Chị LH bàn xong em thấy tối thui luôn
Cái chữ "làm phách" ở đây đôi khi phải nghe từ miệng người đó nói ra với cái âm hưởng như thế nào thì mới có thể suy diễn được.
Suy diễn của tk: Hai chữ "làm phách" trong mẩu đối thoại được để trong ngoặc, như vậy đây là một sự khôi hài
Bác Hai nói với cái giọng nửa đùa nửa thật với người hỏi câu trên (
giống kiểu chị BN nói chuyện với SA đó ), nói vậy mà không phải vậy. Phần còn lại mới là chủ ý của bác. Thành ra lấy hai chữ "làm phách" làm tiêu đề thì gây thắc mắc không ít cho người đọc
Tại sao bậc trưởng thượng đó nói mà đám con cháu không nghe?
Có khi là vì nói phách quá
(cho dù nói đúng) nên người nghe có khuynh hướng chối nghe, đâu phải vì người lớn nói và người nhỏ phải nghe theo
Cũng có thể người nghe còn trẻ người non dạ nên chưa hiểu hết được ý tốt của người lớn nên tỏ thái độ "trứng khôn hơn rận"
Còn nếu nói sai thì không nghe là phải rồi, phách lối gì nữa hè
Nếu là người thân thì mình ráng "nói cho nó đầy lỗ tai"
may ra lọt được chút nào hay chút nấy
Còn người ngoài thì ta sẽ không ráng sức tới như vậy đâu bởi vì chỉ sợ chưa nói xong đã có ấu đả rồi
hì hì...bàn xong rồi, tới phiên người kế