Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

16 Pages«<56789>»
THƠ NHẠC CUỐI TUẦN
phamanhdung
#121 Posted : Tuesday, November 20, 2007 6:10:00 AM(UTC)
phamanhdung

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 687
Points: 582

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 34 post(s)
Chị PC
Chị viết có lý
Bao giờ chị tìm được bản chính cho biết kết quả
PAD
linhvang
#122 Posted : Tuesday, November 20, 2007 7:01:08 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
LV đưa dùm post của chị Huệ qua đây:

Gởi bởi PC
Khi Kim Trọng trở lại vườn Thúy thì chàng vào thăm căn nhà nằm trong vườn của họ Vương, thấy trên mặt đất có cỏ mọc lan ra, và dấu giầy thì bị rêu che lấp. Mặt đất của vườn vốn xưa kia có cỏ, vì không ai săn sóc cho nên cỏ mới mọc lan ra, chớ làm sao mà chỉ sau một năm không người ở, trên mặt đất lại xuất hiện cỏ lau (vốn chỉ mọc nơi ao hồ hay ngòai đồng ngòai bãi hoang).
Đúng ra, xưa nay khi đọc Kiều thì PC luôn luôn thấy câu này là cỏ lan. Đây là lần đầu tiên thấy bản viết là cỏ lau. Nếu từ nhỏ học là cỏ lau thì chắc không thắc mắc gì hết.
Có lẽ phải xem lại bản Kiều cho chính xác. Không biết có vị nào có (nếu có thể thì bản có chú thích từng câu cho chính xác).


Từ ngày muôn dặm phù tang,
Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà,
Vội sang vườn Thúy dò la,
Nhìn phong cảnh cũ, nay đà khác xưa.
Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,
Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời;
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
Xập xè, én liệng lầu không,
Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.
Cuối tường gai gốc mọc đầy,
Đi về, này những lối này năm xưa.
Chung quanh lặng ngắt như tờ,
Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

Đoạn này Huệ chép lại từ tập TRUYỆN THÚY KIỀU của Nguyễn Du, do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo và chú thích, theo bản in lần thứ tư của nhà xuất bản Sống Mới. Nhà xuất bản có ghi là "in lần thứ tư, chữa lại rất kỹ và rất đúng với bản nôm cổ và thêm bài nói về lý thuyết Phật Học trong truyện Kiều". Những dấu chấm, phẩy, chấm phẩy, dấu hỏi, những chữ năm ngoái, xập xè, én, giày, gai gốc là những chữ Huệ chép y theo bản in. Vậy thì cỏ lan mặt đất là đúng, nhưng trong vườn này cũng thấy có lau. Cái giống cỏ cây ngộ lắm, gió bay hạt tới, hay chim ăn hạt rồi hạt không tiêu thải ra chỗ nào là hạt nẩy mầm chỗ nấy. ACE ra vườn mà coi, có nhiều cái cây con mình không gieo trồng mà tự nhiên nó xuất hiện như trên trời rơi xuống. PC giải thích hai vế của câu Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày rất hay và Huệ cũng tán đồng. Tuy nhiên trong thơ lục bát, vần và thanh (bằng, trắc) là luật, nhưng vế không phải là luật, mà chỉ là thuật (style). Nhân đó mà Huệ muốn cùng đọc với ACE câu Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời một lần nữa. Trăng và mưa, hai chữ này là hai động từ hay hai danh từ? Đẹp là chỗ đó.

Nhờ PC rinh giùm bài này bỏ vô chỗ của nó (đang bàn "cỏ lau" hay cỏ lan". Có câu trả lời mà Huệ không nhớ câu hỏi nằm chỗ nào. Cảm ơn PC.
PC
#123 Posted : Tuesday, November 20, 2007 11:29:55 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Wow, chị Huệ, lợi hại quá! Approvebeerchug

Gặp chị bàn về mấy vụ này thì vui như Bá Nha gặp Tử Kỳ! Blush

Chịu thua chị về chuyện lau lách mọc trong vườn nhà! Shy. Trường hợp giảm khinh vì trong đời chưa có cái vườn nào (nhà còn chưa có, có chi vườn Dead)

Nhưng còn về chuyện nghệ thuật tiểu đối thì đúng nó không phải là luật, nhưng nếu đã sử dụng phong cách này thì Nguyễn Du chắc chắn dư sức qua cầu.

PC thấy trăng và mưa ở đây là danh từ. Nhưng cả song trăng lẫn vách mưa đều là các từ phức hợp và có ngầm chữ trong đó. Song thường để ngắm trăng. Vách dùng để che mưa. [Chữ ngầm được in đậm]. Ở đây, một lần nữa ta thấy cái tài tình của Nguyễn Du, đối nhau chan chát trong câu bát này!



Vũ Thị Thiên Thư
#124 Posted : Tuesday, November 20, 2007 11:34:00 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Anh Phạm Anh Dũng và chị PC
Thiên Thư đọc một bài viết cuả GS Đào Duy Anh hiệu đính Truyện Kiều , có nêu ra nhiều văn bản, nhưng không còn bản nào gọi là chính bản hết, ngay chính tác giả Đoạn trường tân thanh là Cụ Nguyễn Du giao cho bạn là Phạm Quí Thích khắc in tại Hà nội đề là Kim Vân Kiều tân truyện nay cũng không còn. Các nhà khắc in và phát hành tác phẩm cuả Nguyễn Du có lẽ căn cứ vào bản khắc in lần đầu vào thời Minh Mạng [ thất truyền? ]
Theo bài nghiên cứu về văn Bản Truyện Kiều do Viện Văn Học [ Hà Nội ] xuất bản 1965 thì có 23 bản Nôm in , trong số có 3 bản thuộc về đời Tự Đức là những bản xưa nhất...
Như vậy thì cũng không thể xác định bản chính cuả cụ Nguyễn Du

Văn bản chú giải cuả cụ Đào Duy Anh thì câu thơ

2745 Đầy vườn cỏ mọc lau thưa
Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa Đào năm ngoái còn cười gió đông
Xập xè én liệng lầu không
2750 Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày
Cuối tường gai góc mọc đầy



xv05
#125 Posted : Tuesday, November 20, 2007 12:10:05 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi PC



PC thấy trăng và mưa ở đây là danh từ. Nhưng cả song trăng lẫn vách mưa đều là các từ phức hợp và có ngầm chữ trong đó. Song thường để ngắm trăng. Vách dùng để che mưa. [Chữ ngầm được in đậm]. Ở đây, một lần nữa ta thấy cái tài tình của Nguyễn Du, đối nhau chan chát trong câu bát này!



Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời

Em thì lại nghĩ ông ND trong câu trên ngụ ý rằng: Trăng lọt qua song sao mà quạnh quẽ, mưa xuyên qua vách sao mà rã rời...



Huệ
#126 Posted : Tuesday, November 20, 2007 2:40:13 PM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

quote:
Gởi bởi xv05

quote:
Gởi bởi PC


PC thấy trăng và mưa ở đây là danh từ. Nhưng cả song trăng lẫn vách mưa đều là các từ phức hợp và có ngầm chữ trong đó. Song thường để ngắm trăng. Vách dùng để che mưa. [Chữ ngầm được in đậm]. Ở đây, một lần nữa ta thấy cái tài tình của Nguyễn Du, đối nhau chan chát trong câu bát này!



Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời
Em thì lại nghĩ ông ND trong câu trên ngụ ý rằng: Trăng lọt qua song sao mà quạnh quẽ, mưa xuyên qua vách sao mà rã rời...


Cảm ơn chị Thiên Thư, chị PC và xv05.
Huệ hình dung Kim Trọng về lại nhà là vội sang vườn Thúy. Sang mà thấy được phong cảnh cũ nay đà khác xưa và thấy được hoa đào cười trước gió, thấy rêu dưới đất, thì có lẽ chàng phải sang ban ngày. Chàng nhìn quang cảnh bên ngoài thì thấy hoang vắng, dường như không tay ai chăm sóc đã từ lâu. Nhìn qua khung cửa sổ tròn của nhà Vương viên ngoại và qua những bức vách mưa lớn đã làm hư hại thì chỉ thấy quạnh quẽ không một bóng người. Chàng thử tìm từ vườn trước ra vườn sau, cũng chỉ thấy còn mỗi một thứ quen thuộc là cây đào vẫn trổ hoa như năm cũ. Quả thật, nhà Vương viên ngoại đã bỏ hoang từ lâu cho chim én làm tổ. Huệ đọc chữ song trăng mà không thấy trăng vì hình ảnh màu hoa đào rung rinh trước gió (ban ngày), nhưng Huệ thấy khung cửa hình tròn vì tất cả những chi tiết khác của nhà Vương viên ngoại như vườn, lầu, tường phù hợp với một gia trang khá giả. Nhà khá giả thường làm cửa sổ tròn, như ta thường thấy trong phim ảnh. Vậy thí trăng ở đây là tĩnh từ chăng? Mưa cũng là tĩnh từ chăng? Khung cửa hình tròn? Vách hư hại do mưa? Không biết chắc, vì bản chữ nôm không có và tác giả cũng không để lại dẫn giải. Huệ thiết nghĩ dẫu có bản nôm thì cảm nhận của người đọc thơ vẫn là một cảm nhận tự do, chỉ có thể giới hạn bằng cái liên tưởng riêng tư và thân mật của minh, chứ không phải của người khác. Vì vậy ở đây Huệ chỉ muốn chia xẻ những cảm nhận của mình chứ không có ý định lý giải. Mong các bạn chia xẻ phần các bạn.


PC
#127 Posted : Tuesday, November 20, 2007 3:45:46 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05
Em thì lại nghĩ ông ND trong câu trên ngụ ý rằng: Trăng lọt qua song sao mà quạnh quẽ, mưa xuyên qua vách sao mà rã rời...


Như chị Huệ có lý giải đó, Kim Trọng sang thăm nhà Thúy Kiều ban ngay thì làm sao có trăng ở đây được, và chắc chàng cũng không sang đó vào lúc trời đang mưa.

Nếu chị Huệ cho cái song này làm theo hình tròn giống mặt trăng nên gọi là song trăng thì cũng là một ý nghĩ. Tuy nhiên theo PC thì độc giả có thể dò tìm ý định của tác giả qua cách sử dụng chữ nghĩa kết hợp với thủ thuật văn chương. Rõ ràng câu bát ở đây lại dùng mỹ từ pháp tiểu đối, cho nên các từ tương hợp phải xít xao, đăng đối cả về từ lọai lẫn nghĩa bóng nghĩa đen. Trừ phi ta "thấy" song trăng là song có hình mặt trăng và vách có dạng mưa rơi thì "em" đây xin chịu!

xv05
#128 Posted : Wednesday, November 21, 2007 8:04:26 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)

Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời


Chị Huệ và chị PC quý mến, hôm qua em post lên ý của mình (đoán mò) về cái câu trên đó, tối về ngẫm lại thì không chính xác.

Song trăng quạnh quẽ có lẽ là khung cửa sổ hình tròn -nguyệt -(như ý chị Huệ) hoặc hình nửa vòng tròn (hình bán nguyệt) bỏ trống không có rèm che (nhà khá giả lại có con gái thì cửa sổ phải có trướng phủ rèm che. Một ý khác là: nay cửa sổ bỏ trống không có rèm, liên tưởng đến những đêm có trăng, trăng chiếu vào nhà trống quạnh quẽ lắm)

vách mưa rã rời có lẽ là vách tường xiêu vẹo, ngả nghiêng ( nên trời mưa nước sẽ thấm hoặc xuyên qua vách)

tóm lại ý câu trên là căn nhà với cửa sổ bỏ trống và vách tường xiêu vẹo ----> nhà bỏ hoang, không người chăm sóc.
và trăng, mưa được dùng như tính từ.

Đúng là lúc đó chàng Kim về tìm cố nhân vào ban ngày nên không thể có trăng nhưng hình như lúc đó trời mưa hoặc mới mưa xong.
Vì sau đó có người hàng xóm qua mới nói với chàng về gia cảnh Thúy Kiều và cho hay g/đ nàng đã dời đi, (em đoán là gần đó) thì Kim vội vã chạy sang đó tìm gặp...

2755. Láng giềng có kẻ sang chơi,
Lân la sẽ hỏi một hai sự tình.
......
2765. Vội han di trú nơi cao,
Đánh đường chàng mới tìm vào tận nơi.
Nhà tranh vách đất tả tơi,
Lau treo rèm nát trúc cài phên thưa.
[i]Một sân đất cỏ dầm mưa,

2770. Càng ngao ngán nỗi càng ngơ ngẩn đường!
[i]
Từ Thụy
#129 Posted : Wednesday, November 21, 2007 8:57:32 AM(UTC)
Từ Thụy

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,394
Points: 39
Woman

Thanks: 2 times
Was thanked: 3 time(s) in 3 post(s)
Nhìn phong cảnh cũ, nay đà khác xưa.
Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,
Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời;
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
Xập xè, én liệng lầu không,
Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.
Cuối tường gai gốc mọc đầy,
Đi về, này những lối này năm xưa.
Chung quanh lặng ngắt như tờ,
Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

Thụy thấy đoạn này tả cảnh. Người quan sát cảnh ở đây là Kim Trọng. Khởi đầu cho việc quan sát bắt đầu từ "nhìn phong cảnh cũ", đọc hết đoạn ở trên người đọc sẽ cảm thấy được cảnh tiêu điều, hoang vắng, quạnh quẽ... đi từ vườn rồi đến cảnh xung quanh ngôi nhà. "Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời" có thể là ngoài song trăng quạnh quẽ, bên vách mưa rã rời. Nếu đến đêm trăng, Kim Trọng cũng có thể thấy cỏ, rêu vậy, đâu cần phải đi ban ngày mới thấy (Kim Trọng đâu đến nỗi già mà không thấy những thứ này ban đêm Tongue).

Nhưng cũng có thể là ban ngày vì hình như én đâu có liệng ban đêm phải không?
nguyen
#130 Posted : Wednesday, November 21, 2007 12:42:55 PM(UTC)
nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 359
Points: 9


Nếu cửa sổ có hình trăng tròn hay nửa vầng trăng thì tường cũng có thể là tường làm bằng rèm, bằng mành mành, bằng sáo trúc cho thoáng mà trí tưởng tượng cao sẽ cho nó có dạng mưa rơi để câu bát đối nhau... Wink !

Viết vậy thôi chứ ở đây có thể KT đang hồi tưởng tới TK lúc trước ngồi bên song cửa ngắm trăng, tựa vách đếm hạt mưa rơi nay "nào thấy bóng người" yêu bên cửa, còn tường thì đổ nát?

Văn bản truyện Kiều khó mà nói có bản nào đúng được!

Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm nay mạnh ai nấy đoán sang chữ quốc ngữ, mạnh ai nấy sửa theo ý muốn. Chữ " gốc", chữ "góc" chữ nào đúng? Bản cũ của BK-TTK ghi là "gốc" nhưng bản in lại gần đây viết thành "góc" !

Chữ nôm như không có dấu ". ,? ..."
"Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa," hay "Đầy vườn cỏ mọc lưa thưa".

Vài hàng viết cho vui vì mọi ý trên đều là phỏng đoán
  • !








  • PC
    #131 Posted : Wednesday, November 21, 2007 2:38:02 PM(UTC)
    PC

    Rank: Advanced Member

    Groups: Moderator, Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,669
    Points: 28
    Woman

    Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
    quote:
    Gởi bởi Từ Thụy
    có thể là ngoài song trăng quạnh quẽ, bên vách mưa rã rời.

    Câu hỏi ở đây là trăng và mưa là danh từ hay tĩnh từ đó Từ Thụy ơi!

    quote:
    Nếu đến đêm trăng, Kim Trọng cũng có thể thấy cỏ, rêu vậy, đâu cần phải đi ban ngày mới thấy (Kim Trọng đâu đến nỗi già mà không thấy những thứ này ban đêm Tongue).


    Không có ai đi thăm nhà người quen của mình vào ban đêm trong tình huống này. Ban đêm mà ra ngòai vườn để kiếm dấu giầy nghe khó thông cảm quá. Rồi còn hoa đào năm ngóai, ban đêm thấy nó cười với gió đông hay sao? Vả lại đã có trăng rồi thì làm sao cùng lúc lại có mưa được.

    Nhà của Vương viên ngọai, thâm nghiêm kín cổng cao tường, tới ban đêm coi sao được.
    PC
    #132 Posted : Wednesday, November 21, 2007 2:43:52 PM(UTC)
    PC

    Rank: Advanced Member

    Groups: Moderator, Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,669
    Points: 28
    Woman

    Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
    quote:
    Gởi bởi nguyen
    "Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa," hay "Đầy vườn cỏ mọc lưa thưa".


    Tôi thấy cả hai đều không ổn. Đầy vườn có nghĩa là cả khu vườn, lau mọc sao lại thưa? Sao không um tùm cho rõ vẽ không người chăm sóc. Còn bảo là lưa thưa thì cớ sao lại đầy vườn?

    PC
    #133 Posted : Wednesday, November 21, 2007 2:50:06 PM(UTC)
    PC

    Rank: Advanced Member

    Groups: Moderator, Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,669
    Points: 28
    Woman

    Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
    quote:
    Gởi bởi linhvang
    trong thơ lục bát, vần và thanh (bằng, trắc) là luật, nhưng vế không phải là luật, mà chỉ là thuật (style). Nhân đó mà Huệ muốn cùng đọc với ACE câu Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời một lần nữa. Trăng và mưa, hai chữ này là hai động từ hay hai danh từ? Đẹp là chỗ đó.


    PC không học nhiều về ngữ văn nhưng thiết nghĩ cách áp dụng các phương pháp viết lách, làm thơ gọi là kỹ thuật, thủ thuật hay nghệ thuật (technique, art) chớ không phải là phong cách (style). Chị Huệ nghĩ sao? Phong cách viết văn (văn phong) là cái gì vượt khỏi ý muốn của tác giả.

    nguyen
    #134 Posted : Thursday, November 22, 2007 1:41:40 PM(UTC)
    nguyen

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 359
    Points: 9

    quote:
    Gởi bởi PC
    Tôi thấy cả hai đều không ổn. Đầy vườn có nghĩa là cả khu vườn, lau mọc sao lại thưa? Sao không um tùm cho rõ vẽ không người chăm sóc. Còn bảo là lưa thưa thì cớ sao lại đầy vườn?



    Tôi đang bàn về việc người mạnh, người yếu đua nhau đoán già, đoán non, chấm xuống, chấm lên nên chưa lý giải đến nghĩa lý của chữ này, chữa kia mờ Shocked !

    Bây giờ thử viết cho ổn xem sao Eight Ball :

    "Đầy vườn có nghĩa là cả khu vườn": đúng rồi: cả khu vườn có cỏ mọc hay lau mọc, đâu cần phải mọc kín mít, chen chúc nhau, mọc thưa cũng đươc chứ, miễn là chỗ nào cũng có. Với lại còn phải để chỗ cho cây đào, cho mấy "gốc" gai mọc đầy nữa !

    Thêm 1 thắc mắc nữa là tại sao đoán là "Đầy", tại sao không đoán chữ Nôm đó là " Đây", ...
  • ?


  • Huệ
    #135 Posted : Thursday, November 22, 2007 2:16:19 PM(UTC)
    Huệ

    Rank: Newbie

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 2,105
    Points: 0

    quote:
    Gởi bởi PC

    quote:
    Gởi bởi linhvang
    trong thơ lục bát, vần và thanh (bằng, trắc) là luật, nhưng vế không phải là luật, mà chỉ là thuật (style). Nhân đó mà Huệ muốn cùng đọc với ACE câu Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời một lần nữa. Trăng và mưa, hai chữ này là hai động từ hay hai danh từ? Đẹp là chỗ đó.


    PC không học nhiều về ngữ văn nhưng thiết nghĩ cách áp dụng các phương pháp viết lách, làm thơ gọi là kỹ thuật, thủ thuật hay nghệ thuật (technique, art) chớ không phải là phong cách (style). Chị Huệ nghĩ sao? Phong cách viết văn (văn phong) là cái gì vượt khỏi ý muốn của tác giả.




    Huệ muốn nói "văn phong" tức là cách hành văn riêng biệt, hay cách "tùy" của mỗi tác giả, dùng các kỹ thuật và quy luật với cái linh động, duyên dáng và cả khả năng sáng tạo (ý, chữ, nghĩa...) của mình. Hôm trước tìm không ra chữ văn phong nên Huệ nói style tạm.
    PC
    #136 Posted : Thursday, November 22, 2007 2:39:13 PM(UTC)
    PC

    Rank: Advanced Member

    Groups: Moderator, Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,669
    Points: 28
    Woman

    Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
    quote:
    Gởi bởi nguyen
    người mạnh, người yếu !
    Shocked

    quote:
    Bây giờ thử viết cho ổn xem sao Eight Ball :

    "Đầy vườn có nghĩa là cả khu vườn": đúng rồi: cả khu vườn có cỏ mọc hay lau mọc, đâu cần phải mọc kín mít, chen chúc nhau, mọc thưa cũng đươc chứ, miễn là chỗ nào cũng có. Với lại còn phải để chỗ cho cây đào, cho mấy "gốc" gai mọc đầy nữa

    Nếu nguyen để ý thì đây là đoạn ND tả cảnh vườn Thúy không ai săn sóc, thì mọi từ ngữ được sử dụng phải thể hiện được ý này. Kim Trọng vào ngó qua khu vườn thì chàng thấy cả vườn đều có cỏ, có lau (?) mọc. Cho lau mọc lưa thưa thì bỗng dưng làm nhạt bớt đi cái ý khu vườn bị bỏ hoang ngay lập tức. Sao lại phải cho lau mọc lưa thưa như đang làm nghề landscaping như thế kia? Cứ để cho nó mọc rậm rạp đi, chen chúc với cỏ. Còn gai thì chỉ mọc ở cuối tường thôi đó, chớ nó không dành nổi với cỏ với lau (?) đâu. Cây đào thì đã có sẵn đó từ năm ngóai rồi má.


    quote:
    Thêm 1 thắc mắc nữa là tại sao đoán là "Đầy", tại sao không đoán chữ Nôm đó là " Đây", ...
  • ?

  • Trên kia chị Huệ có cho là chúng ta không có bản Nôm. Thực ra là có, bản quốc ngữ mà chúng ta đang đọc bây giờ là từ bản tiếng Nôm. Tuy nhiên vì không biết chữ Nôm cho nên PC không dám lạm bàn xem chữ Đây và Đầy có thể lầm nhau hay không? Nếu là bản quốc ngữ thì chúng ta còn có thể bảo là quên oánh dấu huyền vô.





    phamanhdung
    #137 Posted : Friday, November 23, 2007 10:36:03 AM(UTC)
    phamanhdung

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 687
    Points: 582

    Thanks: 1 times
    Was thanked: 36 time(s) in 34 post(s)
    Xóa
    nguyen
    #138 Posted : Friday, November 23, 2007 1:22:51 PM(UTC)
    nguyen

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 359
    Points: 9

    quote:
    Gởi bởi phamanhdung
    http://www.mediafire.com/?4cnezonn9mm
    PAD



    Cái link này như có vấn đề hay là tôi không biết cách dùng?

    nguyen
    #139 Posted : Friday, November 23, 2007 2:10:42 PM(UTC)
    nguyen

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 359
    Points: 9

    Có lẽ PC tưởng người mạnh, người yếu là phái mạnh, phái yếu chăng? Tôi đang bàn chuyện mạnh ai nấy đoán chữ Nôm mờ! Chữ Nôm không như chữ VN bây giờ chỉ có chuyện sai hỏi/ngã, s/x, tr/ch,... đâu. Ngày xưa làm gì có tự điển, các cụ có khi vừa viết vừa sáng chế ra chữ mới. Người mạnh là người vì lẽ này lẽ kia mà có tiếng, người ta dễ tin hơn người yếu (người không có tiếng) mà thôi. Biết đâu rằng người đó chỉ khá ở điểm này, không khá ở điểm kia. Tệ là người đó lại viết điều này, điều kia làm người đi sau lầm lac, như có vị bảo cây phong là cây bàng!

    Tôi thì thấy cỏ và lau thường là nghịch nhau. Chỗ nào cỏ mọc rậm rạp thì không có lau, lau thường mọc thành bụi không có chuyện cỏ xen kẽ, chen vào giữa bụi lau. Vườn có thể có cả cỏ lẫn lau nhưng lau mọc thành từng bụi riêng rẽ với cỏ. Cỏ mọc rậm rạp, chi chít đầy vườn thì khó có bụi lau, khó thấy dấu giày !?

    À! Thêm 1 thắc mắc nữa là tại sao lại đoán: "Cỏ lan mặt đất" mà không "Cây lan mặt đất". Ở trên đã "Đầy vườn cỏ mọc" rồi?
    nguyen
    #140 Posted : Saturday, November 24, 2007 11:55:12 AM(UTC)
    nguyen

    Rank: Advanced Member

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 359
    Points: 9

    Bây giờ thì vào xem được rồi, chắc hôm qua con chuột yếu quá không dành chỗ nổi !
    Người làm slideshow này thật có công, nhưng tôi xin đề nghị:
    -sửa typo error trong slide thứ 2: môn --> niên ,
    -không nên sửa thơ của tác giả trong bài Hán-Việt,
    -nên thay mấy hình hoa làm người xem có thể có cảm tưởng như đang xem cảnh của 1 truyện tình hoa cherry của samurai, hoa có gai,.. !


    Users browsing this topic
    Guest (6)
    16 Pages«<56789>»
    Forum Jump  
    You cannot post new topics in this forum.
    You cannot reply to topics in this forum.
    You cannot delete your posts in this forum.
    You cannot edit your posts in this forum.
    You cannot create polls in this forum.
    You cannot vote in polls in this forum.