quote:
Gởi bởi hoavothuong
Nếu vậy thì còn tùy chữ đi kèm thì chữ thuý mới mang nghĩa gì . Vậy hoán chuyển vị trí của chữ (nếu hoán chuyển được) chắc cũng không làm thay đổi nghĩa của chữ hả chị? Thí dụ như thuý ngọc = ngọc thúy, thúy phượng = phượng thúy. Vậy với nghĩa màu xanh, chữ “thúy” có sắc xanh khác biệt gì so với chữ “thanh” và “thương” không chị? Ờ ! Thụy nói mới thấy còn có chữ “bích” như trong chữ “bích thủy = nước biếc” hay ngọc bích (chắc là một loại ngọc có màu xanh biếc). Vậy các màu xanh này khác nhau ra sao vậy chị? Trò nghĩ mãi cũng không tìm được nghĩa của chữ “cẩm thúy”. Không biết có hiểu nôm na theo kiểu ghép chữ như thế này được không chị: lấy nghĩa của chữ cẩm tú trong câu “giang san cẩm tú” để ghép nghĩa cho chữ “cẩm thuý” ?
Chắc không phải tùy chữ đi kèm mà là tùy chữ viết trong Hán tự như thế nào. Chị hoavothuong đưa thí dụ các từ khác nhau thường là các tên nguời thì việc tìm hiểu nghĩa là tùy nguời đặt tên muốn ý gì trong tên mình. Có khi họ chẳng (cần) biết nghĩa gì, cứ nghe đẹp là đặt mà thôi. Có chắc gì ca sĩ Thanh Thúy khi lấy tên đó là có ý muốn cái nghĩa tên mình ra sao không? Phải hỏi TT mới biết đuợc.
Bích theo tự điển Bửu kế thì có ba nghĩa khác nhau, viết với bộ thổ thì nghĩa là vách tường, viết với bộ ngọc thì là tên một thứ ngọc có hình tròn; viết với bộ thạch thì nghĩa là viên đá sắc xanh, hoặc sắc xanh. Bích đào thuộc nghĩa thứ ba và là tên một thứ đào tiên (không nghe nói nghĩa nào của bích là màu đỏ cả chị Liêu ơi!).
Như vậy bích ngọc là tên một thứ ngọc chớ không phải là viên ngọc màu xanh.
Bích thủy không phải là nuớc biếc đâu chị hoavothuong ơi. Biếc không có nghĩa là xanh đâu, biếc chỉ có nghĩa là trong vắt mà thôi. Cho nên mắt biếc là mắt trong vắt chứ không phải là mắt xanh!