quote:
Gởi bởi Huệ
quote:
Gởi bởi bienchet
quote:
Gởi bởi Binh Nguyen
Lại Nổi, Nỗi!
chữ "nông nỗi" này nên là tính từ giống chữ "nhẹ dạ" mới phải, nó nói lên tính chất của người con đó, giống mẹ của nó là "nhẹ dạ" và "nông nổi", chữ nổi phải là dấu hỏi mới đúng.
"Nó nhẹ dạ và nông nổi giống mẹ của nó."
Chị Bình Nguyên ơi!
"Nông nỗi" là dấu ngã chị ạ, chứ không phải so sánh chữ "nhẹ dạ" là nhẹ thấy nổi nên dùng dấu hỏi đâu.
Thí dụ trong thơ "Chinh Phụ Ngâm" có câu : "Vì ai gầy dựng cho nên nỗi này"
Tiếng Việt có cả hai chữ "nông nổi" và "nông nỗi", mỗi chữ có một nghĩa hoàn toàn khác nhau. "Nông nổi" là một tĩnh từ (nếu muốn dùng như danh từ thì phải thêm chữ "sự", sự nông nổi). "Nông nổi" có nghĩa là nhanh trong phản ứng mà chậm trong suy nghĩ. Còn "nông nỗi" là một danh từ, có nghĩa là sự việc, tình huống không được như ý.
Ví dụ: Vì quá nông nổi nên.....
Ví dụ: Làm sao mà ra đến nông nỗi này?
Mời Bình và anh bienchet xem thêm ở cái link sau đây:
http://www.informatik.un...de/~duc/Dict/index.html
Cám ơn anh Biển Chết và chị Huệ đã vào đây bàn cùng với Bình về chữ này, hi hi hi.
Chỉ vì lúc thì nó là tĩnh từ, lúc thì nó là danh từ, nên mới ra
nông nỗi này, cứ phải bàn đi, bàn lại mãi.
Xin phép chị Linh Vang cho Bình mượn tên chị, để nói về chữ Nỗi và Nổi nữa, nhé!
Chị LV viết rất cẩn thận về dấu hỏi, dấu ngã và thường đều đúng, nên lần vừa rồi, khi chị viết câu "Tại sao chị lại làm điều nông nỗi như vậy?", Bình đã phải khựng lại hết mấy phút để suy nghĩ, để tìm hiểu, có phải là chị muốn viết chữ "nông nổi", một tính từ hay tĩnh từ nói về cái việc làm nông nổi, nhẹ dạ, không suy nghĩ, của nhân vật đó hay không? Trước khi sửa của chị, Bình có hỏi lại chị cho chắc ăn, các anh chị có thể xem lại trong những trang trước, và được chị xác nhận là tính chất của cái việc làm đó, cho nên Bình đã sửa lại thành dấu
hỏi.
Tại sao chị lại làm điều nông nổi như vậy? (Trích trong Thì Thầm Với Chị, của nhà văn Linh Vang, Tuyển Tập PNV 2007: Hương Đời Kỳ Diệu")
"Vì ai gầy dựng cho nên nỗi này"Câu này trong Chinh Phụ Ngâm, chữ
nỗi này là danh từ, nên dấu
ngã là rất đúng! Vì ai gầy dựng cho nên cái sự việc này, cái chuyện này, cái
nông nỗi này, hoàn toàn là
danh từ, nên chữ
nỗi này là dấu
ngãNông
nổi =
Tính từ (dấu
hỏi) = Nhẹ dạ, thiếu suy nghĩ
Nông
nỗi =
Danh từ (dấu
ngã) = Sự việc xảy ra ngòai ý muốn
Thí dụ: Bà ta không che dấu nổi nỗi thất vọng, khi con bé làm chuyện quá nông nổi, nên bây giờ mới ra nông nỗi này.BN.