Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

12 Pages«<7891011>»
Luân Đôn
Sương Lam
#161 Posted : Sunday, June 7, 2009 8:31:19 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


PC ơi,
Dòng sông và cuộc đời cứ trôi trôi mãi và "Mọi người đi theo nghiệp lực của mình và có bao nhiêu người thực sự biết họ đi đâu?" Hay thật và cũng đúng thật!Blush



xv05
#162 Posted : Sunday, June 7, 2009 10:19:27 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi PC


XV ơi,
Quả đúng, tiền bảo quản một dinh thự rất là nhiều. Ngay như cái nhà mình ở cũng vậy, nếu muốn cho nó sạch sẽ thơm tho đẹp đẽ thì chi phí còn nhiều thay, huống chi ba cái lâu đài dinh thự. Nhưng họ không có kế họach lấy tiền vô cửa hay sao? Điện Buckingham của Hoàng gia Anh đang có dự tính kéo dài thời gian cho thăm viếng hàng năm để kiếm thêm ngân quỹ - hiện nay mỗi năm chỉ mở cửa có hai tháng mà thôi.

Dạ chắc là có mở cửa cho du khách chứ, nếu như nó thuộc về chính phủ, nhưng có thể là tiền thu vô cửa không đáng bao nhiêu, lại bao nhiêu thứ hao tốn, chẳng bõ bèn, nên ông thủ hiến mới từ chối. Mà biết đâu ông chủ biệt thự cũng có ý đồ bán cái vì chịu hết nổi tiền bảo trì Tongue
Điện Buckingham được mở cửa có thể vì Hoàng gia Anh muốn giới thiệu, muốn khoe với thế giới - thông qua khách du lịch - lịch sử và sự văn minh của Đế quốc Anh (???).
PC
#163 Posted : Tuesday, June 9, 2009 4:08:36 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
xv,
. Hoàng gia cũng không cần đem cái cung điện Buckingham ra mà khoe đâu. Windsor castle cũng là nơi nữ hoàng cư trú và nó mở cửa suốt năm. Tuy nhiên cái cung điện Buckingham ở ngay London cho nên lôi kéo được nhiều du khách hơn, mỗi lần có lễ lạc chính thức gì thì hoàng gia hay dùng nơi này, cho nên vào các ngày mở cửa cho thiên hạ vô coi thì ôi thôi du khách chen chúc nhau mà đi. Thấy phát ham (về tiền vô cửa!). Theo vài người thì lợi tức thu vô từ mấy vụ đi tham quan này cũng đáng kể lắm.

xv05
#164 Posted : Tuesday, June 9, 2009 9:49:43 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Dạ, em nghĩ tiền vô cửa nhiều thấy ham là vì đó là cung điện vua chúa ở Anh quốc đó chị, chớ ở cái .... hốc bà tó... nơi em ở này Sad thì khách du lịch đâu có bao nhiêu mống, cho nên tiền thu vào đâu có bao nhiêu, hơn nữa cái tòa dinh thự đó cũng đâu phải lâu đài vua chúa gì, ai mà chịu bỏ tiền vô coi, cho nên chính phủ "chê" không lấy, ý em là vậy đó.
PC
#165 Posted : Wednesday, June 10, 2009 7:27:14 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Nếu tòa dinh thự không phải là một di tích lịch sử thì ông ta cho để làm gì? Nếu cho mà còn đòi điều kiện dùng để du khách thăm viếng thì bị từ chối cũng có lẽ. Chớ còn cho khơi khơi để nhà nước dùng vô đâu thì dùng thì chắc ông nhà nước OK rồi nhỉ.
linhvang
#166 Posted : Sunday, June 14, 2009 1:26:08 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Chị PC,
Những bức hình chị chụp rõ nét và đẹp quá. Rose
LV vẫn chưa bỏ ý định là muốn mời chị giữ mục ghi chép du lịch (hằng tháng) cho KNM đó.
PC
#167 Posted : Wednesday, June 17, 2009 7:15:01 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Rotherhithe

Ở Luân Đôn tôi mới biết là có một nghề hướng dẫn du lịch làm ăn cá thể. Họ đăng quảng cáo, bạn muốn họ hướng dẫn đi đâu thì liên lạc với họ. Họ nhận thù lao theo sự thương lượng. Bạn chọn chủ đề hoặc nơi nào muốn xem, hoặc chọn theo cái list đề nghị mà họ (hay mọi người) cho là hay ho, đáng coi cho biết. Những người này cũng phải trải qua kỳ thi lấy bằng chớ không phải muốn làm là nhảy ra làm. Họ phải chứng tỏ là họ có nghiên cứu, có kiến thức về Luân Đôn về các mặt sử học, khảo cổ v...v... Chớ không thôi, thiên hạ hỏi mà cứ trả lời I don 't know thì còn làm ăn con khỉ khô gì nữa. Nếu bạn chọn chủ đề hay nơi chốn thì họ sẽ nghiên cứu và tìm hiểu trước.
Kỳ này tôi đi theo nhóm khoảng 25 người của một công ty nọ. Mỗi người trả thù lao là 6 anh kim. Đây là tour đi bộ. Người tổ chức chọn cái tour Rotherhithe, một nơi ít được nghe tiếng trong du lịch bình thường ở Luân Đôn.
Theo hẹn, tất cả mọi người tề tựu ở trạm xe lửa Canada Water, đúng 6 giờ. Ai tới trễ bị bỏ ráng chịu. Thời tiết hôm đó được dự báo có mưa nên số người tham dự mới là 25, chớ nếu tốt trời thì có lẽ thêm chừng 10 người nữa. Người tổ chức cho biết như thế. Tôi lấy làm lạ quá! Nhiều người dân Anh mà cũng không rành các ngõ ngách của Luân Đôn như thế ư. Tôi nhìn những người cũng ham hiểu biết như tôi với cái nhìn trìu mến. Cùng ham thích một trò thì thấy gần gũi nhau, thấy mến nhau, "đồng bệnh tương lân" là vậy.
Thế là mọi người cùng kéo nhau đi trong bầu trời không có mây, không như dự báo của đài khí tượng. Bà hướng dẫn vừa đi vừa giải thích các yếu tố lịch sử của khu. Chỉ có tôi là mang theo máy hình. Nếu đứng nghe thì không chụp được, mà hễ lo chụp hình thì không được nghe. Bà nói giọng accent Anh nhưng khá rõ, không như cái đám nói tiếng Anh nặng nề như trong cái series East Enders hay làm tôi lùng bùng lỗ tai. Nhưng sau cùng vì ham chụp hình tôi đành chịu bỏ bớt phần nghe ngóng .

Cái nhà làm tôi lưu ý nhất là nơi sanh ra đời của tài tử Michael Caine, bệnh viện St Olave trên đường Ann Moss Way. Bảng nhỏ màu xanh cho thấy năm sanh của ông là 1933.



Tài tử chính trong phim The Quiet American dựa vào tiểu thuyết cùng tên của Graham Greene đã được phong hàm Sir. Có lẽ ai có công trạng lớn lao gì với nước Anh thì sẽ được phong hàm, đàn ông thì Sir, đàn bà thì Dame. Tôi chưa rõ quyền lợi họ nhận được sẽ là gì. Chờ tìm hiểu sau vậy.
Ngôi nhà này hiện nay được dành săn sóc các người già bị bệnh tâm thần.

Đi băng qua công viên King 's Stairs Gardens tôi thấy cái bảng chào mừng gồm 8 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt, nhưng bị viết sai thành ra là "Chàu Mừng". Không biết có nên điện thọai bảo họ sửa lại hay không đây, tôi nghĩ thầm.

Rotherhithe nằm bên sông Thames, xưa từng là một làng, có cầu tàu Saviour's Dock nơi đổ hàng cập bến của các tàu thuyền.

Bên sông có di tích còn lại của King Edward Manor House chỉ là những phiến gạch, không thấy hình thù nhà cửa phòng ốc gì cả. Chỉ là mấy phiến gạch đổ nát mà người ta cũng giữ lại nguyên một khu đất rộng, chỉ vì nơi đây từng là dinh thự của một ông vua. Người Anh quả nhiên là trân trọng các di tích lịch sử quá!

Dọc theo con đường Rotherhithe, nhà cửa đường sá cũ kỹ.
Con tàu nổi tiếng Mayflower đã được nằm cái làng này trước khi được dự cuộc hải hành lịch sử tới Hoa Kỳ năm 1620. Thuyền trưởng Christopher Jones xuất thân từ Rotherhithe. Một bảng nhỏ gắn ở trên vách của ngôi nhà thờ The Parish of St. Mary the Virgin cho du khách biết điều này.

Đi tới Tunnel Rd có Brunel Museum, đóng cửa vì quá giờ.

Trời đã nhá nhem, hai giờ đồng hồ là đủ cho một cái tour đi bộ, đi nữa chắc lết quá. Bà hướng dẫn chỉ cho mọi người nơi kết thúc cuộc du ngoạn là quán Mayflower nằm trên sông Thames, dựng từ năm 1799. Ai muốn ăn uống thì vào đó, còn không thì tự tìm đường trở ra về.
Ba Tê
#168 Posted : Thursday, June 18, 2009 5:06:31 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
Phục lăn PC , đi chỗ nào nhớ tỉ mỉ chỗ đó Smile
3T đi qua rồi là quên tuốt luốt cho dù có ghi ( rồi quăng mất tiêu!) và chụp nhiều ảnh( nhưng liệng vô kho!).
Nhiều lúc muốn "góp" vào chuyện nhưng lại làm việc khác (làm biếng đó)Tongue
PC
#169 Posted : Saturday, June 20, 2009 8:30:44 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam
PC ơi,
Dòng sông và cuộc đời cứ trôi trôi mãi và "Mọi người đi theo nghiệp lực của mình và có bao nhiêu người thực sự biết họ đi đâu?" Hay thật và cũng đúng thật!Blush


Chị cũng thấy là ý đó không phải là sáng tạo gì của em.


quote:
Gởi bởi linhvang
Những bức hình chị chụp rõ nét và đẹp quá


Nhờ máy hình đó chị linhvang ơi.

quote:
Gởi bởi Ba Tê
Phục lăn PC , đi chỗ nào nhớ tỉ mỉ chỗ đó

Thật ra không đủ gì hết chị Ba Tê ơi. Em thường khâm phục tài năng của các nhà văn. Họ đi có bao nhiêu thời gian đâu mà viết thật là khéo. Nguyễn Tuân đi Hồng Kông có vài ngày. Nguyễn Hiến Lê với "Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười", Phạm Quỳnh đi Pháp một tháng.
PC
#170 Posted : Friday, June 26, 2009 2:31:26 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Warwick

30 bảng một vé khứ hồi từ London Maryleborne tới Warwick. Hãng Chiltern Railways đảm trách đường tàu nàỵ Vậy thì các phương tiện chuyên chở công cộng đã được chính phủ cho tư nhân hóa. Không phải là toàn bộ hệ thống xe lửa nằm vô tay một công ty đâu, mà là một (hoặc nhiều?) tuyến đường trong mạng lưới xe lửa do một công ty phụ trách. Cho nên có khi chỉ có một tuyến đình công thì các tuyến khác vẫn tiếp tục hoạt động. Như khi tuyến Victoria ở hệ thống underground của London làm "reo" thì chỉ ảnh hưởng tới 6 trăm ngàn hành khách vẫn dùng nó hàng ngày. Còn hành khách các tuyến khác vẫn đi lại bình thường. Victoria chỉ là một trong 13 tuyến đường hầm chạy rầm rập dưới mặt đất của London hàng ngày cộng thêm tuyến DLR chạy trên mặt đất. Nếu không có hệ thống này thì đường phố của London chắc hẳn sẽ đông khủng khiếp như Saigon ngày nay! (hoặc là còn khủng khiếp hơn nữa!). Đi ra ngòai London thì lại có các hãng khác phụ trách, như hãng này.

Trên giấy ghi là 1 giờ 45 thì tới nơi, nhưng cũng dôi ra mất hơn chừng 10 phút, tôi cũng không hiểu sao chớ thường thì xe lửa đi đúng giờ lắm mà. Ngồi xe lửa ở Anh tôi chợt nhớ lại một ký sự đi thăm thành phố bên Ấn độ của một Phật tử đi viếng nơi cư trú tạm thời của chính phủ lưu vong Tây Tạng. Đọc ông kể chuyến đi thiếu tiện nghi mà khiếp. Nhưng mà thôi, tiền nào của nấy mà. Đời sống của các miền đất trên thế giới cách biệt nhau xa quá là xa.
Từ trạm xe lửa Warwick đi bộ tới lâu đài liền, và thực ra thì phố xá của cái thị trấn này cũng bình thường. Vé vô cửa của lâu đài là 17.95 bảng cho người lớn, con nít thì 10 bảng, trên 60 tuổi thì 11.95. Còn có 5 pennies nữa thì tròn số, phải chăng để lừa cái cảm giác là dù sao nó cũng có 17 something mà thôi!
Ngay bên ngòai nơi bán vé đã có các nhân viên mặc áo kiểu xưa vào thời đại các ông chủ của lâu đài hùng cứ một phương đi tới đi lui chào mừng du khách tương tự như ở Disneyland người ta thấy các nhân viên giả trang công chúa, hoàng tử, chuột Mickey, v..v...Nhưng ở đây người ta mặc quần áo vào thời đại xưa đúng như trong sử sách còn để lại. Đi chơi mà cũng là học hỏi được ít nhiều. Cho nên trẻ con đi theo cha mẹ khá nhiều trong cuộc du hí tại lâu đài này.

Cuộc vui trong khuôn viên lâu đài có vài tiết mục đặc biệt có yết trên bảng với giờ ghi chú để ai muốn xem thì theo đó mà tới nơi (cũng tương tự như ở các theme park khác ở Hoa kỳ, dĩ nhiên với quy mô nhỏ hơn, nhưng gắn liền với các sinh họat trong lịch sử của lâu đài). Thí dụ như bắn cung, chọi đá bằng máy (trebuchet), giở cổng (raising of the portcullis), cho đại bàng bay liệng, đấu thương trên lưng ngựa (joust)....

Ở bãi cỏ trước khi bước vào khuôn viên của lâu đài là các lều bạt với các người mặc y phục thời xưa và giới thiệu cách sinh sống, làm ăn của con người thời đại đó. Người ta tái hiện lại nguyên mẫu cuộc sinh họat của thời đại như nấu nướng, chẻ củi, làm đồ mộc, dùng hương liệu, làm đồ gốm, cách rèn gươm dáo, kéo chỉ, đan móc, may mặc, thuộc da v...v....Ai tò mò hỏi thăm thì họ sốt sắng trả lời và giảng giải. Vậy nghĩa là họ cũng phải có học tập nghiên cứu trước đó, chớ không phải là chỉ có mặc áo đóng trò cho xong rồi cuối ngày sè tay ra lãnh tiền. Có một bà tìm cách mồi lửa vô đèn cầy từ một cái lò đốt củi, nhưng làm mải vẫn không xong. Sau cùng ai nấy bỏ đi vì không muốn chờ hoài, làm bà cũng hơi quê vì "bể dĩa".
Khu đất rộng bên ngòai có góc dành để làm vườn bông, nhà kiếng mà cơ ngơi nào ở Anh cũng có. Nhà ở nhỏ xíu mà ai nấy cũng cố gắng trồng kiểng, huống gì lâu đài với dinh thự. Tôi nhớ lại trong phim tài liệu" Around the world in 80 gardens", ông kia khi ca ngợi vườn tược ở Anh có thòng một câu chê là nhiều nhà ở Mỹ cứ để trông trống cái vườn cỏ, sao không có hoa lá gì trên đó. Họ không hiểu tại sao dân Mỹ ít chú ý tới vườn cảnh không như dân Âu châu.

Vườn cảnh có nuôi một số công, thả rong, chúng đi lại nhởn nhơ, cũng tránh người, và chắc cũng không ai nghĩ tới chuyện bắt chúng để làm nem. Chỉ có tôi thoáng nghĩ là tại sao trong cái câu thành ngữ (hay tục ngữ?) "nem công chả phượng" lại chỉ có một con có thực, còn con kia sao chỉ là truyền thuyết?
Tôi cũng xem được các màn bắn đá. Để tránh nguy hiểm cho khán giả, mọi người không được vào địa phận nơi đặt dàn bắn nằm ở bên kia con rạch. Nếu ai coi các phim đánh nhau thời Trung cổ Âu châu thì hẳn sẽ biết cách người xưa bắn đá quân địch tấn công vào lâu đài như thế nào rồi.
Sau đó là tới màn coi cho chim đại bàng biểu diễn. Những con đại bàng này được cho bay lên trời mà không bỏ đi luôn là vì chúng được cho ăn sau mỗi lần quay trở lại đậu trên bắp tay của người huấn luyện. Tôi khâm phục tài năng và sự kiên nhẫn của lòai người. Họ đã huấn luyện bao nhiêu là thú vật kể cả cá, cả chim để phục vụ con người, hay có khi chỉ để chơi mà thôi.
Tới màn đấu thương trên lưng ngựa thì tôi không chen nổi với đám đông, nên chỉ ngó qua rồi đi lang thang trong vườn ngắm nghía cỏ cây và cái lâu đài ở mặt sau của nó. Cỏ xanh mát rượi và mọc đầy khắp nơi. Cạnh bờ kênh có một nhà gỗ để chứa ghe thuyền của lâu đài. Nhà lợp lá cọ, rất dầy. Đây là nơi người trong lâu đài muốn lên xuống ghe thì vào trong nhà gỗ. Ghe sẽ cập sát bệ gỗ cho sự lên xuống, chớ không phải ở trên bờ mà bước xuống lội ra ghe.

Tôi tra tự điển thấy joust là đấu thương trên lưng ngựa, nhưng nếu ai để ý thì cây thương chúng ta hay nói là lọai cầm tay, còn đấu joust là chỉ có thể ngồi trên lưng ngựa mới cầm nó nổi thôi, chớ đi dưới đất thì nó dài và nặng, làm sao di chuyển.

Thấy coi các trò ngòai vườn như vậy cũng đủ, tôi đi về phía lâu đài. Mọi người cũng đi ra khỏi đây để vài tiếng đồng hồ nữa các khán giả lại sẽ tụ tập để coi diễn một xuất nữa là xuất chót trong ngày. Khi chen chúc nhau trên cây cầu gỗ bắc ngang con kênh để sang bên kia có lâu đài, mọi người đứng lại hơi lâu làm tôi nghĩ tới trường hợp cầu bị sập vì người ta quá tải. Nhưng nhìn xuống con kênh không lấy gì làm sâu, tôi cũng an lòng nghĩ đến khả năng bơi lội của mình may ra cũng bơi được vào bờ.
Đi dọc theo con kênh nhìn lại bên kia đấu trường, cây cỏ mùa xuân xanh mát. Lối đi sát mé mặt sau của lâu đài nhìn lên cao ngất. Vách lâu đài sừng sững. Công trình xây dựng của người xưa bao giờ cũng làm tôi ngưỡng mộ. Tính ra thì Việt Nam mình không có lâu đài. Cung điện thành trì ở Huế chỉ là các palace, không là castle. Có lẽ tại nếp văn hóa của người Á Châu lấy sự khiêm cung với thiên nhiên làm chủ đạo chăng? Họ không kiêu ngạo để mà xây những kiến trúc chọc thủng lên trời.

Tôi bước vào bên trong khu thủy lực cho lâu đài. Người thiết kế lầu đài dùng sức nước từ con đập trên kênh để chạy guồng máy hầu cung cấp năng lượng cho lâu đài. Các bảng cắt nghĩa cách vận hành các guồng máy được các người đàn ông chăm chú đọc. Đàn ông thường quan tâm tới kỹ thuật hơn đám phụ nữ.
Tiếp tục đi tiếp vòng sang mé bên kia của lâu đài, tôi bỏ qua khu trồng hồng không có gì đặc biệt vì chắc là hồng chưa kịp nở vào tháng này.

Lọt vào khuôn viên lâu đài, thấy lâu đài xây theo hình vòng cung khép kín, giữa là bãi cỏ rộng có màn trình diễn đánh nhau bằng gươm dành cho con nít xem cho thêm hào hứng.

Trước khi bước vào trong các phòng để tham quan, khách tôi bước lên một tường thành cao để nhìn xuống khung cảnh phía dưới. Từ đây chụp được quang cảnh nơi diễn ra trò đấu thương trên lưng ngựa và bắn đá ở dưới. Thật là vị trí thuận lợi để canh gác lâu đài vì có thể nhìn thấy từ xa các ngựa người di động tiến tới tấn công lâu đài.
Vào bên trong lâu đài để xem cơ ngơi của cuộc sống nơi đây vào thời xưa. Lâu đài này từng đón tiếp thái tử sau trở thành vua Edward VII. Bảng gắn bên ngoài để khoe thành tích này của lâu đài. Ở Anh là vậy, nơi nào có chút gì dính dấp tới các người có tiếng tăm là đều được gắn bảng khoe ra.
Lâu đài Warwick đặc biệt cho phép người coi được chụp ảnh thả giàn các phòng ốc chưng bày, không cấm đoán với lý do sợ ánh đèn làm hư hao phẩm vật mà các nơi khác thường viện ra. Thế sao ở đây người ta không sợ hư hao? Hỏi vậy chớ cũng đã có câu trả lời rồi đấy.

Một bức hình bằng ngàn lời nói, xin mời quý bạn xem vài tấm sau đây:


các nhân viên trong trang phục xưa, bọn trẻ con thấy thích liền


Một góc vườn có thể gọi là "công" viên, nơi có thả mấy con công.


các tòa nhà chính của lâu đài


phòng trưng bày vũ khí của lâu đài, trên vách rất nhiều gươm dáo, súng


phòng ăn


từ một tường thành nhìn xuống, thấy khu đấu thương và bắn đá


từ điểm cao nhất chụp xuống phía dưới


phòng ngủ
linhvang
#171 Posted : Friday, June 26, 2009 3:35:55 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Viết kỹ lưỡng như thế này mà không chịu cho đăng báo (giấy)!
ngodong
#172 Posted : Friday, June 26, 2009 11:53:58 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
DDi du lic.h cu`ng chi. vui qua'.

Nha^'t ddi.nh kho^ng vie^'t ra tie^'ng Vie^.t :((((
Huệ
#173 Posted : Saturday, June 27, 2009 1:55:47 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

quote:
Gởi bởi PC

Khu đất rộng bên ngòai có góc dành để làm vườn bông, nhà kiếng mà cơ ngơi nào ở Anh cũng có. Nhà ở nhỏ xíu mà ai nấy cũng cố gắng trồng kiểng, huống gì lâu đài với dinh thự. Tôi nhớ lại trong phim tài liệu" Around the world in 80 gardens", ông kia khi ca ngợi vườn tược ở Anh có thòng một câu chê là nhiều nhà ở Mỹ cứ để trông trống cái vườn cỏ, sao không có hoa lá gì trên đó. Họ không hiểu tại sao dân Mỹ ít chú ý tới vườn cảnh không như dân Âu châu.
Dân Mỹ có nhiều nhà chỉ để vườn cỏ vì họ không có thì giờ và tiền bạc để chăm sọc một vườn hoa quá rộng như đất nhà họ, cũng có thể vì họ để sân cỏ cho trẻ con tha hồ chạy nhảy, nô đùa. Vườn nhà bên châu Âu rất đẹp, chăm bón, tỉa, xén lỹ lưỡng, cũng có thể vì vườn ít diện tích hơn. Huệ đã đi qua nhiều vườn nhà ở Hòa Lan, rất phục, nhà nào nhà nấy cứ đẹp như trong truyện cổ tích, nhà nào cũng vậy, không có ngoại lệ. Bên Đức thì Huệ xếp hạng thứ hai, sau Hòa Lan. Người Đức dùng ngày nghỉ cuối tuần của họ để lo cho cái xe và cái vườn, họ quý vườn lắm.
quote:
Vườn cảnh có nuôi một số công, thả rong, chúng đi lại nhởn nhơ, cũng tránh người, và chắc cũng không ai nghĩ tới chuyện bắt chúng để làm nem. Chỉ có tôi thoáng nghĩ là tại sao trong cái câu thành ngữ (hay tục ngữ?) "nem công chả phượng" lại chỉ có một con có thực, còn con kia sao chỉ là truyền thuyết?
Chim phượng trong truyền thuyết có lẽ khác với chim phượng làm chả, nhất là món chả phượng (vùng) Tây Khương bên Trung Hoa. Người Trung Hoa có những danh sách các món ngon trải qua các vương triều, mỗi triều các món có trùng lập và thay đổi chút đỉnh. Tuy nhiên, trong các danh sách Bát Bửu, Bát Trân, Thập Trân của các triều đều có món chả phượng, là chả làm bằng thịt chim trĩ. Chim trĩ giống dạng gà, không phải gà, không bà con với gà, nói giống là để tả cảnh thôi, nhưng chim trĩ biết bay, bay thấp thôi, cỡ ngọn cây là cùng. Chim trĩ hay đậu trên cành cây, hàng rào.

Huệ nói thêm là công (loài chim biểu tượng quốc gia của Ấn Độ) cũng thuộc loại chim trĩ. Công đực mới có đuôi xòe và màu mè Công mái chỉ có đuôi dài, nhường hết áo đẹp cho chàng diện. Những vườn lớn bên Âu châu và Ấn Độ (chắc bắt chước Ấn Độ) thường nuôi công, thả công đi dạo ngoài vườn để làm cảnh. Hồi xưa nhà Huệ ở đường Hoàng Diệu, Sài Gòn, cũng có một chuồng nuôi công, sơn màu đỏ, chuồng có hình lục giác, rất cao, gần bằng mái ga-ra. Nhà này thường thôi, chỉ là một villa, không có vườn lớn, nhưng xây lên do thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Trần Văn Linh, hồi ông Linh sống ở nhà này thì có nuôi công.

Bạn nào thích biết những món bát bửu, thập trân gồm có những gì thì cho biết, khi nào rảnh Huệ sẽ viết vào trang Ẩm Thực. Viết ở đây bị cự. Tongue

Hiện nay nhiều chef, cook danh tiếng cũng đặt tên "chả phụng" cho những món chả đặc biệt do mình sáng tạo. Những món "chả phụng" này có lẽ ngon (và cũng là huyền thoại hay không huyền thoại Tongue).

Huệ vẫn đang thả bộ theo PC dạo London, rất thích thú với văn phong, chi tiết và hình ảnh của PC đem về. Đi theo PC viếng London có mỏi chân, đói bụng, thì vào đây xem chơi cho vui, các bạn.

http://kikirice.blogspot.../2007/12/cha-phung.html



Huệ
#174 Posted : Saturday, June 27, 2009 2:09:09 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Công trống, không phải công đực. Huệ viết sai, viết lại. Xin cáo lỗi cũng các bạn.

PC
#175 Posted : Monday, June 29, 2009 5:07:33 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi Huệ
Chim phượng trong truyền thuyết có lẽ khác với chim phượng làm chả, nhất là món chả phượng (vùng) Tây Khương bên Trung Hoa. Người Trung Hoa có những danh sách các món ngon trải qua các vương triều, mỗi triều các món có trùng lập và thay đổi chút đỉnh. Tuy nhiên, trong các danh sách Bát Bửu, Bát Trân, Thập Trân của các triều đều có món chả phượng, là chả làm bằng thịt chim trĩ. Chim trĩ giống dạng gà, không phải gà, không bà con với gà, nói giống là để tả cảnh thôi, nhưng chim trĩ biết bay, bay thấp thôi, cỡ ngọn cây là cùng. Chim trĩ hay đậu trên cành cây, hàng rào.


Chim trĩ thì PC có biết, nhưng gọi chim trĩ là phượng thì hơi ép. Nhiều sách đã xác nhận là trong tứ linh (long, ly, quy, phụng) thì chỉ có con quy là có thực, còn ba con kia là truyền thuyết.

Huệ
#176 Posted : Tuesday, June 30, 2009 2:05:03 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

quote:
Gởi bởi PC

quote:
Gởi bởi Huệ
Chim phượng trong truyền thuyết có lẽ khác với chim phượng làm chả, nhất là món chả phượng (vùng) Tây Khương bên Trung Hoa. Người Trung Hoa có những danh sách các món ngon trải qua các vương triều, mỗi triều các món có trùng lập và thay đổi chút đỉnh. Tuy nhiên, trong các danh sách Bát Bửu, Bát Trân, Thập Trân của các triều đều có món chả phượng, là chả làm bằng thịt chim trĩ. Chim trĩ giống dạng gà, không phải gà, không bà con với gà, nói giống là để tả cảnh thôi, nhưng chim trĩ biết bay, bay thấp thôi, cỡ ngọn cây là cùng. Chim trĩ hay đậu trên cành cây, hàng rào.
Chim trĩ thì PC có biết, nhưng gọi chim trĩ là phượng thì hơi ép. Nhiều sách đã xác nhận là trong tứ linh (long, ly, quy, phụng) thì chỉ có con quy là có thực, còn ba con kia là truyền thuyết.
Huệ không biết có ai gọi chim trĩ là chim phượng hay không, nhưng chả phượng là tên đặt cho món chả làm bằng thịt chim trĩ và người Trung Hoa đã gọi như vậy cả ngàn năm rồi. Việc đặt tên là conventional (không biết tiếng Việt nên dịch là gì), trúng trật, có nghĩa, vô nghĩa, thì cũng sẽ thành thực tế nếu nhiều người tiếp tục gọi tên đó. Như món chateaubriand là món thịt bò, còn món bò bía lại chẳng có bò tí xíu nào hết. Nhà Huệ còn có món nem dê, mà lại không có dê. Tongue

PC
#177 Posted : Tuesday, June 30, 2009 6:31:43 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Chị Huệ ơi,
Người Tàu họ hay vẻ duyên đặt tên các món ăn cho kêu vậy mà. Có khi món "lưỡng long chầu nguyệt" thực chất là hai con tôm châu đầu vô cái trứng gà hay vịt! Họ thấy trong truyền thuyết có các huyền thọai liên quan tới các vật nghe tuyệt vời quá cho nên dùng luôn cho hấp dẫn vậy mà. Như cây ngô đồng chẳng hạn, sách xưa nói về nó thật là hay ho, nay có nhiều người cho cây gạo là cây ngô đồng. Thì đúng ngôn ngữ là quy ước đó chị, ai nấy gọi một vật gì là gì thì nó sẽ thành như có thật cái đó.

Sách vở xưa nay cho chim Phượng chim Loan là huyền thọai, nhưng nếu ai muốn đặt tên món ăn của họ là chả phượng, chả loan thì ai cấm cản được họ.

xv05
#178 Posted : Sunday, September 6, 2009 9:25:23 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Hình lâu đài nào vậy chị PC, Warwick hở?
PC
#179 Posted : Sunday, September 6, 2009 11:25:16 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Chị có viết thêm trong bài Warwick đó xv. Sẽ mang mớ hình trên "nhét" vào cái post phía trên.


PC
#180 Posted : Wednesday, September 23, 2009 5:33:30 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)

Whistable

Từ Bank ló đầu lên khỏi đường ngầm, khách tôi đi bộ tới trạm Mansion House để bắt xe thuộc tuyến District. Tới Victoria, coi vội xem xe sẽ ở platform nào, thấy chỉ còn vài phút nữa là có chuyến 11:03 tôi chạy hộc tốc tới sân số 2 ở khá xa nơi đang đứng. Nhiều lúc muốn tu theo hạnh chậm rãi mà cũng không được. Hạnh chậm rãi, từ tốn là dựa trên "nguyên lý": đi mau, chạy mau để mà...tế hả? Càng chạy thì càng tới nghĩa địa lẹ mà!
Xe chạy từ đây gồm 8 toa, nhưng 4 toa đầu sẽ đi tới Ramsgate, 4 toa sau sẽ đi Priory. Nơi tôi muốn tới thuộc 4 toa đầu, cho nên đang ở toa thứ 6, tôi phải đi lên một trong 4 toa đầu. Vì đi trễ nên tôi không chọn được ghế kế cửa sổ (để ngắm cảnh vật bên ngòai chớ chi!). Đành ngồi bên một ông sồn sồn. Cung cách ông ta cực kỳ nhã nhặn khiến tôi cũng thấy hân hoan.
Khoảng hơn 1 giờ đồng hồ sau là tới Whistable, không ngờ là nhiều người cùng xuống ga này. Có đông người thì càng phấn khởi vì nơi tới phải có cái gì đó thì du khách mới đi đông như vậy.
Cả đoàn người kéo nhau đi theo bảng chỉ dẫn ở ngòai ga. Khoảng 15 phút đi dò theo con đường thuộc khu dân cư thì tới vùng bờ biển. Thấy biển là tôi thích rồi. Nhiều lúc tôi cũng không biết tại sao tôi thích biển. Tôi nhớ tới cái hôm đi dạo biển ở Melbourne, bạn tôi có nói là: tao có thể ở cả ngày ở đây cũng được nữa! Đó cũng là cái tâm trạng của tôi. Tôi có thể ngồi ngắm biển cả ngày cũng được. Nhưng là ở trên bờ, chớ còn ở trên cái tàu hay ghe thì lại không an tâm lắm.
Nơi khách tôi vừa đến là một cái chợ nhỏ, thiên hạ ồn ào mua bán. Vui nhất là nơi đây có bán hải sản ăn tại chỗ. A, thì ra thị trấn này còn hành nghề đánh bắt hải sản. Tôi dừng lại nơi bán hàu làm thử ba con, cũng hơi hồi hộp vì không biết bụng dạ mình có chịu được đồ sống sít hay không. Đứa nhỏ tách hàu ra bằng dao, bỏ vào dĩa đưa cho khách. Bên cạnh có một xô đựng củ hành đã xắt nhuyễn và một dĩa chanh cũng đã cắt nhỏ. Khách lấy chanh và hành củ đã được bày sẵn và rưới vào hàu, đưa lên miệng. Tôi lo cho cái xô đựng củ hành này, rủi như cuối ngày bán không hết thì số phận của chúng là ra ngoài ống cống hay là vô tủ lạnh nằm chờ... thời?



Tới đàng kia thì thấy ghi giá có 50 penny một con hàu. Ở đây lại có bán thêm các thứ như nghêu, sò, ốc, tôm, cua....Người bán đã móc ra sẵn, cứ mỗi chén nhựa nhỏ (bằng thứ ta hay thấy đựng nước mắm hay tương trong mấy dĩa đồ ăn liền trong các tiệm fastfood bên Mỹ). Giá chừng 1 hay 1 đồng rưỡi, 2 đồng tùy món. Khách ăn liền tại chỗ. Tôi để ý chợ nào có bán hàng ăn liền thì các nơi này hay được chiếu cố. Bây giờ ai còn mua quần áo, sản phẩm mỹ nghệ làm gì nữa. Dĩ nhiên là tôi suy bụng ta ra bụng nguời. Hôm nọ có bà nọ tặng cho tôi một xấp tranh vẽ cảnh Paris. Tôi không biết làm gì với chúng. Rốt cuộc tặng lại cho chị nọ. Và bà này tôi biết cũng sẽ nhét đâu đó trong ga ra mà thôi. Bây giờ tôi đi đâu, lòng dặn lòng là chớ có mua gì nữa. Có nhà đâu mà chứa đồ.

Khách đi tiếp sau khi ăn chơi nghêu sò ốc hến. Vậy thôi là "đã" rồi. Giờ này còn ăn uống bao nhiêu nữa. Ưà, thì tôi cũng suy bụng ta ra bụng nguời. Chẳng phải là mọi thứ ta nhìn ra thế giới bên ngoài và đánh giá chúng đều là qua lăng kính của thế giới bên trong chúng ta hay sao? Whistable là thị trấn nhỏ, êm đềm, xinh xắn. Nơi đây còn là nơi thiên hạ chơi thuyền buồm. Những con thuyền nhỏ nằm san sát trên bãi. Bãi biển của Anh quốc vùng này đang bị xâm thực. Người ta ngăn sự xói mòn của biển vào đất liền bằng cách đóng các cây cọc dằn lại. Sỏi trải rất nhiều, tôi không rõ đó là sỏi mang lại trải ở đó hay là có sẵn. Tôi đoán là mang lại trải ở đó để ngăn xâm thực, vì nhìn ra xa về mé biển thì thấy toàn là đất mềm như bùn với rất nhiều rong rêu bám. Nếu không có sỏi thì nước sẽ ăn vào bãi biển rất nhanh.
Thiên hạ dùng bãi sỏi đó làm nơi picnic luôn thể.



Tiện đây cũng ghi nhận là ở Anh không giống với Mỹ hay Úc, là các công viên không thấy khu dành riêng cho picnic. Ở hai nước trên, ta thấy có sẵn lò nướng thịt, bàn gỗ để sẵn trong các công viên. Còn ở Anh lọai hình này không thấy. Hiếm khi thấy thiên hạ picnic có nướng thịt như ở Mỹ hay Úc.

Đi dọc lối đi cạnh các căn nhà xinh xắn nho nhỏ này cũng có cái thú. Tôi cứ băn khoăn là phải chi ở VN chúng ta cũng xây nhà xinh xinh như vậy ở bờ biển. Nghe nói mấy năm sau này nguời Việt ở vùng biển cũng đã xây nhà kiểu biệt thự. Dĩ nhiên chủ nhân là ai thì tôi không rõ lắm, có khi là dân có tiền ở thành phố, ở nuớc ngoài về mua, chớ dân tại chỗ thì liệu có giàu lên chưa, tôi không rành.



Từ bãi biển đi một đỗi thì ra khu phố xá. Thị trấn này nhỏ mà. Rất tiện cho một cuộc thăm thú trong một ngày. Dĩ nhiên, nếu ai muốn ở lại dài ngày cũng đâu có sao. Phố xá chỉ có dăm bảy con đường chính, như phần nhiều các thị trấn nhỏ ở mọi nơi. Đường hẹp, hai xe đối đầu nhau là đã thấy chật rồi, nên có đường phải làm thành một chiều cho việc đi lại khỏi vất vả quá.



Đi bát phố chỉ dăm phút là thôi trở về chốn cũ, nghĩa là lại dọc theo bờ biển. Kỳ này đi dài dài theo mé xa xa một chút. Có một khúc bãi biển đuợc xây kiên cố xi măng với hàng dãy nhà nho nhỏ. Hỏi ra mới biết đó là nhà nhỏ dành cho dân muốn có nơi tạm trú khi chơi biển. Giá của nó chừng 20 ngàn anh kim một căn. Lần đầu tiên tôi mới thấy một loại hình cư trú như vậy. Không biết ở luôn có đuợc không (về luật lệ chớ không phải về tiện nghi). Ở các nuớc văn minh, hễ chúng ta thấy mình có nhu cầu gì là thiên hạ rán tìm cách để đáp ứng nhu cầu đó. Ra biển chơi mà không thể dựng lều, hoặc có chiếc xuồng không muốn mướn chỗ đậu, thì có lọai cabin này để trú qua đêm, tiện lợi biết bao nhiêu.



Đi nữa, đi nữa, xa xa bãi biển kéo dài, nhưng bắt đầu vắng vẻ, hoang sơ, nhìn ra khơi thấy các trụ sản xuất điện nhờ sức gió. Các chong chóng này có rất nhiều ở vùng Livermore hay khi đi về mé Stockton ở Bắc Calif (đuợc biết là nơi tập trung nhiều nhất thế giới lọai chong chóng sản xuất ra điện này). Nhưng lần đầu tiên tôi mới thấy chúng đuợc xây duới biển. Đầu óc của nhân loại thật đáng khâm phục. Tôi chưa bao giờ hết ngạc nhiên về sự thông minh của các nhà khoa học.












Users browsing this topic
Guest (9)
12 Pages«<7891011>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.