Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages123>
Hán..... rộng!
Phượng Các
#1 Posted : Tuesday, November 22, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Dân chi phụ mẫu

Nhóm từ này có nghĩa là "cha mẹ của dân". Thời quân chủ vua đuợc coi là con trời (thiên tử), còn quan thì là cha mẹ của dân. Nhưng rất nhiều nguời viết nguợc thành:

các quan là phụ mẫu chi dân. Clown



Phượng Các
#2 Posted : Thursday, November 16, 2006 1:20:12 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nhiều người dùng không chính xác về các từ tương cận sau:

- Tiếp kiến: dùng để chỉ người trên gặp người cấp thấp hơn. Thủ tướng sẽ tiếp kiến bộ trưởng...

- Yết kiến: người dưới gặp người trên.

- Bệ kiến: tương tự như yết kiến, thường nói trong lãnh vực vua chúa, cung đình.

- Triều kiến: tương tự như bệ kiến, thường dùng trong cung đình.

- Tương kiến: gặp nhau trong tình thân mật.

- Hội kiến: gặp nhau (thường nói về ngọai giao).

- Diện kiến: gặp nhau - bình thường.



Phượng Các
#3 Posted : Thursday, April 5, 2007 2:14:19 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
MỘT SỐ HƯ TỪ TRONG CHỮ HÁN

Thích Giác Nhường



A. DẪN NHẬP

1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT.
Để đi vào nghiên cứu lĩnh vực ngôn ngữ của một dân tộc nào đó, nhất là để chuyển ngữ từ ngôn ngữ của dân tộc này sang ngôn ngữ của một dân tộc khác thì nhất thiết không thể thiếu được văn phạm, hoặc ngữ pháp. Bởi lẽ, nó là công cụ sử dụng, là cốt yếu để nối kết, kết cấu tạo thành câu cú, ngữ nghĩa trong ngôn ngữ cũng như trong văn chương. Với tầm quan trọng ấy, người sử dụng ngôn ngữ trong đời sống xã hội hay những nhà chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ đều phải lấy văn phạm làm cơ sở để xây dựng nền tảng trong giao tiếp cũng như trong nghiên cứu khoa học.
Phạm Tất Đắc cũng đã nói: “ Văn pháp rất can hệ, cần phải học. Muốn xây cất một căn nhà, không phải chỉ cần thâu nhặt cho nhiều vật liệu (vôi, gạch, cát, cây…) rồi chồng chất bừa bãi mà được. Phải có bàn tay của người thợ dùng quy củ mực thước mới tạo nên. Văn pháp là tất cả quy củ mực thước cần thiết để sử dụng một tiếng nói. Đối với người mới học, muốn tiến vào địa hạt của một ngôn ngữ, văn pháp lại vô cùng cần thiết, vì nó là cái chìa khoá mở cửa ngõ cho ta chập chững rồi lân la tiến bước đặt chân vào văn uyển.” [5,9]
Các ngoại ngữ đang thịnh hành trên thế giới thì rất nhiều người quan tâm đến, bởi vì nó có liên quan rất lớn mang tính quyết định trong đời sống của họ, như Anh ngữ, Pháp ngữ, Hoa ngữ v.v… Còn một số tiếng là tử ngữ, cụ thể như Hán ngữ (tức Hán cổ)thì ít người để ý đến, thậm chí chính bản thân của người Trung Quốc nhất là giới trẻ cũng không am hiểu cho lắm về ngữ pháp Hán cổ. Nhưng thật ra nó rất quan trọng, bởi nó là một kho tàng tư liệu văn học, những lời thánh hiền vẫn còn ẩn chứa trong tiếng Hán này.
Nếu có khả năng đọc hiểu được chữ Hán là phục vụ cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng nghiên cứu trên các lãnh vực như sử học, khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học, văn học nghệ thuật… đồng thời giúp đọc hiểu được những tác phẩm do người Trung Quốc biên soạn, một kho tài liệu quan trọng vốn đã trở thành di sản to lớn của loài người.
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chữ Hán là loại chữ khó học vì mỗi chữ có thể một nghĩa, hai nghĩa hoặc có thể nhiều nghĩa hơn, nhưng để hiểu được chức năng của chúng trong câu mà dịch cho đúng nghĩa, phù hợp với văn cảnh lại càng khó hơn. Có nhiều trường hợp khi nhìn vào câu văn chữ Hán rõ ràng là biết mặt chữ và nghĩa của chúng nhưng khi dịch thì không dịch được. Như thế mới thấy được tầm quan trọng của văn phạm. Những từ, ngữ chỉ là những “vật liệu” để xây dựng văn bản, nhưng đòi hỏi phải có “bàn tay của người thợ dùng quy củ mực thước” mới tạo nên được công trình. Để làm rõ vấn đề ngữ pháp của chữ Hán, các nhà ngữ pháp đã căn cứ vào ý nghĩa khái quát của từ, chia chúng làm hai loại lớn đó là thực từ và hư từ. Trong văn ngôn, hư từ chiếm vị trí rất quan trọng và có nhiều năng lực về mặt ngữ pháp, mang ý ngữ pháp rõ nét hơn nghĩa từ vị.
Rất nhiều từ trong văn ngôn khi thì dùng với tư cách là thực từ, khi thì dùng với tư cách là hư từ. Vì vậy, giải thích ý nghĩa ngữ pháp cho các hư từ văn ngôn trong những trường hợp sử dụng rất đa dạng của chúng cũng là một trong những đặc điểm và nội dung chủ yếu của môn ngữ pháp văn ngôn.
Ở đây người thực hiện luận văn muốn nhờ vào quá trình tìm tòi, nghiên cứu, thực hiện công trình nhỏ bé này mà học hỏi thêm đôi điều về chức năng của hư từ trong tiếng Hán cổ dưới sự hướng dẫn của giáo sư Nguyễn Khuê chuyên dạy về Hán ngữ. Vì vậy mà người viết luận văn chọn đề tài này để nghiên cứu.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.

Ngữ pháp là toàn bộ những quy tắc về từ và cách dùng từ để sắp xếp thành câu văn hay lời nói. Nếu không am hiểu ngữ pháp thì không thể nói đúng, dịch đúng hay đọc hiểu Hán ngữ một cách thấu đáo và chuẩn xác. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này người viết chỉ nghiên cứu một phần nhỏ của hư từ, nên không thể gọi chung là ngữ pháp mà chỉ là một số hư từ đã được học qua. Với tài liệu nghiên cứu vô cùng hiếm hoi, ít ỏi nên tôi chỉ tìm vài cuốn sách đã được xuất bản kết hợp với bài giảng của giáo sư trong bốn năm học để tạo thành tập luận văn này.
Đây là bước đi khởi đầu cho cuộc hành trình thâm nhập vào kho tàng Thánh điển của Đạo Phật cũng như các bậc cổ Đức, người viết mong được đón nhận sự ưu ái chỉ giáo của chư Tôn Đức và quí vị thiện hữu tri thức để vững tin trên đường thực hiện lý tưởng.


B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I: PHÂN BIỆT HƯ TỪ VÀ THỰC TỪ.

Đề cập đến ngữ pháp Hán ngữ thì mọi người đều thấy rằng các nhà ngữ pháp học Trung Quốc xưa nay thường không thống nhất nhau trong cách trình bày, dẫn đến tình trạng cũng không có sự nhất trí nhau về nội dung các khái niệm hoặc thuật ngữ. Các nhà ngữ pháp thường căn cứ vào ý nghĩa khái quát của từ, mà chia từ Hán làm hai loại lớn, thực từ và hư từ. Ở đây người viết chỉ đề cập đến một số hư từ, tuy nhiên cần phải xem các nhà ngữ pháp học đã quan niệm như thế nào về thực từ và hư từ.
Thông thường thì việc phân loại thực từ nên lấy chủng loại khái niệm làm căn cứ, còn đối với việc phân loại hư từ thì nên căn cứ vào chức vụ cụ thể của hư từ đó trong câu. Phàm những từ nào bản thân nó có thể biểu thị một loại khái niệm là thực từ. Nếu bản thân nó không thể biểu thị một khái niệm mà chỉ làm công cụ kết cấu ngữ ngôn thì đó là hư từ.
Trong sách Mã Thị Văn Thông, Mã Kiến Trung có viết: “Phàm những chữ có sự lý, có thể giải được gọi là thực từ. Không giải được mà chỉ dùng để bổ sung tình thái cho thực từ, gọi là hư từ.”[7,6]
Mã Kiến Trung chia thực từ ra làm năm loại là: Danh từ, đại từ, động từ, tính từ, trạng từ và chia hư từ ra làm bốn loại là: Giới từ, liên từ, trợ từ và thán từ.
Theo Trần Văn Chánh thì hiện nay đa số chia ra thành mười một loại từ trong đó có sáu thực từ là: Danh từ, đại từ, động từ, hình dung từ, số từ và lượng từ; Hư từ gồm năm loại là: Phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ, thán từ, tượng thanh từ.
Đó là một số nhà ngữ pháp đã chia từ Hán vào những phạm trù mà họ đã chia. Cho dù chia như thế nào đi nữa nhưng khi vận dụng cần sự chính xác về nghĩa chứ không nên vướn bận vào tên gọi của chúng. Bởi vì, rất nhiều từ trong văn ngôn khi thì dùng với tư cách là thực từ, khi thì dùng với tư cách là hư từ.
Sau đây là tầm quan trọng của hư từ.
Trong văn ngôn, hư từ chiếm vị trí rất quan trọng và có nhiều chức năng về mặt ngữ pháp, mang ý nghĩa ngữ pháp rõ nét hơn nghĩa từ vị. Vì vậy, giải thích ý nghĩa ngữ pháp cho các hư từ văn ngôn trong những trường hợp sử dụng rất đa dạng của chúng cũng là một trong những đặc điểm và nội dung chủ yếu của môn ngữ pháp văn ngôn.
Hư từ là lớp từ công cụ ngữ pháp mà nếu không hiểu rõ được thì chúng ta khó đọc hiểu và dịch được các văn bản Hán ngữ thể hiện dưới mọi phong cách dạng thể từ cổ đại đến cận đại và cả hiện đại.
Hư từ là những từ không biểu thị ý nghiõa thực tại. Tác dụng chủ yếu của hư từ là biểu thị quan hệ ngữ pháp, là phương tiện quan trọng giúp thực từ tổ hợp thành ngữ hoặc câu. Hư từ không thể làm thành phần câu, không thể một mình tạo thành câu.

CHƯƠNG II: CÁCH DÙNG MỘT SỐ HƯ TỪ CHỦ YẾU
TRONG TIẾNG HÁN CỔ.

1. 焉
Các cách dùng chữ 焉 như sau:
1.1 焉: Trợ từ.
Thường đứng cuối câu biểu thị ý khẳng định, dịch nghĩa là “vậy”
窮不失義, 故士得己焉. 達不離道, 故民不失望焉.[5,1017]
Cùng bất thất nghĩa, cố sĩ đắc kỷ yên. Đạt bất ly đạo, cố dân bất thất vọng yên.
Khốn cùng không mất đạo nghĩa, nên kẻ sĩ được ở nơi mình vậy. Hiển đạt không rời bỏ đạo lý, nên dân chẳng thất vọng vậy.
我二十五年矣, 又如是而嫁, 則就木焉.[7,387]
Ngã nhị thập ngũ niên hĩ, hựu như thị nhi giá, tắc tựu mộc yên.
Tôi đã hai mươi lăm tuổi rồi, mà lại đến hai mươi lăm năm nữa mới cải giá, thì đã vào hòm rồi.
1.2 焉: Đại từ.
Dùng để thay thế cho người, vật, sự vật, nơi chốn. Dịch nghĩa, là “ở đó, ở đâu, nào, ai,…”
人富而仁義附焉.[7,186]
Nhân phú nhi nhân nghĩa phụ yên.
Người ta có giàu thì nhân nghĩa phụ vào đó.
面目美好者, 焉故必知哉? [7,186]
Diện mục mỹ hảo giả, yên cố tất tri tai?
Kẻ có mặt mày đẹp vì sao tất phải là người trí?
1.3 焉: Phó từ.
Có thể xem như là phó từ nghi vấn, thường đứng trước động từ làm trạng ngữ tu sức cho động từ đó. Dịch nghĩa là“làm sao, đâu,…”
未知生, 焉知死? [7,387]
Vị tri sinh, yên tri tử?
Sự sống còn chưa biết, làm sao biết được sự chết.
1.4 焉: Liên từ.
Liên từ 焉 dùng để nối hai mệnh đề độc lập liên hệ về nhân quả. Dịch nghĩa là “mới, thì mới, …”
必知亂之所自起, 焉能治之.[7,387]
Tất tri loạn chi sở tự khởi, yên năng trị chi.
Phải biết rõ nguồn gốc sinh ra loạn lạc thì mới có thể trị được.

2. 之
之 là một hư từ khá phức tạp, nó có nhiều thể dạng, nhiều nghĩa và nhiều công dụng khác nhau. Những chức năng thường gặp như sau:
2.1 之: Đại từ.
Thay thế người, vật, sự việc, đứng sau động từ và làm tân ngữ cho động từ đó. Có cấu trúc là:
主語 + 動詞 + 之
今可以一土而橫具四土顯之. [20,31]
Kim khả dĩ nhất độ nhi hoành cụ tứ độ hiển chi.
Nay có thể lấy một cõi mà có thể ngang dọc bốn cõi để nêu rõ.
我皆令入無餘涅槃而滅度之.[21,159]
Ngã giai linh nhập vô dư Niết Bàn nhi diệt đôỉ chi.
Ta đều điệt độ mà nhập vô dư Niết Bàn.
- Đứng sau động từ làm tân ngữ thay cho tân ngữ ngoại vị.
淵深而魚生之,山深而獸往之. [7,41]
Uyên thâm nhi ngư sanh chi, sơn thâm nhi thú vãng chi.
Vực có sâu thì cá mới sinh ra, núi có thẳm thì thú vật mới đến.
此故事我嘗聞之.[12,334]
Thử cố sự ngã thường văn chi.
Chuyện cổ ấy tôi đã từng nghe.
- Đứng trước động từ nếu động từ có phủ định từ bổ nghĩa.
病菌甚微人不之見.
Bệnh khuẩn thậm vi nhân bất chi kiến.
Nấm gây bệnh rất nhỏ, người ta không thấy nó được.
- Thay thế cho điều sẽ nói ở sau.
寡人聞之: 哀樂失時殃咎必至.[7,41]
Quả nhân văn chi: Ai lạc thất thời ương cữu tất chí.
Quả nhân nghe rằng: vui buồn không phải lúc thì việchoạ hoạn ắt phải đến.
寡人聞之: 毛羽不豊滿者, 不可以高飛.[2,124]
Quả nhân văn chi: Mao vũ bất phong mãn giả, bất khae dĩ cao phi.
Quả nhân nghe rằng: Con chim mà lông cánh chưa đầy đủ thì không thể bay cao được.
- Đứng sau động từ, dùng để chỉ nơi chốn, có nghĩa “ở đó”.
請京使居之.
Thỉnh Kinh sử cư chi.
Xin ấp Kinh cho ở đó.
- Đứng giữa hai động từ, làm tân ngữ cho động từ trước và làm chủ ngữ cho động từ sau. 之 đóng vai trò kiêm ngữ trong câu.
呼之起.
Hô chi khởi.
Gọi nó dậy.
2.2 之: Giới từ.
Thường dùng để nối gia từ và đoan từ tào thành từ tổ, từ tổ này mang tính danh từ. Có cấu trúc là:
加詞 + 之 + 端詞
佛之智慧.[12,15]
Phật chi trí tuệ.
Trí tuệ của phật
- Biểu thị quan hệ sở hữu, liên thuộc. Dịch nghĩa là “của”.
Có cấu trúc là:
名詞/代詞 + 所 + 動詞 + 之 + 名詞.
若是經典所在之處,即為有佛.[21,179]
Nhược thị kinh điển sở tại chi xứ, tức vi hữu phật.
Nếu kinh điển này ở tại chỗ nào, thì chỗ đó có đức Phật.
- Biểu thị tính cách.(làm chủ ngữ, tân ngữ, vị ngữ). Trong trường hợp này không dịch. Có cấu trúc là:
名詞 / 形容詞/動詞 + 之 + 名詞
便生福德智慧之男.[23,14]
Tiện sanh phước đức trí tuệ chi nam.
Liền sanh con trai phước đức trí tuệ.
不才之人. [12,16]
Bất tài chi nhân.
Người bất tài.
Đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ để thủ tiêu tính độc lập của câu, để tạo thành một từ tổ có thể làm tân ngữ cho một động từ, hoặc đóng vai trò chủ ngữ trong câu.
Có cấu trúc là:
主語 + 之 + 謂  祖合式詞結.
* 主語 + 之 + 謂 có chức năng làm tân ngữ cho một động từ.
道德不充乎身. Đạo đức không đủ nơi thân.
學者患道德之不充乎身. Người học đạo hãy lo đạo đức không đủ nơi thân.
“道德不充乎身” tức là một câu hoàn chỉnh. Khi thêm 之 thì đã phá vỡ tính độc lập của câu tạo thành hình thức của một tổ hợp thức từ kết. Và tổ hợp thức từ kết 道德之不充乎身 làm tân ngữ cho động từ 患 .
魚樂. Cá vui.
子非魚,安知魚之樂. Ông không phải cá, làm sao biết được cá vui.
“魚樂” là câu đã hoàn chỉnh, khi thêm 之 vào thì trở thành một tổ hợp thức từ kết làm tân ngữ cho động từ 知 .
* 主語 + 之 + 謂 có chức năng làm chủ ngữ cho câu.
吳王無道也.Vua nước Ngô không có đạo đức.
吳王之無道也,子之所見也,諸侯之所知也.
Cái vô đạo đức của nước Ngô là điều ông trông thấy, là điều các chư hầu điều biết.
“吳王無道也” là câu đã hoàn chỉnh, khi thêm chi vào thì trở thành tổ hợp thức từ kết làm chủ ngữ cho cả câu.
2.3 之: Trợ từ ngữ khí.
Thường là tiếng đệm, không có nghĩa, thường đi sau một từ hoặc ở cuối câu biểu thị sự định đốn thường thì không dịch.
鸛之鵒之.[5,134]
Quán chi dục chi.
Chim quán chim dục.
古之: Thời xưa
人之視己如見其肺肝然.
Nhân chi thị kỷ như kiến kỳ phế can nhiên.
Người ta nhìn mình như thấy được gan phổi vậy.
2.4 之: Liên từ.
- Dùng để nối hai từ hoặc hai mệnh đề cùng loại, dịch là “và”
皇父之二子死焉.[7,41]
Hoàng phụ chi nhị tử tử yên.
Hoàng phụ và hai người khác nữa chết ở đó.
- Dùng làm trạng ngữ tu sức cho hình dung từ, động từ hoặc phó từ phía sau nó.
故民無常處, 見利之聚, 無之去.[7,41]
Cố dân vô thường xứ, kiến lợi chi tụ, vô chi khứ.
Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, thấy có lợi thì tụ lại, không có lợi thì bỏ đi.
2.5 之: Động từ.
Trong Hán cổ 之 thường giữ nhiều chức năng khác nhau như là đại từ, giới từ, trợ từ … nhưng ở đây之 lại đống vai trò như một động từ.
晏子之魯[5,133]
Án Tử chi Lỗ.
Án Tử đi sang nước lỗ.
君何之?[5,133]
Quân hà chi.
Anh đi đâu?

3. 與
3.1 與: Liên từ:
Dùng nối hai chữ thuộc từ loại giống nhau, hoặc hai mệnh đề cùng loại.
Có cấu trúc là: 名詞 + 與 + 名詞
我與子異.
Ngã dữ tử dị.
Tôi với ông khác nhau.
文殊師利法王子,阿逸多菩薩,乾陀訶提菩薩,常精進菩薩與如是等諸大菩薩.[22,238]
Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử, A Dật Đa Bồ Tát, Càn Đa Ha Đề Bồ Tát, Thường Tinh Tấn Bồ Tát dữ như thị đẳng chư đại Bồ Tát.
Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử, A Dật Đa Bồ Tát, Càn Đa Ha Đề Bồ Tát, Thường Tinh Tấn Bồ Tát và các vị đại Bồ Tát như thế.
3.2 與: Trợ từ.
Thường đứng cuối câu biểu thị nghi vấn. Dịch nghĩa là “chăng, sao”
是魯孔丘與?[7,504]
Thị Lỗ Khổng Khâu dư?
Đó có phải là ông Khổng Khâu ở nước Lỗ chăng?
3.3 與: Giới từ.
Thường dùng để chỉ phương tiện và với phương tiện đó ta thực hiện một công việc. Có cấu trúc là: 與 + 賓語 + 動詞
與朋友交而不信乎? [2,120]
Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ?
Kết giao với bạn bè mà không thành kín chăng?
與人方便. [7,504]
Dữ nhân phương tiện.
Tiện cho mọi người.
坐與上風. [7,504]
Toạ dữ thượng phong.
Ngồi ở thượng phong.
3.4 與: Phó từ.
Thường đứng trước động từ, hình dung từ làm trạng ngữ tu sức cho động từ hoặc hình dung từ sau nó. Dịch nghĩa là “đều, hoàn toàn,…”
天子之君子與謂之不祥者.[7,504]
Thiên tử chi quân tử dữ vị chi bất tường giả.
Các bậc quân tử trong Thiên hạ đều cho họ là những kẻ không tốt.
3.5 與: Động từ.
Ngoài những chức năng trên, 與 còn làm chức năng động từ, dịch nghĩa là “cho”
付與: Giao cho.
贈與: Tặng cho.
天子安能以天下與人.[12,139]
Thiên Tử an năng dĩ thiên hạ dữ nhân.
Thiên Tử đâu có thể đem thiên hạ mà cho người.
4. 者
者 là một hư từ cũng khá phức tạp, thường xuất hiện trong những câu văn cổ. Có nhiều cách dùng khác nhau.
4.1 者: Đại từ:
Thường đứng sau động từ, hình dung từ, hay nhóm từ để kết hợp động từ, hình dung từ, hay nhóm từ này tạo thành từ tổ, từ tổ này có chức năng như một danh từ.
讀書者.
Đọc thư giả.
Người đọc sách.
善者: Thiện giả.
Người hiền.
自知者不怨人.[2,86]
Tự tri giả bất oán nhân.
Kẻ tự biết mình thì chẳng oán người.
如來是真語者實語者不誑者不異語者.[21,189]
Như lai thị chơn ngữ giả, thật ngữ giả, bất cuống ngữ giả, bất dị ngữ giả.
Như lai nói lời chân chánh, nói lời chắc thật, lời đúng đắn, lời không phỉnh phờ, lời không sai khác.
4.2 者: Trợ từ:
- Thường dùng để ngắt hơi hoặc đệm sau câu; Đặt sau một vế câu để đề khởi ý ở phía sau cho trọn nghĩa.
道者, 萬物之始.
Đạo giả, vạn vật chi thuỷ.
Đạo là khởi đầu của vạn vật.
- Thường đứng sau phó từ chỉ thời gian.
古者: Ngày xưa.
今者: Ngày nay.
昔者吾友嘗從事於斯矣 .
Tích giả ngô hữu thường tùng sự ư tư hĩ.
Ngày xưa bạn ta từng làm được như vậy.
一者為欲解釋如來根本之義.[20,22]
Nhất giả vị dục giải thích Như Lai căn bản chi nghĩa.
Một là vì muốn giải thích nghĩa rõ ràng của từ Như Lai.
Dùng trong câu phán đoán không có động từ, thường đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ. trong trường hợp này có thể không có giả.
Theo cấu trúc là: 主語 + 者 + 謂語 + 也
山林者鳥獸之居也.[2,196]
Sơn lâm giả điểu thú chi cư giả.
Núi rừng là chỗ ở của chim muông.
Dùng trong câu phồn gồm hai câu nhỏ, câu nhỏ sau để giải thích điều nói ở câu nhỏ trước. 者 đứng giữa hai câu nhỏ biểu thị sự tạm dừng của ngữ khí, chờ đợi sự giải thích ở sau.
Có cấu trúc là: 小句1 + 者 +小句2 + 也
客之美我者欲有求于我也.[2,197]
Khách chi mỹ ngã giả dục hữu cầu vu ngã dã.
Khách mà khen ta đẹp là vì có điều muốn cầu xin ta.
5. 誰
5.1 誰: Đại từ nghi vấn:
Đại từ nghi vấn 誰 dùng để chỉ người, có thể đứng đầu câu, trong câu hoặc cuối câu, có thể làm chủ ngữ, tân ngữ hoặc định ngữ trong câu. Dịch là “ai, người nào…”
- Đại từ nghi vấn 誰 dùng làm tân ngữ trong câu.
子為誰?
Tử vi thuỳ?
Anh là ai?
- Đại từ nghi vấn 誰 dùng làm chủ ngữ trong câu.
誰可代君者?
Thùy khả đại quân giả?
Ai có thể thay ông?
人生自古誰無死? [7,543]
Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử?
Đời người xưa nay ai lại không chết?
5.2 誰: Hình dung từ nghi vấn:
Hình dung từ nghi vấn 誰 thường đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ đó. Dịch nghĩa là “nào”.
天下誰人不識君? [12,311]
Thiên hạ thuỳ nhân bất thức quân?
Trong thiên hạ người nào mà lại không biết ông?
6. 是
6.1 是: Danh từ:
Thường dùng để chỉ một sự việc, một vấn đề nào đó mang ý nghĩa đúng đắn, dịch là “điều phải, điều đúng”
是謂是,非謂非 曰直.[2,78]
Thị vị thị, phi vị phi viết trực.
Điều phải thì bảo là phải, điều trái thì bảo là trái, đó là ngay thẳng.
6.2 是: Đại từ chỉ thị:
Dùng để chỉ sự việc, hiện tượng nào đó đã xẩy ra. Dịch nghĩa là “đó, thế, việc ấy…”
由是觀之.
Do thị quán chi.
Do đó mà xét.
是不為,非不能也.[2,79]
Thị bất vi, phi bất năng dã.
Đó là không làm, chứ không phải là không làm được.
若是經典所在之處,即為有佛. [21,179]
Nhược thị kinh điển sở tại chi xứ, tức vi hữu Phật.
Nếu kinh điển này ở tại chỗ nào, thì chỗ đó có đức Phật.
6.3 是: Động từ: Dịch nghĩa là “cho là phải, khen phải”
非我而當者,吾師也. 是我而當者, 吾友也.[12,178]
Phi ngã nhi đáng giả, ngô sư dã. Thị ngã nhi đáng giả, ngô hữu dã.
Người chê ta mà chê đúng là thầy ta, người khen ta mà khen đúng là bạn ta.
6.4 是: Hệ từ:
Cách dùng như động từ, vì không chỉ động tác, nên được xem là hệ từ, hay còn gọi là đồng động từ.
孔子是魯人也. [2,79]
Khổng tử thị Lỗ nhân dã.
Khổng tử là người nước Lỗ.
如來是真語者實語者不誑者不異語者. [21,189]
Như lai thị chơn ngữ giả, thật ngữ giả, bất cuống ngữ giả, bất dị ngữ giả.
Như lai nói lời chân chánh, nói lời chắc thật, lời đúng đắn, lời không phỉnh phờ, lời không sai khác.
6.5 是: Hình dung từ:
Thường đứng trước danh từ, và bổ nghĩa cho danh từ đó. Có hai cách dùng:
- Chỉ thị hình dung từ, dịch nghĩa là “ấy, đó”
有是父然後有是子.[2,79]
Hữu thị phụ nhiên hậu hữu thị tử.
Có cha ấy rồi mới có con ấy.
- Tính thái hình dung từ, dịch nghĩa là “đúng, phải”
是非之事.[2,79]
Thị phi chi sự.
Việc phải trái.
6.6 是:Trợ từ.
Trợ từ 是 sử dụng trong câu dùng để nhấn mạnh ý muốn diễn đạt.
天是冷, 連河水也結冰.[7,327]
Thiên thị lãnh, liên hà thuỷ dã kết băng.
Trời lạnh thật, ngay cả nước sông cũng đóng băng.
7. 若
若 có thể đứng ở đầu câu hay trong câu có ý mơ hồ. Trong câu xác định vị trí của nó đứng sau chủ ngữ.
7.1 若: Đại từ:
Đại từ 若 dùng để thay thế cho người, sự vật, sự việc hoặc hiện tượng mà mình muốn nói đến. Dịch nghĩa là “Như thế, này đó, ngươi, họ…”
我不勝若, 若不吾勝. [7,511]
Ngã bất thắng nhược, nhược bất ngô thắng .
Ta không thắng ngươi, ngươi cũng thắng ta.
若疾入趙壁
Nhược tật nhập Triệu bích.
Các ngươi hãy mau tiến vào dinh luỹ của quân Triệu.
7.2 若: Liên từ:
Dùng để nối kết các từ hoặc các cụm từ cùng loại với nhau, hoặc đứng đầu câu để chỉ sự giả thiết. Dịch nghĩa là “và, hoặc, nếu…”
有以私怨害城若吏事者父母妻子皆斷.[7,511]
Hữu dĩ tư oán hại thành nhược lại sự giả, phụ mẫu thê tử giai đoạn.
Nếu có kẻ nào vì thù riêng mà làm hại thành trì cha mẹ vợ con kẻ đó đều phải bị xử tử.
若成若不成.[7,511]
Nhược thành nhược bất thành.
Hoặc thành hoặc không thành.
若有善男子善女人,聞說阿彌陀佛執持名號,若一日,若二日,若三日,若四日,若五日,若六日,若七日一心不亂其人臨終時,阿彌陀佛與諸聖眾,現在其前是人終時.[22,250]
Nhược hữu thiện nam tử thiện nữ nhân, văn thuyết A Di Đà Phật chấp trì danh hiệu, nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật nhất tâm bất loạn kỳ nhân lâm chung, A Di Đà Phật dữ chư thánh chúng, hiện tại kỳ tiền thị nhân chung thời.
Nếu có người thiện nam, người tín nữ nào nghe nói Phật A Di Đà rồi chuyên trì danh hiệu hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày một lòng không tạp loạn. Thì người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Đà cùng với Thánh chúng hiện thân ở trước người đó.
7.3 若: Phó từ:
Phó từ 若 đứng trước động từ, hình dung từ hay phó từ khác và làm trạng ngữ tu sức cho các động từ, hình dung từ hay phó từ đó. Dịch nghĩa là “như, dường như, bao nhiêu…”
若無若有. [7,510]
Nhược vô nhược hữu.
Như có như không.
試若大小? [7,510]
Thí nhược đại tiểu.
Thử xem lớn nhỏ bao nhiêu?
7.4 若: Trợ từ.
Dùng làm ngữ vĩ cho hình dung từ hoặc phó từ.
子文不應, 危坐自若.[7,512]
Tử Văn bất ứng, nguy toạ tự nhược.
Tử Văn không đáp, cứ ngồi ngất ngưỡng tự nhiên.
7.8 若: Hình dung từ.
Hình dung tư ụ若 đứng trước danh từ bổ nghĩa cho danh từ đó.
君子哉若人! [7,511]
Quân tử tai nhược nhân.
Người ấy thật quân tử.

8. 莫
8.1 莫: Đại từ phiếm chỉ:
Đại từ phiếm chỉ 莫 là một đại từ không chỉ rõ người nào hay vật gì, dịch nghĩa là “không ai, không người nào, không việc gì” . Có các cách dùng sau:
- 莫 đứng sau một danh từ hay một ngữ.
Có cấu trúc là: 名詞/語 + 莫 + 動詞
上好禮則民莫敢不敬,上好義則民莫敢不服.[12,264]
Thượng hiếu lễ tắc dân mạc cảm bất kính, thượng hiếu nghĩa tắc dân mạc cảm bất phục.
Người trên chuộng lễ thì dân không ai dám không kính trọng, người trên trọng nghĩa thì dân không ai dám không phục tùng.
- 莫 đứng một mình.
莫不欣喜. [7,518]
Mạc bất hân hỷ.
Không ai là không vui mừng.
- 莫 dùng để so sánh tuyệt đối:
Có cấu trúc: 莫 + 形容詞/於/于/乎 + Bổ từ so sánh.
養心莫善於寡欲. [12,265]
Dưỡng tâm mạc thiện ư quả dục.
Dưỡng tâm không gì tốt hơn ít ham muốn.
五霸莫盛于桓文.
Ngũ Bá mạc thịnh vu Hoàn Văn.
Trong năm bậc Bá thì không ai mạnh hơn Hoàn Công và Văn Công.
孝子之至莫大乎尊親.
Hiếu tử chi chí mạc đại hồ tôn thân.
Người con rất mực hiếu thảo không gì lớn hơn tôn kính cha mẹ.
8.2 莫: Phó từ phủ định:
Phó từ phủ định thường đứng trước động từ để bổ nghĩa cho động từ đó, dịch nghĩa là “đừng, chớ, không,…”
莫性急.
Mạc tính cấp.
Đừng nóng nảy.
善事須貪, 惡事莫樂.[12,263]
Thiện sự tu tham, ác sự mạc lạc.
Viêảc lành nên làm, việc dữ đừng vui.

9. 乃
9.1 乃: Đại từ :
Đại từ 乃 dùng để thay thế cho người, dịch nghĩa là “âÔng, ngươi, mày, các anh …”
爾其無忘乃父之志.[13,388]
Nhĩ kỳ vô vong nãi phụ chi chí.
Ngươi chớ quên tâm chí của cha ngươi.
9.2 乃: Hệ từ:
Hệ từ 乃 cũng gióng như động từ, vì không chỉ động tác, nên được xem là hệ từ. Cũng có thể nói 乃 là đồng động từ, dịch nghĩa là “là, chính là”. Có cấu trúc là: 主語 + 繫詞 + 表語
失敗乃成功之母.[7,31]
Thất bại nãi thành công chi mẫu.
Thất bại chính là mẹ của thành công.
9.3 乃: Phó từ:
Phó từ 乃 thường đứng ở đầu vế câu sau, biểu thị sự việc này kế tiếp sự viêc khác, dịch nghĩa là “bởi vậy, nên, bèn, rồi, thế thì…”
景公知晏子賢, 乃任以國政.[7,31]
Cảnh Công tri Án Tử hiền, nãi nhiệm dĩ quốc chính.
Vua Cảnh Công biêt Aùn Tử là người hiền, bèn giao cho việc quốc chính.
世乃有無母之人, 天乎, 痛哉! [2,107]
Thế nãi hữu vô mẫu chi nhân, thiên hồ, thống tai.
Trên đời lại có người không có mẹ, trời ơi!đau đớn thay!
9.4 乃: Trợ từ:
Trợ từ 乃 thường ở đầu câu hoặc giữa câu giúp cho thanh vận được hài hoà.
乃場乃疆乃積乃倉.[7,31]
Nãi dịch nãi cương nãi tích nãi thương.
Sửa ruộng, chỉnh cương giới, tích lương thực, sửa kho chứa.
9.5 乃: Hình dung từ sở hữu:
Hình dung từ sở hữu chỉ sự sở hữu, thường đứng trước danh từ chỉ quan hệ liên thuộc, dịch nghĩa là “của anh, của bạn …”
乃兄何日南行.
Nãi huynh hà nhật nam hành.
Anh của anh ngày nào đi vào Nam.
9.6 乃: Liên từ, dịch nghĩa là “lại còn, hay là, nếu…”
非獨政之能,乃其姊亦列女也.
Phi độc chính chi năng, nãi kỳ tỷ diệc liệt nữ dã.
Không chỉ nhiếp chính có tài, mà chị của ông ta còn là một liệt nữ nữa.
若復有人於此經中受持乃至四句偈等為他人說其福勝彼. [21,169]
Nhược phục hữu nhân, ư thử kinh trung thọ trì, nãi chí tứ cú kệ đẳng, vị tha nhân thuyết, kỳ phước thắng bỉ.
Lại như có người đối với kinh này nhẫn đến thọ trì một bài kệ bốn câu…lại giảng nói cho người khác thì phước đức người này lại càng trội hơn.

10. 以
10.1 以: Đại từ
Đại từ 以 dùng để hỏi nguyên nhân của sự vật, sự việc hoặc hiện tượng mà mình muốn hỏi, dịch nghĩa là “như thế, vì sao, ở đâu”
孰知其以然.[7,69]
Thục tri kỳ dĩ nhiên.
Ai biết vì sao như thế?
10. 2 以: Động từ
Động từ 以 cũng được như những động từ khác, dịch nghĩa là “lấy, dùng, cho là”
以筆寫字.[2,70]
Dĩ bút tả tự.
Dùng bút viết chữ.
皆以美於徐公.
Giai dĩ mỹ ư Từ Công.
Đều cho là đẹp hơn Từ Công.
10.3 以: Giới từ.
- Giới từ thường chỉ phương tiện nhờ đó mà hoàn thành động tác.
Dịch nghĩa là “bằng, với, …”
為政以德.[12,166]
Vi chính dĩ đức.
Làm chính trị bằng nhân đức.
- Giới từ 以 đi gián cách với 為 có các cách dùng sau:
* Dịch là “ dùng ……làm” có cấu trúc là:
主語 + 以 + 名詞 + 為 + 名詞
一切事業無不以學術為基礎. [2,146]
Nhất thiết sự nghiệp vô bất dĩ học thuật vi cơ sở.
Tất cả công việc không gì là không lấy học thuật làm nền tảng.
* Dịch là “ cho ……là” có cấu trúc là:
主語 + 以 + 名詞/代詞 + 為 + 名詞/形容詞
爾以我為可侮乎?[2,146]
Nhĩ dĩ ngã vi khả vũ hồ?
Ngươi cho rằng ta là có thể khinh nhờn được sao?
10.4 以: Liên từ, dịch nghĩa là “để, nhằm, mà, và…”
楚人伐宋以救鄭.[7,67]
Sở nhân phạt Tống dĩ cứu Trịnh.
Sở đánh Tống để cứu Trịnh.
生以辱,不如死以榮. [7,67]
Sinh dĩ nhục, bất như tử dĩ vinh.
Sống mà nhục, không bằng chết mà vinh.
循原路以歸. [2,70]
Tuần nguyên lộ dĩ quy.
Theo đường cũ mà về.
10.5 以: Phó từ, dịch nghĩa là “đã, qua, rất, lắm…”
固以怪之矣. [7,67]
Cố dĩ quái chi hĩ.
Vốn đã lấy làm lạ về điều đó.
10.6 以: Trợ từ, (không cần dịch)
失之毫厘,差以千里. [7,67]
Thất chi hào ly, sai dĩ thiên lý.
Sai một ly đi một dặm.

11. 彼
11.1 彼: Đại từ chỉ thị:
Đại từ chỉ thị 彼 thường dùng để chỉ người, sự việc mà mình cần nói đến, dịch nghĩa là “ người ấy, những người kia, cái ấy…”
彼以悅眾稱維那.[12,95]
Bỉ dĩ duyệt chúng xưng duy na.
Các nước ấy gọi duyệt chúng là duy na.
11.2 彼: Hình dung từ:
Hình dung từ 彼 thường đứng trước danh từ và bổ nghĩa cho danh từ đó. Dịch nghĩa là “kia, ấy, đó…”
彼土何故名為極樂? [22,239]
Bỉ độ hà cố danh vi Cực Lạc?
Vì sao cõi đó gọi là Cực Lạc?

12. 然
12.1 然: Đại từ chỉ thị:
Đại từ chỉ thị 然 dùng để chỉ rõ sự việc đã nói ở trên, dịch nghĩa là “như vậy, như thế…”, thường thì đại từ chỉ thị 然 thường kết hợp với một số phó từ như là 亦, 不 … những phó từ này đứng trước đại từ 然 và tu sức cho đại từ này.
人有身體骨肉, 能飲食生死, 物亦然. [12,242]
Nhân hữu thân thể cốt nhục, năng ẩm thực sinh tử, vật diệc nhiên.
Con người có thân thể cốt nhục, có thể ăn uống sống chết, vật cũng vậy.
人知立志修身, 他動物不然. [12,242]
Nhân tri lập chí tu thân, tha động vật bất nhiên.
Con người biết lập chí tu thân, các động vật khác không như thế.
12.2 然: Trợ từ:
Trợ từ 然 làm hậu tố cho hình dung từ hoặc phó từ để biểu thị trạng thái thể cách.
- Bổ nghĩa cho danh từ, cấu trúc như sau:
名詞 + 形容詞 + 然
心神怡然. [2,257]
Tâm thần di nhiên.
Tâm thần khoai khoái.
- Bổ nghĩa cho động từ, cấu trúc như sau:
形容詞/副詞 + 然 + 動詞
每有會意, 便欣然忘食. [2,257]
Mỗi hữu hội ý, tiện hân nhiên vong thực.
Mỗi khi tâm đắc được điều gì thì vui vẻ quên ăn.
- Thường đứng gián cách ở cuối câu, sau 如 hoặc 若 để biểu thị ý so sánh.
Cấu trúc như sau: 如/若 + 動詞 . . . + 然
人之視己如見其肺肝然.
Nhân chi thị kỷ như kiến kỳ phế can nhiên.
Người ta nhìn mình như thấy được gan phổi vậy.
12.3 然: Liên từ:
Liên từ 然 dùng để nối hai mệnh đề có ý trái ngược nhau, dịch nghĩa là “nhưng, nhưng mà, …”
雖不樂兵法,然猶讀焉[7,400]
Tuy bất lạc binh pháp,nhiên do độc yên.
Tuy không thích những sách viết về binh pháp, nhưng vẫn đọc.

13. 哉
13.1 哉: Phó từ:
Phó từ 哉 thường đứng trước động làm trạng ngữ tu sức cho động từ đó, dịch nghĩa là “mới, vừa mới”
惟四月哉生魄.[7,171]
Duy tứ nguyệt tai sinh phách.
Tháng tư, vừa mới hiện ra ánh trăng.
13.2 哉: Trợ từ
Trợ từ 哉 thường đặt cuối câu, cuối vế câu hoặc là cuối một lời nói. Dịch nghĩa là “vậy thay, ôi”
不仁者可與言哉!
Bất nhân giả khả dữ ngôn tai.
Kẻ bất nhân có thể nào cùng nói vậy thay !
有何難哉?
Hữu hà nan tai.
Có khó gì đâu?
佛言: 善哉善哉!須菩提! 如汝所說, 如來善護念諸菩薩,善付囑諸菩薩.
Phật ngôn: Thiện tai! Thiện tai! Tu Bồ Đề! Như nhữ sở thuyết, Như Lai thiện hộ niệm chư Bồ Tát, thiện phó chúc chư Bồ Tát.
Đức phật dạy: lành thay! Lành thay! Này Tu Bồ Đề! Đúng như lời ông nói. Đức Như Lai khéo hộ trì các vị Bồ Tát , khéo phó chúc cho các vị Bồ Tát.

14. 而
14.1 而: Đại từ:
- Đại từ nhân xưng dùng để thay thế cho người, dịch là “mày, ông, ngươi…”
夫差而忘越王之殺而父乎? [7,478]
Phù Sai, nhi vong Việt Vương chi sátnhi phụ hồ?
Phù Sai, ngươi quên vua nước Việt giết cha ngươi sao?
汝知而心乎? [7,479]
Nhữ tri nhi tâm hồ?
Ngươi có biết lòng ngươi chăng?
- Đại từ chỉ thị, biểu thị sự cận chỉ, dịch là “ như thế”
而所以備奸也.[7,479]
Nhi sở dĩ bị gian dã.
Như thế là để phòng ngừa kẻ gian.
而可以報知伯矣. [7,479]
Nhi khả dĩ báoTrí Bá hĩ.
Như thế là đã báo thù cho Trí Bá được rồi.
14.2 而: Trợ Từ:
- Trợ Từ 而 dùng để kết thúc ý câu.
豈不爾思, 室是遠而. [7,479]
Khởi bất nhĩ tư, thất thị viễn nhi.
Chả lẽ không nghĩ đến anh, chỉ vì đường xa quá thôi.
- Trợ từ 而 dùng ở cuối câu biểu thị sự cảm thán; nghi vấn hoặc phản vấn.
俟我于著乎而.
Sĩ ngã vu trữ hồ nhi.
Chờ ta ở chỗ bình phong trước cửa nha!
鬼猶求食若敖氏之鬼不其餒而
Quỷ do cầu thực, Nhược Ngao thị chi quỷ, bất kỳ nỗi nhi?
Quỷ còn muốn được ăn, thì quỷ Nhược Ngao lẽ nào chẳng đói ư?
14.3 而: Liên Từ:
- Liên từ 而 dùng để nối kết hai hình dung từ có ý nghĩa nhất trí nhau, dịch là “và, mà, rồi, nếu mà,…”
無益而有害.[7,478]
Vô ích nhi hữu hại.
Không lợi mà còn có hại nữa.
- Liên từ 而 dùng biểu thị nhân quả, mục đích kế thừa.
因為失敗而灰心.[7,478]
Nhân vi thất bại nhi hôi tâm.
Vì thất bại mà chán nản.
- Liên từ 而 dùng để nối hai ý nói, mà ý sau có sự giả thiết. Trong trường hợp này dịch là “mà”
學而不思則罔思而不學則殆.[5,834]
Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi.
Học mà chẳng suy nghĩ thì uổng, suy nghĩ mà chẳng học hỏi thì nguy.


15. 其
15.1 其: Đại từ:
- Đại từ 其 là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba, đứng sau động từ, vừa làm tân ngữ cho động từ trước đó vừa làm chủ chủ ngữ cho động từ sau, tức là đại từ 其 làm kiêm ngữ, dịch nghĩa là “nó, người ấy, họ”
- Đại từ 其 là đại dùng làm kiêm ngữ, vừa làm tân ngữ vừa làm chủ ngữ trong câu.
鳥吾知其能飛.[2,138]
Điểu ngô tri kỳ năng phi.
Chim, ta biết nó có thể bay.
- Đại từ 其 là đại dùng làm chủ ngữ trong câu.
鳥之能飛以其有翼.[2,138]
Điểu chi năng phi dĩ kỳ hữu dực.
Chim mà bay được vì nó có cánh
15.2 其: Liên từ:
Liên từ 其 dùng để nối kết mối quan hệ của vế câu sau với vế câu đã nói ở trước, hoặc đứng đầu câu để chỉ sự giả thuyết, dịch nghĩa là “nếu, hay là,…”
其無知, 悲不幾時.
Kỳ vô tri, bi bất cơ thời.
Nếu (chết ) mà không biết, thì đau thương chẳng bao lâu.
丘也眩與, 其信然與?[7,120]
Khâu dã huyễn dư, kỳ tín nhiên dư?
Ôâng Khổng Khâu bị hoa mắt rồi chăng, hay là thật như thế?
15.3 其: Phó từ:
- Phó từ 其 dùng để biểu thị ý suy trắc, ước đoán, dịch nghĩa là “ há, có lẽ, sao,…”
欲加之罪, 其無辭乎? [7,120]
Dục gia chi tội, kỳ vô từ hồ.
Muốn đổ tội cho người, há chẳng có lời lẽ nào sao?
若小人者, 其不幸歟!
Nhược tiểu nhân giả, kỳ bất hạnh dư!
Như kẻ tiểu nhân tôi đây, có lẽ là điều bất hạnh ư!
- Phó từ 其 dùng để biểu thị một tình huống sẽ xảy ra, dịch là “sẽ”
今殷其淪喪. [7,120]
Kim Ân kỳ luân tang.
Nay nhà Ân sẽ bị diệt vong.
15.4 其: Trợ từ:
Trợ từ 其 đứng đầu câu hoặc cuối câu không dịch.
其如是, 孰能御之? [7,121]
Kỳ như thị, thục năng ngự chi?
Như thế thì ai có thể chế ngự nó được?
心之憂矣, 其誰知之?
Tâm chi ưu hĩ, kỳ thuỳ tri chi?
Trong lòng buồn lo, ai biết được?
15.5 其: Sở hữu hình dung từ:
Sở hữu hình dung từ đứng trước danh từ làm định ngữ để tu sức cho danh từ này, chỉ quan hệ liên thuộc và danh từ đã nói ở trước, dịch là “của nó, của mình, của họ…”
首中有腦, 其外為面.[2,67]
Thủ trong hữu não, kỳ ngoại vi diện.
Trong đầu có óc, bên ngoài là mặt.
- Hình dung từ sở hữu dùng để biểu thị mối quan hệ liên thuộc, dịch là “của người ấy, của họ, của nó”
回也, 其心三月不違仁.[7,119]
Hồi dã, kỳ tâm tam nguyệt bất vi nhân.
Nhan Hồi, lòng của ông ta đến ba tháng cũng không trái với đức nhân.

16. 夫
16.1 夫: Đại từ:
Đại từ 夫 dùng để thay thế cho người, sự vật, sự việc, dịch là “kẻ kia, người ấy, đó, mày…”
夫也不良, 國人知之. [5,164]
Phù dã bất lương, quốc nhân tri chi.
Kẻ kia bất lương, người trong nước biết thế.
不以夫一害此一.[5,201]
Bất dĩ phù nhất hại thử nhất.
Không đuọc lấy cái kia hại cái này.
16.2 夫: Trợ từ :
- Trợ từ 夫 đứng cuối câu, biểu thị sự phán đoán, khẳng định, hoặc sự cảm thán.
唯我與爾有是夫. [12,233]
Duy ngã dữ nhĩ hữu thị phù.
Chỉ có ta với người là như thế.
人而無恆不可以作巫醫善夫! [5,1045]
Nhân nhi vô hằng bất khả dĩ tác vu y thiện phu!
Người mà không có tính bình thường, không thể làm được thầy cúng thầy thuốc, hay vậy thay!
- Trợ từ 夫 đứng đầu câu, là tiếng mở đầu câu nói, vốn vô nghĩa, hoặc có thể dịch “ôi, kia”
夫! 天地者萬物之逆旅. [12,233]
Phù! Thiên địa giả vạn vật chi nghịch lữ.
Ôi! Trời đất là quán trọ của muôn vật.
- Trợ từ 夫 đứng giữa câu, biểu thị sự thư hoãn ngữ khí.
食夫稻, 衣夫錦.
Thực phù đạo, ý phù cẩm.
Ăn lúa nếp, mặc đồ gấm.
16.2 夫: Liên từ:
Liên từ 夫 dùng để chuyển ý trước đến sau.
夫義路也,禮門也. [5,164]
Phù nghĩa lộ dã, lễ môn dã.
Nói đến nghĩa là đường đi, lễ là cánh cửa.
16.3 夫: Chỉ thị hình dung từ:
Chỉ thị hình dung từ 夫 thường đứng trước cho danh từ và bổ nghĩa cho danh từ đó, có nghĩa là “ hết thảy, này,…”
夫人愁痛.[2,178]
Phù nhân sầu thống.
Mọi người điều đau buồn.
夫二人者, 魯國社稷之臣也.[2,178]
Phù nhị nhân giả, Lỗ quốc xã...
xv05
#4 Posted : Sunday, July 29, 2007 11:07:41 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Hậu sanh khả úy là cái gì vậy ta? Question
Mới xổ nho xong lại sợ... sai, chi bằng hỏi lại cho chắc ăn.
Cứu bồ, mấy chị ơi. Em cảm ơn trước.
linhvang
#5 Posted : Sunday, July 29, 2007 11:15:50 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Là người đi sau (đẻ sau) mà giỏi hơn người đi trước (đẻ trước), ví dụ, khi thấy xv giỏi hơn chị lv, người ta sẽ bảo xv hậu sanh khả úy. Big Smile
ngodong
#6 Posted : Sunday, July 29, 2007 11:35:01 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,452
Points: 1,212
Woman

Thanks: 93 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Hậu Sanh Khả Úy

Hậu = sau
Sanh = được sinh ra
Khả = đáng
Úu = sợ

Em Khả Ái
Anh Khả Kính
Ba Má Khả Úy

Suy ra chúng ta không nên hẹn hò đi chơi khuya la lá la.
xv05
#7 Posted : Sunday, July 29, 2007 11:45:55 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi linhvang

Là người đi sau (đẻ sau) mà giỏi hơn người đi trước (đẻ trước), ví dụ, khi thấy xv giỏi hơn chị lv, người ta sẽ bảo xv hậu sanh khả úy. Big Smile




Chít chắc em rồi !
Để chạy qua bển sửa lại, hông thôi bị ăn đòn.

Rose to chị L.Vang và N.Đồng
PC
#8 Posted : Tuesday, July 31, 2007 2:46:07 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Tuy đã 113 tuổi nhưng da dẻ cụ Chấn vẫn hồng hào, râu tóc bạc phơ như tiên ông đạo cốt.

http://vnexpress.net/Vie...-song/2007/06/3B9F7A0C/

đúng là tiên phong đạo cốt. tiên phong chớ không phải tiên ông. Tạm giải thích là thần thái như tiên và cốt cách như đạo (sĩ).




PC
#9 Posted : Tuesday, November 27, 2007 9:02:09 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Từ Việt Hán và từ Hoa Hán
Monday, September 10, 2007
Cao Tự Thanh

LTS. - Cao Tự Thanh đang sống tại VN. Ông là nhà nghiên cứu về văn hoá - lịch sử VN, và tên tuổi đã trở nên khá quen thuộc đối với với giới nghiên cứu văn hoá - lịch sử VN, cả trong và ngoài nước. Ngoài các công trình nghiên cứu đã được xuất bản, Cao Tự Thanh còn viết nhiều bài khảo cứu về một số lĩnh vực khác gần gũi với văn hoá - lịch sử, trong đó có khá nhiều bài khảo cứu về Việt ngữ. Mục “Chuyện Chữ Nghĩa” trân trọng giới thiệu một số bài khảo cứu về 'chữ nghĩa' của Cao Tự Thanh. Những bài viết này đã được giới thiệu rải rác trên một số website.



Năm 1977, tôi làm luận văn tốt nghiệp Đại học, thời bấy giờ có mốt dùng danh ngôn đề từ cho các chương, tới một chương dịch chữ Hán, không biết trời đất run rủi hay ma quỷ xui khiến mà tôi lại bịa ra một câu đề từ “Học ngoại ngữ - đó chỉ là một lối nói. Học lại tiếng mẹ đẻ một lần nữa, phải chăng đó mới là thực chất của vấn đề?”. Giáo viên hướng dẫn là thầy Bùi Duy Tân đọc thấy bèn nhẹ nhàng hỏi “Câu này cậu lấy của ai?”. Tôi ấp úng nói là quên mất rồi, Tân sư phụ nheo nheo mắt nói “Trích dẫn thì phải ghi rõ của ai chứ, thế này là thiếu nghiêm túc”. Lúc ấy thấy sư phụ chế nhạo mình học đòi sáng tác danh ngôn, mặt mũi sượng ngắt, về sau nghĩ lại mới ngờ ngợ là trong cái nheo mắt của ông hình như có ẩn chứa một lời khen (?). Mấy vị sư phụ chữ Hán tôi được thụ nghiệp đều tinh thâm Hán học, ai cũng xử sự với đệ tử theo nguyên tắc khích lệ người nhút nhát mà đè nén kẻ hiếu thắng, nên bây giờ nghĩ lại cũng thấy tự hào, hơn 20 tuổi đã chế tạo được danh ngôn (!) được sư phụ khen ngợi kiểu chế nhạo, nhưng bỏ cái bao bì ấy đi thì vẫn là khen, há chẳng vui ru? Cách đây vài năm lại đọc một bài phỏng vấn anh Cao Xuân Hạo, thấy anh nói một câu đại ý Muốn dịch giỏi phải giỏi tiếng Việt, trong lòng quả có cảm giác Bậc trí giả kiến thức thường giống nhau. Nhưng trong bản dịch Vô ảnh đăng (Đèn không hắt bóng) của Nhật qua bản tiếng Nga thì dịch giả Chiến tranh và hòa bình lại quá trung thành với bản tiếng Nga khi cho nhân vật bác sĩ nói với viên cảnh sát “Chữ thương bộ thủ chứ không phải chữ thương bộ nhân” trong khi hoàn toàn có thể dịch là “Tổn thương chứ không phải chấn thương”. Trong một lần uống rượu với anh Hạo tôi có nhắc tới chuyện này, và vì biết tôi từng được học chữ Hán với cụ Cao Xuân Huy, nên anh buồn rầu nói “Tôi không nối nghiệp được ông cụ về chữ Hán”. Thật ra đó chỉ là một sơ suất rất nhỏ trong thao tác dịch thuật nhưng lại khiến một nhà ngữ học nổi tiếng như Cao Xuân Hạo chạnh lòng nghĩ tới cả học nghiệp lẫn gia thế của mình, đủ thấy giỏi tiếng Việt trong đó có mảng từ Việt Hán là rất cần thiết dù không phải dễ.
Mươi năm trước, nhiều người hăng hái bàn tới việc dạy lại chữ Hán cho học sinh phổ thông, nhưng dù sao thì nói vẫn dễ hơn làm, vả lại muốn dạy chữ Hán thì trước hết phải đào tạo được một đội ngũ thầy cô để dạy chữ Hán, mà thứ kiến thức này xem ra lại không dễ dạy thêm như các môn Anh văn toán lý. Cho nên dường như các nhà Về nguồn học đã chán không muốn đeo đuổi mục tiêu ít thực tế và không kinh tế ấy nữa, có điều mảng từ Việt Hán trong tiếng Việt vẫn tồn tại với nhiều vấn đề khiến những người đọc sách phải quan tâm.
Phát triển nhiều năm trong môi trường văn hóa Việt Nam, mảng từ Việt Hán trong tiếng Việt có rất nhiều khác biệt với mảng từ Hoa Hán. Chẳng hạn cái mà người Việt Nam gọi là sức sản xuất thì người Trung Quốc gọi là sinh sản lực, người Việt Nam gọi là sinh sản (sinh đẻ) thì người Trung Quốc gọi là sinh dục, người Việt Nam gọi là sinh dục thì người Trung Quốc gọi là tính dục. Những biến động lịch sử ở Việt Nam còn làm hình thành trong mảng từ Việt Hán những biệt sắc địa phương khác nhau, chẳng hạn người miền Bắc đọc chữ Hán theo Đường âm thế kỷ IX, X thì nói là Hoàng, Phúc, Vũ, Diến Điện còn người miền Nam từ Quảng Nam trở vào chịu ảnh hưởng Minh âm, Thanh âm theo chân các di thần phản Thanh phục Minh Hoa Nam qua Đàng Trong tỵ nạn chính trị thế kỷ XVII, XVIII thì nói là Huỳnh, Phước, Võ, Miến Điện. Đây là chưa nói tới mảng từ Hoa Hán du nhập theo con đường khẩu ngữ loại lạp xưởng (lạp trường), há cảo (hà giảo), xào (sao), ké (ký), xỉu (hưu)... đặc biệt phổ biến trong phương ngữ Nam Bộ, cách đọc quen thuộc này đã xóa nhòa ranh giới Hoa Hán - Việt Hán trong trường hợp tên nữ diễn viên điện ảnh Hương Cảng Trịnh Bội Bội bị đọc thành Trịnh Phối Phối ở miền Nam trước 1975. Tương tự, nếu so sánh mảng từ Việt Hán ở hai miền Nam Bắc trước 1975 cũng có thể tìm thấy nhiều nét khác biệt như miền Nam nói là hoàn tất còn miền Bắc nói là kết thúc, hay quân đội Sài Gòn có sắc lính biệt kích thì quân đội miền Bắc có binh chủng đặc công, mỗi bên lấy một nửa trong các cặp từ đặc biệt và công kích để tạo từ. Ngoài ra qua thực tế sử dụng nhiều từ Việt Hán cũng dần dần được gán thêm những ý nghĩa trang trọng như trường kỷ nghe sang hơn ghế dài cũng như các sắc thái tình cảm - tâm lý riêng biệt, chẳng hạn thương thì khen là kiên trì còn ghét thì chê là cố chấp, hoặc địch thì ngoan cố chứ ta thì nhất định phải là kiên cường... mặc dù các cặp kiên trì - cố chấp, kiên cường - ngoan cố có nghĩa đen hoàn toàn giống nhau.
Nhiều người vẫn nghĩ nếu biết chữ Hán thì sẽ sử dụng các từ Việt Hán tốt hơn, ví dụ sẽ không lầm yếu điểm ra điểm yếu nhưng thật ra không hẳn như thế hay không chỉ như thế. Phía sau chữ Hán là cả một nền văn hóa phong phú về nội dung và đa dạng về phong cách, nên để nói và viết đúng mảng từ Việt Hán trong tiếng Việt hiện nay thì phải chú ý tới vấn đề từ pháp (cách cấu tạo từ). Chẳng hạn vô, bất, phi có vẻ gần nhau nhưng vô nghĩa, bất nghĩa, phi nghĩa thì hoàn toàn khác nhau. Từ trước 1975, người miền Nam đã quen với câu “Không biết thì không có tội” phổ biến trong các truyện võ hiệp. Nhưng các dịch giả đương thời vì sơ suất đã dịch sai, chứ đó vốn là thành ngữ “Bất tri giả bất tội” (Kẻ không biết thì không bắt tội). Vô tội mới là không có tội, chứ Bất tội là Không bắt tội, vì chữ tội trong Bất tội là một động từ (theo phương thức ý động pháp trong Hán ngữ), không phải danh từ như trong Vô tội. Hay cô = độc nhưng cô + lập thì khác độc + lập, hai từ này không ai dùng sai nhưng hỏi tại sao chúng khác nhau thì ngay cả nhiều vị làm tự điển chữ Hán cũng ú ớ. Bởi cô và độc ở đây có chức năng ngữ pháp khác nhau, độc là tính từ còn cô là động từ, từ pháp khác nhau dẫn tới ngữ nghĩa khác nhau (động từ cô lập cũng có hai thể bị động và chủ động, như bị kẻ khác cô lập và làm cho kẻ khác bị cô lập).
Theo với những thay đổi trong sinh hoạt xã hội, tiếng Việt trong đó có mảng từ Việt Hán hiện nay cũng có những nét mới. Khoảng đầu những năm 80 của thế kỷ trước, Giáo sư Trần Quốc Vượng có một bài viết về văn hóa Việt Nam trên báo Đại đoàn kết, nội dung thì hay nhưng có người chê anh Vượng dùng những từ như Nội lực văn hóa, đó là từ ngữ của truyện võ hiệp. Nhưng hiện nay thì người ta dùng tuốt cả Trưởng lão (cách mạng), Độc chiêu (quảng cáo) mà không ai thấy chướng tai. Có điều trên cái nền đổi mớI ấy vẫn có nhiều người không hiểu hay hiểu không rõ ý nghĩa các từ Việt Hán mà cứ sử dụng bừa đi nên trong rất nhiều trường hợp lại trở thành lố lăng, thậm chí còn là sai trái. Cách đây khoảng hai ba tháng, không nhớ Tuổi trẻ hay Sài Gòn giải phóng gì đó đưa một cái tin làm tôi giật nảy mình, đại khái là bắt được một nhóm sát thủ 12 – 13 tuổi. Đến khi đọc xong mới biết mấy đứa nhỏ ấy giết người. Trời ạ, sao không viết là giết người hay sát nhân, mà lại viết là sát thủ? Sát thủ là kẻ giết mướn, là một yếu tố trong dây chuyền công nghệ tội ác hiện đại, Việt Nam hiện nay cũng có đám đánh mướn chém mướn và có thể cả giết mướn, nhưng trẻ em 12 – 13 tuổi mà giết mướn thì nước ta đang trong tình trạng xã hội nào vậy, các vị làm báo sao không cân nhắc? Nhiều vị làm báo thích nói chữ Hán cho sang nhưng dốt nên thành nói bậy, nghe rất chướng tai, chẳng hạn đường ống nước ở phố X bị vỡ, nước chảy lênh láng ra đường, nhân dân địa phương đã báo hai ba hôm mà đến nay Công ty cấp nước vẫn chưa có động thái gì. Sao không viết là động tác hay hành động mà lại viết là động thái? Động thái là dáng vẻ của sự vận động, là một ý niệm trừu tượng giống như Hình thái, mà có ai viết Một cô gái có hình thái bên ngoài dễ nhìn không? Đây là chưa nói tới lối tạo từ Việt Hán vô nguyên tắc dẫn tới những vụ phi luân phi loại kiểu tôn Âu Cơ là Quốc mẫu còn gọi Hùng Vương là Quốc tổ, tức mẹ sinh ra ông nội, thật chẳng biết những người đầu tiên chế tác ra cặp từ Quốc mẫu - Quốc tổ ấy thờ cúng ông bà cha mẹ của họ ra sao mà bắt nhân dân phải gánh cái tội điên đảo luân thường tày đình thế này!
Có lần anh Cao Xuân Hạo nói với tôi là đi một đám cưới thấy người ta giới thiệu nhau kiểu “Vị này là hôn phu của cô kia”, nghĩ một lúc mới biết họ muốn nói anh này là vị hôn phu của cô kia. Vị ở đây là chưa, vị hôn phu tức chồng chưa cưới, họ lại tưởng là vị trong ngôi vị, kiểu các vị khách quý, các vị lãnh đạo nên mới ăn nói tréo ngoe như thế, nghĩ mà buồn cười. Cái chữ vị này còn lắm chuyện hay, ví dụ gần đây lại có người lẫn lộn vị tất (chưa nhất định, tức chưa chắc) với hà tất (tại sao phải nhất định, tức cần gì). Dĩ nhiên dùng từ sai cũng chẳng chết ai, có điều nếu thấy người ta toan nổi giận lại can bằng câu Tiên sinh vị tất nổi giận, ai nghe xong mà không nổi giận thật luôn thì đúng là chuyện lạ.
(1999 - 2007)
PC
#10 Posted : Thursday, January 1, 2009 6:29:50 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Hương linh

Trong một cuốn sách của ông Hùynh Văn Lang, ông có nói là một nhà văn khác có cho biết là từ hương linh mà chúng ta thường dùng để nói về một người phái nam quá cố là sai. Hương linh là từ dùng cho phái nữ. Còn phái nam thì dùng từ anh linh.

Question



PC
#11 Posted : Friday, January 9, 2009 7:17:33 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
tonka
Tứ mã nan truy là ngựa Tứ không đuổi kịp. Vậy mà hồi nào giờ em cứ nghĩ là 4 con ngựa (kéo cái xe) đuổi cũng không kịp. Xe 4 ngựa kéo chạy khoẻ lắm, khoẻ hơn một ngựa kéo


Vâng, PC hồi nhỏ cũng được học là bốn ngựa khó theo. Tuy nhiên bây giờ có người bảo ngựa Tứ thì biết hóa ra mình hiểu lầm.

Hồi đó mình còn lầm rằng thì là câu này nghĩa là người quân tử nói ra một lời là chắc chắn, là giữ lời của mình. Nay lại còn hiểu là lời nói mà tung ra rồi thì ngay con ngựa cũng không chạy theo bắt lại được. Ý là mình nên thận trọng lời nói (chứ không phải là người quân tử gì cả).
Tonka
#12 Posted : Saturday, January 10, 2009 6:44:18 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
Một câu có ý nghĩa tương tự với "Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy" là "Nhất ngôn cửu đỉnh".
Ba Tê
#13 Posted : Saturday, January 10, 2009 9:13:51 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
Mới đi "tụng" đám ma về ...

Thấy PC nói "hương linh" là chỉ phần hồn (vong linh) của người nữ sao?
Trong kinh đọc tụng mình thấy dù nam hay nữ gì cũng đọc là "hương linh" mà.
Thế thì ai có thể giải thích sự khác nhau giũa các từ :

hương linh
vong linh
anh linh

Ôi , ai Hán rộng thì cứ xài Hán , còn mình Hán hẹp ít khi dám dùng. Chỉ những từ phổ thông mà thầy cô đã dạy hồi học ở trung học là mình còn... léng phéng mó tới...chứng tỏ mình đây cũng có...Hán chứ bộ Big SmileEight Ball
PC
#14 Posted : Saturday, January 10, 2009 4:53:40 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Em cũng ngạc nhiên, nhưng chính ông Hùynh Văn Lang cũng bảo là một người khác nói chớ không giải thích. Cuốn sách này là cuốn ký sự du lịch thăm Việt Nam chớ không phải sách về ngôn ngữ tiếng Việt.
Tuy nhiên, trong truyện Kiều có câu: Nhà hương cao cuốn bức là, được giải thích nhà hương là nhà có phụ nữ, thành ra dường như chữ hương liên quan tới nữ giới. Vong linh là cái "linh" của người đã mất, anh linh theo ông HVL thì dành cho phái nam, nhưng mà chữ "anh" có nghĩa là tinh túy chứ đâu thấy liên quan gì tới phái nam. Anh linh thì cao quý hơn vong linh, chỉ dành cho những người đáng kính (như mình hay nói "anh linh các bậc tiền nhân"), chớ tên cướp của giết người bị bắn chết thì không thể dùng từ anh linh để nói về y.
PC
#15 Posted : Saturday, January 10, 2009 6:40:47 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Đương sự

quote:
Một ông thẩm phán đã bị “đương sự” đánh ngay tại tòa án để trừng phạt cái tội ông này đã dám có “quan hệ không lành mạnh” với vợ của một “đương sự”, tức người đi kiện hoặc bị kiện trong một vụ án mà ông là người có trách nhiệm phân xử.


http://www.nguoi-viet.co...iewer.asp?a=89272&z=157

Đương sự không có nghĩa là người đi kiện hoặc bị kiện trong một vụ án. Nó chỉ có nghĩa là cái người mà chúng ta đã nói tới ở trên và đoạn dưới cần nhắc lại mà ta không cần dùng đại danh tự như ông ta, bà ta, anh ta, chị ta để được mang nghĩa tổng quát (trung tính - neutral). Trong lãnh vực luật pháp, người đi kiện gọi là nguyên cáo, người bị kiện là bị cáo.


PC
#16 Posted : Monday, February 23, 2009 11:26:44 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Câu cá xứ lạnh

Võ Kỳ Điền

Ngàn năm trước, danh sĩ Đào Tiềm, người đời Tấn đã từng nói trong Qui Khứ Lai Từ một câu bất hủ, làm sao mà quên cho được -ký tự dĩ tâm di hình dịch hề, trù trướng nhi độc bi (bắt thân xác làm nô lệ cho lòng ham muốn, đó chẳng phải là điều đáng buồn của kiếp người sao !) Cha con tôi bây giờ có khác gì câu nói người xưa, do lòng ham vui một chút mà đem thân xác phơi bày giữa tuyết gió bão bùng, giữa đồng không hiu quạnh mênh mông, tối tăm lạnh lẽo... suy đi nghĩ lại đâu có cái ngu nào hơn !


Một người khác đã dịch bài Quy Khứ Lai Từ của Đào Uyên Minh câu trên như sau:

Đem tâm để hình hài sai khiến
Còn ngậm ngùi than vãn với ai

Vậy thì trái hẳn với cách hiểu của Võ Kỳ Điền, chính cái tâm bị cái thân sai khiến, bị bắt làm nô lệ. Tôi đồng ý với cách dịch này hơn (vị nào hiểu về Hán học xin cho ý kiến). Về ý nghĩa đạo học Đông phương thì cái tâm ta vốn trong sạch, nhưng do vì cái xác thân muốn được cung phụng cho nên cái tâm bị sa đà vào các tính toán mưu mô, làm cho nó càng ngày càng mê mờ đục ngầu cả lên (Tu là làm cho cái tâm trở lại trong sạch như trước = hoàn thiện).

xv05
#17 Posted : Tuesday, February 24, 2009 8:39:19 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:

xv05:
Em ưa thắc mắc Shy nhưng chứng tỏ hình của mấy chị ... "ấn tượng" lắm nên mới có "nhãn giả" feedback chớ bộ...

Chắc phải gọi là "thị giả" (người xem) mới phải..., phải không chị PC? Trên đời này có chữ "thị giả" không? Ở trên là em nói giỡn chơi thôi, giờ lại thấy thắc mắc.

PC
#18 Posted : Tuesday, February 24, 2009 1:58:10 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
thị giả là người hầu cận, thường dùng trong nhà Phật. Ví dụ Ngài A Nan là thị giả cho Phật, thầy Hằng Trường từng là thị giả cho Hòa Thượng Tuyên Hóa. Thị ở đây có nghĩa là hầu hạ chớ không có nghĩa là thấy như trong chữ thị giác.
xv05
#19 Posted : Wednesday, February 25, 2009 7:28:45 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)

  • Cám ơn chị đã giải thích Rose

    Trở lại với bài Quy Khứ Lai Từ mà chị nói, em không biết bài đó nhưng đọc cách chị lý giải thì em nhớ đến tích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt", thì thấy rất đúng với cách giải thích của chị.
  • PC
    #20 Posted : Wednesday, February 25, 2009 5:34:09 PM(UTC)
    PC

    Rank: Advanced Member

    Groups: Moderator, Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,668
    Points: 25
    Woman

    Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
    quote:
    Gởi bởi xv05
    Trở lại với bài Quy Khứ Lai Từ mà chị nói, em không biết bài đó nhưng đọc cách chị lý giải thì em nhớ đến tích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt", thì thấy rất đúng với cách giải thích của chị.


    Chị không nhớ truyện HTB DHT thì liên quan thế nào với cách giải thích trên (thật ra không phải của chị).

    Users browsing this topic
    Guest (3)
    3 Pages123>
    Forum Jump  
    You cannot post new topics in this forum.
    You cannot reply to topics in this forum.
    You cannot delete your posts in this forum.
    You cannot edit your posts in this forum.
    You cannot create polls in this forum.
    You cannot vote in polls in this forum.