Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

39 Pages123>»
Viết Cho Vui Với Đời
Sương Lam
#1 Posted : Friday, November 4, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Cái Lý Cái Tình


Con người thường hay nói : làm chuyện gì cũng phải cho hợp lý hợp tình thì mới được kết quả tốt đẹp. Cái Lý thuộc về sự hoạt động của trí óc , cái Tình thuộc về sự rung động của con tim. Người sống nhiều theo tiếng gọi của con tim thường bị chê là con nguời đa cảm đa tình giống như một vị quân vương nước Anh ngày xưa đã từ bỏ cung vàng điện ngọc để sống với người yêu là một bà đã ly dị chồng . Người sống nhiều theo những suy luận của trí óc lại được khen là con người có lý trí giống như Huyền Trân Công Chúa đã hy sinh tình cảm cá nhân của mình đểû đổi lấy châu Lý châu Ô trong sử Việt ngày xưa.
Mỗi sự chọn lựa đều có giá trị riêng của nó tùy theo hoàn cảnh tình lý riêng của mỗi vấn đề , quan điểm riêng của mỗi cá nhân đương sự cho nên không thể nói rằng ai đáng trách hay ai đáng khen nếu ta không phải là người trong cuộc !!

Bây giờ sống trên dất Mỹ, nếu bạn sợ trể hẹn với “người yêu bé nhỏ” của bạn , nên phóng xe nhanh với tốc độ 100 miles trên xa lộ để có thể đến điểm hẹn đúng giờ , chẳng may gặp ông cảnh sát lưu thông thì chắc chắn rằng bạn sẽ nhận một ticket phạt xe chạy quá tốc độ chớ không thể cải lý rằng bạn đã sống hết mình với tình cảm yêu đương với ngưười yêu bé nhỏ của bạn nên xin được miễn phạt !? Ở đây cái Tình phải nhường chỗ cho cái Lý là bạn phải “thượng tôn luật pháp ” trước đã rồi bạn muốn tả tình , tả oán với người yêu của bạn thế nào cũng được sau này !

Ngày xưa nếu bạn sống ở Việt Nam vào một hai thế hệ về trước và bạn lại là một tiểu thơ đài các và được giáo dục là chuyện hôn nhân của con cái là do cha mẹ quyết định sao cho hợp với gia phong, môn đăng hộ đối , thì dù bạn đã thề non hẹn biển với chàng sinh viên ở trọ cạnh nhà bạn thì bạn cũng đành phải cúi đầu vâng lệnh song đường lên xe hoa để “theo những cô áo đỏ ” sang….nhà một ông bác sĩ hay một ông kỷ sư mà bạn chưa hề biết mặt biết tên vì ông ấy là “quý tử” của ông bạn của bố mình !! Ở đây cái Lý đã thắng cái Tình vì bạn nghỉ rằng cha mẹ lúc nào cũng thương yêu mình và biết nghe lời cha mẹ là hiếu để , là hợp lý !!

Tuy nhiên ở đời không có cái gì là hoàn toàn tuyệt đối cả , ngay cả luật pháp đôi khi còn có những kẻ hở để cho kẻ gian lợi dụng để thủ lợi hay chạy tội , cho nên vấn đề Tình Lý cũng không có giá trị đúng sai tuyệt đối trong những chuyện bình thường của đời sống hằng ngày của chúng ta vì quan diểm của mỗi người khác nhau , chưa biết rằng ai là đúng, ai là sai khi người viết chợt nhớ đến một câu nói đầy dí dỏm nhưng lại đầy ý nghĩa như sau “Bên kia cầu Công lý đã khác ” tùy theo giọng nói và cách nói của mình khi nói lên câu nói đó !!
Có một điều người viết vẫn nhớ là ông bà ta đã dạy : “ Một trăm cái Lý không bằng một tí cái Tình ” khi giao tế xử sự với mọi người trong xã hội . Có nhiều người trong xã hội này thích dùng chữ “PHẢI ” nhiều hơn chữ “CẦN” nên thế giới này vẫn triền miên trong đau khổ . Nếu chúng ta có thể thay thế được những câu : “ Tôi phải chiến thắng, tôi phải giàu sang , tôi phải ”.. bằng những câu “Tôi cần an bình , tôi cần thương mến , tôi cần”. thì thế giới này sẽ thiên đàng hạnh phúc !!

Câu chuyện Tình Lý là những chuyện bình thuờng trong đời sống nhân thế . Con người vẫn muôn đời cố gắng xử sự , quyết định sao cho các sinh hoạt trong đời sống của mình được hợp tình hợp lý với Thiện Tâm và Nhân Ái . Mùa Giáng Sinh sắp đến và Một Năm Mới sắp sang , chúng ta sẽ cho và sẽ nhận nhiều món quà , nhưng món quà Tình cảm và Yêu Thương vần là món quà quan trọng mà mọi người đều mong ước đón nhận nhất bên trong món quà vật chất đang được chưng bày và mở ra trong ngày Giáng Sinh .
Xin mượn bốn câu thơ dưới đây làm kết luận cho bài viết những chuyện bình thường Tình Lý này :

Xin chúc Bạn : Thiện tâm luôn tinh tấn !
Xin nguyện cầu : Nhân Ái trải muôn phương !
Để mọi người sống An Lạc , Yêu Thương !
Thì trần thế sẽ thiên đàng , hạnh phúc !!


Sương Lam










Sương Lam
#2 Posted : Tuesday, November 8, 2005 11:33:29 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)



Âu Cũng Là Duyên Nghiệp
Bạn cũng như tôi đôi khi có những phút giây sung sướng và những phút giây đau khổ trong cuộc đời. Tôi không biết Bạn sẽ có những cảm nghỉ như thế nào, nhưng với tôi , trong những phút giây đau khổ nhất của cuộc đời , tôi thường tự nhủ rằng : ' Âu cũng là duyên nghiệp ' , và cũng nhờ thế mà tôi mới có thể sống vui sống khỏe đến ngày nay.

Bạn là một chàng trai trẻ tuổi đẹp trai , con nhà giàu học giỏi, có job thơm nhà đẹp , nhưng...Bạn vẫn chưa tìm được một người vợ đúng theo tiêu chuẩn của Bạn để nâng khăn sửa túi...tiền cho Bạn sau bao năm tìm vợ hiền. Chắc hẵn sẽ có một giây phút nào đó Bạn đã phải chép miệng than rằng : ' Mình chưa gặp được duyên nợ! Thôi thì cứ tiếp tục tìm cái nữa xương sườn của mình trên đất Mỹ và biết đâu cái nữa xương sườn đó vẫn còn ở tại Việt Nam nên ta cần về Việt Nam tìm lại nó ?! '

Bạn là một cô gái xinh đẹp mỹ miều, nếu đi thi hoa hậu áo dài thì thế nào cũng được lọt vào vòng ..chung kết , thế mà Bạn vẫn chưa tìm được một 'đấng quân vương ' để cho Bạn trao thân gửi phận . Ròi tuổi xuân qua mau , ngày qua tháng lại Bạn vẫn chưa tìm được ...' chàng hoàng tử bạch mã ' ấy. Chắc chắn sẽ có những buổi chiều khi ngắm mây hồng gió nhẹ , Bạn sẽ phải than thở rằng: ' Trời xanh quen thói má hồng đáng ghen , cho nên ta vẫn chưa tìm được một đấng chồng...hiền . Chắc là duyên nợ chưa tới ?!'

Bạn là các đấng cha mẹ đã cực khổ nuôi con ở quê nhà Việt Nam, rồi lại phải liều mạng đem con đi tìm tự do ở nơi xa xứ lạ . Sang đất người Bạn đã phải dẹp bỏ hết mọi tự ái , bỏ lại sau lưng bao nhiêu oai phong danh vọng ngày xưa để đi làm ... 'cu li ' nơi xứ người để cho các con của Bạn có được một sự giáo dục tốt hơn là còn ở lại quê mình . Các con của bạn lớn lên ở xứ người ,
được giáo dục trong tinh thần tự do và tự lập , theo chủ nghỉa tôn trọng đời sống vật chất cá nhân hơn là tình cảm gia đình gắn bó, công thành danh toại , nhưng ít nhiều gì cũng không còn là những người con sống theo khuôn mẫu đạo đức Á Đông mà Bạn đã sống , nên trong cách đối xử, trong lời ăn tiếng nói , ít nhiều gì cũng đã làm Bạn đau lòng . Tôi chắc chắn thế nào Bạn cũng sẽ có lúc phải tâm sự với các bạn đồng cảnh ngộ rằng : ' Âu cũng là duyên nghiệp, mình phải đành chấp nhận mà thôi !!'

Còn bao nhiêu chuyện đau khổ khác nữa trong cuộc đời như bị tình phụ, bạn bè lường gạt, thân phận tù đày, gia đình sinh ly tử biệt v..v..trong đời sống nhân thế này đã làm Bạn phải tan nát cõi lòng , khổ đau tuyệt vọng . Những khi gặp những chuyện không vừa ý , đau khổ như trên , người ta thường có khuynh hướng tự an ủi mình rằng : ' Tất cả là do số mệnh an bài ! Âu cũng là duyên nghiệp !!'

Cuộc đời là một giòng sông chảy mãi không ngừng và không bao giờ chúng ta tắm trong cùng một giòng sông ngày cũ vì có những sự thay đổi , đổi thay trong từng sát na. Bởi thế chúng ta đã được sung sướng hay chịu đau khổ với những sự thay đổi đó. Nhưng cuộc vui thì lại qua mau mà nỗi đau buồn lúc nào cũng mãi vấn vương !! Những bài thơ , bài văn buồn thường được người ta nhớ nhiều hơn là những bài thơ, bài văn vui . Ngày xưa khi còn là cô nữ sinh trường áo tím Gia Long , ngươì viết đã từng say mê sưu tầm và cặm cụi chép lại nhũng vần thơ sầu muộn của những cuộc tình dang dở như Hai Sắc Hoa Ti Gôn của TT KH và ngày nay cũng thế, người viết vẫn còn thấy rung động khi đọc những vần thơ lảng mạn trữ tình !!

Bạn cũng như tôi chắc hẵn đã tạo nhiều phúc duyên nghiệp tội từ nhiều đời nhiều kiếp trước cho nên chúng ta đã phải đau khổ triền miên trong cõi trần này với những phúc duyên nghiệp tội đó !! Thi hào Nguyễn Du đã chẳng phải thốt lên :
' Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài ! '

Thôi thì chúng ta cũng nên bắt chước người xưa chấp nhận những nghiệp duyên mà chúng ta đã tạo như Cụ Nguyễn Du đã viết :
' Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần , phải phong trần
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao !'

Chúng ta phải cố gắng khắc phục những nỗi đau buồn , tìm những việc làm có ý nghỉa để làm lợi ích cho mình, cho người vẫn tốt hơn là ngồi đổ thừa cho số mệnh . Chính thái độ tích cực và thiện chí vươn lên để tìm những niềm vui mới, những hy vọng mới sẽ làm cho con người của Bạn và tôi sống tốt đẹp hơn . Người viết cũng thường tự nhủ rằng :
' Cõi đời sắc tướng như bào ảnh
Chỉ có Tình Thương đẹp cõi trần
Hoặc là :
' Ta sẽ xóa những nghiệp oan chướng trước
Tạo lại bằng Hỷ Xã với Từ Bi
Đem nụ cười thân ái trải đường đi
Ừ ! Có thế !Đời mới còn nghỉa sống ! '
( trích trong Sắc Không Nhân Thế của SL )

Xin chúc mọi người những giây phút an lạc tinh thần trong đời sống đã quá nhiều đau khổ trong cõi trần này. Xin hãy cùng nhau cầu nguyện cho mọi ngưòi làm được nhiều điều lành , tránh được nhiều điều dữ, đem tin yêu và hy vọng đến cho người , cho mình . Có cảm tức có ứng và Trời cao không bao giờ phụ kẻ có lòng đâu , các bạn ạ !! Người xưa đã dạy : ' Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân !' là đấy . Bạn hãy tin tưởng như thế nhé !

Xin mượn những vần thơ sau đây để làm kết luận cho những chuyện bình thường trong đời sống của bạn và của tôi hôm nay :

' Hãy nhớ rằng ta là cát bụi !
Sắc Không, Không Sắc vẫn hoàn ...Không
Dỉ vãng qua rồi , mai chưa đến
Thì xin hiện tại , sống an vui !!
SL


Sương Lam

( Trích trong Tuyển Tập Văn
Những Chuyện Bình Thường của SL)
Phượng Các
#3 Posted : Tuesday, November 8, 2005 2:06:12 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam
Ngày xưa khi còn là cô nữ sinh trường áo tím Gia Long , ngươì viết đã từng say mê sưu tầm và cặm cụi chép lại nhũng vần thơ sầu muộn của những cuộc tình dang dở như Hai Sắc Hoa Ti Gôn của TT KH và ngày nay cũng thế, người viết vẫn còn thấy rung động khi đọc những vần thơ lảng mạn trữ tình !!


Chị Sương Lam,
Em rất vui khi thấy chị đã vào và đăng bài ngon lành không gặp trở ngại gì hết. Nếu quả thật chị đã từng là học sinh trường nữ trung học Gia Long khi các nữ sinh còn mặc áo tím thì thật vui mừng, vì chị sẽ biết nhiều chuyện xa xưa của trường nổi tiếng đó, và chắc chắn là sẽ còn nhiều kỷ niệm của Saigon ngày ấy. Mong đuợc chị kể chuyện xưa cho nghe!

Vũ Thị Thiên Thư
#4 Posted : Wednesday, November 9, 2005 11:06:04 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,033
Points: 2,430
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Chị Sương Lam
Mừng chị đến chung vui sinh hoạt
Cảm ơn chị chia sẻ cùng các anh chị em trong nhà
Chúc chi luôn tìm được niềm vui nơi đây


RoseRose
Sương Lam
#5 Posted : Wednesday, November 9, 2005 2:45:14 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Cô Giáo xứ Mỹ

Ngày xưa tôi thường mộng lớn lên sẽ được làm cô giáo, một phần vì quan niệm "Quân Sư Phụ" của Thầy Khổng Tử đã ăn sâu vào tâm khảm tôi, một phần khác tôi thấy đó là một nghề rất thích hợp với nữ giới chúng tôi vì " Cô giáo như mẹ hiền, cô giáo như nàng tiên ", mà bất cứ người " mẹ hiền " hay " nàng tiên " nào cũng thích " yêu người " và được người "yêu lại" !? Bởi thế khi được là cô Tú hai sau mấy kỳ thi " tróc vi trầy vẩy " vào thập niên 60, tôi " hí hửng " nộp đơn thi vào Đại Học Sư Phạm và trường Quốc Gia Sư Phạm với niềm tin là nếu không được làm Giáo sư Trung học thì cũng được làm Giáo viên Tiểu học cho thỏa mộng dạy học của tôi . Nhưng hởi ôi ! đôi khi "mưu sự tại nhân " mà " thành sự taị thiên ", tên của tôi không được niêm yết trên " bảng vàng " của cả hai trường ! Tôi đã khóc thật sự vì bị " hỏng thi " chứ không phải " khóc như nữ tử vu qui nhật " như các cô dâu thời xưa ! ( Cô dâu hiện đại bây giờ thì " cười toe " vì được là movie star trong các video đám cưới!). Thôi thì phải giả từ giấc mộng làm cô giáo để đi làm xếp văn phòng ở BXH vì tôi đã được trúng tuyển vào Ban ĐS khóa 12 Học Viện QGHC năm 1964 và tốt nghiệp năm 1967.

Rời vận nước đổi thay, tôi phải lưu lạc xứ người và định cư ở xứ " sương lam mờ đỉnh núi" Portland , Oregon đã hơn 20 năm qua . Bằng cấp ngày xưa kể như là một " kỹ vật đáng yêu" để mà nhìn ngắm , để mà thương tiếc ngậm ngùi vì Đại học xứ người không chấp nhận bằng cấp của VNCH vì không còn " bang giao quốc tế " với nhau nửa . Một phần khác tôi cần có tiền để trả bill nhà , bill điện, cơm ăn áo mặc ....nên đành " giả dạng tiều phu " khai dấu văn bằng để được nhận vào Đại Học Cộng Đồng ( PCC). vừa được đi học lại Anh Ngữ, vừa có tiền Basic Grant trả tiền học phí, vừa được làm work study có tiền trả bill nhà , bill điện.....So với bao nhiêu người còn đang đói khổ ở quê nhà vào thời điểm đó, tôi được sống tự do ở xứ người, tôi vừa được đi học vừa dược có tiền , như thế quả là " hồng phúc tề thiên " rồi, thì nhầm nhò gì cái chuyện " học đại" ở " Đại Học " xứ người . !!

Tôi đã qua cái tuổi " tam thập nhi lập " khi cắp sách trở lại trường , hơn thế nữa, vì phải trải qua " bao cuộc biến đổi thăng trầm của thế sự " cho nên đầu óc của tôi cũng " dấn bước thăng trầm " trên đường học vấn ở xứ người . Dẫu rằng tôi cố gắng hết sức nhưng khi học lại Anh Ngữ, tôi vẫn khi nhớ khi quên chữ nghĩa tiếng Anh. Có những từ ngữ Anh Văn , tôi đã tra tự điển Anh-Việt 5-7 lần rồi mà vẫn quên nghĩa chữ Việt của nó, bởi vì một chữ Anh có nhiều nghĩa khác nhau tùy theo bài học ta đang làm đang viết. Tuần này tôi học được 10 chữ, tuần sau tôi học thêm 10 chữ mới nữa, thì 8 chữ học tuần trước đã " vỗ cánh bay xa" như " Ngàn cánh hạc " vậy, cho nên tôi phải tra tự điển hoài là thế đấy !! ( Không biết có ai cùng " đồng bệnh tương lân " với tôi không nhỉ ? Xin quí vị lên tiếng để tôi có được " bạn đồng hành ").

Nhưng đã học thì phải ra trường . Tôi cũng " mũ áo xuyênh xoang " tốt nghiệp " Đại Học Trường Làng " như những người sinh viên già, trẻ, lớn , bé, gái, trai Mỹ trắng, Mỹ đen, Mỹ vàng khác vậy !! Ồ may quá ! Tôi ra trường với số điểm 3.65 trong ngành Computer Operator ! Ngon lành quá nhỉ !?. " Hy vọng cứ vươn lên " tôi sẽ tìm được job dễ dàng trong ngành computer. Nhưng .....Bởi .....vì ....tại ....chữ NHƯNG quái ác này đã dưa tôi vào " thế giới học đường " thay vì " thế giới điện tóan " ở xứ Mỹ!! Tôi đã bị từ chối khi đi xin việc trong ngành computer với lý do không có kinh nghiệm làm việc trong ngành computer!! Thế là "đi không lại trở về không " ! Thế là tôi lại phải ghi danh “học đại Đại học ” lần nửa ( lần này là "Đại Học Trường Tỉnh" thứ thiệt Portland State University (PSU) đấy , và sau đó tôi cũng đã ra trường sau 4 năm "dùi mài kinh sử" ) để vừa được đi học vừa được có tiền trả tiền nhà tiếp tục !!!
Trong thời gian đi học thì chương trình ESL của Sở Học Chánh Portland cần một phụ giáo Việt Nam cho chương trình Head Start , một chương trình Tiền Mẫu Giáo dành cho học sinh 4 tuổi của các gia đình có lợi tức thấp và chương trình ESL dành cho học sinh mới đến nước Mỹ . Tôi thương con nít nên tôi bèn nộp đơn xin việc và tôi được tuyển dụng . Thế là tôi được hành nghề " vỗ đít con nít " một cách hợp pháp và từ đấy tôi là nhân viên trong ngành giáo dục của nhà nước Mỹ cho đến ngày hôm nay. Như thế có nghĩa là tôi được làm " Cô Giáo Xứ Mỹ " một cách bất ngờ vì không xin được job computer !?! Thế mới biết cuộc đời như " Tái Ông mất ngựa ", trong cái rủi đã có cái may trong đó vì giấc mộng làm cô giáo của tôi bây giờ mới thực hiện được ! Ôi ! Mừng thay! Ôi ! Vui thay !!

Nhưng.....lại chữ " NHƯNG " quái ác này xuất hiện lần thứ hai !? Làm cô giáo ở xứ Mỹ không giống như làm cô giáo của " thuở thanh bình thịnh trị " ở Việt Nam ngày xưa vì học trò xứ Mỹ không có tinh thần " tôn sư trọng đạo " như học trò Việt Nam ngày xưa đâu Bạn ạ ! Hơn thế nữa có những luật lệ của chú Sam mà ta phải " nghiêm chỉnh chấp hành " , nếu không, thì cuộc đời của Bạn sẽ "hoa tàn trong ngõ hẹp"đấy!?

Có lẻ quí bạn cũng đã biết con nít ở xứ Mỹ là " Number One ", kế đến là chó mèo, hoa cảnh, quí bà và chót hết mới là quí vị "anh hùng mày râu " ( Xin lổi quí ông nhé, tôi không dám " phạm thượng" đến quí ông đâu, tôi chỉ "nghe sao viết vậy " mà thôi, xin quí ông "đại xá" cho tôi nhé ! Cám ơn quí ông ! ). Con nít xứ Mỹ thì dễ thương lắm vì lanh lợi, mập tròn , trắng trẻo, nhưng .. các Bạn cần phải .."kính nhi viễn chi " vì nếu các bạn " thương yêu " chúng theo kiểu Việt Nam ôm hun chúng, vỗ đầu vỗ đít chúng , thì Bạn sẽ bị "rắc rối" với luật lệ "sexual abuse" ngay !?ø Khi các "đấng nhi đồng" này làm một màn "Tarzan nổi giận" la hét um sùm khi không hài lòng chuyện gì hay khi nghịch ngợm quá sức, Bạn cũng không được quyền " quýnh " các vị nhi đồng đó nhe ,ùvì như vậy là Bạn đã phạm vào luật lệ "physical abuse" rồi và Bạn sẽ được mấy ông cảnh sát đến "hỏi thăm sức khoẻ" của Bạn đấy !? Nếu đứa trẻ phạm lổi, Bạn chỉ được quyền "đôi lời tâm sự" giải thích lổi phải cho chúng hiểu để chúng " tự sửa sai " chứ Bạn không được áp dụng chiến lược "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi " như kiểu Việt Nam đâu nhé!? Bởi thế khi trong lớp học có nhiều học sinh quá nghịch ngợm, không nghe lời hướng dẫn của cô giáo, tôi chỉ đành "mở miệng cười duyên" , nhỏ nhẹ khuyên bảo chúng chứ không dám dùng thước kẻ khẻ tay chúng hay bắt quì gối như thầy cô giáo ngày xưa của tôi đã làm . Bởi thế, học trò xứ Mỹ không biết sợ thầy cô giáo gì cả và thầy cô giáo cũng không dám rầy la học sinh nhiều vì khi mấy "Ông học trò" này "nổi giận" thì thầy cô giáo và các học sinh
khác sẽ được dịp thưởng thức "viên đạn đồng đen" vào một ngày "không đẹp trời " vì
ở xứ Mỹ này chuyện mua súng và tàng trử vũ khí thì lại dễ như "ăn cơm sườn" vậy !?!

Tuy nhiên có một niềm an uỉ khi làm cô giáo xứ Mỹ là được thấy con em Việt Nam của mình học rất giỏi và vẫn biết nghe lời dạy bảo của thầy cô, dù rằng vẫn có một thiểu số học sinh VN bị "Mỹ hóa" một cách sai lầm, cứ tưởng rằng xứ Mỹ là xứ tự do, muốn làm gì thì làm. Thật ra học sinh Mỹ nào có cha mẹ biết lo lắng dạy dỗ con cái nghiêm chỉnh, thì học sinh Mỹ vẫn ngoan ngoãn , lễ phép, dễ thương lắm và nhiều khi còn dễ thương hơn học sinh " Mỹ vàng cà chớn " nữa đấy ! Thế mới biết sự giáo dục của gia đình râ't là quan trọng cho sự phát triển học vấn và hạnh kiểm của con em . Ông bà ta đã dạy : " Gia đình là nền tảng của xã hội " quả đúng không sai !
Cứ nhìn vào đời sống gia đình ở các nước văn minh hiện đại mới biết rằng xã hội bây giờ hổn loạn như thế nào rồi!? Còn đâu cái cảnh hạnh phúc gia đình ấm cúng với hình ảnh " Cha ngồi đọc sách, mẹ đang thêu thùa" bên đàn con lể phép, ngoan hiền ?! Bây giờ sống ở một nơi mà mồi giá trị đều được đặt căn bản trên sự thành công của tiền bạc, vật chất, nhà sang xe đẹp , có nhiều bậc phụ huynh đã phải "làm ngày không đủ , tranh thủ làm đêm, làm thêm chủ nhật" mới có đủ tiền trả nợ nhà nợ xe, thì thử hỏi tình cảm gia đình làm sao mà gắn bó, thắm thiết như ngày xưa được !?

Cũng may vẫn còn có một số phụ huynh quan tâm đến sự giáo dục con cái, vẫn tự hào về văn hóa , đạo đức Việt Nam, vẫn muốn cho con em của mình còn nói và viết được tiếng Việt , hiểu được những giá trị tinh thần và lịch sữ nước nhà, nên đã đưa con em đến học Việt Ngữ tại các trường dạy tiếng Việt như Trường Việt ngữ Văn Lang , Trường Giáo Lý và Việt ngữ La Vang v..v… thậm chí họ còn xung phong làm thầy cô giáo trong Ban Giảng huấn hay nhân viên trong Ban điều hành . Người viết xin gửi đến quí vị những đóa hoa hồng tươi thắm thay cho lời cảm ơn và sự thán phục tinh thần phục vụ công ích bất vụ lợi của quí vị . Người viết cũng đã từng đến dự những buổi lể Mừng Xuân, những buổi lể Tết Trung Thu, những buổi lể phát phần thưởng cuối niên học do Trường VNVL tổ chức trong sự xúc động chân thành khi thấy những mái đầu bạc của các bậc cha mẹ chen lẫn với những mái đầu xanh của đàn con trẻ , cùng ca, cùng hát, cùng cười bên nhau trong không khí ấùm cúng thân tình Việt Nam. Tôi là một cô giáo làm việc có lảnh lương của chính phủ , tôi cũng có tổ chức những sinh hoạt để giới thiệu và vinh danh Văn Hóa Việt Nam tại các trường học công lập nơi tôi làm việc , nhưng sự hy sinh và tinh thần phục vụ công ích của tôi làm sao sánh được với những người mẹ, người cha, những thầy cô giáo , những người làm việc thiện nguyện tại các trường dạy Việt Ngữ cuối tuần.

Bây giờ tôi đã về hưu. Những cô cậu học trò bé tí ngày xưa của tôi bây giờ đã trưởng thành , có người đang còn học Đại Học , có người đã “tay bế tay bồng”, có người đã là bác sĩ , kỷ sư thành công trên đường sự nghiệp và cũng có người đã đi về lòng đất lạnh dù tuổi đời còn thơ dại . Mỗi lần tôi có dịp gặp lại phụ huynh hoặc học trò cũ ngày xưa của tôi , họ vẫn còn nhận ra tôi là cô giáo cũ ngày nào dù đã hơn mười mấy năm không gặp. Họ đến chào hỏi tôi một cách thân mật , lễ phép như xưa như trường hợp phụ huynh và học sinh Phạm thị Tố Tâm ,cô học trò rất năng dộng , dễ thương trường Rose City Park ngày xưa của tôi và cũng là Hoa Hậu Áo Dài Portland năm 2005 của ngày Tết in Portland 2005 do CĐVN Oregon tổ chức vừa qua và nhiều phu huynh, học sinh khác nữa v..v… . Đây là một niềm vui của một cô giáo xứ Mỹ như tôi vì vẫn còn có những phụ huynh , học sinh còn biết giữ gìn tinh thần “tôn sư trọng đạo ” . Có phải là nhờ sự chăm sóc dạy dỗ của những trung tâm dạy Việt Ngữ tại Portland đã truyền đạt tinh thần văn hoá đạo đức Việt Nam đến phụ huynh và học sinh Việt Nam ở Portland hay chăng ??! Quan trong hơn nữa chính là tinh thần “Kính Thầy, Yêu Bạn ” của quí vị phụ huynh và học sinh nói trên vẫn còn được trân quí , giữ gìn nơi xứ lạ quê người !! Đáng mừng thay !!

Nếu cuộc đời là những Yêu Thương thì bên cạnh tình yêu của gái trai đôi lứa , của ûgia đình hạnh phúc, vẫn có một tình yêu thiêng liêng khác , đó là Tình Yêu Quê Hương Dân Tộc mà mỗi một người trong chúng ta đều trân quí giữ gìn bằng mọi cách. Truyền dạy ngôn ngữ Việt Nam và các giá trị đạo đức tinh thần Việt Nam cho thế hệ mai sau , là bổn phận và trách nhiệm của chúng ta, dù bây giờ chúng ta sống xa quê cha đất mẹ Việt Nam.

Xin được chấm dứt bài viết này với lời thơ tâm sự chân thành của một cô giáo Việt Nam nơi xứ Mỹ :
....."Xin đừng mộng chuyện công hầu khanh tướng ,
Xin đừng mơ chuyện mưu bá đồ vương ,
Xin hãy làm một người Việt bình thường
Yêu Đất Việt vì ta là Người Việt !"
SL*

Xin chúc tất cả mọi người mãi mãi là Mùa Xuân của Yêu Thương và Hy vọng .


SL* trích trong tập thơ " Thi Nhân, Quê Hương, và Tình Yêu của SL

Sương Lam

lphuong
#6 Posted : Wednesday, November 9, 2005 11:05:02 PM(UTC)
lphuong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 89
Points: 0

quote:
Gởi bởi Sương Lam

Cái Lý Cái Tình


Con người thường hay nói : làm chuyện gì cũng phải cho hợp lý hợp tình thì mới được kết quả tốt đẹp. Cái Lý thuộc về sự hoạt động của trí óc , cái Tình thuộc về sự rung động của con tim. Người sống nhiều theo tiếng gọi của con tim thường bị chê là con nguời đa cảm đa tình giống như một vị quân vương nước Anh ngày xưa đã từ bỏ cung vàng điện ngọc để sống với người yêu là một bà đã ly dị chồng . Người sống nhiều theo những suy luận của trí óc lại được khen là con người có lý trí giống như Huyền Trân Công Chúa đã hy sinh tình cảm cá nhân của mình đểû đổi lấy châu Lý châu Ô trong sử Việt ngày xưa.
Mỗi sự chọn lựa đều có giá trị riêng của nó tùy theo hoàn cảnh tình lý riêng của mỗi vấn đề , quan điểm riêng của mỗi cá nhân đương sự cho nên không thể nói rằng ai đáng trách hay ai đáng khen nếu ta không phải là người trong cuộc !!

Bây giờ sống trên dất Mỹ, nếu bạn sợ trể hẹn với “người yêu bé nhỏ” của bạn , nên phóng xe nhanh với tốc độ 100 miles trên xa lộ để có thể đến điểm hẹn đúng giờ , chẳng may gặp ông cảnh sát lưu thông thì chắc chắn rằng bạn sẽ nhận một ticket phạt xe chạy quá tốc độ chớ không thể cải lý rằng bạn đã sống hết mình với tình cảm yêu đương với ngưười yêu bé nhỏ của bạn nên xin được miễn phạt !? Ở đây cái Tình phải nhường chỗ cho cái Lý là bạn phải “thượng tôn luật pháp ” trước đã rồi bạn muốn tả tình , tả oán với người yêu của bạn thế nào cũng được sau này !

Ngày xưa nếu bạn sống ở Việt Nam vào một hai thế hệ về trước và bạn lại là một tiểu thơ đài các và được giáo dục là chuyện hôn nhân của con cái là do cha mẹ quyết định sao cho hợp với gia phong, môn đăng hộ đối , thì dù bạn đã thề non hẹn biển với chàng sinh viên ở trọ cạnh nhà bạn thì bạn cũng đành phải cúi đầu vâng lệnh song đường lên xe hoa để “theo những cô áo đỏ ” sang….nhà một ông bác sĩ hay một ông kỷ sư mà bạn chưa hề biết mặt biết tên vì ông ấy là “quý tử” của ông bạn của bố mình !! Ở đây cái Lý đã thắng cái Tình vì bạn nghỉ rằng cha mẹ lúc nào cũng thương yêu mình và biết nghe lời cha mẹ là hiếu để , là hợp lý !!

Tuy nhiên ở đời không có cái gì là hoàn toàn tuyệt đối cả , ngay cả luật pháp đôi khi còn có những kẻ hở để cho kẻ gian lợi dụng để thủ lợi hay chạy tội , cho nên vấn đề Tình Lý cũng không có giá trị đúng sai tuyệt đối trong những chuyện bình thường của đời sống hằng ngày của chúng ta vì quan diểm của mỗi người khác nhau , chưa biết rằng ai là đúng, ai là sai khi người viết chợt nhớ đến một câu nói đầy dí dỏm nhưng lại đầy ý nghĩa như sau “Bên kia cầu Công lý đã khác ” tùy theo giọng nói và cách nói của mình khi nói lên câu nói đó !!
Có một điều người viết vẫn nhớ là ông bà ta đã dạy : “ Một trăm cái Lý không bằng một tí cái Tình ” khi giao tế xử sự với mọi người trong xã hội . Có nhiều người trong xã hội này thích dùng chữ “PHẢI ” nhiều hơn chữ “CẦN” nên thế giới này vẫn triền miên trong đau khổ . Nếu chúng ta có thể thay thế được những câu : “ Tôi phải chiến thắng, tôi phải giàu sang , tôi phải ”.. bằng những câu “Tôi cần an bình , tôi cần thương mến , tôi cần”. thì thế giới này sẽ thiên đàng hạnh phúc !!

Câu chuyện Tình Lý là những chuyện bình thuờng trong đời sống nhân thế . Con người vẫn muôn đời cố gắng xử sự , quyết định sao cho các sinh hoạt trong đời sống của mình được hợp tình hợp lý với Thiện Tâm và Nhân Ái . Mùa Giáng Sinh sắp đến và Một Năm Mới sắp sang , chúng ta sẽ cho và sẽ nhận nhiều món quà , nhưng món quà Tình cảm và Yêu Thương vần là món quà quan trọng mà mọi người đều mong ước đón nhận nhất bên trong món quà vật chất đang được chưng bày và mở ra trong ngày Giáng Sinh .
Xin mượn bốn câu thơ dưới đây làm kết luận cho bài viết những chuyện bình thường Tình Lý này :

Xin chúc Bạn : Thiện tâm luôn tinh tấn !
Xin nguyện cầu : Nhân Ái trải muôn phương !
Để mọi người sống An Lạc , Yêu Thương !
Thì trần thế sẽ thiên đàng , hạnh phúc !!


Sương Lam












lphuong
#7 Posted : Wednesday, November 9, 2005 11:10:24 PM(UTC)
lphuong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 89
Points: 0

Suong Lam oi:

Lphuong nè, lp thật vui mừng khi có người "cứu bồ" mà lại cứu rất thật tình và sốt sắng, cám ơn Suong Lam.... Đã vừa được cứu bồ vừa được đọc bài của SL mà không phải chạy đôn chạy đáo đi kiếm "cô giáo xứ Mỷ" nữa

Blush Blush
mot nguoi ban
#8 Posted : Thursday, November 10, 2005 12:26:02 AM(UTC)
mot nguoi ban

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 7
Points: 0

quote:
Gởi bởi Sương Lam



Cô Giáo xứ Mỹ

Ngày xưa tôi thường mộng lớn lên sẽ được làm cô giáo, một phần vì quan niệm "Quân Sư Phụ" của Thầy Khổng Tử đã ăn sâu vào tâm khảm tôi, một phần khác tôi thấy đó là một nghề rất thích hợp với nữ giới chúng tôi vì " Cô giáo như mẹ hiền, cô giáo như nàng tiên ", mà bất cứ người " mẹ hiền " hay " nàng tiên " nào cũng thích " yêu người " và được người "yêu lại" !? Bởi thế khi được là cô Tú hai sau mấy kỳ thi " tróc vi trầy vẩy " vào thập niên 60, tôi " hí hửng " nộp đơn thi vào Đại Học Sư Phạm và trường Quốc Gia Sư Phạm với niềm tin là nếu không được làm Giáo sư Trung học thì cũng được làm Giáo viên Tiểu học cho thỏa mộng dạy học của tôi . Nhưng hởi ôi ! đôi khi "mưu sự tại nhân " mà " thành sự taị thiên ", tên của tôi không được niêm yết trên " bảng vàng " của cả hai trường ! Tôi đã khóc thật sự vì bị " hỏng thi " chứ không phải " khóc như nữ tử vu qui nhật " như các cô dâu thời xưa ! ( Cô dâu hiện đại bây giờ thì " cười toe " vì được là movie star trong các video đám cưới!). Thôi thì phải giả từ giấc mộng làm cô giáo để đi làm xếp văn phòng ở BXH vì tôi đã được trúng tuyển vào Ban ĐS khóa 12 Học Viện QGHC năm 1964 và tốt nghiệp năm 1967.

Rời vận nước đổi thay, tôi phải lưu lạc xứ người và định cư ở xứ " sương lam mờ đỉnh núi" Portland , Oregon đã hơn 20 năm qua . Bằng cấp ngày xưa kể như là một " kỹ vật đáng yêu" để mà nhìn ngắm , để mà thương tiếc ngậm ngùi vì Đại học xứ người không chấp nhận bằng cấp của VNCH vì không còn " bang giao quốc tế " với nhau nửa . Một phần khác tôi cần có tiền để trả bill nhà , bill điện, cơm ăn áo mặc ....nên đành " giả dạng tiều phu " khai dấu văn bằng để được nhận vào Đại Học Cộng Đồng ( PCC). vừa được đi học lại Anh Ngữ, vừa có tiền Basic Grant trả tiền học phí, vừa được làm work study có tiền trả bill nhà , bill điện.....So với bao nhiêu người còn đang đói khổ ở quê nhà vào thời điểm đó, tôi được sống tự do ở xứ người, tôi vừa được đi học vừa dược có tiền , như thế quả là " hồng phúc tề thiên " rồi, thì nhầm nhò gì cái chuyện " học đại" ở " Đại Học " xứ người . !!

Tôi đã qua cái tuổi " tam thập nhi lập " khi cắp sách trở lại trường , hơn thế nữa, vì phải trải qua " bao cuộc biến đổi thăng trầm của thế sự " cho nên đầu óc của tôi cũng " dấn bước thăng trầm " trên đường học vấn ở xứ người . Dẫu rằng tôi cố gắng hết sức nhưng khi học lại Anh Ngữ, tôi vẫn khi nhớ khi quên chữ nghĩa tiếng Anh. Có những từ ngữ Anh Văn , tôi đã tra tự điển Anh-Việt 5-7 lần rồi mà vẫn quên nghĩa chữ Việt của nó, bởi vì một chữ Anh có nhiều nghĩa khác nhau tùy theo bài học ta đang làm đang viết. Tuần này tôi học được 10 chữ, tuần sau tôi học thêm 10 chữ mới nữa, thì 8 chữ học tuần trước đã " vỗ cánh bay xa" như " Ngàn cánh hạc " vậy, cho nên tôi phải tra tự điển hoài là thế đấy !! ( Không biết có ai cùng " đồng bệnh tương lân " với tôi không nhỉ ? Xin quí vị lên tiếng để tôi có được " bạn đồng hành ").

Nhưng đã học thì phải ra trường . Tôi cũng " mũ áo xuyênh xoang " tốt nghiệp " Đại Học Trường Làng " như những người sinh viên già, trẻ, lớn , bé, gái, trai Mỹ trắng, Mỹ đen, Mỹ vàng khác vậy !! Ồ may quá ! Tôi ra trường với số điểm 3.65 trong ngành Computer Operator ! Ngon lành quá nhỉ !?. " Hy vọng cứ vươn lên " tôi sẽ tìm được job dễ dàng trong ngành computer. Nhưng .....Bởi .....vì ....tại ....chữ NHƯNG quái ác này đã dưa tôi vào " thế giới học đường " thay vì " thế giới điện tóan " ở xứ Mỹ!! Tôi đã bị từ chối khi đi xin việc trong ngành computer với lý do không có kinh nghiệm làm việc trong ngành computer!! Thế là "đi không lại trở về không " ! Thế là tôi lại phải ghi danh “học đại Đại học ” lần nửa ( lần này là "Đại Học Trường Tỉnh" thứ thiệt Portland State University (PSU) đấy , và sau đó tôi cũng đã ra trường sau 4 năm "dùi mài kinh sử" ) để vừa được đi học vừa được có tiền trả tiền nhà tiếp tục !!!
Trong thời gian đi học thì chương trình ESL của Sở Học Chánh Portland cần một phụ giáo Việt Nam cho chương trình Head Start , một chương trình Tiền Mẫu Giáo dành cho học sinh 4 tuổi của các gia đình có lợi tức thấp và chương trình ESL dành cho học sinh mới đến nước Mỹ . Tôi thương con nít nên tôi bèn nộp đơn xin việc và tôi được tuyển dụng . Thế là tôi được hành nghề " vỗ đít con nít " một cách hợp pháp và từ đấy tôi là nhân viên trong ngành giáo dục của nhà nước Mỹ cho đến ngày hôm nay. Như thế có nghĩa là tôi được làm " Cô Giáo Xứ Mỹ " một cách bất ngờ vì không xin được job computer !?! Thế mới biết cuộc đời như " Tái Ông mất ngựa ", trong cái rủi đã có cái may trong đó vì giấc mộng làm cô giáo của tôi bây giờ mới thực hiện được ! Ôi ! Mừng thay! Ôi ! Vui thay !!

Nhưng.....lại chữ " NHƯNG " quái ác này xuất hiện lần thứ hai !? Làm cô giáo ở xứ Mỹ không giống như làm cô giáo của " thuở thanh bình thịnh trị " ở Việt Nam ngày xưa vì học trò xứ Mỹ không có tinh thần " tôn sư trọng đạo " như học trò Việt Nam ngày xưa đâu Bạn ạ ! Hơn thế nữa có những luật lệ của chú Sam mà ta phải " nghiêm chỉnh chấp hành " , nếu không, thì cuộc đời của Bạn sẽ "hoa tàn trong ngõ hẹp"đấy!?

Có lẻ quí bạn cũng đã biết con nít ở xứ Mỹ là " Number One ", kế đến là chó mèo, hoa cảnh, quí bà và chót hết mới là quí vị "anh hùng mày râu " ( Xin lổi quí ông nhé, tôi không dám " phạm thượng" đến quí ông đâu, tôi chỉ "nghe sao viết vậy " mà thôi, xin quí ông "đại xá" cho tôi nhé ! Cám ơn quí ông ! ). Con nít xứ Mỹ thì dễ thương lắm vì lanh lợi, mập tròn , trắng trẻo, nhưng .. các Bạn cần phải .."kính nhi viễn chi " vì nếu các bạn " thương yêu " chúng theo kiểu Việt Nam ôm hun chúng, vỗ đầu vỗ đít chúng , thì Bạn sẽ bị "rắc rối" với luật lệ "sexual abuse" ngay !?ø Khi các "đấng nhi đồng" này làm một màn "Tarzan nổi giận" la hét um sùm khi không hài lòng chuyện gì hay khi nghịch ngợm quá sức, Bạn cũng không được quyền " quýnh " các vị nhi đồng đó nhe ,ùvì như vậy là Bạn đã phạm vào luật lệ "physical abuse" rồi và Bạn sẽ được mấy ông cảnh sát đến "hỏi thăm sức khoẻ" của Bạn đấy !? Nếu đứa trẻ phạm lổi, Bạn chỉ được quyền "đôi lời tâm sự" giải thích lổi phải cho chúng hiểu để chúng " tự sửa sai " chứ Bạn không được áp dụng chiến lược "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi " như kiểu Việt Nam đâu nhé!? Bởi thế khi trong lớp học có nhiều học sinh quá nghịch ngợm, không nghe lời hướng dẫn của cô giáo, tôi chỉ đành "mở miệng cười duyên" , nhỏ nhẹ khuyên bảo chúng chứ không dám dùng thước kẻ khẻ tay chúng hay bắt quì gối như thầy cô giáo ngày xưa của tôi đã làm . Bởi thế, học trò xứ Mỹ không biết sợ thầy cô giáo gì cả và thầy cô giáo cũng không dám rầy la học sinh nhiều vì khi mấy "Ông học trò" này "nổi giận" thì thầy cô giáo và các học sinh
khác sẽ được dịp thưởng thức "viên đạn đồng đen" vào một ngày "không đẹp trời " vì
ở xứ Mỹ này chuyện mua súng và tàng trử vũ khí thì lại dễ như "ăn cơm sườn" vậy !?!

Tuy nhiên có một niềm an uỉ khi làm cô giáo xứ Mỹ là được thấy con em Việt Nam của mình học rất giỏi và vẫn biết nghe lời dạy bảo của thầy cô, dù rằng vẫn có một thiểu số học sinh VN bị "Mỹ hóa" một cách sai lầm, cứ tưởng rằng xứ Mỹ là xứ tự do, muốn làm gì thì làm. Thật ra học sinh Mỹ nào có cha mẹ biết lo lắng dạy dỗ con cái nghiêm chỉnh, thì học sinh Mỹ vẫn ngoan ngoãn , lễ phép, dễ thương lắm và nhiều khi còn dễ thương hơn học sinh " Mỹ vàng cà chớn " nữa đấy ! Thế mới biết sự giáo dục của gia đình râ't là quan trọng cho sự phát triển học vấn và hạnh kiểm của con em . Ông bà ta đã dạy : " Gia đình là nền tảng của xã hội " quả đúng không sai !
Cứ nhìn vào đời sống gia đình ở các nước văn minh hiện đại mới biết rằng xã hội bây giờ hổn loạn như thế nào rồi!? Còn đâu cái cảnh hạnh phúc gia đình ấm cúng với hình ảnh " Cha ngồi đọc sách, mẹ đang thêu thùa" bên đàn con lể phép, ngoan hiền ?! Bây giờ sống ở một nơi mà mồi giá trị đều được đặt căn bản trên sự thành công của tiền bạc, vật chất, nhà sang xe đẹp , có nhiều bậc phụ huynh đã phải "làm ngày không đủ , tranh thủ làm đêm, làm thêm chủ nhật" mới có đủ tiền trả nợ nhà nợ xe, thì thử hỏi tình cảm gia đình làm sao mà gắn bó, thắm thiết như ngày xưa được !?

Cũng may vẫn còn có một số phụ huynh quan tâm đến sự giáo dục con cái, vẫn tự hào về văn hóa , đạo đức Việt Nam, vẫn muốn cho con em của mình còn nói và viết được tiếng Việt , hiểu được những giá trị tinh thần và lịch sữ nước nhà, nên đã đưa con em đến học Việt Ngữ tại các trường dạy tiếng Việt như Trường Việt ngữ Văn Lang , Trường Giáo Lý và Việt ngữ La Vang v..v… thậm chí họ còn xung phong làm thầy cô giáo trong Ban Giảng huấn hay nhân viên trong Ban điều hành . Người viết xin gửi đến quí vị những đóa hoa hồng tươi thắm thay cho lời cảm ơn và sự thán phục tinh thần phục vụ công ích bất vụ lợi của quí vị . Người viết cũng đã từng đến dự những buổi lể Mừng Xuân, những buổi lể Tết Trung Thu, những buổi lể phát phần thưởng cuối niên học do Trường VNVL tổ chức trong sự xúc động chân thành khi thấy những mái đầu bạc của các bậc cha mẹ chen lẫn với những mái đầu xanh của đàn con trẻ , cùng ca, cùng hát, cùng cười bên nhau trong không khí ấùm cúng thân tình Việt Nam. Tôi là một cô giáo làm việc có lảnh lương của chính phủ , tôi cũng có tổ chức những sinh hoạt để giới thiệu và vinh danh Văn Hóa Việt Nam tại các trường học công lập nơi tôi làm việc , nhưng sự hy sinh và tinh thần phục vụ công ích của tôi làm sao sánh được với những người mẹ, người cha, những thầy cô giáo , những người làm việc thiện nguyện tại các trường dạy Việt Ngữ cuối tuần.

Bây giờ tôi đã về hưu. Những cô cậu học trò bé tí ngày xưa của tôi bây giờ đã trưởng thành , có người đang còn học Đại Học , có người đã “tay bế tay bồng”, có người đã là bác sĩ , kỷ sư thành công trên đường sự nghiệp và cũng có người đã đi về lòng đất lạnh dù tuổi đời còn thơ dại . Mỗi lần tôi có dịp gặp lại phụ huynh hoặc học trò cũ ngày xưa của tôi , họ vẫn còn nhận ra tôi là cô giáo cũ ngày nào dù đã hơn mười mấy năm không gặp. Họ đến chào hỏi tôi một cách thân mật , lễ phép như xưa như trường hợp phụ huynh và học sinh Phạm thị Tố Tâm ,cô học trò rất năng dộng , dễ thương trường Rose City Park ngày xưa của tôi và cũng là Hoa Hậu Áo Dài Portland năm 2005 của ngày Tết in Portland 2005 do CĐVN Oregon tổ chức vừa qua và nhiều phu huynh, học sinh khác nữa v..v… . Đây là một niềm vui của một cô giáo xứ Mỹ như tôi vì vẫn còn có những phụ huynh , học sinh còn biết giữ gìn tinh thần “tôn sư trọng đạo ” . Có phải là nhờ sự chăm sóc dạy dỗ của những trung tâm dạy Việt Ngữ tại Portland đã truyền đạt tinh thần văn hoá đạo đức Việt Nam đến phụ huynh và học sinh Việt Nam ở Portland hay chăng ??! Quan trong hơn nữa chính là tinh thần “Kính Thầy, Yêu Bạn ” của quí vị phụ huynh và học sinh nói trên vẫn còn được trân quí , giữ gìn nơi xứ lạ quê người !! Đáng mừng thay !!

Nếu cuộc đời là những Yêu Thương thì bên cạnh tình yêu của gái trai đôi lứa , của ûgia đình hạnh phúc, vẫn có một tình yêu thiêng liêng khác , đó là Tình Yêu Quê Hương Dân Tộc mà mỗi một người trong chúng ta đều trân quí giữ gìn bằng mọi cách. Truyền dạy ngôn ngữ Việt Nam và các giá trị đạo đức tinh thần Việt Nam cho thế hệ mai sau , là bổn phận và trách nhiệm của chúng ta, dù bây giờ chúng ta sống xa quê cha đất mẹ Việt Nam.

Xin được chấm dứt bài viết này với lời thơ tâm sự chân thành của một cô giáo Việt Nam nơi xứ Mỹ :
....."Xin đừng mộng chuyện công hầu khanh tướng ,
Xin đừng mơ chuyện mưu bá đồ vương ,
Xin hãy làm một người Việt bình thường
Yêu Đất Việt vì ta là Người Việt !"
SL*

Xin chúc tất cả mọi người mãi mãi là Mùa Xuân của Yêu Thương và Hy vọng .


SL* trích trong tập thơ " Thi Nhân, Quê Hương, và Tình Yêu của SL

Sương Lam



Phượng Các
#9 Posted : Thursday, November 10, 2005 12:38:16 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam
Thôi thì phải giả từ giấc mộng làm cô giáo để đi làm xếp văn phòng ở BXH vì tôi đã được trúng tuyển vào Ban ĐS khóa 12 Học Viện QGHC năm 1964 và tốt nghiệp năm 1967.


Chị SL ơi,
Em đoán thử mấy chữ viết tắt nha? Bộ Xã Hội, ban Đốc Sự, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, phải không chị? Trường này nằm trên đường Trần Quốc Toản cũ (tức 3 tháng 2 mới). Ai học ở trường đó mà ra trường thì coi như hoạn lộ thênh thang phải không chị?


mot nguoi ban
#10 Posted : Thursday, November 10, 2005 1:43:19 AM(UTC)
mot nguoi ban

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 7
Points: 0

Cha me ong ba o xu My:

Suong Lam ơi, mỗi người được một may mắn lớn trong đời là đã có phước, SL có rất nhiều may mắn cộng với lòng hiếu học và năng khiếu trời cho của bạn thì bạn đáng được trọng thưởng băng hạnh phúc an lành cả cuộc đời của ban, tôi nghỉ bạn cũng rất biết ơn chồng con của bạn đã giúp đỡ khuyến khích bạn thành công ở trường học cũng như trường nhà, cộng thêm bạn được tất cả sự thương mến của bạn bè về tâm tính hiền hòa, thành thật, họat bát (họat bát của một MC) là bạn lại thêm thành công ở trường đời. Tôi cũng muốn được như bạn, thèm được một gia đình hạnh phúc, thèm học cho trọn 4 năm và ra trường giống như bạn hay những người đi đến trường khác, nhưng..than ơi, trời ơi hỡi ơi, tôi qua đây theo diện con bà phước với hai đứa con còn qu'a nhỏ, vừa nhận một cái job "thiện nguyện" ban ngày, nói thiê.n nguyện có đúng không, xin các bạn vui lòng giải thích , một cái job tình nguyện không nhận thù lao vì người chủ qu'a nghèo, chỉ mong được có nơi tạm trú an toàn cho các con chờ ngày đoàn tụ với gia đinh. Tôi đi học ban đêm, vừa anh văn vừa nghề nghiệp, mỗi lần cô giáo nói gì phải hỏi anh chàng mỷ kế bên giải thích, cứ vậy ngày nầy qua ngày kia, một điều nữa bà gia'o của tôi chắc "bị" cái gì của học trò VN trước hay sao mà bả hay gắt gỏng khi mỗi lần tôi lên để nhờ bà giải thích những điều tôi không hiểu, nhưng trời Phật cũng thương cho tôi một cái tánh kiên nhẫn nhịn nhục (trời ơi, tui cũng phục tui sát đất, tui có "nhịn" ai trong nhà tui" đâu kể cả ba má tui - tui còn ăn hiếp ổng bả nữa chớ - Trời bất dung gian, giờ thì ai ăn hiếp tui cũng được kể cả con và cháu ngọai của tui). Tôi kiên nhẫn và học một mình, đọc sách tơi bời hoa lá, chữ biết chữ không, test bài chỉ được giới han....nhờ học lại nghề củ nên bài vở không đến nổi làm tôi cực khổ lắm, nhưng nhiều lần tôi cũng nản vì không ai để hỏi, cái gì cũng một mình, tôi định bỏ cuộc nhiều lần nhưng rồi nhìn thấy các con tôi còn qu'a nhỏ, không bà con thân thuộc, chồng cha còn trong vòng tù tội ở VN, tôi nghỉ ""thôi ráng đến trường cho con nó "ngán", bà già mà còn "gân" vậy thì mình đâu có lôi thôi được"". Mãn khóa, bà Dr. (bà thầy của tôi) đến nói với tôi rằng bà xin lỗi đã đối xử không đẹp với tôi, và bà khen tôi gì đó tôi quên mất rồi, tôi chỉ có nhớ là tôi trả lời bà rằng bà không có lỗi gì hết, lỗi do tôi không diễn tả được hết những ý nghỉ dể làm người khác bực mình, và tôi xin lỗi bà trở lai. Chuyện gia đính tôi có nhiều biến chuyển, ông chồng bên nhà "ra trường" sau khi tốt ngiệp 8 năm "đại học cải tạo" và đã lập gia đình khác cho yên thân với chính quyền, phan tôi cũng lập lại gia đình để cùng nhau nuôi dưỡng các con, các con lớon lên vô học nội trú trong trường thì cuộc tình duyên chấp nối của tôi cũng đến giai đoạn cho vô "campus"....Tôi không may mắn như SL là đi học một lèo 4 năm, tôi xong certificate, rồi trở lại nếu có điều kiện, bằng một năm, bằng hai năm và quyết chí sẽ lấy bằng 4 năm nhưng rồi mọi thứ không "chạy" theo ý mình, vừa ghi tên đi học 4 năm, đáng lẻ ra trường nă 2000, tôi học được hơn hai tháng một thứ bệnh "cảm" mắc dịch mắc gió gì đâu bắt tôi phải ở trên giường gần hai tuần, xêp tôi cũng phải ngạc nhiên, đi là 5 năm trời, không một ngày bênh - tiền học vẫn phải đóng (chưa hết khóa đâu có credit đâu mà bắt sở phải trả), rồi cái thân bùi kiệm phải trở về bùi kiêm........ Rồi tôi phải đi làm tiếp tục, đủ thứ chuyện phải lo, các con là con gái, tới tuổi "teen", party nầy, party kia, sinh họat ở trường, tôi đẩy mấy đức nhỏ đi làm thiện nguyện ở nhà thương hết, tôi cũng làm thiện nguyện ở một hội thiện nguyện và nhà thương của các con lam...Đi học full time, 1 cai job full time vừa phải lo cơm nước cho cả nhà, có lần còn phải thêm cái job part time trong 3 tháng (phụ giúp phòng mach cho một cô bạn nằm nhà thương), tôi phải để đồng hồ ré và theo đúng từng phút thì mới kịp

Ở nhà tôi có một may mắn duy nhất, các con rất ngoan, không đến nỗi làm phiền hàng xóm láng giềng, nóng ruột muốn cho con gì "phải năn nỉ", phải tìm cách cho nó lây... Mình không có tiền để đóng tiền học cho con thì chuyện gì làm được thì mình làm Con gái nhỏ ra trường, đi làm lảnh lương về chỉ đủ trả tiền student loan, tiền mướn nhà, bà má phải năn nỉ gửi tiền ăn cho đến năm sau thì có cái job khá hơn, nó nói nó đủ tiền ăn rồi, bà má kể như "trúng số hàng tháng", bà con nghèo ở VN được nhờ thêm một chút ..

Đứa con đầu có chồng, có con, bà má chồng lo đứa đầu, đến đứa thứ hai thì bà nội bận rộn và cảm thấy mệt nên cầu cứu bà ngoai....Bà ngọai có bao giờ giữ con nít đâu, cũng bỏ sở "nhào vô". Bà ngọai phải học hát "abcdefg..áaaaaaa`,áaaaaaa`, từng từng tưng...", rồi phải trở thành con chuột, con chó, con bò...tùm lum.. Mại vô bà con ơi, ai làm bà nội bà ngọai có kinh nghiệm thì cho tôi học với để làm cho các cháu tôi vui hơn

Tôi nghỉ tôi là một trong những bà mẹ và bà ngọai happy nhất thế giới


Smile Smile Smile




Sương Lam
#11 Posted : Thursday, November 10, 2005 11:13:44 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

quote:
Gởi bởi Sương Lam
Thôi thì phải giả từ giấc mộng làm cô giáo để đi làm xếp văn phòng ở BXH vì tôi đã được trúng tuyển vào Ban ĐS khóa 12 Học Viện QGHC năm 1964 và tốt nghiệp năm 1967.


Chị SL ơi,
Em đoán thử mấy chữ viết tắt nha? Bộ Xã Hội, ban Đốc Sự, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, phải không chị? Trường này nằm trên đường Trần Quốc Toản cũ (tức 3 tháng 2 mới). Ai học ở trường đó mà ra trường thì coi như hoạn lộ thênh thang phải không chị?






Chị Phượng Các ơi,

Chị thông minh và giỏi quá xá quà xa! Chị đoán trúng "một trăm em ơi một trăm phần trăm rồi" !Blush
Nhưng.....lại chữ Nhưng quái ác này xuất hiện nữa !! Disapprove Đường hoạn lộ của Cung Quan Lộc của SL bị Tuần Triệt án ngữ nên mới có được 8 năm thì phải bị đuổi về nhà làm Bà Mẹ Quê ở chốn thảo trang Black Eye, xong rồi phải chịu lận đận thêm nhiều năm nữa mới vọt sang đưọc xứ Mỹ để thực hiện giấc mộng làm cô giáo của mình.bBây giờ thì SL an phận làm bà nội trợ ngoan hiền ngoan ở nhà nấu cơm cho ông xã ăn cho có tình điệu vợ chồng...".hơi già"??!!
À này Chị PC hướng dẫn cho Sl biết cách đánh không bỏ dấu rồi đổi sang bỏ dấu cho mau lẹ chứ vừa đánh vừa nhấn nút F1. F2...bỏ dấu nên mất hết " yên sỹ phi lý thuần" của SL hết ráo !Cám ơn chị PC trước nhé Smile
SLRose
Phượng Các
#12 Posted : Thursday, November 10, 2005 11:26:53 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Chị SL ơi, Khi bắt đầu đánh bài, có phải chị thấy cái khung hình như sau đây không?

[img] http://www.phunuviet.org/forum/Picture_mViet.jpg[/img]

Em thì chọn cái mViet, sau đó cứ đánh theo lối như sau thì nó ra ngon lành tiếng Việt:


Su+o+ng Lam cu+.u ddo^'c su+. tru+o+`ng Quo^'c Gia Ha`nh Cha'nh

se~ tha`nh:

Sương Lam cựu đốc sự trường Quốc Gia Hành Chánh

Chị làm thử đi nha, nếu gặp rắc rối gì thì chị vỗ vai Tongue anh Chín Út là xong ngay!
Sương Lam
#13 Posted : Thursday, November 10, 2005 11:50:23 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
LP ơiSmile
Ai thương tui thì tui thương lại vậy mà! Sl rất vui khi vào PNV. Các chị dễ thương và tài hoa lặm SL bây giờ mở rộng thêm tầm mắt rất nhiều.SLRose

Sương Lam
#14 Posted : Thursday, November 10, 2005 12:33:15 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chị Phượng Các ơi,
SL xuất chiêu theo sự hướng dẫn của chị quả nhiên OK Salem.Blush
Nhưng lại có thét mét nữa ShockedBlushlà khi muốn trả lời cho Một người bạn , SL nhấn vào ô trả lời bài này ở dưới bài của một người bạn thì hiên ra cái khung giống như cái khung chị dã post lại hiện ra y chang lại bài viết SL mới vừa viết cho chị PC. [}:)]SL Đã Click vào Ô Xóa Nội Dung thì cũng chẳng thấy xóa gì hết rạo SL lại phải highlight roi vào EDit-Cut nó mới chịu..biến mất để có chỗ cho SL viết thét mét này. Lại xin PC chỉ giáo dùm cho SL.Đa tạ
SLRose
Sương Lam
#15 Posted : Thursday, November 10, 2005 12:53:32 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Một người bạn thân mến,
SL cảm động khi đọc tâm sự của ban. SL cũng đã có một thời gian khổ đau dồn dâp, nhưng nhờ tự an ủi "Âu Cũng là Duyên Nghiệp" như SL đã trình bày và nhờ thế SL mới tìm được sự an tĩnh của tinh thần. Bây giờ mọi chuyên đã qua , SL sống an phận vợi những gì mình đang có trong hiện tai. SL phải cám ơn ông xã đã hy sinh đi cày để SL được trở lại học đường và thực hiện những gì mình muốn làm. Blush Thú thật bây giờ chúng ta hạnh phúc và sung sướng hơn những nạn nhân của thiên tại địa họai và khủng bô".Eight Ball Hãy nhìn xuống để thấy mình có phước hơn bao nhiêu người vô phước khác thì mình sẽ hài lòng với nhừng gì mình đang có! bây giờ bạn đã được làm bà ngọai hạnh phúc rồi thì hãy vui trong cái hạnh phúc thật gần đó nhẹ SL chúc bạn cứ vui như đã vui và sẽ vui .
Sương LamRose
Phượng Các
#16 Posted : Thursday, November 10, 2005 6:44:31 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Chị SL,

Cái đó là "reply with quote", là trong bài trả lời của mình sẽ hiện ra bài của người mà mình muốn trả lời họ hoặc cái post nào mình nhắm tới để trả lời, còn như chị chỉ muốn trả lời chớ không muốn hiện ra cái post đó thì chị cứ bấm vào "gởi bài trả lời" ở phía trên topic đó chị.
À, nếu chị có thắc mắc gì về cách sử dụng diễn đàn thì xin mời chị vào mục Góp Ý Thắc Mắc (ở dưới phòng Nhắn Tin đó). Có anh Chín Út là moderator của phòng đó sẽ trả lời một cách chuyên môn hơn, chớ về kỹ thuật thì em cũng lạng quạng lắm.
Phượng Các
#17 Posted : Friday, November 11, 2005 3:29:09 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam
Chị Phượng Các ơi,

Chị thông minh và giỏi quá xá quà xa! Chị đoán trúng "một trăm em ơi một trăm phần trăm rồi" !Blush
Nhưng.....lại chữ Nhưng quái ác này xuất hiện nữa !! Disapprove Đường hoạn lộ của Cung Quan Lộc của SL bị Tuần Triệt án ngữ nên mới có được 8 năm thì phải bị đuổi về nhà làm Bà Mẹ Quê ở chốn thảo trang Black Eye, xong rồi phải chịu lận đận thêm nhiều năm nữa mới vọt sang đưọc xứ Mỹ để thực hiện giấc mộng làm cô giáo của mình.bBây giờ thì SL an phận làm bà nội trợ ngoan hiền ngoan ở nhà nấu cơm cho ông xã ăn cho có tình điệu vợ chồng...".hơi già"??!!


Em thắc mắc là tại sao chị lại thi rớt vào các trường Sư phạm tính ra thì dễ đậu hơn là trường QGHC. Nghe nói trường này tốt nghiệp thì các ông ra làm phó quận, trưởng ty, còn phụ nữ thì vì không đuợc đi xa về các vùng nguy hiểm nên chỉ đuợc làm trưởng phòng ở các bộ là cùng. Bộ Xã Hội thì truớc năm 75 trụ sở nằm ở đâu vậy chị? Thú thật là em rất thích hiểu biết về cơ cấu chính quyền, khi còn nhỏ đi ngang qua các bộ các sở là em luôn phân vân tự hỏi không biết sau này mình sẽ làm ở bộ ở ngành nào đây..... Que sera.....sera....


Sương Lam
#18 Posted : Friday, November 11, 2005 1:44:01 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chị Phượng Các ơi,
SL cũng không ngờ mình được trúng tuyển vào QGHC nữa. Có lẻ số trời đã định là thế chư' SL thích làm cô giáo cơ !! Đúng là mưu sự tại người , thành sự tại trời !Sad
Con gái đậu vào QGHC ít lắm. BlushNam sinh viên tốt nghiệp được bổ nhiệm làm Phó Quận, Trưởng Ty dần dần lên làm Phó Tỉnh Trưởng và các chức vụ chỉ huy cao cấp ỏ trung Ương và địa phương. Nữ sinh viên tốt nghiệp đa số làm việc ở Trung Ương , mới ra trường làm Chủ sự phòng nhưng dần dần cũng có thể lên các chức vụ chỉ huy cao cấp khác.Tongue Đa số sinh viên là người miền Trung và miền Bắc vi` họ thích chen vai vào chốn quan trường , nhưng SL thì lại khác , thích làm cô giáo mà thôi , không ngờ bị lọt vào chốn quan trường nên số làm quan không khá là thế đấy !Black Eye. bây giờ lại an phận làm "nội tướng" cho ông xãKisses Lâu lâu làm thơ viết văn cho vui với đời Cooling. Thế đủ rồi Wink
Còn PC có mơ ước được làm gì Không? Thấy PC lo cho PNV như thế này thật là quá tốt ! SL thật phục lắm !
Sương Lam Rose
Sương Lam
#19 Posted : Friday, November 11, 2005 2:02:41 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Một Chuyến Du Aix-En-Provence Nước Pháp

(Viết tặng Anh Chị Võ Văn Hoàng & Denise Trần Tử Dung với lời cảm tạ chân thành - SL)


Nếu chúng ta tin rằng mọi việc trên đời là do nhân duyên kết hợp thì chuyến đi thăm miền Aix-en Provence nước Pháp của vợ chồng chúng tôi là một phúc duyên tốt đẹp vì chúng tôi đã nhận được tình cảm nồng nàn thân ái của anh chị Võ Văn Hoàng, một THĐLVNHN mà chúng tôi mới được hân hạnh quen biết trong chuyến tham dự Đại hội THĐLVNHN tại Paris tháng 9 năm 2004, dù rằng chúng tôi đã nghe ‘đại danh’ anh chị từ lâu. Thêm vào đó, chúng tôi được dịp "nối vòng tay lớn" cho tình thân hữu và "mở rộng tầm mắt", học hỏi thêm được nhiều cái "sàng khôn" đúng như người xưa đã dạy: "Đi một bước đàng , học một sàng khôn."
Sau khi Đại hội THĐLVNHN tại Paris-Bruxelles bế mạc, chúng tôi còn vương vấn tình cảm với một nước Pháp đầy nghệ thuật và thơ mộng cho nên đã ở lại thêm một tuần lễ nữa để thăm viếng thân nhân và khám phá thêm nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác của miền Nam nước Pháp vì đây là chuyến đi Pháp lần thứ hai của chúng tôi kể từ năm 1995. Trong chuyến du nước Pháp lần thứ nhất, chúng tôi đã viếng thăm những nơi nổi tiếng ở Paris như tháp Eiffel, bảo tàng viện Louvre, nhà thờ Notre Dame de Paris, du thuyền trên sông Seine, v.v... cho nên bài viết này sẽ bỏ lại sau lưng những hình ảnh huy hoàng của một Paris tráng lệ mà tìm về miền quê thanh tịnh hiền lành và đầy nghệ thuật của một Aix-en -Provence miền Nam nước Pháp.
Khởi hành từ nhà ga Massy TGV, chúng tôi đáp xe lửa tốc hành để đi đến Aix-en-Provence. Lần đầu tiên đi xe lửa xứ Pháp để đến một nơi xa lạ trong khi vốn liếng tiếng Pháp của mình học từ hồi nhỏ, nhưng đã lâu không dùng đến, nên đã bay đi hết như "ngàn cánh hạc" vào cõi lãng quên. Chúng tôi đã phải xòe bản đồ để hỏi thăm các bến xe lửa dừng lại với các khách đồng hành người Pháp "không biết tiếng Mỹ"!! Xin cảm ơn Thượng đế đã ban cho nhân loại nụ cười và lòng nhân ái nên dù không cùng ngôn ngữ nhưng cả hai bên chủ và khách vẫn hiểu nhau và chúng tôi cũng đã đến nơi an toàn.
Càng đi về miền Nam nước Pháp cảnh sắc và khí hậu càng thay đổi thanh nhã và ấm áp hơn ở Paris nhiều. Qua khung cửa sổ của xe lửa, tôi nhìn những đàn bò sữa ung dung nhơi cỏ trên những cánh đồng lúa mì. Xa xa những ngôi nhà mái đỏ ẩn hiện sau những lùm cây xanh ngắt tạo nên những nét chấm phá đẹp mắt mà tôi đã thấy trong các tạp chí du lịch. Những trái táo chín đỏ nặng trĩu trên cành của những vườn trái cây, những luống cải bắp xanh ngắt trên những ngọn đồi nho nhỏ đã đưa người viết về những kỷ niệm của một khung trời Đà lạt nên thơ. Xe dừng lại ở Lyon Part Dieu, một thị trấn nhỏ giũa đường. Khách đi đường kẻ lên người xuống, sân ga tấp nập rộn ràng kẻ ở người đi đã đưa tôi nhớ về một "Lyon đèn vàng", về nỗi buồn của một lần "Lên xe tiễn em đi chưa bao giờ buồn thế!", về bao nhiêu kỷ niệm đã bỏ lại sau lưng như con tàu đã bỏ sân ga!!
Rồi cũng đến điểm hẹn sau 3 tiếng đồng hồ trên xe lửa với sự hồi hộp, với cảnh sắc dịu hiền, thanh nhàn của miền quê nước Pháp. Chúng tôi là người đầu tiên bước xuống xe lửa thì đã nghe tiếng gọi vui vẻ của anh chị VV Hoàng từ trên lầu cao gọi xuống. Thế là tay bắt mặt mừng, thế là lại tiếp tục cuộc hành trình viếng thăm Marseille vì chúng tôi vẫn còn "sung sức" và vợ chồng chủ nhà đã chuẩn bị một giỏ trái cây ngon ngọt trên xe để đưa khách đường xa đi thăm một bến cảng nổi tiếng thế giới, bến cảng Marseille.
Bây giờ chỉ có "Bốn đứa chúng mình thôi nhé!" cho nên những câu chuyện trao đổi với nhau càng thân mật thêm khi được biết cả hai bên đều quen biết Giáo sư Nguyễn Quốc Trị, Viện trưởng Học Viện QGHC ngày xưa. Trên danh nghĩa, Giáo sư NQ Trị là "ân sư" của tôi và tôi cũng là một "tiểu muội" nhỏ bé của quí vị niên trưởng cựu sinh viên QGHC miền Đông như đại huynh Bửu Viên, đại huynh La Trung Chánh, đại huynh Trần ngọc Điện, v.v... qua các sinh hoạt thân ái của các CSV/QGHC cũ. Giáo sư NQ Trị đã hai lần ghé đến thư viện Aix-en-Provence để tìm tài liệu tham khảo cho các bài viết khảo luận của giáo sư và anh chị VV Hoàng lại là người hướng dẫn đầy nhiệt tình và đầy thân ái của Giáo sư Trị. Thế mới biết quả đất này tuy lớn nhưng vẫn là quá nhỏ cho những người có phúc duyên gặp gỡ được tương hội cùng nhau!!
Marseille là thành phố lớn thứ nhì của nước Pháp có lối 1 triệu dân, cách Aix-en-Provence 25km. Hải cảng Vieux Port của Marseille quả là một hải cảng lớn trên thế giới với phong cảnh nên thơ, trên có núi cao hùng vĩ, dưới là bến cảng tấp nập tàu bè. Một tấm bảng đồng được khắc ghi trên mặt đường cho biết hải cảng này được xây cất 600 năm trước Thiên Chúa giáng sinh bởi dân Hy lạp. Nơi đây cũng là nơi dừng chân của các sinh viên du học Pháp quốc. Từ bến cảng có những du thuyền nhỏ có thể đưa bạn đi viếng những đảo nhỏ ở ngoài xa như đảo Corse, nơi sinh trưởng của vua Napoleon đệ nhất. Chúng tôi đi dọc con đường quanh bến cảng để dẫn đến tượng đài kỷ niệm ghi ơn các đoàn quân viễn chinh đã hy sinh cho nước Pháp và thăm viếng một làng chài ngày xưa được xây cất lại rất đẹp với những căn nhà ngói đỏ dọc theo triền núi.
Rời bến cảng người hướng dẫn viên vui tính và đầy nhiệt tình VV Hoàng đã đưa chúng tôi đến thăm nhà thờ Notre Dame de la Garde được xây cất từ năm 1218 trên một ngọn đồi cao hơn 148.85m và đã được tu bổ xây cất hoàn hảo thêm qua thời gian. Trên nóc nhà thờ là tượng Đức Mẹ Maria cao 9.72m bồng chúa Jesus màu vàng chói sáng trong nắng chiều. Đức Mẹ đứng trong tư thế ban phước lành cho toàn thể cư dân bến cảng và cho tất cả những người đến Marseille. Trong nhà thờ có treo mô hình các tàu bị đắm và hình ảnh những mẩu chuyện đã được Đức Mẹ cứu vớt. Một bầu không khí trang nghiêm và nhân ái bao trùm trong nhà thờ đã khiến cho khách viếng thăm bồi hồi cảm động.
Bước chân ra ngoài, chúng tôi đi trên hành lang góc độ 360 độ để từ đó có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố Marseille dưới chân đồi. Trên là trời cao mây trắng, dưới là nhà cửa lao xao, xa hơn nữa là biển cả bao la, bạn có cảm tưởng như thế nào về thân phận nhỏ bé của con người trong cõi trần này ?!?
Ngày xưa khi đi trên đường Pasteur bạn thấy hai cái château nước màu đen to tổ bố đựng nước để cung cấp nước uống cho thành phố Sài gòn, nhưng ở vùng Provence này bạn sẽ được ngắm nhìn một château nước đẹp như một cung điện với một công viên trang trí theo hình con rồng bao quanh (cách trang trí này thay đổi theo chủ đề của từng dịp lễ). Nước từ trên cao đổ xuống như một thác nước mà bên trên có nhiều bức tượng rất đẹp làm cảnh. Nưóc chảy xuyên qua những bậc thang bằng đá dẫn xuống một cái hồ có trúc xanh hoa đẹp, để rồi từ đó chảy vào những cái hồ nước nhỏ cung cấp nước uống cho cư dân xung quanh. Aix-en-Provence là thành phố của nước, của nghệ thuật (Aix ville d’eau, ville d’art ) mà lị ! Aix có nghĩa là nước đó, bạn ạ ! Cho nên đi tới đâu ở Aix-en-Provence bạn cũng sẽ thấy các bồn nước đủ màu đủ kiểu phun nước trắng xóa.
Rồi cũng phải rời bỏ đồi cao biển rộng, bồn nước nghệ thuật để trở về ngôi nhà thân mến của chủ nhà Hoàng-Dung. Một ngạc nhiên lẫn thích thú khi bước chân vào ngôi biệt thự ÊM ĐỀM mà tôi đã thấy đề tên trên một bảng đồng với những nốt nhạc Do Mi Si La Do Re mà theo lời giải thích của gia chủ có nghĩa là Ngôi nhà yêu dấu ÊM ĐỀM. Quả đúng như thế! Bạn sẽ thấy tâm hồn mình lắng đọng xuống với tiếng nước chảy róc rách từ những chiếc fountain nho nhỏ trong phòng khách đã được đặt đúng nơi, đúng hướng rất thẩm mỹ, với những hình chụp đầy nghệ thuật do gia chủ chụp và những chùm hoa treo tường trang nhã do chính nữ chủ nhân thực hiện. Có một nét nghệ thuật Á Đông trong một ngôi nhà được xây cất theo đồ án Âu châu do chính hai vợ chồng đồng tâm hiệp ý với nhau vẽ kiểu và chọn lựa đồ đạc trình bày trong nhà. Từng góc nhà, từng căn phòng, từng đồ vật trang trí là một sự tính toán đầy nghệ thuật của những con người có tâm hồn nghệ sĩ.
Nào đã hết đâu! Hãy bước chân ra vườn sau của ngôi nhà. Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ kêu lên: "Ồ! Đẹp quá!" khi thấy chiếc hồ cá hình chữ S trải dài với những đền đài lăng tẩm nho nhỏ tượng trưng cho ba miền Bắc Trung Nam nước Việt nam của chúng ta. Miền Bắc với Chùa Một Cột, miền Trung với Chùa Thiên Mụ, miền Nam với tượng Thích Ca Phật Đài trên đỉnh núi Vũng tàu. Đặc biệt nhất là cánh đồng miền Nam trù phú cò bay thẳng cánh với đàn cò trắng 10 con đứng thong dong bên thác nước, bên cạnh là một dãy trúc đủ màu xanh, vàng và đen thẫm. Một cây táo nhỏ màu đỏ thẫm đã được nữ chủ nhân bón tỉa thành hình dáng bonsai la đà trên một hòn non bộ được thực hiện bằng các hòn đá rất xưa, rất lạ, mà chủ nhân đã thu nhặt được từ nhiều nơi khác nhau trong những chuyến đi chơi, đem về nhà gắn kết lại với nhau rất nghệ thuật. Một chiếc cầu nho nhỏ màu đỏ bắt qua hồ nối liền đôi bờ xa cách mà ông chủ nhà đầy nghệ sĩ tính gốc người Huế này đã bảo rằng đó là "Chiếc cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp" trong tâm tưởng của chàng!? Tôi thấy một cổng chùa màu đỏ dáng vẻ là một cổng chùa Nhật bản được đặt trước một ngôi chùa bên cạnh một chiếc cầu đá nối liền với cánh đồng miền Nam và gia chủ đã bảo rằng đó là "Cổng nhà Trời", nhưng không nghe chủ nhà nói gì đến "Hang Địa ngục" cả ?! Có lẽ đối với con người có thiện tâm và nghệ sĩ tính như chủ nhà thì tâm hồn sẽ thanh thoát bay về nơi thượng giới cao đẹp chứ không có đường về địa ngục âm u chăng ?!
Một dãy tường rào bằng cây xanh được cắt tỉa cẩn thận xen lẫn bên trong là những hình tượng nghệ thuật Đông phương và Tây phương có đặt bóng đèn trong ấy. Một mảnh vườn nho nhỏ nhưng trồng đủ loại cây ăn trái quê nhà Việt nam như trái lựu, trái hồng, trái lê, đặc biêt là cây táo Tàu nấu sâm bổ lượng trái nho nhỏ chín màu hồng quân rất đẹp.
Chúng tôi ăn tối trong gian phòng nhỏ có tên là Sans Sousi với thức ăn Việt nam chạo tôm, hủ tiếu Mỹ tho do chị Dung nấu rất ngon và nhìn ra ngoài vườn đã được lên đèn lung linh rất đẹp. Người viết cảm thấy tâm hồn mình lắng dịu xuống với cảnh sắc huyền ảo và không khí êm đềm trong ngôi nhà nhỏ ÊM ĐỀM này. Đúng là cuộc đời cần phải "Don't worry! Be happy!" để hưởng thụ những giây phút êm đềm trong cuộc sống!!
Buổi sáng thức dậy tôi đã phải chạy đến cạnh hồ này, cành cây nọ để chụp hình ghi lại những nét đẹp của ngôi nhà. Phu quân của tôi cũng "hồ hởi" quay phim chụp hình từng nơi từng chỗ mà "phu nhân" đã lướt qua! Thiếp đâu chàng đó mà lị!
Tôi đã phải "Trèo lên ... cái ghế ... để hái nho" (chứ không phải Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước sang vườn cà hái nụ tầm xuân thi vị ngày xưa đâu nhé!) dưới giàn nho trước nhà mà chợt nhớ đến Charlie Chaplin đã cùng người yêu bé nhỏ của chàng cùng nhau chia sẻ những trái nho mọng nước trong một phim chiếu về cuộc đời của Charlie Chaplin ngày xưa.
Đôi uyên ương Hoàng - Dung say sưa kể chuyện về ngôi nhà của mình như là kể chuyện về người tình yêu dấu: nào là đồ án thực hiện, về chiếc lò sưởi, về chân dung bằng da và những vòng hoa do nữ chủ nhân thực hiện, về tủ chén đựng collection các muổng ăn canh Á Đông hơn 100 cái, chiếc bình vôi cổ, hộp sính lễ thời xưa, các bức tranh, các bồn nước ... Ngưới kể mắt long lanh, người nghe miệng mỉm cười! Có một sự tương thông tương cảm nào đó giữa người kể và người nghe và đó là điều đáng viết, đáng ghi lại nơi đây như người xưa đã bảo "Đồng thinh tương ứng, đồng khí tương cầu" là thế đấy!!
Sau buổi điểm tâm chính hiệu gout Pháp với bánh croissant, bánh mì, cà phê Pháp, chúng tôi lại lên đường viếng thăm miền quê Aix-en-Provence. Cái đẹp của xứ Pháp không phải chỉ là những nét huy hoàng lộng lẫy của những cung điện vua chúa ngày xưa, của ánh đèn rực rỡ của đại lộ Champs Elysées v.v... mà còn là cái đẹp thanh nhàn, giản dị của những vườn cây ăn trái xanh vàng chín đỏ, của những ngôi nhà cũ kỹ ở miền quê, của con đường làng có hàng cây platanes chụm cành kết bóng bên nhau. Nhìn hàng cây dang cành trên con đường quê xứ Pháp, tôi chợt nhớ đến "Con đường Duy Tân cây dài bóng mát, Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt" của một Sài gòn ngày cũ!! Đã xa rồi một thuở áo trắng sinh viên! Đã qua rồi những hoài bảo thư sinh! Giờ đây lạc loài nơi xứ lạ ngậm ngùi nhớ tiếc ngày qua!!
Tuy nhiên chúng tôi cũng đã có những giây phút nghịch ngợm và hồi hộp của tuổi học trò khi chị Dung và tôi bước xuống xe để hái trộm một vài trái táo xanh dòn của một vườn táo bên đường và cười sung sướng khi thấy quí vị đàn ông cắn dòn rụm những trái táo mà chúng tôi hái trộm! Một chút gì của cái tuổi "nhất quỉ, nhì ma, thứ ba học trò" sống lại trong chúng tôi qua những vị chua ngọt còn đọng lại trong kẽ răng khi cắn những trái táo bẻ trộm này!!
Rồi cũng đến giờ ăn trưa bên một giòng sông nhỏ với bánh mì thịt gà un khói mà chị Dung đã tỉ mỉ, chăm chút làm từ sáng. Người đàn bà ít nói, tế nhị, dịu hiền này vừa là một nghệ nhân, vừa là một bà nội trợ đảm đang đã làm cho tôi cảm động với những chăm sóc tỉ mỉ của chị. Ăn xong chúng tôi thả bước đến một nơi gọi là Fontaine de Vaucluse để mua một chiếc bình fountain đặc biệt miền Provence mà chúng tôi đã thấy ở nhà anh chị Hoàng-Dung. Tại nơi đây, chúng tôi tới thăm một nơi mà anh Hoàng gọi là nơi có hình ảnh "Công cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra." Quả đúng như thế! Chúng tôi đã thấy một khe nước chảy ra từ một hốc đá, phát ra những luồng nước chảy xuống thành một dòng sông, mà theo các nhà địa chất học tại đây không biết nước đã bắt nguồn từ đâu. Bên kia bờ sông là ngọn núi cao của rặng núi Alpes soi bóng xuống dòng sông. Thêm một hình ảnh đáng ghi nhớ trong chuyến du ngoạn này.
Trên đường trở lại bãi đậu xe chúng tôi dừng chân lại một nơi làm giấy bằng thủ công để in ra những trang thơ rất đẹp nhưng cũng rất đắt tiền (8 Euro/1 trang thơ) và một địa điểm trình bày quá trình làm nước hoa. Bảo sao nước hoa lại chẳng đắt tiền vì phải cả ngàn ký hoa tươi mới ép được thành một tí tị tinh chất nước hoa cho quí bà xức vào để "hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình" làm cho quí ông mê mẩn cả tâm hồn?!?
Đây mới là một nơi đặc biệt nhất mà bất cứ người nào có tâm hồn nghệ sĩ, nhất là các họa sĩ phải dừng chân. Đó là nơi họa sĩ tài danh nhất thế giới đã sống và đã nằm bịnh viện trước khi lìa đời .
Những rừng cây olive xanh rờn một màu buồn thảm với những trái olive xanh thẫm trên cành đã làm cho nơi này thêm u tịch, cô liêu. Khách lữ hành dừng chân bên cạnh một bức tranh vẽ rừng cây olive nổi tiếng của Van Goh để chụp hình kỷ niệm và thương tiếc cho người nghệ sĩ tài hoa này! Những nhánh cây olive oằn oại rũ buồn trong tranh nói lên nỗi đau khổ oằn oại của cuộc đời Van Goh. Trong chuyến du hành này chúng tôi có cái may mắn là được một người có tâm hồn nghệ sĩ như anh chị VV Hoàng đưa đến tận nơi để nhìn thấy tận mắt những cây olive đã được người họa sĩ tài danh Van Goh đưa lên nét cọ để lại muôn đời cho hậu thế chiêm ngưỡng. Thế mới biết trong cõi đời này có rất nhiều việc mà chúng ta chưa biết đến hoặc không biết đến đã hiện hữu trong cõi trần này mà mỗi bước chân du hành của chúng ta sẽ đưa ta biết thêm nhiều điều mới lạ! Ngày xưa tôi chỉ biết Van Goh qua sách vở ở thư viện, ngày nay có đến nơi này, nhìn cảnh vật u buồn xung quanh mới cảm thương cho cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa bất hạnh thuở nào !!
Trước khi trở về nhà, chúng tôi lại "dừng bước giang hồ" ghé qua Caves de Sarragan, một hầm rượu nằm sâu trong lòng núi mà nhiệt độ bốn mùa không thay đổi để thử rượu và mua rượu chính gốc xứ Pháp. Người xưa đã nói: "Nam vô tửu như kỳ vô phong" cho nên phu quân của tôi cũng đã khuân về mấy chai rượu Tây chính gốc "bà lang trọc" đem về Mỹ để khoe với bà con cô bác, sau khi đã ngà ngà men say với những ly rượu do người bán hàng cho uống thử! Tôi cũng bắt chước chàng nâng cao ly rượu và cảm thấy đôi má của mình ửng hồng không biết say vì rượu hay say vì phong cảnh hữu tình như Lý Bạch say trăng ?!?
Bước chân ra khỏi hầm rượu trở về thực tại trần thế để thấy núi đồi bao bọc xung quanh với một làng nho nhỏ trên núi cao có tên là Les Beaux de Provence. Đứng bên này núi chụp hình cảnh hùng vĩ bên kia núi để lại thấy mình nhỏ bé giữa trời đất bao la!!

Bóng chiều đã ngã về Tây dục khách đường xa trở về ngôi nhà Êm Đềm để nghỉ ngơi sau một ngày du ngọan miền quê nước Pháp đầy thú vị. Sau màn tắm rửa, thay xiêm đổi áo, "Chúng mình bốn đứa" lại lên đường đi ăn tối và thăm viếng Aix-en-Provence by night. Chúng tôi được chủ nhà đưa đi ăn món đặc sản Mules de Frits của Bỉ nhưng lại rất thịnh hành và trở thành món ăn quen thuộc của dân Pháp. Đó là những con chem chép nho nhỏ màu xanh được nấu với một loại nước sauce đặc biệt ăn chung với khoai tây chiên. Ngày hôm ấy bà chủ nhà Denise Dung lại có coupon đặc biệt nên chúng tôi được "buy one get one free" như ở Mỹ. Nhìn khay thức ăn đầy ấp chem chép xanh, khoai tây chiên vàng trông ngon lành và đói bụng chi lạ! Thế là có màn bóc từng con chem chép, xúc một chút nước sauce vào rồi đưa vào miệng hút nghe một tiếng "chụt", lại nhón một miếng khoai tây chiên nhai từ từ. Mùi ngai ngái của con chem chép, vị béo béo của miếng khoai tây chiên trộn lẫn vào nhau. Ngon tuyệt! Lại nhớ đến món ốc len xào dừa béo ngậy của quê ngoại Cần thơ! Ôi! sao mà tha thiết tình quê quá, bạn ạ!!
"Có thực mới vực được đạo", no bụng rồi mới có đủ sức lang thang trên hè phố của Provence by night chứ! Dù bây giờ là tháng 9 vào thu, nhưng khí hậu nơi đây vẫn ấm áp nên thiên hạ tràn ra đường đi lại ăn uống xôn xao. Các nhà hàng bày biện bàn ăn ngoài trời đông nghẹt thực khách bên trong lẫn bên ngoài dù rằng ngày hôm đó là ngày thứ ba trong tuần. Thực khách ăn mặc lịch sự. Dân Pháp dù là nam giới hay phụ nữ đều có dáng vẻ gọn gàng thanh lịch chứ không "béo trục béo tròn" như là dân Mỹ. Ông "tour guide" VV Hoàng nhanh nhẹn, đầy nhiệt tình, hiểu biết nhiều về nghệ thuật và lịch sử nước Pháp, đã hướng dẫn chúng tôi đến xem những ngôi nhà của những ông bá tước, những ông đại sứ ngày xưa đã từng cư ngụ, nay đã được biến cải thành ngân hàng. Chúng tôi đã đến sờ vào những cánh cửa cũ kỹ chạm trổ những hình tượng nghệ thuật, vỗ nhè nhẹ vào cầu thang kiểu cọ quanh co đưa lên những căn phòng có người ở bên trên. Một cái gì sợ sợ, một cái gì lạnh lạnh như cảm thấy những linh hồn xưa cũ còn lẩn quất đâu đây về thăm chốn cũ nơi xưa !?!
Rồi lang thang ngắm nghía những bồn nước nóng nước lạnh dọc đường đi. Rồi rảo bước vào những phố nhỏ quanh co để thấy có sự hiện diện của vài hàng quán mang tên Việt nam như Hà nội, Anh Đào. Trời về khuya thiên hạ vẫn dập dìu ăn uống, có biết rằng cũng có bốn người Việt nam đang rảo bước đường khuya để tìm những cái hay cái lạ của ban đêm xứ người có khác với ban đêm của một quê hương đã nghìn trùng xa cách hay không !!?
Rồi cũng phải quay về chốn cũ để uống trà ngắm ánh đèn lung linh chiếu sáng trong ngôi vườn nhỏ bé đầy nét đẹp Đông phương của gia chủ. Có một chút gì lắng dịu trong tâm hồn khi đứng bên lan can cửa sổ trên lầu nhìn xuống khu vườn tranh tối tranh sáng trong bóng đêm. Êm ả! Thanh tịnh! Nhẹ nhàng! Lâng lâng! Và tôi đã đem những hình ảnh đẹp của ngày du ngọan hôm nay vào trong giấc ngủ !
Sáng hôm sau là ngày thứ ba chúng tôi sống trong ngôi nhà Êm Đềm của đôi vợ chồng nghệ sĩ và cũng là ngày chúng tôi phải trở lại Paris vào buổi chiều, vì thế anh chị Hoàng-Dung muốn dành một ngạc nhiên cuối cùng cho chúng tôi là viếng thành phố Aix-en-Provence ban ngày, một thành phố được xếp hạng thứ ba trên thế giới về đời sống tốt đẹp, thân thương (World’s Best Top 15 places for a home away from home by Jon Spayde).
Ánh thái dương ban ngày đã làm cho con người sung sức phấn khởi hơn cho nên sinh hoạt đường phố cũng rộn rịp, tưng bừng hơn. Ra khỏi nhà khoảng 9 giờ sáng, chúng tôi vào phố với một cảm giác hào hứng hòa chung nhịp sống với cư dân sở tại. Xe cộ rộn ràng nhường nhau để chạy vì ở nơi đây có nhiều bùng binh hơn là ngã tư đường có đèn xanh đèn đỏ lưu thông như ở Mỹ. Không thấy một bóng xe cảnh sát chạy tới chạy lui vì người nào cũng biết nhường nhau để ... chạy xe. Quên nữa! Một đặc điểm là xe cộ xứ Pháp toàn là loại xe nhỏ như Citroen, Renault, vì đường xá xứ Pháp nhỏ hẹp chứ không rộng lớn thênh thang như đường xá xứ Mỹ. Đa số lại là xe số tay cho nên người viết phải thầm cảm phục quí vị nữ lưu lái xe ngườI Pháp !! Hôm nay lại là một ngày đặc biệt vì có phiên chợ trời bán ở trên con đường chính của thành phố. Chị Dung cho biết có thể hôm nay có một phiên xử đặc biệt ở tòa án cho nên phiên chợ được dời về nơi đây. Thế là được dịp mua sắm ở chợ trời đặc biệt này và cũng chính tại nơi đây tôi đã phải suýt khóc vì chợt khám phá ra chiếc vòng cẩm thạch nơi tay của mình biến mất !! Tội nghiệp cho chị Dung phải chạy tới chạy lui các hàng quán cũ để tìm kiếm, nhưng may mắn thay, bà chủ gian hàng bán túi vải đặc sản Provence đã tìm thấy được, cất giữ và trao trả lại cho khổ chủ. Thật đáng khen cho lòng tốt của người bán hàng ở Provence và cũng mầu nhiệm, may mắn thay cho tôi không bị mất chiếc vòng kỷ niệm này giữa phố chợ đông người !! Một kỷ niệm nhớ đời !! Thế là quí ông ra lịnh cho tôi phải cất chiếc vòng cẩn thận và không được mua sắm gì nữa cả để cho cuộc vui được trọn vẹn. Dĩ nhiên rồi! Vì tìm được chiếc vòng cẩm thạch cho nên tôi vui vẻ đi thăm những gian hàng bán bánh kẹo ngon lành và mỉm cười tươi tắn mỗi khi chụp hình kỷ niệm! Hú vía!!
Người hướng dẫn viên đầy nhiệt tình VV Hoàng lại hướng dẫn chúng tôi từng bước chân theo dấu các bảng đồng có viết tên Cézanne, một họa sĩ nổi tiếng sinh trưởng tại Provence, để đến một bồn nước có tượng hình của Cézanne bên trên. Rồi thả bước đến thăm Tòa Thị chính Aix-en-Provence. Nơi đây tôi thấy lá cờ màu vàng sọc đỏ. Thoáng nhìn tôi tưởng là cờ vàng 3 sọc đỏ của Việt nam, nhưng nhìn kỹ lại là cờ vàng 4 sọc đỏ, lá cờ chính thức của thành phố Aix-en-Provence. Đúng là "Niềm quê canh cánh bên lòng ! Hỏi người viễn khách có mong ngày về ?!" Dừng chân bên cửa hàng bán hoa tươi, tôi đã chụp hình với hoa hướng dương, bông hoa tượng trưng cho miền Provence, để hy vọng một tương lai sáng đẹp cho cá nhân mình và cho quê hương mình !!
Rồi cũng phải quay về để dùng cơm trưa và sửa sọan hành trang quay về Paris. Buổi ăn trưa hôm nay được ăn ngoài vườn với món soup cá đặc biệt và món lasagna do bà chủ khéo tay làm lấy. Trời cao xanh xanh, gió mát thanh thanh, tôi đưa mắt nhìn lại một lần chót khu vườn trong nắng thu để ghi lại một lần cuối vào trong tâm trí những đường nét nghệ thuật của khu vườn và tâm ý của chủ nhân thực hiện khu vườn .
Rồi có những lời cảm ơn và từ giã bịn rịn ở sân ga. Con tàu dần dần lăn bánh, chúng tôi đưa tay vẫy chào đôi vợ chồng nghệ sĩ dễ mến, đầy tình cảm vừa mới quen biết nhau nhưng hình như đã quen nhau từ tiền kiếp cũ qua sự cảm thông về quan điểm sống của kiếp người.
Hôm nay ngồi viết lại tâm tình này để thay cho lời cảm ơn chân thành của chúng tôi gửi đến anh chị Võ Văn Hoàng và Denise Trần Tử Dung đã nhiệt tình, thân ái và thương mến chăm sóc chúng tôi trong thời gian chúng tôi thăm viếng Aix-en-Provence. Đúng như lời anh chị đã nói : "Cuộc đời này ta nên cho nhiều hơn nên nhận và đi một bước đường học một sàng khôn."
Chỉ trong 3 ngày sống ngắn ngủi bên nhau, nhìn thấy khu vườn của anh chị, nghe được những lời tâm sự chân thành và thân ái của anh chị, thưởng thức những bữa cơm ngon lành và khéo léo, sự chăm sóc tỉ mỉ của chị, thăm viếng những nơi nghệ thuật thanh nhã, qua những mẩu chuyện trao đổi nhau, chúng tôi thấy cuộc đời này vẫn còn có những tâm hồn cao đẹp và những tình cảm thân thương đối với nhau và chúng ta rất cần những thứ ấy trong đời sống của chúng ta :
Sông cần biển để có nơi chảy đến !
Biển cần sông để cho biển thẩm sâu !
Người cần người vì có những tình cảm nhiệm mầu !
Của tình cảm, của yêu thương vương vấn !!
( trích trong "Sông Cho Biển Nhận" của SL )
Một tượng Đức Mẹ de la Garde bồng con đứng cao ngất trên ngọn đồi dang tay cứu độ cư dân và những người đến Marseille, một khu vườn cây olive oằn oại như cuộc đời của danh họa Van Goh, những bồn nước đủ màu đủ kiểu phun nước trắng xóa, một lạch nước trong xanh chảy thành dòng sông bên núi cao sừng sững và còn nhiều chứng tích khác mà anh chị đã dẫn chúng tôi đến xem đã giúp cho chúng tôi mở rộng thêm tầm mắt và kiến thức, để biết trong cõi đời này đã có những cái hay cái đẹp đã hiện hữu nhưng mà ta vẫn chưa biết đến hay không biết đến. Câu nói của người xưa muôn đời vẫn là đúng : "Đi một bước đàng, học một sàng khôn." Chúng tôi đã học rất nhiều về tình thương nhân loại, về thân tình bạn hữu, về nghệ thuật, về lịch sử, nhất là về quan niệm sống đẹp của anh chị. Đối với tôi: "Cái gì phát xuất tự trái tim sẽ đi đến trái tim." Tâm hồn nghệ sĩ, tình cảm thân mến, nhiệt tình, những chăm sóc dịu dàng phát xuất từ trái tim của anh chị đã thực sự đi đến trái tim tình cảm của chúng tôi !! Xin phép được mượn lời thơ sau đây để làm kết luận cho bài viết này và xin anh chị nhận nơi đây lòng quí mến chân thành của chúng tôi đối với anh chị :
Xin hãy cho, xin hãy vui đón nhận !
Những thương yêu, những thương mến ngọt ngào!
Vì ngày mai nào ai biết ra sao ?!
Thì hiện tại hãy yêu thương, vui sống !! ( SL)
Xin chúc anh chị Hoàng-Dung và quí vị đã đọc bài viết này mà chúng tôi xem như là một chia sẻ tâm tình : những an lành trong cuộc sống, học hỏi thêm nhiều điều hay lạ để cho đời sống được thăng hoa tốt đẹp hơn .
Sương Lam
(Tháng 10 năm 2004)
Phượng Các
#20 Posted : Saturday, November 12, 2005 3:35:39 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Bài này hấp dẫn quá, em lúc nào cũng dự định đi thăm Pháp một chuyến.

Hồi nhỏ em thích làm nghề gì đuợc đi đó đi đây đó chị SL. Có nguời hỏi em tại sao không làm nghề lơ xe đò thì ngày nào cũng đuợc đi. Rất tiếc là phụ nữ ở VN không có ai làm lơ xe hết. Sang Mỹ thì nếu mình chịu lái Greyhound thì cũng đuợc đi, nhưng xe đò Mỹ không có lơ phụ khuân vác, tài xế phải kiêm luôn, mà em thì yếu ngoe, kéo cái carry on còn thở hồng hộc.

Chuyện làm forum thì cũng là không hề tính truớc đó chị, cũng giống như chị muốn làm cô giáo mà phải đậu vô QGHC vậy đó. Trên đời này có nhiều khi:

cố ý trồng hoa, hoa chẳng nẩy
vô tâm tiếp liễu liễu xanh um


chị nhỉ?
Users browsing this topic
Guest
39 Pages123>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.