Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

30 Pages«<1516171819>»
Cặn Bã Ký Ức - Bác Hai Như Sanh
Sương Lam
#321 Posted : Tuesday, August 29, 2006 2:01:52 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
SmileSmileSmileRoseRoseRoseSmileSmileSmileChị Lan Huỳnh ơi,
Về tới nhà là LH đã "tái xuất giang hồ " lại ngay rùi, giỏi thật đấy nhé!Blush SL từ ngày được lên chức bà nội thì lu bu quá xá quà xa , chỉ nháng ra nháng vào chứ không viết lách được gì cả !Eight Ball
SL đồng ý với NP là tu ngay được thì tu vì ai biết ra sao ngày sau?
Tu hành đâu cần phải xuống tóc vào chùa ( tuy nhiên nếu làm được thì càng tốt hơn ) mà chỉ cần biết làm việc lành, tránh làm việc ác, tâm trí an tịnh là đã tu được một phần nào rồi, phải không quí vị?
Chúc quí vị vui khoẻ để có thể bắt đầu con đường tu học của mình chứ bịnh hoạn hoài cũng khó tu lắm đấy!

SLRose
LanHuynh
#322 Posted : Thursday, August 31, 2006 6:01:24 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

Chị Như Phương và chị SL mời các chị đọc tiếp.Rose

CBKU tt

TỘI CẤT ĐẦU KHÔNG LÊN


Có một ông đạo nhỏ ra đời khuyến người ta tu hành. Nhiều người đến hỏi đạo, có người hỏi:

_Làm thần nông xịt sâu có tội không?

Đạo nhỏ ấy đáp:

_Tội chứ giết người ta mà sao không có tội!

Một người bán tiệm hỏi?

_Mua bán có tội không?

Ông đạo đáp:

_Mua một đồng, bán 80 xu thì không tội.

Bác Hai nghe thuật lại chuyện ấy, Bác nói:

_Mua bán như vậy "Tội cất đầu không lên"


Chứ sao không tội.

Ai không tin làm thử coifloatingfloatingfloating
Tonka
#323 Posted : Thursday, August 31, 2006 9:43:51 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi LanHuynh
_Mua bán như vậy "Tội cất đầu không lên"

Chứ sao không tội.


Tại sao vậy cà Question
LanHuynh
#324 Posted : Thursday, August 31, 2006 11:15:04 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

quote:
Gởi bởi tonka

quote:
Gởi bởi LanHuynh
_Mua bán như vậy "Tội cất đầu không lên"

Chứ sao không tội.


Tại sao vậy cà Question



Tonka ơi! Bác Hai ưa có tánh tiếu lâm ưa nói đùa chơi.

Đạo nhỏ dại người ta tu mà chỉ người ta buôn bán. Mua 1 đồng, mà bán lỗ vốn chỉ còn 80 xu
như vậy lỗ mất 20 xuBig Smile Có ai làm ăn mà bán dưới giá vốn bao giờ.

Dạy người ta tu như vậy là dại trật. Làm như vậy là người hành đạo vô minh, nếu muốn tu muốn làm điều thiện lành, thì đem tiền bố thí, đem tiền làm nhiều việc thiện có ích lợi . Còn hơn buôn lổ vốn như vậy.

Đằng nầy đạo nhỏ khuyến tu mà bảo người ta buôn bán lổ vốn, có môn buôn bán một thời gian rồi lổ nặng, phải dẹp tiệm, người bán sẽ hết vốn làm ăn. Thì hỏi làm sao mà còn vốn để buôn bán nữa, thành ra cất đầu không lên nỗi nữa là vậy.

Ở đây Bác nói tội là tội cho người bán người chủ tiệm đó . Chứ không phải ý bác nói tội lỗi[/b[b]]. Có tội chăng là người dạy đạo sai trái. Không đúng.Rose
Tonka
#325 Posted : Thursday, August 31, 2006 11:19:50 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
À ra vậy, cắt nghĩa có lý lắm Blush
Cám ơn chị Lan Rose
LanHuynh
#326 Posted : Sunday, September 3, 2006 10:27:39 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

CBKU tt

SAY THÌ CÓ TỘI

Có lần Bác dự tiệc nhà người bạn. Họ đãi mặn, có riêng một măm chay. Đồ chay dầu nhiều, hơi khó chịu, Bác với lấy ly bia uống ít hớp. Chủ nhà mừng quá nói:

_Ừ vậy mới thông cảm chứ!

Một người bạn khác nói thêm:

_Uống rượu không sao, miễn đừng say thôi, nếu say là có tội, phải không anh Hai?

Bác không dám ừ vì Bác biết họ cố ý gài mình tán đồng việc uống rượu của họ, Bác nói:

_Say! không phải đợi chân này đá chân kia mới là say. Còn "nhiều thứ say lắm " mà hễ " say là có tội"
floatingfloating
LanHuynh
#327 Posted : Monday, September 4, 2006 10:45:01 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

CBKU TT

MÂU THUẪN

Một hôm có đệ đi Cái Dầu mua đồ, còn ít tiền lẻ vừa đủ về xe. Có ông lão tới xin, đệ không cho, mặc dầu vẫn còn tiền lớn vì nghĩ mình đã từng cho ông lão nầy hòai, để khi khác cho cũng được.

Đến bến xe gặp người quen bán sinh tố, anh mừng rỡ kéo lại đãi một ly nước. Hai người hàn huyên một lúc, đệ móc tiền ra trả, người bạn lại cố từ chối. Dằn co một hồi đệ đành cất tiền, cám ơn rồi giã từ.

Lên xe về, đệ tự nghĩ ở đời có những cái ngồ ngộ, kẻ nài xin thì không cho, người không nhận thì lại ép lấy.

Nghe thuật lại Bác nói:

_Ừ mình phải suy nghĩ để hiểu được lẽ phải mà ứng xử. Đời là trường học lớn mà.

Bác không nói việc đó phải làm sao, mà chỉ hoan nghênh việc chiêm nghiệm, xét lại từng sự việc trong cuộc sống để tiến bộ thôi. floatingfloatingfloating
Song Anh
#328 Posted : Monday, September 4, 2006 4:06:12 PM(UTC)
Song Anh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,004
Points: 18

quote:
Gởi bởi LanHuynh

MÂU THUẪN

..." Đời là trường học lớn mà. "




Chị Lan,
S.A vẫn tựa cột..."nghe" Bác Hai kể chuyện luôn....
Rose
Việt Dương Nhân
#329 Posted : Tuesday, September 5, 2006 9:14:45 PM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0

Hỗm rày 7 hổng có vào đây. Nay tới ngồi bẹp dưới đất nghe Bác Hai kể... bài nào 7 cũng thích - Nhất là về "Đời là trường học lớn mà" - Vậy xem như 7 học được hai trường ; Trường Sài Gòn (13 tới 30 tuổi & Paris 30 tới 61 tuổi) - Chưa hết đâu - Còn sống vẫn còn "bài" mới để học hỏi tiếp.... Cảm ơn Bác Hai & LH.
Chúc tất cả được BÌNH AN HẠNH PHÚC.


LanHuynh
#330 Posted : Wednesday, September 6, 2006 1:23:18 PM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

Mời SA, Chị 7 cùng các ACE cùng đọc tiếp CBKU

ĂN NGỌ

Một ông bạn đến thăm Bác Sáu. Ông ấy ca ngợi hạnh ăn ngọ, ông cho ăn ngọ là tiết kiệm lương thực. Vì mấy năm mới hòa bình, lương thực khan hiếm lắm!

Bác Sáu nói:

_Nếu mình sống không lợi ích gì cho ai, năm bảy ngày ăn một bữa cũng hoang phí rồi, nếu mình sống có lợi ích, ăn một ngày 7-8 bữa cũng không hoang phí nữa. Cũng như cái máy, nếu có bơm nước....một ngày đốt 7-8 lít xăng, đâu có hoang phí gì. Còn để nằm không, một tuần lễ rịn mất một xị cũng là uổng rồi!

Thế nên phải nhắm vào sự hữu dụng, chớ không nên nhìn vào số lượng, tiêu phí mà xét đoán lợi hại.RoseRoseRose


LanHuynh
#331 Posted : Friday, September 8, 2006 4:46:23 AM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

CBKU tt

KÍCH THÍCH TỐ

Có cháu tu sĩ hỏi:

_Có khi mìnnh nằm chiêm bao thấy Phật, thấy Đức Thầy, vậy là sao, hở Bác?

Bác nói:

_Vậy là nằm mộng chứ sao!

Nó có vẽ thất vọng nói:

_Đành là mộng, mỗi lần chiêm bao gặp Phật, Gặp Thầy con thấy vui lắm, tinh tấn tu hành nữa.

Bác nói:

_Thì đương nhiên rồi, gặp mộng lành, lòng phấn tấn tu hành là tự nhiên, nhưng mà kích thích tố thiếu gì thứ. Miên vác chà gạc rượt, mình cũng niệm Phật thắng tới vậy! (Ý Bác muốn nói, có nhiều hoàn cảnh thúc đẩy, sách tấn mình tu hành: đâu đợi chiêm bao, mộng mị này nọ mới tinh tấn).

Bác không đồng tình với việc mộng mị đó nên nói:

_Kích thích tố dùng nhiều không tốt, chỉ khi nào suy nhược lắm mới cần đến nó với một phân lượng vừa phải và thời gian nào đó thôi. Như dùng thuốc lợi tiểu hòai thì hại thận, dùng trợ tỳ hòai thì bại tỳ.

Thế rồi , sau này nó khùng khùng rất nặng! Sự việc xẫy ra Bác không ân hận, vì mình không tán đồng, không vùa thêm chuyện đó, trái lại còn cảnh giác nó nữa.

Vậy mà không khỏi , âu cũng là định mệnh!
Tonka
#332 Posted : Friday, September 8, 2006 10:10:49 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Đâu có ai tự mình ên mà chiêm bao được và cũng chẳng ai giải thích được tại sao mình chiêm bao hết. Có thể các bậc thầy thấy học trò tu hành dãi đãi nên cho thấy trong chiêm bao giống như cầm cái roi nhịp nhịp sau đít mình vậy. Thành thử chẳng phải muốn mà được Big Smile
bienchet
#333 Posted : Friday, September 8, 2006 10:46:03 AM(UTC)
bienchet

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,452
Points: 0

quote:
Gởi bởi LanHuynh

CBKU tt

KÍCH THÍCH TỐ

Có cháu tu sĩ hỏi:

_Có khi mìnnh nằm chiêm bao thấy Phật, thấy Đức Thầy, vậy là sao, hở Bác?

Bác nói:

_Vậy là nằm mộng chứ sao!

Nó có vẽ thất vọng nói:

_Đành là mộng, mỗi lần chiêm bao gặp Phật, Gặp Thầy con thấy vui lắm, tinh tấn tu hành nữa.

Bác nói:

_Thì đương nhiên rồi, gặp mộng lành, lòng phấn tấn tu hành là tự nhiên, nhưng mà kích thích tố thiếu gì thứ. Miên vác chà gạc rượt, mình cũng niệm Phật thắng tới vậy! (Ý Bác muốn nói, có nhiều hoàn cảnh thúc đẩy, sách tấn mình tu hành: đâu đợi chiêm bao, mộng mị này nọ mới tinh tấn).

Bác không đồng tình với việc mộng mị đó nên nói:

_Kích thích tố dùng nhiều không tốt, chỉ khi nào suy nhược lắm mới cần đến nó với một phân lượng vừa phải và thời gian nào đó thôi. Như dùng thuốc lợi tiểu hòai thì hại thận, dùng trợ tỳ hòai thì bại tỳ.

Thế rồi , sau này nó khùng khùng rất nặng! Sự việc xẫy ra Bác không ân hận, vì mình không tán đồng, không vùa thêm chuyện đó, trái lại còn cảnh giác nó nữa.

Vậy mà không khỏi , âu cũng là định mệnh!




Xin phép các anh chị cho BCh được "bình loạn" bài này, nếu có đúng sai xin các anh chị chỉ giáo cho, BCh xin đa tạ.

Ở đời không ai muốn "ÁC MỘNG" cả, tất cả mọi người đều muốn có những giấc mộng thật đẹp, thật bình thường, ông bà xưa thường nói "ban ngày nghĩ gì thì tối ngủ mộng như vậy (tương đối thội)" chứ có người ban ngày suy nghĩ việc này nhưng khi ngủ thì mộng chuyện khác. Ở đây BCh muốn nói những người thường hay có nhửng giấc mộng đẹp như cháu Tu Sĩ đó thì rất tốt vì có trì chí tu tập thì (trong Kinh Phật dạy) "Khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi ăn ngủ đều một lòng tinh tấn tu trì thì sẽ như thấy có Phật ở bên mình". Như vậy thì rất tốt chứ BCh không nghĩ đây là một KÍCH THíCH TỐ mà lậm quá thì sẽ thành khùng khùng rất nặng như bài viết này.

Đối với con người bình thường cũng vậy, khi ta không làm bất cứ điều gì ác, trái với lương tâm thì khi ngủ trong giấc ngủ sẽ không bao giờ thấy ác mộng, như BCh từ nhỏ đến lớn nay cũng ngoài 50 tuổi rồi, nhưng chưa bao giờ gặp ác mộng mà chỉ thấy những giấc mộng thật bình thường, thật đẹp, đáng nhớ, đáng thương, đáng lưu giữ thôi.

Ít dòng "bình loạn" nếu có gì sai xót xin các anh chị chỉ giáo thêm

bienchet xin đa tạ.
LanHuynh
#334 Posted : Friday, September 8, 2006 2:54:00 PM(UTC)
LanHuynh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 861
Points: 36

Tonka và anh BCH! lh rất vui các ACE vào đây để chia sẻ và bàn luận, sẽ làm sáng hơn những gì mình còn nghi ngờ, thắc mắc.RoseRoseRose

LH Rất đồng ý những điều Tonka và anh BCH vừa nói ở trên . Về những chiêm bao đẹp. Những giấc mộng đẹp. làm cho tâm hồn mình thấy vui vẽ, hơn là thấy chiêm bao đầy ác mộng.

Hay là giải thích nhưng Anh BCH ở trên là:

"ban ngày nghĩ gì thì tối ngủ mộng như vậy (tương đối thôi)" chứ có người ban ngày suy nghĩ việc này nhưng khi ngủ thì mộng chuyện khác."

Tâm mình luôn nhất tâm niệm Phật, đó là trạng thái đưa tâm mình vào Định. Điều này rất tốt với những người đang tu học Phật..

Hồi nhỏ LH cũng có những giấc mộng thật đẹp, bây giờ không thấy nhiều như lúc trước. Không phải giấc mộng đẹp nào, mình muốn thấy là thấy được. Như Tonka nói ở trên. Có khi chiêm bao đó xãy ra đúng và cũng có khi sai. Bây giờ lớn tuổi hơn mong thấy như hồi xưa, mà vẫn không thấy được. Cái này phải nhờ các bậc thầy về tâm lý, phân tích thì may ra mới rõ được.


Ở đây theo thiển ý của LH hiểu là Bác Hai không chủ trương lấy chiêm bao làm cái mốc để tu tiến trên đường đạo. Chứ Bác Hai không chê những giấc mộng đẹp.

Bác Hai nói:"_Thì đương nhiên rồi, gặp mộng lành, lòng phấn tấn tu hành là tự nhiên.
Có Thiền sư dạy, khi tu thiền và trong lúc ngồi Thiền cho dù có thấy Phật hay Ma thì cũng đừng có động tâm. Thấy Phật không mừng, mà thấy ma không sợ, Tâm luôn giữ thanh tịnh, và nhất là tránh không bị lạc vào cõi thấy đó. Có người tu thiền một thời gian đâm ra khùng khùng, trường hợp nầy gọi là tẩu hỏa, nhập ma. Vì họ tin vào những gì họ thấy trong lúc ngồi thiền là thật, mà đắm chìm vào trong đó và đó cũng có khi là do ão tưởng của họ mà ra, do tâm họ tưởng tượng mà ra, mà họ tưởng là thật, rồi làm những điều không đúng, chẵng hạn như thấy Phật bảo làm cái nầy, cái nọ, rồi làm theo, chưa chắc là Phật, mà có thể là Ma giả bộ làm Phật cũng nên, riết rồi sanh ra điên dại, bệnh hoạn là vậy. LH có biết nhiều trường hợp nầy xẫy ra rất nhiều ở VN.Thành ra khi tu thiền phải cần có minh sư chỉ giáo thì mới không sợ lầm đường lạc lối. còn không thì phải đọc và hiểu những gì Phật dạy trong kinh sách mà học.

Chữ kích thích tố ở đây có nghĩa là :ý Bác Hai muốn nói là đừng dựa vào một cái gì nhiều quá, thì sẽ bị lạm phát về việc đó.

Nếu lh có sai khi nói ra những điều này, xin quý anh chi vui lòng chỉ dạy xin cám ơn.
Tonka
#335 Posted : Friday, September 8, 2006 11:19:07 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi LanHuynh
Có Thiền sư dạy, khi tu thiền và trong lúc ngồi Thiền cho dù có thấy Phật hay Ma thì cũng đừng có động tâm. Thấy Phật không mừng, mà thấy ma không sợ

, mà có thể là Ma giả bộ làm Phật cũng nên,



Vị thiền sư này nói đúng lắm Blush Em cũng nghe nói rằng nếu đúng là gặp Phật trong mơ thì khi tỉnh lại, tâm và thân sẽ có trạng thái vui vẻ nhẹ nhàng, bởi vì Phật chỉ tỏa ra những từ trường tốt. Còn ngược lại, sau khi gặp Phật giả hiệu Tongue thì sẽ nghe nặng nề ô trược, rất là khó chịu vì bị ảnh hưởng bởi từ trường xấu. Đó là cách để phân biệt
  • LanHuynh
    #336 Posted : Sunday, September 10, 2006 11:48:32 AM(UTC)
    LanHuynh

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 861
    Points: 36

    Sương Lam
    #337 Posted : Sunday, September 10, 2006 2:27:08 PM(UTC)
    Sương Lam

    Rank: Advanced Member

    Groups: Moderator
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 2,472
    Points: 333
    Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

    Thanks: 6 times
    Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

    LH ơi,
    LH bây giờ post hình đẹp đấy chứ!Blush Đã làm lễ bái sư phụ BC chưa?

    Mừng cho anh BC nằm ngủ không gặp ác mộng. Như thế là cái Tâm của anh đã an lạc rồi đấy !Blush

    SL đôi khi cũng nằm mộng thấy mình thăm lại nơi nhà cũ của mình ở VN hoặc nhiều khi thấy những cảnh mà sau này đi SL du lịch sao giống y chang cảnh mình đã nằm mơ từ lâu.Blush Wink Cô em gái của mình cũng đôi khi nằm mơ như thế. Hai chị em gặp nhau kể lại chuyện này, thấy sao lạ quá? Như vậy sẽ được giải thích như thế nào đây. Xin được chỉ giáo. Cooling SL xin cám ơn.

    SLRose
    Phượng Các
    #338 Posted : Sunday, September 10, 2006 9:43:49 PM(UTC)
    Phượng Các

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 18,432
    Points: 19,233
    Woman
    Location: Golden State, USA

    Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
    quote:
    Gởi bởi Sương Lam
    [nhiều khi thấy những cảnh mà sau này đi SL du lịch sao giống y chang cảnh mình đã nằm mơ từ lâu.Blush Wink Cô em gái của mình cũng đôi khi nằm mơ như thế. Hai chị em gặp nhau kể lại chuyện này, thấy sao lạ quá? Như vậy sẽ được giải thích như thế nào đây. Xin được chỉ giáo. Cooling SL xin cám ơn.

    SLRose


    Chị SL ơi,
    Vậy là chị thấy trước được tương lai rồi đó, tuy là chỉ thấy trong mộng. Mọi chuyện xảy ra cho chúng ta là đều có nhân duyên từ kiếp trước. Tới chừng nhân duyên hội tụ đủ thì chuyện hiển bày. A lại da thức (tàng thức) của chị đưa vào giấc mộng cho chị thấy trước.

    Em thì không phải là thấy trong mộng mà thỉnh thoảng khi một chuyện xảy ra thì nhớ rõ là tình hình đó mình nhớ là đã thấy rồi mà. Những chuyện đó vặt vảnh thôi chớ không phải là một biến cố gì cho to lớn. Nhiều khi chỉ dài độ một phút mà thôi.

    Về việc ngủ nằm mơ thì theo em đọc trong Phật giáo thì có khi đó chỉ là vọng tưởng mà thôi. "Người làm sao thì chiêm bao làm vậy". Thế nhân thường mắc chứng bệnh là vọng tưởng. Vọng tưởng là một nguyên nhân tạo ra Mơ. Mơ có mơ ban ngày và mơ ban đêm. Mơ ban ngày là hiện ở trong thực tại mà cứ nhớ tiếc hay đau buồn khi nhớ về quá khứ, ở trong hiện tại mà cứ nghĩ tới tương lai (ước ao mình giàu có, hay gặp người trong mộng, hay khao khát gặp lại người thân v..v...). Còn mơ trong giấc ngủ là thấy này thấy nọ trong chiêm bao.

    Người điên là người hoàn toàn chỉ sống trong tưởng tượng, còn người thường thì đôi khi thôi. Nhưng nếu sự sống trong vọng tưởng càng ngày càng nhiều thì riết rồi ta sẽ thành ra điên loạn. (như những người bị bệnh tâm thần lọai bệnh hay tưởng tượng lúc nào cũng có người hại họ, sau cùng thì họ tin là ai chung quanh cũng đều toan tính giết hại họ).

    Phật hay Ma đều là phản ánh cái tâm thức của mình. Muốn thấy Phật thì tiềm thức cho gặp Phật. Sợ thấy ma thì tiềm thức cho gặp ma. Có khi thấy lại người đã chết là do có mối duyên gì đó với họ (thương hay ghét thù hận hoặc hại người ta thì bị ám ảnh triền miên, v..v...).

    Phật dạy đệ tử sống trong tỉnh thức để chấm dứt vọng tưởng. Cho nên càng đạt đạo thì càng ít vọng tưởng, nghĩa là ít mơ mộng. Nên giấc ngủ người tu cao sẽ càng ngày càng ít chiêm bao. Cứ thấy mình chiêm bao thường xuyên thì nên coi chừng tâm thức mình có vấn đề. Nếu hiện tại cuộc sống quá chán chường nên cứ phải mong tối đi ngủ để được thả hồn vào giấc mộng thì đó không phải là con đường đi của đệ tử của Phật vì đó là ta chối từ hiện tại.

    Với Phật giáo thì hiện tại bắc cầu vào tương lai, từ chối hiện tại là từ chối một cơ hội để ta có thể đi vào tương lai một cách tốt đẹp hơn, vì ta để cho vọng tưởng lôi kéo mình mà không chịu chính mình control được con đường đi của tâm thức.

    vài hàng chia sẻ.



    Phượng Các
    #339 Posted : Sunday, September 10, 2006 11:09:11 PM(UTC)
    Phượng Các

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 18,432
    Points: 19,233
    Woman
    Location: Golden State, USA

    Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
    168. Tại sao có chiêm bao?

    - Thưa đại đức, hôm nay chúng ta bàn về giấc mộng nhé! Tại sao có người mộng lành, có người mộng dữ? Tại sao có người chiêm bao thấy cảnh, người hay vụ việc đã có từ trước? Có người lại chiêm bao thấy cảnh, người hay vụ việc chưa hề có? Lại có người nằm thấy chuyện hạnh phúc, vui tươi; có người nằm thấy chuyện sợ hãi, khiếp đảm? Lại có người thấy một việc mình đã làm, người khác lại thấyviệc mình chưa hề làm? Rồi lại còn mộng thấy gần, thấy xa; có kẻ lại thấy chuyện đâu như hằng ức kiếp? Tất cả các loại chiêm bao ấy - nguyên cớ do đâu, đại đức?

    - Tâu đại vương! Tất cả các loại chiêm bao ấy đều do từ những lý do sau đây:

    Thứ nhất, do chất gió (phong đại) trong cơ thể dấy động.
    Thứ hai, do mật tác động.
    Thứ ba, do đàm tác động.
    Thứ tư, do bệnh, nóng (sốt) hay lạnh (hàn) tác động.
    Thứ năm, do chư thiên, quỷ hay ma tác động.
    Thứ sáu, những chủng tử có sẵn trong tâm do mình đã tạo tác từ quá khứ.

    Trong sáu nguyên nhân kể trên, chỉ có nguyên nhân thứ sáu là thật. Chiêm bao do nhân thứ sáu này tác động là chiêm bao có thật. Còn ngoài ra, các giấc chiêm bao do những nguyên nhân khác đều không thật.

    - Ý đại đức muốn nói, chiêm bao có thật này do cảnh, vật, người hay vụ việc mình đã tạo trữ từ trước hiện tồn trong dòng tâm hữu phần (Bhavangacitta) hay sao?

    - Tâu, đúng thế! Đúng là nó được tàng trữ trong hữu phần tâm. Tuy nhiên, nói tâm tạo ra nó là không đúng, mà nói nó tự hiện ra cũng không phải.

    - Thưa đại đức! Đã bắt đầu khó hiểu rồi đây!

    - Không khó đâu, ví dụ là đại vương hiểu ngay. Ví như cái hình và bóng ở trong gương, nói cái gương tạo ra bóng là không được mà nói bóng tự hiện ra cũng không được. Tuy nhiên, muốn có bóng thì phải có hình, hình soi vào gương mới có bóng. Trước đây, chúng ta làm một việc gì đó (hình), việc đó lưu bóng ở trong tâm (gương). Chiêm bao chính là thấy lại cái bóng ấy ở trong gương (bhavangacitta). Đơn giản chỉ có vậy.

    - Vâng, trẫm hiểu rồi! Nhưng có khi nào người nằm mộng thấy chiêm bao này là tốt, chiêm bao kia là xấu không, đại đức?

    - Người chiêm bao không thể biết chiêm bao ấy xấu hay tốt. Có thể kể lại chiêm bao ấy cho những người đoán mộng nghe, họ có thể biết được. Nó ví như những nốt ruồi đen hay đỏ ở trong cơ thể, chúng ta không thể biết được chúng mọc ở chỗ nào là tốt, chỗ nào là xấu, chỗ nào có tiền tài, chỗ nào nghèo khổ, chỗ nào họa hại, chỗ nào may mắn. Chỉ có những ông thầy tướng pháp mới có thể biết được điều đó, tâu đại vương!

    - Thế thì lúc chiêm bao, người ấy ngủ hay thức?

    - Ngủ hay thức đều không thể chiêm bao. Nói rõ hơn, ngủ say quá hoặc tỉnh táo quá đều không thể chiêm bao được; chỉ khi nào nửa tỉnh, nửa mê, nghĩa là ngủ mà không say đắm, tỉnh nhưng mà mơ mơ màng màng; chính ở giữa trạng thái ấy, chiêm bao mới xuất hiện.

    - Vâng!

    - Nói có tính giáo nghĩa, kinh điển, thì khi ngủ say, ngủ thật ngon, tất cả lục căn (mắt, tai, mũi lưỡi, thân, ý) đều đóng cửa, hoàn toàn không hay biết gì về lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) bên ngoài. Lúc ấy chỉ còn duy trì sự sống qua sự trôi chảy của hữu phần tâm (bhavangacitta). Ý thức (ý), lúc ấy cũng chìm vào hữu phần tâm này, nên hoàn toàn không hay biết gì cả. Lúc này không thể chiêm bao!

    Còn khi ngủ mà giấc ngủ chưa sâu, chưa ngon - thì ý thức lúc ấy chưa chìm vào hữu phần tâm - nên nửa tỉnh, nửa mê! Ngũ căn lúc ấy, nếu bị thế giới ngũ trần tác động mạnh, họ có thể tỉnh lại, hoặc có thể nhận biết! Chính đấy là thế giới mà chiêm bao hiện hữu.

    - Đại đức có thể nêu ví dụ chăng?

    - Tâu, vâng. Trở lại cái gương soi hồi nãy. Nếu cái gương để ở chỗ tối thì có thể thấy bóng một cách dễ dàng không?

    - Không thể.

    - Khi ý thức chìm vào dòng hữu phần tâm,như chìm hoàn toàn vào bóng tối, thì ta không thấy bóng; chiêm bao cũng y như thế.

    - Vâng!

    - Cũng y như có phần đất trên quả địa cầu này, mặt trời không rọi đến được, giấc ngủ sâu không hay biết gì, không thấy gì - là thế!

    - Những ai có được giấc ngủ sâu này, đại đức?

    - Người vô tâm, vô tư, người mà thế giới ý thức ít làm việc... thường có được giấc ngủ sâu này. Ngoài ra, những người có thiền định, các bậc thánh nhân thường có giấc ngủ ngon lành như thế!

    - Còn trạng thái tâm nửa tỉnh nửa mê, nghĩa là đang còn mơ mơ màng màng - tại sao chiêm bao lại xuất hiện?

    - Tâu, khi đó, người ấy không còn ghi nhận rõ những hình ảnh thực của ngoại trần; nói cách khác, nó hiện ra nửa thực, nửa hư, mà đa phần hư nhiều hơn thực. Chính trong lúc ấy, những điều được lưu giữ trong ký ức tiền kiếp hoặc được lưu giữ từ quá khứ lại hiện ra, cọng với hình ảnh hư hư thực thực trong hiện tại, chúng tương tác, trộn lẫn... mà làm nên giấc chiêm bao.

    - Vâng, thế sao họ lại chiêm bao?

    - Giấc chiêm bao có nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng đa phần phản ảnh ước mơ thầm kín của chủ nhân. Trong đời sống thường nhật, họ có những nguyện vọng, những ước mơ, những mong muốn không thể thực hiện được. Chính bởi những ràng buộc áo cơm, sự cấm đoán của luân lý, đạo đức xã hội, những thực tế khó khăn không đáp ứng được trong đời sống... mà chúng được tái hiện trong giấc mơ, tâu đại vương!

    - Hay lắm, giấc ngủ sâu quá thì không biết gì, tỉnh quá thì giao tiếp với thế giới thường nhật rồi. Vậy chiêm bao chỉ xảy ra ở khoảng giữa hai tình trạng ấy, điều này rất đúng!

    - Đại vương đã lãnh hội rất tốt.

    - Vâng. Nói tóm lại, khi thức, tâm ý lăng xăng chuyện này chuyện kia nên chiêm bao không thể đến được.

    - Đúng vậy. Ví như một tỳ khưu phá hủy chánh mạng thanh tịnh giới, không nuôi mạng chơn chánh, sống thân cận với bạn ác, chuyên hành trược hạnh, rời khỏi sự tinh cần; lười biếng, ham ăn, mê ngủ - thì pháp trợ bồ đề sẽ không bao giờ đến được với họ. Tương tợ như thế, người có làm việc ác hoặc tâm ý lăng xăng, nghĩ ngợi lung tung, hoặc thế giới óc não làm việc nhiều, hoặc lo toan, hoặc mưu tính - thì đêm đêm thường khó ngủ, cứ chiêm bao mộng mị - thật khó khăn để có được giấc ngủ ngon, giấc ngủ sâu, đóng trọn vẹn sáu cửa để cho ý thức được chìm vào hữu phần tâm, tâu đại vương!

    - Rất rõ vậy. Và dường như đại đức cố ý phân chia giấc ngủ ra làm ba giai đoạn: đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối?

    - Đúng thế!

    - Đại đức có thể giảng giãi rõ ràng chăng?

    - Vâng. Đoạn đầu là lúc chuyển từ giai đoạn đang thức sang giấc ngủ. Đấy là tâm trạng lờ đờ, mệt mỏi, ngáp, cơ thể mệt nhừ, muốn nằm và muốn ngủ.

    Đoạn thứ hai, tuy nằm ngủ mà vẫn còn nhận biết thế giới xung quanh, nghĩa là có ngủ nhưng vẫn còn chút thức, ngủ mà ý thức chưa hoàn toàn đóng cửa.

    Giai đoạn cuối là lúc ngủ ngon, ngủ sâu, ý thức chìm hẳn vào dòng Bhavanga!

    - Cảm ơn đại đức! Thế trạng thái ngủ chút chút ấy, nói cụ thể là như giấc ngủ của con khỉ, nó làm cho phát sanh chiêm bao. Và rõ ràng sự kiện chiêm bao ấy là không tốt. Vậy người tu hành - ý nói bậc chân tu có tinh cần, có giới hạnh - sẽ đối trị với nó ra sao?

    - Câu hỏi hay lắm! Muốn đối trị với nó, cần thiết phải trang bị những thứ khí giới sau đây: tỉnh thức, chánh niệm, kiên trú trong pháp. Khi làm được thế, hành giả không bị chi phối bởi ngoại cảnh bên ngoài và những tư tưởng, ý niệm khởi động bên trong, tâm được an chỉ. Tuy nhiên, từ an chỉ dễ đưa đến nhất hành (ekagggatà) - nhất hành này tương tự như nhập vào dòng bhavanga - vị ấy không nhập vào nhất hành mà quán chiếu để thấy rõ vô thường, khổ não, vô ngã để đắc Thánh quả! Như thế, rõ ràng vị ấy không phải ngủ mà cũng chẳng phải thức, cũng chẳng phải ngủ như giấc ngủ con khỉ , tâu đại vương!

    - Khi chánh niệm, tỉnh thức, kiên trú trong pháp, rõ ràng vị ấy đang còn thức mà!

    - Tâu, thức, nhưng không như cái thức của phàm nhân là bị chi phối bởi mọi cái ồn ào, phức nhiễu ở xung quanh, nên không thể gọi là thức bình thường được!

    - Nếu vị ấy không nhập vào bhavanga, tức là còn đang ở giai đoạn thứ hai - nghĩa là ngủ chút chút như con khỉ - thì rõ là vị ấy sẽ chiêm bao!

    - Tuy không nhập vào dòng bhavanga nhưng vị ấy không mơ mơ màng màng, không ngủ chút chút như con khỉ, vì ý thức đã yên lặng, tâm đã an lạc. Do vậy, vị ấy không có chiêm bao, tâu đại vương!

    - Thế còn giai đoạn cuối, các vị ấy ngủ ngon, ngủ sâu chứ?

    - Dĩ nhiên rồi. Các ngài chánh niệm, tỉnh thức ở giai đoạn một; an lạc, vắng lặng ở giai đoạn hai nên đi vào giấc ngủ ở giai đoạn ba rất dễ dàng!

    - Thế có khác giấc ngủ ngon của phàm nhân không?

    - Không khác. Nhưng phàm nhân lâu lâu mới có được giấc ngủ ngon như thế, vì họ còn mộng mị, chiêm bao; còn các bậc Thánh nhân bao giờ cũng ngủ ngon và không bao giờ còn chiêm bao nữa!

    - Hay thật! Khi thức không phải thức, khi ngủ không phải ngủ, ở chỗ chiêm bao mà không phải chiêm bao; bao giờ cũng an lạc, vắng lặng, ngủ lúc nào cũng ngon - thì thật là hạnh phúc tuyệt vời trên cõi trần này, thưa đại đức!

    - Chí phải!

    http://www.budsas.org/un...inh-mitien/mitien-13.htm
    LanHuynh
    #340 Posted : Monday, September 11, 2006 1:55:35 AM(UTC)
    LanHuynh

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 861
    Points: 36


    RoseCám ơn chị PC đã đưa bài Chiêm bao lên đây cho chúng ta cùng học hỏi.RoseRoseRose

    Chị SL ơi! cám ơn chị vào đây chia sẻ, Bây giờ LH xin làm lể bái sư phụ BCH, SL, NP,Tỏi.VN, N Đ va NG. vui lòng chỉ cho LH làm hình nha, có hình đẹp để CBKU được thêm sinh động hơn lên, LH rất thích những hình ảnh mà mấy SP đã đưa lên cho ngắm.RoseRoseRose LH Cám ơn thật nhiều.heartheartheart

    Users browsing this topic
    Guest (28)
    30 Pages«<1516171819>»
    Forum Jump  
    You cannot post new topics in this forum.
    You cannot reply to topics in this forum.
    You cannot delete your posts in this forum.
    You cannot edit your posts in this forum.
    You cannot create polls in this forum.
    You cannot vote in polls in this forum.