Định vào đây tìm câu hỏi của chị PC về mục núi Bà Đen mà tìm hoài không ra. Ở trong đó chị PC có hỏi LH đã chứng nghiệm được sự nhiệm mầu gì, sau khi đi núi về?. Có gì hay thì chia sẻ cho mọi người cùng nghe. Đây là sự cảm nhận của LH.
Cách đây vài năm, nhớ là vào năm 2002 LH sau khi đi hành hương, miền phương Đông Ấn Độ, hai tuần lể, nhưng lại vào mùa hè khá nóng, lúc đó nóng hơn 100 độ F và có ngày hơn nữa, khoảng 115 độ, (mà suốt ngày ngồi thiền, chỉ ngưng để đi ăn trưa mà thôi), khỏang vào tháng 7-8 gì đó. Đây là mùa nóng cao độ ở đây. Lúc về thì định ghé vào thăm Việt Nam một tuần theo như dự định. Núi Bà Đen là nơi kế tiếp để đến viếng thăm.
Trong thời gian ở Ấn Độ thời tiết quá nóng, phần thì lạ nước và thức ăn không hợp, nên bị ngứa khắp người mà không biết làm sao cho hết, (mà lúc đó thật không có giờ để lo cho mình nữa, vì phải theo thời khóa biểu của nơi đó, sáng 2 giờ là dậy rồi, cứ thế cho đến chiều tối mới về lại phòng nghỉ, nhưng ở đây nóng như vậy, mà cũng không có máy lạnh gì cả, cứ thế mà chịu đựng cho đến lúc về tới Vietnam trên người nổi đỏ, như mề đay rất là khó chịu, nhiều vết trầy do móng tay càu bị trầy và bầm tím do ngứa mà ra, hai chân thì sưng vù thấy mà ngại, nhưng vì thời gian có hạn nên chợt nghĩ, kệ tới đâu hay tới đó, nhưng phải ghé thăm thắng tích này. Ở nhà ai thấy cũng ngăn không cho đi. Nhưng trong lòng thì rất vui và thấy an nhiên không có gì lo ngại cả, nên quyết đi thì cứ đi.
Núi Bà Đen độ cao 3200 feef (986 meters), kinh tuyến 11%22, vĩ tuyến106% 10, cách Sài Gòn khoảng 106 km, về hướng Đông Bắc 11km, thuộc Tỉnh Tây Ninh, Xã Ninh Sơn, Huyện Hòa Thành, nhìn đằng xa giống như cái núi lửa đã tàn tự lâu đời, núi này cấu tạo bằng đá granite và có nhiều hang động và cây trái miền nhiệt đới như là chuối, xòai, ổi....v..v.. Đây là một Thánh tích linh thiêng và cũng là một thắng cảnh núi non thật đẹp, cách sài gòn hơn hai giờ lái xe, nếu không bị kẹt xe, hoặc bị kẹt đường, bình thường thì phải lâu hơn.
Chuyện kể rằng Bà Đen kết hôn với một quân nhân, sau ngày kết hôn thì chàng phải đi ra trận chiến đấu, chờ chồng mãi không thấy về, sau cùng mỏi mòn mà chết đi, trở thành tượng đá màu đen ở trên núi ngày nay, rất hiển linh nên dân chúng thương cảm lập đền thờ Bà, để tỏ lòng kính mến sự trung trinh, tiết liệt của nàng.Về sau chúa Nguyễn sắc Phong cho Bà như là tưởng niệm, thưởng ban, gương trung trinh, tiết nữ.( Câu chuyện trên cũng có người kể khác nhau ) ở đây chỉ biết đại khái là như vậy.

Hình mượn Núi Bà Đen
Thật may là lúc nầy khi đến gần núi thì tôi nghe nói đường dây cáp treo vừa mới hoàn thành cũng không lâu, cáp treo nầy chỉ đưa người lên tới giữa lưng chừng núi mà thôi, chớ không tới tận đỉnh, nhưng như vậy cũng rất là tiện lợi và tiết kiệm công sức và thời gian lắm rồi, nếu leo bằng đường bộ chắc phải mất thêm vài tiếng nữa mới đến nơi.
Phong cảnh thật là hữu tình tuy mùa hè có hơi nóng, nhưng cũng nhờ có cây cối bao quanh, rậm rạp có những tàn cây cổ thủ cao to, nên cũng mát, để tâm lắng nghe, sẽ cảm nhận nhiều âm thanh khác nhau, không gian nửa yên tĩnh, nửa ồn ào, tiếng người cười nói nhộn nhịp, lẫn cả tiếng chim kêu và có cả tiếng ve sầu in ỏi nữa. Bước ra từ chiếc cáp treo, tưởng đã đến nơi mình muốn, nhưng lại còn một, hai đoạn bậc thang nữa khá xa mà mình phải leo lên mới đến Điện thờ chính được. Leo lên mấy bậc thang là phải dừng để thở vì bậc thang ở đây thật là dóc thẳng khoảng 90%, nhìn quanh thấy các trẻ con bán nhang, đèn và đồ lưu niệm mời mọc, và chợt thấy mấy ông khoảng 30- 50 tuổi vác gạo vừa đi, vừa chạy lên mấy bậc tầng cấp thoăn thoắc, thật là ngạc nhiên và thấy nễ thật, vì mình đi một mình tay không, không có mang xách thứ gì, mà còn phải dừng đứng thở vậy mà họ đi trông rất là nhẹ nhàng, nhẹ nhõm. Tôi hỏi ra thì mới biết là họ vác gạo mướn, những người phương xa đến đây mua gạo cúng dường cho chùa, và còn nhiều thứ linh tinh khác, như nước uống và thức ăn, rau quả cúng chùa, họ đưa lên và nhận chút ít tiền công. Có những đoàn xe buýt chở khách thập phương đến hành hương mọi năm. Nên ở đây quanh năm luôn nhộn nhịp.
Lên đến điện chính, nhìn quanh tôi cảm thấy thật là thất vọng, quan cảnh ở đây thật là hỗn độn, đủ hạn người, họ vác chiếu trải dài chung quanh điện thờ nằm, ngồi ngỗn ngang và ăn uống, thậm chí còn đánh bài, nhậu bia nữa. Tôi thắp hương bên ngòai, có tượng Phật Quan Thế Âm cao, trang nghiêm, trên tay cầm bình nước cam lồ, tôi đứng nguyện cầu và trong lòng mong sao cho nơi đây được thay đổi một quan cảnh yên tịnh tốt hơn, ước sao những người đi hành hương, ý thức không làm ô quế và làm mất vẻ tôn nghiêm của nơi nầy. Vào trong Điện tôi thấy có thờ hình tượng của nhiều Bà, mặc áo hoa màu sặc sở khác nhau, nhưng không biết nhận định tên vị, nhưng có thấy thờ Bà ở giữa điện với gương mặt đen, có hai Bà nữa kề bên tả, hữu, nhưng tôi không để ý mà quan sát cho lắm.
Tôi cố tìm một nơi yên tĩnh trong điện ngồi thiền một lúc, tuy bên ngòai ồn ào nhưng khi ngồi tĩnh tâm thì thấy trong lòng nhẹ nhàng, thỏai mái, ở đỉnh đầu và sau lưng cảm thấy mát như mình đang được ở trong phòng có máy điều hòa không khí và trong lòng luôn ước sao nơi đây không có những cảnh như ngòai kia nữa.
Khi ra khỏi điện chính tôi không thấy có đường nào đi lên trên núi, bèn trèo lên mấy tảng đá lớn mà tìm đường lên đỉnh, nhưng thật là khó vì muốn như thế phải tự tìm đường lên, ở chỗ nầy không có bậc thang, lúc này phải tự leo trên đá, vịnh cây mà trèo lên, đây là lúc leo núi thật sự. nhưng chung quanh không có ai leo trèo như mình, mà leo cao, rồi khi xuống thì sao! bụng nghĩ như vậy nhưng chân vẫn tiếp tục leo, đến một nơi hơi bằng phẳng tôi thấy có một chị cũng ở đó tự hồi nào. Lòng thấy vui vui vì có bạn đồng hành. Chị này có vẽ rành việc cúng báy, lễ nghi, chị cầm một bó nhang đi vòng quanh khấn nguyện và cặm nhang, trong một bọng cây gần đó, chị cúng ai vậy, thì chị có nói mà tôi đã quên mất rồi. Tôi nhìn thấy một tảng đá thật bằng phảng hơi nghiêng nghiêng một chút và rộng như chiếc giường có thể nằm trên đó độ 5-7 người, trên tảng đá nầy có cây cổ thụ che bóng mát thật là thơ mộng và lý tưởng, nhìn xuống núi lúc nầy mới thưởng thức được cảnh thiên nhiên, đồng ruộng thênh thang, làm tôi cảm thấy tâm lòng an tĩnh một cách lạ kỳ.
Đang ngồi lim dim thì chị kia đến gần hỏi chuyện, sau một hồi thì chị kể tôi nghe về chuyện của chị, chị bảo là chị đi cúng, hành hương mỗi năm, mặc dầu không dư giả gì, nhưng cũng phải đi vì cảm nhận có sự phù trợ thiêng liêng , không riêng gì nơi nầy mà còn ở tận miền Châu Đốc nữa, đó là Chùa Bà Chúa Sứ(Xứ). Tôi thì không tin về những chuyện cầu xin được lộc, Phước nầy, nên tò mò hỏi tiếp, thì chị kể rằng xưa hai vợ chồng rất nghèo, mà con thì đông, có người nói là đến Chùa BCS ở Châu Đốc cầu xin, mượn tiền về làm ăn thử xem, chị làm theo đến khấn nguyện mượn tiền. Không biết làm sao mà khi về chị buôn bán thật là may mắn, phát tài tiền vô như nước, vài năm sau chị có tiền tậu nhà, tậu xe. chị nói chỉ nói bán chơi, mà cũng có tiền thiệt rất dễ dàng. Nhưng rồi khi có tiền thì chồng chị sanh ra có tật, nên chị tức quá chữi bậy. Từ đó về sau chị không còn buôn may, bán đắc nữa và từ từ bị lụn bại, vợ chồng bỏ nhau từ đó. Đến nay chị nghiệm lại là khi làm có tiền, thì quên đi trả tiền đã vay mượn hồi đó. lại thêm nói lời khiếm nhả (chữi bậy)nên mới bị quả báo. Tôi thì không biết thế nào, có nên tin hay không! chỉ nghe người ta kể mà thôi.Trời cũng gần xế chiều tôi phải bò, có thể nói là lếch từ từ xuống núi vì từ trên cũng cao lắm, đến được nơi phát xuất thì cũng mừng lắm rồi, chưa kể là bị lạc đường mà cứ bò quanh núi thì rõ cái khổ.
Đêm đó về đến nhà chân cẳng rã rời, ngủ một giấc thật ngon lành, không cần biết chuyện gì sẽ xãy ra ở chung quanh mình nữa . Sáng thức dậy như thường lệ, sao tôi thấy người tôi khoẻ hẳn ra, bà chị đến hỏi :
_Thật là ta phục mi sát đất, chân cẳng sưng như vậy mà còn leo với trèo.
_Tôi cười không nói gì nghĩ là cái chân sẽ làm reo và sẽ không còn đi đâu được nữa, nhưng khi nhìn lại cái chân tội nghiệp của mình, thì thấy nó đã xộp xuống thấy rõ, còn muốn không tin ở mắt mình nữa, bà chị hỏi:
_ Mi có sức thuốc gì không vậy?
_Tôi cười và nói với chị NHỜ LEO NÚI !!!!!!!!!!
Vài tháng sau khi tôi về lại nhà, nghe một người bạn tình cờ kể lại, có người về thăm núi Bà Đen mà không được cho lên nữa, vì cái Điện chính bị sét đánh cây cối ngã đổ, sụp đền thờ làm thiệt hại trước điện, nên chờ thời gian để sửa chữa lại. Tôi vừa nghe qua mà giựt mình, có phải đây là lời cảnh cáo của các bậc Thánh, Thần, là con người đã làm ô uế ở nơi thờ cúng thiêng liêng chăng? Nên tôi kể lại những chuyện tôi đã thấy cho người bạn nghe.Thật là không làm sao giải thích nổi nữa có phải đây là một chuyện ngẫu nhiên mà thật là hy hữu!!!!!!!!!!!