Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Ngô Tịnh Yên
Phượng Các
#1 Posted : Sunday, October 9, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Phượng Các
#2 Posted : Thursday, January 12, 2006 8:08:22 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Ngô Tịnh Yên
Tên thật Ngô Thị Tuyết Trinh. Các bút hiệu khác : Mimosa, Trà My. Sinh quán; Sài Gòn. Hiện định cư tại Hoa Kỳ.
Tác phẩm đã xuất bản :

-Ngũ Long Công Chúa (truyện)
-Nơi Nào Cũng Có Tình Yêu (thơ)
-Lãng Mạn Năm 2000 (thơ lục bát 1996)



tôi nằm
chết thử nửa giờ
Nghe ba mươi phút bỗng ngơ ngẩn dài

tôi nằm
chết thử một giây
Nghe sáu mươi khắc mà thay đổi lòng

tôi nằm
chết thử một hôm
Nghe hăm bốn tiếng không còn một ai

tôi nằm
chết thử nào hay
Chiều tang nghi quán lạnh dài khói hương

Ngô Tịnh Yên





Phượng Các
#3 Posted : Monday, April 17, 2006 9:22:39 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Tác giả ca khúc “Nếu Có Yêu Tôi” lên tiếng
NGUYỄN QUANG MINH


Nhạc sĩ Trần Duy Đức,
tác giả “Nếu có yêu tôi”
ca khúc soạn từ bài thơ
cùng tên của thi sĩ Ngô
Tịnh Yên



LTS: Báo chí trong nước, qua tờ Thanh Niên, đã đưa tin nhà thơ Ngô Tịnh Yên, hiện cư ngụ tại Nam Cali, Hoa Kỳ đã làm đơn khiếu kiện vụ việc bài thơ “Nếu có yêu tôi” của chị, sau khi được nhạc sĩ Trần Duy Đức phổ thành ca khúc đã được trung tâm Khánh Ly thu vào CD với chủ đề “Nếu Có Yêu Tôi” và phổ biến khắp nơi. Đánh đùng một cái, năm 2003, trong CD của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng sử dụng lại bài hát, nhưng đã đổi tên tác giả và không có tên nhà thơ. Sau đó, bài hát này tiếp tục được sử dụng nhiều lần với các trung tâm khác, mà không màng tới tên tác giả (bài nhạc lẫn bài thơ). Sự kiện này đã được nhà thơ Ngô Tịnh Yên phản ảnh trên một số diễn đàn báo chí (Nhật Báo Viễn Đông và năm 2001, và báo Cười trong cùng năm). Nhân sự kiện này, Việt Weekly đã liên lạc được nhạc sĩ Trần Duy Đức, tác giả ca khúc “Nếu có yêu tôi” để tìm hiểu thêm sự việc, dưới đây là câu chuyện giữa chúng tôi.

VW: Thưa nhạc sĩ Trần Duy Đức, sự kiện “Nếu có yêu tôi” hiện nay đang dẫn đến mức phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật, sau khi nhà thơ Ngô Tịnh Yên, tác giả bài thơ này đã khiếu tố đến các cơ quan quản lý văn hóa trong nước về vụ vi phạm tác quyền, thay đổi tên tác giả (ca khúc) và sửa lời thơ/nhạc,… trong cương vị là tác giả của ca khúc “Nếu Có Yêu Tôi”, xin ông cho biết nguyên ủy bài nhạc này được viết, phổ nhạc, phổ biến ra sao?
TDĐ: Nhà thơ Ngô Tịnh Yên, tác giả bài thơ “Nếu có yêu tôi” do tôi phổ nhạc có cho tôi biết sự việc này, khi chị biết là ở trong nước đã có một vài ca sĩ cho phổ biến bài hát, mà không để tên đúng tác giả ca khúc, đồng thời lơ luôn việc để tên tác giả bài thơ. Theo chị Ngô Tịnh Yên, chị ấy nhắm không phải vào ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, mà nhắm vào ca sĩ Elvis Phương!
VW: Tại sao?
TDĐ: Cả tôi lẫn nhà thơ Ngô Tịnh Yên đều nghĩ rằng ca sĩ Elvis Phương đã không thành thật trong việc sử dụng bài hát/thơ của chúng tôi trong album “Cám ơn em cuộc đời” do Saigon Audio (trong nước) thực hiện, năm 2003. Khi một bài hát đã phổ biến tới công chúng, ca sĩ nào muốn sử dụng cũng được, không có gì đáng nói. Tôi không hề thắc mắc. Nếu người ca sĩ nào, hay trung tâm nào muốn thu âm ca khúc mà họ thích, chỉ việc liên lạc, trả tiền tác quyền cho người nhạc sĩ đã có công sức tim óc làm ra. Đó là chuyện bình thường.
VW: Trong suốt thời gian sáng tác của ông, vấn đề tác quyền, ông có được trả đều, nhiều không?
TDĐ: Cũng có. Nhưng phần lớn họ cứ lờ chúng tôi, những nhạc sĩ, nhà thơ, chẳng hỏi han gì cả. Tôi đã từng nhiều lần bị chuyện người ta dùng nhạc mà không để tên, theo tôi, có lẽ họ muốn tránh chuyện trả tác quyền. Tệ hơn nữa, bây giờ họ lợi dung sự cách biệt giữa trong và ngoài nước, để dễ bề làm chuyện không thành thật. Trường hợp bài hát “Nếu có yêu tôi” là một chuyện điển hình.
VW: Khi báo chí trong nước phỏng vấn chị Phạm Lệ Hoa, vợ của ca sĩ Elvis Phương về bài hát “Nếu có yêu tôi” sử dụng trong album “Cám ơn em cuộc đời” do Saigon Audio thực hiện, chị ấy là người chịu trách nhiệm chọn bài, đã trả lời báo chí là không hề biết đến bài hát/bài thơ trong thời gian sinh sống ở Mỹ, mà chỉ biết đến bài hát này khi về Việt Nam, nghe ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hát, rồi ra CD, và từ CD của Đàm Vĩnh Hưng, chị thấy hợp với chất giọng của ca sĩ Elvis Phương, nên đã dùng lại nguyên văn bài hát với tên tác giả là Nguyễn Đức Duy, và phần lời hát lại y chang như lời ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã hát. Ca sĩ Elvis Phương cũng xác định chuyện này y như lời vợ nói. Anh còn nói thêm là hát sai lời vì không có bản gốc, nếu có bản gốc, ca sĩ Elvis Phương sẵn sàng thu lại…, ông nghĩ sao về những dữ kiện này?
TDĐ: Câu chuyện này như vầy. Theo tôi biết, khi ca sĩ Khánh Ly dùng bài hát “Nếu có yêu tôi” làm chủ đề cho CD của mình vào năm 2001, cũng như trước và sau đó, khi đi hát show ở nhiều nơi, ca sĩ Khánh Ly đã hát bài hát này nhiều lần. Theo ca sĩ Khánh Ly cho tôi biết, vì bài hát có nội dung sâu sắc và nhẹ nhàng, tiết tấu lại vui nhộn, dễ nghe, nên khán giả khắp nơi đều yêu cầu chị ấy hát. Khi tung ra album “Nếu có yêu tôi”, chính ca sĩ Elvis Phương đã yêu cầu chị Khánh Ly nhờ hỏi tôi, tác giả ca khúc cho phép anh ấy hát, thu bài hát này. Tôi trả lời là không có gì trở ngại, ca sĩ nào hát mình cũng cho đó là chuyện tốt, tôi không hề phản đối. Như vậy, ngay năm 2001, ca sĩ Elvis Phương đã biết, đã thích và đã hỏi ca sĩ Khánh Ly về bài hát “Nếu có yêu tôi” rồi. Chứ không chờ tới lúc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng ra CD, rồi anh/chị ấy mới biết, mới nghe, mới thâu vào CD của mình. Do đó, vợ chồng anh chị ca sĩ Elvis Phương/Phạm Lê Hoa nói là “không hề biết đến bài hát/bài thơ trong thời gian sinh sống ở Mỹ, mà chỉ biết đến bài hát này khi về Việt Nam, nghe ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hát, rồi ra CD, và từ CD của Đàm Vĩnh Hưng, chị thấy hợp với chất giọng của ca sĩ Elvis Phương, nên đã dùng lại nguyên văn bài hát với tên tác giả là Nguyễn Đức Duy, và phần lời hát lại y chang như lời ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã hát…” là không đúng với sự thật. Còn chi tiết ca sĩ Elvis Phương cố tình hát sai lời, cho đúng với việc hát sai lời trong CD của Đàm Vĩnh Hưng, đồng thời anh đưa ra chi tiết là vì không có bản gốc, nên không thể hát đúng được, còn “dọa” là sẵn sàng thu lại khi có bản gốc… cũng sai luôn.
VW: Sai là…sao?
TDĐ: Ca sĩ Khánh Ly cho tôi biết, khi đi hát, chị luôn luôn mang theo lời bài hát để tập cho kỹ lời, để khi hát không bị sai lời. Và chính ca sĩ Elvis Phương đã từng xin ca sĩ Khánh Ly một bài hát viết nguyên văn lời bài hát “Nếu có yêu tôi”. Do đó, ca sĩ Elvis Phương nói không biết bản gốc, theo tôi là không thành thật. Ca sĩ Khánh Ly còn đây, chị sẵn sàng xác nhận chuyện này. Theo tôi, ca sĩ Elvis Phương đã biết bài hát “Nếu có yêu tôi” là của tôi, biết từ năm 2001.
VW: Điều làm cho ông không hài lòng về Elvis Phương ở điểm nào?
TDĐ: Tất nhiên là tôi buồn ca sĩ Elvis Phương, vì anh ta đã biết bài hát này trước khi ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng thâu băng. Mà vẫn làm như không biết, lại cố tình viết sai tên tác giả, và hát sai cả lời trong bài hát, mà anh ta đã có trong tay bài hát nguyên mẫu do ca sĩ Khánh Ly đưa cho trước đó. Thế là thế nào?
VW: Về phần hát sai lời, cả Đàm Vĩnh Hưng và Elvis Phương đã dùng sai hết, kể cả sửa lại lời theo ý mình, ông có ý kiến gì?
TDĐ: Về nguyên tác của bài thơ của thi sĩ Ngô Tịnh Yên, và bài nhạc do tôi phổ sau đó, cũng có một số lời do tôi soạn lại cho phù hợp với điệu nhạc. Cả hai bài, thơ và nhạc đăng lần đầu trên Tạp Chí Sinh Viên năm 2000, do nhóm sinh viên trường đại học Cypress thực hiện, mà chính ông Etcetera, hiện nay làm Tổng thư ký của tuần báo Việt Weekly làm chủ bút chứ ai vào đây nữa. Trong khi viết, soạn lại bài thơ này của thi sĩ Ngô Tịnh Yên, theo nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và nhạc sĩ Nguyễn Hiền, nếu nói là “phổ nhạc”, tức là người nhạc sĩ đó phải tôn trọng, phải giữ nguyên văn, nguyên ý bài thơ. Còn nếu viết theo một bài thơ, có sửa ý, sửa lời, thêm bớt, cắt xén,… chỉ có thể để là “Thơ của Ngô Tịnh Yên, Trần Duy Đức soạn thành ca khúc”. Tôi đã làm chuyện này đúng theo ý của đàn anh, vì thấy cách giải thích đó hợp lý. Đó là chuyện bên lề của vấn đề soạn nhạc từ thơ.
VW: Còn trường hợp các ca sĩ tự ý “sửa lời thơ/nhạc” theo ý mình, rồi đổi tên thành… người khác thì sao? (cười).
TDĐ: Đó là trường hợp của hai vị Đàm Vĩnh Hưng và Elvis Phương, hai “đại ca/nhạc sĩ” của chúng ta… (cười lớn).
VW: Còn trường hợp ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, trong vụ này, ông và thi sĩ Ngô Tịnh Yên “tính sổ” ra sao?
TDĐ: Như tôi đã nói từ đầu câu chuyện, đối với Đàm Vĩnh Hưng, tôi thấy anh có lỗi lầm là sử dụng bài hát mà không chịu để tên chính thức của tác giả, đó là chuyện “chẳng đặng đừng”. Vào năm 2004, trong một dịp đến Mỹ, Đàm Vĩnh Hưng có nhờ người gởi cho tôi một bức thư ngắn (đăng kèm minh họa), và gởi cho tôi số tiền là 300USD, gọi là “chút lòng thành” của anh ta. Tôi ghi nhận thiện chí của Đàm Vĩnh Hưng về chuyện anh ta đã không biết, và có chuyện nhận lỗi. Tuy nhiên, tôi không đồng ý câu Hưng viết là “Cám ơn chú thật nhiều đã đồng ý cho cháu sử dụng ca khúc của chú với một tên tác giả khác…”, tôi không hề cho Hưng làm chuyện này, anh ta đã tự ý làm, tuy nhiên, dù “cố ý” hay “vô tình”, tôi cũng đều thông cảm cho “khó khăn trong nước” của Hưng, nên tôi không trách Hưng nữa. Thành thật mà nói, tôi thông cảm cho những ca khúc ca ngợi tình yêu, ca ngợi quan điểm nhân sinh, dù không mang màu sắc chính trị nào, vẫn bị chính quyền trong nước cấm đoán, chỉ vì tác giả là người bên ngoài nước.
VW: Qua chuyện này, xin ông một nhận định chung cuộc?
TDĐ: Ca sĩ trong và ngoài nước hiện nay cần có nhiều ca khúc mới để hát, tạo cho thị trường âm nhạc một làn sóng âm nhạc mới, chuyện này nên khuyến khích, nên làm. Nhưng không vì thế, mà lại sử dụng những “mẹo vặt” kiểu Elvis Phương, lợi dụng hoàn cảnh hai bên trong và ngoài nước xa cách để có những hành vi tôi cho là không thành thật. Ca khúc “Nếu có yêu tôi” của tôi, qua lời thơ của Ngô Tịnh Yên, nói lên chuyện chúng ta nên sống cho tử tế với nhau, nên sống cho có tình, có nghĩa với nhau. Vì “nếu tốt với tôi, thì tốt với tôi bây giờ, đừng để ngày mai, đến lúc tôi xa đời,…” thì mới tốt. Bài hát có nội dung tích cực như vậy, thế mà các ca sĩ Elvis Phương, Đàm Vĩnh Hưng đã làm cho tinh thần của nó hóa ra tiêu cực. Họ đã hát sai lời, đã không hiểu, không làm đúng với tinh thần của bài thơ/nhạc, chưa kể có những dữ kiện “lắt léo”, thật là buồn.

http://65.45.193.26:8026/cms/acct/vietweekly/issues/vw4n09/neuCoYeuToi.html
Binh Nguyen
#4 Posted : Tuesday, April 18, 2006 1:36:09 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Nghe chuyện người mà mình cũng thấy buồn. có nhiều người đúng là không tôn trọng người khác một tí nào.
BN
PC
#5 Posted : Wednesday, September 26, 2007 10:14:23 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Lục bát Yên



KHÁNH LY



Trời hôm nay không nắng. Trời hôm nay cũng không mưa. Trời hôm nay, chẳng ra làm sao cả. Tôi chợt cảm thấy một chút gì bâng khuâng, xao xuyến. Không hẳn nhớ. Không hẳn thương. Không hẳn vui. Không rõ buồn. Cái cảm giác chợt đến lạ lùng lắm. Không biết phải nói ra thế nào. Không nói ra được. Nhưng rõ ràng, tôi cảm thấy chênh vênh hụt hẫng. Có hoang mang. Có một chút quạnh quẽ... Tôi đang ngồi một mình dưới hiên sau, trên tay là tập thơ của Ngô Tịnh Yên.

Tôi mường tượng dáng dấp người con gái tôi đã gặp qua một lần, rất vội. Yên, người mong manh, làn da không son phấn, hơi xanh xao. Tóc ngang vai, trang phục bình thường. Thoạt nhìn Yên, tôi có ngay cái cảm giác... không thường ở nơi người con gái ấy. Tôi gọi Yên là con gái bởi cô không có cái dáng dấp của một người đàn bà. Cái... không thường tôi cảm nhận được nơi Yên là những điều... tôi đọc được ở trong ánh mắt, trong cái nhìn của Yên. Đó chính là cái lãng mạn năm 2000 tôi đang cầm trên tay.

Trước khi đi vào nhạc, tôi là một người yêu thơ. Yêu hơi sớm những bài thơ Lục Bát của nhà thơ Nguyễn Bính. Hơi sớm là bởi lúc đó tôi quá nhỏ, vừa qua tuổi lên 10. Yêu nhạc buồn. Yêu thơ sầu nên đời chẳng mấy lúc vui. Nhà thơ Nguyễn Đình Toàn dẫn đưa tôi vào thế giới của thơ... Đây Tao Đàn, tiếng nói của thơ văn miền Nam do Đinh Hùng phụ trách... Lúc đó tôi mới 14 tuổi, có thể là 13 không chừng. Đó là lúc tôi gặp ông Trần Dạ Từ người ngợm đen ngòm, quần áo xốc xếch, chân mang dép, cưỡi mô-by-lét. Mà tôi cũng chẳng đẹp hơn ông là bao nhiêu.

Cũng như khi bước vào nhạc, tôi chẳng hiểu vì sao cánh cửa nào cũng không nỡ vì tôi mà đóng lại. Trước T.C.S. cả gần chục năm là Nguyễn Đình Toàn giúp tôi làm quen với cả thơ và nhạc. Chẳng hiểu ông nhìn thấy cái gì ở tôi, trong giọng ngâm, trong tiếng hát của tôi. Tất cả mọi thứ ở tôi đều thuộc loại... không hẹn mà đến... Tôi như một bài thơ sai vần, một bài hát lạc điệu của một người lần đầu tiên làm thơ, viết nhạc. Thế nhưng tôi lại không hề bị chối từ. Sự chấp nhận dù không nồng nàn cũng là chấp nhận. Cánh cửa dù chỉ hé ra một chút, cũng có nghĩa là cửa không đóng và tôi có thể bước vào.

Tôi yêu thơ vô cùng. Thơ trở thành bạn, một tình bạn thủy chung cho tôi gửi gấm niềm riêng, đặc biệt là thơ Lục Bát. Đaặc biệt là thơ Nguyễn Bính. Sau đó nhiều năm, tôi thường ngâm cho T.C.S. nghe và lần cuối tôi cũng ngâm câu lục bát của Nguyễn Bính ở nhà anh chị Lễ vào một đêm mưa mùa mùa Đông đầu năm 75... “Mà sao giấc ngủ không dài. Mà đêm không ngắn mà trời cứ mưa. Ở đây tôi sống như thừa. Cố đem men rượu tẩm vừa lòng nhau...” Những người cùng ngồi với tôi đêm hôm đó, hiện đang ở rải rác khắp nơi. Chỉ thiếu một người. Một người không nên thiếu.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi. Tất cả đã là quá khứ, lặng lẽ và ngủ yên trong nấm mộ thời gian. Bốn câu thơ kia dẫu có ngàn năm nữa trôi qua, tôi cũng không hề quên mà mỗi lần ngâm lên, hình ảnh ngày xưa như mỗi lúc mỗi sáng hơn rực rỡ, đẹp đẽ hơn. Tôi đã thử có quên nhưng lại... quên trong nỗi nhớ. Từ những sợi nhớ mong manh nhưng dằng dặc như mây trời, mềm mại nhưng bền chắc và bất biến theo với thời gian, tôi biết rõ một điều tôi vẫn yêu thơ Lục Bát dù không phải của Nguyễn Bính. Cho đến tận bây giờ.

Cái xao xuyến bâng khuâng kia không phải tự dưng tôi cảm nhận được. Chính là từ Yên đó. Từ Ngô Tịnh Yên và lãng mạn năm 2000. Những câu thơ Lục Bát của Yên có một nét đẹp... bất thường. Nếu tôi đã từng nghĩ rằng tất cả những hạnh phúc tôi nhận được ở cõi sống này đều là những hạnh phúc tuyệt vời, đẹp đẽ đến xót xa thì Lục Bát của Yên cũng nằm trong đó. Đọc thơ Yên, tôi không buồn bã, không đau đớn mà... xót xa. Cái cảm giác này tôi đã trải qua khi hát một bài hát của T.C.S. Bất cứ bài nào, ngày xưa hay bây giờ. Nỗi xót xa kéo dài gần 30 năm. Gần nửa đời người. Nếu ai đó đã từng sống với những xót xa suốt nửa đời người giống như tôi, sẽ cảm nhận được điều này. Sẽ hiểu vì sao có những người khóc mà lệ chảy trong lòng.

Tôi không hề muốn làm một so sánh giữa nhạc và thơ dù cả hai đều cùng tôi rất gắn bó, dù thơ tự nó vốn đã là nhạc và nhạc T.C.S. vốn đã là thơ. Tôi chỉ muốn nói ra rằng tôi luôn luôn nhìn thấy một điều gì đó của chính mình trong nhạc T.C.S. và hôm nay trong thơ của Yên. Ngô Tịnh Yên. Hạnh phúc đắng cay và ai cũng muốn nếm thử ít nhất một lần trong đời.

Từ lâu rồi, tôi không còn tin ở câu... Văn là người. Không những không tin mà tôi còn thấy đó là một sự... khôi hài bi thảm. Nếu còn lại trong lòng tôi chút trân trọng để dành cho ai đó, thì điều đó vẫn còn nhưng không có nhiều người lắm... “Nhưng cuộc đời đã làm tôi sợ hãi. Người với người đã trở thành thiên tai”... Đó cũng là một trong những lý do vì sao niềm tin cứ ngày một hao hụt. Ở xứ lạ quê người, cứ thấy da vàng, tóc đen. Cứ nghe nói cùng một thứ tiếng, dù cho những ngày đông tháng giá, lòng bỗng ấm áp lạ thường. Cùng một thứ luân lạc bốn phương trời... Tương phùng hà tất tương thức... Thế mà những giây phút như thế cũng đã không hiểu từ lúc nào, đã trở thành những hạt bụi trong mắt. Đọc sách Mỹ. Có hiểu nó nói cái gì đâu. Ở Mỹ 22 năm rồi, vẫn Mỹ nói Mỹ nghe. Thôi ta đọc tiếng Việt cho... buồn chơi.

Tôi không hề nói rằng Thơ Yên Lục Bát Lãng Mạn năm 2000 là số một. Cũng như chưa bao giờ tôi bảo rằng nhạc T.C.S. là số một. Tôi đã yêu, đã đọc nhiều thơ của nhiều tác giả. Tôi vốn rất yêu thơ Du Tử Lê. Có điều nhạc T.C.S. cho tôi một nỗi buồn êm ái. Thơ Tịnh Yên cũng cho tôi nỗi buồn êm ái. Cả hai, bước vào tim tôi, hồn tôi ngay phút đầu tiên. Đến và ở lại mãi mãi dài lâu trong niềm tin vốn còn lại rất ít.

A, người con gái ngồi chờ tôi trước sân và đến khi gặp, lại chỉ nói vội với nhau vài câu, ngày hôm nay bỗng trở thành một nỗi buồn êm ái trong lòng tôi. Ngày hôm nay bỗng trở thành cái... bóng mát cho nỗi tan hoang... sơn cùng thủy tận (M.T.) của tôi, của nhiều người. Tịnh là Yên mà Yên cũng là Tịnh, cũng là Yên. Tên đã như thơ. Thơ đã là tên. Thơ có phải là người? Một người có cái nhìn rất lặng lẽ, thoáng một chút lạc lõng trong đời sống, thoáng một chút hồ nghi, sợ hãi với cuộc đời. Có phải đúng là nàng đó không, người con gái tôi đã gặp trong một thoáng vội vã và chỉ một lần.

Hôm nay là ngày đầu của một năm mới. 1997 rồi đấy. Ngày đầu của năm mới có gì lạ. Không có điều gì mới lạ xảy đến cho tôi, từ nhiều năm rồi. Tuy nhiên vì là ngày đầu tiên của 364 ngày còn lại, tôi gội đầu bằng bồ kết. Lựa một cái áo mầu tím than. Đeo hạt trai. Tôi vốn thích hạt trai nên cũng chẳng có một lựa chọn nào khác ngoài hạt trai. Trắng và đen. Ngọc trai và ngọc thạch, cả hai đã chẳng từng tượng trưng cho sự trân trọng mà đơn giản đó sao. Tôi thích cả hai vì như thế và hôm nay, tôi tự tay đeo cho mình rồi sửa soạn mặt mũi chỉnh tề. Không để làm gì cả mà cũng chẳng để cho ai ngắm bởi tôi hiện tại, đúng là chỉ một mình.

Một mình nhưng không tuyệt vọng. Trái lại, tôi có lúc lại cảm thấy hình như rất hài lòng với cái sự việc một mình này. Quanh tôi rất... Tịnh và Yên... Chỉ có tiếng hát của chính tôi cất lên một bài tình ca. Trong lòng tôi hát. Tiếng hát chỉ mình tôi nghe thấy quyện lấy những câu thơ Lục Bát, bất ngờ tạo một sự êm ả khiến tôi dường như thấy mình đang ở ngoài cuộc sống này. Những tàn tro bay lên từ những tờ giấy vàng đốt trước một phần mộ lẻ loi đâu đó ở một nơi rất xa mà cũng rất gần. Một khuôn mặt. Nhiều khuôn mặt chập chờn vừa rõ nét đã vỡ tan ra trăm nghìn mảnh cùng sương khói.

Đám lục bình nằm lặng lẽ trong vũng nước bên cạnh con đường nhỏ tráng nhựa dưới chân đèo Hải Vân. Mầu tím của hoa cũng lặng lẽ vươn lên trên mầu xanh của lá. Hai hàng phượng vĩ giao nhau tỏa bóng mát cùng với gió, thổi bay những tà áo trinh nguyên. Gió lên. Gió lên. Gió lên cao nữa đi. Hai hàng phượng vĩ quấn quýt đan lấy nhau như vòng tay những người tình siết chặt. Phượng bay như mưa dưới gót chân rất hồng. Phượng bay như mưa. Mưa hồng. Tiếng lá e dè chạm vào nhau. Tiếng phượng rơi nhẹ trên mặt đường, êm như tiếng ru. Có nhiều đời người không bao giờ muốn thoát ra khỏi tiếng ru êm ái đó. Tôi cũng vậy.

Lục bát của Yên cũng êm như tiếng ru. Cũng đẹp như những cành phượng hồng ở quê nhà. Cũng lặng lẽ như mầu tím của đóa hoa nhỏ nhoi bên đường. Lục Bát của Yên là một góc phố nhỏ cho riêng hai người yêu nhau. Lục Bát Yên là một cuối đường khuất bóng. Lục Bát Yên là tình yêu cuồng điên thơm mùi gối chăn da thịt. Một thứ tình yêu nhỏ máu chứ không nhỏ lệ. Lục Bát Yên là ân tình được ném ra từ một bàn tay, mất hút biệt tăm trong vô cùng vô tận.

http://www.vantho.com/Text/KhanhLy.htm
PC
#6 Posted : Thursday, September 27, 2007 8:54:49 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Lục bát Ngô Tịnh Yên



LUÂN HOÁN



Đọc lục bát Ngô Tịnh Yên, thi sĩ Nguyên Sa tìm thấy người hoa họ Ngô đang lần tay gõ qua các cánh cửa: ngày, đêm, tình yêu, cuộc đời... mọi cánh cửa đều đóng im. Ngoại trừ, khi nàng “gõ nhẹ nhàng, cánh cửa Thơ mở tức khắc và lớn rộng.” Dĩ nhiên (cũng theo Nguyên Sa), nàng thơ “bước vào thế giới thơ qua cánh cửa lớn, rộng mở” này. Thi sĩ Nguyên Sa còn nồng nàn giới thiệu với chúng ta những ngôi nhà thơ mới do Ngô Tịnh Yên xây cất: “gồm toàn những đại sảnh, những thâm cung và cả những hành lang đầy ắp những cảm xúc sống động, tình yêu, tình đời, cảm xúc, suy tư, kiến trúc và trần thiết với những kỹ thuật ở những cao độ của kiến trúc thơ và nhìn xuống từ đó, là sâu thẳm bất ngờ.”

Còn tôi?

Sau khi đọc thêm những nhận xét của Nguyễn Dũng Tiến, Thiên Nga, Ngọc Anh viết về lục bát Ngô Tịnh Yên, tôi dịu dàng đặt thi tập “Lãng mạn năm 2000” lên mặt gối, rồi thong dong ra đứng ngoài mái hiên.

Mùa thu vừa trở về, đang nghiêng vai chào Montréal bằng những vụn gió lành lạnh. Hôm nay, buổi sáng trời mưa, buổi chiều trời nắng, buổi trưa trời mù. Nên tôi cũng vẫn là tôi, đứng loanh quanh ngó, rồi lui vô nhà. Đang bước đến gần con Hồng Yến, định cho nó tắm, thì trực nhớ đến Ngô Tịnh Yên, tôi trở lại với “Lãng Mạn Năm 2000”. Hai bức chân dung làm phụ bản là hai bài thơ tôi đọc trước tiên. Nụ hồng trên cánh ngực trái và nụ nốt ruồi trên cánh môi như đang nói với tôi một điều gì. Có lẽ, có thể. Tôi chiêm nghiệm hai bài thơ một cách vô phép rồi gấp sách lại. Rồi mở ra trong cung cách ngày xuân bói Kiều.

Trang 19, giới thiệu cùng tôi một tâm cảnh sâu, nhẹ đầy thích thú, mời các bạn cùng xem với tôi:

“Tôi nằm

chết thử nửa giờ

nghe ba mươi phút bỗng ngơ ngẩn dài

Tôi nằm

chết thử một giây

nghe sáu mươi khắc mà thay đổi lòng

Tôi nằm

chết thử một hôm

nghe hăm bốn tiếng không còn một ai

Tôi nằm

chết thử nào hay

chiều tang nghi quán lạnh dài khói hương”

Thơ là một nguồn ngôn ngữ có mùi hương. Một mùi hương biết thở. Nếu quả đúng là Thơ.

Năm mươi sáu chữ của Ngô Tịnh Yên đang thở xoáy vào lòng tôi những thao thức, rạo rực, chợt như vui mà ngâm ngấm buồn. Cái hơi thở của Tịnh Yên như một luồn gió cuốn, đủ sức rủ rê những người mê làm thơ bước theo gót thơ của nàng. Trong đầu tôi bồng bềnh hai chữ “tôi nằm...” Tôi tưởng chừng như sắp viết ra những câu lục bát. Rất may, chỉ mới lặp lại “tôi nằm, chết thử...” rồi thôi.

Nhan sắc lục bát Ngô Tịnh Yên, theo tôi, không quá lộng lẫy, nhưng cái duyên của nó vô cùng. Luận về cái duyên, cũng theo tôi, một người con gái có nhan sắc rực rỡ, chưa đủ. Nàng phải đề huề có những nét mặn mà, đậm đà, gợi, mở được tình cảm của người nhìn ngắm, mới thật đáng yêu, đáng mê. Thơ cũng vậy, nhất là thơ lục bát. Và lục bát của Ngô Tịnh Yên có được uyên nguyên căn bản này.

Tôi không quen làm công việc phân tích, bình, điểm, chỉ xin phép được quyền cho trình diện thêm chín câu lục bát khác của Tịnh Yên. Với chín câu này, chúng ta sống cùng với người làm thơ qua đêm, trong một không gian cô đơn mênh mông:

“Đêm đêm

ám khói muội đèn

phòng tôi đóng cửa cài then nhớ người

Đêm đêm

ẩn hiện cánh dơi

người yêu đã hóa thành người yêu tinh

Đêm đêm

ghì lấy ngực mình

cho hồn vỡ nát những thành quách ma

Đêm đêm

u uẩn trăng tà

bóng rời khỏi vách hình là đà bay

Đêm đêm

tôi thấy tôi gầy”

Điểm nổi bật trong thơ Ngô Tịnh Yên là đơn giản. Nhiều câu, tưởng chừng như tác giả đang giỡn với chữ nghĩa. Nhưng không, đó là những cái bất ngờ, mà nhà thơ Nguyên Sa đã nhìn ra. Đó cũng là một thứ “ngôn ngữ quá thật, nó đến từ trái tim” như nhà văn Nguyễn Dũng Tiến nhận định. Lục bát Ngô Tịnh Yên, nhiều câu còn đứng sát rạt với ca dao. Sự gần gũi này, theo tôi, như một cố tình làm sống và nuôi xanh mãi ca dao của tác giả. Nó hoàn toàn không có tính cách bắt chước. Và chỉ đổi vài chữ trong câu sau đây, cũng đã thể hiện một tâm hồn giàu thi vị:

“đôi chăn ‘anh’ đắp, đôi ‘sầu’ em đeo”.

Cái thú khi đọc lục bát Ngô Tịnh Yên, tôi xin lặp lại, là rất dễ sinh ra cái hứng để làm thơ.
PC
#7 Posted : Monday, October 8, 2007 5:33:44 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
HÃY TIN NHỮNG CÀNH GAI

Đừng tin vào hoa hồng
hãy tin những cành gai
khi gai đâm chảy máu
ta không buồn trên tay

Đừng tin vào làn mây
hãy tin vào sấm sét
lỡ khi gặp bão giông
thấy lòng không sợ sệt

Đừng tin vào ánh trăng
hãy tin làn sương mỏng
khi giấc mộng chẳng hiền
thức dậy còn hy vọng

Đừng tin vào biển cả
hãy tin nơi ao hồ
khi nào biển vọng động
hồ ao vẫn hiền khô

Đừng tin vào lòng tốt
hãy tin người sa cơ
phòng khi đời tráo trở
biết mình không bơ vơ

Tất cả những lấp lánh
chưa hẳn là kim cương
hãy tin vào đêm tối
mà đón nhận tình thương.

Ngô Tịnh Yên






PC
#8 Posted : Saturday, October 27, 2007 7:29:55 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Đôi lời: Bài viết này, tôi “tình cờ” nhận được vào năm 1994, nhưng không phổ biến... Gần mười năm đã trôi qua, kể từ khi tập thơ đầu tiên của tôi: “Ở nơi nào cũng có tình yêu” ra đời tại hải ngoại, tôi vẫn trân trọng gìn giữ bài viết này của một người không quen biết như một món quà quý báu. Nay lại cũng là “tình cờ” một tháng Năm, xem lại những dòng chữ tri âm của một độc giả cũ, tôi xin trân trọng chia xẻ cùng các bạn đọc khác - những người đã cùng chia xẻ một đoạn đường thơ lẫn lộn buồn vui của tôi trong suốt gần mười năm qua. Mười năm biết bao đổi thay, nhưng niềm tin của tôi đã chứng thực: Cái “tình” giữa con người đối với nhau chẳng bao giờ thay đổi theo thời gian. (NTY)



NGÔ TỊNH YÊN TRONG NHỮNG VẾT TÍCH THƯƠNG ĐAU



Trầm Mặc Châu



Buổi sáng buồn và lạnh. Những đám mây trắng ở cuối dãy chân trời đã biến thành màu xám đục, âm u, che lấp đi vệt nắng lẻ loi cuối cùng còn sót lại. Bây giờ, trời mới tháng Năm, mùa giao mùa chưa sang mà mù sương muốn giăng phủ kín. Hình như mùa Thu có lẽ về sớm hơn; những chiếc lá non vừa mới nhú; những cánh hoa tươi chưa kịp thoáng mùi hương thì đã muốn héo úa, rũ tàn... Một buổi sáng của tháng Năm với những đám mây mù kéo theo một ký ức đau thương, ngược lại với thời gian trôi qua, gieo vào lòng của những kẻ cô đơn nỗi ngậm ngùi, xót xa miên viễn...

Gió hiu hiu thổi nhẹ. Tôi một mình ngồi yên lặng lẽ trên tảng đá công viên. Chung quanh tôi trống vắng. Một vài đôi chim lượn đuổi, cất tiếng hót gọi đàn, xuyên qua đám cành lá; nhìn quanh quất rồi vụt cánh bay đi... Tôi thờ thẫn nhìn theo đôi chim bé nhỏ tung tăng đùa giỡn, nhả lời yêu đương cùng nhau dù bầu trời không soi ánh nắng. Đôi tâm hồn bé nhỏ đã có những mùa yêu thương trọn vẹn dù bất cứ thời gian nào; không đơn côi quạnh quẽ. Có phải nơi đôi chim đó lúc nào; bất cứ nơi đâu cũng có tình yêu với mối tình chớm nở thật đẹp, thật tuyệt vời... như tôi mới vừa đọc qua tuyển thi tập của một nữ thi sĩ đã biểu lộ hết tất cả cái sắc thái riêng biệt trong chân dung thiện mỹ. Với: “Ở nơi nào cũng có tình yêu”; người nữ thi sĩ đó phơi bày hết tâm sự riêng mình qua ngôn ngữ rất chân thật. Nàng đã đối diện, chấp nhận quá khứ, cũng như hiện hữu đến từ bên trong đáy tim; không vẽ vời chải chuốt khi dệt những dòng chữ chua chát, đắng cay. Hình như bên trong người nữ thi sĩ đó vẫn còn có đỉnh cao tình yêu ngự trị, vẫn còn tồn tại dù ngày tháng làm thân xác hao mòn; tâm tình vụn vỡ. Đối với nàng: “Ở nơi nào cũng có tình yêu”... vẫn nhớ, vẫn không phôi phai. Tâm hồn nàng với tuyển thi tập, tuy khác nhau nhưng chỉ là một. Người nữ thi sĩ trong: “Ở nơi nào cũng có tình yêu” Ngô Tịnh Yên... mà tôi muốn nói đến...

Thơ của Ngô Tịnh Yên thật sự đã làm tim tôi giao động mãnh liệt khi nhận định qua những dòng chữ lục bát ngậm ngùi, xót xa trong dấu tích vụn vỡ của tình yêu còn in đọng, hằn sâu. Một quá khứ dĩ vãng, đầy ắp kỷ niệm đeo sát không tan loãng theo thời gian. Ngô Tịnh Yên đã can đảm viết, vuốt ve cho đời mình để che đậy nỗi cay đắng lúc nào cũng len lỏi, ngôn ngữ là những mảnh vải “băng bó vết thương” cho bây giờ và mai sau. Người nữ thi sĩ đã khơi nguồn tâm sự:

“...Những bài thơ đã ra đời “Khi trời đất nổi cơn gió bụi, khi tâm hồn bị tổn thương... tim thơ rướm máu roi đời, trong cái tát dịu dàng của số phận, trong cô đơn nghiệt ngã một đời người. Những giọt lệ, đã có, đã rơi xuống cho những ai phụ lòng tôi...”

“... Trong tập thơ này, mong rằng đó là những dòng suối mát chở hồn người về những kỷ niệm xa xưa, về những rung động đầu đời đã mất, về một thời không bao giờ còn tìm thấy lại được, nhưng vẫn còn đó, vẫn bên nhau, trong nhau... mãi mãi...”.

Với gần 30 mươi bài trong 73 thi tuyển, Ngô Tịnh Yên đã viết về khía cạnh tình yêu mà những dòng thơ lục bát thực sự đã thể hiện nội tâm của mình. Những kỷ niệm trong đời, nhất là kỷ niệm tình yêu khó có thể quên. Kỷ niệm yêu đương in sâu trong ký ức không mờ nhạt cho dù đá cạn, sông mòn. Nỗi chua xót, ngậm ngùi, nuối tiếc ray rứt từng phút giây khi dây oan quá khứ hiện về làm sao nhạt tan? Sự tiếc thương chỉ còn ẩn náu người ở lại; còn kẻ phụ phàng ra đi, thì hờ hững, dửng dưng. Ngô Tịnh Yên đã viết: cho “Tình Yêu với người”... hay “tình yêu với đời”?



Tiếc chi!

họ phụ lòng ta

tiếc chi một giấc mơ qua giữa đời.

Tiếc chi!

thương hết một thời

chỉ còn sót lại một lời đắng cay.

Tiếc chi!

lòng dạ đổi thay

tiếc chi máu lạnh chảy ngoài trái tim...

(Người thương nửa chừng)



Tiễn đưa nhau

một nụ cười

sang sông ngoảnh lại nửa đời buồn tênh.

Tiễn đưa nhau

cuộc đăng trình

Hay là một cuộc hành hình đớn đau.

Tiễn đưa nhau

tiễn đời nhau

từ đây một giấc chiêm bao hãi hùng.

Tiễn nhau đàn lạnh âm chùng

Nhìn nhau một buổi lạ lùng hai nơi.

(Tiễn đưa nửa đời)



Tình yêu là một vật đẹp muôn màu; một ánh sáng huyền diệu trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhưng tình yêu có thể là những hạt lệ đầy chất đắng khi nếm vào thấy hương vị qua môi. Tình như một sợi tơ mỏng manh và hạnh phúc như làn khói sương dật dờ, ảo giác. Lời nguyền ước gắn bó bên nhau khi không còn thì kẻ ra đi còn đeo mang gì những nhớ nhung, mà chỉ còn người ở lại chập chùng với nỗi đớn đau trong cơ thể, tâm sự riêng mình trong bóng đêm, nghe tiếng thở dài quanh quẩn, buồn cho thân phận vùi dập, nổi trôi...



Người đi

phiêu dạt hình hài

nghe trong ngôn ngữ một vài gieo neo

Người đi

phách lạc hồn xiêu

nghe chừng tâm sự bọt bèo, nổi trôi...

(Nghe chừng tâm sự bọt bèo)



Nhìn và đi sâu vào nội dung thi tập thấy rõ thi tập của Ngô Tịnh Yên phân biệt ra ba phần: Thơ nơi quê nhà, Thơ nơi quê tạm và Thơ nơi quê người, và phần nào Ngô Tịnh Yên cũng khai triển rõ rệt cái nét đặc biệt qua phương cách Tình Yêu. Với tình yêu cho đời, tình yêu cho người và tình yêu mình. Ngô Tịnh Yên đã biểu lộ cái thật và rất thật:



Hãy cháy cho hồng ngọn lửa ơi!

nếu ta không đốt lửa cho đời

thì sao ấm áp từng đơn lạnh

mỗi số phận trong mỗi con người.



Hãy cháy cho hồng những niềm vui

để những niềm đau hé môi cười

ánh lửa không làm đêm thành sáng

cũng đủ làm khô nước mắt tôi.

(Hãy cháy cho hồng - trong phần “Thơ nơi quê nhà”)



Vâng, có nụ cười vẫn sáng trong tôi

và không phải cuộc đời toàn bóng tối

có vì sao trên bầu trời thăm thẳm

trong bóng đêm vẫn lấp lánh tình người.

(Màu sắc cuộc đời - trong phần “Thơ nơi quê người”)



Ngô Tịnh Yên đã viết tình yêu cho đời, bên cạnh đó tình yêu cho người và tình yêu cho mình, nàng cũng không quên:



Vì người không xưa nên rất xưa

là khi ta mất mát không ngờ

ngày mưa sương lắm, người đâu biết

ta sống quê người, ôi! ngẩn ngơ

(Bóng người trong ta - trong phần “Thơ nơi quê tạm”)



Người quên ta thuở nọ

như đá nát vàng phai

đêm ngậm vành kết cỏ

thương một ánh sao gầy.



Người ngọt ngào cho ai

để mình ta vò võ

đau đớn tiếng ly rơi

buồn ơi! ngàn mảnh vỡ.

(Buồn ơi! ngàn mảnh vỡ - trong phần “Thơ nơi quê người”)



Mây trời vẫn còn âm u, chưa soi ánh nắng. Gió vẫn thổi nhẹ. Những chiếc lá héo úa cùng với những cánh hoa màu tím nhạt rơi rụng nằm lây lất trên bãi thảm cỏ. Những đám hoa dại ngả nghiêng theo chiều gió lướt đi. Có lẽ, có một cơn mưa phùn đâu xa đi ngang qua trên thị trấn nhỏ buồn này! Tôi thẫn thờ, vu vơ. Tâm linh tôi chao đảo và tiềm thức ngổn ngang khi ký ức quay vòng trở lại... Những kỷ niệm, những thương đau, những ray rứt trong nỗi cô đơn chập chùng khôn nguôi của một tình yêu đổ vỡ phôi pha. Người đã đi xa, Người còn ở lại chải chuốt đời mình qua dòng thơ nghiệt ngã. Không hiểu người thơ nữ Ngô Tịnh Yên có tâm trạng như tôi?

Tôi và Ngô Tịnh Yên. Ngô Tịnh Yên và tôi. Cả hai cùng không có một lần đối diện, dù tôi biết nữ thi sĩ này trên một vài bài báo. Vậy tại sao tôi lại phải viết vài dòng cảm nghĩ cho Ngô Tịnh Yên? Có lẽ những giòng chữ lục bát thương đau của nàng đã thấm sâu đậm trong tâm linh tôi, ở cùng một chỗ, cùng một oan khiên; ở một nơi nào đó có tình yêu với nhiều kỷ niệm xót xa...

Tôi viết cảm nghĩ cho Tịnh Yên, một người tôi chưa bao giờ quen biết trong bản ngã chân thật lòng mình; trong tận cùng cảm xúc để chia xẻ với nàng, cũng như nàng đã chia xẻ với kẻ khác và cũng chính tôi tìm cho tôi một sự bình thản trong tâm hồn, đó là: biết yêu thương mình, yêu thương đời,... và đo lường sự dung tha.

Ước mong sao trong chân tâm thánh thiện của Ngô Tịnh Yên, lúc nào cũng có một tình yêu thương vô tận với thời gian và những vết tích thương đau âm ỉ in đọng... chưa tan sẽ không còn bám víu, cất tiếng đau thương mỗi đêm như loài hoa tím lục bình trôi trên dòng sông phiền muộn...



May, 15-94

Một buổi sáng âm u ở Thị Trấn Westminster

TRẦM MẶC CHÂU

PC
#9 Posted : Friday, November 2, 2007 6:48:03 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
MỘT NỬA NÀY VẪN GỌI NỬA KIA ƠI!

Chỉ giận hờn thôi đã hết mười năm...
rồi hiểu lầm, mất thêm mươi năm nữa!
nếu khi xưa đừng vội vàng khép cửa
đã chẳng xa nhau đến tận bây giờ

Treo tấm gương lên phủi lớp bụi mờ
vẫn thấy chúng ta dại khờ năm cũ
cái bận chia tay bằng lòng lầm lỡ
đổi tình yêu cho hạnh phúc đời nhau

Để hôm nay khi sắp sửa bạc đầu
mới hiểu được nửa đời ta đánh mất
kể từ lúc góp trái tim chân thật
vào bão giông tan nát buổi xa người

Một nửa này vẫn gọi nửa kia ơi!
chẳng mất nhau làm sao yêu nhau thế!
sao hiểu được trong long lanh giọt lệ
hai nửa nhìn ra chẳng thể lại chia lìa.

Ngô Tịnh Yên




Users browsing this topic
Guest (3)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.