã ôm trùm vạn dặm.


viethoaiphuong
#5 Posted : Saturday, April 3, 2010 12:17:11 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)



LA DAME AUX CAMÉLIAS

CHAPITRE 4


Deux jours après, la vente était complètement terminée. Elle avait produit cent cinquante mille francs.

Les créanciers s'en étaient partagé les deux tiers, et la famille, composée d'une soeur et d'un petit-neveu, avait hérité du reste.

Cette soeur avait ouvert de grands yeux quand l'homme d'affaires lui avait écrit qu'elle héritait de cinquante mille francs.

Il y avait six ou sept ans que cette jeune fille n'avait vu sa soeur, laquelle avait disparu un jour sans que l'on sût, ni par elle ni par d'autres, le moindre détail sur sa vie depuis le moment de sa disparition.

Elle était donc arrivée en toute hâte à Paris, et l'étonnement de ceux qui connaissaient Marguerite avait été grand quand ils avaient vu que son unique héritière était une grosse et belle fille de campagne qui jusqu'alors n'avait jamais quitté son village.

Sa fortune se trouva faite d'un seul coup, sans qu'elle sût même de quelle source lui venait cette fortune inespérée.

Elle retourna, m'a-t-on dit depuis, à sa campagne, emportant de la mort de sa soeur une grande tristesse que compensait néanmoins le placement à quatre et demi qu'elle venait de faire.

Toutes ces circonstances répétées dans Paris, la ville mère du scandale, commençaient à être oubliées et j'oubliais même à peu près en quoi j'avais pris part à ces événements, quand un nouvel incident me fit connaître toute la vie de Marguerite et m'apprit des détails si touchants, que l'envie me prit d'écrire cette histoire et que je l'écris.

Depuis trois ou quatre jours l'appartement, vide de tous ses meubles vendus, était à louer, quand on sonna un matin chez moi.

Mon domestique, ou plutôt mon portier qui me servait de domestique, alla ouvrir et me rapporta une carte, en me disant que la personne qui la lui avait remise désirait me parler.

Je jetai les yeux sur cette carte et j'y lus ces deux mots : Armand Duval. je cherchai où j'avais déjà vu ce nom, et je me rappelai la première feuille du volume de Manon Lescaut. que pouvait me vouloir la personne qui avait donné ce livre à Marguerite ? Je dis de faire entrer tout de suite celui qui attendait.

Je vis alors un jeune homme blond, grand, pâle, vêtu d'un costume de voyage qu'il semblait ne pas avoir quitté depuis quelques jours et ne s'être même pas donné la peine de brosser en arrivant à Paris, car il était couvert de poussière.

M Duval, fortement ému, ne fit aucun effort pour cacher son émotion, et ce fut des larmes dans les yeux et un tremblement dans la voix qu'il me dit :

- Monsieur, vous excuserez, je vous prie, ma visite et mon costume ; mais outre qu'entre jeunes gens on ne se gêne pas beaucoup, je désirais tant vous voir aujourd'hui, que je n'ai pas même pris le temps de descendre à l'hôtel où j'ai envoyé mes malles et je suis accouru chez vous craignant encore, quoiqu'il soit de bonne heure, de ne pas vous rencontrer.

Je priai M. Duval de s'asseoir auprès du feu, ce qu'il fit tout en tirant de sa poche un mouchoir avec lequel il cacha un moment sa figure.

- Vous ne devez pas comprendre, reprit-il en soupirant tristement, ce que vous veut ce visiteur inconnu, à pareille heure, dans une pareille tenue et pleurant comme il le fait. Je viens tout simplement, monsieur, vous demander un grand service.

- Parlez, monsieur, je suis tout à votre disposition ?

- Vous avez assisté à la vente de Marguerite Gautier ?

A ce mot, l'émotion dont ce jeune homme avait triomphé un instant fut plus forte que lui, et il fut forcé de porter les mains à ses yeux.

- Je dois vous paraître bien ridicule, ajouta-t-il, excusez-moi encore pour cela, et croyez que je n'oublierai jamais la patience avec laquelle vous voulez bien m'écouter.

- Monsieur, répliquai-je, si le service que je parais pouvoir vous rendre doit calmer un peu le chagrin que vous éprouvez, dites-moi vite à quoi je puis vous être bon, et vous trouverez en moi un homme heureux de vous obliger.

La douleur de M. Duval était sympathique, et malgré moi j'aurais voulu lui être agréable.

Il me dit alors : - Vous avez acheté quelque chose à la vente de Marguerite ?

- Oui, monsieur, un livre.

- Manon Lescaut ?

- Justement.

- Avez-vous encore ce livre ?

- Il est dans ma chambre à coucher.

Armand Duval, à cette nouvelle, parut soulagé d'un grand poids et me remercia comme si j'avais déjà commencé à lui rendre un service en gardant ce volume.

Je me levai alors, j'allai dans ma chambre prendre le livre et je le lui remis.

- C'est bien cela, fit-il en regardant la dédicace de la première page et en feuilletant, c'est bien cela.

Et deux grosses larmes tombèrent sur les pages.

- Eh bien, monsieur, dit-il en relevant la tête sur moi, en n'essayant même plus de me cacher qu'il avait pleuré et qu'il était près de pleurer encore, tenez-vous beaucoup à ce livre ?

- Pourquoi, monsieur ?

- Parce que je viens vous demander de me le céder.

- Pardonnez-moi ma curiosité, dis-je alors ; mais c'est donc vous qui l'avez donné à Marguerite Gautier ?

- C'est moi-même.

- Ce livre est à vous, monsieur, reprenez-le, je suis heureux de pouvoir vous le rendre.

- Mais, reprit M. Duval avec embarras, c'est bien le moins que je vous en donne le prix que vous l'avez payé.

- Permettez-moi de vous l'offrir. Le prix d'un seul volume dans une vente pareille est une bagatelle, et je ne me rappelle plus combien j'ai payé celui-ci.

- Vous l'avez payé cent francs.

- C'est vrai, fis-je embarrassé à mon tour, comment le savez-vous ?

- C'est bien simple, j'espérais arriver à Paris à temps pour la vente de Marguerite, et je ne suis arrivé que ce matin. Je voulais absolument avoir un objet qui vînt d'elle et je courus chez le commissaire-priseur lui demander la permission de visiter la liste des objets vendus et des noms des acheteurs. Je vis que ce volume avait été acheté par vous, je me résolus à vous prier de me le céder, quoique le prix que vous y aviez mis me fît craindre que vous n'eussiez attaché vous-même un souvenir quelconque à la possession de ce volume.

En parlant ainsi, Armand paraissait évidemment craindre que je n'eusse connu Marguerite comme lui l'avait connue.

Je m'empressai de le rassurer.

- Je n'ai connu Mademoiselle Gautier que de vue, lui dis-je ; sa mort m'a fait l'impression que fait toujours sur un jeune homme la mort d'une jolie femme qu'il avait du plaisir à rencontrer. J'ai voulu acheter quelque chose à sa vente et je me suis entêté à renchérir sur ce volume, je ne sais pourquoi, pour le plaisir de faire enrager un monsieur qui s'acharnait dessus et semblait me défier de l'avoir. Je vous le répète donc, monsieur, ce livre est à votre disposition et je vous prie de nouveau de l'accepter pour que vous ne le teniez pas de moi comme je le tiens d'un commissaire-priseur, et pour qu'il soit entre nous l'engagement d'une connaissance plus longue et de relations plus intimes.

- C'est bien, monsieur, me dit Armand en me tendant la main et en serrant la mienne, j'accepte et je vous serai reconnaissant toute ma vie.

J'avais bien envie de questionner Armand sur Marguerite, car la dédicace du livre, le voyage du jeune homme, son désir de posséder ce volume piquaient ma curiosité ; mais je craignais en questionnant mon visiteur de paraître n'avoir refusé son argent que pour avoir le droit de me mêler de ses affaires.

On eût dit qu'il devinait mon désir, car il me dit : - Vous avez lu ce volume ?

- En entier.

- Qu'avez-vous pensé des deux lignes que j'ai écrites ?

- J'ai compris tout de suite qu'à vos yeux la pauvre fille à qui vous aviez donné ce volume sortait de la catégorie ordinaire, car je ne voulais pas ne voir dans ces lignes qu'un compliment banal.

- Et vous aviez raison, monsieur. Cette fille était un ange. Tenez, me dit-il, lisez cette lettre.

Et il me tendit un papier qui paraissait avoir été relu bien des fois.

Je l'ouvris, voici ce qu'il contenait : - " mon cher Armand, j'ai reçu votre lettre, vous êtes resté bon et j'en remercie Dieu. Oui, mon ami, je suis malade, et d'une de ces maladies qui ne pardonnent pas ; mais l'intérêt que vous voulez bien prendre encore à moi diminue beaucoup ce que je souffre. Je ne vivrai sans doute pas assez longtemps pour avoir le bonheur de serrer la main qui a écrit la bonne lettre que je viens de recevoir et dont les paroles me guériraient, si quelque chose pouvait me guérir. Je ne vous verrai pas, car je suis tout près de la mort, et des centaines de lieues vous séparent de moi. Pauvre ami ! Votre Marguerite d'autrefois est bien changée, et il vaut peut-être mieux que vous ne la revoyiez plus que de la voir telle qu'elle est. Vous me demandez si je vous pardonne ; oh ! De grand coeur, ami, car le mal que vous avez voulu me faire n'était qu'une preuve de l'amour que vous aviez pour moi. Il y a un mois que je suis au lit, et je tiens tant à votre estime que chaque jour j'écris le journal de ma vie, depuis le moment où nous nous sommes quittés jusqu'au moment où je n'aurai plus la force d'écrire. Si l'intérêt que vous prenez à moi est réel, Armand, à votre retour, allez chez Julie Duprat. Elle vous remettra ce journal. Vous y trouverez la raison et l'excuse de ce qui s'est passé entre nous. Julie est bien bonne pour moi ; nous causons souvent de vous ensemble. Elle était là quand votre lettre est arrivée, nous avons pleuré en la lisant. Dans le cas où vous ne m'auriez pas donné de vos nouvelles, elle était chargée de vous remettre ces papiers à votre arrivée en France. Ne m'en soyez pas reconnaissant. Ce retour quotidien sur les seuls moments heureux de ma vie me fait un bien énorme, et si vous devez trouver dans cette lecture l'excuse du passé, j'y trouve, moi, un continuel soulagement. Je voudrais vous laisser quelque chose qui me rappelât toujours à votre esprit, mais tout est saisi chez moi, et rien ne m'appartient. Comprenez-vous, mon ami ? Je vais mourir, et de ma chambre à coucher j'entends marcher dans le salon le gardien que mes créanciers ont mis là pour qu'on n'emporte rien et qu'il ne me reste rien dans le cas où je ne mourrais pas. Il faut espérer qu'ils attendront la fin pour vendre. Oh ! Les hommes sont impitoyables ! Ou plutôt, je me trompe, c'est Dieu qui est juste et inflexible. Eh bien, cher aimé, vous viendrez à ma vente, et vous achèterez quelque chose, car si je mettais de côté le moindre objet pour vous et qu'on l'apprît, on serait capable de vous attaquer en détournement d'objets saisis. Triste vie que celle que je quitte ! "que Dieu serait bon, s'il permettait que je vous revisse avant de mourir ! Selon toutes probabilités, adieu, mon ami ; pardonnez-moi si je ne vous en écris pas plus long, mais ceux qui disent qu'ils me guériront m'épuisent de saignées, et ma main se refuse à écrire davantage. Marguerite Gautier." En effet, les derniers mots étaient à peine lisibles.

Je rendis cette lettre à Armand qui venait de la relire sans doute dans sa pensée comme moi je l'avais lue sur le papier, car il me dit en la reprenant : - Qui croirait jamais que c'est une fille entretenue qui a écrit cela !

Et tout ému de ses souvenirs, il considéra quelque temps l'écriture de cette lettre qu'il finit par porter à ses lèvres.

- Et quand je pense, reprit-il, que celle-ci est morte sans que j'aie pu la revoir et que je ne la reverrai jamais ; quand je pense qu'elle a fait pour moi ce qu'une soeur n'eût pas fait, je ne me pardonne pas de l'avoir laissée mourir ainsi. Morte ! Morte ! En pensant à moi, en écrivant et en disant mon nom, pauvre chère Marguerite !

Et Armand, donnant un libre cours à ses pensées et à ses larmes, me tendait la main et continuait : - On me trouverait bien enfant, si l'on me voyait me lamenter ainsi sur une pareille morte ; c'est que l'on ne saurait pas ce que je lui ai fait souffrir à cette femme, combien j'ai été cruel, combien elle a été bonne et résignée. Je croyais qu'il m'appartenait de lui pardonner, et aujourd'hui, je me trouve indigne du pardon qu'elle m'accorde. Oh ! Je donnerais dix ans de ma vie pour pleurer une heure à ses pieds.

Il est toujours difficile de consoler une douleur que l'on ne connaît pas, et cependant j'étais pris d'une si vive sympathie pour ce jeune homme, il me faisait avec tant de franchise le confident de son chagrin, que je crus que ma parole ne lui serait pas indifférente, et je lui dis :

- N'avez-vous pas des parents, des amis ? Espérez, voyez-les, et ils vous consoleront, car moi je ne puis que vous plaindre.

- C'est juste, dit-il en se levant et en se promenant à grands pas dans ma chambre, je vous ennuie. Excusez-moi, je ne réfléchissais pas que ma douleur doit vous importer peu, et que je vous importune d'une chose qui ne peut et ne doit vous intéresser en rien.

- Vous vous trompez au sens de mes paroles, je suis tout à votre service ; seulement je regrette mon insuffisance à calmer votre chagrin.

Si ma société et celle de mes amis peuvent vous distraire, si enfin vous avez besoin de moi en quoi que ce soit, je veux que vous sachiez bien tout le plaisir que j'aurai à vous être agréable.

- Pardon, pardon, me dit-il, la douleur exagère les sensations. Laissez-moi rester quelques minutes encore, le temps de m'essuyer les yeux, pour que les badauds de la rue ne regardent pas comme une curiosité ce grand garçon qui pleure. Vous venez de me rendre bien heureux en me donnant ce livre ; je ne saurai jamais comment reconnaître ce que je vous dois.

- En m'accordant un peu de votre amitié, dis-je à Armand, et en me disant la cause de votre chagrin. On se console en racontant ce qu'on souffre.

- Vous avez raison ; mais aujourd'hui j'ai trop besoin de pleurer, et je ne vous dirais que des paroles sans suite. Un jour, je vous ferai part de cette histoire, et vous verrez si j'ai raison de regretter la pauvre fille. Et maintenant, ajouta-t-il en se frottant une dernière fois les yeux et en se regardant dans la glace, dites-moi que vous ne me trouvez pas trop niais, et permettez-moi de revenir vous voir.

Le regard de ce jeune homme était bon et doux ; je fus au moment de l'embrasser.

Quant à lui, ses yeux commençaient de nouveau à se voiler de larmes ; il vit que je m'en apercevais, et il détourna son regard de moi.

- Voyons, lui dis-je, du courage.

- Adieu, me dit-il alors.

Et faisant un effort inouï pour ne pas pleurer, il se sauva de chez moi plutôt qu'il n'en sortit.

Je soulevai le rideau de ma fenêtre, et je le vis remonter dans le cabriolet qui l'attendait à la porte ; mais à peine y était-il qu'il fondit en larmes et cacha son visage dans son mouchoir.





TRÀ HOA NỮ

bản dịch tiếng Việt HẢI NGUYÊN


Chương 4

Hai ngày sau, người ta đã bán sạch tất cả. Tổng số tiền thu được lên đến một trăm năm mươi ngàn frăng.
Những chủ nợ cùng chia nhau hai phần ba. Số còn lại được giao cho gia đình, gồm một em trai và một cháu trai.
Cô em này mở tròn đôi mắt, khi người có trách nhiệm đến báo tin cho biết: cô được một gia tài là năm mươi ngàn frăng.
Cách sáu bảy năm rồi, cô gái nhỏ này không gặp lại chị. Người chị này, một ngày nọ, đã biến mất, không biết đi nơi nào. Không ai nhận được tin tức gì về người chị, từ sau ngày người chị ra đi.
Nhận được tin, cô em vội vã đến Paris. Những người quen biết Macgơrit rất đỗi ngạc nhiên khi được biết rằng người độc nhất thừa hưởng gia sản kia là một cô gái mập chắc xinh đẹp, sinh sống ở nông thôn, chưa bao giờ đi xa khỏi làng.
Tài sản không hề mong ước bỗng dưng đến. Cô không hiểu ngọn ngành vào đâu cả.
Người ta cho hay cô em đã lại trở về nông thôn, đem theo một nỗi buồn sâu sắc về cái chết của người chị, nhưng ít nhất cũng được bù đắp phần nào, tiền lãi của số vốn thừa hưởng.
Tất cả những trường hợp đó lặp đi lặp lại ở Pariss, thành phố mẹ của tội lỗi và ô nhục, bắt đầu bị lãng quên dần. Và tôi cũng quên dần đi việc tôi đã tham dự vào biến cố đó như thế nào, cho đến khi một điều bất ngờ mới làm cho tôi biết được cuộc đời của Macgơrit với tất cả những chi tiết hết sức cảm động. Và sự xúc động đã thúc giục tôi phải viết lại câu chuyện này.
Đồ đạc đã bán sạch từ bốn năm ngày rồi. Gian phòng trống rỗng được dùng để cho thuê.
Bỗng nhiên một sáng, có kẻ đến gõ cửa nhà tôi.
Người giúp việc, đúng hơn là người gác kiêm cả ngươi giúp việc trong nhà, ra mở cửa rồi đem vào cho tôi một tấm danh thiếp, nói người đưa danh thiếp muốn nói chuyện với tôi.
Tôi nhìn tấm danh thiếp thấy dòng chữ; Acmân đuyvan.
Hình như tôi đã thấy cái tên này ở đâu rồi.Và tôi đã nhớ ra: trong trang đầu của cuốn sách Manông lexcô.
Con người tặng sách cho Macgơrit muốn nói gì với tôi? Tôi cho mời người khách lạ ấy vào tức khắc.
Đó là một người đàn ông trẻ, tóc hung hung, dáng to lớn, da hơi xanh, mặc một bộ đồ đi đường đầy bụi bặm, hình như đã vài ba ngày rồi chưa thay và cũng không buồn cho chải lại sau khi đã đến Paris.
Đuyvan rất xúc động, và cũng không cố che giấu sự xúc động của mình. Với đôi mắt đẫm lệ, giọng run run, anh ta nói với tôi:
- Thưa ông, xin ông thứ lỗi cho về việc tôi đến thăm ông hôm nay, với cách ăn mặc như thế này. Nhưng tôi cũng tin rằng giữa những người trẻ tuổi, chúng ta có thể thông cảm cho nhau dễ dàng. Hôm nay, tôi rất mong muốn được gặp ông, đến nỗi tôi không có thì giờ để đến khách sạn, dù tôi đã gửi hành lý đến đó rồi. Tôi chạy gấp đến đây, tuy còn sớm nhưng vẫn cứ lo không gặp được ông.
Tôi yêu cầu Đuyvan ngồi lại bên lò sưởi. Anh làm theo và rút khăn tay ra đưa lên cho khuất mặt trong chốc lát.
- Chắc ông không hiểu được – anh ta vừa nói vừa thở ra buồn bã - một người khách lạ như tôi, đến đây giờ này, với cách ăn mặc như thế này, và lại khóc như thế này, để mong nhờ ông một việc gì. Thưa ông, tôi đến đây, tình thực chỉ để nhờ ông giúp cho một việc quan trọng.
- Ông cứ nói, tôi sẵn sàng tiếp nhận ý kiến của ông.
- Ông có đến tham dự cuộc bán đấu giá tài sản của Macgơrit Gôchiê?
Nói tới đó, sự xúc động mà người đàn ông trẻ đã dằn được trong giây lát vụt mạnh hơn anh ta, và anh buộc phải đưa hai bàn tay lên để che mắt.
- Tôi có vẻ đáng buồn cười quá!- Anh ta nói – Xin lỗi ông, và xin ông tin cho là chẳng bao giờ tôi có thể quên sự nhẫn nại mà ông đã có khi chịu khó nghe tôi.
- Thưa ông, - tôi đáp - Nếu tôi có thể giúp được điều gì đó để giảm đi một ít sự đau khổ của ông, ông cứ nói cho tôi biết. Tôi sẽ rất sung sướng khi giúp đỡ ông.
Nỗi đau khổ của Đuyvan thật đáng thương cảm, và mặc dù chưa biết mọi chuyện thế nào, tôi vẫn muốn được giúp anh.
Anh ta nói tiếp:
- Ông có mua gì tại cuộc bán đấu giá tài sản của Macgơrit?
- Thưa ông, có: một cuốn sách.
- Manông Lexcô?
- Đúng vậy.
- Ông còn giữ cuốn sách đó?
- Tôi để trong phòng ngủ của mình.
Nghe thấy thế. Acmân Đuyvan như nhẹ hẳn một gánh nặng, và cảm ơn tôi. Chừng như tôi đã giúp ích cho anh nhiều vì đã giữ lại cuốn sách.
Tôi liền đứng dậy, vào phòng lấy sách đem ra và đưa cho anh ta.
- Chính nó đây rồi! – Anh vừa nói, vừa nhìn lời đề tặng ở trang đầu, giở từng trang và nói tiếp. – Chính đây rồi!
Hai giọt nước mắt lớn nhỏ lên những trang giấy.
- Ôi! Thưa ông. – Anh ta ngẩng đầu lên nhìn tôi, không hề có ý giấu những giọt lệ và như còn muốn khóc thêm nữa là khác – ông có cần cuốn sách này lắm không?
- Thưa ông, thế nào?
- Vì tôi đến đây để xin ông nhượng lại cho tôi.
- Xin ông tha cho sự tò mò của tôi – tôi nói – Chính ông là người đã tặng cuốn sách này cho cô Macgơrit Gôchiê?
- Vâng, chính tôi.
- Thưa ông, cuốn sách này là của ông. Ông hãy nhận lại. Tôi sung sướng được trả nó lại cho ông.
Nhưng – Đuyvan hơi bối rối - vậy ít nhất, ông vui lòng cho tôi hoàn lại số tiền ông đã mua.
- Ông cho phép tôi tặng lại. Giá bán một cuốn sách trong một cuộc đấu giá như thế chẳng là bao. Và tôi cũng không nhớ rõ tôi đã trả bao nhiêu.
- Ông đã trả một trăm frăng.
- Đúng đấy - đến lượt mình, tôi cảm thấy hơi lúng túng – mà làm thế nào mà ông biết được?
- Cũng đơn giản thôi, thưa ông. Tôi hy vọng đến Paris kịp ngày bán đấu giá tài sản của Macgơrit. Nhưng mãi sáng nay tôi mới đến được. Tôi rất muốn có một vật do nàng để lại. Tôi đã chạy đến người phụ trách cuộc bán đấu giá để xin phép xem danh sách những vật đã bán và tên những người mua. Tôi thấy cuốn sách này ông mua và quyết định đến xin ông vui lòng nhượng lại cho, mặc dầu cái giá ông mua đã làm tôi e ngại rằng có thể ông cũng có một kỷ niệm nào đó trong việc mua cuốn sách.
Nói những lời như thế, Acmân tất nhiên e ngại rằng tôi cũng có thể quen biết Macgơrit như anh quen biết nàng.
Tôi vội trấn an anh ta:
- Tôi được biết cô Macgơrit chỉ vì đã từng gặp mặt thôi. Cái chết của cô gây xúc cảm nơi tôi cũng giống như xúc cảm của một người trai trẻ bao giờ cũng có khi hay tin về cái chết của một người đàn bà đẹp mà mình đã từng gặp mặt. Tôi muốn mua một cái gì đó của Macgơrit trong ngày bán đấu giá, và đã nhất quyết mua cho kỳ được cuốn sách này. Tôi không biết tại sao, chắc tại muốn trêu tức một anh chàng cứ cố leo giá như thách thức tôi tranh giành cuốn sách. Bởi thế, thưa ông, tôi xin nhắc lại rằng cuốn sách này là của ông. Xin ông hãy nhận lấy nó từ tay tôi không phải như tôi đã nhận nó từ tay người bán đấu giá. Mà hãy xem nó như vật cam kết cho một sự quen biết lâu dài hơn, sự liên hệ thân thiết hơn giữa chúng ta.
Thưa ông, ông tốt quá! – Đuyvan nắm chặt tay tôi – Tôi xin nhận và tôi sẽ biết ơn ông suốt đời.
Tôi muốn hỏi thêm Acmân về Macgơrit. Bởi vì lời đề tặng trong cuốn sách, chuyến đi của người con trai đó, nhiệt tình tìm lại cho được cuốn sách ở anh đã kích thích tính tò mò nơi tôi. Nhưng tôi sợ hỏi như thế làm cho Đuyvan hiểu nhầm là tôi đã từ chối không nhận tiền để có quyền xen vào việc riêng tư của anh.
Hình như đoán được ý của tôi, Đuyvan hỏi:
- Ông đã đọc cuốn sách này?
- Đọc hết cả.
- Ông nghĩ gì về hai dòng chữ tôi đã viết?
- Tôi hiểu ngay rằng người con gái đáng thương mà ông đã tặng cuốn sách không thuộc hạng tầm thường. Tôi không thể nào xem những dòng chữ đó chỉ là những lời khen sáo nhạt.
- Thưa ông, ông có lý. Người con gái đó đúng là một thiên thần. Đây, xin ông đọc bức thư này.
Và anh ta đưa cho tôi một tờ giấy, hình như nó đã được đọc đi đọc lại nhiều lần.
Tôi mở ra. Nội dung tờ giấy như sau:
“Anh Acmân thân mến, em đã nhận được thư anh. Anh vẫn đối tốt với em và em xin cảm ơn thượng đế vì điều này. Vâng, anh yêu quý, em đang lâm bệnh, một căn bệnh ngặt nghèo. Nhưng sự quan tâm của anh đã làm giảm đi nhiều nỗi đau đớn của em. Chắc em sẽ không còn sống được bao lâu nữa để mà được cái hạnh phúc nắm chặt lấy bàn tay đã viết lá thư rất cảm động em vừa nhận được. Những lời lẽ trong thư có thể làm cho em lành bệnh, nếu bệnh của em là căn bệnh có thể chữa lành. Em sẽ không được gặp lại anh, bởi vì, em đã đứng bên cái chết rồi, mà giờ đây em và anh lại đứng cách xa nhau đến trăm ngàn dặm. Anh Đuyvan ơi! Em Macgơrit của anh ngày xưa đã thay đổi nhiều rồi. Thà rằng anh đừng gặp em nữa còn hơn là phải gặp em trong lúc này. Anh hỏi em có tha lỗi cho anh không? Ôi! Tâm hồn cao thượng! Người bạn chí thân! Nỗi đau khổ mà anh để em phải chịu đựng chỉ là bằng chứng của tình yêu anh dành cho em mà thôi. Em nằm bệnh đã từ một tháng nay và em yêu quý thiết tha tình yêu của anh, đến nỗi ngày nào em cũng viết nhật ký đời em, bắt đầu từ lúc chún ta xa nhau cho mãi đến lúc nào em không còn đủ sức lực để viết.
Anh Đuyvan ơi! Nếu anh vẫn còn thực sự giữ lòng yêu thương em thì ngày trở về, anh hãy đến nhà Juyli Đupơra, Juyli sẽ trao cho anh cuốn nhật ký ấy. Anh sẽ tìm được trong đó cái lý do của câu chuyện đã xảy ra giữa chúng ta và hiểu mà tha thứ cho em. Juyli đối với em rất tốt. Chúng em thường ngồi nói về anh. Khi thư anh đến, Juyli cũng có mặt tại đó, và chúng em đã vừa khóc vừa đọc thư anh.
Trong trường hợp anh không cho em biết tin tức về anh, Juyli sẽ trao những tờ giấy này lại cho anh, khi anh trở về Pháp. Anh đừng cảm ơn em về tập nhật ký ấy. Sự nhớ lại hàng ngày những giây phút sung sướng độc nhất của đời em đã đem lại cho em một niềm vui rất lớn. Nếu anh tìm thấy lại được trong tập nhật ký sự tha thứ đối với quá khứ thì em lại tìm thấy ở đó một nguồn an ủi vĩnh cửu.
Em muốn để lại cho anh một cái gì đó có thể nhắc mãi hình ảnh em trong tâm trí anh. Nhưng tất cả tài sản của em đã bị tịch thu rồi và không còn một cái gì còn thuộc về em nữa.
Anh có hiểu cho không, người anh yêu quý, em sắp chết, và từ phòng ngủ của em, em đã nghe tiếng chân của người gác trong phòng khách. Những chủ nợ đã thuê người canh giữ ở đó, để không ai có thể vào lấy gì mang đi. Và nếu như em không chết, em cũng sẽ không còn gì cả. Các chủ nợ đang chờ đợi những giây phút cuối cùng của đời em để họ có thể bán đi đồ đạc.
Ôi người đời thật tàn nhẫn! Hay đúng hơn, em đã lầm, chính thượng đế rất công bằng và không thể nào lay chuyển được.
Thôi đành vậy, anh yêu quý, anh hãy đến lúc người ta bán đấu giá, và anh sẽ mua một cái gì đó. Bởi vì, nếu em để dành bất cứ một thứ gì cho anh mà người ta biết được, thì người ta sẽ cho là anh biển thủ đồ đạc bị tịch thu.
Cuộc đời mà em sẽ từ giã thật là bi đát!
Ước gì Thượng Đế sẽ rủ lòng thương! Ước gì Người sẽ cho em gặp lại anh trước khi chết. Nhưng chắc chắn hơn, em xin vĩnh biệt anh, anh yêu quý. Xin anh tha lỗi cho em nếu em không thể viết tiếp được nữa. Những người bảo sẽ chữa em lành bệnh, chỉ làm cho em ngày càng thêm hao mòn vì mất máu thôi, và bàn tay em giờ đây không đủ sức để viết thêm được nữa…
Macgơrit Gôchiê”
Thật vậy, những chữ cuối cùng rất khó đọc. Tôi trả bức thư cho Acmân. Có lẽ anh đã vừa đọc lại trong tâm trí những gì tôi đọc trên tờ giấy. Bởi vì, anh vừa cầm lấy bức thư vừa nói:
- Ai có thể nghĩ rằng một kỹ nữ lại có thể viết được một bức thư như thế.
Xúc động về những kỷ niệm ngày xưa, anh nhìn lại giây lát nét chữ trong thư, và cuối cùng đưa bức thư lên môi, rồi nói tiếp:
- Khi tôi nghĩ Macgơrit chết mà không gặp được tôi và tôi chẳng bao giờ gặp lại nàng, khi tôi nghĩ nàng đã làm cho tôi những gì mà một người chị cũng không làm được, tôi không thể nào tha thứ cho tôi, vì đã bỏ mặc nàng chết như thế.
Cho đến chết! Cho đến chết! Vẫn còn nghĩ đến tôi, vẫn viết cho tôi, và vẫn gọi tên tôi, Macgơrit thân yêu và khốn khổ!
Và Acmân, để cho tư tưởng lẫn nước mắt tự do tuôn trào, đưa tay cho tôi, nói tiếp:
- Người ta cho tôi quá trẻ con, nếu thấy tôi than khóc thế này bởi một người đàn bà đã chết. Vì người ta không thể biết được, tôi đã làm cho người đàn bà đó đau khổ như thế nào, tôi đã tàn ác như thế nào, và nàng đã tốt bụng, chịu đựng, nhẫn nhục như thế nào. Trước đây tôi cứ nghĩ tôi là người tha thứ cho nàng. Thế mà bây giờ đây, tôi cảm thấy tôi không xứng đáng với sự tha thứ mà nàng đã dành cho tôi. Ôi! Tôi sẵn sàng đổi mười năm cuộc sống của tôi để được khóc một giờ dưới chân nàng.
Thật khó an ủi một niềm đau thương mà người ta không biết rõ. Tuy nhiên, vì quá thương cảm một người trai trẻ đã thành thực tâm sự với mình về những nỗi đau khổ riêng tư, tôi nghĩ những lời nói của tôi có lẽ sẽ không đến nỗi lạc lõng, vô ích đối với anh ta và tôi nói:
- Chắc anh cũng có bà con và bạn hữu? Hãy hy vọng lên. Hãy đến thăm họ. Và họ sẽ an ủi anh. Bởi vì tôi, tôi chỉ có thể thương hại cho anh thôi!
- Đúng vậy – anh vừa nói vừa đứng dậy, và đi từng bước dài trong phòng. Tôi làm phiền ông. Xin lỗi ông… Tôi quên rằng sự đau khổ của tôi đã quấy rầy đến ông, và tôi đã làm phiền ông một việc chẳng liên quan và chẳng lợi ích gì cho ông cả.
- Xin ông đừng hiểu lầm lời tôi nói. Tôi sẵn sàng giúp ông tất cả. Chỉ tiếc rằng tôi không biết làm như thế nào để làm dụi nỗi đau khổ của ông. Nếu tôi và những người bạn của tôi có thể giúp ông giải khuây, nếu cuối cùng ông cần đến tôi về bất cứ việc gì, xin ông tin là chúng tôi rất sung sướng được làm vui lòng ông.
- Xin lỗi, xin lỗi ông, sự đau khổ đã làm cho những xúc cảm con người bùng lên một cách quá mức. Ông cho phép tôi ở nán lại vài phút, đủ thời gian để tôi lau khô những giọt nước mắt, để cho những đứa nhỏ ngoài đường phố sẽ không tò mò theo nhìn một thằng con trai lớn tuổi như thế này mà lại còn khóc. Ông vừa làm cho tôi sung sướng khi trao cuốn sách này lại cho tôi. Tôi không biết phải đền đáp ông bằng cách nào.
- Bằng cách chấp nhận cho tôi được làm thân với anh ít nhiều – tôi nói với Acmân – và bằng cách cho phép tôi được biết nguyên nhân sự đau khổ của anh. Người ta sẽ được an ủi khi kể lại cho người khác nghe những đau khổ của mình.
- Ông có lý. Nhưng hôm nay tôi quá cần được khóc. Nếu phải kể, tôi chỉ có thể nói ra những lời lẽ rời rạc, chẳng liên hệ gì với nhau. Một ngày khác tôi sẽ kể lại câu chuyện đó. Ông sẽ thấy tôi có lý hay không khi thương tiếc người con gái ấy. Và giờ đây – anh nói tiếp, vừa lấy tay dụi mắt vừa nhìn mình trong tấm kính lớn – có lẽ ông thấy tôi không đến nỗi ngốc lắm! Xin ông cho phép tôi được trở lại thăm ông.
Cái nhìn của người con trai ấy hiền dịu và trong sáng. Tôi chỉ muốn ôm lấy anh ta mà hôn
Còn anh ta, đôi mắt lại bắt đầu mờ lệ. Biết tôi nhận thấy, anh ta vội nhìn đi chỗ khác.
- Anh ạ - tôi nói – hãy can đảm lên!
- Xin chào ông.
Phải cố gắng đến cực độ để khỏi khóc, anh bước ra, đúng hơn là anh chạy vội vã ra khỏi nhà tôi.
Tôi vén màn cửa sổ và nhìn thấy anh bước lên chiếc xe nhỏ đang chờ trước cửa. Nhưng vừa ngồi vào xe anh đã lấy chiếc khăn tay ra che mặt và oà khóc.




viethoaiphuong
#6 Posted : Tuesday, April 6, 2010 9:53:33 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


LA DAME AUX CAMÉLIAS
CHAPITRE 5

Un assez long temps s'écoula sans que j'entendisse parler d'Armand, mais en revanche il avait souvent été question de Marguerite.

Je ne sais pas si vous l'avez remarqué, il suffit que le nom d'une personne qui paraissait devoir vous rester inconnue ou tout au moins indifférente soit prononcé une fois devant vous, pour que des détails viennent peu à peu se grouper autour de ce nom, et pour que vous entendiez alors tous vos amis vous parler d'une chose dont ils ne vous avaient jamais entretenu auparavant. Vous découvrez alors que cette personne vous touchait presque, vous vous apercevez qu'elle a passé bien des fois dans votre vie sans être remarquée ; vous trouvez dans les événements que l'on vous raconte une coïncidence, une affinité réelles avec certains événements de votre propre existence. Je n'en étais pas positivement là avec Marguerite, puisque je l'avais vue, rencontrée, et que je la connaissais de visage et d'habitudes ; cependant, depuis cette vente, son nom était revenu si fréquemment à mes oreilles, et dans la circonstance que j'ai dite au dernier chapitre, ce nom s'était trouvé mêlé à un chagrin si profond, que mon étonnement en avait grandi, en augmentant ma curiosité.

Il en était résulté que je n'abordais plus mes amis auxquels je n'avais jamais parlé de Marguerite, qu'en disant : - Avez-vous connu une nommée Marguerite Gautier ?

- La dame aux camélias ?

- Justement.

- Beaucoup !

Ces : beaucoup ! étaient quelquefois accompagnés de sourires incapables de laisser aucun doute sur leur signification.

- Eh bien, qu'est-ce que c'était que cette fille-là ? Continuais-je.

- Une bonne fille.

- Voilà tout ?

- Mon dieu ! Oui, plus d'esprit et peut-être un peu plus de coeur que les autres.

- Et vous ne savez rien de particulier sur elle ?

- Elle a ruiné le baron de G...

- Seulement ?

- Elle a été la maîtresse du vieux duc de...

- On le dit : en tous cas, il lui donnait beaucoup d'argent.

Toujours les mêmes détails généraux.

Cependant j'aurais été curieux d'apprendre quelque chose sur la liaison de Marguerite et d'Armand.

Je rencontrai un jour un de ceux qui vivent continuellement dans l'intimité des femmes connues.

Je le questionnai.

- Avez-vous connu Marguerite Gautier ?

Le même beaucoup me fut répondu.

- Quelle fille était-ce ?

- Belle et bonne fille. Sa mort m'a fait une grande peine.

- N'a-t-elle pas eu un amant nommé Armand Duval ?

- Un grand blond ?

- Oui.

- C'est vrai.

- Qu'est-ce que c'était que cet Armand ?

- Un garçon qui a mangé avec elle le peu qu'il avait, je crois, et qui a été forcé de la quitter. On dit qu'il en a été fou.

- Et elle ?

- Elle l'aimait beaucoup aussi, dit-on toujours, mais comme ces filles-là aiment. Il ne faut pas leur demander plus qu'elles ne peuvent donner.

- Qu'est devenu Armand ?

- Je l'ignore. Nous l'avons très peu connu. Il est resté cinq ou six mois avec Marguerite, mais à la campagne. Quand elle est revenue, il est parti.

- Et vous ne l'avez pas revu depuis ?

- Jamais.

Moi non plus je n'avais pas revu Armand. J'en étais arrivé à me demander si, lorsqu'il s'était présenté chez moi, la nouvelle récente de la mort de Marguerite n'avait pas exagéré son amour d'autrefois et par conséquent sa douleur, et je me disais que peut-être il avait déjà oublié avec la morte la promesse faite de revenir me voir.

Cette supposition eût été assez vraisemblable à l'égard d'un autre, mais il y avait eu dans le désespoir d'Armand des accents sincères, et passant d'un extrême à l'autre, je me figurai que le chagrin s'était changé en maladie, et que si je n'avais pas de ses nouvelles, c'est qu'il était malade et peut-être bien mort.

Je m'intéressais malgré moi à ce jeune homme.

Peut-être dans cet intérêt y avait-il de l'égoïsme ; peut-être avais-je entrevu sous cette douleur une touchante histoire de coeur, peut-être enfin mon désir de la connaître était-il pour beaucoup dans le souci que je prenais du silence d'Armand.

Puisque M. Duval ne revenait pas chez moi, je résolus d'aller chez lui. Le prétexte n'était pas difficile à trouver ; malheureusement je ne savais pas son adresse, et parmi tous ceux que j'avais questionnés, personne n'avait pu me la dire.

Je me rendis rue d'Antin. Le portier de Marguerite savait peut-être où demeurait Armand. C'était un nouveau portier. Il l'ignorait comme moi. Je m'informai alors du cimetière où avait été enterrée Mademoiselle Gautier. C'était le cimetière Montmartre.

Avril avait reparu, le temps était beau, les tombes ne devaient plus avoir cet aspect douloureux et désolé que leur donne l'hiver ; enfin, il faisait déjà assez chaud pour que les vivants se souvinssent des morts et les visitassent. Je me rendis au cimetière, en me disant : à la seule inspection de la tombe de Marguerite, je verrai bien si la douleur d'Armand existe encore, et j'apprendrai peut-être ce qu'il est devenu.

J'entrai dans la loge du gardien, et je lui demandai si le 22 du mois de février une femme nommée Marguerite Gautier n'avait pas été enterrée au cimetière Montmartre.

Cet homme feuilleta un gros livre où sont inscrits et numérotés tous ceux qui entrent dans ce dernier asile, et me répondit qu'en effet le 22 février, à midi, une femme de ce nom avait été inhumée.

Je le priai de me faire conduire à la tombe, car il n'y a pas moyen de se reconnaître, sans cicérone, dans cette ville des morts qui a ses rues comme la ville des vivants.

Le gardien appela un jardinier à qui il donna les indications nécessaires et qui l'interrompit en disant : - " Je sais, je sais... oh ! La tombe est bien facile à reconnaître," continua-t-il en se tournant vers moi.

- Pourquoi ? Lui dis-je.

- Parce qu'elle a des fleurs bien différentes des autres.

- C'est vous qui en prenez soin ?

- Oui, monsieur, et je voudrais que tous les parents eussent soin des décédés comme le jeune homme qui m'a recommandé celle-là.

Après quelques détours, le jardinier s'arrêta et me dit : - Nous y voici.

En effet, j'avais sous les yeux un carré de fleurs qu'on n'eût jamais pris pour une tombe, si un marbre blanc portant un nom ne l'eût constaté.

Ce marbre était posé droit, un treillage de fer limitait le terrain acheté, et ce terrain était couvert de camélias blancs.

- Que dites-vous de cela ? Me dit le jardinier.

- C'est très beau.

- Et chaque fois qu'un camélia se fane, j'ai ordre de le renouveler.

- Et qui vous a donné cet ordre ?

- Un jeune homme qui a bien pleuré, la première fois qu'il est venu ; un ancien à la morte, sans doute, car il paraît que c'était une gaillarde, celle-là. On dit qu'elle était très jolie. Monsieur l'a-t-il connue ?

- Oui.

- Comme l'autre, me dit le jardinier avec un sourire malin.

- Non, je ne lui ai jamais parlé.

- Et vous venez la voir ici ; c'est bien gentil de votre part, car ceux qui viennent voir la pauvre fille n'encombrent pas le cimetière.

- Personne ne vient donc ?

- Personne, excepté ce jeune monsieur qui est venu une fois.

- Une seule fois ?

- Oui, monsieur.

- Et il n'est pas revenu depuis ?

- Non, mais il reviendra à son retour.

- Il est donc en voyage ?

- Oui.

- Et vous savez où il est ?

- Il est, je crois, chez la soeur de Mademoiselle Gautier.

- Et que fait-il là ?

- Il va lui demander l'autorisation de faire exhumer la morte, pour la faire mettre autre part.

- Pourquoi ne la laisserait-il pas ici ?

- Vous savez, monsieur, que pour les morts on a des idées. Nous voyons cela tous les jours, nous autres. Ce terrain n'est acheté que pour cinq ans, et ce jeune homme veut une concession à perpétuité et un terrain plus grand ; dans le quartier neuf ce sera mieux.

- Qu'appelez-vous le quartier neuf ?

- Les terrains nouveaux que l'on vend maintenant, à gauche. Si le cimetière avait toujours été tenu comme maintenant, il n'y en aurait pas un pareil au monde ; mais il y a encore bien à faire avant que ce soit tout à fait comme ce doit être.

Et puis les gens sont si drôles.

- Que voulez-vous dire ?

- Je veux dire qu'il y a des gens qui sont fiers jusqu'ici. Ainsi, cette Demoiselle Gautier, il paraît qu'elle a fait un peu la vie, passez-moi l'expression. Maintenant, la pauvre demoiselle, elle est morte ; et il en reste autant que de celles dont on n'a rien à dire et que nous arrosons tous les jours ; eh bien, quand les parents des personnes qui sont enterrées à côté d'elle ont appris qui elle était, ne se sont-ils pas imaginé de dire qu'ils s'opposeraient à ce qu'on la mît ici, et qu'il devait y avoir des terrains à part pour ces sortes de femmes comme pour les pauvres. A-t-on jamais vu cela ? Je les ai joliment relevés, moi ; des gros rentiers qui ne viennent pas quatre fois l'an visiter leurs défunts, qui apportent leurs fleurs eux-mêmes, et voyez quelles fleurs ! Qui regardent à un entretien pour ceux qu'ils disent pleurer, qui écrivent sur leurs tombes des larmes qu'ils n'ont jamais versées, et qui viennent faire les difficiles pour le voisinage. Vous me croirez si vous voulez, monsieur, je ne connaissais pas cette demoiselle, je ne sais pas ce qu'elle a fait ; eh bien, je l'aime, cette pauvre petite, et j'ai soin d'elle, et je lui passe les camélias au plus juste prix. C'est ma morte de prédilection.

Nous autres, monsieur, nous sommes bien forcés d'aimer les morts, car nous sommes si occupés, que nous n'avons presque pas le temps d'aimer autre chose.

Je regardais cet homme, et quelques-uns de mes lecteurs comprendront, sans que j'aie besoin de le leur expliquer, l'émotion que j'éprouvais à l'entendre.

Il s'en aperçut sans doute, car il continua : - On dit qu'il y avait des gens qui se ruinaient pour cette fille-là, et qu'elle avait des amants qui l'adoraient, eh bien, quand je pense qu'il n'y en a pas un qui vienne lui acheter une fleur seulement, c'est cela qui est curieux et triste. Et encore, celle-ci n'a pas à se plaindre, car elle a sa tombe, et s'il n'y en a qu'un qui se souvienne d'elle, il fait les choses pour les autres. Mais nous avons ici de pauvres filles du même genre et du même âge qu'on jette dans la fosse commune, et cela me fend le coeur quand j'entends tomber leurs pauvres corps dans la terre. Et pas un être ne s'occupe d'elles, une fois qu'elles sont mortes ! Ce n'est pas toujours gai, le métier que nous faisons, surtout tant qu'il nous reste un peu de coeur. Que voulez-vous ? C'est plus fort que moi. J'ai une belle grande fille de vingt ans, et quand on apporte ici une morte de son âge je pense à elle, et, que ce soit une grande dame ou une vagabonde, je ne peux pas m'empêcher d'être ému. Mais je vous ennuie sans doute avec mes histoires et ce n'est pas pour les écouter que vous voilà ici. On m'a dit de vous amener à la tombe de Mademoiselle Gautier, vous y voilà ; puis-je vous être bon encore à quelque chose ?

- Savez-vous l'adresse de M. Armand Duval ? Demandai-je à cet homme.

- Oui, il demeure rue de... c'est là du moins que je suis allé toucher le prix de toutes les fleurs que vous voyez.

- Merci, mon ami.

Je jetai un dernier regard sur cette tombe fleurie, dont malgré moi j'eusse voulu sonder les profondeurs pour voir ce que la terre avait fait de la belle créature qu'on lui avait jetée, et je m'éloignai tout triste.

- Est-ce que monsieur veut voir M. Duval ? reprit le jardinier qui marchait à côté de moi.

- Oui.

- C'est que je suis bien sûr qu'il n'est pas encore de retour, sans quoi je l'aurais déjà vu ici.

- Vous êtes donc convaincu qu'il n'a pas oublié Marguerite ?

- Non seulement j'en suis convaincu, mais je parierais que son désir de la changer de tombe n'est que le désir de la revoir.

- Comment cela ?

- Le premier mot qu'il m'a dit en venant au cimetière a été : comment faire pour la voir encore ? Cela ne pouvait avoir lieu que par le changement de tombe, et je l'ai renseigné sur toutes les formalités à remplir pour obtenir ce changement, car vous savez que pour transférer les morts d'un tombeau dans un autre, il faut les reconnaître, et la famille seule peut autoriser cette opération à laquelle doit présider un commissaire de police.

C'est pour avoir cette autorisation que M. Duval est allé chez la soeur de Mademoiselle Gautier et sa première visite sera évidemment pour nous.

Nous étions arrivés à la porte du cimetière ; je remerciai de nouveau le jardinier en lui mettant quelques pièces de monnaie dans la main et je me rendis à l'adresse qu'il m'avait donnée.

Armand n'était pas de retour.

Je laissai un mot chez lui, le priant de me venir voir dès son arrivée, ou de me faire dire où je pourrais le trouver.

Le lendemain, au matin, je reçus une lettre de Duval, qui m'informait de son retour, et me priait de passer chez lui, ajoutant qu'épuisé de fatigue, il lui était impossible de sortir.


TRÀ HOA NỮ
bản dịch tiếng Việt HẢI NGUYÊN
Chương 5

Một thời gian khá lâu trôi qua. Tôi không nghe nói đến Acmân. Nhưng trái lại tôi thường nghe bàn tán về Macgơrit. Tôi không biết bạn có để ý không: chỉ cần cái tên của một người đúng ra xa lạ với bạn hoặc ít ra không liên can gì đến bạn, được nhắc một lần trước mặt bạn, là những chi tiết liên hệ khác sẽ dần dần đến vây quanh cái tên ấy. Và bạn sẽ nghe tất cả những người quen biết nói về những điều mà trước đây họ không bao giờ nói với mình. Và lúc đó bạn sẽ nhận ra rằng con người đó gần như có mối liên hệ với mình, đã nhiều lần đi qua trong đời mình mà mình không lưu ý. Bạn sẽ tìm thấy những biến cố mà bạn được nghe kể lại một sự trùng hợp, một mối quan hệ mật thiết thực sự với một số biến cố chính của đời bạn.
Trường hợp tôi không hoàn toàn đúng như thế, bởi vì tôi đã thấy nàng, đã biết nàng, đã gặp nàng rất nhiều lần. Tuy nhiên, từ ngày bán đấu gía, tôi thường được nghe nhắc đến tên nàng. Và trong trường hợp tôi vừa nói ở chương vừa qua, cái tên này hoà lẫn trong một niềm đau buồn sâu đậm, làm cho sự ngạc nhiên của tôi cứ lớn dần lên và sự tò mò của tôi cũng tăng lên theo.
Hậu quả là tôi không bao giờ tiếp xúc với một người bạn nào mà không nhắc đến Macgơrit:
- Bạn có biết một người tên Macgơrit Gôchiê không?
- Trà hoa nữ?
- Biết rõ!
Những tiếng “biết rõ” ấy đôi khi đi kèm theo những nụ cười mà người ta không thể không đoán được ý nghĩa của nó.
- Vậy à! Cô gái ấy như thế nào? – Tôi hỏi tiếp.
- Một cô gái tốt bụng.
- Chỉ có thế?
- Chúa ơi! Vâng, đúng thế. Có trí tuệ hơn và có thể có tâm hồn hơn những cô gái khác.
- Anh không biết gì đặc biệt về cô ta sao?
- Cô ta làm phá sản bá tước R…
- Chỉ có thế?
- Cô ta là tình nhân của ông quận công già tên…
- Có đúng cô ta là tình nhân của ông ta không?
- Người ta nói thế. Nhưng dù sao thì ông ta cũng đã chi cho cô ta rất nhiều tiền.
Luôn luôn vẫn những chi tiết đại để như thế.
Tuy nhiên, tôi vẫn tò mò muốn biết chút ít về câu chuyện tình giữa Macgơrit và Acmân.
Một ngày kia, tôi gặp được một trong những người đã sống nhiều trong mối thân tình với những kỹ nữ tên tuổi. Tôi hỏi:
- Anh có biết Macgơrit Gôchiê không?
Cũng vẫn tiếng “biết rõ” được lặp lại.
- Cô gái ấy thế nào?
- Đẹp và hiền lành. Cái chết của cô đã làm tôi đau đớn nhiều.
- Có phải cô ta có một tình nhân tên là Acmân Đuyvan?
- Một anh chàng cao lớn tóc hung?
- Phải.
- Đúng vậy.
- Và Acmân là người thế nào?
- Một anh chàng đã cùng tiêu hết với nàng số tiền ít ỏi của mình, tôi nghĩ vậy. Và sau đó bị bắt buộc phải xa nàng. Người ta bảo anh chàng mê nàng như điếu đổ!
- Còn nàng?
- Người ta cũng bảo nàng yêu hắn lắm. Nhưng anh bạn cũng biết thế nào là tình yêu của những cô gái đó. Không thể đòi hỏi nơi họ đến cái mức mà họ không thể cho được.
- Acmân sau đó thế nào?
- Tôi không biết. Chúng tôi biết rất ít về anh ta. Anh ta sống năm hay sáu tháng với Macgơrit, nhưng ở đồng quê. Khi nàng trở về thì anh ta đã đi rồi
- Và từ đó đến nay anh không gặp lại anh ta?
- Không hề gặp lại.
Tôi cũng vậy.Tôi không gặp lại Acmân. Đến nỗi có lúc tôi tự hỏi rằng phải chăng khi anh ta đi tìm tôi, cái tin mới nhận về cái chết của Macgơrit đã khuyếch đại cả tình yêu ngày trước lẫn sự đau khổ của anh ta? Tôi tự nhủ, có lẽ anh ta đã quên người chết rồi, đồng thời cũng đã quên lời hứa trở lại gặp tôi.
Cái giả thiết ấy có vẻ khá đúng đối với một kẻ khác. Nhưng ở đây, nỗi thất vọng của Acmân rất chân thành. Và đi từ thái cực này đến thái cực khác, tôi lại hình dung sự đau khổ của anh ta đã biến thành căn bệnh và nếu tôi không được tin tức gì của anh ta, chắc hẳn do anh ta bị bệnh, hay cũng có thể anh ta đã chết rồi.
Ngoài ý muốn của mình, tôi vẫn cứ để tâm nghĩ đến người con trai ấy. Có thể có cái gì giống như ích kỷ trong sự lưu tâm đó. Có thể tôi thoáng thấy được trong nỗi đau khổ đó một câu chuyện tâm tình cảm động. Cuối cùng, có thể vì câu chuyện tâm tình đó đã dự phần khá lớn trong niềm lo âu của tôi về sự im lặng của Acmân Đuyvan.
Bởi vì Đuyvan không đến, tôi quyết định đi tìm gặp anh. Tìm ra một duyên cớ, không khó gì. Khốn nỗi, tôi không có địa chỉ. Và trong số tất cả những người tôi gặp hỏi, không một ai biết cả.
Tôi đi đến đường Anti. Người gác cổng của Macgơrit có thể biết Acmân ở đâu. Nhưng đây lại là người gác cổng mới. Anh ta cũng chẳng biết gì hơn tôi. Thế là tôi tìm tới nghĩa trang nơi cô Giôchiê an nghỉ. Đó là nghĩa trang Môngmat.
Thời tiết tháng tư thật đẹp. Những ngôi mộ không còn vẻ đau thương và hiu quạnh như trong mùa đông. Trời đã bắt đầu trở nên ấm áp để những người còn sống nhớ lại và đi thăm viếng những người đã chết. Tôi vừa đi đến nghĩa trang vừa tự nhủ: chỉ cần thăm mộ của Macgơrit, tôi sẽ biết được nỗi đau khổ của Acmân nay có còn không, và tôi có thể sẽ biết được Đuyvan hiện giờ ra sao.
Tôi đi vào căn nhà của người giữ nghĩa trang và hỏi anh ta phải chăng ngày 22 tháng hai có một người đàn bà tên Macgơrit Gôchiê đã được an táng tại nghĩa trang Môngmat.
Người ta lật tìm trong một quyển sổ lớn có ghi tên và đánh số tất cả những người đã đưa vào nơi an nghỉ cuối cùng này và trả lời cho tôi biết, đúng vào buổi trưa ngày 22 tháng hai, một người đàn bà tên là Macgơrit Gôchiê đã được an táng tại đây.
Tôi yêu cầu người giữ nghĩa trang dẫn tôi đến ngôi mộ. Bởi vì đi vào đây mà không có người hướng dẫn thì chắc chắn không khỏi bị lạc giữa cái thành phố những người chết. Ở đây cũng có rất nhiều đường đi lối lại như thành phố của người sống. Người giữ nghĩa trang gọi bác làm vườn, chỉ bảo những điều cần thiết. Nhưng người này đã ngắt lời và nói:
- Tôi biết… Tôi biết… - bác ta quay sang phía tôi và nói tiếp - Nấm mộ ấy dễ tìm lắm.
- Tại sao vậy? – Tôi hỏi.
- Bởi vì nó có những bông hoa khác hẳn những mộ khác.
- Chính ông đã chăm sóc ngôi mộ ấy?
- Thưa ông, vâng. Và tôi ước rằng tất cả những người thân thuộc đều chăm sóc những người đã chết như người con trai đó, người đã gửi gắm ngôi mộ cho tôi.
Sau vài phút đi quanh co, người làm vườn dừng lại và nói với tôi:
- Đây, chúng tôi đã đến nơi.
Quả vậy, dưới mắt tôi là một khoảng đất vuông vức đầy hoa, khiến người ta không thể nghĩ đây là một ngôi mộ, nếu không để ý đến một tấm bia cẩm thạch trắng khắc tên một người.
Tấm bia này dựng thẳng đứng. Một khung lưới sắt bao bọc mảnh đất đã mua làm nấm mộ, mảnh đất phủ đầy hoa trà màu trắng.
- Ông nghĩ gì về ngôi mộ đó? - Người làm vườn hỏi.
- Trông thật đẹp.
- Mỗi khi một cây hoa trà héo đi, tôi được lệnh phải thay ngay cây khác.
- Thế ai ra lệnh đó?
- Một người trai trẻ. Người này đã khóc rất nhiều khi đến đây lần đầu. Hẳn đó là tình nhân của người đã chết. Hình như người chết là một người đàn bà phóng đãng. Người ta bảo cô ta rất đẹp, chắc ông có biết chứ?
- Vâng.
- Cũng như cậu kia? - Người làm vườn nói với một cụ cười láu lỉnh.
- Không, tôi không hề nói chuyện với cô ta lần nào.
- Và giờ đây, ông lại đến thăm cô ấy ở đây. Việc làm của ông thật đáng quý! Bởi vì những kẻ đến đây để thăm người con gái khốn khổ ấy thật quá thưa thớt.
- Vậy không có người nào đến nữa sao?
- Không có người nào cả, trừ chàng trai trẻ đã đến đây một lần.
- Chỉ một lần thôi à?
- Vâng, thưa ông.
- Và từ đó đến nay, anh ta không trở lại nữa?
- Vâng, nhưng anh ta sẽ lại đến khi anh ta trở về.
- Vậy anh ta đã đi xa?
- Vâng.
- Ông có biết anh ta hiện nay ở đâu không?
- Tôi tin chắc anh ta đang ở nhà em gái của cô Giôchiê.
- Làm gì ở đó?
- Anh ta đến đó để xin phép mang người chết dời đi nơi khác.
- Tại sao anh ta không để cô ây nằm ở đây?
- Ông biết, thưa ông, người sống luôn có những ưu tư đối với người chết. Chúng tôi ở đây, ngày nào cũng chứng kiến được điều đó. Mảnh đất này chỉ mua trong thời hạn năm năm. Người con trai đó muốn có một sự nhượng bán vĩnh viễn, và một mảnh đất mới hơn trong khu đất mới. Như thế sẽ tốt hơn.
- Khu đất mới là gì?
- Đó là những mảnh đất mới nằm ở bên trái khu đất này, hiện giờ người ta đang bán. Nếu nghĩa trang này từ xưa luôn luôn được giữ gìn như hiện nay, trên thế giới sẽ không có một nghĩa trang nào có thể so sánh với nó. Nhưng còn lắm việc phải làm, trước khi mọi việc được hoàn toàn như mong muốn. Hơn nữa nhiều người còn ngơ ngác lắm.
- Ông muốn nói gì?
- Tôi muốn nói, có những con người rất tự phụ, ngay cả khi đã đến nơi đây. Ấy vậy, cô Giôchiê này, hình như cô đã sống khá phóng túng, xin ông thứ lỗi cho. Giờ đây, cô gái đáng thương ấy đã chết rồi. Còn bao nhiều cô gái khác mà người ta không nhắc nhở gì đến và chúng tôi ngày nào cũng đem nước đến tưới mộ cho họ. Thế nhưng khi bà con của những người đã an nghỉ bên cạnh cô được biết cô là ai, họ muốn nêu lên ý kiến rằng họ chống đối việc để cô ta nằm ở đây; rằng phải có những mảnh đất dành riêng cho hạng đàn bà như cô ấy, cũng như mảnh đất dành cho những người nghèo khó. Người ta đã bao giờ thấy điều đó ở đâu chưa? Tôi đã nhắc nhẹ cái sai trái của họ, một cách lễ độ, tôi đây…Những người giàu có, một năm không đến đây quá bốn lần để thăm những người chết, và chỉ đem theo những bông hoa đã mua, mà những bông hoa ấy nào có ra gì! Ngay đến việc trả tiền chăm sóc mộ cho những người mà họ giao, họ cũng rất dè dặt. Họ viết lên trên những ngôi mộ ấy những lời than khóc mà họ chưa hề nhỏ ra một giọt nước mắt nào. Rồi chính họ lại đến để làm khó dễ với người láng giềng của người đã chết. Ông hãy tin những điều tôi nói. Tôi không biết cô gái này, tôi không biết cô đã từng làm gì, nhưng tôi thương cô gái bất hạnh ấy. Tôi chăm sóc mộ cô, tôi bán những hoa trà với giá rất phải chăng. Đó là một người chết mà tôi quý mến. Chúng tôi thì, thưa ông, chúng tôi bắt buộc phải thương yêu những người chết. Bởi vì công việc rất bận rộn, chúng tôi gần như không có thì giờ để thương yêu một cái gì khác nữa.
Tôi nhìn bác làm vườn và có lẽ bạn đọc cũng hiểu được sự xúc động của tôi khi nghe những lời người làm vườn nói.
Chắc hẳn người làm vườn thấy được điều đó, nên bác hỏi tiếp:
- Người ta bảo rằng nhiều người phá sản vì cô gái đó. Và cô ta có những tình nhân rất yêu quý cô ta. Thế nhưng khi tôi nghĩ, không một người nào đến đây mua cho cô ta được một cành hoa, thì thật quá lạnh lùng! Tuy thế, cô gái này cũng chưa phải là đáng thương lắm. Bởi vì cô còn có một ngôi mộ và có một người còn nhớ đến cô. Người này đã làm những bổn phận chung cho cả những người khác. Nhưng ở đây, chúng tôi còn có những người con gái khốn khổ cũng cùng hạng và cùng lứa tuổi như cô Giôchiê mà người ta đã ném xuống cái hố công cộng. Tôi đứt ruột mỗi khi nghe tiếng những thi thể đó rớt xuống lòng đất. Và không có một ai đến chăm sóc những người con gái đó, một khi họ đã nằm xuống đây. Nghề của chúng tôi làm thật không có gì để vui, nhất là khi chúng tôi còn một ít lương tâm. Ông nghĩ thế nào? Điều này mạnh hơn tôi quá nhiều. Tôi có một đứa con gái hai mươi tuổi. Mỗi khi người ta đưa đến đây một người chết trạc tuổi con tôi, tôi lại nghĩ đến nó, và mặc cho người đó là một bà lớn hay một cô gái lang thang, tôi cũng không thể nào ngăn được nỗi xúc động.
- Chắc tôi đã làm phiền ông với những mẩu chuyện của tôi. Ông đến đây hẳn không phải để nghe những chuyện như thế. Người ta bảo tôi đưa ông đến mộ cô Giôchiê, tôi đã đưa ông đến nơi. Giờ đây, tôi còn có thể làm gì nữa để giúp ông?
- Ông có biết địa chỉ của Acmân Đuyvan không?
- Có, anh ta ở đường … Chính ở đó. Ít ra, tôi đã đến đó để nhận tiền trả cho tất cả những cây hoa ông thấy đấy.
- Cảm ơn ông.
Tôi nhìn lại lần cuối ngôi mộ đầy hoa. Tôi những muốn nhìn thấu đến chiều sâu ngôi mộ để được trông thấy đất đã làm gì với một con người xinh đẹp mà người ta đã giao phó cho nó. Rồi tôi buồn bã ra về.
- Có phải ông muốn đến gặp Đuyvan không? - Người giữ vườn đi bên cạnh tôi hỏi.
- Vâng.
- Tôi tin chắc anh ta chưa trở về. Bởi vì nếu đã về, thì anh ta đã đến đây rồi.
- Như thế ông đoán chắc anh ta không quên cô Macgơrit?
- Không những tôi tin chắc, mà tôi còn cam đoan rằng Đuyvan muốn dời ngôi mộ chỉ cốt để được nhìn thấy lại cô gái đó.
- Như thế nghĩa là sao?
- Câu đầu tiên anh ta nói với tôi khi đến nghĩa trang là: “Làm thế nào để nhìn thấy mặt nàng?” Chỉ có một cách là dời ngôi mộ đi. Tôi đã hướng dẫn cho anh ta tất cả những thủ tục cần thiết để có thể dời được. Bởi vì ông biết, để chuyển những người chết từ mộ này sang mộ khác, phải được sự cho phép của gia đình và có một cảnh sát trưởng chứng giám. Chính vì để có được giấy phép Đuyvan đã đi tìm đến nhà cô em gái cô Giôchiê. Khi trở về, dĩ nhiên việc đầu tiên của anh ta là đến đây thăm chúng tôi.
Chúng tôi đi đến cổng nghĩa trang. Một lần nữa, tôi cảm ơn ngưòi làm vườn và đặt vào tay bác vài đồng bạc. Sau đó, tôi tìm đến địa chỉ của Acmân Đuyvan mà người làm vườn vừa cho tôi biết.
Acmân vẫn chưa về.
Tôi viết giấy để lại, yêu cầu anh ta khi trở về đến gặp tôi, hoặc cho tôi biết có thể tìm gặp anh ta ở đâu.
Hôm sau, vào buổi sáng, tôi nhận được thư của Đuyvan cho biết anh đã về và mời tôi đến nhà gặp anh. Anh cũng cho biết thêm vì bị mệt đến kiệt sức nên không thể đến tôi được.


viethoaiphuong
#7 Posted : Monday, April 12, 2010 1:09:32 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


LA DAME AUX CAMÉLIAS

CHAPITRE 6

Je trouvai Armand dans son lit.

En me voyant il me tendit sa main brûlante.

- Vous avez la fièvre, lui dis-je.

- Ce ne sera rien, la fatigue d'un voyage rapide, voilà tout.

- Vous venez de chez la soeur de Marguerite ?

- Oui, qui vous l'a dit ?

- Je le sais, et vous avez obtenu ce que vous vouliez ?

- Oui encore ; mais qui vous a informé du voyage et du but que j'avais en le faisant ?

- Le jardinier du cimetière.

- Vous avez vu la tombe ?

C'est à peine si j'osais répondre, car le ton de cette phrase me prouvait que celui qui me l'avait dite était toujours en proie à l'émotion dont j'avais été le témoin, et que chaque fois que sa pensée ou la parole d'un autre le reporterait sur ce douloureux sujet, pendant longtemps encore cette émotion trahirait sa volonté.

Je me contentai donc de répondre par un signe de tête.

- Il en a eu bien soin ? Continua Armand.

Deux grosses larmes roulèrent sur les joues du malade qui détourna la tête pour me les cacher.

J'eus l'air de ne pas les voir et j'essayai de changer la conversation.

- Voilà trois semaines que vous êtes parti, lui dis-je.

Armand passa la main sur ses yeux et me répondit : - Trois semaines juste.

- Votre voyage a été long.

- Oh ! Je n'ai pas toujours voyagé, j'ai été malade quinze jours, sans quoi je fusse revenu depuis longtemps ; mais à peine arrivé là-bas, la fièvre m'a pris et j'ai été forcé de garder la chambre.

- Et vous êtes reparti sans être bien guéri.

- Si j'étais resté huit jours de plus dans ce pays, j'y serais mort.

- Mais maintenant que vous voilà de retour, il faut vous soigner ; vos amis viendront vous voir. Moi, tout le premier, si vous me le permettez.

- Dans deux heures je me lèverai.

- Quelle imprudence !

- Il le faut.

- Qu'avez-vous donc à faire de si pressé ?

- Il faut que j'aille chez le commissaire de police.

- Pourquoi ne chargez-vous pas quelqu'un de cette mission qui peut vous rendre plus malade encore ?

- C'est la seule chose qui puisse me guérir. Il faut que je la voie. Depuis que j'ai appris sa mort, et surtout depuis que j'ai vu sa tombe, je ne dors plus. Je ne peux pas me figurer que cette femme que j'ai quittée si jeune et si belle est morte. Il faut que je m'en assure par moi-même. Il faut que je voie ce que Dieu a fait de cet être que j'ai tant aimé, et peut-être le dégoût du spectacle remplacera-t-il le désespoir du souvenir ; vous m'accompagnerez, n'est-ce pas... si cela ne vous ennuie pas trop ?

- Que vous a dit sa soeur ?

- Rien. Elle a paru fort étonnée qu'un étranger voulût acheter un terrain et faire faire une tombe à Marguerite, et elle m'a signé tout de suite l'autorisation que je lui demandais.

- Croyez-moi, attendez pour cette translation que vous soyez bien guéri.

- Oh ! Je serai fort, soyez tranquille. D'ailleurs je deviendrais fou, si je n'en finissais au plus vite avec cette résolution dont l'accomplissement est devenu un besoin de ma douleur. Je vous jure que je ne puis être calme que lorsque j'aurai vu Marguerite. C'est peut-être une soif de la fièvre qui me brûle, un rêve de mes insomnies, un résultat de mon délire ; mais dussé-je me faire trappiste, comme M. De Rancé, après avoir vu, je verrai.

- Je comprends cela, dis-je à Armand, et je suis tout à vous ; avez-vous vu Julie Duprat ?

- Oui. Oh ! Je l'ai vue le jour même de mon premier retour.

- Vous a-t-elle remis les papiers que Marguerite lui avait laissés pour vous ?

- Les voici.

Armand tira un rouleau de dessous son oreiller, et l'y replaça immédiatement.

- Je sais par coeur ce que ces papiers renferment, me dit-il. Depuis trois semaines je les ai relus dix fois par jour. Vous les lirez aussi, mais plus tard, quand je serai plus calme et quand je pourrai vous faire comprendre tout ce que cette confession révèle de coeur et d'amour. Pour le moment, j'ai un service à réclamer de vous.

- Lequel ?

- Vous avez une voiture en bas ?

- Oui.

- Eh bien, voulez-vous prendre mon passeport et aller demander à la poste restante s'il y a des lettres pour moi ? Mon père et ma soeur ont dû m'écrire à Paris, et je suis parti avec une telle précipitation que je n'ai pas pris le temps de m'en informer avant mon départ. Lorsque vous reviendrez, nous irons ensemble prévenir le commissaire de police de la cérémonie de demain.

Armand me remit son passeport, et je me rendis rue Jean-Jacques-Rousseau.

Il y avait deux lettres au nom de Duval, je les pris et je revins.

Quand je reparus, Armand était tout habillé et prêt à sortir.

- Merci, me dit-il en prenant ses lettres.

- Oui, ajouta-t-il après avoir regardé les adresses, oui, c'est de mon père et de ma soeur. Ils ont dû ne rien comprendre à mon silence.

Il ouvrit les lettres, et les devina plutôt qu'il ne les lut, car elles étaient de quatre pages chacune, et au bout d'un instant il les avait repliées.

- Partons, me dit-il, je répondrai demain.

Nous allâmes chez le commissaire de police, à qui Armand remit la procuration de la soeur de Marguerite.

Le commissaire lui donna en échange une lettre d'avis pour le gardien du cimetière ; il fut convenu que la translation aurait lieu le lendemain, à dix heures du matin, que je viendrais le prendre une heure auparavant, et que nous nous rendrions ensemble au cimetière.

Moi aussi, j'étais curieux d'assister à ce spectacle, et j'avoue que la nuit je ne dormis pas.

A en juger par les pensées qui m'assaillirent, ce dut être une longue nuit pour Armand.

Quand le lendemain à neuf heures j'entrai chez lui, il était horriblement pâle, mais il paraissait calme.

Il me sourit et me tendit la main.

Ses bougies étaient brûlées jusqu'au bout, et, avant de sortir, Armand prit une lettre fort épaisse, adressée à son père, et confidente sans doute de ses impressions de la nuit.

Une demi-heure après nous arrivions à Montmartre.

Le commissaire nous attendait déjà.

On s'achemina lentement dans la direction de la tombe de Marguerite. Le commissaire marchait le premier, Armand et moi nous le suivions à quelques pas.

De temps en temps je sentais tressaillir convulsivement le bras de mon compagnon, comme si des frissons l'eussent parcouru tout à coup. Alors, je le regardais ; il comprenait mon regard et me souriait, mais depuis que nous étions sortis de chez lui, nous n'avions pas échangé une parole.

Un peu avant la tombe, Armand s'arrêta pour essuyer son visage qu'inondaient de grosses gouttes de sueur.

Je profitai de cette halte pour respirer, car moi-même j'avais le coeur comprimé comme dans un étau.

D'où vient le douloureux plaisir qu'on prend à ces sortes de spectacles ! Quand nous arrivâmes à la tombe, le jardinier avait retiré tous les pots de fleurs, le treillage de fer avait été enlevé, et deux hommes piochaient la terre.

Armand s'appuya contre un arbre et regarda.

Toute sa vie semblait être passée dans ses yeux.

Tout à coup une des deux pioches grinça contre une pierre.

A ce bruit Armand recula comme à une commotion électrique, et me serra la main avec une telle force qu'il me fit mal.

Un fossoyeur prit une large pelle et vida peu à peu la fosse ; puis, quand il n'y eut plus que les pierres dont on couvre la bière, il les jeta dehors une à une.

J'observais Armand, car je craignais à chaque minute que ses sensations qu'il concentrait visiblement ne le brisassent ; mais il regardait toujours ; les yeux fixes et ouverts comme dans la folie, et un léger tremblement des joues et des lèvres prouvait seul qu'il était en proie à une violente crise nerveuse.

Quant à moi, je ne puis dire qu'une chose, c'est que je regrettais d'être venu.

Quand la bière fut tout à fait découverte, le commissaire dit aux fossoyeurs : - Ouvrez.

Ces hommes obéirent, comme si c'eût été la chose du monde la plus simple.

La bière était en chêne, et ils se mirent à dévisser la paroi supérieure qui faisait couvercle.

L'humidité de la terre avait rouillé les vis et ce ne fut pas sans efforts que la bière s'ouvrit.

Une odeur infecte s'en exhala, malgré les plantes aromatiques dont elle était semée.

- Ô mon dieu ! Mon dieu ! murmura Armand, et il pâlit encore.

Les fossoyeurs eux-mêmes se reculèrent.

Un grand linceul blanc couvrait le cadavre dont il dessinait quelques sinuosités. Ce linceul était presque complètement mangé à l'un des bouts, et laissait passer un pied de la morte.

J'étais bien près de me trouver mal, et à l'heure où j'écris ces lignes, le souvenir de cette scène m'apparaît encore dans son imposante réalité.

- Hâtons-nous, dit le commissaire.

Alors un des deux hommes étendit la main, se mit à découdre le linceul, et le prenant par le bout, découvrit brusquement le visage de Marguerite.

C'était terrible à voir, c'est horrible à raconter.

Les yeux ne faisaient plus que deux trous, les lèvres avaient disparu, et les dents blanches étaient serrées les unes contre les autres. Les longs cheveux noirs et secs étaient collés sur les tempes et voilaient un peu les cavités vertes des joues, et cependant je reconnaissais dans ce visage le visage blanc, rose et joyeux que j'avais vu si souvent.

Armand, sans pouvoir détourner son regard de cette figure, avait porté son mouchoir à sa bouche et le mordait.

Pour moi, il me sembla qu'un cercle de fer m'étreignait la tête, un voile couvrit mes yeux, des bourdonnements m'emplirent les oreilles, et tout ce que je pus faire fut d'ouvrir un flacon que j'avais apporté à tout hasard et de respirer fortement les sels qu'il renfermait.

Au milieu de cet éblouissement, j'entendis le commissaire dire à M. Duval : - Reconnaissez-vous ?

- Oui, répondit sourdement le jeune homme.

- Alors fermez et emportez, dit le commissaire.

Les fossoyeurs rejetèrent le linceul sur le visage de la morte, fermèrent la bière, la prirent chacun par un bout et se dirigèrent vers l'endroit que leur avait été désigné.

Armand ne bougeait pas. Ses yeux étaient rivés à cette fosse vide ; il était pâle comme le cadavre que nous venions de voir... on l'eût dit pétrifié.

Je compris ce qui allait arriver lorsque la douleur diminuerait par l'absence du spectacle, et par conséquent ne le soutiendrait plus.

Je m'approchai du commissaire.

- La présence de monsieur, lui dis-je en montrant Armand, est-elle nécessaire encore ?

- Non, me dit-il, et même je vous conseille de l'emmener, car il paraît malade.

- Venez, dis-je alors à Armand en lui prenant le bras.

- Quoi ? fit-il en me regardant comme s'il ne m'eût pas reconnu.

- C'est fini, ajoutai-je, il faut vous en aller, mon ami, vous êtes pâle, vous avez froid, vous vous tuerez avec ces émotions-là.

- Vous avez raison, allons-nous-en, répondit-il machinalement, mais sans faire un pas.

Alors je le saisis par le bras et je l'entraînai.

Il se laissait conduire comme un enfant, murmurant seulement de temps à autre : - Avez-vous vu les yeux ?

Et il se retournait comme si cette vision l'eût rappelé.

Cependant sa marche devint saccadée ; il semblait ne plus avancer que par secousses ; ses dents claquaient, ses mains étaient froides, une violente agitation nerveuse s'emparait de toute sa personne.

Je lui parlai, il ne me répondit pas.

Tout ce qu'il pouvait faire, c'était de se laisser conduire.

A la porte nous retrouvâmes une voiture. Il était temps.

A peine y eut-il pris place, que le frisson augmenta et qu'il eut une véritable attaque de nerfs, au milieu de laquelle la crainte de m'effrayer lui faisait murmurer en me pressant la main : - Ce n'est rien, ce n'est rien, je voudrais pleurer.

Et j'entendais sa poitrine se gonfler, et le sang se portait à ses yeux, mais les larmes n'y venaient pas.

Je lui fis respirer le flacon qui m'avait servi, et quand nous arrivâmes chez lui, le frisson seul se manifestait encore.

Avec l'aide du domestique, je le couchai, je fis allumer un grand feu dans sa chambre, et je courus chercher mon médecin à qui je racontai ce qui venait de se passer.

Il accourut.

Armand était pourpre, il avait le délire, et bégayait des mots sans suite, à travers lesquels le nom seul de Marguerite se faisait entendre distinctement.

- Eh bien ? dis-je au docteur quand il eut examiné le malade.

- Eh bien, il a une fièvre cérébrale ni plus ni moins, et c'est bien heureux, car je crois, Dieu me pardonne, qu'il serait devenu fou. Heureusement la maladie physique tuera la maladie morale, et dans un mois il sera sauvé de l'une et de l'autre peut-être.



TRÀ HOA NỮ
bản dịch tiếng Việt HẢI NGUYÊN

Chương 6

Tôi gặp Acmân đang nằm trên giường.
Thấy tôi, anh ta đưa bàn tay nóng hổi bắt tay tôi.
- Anh bị sốt – tôi nói.
- Sẽ không sao cả. Đây chỉ là sự mệt mỏi do một chuyến đi đường quá gấp.
- Anh đến nhà cô em gái của Macgơrit?
- Phải. Ai nói cho anh biết thế?
- Tôi biết. Anh có được thoả mãn điều anh yêu cầu không?
- Vâng, nhưng ai đã cho anh biết về chuyến đi và mục đích của tôi trong chuyến đi đó?
- Người làm vườn ở nghĩa trang.
- Anh đã thấy ngôi mộ?
Tôi lo ngại không dám trả lời. Bởi vì giọng nói chứng tỏ người nói ra câu đó đang sẵn sàng bị cuốn vào nỗi xúc động mà trước đây tôi đã có lần chứng kiến. Và một thời gian dài, cứ mỗi lần nghĩ đến hoặc nghe người khác gợi lại niềm đau thương cũ, sự xúc động ấy lại nổi lên giằng xé đau đớn trong anh.
Vì thế, tôi chỉ gật đầu.
- Ông ấy chăm sóc ngôi mộ tốt chứ? – Acmân hỏi tiếp.
Hai dòng lệ lớn lăn dài trên mà người bệnh. Anh ta cố ý quay đầu để giấu đi. Tôi làm vẻ như không để ý đến và cố gắng đổi hướng câu chuyện.
- Như thế anh đi cách đây đã ba tuần rồi? – Tôi nói.
Acmân đưa tay lên mắt và trả lời:
- Ba tuần đúng.
- Chuyến đi của anh khá lâu.
- Ồ! Tôi không đi liên tục được. Tôi đã đau hết mười lăm ngày. Nếu không tôi đã trở về lâu rồi. Vừa đến nơi, tôi đã bị sốt, và bắt buộc phải nằm mãi trong phòng.
- Và anh đã trở về đây, khi chưa lành hẳn.
- Nếu tôi ở lại thêm tám ngày nữa, có lẽ tôi đã chết rồi.
- Nhưng giờ đây, anh đã về, anh phải lo chữa trị đi. Bạn bè anh sẽ đến thăm. Tôi là người đầu tiên nếu được anh cho phép.
- Trong hai giờ nữa tôi sẽ dậy được.
- Đừng có liều thế.
- Không, được mà.
- Anh có việc gì đến nỗi phải vội thế?
- Tôi phải đi gặp ông cảnh sát trưởng.
- Tại sao anh không nhờ một người nào đó làm việc này. Nếu không anh có thể đau nặng thêm đấy.
- Chính đó là điều độc nhất có thể làm cho tôi khỏi bệnh. Tôi phải thấy được mặt nàng. Từ lúc tôi nhận được tin nàng chết, và nhất là khi tôi nhìn thấy mộ nàng, tôi không thể ngủ được nữa. Tôi không thể tưởng tượng được người đàn bà khi tôi xa, rất trẻ và rất đẹp như thế, lại chết đi. Tôi phải làm sao để có thể xác định chắc chắn điều đó. Tôi cần phải biết Thượng Đế đã đối xử như thế nào với con người mà tôi đã yêu quý đến thế. Và có thể sự ghê rợn trước cảnh tượng đó sẽ thay thế sự thất vọng của kỷ niệm. Anh sẽ đi với tôi đấy chứ… nếu điều đó không làm anh phiền lắm!
- Em gái cô ấy đã nói gì với anh?
- Không có gì cả. Cô ta có vẻ ngạc nhiên khi thấy một người khách lạ muốn mua một mảnh đất để làm phần mộ cho Macgơrit, và cô ta đã ký tên ngay vào giấy phép mà tôi yêu cầu.
- Anh hãy nghe tôi, hãy đợi lành bệnh hẳn rồi tính đến chuyện dời mộ.
- Ồ! Tôi sẽ khoẻ hẳn. Anh yên tâm, vả chăng tôi sẽ điên mất, nếu tôi không kết thúc nhanh cái quyết định đó, sự thực hiện nó đã trở thành một nhu cầu cho nỗi đau của tôi. Tôi thề với anh, tôi chỉ yên tâm khi nào tôi thấy lại được Macgơrit. Đây có thể là một sự khát khao so cơn sốt đã đốt nóng tôi, một mơ ước của những đêm không ngủ, một hậu quả của sự loạn trí. Tôi sẽ xem, tôi có nên đi tu dòng kín như ông Rânxê không, sau khi đã thấy nàng.
- Tôi hiểu điều đó – tôi nói với Acmân – tôi sẵn sàng giúp anh mọi việc. Anh đã gặp Juyli Đupơra chưa?
- Vâng, tôi đã gặp cô ấy ngay ngày đầu tiên trở về.
- Cô ta có đưa cho anh những giấy tờ mà Macgơrit để lại chứ?
- Có đây – Acmân rút một cuộn giấy dưới gối đưa ra rồi để ngay lại chỗ cũ.
- Tôi thuộc lòng tất cả những gì ghi trong những tờ giấy này – anh ta nói với tôi - Từ ba tuần nay, mỗi ngày tôi đọc đi đọc lại đến mười lần. Anh cũng sẽ được đọc, nhưng sau này đã, khi tôi được bình tĩnh hơn. Và tôi có thể cho anh hiểu tất cả những gì là tâm tư, là tình cảm được bộc lộ trong những lời thú tội này. Còn bây giờ, tôi có một việc cần nhờ anh.
- Việc gì vậy?
- Anh có một chiếc xe dưới đó chứ?
- Có.
- Vậy được. Anh có thể cầm thẻ thông hành của tôi đi đến bưu điện hỏi xem có thư từ gì cho tôi không. Cha tôi và em gái tôi chắc đã viết thư đến Paris cho tôi. Tôi ra đi hết sức vội vã, đến nỗi không kịp báo tin về nhà. Khi anh trở về, chúng ta sẽ đi báo trước cho ông cảnh sát trưởng về việc dời mộ ngày mai.
Acmân trao cho tôi tờ thông hành và tôi đi đến đường Jăng Jắc Rútxô.
Có hai lá thư cho Đuyvan. Tôi nhận và đem về. Khi tôi trở về, Acmân đã ăn mặc chỉnh tề và sẵn sàng ra đi.
- Cám ơn – anh vừa nói vừa nhận những lá thư. – Vâng, - anh nói tiếp sau khi nhìn địa chỉ - đây là thư của cha tôi và em gái tôi. Hẳn họ không hiểu về sự im lặng của tôi.
Anh ta mở thư ra và đoán đúng hơn là đọc. Bởi vì mỗi lá thư dài những bốn trang, nhưng chỉ giây phút sau anh đã xếp lại.
- Thôi chúng ta đi! – Anh nói với tôi. – Tôi sẽ trả lời thư vào ngày mai.
Chúng tôi đến gặp ông cảnh sát trưởng.
Acmân trình giấy cho phép của em gái Macgơrit. Ông cảnh sát trưởng trao cho anh ta một giấy báo tin để đưa lại cho người giữ nghĩa trang. Việc dời mộ sẽ tiến hành trong ngày mai, vào 10 giờ sáng. Một giờ trước đó tôi sẽ đến gặp anh, để cùng đi với anh đến nghĩa trang.
Tôi cũng thế, tôi cũng hiếu kỳ muốn được xem cảnh tượng đó. Và tôi thú thật, đêm đó tôi không ngủ.
Chỉ với tôi cũng đã có biết bao ý tưởng đến khuấy động tâm trí rồi. Tôi nghĩ, đêm đó hẳn là một đêm dài đối với Acmân.
Ngày hôm sau, lúc chín giờ, tôi đến nhà anh. Anh trông xanh xao dễ sợ, nhưng có vẻ bình tĩnh hơn. Anh mỉm cười và đưa tay nắm tay tôi.
Những ngon nến đã cháy sạch. Trước khi ra đi Acmân lấy ra một bức thư rất dày để gửi cho cha anh. Trong đó chắc là tâm sự và những cảm giác của anh suốt một đêm.
Nửa giờ sau, chúng tôi đến Môngmat.
Ông cảnh sát trưởng đã chờ sẵn ở đó. Chúng tôi đi chầm chậm về phía phần mộ của Macgơrit. Ông cảnh sát trưởng đi đầu. Acmân và tôi tiếp theo sau cách vài bước.
Thỉnh thoảng tôi thấy cánh tay của bạn tôi run lên. Tôi nhìn anh. Anh hiểu cái nhìn và mỉm cười với tôi. Từ khi chúng tôi bước ra khỏi nhà anh đến giờ, chúng tôi không hề nói với nhau một lời.
Lúc gần tới phần mộ, Acmân dừng lại để lau những giọt mồ hôi đọng trên mặt.
Nhân lúc đó, tôi cũng dừng lại để thở. Bởi vì, chính tôi cũng nghe như quả tim mình bị siết chặt giữa hai gọng kìm.
Từ đâu mà người ta có cái cảm giác thoải mái đau đớn để dự vào những cảnh tượng như thế? Khi chúng tôi đến ngôi mộ, người làm vườn đã chuyển những chậu hoa đi nơi khác. Cái lưới sắt cũng đã lấy đi rồi và hai người đàn ông đang cong lưng đào đất.
Acmân đứng dựa vào một thân cây và nhìn.
Toàn bộ cuộc đời anh như hiện ra trong đôi mắt.
Thình lình, một nhát cuốc chạm mạnh vào một tảng đá.
Nghe tiếng động ấy, Acmân lui lại như bị điện giật. Anh siết chặt tay tôi với một sức mạnh làm đau cả bàn tay.
Một người đào huyệt lấy một cái xẻng lớn xúc đất dưới hố đem để dần lên trên. Rồi khi chỉ còn những phiến đá mà người ta chặn trên quan tài, anh ta nhặt từng phiến một, vứt ra bên ngoài.
Tôi chú ý nhìn Acmân. Tôi sợ những cảm xúc của anh, mỗi phút càng tập trung rõ rệt, có thể đánh quỵ anh. Nhưng anh vẫn cứ nhìn. Những con mắt như đóng đinh vào một chỗ và mở to như người bị điên. Má anh, môi anh nhè nhẹ run lên, chứng tỏ anh đang lâm vào một cơn xúc động rất dữ dội.
Còn tôi, tôi chỉ có thể nói một điều: Tôi hơi hối hận vì đã trót đến đây.
Khi nắp quan tài hoàn toàn hiện ra, viên cảnh sát trưởng nói với những người đào huyệt:
- Các anh mở ra.
Những người này vâng lời, bình tĩnh, như đang làm một việc giản dị nhất đời.
Quan tài bằng gỗ sồi. Những người đào huyệt bắt đầu mở những đinh vít nắp quan tài. Đất ẩm ướt đã làm cho những cái đinh sét gỉ, vì thế mở ra cũng không dễ lắm. Một mùi hôi khó chịu xông lên, mặc dù thi hài người chết đã được liệm giữa những loại cây cỏ có hương thơm.
- Thượng đế ơi! Thượng đế! – Acmân thì thầm. Và anh trở nên xanh xao một cách đáng sợ.
Những người đào huyệt bước lui ra.
Tấm vải liệm màu trắng rộng lớn bao bọc thi thể vẽ nên những nếp uốn khúc nhăn nhíu. Tấm vải này, một đầu đã bị rã hỏng gần như hoàn toàn, để lộ ra một bàn chân của người chết.
Tôi có cảm giác nặng nề và giờ đây, khi tôi viết những dòng này, kỷ niệm về cảnh tượng đó còn hiện ra rõ ràng trong trí tưởng tượng của tôi, với tất cả sự nặng nề của nó trong thực tại.
- Nhanh lên! – Viên cảnh sát giục.
Thế là một trong hai người đàn ông kia bắt đầu mở tấm vải liệm và nắm chặt một đầu tấm vải kéo mạnh để lộ ra khuôn mặt của Macgơrit.
Thật khủng khiếp và rùng rợn.
Hai con mắt chỉ còn hai lô sâu hoắm, đôi môi đã biến mất để lộ hàm răng nghiến chặt. Những sợi tóc đen dài và khô, dán chặt vào hai bên thái dương, che khuất phần nào những lỗ hõm màu xanh hai bên má. Thế nhưng tôi vẫn tìm thấy lại được trong khuôn mặt đó, cái khuôn mặt trắng hồng hào, vui tười ngày xưa tôi thường hay gặp.
Acmân không rời mắt khỏi khuôm mặt đó và đưa chiếc khăn tay lên miệng cắn chặt.
Tôi cảm thấy như có một vòng sắt đang siết mạnh vào đầu, một cái khăn trùm lên đôi mắt, những tiếng vù vù trong trong hai tai. Tất cả những điều tôi có thể làm là mở nút lọ dầu đã tình cờ đem theo và hít mạnh hơi dầu.
Giữa sự choáng váng ấy, tôi nghe viên cảnh sát trưởng nói với Đuyvan:
- Ông nhận ra chứ?
- Vâng! – Đuyvan trả lời.
- Thế thì đóng lại và mang đi – Viên cảnh sát trưởng nói tiếp.
Những người phu đào huyệt phủ miếng vải liệm lên mặt người chết, đóng quan tài lại, và mỗi người một đầu khiêng quan tài về chỗ người ta đã định trước cho họ.
Acmân không nhúc nhích. Cặp mắt như bị đóng đinh vào cái hố trống không. Anh ta xanh như thây ma chúng tôi vừa thấy… Có thể nói anh ta đã hoá thành đá rồi.
Tôi hiểu được cái gì đã đến, khi sự đau đớn đã giảm đi trước một cảnh tượng không còn nữa, và như thế là không có gì nâng đỡ anh nữa.
Tôi tiến đến gần viên cảnh sát trưởng:
- Sự có mặt của ông Đuyvan – tôi vừa nói vừa chỉ Acmân – có cần thiết nữa không!
- Không - ông ta đáp – tôi khuyên ông nên dẫn ông ấy về ông ấy có vẻ ốm đấy.
- Lại đây! Tôi nói với Acmân và nắm tay anh ta kéo đi.
- Cái gì? – Anh ta vừa nói vừa nhìn tôi, hình như không còn biết tôi là ai.
- Xong rồi – tôi tiếp - giờ đây anh phải về, anh bạn ạ. Anh quá xanh, lại bị lạnh. Anh sẽ tự giết anh với những cảm xúc như vậy.
- Anh có lý, chúng ta đi đi – anh trả lời như cái máy những vẫn không nhúc nhích.
Thế là tôi nắm tay anh và kéo anh đi.
Anh để tôi dẫn đi như một đứa trẻ, thỉnh thoảng chỉ thì thầm: “Anh có thấy những con mắt?”
Và anh ta quay lại nhìn, hình như cảnh tượng vừa rồi đã lên tiếng gọi anh.
Những bước chân của anh đi như đứt đoạn. Anh tiến tới bằng những bước giật. Răng của anh đánh vào nhau, tay anh lạnh ngắt. Một sự xúc động thầm kín dữ dội xâm chiếm toàn thể con người anh.
Tôi nói với anh. Anh không trả lời tôi.
Tất cả những điều anh có thể làm là để cho tôi dắt đi.
Ra khỏi cổng, chúng tôi tìm được một chiếc xe. Thật đúng lúc.
Đuyvan vừa ngồi vào chỗ thì sự run rẩy của anh tăng dần. Cơn xúc động thần kịch liệt và dữ dội này là cho tôi hoảng sợ. Nhưng anh đã nắm lấy tay tôi và thì thầm: “Không sao cả, không có chuyện gì cả, tôi chỉ muốn khóc thôi”.
Tôi thấy ngực anh phồng lên. Và máu lên đỏ ngầu đôi mắt.
Tôi đưa cho anh hít lọ dầu tôi đã dùng lúc nãy. Và khi chúng tôi về đến nhà anh, thì anh chỉ còn run rẩy thôi.
Người giúp việc giúp một tay, tôi đặt anh nằm lên giường rồi đốt một lò sưởi lớn trong phòng. Sau đó, tôi chạy đi tìm thầy thuốc của tôi, kể lại những gì vừa xảy ra cho ông ta nghe.
Người thầy thuốc chạy đến.
Acmân đỏ ửng cả người. Anh như loạn trí, và ú ớ những tiếng không ăn khớp gì với nhau. Giữa những tiếng đó, chỉ có cái tên Macgơrit là nghe được rõ ràng.
- Thế nào? – tôi hỏi bác sĩ, khi ông đã khám người bệnh xong.
- Anh ta bị một cơn sốt cao, không hơn không kém. Và cũng may đấy, tôi tin thế, lạy Chúa, anh ta đã có thể phát điên. May mắn thay cơn bệnh thể xác sẽ giết cơn bệnh tinh thần. Trong một tháng nữa anh ta sẽ qua khỏi cơn bệnh này, và có thể khỏi cả cơn bệnh tinh thần kia nữa.


viethoaiphuong
#8 Posted : Monday, May 10, 2010 7:28:20 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


LA DAME AUX CAMÉLIAS

CHAPITRE 7

Les maladies comme celle dont Armand avait été atteint ont cela d'agréable qu'elles tuent sur le coup ou se laissent vaincre très vite.

Quinze jours après les événements que je viens de raconter, Armand était en pleine convalescence, et nous étions liés d'une étroite amitié. à peine si j'avais quitté sa chambre tout le temps qu'avait duré sa maladie.

Le printemps avait semé à profusion ses fleurs, ses feuilles, ses oiseaux, ses chansons, et la fenêtre de mon ami s'ouvrait gaiement sur son jardin dont les saines exhalaisons montaient jusqu'à lui.

Le médecin avait permis qu'il se levât, et nous restions souvent à causer, assis auprès de la fenêtre ouverte à l'heure où le soleil est le plus chaud, de midi à deux heures.

Je me gardais bien de l'entretenir de Marguerite, craignant toujours que ce nom ne réveillât un triste souvenir endormi sous le calme apparent du malade ; mais Armand, au contraire, semblait prendre plaisir à parler d'elle, non plus comme autrefois, avec des larmes dans les yeux, mais avec un doux sourire qui me rassurait sur l'état de son âme.

J'avais remarqué que, depuis sa dernière visite au cimetière, depuis le spectacle qui avait déterminé en lui cette crise violente, la mesure de la douleur morale semblait avoir été comblée par la maladie, et que la mort de Marguerite ne lui apparaissait plus sous l'aspect du passé. Une sorte de consolation était résultée de la certitude acquise, et pour chasser l'image sombre qui se représentait souvent à lui, il s'enfonçait dans les souvenirs heureux de sa liaison avec Marguerite, et ne semblait plus vouloir accepter que ceux-là.

Le corps était trop épuisé par l'atteinte et même par la guérison de la fièvre pour permettre à l'esprit une émotion violente, et la joie printanière et universelle dont Armand était entouré reportait malgré lui sa pensée aux images riantes.

Il s'était toujours obstinément refusé à informer sa famille du danger qu'il courait, et lorsqu'il avait été sauvé, son père ignorait encore sa maladie.

Un soir, nous étions restés à la fenêtre plus tard que de coutume ; le temps avait été magnifique et le soleil s'endormait dans un crépuscule éclatant d'azur et d'or. Quoique nous fussions dans Paris, la verdure qui nous entourait semblait nous isoler du monde, et à peine si de temps en temps le bruit d'une voiture troublait notre conversation.

- C'est à peu près à cette époque de l'année et le soir d'un jour comme celui-ci que je connus Marguerite, me dit Armand, écoutant ses propres pensées et non ce que je lui disais.

Je ne répondis rien.

Alors, il se retourna vers moi, et me dit : - Il faut pourtant que je vous raconte cette histoire ; vous en ferez un livre auquel on ne croira pas, mais qui sera peut-être intéressant à faire.

- Vous me conterez cela plus tard, mon ami, lui dis-je, vous n'êtes pas encore assez bien rétabli.

- La soirée est chaude, j'ai mangé mon blanc de poulet, me dit-il en souriant ; je n'ai pas la fièvre, nous n'avons rien à faire, je vais tout vous dire.

- Puisque vous le voulez absolument, j'écoute.

- C'est une bien simple histoire, ajouta-t-il alors, et que je vous raconterai en suivant l'ordre des événements. Si vous en faites quelque chose plus tard, libre à vous de la conter autrement.

Voici ce qu'il me raconta, et c'est à peine si j'ai changé quelques mots à ce touchant récit.

- Oui, reprit Armand, en laissant retomber sa tête sur le dos de son fauteuil, oui, c'était par une soirée comme celle-ci ! J'avais passé ma journée à la campagne avec un de mes amis, Gaston R...

le soir nous étions revenus à Paris, et ne sachant que faire, nous étions entrés au théâtre des variétés. Pendant un entr'acte nous sortîmes, et, dans le corridor nous vîmes passer une grande femme que mon ami salua.

- Qui saluez-vous donc là ? Lui demandai-je.

- Marguerite Gautier, me dit-il.

- Il me semble qu'elle est bien changée, car je ne l'ai pas reconnue, dis-je avec une émotion que vous comprendrez tout à l'heure.

- Elle a été malade ; la pauvre fille n'ira pas loin.

Je me rappelle ces paroles comme si elles m'avaient été dites hier.

Il faut que vous sachiez, mon ami, que depuis deux ans la vue de cette fille, lorsque je la rencontrais, me causait une impression étrange.

Sans que je susse pourquoi, je devenais pâle et mon coeur battait violemment. J'ai un de mes amis qui s'occupe de sciences occultes, et qui appellerait ce que j'éprouvais l'affinité des fluides ; moi, je crois tout simplement que j'étais destiné à devenir amoureux de Marguerite, et que je le pressentais.

Toujours est-il qu'elle me causait une impression réelle, que plusieurs de mes amis en avaient été témoins, et qu'ils avaient beaucoup ri en reconnaissant de qui cette impression me venait.

La première fois que je l'avais vue, c'était place de la bourse, à la porte de susse. Une calèche découverte y stationnait, et une femme vêtue de blanc en était descendue. Un murmure d'admiration avait accueilli son entrée dans le magasin. Quant à moi, je restai cloué à ma place, depuis le moment où elle entra jusqu'au moment où elle sortit. à travers les vitres, je la regardai choisir dans la boutique ce qu'elle venait y acheter. J'aurais pu entrer, mais je n'osais. Je ne savais quelle était cette femme, et je craignais qu'elle ne devinât la cause de mon entrée dans le magasin et ne s'en offensât.

Cependant je ne me croyais pas appelé à la revoir.

Elle était élégamment vêtue ; elle portait une robe de mousseline toute entourée de volants, un châle de l'Inde carré aux coins brodés d'or et de fleurs de soie, un chapeau de paille d'Italie et un unique bracelet, grosse chaîne d'or dont la mode commençait à cette époque.

Elle remonta dans sa calèche et partit.

Un des garçons du magasin resta sur la porte, suivant des yeux la voiture de l'élégante acheteuse.

Je m'approchai de lui et le priai de me dire le nom de cette femme.

- C'est Mademoiselle Marguerite Gautier, me répondit-il.

Je n'osai pas lui demander l'adresse, et je m'éloignai.

Le souvenir de cette vision, car c'en était une véritable, ne me sortit pas de l'esprit comme bien des visions que j'avais eues déjà, et je cherchais partout cette femme blanche si royalement belle.

A quelques jours de là, une grande représentation eut lieu à l'opéra-comique. J'y allai. La première personne que j'aperçus dans une loge d'avant-scène de la galerie fut Marguerite Gautier.

Le jeune homme avec qui j'étais la reconnut aussi, car il me dit, en me la nommant :

- Voyez donc cette jolie fille.

En ce moment, Marguerite lorgnait de notre côté elle aperçut mon ami, lui sourit et lui fit signe de venir lui faire visite.

- Je vais lui dire bonsoir, me dit-il, et je reviens dans un instant.

Je ne pus m'empêcher de lui dire : - " Vous êtes bien heureux ! "

- De quoi ?

- D'aller voir cette femme.

- Est-ce que vous en êtes amoureux ?

- Non, dis-je en rougissant, car je ne savais vraiment pas à quoi m'en tenir là-dessus ; mais je voudrais bien la connaître.

- Venez avec moi, je vous présenterai.

- Demandez-lui-en d'abord la permission.

- Ah ! Pardieu, il n'y a pas besoin de se gêner avec elle ; venez.

Ce qu'il disait là me faisait peine. Je tremblais d'acquérir la certitude que Marguerite ne méritait pas ce que j'éprouvais pour elle.

Il y a dans un livre d'Alphonse Karr, intitulé : Am rauchen, un homme qui suit, le soir, une femme très élégante, et dont, à la première vue, il est devenu amoureux, tant elle est belle. Pour baiser la main de cette femme, il se sent la force de tout entreprendre, la volonté de tout conquérir, le courage de tout faire. à peine s'il ose regarder le bas de jambe coquet qu'elle dévoile pour ne pas souiller sa robe au contact de la terre. Pendant qu'il rêve à tout ce qu'il ferait pour posséder cette femme, elle l'arrête au coin d'une rue et lui demande s'il veut monter chez elle.

Il détourne la tête, traverse la rue et rentre tout triste chez lui.

Je me rappelais cette étude, et moi qui aurais voulu souffrir pour cette femme, je craignais qu'elle ne m'acceptât trop vite et ne me donnât trop promptement un amour que j'eusse voulu payer d'une longue attente ou d'un grand sacrifice. Nous sommes ainsi, nous autres hommes ; et il est bien heureux que l'imagination laisse cette poésie aux sens, et que les désirs du corps fassent cette concession aux rêves de l'âme.

Enfin, on m'eût dit : - vous aurez cette femme ce soir, et vous serez tué demain, j'eusse accepté.

On m'eût dit : - donnez dix louis, et vous serez son amant, j'eusse refusé et pleuré, comme un enfant qui voit s'évanouir au réveil le château entrevu la nuit.

Cependant, je voulais la connaître ; c'était un moyen, et même le seul, de savoir à quoi m'en tenir sur son compte.

Je dis donc à mon ami que je tenais à ce qu'elle lui accordât la permission de me présenter, et je rôdai dans les corridors, me figurant qu'à partir de ce moment elle allait me voir, et que je ne saurais quelle contenance prendre sous son regard.

Je tâchais de lier à l'avance les paroles que j'allais lui dire.

Quel sublime enfantillage que l'amour ! Un instant après mon ami redescendit.

- Elle nous attend, me dit-il.

- Est-elle seule ? Demandai-je.

- Avec une autre femme.

- Il n'y a pas d'hommes ?

- Non.

- Allons.

Mon ami se dirigea vers la porte du théâtre.

- Eh bien, ce n'est pas par là, lui dis-je.

- Nous allons chercher des bonbons. Elle m'en a demandé.

Nous entrâmes chez un confiseur du passage de l'opéra.

J'aurais voulu acheter toute la boutique, et je regardais même de quoi l'on pouvait composer le sac, quand mon ami demanda : - Une livre de raisins glacés.

- Savez-vous si elle les aime ?

- Elle ne mange jamais d'autres bonbons, c'est connu.

- Ah ! Continua-t-il quand nous fûmes sortis, savez-vous à quelle femme je vous présente ? Ne vous figurez pas que c'est à une duchesse, c'est tout simplement à une femme entretenue, tout ce qu'il y a de plus entretenue, mon cher ; ne vous gênez donc pas, et dites tout ce qui vous passera par la tête.

- Bien, bien, balbutiai-je, et je le suivis, en me disant que j'allais me guérir de ma passion.

Quand j'entrai dans la loge, Marguerite riait aux éclats.

J'aurais voulu qu'elle fût triste.

Mon ami me présenta. Marguerite me fit une légère inclination de tête, et dit : - Et mes bonbons ?

- Les voici.

En les prenant elle me regarda. Je baissai les yeux, je rougis.

Elle se pencha à l'oreille de sa voisine, lui dit quelques mots tout bas, et toutes deux éclatèrent de rire.

Bien certainement j'étais la cause de cette hilarité ; mon embarras en redoubla. à cette époque, j'avais pour maîtresse une petite bourgeoise fort tendre et fort sentimentale, dont le sentiment et les lettres mélancoliques me faisaient rire.

Je compris le mal que j'avais dû lui faire par celui que j'éprouvais, et pendant cinq minutes, je l'aimai comme jamais on n'aima une femme.

Marguerite mangeait ses raisins sans plus s'occuper de moi.

Mon introducteur ne voulut pas me laisser dans cette position ridicule.

- Marguerite, fit-il, il ne faut pas vous étonner si M. Duval ne vous dit rien, vous le bouleversez tellement qu'il ne trouve pas un mot.

- Je crois plutôt que monsieur vous a accompagné ici parce que cela vous ennuyait d'y venir seul.

- Si cela était vrai, dis-je à mon tour, je n'aurais pas prié Ernest de vous demander la permission de me présenter.

- Ce n'était peut-être qu'un moyen de retarder le moment fatal.

Pour peu que l'on ait vécu avec les filles du genre de Marguerite, on sait le plaisir qu'elles prennent à faire de l'esprit à faux et à taquiner les gens qu'elles voient pour la première fois.

C'est sans doute une revanche des humiliations qu'elles sont souvent forcées de subir de la part de ceux qu'elles voient tous les jours.

Aussi faut-il pour leur répondre une certaine habitude de leur monde, habitude que je n'avais pas ; puis, l'idée que je m'étais faite de Marguerite m'exagéra sa plaisanterie. Rien ne m'était indifférent de la part de cette femme.

Aussi je me levai en lui disant, avec une altération de voix qu'il me fut impossible de cacher complètement : - Si c'est là ce que vous pensez de moi, madame, il ne me reste plus qu'à vous demander pardon de mon indiscrétion, et à prendre congé de vous en vous assurant qu'elle ne se renouvellera pas.

Là-dessus, je saluai et je sortis. A peine eus-je fermé la porte, que j'entendis un troisième éclat de rire. J'aurais bien voulu que quelqu'un me coudoyât en ce moment. Je retournai à ma stalle. On frappa le lever de la toile. Ernest revint auprès de moi.

- Comme vous y allez ! Me dit-il en s'asseyant ; elles vous croient fou.

- Qu'a dit Marguerite, quand j'ai été parti ?

- Elle a ri, et m'a assuré qu'elle n'avait jamais rien vu d'aussi drôle que vous. Mais il ne faut pas vous tenir pour battu ; seulement ne faites pas à ces filles-là l'honneur de les prendre au sérieux. Elles ne savent pas ce que c'est que l'élégance et la politesse ; c'est comme les chiens auxquels on met des parfums, ils trouvent que cela

- Après tout, que m'importe ? dis-je en essayant de prendre un ton dégagé, je ne reverrai jamais cette femme, et si elle me plaisait avant que je la connusse, c'est bien changé maintenant que je la connais.

- Bah ! Je ne désespère pas de vous voir un jour dans le fond de sa loge, et d'entendre dire que vous vous ruinez pour elle. Du reste, vous aurez raison, elle est mal élevée, mais c'est une jolie maîtresse à avoir.

Heureusement, on leva le rideau et mon ami se tut.

Vous dire ce que l'on jouait me serait impossible.

Tout ce que je me rappelle, c'est que de temps en temps je levais les yeux sur la loge que j'avais si brusquement quittée, et que des figures de visiteurs nouveaux s'y succédaient à chaque instant.

Cependant, j'étais loin de ne plus penser à Marguerite. Un autre sentiment s'emparait de moi.

Il me semblait que j'avais son insulte et mon ridicule à faire oublier ; je me disais que, dussé-je y dépenser ce que je possédais, j'aurais cette fille et prendrais de droit la place que j'avais abandonnée si vite.

Avant que le spectacle fût terminé, Marguerite et son amie quittèrent leur loge.

Malgré moi, je quittai ma stalle.

- Vous vous en allez ? Me dit Ernest.

- Oui.

- Pourquoi ? En ce moment, il s'aperçut que la loge était vide.

- Allez, allez, dit-il, et bonne chance, ou plutôt meilleure chance.

Je sortis.

J'entendis dans l'escalier des frôlements de robes et des bruits de voix. Je me mis à l'écart et je vis passer, sans être vu, les deux femmes et les deux jeunes gens qui les accompagnaient.

Sous le péristyle du théâtre se présenta à elles un petit domestique.

- Va dire au cocher d'attendre à la porte du café anglais, dit Marguerite, nous irons à pied jusque-là.

Quelques minutes après, en rôdant sur le boulevard, je vis à une fenêtre d'un des grands cabinets du restaurant, Marguerite, appuyée sur le balcon, effeuillant un à un les camélias de son bouquet.

Un des deux hommes était penché sur son épaule et lui parlait tout bas.

J'allai m'installer à la maison-d'or, dans les salons du premier étage, et je ne perdis pas de vue la fenêtre en question.

A une heure du matin, Marguerite remontait dans sa voiture avec ses trois amis.

Je pris un cabriolet et je la suivis.

La voiture s'arrêta rue d'Antin, numéro 9.

Marguerite en descendit et rentra seule chez elle.

C'était sans doute un hasard, mais ce hasard me rendit bien heureux.

A partir de ce jour, je rencontrai souvent Marguerite au spectacle, aux Champs-élysées.

Toujours même gaieté chez elle, toujours même émotion chez moi.

Quinze jours se passèrent cependant sans que je la revisse nulle part. Je me trouvai avec Gaston à qui je demandai de ses nouvelles.

- La pauvre fille est bien malade, me répondit-il.

- Qu'a-t-elle donc ?

- Elle a qu'elle est poitrinaire, et que, comme elle a fait une vie qui n'est pas destinée à la guérir, elle est dans son lit et qu'elle se meurt.

Le coeur est étrange ; je fus presque content de cette maladie.

J'allai tous les jours savoir des nouvelles de la malade, sans cependant m'inscrire, ni laisser ma carte. J'appris ainsi sa convalescence et son départ pour Bagnères.

Puis, le temps s'écoula, l'impression, sinon le souvenir, parut s'effacer peu à peu de mon esprit.

Je voyageai ; des liaisons, des habitudes, des travaux prirent la place de cette pensée, et lorsque je songeais à cette première aventure, je ne voulais voir ici qu'une de ces passions comme on en a lorsque l'on est tout jeune, et dont on rit peu de temps après.

Du reste, il n'y aurait pas eu de mérite à triompher de ce souvenir, car j'avais perdu Marguerite de vue depuis son départ, et, comme je vous l'ai dit, quand elle passa près de moi, dans le corridor des variétés, je ne la reconnus pas.

Elle était voilée, il est vrai ; mais si voilée qu'elle eût été, deux ans plus tôt, je n'aurais pas eu besoin de la voir pour la reconnaître : je l'aurais devinée.

Ce qui n'empêcha pas mon coeur de battre quand je sus que c'était elle ; et les deux années passées sans la voir et les résultats que cette séparation avait paru amener s'évanouirent dans la même fumée au seul toucher de sa robe.



TRÀ HOA NỮ
bản dịch tiếng Việt HẢI NGUYÊN

Chương 7

Những loại bệnh như bệnh của Acmân, có được điều may mắn là sẽ giết chết người bệnh ngay tức khắc hoặc sẽ được chữa lành rất nhanh chóng.
Mười lăm ngày sau những biến cố tôi vừa kể trên, Acmân đã bình phục hẳn. Chúng tôi trở thành hai người bạn rất thân. Trong thời gian anh ốm, tôi thường xuyên có mặt ở cạnh anh, ngày tại phòng anh.
Mùa xuân đến đem lại sự tràn ngập của cỏ cây, hoa lá, chim muông và những khúc hát tình tứ. Cửa sổ phòng bạn tôi mở rộng, nhìn ra khu vườn tươi thắm mà những mùi hương dịu dàng bay vào tận phòng anh.
Thầy thuốc cho phép anh được ngồi dậy. Chúng tôi thường ngồi bên cửa sổ được mở rộng nói chuyện với nhau vào những giờ nắng gay gắt nhất, từ trưa đến hai giờ chiều.
Tôi giữ gìn không nhắc đến Macgơrit. Tôi luôn sợ cái tên đó sẽ đánh thức một kỷ niệm buồn bã đã được ru ngủ dưới cái bề ngoài yên lành của bạn tôi. Nhưng Acmân trái lại, hình như sung sướng được nhắc nhở đến nàng, không phải với một giọt lệ trong mắt như ngày xưa, mà với một nụ cười hiền lành, làm tôi yên tâm về trạng thái tâm hồn anh.
Tôi để ý, từ khi đến thăm nghĩa trang lần cuối, từ khi cảnh tượng bốc mộ gây cho anh một cơn xúc động dữ dôi, sự đau đớn tinh thần nơi anh hình như đã được thay thế dần dần bởi cơn bệnh thể xác. Cái chết của Macgơrit không còn hịên ra trước mắt anh trong khung cảnh ngày trước nữa. Một thứ an ủi đã hình thành, sau khi anh đã biết chắc chắn cái sự thật phũ phàng rồi. Và để đẩy lui hình ảnh đen tối thường xuất hiện nơi anh, anh đã đi sâu vào những kỷ niệm sung sướng của những ngày thân ái với Macgơrit, và hình như chỉ còn muốn giữ lại những kỷ niệm đó mà thôi.
Thân thể anh bị suy kiệt quá nhiều vì bệnh sốt, ngay cả lúc đã lành bệnh rồi vẫn không thể cho phép trí óc anh được xúc động mạnh. Và niềm vui mùa xuân của vũ trụ chung quanh Acmân đã đưa tư tưởng anh trở về với những hình ảnh xinh tươi.
Anh luôn luôn cưỡng lại, không chịu tin cho gia đình biết chuyện tai biến đã xảy ra cho anh. Khi anh đã được cứu sống rồi, cha anh vẫn không hề biết gì về bệnh tình của anh cả.
Một buổi chiều, chúng tôi ngồi bên cửa sổ lâu hơn thường lệ. Thời tiết thật đẹp. Mặt trời lặn trong một hoàng hôn xanh tươi và vàng rực. Tuy chúng tôi ở Paris, nhưng màu xanh bao quanh như đã tách rời chúng tôi khỏi thế giới bên ngoài, và thỉnh thoảng mới nghe âm vang một chiếc xe nào xa xa vọng đến xen lẫn vào giữa câu chuyện của chúng tôi.
- Cũng vào khoảng thời gian này trong năm, vào một buổi chiều như chiều hôm nay tôi gặp Macgơrit – Acmân nói, anh như đang lắng nghe những ý nghĩ của chính mình chứ không phải nghe những điều tôi nói với anh
Tôi không trả lời.
Anh quay sang phía tôi, nói tiếp:
- Thế nào tôi cũng phải kể cho anh nghe câu chuyện này. Anh sẽ viết thành một quyển sách. Có thể người ta không tin quyển sách đó, nhưng viết nó ra có thể thú vị đấy.
- Anh sẽ kể cho tôi nghe chuyện đó vào lúc khác, anh bạn ạ, anh chưa được khoẻ lắm đâu.
- Buổi chiều nay trời ấm áp tôi ăn hết một con gà gìo – anh nói với tôi và mỉm cười – Tôi hết sốt rồi. Chúng ta không có việc gì để làm, tôi sẽ kể cho anh nghe tất cả.
- Vì anh nhất định muốn thế, tôi xin nghe.
- Đó là một câu chuyện rất đơn giản. Tôi sẽ kể cho anh theo thứ tự những sự việc đã xảy ra. Nếu sau này anh có làm một cái gì đó, thì tuỳ ý anh, kể khác đi cũng được.
Dưới đây là những điều anh đã kể cho tôi nghe. Và nếu tôi có sửa đổi chăng, thì chỉ vài ba từ nào đó thôi trong câu chuyện cảm động này.
- Vâng – Acmân nói và ngả đầu dựa vào lưng ghế bành – Vâng, đó là một buổi chiều như chiều hôm nay. Tôi đã sống suốt ngày ở đồng quê với một người bạn của tôi, Gatông R… Chiều đến, chúng tôi trở về Paris, và không biết làm gì nữa, chúng tôi vào nhà hát Variêtê.
Trong lúc nghỉ giải lao, chúng tôi ra ngoài. Ra đến hành lang, chúng tôi gặp một người đàn bà đi qua và bạn tôi nghiêng mình chào.
- Anh chào người nào đó? – tôi hỏi.
- Macgơrit Gôchiê - bạn tôi đáp.
- Hình như cô ta thay đổi nhiều, bởi vì tôi không nhận ra được. – Tôi nói với một cảm xúc mà chốc nữa bạn sẽ hiểu.
- Cô ta bị bệnh. Cô gái đáng thương ấy sẽ không còn sống lâu lắm đâu.
Tôi vẫn còn nhớ rõ những lời nói đó, như vừa mới được nói ngày hôm qua đây.
Anh nên biết, anh bạn thân mến, từ hai năm nay rồi, hình ảnh người con gái ấy, dù chỉ một lần gặp gỡ, đã để lại nơi tôi một ấn tượng lạ lùng.
Không hiểu tại sao tôi bỗng tái mặt và tim tôi đập dữ dội. Tôi có nói với một người bạn thân chuyên về khoa học huyền bí. Anh ta gọi cảm xúc đó của tôi là “ái lực của những truyền cảm”. Tôi thì nghĩ một cách đơn giản: định mệnh đã buộc tôi trở thành người phải lòng Macgơrit, và tôi đã tiên cảm được điều đó.
Bao giờ nàng cũng là người gây cho tôi một ấn tượng đặc biệt. Nhiều bạn thân của tôi chứng kiến điều đó và cũng đã cười tôi rất nhiều khi biết ấn tượng ấy từ ai đưa đến.
Lần đầu tiên tôi thấy nàng là ở quảng trường Buôcx, tại cổng Xuyt. Một cỗ xe dở mui dừng lại. Một người đàn bà ăn bận toàn màu trắng trên xe bước xuống. Những tiếng thì thầm khen ngợi nổi lên đón nàng, khi nàng bước vào nhà hàng. Còn tôi như bị đóng đinh tại chỗ, từ khi nàng đi vào đến khi nàng đi ra. Xuyên qua của kính, tôi nhìn nàng lựa chọn những thứ nàng đến mua. Tôi có thể bước vào lắm. Nhưng tôi không dám. Tôi biết người đàn bà ấy là ai, và tôi sợ nàng có thể đoán biết lý do đã đưa tôi vào nhà hàng và sẽ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng tôi sẽ được gặp lại nàng.
Nàng ăn mặc sang trọng. Một cái áo dài mutxơlin có tuy, một khăn choàng Ấn Độ hình vuông, bốn góc có thêu hoa và kim tuyến, một nón rơm Italia và một cái khuyên độc nhất làm bằng một sợi dây chuyền vàng lớn, thời trang của xã hội này.
Nàng lại lên xe và đi. Một cậu con trai nhà hàng đứng ở cổng dõi mắt nhìn theo cô khách quan trọng ấy. Tôi tiến lại gần cậu ta và yêu cầu cho biết tên người đàn bà ấy.
- Đó là cô Macgơrit Gôchiê - cậu ta trả lời.
Tôi không dám hỏi địa chỉ và bỏ đi.
Kỷ niệm về cuộc gặp gỡ ấy - bởi vì nó thật sự là một kỷ niệm – không ra khỏi đầu óc tôi như nhiều cuộc gặp gỡ khác trước đây. Tôi tìm khắp nơi người đàn bà áo trắng đẹp không khác gì một nữ hoàng đó.
Vài ngày sau có một cuộc trình diễn lớn tại Ôpêra Cômic. Tôi đến dự. Người đầu tiên tôi nhìn thấy trong lô trước sân khấu là Macgơrit Gôchiê.
Người đàn ông trẻ đi với tôi cũng nhận ra nàng bởi vì anh ta vừa chỉ nàng, vừa nói với tôi:
- Xem kìa, một người con gái đẹp.
Vào lúc đó Macgơrit nhìn về phía chúng tôi. Cô ta thấy bạn tôi và ra hiệu cho anh ta đến gặp cô.
- Tôi phải đến chào nàng – anh ta nói – Tôi sẽ trở lại trong chốc lát.
Tôi không thể không nói với anh ta: “Anh sung sướng thật”.
- Vì sao?
- Được đến gặp người đàn bà đó.
- Anh mê nàng rồi phải không?
- Không – Tôi nói và đỏ mặt, bởi vì thật sự tôi không biết vì sao mình đã nói thế - Nhưng tôi rất muốn được quen biết cô ta.
- Anh đến với tôi, tôi sẽ giới thiệu.
- Anh hãy xin phép cô ta đã.
- Ồ! Có gì đâu. Không cần phải mệt trí với nàng, anh cứ đến với tôi.
Điều anh ta vừa nói làm tôi khó chịu. Tôi run người khi nghĩ đến quả thật Macgơrit không xứng đáng như tôi nghĩ về nàng.
Có một câu chuyện ở quyển sách của Anphông Kar, nhan đề “Am Rauschen” : Một chiều một người đàn ông đi theo một người đàn bà rất sang trọng. Mới gặp lần đầu, anh ta đã trở thành kẻ si tình. Bởi nàng quá đẹp. Để được hôn bàn tay người đàn bà ấy, anh cảm thấy có đủ sức mạnh quyết đoán được tất cả, đủ ý chí để chinh phục được tất cả, đủ can đảm để làm được tất cả. Anh chỉ hơi dám nhìn chiếc bít tất xinh xắn nơi chân mà nàng vén vạt áo để lộ ra vì sợ vạt áo dài buông chấm đất. Trong khi anh mơ mộng về tất cả những gì anh phải làm để có được người đàn bà đó, thì người đàn bà đó chặn anh dừng lại ở một góc đường, và hỏi anh muốn đến nhà nàng không.
Anh vội quay mặt đi và băng ngang qua đường buồn bã trở về nhà.
Tôi nhớ lại câu chuyện đó, và tôi sẵn sàng để được đau khổ vì người đàn bà đó. Tôi sợ nàng chấp nhận tôi quá nhanh, và trao cho tôi quá nhanh một tình yêu mà tôi muốn đạt được bằng sự chờ đợi lâu dài hay phải chịu hy sinh một to lớn. Chúng ta như thế đấy. Chúng ta - những con người! Và sung sướng thật, óc tưởng tượng đã trao cái thi vị ấy laị cho các giác quan, và những dục vọng của xác thịt đã chấp nhận sự nhân nhượng đó trước những ước mơ của tâm hồn.
Cuối cùng, nếu người ta bảo tôi: “Anh sẽ có được người đàn bà ấy chiều nay và ngay mai anh sẽ bị giết chết”, tôi sẽ chấp nhận. Nếu người ta bảo: “Anh hãy đưa ra mười ngàn đồng vàng và anh sẽ là tình nhân của người đàn bà ấy”, tôi sẽ từ chối và khóc. Không khác nào đứa bé khi tỉnh dậy bỗng thấy toà lâu đài ở giấc mơ trong đêm tối đã tan biến mất rồi.
Tuy nhiên, tôi muốn được quen biết nàng. Đó là một phương tiện, và đó cũng là phương tiện độc nhất để tôi hiểu nàng như thế nào.
Tôi nói với bạn tôi rằng cần được nàng đồng ý việc anh giới thiệu tôi với nàng. Và tôi đi lại tha thẩn trong hành lang, tưởng tượng lúc nàng sẽ gặp tôi, và tôi không biết giữ thái độ như thế nào trước cái nhìn của nàng.
Tôi gắng sắp đặt trước những lời mà tôi sẽ nói với nàng…
Tình yêu thật là một trò trẻ con tuyệt vời và cao cả.
Một lát sau, bạn tôi lại trở xuống.
“Nàng đang đợi chúng ta” – anh ta nói với tôi.
- Chỉ có mình nàng? – tôi hỏi.
- Có một người đàn bà khác nữa.
- Không có đàn ông?
- Không.
- Đi vậy!
Bạn tôi đi về phía cửa lớn nhà hát.
- Ồ, không phải ngã đó! – Tôi nói với anh.
- Chúng ta đi mua một ít quà. Nàng nhờ tôi.
Chúng tôi đến hàng bán bánh kẹo trong hành lang Ôpêra.
Tôi như muốn mua hết tất cả cửa hàng này và tôi nhìn xem có thể mua những gì để đặt vào xách, thì bạn tôi bảo:
- Nửa cân nho ướp lạnh.
- Nàng có thích loại nho đó không?
- Nàng không bao giờ ăn thứ gì khác. Điều này, tôi biết rất rõ.
Chúng tôi bước ra khỏi cửa hàng. Anh nói tiếp:
- À, anh biết tôi giới thiệu anh với một người đàn bà như thế nào không? Anh chớ tưởng đây là một bà quận công. Nàng chỉ là một kỹ nữ với tất cả những gì thật là phóng đãng, anh bạn thân mến ạ. Anh chẳng phải băn khoăn gì cả. Anh cứ tự do nói toạc tất cả những ý nghĩ trong đầu anh ra.
- Được, được! – Tôi ấp úng như thế và đi theo anh ta, tự nhủ thầm: Thế là sự say mê của tôi sắp chấm dứt.
Khi tôi bước vào trong lô, Macgơrit đang cười vang. Tôi muốn nàng buồn thì tốt hơn. Bạn tôi giới thiệu tôi. Macgơrit nghiêng đầu chào tôi và nói:
- Quà của tôi đâu?
- Có đây.
Vừa nhận quà, nàng vừa nhìn tôi. Tôi đưa mắt nhìn xuống, đỏ mặt.
Nàng nghiêng đầu về phía người bạn gái ngồi gần bên, nói nhỏ vào tai người đó, và cả hai phá lên cười lớn.
Chắc chắn tôi là nguyên nhân của chuỗi cười đó. Sự bối rối nơi tôi nhân lên gấp bội. Vào thời gian ấy, tôi có một người tình nhân, hạng tiểu tư sản, rất dịu dàng và rất tình cảm. Tâm hồn đa cảm và những bức thư đượm buồn của nàng đã làm cho tôi phải cười. Giờ đây tôi hiểu sự khó chịu mà tôi đã gây cho nàng, qua sự khó chịu tôi đang cảm thấy, và trong khoảng năm phút, tôi bỗng yêu nàng hơn bất cứ một ai có thể yêu một người đàn bà.
Macgơrit ăn nho, không hề chú ý gì đến tôi cả.
Người giới thiệu tôi không muốn để tôi trong vị trí đáng buồn cười ấy.
- Macgơrit – anh nói – cô không nên ngạc nhiên khi thấy ông Đuyvan không nói gì với cô cả. Cô đã làm cho anh ta điên đầu, đến nỗi anh ta không tìm ra được lời nào để nói.
- Tôi lại cứ tưởng ông ấy đã đưa anh đến đây, bởi vì nếu để anh đến đây một mình thì có lẽ hơi buồn.
- Nếu điều đó đúng, - tôi tiếp lời – tôi đã không yêu cầu ông Ecnec xin phép cô để được giới thiệu tôi.
Đó có thể chỉ là một phương cách để trì hoãn giây phút của định mệnh.
Chỉ cần sống ít lâu với những cô gái như hạng Macgơrit, người ta sẽ hiểu được cái thích thú các cô ưa dùng để đánh lệch hướng phán đoán và để trêu ghẹo, những người các cô mới gặp lần đầu. Đương nhiên, đây là một sự trả thù những sự nhục mạ mà các cô bắt buộc phải tiếp nhận từ phía những người các cô thường gặp hàng ngày.
Vì thế, để trả lời cho các cô, phải có một tập quán nào đó của thế giới các cô. Cái tập quán đó, tôi không có. Thêm nữa, ý tưởng mà tôi tự tạo ra về Macgơrit làm cho tôi thêm khó chịu về sự đùa cợt của nàng. Không một cái gì thuộc về người đàn bà này có thể làm tôi thờ ơ cả. Vì thế, tôi đứng dậy, nói với cô ta bằng một giọng không bình thường mà tôi không thể che giấu được:
- Nếu đó là điều mà cô nghĩ về tôi, thưa cô, tôi chỉ còn việc xin cô tha lỗi cho sự bất nhã của tôi, và xin cô tin chắc điều đó sẽ không lặp lại lần thứ hai.
Thế là tôi chào và đi ra.
Tôi vừa đóng cửa lại thì lại nghe một lần thứ ba nữa những tiếng cười phá lên. Lúc ấy tôi rất muốn được kẻ nào đó thúc mạnh cùi tay vào người.
Tôi trở về chỗ cũ.
Người ta rung chuông báo hiệu sắp trình diễn.
Ecnec trở lại ngồi gần bên tôi.
- Anh làm sao thế? – anh ta vừa nói vừa ngồi xuống – các ả tưởng anh điên rồi.
- Macgơrit nói gì khi tôi đã đi?
- Cô ta cười và nói với tôi, cô ta chưa bao giờ gặp một người lẩn thẩn đến như anh. Nhưng anh đừng nghĩ là mình đã bị đánh bại. Chỉ nên nhớ rằng đối với những cô gái đó, anh không nên nghĩ đến danh dự và nề nếp. Các cô ả không hiểu gì về cái gọi là thanh nhã và lịch sự cả. Đó cũng giống như những con chó mà người ta tưới nước hoa cho, thế thôi. Chúng nghe mùi nước hoa khó chịu và sẽ lăn tòm xuống nước để hết hôi.
- Tóm lại, tôi cũng không cần – tôi gượng đáp với một giọng bình thản – Tôi sẽ không bao giờ gặp lại người đàn bà đó. Nếu trước kia cô ta đã lôi cuốn tôi khi tôi chưa biết cô ta, thì giờ đây, sau khi đã gặp cô ta, điều đó khác hẳn rồi.
- Ồ! Tôi sẽ không ngạc nhiên khi nhìn thấy anh một ngày nào đó sẽ ngồi tận chỗ trong cùng ở lô của cô ta. Và được nghe tin anh đã phá sản vì cô ta. Đồng ý anh nói có lý, cô ta là một người mất dạy. Nhưng lại là một tình nhân xinh đẹp!
May mắn là màn đã kéo lên và bạn tôi không nói nữa.
Kể lại hôm đó người ta đã trình diễn những gì thì tôi xin chịu. Tất cả những gì tôi nhớ, đó là thỉnh thoảng tôi lại đưa mắt nhìn lại nơi lô mà tôi vừa đột ngột từ giã; ở đó các khuôn mặt những người khách mới cứ lần lượt kế tiếp nhau xuất hiện.
Tuy nhiên, tôi không thể nào không nghĩ đến Macgơrit. Một thứ tình cảm khác xâm chiếm lấy tôi. Tôi phải làm điều đó để quên đi sự nhục mạ của nàng và cái đáng buồn cười của tôi. Tôi tự nhủ, tôi sẵn sàng, bỏ hết của cải để có được người con gái ấy và cái quyền giữ lại chỗ ngồi mà tôi vừa vội vàng từ bỏ.
Trước khi buổi trình diễn chấm dứt, Macgơrit và người bạn gái của cô đã rời lô đi ra.
Ngoài ý muốn, tôi cũng rời bỏ chỗ ngồi của tôi.
- Anh về à? – Enec hỏi tôi.
- Vâng.
- Tại sao?
Ngay lúc đó anh ta nhận thấy không còn ai ở trong lô của Macgơrit nữa, liền bảo:
- Đi đi, chúc may mắn, hay đúng hơn là chúc anh may mắn hơn.
Tôi bước ra.
Tôi nghe ở cầu thang tiếng áo xào xạc và tiếng người nói cười. Tôi đứng sang một bên và nhìn thấy hai người đàn bà bước ra cùng hai thanh niên. Họ không nhìn thấy tôi.
Tại tầng dười nhà hát, một thằng bé giúp việc tiến đến bên các ả.
- Chú hãy bảo người đánh xe chờ ở hiệu cà phê Ănglê
- Macgơrit nói – Chúng tôi sẽ đi bộ đến đó.
Vài phút sau, đang đi như rình mò...
viethoaiphuong
#9 Posted : Monday, December 13, 2010 5:54:40 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


LA DAME AUX CAMÉLIAS

CHAPITRE 8


Cependant, continua Armand après une pause, tout en comprenant que j'étais encore amoureux, je me sentais plus fort qu'autrefois, et dans mon désir de me retrouver avec Marguerite, il y avait aussi la volonté de lui faire voir que je lui étais devenu supérieur.

Que de routes prend et que de raisons se donne le coeur pour en arriver à ce qu'il veut ! Aussi, je ne pus rester longtemps dans les corridors, et je retournai prendre ma place à l'orchestre, en jetant un coup d'oeil rapide dans la salle, pour voir dans quelle loge elle était.

Elle était dans l'avant-scène du rez-de-chaussée, et toute seule. Elle était changée, comme je vous l'ai dit, je ne retrouvais plus sur sa bouche son sourire indifférent. Elle avait souffert, elle souffrait encore.

Quoiqu'on fût déjà en avril, elle était encore vêtue comme en hiver et toute couverte de velours.

Je la regardais si obstinément que mon regard attira le sien.

Elle me considéra quelques instants, prit sa lorgnette pour mieux me voir, et crut sans doute me reconnaître, sans pouvoir positivement dire qui j'étais, car lorsqu'elle reposa sa lorgnette, un sourire, ce charmant salut des femmes, erra sur ses lèvres, pour répondre au salut qu'elle avait l'air d'attendre de moi ; mais je n'y répondis point, comme pour prendre barres sur elle et paraître avoir oublié, quand elle se souvenait.

Elle crut s'être trompée et détourna la tête.

On leva le rideau.

J'ai vu bien des fois Marguerite au spectacle, je ne l'ai jamais vue prêter la moindre attention à ce qu'on jouait.

Quant à moi, le spectacle m'intéressait aussi fort peu, et je ne m'occupais que d'elle, mais en faisant tous mes efforts pour qu'elle ne s'en aperçût pas.

Je la vis ainsi échanger des regards avec la personne occupant la loge en face de la sienne ; je portai mes yeux sur cette loge, et je reconnus dedans une femme avec qui j'étais assez familier.

Cette femme était une ancienne femme entretenue, qui avait essayé d'entrer au théâtre, qui n'y avait pas réussi, et qui, comptant sur ses relations avec les élégantes de Paris, s'était mise dans le commerce et avait pris un magasin de modes.

Je vis en elle un moyen de me rencontrer avec Marguerite, et je profitai d'un moment où elle regardait de mon côté pour lui dire bonsoir de la main et des yeux.

Ce que j'avais prévu arriva, elle m'appela dans sa loge.

Prudence Duvernoy, c'était l'heureux nom de la modiste, était une de ces grosses femmes de quarante ans avec lesquelles il n'y a pas besoin d'une grande diplomatie pour leur faire dire ce que l'on veut savoir, surtout quand ce que l'on veut savoir est aussi simple que ce que j'avais à lui demander.

Je profitai d'un moment où elle recommençait ses correspondances avec Marguerite pour lui dire : - Qui regardez-vous ainsi ?

- Marguerite Gautier.

- Vous la connaissez ?

- Oui ; je suis sa modiste, et elle est ma voisine.

- Vous demeurez donc rue d'Antin ?

- Numéro 7. La fenêtre de son cabinet de toilette donne sur la fenêtre du mien.

- On dit que c'est une charmante fille.

- Vous ne la connaissez pas ?

- Non, mais je voudrais bien la connaître.

- Voulez-vous que je lui dise de venir dans notre loge ?

- Non, j'aime mieux que vous me présentiez à elle.

- Chez elle ?

- Oui.

- C'est plus difficile.

- Pourquoi ?

- Parce qu'elle est protégée par un vieux duc très jaloux.

- Protégée est charmant.

- Oui, protégée, reprit Prudence. Le pauvre vieux, il serait bien embarrassé d'être son amant.

Prudence me raconta alors comment Marguerite avait fait connaissance du duc à Bagnères.

- C'est pour cela, continuai-je, qu'elle est seule ici ?

- Justement.

- Mais, qui la reconduira ?

- Lui.

- Il va donc venir la prendre ?

- Dans un instant.

- Et vous, qui vous reconduit ?

- Personne.

- Je m'offre.

- Mais vous êtes avec un ami, je crois.

- Nous nous offrons alors.

- Qu'est-ce que c'est que votre ami ?

- C'est un charmant garçon, fort spirituel, et qui sera enchanté de faire votre connaissance.

- Eh bien, c'est convenu, nous partirons tous les quatre après cette pièce, car je connais la dernière.

- Volontiers, je vais prévenir mon ami.

- Allez.

- Ah ! Me dit Prudence au moment où j'allais sortir, voilà le duc qui entre dans la loge de Marguerite.

Je regardai.

Un homme de soixante-dix ans, en effet, venait de s'asseoir derrière la jeune femme et lui remettait un sac de bonbons dans lequel elle puisa aussitôt en souriant, puis elle l'avança sur le devant de sa loge en faisant à Prudence un signe qui pouvait se traduire par : - En voulez-vous ?

- Non, fit Prudence.

Marguerite reprit le sac et, se retournant, se mit à causer avec le duc.

Le récit de tous ces détails ressemble à de l'enfantillage, mais tout ce qui avait rapport à cette fille est si présent à ma mémoire, que je ne puis m'empêcher de le rappeler aujourd'hui.

Je descendis prévenir Gaston de ce que je venais d'arranger pour lui et pour moi.

Il accepta.

Nous quittâmes nos stalles pour monter dans la loge de Madame Duvernoy.

A peine avions-nous ouvert la porte des orchestres que nous fûmes forcés de nous arrêter pour laisser passer Marguerite et le duc qui s'en allaient.

J'aurais donné dix ans de ma vie pour être à la place de ce vieux bonhomme.

Arrivé sur le boulevard, il lui fit prendre place dans un phaéton qu'il conduisait lui-même, et ils disparurent emportés au trot de deux superbes chevaux.

Nous entrâmes dans la loge de Prudence.

Quand la pièce fut finie, nous descendîmes prendre un simple fiacre qui nous conduisit rue d'Antin numéro 7. à la porte de sa maison, Prudence nous offrit de monter chez elle pour nous faire voir ses magasins que nous ne connaissions pas et dont elle paraissait être très fière. Vous jugez avec quel empressement j'acceptai.

Il me semblait que je me rapprochais peu à peu de Marguerite. J'eus bientôt fait retomber la conversation sur elle.

- Le vieux duc est chez votre voisine ? dis-je à Prudence.

- Non pas ; elle doit être seule.

- Mais elle va s'ennuyer horriblement, dit Gaston.

- Nous passons presque toutes nos soirées ensemble, ou, lorsqu'elle rentre, elle m'appelle. Elle ne se couche jamais avant deux heures du matin. Elle ne peut pas dormir plus tôt.

- Pourquoi ?

- Parce qu'elle est malade de la poitrine et qu'elle a presque toujours la fièvre.

- Elle n'a pas d'amants ? demandai-je.

- Je ne vois jamais personne rester quand je m'en vais ; mais je ne réponds pas qu'il ne vient personne quand je suis partie ; souvent je rencontre chez elle, le soir, un certain comte de N... qui croit avancer ses affaires en faisant ses visites à onze heures, en lui envoyant des bijoux tant qu'elle en veut ; mais elle ne peut pas le voir en peinture. Elle a tort, c'est un garçon très riche. J'ai beau lui dire de temps en temps : ma chère enfant, c'est l'homme qu'il vous faut ! Elle qui m'écoute assez ordinairement, elle me tourne le dos et me répond qu'il est trop bête.

Qu'il soit bête, j'en conviens ; mais ce serait pour elle une position, tandis que ce vieux duc peut mourir d'un jour à l'autre. Les vieillards sont égoïstes ; sa famille lui reproche sans cesse son affection pour Marguerite : voilà deux raisons pour qu'il ne lui laisse rien. Je lui fais de la morale, à laquelle elle répond qu'il sera toujours temps de prendre le comte à la mort du duc.

Cela n'est pas toujours drôle, continua Prudence, de vivre comme elle vit. Je sais bien, moi, que cela ne m'irait pas et que j'enverrais bien vite promener le bonhomme. Il est insipide, ce vieux ; il l'appelle sa fille, il a soin d'elle comme d'un enfant, il est toujours sur son dos. Je suis sûre qu'à cette heure un de ses domestiques rôde dans la rue pour voir qui sort, et surtout qui entre.

- Ah ! Cette pauvre Marguerite ! Dit Gaston en se mettant au piano et en jouant une valse, je ne savais pas cela, moi. Cependant je lui trouvais l'air moins gai depuis quelque temps.

- Chut ! dit Prudence en prêtant l'oreille.

Gaston s'arrêta.

- Elle m'appelle, je crois.

Nous écoutâmes.

En effet, une voix appelait Prudence.

- Allons, messieurs, allez-vous-en, nous dit Madame Duvernoy.

- Ah ! C'est comme cela que vous entendez l'hospitalité, dit Gaston en riant, nous nous en irons quand bon nous semblera.

- Pourquoi nous en irions-nous ?

- Je vais chez Marguerite.

- Nous attendrons ici.

- Cela ne se peut pas.

- Alors, nous irons avec vous.

- Encore moins.

- Je connais Marguerite, moi, fit Gaston, je puis bien aller lui faire une visite.

- Mais Armand ne la connaît pas.

- Je le présenterai.

- C'est impossible.

Nous entendîmes de nouveau la voix de Marguerite appelant toujours Prudence.

Celle-ci courut à son cabinet de toilette. Je l'y suivis avec Gaston. Elle ouvrit la fenêtre.

Nous nous cachâmes de façon à ne pas être vus du dehors.

- Il y a dix minutes que je vous appelle, dit Marguerite de sa fenêtre et d'un ton presque impérieux.

- Que me voulez-vous ?

- Je veux que vous veniez tout de suite.

- Pourquoi ?

- Parce que le comte de N... est encore là et qu'il m'ennuie à périr.

- Je ne peux pas maintenant.

- Qui vous en empêche ?

- J'ai chez moi deux jeunes gens qui ne veulent pas s'en aller.

- Dites-leur qu'il faut que vous sortiez.

- Je le leur ai dit.

- Eh bien, laissez-les chez vous ; quand ils vous verront sortie, ils s'en iront.

- Après avoir mis tout sens dessus dessous !

- Mais qu'est-ce qu'ils veulent ?

- Ils veulent vous voir.

- Comment se nomment-ils ?

- Vous en connaissez un, M. Gaston R...

- Ah ! Oui, je le connais ; et l'autre ?

- M Armand Duval. Vous ne le connaissez pas ?

- Non ; mais amenez-les toujours, j'aime mieux tout que le comte. Je vous attends, venez vite.

Marguerite referma sa fenêtre, Prudence la sienne.

Marguerite, qui s'était un instant rappelé mon visage, ne se rappelait pas mon nom. J'aurais mieux aimé un souvenir à mon désavantage que cet oubli.

- Je savais bien, dit Gaston, qu'elle serait enchantée de nous voir.

- Enchantée n'est pas le mot, répondit Prudence en mettant son châle et son chapeau, elle vous reçoit pour faire partir le comte. Tâchez d'être plus aimables que lui, ou, je connais Marguerite, elle se brouillera avec moi.

Nous suivîmes Prudence qui descendait.

Je tremblais ; il me semblait que cette visite allait avoir une grande influence sur ma vie.

J'étais encore plus ému que le soir de ma présentation dans la loge de l'opéra-comique.

En arrivant à la porte de l'appartement que vous connaissez, le coeur me battait si fort que la pensée m'échappait.

Quelques accords de piano arrivaient jusqu'à nous.

Prudence sonna.

Le piano se tut.

Une femme qui avait plutôt l'air d'une dame de compagnie que d'une femme de chambre vint nous ouvrir.

Nous passâmes dans le salon, du salon dans le boudoir qui était à cette époque ce que vous l'avez vu depuis.

Un jeune homme était appuyé contre la cheminée.

Marguerite, assise devant son piano, laissait courir ses doigts sur les touches, et commençait des morceaux qu'elle n'achevait pas.

L'aspect de cette scène était l'ennui, résultant pour l'homme de l'embarras de sa nullité, pour la femme de la visite de ce lugubre personnage.

A la voix de Prudence, Marguerite se leva, et venant à nous après avoir échangé un regard de remerciements avec Madame Duvernoy, elle nous dit : - Entrez, messieurs, et soyez les bienvenus.




TRÀ HOA NỮ

bản dịch tiếng Việt HẢI NGUYÊN

Chương 8

Tuy nhiên – sau một phút, Acmân nói tiếp – tôi vẫn hiểu, tôi còn yêu nàng và mạnh hơn cả ngày trước. Và trong ý muốn được gặp lại Macgơrit còn có cả cái ý chí muốn cho nàng biết, tôi đã cao giá hơn nàng một bậc.
Để đạt được mục đích, con tim đã không ngoan việc dẫn bao nhiêu lý lẽ, lựa chọn bao nhiêu con đường.
Vì thế, tôi không thể đứng lâu hơn trong hành lang. Tôi trở về ngồi bên dàn nhạc và nhìn nhanh khắp nhà hát để xem nàng ngồi ở lô nào.
Nàng ngồi trước sân khấu, ở tầng dưới, và chỉ một mình thôi. Nàng thay đổi nhiều như tôi đã nói với bạn. Tôi không còn tìm thấy trên môi nàng nụ cười hờ hững nữa. Nàng đã ốm đau và nàng sẽ còn ốm đau nhiều.
Mặc dầu đã tháng tư rồi, nàng vẫn ăn mặc như giữa mùa đông, toàn người đều nhung len.
Tôi nhìn nàng một cách rất chai lỳ, đến nỗi cái nhìn tôi đã thu hút cái nhìn của nàng.
Nàng nhìn tôi một lúc, rồi lấy ống nhòm đưa lên để nhìn cho rõ hơn và chắc chắn đã ngờ ngợ nhận biết tôi, tuy không thể quyết chắc tôi là ai. Bơỉ vì khi nàng để kính xuống, một nụ cười – cách chào duyên dáng của những người đàn bà - nở trên đôi môi nàng và như chờ đợi một cái chào trả lời nơi tôi. Nhưng tôi không đáp lại, như để cản lối nàng và tỏ ra tôi đã quên rồi khi nàng còn nhớ lại.
Nàng tưởng đã lầm và quay đi nơi khác.
Màn kéo lên.
Tôi đã gặp Macgơrit nhiều lần ở rạp hát. Tôi không hề thấy nàng để ý một chút nào về những gì người ta trình diễn.
Còn đối với tôi, những điều trình diễn cũng không hấp dẫn tôi lắm. Tôi chỉ chú ý đến nàng, nhưng lại cố gắng làm sao để nàng không thấy được điều đó.
Tôi thấy nàng trao đổi cái nhìn với người ở lô trước mặt nàng. Tôi đưa mắt nhìn theo và nhận ra một người đàn bà khá quen biết trong lô đó.
Người đàn bà này xưa kia sống bằng nghề kỹ nữ, đã từng cố gắng qua nhiều sân khấu nhưng không thành công. Và sau đó, do có nhiều mối quen biết với những người đàn bà sang trọng ở Paris, bà ta chuyển sang nghề buôn bán và đã lập ra được một nhà hàng thời trang.
Tôi thấy nơi người đàn bà này một phương tiện tốt để giúp tôi gặp Macgơrit. Và nhân một lúc người này nhìn về phía tôi, tôi đưa mắt và đưa tay chào.
Điều tôi tiên đoán đã đến: bà ta gọi tôi đến lô của mình.
Người đàn bà buôn thời trang này tên là Pruđăng Đuvecnoa, trạc bốn mười tuổi, mập mạp. Với những người đàn bà như người này, chúng ta không cần gì nhiều đến tài ngoại giao để được biết điều muốn biết, nhất là khi điều muốn biết đó lại đơn giản như những điều tôi vừa nghĩ. Tôi, nhân lúc bà ta bắt đầu nhìn lại Macgơrit, liền hỏi:
- Bà nhìn ai thế?
- Macgơrit Gôchiê.
- Bà biết người đó?
- Vâng, tôi là người chăm sóc thời trang cho cô, và cô là người láng giềng của tôi.
- Thế ra bà ở đường Antin?
- Số 7. Cửa sổ phòng trang sức của cô ta đối diện với cửa sổ phòng tôi.
- Người ta bảo cô ta là một cô gái rất duyên dáng.
- Anh không biết cô ấy sao?
- Không. Nhưng tôi muốn được quen biết cô.
- Anh có muốn tôi bảo nàng đến lô chúng ta không?
- Không. Nhưng tôi muốn bà giới thiệu tôi với cô ta.
- Ở nhà cô?
- Vâng.
- Điều đó hơi khó.
- Tại sao?
- Bởi vì cô ta đang được một ông quận công già rất hay ghen che chở. - Được che chở là một điều tốt.
- Vâng, được che chở - Pruđăng đáp – ông già thật đáng thương, ông ta sẽ rất lúng túng nếu phải làm tình nhân của cô ấy.
Pruđăng kể cho tôi nghe Macgơrit đã quen biết ông quận công già ở Banhêe như thế nào.
- Chính vì thế mà cô ta đến đây chỉ một mình?
- Vâng, đúng.
- Nhưng ai sẽ đưa cô ấy về?
- Ông ta.
- Vậy ông ta sắp đến?
- Trong vài phút nữa.
- Và ai đưa bà về?
- Không ai cả.
- Tôi xin được phép làm người đó.
- Nhưng anh đang đi với một người bạn, tôi tin thế
- Thế thì chúng tôi cùng đưa bà về.
- Bạn anh là ai thế?
- Đó là một chàng trai dễ thương, rất láu lỉnh, hắn sẽ lấy làm vui sướng khi được làm quen với bà.
- Thế thì đồng ý nhé. Sau màn này, tôi biết đây là màn cuối, bốn chúng ta sẽ cùng về.
- Sẵn sàng, tôi sẽ đi báo trước cho bạn tôi biết.
- Được, đi đi.
- A! – Pruđăng nói, khi tôi sắp sửa bước ra – Kìa xem, ông quận công đã vào lô của Macgơrit rồi.
Tôi nhìn theo.
Quả thật, một người đàn ông chừng bảy mười tuổi vừa đến ngồi sau người đàn bà trẻ đó và đưa cho nàng một túi quà. Nàng đang lấy quà ra và mỉm cười, rồi nàng đưa túi quà ra phía trước lô, ra hiệu cho Pruđăng như hỏi:
- Chị có dùng không?
- Không – Pruđăng nói.
Macgơrit thu túi quà về và quay lại, bắt đầu nói chuyện với ông quận công.
Kể lại tất cả những chi tiết này, thật là trẻ con. Nhưng tất cả những gì liên quan đến người con gái ấy đều hiện ra rõ ràng trong trí nhớ tôi, và hôm nay tôi không thể nào không nhớ lại.
Tôi bước xuống, báo cho Gatông biết trước việc tôi vừa sắp đặt cho anh ta và cho tôi.
Anh ta nhận lời
Chúng tôi rời chỗ ngồi để lên lô trên với bà Pruđăng Đuvecnoa.
Chúng tôi vừa mở cửa phòng nhạc thì bắt buộc phải dừng lại để nhường lối cho Macgơrit và ông quận công đi ra.
Tôi sẵn sàng đổi mười năm đời tôi để được cái vị trí của ông già này.
Ra đến lộ, ông ta đưa Macgơrit lên ngồi trên một cỗ xe bốn bánh do ông điều khiển. Và cả hai khuất dạng theo nhịp tế nhanh của hai con ngựa cao đẹp.
Chúng tôi bước vào lô của Pruđăng.
Khi vở tuồng chấm dứt, chúng tôi xuống tìm một chiếc xe nhỏ để đưa chúng tôi đến số 7 đường Antin.
Đến trước cửa, Pruđăng mời chúng tôi vào nhà, để cho xem những hàng hoá mà chúng tôi không biết gì về giá trị của nó cả. Nhưng bà ta thì rất tự đắc. Hẳn bạn cũng hiểu tôi đã nhận lời một cách vỗn vã như thế nào.
Hình như dần dần tôi đã tiến đến gần Macgơrit hơn. Tôi nhanh chóng đưa nàng vào đầu đề câu chuyện.
- Ông quận công già ở tại nhà người láng giềng của chị? – tôi hỏi Pruđăng.
- Không! Không phải. Cô ta ở một mình thôi.
- Như vậy cô ta sẽ buồn ghê gớm lắm – Gatông nói.
- Gần như chiều nào chúng tôi cũng họp mặt với nhau. Hoặc khi đi đâu về, cô ấy lại gọi tôi, Macgơrit không bao giờ ngủ trước hai giờ sáng, cô ta không thể ngủ sớm hơn được.
- Tại sao?
- Bởi vì cô ta bị bệnh đau ngực và gần như lúc nào cũng bị sốt.
- Cô ta không có tình nhân? – tôi hỏi.
- Tôi không hề thấy ai ở lại, khi tôi ra về. Nhưng tôi không nói rằng không có người nào đến, khi tôi đã đi rồi. Thường thường tôi gặp tai nhà cô một ông bá tước N… nào đó. Ông này tin rằng công việc của mình có thể tiến triển tốt đẹp bằng những cuộc viếng thăm Macgơrit vào lúc mười một giờ, và bằng cách gửi tặng những nữ trang nàng thích. Nhưng nàng lại không muốn gặp mặt ông ta bất cứ ở đâu. Nàng đã sai lầm; vì đó là một người đàn ông rất giàu. Thỉnh thoảng, tôi lại bảo nàng: “Cô em ạ, đó là người đàn ông cần cho cô em!”. Nhưng vô hiệu. Nàng quay lưng lại với tôi và trả lời rằng người đó đần độn lắm. Người đó đần, tôi đồng ý. Nhưng cô ta sẽ có một địa vị. Chứ ông quận công già thì có thể chết nay mai. Những người già đều ích kỷ. Gia đình ông luôn chỉ trích ông về tình thương đối với Macgơrit. Đó là hai lý do để ông sẽ không cho nàng được thừa hưởng gì cả. Tôi giảng giải cho cô ta. Cô ta trả lời: khi ông quận công chết, sẽ nhận lời bá tước cũng không muộn gì.
sống như nàng thật lạ lùng – Pruđăng nói tiếp – Tôi, nếu tôi biết rõ ông ta không hợp với tôi, tôi sẽ không ngần ngại gì cho ông ấy cút nhanh đi cho rảng. Ông già kia thì rõ nhạt nhẽo. Ông gọi cô ta là con gái ông. Chăm sóc cho cô ta như một đứa trẻ nhỏ. Ông luôn luôn bám bên lưng cô ta. Tôi tin chắc, vào giờ này, một trong những người nhà của ông đang rình ngoài đường để xem có ai đi ra và nhất là có ai đi vào nhà Macgơrit không.
- A! Cô Macgơrit đáng thương – Gatông vừa nói, vừa ngồi lại bàn pianô và đáng một điệu vanxơ – Tôi không biết điều đó. Tuy nhiên gần đây tôi thấy cô ta ít được vui vẻ.
- Xuỵt! – Pruđăng vừa nói vừa lắng tai nghe. Gatông dừng lại – Hình như cô ta gọi tôi.
Chúng tôi lắng nghe.
Quả nhiên có tiếng gọi Pruđăng.
- Thôi các ông đi đi cho! – Bà Đuvecnoa bảo chúng tôi.
- A! Bà cho thế là tinh thần hiếu khách đấy à? – Gatông vừa cười vừa nói – Chúng tôi chỉ đi khi nào chúng tôi muốn đi.
- Tại sao chúng tôi phải đi?
- Tôi sang Macgơrit.
- Chúng tôi đợi ở đây.
- Điều đó thì không thể được.
- Thế thì chúng tôi đi cùng với bà.
- Càng không được.
- Tôi biết Macgơrit – Gatông nói – Tôi có thể đến thăm cô ta lắm chứ.
- Nhưng Acmân không biết cô ta.
Tôi sẽ giới thiệu anh ta.
- Không thể được.
Chúng tôi lại lắng nghe lần nữa tiếng Macgơrit gọi Pruđăng.
Pruđăng chạy đến phòng trang sức. Tôi và Gatông đi theo. Bà ta mở cửa sổ
ra.
Chúng tôi đứng núp lại để bên ngoài đừng trông thấy.
- Tôi đã gọi chị hơn mười phút rồi – Macgơrit nói từ cửa sổ nhà mình, với một giọng hơi khó chịu.
- Cô muốn tôi giúp gì?
- Tôi muốn chị đến ngay lập tức.
- Tại sao?
- Bởi ông bá tước N… vẫn còn đó. Ông làm tôi chán chết được.
- Tôi không thể đi ngay bây giờ được.
- Ai ngăn cản chị?
- Trong nhà tôi hiện có hai thanh niên, họ không chịu ra về.
- Chị hãy bảo họ là chị cần đi.
- Tôi đã nói với họ rồi.
- Cũng được, hãy để họ ở đó. Khi họ thấy chị đi rồi, họ sẽ đi.
- Sau khi đã xáo trộn tất cả mọi thứ ở đây?
- Nhưng họ muốn gì?
- Họ muốn gặp cô.
- Thế họ tên gì?
- Cô biết một người, ông Gatông R…
- À, vâng. Tôi biết ông ấy. Và ông kia?
- Acmân Đuyvan, cô không biết phải không?
- Không. Nhưng cứ đưa họ đến. Tôi nghĩ ai cũng vẫn hơn ông bá tước. Tôi đang đợi. Chị sang nhanh cho.
Macgơrit đóng cửa sổ lại. Pruđăng cũng đóng cửa sổ lại.
Macgơrit, đã có lần nhớ lại mặt tôi, nay lại không nhớ tên tôi. Tôi thích một kỷ niệm không tốt đẹp đối với tôi hơn là sự lãng quên ấy.
- Tôi biết chắc – Gatông nói – cô ta sẽ sung sướng khi được gặp chúng ta.
- Rất sung sướng thì chưa hẳn đâu – Pruđăng vừa đáp vừa quàng lại khăn choàng và để mũ lên đầu – Cô ta tiếp các anh để đuổi ông bá tước. Các anh phải cố gắng tỏ ra lịch sự hơn ông bá tước. Nếu không, tôi hiểu Macgơrit lắm, cô ta sẽ lại gây chuyện với tôi đấy.
Chúng tôi đi theo Pruđăng, cùng đi xuống.
Tôi run sợ. Tôi nghĩ cuộc viếng thăm này sẽ có một ảnh hưởng lớn đối với đời tôi.
Tôi còn cảm động hơn cả buổi chiều tôi được giới thiệu với nàng tại nhà hát Ôpêra Cômic.
Đến cửa, tim tôi đập rất mạnh, đến nỗi các ý nghĩ trong đầu óc tôi biến đi đâu cả.
Tiếng đàn pianô thoảng đến tai chúng tôi.
Pruđăng gọi chuông.
Tiếng đàn dừng lại.
Một người đàn bà, có vẻ như một người bạn hơn là hầu phòng, ra mở cửa cho chúng tôi.
Chúng tôi vào phòng khách, rồi từ phòng khách đến phòng trang nhã (phòng khách đặc biệt ở nhà các bà sang trọng).
Một người thanh niên đứng dựa bên lò sưởi.
Macgơrit ngồi trước đàn pianô, để những ngón tay chạy trên các phím và bắt đầu những bản nhạc.
Cảnh tượng ấy thật buồn tẻ. Người đàn ông thì bối rối trước sự bất lực của chính mình, và người đàn bà thì chán ngán do sự viếng thăm của một con người mà mình không ưa thích.
Nghe tiếng Pruđăng, Macgơrit đứng dậy và tiến đến phía chúng tôi. Sau khi đã nhìn Đuvecnoa một cách biết ơn, cô ta nói với chúng tôi:
- Xin mời các ông vào, và hãy là những khách quý.
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.