Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

39 Pages«<2627282930>»
Viết Cho Vui Với Đời
Sương Lam
#541 Posted : Monday, July 20, 2009 1:41:32 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Tonka ơi,
Thời nào chả thế.Blush Đó là một sự thật!Blush Xã hội nào cũng có giới quí tộc và giới thường dân bá tánh. Ngày xưa giới quí tộc hay có quyền lực được gọi là "con ông cháu cha", bây giờ ở Việt Nam gọi là "quí tộc đỏ" hay "tư bản đỏ" thì phải?Question.
hoanglanchi
#542 Posted : Tuesday, July 21, 2009 10:15:56 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
SL ơi
Em có "giả nhời" cho Sl nhưng chắc ở mục khác quá. Em là sư muội dzồi tỷ tỷ ơi
Chị vui nhé. Em sẽ lến Portland có thể năm nay
Sương Lam
#543 Posted : Wednesday, July 22, 2009 3:06:05 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
LC ơi,
SL đã xem ở mục tạp ghi của LC. Hay lắm! Cám ơn LC nhé.Rose
Khi nào đến Portland nhớ "réo" SL. LC có người thân hay bạn bè gì ở Portland không?
Sương Lam
#544 Posted : Thursday, July 23, 2009 6:45:29 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào các bạn,
Ai sống trên đời này mà không ôm ấp một lý tưởng, một hoài bão cao đẹp. Nhưng rồi lý tưởng này có được thực hiện trọn vẹn hay không trọn vẹn trong cuộc đời của bạn, của tôi?



Lý tưởng và cuộc đời

Sương Lam


Con người có những ưu điểm và những khuyết điểm. Cái tôi có những cái đáng ghét và cũng có những cái đáng yêu. Nếu ta phán xét một người nào đó qua những khuyết điểm của họ thì họ đáng ghét thật. Nhưng nếu ta thấy họ cũng có những ưu điểm nào đó thì họ cũng đáng yêu lắm đấy! Yêu hay ghét là do cái tâm của ta suy tưởng mà thôi.

Ngày xưa khi còn trẻ, dù là phụ nữ “chân yếu tay mềm”, tôi cũng có nhiều lý tưởng, nghĩ mình là “vô địch thiên hạ”, là “trung tâm của vũ trụ”, có thể phục vụ cho nhân loại bằng con tim trí óc của mình, có thể giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng, hợp lý. Khi ra trường Ban Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh năm 1967, với hoài bão phục vụ cho đồng bào với những gì học hỏi được nơi nhà trường, tôi thấy những vị chỉ huy cao cấp của tôi nơi tôi làm việc sao mà lề mề, tôn trọng nguyên tắc hành chánh quá, tôi đã phải thốt lên “Xin quí vị hãy để cho bọn trẻ chúng tôi tiến lên và làm cho quí vị xem.” Tôi đã làm việc một cách hăng say quên cả giờ giấc, nhiều khi đem cả hồ sơ về nhà để giải quyết cho kịp thời, nhanh chóng để cho hồ sơ không bị ối đọng trên bàn viết của tôi vì nếu một ngày tôi chậm trể trong công việc là sẽ có hàng trăm người dân khốn khổ thêm một ngày phải chờ đợi sự trợ cấp giúp đở của chính phủ. Tôi thường nghĩ rằng: trong bất cứ hoàn cảnh nào, triều đại nào, chính thể nào, người dân vẫn là người đáng thương nhất, đáng được giúp đỡ nhất khi họ cần được giúp đỡ, đó mới là công đạo, là hợp với ý trời, mà những kẻ sĩ như chúng tôi phải tri hành. Trong ý nghĩ đó, tôi đã cố gắng làm việc sao cho không thẹn với lương tâm chức nghiệp của một người đã được đào tạo ra để phục vụ cho dân, cho nước. Tôi nghĩ thế!

Tuy nhiên cuộc đời đã dạy cho tôi biết rằng đôi khi lý tưởng, hoài bão tốt đẹp đó không thể thực hiện được, vì lắm lúc “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, vì “một con én không thể làm nên mùa Xuân” và vì cơ trời vận nước. Trong phạm vi khả năng, quyền hành và chức vụ của tôi ở cấp trung ương, tôi đã giải quyết nhanh chóng mọi yêu cầu giúp đở các nạn nhân chiến cuộc ở địa phương qua các tờ trình, báo cáo của các trưởng ty xã hội địa phương để các nạn nhân sớm lảnh được tiền cứu trợ. Các nạn nhân đáng thương này có nhận được đầy đủ tiền cứu trợ sớm hay muộn, đầy đủ hay không một phần là trách nhiệm, lề lối làm việc của các viên chức địa phương sở tại. Có nhiều nơi các nạn nhân phục hồi lại đời sống bình thường một cách nhanh chóng là nhờ sự hợp tác chặt chẻ, giải quyết nhanh chóng của các cấp chính quyền trung ương và địa phương, có nhiều nơi người dân phải chờ đợi một thời gian dài hơn vì lý do an ninh hay nhiều lý do khác nữa.

Con người ai cũng có cái tâm tốt và cái tâm xấu luôn luôn tranh chấp nhau. Nếu cái tâm tốt thắng thế thì thiên hạ thái bình, nhưng nếu cái tâm xấu thắng thế thì tất sinh chiến tranh loạn lạc. Cái tâm tham, sân si, đã làm con người sống trong cảnh khổ triền miên và ngày hôm nay cái giá tự do mà ta phải trả là:

Nay mới thấy Tự Do là rất quí
Phải trả bằng xương trắng với khăn tang
Bằng biệt ly, bằng cửa nát nhà tan
Bằng kiếp sống nổi trôi nơi xứ lạ (SL)


Ngày nay trải qua bao nhiêu đau khổ sau một cuộc đổi đời, tai nghe mắt thấy những khổ đau của nhân loại vì thiên tai địa hoại, vì chiến tranh, vì nghèo đói, tôi cảm nhận rằng nếu con người bớt đi tham, sân, si thì thế giới sẽ hòa bình an lạc, nếu con người biết yêu thương nhau thì trần gian sẽ là thiên đường hạnh phúc.

Nhưng tôi làm được gì khi tôi chỉ là một con người bé nhỏ trong cái thế giới mênh mông, rộng lớn này. May mắn thay, tôi còn được một chút lòng tin rằng con người ai cũng có cái thiện tâm vì “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Con người có cái “ tâm ác” đôi khi vì hoàn cảnh xã hội đang sống trợ duyên cho “cái ác” xuất hiện, nhưng nếu được giáo dục tốt, ngăn ngừa, sửa chữa thì cái “thiện tâm” kia xuất hiện trở lại.

Thời gian trôi qua nhanh chóng, thoáng chốc mà tôi đã đến cái tuổi không còn trẻ nữa. Những hăng say nồng nhiệt của thời tuổi trẻ bây giờ hình như giảm bớt đi và tôi có một cái nhìn thận trọng hơn với mọi sự việc trên đời nhưng trái tim tôi vẫn còn biết rung động với những tình cảm ngọt ngào, thiêng liêng phát xuất từ những con tim của những con người chân chính. Tôi vẫn yêu thơ thích nhạc, tôi vẫn thấy buồn man mác khi mùa Thu đến, và vui tươi sống động lúc Xuân sang. Tôi vẫn thấy xúc động trước một sự bất công hay thấy ai đó bị ngược đãi, kỳ thị. Tôi thích đọc sách, nghiên cứu những phương thức đem đến cho mình sức khỏe lành mạnh và làm thế nào để có một tinh thần an vui, tĩnh lặng, nhưng cũng không quên học hỏi thêm những kiến thức tiến bộ của khoa học kỷ thuật vì tôi vẫn thường nghĩ: “học như thuyền đi nước ngược, không tiến ắt phải lùi” và việc học không lúc nào muộn cả ở bất cứ tuổi nào. Lý tưởng phục vụ cho tha nhân của tôi vẫn còn đó nhưng được thực hiện dưới một hình thức nhẹ nhàng hơn qua thơ văn, qua những chia sẻ những kiến thức mà tôi lảnh hội được từ sách vỡ, bạn bè, qua những tình cảm thân ái trao gửi cho nhau. Tôi thường quan niệm rằng: “Nếu bạn không làm được việc gì lớn lao có ích lợi cho đồng bào, tổ quốc thì ít nhất bạn cũng không nên làm gì để hại ai cả, bạn cần phải sống và làm những gì không trái với lương tâm của mình như thế cũng tốt rồi.” Bạn có đồng ý với tôi chăng?

Đến một tuổi nào đó, bạn cũng như tôi sẽ thấy sức khoẻ và tinh thần an tĩnh là một đìều quan trọng hơn là tiền bạc và danh vọng vì trên thực tế chưa hẵn được giàu sang và có danh vọng là có hạnh phúc vì đôi khi những thứ ấy lại là cái họa cho mình nữa. Sự đổ vỡ của nhiều gia đình giàu sang, những cái chết thê thảm của những nhà độc tài trên thế giới đã chứng minh cho ta thấy điều đó là đúng. Có phải chăng những việc làm “trên thuận với thiên lý, dưới hoà với nhân đạo” mới có thể làm cho bạn thấy đời sống tinh thần của mình được an lạc hơn chăng? Dĩ nhiên bạn cần phải có một đời sống vật chất đầy đủ, có công ăn việc làm lương thiện, vững chắc để cho gia đình bạn, con cái bạn an tâm học hành công thành danh toại. Điều tôi muốn nói là làm sao bạn biết dừng lại đừng tham lam quá đáng. Đức Phật đã dạy tham, sân si, là nguồn gốc của biết bao tội lỗi khiến con người phải trầm luân trong vòng sinh tử luân hồi. Tuy biết là thế nhưng chúng ta vẫn chưa thể nào khắc phục đưọc ba nghiệp chướng to lớn đó, phải không bạn? Hy vọng với sự quyết tâm hành trì tu tập, theo thời gian ít nhiều gì chúng ta sẽ giảm bớt những nghiệp tội tham, sân, si.

Một điều tôi luôn luôn nghĩ đến để cho lý tưởng phục vụ nhân quần xã hội của tôi vẫn còn giữ vững cho đến ngày nay là tôi phải luôn cố gắng trau dồi kiến thức của mình qua sự học hỏi nơi những người bạn của mình, qua sách vỡ, qua những phương tiện truyền thông, qua kỷ thuật khoa học tân tiến hiện đại như tôi đã nói ở trên. Ngày xưa còn bé, với những thành công nho nhỏ của mình trên bước đường học vấn, tôi cứ tưởng mình là nhân vật quan trọng số một, một VIP trong cơ quan, đoàn thể mà tôi tham dự. Bây giờ theo năm tháng, tôi mới biết rằng “cao nhân tắc hữu cao nhân trị” và nếu nói theo phim truyện Hồng Kông mà tôi thường xem là “trường giang sóng sau dồn sóng trước” cho nên tôi càng phải học hỏi nhiều hơn nữa.

Nhưng “học” là một chuyện mà “hành” lại là một chuyện khác nữa, bạn ạ! Nếu bạn đem sở học của mình để phục vụ cho nhân quần xã hội sống trong an bình hạnh phúc thì là một điều tốt, nhưng nếu bạn đem tài học của mình để phục vụ cho những viêc làm tàn ác có lợi cho cá nhân mình, cho đoàn thể mình, cho quốc gia của mình thì sẽ tác hại cho nhân quần xã hội biết là dường nào. Lich sữ cổ kim Đông Tây đã bao lần chứng minh điều đó là đúng. Một người có học mà không có đạo đức là một thảm họa cho nhân loại, Bạn dồng ý chứ?

Tóm lại, làm được một người tốt sống với lý tưởng tốt đẹp của mình quả là việc khó, phải không bạn? Nhưng tôi tin rằng Bạn và tôi sẽ làm được vì tôi vẫn tin tưởng rằng con người vẫn còn có một chút điểm lương tâm tàng ẩn trong người vì “nhân chi sinh tính bản thiện” mà lị!. Nếu hội đủ duyên lành thì cái thiện tâm kia sẽ xuất hiện.

Xin mượn những vần thơ dưới đây để làm kết luận cho bài tâm tình này

Con người vốn có sẵn mầm thiện ác
Tùy cơ duyên hiển lộ cái Thiện Tâm
Như hoa kia vẫn trẩy nụ âm thầm
Trong Đông lạnh chờ Xuân về hé nụ

Dưới tuyết trắng cỏ non kia im ngũ
Tuyết tan rồi cỏ sẽ hiện liền ra
Như vô minh ở nơi cõi ta bà
Trí Tuệ đến Tâm Phật kia hiển lộ (SL)



Xin chúc bạn khai mở khu vườn thiện tâm của bạn để mọi người được cùng nhau sống an lành nơi trần thế.


Sương Lam

(Nguồn: ORTB sô' 381 ngày 7-24-09)


PC
#545 Posted : Friday, July 24, 2009 4:28:40 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam

Trong phòng ngủ em cái closet có cửa gắn toàn kiếng thủy (gương), từ ngày đọc mấy bài về vụ này lại đâm ra ơn ớn.

PC ơi,
Phòng ngủ của SL cũng rứa!Tongue Hồi cất nhà năm 1988, SL thấy phòng ngủ có gương soi như vậy trông có vẻ rộng lớn hơn ra nên khoái quá!Big Smile Bây giờ nghe PC nói vậy thấy sợ sợ!Tongue Nhưng mà ban đêm ngủ tắt đèn tối thui hết nên phòng có kiếng cũng như không.Big Smile Tụi này ở nhà này cũng 21 năm rồi mà không thấy gì hết có lẻ trong phòng ngủ này có nhiều kinh sách để SL đọc trước khi ngủ nên ma quỷ sợ chăngWink
Nhưng mà SL vẫn tin rằng mình ăn hiền ở lành (cứ cho là thế đi cho an bụng! Smile) nên tối ngủ thẳng o tới sáng luôn.Big Smile Nếu có nằm mộng thì cũng có thiên long hộ pháp dẫn lối đưa đường quay về thần xác đúng thần xác cũ.Big Smile


Thật sự em cũng áy náy và hơi lo lắng vì đã lỡ đăng cái post gây ớn ớn, gây hoang mang như trên. Làm cho người khác sợ cũng là gây nghiệp sợ đó chị nhỉ? Dù là cái infor đó là em nghe từ các bài giảng của thầy Tuệ Hải.
Và lại em cũng lượm lặt từ trong cuộc sống những tin tưởng chưa được khoa học xác nhận. Thí dụ như liên quan tới chuyện vía gì đó. Hồi nhỏ trong nhà hay đùa giỡn, anh chị em nhà em lấy lọ nghẹ vẽ lên mặt đứa đang ngủ thì bị me em rầy, nói là mày làm vậy rồi cái vía nó xuất ra, lúc trở về thấy cái mặt khác (vì có lọ nghẹ) thì cái vía nó không dám nhập vô.

Em cũng đồng ý với chị, dù tin theo tôn giáo hay khoa học thì một người ăn hiền ở lành cũng được thảnh thơi tâm trí, tối ngủ không mộng mị, hay nếu có mộng thì mộng cũng an lành. Đối với em thì ngủ mà nằm mơ thấy ác mộng là cả một hình phạt, ngủ không được trằn trọc cả đêm cũng hết là "tiên" rồi. Vì vậy cho nên trước khi đi ngủ là em tránh uống trà đậm, cà phê, và nhất là tránh nghe, coi phim, đọc sách về những chuyện kinh dị, buồn phiền.

Tâm tình chị qua bài viết vừa đăng thật cũng phản ảnh phần nào tâm tư em lúc nhỏ. Nhiều lúc em nghĩ nếu quốc gia được cai trị bởi những kẻ có lý tưởng tốt đẹp như chị vậy thì may mắn cho đất nước ta biết mấy. Rất tiếc là chưa được mấy năm phục vụ cho quê hương chị đã không được dùng tài sức và lý tưởng của mình cho nó nữa. Thật là Black Eye!



Sương Lam
#546 Posted : Saturday, July 25, 2009 3:09:15 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

PC ơi,

1.-SL luôn nghĩ rằng: hôm nay dù mình không làm được chuyện gì tốt nhưng mình cũng không làm chuyện gì xấu, như thế tâm trí mình mới được an tĩnh, như vậy là tốt rồi.Blush Dĩ nhiên SL không dám uống cà phê hay trà đậm trước khi đi ngủ như lời khuyên của bác sĩ vì như thế sẽ khó ngủ.
Thú thật SL chưa dám học hành Thiền dù cũng đã đọc nhiều sách hướng dẫn cách hành Thiền, có lẻ vì chưa đến lúc thuận duyên, nhưng trước khi đi ngủ, SL thường đến lạy Phật và bàn thờ tổ tiên dăm ba phút. Blush
Chính những giây phút tịnh an tâm trí như thế cũng đủ giúp mình tin tưởng rằng lúc nào mình cũng được ân trên phù hộ để được sống an bình, ngủ không mộng mị. Mình phải dựa vào tự lực (không làm điều gì xấu trong ngày về thân, khẩu, ý) và cũng cần phải dựa vào tha lực( Phật, bồ tát v..v , ông bà phù hộ) thì tâm trí mình mới được an tĩnh. SL cũng xin thú thật mỗi khi gặp chuyện bực mình trong ngày, chắc chắn là ngày đó SL cũng phải..."thao thức canh trường" rồi mới ngủ được.Blush. Mình là phàm nhân mà, làm gì không có đôi lúc không gặp những chuyện bực mình chứ? Big Smile

2.- Cám ơn PC đã cùng một tâm cảm như SL hồi trẻ,và như SL đã tâm tình thì việc thực hiện lý tưởng của mình vẫn được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau qua từng giai đoạn tuổi đời. Điều quan trọng là mình vẫn có còn giữ gìn lý tưởng đó theo tuổi đời, theo thời gian hay không mà thôi?Wink
Sương Lam
#547 Posted : Tuesday, July 28, 2009 4:01:30 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào các bạn,

Ở bên MCTNTL, SL vừa mới post một tài liệu về Tuổi Già xong. SL chạy qua đây để chia sẻ với các niềm vui của những người không còn trẻ nữa của Hội Người Việt Cao Niên Oregon mà SL được hân hạnh nằm trong danh sách thành viên của Hội.TongueBig Smile

Hy vọng khi các bạn đọc bài này và ngắm nhìn tạm một số hình ảnh SL mới resize lại để đưa lên đây, các bạn cũng sẽ thấy tuổi già không có gì đáng sợ mà lại vui nữa khi chúng ta biết sống như thế nào trong lúc....không còn trẻ nữa.Big Smile Khi nào làm xong Slideshow về buổi picnic này, SL sẽ post lên sau nhé.Wink

Chụp chung lúc mới đến (chưa đủ vì một số hội viên đi trể)



Trò chơi vỗ tay, dậm chân, lắc mông của cô Connie






Hoa thân ái vẫn nở ở nơi đây

Viết tặng quí hội viên Hội Người Việt Cao Niên Oregon

Sương Lam


Portland vào nắng Hạ đã làm cho những người không còn trẻ nữa của Hội Người Việt Cao Niên Oregon ( HNVCNOR) phải “xuống đường” đi tìm bóng mát ở công viên Laurehurst đường SE 39 ngày thứ bảy 7-25-09 vừa qua, để vừa được hưởng không khí trong lành ngoài trời dưới tàng cây bóng mát, vừa được gặp bạn bè để vui đùa trong tuổi hoàng hạc này.
Đây là đề nghị hay lạ của cô Mary Nguyễn, người thủ quỹ trẻ đẹp duyên dáng nhất của Hội NVCNOR, một nữ lưu tài giỏi “thập bát ban võ nghệ”, linh hoạt, vui vẻ, lúc nào cũng nhiệt tình giúp đỡ mọi người trong mọi sinh hoạt của Hội nên rất được sự yêu mến của toàn thể hội viên.

Từng người và từng người đến tham dự buổi pinic với nhiều món ăn do “bếp nhà ta nấu” hay “món ngon ta order” với nụ cười trên môi. Bộ trang phục gọn gàng đã giúp ai nấy trông trẻ trung hẵn lên. Bravo!
Thêm vào đấy, những khuông mặt trẻ của cô Connie, của các anh Anthony, Trí Trần thuộc cơ quan IRCO và Asian Family Service Center đã làm cho không khí họp mặt thêm phần tươi mát. Những người trẻ này đến đây để trình bày về cuộc điều tra thăm dò ý kiến của một chương trình bảo vệ sức khoẻ dành cho phụ nữ sẽ được thực hiện vào tháng 1-2010. Có khoảng hơn 30 hội viên và thân hữu đến tham dự buổi họp mặt ngoài trời này và được giới thiệu tên nhau qua trò chơi giới thiệu tên rất hào hứng.

“Có thực mới vực được đạo” nên tất cả các tham dự viên được mời “hẩu xực” trước rồi mới bắt đầu các trò chơi kế tiếp.

Trời xanh xanh, nắng hanh hanh, công viên Laurehurst hôm nay rộn vui lên với niềm vui và nụ cười của những người “dừng bước giang hồ” đến nơi đây trốn nắng và tìm niềm vui mới.

Trên đồi cao bên kia, một nhóm cao niên người Mỹ đang thực hành những động tác nhịp nhàng của các thế Tai Chi. Nơi góc vườn bên nọ, một nhóm người đang trang hoàng chuẩn bị tiệc cưới chiều nay lúc 4 giờ. Vui nhất là dãy bàn bên này, dưới tàng cây bóng mát, những người cao niên Việt Nam đang ăn uống, chuyện trò vui vẻ. Xa xa hơn nữa, đàn vịt đang tung tăng bơi lội trong hồ nước trong xanh hoặc xúm xít bên nhau tranh giành những mẫu bánh mì vụn hay những hạt đậu phọng do khách nhàn du thả xuống. Những đứa bé chạy lon ton theo cha mẹ, những khách bộ hành đang nhẹ từng bước chân thảnh thơi trên những con đường nhựa xám quanh công viên. Ôi! Quả thật là một thiên đường hạnh phúc :

Thiên đường không ở đâu xa
Ở ngay thế giới ta bà này đây
Ở trong hoa lá cỏ cây
Trong mưa, trong nắng, trong mây ngang trời. (SL*)


Quí ông an vị trên những ghế xếp, bàn chuyện thời sự Đông, Tây, Nam, Bắc. Quí bà vây quanh bên chiếc bàn dài, nói chuyện gia chánh nữ công, truyền thụ cho nhau những “tuyệt chiêu” trong ngành ẩm thực. Thật nhàn nhã! Thật an bình!

Cô Connie mở màn chương trình vui nhộn với bài hát vỗ nhịp tay, dậm đôi chân, lắc cái mông tại chỗ với sự hưởng ứng của hầu hết khách tham dự tại bàn ăn. Cô Mary tiếp nối chương trình với màn chuyền nhau cái nón đang đội sang bên phải, sang bên trái trên đầu người ngồi kế tiếp theo nhịp còi tu huýt thổi một, hai. Những cái nón rớt lên rớt xuống hay dồn cục lại một chỗ đem lại những trận cười thoải mái của sở hữu chủ các chiếc nón đó.

Ăn xong, tất cả tập họp vòng tròn để sinh hoạt tiếp theo những trò chơi
giống như trò chơi các hướng đạo viên thường chơi.

Tinh thần thi đua đồng đội được thực hiện qua trò chơi luồn vòng dây thun qua nguời và tháo gở ra khỏi người thế nào cho nhanh để chuyển sang người bạn kế tiếp và cứ tiếp tục như thế cho đến hết 3 vòng dưới sự trọng tài của anh Minh Nguyễn. Đội nào làm xong trước được xem như thắng cuộc.

Chị Sương Lam đưa mọi người trở về tuổi ấu thơ học lớp tiểu học với trò chơi tập thể thao “chim bay, cò bay, đôi dép bay” . Những cánh tay đưa lên đưa xuống, những thân hình lắc lư chuyển động là một dịp để gân cốt các quí vị cao niên có dịp hoạt động. Lại cười vui rộn rã.

Vui nhất là màn truyền thông tin tức nhận được từ người nhận đầu tiên đến người nhận cuối cùng của hai đội, mỗi đội 5 người, bằng cách viết chữ trên lưng người ngồi phía trước hay rỉ tai nho nhỏ do cô Mary và chị Sương Lam phụ trách. Đây là trò chơi giúp quí vị cao niên tham dự trò chơi có dịp múa máy bàn tay năm ngón và vận dụng trí nhớ của mình. Kết quả cuối cùng đã chứng minh rằng các tin tức truyền đi từ người này đến người khác đã bị “tam sao thất bổn” nếu người trao và người nhận tiếp nhận tin tức không chính xác, rõ ràng. Cả hai đội thắng và đội thua đều được nhận phần thưởng chìa khoá vàng do cô Mary thân tặng. Cám ơn cô Mary nhiều lắm.
Có nhìn những nụ cười vui vẻ, tinh thần hướng ứng, tinh thần tham gia đồng đội của các vị cao niên ngày hôm ấy mới thấy rằng tuổi trẻ hay tuổi già, tuổi nào cũng cần có bạn để vui đùa bên nhau. Tình cảm thân ái và nụ cười sẽ giúp bạn yêu đời, yêu người hơn và nhờ thế có thể kéo dài tuổi thọ .
Sau phần nghỉ giải lao, bác sĩ Bùi Trọng Căn, thành viên của cả hai hội cao niên Beaverton và Oregon kể chuyện sự tích bà Nữ Oa đội đá vá trời và các vị nữ lưu nổi tiếng ngày xưa đã làm cho quí bà tủm tỉm cười khoái chí.
Màn kể chuyện họp mặt bạn cũ trường trung học Võ Tánh Nha Trang ngày xưa của anh Tâm Nguyễn đã đưa ta về với kỷ niệm tuổi học trò ngày cũ. Anh Phú Nguyễn, hội trưởng HNCNOR ngâm bài thơ trường làng và thầy gíáo cũ lớp 5 ngày xưa, tạo cho không khí buổi họp mặt thêm phần thi vị thi văn tao đàn.

Quan trọng nhất là phần giới thiệu Bản Tin số phát hành đầu tiên được ra mắt ngày hôm nay do anh Thái Kế An, hội phó kiêm luôn chức vụ trưởng ban biên tập Bản Tin NVCNOR trình bày. Bản tin này sẽ phát hành hai tháng một lần để thông báo tin tức sinh hoạt của Hội, của cộng đồng, chuyển đạt tâm tình của hội viên qua thơ văn, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về mọi vấn đề sức khoẻ, các phúc lợi công cộng của người cao niên v..v...

Nhìn vào màu vàng nắng Hạ được chọn làm màu của Bản Tin số ra mắt trong dịp hè, đọc những lời tâm tình của các hội viên, ngắm nhìn những hình ảnh sinh hoạt trong các buổi mừng sinh nhật hàng tháng của hội viên được cô Mary trình bày trang nhã, mỹ thuật, chắc chắn các hội viên và người đọc sẽ có một niềm vui nho nhỏ trong ngày. Hy vọng thế!

Tiện đây, người viết cũng xin được giới thiệu sinh hoạt của Hội NVCNOR.

Hội được thành lập vào khoảng năm 1989 và hiện nay được điều hành bởi một ban chấp hành gồm có quí vị sau đây:

Hội Trưởng: Ông Nguyễn Phú.
Hội Phó kiêm Trưởng Ban Biên Tập Bản Tin: Ông Thái Kế An.
Thủ quỹ: Cô Mary Nguyễn.
Thư ký: Bà Nguyễn thị Ngọc Nga.

Hội NVCNOR họp mỗi tháng hai lần vào ngày thứ bảy của tuần lễ thứ hai và tuần lễ thứ tư hằng tháng tại Hollywood Senior Center 1840 NE 40th Ave, Portland, OR 97212 từ 9 giờ sáng đến 12 giờ chiều.

Chương trình sinh hoạt gồm các lớp khiêu vũ thể dục, chia sẻ tâm tình, kiến thức, kinh nghiệm trong các vấn đề sức khoẻ, đời sống gia đình, xã hội, các kỷ thuật khoa học, tổ chức mừng sinh nhật hằng tháng, tương thân tương trợ, quan hôn tang tế v..v...

Số hội viên thực thụ sinh hoạt khoảng gần 40 người. Các hội viên HNVCNOR cũng tham gia đóng góp vào các sinh hoạt cộng đồng để đem lại niềm vui chung cho cộng đồng Việt Nam tại Oregon. Xin xem Bản Tin HNVCNOR mới phát hành để biết thêm chi tiết.

Đời sống con người cần nhất là tình cảm thân ái trao cho nhau và bạn bè để đùa vui, chia sẻ kiến thức, tâm tình. Thời gian trôi qua mau, rồi cũng đến lúc những người trẻ trở thành những vị cao niên. Cuộc sống vật chất tiện nghi, lối sống tôn trọng tự do cá nhân nơi xứ người đã lôi kéo những người trẻ trong gia đình ra khỏi vòng tay nồng ấm của cha mẹ. Hơn nữa, vì ngôn ngữ bất đồng cho nên sự giao tiếp với cộng đồng bạn rất khó khăn, bởi thế người cao niên nơi xứ người luôn cảm thấy cô đơn, lạc lỏng, có cảm giác bị bỏ rơi. Họ cần tìm đến nhau để tìm lại những tình cảm đã mất. Họ cần gặp bạn bè để trò chuyện, để đùa vui.

Người viết xin cám ơn những sáng lập viên Hội NVCNOR, những người bạn trẻ của Nhóm Nhân Ái đã hướng dẫn các lớp điện toán trước đây, những hội đoàn, những ân nhân, những cơ sở thương mại đã giúp đỡ tài chánh, hổ trợ tinh thần cho Hội NVCNOR trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Cũng xin cám ơn toàn thể hội viên đã sinh hoạt thường xuyên để trao cho nhau những tình cảm thân mến, những kinh nghiệm, những kiến thức quí báu.

Xin quí Bạn hãy tích cực tham gia, giúp đỡ các sinh hoạt của Hội NVCNOR dưới mọi hình thức để Hội càng ngày càng phát triển hơn. Bạn sẽ tìm thấy nơi nào có tình cảm quí mến trao cho nhau thì nơi đấy là thiên đàng hạnh phúc. Một điều chắc chắn rằng, qua thời gian Bạn cũng sẽ là những người cao niên, thì những điều tốt lành Bạn làm ngày hôm nay sẽ đem đến cho Bạn niềm vui trong hiện tại và trong tương lai sắp đến. Một việc tốt lành nho nhỏ sẽ là cửa mở đưa Bạn đến thiên đàng hạnh phúc. Bạn đồng ý chứ?
Xin mượn những vần thơ dưới đây để làm kết luận cho bài tâm tình hôm nay của người viết:

Quen hay lạ, trao nụ cười vui vẻ
Đưa bàn tay nắm lấy một bàn tay
Nói với nhau lời thân ái đẹp này
Bạn sẽ thấy cuộc đời đầy nghĩa sống (SL*)


Xin chúc sức khoẻ và mọi sự an lành đến với tất cả mọi người.


Sương Lam

(Nguồn ORTB 382 ngày 7-31-09)

(SL*) trích trong bài thơ Thiên Đường Ở Nơi Đâu của Sương Lam

Trò chơi" chim bay, cò bay" của SL



Trò chơi sợi dây thun



Trò chơi chuyền cái nón của cô Mary



Trò chơi truyền đạt tin tức do Mary và SL phụ trách



và quan trọng nhất là Bản Tin của HNVOR số ra mắt.beerchugBig Smile Cooling


Huệ
#548 Posted : Tuesday, July 28, 2009 8:22:10 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Chị Sương Lam giỏi ghê, thường sinh hoạt với cộng đồng là một điểm son đó chị, Huệ muốn học nơi chị mà chắc phải còn lâu lắm mới bén gót chị được. RoseRoseRose

Vũ Thị Thiên Thư
#549 Posted : Tuesday, July 28, 2009 10:44:43 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Chị Sương Lam

Blush
Sương Lam
#550 Posted : Wednesday, July 29, 2009 4:29:35 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
SL cám ơn Huệ và Thiên Thư đã khích lệ.heart
Bây giờ SL chỉ xin được có sức khoẻ và tinh thần sáng suốt để biết mình cần phải làm gì và làm bằng cách nào để người vui và mình cũng được vui theo.Big Smile

SL thích hoạt động trong lãnh vực văn hóa giáo dục, xã hội cộng đồng một phần là theo gương của cha mẹ, phần khác là hoài bão mà SL ôm ấp từ thuở nhỏ. Cooling Bởi thế khi ra trường, SL đã chọn nhiệm sở là Bộ Xã Hội thay vì Bộ Tài Chánh dù SL học về Ban Kinh Tế Tài Chánh ở HVQGHC ngày xưa. Cooling
Sương Lam
#551 Posted : Sunday, August 9, 2009 10:44:10 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)




Chào các bạn,
Mấy hôm rày, SL đi học lớp "thợ lặn" nên không xuất hiện trên PNV được.Big Smile
Những ngày trong tuần, SL phải chạy show với Mya.heart Cuối tuần Mya về thăm ông bà ngoại nên SL và ông xã mới rảnh đi dung dăng dung dẻ với những người bạn không còn trẻ nữa hoặc đi làm "nghĩa vụ thợ vịn" chỗ nào open job thợ vịn này.Wink
Tuần rồi, hai đứa chúng tôi đi làm "thợ vịn" cho lớp dạy computer của Cộng Đồng Việt Nam Oregon. Về nhà, SL hứng chí viết bài gửi đăng báo ORTB để khích lệ tinh thần ban giảng huấn và học viên. Rose Đây cũng là niềm vui cuối tuần của SL. SL cũng xin được chia sẻ niềm vui này đến các bạn qua bài tâm tình dưới đây:

Tâm tình về lớp điện toán của Cộng Đồng Việt Nam Oregon

Viết tặng ban giảng huấn và học viên lớp điện toán do CĐVNOR tổ chức

Sương Lam


Học trò các trường học ở Portland, Oregon đến tháng 9 này mới tựu trường, nhưng học trò của lớp điện toán do Cộng đồng Việt Nam Oregon (CĐVNOR) tại thư viện Midland lại tựu trường vào ngày thứ bảy 8-1-09 vừa qua sau hai tháng nghỉ hè. Ngày tựu trường đặc biệt này không có “lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc” như nhà văn Thanh Tịnh đã mô tả, mà lại có trời nắng chang chang của “mùa hè đỏ lửa” năm nay ở Portland khi nhiệt độ bên ngoài nhiều khi lên đến hơn 100 độ.

Cũng nhờ vào thông báo tựu trường được đăng trên Oregon Thời Báo và trên website của CĐVNOR, nên các học viên, đa số thuộc lứa tuổi trung niên và cao niên, nhưng lại ham học hỏi, biết ngày giờ tựu trường mà đi học trở lại. Xin cám ơn tuần báo ORTB và thầy Trần Quang Đệ, phó chủ tịch ngoại vụ kiêm trưởng ban giảng huấn của CĐVNOR.

Vợ chồng chúng tôi là những “thợ vịn” của lớp điện toán này nên cũng hăng hái lên đường làm “nghĩa vụ thợ vịn” vì chúng tôi nghĩ rằng: nếu có thêm một người góp sức vào công việc chung thì thêm một niềm phấn khởi cho sinh hoạt cộng đồng người Việt tại Portland, Oregon. Hơn thế nữa, chúng tôi sẽ được học hỏi thêm những điều mới lạ về kỷ thuật điện toán mà chúng tôi chưa biết. Người viết luôn nghĩ rằng: việc học không bao giờ muộn ở bất cứ tuổi nào vì “càng học lại càng thấy mình dốt hơn” vì có rất nhiều điều mình chưa biết đến, cho nên tôi không bao giờ dám tự mãn với sở học hiện tại của mình.

Danh ngôn Á Rập cũng đã ghi rằng: “Có năm bậc để đi đến sự khôn ngoan: im lặng, nghe ngóng, ghi nhớ, hành động, và học tập”. Như vậy học tập rất quan trọng trong đời sống của con người về nhiều phương diện, kể cả phương diện hôn nhân gia đình vì ngày xưa tôi cũng đã đọc ở đâu đấy câu nói “phi cao đẳng bất thành phu phụ”, tạm dịch là “không có học vấn, không có bằng cấp không thể nên duyên chồng vợ”. Đáng sợ nhỉ?

Người viết luôn tâm đắc với câu nói: “Học như thuyền đi nước ngược, không tiến ắt phải lùi”.
Đây là kinh nghiệm bản thân của người viết khi học về sinh ngữ và không thực hành thường xuyên sở học này. Ngày xưa, người viết cũng đã từng học Pháp văn (French) ở bậc trung học và ngôn ngữ Tây Ban Nha (Spanish) ở Portland State University, Oregon, nhưng lâu ngày tôi không có dịp dùng đến nên cái vốn sinh ngữ Pháp và Tây Ban Nha của tôi đã đi đoong rồi! Tôi nói thật đấy và đáng buồn thật!

Bây giờ là thời đại điện toán. Mọi việc đều xử dụng điện toán để giải quyết công việc cho giản dị, tiện lợi, nhanh chóng. Hãy tưởng tượng ngày xưa, nếu muốn thư từ liên lạc hay chuyển gửi tin tức với người thân trong gia đình, bạn bè thân hữu hoặc “người tình già trên đầu non” của bạn, bạn phải mất nhiều thì giờ để viết thư, dán tem và gửi đi những lá thư màu xanh thắm thiết hay màu hồng tình ái này. Nhiều khi, những lá thư màu xanh, màu hồng này lại “bay như cánh chim biển” hay “gửi gió cho mây ngàn bay” mất rồi vì viết địa chỉ sai hay người đưa thư đã đi qua nhưng lại không chuyển gửi thư cho bạn. Ôi! Buồn thay!

Ở thiên niên kỷ 21 này thì việc chuyển gửi thư và hình ảnh thật dễ dàng và nhanh cấp kỳ vì có “ông computer” làm dùm hết cho bạn. Bạn chỉ cần có một địa chỉ email trên internet, biết địa chỉ email của người nhận một cách chính xác rồi, sau khi “đôi lời tâm sự” ngắn dài trên khung viết thư của email, bạn chỉ cần đưa một ngón tay ngà nhấn vào nút send (gửi đi). Trong chốc lát, email của bạn sẽ được chuyển ngay tức khắc đến người nhận với điều kiện người nhận thư cũng phải biết cách gửi thư và nhận thư như bạn đã làm. Thêm vào đấy, bạn có thể gửi hình ảnh có nụ cười duyên dáng của bạn, của gia đình bạn, của thân hữu bạn bằng cách đính kèm hình ảnh trong attachement( hồ sơ đính kèm) hay qua service (dịch vụ) của các website miễn phí như Picasa webalbum, Mediafire, My Space v..v… Úi chào! Nhanh chóng, tiện lợi lại miễn phí nữa!
Bạn không thích sao?

Nhưng…. Chữ “Nhưng” quái ác này đã làm phiền bạn không ít vì bạn phải đi học, phải biết một chút gì về cách xử dụng máy computet thì bạn mới gửi thư, nhận thư được chứ. Có đúng không, hởi bạn thân mến của tôi?

May mắn thay! Cộng đồng Người Việt Oregon đã nhìn thấy nhu cầu thiết thực này của đa số đồng hưong nên đã mở các lớp điện toán miễn phí do các thầy Đệ Trần, thầy Thắng Nguyễn, thầy Tuấn Đặng thuộc Nhóm Nhân Ái phụ trách giảng dạy từ tháng 7 năm 2008 dành cho đồng hương Việt Nam cư ngụ tại Portland và vùng phụ cận với sự hổ trợ cuả cô Anne Trần thuộc thư viện Midland, tọa lạc tại số 805 SE 122nd Ave, Portland, Oregon vào mỗi sáng thứ bảy của tuần lễ thứ nhất trong tháng từ 10 giờ sáng đến 1 giờ trưa.

Trong một năm qua, những điều căn bản về điện toán đã được giảng dạy: cách thiết lập một địa chỉ email, thành phần của máy điện toán (hardware, các chương trình để viết email và chuyển gửi email (software) đã được giảng dạy để các học viên có một kiến thức căn bản về điện toán.

Ngay cả chính bản thân của vợ chồng chúng tôi dù được bạn bè hay con cái chỉ dẫn cách xử dụng điện toán ở nhà rồi, cũng chỉ biết làm theo cách hướng dẫn của họ bằng cách rán nhớ phải nhấn nút này một cái, nhấn nút kia hai cái, chứ không biết những điều căn bản và cách xử dụng điện toán theo đúng như sách vỡ thế nào? Cũng nhờ sự hướng dẫn của mấy “thầy giáo trẻ” nói trên mà những “học trò già” như chúng tôi ở Hội Người Việt Cao Niên trong mấy năm qua và trong các lớp học điện toán miễn phí do CĐVNOR tổ chức trong hiện tại, cho nên ngày nay, chúng tôi không những đã có một số kiến thức căn bản về computer mà còn biết thêm cách làm video, slideshow, download (tải xuống) nhạc vàng, phim ca vũ nhạc kịch, cải lương, phim truyện Hồng Kông, Đại Hàn xem mệt nghỉ cho vui trong tuổi không còn trẻ nữa này. Xin cám ơn quí “thầy giáo trẻ” của tôi. Smile!

Phu quân của người viết bây giờ đã biết làm video ghi lại hình ảnh sinh hoạt của gia đình, những chuyến du lịch và hữu ích nhất là các video ghi lại những bài giảng đã học để đưa lên website của CĐVNOR hầu giúp cho quí vị học viên ôn tập bài học khi cần đến. Tuy nhiên, ban giảng huấn cũng không quên làm thành các DVD hẳn hoi để gửi đến học viên nào không muốn xem video qua internet. Xin quí vị đến học các lớp học kế tiếp để có DVD. Mỗi DVD giá $5.00. Tiền này chỉ đủ để thực hiện, in ấn các DVD mà thôi. Sau khi có DVD, các học viên có toàn quyền sao chép và gửi cho bà con, bạn bè cùng học hỏi, nhưng ban giảng huấn tuyệt đối nghiêm cấm không được bán DVD lớp học nếu không được sự chấp thuận của ban giảng huấn.

Chẳc hẵn bạn cũng đã có lần nghe qua câu ca dao dưới đây:

Qua sông thì phải bắt kiều (cầu)
Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy.


Các thầy giáo trẻ đã ra công hướng dẫn chúng ta học thêm những tiến bộ khoa học kỷ thuật điện toán một cách miễn phí, thì chúng ta, những học trò mặc dầu tuổi đời đã vào tuổi trung niên hoặc cao niên, nếu muốn mở mang kiến thức xin hãy cố gắng thu xếp thờì giờ để đến học các lớp điện toán này một cách đều đặn. Đó cũng là một hình thức yêu mến thầy, phải không bạn?

Dĩ nhiên là có những vị học viên vì vấn đề sinh kế, công ăn việc làm nên phải tranh thủ “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm thứ bảy”, hoặc những vị học viên cao niên, học chữ nhớ chữ quên, nếu chúng ta có một chút thiện chí và quyết tâm học hỏi, xin hãy cố gắng tham gia đầy đủ các lớp học và thực hành thường xuyên những bài đã học, thì chắc chắn quí vị sẽ thành công trong việc học điện toán này. Lúc đó, “học trò già” sẽ thấy vui vì học được những điều mới lạ và “thầy giáo trẻ” lại càng vui gấp bội vì công sức và thiện chí của mình bỏ ra không uổng phí chút nào.

Ngày tựu trường của lớp điện toán miễn phí ngày thứ bảy 8-1-09 vừa qua có 22 học viên tham dự trong đó có 8 người là học viên mới. Có nhiều học viên cũ vắng mặt, có lẻ còn đang nghỉ hè hay bận việc hoặc không đọc được thông báo nhập học trên ORTB.

Người viết đã làm “thợ vịn” cho lớp học điện toán miễn phí này ngay từ ngày mới khai giảng tháng 7-2008 cho đến ngày nay, nên rất vui khi gặp các học viên cũ và mới, nhưng cũng rất buồn khi thấy thiếu vắng khuông mặt những học viên cũ, những thiện nguyện viên trẻ đã một thời làm bạn đồng hành với người viết trong các lớp điện toán này.

Tình cảm thân mến nhau dù là ít ỏi nhưng vẫn là tình cảm thân ái đối với những người sống nhiều về tình cảm. Người viết lẳng lặng đứng ở cuối phòng quan sát lớp học. Trên kia, thầy Đệ, một người trẻ đầy nhiệt huyết và thiện chí đang giảng bài qua một màn ảnh lớn. Phía dưới, trên 3 dãy bàn dài với 12 máy computer của thư viện và các laptop của các học viên tự mang theo, các học viên tuổi đời trên 30 đang chăm chú theo dỏi bài giảng. Một tình cảm thân ái vô hình đang bao trùm toàn lớp học.
Một cảm xúc vui vui và một cảm xúc buồn buồn đến với người viết cùng một lúc. Vui vì thấy cả thầy lẫn trò đã có thiện chí đến với nhau để truyền trao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỷ thuật điện toán. Buồn vì số học viên cũ vắng mặt khá nhiều. Hình như có một số học viên đã không thể đi hết “đoạn đường chiến binh” trong việc học điện toán vì nhiều lý do? Hình như lớp học đã giảm bớt đi niềm phấn khởi lúc ban đầu?
Thôi thì, thầy vẫn cứ dạy, học trò vẫn cứ học, phu quân tôi vẫn quay video và tôi vẫn làm “thợ vịn”. Hy vọng mỗi người sẽ tìm được niềm vui nho nhỏ cuối tuần theo cách nghĩ riêng của mỗi người.

Tiện đây, người viết xin được nhắc lại chương trình các lớp học trong lục cá nguyệt 2009 này là thứ bảy ngày 1 tháng 8, ngày 5 tháng 9, ngày 3 tháng 10, ngày 7 tháng 11 và ngày 5 tháng 12 từ 10 giờ sáng đến 1 giờ trưa tại thư viện Midland, 805 SE 122nd Ave, Portland,OR 97233 với đề tài “Cách dùng chương trình Microsoft Word 2007”.

Nếu muốn biết chi tiết về lớp điện toán, xin gọi cho thầy Trần Quang Đệ ở số 503-484-6728 hoặc email lophocdientoan@congdongvietnamoregon.org

Để biết thêm về các lớp điện toán (xem bài học, xem video) xin vào mạng lưới toàn cầu:

http://www.congdongvietnamoregon.org


Người viết chỉ là một bình dân bá tánh tầm thường trong cộng đồng người Việt tại Portland, luôn luôn có cảm tình với bất cứ sinh hoạt cộng đồng nào đem lại lợi ích chung và thiết thực cho cộng đồng Việt Nam, nên mới có đôi lời tâm tình này để cám ơn ban chấp hành CĐVNOR và ban giảng huấn đã bỏ nhiều công sức thực hiện các lớp học điện toán miễn phí này.

Người viết cũng xin thành thật khen ngợi những học viên cũ, mới đã, đang và sẽ tham dự các lớp học điện toán vì nhiều hay ít, quí vị cũng đã và đang góp phần cho các sinh hoạt cộng đồng thêm phần khởi sắc vì người viết đã nhìn thấy được nụ cười và tình thân ái của quí vị mỗi khi quí vị đến lớp học.
Chúng ta mỗi người một bàn tay, một chút lòng thành, một chút đóng góp, một chút hổ trợ cho nhau thì cộng đồng Việt Nam ta mới phát triển mạnh mẻ được. Quí vị đồng ý chứ?

Xin mượn những lời thơ dưới đây để làm kết luận cho bài tâm tình về các lớp điện toán hôm nay.

Tuổi đời dẫu trẻ, già không đáng kể
Nếu ta cùng thực sự quí mến nhau
Hãy trao nhau sự vui vẻ ngọt ngào
Ta tìm được thiên đường và hạnh phúc . (SL*)


Xin chúc sức khoẻ và an lành đến toàn thể ban chấp hành CĐVNOR, ban giảng huấn và các học viên các lớp điện toán miễn phí tại Portland, Oregon.


Sương Lam

(SL* trích trong bài thơ Thương Yêu và Nhân ái của Sương Lam)

(Nguồn: ORTB số 383 ngày 8-7-09)






PC
#552 Posted : Monday, August 31, 2009 5:13:38 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam
Chẳc hẵn bạn cũng đã có lần nghe qua câu ca dao dưới đây:

Qua sông thì phải bắt kiều (cầu)
Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy.



Câu ca dao mà em hay nghe là:

Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy

Thắc mắc cầu kiều hay cầu Kiều?
Sương Lam
#553 Posted : Thursday, September 3, 2009 2:12:42 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

Câu ca dao mà em hay nghe là:

Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy

Thắc mắc cầu kiều hay cầu Kiều?



PC ơi,
Thế là PC bị ám ảnh bởi nàng Kiều rồi.Big Smile
Theo SL hiểu: "kiều" ở đây có nghĩa là "kiều lộ" tạm hiểu là "đường xá cầu cống" vì ngày xưa ở Việt Nam có Nha Kiều Lộ phụ trách việc sữa chửa, xây cất cầu cống, đường lộ trong nước.
Chữ "kiều " dùng ở đây hình như dư thừa, chỉ dùng để cho đúng âm luật với câu thơ lục bát ở trên mà thôi ("kiều" vần với "yêu")
Sương Lam
#554 Posted : Thursday, September 3, 2009 2:27:36 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)



Chào các bạn,
Chúng ta hình như ít nhiều gì cũng đã một đôi lần làm công việc "vác ngà voi"?Question. Nhất là những vị trong ban điều hành của các Forum như Forum Phụ Nữ Việt chẳng hạn?Wink
SL chỉ xin có một đôi lời tâm sự về niềm vui nỗi buồn của quí vị vác ngà voi trong lảnh vực sinh hoạt cộng đồng vì SL cũng là...người trong cuộc trần ai này.TongueBlack EyeBig Smile

Hy vọng bạn cũng tìm thấy đâu đây hình ảnh của mình trong cuộc trần ai đó qua bài tâm tình dưới đây.beerchug

Niềm Vui Nỗi Buồn Của Những Người Vác Ngà Voi

Thân kính tặng những người đã từng vác ngà voi.

Sương Lam

Trước hết chúng ta cần nhận diện “người vác ngà voi” là ai vì người Việt chúng ta thường đọc, nghe và thấy câu văn như sau “Ăn cơm nhà đi vác ngà voi thiên hạ”

Đó có thể là…
“Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt” đã quên giờ hẹn đưa người yêu đi shopping vì chàng bận đi họp với Ban Chấp hành Cộng Đồng Việt Nam để hoạch định chương trình Lễ Tết Trung Thu sắp đến. Thế nào chàng cũng bị nàng giận dỗi, mắng yêu: “Anh lại đi vác ngà voi!”

Hoặc là…
“Nàng là cô gái trời cho đẹp” dự định “em sẽ đến thăm anh một chiều mưa”, nhưng lại bận tập dợt cho màn trình diễn thời trang giúp vui ngày Hội Tết Sinh Viên Việt Nam, nên nàng đành lỗi hẹn cùng chàng. Dĩ nhiên chàng sẽ nổi cáu thốt lời: “Em lại đi vác ngà voi!”

Chắc hẵn là …
Ông chồng “tuổi độ cao niên” cuối tuần quên đưa vợ con, cháu nội đi thưởng thức tô phở tái, nạm, gầu, gân, sách, vè dòn, ngầu pín, nước béo hành trần vì ông phải ôm computer để thực hiện DVD cho lớp điện toán miễn phí của cộng đồng. Ông sẽ được bà nhẹ nhàng nhắc nhở: “Ông lại đi vác ngà voi!”

Hay là…
Bà vợ tuổi độ “nữa chừng xuân” bỏ cả nồi niêu son chảo, bếp núc ở nhà gia nhập vào ban tiếp tân đón chào quan khách đến tham dự lễ phát thưởng cuối năm của Trường Việt Ngữ Văn Lang. Bà sẽ được ông châu mày chắc lưỡi: “Bà lại đi vác ngà voi!”

Và cũng có thể là…
Các em sinh viên, học sinh nhỏ tuổi, gái trai, chiều nay phải ở lại trường sau giờ học để tập hát bài “Việt Nam! Việt Nam!” cho buổi văn nghệ Tết ở trường. Thế nào cũng bị cha mẹ hay anh chị ngồi đợi ở ngoài xe thở dài, than thở: “Tụi nhỏ lại bắt đầu đi vác ngà voi!”

Tóm lại, những người già, trẻ, lớn, bé, gái, trai có thiện chí, bỏ thời giờ, tiền bạc, công sức để đi làm những chuyện xã hội, xây dựng cộng đồng, đem niềm vui, nụ cười đến cho người khác, mà không nhận được một “penny” nào, đều là những người “ăn cơm nhà, đi vác ngà voi thiên hạ”.
Họ có thể là những vị “chức sắc” trong ban tổ chức, và cũng có thể là những người “vô danh tiểu tốt” không cần ai biết đến họ tên.


Trong cuộc trần ai “Chợt sinh ra thì đà khóc chóe. Đời có vui sao chẳng cười khì” này, con người chúng ta bao giờ cũng bị lôi cuốn miên man với bao nhiêu là niềm vui, nỗi buồn. Dĩ nhiên, những người vác ngà voi cũng có niềm vui nỗi buồn của họ.

Trước hết xin nói về những niềm vui.

Có tổ chức những buổi lễ phát thưởng học sinh xuất sắc, cuộc thi viết văn, buổi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, cuộc thi hoa hậu áo dài v…v…mới thấy rằng con em mình học giỏi rất đông. Chúng ta đã từng hảnh diện với những thành công trên đường học vấn của con em chúng ta nơi xứ người. Hơn thế nữa, con em chúng ta vẫn còn nhớ tới cội nguồn dân tộc, nhất là vẫn còn tình thương yêu quê hương nhân loại thiết tha.

Người viết đã từng đọc những bài viết văn dự thi của học sinh về tình yêu quê hương, về việc giảng dạy và duy trì tiếng Việt tại học đường, đã từng làm giám khảo các cuộc thi “Đố vui để học”, vì thế người viết vô cùng xúc động với những suy tư, với sự quan tâm gìn giữ tình tự dân tộc Việt, tình yêu quê hương đất nước và tình yêu thương nhân loại của thế hệ trẻ Việt Nam tại hải ngoại.

Dù cách xa quê cha đất mẹ cả một đại dương, tuổi trẻ Việt Nam vẫn nhớ về cội nguồn dân tộc, vẫn tự hào mình là con cháu Rồng Tiên, nên lúc nào cũng chăm lo học tập để làm cho cha mẹ vui lòng, cho thế giới nể kiêng. Họ lúc nào cũng lo gìn giữ và phát huy tinh hoa tốt đẹp của văn hoá Việt Nam. Đây là niềm vui lớn lao nhất của tất cả con dân đất Việt, trong đó, có anh, có chị, có em, và có tôi, những người vác ngà voi hôm nay.
Bên cạnh niềm vui lớn lao do con em chúng ta mang lại, cũng có những niềm vui do những thân hữu trong cộng đồng bạn và cộng đồng Việt Nam mang đến. Tất cả những người ấy đã nhiệt tình đóng góp thời giờ, công sức, ủng hộ tinh thần lẫn vật chất cho chúng ta. Điều này đã làm cho quí vị trong ban tổ chức và những người vác ngà voi phấn khởi, hăng hái, hân hoan tiếp tục tiến bước trên đường “vác ngà voi”!

Bởi thế “Ai bảo vác ngà voi là khổ. Vác ngà voi sướng lắm chứ!” Sung sướng vì được thấy nụ cười hớn hở của các học sinh lảnh phần thưởng, sung sướng vì thấy nụ cười hảnh diện, ánh mắt vui tươi của phu huynh học sinh, sung sướng vì thấy những nụ cười cám ơn và niềm vui của đồng hương khi được giúp khai thuế miễn phí, được hướng dẫn học lớp điện toán miễn phí, sung sướng vì được gặp những khuôn mặt thân thương của những người bạn cũ và nhiều niềm vui ấm lòng khác nữa.

Niềm vui chưa dứt thì lại vương vấn những nỗi buồn! Đây không phải là “những niềm riêng một đời câm nín”, mà cần phải được bày tỏ để được cảm thông.

Nỗi buồn thứ nhất là không ai cảm thông được sự mệt nhọc của những người vác ngà voi.
Có tổ chức một buổi phát thưởng cho học sinh xuất sắc, một buổi cơm gây quỹ, một buổi họp mặt thân hữu v…v… mới thấy là “mệt ứ hơi” đấy bạn ạ! Nào là đi họp để thảo hoạch chương trình, phân công trách nhiệm, phổ biến tin tức, cổ động đồng bào tham gia. Nhức đầu và đau đầu nhất là vấn đề làm sao xin được tiền. Những người vác ngà voi trong “ban đi xin tiền” là “những người hết sức quan trọng” vì “có thực mới vực được đạo”, không có tiền là không thể làm được việc gì cả. Bạn có biết chăng?

Còn nỗi khổ tâm nào bằng nỗi khổ tâm đi…xin tiền! Một nhóm người độ 3-5 người, tay cầm cuốn sổ đi đến từng văn phòng luật sư, bác sĩ, tiệm ăn, chợ thực phẩm v..v… , với nụ cười bao giờ cũng sẵn sàng nở trên môi, với ánh mắt ngại ngùng khi bước vào văn phòng hay chợ, tiệm ăn mà ai cũng biết rằng đến để…xin tiền, chứ không phải đến để khám bịnh, để mua hàng, để thưởng thức tô phở hay tô bún bò Huế. Rồi phải giải thích, rồi lại phải chờ đợi, có khi phải chờ đợi 10 hay 15 phút để xin được $10 hay $20. Kể như cũng “mã đáo thành công” đi vì có đồng nào mừng đồng nấy và “có còn hơn không” mà lị! Tuy nhiên, cũng có nhiều vị có lòng tốt sẵn sàng bảo trợ các giải thưởng hay ký ngay một chi phiếu $100, $200, $500 hay cả $1,000 ,$2,000, $3,000, $5,000 ngay “tú xuỵt”. Những ngày gặp được những vị mạnh thường quân có “trái tim bồ tát” như thế, ban gây quỹ lên tinh thần ngay tức khắc và phấn khởi thực hành các công tác kế tiếp như mua quà, tập văn nghệ, dựng sân khấu, gửi thư mời, vân vân… và vân vân… Bây giờ việc gây quỹ lớn lao là phải nhờ phương cách, tài năng của ban tổ chức, sự duyên dáng, khéo léo của các MC để các vị mạnh thường quân sẵn sàng móc hồ bao ra ủng hộ một cách vui vẻ. Xin cám ơn các vị mạnh thường quân và đồng hương đã tích cực ủng hộ ban gây quỹ.

Trong khi đa số đồng hương đang xum họp gia đình bên “vợ đẹp con ngoan” trong ngôi nhà ấm cúng hay đang say mê ngồi xem phim truyện Mối Tình Paris (Đại Hàn), Lộc Đỉnh Ký (Hồng Kông) v..v…, thì cũng có những người đang “phom phom” trên xa lộ đi đến nơi hội họp để bàn thảo kế hoạch làm sao thực hiện được một chương trình vui Tết Cộng Đồng, một buổi phát thưởng, một buổi cứu trợ sao cho có ý nghĩa, hoặc một buổi họp bạn thân mật, một buổi ra mắt sách ít tốn kém nhưng đầy tình thân ái và quan trọng nhất phải là “mọi nhà cùng vui, mọi người hưởng ứng”

Dĩ nhiên trong bất cứ việc tổ chức nào, dù cố gắng hết sức để đạt được kết quả tốt, vẫn không thể nào không có một vài sơ sót ngoài ý muốn vì “no one is perfect - Thánh nhân còn có khi lầm” mà lị! Có nhiều người dựa vào những sơ sót đó, tìm cách vạch lá tìm sâu để đả phá, để chỉ trích, để phỉ báng và …chụp mũ. Đó mới chính là nỗi buồn lớn lao nhất của những người vác ngà voi, nhất là của ban tổ chức, vì bao nhiêu thiện tâm, thiện chí của mình đã bị phủ nhận, bị chà đạp. Đối với những người mà tuổi đời đã quá “ngũ thập tri thiên mệnh”, hay là những người “vàng thật không sợ lửa”, thì đó chỉ là trò chơi trẻ con của những người có tánh ganh tị hay có tâm địa xấu xa thích làm “nản lòng chiến sĩ” hay”đâm sau lưng chiến sĩ” mà thôi, chỉ tội nghiệp cho những người trẻ của thế hệ tương lai mới bước đầu tham gia công tác xã hội đã bị nếm “trái đắng” rồi!

Nếu hiểu rằng “đời trần thế phút vui mấy chốc” thì niềm vui nụ cười vẫn rất cần thiết cho đời sống chúng ta hơn là nỗi buồn tiếng khóc! Theo thiển ý, nếu chúng ta không góp được chút ít gì cho ích lợi chung của cộng đồng, của tập thể thì cũng đừng vì một chút tị hiềm đố kỵ hay bất mãn cá nhân mà làm nản lòng những người có thiện tâm thiện chí. Mong lắm thay!

Tạo hóa đã phú cho con người một trái tim tình cảm, thì chúng ta cũng nên mở rộng con tim tấm lòng để đem lại nụ cười niềm vui đến cho tất cả mọi người. Chúng ta cần chứng minh cho thế hệ trẻ tương lai của chúng ta tại hải ngoại hiểu rằng: tình thương yêu vẫn cao quí hơn sự hận thù, và niềm vui nụ cười vẫn làm cho đời sống có ý nghĩa hơn nỗi buồn tiếng khóc.

Thay cho lời kết, người viết xin kính tặng đến “những người vác ngà voi” một bó hoa hồng tươi thắm thay cho lời cám ơn về sự nhiệt tình phục vụ công ích của quí vị và xin kính chúc quí vị sức khoẻ dồi dào, nghị lực vững mạnh để tiếp tục “vác ngà voi” đem lại niềm vui nụ cười đến cho ta cho người, để cho cuộc đời nhân thế phù du này vẫn còn một cái gì đáng quí đáng yêu!

Xin cầu nguyện: Mọi người luôn hạnh phúc
Sống thân an, trí lạc với thiện tâm
Hoa thương yêu luôn gieo hạt, ướm mầm.
Vườn thân ái luôn đắp bồi, vun xới. (*SL)


Sương Lam


*SL trích trong bài thơ Tôi là ai của SL

(Nguồn: Oregon Thời Báo số 386 ngày 8-28-09)







PC
#555 Posted : Thursday, September 3, 2009 5:49:21 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam
PC ơi,
Thế là PC bị ám ảnh bởi nàng Kiều rồi.Big Smile
Theo SL hiểu: "kiều" ở đây có nghĩa là "kiều lộ" tạm hiểu là "đường xá cầu cống" vì ngày xưa ở Việt Nam có Nha Kiều Lộ phụ trách việc sữa chửa, xây cất cầu cống, đường lộ trong nước.
Chữ "kiều " dùng ở đây hình như dư thừa, chỉ dùng để cho đúng âm luật với câu thơ lục bát ở trên mà thôi ("kiều" vần với "yêu")


Chữ Kiều không phải chỉ có nhân vật của Nguyễn Du. Em còn nhớ hai người vợ của Lưu Bị là Đại Kiều và Tiểu Kiều mà Quan Công có lần phò tá, và Ngài đốt đuốc ngồi ở ngòai phòng trong đêm để bảo đảm sự quang minh chính đại của mình.

Ca dao tục ngữ thì em ít thấy có dư thừa cho nên nghe chị bàn thì biết vậy.

Sương Lam
#556 Posted : Friday, September 4, 2009 7:10:45 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
PC ơi,
SL có "lời bàn" với sự dè dặt thuờng lệ mà thôi nên mới viết hai chữ "hình như".Shy. SL cũng nhớ mài mại câu ca dao nói trên mà thôi vì bi giờ "tuổi hạc" cũng đã khá cao rồi nên không biết mình "còn nhớ hay đã quên" câu ca dao này một cách chính xác nữa.Tongue
Sương Lam
#557 Posted : Wednesday, September 23, 2009 7:24:13 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào quí bạn,
SL đã viết bài tâm sự của những người vác ngà voi rồì.Smile Nếu không viết về những người đứng sau lưng những người vác ngà voi là một thiếu sót đáng kể.Tongue
Bởi thế hôm nay xin mời các bạn đọc bài viết "Sau lưng những người vác ngà voi" cho trọn bộ phim tập "Vác ngà voi" của SL. Xin được đón nhận thêm ý kiến của quí vị để một ngày đẹp trời nào đó, SL có "yên sĩ phi lý thuần" viết tiếp chuyện dài "Vác ngà voi" cho vui với đời một tí.Big Smile


















Sau lưng những người vác ngà voi

Viết tặng những người đứng sau lưng những người vác ngà voi.

Sương Lam

Nếu không có Điêu Thuyền thì làm sao người ta lại biết đến một ông Đổng Trác bụng bự, râu xồm, mắt lộ, gian hùng muốn tiếm quyền Thiên Tử, và một chàng Lử Bố đẹp trai nhưng "hữu dủng vô mưu" chỉ biết mê gái đẹp mà giết chết cha nuôi là Đổng Trác để giựt lấy người đẹp Điêu Thuyền và đời sau chúng ta sẽ không được xem vỡ tuồng "Lử Bố hí Điêu Thuyền?

Nếu không có Bao Tự thì U Vương cũng không phải đốt phong hỏa đài báo tín hiệu cho chư hầu đem quân đến "cứu giá", để rồi phải kéo binh về trong tức giận vì bị "người đẹp" của U Vương chơi trò "đùa giai" để được cười to lên khi thấy chư hầu bị gạt. Sau đó họ không thèm đến cứu giá nữa khi có binh biến thật và U Vương cũng đã phải mất nước mất mạng vì tiếng cười của một nàng Bao Tự.?

Nếu không có "nhị tẩu" vợ của Lưu Bị dìu nhau đi lánh nạn thời Tam Quốc thì làm sao chúng ta biết được có một Quan Công mặt đỏ râu dài suốt đêm phải đốt đuốc đọc binh thư ngoài cửa phòng"nhị tẩu" để tránh tiếng thị phi, nêu gương trung nghĩa với người anh "kết nghĩa vườn đào" Lưu Bị và nhờ thế chúng ta mới được xem tuồng hát "Quan Công phò nhị tẩu" sau này?

Trong các chuyện kiếm hiệp của Kim Dung, chúng ta đã thấy những vai nữ "nhan sắc tuyệt trần, đa mưu túc trí, tinh thông võ nghệ văn tài" như Hoàng Dung, Triệu Minh, Nhậm Doanh Doanh....lại yêu say đắm những anh hùng tuy võ nghệ cao cường như Quách Tỉnh, Trương Vô Kỵ, Lệnh Hồ Xung, nhưng người viết vẫn thấy những vị anh hùng này sao mà " lờ đờ, lẩn thẩn, ngớ ngẩn, lờ lững con cá vàng ...." làm sao đấy” Từ đó người viết nghỉ rằng: "nếu đời sau mà người ta biết đến Quách Tỉnh, Trương Vô Kỵ, Lệnh Hồ Xung là bởi... tại... vì ... mấy ông đó có những người đẹp Hoàng Dung, Triệu Minh, Nhậm Doanh Doanh "gót nhẹ chân mềm" múa kiếm ở sau lưng"?

Nói tóm lại thì sau lưng sự "thành công" hay "thất bại" của quí ông vẫn có bóng dáng của quí bà "thấp thoáng sau rèm". Dù quí bà là "con rắn độc" hay là một "vị thiên thần" mặc kệ, người viết chỉ cần nhớ có một vị văn sĩ nào đó đã ca tụng quí bà và đã phán rằng: "Sau lưng sự thành công cuả quí ông là có bóng dáng của quí bà". Hoan hô nhà văn galant này. Có lẻ nhà văn này muốn cho mọi người trong "chốn bụi hồng lao xao" này chỉ nhìn thấy những cái gì đẹp đẻ, thành công mà thôi để cho chúng ta có thể "hy vọng mãi vươn lên" mà sống cho hết cuộc đời đau khổ này?! Người viết hoàn toàn "tán thán công đức" quan niệm sống lạc quan này và nhờ thế bài viết “Sau lưng những người vác ngà voi" này mới được hân hạnh ra mắt các bạn hôm nay.

Trong bài viết " Niềm Vui và Nỗi Buồn của những Người Vác Ngà Voi " trước đây, người viết đã tạm định nghĩa: "Những người già, trẻ, lớn, bé, gái, trai có thiện chí bỏ thì giờ, tiền bạc, công sức đi làm những chuyện xã hội, xây dựng cộng đồng, đem niềm vui nụ cười, lợi ích tinh thần lẫn vật chất đến cho người khác mà không nhận được một "penny" nào đều được gọi là "những người vác ngà voi ". Họ có thể là những vị "chức sắc" trong ban tổ chức, hội đoàn, và cũng có thể là những người "vô danh tiểu tốt" không cần ai biết đến họ tên!!"

Trong cộng đồng Việt Nam của chúng ta cũng có nhiều vị "vác ngà voi" như thế!

Thật là một điều đáng mừng và đáng hảnh diện vì những "chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt" năm xưa vẫn còn giữ mãi hoài bảo phục vụ công ích xã hội dù bây giờ chúng ta "cùng một lứa bên trời lận đận như nhau!” Những buổi họp mặt thân hữu bạn bè, những ngày giúp khai thuế cho đồng hương, những buổi gây quỷ cứu trợ giúp đồng bào nạn lụt, những món quà nho nhỏ gửi về bạn cũ ở quê nhà, những bài viết hướng dẫn quyền lợi an sinh xã hội, những bài văn, bài thơ tâm sự chân tình, những khúc nhạc lời ca, tiếng hát nồng thắm sự mến thương đã đem lại cho mỗi người trong chúng ta những niềm vui nho nhỏ, những cảm tình thân ái. Xin cám ơn thiện chí tốt đẹp của những "sáng lập viên" những sinh hoạt tương thân tương ái đó và xin quí vị tiếp tục giữ gìn hơi ấm Yêu Thương và Thân Ái này mãi cho đến hết cuộc đời chúng ta và chuyển lửa lại cho thế hệ mai sau .

Có một lần người viết tâm sự với "nội tướng" của một vị "vác ngà voi" rằng: "Sẽ có một ngày tôi phải viết một bài viết để vinh danh những người đứng sau lưng những người vác ngà voi vì nếu không có quí vị đứng đằng sau ủng hộ tinh thần lẫn vật chất cho họ thì họ sẽ không thể nào có thời giờ và tinh thần để “ăn cơm nhà đi vác ngà voi cho thiên hạ" được và cũng không thể nào nổi danh trong chốn "quần hùng" được?! Hy vọng các bạn sẽ đồng ý với người viết về điểm này.

Trước hết chúng ta cần nhận diện ai là người đã có công "lo toan việc nhà" để cho quí vị vác ngà voi đi “lo việc thiên hạ”?

Đó có thể là một bà mẹ già thức sớm nấu một nồi bắp nóng hay thổi một nồi xôi dẻo cho con ngày mai đem đến chùa hay nhà thờ đãi những người đang phụ trách một buổi văn nghệ gây quỷ cứu trợ nạn lụt miền Trung hay miền Tây ở Việt Nam hoặc đãi những người trong ban tổ chức các ngày lễ Tết Việt Nam, Tết Trung Thu v..v…. Bà mẹ già này đã góp công góp sức với cháu con để thực hành bài học vỡ lòng về tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau "Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Đáng kính thay cho tinh thần thương yêu của bà mẹ Việt Nam này.

Đó cũng có thể là các cụ ông nội hay ông ngoại hy sinh một buổi đi đánh cờ tướng với các ông bạn già để ở nhà giữ cháu nội hay cháu ngoại cho ba mẹ chúng nó đi vác ngà voi.

Đó cũng có thể là những nàng dâu hành chánh hay quân đội, lúc còn ở quê nhà đã bôn ba theo chồng đi khắp bốn vùng chiến thuật khi những "người chiến sĩ" này phải đi "trấn nhậm nhiệm sở" phương xa, hoặc đã phải "gánh gạo nuôi chồng "khi chồng đi học tập cải tạo. Bây giờ sang xứ lạ quê người, chàng vẫn tiếp tục lo chuyện thiên hạ và những người "hiền phụ" này, sau những giờ phút mệt mỏi vì chén cơm manh áo, đêm về không phải "bên anh đọc sách, bên nàng dệt tơ" như ngày xa xưa ấy, mà hiện đại hơn, bên anh gỏ computer" layout bài vở cho website cộng đồng, bên nàng nấu chè ngọt cho chàng tẩm bổ. Ôi! Có một hình ảnh nào đẹp hơn hình ảnh "đôi ta chung sức, đôi ta chung lòng" đem niềm vui nụ cười đến cho thiên hạ như hình ảnh kể trên ??!

Cũng xin đừng có quên những đấng "phu quân" của quí bà thích làm chuyện vác ngà voi. Đúng rồi! Quí vị "nữ lưu hào kiệt" này đã nhỏ nhẹ "rủ rê, khuyến dụ" chàng theo nàng đến địa điểm trình diễn văn nghệ, lễ phát thưởng, tiệc gây quỹ, buổi mừng sinh nhật của Hội Người Việt Cao Niên, buổi học điện toán miễn phí, buổi họp mặt thân hữu bạn bè để dọn bàn, khiêng ghế, chụp hình, quay phim, làm DVD giúp nàng vì sau lưng sự thành công của quí bà là có bóng dáng của những “Mr. Mom” hiền lành, rộng lượng? Người viết xin tạm nhận xét như trên với sự dè dặt thường lệ, đúng hay sai là tùy theo từng hoàn cảnh của mỗi đương sự, người viết hoàn toàn không chịu trách nhiệm nếu có gì trục trặc xãy ra, cho nên "hồn ai nấy giữ" nhé”!

Và sau hết cũng có thể là các "đấng nhi đồng" gái, trai, lớn, bé của các gia đình vác ngà voi đã nhiều lần bị mẹ cha hay ông bà lở hẹn đưa đi ăn phở tái nạm bò viên hay đi shopping sắm quần áo mới vì ông bà hay cha mẹ đã bận đi "họp bạn bốn phương" từ sáng sớm vẫn chưa thấy về nên con cháu phải nằm nhà chơi games đở buồn vậy?

Nói tóm lại, những nhân vật "vô danh tiểu tốt" nói trên vẫn là những người "hết sức quan trọng", vì nếu không có sự giúp đở, thông cảm, và hy sinh cao cả của họ thì quí vị vác ngà voi cũng khó mà thành tựu công tác được, nhất là người phụ nữ Việt Nam muôn đời vẫn là những người mẹ hiền, vợ đảm, suốt đời tận tụy hy sinh lo cho chồng cho con, lúc nào cũng lã "bóng mát bên đường ", là"chuối ba hương", là ""đường mía lau" của những người chồng, người con Việt Nam. Nếu chỉ biết vinh danh những người vác ngà voi mà quên đi những người đứng sau lưng họ, có phải là một thiếu sót đáng kể hay chăng?

Xin mượn bốn câu thơ sau đây để vinh danh những người vợ, người mẹ, người chị, người em, người con gái của những người chiến sĩ hành chánh hay quân đội ngày nào, khi còn trẻ đã đem hết "tất cả sở tài làm sở dụng" giúp dân giúp nước, lúc tuổi già vẫn tiếp tục "ăn cơm nhà đi vác ngà voi cho thiên hạ", đem niềm vui nụ cười đến cho mình cho người:

"Cao quí ấy, phải chăng trời đã phú
Chỉ riêng dành cho phụ nữ Việt Nam
Họ là ai? "Những chiến sĩ vô danh"
Trang sử Việt, họ góp phần rất lớn"
SL*


Tuy nhiên cũng xin đừng quên cám ơn các đấng "phu quân, các "công tử", các "tiểu thư" của quí bà vác ngà voi vì nếu các ông chồng tốt này không chịu hát bài "bên em luôn có anh ẳm hộ" hay "mẹ hát con khen hay" thì quí bà cũng đành phải ở nhà nấu cơm cho chồng cho con mà thôi. Như thế, thế giới vác ngà voi sẽ thiếu vắng đi những bông hoa hồng tươi thắm và cuộc đời này cũng sẽ "tẻ nhạt" vô cùng. Các bạn đồng ý chứ?

Xin chúc cho toàn thể quí vị đứng sau lưng những người vác ngà voi lúc nào cũng yêu đời, yêu người, luôn luôn có "trái tim bồ tát" để giúp đở, ủng hộ tinh thần lẫn vật chất cho những người vác ngà voi để họ có đượcc nhiều vui vẻ và can đảm bước trên đường phục vụ công ích xã hội. Người viết xin gửi đến quí vị 999 đóa hoa hồng tươi thắm thay cho lời cám ơn quí vị!

"Khi con tim đã vui trở lại" thì những người vác ngà voi và cả những người đứng sau lưng họ sẽ thấy nhiều niềm vui hơn và nhiều hạnh phúc hơn khi mình đã, đang và sẽ tiếp tục làm công tác Vác Ngà Voi. Chắc hẵn các bạn thân mến của người viết cũng đồng ý như thế?

Xin gửi lời chúc sức khỏe đến các Bạn và gia đình.


Sương Lam


SL* trích trong tập thơ "Thi Nhân, Tình Yêu và Quê Hương" của Sương Lam

(Nguồn: ORTB số 389 ngày 9-19-09)
PC
#558 Posted : Wednesday, September 23, 2009 9:59:02 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Chị SL, check PM giùm.

Sương Lam
#559 Posted : Monday, October 12, 2009 6:16:30 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào các bạn,

SL bây giờ tuổi không còn trẻ nữa.Tongue Hạnh phúc nhỏ nhoi của SL là được vui đùa với con nít để tìm lại hình ảnh những ngày thơ ấu cũ qua ánh mắt nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ và được đùa vui với những người bạn cùng lứa tuổi với mình để thấy mình vẫn còn diễm phúc sống vui sống khoẻ trong cái tuổi "Mùa Thu Lá Bay" này.


  • SL cũng thích viết văn làm thơ nhưng đó cũng chỉ là một cách để SL chia sẻ tâm tình với những người cùng tâm cảm với mình hoặc nói cho có vẻ văn học nghệ thuật một tí là "niềm vui thanh nhã của tâm hồn" như PC đã nói ở phần dẫn nhập của Tuyển Tập Văn PNV 2009. Xin phép PC cho SL mượn cụm từ này vì SL thấy hay hay và đúng ngay bon ý nghĩ của SL khi viết văn làm thơ.Blush Cám ơn PC nhé.Roseheart

    Đa số những bài viết của SL là chuyện ký hay phóng sự ghi lại những sự việc đã xãy ra trong một thời điểm nào đó, những cảm tình thân ái và những lời tâm tình của SL đối với bằng hữu hay đối với những người SL đã gặp trong các sinh hoạt mà SL đã tham dự. Trong một số các bài viết khác, SL muốn tâm tình về nhân sinh quan của mình. Một cái gì qua sẽ không bao giờ trở lại, cho nên những lúc nhàn rỗi, ngồi đọc lại những gì mình đã viết, những tâm tình mình đã chia sẻ với người khác, đó chính là "niềm vui thanh nhã của tâm hồn" SL trong cuộc sống đầy bon chen, phức tạp hằng ngày.Blush Có những quan niệm sai lầm hoặc lỗi thời, những lời văn vụng dại, sai chính tả, nhiều khuyết điểm khác nữa và đặc biệt nhất là những kỷ niệm dấu yêu sẽ được tìm gặp khi SL ngồi đọc lại những thơ văn mình viết ngày cũ. Rồi từ đấy, SL sẽ sửa chữa khuyết điểm hoặc thay đổi quan điểm sống để cho đời sống tình cảm, tinh thần, tâm linh của mình được phong phú tốt đẹp hơn lên. Cooling

    Trong ý nghĩ đó, hôm nay SL xin mời các bạn sống lại tuổi ngây thơ bé bỏng ngày xưa qua bài tâm tình Vui Tết Trung Thu 2009 với Cộng Đồng Việt Nam Oregon tổ chức hôm thứ bảy 3-10-09 tại Portland, một ĐàLạt ngày xưa trong trái tim của SL.heart







    Vui Tết Trung Thu 2009 với Cộng Đồng Việt Nam Oregon


    Viết tặng toàn thể quí vị tham dự đêm Vui Tết Trung Thu ngày 10-3-09 do CĐVNOR tổ chức.

    Sương Lam

    Portland tháng chín vào Thu với những cơn gió lạnh nhè nhẹ, với sương lam giăng đầy khắp lối vào buổi sáng khiến cho khách tha hương nơi xứ lạ muốn tìm đến nhau để sưởi ấm lòng nhau. Đêm Vui Tết Trung Thu do Cộng Đồng Việt Nam Oregon tổ chức ngày Chủ Nhật 3 tháng Mười tại trường tiểu học Vestal vừa qua là một dịp để cho đồng hương già trẻ lớn bé ở Portland và vùng phụ cận gặp nhau để tìm lại chút tình cảm thân thương của tình đồng hương nơi xứ lạ quê người. Người lớn gặp nhau để trao nhau lời chào hỏi thân tình, trẻ nhỏ gặp nhau để khoe áo đẹp, tham dự các trò chơi, lảnh quà và lồng đèn trung thu.

    Tôi là người thích tham gia vào các sinh hoạt văn hoá, xã hội, giáo dục cho nên đã hăng hái động viên toàn thể các thành viên trong gia đình bé nhỏ của tôi đến dự buổi vui Tết Trung Thu này, trước là để “ủng hộ gà nhà” là Hội Người Việt Cao Niên Oregon (HNVCNOR) và Lớp Điện Toán Miễn Phí do Thầy Trần Đệ, Phó chủ tịch ngoại vụ CĐVNOR, đồng thời là trưởng ban giảng huấn lớp điện toán mà tôi là học viên của thầy cho trọn chữ ân tình. Sau đó cũng là để ủng hộ tinh thần ban tổ chức và các hội đoàn tham dự đêm Vui Tết Trung Thu này vì tôi nghĩ rằng “càng đông chúng ta càng vui nhiều” mà lị!

    Ban tổ chức và các hội đoàn tham dự các trò chơi phấn khởi đến trường Vestal lúc 3 giờ chiều để trang hoàng, sắp đặt các gian hàng trò chơi. Có tất cả 17 gian hàng trò chơi, một gian hàng làm bong bóng và một gian hàng vẽ mặt. Đại diện các gian hàng trò chơi đến ban tổ chức để nhận lảnh thùng quà thưởng cho các thiếu nhi tham dự các trò chơi. Thùng quà thưởng thật là phong phú với những món quà thật thích thú và hữu dụng đối với tuổi thiếu nhi. Bên cạnh đó là các thùng đựng đèn trung thu và kẹo bánh để phát cho các thiếu nhi sau khi chương trình văn nghệ chấm dứt. Tất cả các quà bánh này là do các vị mạnh thường quân, các cửa hàng thương mại, các hội đoàn đã ủng hộ tài lực, vật lực để tất cả thiếu nhi Việt nam ở Portland và vùng phụ cận có được một đêm vui Tết Trung Thu vui vẻ. Xin cám ơn những vị có lòng hảo tâm như thế! Smile!

    Năm nay có nhiều hội đoàn mới tham gia các gian hàng trò chơi vì người viết thấy có thêm sự góp mặt của Hội Người Việt Cao Niên, Hội Hướng Đạo Việt Nam, Lớp Điện Toán Miễn Phí, Đoàn Hưng Ca Việt Nam tại Portland v..v… bên cạnh những hội đoàn đã tham gia năm rồi như Hội Phụ Huynh Học Sinh La Vang, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể La Vang v..v…
    Dĩ nhiên quày bán thức ăn chả giò nóng hổi, thạch ngon chè ngọt, trái cây tươi mát, nước lạnh của quí bà thuộc giáo xứ La Vang phụ trách là một gian hàng không thể thiếu được vì ai ai cũng biết “có thực mới vực được đạo” chứ lị!

    Thời gian lặng lẻ trôi qua, những vị mạnh thường quân, đại diện các hội đoàn, các cơ sở thương mại, báo chí địa phương lần lượt xuất hiện để ủng hộ tinh thần và hòa chung niềm vui với ban tổ chức và các em thiếu nhi.
    Chương tình đêm Tết Trung Thu này đã được chuẩn bị chu đáo như sau:

    • Từ 4:00 PM đến 7:00 PM: Các thiếu nhi tham dự cho trò chơi miễn phí có thưởng.
    • Từ 7:00 PM đến 8:30 PM: Chương trình văn nghệ TếtTrung Thu.
    • Từ 8:30 PM đến 9:00 PM: Rước đèn trung thu và phát bánh kẹo.

    Hội trường càng lúc càng đông, càng náo nhiệt với tiếng cười nói của phụ huynh và các em nhỏ.

    Nhìn những em nhỏ gái trai vui vẻ chạy nhảy trong hội trường với ánh mắt vô tư, với nụ cười hồn nhiên, người viết tưởng như mình đang sống lại thuở thơ ngây ngày xưa cũ. Thời gian trôi qua nhanh quá! Thoáng chốc mà đã mấy chục năm qua rồi! Những đứa bé của thập niên 40-50 bây giờ có người đã trở thành ông bà nội ngoại. Hôm nay họ đưa cháu nội, cháu ngoại của mình đến tham dự ngày Hội Tết Trung Thu để tìm lại chút hương xưa ngày cũ, trong đó có tôi.

    Đến 4:00 PM các gian hàng trò chơi mở cửa đón khách tham dự. Những khách hàng tí hon này là những vị “thượng khách” của đêm Tết Trung Thu hôm nay. Người viết bèn làm một màn “Hằng Nga du hội Tết Trung Thu” cho biết sự tình! Smile!

    Náo nhiệt nhất là gian hàng bong bóng của Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể La Vang vì cô chú bé con nào cũng thích có chiếc bong bóng đầy màu sắc hình “vòng hoa chiến thắng” trên đầu hay cây “thượng phương bảo kiếm diệt gian trừ bạo” trên tay.


    Mỗi gian hàng có một trò chơi độc đáo để “chiêu dụ” khách hàng như ném lon, phóng phi tiêu, câu cá, thảy vòng, liệng banh v..v.. Thiếu nhi nào tham dự trò chơi cũng đều có thưởng nên gian hàng trò chơi nào cũng đông đảo khách hàng.

    Độc đáo nhất là gian hàng của Hội Người Việt Cao Niên Oregon với trò chơi Chuột Bạch Số Đỏ rất sống động do Cô Mary Nguyễn, người thủ quỹ đa tài của HNVCNOR và chú Hùng Nguyễn phụ trách. Mọi người đang theo dõi chú chuột bạch tí hon đang tìm đường chui qua cái hang có mang con số giống như con số khách hàng đang nắm giữ trong tay. Tiếng vỗ tay, hò hét cổ võ chú “Chuột Bạch” chạy vào hang của mình và tiếng reo vui của người có “Số Đỏ” được trúng thưởng đã làm uyên náo cả một góc phòng. Hôm nay các cô bác cao niên “xuống núi” chung vui với các cháu nhỏ để bày tỏ sự thương yêu của người cao niên đối với thế hệ mai sau và cũng để cho “những người không còn trẻ nữa” đưọc sống vui sống khoẻ khi tham gia công tác cộng đồng.






    Cô cháu nội Mya Ngọc Vy của tôi năm nay 3 tuổi được cha mẹ dẫn đến hội Tết Trung Thu cũng “hồ hởi phấn khởi” tham dự hầu hết các trò chơi với sự “ẳm hộ” của bà nội Sương Lam và ba mẹ Vương-Nina. Ông nội của Mya đang chuyện trò với các vị cao niên khác cũng rôm rả lắm. Đôi mắt ngây thơ của Mya nhìn hết người này sang người khác vì hôm nay đông người quá nên cháu cứ bắt bà nội ẳm trên tay. Ba mẹ Mya theo sau để chụp hình kỷ niệm.









    Ôm cháu vào lòng để giúp cháu chơi những trò chơi chuột bạch số đỏ, câu cá, ném banh, thảy vòng, ném phi tiêu v..v…tôi cảm nhận được tình yêu nồng ấm của tình bà cháu được truyền trao cho nhau thật là thiêng liêng, đáng quí. Bà cháu chúng tôi cùng reo vui sung sướng khi được trúng thưởng. Cả gia đình bé nhỏ của chúng tôi xum họp bên nhau trong niềm vui của trẻ thơ thật còn gì vui vẻ, hạnh phúc cho bằng! Hạnh phúc nhỏ nhoi của tôi là thế đấy! Hôm nay tôi được uống nhiều liều thuốc bổ rồi vì “một nụ cười bằng mười liều thuốc bổ” mà lị! Khoẻ quá!

    Tôi thấy ai ai cũng vui cười hớn hở vì các trẻ em tham dự trò chơi đều được trúng quà. Trên tay em bé nào cũng có một món quà được xem như là “chiến lợi phẩm” nho nhỏ của chiến dịch tham dự trò chơi. Các đấng nhi đồng này có vui thì ông bà nội ngoại, ba mẹ, cô dì, chú bác đi theo cũng vui, nhất là ban tổ chức lại càng vui hơn nữa vì được nhiều người hưởng ứng, khích lệ.

    Đến 6:30 PM chương trình văn nghệ bắt đầu với MC Nhật Nguyễn, “chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt” này rất thành công trong lảnh vực địa ốc và bảo hiểm ở Portland. Dáng dấp cao lớn, đẹp trai, giọng nói ấm áp, chửng chạc, MC Nhật Nguyễn đã điều khiển chương trình văn nghệ với nhiều tiết mục hấp dẫn rất xuất sắc, duyên dáng. Một tràng pháo tay xin dành cho MC Nhật Nguyễn. Smile!

    Mở đầu chương trình văn nghệ là câu chuyện Tết Trung Thu được trình bày bởi anh Dũng Nguyễn, trưởng nhóm Hướng Đạo Việt Nam tại Oregon. Những em bé Việt Nam mặc quốc phục Việt Nam được mời lên sân khấu để chào cờ. Các tài tử tí hon này hôm nay xúng xính, dễ thương trong những chiếc áo dài Việt Nam xanh đỏ, hân hoan bước lên sân khấu. Những nụ cười hồn nhiên, những ánh mắt ngây thơ vô tư này mới chính là niềm hứng khởi cho tôi viết nên bài tâm tình này. Cám ơn các em thiếu nhi Việt Nam dễ thương của tôi.

    Cả hội trường im lặng, nghiêm trang lắng nghe các em Khánh Ngọc, Ngọc Trâm thuôc Hướng Đạo Việt Nam hát quốc ca Mỹ-Việt. Có thể nói Hội Hướng Đạo Việt Nam nắm phần chủ động trong nhiều sinh hoạt của đêm Tết Trung Thu năm nay. Xin reo vui chào mừng Hội Hướng Đạo Việt Nam tại Oregon. Tôi thấy sự hiện diện của cựu nghị sĩ Bùi văn Giải, một trưởng lão khả kính của Hội Hướng Đạo Việt Nam và của các sinh hoạt cộng đồng tại Portland, trong đồng phục hướng đạo đến chung vui với đàn em hướng đạo. Tôi cũng thấy sự hiện diện của nhiều thân hào nhân sĩ thường sinh hoạt cộng đồng mà tôi biết mặt biết tên (nếu kể hết tên ra thì danh sách và bài viết này dài lắm đấy!)




    Dĩ nhiên phải có lời chào mừng của ông chủ tịch CĐVNOR Đoàn Kim Bảng. Ông chia sẻ niềm vui được tổ chức một đêm vui cho thiếu nhi Việt nam tại Portland và vùng phụ cận để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của văn hoá Việt Nam nơi xứ người. Ông không quên cảm ơn quí vị mạnh thường quân, các hội đoàn, các thân hào nhân sĩ, các cơ sở thương mại, các thân hữu đã ủng hộ nhân lực, tài lực cho buổi vui Tết trung Thu này được thành công rực rỡ.

    Sôi nổi và hào hứng nhất là màn múa lân của Hội Việt Học Vovinam từ Salem đến. Các võ sinh đã biểu diễn màn múa lân này thật tuyệt vời với 3 con lân mà theo người viết tượng trưng cho sự chúc Phúc Lộc Thọ đến toàn thể mọi người. Tiếng trống đánh rộn ràng trong tiếng vỗ tay reo hò khen thưởng của các cháu bé khiến cho không khí hội trường càng thêm sôi động hơn.

    Các màn ca vũ nhạc, múa võ do các em trường Việt Ngữ Văn Lang, Hội Hướng Đạo Việt Nam Hội Việt Võ Đạo v..v..đã gây hào hứng cho toàn thể khán thính giả qua những tràng vỗ tay vang dội cả hội trường.

    Năm nay chương trình văn nghệ có phần trình diễn đặc biệt đã làm người viết xúc động, đó là màn hợp ca Rước Đèn Tháng Tám Trung Thu do Hội Người Việt Cao Niên Oregon phụ trách. Những vị cao niên này là ông bà nội ngoại của đám thiếu nhi ngồi xem hát ở phía dưới kia. Họ góp mặt vào chương trình này với mục đích được hòa chung niềm vui với các con cháu của họ đang ngồi ở dưới. Bài ca Rước Đèn Tháng Tám Trung Thu đã được các ông bà nội ngoại hát khi họ còn trẻ tuổi và hôm nay lại được cùng con cháu của họ hát chung bài ca ngày cũ. Thời gian trôi qua như gió thoảng mây bay, nhưng tình tự dân tộc Việt Nam vẫn còn đây và được truyền trao từ thế hệ này sang thế hệ khác. Xin vỗ tay khen thưởng các ông bà nội ngoại đáng kính, dễ thương này.




    Một hình ảnh đối nghịch khác là chú bé con Trường Duy tuy mới 4 tuổi đã đọc rào rào bài thơ Lời Chào và Lòng Con bằng tiếng Việt không vấp một chữ! Úi chào! Thật là xuất sắc! Thật là đáng ngạc nhiên hết sức! Một niềm vui hoà lẫn sự cảm động đã đến với người viết cùng một lúc khiến cho người viết phải chạy đến bày tỏ sự cảm phục tài năng tí hon Trường Duy và cám ơn bà mẹ Việt Nam Mai Dung Đặng đã dạy con một cách đáng khen. Smile!



    Hình ảnh các ông bà cao niên và cháu bé nhỏ Trường Duy nói trên đã khiến cho người viết phải xúc cảnh sinh tình thốt lên:

    Hội Cao Niên tuổi đời nào xá kể
    Ông bà “già”, cháu tuổi “trẻ” gặp nhau
    Một nụ cười, một lời hát, câu chào
    Đủ sưởi ấm tình tha hương viễn xứ! (SL)


    Chương trình văn nghệ vẫn được tiếp tục với các màn ca múa, biểu diễn võ thuật, ảo thuật vui vẻ, đẹp mắt.
    Kết thúc chương trình văn nghệ là màn phát lồng đèn và kẹo bánh cho các cháu thiếu nhi. Năm nay nhờ có sự giúp đỡ của Hội Hướng Đạo Việt Nam nên việc phát quà bánh có phần ổn định, trật tự hơn.

    Nhìn cháu nội Mya của tôi và các cháu nhỏ khác hớn hở vui mừng, một tay cầm gói kẹo bánh, một tay cầm chiếc lồng đèn, ríu ra ríu tít nói chuyện với mẹ cha, tôi thấy lòng mình dâng lên một cảm xúc vui vui khó tả. Cái tuổi ngây thơ ngày xưa của tôi được sống lại qua nụ cười ánh mắt của các cháu nhỏ đang cầm chiếc lống đèn, gói kẹo bánh kia. Ngày Tết Trung Thu chắc chắn muôn đời vẫn còn đó. Chị Hằng và chú Cuội chắc chắn sẽ “trẻ mãi không già” vì hằng năm vẫn còn những Tết Trung Thu được tổ chức bởi những người có thiện tâm và muốn giữ gìn, bảo tồn văn hoá Việt Nam, dù sống nơi hải ngoại hay ở quê nhà . Đây là một việc làm đáng khen và đáng khích lệ. Mong rằng thế hệ tuổi trẻ Việt Nam mai sau sẽ tiếp tục truyền thống tốt đẹp này.


    Xin cám ơn ban tổ chức đêm Vui Tết Trung Thu 2009 và những vị có thiện tâm thiện chí đem lại niềm vui cho các gia đình và các em thiếu nhi Việt Nam ở Portland, Oregon.

    Trong giấc ngũ đêm nay tôi vẫn còn nghe đâu đây lời hát:

    Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
    Em đốt đèn đi khắp phố phường
    Lòng vui sướng với đèn trong tay
    Em múa ca dưới ánh trăng rằm
    Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
    Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính
    Em đốt đèn mừng đón chị Hằng


    Xin chúc phúc và chúc sức khỏe đến với toàn thể quí vị.

    Sương Lam

    (Nguồn: Oregon Thời Báo số 392 ngày 10-9-09)



    Mời các bạn xem thêm nhiều hình ảnh vui lạ khác trong slideshow về Tết Trung Thu do SL thực hiện.
    Xin click vào link dưới đây, chọn option Full Screen sẽ xem rõ và đẹp hơn. Xin đa tạ.beerchug

    http://www.slide.com/r/A...edded_url&view=original




  • Sương Lam
    #560 Posted : Wednesday, November 18, 2009 7:37:59 AM(UTC)
    Sương Lam

    Rank: Advanced Member

    Groups: Moderator
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 2,472
    Points: 333
    Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

    Thanks: 6 times
    Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


    Chào quý vị,
    Portland bây giờ là mùa Thu. SL xin mời quý vị xem đoạn video về mùa Thu do Little Saigon TV tại Portland, Oregon thực hiện, chủ đề "Thơ ca với Mùa Thu" do anh Hàn Thiên Lương và SL phụ trách.
    Xin click vào link dưới đây,

    http://www.saigonoregon....oaNgheThuatOregonTV.php

    Anh Hàn Thiên Lương học Ban Đốc sự khóa 7 Học Viện Quốc Gia Hành Chánh> SL là "sư muội" trong tình đồng môn QGHC và cũng là "tiểu muội" của anh HTL về phương diện văn nghệ, thi văn.Blush

    Hy vọng quý vị sẽ có được những phút giây thơ mộng, lãng mạn mùa Thu lá bay với cảnh đẹp mùa Thu ở Portland, Oregon, một Dalat thứ hai trong trái tim của SL.
    heart
    Xin cám ơn quý vị đã thưởng thức chương trình này và xin chúc quý vị vui khỏe.Rose

    Thân mến,
    Suong Lam



    Users browsing this topic
    Guest (57)
    39 Pages«<2627282930>»
    Forum Jump  
    You cannot post new topics in this forum.
    You cannot reply to topics in this forum.
    You cannot delete your posts in this forum.
    You cannot edit your posts in this forum.
    You cannot create polls in this forum.
    You cannot vote in polls in this forum.