Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

13 Pages«<910111213>
:: TÂM ::
Huệ
#201 Posted : Friday, November 16, 2007 12:32:17 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

Có đây.

http://www.daouyen.com/Data/Ph_L/L2.htm

A-la-hán阿 羅 漢; S: arhat; P: arahat, arahant; T: dgra com pa; dịch nghĩa là Sát Tặc (殺 賊), là diệt hết bọn giặc phiền não, ô nhiễm; Ứng Cung (應 供), là người đáng được cúng dường; Bất Sinh (不 生) hoặc Vô Sinh (無 生), là người đã đạt Niết-bàn, đoạn diệt sinh tử.
A-la-hán là danh từ chỉ một Thánh nhân, người đã đạt cấp »vô học« của Thánh đạo (s: āryamārga; p: ariyamagga), không bị ô nhiễm (s: āśrava; p: āsava) và Phiền não (s: kleśa; p: kilesa) chi phối. Thánh quả A-la-hán có khi được gọi là Hữu dư niết-bàn (s: sopadhiśeṣanirvāṇa; p: savupadisesanibbāna).
A-la-hán là hiện thân của sự Giác ngộ trong thời Phật giáo nguyên thủy. Khác với hình ảnh của Bồ Tát, hiện thân của Phật giáo Ðại thừa của thời hậu thế với mục đích Giải thoát mọi chúng sinh, A-la-hán tu tập nhằm giải thoát riêng mình. A-la-hán là các vị đã giải thoát 10 Trói buộc thế gian như: Ngã kiến, Nghi ngờ, chấp đắm giới luật, tham, sân hận, sắc tham, vô sắc tham, kiêu Mạn, hồi hộp không yên (trạo), Vô minh. A-la-hán được xem là người đã từ bỏ Ô nhiễm, bỏ các gánh nặng, đã đạt mục đích và tâm thức đã được giải thoát.

La-hán羅 漢 ; S: arhat; C: luóhàn; J: rakan;
Là một Thánh nhân; cần phân biệt A-la-hán (arhat) của Phật giáo nguyên thủy và La-hán của Phật giáo Trung Quốc. Thật ra thì La-hán xuất phát từ A-la-hán, nhưng đến Trung Quốc, ý nghĩa của A-la-hán đã biến đổi. La-hán đóng một vai trò quan trọng tại đây, nhất là khi trở thành một khái niệm của Ðại thừa. Khái niệm La-hán đã du nhập Trung Quốc khoảng thế kỉ thứ 7, nhưng qua thế kỉ thứ 10, La-hán mới được Thiền tông phổ biến rộng rãi. Chính Thiền tông tìm thấy nơi La-hán tính người và sự từ chối mọi Tha lực, dùng Tự lực để đạt đạo nên La-hán rất phù hợp tinh thần Thiền.
Người ta cho rằng, nhờ trí huệ siêu việt, La-hán đạt nhiều thần thông (Lục thông). Trong nhiều tranh tượng, người ta hay vẽ các vị mặt mày dữ tợn, hình dạng siêu nhiên; tuy thế cũng có nhiều vị mặt mày hiền hậu. Trong nhiều chùa ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, ta tìm thấy tượng của năm trăm La-hán, hay nhóm 16 hay 18 vị, được vẽ trên vách tường của chính điện. Mỗi vị thường thường có một hình dáng và khuôn mặt đặc biệt.
Tượng 500 La-hán được sáng tạo là để nhớ lại lần Kết tập thứ nhất với sự có mặt của 500 vị thánh. Lần kết tập thứ tư tại Kashmir cũng có 500 vị A-la-hán tham dự. Có nhiều tương truyền về 500 vị La-hán này: đó là các vị sống trong 500 hang động của núi Côn Luân, là các vị được Phật đưa về đó theo lời mời của Long vương. Tại nhiều nơi ở Trung Quốc, người ta còn dựng lại hang động của 500 vị La-hán đó. Trong nhiều chùa, người ta hay xếp các vị La-hán thành từng nhóm 16 hay 18 vị. Ðiều này được truyền tụng như sau: Vị A-la-hán Nan-đề Mật-đà (s: nandimitra), 800 năm sau khi Phật nhập diệt, cho hay Phật đã truyền pháp lại cho 16 vị A-la-hán. Các vị này bất tử và sống với học trò tại nhiều miền trên thế giới, nơi các thánh địa và giữ gìn giáo pháp. Tới thời mạt pháp, lúc mà Phật pháp bị tiêu diệt hoàn toàn, các vị đó sẽ họp nhau lại, góp xương cốt Phật vào trong một Tháp, rồi nhập Niết-bàn, còn Tháp sẽ chìm dưới đại dương.
Trong thế kỉ thứ 10, số lượng 16 vị được nâng lên thành 18. Người ta kể tên cụ thể các vị đó nhưng các danh tự không đóng vai trò gì. Người ta chỉ nhớ đến các vị với những cử chỉ đặc biệt như: La-hán với hình Phật nơi trái tim, La-hán mi dài, La-hán gãi tai, La-hán hàng phục rồng, hổ.

Huệ
PC
#202 Posted : Friday, November 16, 2007 5:37:07 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Cám ơn chị Huệ nhiều. ApproveRose

A, có ai thấy được chữ Pali hay chữ Hán trong các ô không? Máy PC không thấy được quý vị ơi ....Dead
Việt Dương Nhân
#203 Posted : Saturday, November 17, 2007 9:47:14 PM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0

quote:
Gởi bởi PC

quote:
Gởi bởi LanHuynh
Có 12 vị A La Hán nữa LH có thấy ở trong viện bảo tàn VN Hà Nội mà LH không biết sự tích và tên của các vị ấy.


Quý vị ơi,
La Hán A La Hán có cùng nghĩa không vậy? Có ai có tự điển Phật học để tra không?




PC ơi !
Theo 7 tra trong Việt Nam Tân Tự Điển thì La Hán & A La Hán (đồng nghĩa) là các bậc Tu Đắc Quả...(vị A La hán tự thỏa chí ở địa vị quả chứng, không phát tâm xoay về Đại Thừa ) Tr. 16 VN Tân Tự Điển Thanh Nghị Minh Họa.
Rosefloating

Việt Dương Nhân
#204 Posted : Saturday, November 17, 2007 9:51:56 PM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0

quote:
Gởi bởi cototcd

Tâm Yêu
Thưở bước vào đời tôi biết yêu
Yêu người tàn tật khổ đau nhiều
Yêu trẻ mồ côi , người hoạn nạn
Yêu người cùng khổ , kẻ cô liêu
Yêu kẻ hiền lương , người bất hạnh
Yêu người chân thật , đức cao siêu
Yêu lắm yêu hoài , yêu mãi mãi
Yêu nguồn chân lý biết bao nhiêu
Tâm Yêu ! Tầm mãi tầm mãi mãi
Ngộ ánh đạo mầu rõ Tâm không........


Cảm ơn cototcd dán lên bài thơ rất hay.
Chúc an vui

Rosefloating
Việt Dương Nhân
#205 Posted : Saturday, November 17, 2007 10:01:12 PM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0

quote:
Gởi bởi Huệ

Có đây.

http://www.daouyen.com/Data/Ph_L/L2.htm

A-la-hán阿 羅 漢; S: arhat; P: arahat, arahant; T: dgra com pa; dịch nghĩa là Sát Tặc (殺 賊), là diệt hết bọn giặc phiền não, ô nhiễm; Ứng Cung (應 供), là người đáng được cúng dường; Bất Sinh (不 生) hoặc Vô Sinh (無 生), là người đã đạt Niết-bàn, đoạn diệt sinh tử.
A-la-hán là danh từ chỉ một Thánh nhân, người đã đạt cấp »vô học« của Thánh đạo (s: āryamārga; p: ariyamagga), không bị ô nhiễm (s: āśrava; p: āsava) và Phiền não (s: kleśa; p: kilesa) chi phối. Thánh quả A-la-hán có khi được gọi là Hữu dư niết-bàn (s: sopadhiśeṣanirvāṇa; p: savupadisesanibbāna).
A-la-hán là hiện thân của sự Giác ngộ trong thời Phật giáo nguyên thủy. Khác với hình ảnh của Bồ Tát, hiện thân của Phật giáo Ðại thừa của thời hậu thế với mục đích Giải thoát mọi chúng sinh, A-la-hán tu tập nhằm giải thoát riêng mình. A-la-hán là các vị đã giải thoát 10 Trói buộc thế gian như: Ngã kiến, Nghi ngờ, chấp đắm giới luật, tham, sân hận, sắc tham, vô sắc tham, kiêu Mạn, hồi hộp không yên (trạo), Vô minh. A-la-hán được xem là người đã từ bỏ Ô nhiễm, bỏ các gánh nặng, đã đạt mục đích và tâm thức đã được giải thoát.

La-hán羅 漢 ; S: arhat; C: luóhàn; J: rakan;
Là một Thánh nhân; cần phân biệt A-la-hán (arhat) của Phật giáo nguyên thủy và La-hán của Phật giáo Trung Quốc. Thật ra thì La-hán xuất phát từ A-la-hán, nhưng đến Trung Quốc, ý nghĩa của A-la-hán đã biến đổi. La-hán đóng một vai trò quan trọng tại đây, nhất là khi trở thành một khái niệm của Ðại thừa. Khái niệm La-hán đã du nhập Trung Quốc khoảng thế kỉ thứ 7, nhưng qua thế kỉ thứ 10, La-hán mới được Thiền tông phổ biến rộng rãi. Chính Thiền tông tìm thấy nơi La-hán tính người và sự từ chối mọi Tha lực, dùng Tự lực để đạt đạo nên La-hán rất phù hợp tinh thần Thiền.
Người ta cho rằng, nhờ trí huệ siêu việt, La-hán đạt nhiều thần thông (Lục thông). Trong nhiều tranh tượng, người ta hay vẽ các vị mặt mày dữ tợn, hình dạng siêu nhiên; tuy thế cũng có nhiều vị mặt mày hiền hậu. Trong nhiều chùa ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, ta tìm thấy tượng của năm trăm La-hán, hay nhóm 16 hay 18 vị, được vẽ trên vách tường của chính điện. Mỗi vị thường thường có một hình dáng và khuôn mặt đặc biệt.
Tượng 500 La-hán được sáng tạo là để nhớ lại lần Kết tập thứ nhất với sự có mặt của 500 vị thánh. Lần kết tập thứ tư tại Kashmir cũng có 500 vị A-la-hán tham dự. Có nhiều tương truyền về 500 vị La-hán này: đó là các vị sống trong 500 hang động của núi Côn Luân, là các vị được Phật đưa về đó theo lời mời của Long vương. Tại nhiều nơi ở Trung Quốc, người ta còn dựng lại hang động của 500 vị La-hán đó. Trong nhiều chùa, người ta hay xếp các vị La-hán thành từng nhóm 16 hay 18 vị. Ðiều này được truyền tụng như sau: Vị A-la-hán Nan-đề Mật-đà (s: nandimitra), 800 năm sau khi Phật nhập diệt, cho hay Phật đã truyền pháp lại cho 16 vị A-la-hán. Các vị này bất tử và sống với học trò tại nhiều miền trên thế giới, nơi các thánh địa và giữ gìn giáo pháp. Tới thời mạt pháp, lúc mà Phật pháp bị tiêu diệt hoàn toàn, các vị đó sẽ họp nhau lại, góp xương cốt Phật vào trong một Tháp, rồi nhập Niết-bàn, còn Tháp sẽ chìm dưới đại dương.
Trong thế kỉ thứ 10, số lượng 16 vị được nâng lên thành 18. Người ta kể tên cụ thể các vị đó nhưng các danh tự không đóng vai trò gì. Người ta chỉ nhớ đến các vị với những cử chỉ đặc biệt như: La-hán với hình Phật nơi trái tim, La-hán mi dài, La-hán gãi tai, La-hán hàng phục rồng, hổ.

Huệ


Cảm ơn Huệ đã đem bài này về cho vdn và các ACE hiểu thêm về A La Hán và La Hán.
Kính chúc Huệ và gia đình an lành

Rosefloating
Huệ
#206 Posted : Sunday, November 18, 2007 8:59:12 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

Chị Bảy thương, em đem bài này về đây, dọc đường cũng đọc và học hỏi được thêm cho bản thân. Em kính chúc chị và gia đình vạn hạnh. Huệ
Việt Dương Nhân
#207 Posted : Sunday, November 18, 2007 8:37:59 PM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0

Huệ thân,

Thường nhật vdn hay nghe Kinh Hiền Nhân này.


http://tusachphathoc.com...enNhan/kinhhiennhan.wma

Chúc Huệ & gia đình luôn an vui.
Rose
7_vdn



PC
#208 Posted : Tuesday, November 20, 2007 10:04:54 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Thật ra thì La-hán xuất phát từ A-la-hán, nhưng đến Trung Quốc, ý nghĩa của A-la-hán đã biến đổi. La-hán đóng một vai trò quan trọng tại đây, nhất là khi trở thành một khái niệm của Ðại thừa

Tuy là La Hán phát xuất từ A la hán, nhưng vào Trung quốc thì La Hán đã mang một khái niệm khác với A la hán của Phật giáo nguyên thủy. Vì vậy ở các chùa Đại thừa ta thấy có các tượng La Hán. Và chúng ta không nghe gọi là các vị A la hán cho các tượng ở chùa Phật giáo Đại thừa nữa.

Thành ra gọi các tượng A la hán, 18 vị A la hán....thì nghe lạ tai quá, lại làm cho người ta nhập nhằng các khái niệm. Một thí dụ khác là đức Mục Kiền Liên. Trước kia tôi cứ tưởng mẹ Ngài là bà Thanh Đề và bị đọa về ngục A tỳ vì làm thịt chó dâng cúng chư tăng v...v... Nhưng khi đọc Kinh điển Nguyên thủy thì thật là khác hẳn.


xv05
#209 Posted : Wednesday, November 21, 2007 11:42:38 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Chị PC,
Em đọc giải nghĩa khác nhau của A-la-hán và La-hán (của chi Huệ mang vô) mà vẫn chẳng hiểu gì hết. Chị có thể giải thích ngắn gọn lại được khg?
Còn chuyện bà Thanh Đề?
PC
#210 Posted : Wednesday, November 21, 2007 3:22:29 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05

Chị PC,
Em đọc giải nghĩa khác nhau của A-la-hán và La-hán (của chi Huệ mang vô) mà vẫn chẳng hiểu gì hết. Chị có thể giải thích ngắn gọn lại được khg?


Ngắn gọn là câu sau đây nè xv ơi:
Thật ra thì La-hán xuất phát từ A-la-hán, nhưng đến Trung Quốc, ý nghĩa của A-la-hán đã biến đổi.
Lý do PC đặt câu hỏi là vì bên trên chị LanHuynh gọi các tượng đó là tượng A La Hán, trong khi nên gọi đúng là tượng La Hán (vì hai khái niệm này khác nhau trong hai truyền thống Nguyên thủy và Đại thừa - hình chụp ở chùa Đại thừa!).
quote:
Còn chuyện bà Thanh Đề?

xv chưa nghe truyện Mục Liên Thanh Đề hả? Truyện dài dòng lắm, hôm nào gặp truyện này trên Net thì chị copy về cho xv đọc vậy.

xv05
#211 Posted : Thursday, November 22, 2007 7:56:57 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi PC


Ngắn gọn là câu sau đây nè xv ơi:
Thật ra thì La-hán xuất phát từ A-la-hán, nhưng đến Trung Quốc, ý nghĩa của A-la-hán đã biến đổi.


Cám ơn chị đã giải thích cho em mà em thấy cũng chưa thông, em vốn chậm hiểu mờ Shy
Ý nghĩa của A-la-hán biến đổi như thế nào?


A-la-hán là danh từ chỉ một Thánh nhân, người đã đạt cấp »vô học« của Thánh đạo
A-la-hán là hiện thân của sự Giác ngộ trong thời Phật giáo nguyên thủy
A-la-hán tu tập nhằm giải thoát riêng mình. A-la-hán là các vị đã giải thoát 10 Trói buộc thế gian


La-hán là một Thánh nhân
Thiền tông tìm thấy nơi La-hán tính người và sự từ chối mọi Tha lực, dùng Tự lực để đạt đạo
Người ta cho rằng, nhờ trí huệ siêu việt, La-hán đạt nhiều thần thông (Lục thông).


cái phần màu xanh là em tóm lại từ bài chi Huệ dán vô, thì có thấy khác gì nhau đâu, ông nào cũng là thánh và tự tu tập để đạt đạo như nhau mà. Phiền chị lần nữa nha!


quote:

xv chưa nghe truyện Mục Liên Thanh Đề hả? Truyện dài dòng lắm, hôm nào gặp truyện này trên Net thì chị copy về cho xv đọc vậy.


Chuyện Mục Liên Thanh Đề thì biết từ nhỏ nhưng giống như chị nói, bà bị đọa địa ngục vì làm đồ cúng = thịt chó , còn thật ra thì sao?
Việt Dương Nhân
#212 Posted : Thursday, November 22, 2007 8:53:55 AM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0

7 mới đi st được bài này nè XV05 ơi !
quote:
Chuyện Mục Liên Thanh Đề thì biết từ nhỏ nhưng giống như chị nói, bà bị đọa địa ngục vì làm đồ cúng = thịt chó , còn thật ra thì sao?


Mục Liên Thanh Đề
Chuyện của ngày Rằm tháng 7
23:30' 26/08/2007 (GMT+7)


(Blog Việt) - Mấy ngày nay, đôi lúc trời Hà Nội kéo giông nhưng những cơn mưa chớp nhoáng vài phút chỉ làm cho không khí thêm oi ả. Mưa cứ lất pha lất phất, rập rà rập rình làm lỡ việc của không biết bao người nhưng chính những cơn mưa ấy lại là nguồn cảm hứng đưa tôi về cả vùng trời thơ ấu. Cũng vào một ngày mưa thế này năm nào tôi cuống quít đội mưa đạp xe từ lớp học thêm về nhà để giúp bà và mẹ chuẩn bị mâm cúng chúng sinh.
Con thật hạnh phúc khi được cài bông hồng đỏ trên ngực áo! - Hình ảnh: Blog ChitXinh (st)

Tôi thích nhất là được ngồi xếp từng bộ quần áo giấy nhỏ xíu đủ mầu. Những lúc ấy trong tôi luôn tâm niệm phải làm thật cẩn thận vì cả năm chúng sinh chỉ nhận được một bộ mà thôi. Có những lúc bộ mã làm bị thiếu cái áo hay cái quần là tôi cùng chị gái lại lấy giấy, bút dạ và kéo thiết kế bộ mã thật hợp thời trang. Nghĩ lại mới thấy niềm tin của một đứa trẻ đáng yêu biết mấy.

Trong tiết trời hơi lành lạnh vì gió mưa, nồi cháo hoa bốc khói nghi ngút làm không gian như ấm áp hơn. Bà tôi múc từng muôi cháo nhỏ ra những cái bát xinh xinh, vừa múc bà vừa xuýt xoa thổi thổi. Bất giác lúc ấy mắt bà tôi bỗng ánh lên niềm thành tâm lớn lao. Mẹ tôi bận rộn sắp xếp mâm cúng với hàng chục bộ mã chúng sinh, bỏng bốp, hoa quả, ngô khoai, tiền xu bằng thiếc, ngoài cùng là những chén cháo hoa, cốc gạo cắm hương, mấy chén rượu, tí muối, gạo...Chỉ có bấy nhiêu thứ thôi mà mâm cúng chúng sinh của nhà nào trông cũng rực rỡ, đầy đặn và ấm áp tình người.
Mâm cúng chúng sinh ở các gia đình - Hình ảnh: Chit Xinh

Trong lúc chờ hương tàn, bà tôi thường kể cho mấy mẹ con nghe sự tích ngày rằm tháng 7.

Người Bắc chúng ta vẫn quen gọi ngày rằm tháng 7 là ngày “xá tội vong nhân” cúng các chúng sinh không nhà không cửa. Các chùa lớn vào ngày này thường mở khoá lễ phá ngục cho chúng sinh và tổ chức đại lễ Vu Lan. Ở miền Nam, rằm tháng 7 thường gọi là tết Vu Lan, ngày để con cái báo hiếu cha mẹ. Sự tích của ngày cúng rằm tháng 7 cũng bắt nguồn từ Phật giáo. Theo đó, Mục Liên không phải tên thật mà chỉ là hiệu. Tên thật của Mục Liên là La Bộc.

Chuyện xưa kể rằng... La Bộc là con ông Phổ Tướng và bà Thanh Đề. Vì gia đình túng thiếu, La Bộc phải đi buôn bán ở tỉnh Kiên Liên. Khi đã giàu có, La Bộc nhớ tới mẹ già liền cho người về quê biếu tiền mẹ. Bà mẹ ăn xài hết nhẵn số tiền đó rồi, lại sai người giết chó làm nhân bánh biếu sư. Đến lúc La Bộc về thì bà mẹ lại chối và nói rằng bao nhiêu tiền con gửi về cho đã đem cúng cả vào đền chùa miếu vũ rồi. Chẳng bao lâu bà mẹ chết.

Chịu tang mẹ 3 năm, La Bộc đi qua nước Ki Đô là nơi Phật ở, La Bộc xin ở lại tu luyện. Phật thương tình ưng thuận, sai thầy Kha Na cắt tóc ông và đặt tên là Đại Mục Khiên Liên( Mục Liên) và cho vào tu ở chùa Lã Bí trong rừng Quýt Sơn. Muốn đến rừng Quýt Sơn phải đi qua ngôi chùa Thiên Giai là nơi có những âm hồn nghe kinh. Mục Liên chỉ nhận ra người cha là Phổ Tướng còn mẹ là Thanh Đề thì không. Mục Liên ôm mặt khóc, Phật hiện lên bảo cho biết là Thanh Đề vì khi sống điêu ngoa gian ác nên bị đầy xuống ngục A Tỳ rồi. Mục Liên nghe vậy liền lặn lội xuống ngục A Tỳ tìm mẹ. Nơi đây bà mẹ Mục Liên phải chịu trăm ngàn cực hình, thấy con tới bà khóc lóc nhờ con tìm cách cứu. Mục Liên thấy mẹ bị như vậy liền lấy bình bát, đem cơm dâng mẹ. Mẹ ngài được cơm nhưng chưa vào miệng cơm đã hoà ra than lửa đỏ hồng.

Tôn giả Mục Liên thấy mẹ như thế gào khóc bi thảm, về bạch Đức Phật. Phật dạy phải nhờ tới uy lực mười phương Chúng Tăng, cách cứu độ để những bà mẹ hiện đang đau khổ đều được giải thoát. Ngày rằm tháng 7 là ngày tự thứ của mười phương Tăng, tất thảy đều tư bi, ứng thọ. Ai được cúng đường Thánh Tăng thì tất cả đều vượt ác đạo, ứng niệm giải thoát. Cũng thế chiếc chậu Vu Lan đựng những tu lực chứng tâm hậu nhất của những đệ tử Đức Phật có thể chuyển nghiệp ác thành nghiệp lành của con người. Mục Liên làm đúng lời Phật dạy, quả nhân mẹ ông được giải thoát. Mục Liên theo mẹ bay lên trời cầu xin Đức Phật xoá tội cho bảy đời họ hàng nhà mình.
Hình ảnh: Blog ChitXinh (st)

Cũng xuất phát từ tư tưởng “nhân- hiếu- trung- tín” của Nho giáo và Đạo giáo bên Trung Quốc, ngày rằm tháng 7 còn gọi là tết Trung Nguyên có tục tế lễ tổ tiên. Đạo giáo còn cho rằng Trung Nguyên một trong ba “nhật kỳ” của tam cung thần cai quản họa phúc của con người chính là ngày Địa cung xá tội. Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày này ở âm phủ khảo chiếu sổ sách để đại xá cho các linh hồn ma quỷ cô đơn ngoài đồng nội. Vì vậy ngày này cùng với cúng tổ tiên nhân dân còn nấu cháo hoa, bỏng ngô, tiền giấy cúng chúng sinh mong họ siêu thoát cũng để tích công đức cho bản thân.

Dựa vào tích ấy, vào ngày rằm tháng 7, các chùa đều làm lễ chay chạy đàn, phá ngục cho các tội nhân. Nhà nhà cũng theo đó thành kính làm lễ vì tin rằng ngày đó dưới âm vong nhân xá tội cho những người quá cố. Noi gương hiếu thuận của Mục Liên, ngày rằm tháng 7 trở thành ngày tết Vu Lan, con cái báo ân cha mẹ.

Những ngày rằm tháng 7 ở Hà Nội có cái gì rất khó quên. Không như ở miền Nam ngày rằm mà trời cứ nắng chói chang, không giống ngày Vu Lan ở Huế, mưa rơi tí tách hoà với tiếng hát réo rắt trên dòng Hương Giang. Lẽ đặc trưng rằm tháng 7 ở Hà Nội là hình ảnh những người phụ nữ đảm đang sắm sửa lễ lạt. Trong tiết trời ảm đạm, lất phất mưa, nhìn các chị đi chợ, sắm lễ, khéo léo chọn lựa, bày biện mâm cúng và xuýt xoa vái lạy thành kính chẳng ai có thể không tin vào chuyện ngày này các cô hồn vất vưởng sẽ được ăn, nhận áo quần. Cúng hết ở đền chùa, gốc cây, ụ đất, họ về làm cơm cúng tổ tiên, cha mẹ, rồi lại kể sự tích ngày Vu Lan cho chồng con. Chính những người phụ nữ đảm đang đã duy trì và làm đẹp thêm một phong tục thờ cúng mang đậm chất nhân văn của dân tộc.

Ngày rằm tháng 7 năm nào cũng vậy, dường như chẳng có gì thay đổi, trời đổ mưa, những mâm cúng chúng sinh vẫn những đồ ăn thức uống ấy, vẫn những câu chuyện kể sự tích năm xưa nhưng thắp hương xong, cả nhà tôi bỗng lặng yên nhưng... bà tôi đã không còn để cùng mẹ con tôi cúng rằm tháng 7!


Sưu tấm
PC
#213 Posted : Thursday, November 22, 2007 9:29:30 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05
cái phần màu xanh là em tóm lại từ bài chi Huệ dán vô, thì có thấy khác gì nhau đâu, ông nào cũng là thánh và tự tu tập để đạt đạo như nhau mà. Phiền chị lần nữa nha!

Nếu em không thấy có gì khác nhau thì chắc là phải đi hỏi..... tác giả của hai định nghĩa trên đây vì đó là phát biểu của người đó chớ đâu phải của chị Tongue. Chị chỉ ghi nhận là xưa nay trong các chùa Đại thừa có các vị La hán, chị LanHuynh chụp hình trong chùa Đại thừa, lại gọi các tượng đó là các vị A la hán, cho nên chị mới thắc mắc.
quote:


Chuyện Mục Liên Thanh Đề thì biết từ nhỏ nhưng giống như chị nói, bà bị đọa địa ngục vì làm đồ cúng = thịt chó , còn thật ra thì sao?

Sau đây là link nói về cuộc đời Đức Mục Kiền Liên theo phái Nguyên thủy.
http://www.budsas.org/un.../muckienlien-01.htm#top

Chị đã từng đinh ninh là đọc tiểu sử Ngài sẽ có chuyện Ngài xuống ngục A tỳ để tìm Mẹ là bà Thanh Đề, nhưng suốt trong bài không hề thấy. Vậy là sao? Có phải Ngài trong Đại thừa khác với Ngài trong Nguyên thủy? Đại thừa và Nguyên thủy, truyền thống nào ghi "gần" sự thật về cuộc đời của các vị Thánh Phật giáo (kể cả Đức Phật Thích Ca). Và từ đó, chị đã tò mò bắt đầu tự hỏi, trong các kinh sách của Phật giáo, kinh nào là do chính Đức Phật Thích Ca (vị đã đắc được quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác) nói ra, và kinh nào là do người khác đặt ra và gán cho Ngài. Họ làm vậy với mục đích gì? Nếu cho là người sau đặt ra chuyện này chuyện nọ để nhằm cho những kẻ sơ cơ hiểu được những giáo lý rất khó lãnh hội của Phật thì liệu là mục đích đó có đạt được hay không, hay chỉ làm cho chúng ta xa rời giáo lý Phật?

xv05
#214 Posted : Sunday, November 25, 2007 7:52:26 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Cám ơn chị Bảy chiụ khó sưu tầm và mang về cho em (cùng các anh chị khác) chuyện kể Mục Liên - Thanh Đề và sự tích rằm tháng Baỷ nha Rose

Đó là caí chuyện mà em nghe kể hồi nhỏ đó chị. Nhớ hồi đó nghe kể chuyện đó (và nhiều chuyện khác nữa) mà sợ ghê, tự nhủ không dám làm chuyện gian dối... Chí ít câu chuyện cũng có tác dụng giaó dục con trẻ, nhiễm trong tâm mình từ nhỏ rồi theo mình đến lớn, khiến mình tránh điều xấu như một bản năng, một thoí quen, không cần suy nghĩ, mà không hay...


Còn caí link cuả chị PC thì để em in ra rồi đọc và tìm hiểu từ từ may ra mới lĩnh hội đuợc!
Cám ơn chị nha! Rose
xv05
#215 Posted : Monday, November 26, 2007 1:43:55 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

[
Chị đã từng đinh ninh là đọc tiểu sử Ngài sẽ có chuyện Ngài xuống ngục A tỳ để tìm Mẹ là bà Thanh Đề, nhưng suốt trong bài không hề thấy. Vậy là sao? Có phải Ngài trong Đại thừa khác với Ngài trong Nguyên thủy?

Đạo Phật Đại thừa xuất phát từ Trung Hoa nặng về cúng bái, lễ lạy, chắc là để răn đe, dạy bảo người ta, gần gũi với người dân thường. Trong khi đạo Phật nguyên thủy từ Ấn độ, xuất thân từ giai cấp Bà la môn ( theo em hiểu là giai cấp trung đến thượng lưu) thì nặng về giáo lý và triết lý đạo, có vẻ cao siêu hơn. Người Tây phương khi tìm hiểu về đạo Phật, họ thường tìm hiểu triết lý của đạo Phật Nguyên thủy hơn là Đại thừa.

Nếu như Mục Kiền Liên là nhân vật có thật, không phải chỉ là truyền thuyết, thì trong tiểu sử (thật/đúng) sẽ không thể có có chuyện ngài xuống địa ngục (dù là để tìm mẹ hay để làm gì khác) vì thật sự đâu có địa ngục.

Chà, nói ra điều này dễ bị rầy lắm đa!

Việt Dương Nhân
#216 Posted : Tuesday, November 27, 2007 7:14:14 AM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0

quote:
Gởi bởi xv05

Cám ơn chị Bảy chiụ khó sưu tầm và mang về cho em (cùng các anh chị khác) chuyện kể Mục Liên - Thanh Đề và sự tích rằm tháng Baỷ nha Rose

Đó là caí chuyện mà em nghe kể hồi nhỏ đó chị. Nhớ hồi đó nghe kể chuyện đó (và nhiều chuyện khác nữa) mà sợ ghê, tự nhủ không dám làm chuyện gian dối... Chí ít câu chuyện cũng có tác dụng giaó dục con trẻ, nhiễm trong tâm mình từ nhỏ rồi theo mình đến lớn, khiến mình tránh điều xấu như một bản năng, một thoí quen, không cần suy nghĩ, mà không hay...


Còn caí link cuả chị PC thì để em in ra rồi đọc và tìm hiểu từ từ may ra mới lĩnh hội đuợc!
Cám ơn chị nha! Rose


Hồi nhỏ 7 được đi xem Thập Điện Diêm Vương gì đó - Sợ gần chết.
Cũng nhờ các bà kể chuyện đời xửa dời xưa mà mình "được" nhiễm. Nên làm gì ác, xấu là sợ tội. Bị Diêm Vương phạt nặng...

@ Đúng là không có "Địa Ngục" - Mà "Địa Ngục" ngay trần gian này nè - Khi nào ta cảm thấy nhẹ nhàng tâm thể bình an tự tại là "Niết Bàn" - Khi nào đau khổ, buồn chán, tai nạn tới tấp, đó là "Địa Ngục".
Thật sự 7 cũng đọc học nhiều Kinh sách từ Tiểu Thừa đến Đại Thừa và hiểu ít nhiều vậy thôi - Nhưng ráng kiên tri. Giữ tâm nhẹ nhàng thanh thản là khỏe rồi.
Vài lời cùng xv05 - có gì sơ xuất xin miễn chấp.
Chúc xv05 & gia đình binh an hạnh phúc.
Thân mến
7_vdn
PC
#217 Posted : Tuesday, November 27, 2007 8:23:03 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05
Đạo Phật Đại thừa xuất phát từ Trung Hoa nặng về cúng bái, lễ lạy, chắc là để răn đe, dạy bảo người ta, gần gũi với người dân thường. Trong khi đạo Phật nguyên thủy từ Ấn độ, xuất thân từ giai cấp Bà la môn ( theo em hiểu là giai cấp trung đến thượng lưu) thì nặng về giáo lý và triết lý đạo, có vẻ cao siêu hơn.

Black Eye


quote:
vì thật sự đâu có địa ngục.


Big Smile
xv05
#218 Posted : Tuesday, November 27, 2007 10:58:37 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi Việt Dương Nhân

Vài lời cùng xv05 - có gì sơ xuất xin miễn chấp.


Chị Bảy khách sáo quá he! Đựoc chuyên trò với chị là em thích lắm.
Cám ơn những lời tâm tình của chị nha Rose
Việt Dương Nhân
#219 Posted : Sunday, December 2, 2007 6:03:03 AM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0

quote:
Gởi bởi xv05

quote:
Gởi bởi Việt Dương Nhân

Vài lời cùng xv05 - có gì sơ xuất xin miễn chấp.


Chị Bảy khách sáo quá he! Đựợc chuyên trò với chị là em thích lắm.
Cám ơn những lời tâm tình của chị nha Rose


Có gì đâu mà khách sáo XV ! Tại dzà rùi 7 hay sợ nói "trật" lời lắm !Big Smile
Tối ngày ở nhà tịnh khẩu - mà lên NET thì gõ lia lịa đôi khi... hì hì ... đọc lại xóa hổng kịp á Big Smile
Chúc XV vui vẻ mãi.
7_vdn
xv05
#220 Posted : Monday, December 3, 2007 7:33:52 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Cám ơn chị Bảy.
Em cũng xin chúc chị an vui nha!
Users browsing this topic
Guest (31)
13 Pages«<910111213>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.